Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ------› ¶ š------ luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG NỮ Xà YÊN PHƯƠNG - HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NÔNG HỘ Tên sinh viên : Lê Thị Hạnh Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN Lớp : PTNT & KN - K50 Niên khoá : 2005 - 2009 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của tôi và các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong báo cáo đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Lê Thị Hạnh LỜI CẢM ƠN Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong khoa Kinh tế & PTNT, đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Ths. Đỗ Thị Thanh Huyền giảng viên khoa Kinh tế & PTNT, đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tời toàn thể các cô chú, anh chị trong UBND xã Yên Phương – huyên Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Cuối cung tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Lê Thị Hạnh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phần trăm người lao động nữ di cư theo lý do di chuyển chia theo nơi cư trú hiện tại. 15 Bảng 2.2 Phân bố phần trăm các vùng chuyển đi của những người di cư chia theo nơi cư trú hiện tại và giới tính 25 Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã 32 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã 35 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã 37 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã 38 Bảng 4.1 Tình hình di cư lao động nữ trong xã 42 Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra 45 Bảng 4.3 Tình trạng hôn nhân của lao động nữ di cư 47 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của lao động nữ di cư 49 Bảng 4.5 Phân loại lao động nữ di cư theo độ tuổi 51 Bảng 4.6 Thời gian di cư của lao động nữ 52 Bảng 4.7 Hình thức di cư của lao động nữ 53 Bảng 4.8 Các loại hình công việc của lao động nữ di cư 54 Bảng 4.9 Lý do di cư của lao động nữ 55 Bảng 4.10 Điểm đánh giá và xếp hạng cho các lý do chính dẫn đến di cư lao động nữ 57 Bảng 4.11 Tổng hợp về nơi đến chủ yếu của người di cư 58 Bảng 4.12 Đánh giá ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến kinh tế gia đình 60 Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến thu nhập gia đình 61 Bảng 4.14 So sánh thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi lao động nữ di cư trong 1 năm 62 Bảng 4.15 Mức tiền gửi về nhà của lao động nữ di cư trong 1 năm 64 Bảng 4.16 Mục đích sử dụng tiền gửi về của hộ có lao động nữ di cư 65 Bảng 4.17 Mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu của nông hộ khi có lao động nữ di cư 68 Bảng 4.18 Đánh giá mức ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến đời sống tinh thần gia đình 70 Bảng 4.19 Mức độ ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm của hộ gia đình 71 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến phân công lao động trong gia đình 72 Bảng 4.21a Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ đã lập gia đình) 73 Bảng 4.21b Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ chưa lập gia đình) 74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP SỐ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ lệ di cư lao động nữ trong các thôn 43 Biểu đồ 2: Tuổi của lao động nữ di cư 51 Biểu đồ 3: Thời gian di cư của lao động nữ 52 Biểu đồ 4: Công việc lao động nữ di cư đảm nhận tại nơi đến 54 Biểu đồ 5a: Thu nhập của nông hộ trước khi có lao động nữ di cư 63 Biểu đồ 5b: Thu nhập của nông hộ khi có lao động nữ di cư 63 Biểu đồ 6: Mức tiền lao động nữ gửi về trong 1 năm 64 Biểu đồ 7: Mục đích sử dụng tiền gửi về từ lao động nữ di cư 66 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ lực hút, lực đẩy và các trở ngại trong di cư 14 Sơ đồ 2: Sự di chuyển của lao động nữ di cư đến các địa điểm 59 HỘP SỐ Hộp 1. Lý do di cư của lao động nữ 56 Hộp 2: Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm và sự phân công lao động trong gia đình 77 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CNH, HĐH : Công nghịêp hoá, hiện đại hoá CN- XD : Công nghiệp- Xây dựng ĐVT : Đơn vị tính LĐ : Lao động LĐLĐ : Liên đoàn lao động LĐN : Lao động nữ NLNTS : Nông lâm nghiệp thuỷ sản ILO : Tổ chức lao động quốc tế SL : Số lượng SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TM – DV : Thương mại dịch vụ TQ :Trung Quốc UBND : Uỷ ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng VN : Việt Nam PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lao động việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế đất nước đang phát triển, thu nhập quốc dân hàng năm tăng đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định thì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm lại diễn ra trong phạm vi rộng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Công cuộc đổi mới không chỉ trực tiếp đem lại cho người dân những cơ hội kinh tế mà còn tác động đến di cư bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong việc thúc đẩy các luồng lao động từ nông thôn. Di cư ở nước ta thường gắn với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn. Trong 15 năm trở lại đây, cùng với ảnh hưởng lan toả của nền kinh tế thị trường, di dân diễn ra với quy mô rộng lớn, với điều kiện và hình thái khác trước, trở thành một yếu tố không thể không xem xét trong việc kiếm tìm lời giải đối với sự nghiệp phát triển nông thôn và sinh kế bền vững của người nông dân. Di cư lao động có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH, HĐH, nhất là khu vực nông thôn, tham gia vào phân công lao động trong nước và thị trường lao động thế giới. Bên cạnh đó nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 70% lực lượng lao động của cả nước, lực lượng lao động nữ ở khu vực này chiếm một lượng đáng kể (50,3%) tương đương khoảng 16 triệu người. Tình trạng việc làm cho lao động nữ ở nông thôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và toàn xã hội vì phụ nữ nông thôn thường là những người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp chiếm một số lượng rất lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng di cư ở vùng nông thôn. Di cư lao động nói chung và di cư lao động nữ nói riêng một cách ồ ạt đã gây ra nhiều sức ép cho quá trình phát triển của các thành phố, như bùng nổ dân số, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, gây ra bất bình đẳng trong xã hội, .... Do vậy, tạo việc làm cho lao động nữ ở nông thôn cần được quan tâm đúng mức và có hướng đi bền vững, phát triển lâu dài. Câu hỏi đặt ra là lao động nữ di cư có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân và gia đình họ cũng như đối với cộng đồng dân cư nơi họ đến sinh sống và sự phát triển kinh tế