Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và một số biện pháp tác động đến sinh trưởng của cây dứa cayene trong giai đoạn vườn ươm

i Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng đại học nông nghiệp i hà nội ------- [ \ ------- đoàn thị thuỳ vân Nghiên cứu ảnh h−ởng của giá thể và một số biện pháp tác động đến sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 62.02.01 luận văn thạc sĩ nông nghiệp Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng minh tấn Hà Nội - 2006 i Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và ch

pdf88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5247 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và một số biện pháp tác động đến sinh trưởng của cây dứa cayene trong giai đoạn vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
−a từng đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đoàn Thị Thuỳ Vân ii Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - GS.TS Hoàng Minh Tấn, thầy đã h−ớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này. - Lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Tổng hợp - Viện nghiên cứu Rau quả cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Sinh lý – tr−ờng Đại học Nông nghiệp I đã cộng tác giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. - Gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận văn Đoàn Thị Thuỳ Vân iii Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii 1. Mở đầu i 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 3 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Giới hạn của đề tài 3 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 6 3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 30 3.1. Vật liệu nghiên cứu 30 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 3.3. Nôi dung nghiên cứu 30 3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu 31 3.5. Ph−ơng pháp thu thập và xử lý số liệu 33 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 34 4.1. Nghiên cứu ảnh h−ởng của vật liệu giá thể khác nhau tới sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm 35 iv 4.2. ảnh h−ởng của sự phối trộn giá thể đến sinh tr−ởng, phát triển của cây dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm 40 4.3. Nghiên cứu ảnh h−ởng của một số chất kích thích sinh tr−ởng và phân bón qua lá tới sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm 45 4.4. Nghiên cứu các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật phòng bệnh thối nõn cho cây dứa trong v−ờn −ơm 50 4.5. Nghiên cứu ảnh h−ởng của mật độ ra ngôi tới sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene trồng thời vụ tháng 8 54 4.6. Nghiên cứu thời vụ ra ngôi từ cây con trên giá thể v−ờn −ơm 55 4.7. ảnh h−ởng của sự á p dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ tới sinh tr−ởng, ph tá triển của cây dứa v−ờn −ơm 59 4.8. Sơ bộ tính giá thành cây giống thí nghiệm 60 5. Kết luận và đề nghị 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Đề nghị 63 Tài liệu tham khảo 66 Phụ lục v Danh mục các chữ viết tắt Đ/C : Đối chứng FAO : Tổ chức nông l−ơng thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật Cs : Cộng sự OC : Hàm l−ợng mùn vi Danh mục các bảng Bảng 4.1: Sự ảnh h−ởng của các vật liệu làm gía thể đến tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm (cm) 35 Bảng 4.2. ảnh h−ởng của vật liệu giá thể khác nhau đến sự ra lá của cây dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm (lá). 38 Bảng 4.3. ảnh h−ởng của sự phối trộn giá thể đến tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm (cm). 41 Bảng 4.4 ảnh h−ởng của sự phối trộn giá thể đến sự ra lá của cây dứa trong v−ờn −ơm (lá) 43 Bảng 4.5. ảnh h−ởng của một số chất kích thích sinh tr−ởng và phân bón qua lá tới tăng tr−ởng và tốc độ tăng chiều cao của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm (cm) 45 Bảng 4.6. ảnh h−ởng của một số chất kích thích sinh tr−ởng và phân bón lá đến sự ra lá của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm (lá) 48 Bảng 4.7. ảnh h−ởng của một số thuốc BVTV xử lý giá thể tr−ớc khi trồng cây đến tỷ lệ thối của cây trong v−ờn −ơm 51 Bảng 4.8. ảnh h−ởng của một số thuốc bảo vệ thực vật xử lý cây con tr−ớc khi trồng cây 52 Bảng 4.9. Hiệu quả của việc phun thuốc phòng bệnh thối nõn 53 Bảng 4.10: ảnh h−ởng của mật độ trồng đến sự tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa v−ờn −ơm (cm) 54 Bảng 4.11. ảnh h−ởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây dứa v−ờn −ơm ( lá) 54 vii Bảng 4.12. Tình hình ra rễ, tỷ lệ sống của cây dứa Cayen ở các thời vụ khác nhau 56 Bảng 4.13. ảnh h−ởng của thời vụ ra ngôi trên giá thể đến chiều cao của cây dứa v−ờn −ơm (cm) 57 Bảng 4.14: ảnh h−ởng của thời vụ đến số lá của cây dứa v−ờn −ơm (lá) 57 Bảng 4.15. ảnh h−ởng của áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ đến sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm 59 Bảng 4.16. Chi phí thực tế cho sản suất 100.000 cây giống xuất v−ờn 61 viii Danh mục các hình Hình 4.1. ảnh h−ỏng của các vật liệu làm giá thể đến tăng truỏng chiều cao của cây dứa trong v−ờn −ơm 36 Hình 4.2. ảnh h−ởng của các vật liệu làm giá thể đến sự thái ra lá của cây dứa trong v−ờn −ơm 39 Hình 4.3. ảnh h−ởng của sự phối trộn giá thể đến tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa trong v−ờn −ơm. 42 Hình 4.4. ảnh h−ởng của sự phối trộn giá thể đến sự ra lá của cây dứa trong v−ờn −ơm (lá) 44 Hình 4.5. ảnh h−ởng của chất điều tiết sinh tr−ởng và phân bón lá tới sự tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa trong v−ờn −ơm 46 1 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Dứa là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Là một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu của n−ớc ta, cùng với chuối và cây có múi (cam, chanh, quýt và b−ởi). Dứa đ−ợc dùng để ăn t−ơi, chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu và đ−ợc trồng ở nhiều vùng trong n−ớc. Đến năm 2002, theo số liệu của Tổng cục Thống kê tổng diện tích dứa trên phạm vi cả n−ớc đạt 37.800 ha, với sản l−ợng đạt 292.000 tấn, trong đó khối l−ợng lớn đ−ợc dùng để chế biến xuất khẩu [dẫn theo Ngô Hồng Bình (2005)] [5]. Về mặt dinh d−ỡng, quả dứa đ−ợc xem là "Hoàng hậu" trong các loại quả vì h−ơng vị thơm ngon và giàu các chất dinh d−ỡng. Trong thành phần ăn đ−ợc của dứa Cayene, hàm l−ợng đ−ờng tổng số chiếm 11 - 15%, hàm l−ợng axit là 0,6%, vitamin A: 130 đơn vị quốc tế, vitamin B1: 0,08 mg, vitamin B2: 0,02 mg, vitamin C: 4,2 mg; hàm l−ợng các chất khoáng gồm có Ca: 16 mg, lân: 11 mg, Fe: 0,3 mg và Cu: 0,07 mg. Hàm l−ợng protein 0,4 gam, lipit 0,2 gam và hydratcacbon 13,7 gam. Ngoài ra, trong quả dứa còn có men Bromelin giúp cho việc tiêu hoá tốt [5]. Về hiệu quả kinh tế, dứa đ−ợc coi là một trong các loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác trên các vùng đất xấu. Sản phẩm dứa liên tục tăng giá trong thời gian gần đây. Hiện tại, n−ớc ta mới có khoảng 5.000 ha dứa Cayene phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Trong khi đó theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2010, diện tích dứa sẽ là 20.000 ha [3]. Thực hiện mục tiêu này nhu cầu về cây giống dứa có chất l−ợng cao để thay thế giống cũ và trồng mới có năng suất cao, phù hợp với chế biến, xuất khẩu là hết sức cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu trên trong những năm qua có, hàng 2 loạt các nghiên cứu về các giải pháp nhân giống đã đ−ợc tiến hành. ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhân nhanh cây dứa đã đ−ợc đề cập rất sớm. Nguyễn Văn Uyển (1984) [51], Nguyễn Hữu Hổ và Vũ Mỹ Liên (1993) [18], Nguyễn Thị Nhẫn (1995) [23], Phạm Thị Kim Thu và Nguyễn Khắc Anh (1996) [40]. Nh−ng một hạn chế lớn nhất trong sản xuất dứa Cayene là hệ số nhân giống của dứa Cayene rất thấp, thời gian trong giai đoạn v−ờn −ơm dài. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất cây giống nhằm đáp ứng nhu cầu về giống dứa cho sản xuất là hết sức cần thiết. Các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây cho thấy dứa nuôi cấy mô th−ờng có tỷ lệ sống không cao, thời gian ở v−ờn −ơm rất dài và trong quá trình chăm sóc hay bị đất bắn vào nõn gây chết. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc cho cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm cũng là hết sức cần thiết. Mặt khác, một đặc điểm th−ờng thấy ở cây dứa Cayene trên mọi vùng sản xuất trong cả n−ớc là cây con sinh tr−ởng rất chậm, thời gian từ khi ra ngôi trên v−ờn −ơm đến khi đ−a ra v−ờn sản xuất quá dài ( 8 tháng), tỷ lệ chết do sâu bệnh từ 25 – 32 %. Vì vậy, trong những năm qua việc sản xuất cây giống dứa Cayene trong n−ớc luôn không đủ cho nhu cầu sản xuất, hàng năm Nhà n−ớc phải chi kinh phí để nhập cây giống từ Trung Quốc, Thái Lan. Ngoài ra, do thời gian sinh tr−ởng dài trong v−ờn −ơm đã dẫn đến giá thành cây giống trong n−ớc cao, giá xuất v−ờn trung bình từ 650 - 810 đ/cây giống, làm cho chi phí đầu t− cho 1 ha trồng mới cây dứa Cayene quá cao đối với sản xuất vì mật độ trồng rất cao cần 50.000 cây/ha (Hoàng Chúng Lằm (2005)) [20]. Dựa trên cơ sở khoa học đã đ−ợc thăm dò thành công, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh h−ởng của giá thể và một số biện pháp tác động đến sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm” nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy trình nhân giống tr−ớc đây, rút ngắn thời gian trong v−ờn −ơm, hạ giá thành cây giống dứa Cayene khi đ−a ra v−ờn sản xuất. 3 1.2. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu về giá thể thích hợp nhất cho sự sinh tr−ởng của cây dứa Cayene và một số biện pháp kỹ thuật tác động nhằm tăng nhanh tốc độ sinh tr−ởng của cây dứa Cayene để góp phần hoàn chỉnh quy trình nhằm rút ngắn thời gian trong v−ờn −ơm và hạ giá thành cây giống khi đ−a ra sản xuất đôí với dứa Cayene. 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1. ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về ảnh h−ởng của các lọai giá thể khác nhau cũng nh− một số biện pháp kỹ thuật đến sự sinh tr−ởng của dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm, xác định đ−ợc hiệu quả của việc sử dụng giá thể thích hợp để trồng dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng về giá thể cho cây trồng nói chung và cho cây dứa nói riêng trong v−ờn −ơm . 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài đã đề xuất đ−ợc quy trình chăm sóc cây dứa Cayene trong giai đoạn v−ờn −ơm góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống dứa Cayene. áp dụng quy trình này sẽ rút ngắn thời gian của cây giống trong giai đoạn v−ờn −ơm, giảm chi phí, hạ giá thành cây giống. 1.4. Giới hạn của đề tài - Để đảm bảo độ tin cậy của thí nghiệm, các thí nghiệm đ−ợc triển khai trong nhà l−ới có mái che. - Đối t−ợng nghiên cứu chỉ giới hạn ở giống dứa Cayene Phú Hộ 4 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1. Nguồn gốc, phân loại 2.1.1. Nguồn gốc Cây dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Theo K.F.Baker và J.L Collin (1939) cho rằng nguồn gốc của cây dứa là một vùng bốn cạnh rộng lớn nằm giữa vĩ tuyến nam 15 - 30o, kinh tuyến Tây 40 - 60o bao gồm chủ yếu miền Nam Braxin, miền Bắc Achentina và Paragoay. Đó là dạng hoang dại thuộc các loài dứa Ananas ananassoides, Anana bracteatus và Pseudananas sagerius [77], [46]. Từ đây dứa đ−ợc di chuyển lên phía Bắc với các bộ lạc Tupi Guarani, nhờ sự trao đổi giữa các bộ lạc đó dứa tiến dần lên Trung Mỹ và vùng Caribê. Sau đó, dứa đ−ợc đem trồng ở hầu hết các n−ớc nhiệt đới và ở một số n−ớc á nhiệt đới có mùa đông ấm áp nh− ở đảo Hawoai, Đài Loan, đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha là nơi dứa đ−ợc trồng ở độ vĩ tuyến cao nhất (380 vĩ Bắc), song tập trung và phù hợp nhất cho sự phát triển là khoảng 22,30. Yếu tố giới hạn chính vùng trồng dứa là nhiệt độ, lý t−ởng nhất là nhiệt độ bình quân 250C và biên độ ngày đêm là 120C [16]. 