xã hội của cả nông thôn. Xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc là một xã thuần nông, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn nên những lao động ở huyện đặc biệt là lao động nữ thường chọn con đường tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác đặc biệt là ra thành phố làm việc, để nâng cao thu nhập cho gia đình và cá nhân họ. Do vậy di cư không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người di cư mà còn ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và cộng đồng nơi có làn sóng người di cư đến và đi. Thế nhưng có rất ít người quan tâm đến công việc, cuộc sống mà những người lao động nữ này di cư đến. Thực trạng này cần được xem xét thoả đáng, khi mà lao động nữ di cư vào các thành phố ngày càng gia tăng trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, việc đưa ra các biện pháp cụ thể can thiệp vào trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động nữ nông thôn, giúp họ có thể mở mang kinh doanh, sản xuất tại địa phương cũng như tìm kiếm việc làm ở thành phố phù hợp với sức khoẻ của người lao động nữ là một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó vấn đề ổn định xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội cho những người lao động do cư, đặc biệt đối tượng phụ nữ nông thôn nghèo, là những cơ sở xã hội cho việc đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để tổ chức quản lý nguồn lao động này. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua việc tìm hiểu và phản ánh đúng ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề di cư lao động nữ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đề tài góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về di cư lao động, di cư lao động nữ và ảnh hưởng của di cư lao động. - Tìm hiểu thực trạng di cư lao động nữ xã Yên Phương- huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh hưởng của di cư lao động xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lao động nữ di cư đến nông hộ. 1,.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng của di cư lao động nữ tại nơi xuất cư. Như vậy, những ảnh hưởng này sẽ được xem xét trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng đến nông hộ có nữ lao động di cư. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi thời gian: Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ ngày 8/1 đến 23/5 năm 2009. Số liệu được thu thập chủ yếu trong những năm gần đây. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của lao động nữ di cư đối với gia đình và địa phương tại nơi xuất cư chứ không mở rộng nội dung đến các đối tượng di cư khác. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm * Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tự nhiên, với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xã hội. * Nguồn lao động: -  Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động. Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ. - Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu tham gia lao đông. Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động dự trữ là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ đội, nội trợ… - Số lượng lao động: Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng tham gia lao động. Ngoài ra do quá trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, những người không nằm trong độ tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ phận của nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn chế nên họ được coi là lao động phụ. - Chất lượng lao động: Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động. Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: + Sức khoẻ + Trình độ người lao động Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khoẻ tốt và có trình độ cao. Lao động có trình độ là người lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao với công việc. Trình độ có thể chia thành 2 loại : Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi giáo dục và đào tạo chính quy. Tri thức ngầm (Tri thức truyền thống): Là những kiến thức thu được từ kinh nghiệm thay vì được học hỏi qua giáo dục chính quy. * Khái niệm về việc làm: Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống Xã Hội. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có những quan niệm khác nhau về việc làm. Trong từ điển kinh tế Khoa học Xã Hội xuất bản tại Paris năm 1996 khái niệm về việc làm được nêu ra như sau: “ Việc làm là công việc mà người lao động tiến hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”. Ở Việt Nam, trong bộ luật lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 đã khẳng định “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. * Khái niệm về thất nghiệp: Không có việc làm (thất nghiệp) đang trở thành vấn đề nóng bỏng gây sức ép về kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo quan điểm của ILO định nghĩa thất nghiệp là người không có việc làm có khả năng làm việc và nhu cầu tìm việc làm. Vậy những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Theo quy định của Bộ Lao Động thương binh Xã Hội: “Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng không có việc làm”. * Khái niệm về di cư, di cư lao động. Di cư: Có nhiều định nghĩa về di cư được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính đa dạng phức tạp của hiện tượng di cư. Theo một số tác giả nước ngoài như Petersen (trong phân tích thực trạng di dân tự do đến Đắc Lắk và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội, 2002), di cư là sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của một người trong một khoảng cách đáng kể. Định nghĩa này về di cư còn thiếu cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương đối” là bao nhiêu? khoảng cách đáng kể là bao xa? chưa được xác định rõ. Còn theo Smith (trong Di dân tự do đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường được sử dụng để đề cập đến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều rõ rệt là sự thay đổi nơi cư trú hay nơi ở. Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh, 1998) nêu rõ không phải tất cả những sự thay đổi vị trí địa lý của mình đều là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di chuyển kéo theo những hậu quả nhất định. Do vậy, các nhà dân số học xác định người di cư là người thay đổi nơi sinh sống của mình trong khoảng thời gian đáng kể và đồng thời trong quá trình thay đổi đáng kể đó phải vượt qua một ranh giới chính trị. Năm 1958 Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư như sau: “Di cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên”. Sự thay đổi nơi cư trú được thể hiện ở hai đặc điểm sau: + Nơi xuất cư (hay nơi đi) là nơi người di cư chuyển đi. + Nơi nhập cư (hay nơi đến) là nơi người di cư chuyển đến. Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc đã loại ra những người đang sống lang thang, dân du mục và di dân theo kiểu con lắc (đi về hàng ngày). Di cư là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với chuẩn mực không gian và thời gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú (Tống Việt Cường, 1997). Hiểu di cư theo định nghĩa này dựa trên các đặc điểm chủ yếu sau: Một là, con người di chuyển khỏi một địa dư nào đó với một khoảng cách nhất định. Nơi đi và nơi đến phải được xác định, có thể là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính, khoảng cách giữa hai điểm là độ dài di chuyển. Hai là, con người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và ở lại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích. Nơi xuất phát là nơi ở thường xuyên và nơi đến là nơi ở mới. Tính chất cư trú là điều kiện cần để xác định di cư. Ba là, khoảng thời gian để ở lại nơi mới trong bao lâu là đặc điểm quan trọng xác định sự di chuyển nào đó có phải là di cư hay không. Tuỳ mục đích, thời gian ở lại có thể là một năm, một số tháng, thậm chí một số ngày. Bốn là, một số đặc điểm nữa được đưa vào trong nghiên cứu cụ thể, chẳng hạn như sự thay đổi hoạt động sống. Theo Uỷ ban kế hoạch Nhà nước 1992, 1994 đã định nghĩa: Di cư là sự di chuyển của người dân từ chỗ này sang chỗ khác, nghĩa là từ một huyện, tỉnh, nước này sang một huyện, tỉnh, nước khác trong một năm hoặc hơn. Như vậy Di cư là một bộ phận hợp thành của biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề quan trọng của phát triển bền vững. Di cư lao động: Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu di cư lao động là việc chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng đủ lớn buộc người di cư thay đổi hộ khẩu thường trú và tạm trú. * Các loại hình di cư: Theo độ dài thời gian cư trú cho phép phân biệt các loại hình di cư: di cư lâu dài, di cư tạm thời, di cư chuyển tiếp. - Di cư lâu dài: bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác đến nơi xa nơi ở cũ, thanh niên tìm cơ hội việc làm mới và tách gia đình,…Những người này thường không trở về quê hương – nơi cư trú. - Di cư tạm thời: là sự thay đổi nơi ở gốc là không lâu dài và khả năng quay lại là chắc chắn, thường là sự di chuyển làm việc theo mùa vụ. - Di cư chuyển tiếp: là kiểu di cư mà không thay đổi nơi làm việc. Theo khoảng cách cho phép phân thành các loại di cư gần hay xa, giữa nơi đến và nơi đi. Di cư giữa các nước gọi là di cư quốc tế, giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong một nước gọi là nội địa. Theo tính chất chuyên quyền phân di cư thành: - Di cư hợp pháp (di cư có tổ chức): là sự di chuyển dân cư được thực hiện theo các chương trình đáp ứng mục tiêu nhất định do Nhà nước đề ra và trực tiếp chỉ đạo. Di cư có tổ chức nhận được sự hỗ trợ và những điều kiện thuận lợi do Nhà nước tạo ra. Người di cư và gia đình họ có thể nhận được sự giúp đỡ cần thiết để có thể tổ chức cuộc sống, giảm bớt hoặc không phải trải qua những thử thách nặng nề tại nơi cư trú mới. - Di cư tự do: là di dân ngoài kế hoạch, sự di chuyển đến nơi cư trú mới hoàn toàn do người dân tự quyết định bao gồm cả việc chọn địa bàn đến, tổ chức di chuyển trang trải mọi chi phí và tự tạo việc làm tại nơi cư trú mới trên cơ sở thực hiện một số thủ tục tối thiểu với chính quyền địa phương. Đây là dòng di cư không do Nhà nước tổ chức, thường diễn ra đồng thời với di cư không có tổ chức. * Khái niệm nông hộ Trong lịch sử nghiên cứu về kinh tế hộ đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đưa ra những khái niệm khác nhau về kinh tế hộ. Để đi sâu nghiên cứu kinh tế hộ trước hết cần làm rõ khái niệm hộ và gia đình. Theo quan điểm của Liên hiệp quốc thì “Hộ là những người có cùng chung dưới một mái nhà ăn chung và có cùng chung một ngân quỹ”. Trong hội thảo ở Hà Lan năm 1980 về quản lý kinh tế nông trại, các đại biểu lại thống nhất quan niệm cho rằng: Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem hộ như một đơn vị kinh tế. Theo quan điểm của giáo sư T.G Megee. Giám đốc viện nghiên cứu Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung trong một mâm cơm và có chung một ngân quỹ. Như vậy theo quan điểm cảu giáo sư T.G Megee, hộ không nhất thiết là những người có chung huyết thống, trong định nghiã hộ ông còn phân biệt với gia đình. Điểm khác nhau căn bản đó là gia đình là nhóm người có cùng huyết tộc, gia đình hạt nhân một vợ một chồng và các con là đơn vị cơ bản của xã hội. Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ khác nhau cùng chung sống trong một mái nhà đang trong quá trình giải thể. Như vậy, gia đình là một loại hộ căn bản. Hộ là nhóm người có chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ. Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Những định nghĩa trên về hộ có thiên hướng nhấn mạnh tới chức năng kinh tế, xem hộ như một đơn vị kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, khía cạnh nhân chủng học chưa được đề cập tới. Bên cạnh quan niệm xem hộ như một đơn vị kinh tế lại có nhiều ý kiến nhấn mạnh tính huyết thống trong quan niệm về hộ. Raul Iturta – Giáo sư trường Đại học tổng hợp Lisbon cho rằng: “Hộ là một tập hợp những người cùng chung một huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân hộ và cộng đồng”. Như vậy từ sự nghiên cứu những quan niệm khác nhau về hộ có thể rút ra hai quan điểm cơ bản: - Quan điểm thứ nhất cho rằng hộ là những người có chung một cơ sở kinh tế, có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống. - Quan điểm thứ hai cho rằng hộ là những người có cùng huyết thống và có chung một cơ sở kinh tế. Hai quan điểm trên có những khía cạnh giống nhau ở chỗ: đều coi nông hộ là một đơn vị kinh tế, với những chức năng sản xuất và tiêu dùng, tuy nhiên giữa hai quan điểm đó có sự khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng hộ là những người không nhất thiết có cùng huyết thống, quan điểm thứ hai cho rằng hộ phải là những người có cùng huyết thống. Từ sự nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ chúng tôi nhận thấy không thể xem xét hộ chỉ từ khía cạnh huyết thống, tính huyết thống chỉ ra một nguyên tắc tổ chức có liên quan đến cá nhân của một nhóm, song vấn đề cơ bản để xác định hộ không phải tính huyết thống mà là cơ sở kinh tế, chính cơ sở kinh tế là tiêu chí xác định hộ. Khi đề cập tới vấn đề này Traianốp đã viết: “Khái niệm hộ, đặc biệt là trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó mà nội dung còn có thêm cả một loạt những điều phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình”. Như vậy khi xác định hộ phải căn cứ vào: - Hộ là những thành viên có cùng chung một cơ sở kinh tế, cùng một nguồn thu nhập, cùng tiến hành sản xuất chung và cùng ăn chia phân phối. - Hộ là một nhóm người có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống, họ có thể cùng sống hay không cùng sống chung trong một mái nhà. * Hộ gia đình Trên cơ sở những căn cứ để xác định hộ chúng tôi cho rằng gia đình là một loại hộ, gia đình được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là những người có cùng chung huyết thống hôn nhân, có chung một cơ sở kinh tế, cùng làm ăn, cùng sống chung trong một mái nhà. Như vậy thì căn cứ để xác định hộ đã có gia đình, đó là những người sống trong một mái nhà và có chung một cơ sở kinh tế. Gia đình là một loại hộ nhưng hộ không đồng nhất với gia đình. Gia đình chỉ được coi là hộ khi các thành viên của nó có chung một cơ sở kinh tế, trên cơ sở đó theo căn cứ để xác định hộ đã trình bày thì đó là những hộ gia đình. * Khái niệm về giới Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội mang đặc điểm khác nhau do xã hội quy định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội xác lập nên. Giới là một sản phẩm của xã hội, thay đổi theo bối cảnh cụ thể, phụ thuộc vào các nhân tố xã hội như: giai cấp,dân tộc, tuổi tác, văn hóa truyền thống, hoàn cảnh kinh tế- xã hội- chính trị. Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò trong xã hội, hành vi ứng sử trong xã hội, và các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. 2.1.2 Vai trò của di cư lao động Khi nhận định về vai trò di dân  nông thôn - đô thị, tác giả Đặng Nguyên Anh cho rằng di dân đang góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, cải thiện thu nhập cho các gia đình ở nông thôn hiện nay. Người lao động nông thôn từ thành phố trở về mang theo những tri thức gắn liền với nhịp sống văn minh thành phố, các thang giá trị mới trong lối sống mà trước đó chưa từng tồn tại ở làng quê. Tác giả cho rằng xu hướng di dân này ngày càng gia tăng là điều tất yếu ở Việt Nam cũng như đối với bất kì quốc gia nào đang trên đường CNH-HĐH vì di cư là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển. (Đặng Nguyên Anh, Về vai trò của di cư nông thôn - đô thị…, Tạp chí xã hội học, số 1/1997). Như vậy di cư có vai trò sau: - Di cư góp phần bù đắp vào phần thiếu hụt trong lực lượng lao động ở thành phố. - Đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp dịch vụ - Góp phần làm gia tăng lợi ích cho các thành phố - Giao lưu văn hoá kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị. 2.1.3 Lý do của di cư lao động Theo lý thuyết di cư của Hariss – Todaro Hariss và Todaro xem xét một quyết định của người dân di cư trên cơ sở so sánh thu nhập kỳ vọng với thu nhập thực tế mà họ nhận được và xác suất tìm được việc làm tại mức thu nhập kỳ vọng này. Lý thuyết di cư nông thôn - thành thị của Todaro: Lý thuyết của Todaro nghiên cứu dòng người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ 60-70. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định. Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp. Todaro đã chỉ ra được qui mô, mức độ của làn sóng di cư phụ thuộc vào những mong đợi cá nhân về lợi ích mà sự mong đợi này được đo bằng sự khác nhau về thu nhập thực tế giữa thành thị và nông thôn (Lai Yew Hah và Tan Siew, 1985). • Nhân tố đẩy: nghèo đói, thất nghiệp và thiếu, việc làm, thiếu đất canh tác cùng với quá trình đô thị hóa nhanh. • Nhân tố kéo: các cơ hội thu nhập, giáo dục, mức sống cao hơn ở nơi đến... Theo Everett Lee (Trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1998) Yếu tố “đẩy” lao động ra khỏi nông nghiệp nông thôn để tham gia hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu là các yếu tố bất lợi nằm trong hộ gia đình. Reardon (1997) đưa ra nhân tố đẩy sau đây: Tăng trưởng dân số, tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, giảm doanh thu đối với nông nghiệp, tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, các sự kiện và cú sốc xảy ra, thiếu khả năng tiếp cận với thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố “kéo” thường là thuận lợi, hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp như: thu nhập cao, rủi ro thấp, tạo ra tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu và nhiều cơ hội đầu tư. Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của họ về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp củ hộ nông dân, thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tại sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia cào hoạt động phi nông nghiệp. Thực tế có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì , ở một quy mô nhất định nó là yếu tố “ kéo:nhưng ơởmột quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy”. Mô hình của Everett Lee ra đời vào những năm 60 trên cơ sở tóm tắt lại những “luật di cư” của Ravenstein và những cảm nhận của mình, ông cung cấp những cơ sở có giá trị về xem xét tại sao con người lại di chuyển và tại sao họ lại chọn địa điểm định cư. Ông cho rằng, dẫn đến di cư là sự kết hợp của tất cả các yếu tố nơi đi và nơi đến. Ông coi (+) là yếu tố tích cực, (-) là yếu tố tiêu cực, hay (0) là yếu tố trung lập. Mô hình của Everett Lee được thể hiện qua sơ đồ sau: + - 0 + - 0 + - 0 + 0 0 + + - 0 + 0 + 0 - + 0 + - 0 + + - + - + - + 0 - + 0 0 - + 0 - + 0 - 0 + - + - 0 - + - 0 Nơi đi Các cản trở Nơi đến Sơ đồ 1: Sơ đồ lực hút, lực đẩy và các trở ngại trong di cư Trong suy luận đơn giản nhất thì sự di cư có khả năng xảy ra nhiều nhất ở nơi mà tác động của các yếu tố tiêu cực ở địa điểm đi và các yếu tố tích cực ở địa điểm đến trong tương lai là lớn hơn những yếu tố gắn bó con người với vùng quê của họ hoặc yếu tố ngăn cản họ di chuyển đến nơi khác. Sự cân bằng tương đối giữa các yếu tố tích cực có thể sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ tới mức độ di cư mà còn tới cả hướng của chuyển động, dòng di cư sẽ hướng tới nơi hấp dẫn hơn. Nó có khả năng tác động tới thời gian kéo dài của những ngưòi di chuyển, khi mà di cư trở lại (hồi cư) có thể xảy ra nhiều hơn nếu cộng đồng nơi di tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối vơí những người di chuyển. Một yếu tố khác cũng tác động tới khả năng di cư là cái mà Lee gọi là “những trở ngại ở giữa” đây có thể là những rào chắn đối với di cư (như chi phí vận chuyển, khoảng cách về không gian và văn hoá khác nhau giữa các nơi, quan hệ họ hàng, gia đình, thiếu thông tin về cơ hội và điều kiện ở nơi mới, luật pháp,…) nó có thể dễ vượt qua đối với một số người nhưng đối với một sô người khác lại là điều không thể vượt qua được. Với đặc điểm văn hoá nông thôn Việt Nam nói chung, người phụ nữ nông dân nói riêng, họ rất gắn bó với gia đình, làng xóm, coi trọng sự ổn định, không muốn có những biến đổi, ngại đi