2.1.2. Phân loại Theo Võ Văn Chi, D−ơng Đức Tiến (1978) [7] và Hoàng Thị Sản (2003) [25], cây dứa có tên khoa học là Ananas comosus Lour, thuộc họ Bromeliacea (lớp Đơn tử diệp), bộ dứa Bromeliales, thuộc phân lớp Hành Liliidae. Cây thân cỏ, phần lớn sống ký sinh trên các thân cây to, một số ít sống trên đất. Thân ngắn, lá hình dải xếp thành hoa thị xung quanh gốc. Họ dứa có khoảng 50 chi và 2000 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở Việt Nam, có 2 chi với 2 loài nh−ng phổ biến và có giá trị kinh tế là loài dứa (Ananas comosus (L.) Merr) với nhiều thứ khác nhau [25]. 5 Năm 1835, Muro đã s−u tầm và liệt kê đ−ợc 52 "dạng" dứa trồng ở n−ớc Anh. Tác giả đã phân loại giống dứa theo hình dạng quả, đặc điểm gai và màu sắc hoa, lá. Năm 1904, Hume và Miller đã phân những giống dứa hiện có ở Florida (Mỹ) thành 3 nhóm chính: nhóm dứa Cayene, nhóm Nữ Hoàng (Queen) và nhóm Tây Ba Nha (Spanish), về sau Pytisan (1965) có bổ sung thêm nhóm thứ t− là Abacaxi mà tr−ớc đây cũng xếp cùng nhóm với Spanish [46], [77]. - Đặc điểm của nhóm dứa Cayene: Lá dài, không có gai hoặc có một ít ở gốc hay chóp lá. Lòng máng sâu có thể dài hơn 100cm, hoa tự có màu xanh nhạt, hơi đỏ, quả có dạng hình trụ, hố mắt nông, quả to (khối l−ợng 1200 - 2000 gam), rất phù hợp cho chế biến đồ hộp. Khi ch−a chín quả màu xanh đen, sau đó quả khi chín có màu vàng da cam, thịt quả màu vàng sáng.Vị ngọt hơi chua, ít xơ, nhiều n−ớc, mềm, thích hợp cho ăn t−ơi. Vỏ mỏng nên rất dễ thối khi vận chuyển đi xa. Các hạn chế của nhóm dứa Cayene. Hệ số nhân giống tự nhiên thấp (1 - 2 chồi nách/cây), quả nhiều n−ớc, vỏ mỏng nên dễ bị dập khi vận chuyển. Do vậy, cần chú ý quy hoạch vùng trồng dứa, bố trí nhà máy và xây dựng đ−ờng giao thông hợp lý. Đại diện các giống dứa Cayene là: Chân Mộng, Đức Trọng, Trung Quốc, Mêhicô, Sala Việt,... Theo Hoàng Thị Sản (2003) [25], ở n−ớc ta hiện nay trồng 4 thứ dứa: + Dứa ta (A. comosus (L.) Merr. Var. Spanish, subvar.Red spanish) là cây chịu bóng tối, có thể trồng ở d−ới tán cây khác, quả to nh−ng vị kém ngọt. + Dứa mật: (A. comosus var. Spanish, subvar.Singapor spanish) quả to, thơm ngon. + Dứa tây hay dứa hoa (A. comosus (L.) Merr. var. queen) đ−ợc nhập nội từ năm 1913 trồng nhiều ở các vùng Trung du, quả bé, thơm, ngọt. + Dứa không gai (A. comosus (L.) Merr. var. Cayene) không −a bóng, quả to, nặng tới 2,5 kg. 6 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu trên thế giới Theo thống kê của FAO(1999) [60] thì tổng sản l−ợng quả (không kể d−a) dao động 424,6 đến 440 triệu tấn. Trong đó, dứa chiếm khoảng 3% (12 - 13 triệu tấn). Tỷ lệ đó khẳng định vị trí của dứa trong nền sản xuất quả trên thế giới. Tình hình sản xuất dứa (theo FAO, 1999) thì tổng sản l−ợng dứa trên thế giới là 12,98 triệu tấn, trong đó nhiều nhất là Châu á (6,82 triệu tấn), bằng 52,54%. Năm n−ớc sản xuất nhiều dứa nhất trên thế giới là: Thái Lan (2,33 triệu tấn), Brazil (1,72 triệu tấn), Philippines (1,50 triệu tấn), ấn độ (1,10 triệu tấn) và Trung Quốc(0,92 triệu tấn) [60]. Tình hình xuất khẩu dứa (theo FAO, 1998) thì tổng sản l−ợng dứa đã chế biến xuất khẩu trên thế giới là 759 nghìn tấn, với giá trung bình 628 USD/ tấn. Trong đó,5 n−ớc xuất khẩu dứa đã chế biến nhiều nhất là: Philippines (208 nghìn tấn), Thái Lan (205 nghìn tấn), Kenya (81 nghìn tấn), Trung Quốc (53 nghìn tấn) và Indonesia (38 nghìn tấn) [59]. Tình hình nhập khẩu dứa (theo FAO, 1998) thì tổng sản l−ợng dứa đã chế biến nhập khẩu trên thế giới 811 nghìn tấn, với giá trung bình 856 USD/tấn. Trong đó, 5 n−ớc nhập khẩu dứa đã chế biến nhiều nhất là : Mỹ (246 nghìn tấn), Đức (120 nghìn tấn), Netherlands (52 nghìn tấn), Ucraina (49 nghìn tấn) và Nhật Bản (47 nghìn tấn) [59]. Tổng sản l−ợng dứa t−ơi nhập khẩu trên thế giới 860 nghìn tấn, với giá trung bình 586 USD/tấn. Trong đó, 5 n−ớc nhập khẩu dứa t−ơi nhiều nhất là: Mỹ (253 nghìn tấn), Pháp (132 nghìn tấn), Nhật Bản (85 nghìn tấn), Bel-lux (73 nghìn tấn) và Italy (48 nghìn tấn) [59]. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, sản l−ợng dứa năm 2001 7 trên thế giới là 13,739 triệu tấn (tăng hơn so với năm 1999). Những năm gần đây (1999 - 2001) xuất, nhập khẩu dứa trên thế giới đạt 1 triệu tấn/năm so với giá trị xuất khẩu đạt 415 triệu USD và giá trị nhập khẩu là 623 triệu USD. Trong đó, n−ớc xuất khẩu chính là Thái Lan khoảng 400 nghìn tấn và Philippine xuất khẩu 200 nghìn tấn. Nhập khẩu dứa t−ơi chủ yếu là Châu Âu chiếm 44%, Châu Mỹ 40%, riêng Hoa Kỳ khoảng 300 nghìn tấn [15]. Cùng là các n−ớc quanh ta mà Philippines, Thái Lan đều là những n−ớc sản xuất nhiều dứa trên thế giới. Điều đó cho phép khẳng định Việt Nam cũng có điều kiện sinh thái thuận lợi để phát triển trồng dứa. Tình hình tiêu thụ dứa dù là t−ơi hay sản phẩm chế biến trên thế giới luôn cao. Vì vậy vấn đề về cây giống ở những n−ớc có ngành sản xuất dứa phát triển cũng luôn là vấn đề đ−ợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo một số tác giả cây giống chủ yếu đ−ợc sản xuất bằng ph−ơng pháp tách chồi, do đặc thù của dứa Cayene có hệ số nhân giống tự nhiên thấp nên một số ph−ơng pháp nhân giống khác nh− giâm hom, cắt khoanh, xử lý đỉnh sinh tr−ởng, bẻ hoa tự, nuôi cấy mô tế bào,... đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, những ph−ơng pháp này cũng ch−a giải quyết đ−ợc vấn đề bất cập về cây giống, nên thời gian gần đây đã có những nghiên cứu đ−ợc cho là thành công và ứng dụng có hiệu quả trong việc nhân giống dứa Cayene đó là ph−ơng pháp xử lý sau thu hoạch. Theo Yigel (1997) [69], có thể sử dụng Paclobutazol (tên th−ơng mại Cultar) để nhân giống dứa Cayene trên điều kiện đồng ruộng: phun Paclobutazol sau khi xử lý Ethrel 1 ngày trên các đối t−ợng cây tr−ởng thành 10 - 11 tháng tuổi. Sau 5 - 6 tháng có thể thu đ−ợc 10 - 25 chồi/cây, những chồi thu đ−ợc có kích th−ớc t−ơng đối lớn ( 50% cây đạt tiêu chuẩn trồng sản xuất), số chồi còn lại có thể đ−a ra v−ờn −ơm chăm sóc tiếp. Kết quả đạt đ−ợc của ph−ơng pháp này phụ thuộc rất lớn vào tiêu chuẩn và trạng thái cây xử lý, 8 đồng thời năng suất dứa giảm 30% - 40%. Theo Leon Steyt (1999) [70], có thể sử dụng 2 chế phẩm kích thích sinh tr−ởng là Maintain và Multidrop với các hàm l−ợng phù hợp để xử lý tạo chồi cho cây dứa Cayene sau thu hoạch. Những chế phẩm này đ−ợc sử dụng tại một số vùng sản xuất ở các n−ớc nh− úc, Hoa Kỳ, Nam Phi, số l−ợng chồi giống thu đ−ợc là 10 - 50 chồi/cây. Theo Bhushan M.N (2001) [71], có thể sử dụng chế phẩm Maintain CF - 125 phối hợp với Ethephon để xử lý cho cây dứa Cayene tr−ởng thành. Sau 6-8 tháng, có thể thu đ−ợc 15 - 20 chồi/cây, tuy nhiên năng suất dứa giảm 25% - 40%. Các tác giả Folliot và Marchall (1990) khi nghiên cứu trên 2 dòng dứa TW12 BR67 đ−ợc nuôi cấy mô đ−a ra trồng trên 8 nền giá thể khác nhau trong nhà kính thấy rằng trong giai đoạn v−ờn −ơm cây dứa invitro đ−ợc trồng trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ chung của nhà kính thì việc sử dụng nền trồng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sinh tr−ởng, phát triển của cây giống. Phân tích thành phần giá thể trồng cho thấy giá thể có nguồn gốc than bùn cho kết quả tốt nhất [62]. * Một số nghiên cứu về giá thể trên thế giới: Trong “Kỹ thuật quản lý v−ờn −ơm” khi nghiên cứu về kỹ thuật làm bầu cây con cho hầu hết các loại rau, Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu á (AVRDC) (1992) [57] đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đ−ờng kính 5 - 7cm cao 10cm. Cây trồng trong bầu có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng, bộ rễ phát triển, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi cấy chuyển ra ngoài ruộng. Cây trồng trong bầu có thể vận chuyển đi xa. ở các n−ớc đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than 9 bùn có sẵn ở dạng sử dụng đ−ợc cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các n−ớc đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa ph−ơng. Thực tế, môi tr−ờng nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong v−ờn −ơm. Hỗn hợp bầu trong v−ờn −ơm cần đảm bảo khả năng giữ n−ớc và làm thoáng khí, khả năng cung cấp dinh d−ỡng cho cây trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu v−ờn −ơm đ−ợc sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu có tỷ lệ 1:1:1 là cát rây + đất v−ờn + phân hữu cơ; đất v−ờn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất v−ờn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con trong khay đã góp phần cải tiến kỹ thuật v−ờn −ơm, nó đã trở thành một nghề kinh doanh, một số nông dân sản xuất cây con với số l−ợng lớn để bán cho nông dân khác (Theo Trần Văn Lài và Cs, 2002 [19]). Đất không phải là môi tr−ờng tốt cho cây con. Cho thêm cát hoặc cát + than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những hỗn hợp đặc biệt mà có thể đ−ợc sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng đất ruộng khi đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bọ và do hóa chất. Sự khác nhau của môi tr−ờng nhân tạo đ−ợc thể hiện nh− sau: Theo Lawtence; Newell (1950) [66] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là 7:3:2. Masstalerz (1977) [67] cho biết ở Mỹ đ−a ra công thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét và mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 - 7,7gam bột đá vôi và 7,7 - 9,6 gam supe photphat cho 1 đơn vị thể tích. Bunt (1965) [58] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn rêu n−ớc + 1 cát + 2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây) 10 3 than bùn rêu n−ớc + 1 cát + 1,8kg đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập, khoẻ. Theo Northen (1974) [73] chỉ dẫn nh− sau: lan con lấy ra từ ống nghiệm đ−ợc trồng trong hỗn hợp 3 phần vỏ thông xay nhuyễn + 1 phần cát; hoặc 8 phần osmunda xay nhuyễn, một phần cát và một phần than vụn. Tất cả các chất liệu này đ−ợc luộc kỹ để diệt nấm và diệt trùng. Khi nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất cây con cà chua Hanson (1997) [58] cho biết: để đủ cây con trồng cho 1ha rau cần khoảng 250 gam hạt giống có tỷ lệ nảy mầm là 80%, cây con đ−ợc trồng trong chậu riêng khỏe hơn và phát triển mạnh hơn cây con trồng trên luống. Cây trồng trên luống khi đem ra trồng bộ rễ sẽ bị tổn th−ơng. Từ đó ông đã đ−a ra ph−ơng pháp sản xuất cây con cà chua trong chậu. Đổ đầy vào một cái chậu hoặc khay cây con có các hố để trồng cây đơn với thành phần gồm cát + phân chuồng + trấu hun với tỷ lệ 2:5:1. Bảo quản các chậu, các khay ở những nơi kín bằng cách phủ nilon để tránh m−a. Nghiên cứu về thành phần giá thể cho cây con cà chua ở Philippin, Duna (1997) [68] cho biết: với một khay có kích th−ớc 35 x 21 x 10cm có 72 lỗ (kích th−ớc lỗ là 6 x 6cm) thì thành phần bầu có tỷ lệ đất, phân chuồng, trấu hun là 1:1:1 (theo thể tích) và 10 gam N-P-K (15 - 15 - 15). Đối với cây ớt nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 20 - 30oC. Số ngày trung bình sau khi gieo hạt cho tới khi cây mọc ở nhiệt độ đất khác nhau là khác nhau. Sự nảy mầm của hạt có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, chất l−ợng hạt giống và hỗn hợp đất gieo cây. Berke (1997) [78] cho biết: ở Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau Châu á sử dụng khay có 70 lỗ để gieo cây con. Môi tr−ờng trong các khay là rêu than bùn, đất trong chậu th−ơng mại, hoặc hỗn hợp trong chậu đ−ợc chuẩn bị từ đất + phân chuồng + trấu hun + chất khoáng và cát. Sử dụng hỗn hợp 70% rêu than 11 bùn và 30% chất khoáng thô. Nếu tự chuẩn bị hỗn hợp trong chậu sử dụng các thành phần không thô nếu có thể nên khử trùng bằng nồi hấp hoặc lò nóng ở nhiệt độ 120oC trong 2 giờ. Ngoài ra cho thêm một l−ợng phụ P2O5 và K2O vào giúp cho sự phát triển của cây con. Theo Roe và cộng sự (1993) [74], việc ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng cho việc phòng trừ cỏ dại sinh tr−ởng giữa các hàng rau ở các thời vụ. Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị th−ơng mại của các loại giá thể. Nhờ vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất l−ợng cây và giảm thời gian sản xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh d−ỡng (Hoitink và Fahy,1986 [63], Hoitink và cs., 1991 [64] Hoitink và cs., 1993 [65]). Làm tăng độ màu mỡ của đất {Obreza, Reeder, (1994) [69]; Stoffella và Graetz (1996) [76]} và làm tăng thêm l−ợng đạm trong đất {Sims (1995) [75]} làm tăng năng suất rau. 2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu trong nứơc Cây dứa đã có mặt ở Việt Nam cách đây hơn 100 năm ( theo Lan, 1982 và Nguyễn Công Huân, 1939) [6]. Riêng dứa "Tây" đ−ợc ng−ời Pháp đ−a vào trồng đầu tiên ở trại Canh nông Thanh Ba vào năm 1913, sau đó đ−ợc trồng rộng ra ở các Trại Phú Hộ, Tuyên Quang, Âu Lâu và Đào Giả (Trần Thế Tục, 1996) [46]. Giống dứa Cayene không gai đ−ợc trồng đầu tiên ở Sơn Tây vào năm 1939, từ đó phát triển ra các vùng khác. Thực ra cây dứa đã có thể có mặt ở Việt Nam sớm hơn nữa; trong một tài liệu của giáo sĩ Borri ng−ời ý viết năm 1633 xuất bản ở Rome, trong phần nói về sinh vật của miền Nam đã có mô tả chi tiết về cây dứa [46]. Diện tích và sản l−ợng dứa ở Miền Bắc ổn định hơn ở Miền Nam, nh−ng luôn chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn quốc; diện tích chỉ dao động 7- 10 nghìn ha và sản l−ợng dao động 40 - 50 nghìn tấn. Phần lớn diện tích và sản l−ợng dứa của Việt Nam tập trung chính ở miền Nam, khoảng 70% về 12 diện tích và 80% về sản l−ợng. Hiện nay, năng suất dứa ở Việt Nam rất thấp chỉ dao động 7 - 12 tấn/ha [39]. Theo Trịnh Đình Thảo và Cs(1990), giá trị thu đ−ợc từ 1 ha trồng dứa cao gấp 2 lần so với trồng cây ăn quả khác và gấp 3 lần so với trồng lúa xuất khẩu [36]. Thật vậy, dứa th−ờng chiếm khoảng 40% trong tổng rau quả xuất khẩu, khoảng 50% trong rau quả đã chế biến xuất khẩu ở n−ớc ta [36]. Theo thống kê của FAO, dứa chiếm khoảng 5% tổng sản l−ợng các loại quả ở Việt Nam. So với trên thế giới thì Việt Nam xếp thứ 15 về sản l−ợng dứa. Còn ở châu á thì Việt Nam đứng thứ 6 về sản l−ợng dứa. Riêng về xuất khẩu dứa đã chế biến thì Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 7 ở châu á [61]. Trong 10 năm gần đây, diện tích cây ăn quả tăng rất nhanh. Năm 1990, cả n−ớc chỉ có 281,2 nghìn ha; đến năm 1999 cả n−ớc đã có tới 496 nghìn ha. Thực tế cho thấy, những năm 1990 diện tích và sản l−ợng dứa biến động nhiều, nguồn nguyên liệu dứa bị suy giảm nghiêm trọng, sản phẩm dứa quả bị loại bỏ nhiều. Sự suy giảm này có nhiều nguyên nhân nh− sức tiêu thụ nội địa còn thấp, xuất khẩu t−ơi khó khăn, giá nguyên liệu cao do sử dụng giống quả nhỏ năng suất thấp, cây nhiều gai khó canh tác, không phù hợp cho việc chế biến và sự bố trí các nhà máy chế biến ch−a phù hợp với vùng nguyên liệu. Hiện nay, chủ tr−ơng của n−ớc ta là đẩy mạnh chế biến quả xuất khẩu thì cây dứa đang đ−ợc quan tâm. Vì vậy, số liệu về diện tích gieo trồng và sản l−ợng dứa lại tăng lên [60]. Về chế biến dứa, năm 1990 cả n−ớc có 12 nhà máy chế biến đồ hộp với tổng công suất 45.000 tấn/năm; 9 nhà máy chế biến đông lạnh, tổng công suất 19 nghìn tấn/năm [46]. Sản phẩm dứa của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu đã qua chế biến. Theo thống kê của FAO (1998), năm 1997 n−ớc ta xuất khẩu 5.557 tấn dứa đã chế biến và 13 tấn dứa t−ơi thu 4.669.000 USD, năm 1998 là 6.400 tấn dứa đã chế biến và 13 tấn dứa t−ơi thu 4.535.000 USD [59]. 13 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra kế hoạch cụ thể về phát triển sản xuất dứa. Theo kế hoạch này, phấn đấu đến năm 2010, sản xuất dứa đạt năng suất trung bình 40 tấn/ha; sản l−ợng 800 nghìn tấn; xuất khẩu đ−ợc 120 nghìn tấn dứa [2]. Chỉ tiêu này là rất cao, gấp nhiều lần so với thực tại. Trên thực tế thì l−ợng xuất khẩu của chúng ta còn ở mức thấp [59]. Để phấn đấu đạt kế hoạch đã đề ra, Nhà n−ớc đã quy hoạch vùng trồng dứa xuất khẩu. Ngoài ra, còn còn quy hoạch một số nhà máy chế biến với tổng công suất 120 nghìn tấn ở Hà Tĩnh, Kiên Giang, Đồng Giao, Bình Ph−ớc,... [2]. Cũng để đạt đựơc kế hoạch đã đề ra đến năm 2010 thì cả n−ớc sẽ phải có khoảng 2 vạn ha dứa Cayene, với mật độ trồng trung bình 5 vạn chồi/ ha nhu cầu về cây giống sẽ cần khoảng 700 triệu chồi. Mà thực tế dứa Cayene có hệ số nhân giống tự nhiên thấp (1,7 chồi/cây) [11], sau một vụ quả lại phải phá bỏ trồng mới, làm cho áp lực về cây giống là rất lớn. Hiện nay, hầu hết giống dứa Cayene sử dụng để trồng chủ yếu có nguồn gốc nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, giá giống nhập nội khá cao (năm 1999 - 2001: giá chồi dứa Cayene nhập về trung bình 650 - 810 đ/chồi) {Hoàng Chúng Lằm và Cs (2005)} [20]. Đây là vấn đề lớn của ng−ời sản xuất và các nhà quản lý. Xuất phát từ những vấn đề về giống thì bắt đầu các nghiên cứu về nhân giống đ−ợc tiến hành. Trong đó, ph−ơng pháp nuôi cấy mô là một trong những ph−ơng pháp đã đáp ứng đ−ợc việc tạo ra số l−ợng cây giống nhiều; song vấn đề còn nan giải là ở giai đoạn v−ờn −ơm. Các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây cho thấy dứa nuôi cấy mô th−ờng có tỷ lệ sống không cao khi đ−a ra v−ờn −ơm, thời gian ở v−ờn −ơm rất dài nên giá thành cây giống cao, ảnh h−ởng tới sản xuất th−ơng mại. Việc nghiên cứu tuyển chọn giống dứa ở n−ớc ta phải kể tới đầu tiên là những nghiên cứu tại Viện cây công nghiệp và cây ăn quả từ những năm 70. 14 Các tác giả đã thu thập, nghiên cứu tập đoàn giống và tuyển chọn đ−ợc giống dứa Cayene Chân Mộng có năng suất và chất l−ợng cao (năng suất đạt 62 tấn/ha) Trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc(KN - ĐL – 92 - 06 giai đoạn 1992 - 1996), Vũ Mạnh Hải và Cs - Viện nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nhập nội, so sánh và tuyển chọn đ−ợc 2 giống Cayene Chân Mộng và Trung Quốc có năng suất, chất l−ợng phù hợp cho chế biến đồ hộp, đ−ợc hội đồng KH Bộ NN và PTNT công nhận là giống quốc gia [13]. Những nghiên cứu nhân giống dứa Cayene ở Việt Nam đ−ợc bắt đầu từ khá lâu, tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống đầu tiên phải kể tới kết quả của Viện nghiên cứu Rau quả trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc (Mã số: KN - ĐL - 92) ( Vũ Mạnh Hải và Cs, 1996). Sau đó đ−ợc Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1996) biên soạn thành sách kỹ thuật trồng dứa [46]. Trong các tài liệu đó ngoài kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, biện pháp kỹ thuật nâng cao hệ số nhân giống dứa Cayene thông qua việc sử dụng chồi ngọn, chồi cuống, giâm thân, cắt khoanh thân đ−ợc ng−ời sản xuất rất quan tâm. Tr−ớc nhu cầu về cây giống phục vụ sản xuất nhiều Viện, Tr−ờng đã nghiên cứu sử dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau có thể tóm tắt nh._.− sau: + Ph−ơng pháp cắt khoanh thân: Thực liệu nhân giống là nhữnh thân dứa già, đã cho quả, sau khi bóc sạch hết bẹ lá, xử lý thuốc diệt khuẩn (Benlate - C), giâm trong nền cát sạch, đ−ợc che kín và giữ ẩm th−ờng xuyên, khi chồi bật cao 7 - 10 cm, tách ra trồng ở v−ờn −ơm, t−ới bổ sung dung dịch Urê (1%) có tác dụng làm tăng chiều cao và số lá trên chồi con, sau 6 - 7 tháng trong v−ờn −ơm, trọng l−ợng chồi có thể đạt 180 - 200 gam, hệ số nhân đạt 3,38. Nếu bẻ chồi non ở giai đoạn nhà giâm, đ−a ra v−ờn −ơm, hệ số nhân tăng gần gấp đôi và đạt 6,29 (Lê Đình Danh và Cs, 1994) [10]. + Ph−ơng pháp giâm nách lá:Thực chiều là những chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách đ−ợc tách thành những hom nhỏ, xử lý hoá chất diệt khuẩn 15 (Benlate - C) và giâm trên nền cát sạch trong nhà có mái che. Sau 1 tháng chồi bắt đầu bật, tách chồi trồng, 6 - 7 tháng sau cây đủ tiêu chuẩn xuất v−ờn, số nách lá/ hom nhiều, hệ số nhân giống chỉ đạt 6,5 - 8,5 chồi/ngọn, do tỷ lệ hom thối và chết cao (Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Đình Danh, 1997) [21]. + Ph−ơng pháp bẻ hoa tự: Bẻ hoa tự là ph−ơng pháp sau khi cây hình thành hoa, bẻ hoa và sau đó thu chồi tạo thành từ cuống quả. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số nhân đạt 4,7. Nh−ng nh−ợc điểm của ph−ơng pháp là không thu đ−ợc quả từ những cây xử lý ( Lê Đình Danh và Cs, 1994) [10]. + Ph−ơng pháp khử đỉnh sinh tr−ởng: Là ph−ơng pháp sử dụng các tác nhân hoá học hoặc cơ học phá huỷ mô phân sinh đỉnh, bắt buộc cây ra nhiều chồi mới. Theo Đặng Ph−ơng Trâm (1997) [44] có thể sử dụng dùi nhọn hoặc H2SO4 0,1N để huỷ đỉnh sinh tr−ởng, kích thích tạo chồi, kêt quả thu đ−ợc 10 chồi/cây. Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này là không thu hoạch đ−ợc quả ở những cây xử lý. + Ph−ơng pháp nuôi cấy mô: ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu để nhân nhanh giống dứa bằng ph−ơng pháp nuôi cấy trong ống nghiệm, có một số kết quả đã thu đ−ợc nh− sau: Nguyễn Hữu Hổ và Vũ Mỹ Liên (1993) [18] nghiên cứu nhân giống dứa Cayene và Queen Long An đã kết luận bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cho phép tạo đ−ợc một số l−ợng lớn cây giống dứa trong khoảng thời gian rất ngắn và bằng cách điều chỉnh tỷ lệ IBA/BA có thể chủ động điều khiển sinh tr−ởng của chồi và rễ . Theo Nguyễn Đức Thành và Cs (1994) [34] khi nghiên cứu nhân giống dứa Cayene đã thí nghiệm 17 loại môi tr−ờng nuôi cấy và tìm ra 2 loại môi tr−ờng có khả năng tạo callus và cụm chồi tốt, hệ số cấy chuyển lên tới 4 sau 1 lần cấy chuyển 1,5 tháng. Theo Nguyễn Thị Nhẫn và Nguyễn Quang Thạch (1994) [22], khi 16 nghiên cứu nhân giống dứa Cayene bằng ph−ơng pháp in vitro cho biết chồi ngọn 2 tháng tuổi là nguyên liệu thích hợp cho nuôi cấy mô cây dứa. Môi tr−ờng nhân nhanh nhất là MS + 1 - 2 ppm BA, 2,5% Saccaroza và môi tr−ờng thích hợp cho ra rễ là MS + 0,5 ppm NAA, 2,5% Saccaroza + 0,6 gam Agar. Trên đây là những nghiên cứu về nhân giống nh−ng vấn đề là cây dứa sau khi đ−ợc nhân giống thì đ−a ra ngoài v−ờn −ơm gặp phải những khó khăn là tỷ lệ cây bị chết cao và thời gian trên v−ờn −ơm là rất dài nên sau đó các nhà nghiên cứu lại tiếp tục nghiên cứu giai đoạn v−ờn −ơm đối với cây dứa. * Một số nghiên cứu về giá thể sử dụng trong v−ờn −ơm. Hầu hết các loại cây trồng tr−ớc khi đ−a ra ruộng sản xuất đều qua giai đoạn v−ờn −ơm. Giai đoạn này giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cây con giống phục vụ cho sản xuất sau này. Nó ảnh h−ởng lớn đến năng suất sản phẩm cuối cùng (Hồ Hữu An và Cs, 2000 [1]). Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần của giá thể ảnh h−ởng đến chất l−ợng cây con. Tùy từng loại cây khác nhau mà giá thể có thành phần khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhẫn và Nguyễn Quang Thạch (1995) thì giá thể sử dụng đ−a cây dứa nuôi cấy mô ra v−ờn −ơm là cát hoặc đất đỏ có độ pH < 7; phun hỗn hợp dung dịch 20 ppm∝ NAA + 20 ppm GA3 có ảnh h−ởng tốt đến thân lá cây dứa con trong v−ờn −ơm [22]. Nguyễn Thị Nhẫn (1995), đ−a cây dứa nuôi cấy mô ra v−ờn −ơm để sản xuất dứa giống bằng thuỷ canh đã nhận xét sau 2 tháng: cây dứa trồng thuỷ canh có các chỉ tiêu sinh tr−ởng (trừ số lá) gấp 2 lần và có khối l−ợng t−ơi gấp 8 lần so với trồng trên cát [23]. Tác giả Phạm Thị Kim Thu và Nguyễn Khắc Anh (1996), có nhận xét cây dứa nuôi cấy mô đ−a ra v−ờn −ơm trồng trên hệ thống thuỷ canh AVRDC với các loại dung dịch khác nhau đều có khối l−ợng t−ơi sau trồng 2 tháng lớn hơn là khi trồng trên đất [40]. 17 Theo kết quả điều tra của Viện Thổ nh−ỡng Nông hóa (2003) [53]. Việc nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con giai đoạn v−ờn −ơm ở Việt Nam trên nhiều đối t−ợng cây trồng nh−: cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau giống và rau an toàn, hoa cây cảnh v.v.. Kết quả cho thấy: - Nhóm cây lâm nghiệp: tỷ lệ đất là 100%, do vậy độ pH khá thấp và giá thể rất nặng, khả năng giữ ẩm và sức chứa ẩm tối đa không cao, dung trọng lớn nh−ng độ tr−ơng lại nhỏ, cacbon tổng số (OC) thấp và N-P-K ít. - Nhóm cây công nghiệp: giá thể cho chè ở Phú Thọ và điều ở Quy Nhơn có những nh−ợc điểm t−ơng tự nh− nhóm cây lâm nghiệp. Riêng với cây điều Nam Bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, thì thành phần chất độn hữu cơ, độ ẩm và sức chứa ẩm tối đa khá cao, cacbon tổng số và NPK lớn cũng nh− hầu hết các nguyên tố khác. - Nhóm cây ăn quả; giá thể cho cây ăn quả của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam có tỷ lệ và thành phần dinh d−ỡng t−ơng đối hợp lý. Của Bến Tre tỷ lệ đất còn cao, giá thể của Hải D−ơng đất 100%, do vậy cacbon tổng số, độ ẩm khá thấp và sức chứa ẩm hạn chế. - Nhóm rau giống và rau an toàn: giá thể v−ờn −ơm giống rau của Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ đất, hữu cơ và dinh d−ỡng hợp lý, ổn định, giá thể của Đà Lạt thành phần đất than bùn khá cao nh−ng các thành phần khác phù hợp. - Nhóm hoa, cây cảnh: giá thể cho hoa và cây cảnh của công ty Đất Sạch Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những tính chất lý, hóa học t−ơng đối thích hợp đối với cây trồng, nguyên liệu hữu cơ (xơ dừa) đ−ợc xử lý tốt để phối trộn giá thể. - Nhóm giá thể của n−ớc ngoài: giá thể trồng hoa hồng của Thái Lan 18 thu thập đ−ợc có nhiều hạn chế về dinh d−ỡng, cả hai loại cúc và hồng tỷ lệ hữu cơ còn ít do vậy khả năng giữ ẩm không cao. * Một số yêu cầu sử dụng giá thể nh− sau: - Đối với giá thể làm bầu −ơm cây, trong thực tiễn sản xuất cần thỏa mãn những yêu cầu sau đây: + Giá thành hợp lý mà thị tr−ờng chấp nhận đ−ợc. + Tính ổn định của các nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà sản xuất để có thể sản xuất theo h−ớng công nghiệp. + Tính chất vật lý và hóa học của các thành phần nguyên liệu rõ ràng + Khối l−ợng và thể tích của bầu chứa vừa phải giúp thao tác đ−ợc dễ dàng, bảo đảm cây phát triển tốt và thuận tiện cho vận chuyển theo yêu cầu của từng cây trồng cụ thể. + Phẩm chất vệ sinh tốt, đảm bảo không có tuyến trùng hoặc tác nhân gây bệnh ở rễ khác, không gây bệnh cho ng−ời và động vật. - Dinh d−ỡng cần thiết và tiêu chuẩn cây con xuất v−ờn: Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau nhu cầu về dinh d−ỡng cũng khác nhau. Việc đáp ứng dinh d−ỡng cho cây con trong bầu không cần thiết phải thật đầy đủ bởi giai đoạn này cây con cần tr−ớc tiên là môi tr−ờng an toàn và đủ lớn để hình thành bộ rễ. Sau đó, quá trình phát triển trong bầu l−ợng dinh d−ỡng cần thiết đ−ợc bổ sung khi chăm sóc v−ờn −ơm. Tuy nhiên, có thể nêu tóm tắt về tiêu chuẩn chung đối với cây giống xuất v−ờn nh− sau: + Mang những đặc điểm đặc tr−ng của từng giống. + Đủ thời gian cần thiết trong v−ờn −ơm, đảm bảo cây khỏe mạnh. + Đủ tuổi trồng và số lá thật cần thiết. 19 + Đạt chiều cao cây, số lá và bộ rễ phát triển tốt. + Cây con không bị dị hình và không có sâu bệnh. - Đánh giá về các nguồn nguyên liệu sử dụng để phối trộn giá thể, đối với rau giống và rau an toàn thì đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long là thành phần cơ bản của giá thể. Tuy nhiên, tỷ lệ phối trộn ở miền Bắc và miền Nam khác nhau phụ thuộc vào chất độn hữu cơ. Miền Bắc chủ yếu dùng trấu hun và rơm rạ mục, miền Nam chủ yếu là xơ dừa ngoài ra có bổ sung than bùn và phân chuồng hoai mục. Theo Vũ Công Hậu (1999) [16], hạt tr−ớc khi gieo cần thử sức nảy mầm để biết tỷ lệ nảy mầm để có thể điều chỉnh l−ợng hạt. Khi đã có hạt tốt, gieo hạt có thể mọc đ−ợc hay không tuỳ thuộc vào một số điều kiện nh−: đủ n−ớc, đủ ôxy, đủ nhiệt, không có sâu bệnh phá hại. Đủ ôxy và đủ n−ớc là hai điều kiện ảnh h−ởng lớn nhất đến sức nảy mầm. Tuy nhiên, hai điều kiện này th−ờng trái ng−ợc nhau. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn này bằng cách gieo hạt ở đất có kết cấu thích hợp, nhiều mùn, nhiều cát, đặt hạt ở độ sâu thích hợp. Cây con nuôi cấy in vitro đang sống trong điều kiện vô trùng, đ−ợc cung cấp dinh d−ỡng, nhiệt độ, ánh sáng v.v.. một cách phù hợp cho sự sinh tr−ởng phát triển, khi đ−a ra ngoài cây ch−a thích nghi đ−ợc với điều kiện môi tr−ờng tự nhiên nên cần phải có thời gian trong v−ờn −ơm thích hợp. Theo Nguyễn Thị Ph−ơng Thảo (1998) [35], việc xác định môi tr−ờng dinh d−ỡng có ý nghĩa rất quan trọng. Loại giá thể khác nhau có ảnh h−ởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đ−a cây ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể trấu hun kết hợp phun EM đối với hoa loa kèn đ−a ra từ ống nghiệm cho hiệu quả tốt nhất. Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2002) [28], đ−a chuối và dứa cấy mô ra v−ờn −ơm trên nền giá thể là đất thịt nhẹ và cát (tỷ lệ 1:1) không những luôn có tỷ lệ sống cao mà còn rút ngắn đ−ợc thời gian ở v−ờn −ơm so với kỹ thuật 20 địa canh (đất, cát...). Điều này đ−ợc thể hiện rõ hơn khi cây đạt tiêu chuẩn xuất v−ờn (cùng chiều cao và số lá), cây −ơm trên nền thuỷ canh luôn có khối l−ợng cao hơn cây −ơm trên nền địa canh, do đó khi trồng trong ruộng sản xuất chúng sinh tr−ởng nhanh hơn. Kết quả là rút ngắn đ−ợc 14,81% thời gian đối với chuối và 11,11% đối với dứa ở giai đoạn sản xuất, t−ơng ứng với rút ngắn đ−ợc 23,08% và 14,129% tổng thời gian từ trồng đến thu hoạch của chuối và dứa. Cũng về việc tìm giá thể trồng thích hợp để đ−a cây in vitro ra nhà màn cách ly đối với cây khoai tây vụ Hè - Thu, Mai Thị Tân và Cs., (2001) [29] cho biết: khi tiến hành thăm dò trên nền giá thể là trấu hun + dung dịch Knop ở một số thời vụ trồng kết quả cho thấy kiểm tra trên 5 giống khoai tây đ−ợc trồng trên nền thuỷ canh đều cho tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 80 -100% tuỳ theo giống và thời vụ ra cây. Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (1998) [33] giá thể ảnh h−ởng đến năng suất và hệ số nhân giống khoai tây kích th−ớc nhỏ in vitro. Cụ thể khi bổ sung 50% l−ợng mùn vào giá thể trồng khoai tây giống củ nhỏ in vitro đã đạt độ tơi xốp cho giá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và sinh tr−ởng củ dẫn đến làm tăng số củ trên khóm và tăng năng suất. Tác giả Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân cho biết (1997) [41]: nền đất + phân hữu cơ + cát đen tỷ lệ là 1:1:1 có phủ một lớp cát đen 2cm lên trên là tốt nhất khi đ−a chuối nuôi cấy mô ra v−ờn −ơm. Đối với cây con đ−ợc gieo từ hạt khả năng thích ứng với môi tr−ờng là cao hơn so với cây in vitro nh−ng thời kỳ cây con ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng, phát triển, năng suất của cây sau này. Vì vậy, việc xác định giá thể và hàm l−ợng chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quan trọng. Theo Vũ Công Hậu (1999) [16], để −ơm cây ăn quả trong túi PE lý t−ởng nhất là dùng một phần mùn hoai + một phần cát và một phần đất thịt 21 trộn đều, cây còn nhỏ cần thoáng thì tăng mùn lên 1 chút. Có ng−ời dùng tro + xơ dừa + vụn trấu + mùn c−a thay cho mùn nh−ng không tốt bằng và chỉ nên dùng khi cây mới mọc, cần thoáng hơn là cần ăn. Khi −ơm cây giống bằng hom thì đất cắm hom phải thật thoát n−ớc. Lúc đầu dùng một phần mùn và một phần cát, sau khi hom ra rễ, bắt đầu nảy mầm có thể chuyển sang ở giá thể có thêm một phần đất thịt (li-mông) để tăng dinh d−ỡng. ở bể, ở túi polyetylen (PE) d−ới đáy nên bỏ thêm một lớp đá răm, cát thô v.v.. cho thoát n−ớc. Với cây ăn quả khi gieo hạt trong túi bầu cho cây gốc ghép và cây trồng từ hạt. Thì hỗn hợp bầu đ−ợc sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng + 10 - 15 kg supe lân. Khi nhân giống cây có múi trong hỗn hợp túi bầu màu đen cỡ 16 - 35 cm thì đất màu là 1/3 + 1/3 cát vàng + 1/3 mùn hữu cơ + 100 g/bầu phân N-P-K (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002 [4], Viện Nghiên cứu rau quả, 2002 [55]). Theo Phạm Văn V−ợng, Nguyễn Ngọc Tú (2000) [56] cho biết việc sản xuất cam, quýt, nhãn, vải, hồng bằng túi bầu có chu vi 32cm, dài 20cm, dầy 0,07mm và không có đáy là tốt nhất. Sản xuất cây giống trong túi bầu tiết kiệm đ−ợc diện tích sử dụng, phân bón, n−ớc t−ới, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc và giảm chi phí vận chuyển. Sinh tr−ởng của cây trong túi bầu đồng đều hơn, do đó tỷ lệ cây xuất v−ờn cao hơn. Mặt khác, giá thành cây giống trồng trong túi bầu hạ hơn so với cây trồng ngoài đất là 1,64 lần. Theo D−ơng Thiên T−ớc (1997) [50] để nhân giống cây trong v−ờn dùng chậu, bồn để giâm. D−ới đáy bồn chậu nên lót bằng than củi để dễ thoát n−ớc, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặc cát đen) trộn phủ một lớp tro bếp mịn. Theo Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1996) [46] khi nhân giống dứa bằng gieo hạt, tốt nhất là dùng khay gỗ để gieo, tiện cho việc khống chế nhiệt 22 độ, độ ẩm và di chuyển. Đáy khay gỗ lót một lớp sỏi để dễ thoát n−ớc trên đó xếp bùn ao đã phơi khô từ đáy trở lên theo thứ tự từ to đến nhỏ (1; 0,25 và 0,1 - 0,2 cm), một lớp độ 1/3 chiều dày của khay gỗ. Lớp trên cùng thay bằng hỗn hợp mùn rác + đất than bùn theo tỷ lệ 7:3 với chiều dày là 3cm. Tiếp đó cho cả khay gỗ vào n−ớc để hút ẩm lấy ra chọc hàng và lỗ theo cự ly 3 x 2 cm đặt hạt đã nhú mầm vào lỗ, sau đó lấy bột xơ dừa hay bột mạt c−a phủ lên rồi t−ới n−ớc giữ ẩm. Kinh nghiệm cho thấy gieo hạt trong khay gỗ tốt hơn nhiều so với gieo trực tiếp ra đất, sau 125 ngày l−ợng sinh tr−ởng của cây trong khay gỗ cao hơn 17,3% so với cây trồng ngoài đất. Tác giả Trần Thế Tục (1997) [48] còn cho biết gieo hạt −ơm cây trong bầu cho cây ăn quả có −u điểm hơn gieo trên luống. Đó là dễ chăm sóc cây con, đỡ công bứng bầu, không làm tổn th−ơng bộ rễ. Vì vậy, khi trồng tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh khỏe, vận chuyển cây con đi xa thuận lợi (bầu dùng túi polyetylen có đục lỗ ở đáy). Đất trong bầu có thể dùng đất mặt tơi xốp trộn thêm phân chuồng hoai và một ít lân (1g lân nguyên chất cho 1 kg bầu). Còn các khâu chăm sóc khác làm đầy đủ nh− gieo hạt trong v−ờn −ơm. Cũng theo Trần Thế Tục (1997) [45] khi giâm cành nên dùng cát sạch hoặc nếu ở vùng đồi đất ferarit đỏ vàng, lấy đất cái sâu từ 10 - 20 cm, hoặc 2/3 cát sạch + 1/3 than bùn (ở chân các núi vùng trung du hoặc vùng mỏ). Nhiều tác giả [4], [16], [45], [47], [48], [49], [43], [55] cho biết khi chiết vải, mận và cây ăn quả nói chung thì hỗn hợp đất bó bầu là 2/3 đất bùn ao phơi khô, đất v−ờn, đập nhỏ trộn + 1/3 hỗn hợp mùn c−a, trấu, rơm, rác mục,v.v.. Sau khi rễ mọc dài, chọn ngày trời mát hạ bầu chiết cho vào túi PE kích th−ớc 15 - 17cm hoặc 15 - 20cm rồi cho thêm đất mùn vào túi bầu vừa đủ, xếp bầu thành 4 - 8 hàng trên luống đất khô ráo, thoáng, sạch, t−ới −ớt lá và bầu cây rồi làm giàn che m−a nắng. Hàng ngày phun −ớt lá 3 - 4 lần. Từ ngày thứ 10 trở đi phun 1 - 2 lần/ngày. Sau 20 ngày có thể bỏ giàn che và phun dung dịch N:P:K tỷ lệ 15:15:15 với nồng độ 1/200. Cứ 10 ngày phun 1 23 lần cho đến khi mang cây ra trồng. Hoặc giá thể MB của Viện Nghiên cứu rau quả (1999) [54] dùng toàn xellulo không dùng đất làm chất kết dính rễ bèo tây phơi khô + 1/3 đất than bùn phơi khô, đập nhỏ trộn đều khi bó bầu, làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà. Rễ bèo tây có thể thay thế bằng bột xellulo chế tạo theo ph−ơng pháp công nghiệp. Loại giá thể này đ−ợc áp dụng để nhân giống cây bóng mát cho đảo Tr−ờng Sa có kết quả tốt, giúp cho đảo phủ xanh bãi cát trắng với tốc độ nhanh gấp 20 lần các ph−ơng pháp khác. Viện nghiên cứu Rau quả (2002) [55] khuyến cáo dùng giá thể 2 phần đất than bùn đã qua rây 4 - 6 mm, 2 phần cát sông cấp hạt 2 - 4 mm, 1 phần đất, 10 - 20g vôi bột, 5 - 6g lân supe dùng cho giá thể giâm cành cây ăn quả. Trần Thế Tục và Cs., (1998) [49]. Nhân giống cây ăn quả bằng hạt trong bầu dùng đất mặt, phân chuồng hoai, xác thực vật hoai mục và N-P-K hay phân vi sinh v.v.. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn rau quả tr−ờng Đại học Nông nghiệp I (Trần Thế Tục và cs., 1998 [49]) từ năm 1979 - 1995 nên giâm cành trong vụ xuân hè và thu trên nền giá thể là cát sông sạch với điều kiện tránh ánh sáng trực xạ và giữ ẩm mặt lá cành giâm cho chanh Eureka, chanh Yên, gioi, dâu ăn quả, quất, mận, nhót, lựu, b−ởi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002) [4] khi làm gốc ghép cho điều thì dùng bầu có kích th−ớc rộng 18cm x cao 28cm chứa khoảng 2,5kg đất, bầu đ−ợc đục lỗ thoát n−ớc và đảm bảo độ thoáng khí. Thành phần ruột bầu gồm 89% đất phù sa hoặc cát pha đến thịt nhẹ + 10% phân chuồng hoai mục + 1% phân supe lân. Cũng theo tài liệu trên cho biết: Khi nhân giống cà phê trong bầu dùng túi nilon kích th−ớc rộng 15 - 17cm và dài 23 - 25cm có lỗ thoát n−ớc cách đáy bầu 2 - 4cm. Dùng 0,7 - 0,8 m3 đất mặt + 0,3 - 0,2 m3 phân chuồng + 5 - 6 kg phân lân nung chảy để có hỗn hợp đủ đóng 800 - 900 túi bầu. 24 Tác giả Lê Quang Thái (2003) [32] cho biết giá thể 3 đất + 1 xơ dừa (hoặc cỏ khô) + 0,1 phân chuồng + 0,02 - 0,04 supe lân và t−ới n−ớc vừa đủ để sản xuất cây lâm nghiệp cho kết quả tốt, bầu không bị vỡ khi va đập mạnh, cây sinh tr−ởng phát triển tốt, tiết kiệm đ−ợc hạt giống và diện tích v−ờm −ơm. Tuy nhiên, giá thành sản xuất cây giống còn cao. ở cây hoa hồng, các tác giả Đặng Văn Đông và Cs., (2002) [12] cho biết: khi gieo hạt làm gốc ghép cho thấy v−ờn −ơm tốt nhất là trong nhà che nilon hoặc giá thể gieo trên khay. Cây gieo trên khay mọc đều hơn, nhanh hơn và rút ngắn đ−ợc thời gian −ơm cây. Khi gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đ−a ra trồng sớm hơn vì sau trồng phải mất khoảng 1 tháng cây mới phục hồi sinh tr−ởng. Với giá thể giâm cành, nó ảnh h−ởng rất lớn tới khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của cây, các tác giả đã đ−a ra 2 công thức tốt nhất là: 30% đất đồi + 30% đất phù sa + 40% trấu hun và 20% xỉ than + 40% đất phù sa + 40% trấu hun. Theo Ngô Sỹ Hoài và Cs., (1995) [17]: đất dùng cho v−ờn −ơm phải màu mỡ, tơi xốp và dễ thấm n−ớc. Bầu phải đổ đầy với hỗn hợp những phần bằng nhau (1:1:1) gồm có đất, phân hữu cơ và cát (trộn đều tr−ớc khi cho vào bình). Cần đổ hỗn hợp đất đầy túi bầu để phần trên của túi không quăn xuống ngọn cây con làm chết cây. Theo Ngô Thị Hạnh (1997) [14] cho biết: cải bao gieo trong khay có tỷ lệ đất + cát + phân chuồng + trấu hun là 3:1:1:1 thì l−ợng N-P-K bổ sung vào hỗn hợp này 500g sunfat amôn, 500g supe phosphat và 170g clorua kali trong 1 tấn đất. Khi trồng d−a hấu, theo Phạm Hồng Cúc (2000) [9] gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60 - 80 cm cao 15 - 20 cm nơi có ánh sánh đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu. Tránh đặt cây con nơi 25 râm mát làm cây mọc vống, ốm yếu và chuẩn bị giàn che đề phòng m−a lớn làm h− cây con. Bầu làm bằng lá chuối 7 x 4 cm hay bao nilon 9 x 6 cm có đục lỗ thoát n−ớc. Kích th−ớc bầu phải bằng nhau để dễ chăm sóc và cây h−ởng đều ánh sáng, lớn đồng đều. Đất bầu không nhiễm sâu bệnh, thành phần gồm phân chuồng hoai mục, tro và đất trộn theo tỷ lệ 1:1:3, khử bầu với 1% vôi và thuốc benlate và rovral (1g cho một thúng đất), trộn đều tr−ớc khi cho vào bầu, không nén quá chặt đất trong bầu. Tác giả Phạm Hồng Cúc (2000) [8] còn cho biết: khi làm bầu cho cà chua có thể sử dụng bầu lá chuối hay nilon có kích th−ớc 4 x 7 cm. Thì đất + phân chuồng + tro trấu trộn với tỷ lệ 2:1:1. Khi cây gieo bầu cần hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao. Cách làm này giúp tiết kiệm 10% l−ợng hạt giống so với gieo hạt trên liếp, cây mau phục hồi và đỡ t−ới n−ớc sau khi cấy. Theo Trần Khắc Thi và Cs., (2001) [38] cho biết làm bầu cho d−a chuột bao tử và cây d−a hấu tr−ớc khi đem ra ruộng: dùng túi PE đ−ờng kính 10cm, cao 15cm, đất bầu gồm 50% đất màu trên ruộng chuẩn bị trồng d−a + 50% phân chuồng mục. Hạt sau khi xử lý trồng vào bầu sâu 1 - 2 cm. Khi cây 5 - 10 ngày tuổi (1 - 3 lá thật) đem trồng, khi trồng bỏ hoặc rạch túi cho cây dễ phát triển. Tác giả Trần Khắc Thi (1980) [37] cho biết để trồng cây dựa trên diện tích dành cho cây vụ thu đông, dùng bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu gồm: 60% mùn trấu hoặc rơm đã mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5% cát (tỷ lệ 3:1:0,75:0,25). Có thể trộn thêm phân hóa học với số l−ợng: 1m3 hỗn hợp rắc 0,5kg đạm sun phát và kali 1,5kg lân. Kết quả cho thấy: gieo bầu đảm bảo mật độ cây (do tỷ lệ cây sống rất cao); chất l−ợng cây con tốt hơn, tranh thủ đ−ợc thời gian gieo sớm hơn từ 10 - 20 ngày; mỗi ha tiết kiệm đ−ợc 120 - 150 công giảm nhẹ công gieo và t−ới n−ớc. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2003) [27] bằng nghiên cứu b−ớc đầu, đã đ−a ra kết quả 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 26 loại cây trồng nh− sau: cây hồng Đà Lạt: than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + đất 10%; cây cảnh: than bùn 76,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất; hoa giống: than bùn 45% + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; ớt: than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất và cà chua: 67,5% than bùn + 22,5% bèo dâu + 10% đất. Các tác giả (2000) [24] cho biết: cây d−a hấu gieo hạt trong túi PE có đ−ờng kính 7 - 10cm, cao 12 - 14 cm thì giá thể gồm phân chuồng và đất bột theo tỷ lệ là 1:1. Cũng theo tài liệu trên cho biết −ơm cây cà phê trong bọc nilon có kích th−ớc 12 x 20 cm, có đục lỗ ở đáy bầu. Bao gồm 50% đất mặt tốt + 30% phân chuồng hay rác mục hoai và 20% tro trấu. Bầu đ−ợc xếp thành hàng trên líp với mật độ 65 - 100 bầu/m2 là tốt. Kết quả cho thấy diện tích v−ờn −ơm nhỏ hơn so với −ơm trên líp. Dễ chăm sóc nhất là trừ sâu bệnh và t−ới n−ớc, có thời gian chọn lựa cây con, không mất công bứng bầu, cây con trong bầu đem trồng đ−ợc ngay. Cây con sau khi trồng phục hồi nhanh vì bộ rễ không bị đứt hay cắt xén nh− tr−ờng hợp −ơm trên líp. Thời gian cây con trong v−ờn −ơm khoảng 6 tháng là đủ tiêu chuẩn xuất v−ờn. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Thuận (2001) [42] ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết khi trồng ớt cay l−ợng hạt giống cần cho 1ha từ 150 - 200 gam hạt. Gieo trong bầu lá chuối hay nilon có kích th−ớc 5 x 7 cm, hỗn hợp bầu đất + phân chuồng hoai + tro trấu hoặc hỗn hợp sơ dừa + phân chuồng hoai + tro trấu tỷ lệ 1:1:1. Khi cây 5 - 7 lá thật thì đem trồng vào chiều mát. Ph−ơng pháp này tuy tốn công nh−ng tiết kiệm l−ợng hạt giống reo, dễ chăm sóc, cây mau phục hồi khi đem trồng. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Lê Hữu Phan, (2001) [15], vật liệu −ơm cây là đất than bùn đ−ợc xử lý phơi khô, dùng máy xay hoặc sàng. Cho đất mịn 100kg đất trộn 10 kg vôi, ủ kín trong 5 ngày. 100kg đất than bùn trên trộn lẫn 27 10kg supe lân và 6 kg N-P-K (13 - 8 - 12) con cò, trộn đều ủ trong nhà dùng nilon phủ lên từ 1 - 2 tháng, chế biến xong than bùn, cho vào vỉ dùng tay nén chặt đất gieo hạt. qua thực tế cho thấy cây mọc khỏe, đồng đều, tỷ lệ cây xuất v−ờn đạt 75 - 80%, khả năng kháng bệnh tốt, đem ra ruộng sản xuất tỷ lệ % cây sống cao, khả năng hồi xanh nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch . Tác giả Ngô Quang Vinh (2001) [52] cho biết khi trồng cà chua trong mùa m−a, ng−ời ta cũng gieo cây con dùng túi nilon khổ 7 x 14cm đ−ợc cắt làm bầu có kích th−ớc cao 5cm, đ−ờng kính 4,5 cm, chọn giá thể gồm đất, phân chuồng hoai mục và tro trấu theo tỷ lệ 1:1:2 (theo thể tích). Sau 25 ngày gieo chọn cây tốt đem trồng. Theo Tạ Thu Cúc và Cs., (2000) [1] ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đối với những giống rau quý hiếm có thể gieo cây con trong v−ờn −ơm. Vỏ bầu dùng túi nilon, hoặc những nguyên liệu tại địa ph−ơng nh− lá dừa, lá chuối t−ơi... đ−ờng kính của bầu khoảng 4 - 5cm, dài 6 - 7cm. Ruột bầu (chất bồi d−ỡng cây giống) gồm đất bột đã phơi ải, đập nhỏ, sạch cỏ dại chiếm 1/3 khối l−ợng ruột bầu, 1/3 xỉ than và 1/3 phân chuồng hoai mục trộn đều, cứ 10kg ruột bầu trộn thêm 0,5 kg supe lân để xúc tiến quá trình hình thành và sinh tr−ởng của rễ. Nếu gieo hạt vào khay thì độ dày của chất bồi d−ỡng tùy theo loại cây trồng, trung bình từ 5 - 7cm. Khi gieo cần cố định khoảng cách cho từng loại hạt giống. Khi cây giống đủ tuổi sẽ dùng dao hoặc dầm xắn thành từng khối theo hình nón ng−ợc, với bầu cây dạng này sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống ra ruộng ngoài sản xuất. Trồng bầu có tỷ lệ sống cao, sau trồng phục hồi nhanh. 2.2.3. Một số tính chất của giá thể sử dụng trong v−ờn −ơm +Đặc điểm về lý tính Phần lớn sự sống của sinh vật đều cần có ôxy. Trong quá trình sinh 28 tr−ởng phát triển của cây trồng nói chung và dứa nói riêng luôn cần có ôxy trong đất. Hàm l−ợng ôxy trong đất phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lý tính của đất. Thông th−ờng đất có dung trọng và tỷ trọng thấp thì có độ xốp cao và trong những đất đó th−ờng giàu ôxy nên rễ cây sinh tr−ởng tốt, hút đ−ợc nhiều n−ớc và dinh d−ỡng cung cấp cho sự sinh tr−ởng, phát triển của phần cây trên mặt đất. Ng−ợc lại, cây sẽ sinh tr−ởng kém nếu trong đất có độ xốp thấp vì bộ rễ cây bị thiếu ôxy, th−ờng những loại đất này có dung trọng và tỷ trọng cao. Rõ ràng giữa các loại đất khác nhau thì các chỉ tiêu lý tính khó có thể giống nhau. Dung trọng tỷ lệ thuận với lực nén vào rễ cây. Nếu cây đ−ợc trồng cùng độ sâu, tức là rễ cây cùng nằm d−ới mặt đất một khoảng nh− nhau nên khi cây đ−ợc trồng trên các loại giá thể khác nhau thì chúng đã chịu các lực nén khác nhau vào vùng rễ. Vì vậy khi sử dụng các loại giá thể có độ tơi xốp cao thì sẽ tốt cho vùng rễ . Theo Trần Công Tấu (1993), tỷ trọng đất tỷ lệ nghịch với hàm l−ợng mùn trong đất [31]. Mùn là thành phần tiền thân của các axit hữu cơ và có vai trò giữ dinh d−ỡng trong đất, nên sự sinh tr−ởng, phát triển của cây cũng tỷ lệ nghịch với tỷ trọng. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các loại vật liệu gồm : Than bùn, Bokashi, Vocanic và đất phù sa để phối trộn làm giá thể trồng dứa ở v−ờn −ơm. Các loại giá thể này so với đối chứng là đất đồi thì chúng có độ xốp cao hơn, độ xốp tỷ lệ thuận với l−ợng ôxy trong đất ; hàm l−ợng ôxy trong đất lại tỷ lệ thuận với sự sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng. Giá thể có độ xốp cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho rễ cây sinh tr−ởng mạnh. Từ đó cây sẽ hút đ−ợc nhiều dinh d−ỡng cung cấp cho sự sinh tr−ởng phát triển của cây. Tuy nhiên, ngoài sự ảnh h−ởng khác nhau về chỉ tiêu lý tính của các loại giá thể thì còn phải kể đến đặc điểm hoá tính của các giá thể. 29 + Đặc điểm về hoá tính Các nhà khoa học đã kết luận cây trồng không thể sinh tr−ởng, phát triển bình th−ờng khi thiếu 1 trong 15 nguyên tố hoá học sau: C, H, O, N,P ,K Ca, Mg, S, Fe, Cu, Zn, Mo, Bo, Cl. Trong đó, 3 nguyên tố đầu cây lấy chủ yếu từ không khí, các nguyên tố sau cây trồng phải hút bằng rễ từ nền mà sử dụng trồng. Có vai trò đặc biệt quan trọng với cây trồng và cây trồng cần với l−ợng nhiều là 3 nguyên tố N, P, K ( là các nguyên tố đa l−ợng) [30]. Dứa phải lấy dinh d−ỡng từ môi tr−ờng trồng chúng và đồng thời chúng còn chịu ảnh h−ởng của độ chua (pH) trong môi tr−ờng mà bộ rễ của chúng hoạt động. Mỗi một loại cây trồng có thể chịu đ−ợc trong một khoảng pH nhất định và có một vùng pH tối thích. Theo Py Claude và Tiseau (1963) thì dứa là cây thích đất chua, nh−ng các giống dứa khác nhau thì yêu cầu pH cũng khác nhau. Giống dứa Cayene trong nghiên cứu này yêu cầu pH tối thích là 5,6 đến 6,0 nh−ng nó cũng có thể trồng đ−ợc ở trên đất có độ pH lên tới 7,5 [72]. 30 3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống Cayene Phú Hộ nhân giống bằng ph−ơng pháp cắt khoanh thân, có kích th−ớc trung bình 11 - 12 cm. - Các loại giá thể gồm các loại vật liệu gồm: than bùn, bokashi, vocanic, đất đồi (đất đồi đ−ợc lấy từ Nông tr−ờng Hà Trung - Thanh Hoá, than bùn, bokashi, vocanic mua của Trung tâm Rau hoa quả - Hà Nội). - Các chất kích thích sinh tr−ởng là GA3 và ∝NAA. - Thuốc kích thích sinh tr−ởng cây trồng Atonik và phân bón lá komix (thành phần gồm: 2,6%N; 2,2%K2O; 7,5% P2O5; 200 ppm Zn; 50 ppmBo; 800 ppm Mg; 30 ppm Mn; 100 ppm Cu). - Các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm là Ridomil, Aliette, Daconil, VibenC. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm đ−ợc tiến hành trong thời gian từ tháng 1 năm 2005 - tháng 6 năm 2006 trong nhà có mái che tại khu thí nghiệm của Viện nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu vật liệu giá thể thích hợp nhất cho sinh tr−ởng cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm. 3.3.2. Nghiên cứu ảnh h−ởng của công thức phối trộn tới sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh h−ởng của một số chất kích thích sinh tr−ởng và phân bón lá tới sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene. 31 3.3.4. Nghiên cứu ảnh h−ởng của mật độ ra ngôi tới sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene. 3.3.5. Nghiên cứu ảnh h−ởng của thời vụ ra ngôi (từ tháng 2 - 10) đến sinh tr−ởng và phát triển của cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm. 3.3.6. Nghiên cứu ảnh h−ởng của việc xử lý thuốc BVTV đến cây con trong v−ờn −ơm. • Xử lý giá thể tr−ớc khi trồng cây con. • Xử lý cây con tr−ớc khi trồng. • Phun thuốc định kỳ 15 ngày 1 lần. 3.3.7. Sơ bộ tính giá thành cây giống trồng trên giá thể đ−ợc chọn và các biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm. 3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu +Thí nghiệm đ−ợc bố trí trong v−ờn −ơm có mái che theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên, mỗi công thức (ô thí nghiệm 1 m2) 30 cá thể với 3 lần nhắc lai. + Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ l._.à phát triển của cây dứa Cayene trồng thời vụ tháng 8 Một trong những yếu tố ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng, phát triển của cây dứa trong giai đoạn v−ờn −ơm là mật độ trồng. Chúng tôi đã thí nghiệm với 6 mật độ trồng khác nhau để theo dõi khả năng sinh tr−ởng của cây con trong v−ờn −ơm. Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 4.10 và bảng 4.11. Bảng 4.10: ảnh h−ởng của mật độ trồng đến sự tăng tr−ởng chiều cao của cây dứa v−ờn −ơm (cm) TT Công thức Bắt đầu Sau 2 tháng Sau 4 tháng 1 Mật độ ra ngôi 10 x 10 cm 11,86 19,20 38,20a 2 Mật độ ra ngôi 10 x 15 cm 11,62 17,26 33,26ab 3 Mật độ ra ngôi 15 x 15 cm 11,67 17,36 35,70ab 4 Mật độ ra ngôi 10 x 20 cm 11,60 19,10 36,33ab 5 Mật độ ra ngôi 20 x 20 cm 11,68 18,16 31,86b LSD (5%) 3,18 4,98 CV(%) 9,29 7,54 Bảng 4.11. ảnh h−ởng của mật độ trồng đến sự ra lá của cây dứa v−ờn −ơm ( lá) TT Công thức Bắt đầu Sau 2 tháng Sau 4 tháng 1 Mật độ ra ngôi 10 x 10 cm 10,46 14,80 26,93a 2 Mật độ ra ngôi 10 x 15 cm 10,20 14,00 22,06c 3 Mật độ ra ngôi 15 x 15 cm 10,20 14,73 24,30b 4 Mật độ ra ngôi 10 x 20 cm 9,80 15,13 21,20c 5 Mật độ ra ngôi 20 x 20 cm 10,00 15,03 21,60c LSD (5%) 1,90 1,19 CV(%) 6,86 2,72 55 Qua kết quả bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy, ở các mật độ trồng khác nhau thì sự tăng tr−ởng về chiều cao cũng nh− số lá của cây dứa là khác nhau trong cả giai đoạn 2 tháng đầu và 2 tháng sau. Sau 4 tháng trồng chiều cao cây ở tất cả các mật độ đều đạt lớn hơn (30 cm), ở mật độ trồng công thức 1 (10 cm x 10 cm) thì chiều cao cây lớn nhất đạt (38,20 cm) lớn hơn tất cả các mật độ thí nghiệm khác một cách có ý nghĩa, còn các mật độ các công thức (2,3,4) thì giữa chúng không có sự khác biệt về chiều cao cây mà chúng chỉ khác biệt với công thức 5. Mặt khác lại cho thấy: số lá trên cây ở công thức 1 (mật độ 10 cm x 10 cm) cũng là lớn nhất so với các công thức mật độ khác, đạt 26,93 lá khác biệt hẳn so với các công thức (2,3,4,5), trong đó các công thức (2,4,5) giữa chúng không có sự sai khác về số lá mà chỉ có sự sai khác với số lá ở công thức 3. Tuy nhiên lá của cây dứa ở công thức 1 nhiều nh−ng lá lại nhỏ nhất, mỏng nhất và không xanh nh− lá ở các công thức khác. Việc trồng với mật độ dày (10 cm x10 cm) có sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh d−ỡng nên tuy cây có chiều cao và số lá tăng nhanh nh−ng chất l−ợng cây giống kém (lá bé, v−ơn dài, mỏng) sẽ gây ảnh h−ởng đến tỷ lệ sống khi đ−a ra ruộng sản xuất. Vì vậy trong tất cả các mật độ bố trí thí nghiệm chúng tôi nhận thấy với mật độ ra ngôi (10 cm x 20 cm) là mật độ thích hợp, ở công thức này chiều cao cây đạt (36,33 cm) số lá (21,20 lá) và lá lại to , dày. Đảm bảo chất l−ợng cây giống khi đ−a ra ruộng sản xuất. 4.6. Nghiên cứu thời vụ ra ngôi từ cây con trên giá thể v−ờn −ơm Chúng tôi ra ngôi cây con trong 9 thời vụ, mỗi tháng ra ngôi 1 lần từ tháng 2 đến tháng 10. T−ới bổ sung N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2 nồng độ 1% Tỷ lệ sống của cây dứa khi ra ngôi phụ thuộc nhiều vào thời vụ ra cây bởi nếu ra cây vào thời vụ không thích hợp nhất là vào thời điểm m−a ẩm thì tỷ lệ cây dứa bị thối là rất lớn. Vì vậy, tìm đ−ợc thời vụ ra ngôi thích hợp sẽ 56 giảm thiểu đ−ợc số l−ợng cây chết và sự sinh tr−ởng, phát triển của cây dứa thích hợp là cần thiết. Kết quả cụ thể của thí nghiệm này đ−ợc thể hiện ở bảng 4.12, bảng 4.13 và bảng 4.14. Bảng 4.12. Tình hình ra rễ, tỷ lệ sống của cây dứa Cayene ở các thời vụ khác nhau Thời gian (ngày) để cây đạt tỷ lệ ra rễ Thời vụ ra cây 10% 50% 90% Tỷ lệ sống (%) Tháng 2 13 21 30 81,0 Tháng 3 9 15 23 96,7 Tháng 4 8 13 22 97,8 Tháng 5 7 12 20 100 Tháng 6 7 11 17 100 Tháng 7 7 11 18 100 Tháng 8 8 13 18 100 Tháng 9 9 13 19 100 Tháng 10 10 17 22 100 Qua bảng 4.12 chúng tôi thấy, thời gian để cây bắt đầu ra rễ nhanh nhất là (tháng 5, tháng 6 và tháng 7), khi đạt đ−ợc tỷ lệ ra rễ 50% là các (tháng 6 và 7), và để đạt đ−ợc tỷ lệ ra rễ 90% thì vẫn là (tháng 6, tháng 7, tháng 8). Đối với tỷ lệ sống của cây dứa trong thí nghiệm là t−ơng đối cao ở tất cả các thời vụ > 70%, nh−ng trong các tháng (5,6,7,8,9,10) thì tỷ lệ sống đều đạt 100% nên chúng ta có thể ra cây từ tháng 5 đến tháng 10 để đạt đ−ợc tỷ lệ sống cao nhất. Tỷ lệ sống của cây cao nh−ng liệu ảnh h−ởng của thời vụ đến sinh tr−ởng, phát triển của cây nh− thế nào, cụ thể chúng tôi nghiên cứu và theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây và số lá trên cây qua các thời vụ trồng. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.13 và bảng 4.14. 57 Bảng 4.13. ảnh h−ởng của thời vụ ra ngôi trên giá thể đến chiều cao của cây dứa v−ờn −ơm (cm) Công thức Bắt đầu Sau 2 tháng Sau 4 tháng Tháng 2 11,64 16,33bcd 25,87c Tháng 3 11,71 17,05bcd 25,86c Tháng 4 11,59 16,48bcd 25,00c Tháng 5 11,74 18,20abc 34,96a Tháng 6 11,61 18,46ab 36,66a Tháng 7 11,73 19,66a 38,04a Tháng 8 11,77 20,33a 36,80a Tháng 9 11,74 16,00cd 30,32b Tháng 10 11,74 14,83d 28,56bc LSD (5%) 2,34 4,37 CV(%) 7,75 8,07 Bảng 4.14: ảnh h−ởng của thời vụ đến số lá của cây dứa v−ờn −ơm (lá) Công thức Bắt đầu Sau 2 tháng Sau 4 tháng Tháng 2 10,26 14,53bc 21,33cd Tháng 3 10,13 15,33a 21,66cd Tháng 4 10,13 14,93ab 22,13cd Tháng 5 10,13 15,13ab 22,60bc Tháng 6 10,06 14,53bc 24,20b Tháng 7 10,26 14,80abc 26,33a Tháng 8 10,26 14,26c 21,26cd Tháng 9 10,40 13,60d 20,46de Tháng 10 10,13 13,06d 19,00e LSD (5%) 0,62 2,05 CV(%) 2,50 5,35 58 Qua số liệu ở các bảng cho thấy, sự tăng tr−ởng chiều cao cây ở các thời vụ khác nhau trong giai đoạn 2 tháng đầu cũng nh− 2 tháng sau là khác nhau có ý nghĩa. Chiều cao trong 2 tháng đầu ở các thời vụ trồng tháng 7 và tháng 8 là không khác biệt mà khác biệt với các thời vụ trồng là các tháng (2,3,4,5,6,9,10), các thời vụ trồng (2,3,4,9) thì chiều cao cây lại cũng không khác biệt nhau. Chiều cao cây đạt cao nhất ở thời vụ trồng là tháng 8 (20,33 cm) và thấp nhất ở thời vụ trồng tháng 10 (14,83 cm). Sau trồng 4 tháng chiều cao cây trong các công thức thời vụ trồng tháng (5,6,7,8) là không khác biệt mà chỉ khác biệt với chiều cao cây trong các công thức thời vụ tháng (2,3,4,9,10), trong đó chiều cao cây ở các thời vụ tháng (2,3,4) lại cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên sau 4 tháng trồng chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức thời vụ tháng 7 (38,04 cm) và chiều cao cây thấp nhất lại ở công thức thời vụ tháng 2 (25,87 cm). Mặt khác, số lá của cây ở các thời vụ khác nhau trong cả giai đoạn 2 tháng đầu và 2 tháng sau cũng khác nhau. Trong giai đoạn 2 tháng đầu số lá của cây đạt cao nhất ở công thức 2 t−ơng ứng với thời vụ tháng 3 là (15,33 lá), khác biệt hẳn so với các công thức thời vụ còn lại, các thời vụ tháng (2, 6), tháng (4,5), tháng (9,10) có số lá không khác biệt nhau và số lá ít nhất trong giai đoạn này ở công thức thời vụ tháng 10 (13,06 lá). Sau 4 tháng thì số lá ở các thời vụ vẫn tiếp tục thay đổi, số lá cao nhất là (26,33 lá) ở công thức thời vụ tháng 7 cao hơn số lá của tất cả các công thức thời vụ còn lại. Số lá ở các thời vụ tháng (2,3,4) sai khác với số lá ở thời vụ tháng 7 nh−ng giữa chúng lại không có sự sai khác, số lá ở thời vụ tháng ( 9,10) cũng sai khác với số lá ở thời vụ (tháng7, tháng 2,3,4) nh−ng giữa chúng lại không sai khác. Nh− vậy, trong tất cả các thời vụ thì thời vụ trồng tháng 4,5,6,7,8 cây dứa sinh tr−ởng tốt nhất. Thời gian từ trồng đến ra rễ 90 % là 17 – 22 ngày nh−ng đợt tháng 2 phải mất 30 ngày cây dứa mới ra rễ đ−ợc 90% , tỷ lệ chết cao hơn so với các thời vụ khác (19,20 %). Có thể ra ngôi cây con vào các tháng 4,5,6,7,8,9 nh−ng để đạt hiệu quả cao nhất cả về tỷ lệ sống và sinh tr−ởng, phát 59 triển thì nên ra ngôi cây dứa vào tháng 7 là tốt nhất. Tỷ lệ cây sống đạt 100%, chiều cao cây cao nhất 38,04 cm và số lá cũng đạt cao nhất 26,33 lá. 4.7. ảnh h−ởng của sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ tới sinh tr−ởng, phát triển của cây dứa v−ờn −ơm Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi chọn công thức tối −u ở các thí nghiệm để bố trí thí nghiệm tác động đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong v−ờn −ơm dứa nhằm đ−a ra quy trình trồng cây dứa con trong v−ờn −ơm đạt hiệu quả. Các biện pháp đó là: Giá thể trồng là công thức (than bùn 25% + vocanic 25% + bokashi 25% + đất đồi 25%) ), xử lý giá thể bằng Daconil 0,3% + xử lý cây con bằng Daconil 0,2% hoặc Viben C 0,2% + phun đinh kỳ bằng Daconil 0,2%, phun bổ sung tổ hợp 2 chất kích thích sinh tr−ởng GA3 và ∝NAA, mật độ trồng ( 10 cm x20 cm), thời vụ trồng tháng 7. Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu cơ bản của cây giống gồm chiều cao, số lá, số rễ, chiều dài rễ, khối l−ợng cây giống sau thời gian 1,2,3,4 tháng trồng đ−ợc chỉ ra trong bảng 4.15. Bảng 4.15. ảnh h−ởng của áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ đến sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm ST T Thời gian (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Dài rễ (cm) Số rễ (rễ) Khối l−ợng cây (g) 1 0 11,78e 10,26e 6,52d 4,60e 9,03 2 30 14,36d 12,20d 7,19cd 5,56d 18,97 3 60 19,16c 15,73c 8,43bc 6,86c 80,73 4 90 26,40b 23,40b 9,70b 8,10b 167,52 5 120 38,16a 30,03a 12,66a 9,83a 218,36 LSD(5%) 2,42 1,53 1,31 0,79 CV(%) 5,86 4,45 7,86 6,02 60 Qua bảng 4.15 cho thấy khi áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thật chăm sóc cho cây dứa Cayene thì sau 4 tháng trồng, các chỉ tiêu bản nh− chiều cao cây, số lá trên cây, số rễ, chiều dài rễ đều tăng theo thời gian. Chiều cao và số lá của cây trong khoảng thời gian sau 1 tháng là 2,58 cm và 1,94 lá.Sau 2 tháng cây tăng chiều cao 7,38cm và 5,47 lá, sau 3 tháng tăng 14,60 cm chiều cao và 13,14 lá, sau 4 tháng tăng 26,38 cm chiều cao và 19,77 lá so với lúc đầu trồng. Trong các tháng đầu thì tốc độ tăng tr−ởng về chiều cao và số lá của cây là chậm và tăng mạnh vào những tháng sau đó. ở bảng này nhận thấy, khối l−ợng cây là thay đổi một cách rõ ràng với mức tăng tr−ởng mạnh sau 4 tháng mà khối l−ợng tăng so với khi đem trồng là 209,23 gam. Kết quả ở bảng trên cho thấy, sau 4 tháng trong v−ờn −ơm với nền giá thể thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động nh−: phân bón, mật độ, xử lý thuốc BVTV,... Cây giống đã đạt đ−ợc các chỉ tiêu quan trọng của chồi dứa giống chiều cao 38,16 cm và khối l−ợng 218,36 gam. Trong khi đó, theo quy định tiêu chuẩn ngành đối với chồi giống dứa giâm từ hom là chiều cao 25 - 30 cm và khối l−ợng 180 - 200 gam (Tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 462 - 2001)[26]. Nh− vậy, theo chúng tôi có khả năng rút ngắn hơn nữa thời gian cây dứa trong v−ờn −ơm ( < 4 tháng) của cây dứa. 4.8. Sơ bộ tính giá thành cây giống thí nghiệm Để tính toán sơ bộ giá thành cây giống xuất v−ờn, chúng tôi dựa vào số liệu giá cả định mức thời điểm thí nghiệm cụ thể là: Nhà giâm khấu hao 5 năm: 37.500.00/ 10 vụ = 3.750.000 đồng/vụ Giá thể có bổ sung dinh d−ỡng dùng 4 vụ: 12.000.000 /4 vụ=3.000.000 đồng/ vụ Gỗ làm bờ be giá thể dùng 4vụ: 7.000.000 / 4 vụ = 1.750.000 đồng/ vụ Chi phí thực tế sẽ là : 34.300.000 đồng : 100.000 cây = 343 đồng /cây Kết quả tính giá thành cây giống xuất v−ờn đ−ợc thể hiện trong bảng 4.16. Trong nghiên cứu này nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nh− 61 trên thì thời gian cây giống trong v−ờn −ơm chỉ có 4 tháng, giá thành cây giống rẻ chỉ có 303 đồng/ cây. Trong khi đó nếu nhập nội giống thì phải mất số tiền gấp đôi, nhập nội chồi giống có giá trung bình 650 - 810 đồng/chồi (từ Trung Quốc, Thái Lan). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chứng tỏ rằng có thể sản xuất hàng loạt cây giống dứa với giá thành hạ hơn nhập khẩu rất nhiều mang lại hiệu quả kinh tế cho việc đầu t− trồng mới dứa hiện nay. Bảng 4.16. Chi phí thực tế cho sản suất 100.000 cây giống xuất v−ờn (giá vật t− để tính toán đ−ợc lấy giá lúc hiện làm thí nghiệm ) ĐVT: đồng TT Hạng mục ĐVT Số l−ợng Đơn giá Thành tiền I Nhà giâm m2 3.7500.000 II Nguyên vật liệu, vật t− 17.950.000 1 Cây dứa đã qua v−ờn 1 cây 10.500 100 10.500.000 2 Giá thể m3 3.000.000 3 Thuốc BVTV và các loại hóa chất kg 6 150 900.000 4 Gỗ dóng bờ be giá thể m 1.750.000 5 Phân bón các loại kg 2.000.000 6 Vật rẻ tiền mau hỏng 500.000 7 Điện n−ớc 300.000 III Thuê khoán 6.100.000 1 Công làm đát công 25 20.000 500.000 2 Đóng bờ be, đổ giá thể công 50 20.000 1.000.000 3 Ra ngôi, bón phân công 30 20.000 600.000 4 Chăm sóc 4 tháng công 200 20.000 4.000.000 IV Chi khác 2.700.000 1 Thuế dất 1.000.000 2 Quản lý phí 5% 1.500.000 Cộng 30.300.000 (Giá thành cây xuất v−ờn là : 303 đồng / cây) 62 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận 1- Trồng dứa Cayene trên nền hỗn hợp giá thể công thức 3 gồm : than bùn 25% + bokashi 25% + vocanic 25% + đất đồi 25% có tác dụng rất tốt đến sinh tr−ởng của cây dứa Cayene trong v−ờn −ơm. Cây dứa sinh tr−ởng khỏe gấp đôi trên nền v−ờn −ơm 3/4 đất đồi + 1/4 trấu hun (loại giá thể đ−ợc các nghiên cứu tr−ớc công bố) [41]. 2- Thời gian ra ngôi thích hợp nhất của cây dứa Cayene là từ tháng 4 đến tháng 8 và tốt nhất là tháng 7. Ra ngôi thời vụ này có tỷ lệ sống đạt 100%. 3- Mật độ ra ngôi cây trên nền giá thể than bùn 25% + bokashi 25% + vocanic 25% + đất đồi 25% tốt nhất là 10 cm x 20 cm. Với mật độ này chiều cao cây đạt 36,33 cm, số lá là 21,20 lá và lá to, dày. 4- Phun bổ sung tổ hợp GA3 và ∝NAA nồng độ 50 ppm hoặc hỗn hợp dung dịch Komix 0,3% + Atonik 0,2% định kỳ 10 ngày 1 thì cây dứa sẽ sinh tr−ởng, phát triển tốt. 5- Xử lý giá thể bằng Daconil nồng độ 0,3% và xử lý cây giống tr−ớc khi trồng với Daconil hoặc VibenC ở nồng độ 0,2% và phun Daconil 0,2% định kỳ 15 ngày 1 lần để phòng trừ bệnh thối nõn do nấm Phytophthora ssp. gây nên trong v−ờn −ơm. 6- Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ gồm: giá thể, phân bón, thời vụ, mật độ, xử lý thuốc BVTV đã tác động làm cho cây dứa sinh tr−ởng rất tốt. Sau 4 tháng cây đã đạt đ−ợc chiều cao 34,30 cm với 29,60 lá và khối l−ợng 218,36 gam. 63 5.2. Đề nghị - Bổ sung vào quy trình v−ờn −ơm hỗn hợp giá thể theo tỷ lệ công thức phối trộn tối −u là (than bùn 25% + vocanic 25% + bokashi 25% + đất đồi 25%) thay cho các loại giá thể tr−ớc đây. - Bổ sung một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây dứa Cayene vào quy trình kỹ thuật chăm sóc cây dứa nhằm rút ngắn giai đoạn v−ờn −ơm, hạ giá thành cây giống. 64 Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây dứa Cayen trong v−ờn −ơm 1. Chuẩn bị đất v−ờn −ơm Chọn nơi đất v−ờn −ơm ở những nơi cao , thóat n−ớc tốt. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, pH đất trung tính. Làm cho đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 0,1 - 0,15 m, rộng1,2 m, dài 15 – 20 m, sau đó san phẳng mặt luống, rãnh rộng 0,25 m- 0,3 m. 2. Chuẩn bị giá thể Sau khi san phẳng mặt luống lấy gỗ thông hoặc gỗ tạp có chiều rộng khoảng 12 cm be xung quanh luống và chia ô theo ý muốn. Đóng cọc để giữ cho gỗ khỏ đổ rồi cho hỗn hợp giá thể vào. độ dày lớp giá thể là 13 – 15 cm sau đó san phẳng . Tr−ớc khi trồng giá thể phải đ−ợc xử lý bằng dung dịch Daconil 0,3% với liều l−ợng 1 lít / 1 m2 mặt luống. 3. Chuẩn bị cây giống Cây giống đã đ−ợc giâm trong v−ờn −ơm cấp 1 có chiều cao 11 – 12 cm, số lá trung bình 11 lá, cây con đ−ợc cắt bỏ hết rễ cũ và xử lý bằng dung dịch Daconilnồng độ 0,2% để phòng bệnh. Cây con không đ−ợc dập nát , không đ−ợc để đất rơi vào nõn. 4. Thời vụ trông - Phía Bắc thời vụ trồng từ tháng 2 đến tháng 10, tốt nhất là từ tháng 4 – 8. Phía Nam có thể trồng quanh năm. 5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Mật độ trồng : 10 x 20 cm. Khi trồng cần dí chặt gốc, trồng thẳng hàng để dễ chăm sóc. 65 - T−ới n−ớc: T−ới ngay sau khi trồng cây để ổn định vị trí của cây, không để cây bị đổ. Trong giai đoạn mới trồng cần giữ ẩm th−ờng xuyên cho cây. V−ờn −ơm ra ngôi trong giai đoạn tháng 3, 4 cần chú ý t−ới trong giai đoạn đầu. Ra ngôi 8,9,10 cần chú ý t−ới trong giai đoạn cuối là các tháng ít m−a. không để khô hoặc đọng n−ớc. Xới phá váng th−ờng xuyên và sau những đợt m−a lớn. - Làm cỏ: Th−ờng xuyên làm cỏ bằng tay hoặc dầm nhỏ tránh ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng của cây. - Bón phân: Sau trồng 1 tuần có thể bón phân cho cây. trong giai doạn đầu dùng dung dịch đạm urê 50 gam/ 10 lít n−ớc t−ới cho 5 – 6 m2 mặt luống và t−ới định kỳ 10 ngày/ lần sau đó tăng dần l−ợng đạm đến 70 , 80 gam urê /10 lít n−ớc ở các tháng sau. Phun bổ sung tổ hợp GA3 50 ppm và NAA 50 ppm hoặc hỗn hợp dung dịch Komic 0,1% + Altonic 0,2 % 10 ngày 1 lần Từ tháng thứ 2 có thể bón thêm kali và lân cho cây theo tỷ lệ hỗn hợp NPK = 1 :2 :1 pha nồng độ 1% t−ới cho cây với l−ợng 10 lít / 5 m2 .. - Phòng trừ bệnh hại: Trong v−ờn −ơm bệnh th−ờng gặp là bệnh thối nõn Cần phải xử lý giá thể bằng Daconil nồng độ 0,3% kết hợp xử lý cây con tr−ớc khi trồng bằng Daconil nồng độ 0,2%. Trong quá trình chăm sóc dùng Daconil nồng độ 0,2% phun định kỳ 15 ngày/ lần để phòng bệnh. - 66 Tài liệu tham khảo A. Phần tài liệu trong n−ớc 1 Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2 Bộ Nông nghiệp và PTNT (1999), Đề án phát triển Rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010, Hà Nội. 3 Bộ Nông nghiệp và PTNT (1999), Dự án phát triển sản xuất dứa giai đoạn 1999 - 2010, Hà Nội. 4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Ban điều hành ch−ơng trình giống công nghệ cao (2002), Công nghệ nhân và sản suất giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp và giống vật nuôi, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 5 Ngô Hồng Bình (2005), Kỹ tghuật trồng một số cây ăn quả vùng duyên hải miền Trung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6 Cây dứa (tài liệu dịch) (1978), NXB nông thôn. 7 Võ Văn Chi, D−ơng Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật bậc cao, NXB Đại học và THCN. 8 Phạm Hồng Cúc (2000), Kỹ thuật trồng d−a, cà chua (In lần thứ 2), NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 9 Phạm Hồng Cúc (2000), Kỹ thuật trồng d−a hấu, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 14 - 15. 10 Lê Đình Danh và CS (1994), Kỹ thuật nhân giống dứa Cayene, Kết quả nghiên cứu Viện nghiên cứu R au quả. 67 11 Lê Đình Danh và Võ Thị Tuyết (1994)," Nhân giống dứa Cayenne bằng một số biện pháp kỹ thuật", Kết quả của Viện nghiên cứu Rau quả, 1990 - 1994, NXB Nông nghiệp. 12 Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang Thạch (2002), Cây hoa hồng - Kỹ thuật trồng, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 13 Vũ Mạnh Hải và CS (1996), "Nghiên cứu tuyển chọn và các biện pháp kỹ thuật thâm canh dứa Cayene phục vụ công nghệ chế biến", Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc KN-ĐL-92, Hà Nội. 14 Ngô Thị Hạnh (1997), “Kỹ thuật gieo cải bao”, Tạp chí khoa học kỹ thuật rau quả số (5), Tin tức ra hàng tháng, Viện Nghiên cứu rau quả, Hà Nội. 15 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001), “Tình hình sản xuất rau tại Lâm Đồng - Kỹ thuật trồng rau trong nhà l−ới có mái che tại Đà Lạt”, Hội thảo Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam tập I, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Tổ chức hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Trung tâm nghiên cứu phát triển rau đậu châu á (AVRDC), 22 - 27/10/2001, thành phố Hồ Chí Minh. 16 Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, trang 3 - 23. 17 Ngô Sỹ Hoài, Đôn Thế Phong, Đào Xuân Tr−ờng và An Văn Bảy (1995), Kỹ thuật trồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18 Nguyễn Hữu Hổ và Vũ Mỹ Liên (1993), Nhân giống dứa Cayene và Qeen Long An bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô, NXB Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 83-91. 19 Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), Cẩm nang trồng rau, NXB Mũi Cà Mau. 68 20 Hoàng Chúng Lằm và CS (2005), "Nghiên cứu tuyển chọn và xác định bộ giống thích hợp cho các vùng nguyên liệu và ph−ơng pháp nhân giống dứa Cayene", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số(3). 21 Nguyễn Văn Nghiêm và Lê Đình Danh (1997), "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thúc đẩy sinh tr−ởng của cây dứa Cayenne trong giai đoạn v−ờn −ơm", Tạp chí khoa học kỹ thuật rau - hoa - quả, số (2/95). 22 Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Quang Thạch (1994), "Nghiên cứu nhân nhanh giống dứa Cayene bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô", Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, Hà Nội 1994. 23 Nguyễn Thị Nhẫn (1995), Nghiên cứu nhân nhanh giống dứa Cayene Phú Hộ bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, tr. 9,31 - 36, 98 - 101. 24 Nhiều tác giả (2000), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn trái, tiêu, cà phê. NXB Thanh niên, thành phố Hồ Chí Minh. 25 Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, NXB Giáo Dục 26 Sổ tay h−ớng dẫn tiêu chuẩn v−ờn −ơm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Bắc, (2006), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (2003), Báo cáo tổng quan hiện trạng về tình hình sản xuất rau an toàn tại địa bàn Hà Hội, Hà Nội. 28 Nguyễn Khắc Thái Sơn (2002), Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh vào giai đoạn v−ờn −ơm để sản xuất cây giống chuối và dứa nuôi cấy mô, Luận án tiến sỹ nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 29 Mai Thị Tân, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Tr−ờng Sơn, Tr−ơng Tuấn Phong, Bùi Quang Ngọc (2001), “Nghiên cứu khả năng sản xuất cây 69 giống từ ngọn giâm qua bồn mạ liên tục của một số giống khoai tây trong vụ hè - Thu ở vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số (9). 30 Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 182. 31 Trần Công Tấu (1993), Bài giảng vật lý thổ nh−ỡng, Ha Noi university Viet Nam- Holland cooperation project VH3 . 32 Lê Quang Thái (2003), “Nghiên cứu áp dụng bầu không vỏ sản xuất cây giống lâm nghiệp”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5/2003. 33 Nguyễn Thị Kim Thanh (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích th−ớc nhỏ bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro, Luận án tiến sĩ, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 34 Nguyễn Đức Thành và CS, 1994, "Kỹ thuật nhân giống dứa Cayene bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật", Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện công nghệ sinh học, Hà Nội . 35 Nguyễn Thị Ph−ơng Thảo (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh tập đoàn hoa loa kèn nhập nội từ Nhật, Luận án thạc sĩ, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 36 Trịnh Đình Thảo và CS (1990), Kinh tế sản xuất và chính sách khuyến khích phát triển dứa xuất khẩu, Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm. 37 Trần Khắc Thi (1980), “Làm bầu đất cho d−a”, Báo Khoa học và đời sống số(88) ra ngày 16/8/1980. 70 38 Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2001), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 39 Tổng cục thống kê, Vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản (1996), số liệu thống kê Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Việt Nam 1985 - 1995, NXB thống kê, Hà Nội tr. 199- 204. 40 Phạm Thị Kim Thu và Nguyễn Khắc Anh (1996), "Nhân giống dứa Cayenne bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật", Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu rau quả, Hà Nội. 41 Phạm Thị Kim Thu, Đặng Thị Vân (1997), “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống chuối bằng invitro”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội, tr. 13 - 15. 42 Nguyễn Thị Quỳnh Thuận (2001), “Kỹ thuật trồng ớt cay”, Hội thảo Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam tập I, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Tổ chức hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Trung tâm nghiên cứu phát triển rau đậu châu á (AVRDC), 22 - 27/10/2001, thành phố Hồ Chí Minh. 43 Lê Văn Thuyết, Nguyễn Văn Vấn, Ngô Vĩnh Viễn, Hoàng Lâm, Đào Đăng Tựu, Hà Minh Trung, Nguyễn Văn Tuất (1999), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 10. 44 Đặng Ph−ơng Trâm (1997), "Nhân giống dứa Đài Nông 4 bằng ph−ơng pháp kích thích", Tuyển tập tạp chí khoa học công nghệ ĐHCT 1993 - 1997. 45 Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Đ−ờng, Vũ Mạnh Hải, Trần Khắc Thi, Đoàn Thế L−, Ngô Bình, Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Thị Ph−ơng Oanh (1994), Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số giống rau, cây ăn quả vùng Ngân Sơn - Cao Bằng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 14, 27, 37. 71 46 Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (1996), Kỹ thuật trồng dứa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 6 - 17. 47 Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình (1997), Kỹ thuật trồng vải, NXB Nông nghiệp , Hà Nội, tr. 16. 48 Trần Thế Tục (1997), Sổ tay ng−ời làm v−ờn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 12 - 15. 49 Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế L− (1998), Giáo trình cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 50 D−ơng Thiên T−ớc (1997), Nghề làm v−ờn, NXB Giáo dục, Hà Nội 51 Nguyễn Văn Uyển (1985), ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong công tác chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 52 Ngô Quang Vinh (2001), “Biện pháp kỹ thuật trồng cà chua mùa m−a tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng có điều kiện t−ơng tự”, Hội thảo Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam, Tập I, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Tổ chức hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Trung tâm nghiên cứu phát triển rau đậu châu á (AVRDC), 27/10/2001, thành phố Hồ Chí Minh. 53 Viện Thổ nh−ỡng Nông hoá (2003), Báo báo b−ớc đầu thực hiện đề tài năm 2002: Nghiên cứu sản xuất giá thể dinh d−ỡng cho v−ờn −ơm cây trong nông lâm nghiệp (từ năm 2002 - 2004), Viện Thổ nh−ỡng Nông hoá, Hà Nội. 54 Viện nghiên cứu rau quả (1999), "Nghiên cứu ứng dụng đồng các giải pháp công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất rau quanh năm chất l−ợng cao, an toàn thực phẩm", Báo cáo kết quả đề tài cấp Nhà n−ớc, Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội. 72 55 Viện Nghiên cứu rau quả (2002), "Quy hoạch vùng trồng và nhân giống một số cây ăn quả", Tài liệu tập huấn kỹ thuật thuộc dự án sản xuất giống chất l−ợng cao một số cây ăn quả ở miền Bắc Việt Nam Tập I, Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội. 56 Phạm Văn V−ợng, Nguyễn Ngọc Tú (2000), “Sản xuất giống cây ăn quả trong túi bầu polyêtylen ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 - 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. B. Tài liệu n−ớc ngoài 57 Asian Vegetable Research and Development Center (1992), Vegetable Nursery Management Techniques, Training Office, International Cooperation Program . 58 Dr. P. Hanson (1997), Cultivation and seed production of tomato, Asian Vegetable Research and Development Center. 59 FAO( 1998), "Trade yearbook", Vol.52, pg. 139 - 141, 158 - 163. 60 FAO (1999, 2000), "Quarterly bulletin of Statistics", Vol.12, No (3/4), pg.73 - 75, 120 - 123. 61 FAO (2001), Records Copyrigh, FAO. 62 Folliot, - M; Marchal, - J (1990), "Influence of the culture substrate on the rate of growth of Pineapple in vitro plants during the hardening - off phase", Fruits - Paris, pg. 367 - 376. 63 Hoitink, H. A. J., and P. C. Fahy (1986), "Basis for the control of soibornne plant pathogens with composts", Annual Review of Phytopathology 24, Renaissance Publications, Worthington, Ohio, USA. 64 Hoitink, H. A. J., Y. Inbar, and M. J. Boehm (1991), "Status of compost- amended potting mixes naturally suppressive to soilborne disease of 73 floricultural crops", Plant Disease (75), Renaissance Publications, Worthington, Ohio, USA. 65 Hoitink, H. A. J., M. J. Boehm, and Y. Hadar (1993), "Mechanisms of suppression of soilborne plant pathogens in compost-amended substrates", in Science and Engineering of Composting: Design, Environmental, Microbiological, and Utilization Aspects, H.A.J. Hoitink and M. Keener (Eds) Renaissance Publications, Worthington, Ohio, USA. 66 J. C. Lawtence and J. Neverell (1950), Seed and potting compostsed, Allen and unwin, London, England. 67 J. W. Masstalerz (1977), The greenhouse environment, Wiley, New York. 68 Lorena V. Duna (1997), Cherry tomato varietal trial, the 15 th Regional Training Course in Vegetable Production and Research, Thailand Training Report, Asian Vegetable Research and Development Center (AVRDC). 69 "Pineapple New. Newsletter of the Pineapple Working Group", Yigel (1997), International Society for Horticultural Science, Vol III, No (1), pg. 15 -17. 70 "Pineapple New. Newsletter of the Pineapple Working Group", Leon Steyt (1999), International Society for Horticultural Science,Vol II, No (4), pg. 35 - 36. 71 "Pineapple New. Newsletter of the Pineapple Working Group," Bhushan M.N (2001), International Society for Horticultural Science,Vol I, No (3), pg. 27 - 29. 72 Py Claude và Tisseau M.A. (1963), Cây dứa (Ưng Định dịch- in lần thứ 2), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1978, tr. 29, 46, 50 - 51, 246. 73 Rebecca Tyson Northen (1974), Home Orchid Growing, USA. 74 Roe, N. E., P. J. Stoffella, and H. H. Bryan (1993), "Municipal solid waste compost suppresses weeds in vegetable crop alleys", Hort Science (28), pg.1171-1172. Texas A&M University Research and Extension Center, 74 Rt. 2, Box 1 Stephenville, TX 76401 USA. 75 Sims, J. T. (1995), "Organic wastes as alternative nitrogen sources", in Nitrogen Fertilization in the Environment, P.E. Bancon (Ed.), Marcel Dekker, Inc, New York, NY. 76 Stoffella, P. J. and D. A. Graetz (1996), "Sugarcane filtercake compost influence on tomato emergence, seedling growth, and yields", In The Science of Composting, Part 2, M. DeBertoldi, P. Sequi, B. Lemmes, and T. Papi (Eds.), Blackie Academic and Professional, New York, USA. 77 T.K. Bosse and S.K. Mitra (1990), Fruits tropical and subpropical, Nayaprkash. 78 T. G. Berke (1997), Suggested cultural practices chilli and sweet pepper (Capsicum ssp), Asian Vegetable Research and Development Center. Phụ Lục ảnh 1. Cây giâm từ hom ảnh 2. Cây khi trồng ảnh 3. Các công thức bố trí thí nghiệm ảnh 4. Thí nghiệm sau trồng 40 ngày ảnh 5. Cây trồng sau 2 tháng ảnh 6. Cây sau 2 tháng trồng trên công thức giá thể tối −u ảnh 7. Cây sau 90 ngày trồng ảnh 8. Cây sau 4 tháng trồng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2684.pdf
Tài liệu liên quan