xa. Vậy những lý do nào khiến họ rời bỏ quê hương, thậm chí gia đình để đi vào các thành phô hay đến các địa phương khác. Theo Dương Kim Hồng - Diễn đàn phát triển Việt Nam 2007 thì ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lý do thúc đấy lao động nữ nhiều nhất là tìm được việc làm ở nơi ở mới. Điều này cho thấy vấn đề việc làm của những lao động nữ nông thôn cần phải được quan tâm. Bảng 2.1 Phần trăm người lao động nữ di cư theo lý do di chuyển chia theo nơi cư trú hiện tại. Lý do Hà Nội TP HCM Tìm được việc ở nơi ở mới 45,2 71,0 Để cải thiện đời sống 31,4 55,3 Gần người thân 25,9 13,6 Để cải thiện điều kiện xã hội, môi trường 14,0 14,4 Vì tương lai của con 11,7 5,3 Không tìm được việc làm ở nơi cũ 1,6 17,9 Kết hôn 10,0 3,8 Đi học 6,9 4,1 Môi trường tự nhiên phù hợp hơn 4._.,0 2,1 Đã học xong 2,2 2,1 Không có người thân ở nơi cũ 0,2 0,2 (Dương Kim Hồng - Diễn đàn phát triển Việt Nam - Tháng 12 năm 2007) 2.1.4 Những ảnh hưởng của việc di cư lao động nữ * Ảnh hưởng tích cực - Đối với nơi xuất cư: Di cư là một hệ quả tất yếu từ sự chênh lệch về mức sống, mức thu nhập giữa nơi đi và nơi đến, bên cạnh sự khó khăn về việc làm, sự khan hiếm đất đai….Từ đó dẫn đến một hiện tượng khá phổ biến là phần lớn lao động nữ di cư vào các thành phố đều sống rất tiết kiệm, chắt chiu tiền thu nhập của mình để gửi về quê giúp gia đình và người thân còn lại ở quê. Số tiền mà lao động nữ kiếm được gửi về đà góp phần quan trọng trong việc giải quyết cuộc sống cho những người thân còn lại ở quê, nó có thể chiếm một phần đáng kể trong thu nhập của gia đình ở địa phương. Ở khía cạnh xã hội thì số tiền gửi về quê của đối tượng di cư có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương, cải thiện cuộc sống cộng đồng của dân cư vùng nông thôn và việc ra đi cũng góp phần vào giảm bớt áp lực dân cư đối với sự chật hẹp của đất đai có xu hướng ngày càng giảm trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác chính sự ra đi này của lao động nữ đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu lao động từ lĩnh vực lao động nông nghiệp thuần tuý sang các lĩnh vực kinh tế khác( dịch vụ, ngành nghề…). Một số đối tượng khác sau khi tích luỹ được vốn liếng, kinh nghiệm sản xuất, tay nghề họ đã trở về địa phương để mở ra các hoạt động mà họ học hỏi và tích luỹ được trong quá trình lao động tại nơi họ đã từng đến. Họ đã tự tạo việc làm trong gia đình cũng như thu hút thêm việc làm cho các đối tượng lao động xung quanh khác. Bên cạnh lợi ích kinh tế, người lao động nông thôn từ thành phố trở về còn mang theo những tri thức và nhận thức mới gắn liền với nhịp sống văn minh của thành phố. Họ còn mang theo mình một ý thức làm giàu, các thang giá trị mới trong lối sống mà có thể trước đó chưa từng tồn tại ở làng quê. Ngay cả nhận thức và thái độ đối với vấn đề sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình cũng biến đổi nhanh hơn cùng với quá trình di chuyển. Họ còn thấy sự thua thiệt về trình độ văn hoá của họ cũng như của con em họ so với những nơi họ đến kiếm sống. Tất cả những điều trên đã tạo nên một khởi sắc mới trong cuộc sống ở những làng quê có nhiều người đi làm ăn và thoát ly khỏi địa phương. - Đối với nơi nhập cư: Sự tham gia của lao động nữ di cư đã và đang tạo ra một thị trường nhân công năng động ở các trung tâm đô thị, các thành phố lớn. Phần lớn những lao động nữ ra đi là những người rất năng động, nhạy bén, dũng cảm và có chí tiến thủ mạnh mẽ. Họ không chịu ngồi bó tay trước hoàn cảnh khó khăn dù cho sự ra đi của họ có thể là phiêu lưu, mạo hiểm. Người thành phố khi sử dụng lao động này hầu như không phải chi phí tốn kém nhiều cho việc đầu tư đào tạo. Trong một số trường hợp sự di cư của lao động nữ cũng góp phần làm cân bằng dân cư giữa nơi đi và nơi đến vì họ không chỉ nhập cư vào các thành phố lớn mà họ còn đến những vùng nông thôn khác ít người để làm ăn kinh tế. * Ảnh hưởng tiêu cực - Đối với nơi xuất cư: Sự ra đi của lao động nữ gây ra sự thiếu hụt, mất mát lao động trẻ khoẻ ở địa phương. Hơn nữa người ra đi thường có trình độ văn hoá giáo dục tốt hơn so với người ở lại. Họ làm việc có năng suất, hiệu quả hơn, do vậy việc xuất cư của họ dù là tạm thời hay theo mùa vụ thì cũng có những ảnh hưởng đáng kể tới địa phương. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước, đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiến lên một bước mới. Vậy ai sẽ là người tiếp nhận việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến này trong khi phần lớn những người di cư là trẻ tuổi và có trình độ? Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là trong các gia đình có sự ra đi của người phụ nữ thì những tình cảm trong gia đình có thể bị xáo trộn. Khó có thể xác định được số tiền họ mang về trang trải cho gia đình có thể bù đắp được những thiếu hụt về tình cảm trong gia đình hoặc khi có tiền đời sống gia đình họ được cải thiện hơn, hạnh phúc hơn, ít cãi cọ vô lý hơn, con cái họ có điều kiện được học hành tốt hơn hay không. Thực tế không ai có thể so sánh và cân đong đo đếm được những giá trị vô hình này với những giá trị kinh tế mà họ thu lượm được. Tuy nhiên, xét riêng về mặt tình cảm gia đình và loại trừ các các đối tượng di cư để hợp lý hoá gia đình hoặc để trốn chạy cuộc sống gia đình đang có khúc mắc, bất hoà, thì số còn lại phần lớn là do khó khăn về kinh tế mà thật sự họ mong muốn tìm một nguồn thu nhập cao hơn, có thể cải thiện cuộc sống của chính bản thân, gia đình. Ngoài sự xáo trộn về mặt tình cảm khi có lao động nữ di cư mà việc đảm nhiệm các công việc trong gia đình cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, người đàn ông phải gánh vác các việc mà trước kia họ cho đó chỉ dành chos phụ nữ như chăm sóc con cái, nội trợ,… Đi cùng với những biến đổi của đời sống tinh thần thì ở nông thôn nơi xuất cư cũng còn chịu một sức ép, sự cạnh tranh về kinh tế giữa các hộ có người xuất cư gửi tiền về và những hộ không có người xuất cư. Thực tế cho thấy, những hộ có người xuất cư thường được nhận tiền từ đối tượng di cư để phục vụ cho nhu cầu ăn mặc, xây nhà và mua sắm các tiện nghi khác. Công bằng mà nói nếu chỉ làm thuần tuý nông nghiệp thì những việc làm trên là hết sức khó khăn, lo đủ cũng đã là khó, huống hồ việc mua sắm. Thậm chí khi có vốn còn dùng vốn này vào việc thâu tóm đất đai hoặc cho vay lấy lãi tạo ra sức ép địa phương giữa những người có kinh tế và người nghèo, đẩy khoảng cách chênh lệch về cuộc sống ngay trong vùng nông thôn – và đây cũng là yếu tố thúc đẩy người nông thôn phải ra đi để theo kịp những người hàng xóm xung quanh. - Đối với nơi nhập cư: Di cư tự do ở nông thôn đến các thành phố lớn tìm kiếm việc làm giải quyết được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp nhưng lại tạo nên một mật đô dân số đông đúc tại đô thi kéo theo những tệ nạn xã hội: như tai nạn giao thông, giá thuê nhà cao lên gây lên những kiện tụng tranh chấp đất đai, vấn đề sức khẻo, nhu cầu sống, quyền lợi của chính lao động di cư không được đảm bảo tại các thành phố lớn. Lao động nữ di cư tự do tạo nên sự mất cân bằng giới cho vùng lao động nữ di cư đến và tại vùng lao động nữ di cư đi. Nhìn chung, lao động nữ di cư từ thành thị ra nông thôn chủ yếu tập trung lao động vào một số ngành như may mặc, chế biến và bảo quản nông sản những công việc đòi hỏi nhiều thời gian lao động nhưng lại không đước trả lương cao, thực tế hiện nay rất nhiều lao động nữ trong các công ty may mặc vẫn chưa hay không thể lập được gia đình do điều kiện công việc không cho phép. Như vậy, tạo nên sự mất cân bằng giới tại những công việc khác như lắp ráp ôtô, xe máy.. Theo nghiên cứu của Mai Huy Bích về những người phụ nữ nghèo, ít học từ nông thôn ra thành thị. Tác giả đã phân tích một số điểm tiêu cực của hình thức lao động này. Đó là nhu cầu thuê mướn lao động làm việc nhà nhưng điều này chưa được đáp ứng vì người ta ra thành phố tìm việc làm khác chứ không phải để làm “Ô sin”. Sự xuất hiện của loại hình lao động “Ô sin” đã và đang khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công việc gia đình. Trước đây những công việc gia đình do người vợ, người mẹ làm, thường không được tính đến, còn nếu thuê người làm thì phải mất từ 300000 đến 500000 đồng/tháng với cơm nuôi và chỗ ở. Điều này đã làm lay chuyển mạnh mẽ quan niệm thịnh hành lâu nay cho rằng việc nhà là loại hình lao động chỉ tạo ra giá trị sử dụng chứ không tạo ra lời lãi, không được trả công, không sinh lợi (Mai Huy Bích, 2004). Lao động làm việc nhà phản ánh tiêu cực sự bình đẳng giới và người ta cho rằng làm việc nhà chỉ có người phụ nữ mà thôi. Phụ nữ đi làm thuê việc không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà đã vượt ra ngoài biên giới. Làn sóng di cư của các cô gái nước ta sang Đài Loan ngày càng tăng. Mỗi năm có đến hàng nghìn cô gái đi lao động ở Đài Loan để làm các công việc trong các gia đình Đài Loan. Chính cuộc di cư này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm như: lao động của người phụ nữ nặng nhọc, nhân phẩm bị trà đạp, tình trạng cô đơn… 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thực trạng di cư lao động nữ trên thế giới Theo báo cáo của Action Aid, lực lượng di cư đang có xu hướng nữ hóa, 81% lao động di cư từ Indonesia (năm 2004), 72% lao động di cư từ Philippines (năm 2006) và 45% lao động di cư từ Việt Nam (năm 2006) là lao động nữ. Tỉ lệ lao động nữ ở những nước tiếp nhận lao động nhập cư tăng lên (ở Đông và Đông Nam Á) từ 47,5% - 51,5% năm 2005. Các lao động xuất khẩu nữ, nhất là lao động phổ thông phần lớn bị phân biệt đối xử và lạm dụng. Năm 2007, trên thế giới có 50 triệu người di cư từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khoảng 13,5 triệu người di cư trên thế giới năm 2005 đến từ các nước ASEAN. Ước tính cho thấy, ít nhất 30-40% trong số 6 triệu người lao động di cư tại châu Á là di cư bất hợp pháp. Việc thiếu phối hợp và giám sát các chính sách chung cùng những xung đột về chính sách khác gây ra vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và các quyền lao động của lao động di cư. Lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ phải chịu chấp nhận các thỏa ước lao động không công bằng, bị lạm dụng và thiếu sự bảo vệ. Ở Yangon, trong 10 năm qua số người Trung Quốc sang Myanmar làm ăn, sinh sống dưới nhiều hình thức hơn 1 triệu người, nâng tổng số người Hoa ở nước này lên xấp xỉ 3 triệu, trong đó ở hai thành phố lớn nhất, Yangon và Mandalay, mỗi nơi khoảng 800,000 người. Tại Lào, Trung Quốc viện trợ xây dựng Trung tâm thương mại Đầm Thạt Luổng, đưa kỹ sư và công nhân Trung Quốc sang thi công. Đến năm 2010, số người Trung Quốc có mặt tại Vientiane sẽ lên tới 500,000 và đến 2015 có thể lên tới 1,5 triệu người. Một số khu dân cư của người Trung Quốc xuất hiện dọc sông Mekong thuộc biên giới Lào - Thái. Hơn một thập kỷ qua, các công trình do Trung Quốc viện trợ cho châu Phi xây dựng đập nước thủy lợi, cầu cống đều do công nhân trong nước sang trực tiếp thi công. Báo Thanh Niên Tham Khảo (TQ) mới đây cho hay sau khi xây dựng xong, một số người ở lại lập nghiệp. 100 nông dân “làng Bảo Định” sang Zambia xây đập nước, sau hơn hai năm kết thúc công việc đã ở lại trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, mặc dù hộ chiếu của họ đã hết hạn. Khi cuộc sống ổn định, họ đưa người thân sang. Người phụ trách Cục Ngoại thương Hà Bắc, sau cuộc khảo sát năm 1998, đã giúp họ làm hộ chiếu, hợp pháp hóa việc định cư và giúp đưa người nhà của họ đến châu Phi. Và một làng Trung Quốc được thành lập mang tên “làng Bảo Định”. Sau này, khi xây dựng các công trình viện trợ cho châu Phi, Chính phủ Trung Quốc đã làm theo mô hình “làng Bảo Định”, đặt vấn đề cho phép công nhân Trung Quốc có thể ở lại định cư. Do đó, nông dân Trung Quốc không ngừng đến châu Phi sinh sống và hình thành nhiều làng Trung Quốc. Đến năm 2006, có hơn 70,000 nông dân đến châu Phi làm nghề trồng trọt, thành lập 28 “làng Bảo Định”, mỗi làng có 400-2,000 người. Ở 17 nước châu Phi, từ Sudan đến Zambia, từ Nigeria đến Kenya đều có các “làng Bảo Định” với quy mô khác nhau. Số lượng dự tính sẽ tăng lên hàng triệu người. Thái Lan: Khoảng 40% trong tổng lực lượng lao động là lao động hợp đồng. 80% lao động nữ ở Thái Lan là lao động hợp đồng. Hầu như tất cả lao động nhập cư (Miến Điện, Cămpuchia và Lào) đều là lao động hợp đồng. Ấn Độ: Trong ngành khai khoáng, tỷ lệ công nhân hợp đồng khoảng 15 % và tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng mỗi ngày. Trong ngành kim cương, tỷ lệ rất cao, gần như không có mối quan hệ người lao động và người sử dụng lao động. Trong ngành xi măng và hoá chất, nhiều việc làm có tính chất lâu năm nay cũng chuyển sang sử dụng lao động hợp đồng. Hàn Quốc: Theo con số chính thức, 55% thị trường lao động là lao động hợp đồng. Ít nhất 70% lao động nữ là lao động hợp đồng. 2.2.2 Một số kinh nghiệm về giải quyết vấn đề di cư trong một số nước trên thế giới và trong khu vực Di dân luôn là vấn đề nóng bỏng và hết sức phức tạp bởi tính chất hai mặt của nó, một mặt nó đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn, một mặt nó cũng gây ra không ít những tiêu cực. Để giảm thiểu mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của di dân, một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho rằng cần làm sao để giảm bớt làn sóng di cư và chia nhỏ nó ra thành nhiều nhành bằng việc đưa ra các chính sách đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn như sau: * Trung Quốc Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới nhưng có gần 70% dân số sống ở nông thôn. Trước đòi hỏi cấp bách của thực tế, ngay từ năm 1978, sau cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập hành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp hương trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động trong nông thôn. Coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết nghèo đói. - Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hoá trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng khoán các sản phẩm. - Nhà nước tăng giá thu mua nông sản một cách hợp lý. - Tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp nông thôn phát triển như Nhà nước bảo hộ sản xuất hàng trong nước, hạn chế ưu đãi đối với công nghiệp Nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động bị giữ lại ở nông thôn và các doanh nghiệp ở nông thôn có vị trí độc quyền trong trả lương, khai thác chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Doanh nghiệp hương trấn duy trì được tốc độ phát triển cao và liên tục nhờ lợi thế lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang doanh nghiệp phi nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn. - Thiết lập hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch cho huy động vốn cho công nghiệp nông thôn. - Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp Nhà nước. * Đài Loan Hiện nay, kinh tế nông thôn ở Đài Loan phát triển tương ứng với khu vực thành thị với các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ được phát triển đồng đều ở khắp các vùng và ngành sản xuất nông nghiệp đặt năng suất cao có hiệu quả. Từ năm 1953, Đài Loan thực hiện phương châm “Nông nghiệp bồi dưỡng hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển”. Chính quyền Đài Loan đã ưu tiên, ưu đãi về vốn đầu tư, về cơ chế chính sách nông nghiệp và nông thôn với 9 nội dung hỗ trợ như sau: 1. Bãi bỏ việc đổi lúa lấy phân bón. 2. Bãi bỏ các khoản phụ thu đối với ruộng đất. 3. Giảm lãi suất tín dụng nông nghiệp. 4. Nâng cấp giao thông nông thôn. 5. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. 6. Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho nông nghiệp. 7. Khuyến khích lập khu công nghiệp chuyên ngành. 8. Tăng cường công tác nghiên cứu, thí nghiệm phục vụ sản xuất. 9. Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy ở nông thôn. Bên cạnh đó Đài Loan khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn theo khuynh hướng phân tán nhưng có liên kết với nhau và liên kết với các công ty lớn ở đô thị. Các ngành công nghiệp phát triển là thực phẩm, dệt, hoá chất, chế tạo máy. Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, Đài Loan luôn chú trọng phát triển nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng lao động, bằng việc phát triển giáo dục cơ sở. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là tiền đề mang tính quyết định nâng cao khả năng sử dụng công nghệ là vốn quý của ngành công nghiệp Đài Loan nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Nhà nước còn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đủ tốt để đảm bảo tính năng động của công nghiệp nông thôn phân tán. Ngoài ra, Nhà nước còn chú trọng phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp khổng lồ. * Thái Lan Thực hiện chính sách khai thác đất đai từ năm 1950 đến 1990 diện tích đất nông nghiệp không ngừng tăng lên ( từ 8,27 triệu ha từ năm 1950 tăng lên 19,77 triệu ha năm 1982). Tuy nhiên, hệ quả là quá trình phá rừng ảnh hưởng môi trường sinh thái. Chính phủ Thái Lan đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn như hệ thống đường xá, đặc biệt là đầu tư vào thuỷ lợi…Tính cho đến năm 1998, đã có 604 dự án thuỷ lợi quy mô lớn và trung bình, 3,988 dự án nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp nhằm thu hút lao động nông thôn. Chính phủ Thái Lan đã ban hành chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo tín dụng cho nông thôn bằng cách thiết lập hệ thống tín dụng nông thôn, từng bước giúp nông dân tiếp cận tín dụng chính thức. Quy định các ngân hàng thương mại phải dành 14% tiền gửi cho ngành nông nghiệp vay. Ngân hàng nông nghiệp áp dụng lãi suất với nông dân theo phương pháp định giá chi phí trung bình. Từ năm 1987 Chính phủ đã áp dụng chế độ dùng thóc để thế chấp để nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, Thái Lan còn cung cấp các dịch vụ xã hội, chú ý đến giáo dục, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn kém phát triển…. 2.2.3 Tình hình di cư lao động nữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc di cư diễn ra từ rất sớm, “đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có” (Đặng Thu, 1994). Trong cuốn “Di dân của người Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”, nguyên nhân di dân được đề cập tới: do đời sống cơ cực, thê thảm vì chế độ tô thuế, bệnh dịch, thiên tai đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân không thể bám trụ ở quê hương. Nạn phiêu tán trở nên phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở đó xuất hiện mâu thuẫn tâm lí giữa tình cảm quê hương với chính sách cột chặt người nông dân vào công điền. Bảng 2.2 Phân bố phần trăm các vùng chuyển đi của những người di cư chia theo nơi cư trú hiện tại và giới tính Nơi chuyển đi Hà Nội Khu Kinh tế Đông Bắc Tây Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh Khu Công nghiệp Đông Nam bộ Tổng số Nam Đồng bằng sông Hồng 72,8 66,7 17,7 17,9 20,1 38.9 Đông Bắc 13,8 24,6 22,1 5,3 7,9 15,1 Tây Bắc 2,4 1,1 2,7 0,2 0,8 1,5 Bắc Trung bộ 6,4 4,8 14,0 18,4 19,8 12,6 Duyên Hải Nam Trung bộ 1,7 1,1 4,4 11,9 2,3 4,3 Tây Nguyên 1,0 0,2 25,0 2,1 4,8 7,1 Đông Nam bộ 1,9 1,1 10,8 15,5 29,2 11,4 Đồng bằng sông Cửu Long 0,0 0,2 3,3 28,6 13,7 8.9 Nước ngoài 0,0 0,0 0,0 0,0 1,5 0,3 Không xác định 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số người 419 439 480 419 394 2151 Nữ Đồng bằng sông Hồng 70,5 75,5 20.6 17,7 14,2 39,6 Đông Bắc 14,3 16,8 18,1 2,9 6,3 11,5 Tây Bắc 3,1 0,4 2,3 0,2 0,2 1,2 Bắc Trung bộ 9,1 5,9 12,9 23,7 26,2 15,8 Duyên Hải Nam Trung bộ 0,5 0,2 8,5 10,1 3,1 4,4 Tây Nguyên 1,4 0,2 26,9 3,1 3,6 6,6 Đông Nam bộ 0,7 0,9 8,8 11,7 27,6 10,2 Đồng bằng sông Cửu Long 0,2 0,2 1,9 30,4 17,7 10,4 Nước ngoài 0,0 0,0 0,0 0,2 1,2 0,3 Không xác định 0,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số người 580 559 520 582 606 2847 Tổng số Đồng bằng sông Hồng 71,5 71,6 19,2 17,8 16,5 39,3 Đông Bắc 14,1 20,2 20,0 3,9 6,9 13,0 Tây Bắc 2,8 0,7 2,5 0,2 0,4 1,3 Bắc Trung bộ 8,0 5,4 13,4 21,5 23,7 14,4 Duyên Hải Nam Trung bộ 1,0 0.6 6,5 10,9 2,8 4,4 Tây Nguyên 1,2 0,2 26,0 2,7 4,1 6,8 Đông Nam bộ 1,2 1,0 9,8 13,3 28,2 10,7 Đồng bằng sông Cửu Long 0,1 0,2 2,6 29,7 16,1 9,7 Nước ngoài 0,0 0,0 0,0 0,1 1,3 0,3 Không xác định 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số người 999 998 1000 1001 1000 4998 (Tổng cục thống kê) Lượng người di cư ra các khu vực thành thị ngày càng nhiều.Trong tổng số người di cư, phụ nữ luôn chiếm phần đông hơn nam giới. Trong số nhóm phụ nữ di cư thì nhóm phụ nữ trẻ tuổi từ 15-24 chiếm tới 46,8% (Điều tra di cư VN năm 2004). Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, vấn đề di cư đang trở nên phổ biến và thành một xu thế tất yếu tại Việt Nam. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Có 61,9% những người nhập cư tự do sống tụ tập ở những nơi không bị kiểm soát như bãi rác, gầm cầu, các khu chợ tạm, xuất hiện hàng loạt các khu dân cư cho người lao động ngoại tỉnh thuê với giá rẻ (Phúc Xá, Chương Dương…). Điều này đã tạo nên một cảnh vô cùng hỗn độn, vô trật tự: nhà cửa bị xuống cấp, hiện tượng lấn chiếm đất công, tranh chấp kiện cáo ngày càng phổ biến, nhà đất trở thành hàng hoá để ngưòi ta sang nhượng, trao đổi, mua bán, không kể đến tình trạng như thiếu nước sinh hoạt, môi trường ô nhiễm, an ninh khó kiểm soát … (Nga My, Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở…, Tạp trí xã hội học số 2/1997). Đáng chú ý là có tới hơn 20% công nhân lao động có mức thu nhập dưới 700,000 đồng/người/tháng. Trong khi đó, thời gian làm việc bình quân 8 - 10 giờ/ngày, nhiều khi phải chịu áp lực của hợp đồng giao hàng nên số giờ làm thêm của công nhân thường vượt so với quy định, gây suy giảm sức khoẻ cho người lao động. Mỗi tháng, công nhân lao động chỉ được nghỉ hai ngày Chủ nhật. Hiện không chỉ lao động nam mà ngay LĐN di cư về các đô thị ngày một gia tăng. Mất đất canh tác do đô thị hoá cùng với thiếu việc làm nên nhiều LĐN nông thôn đã di cư lên các đô thị, thành phố lớn để kiếm việc mưu sinh. Riêng Hà Nội có trên 400,000 người và Thành phố Hồ Chí Minh là cả hơn triệu lao động tràn về để tìm việc làm, trong đó có hơn 50% là LĐN và công việc mà nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để kiếm sống là bán hàng rong.Tuổi trung bình của chị em bán rong thường từ 18 đến 55 chiếm 77%, dưới 18 tuổi chiếm 6%. Trong số các chị em được điều tra có tới 76,5% người có gia đình. Trình độ học vấn đa phần là cấp I và II - 88,5%, cấp III - 6,5%, chưa đi học – 0,5%. Trung bình thời gian bán hàng ở Hà Nội của chị em là 4-5 năm; những người bán lâu nhất là khoảng 10 – 12 năm. Thực trạng đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần của người lao động trong các khu nhà trọ đang đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó vấn đề nhà ở cho người lao động di cư là rất cần thiết. Đại bộ phận lao động nhập cư không có điều kiện để mua nhà ở, tiền lương kiếm được chi tiêu tiết kiệm tối đa cho bản thân và một phần rất ít để hỗ trợ gia đình. Phần lớn các khu nhà trọ được xây dựng tạm bợ, chủ yếu là nhà cấp 4, an ninh trật tự khá phức tạp nên thường xuyên xảy ra các hiện tượng mất trộm đồ dùng cá nhân. Do đó, đời sống tinh thần của lao động nữ di cư cũng rất nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong phòng trọ, không có cơ hội tham gia các họat động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2004 cho thấy ở Hà Nội số người di chuyển từ Đồng bằng sông Hồng đến chiếm tỷ lệ lớn nhất (72,8% đối với nam và 70,5% đối với nữ). 2.2.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lao động việc làm cho lao động nữ di cư Nước ta là một nước có tới 80% dân số ở nông thôn, nên lực lượng lao động nữ ở khu vực này cũng chiếm một lượng đáng kể. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hàng năm nước ta có khoảng 1,1 triệu người đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động xã hội và làm cho sức ép về lao động và việc làm gia tăng. Lực lượng lao động lên tới 45 triệu người, chiếm trên 53% dân số toàn quốc. Trong 80% lược lượng lao động sống ở nông thôn có tới 50,3% là lao động nữ, tương đương khoảng 16 triệu người. Chỉ xét riêng về mặt số lượng, với đội quân lao động nữ hùng hậu như vậy cũng đủ để cho tất cả mọi người hướng sự quan tâm chú ý vào khu vực này. Nhưng xem ra đây lại là một bài toán còn nhiều ẩn số không dễ gì tìm được lời giải nagy một sớm một chiều. Xét về mặt chất lượng lao động nữ ở nông thông, theo điều tra mới đây có 3,66% số người mù chữ, tương đương với khoảng 1,070,778 người. Tỷ lệ số người tốt nghiệp phổ thông trung học là 3,90%, tương đương khoảng 1,210,450 người. Tỷ lệ số người chưa tốt nghiệp tiểu học là 12,30%, tương đương với 3,450,460 người. Tỷ lệ số người đã tốt nghiệp tiểu học là 14,55%, tương đương với 4,188,321 người. Tỷ lệ số người đã tốt nghiệp phổ thông cở sở là 16,77%, tương đương với 4,835,492 người. Như vậy, chúng ta có thể thấy đại bộ phận lực lượng lao động nữ ở nông thôn trình độ học vấn còn thấp, có tới hơn 13 triệu người hoặc là mù chữ, hoặc chỉ học từ tiểu học đến phổ thông cơ sở. Trình độ học vấn là thước đo về mặt bằng dân trí. Còn thước đo về chất lượng của lực lượng lao động là trình độ chuyên môn và kỹ thuật, cái có ý nghĩa quyết định đối với năng suất lao động. Nhưng để đào tạo được chuyên môn kỹ thuật, thì đòi hỏi khâu học vấn có ý nghĩa quyết định. Do đó, trong tổng số 10 triệu người, có tới 15,405,505 người, chiếm trên 95% số lao động nữ ở nông thôn không hề có bất kỳ một chuyên môn kỹ thuật nào, đó cũng là điều dễ hiểu. Còn lại số có trình độ sơ cấp là 165,434 người, chiếm 0,57%; số công nhân kỹ thuật có bằng cấp là là 37,419 người, chiếm 1,26%; cao đẳng và đại học là 113,338 người, chiếm 0,39%. Số liệu thống kê trên chắc chắn chưa phẩn ánh đúng thực tế. Song rõ ràng thực trạng này đang là một bức rào chắn khá kiên cố ngăn cản quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. một người không biết chữ thì không thể tiếp thu được khoa học kỹ thuật, chứ chưa nói đến việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới. Mặt khác, "cái khó bó cái khôn", một khi sản xuất không phát triển được, sức lực của con người dư thừa là mảnh đất màu mỡ cho các vấn đề xã hội nảy sinh, "đói ăn vụng, túng làm liều" là khó tránh khỏi. Dòng người di cư tự do từ nông thôn ra thành phố những năm gần đây là một bằng chứng sinh động cho thực tế đó, khi nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang thị trường hoá. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh có trên một triệu người; còn ở Hà Nội cũng có khoảng gần trên bốn trăm nghìn người từ các vùng lân cận tràn vào kiếm sống. Trong số này có hơn một nửa là phụ nữ. Số lao động nữ lang thang này là một tác nhân đáng kể làm lây lan các bệnh dịch cũng như các tệ nạn xã hội có thể để lại hậu quả khôn lường cho các thế hệ sau và cho cả nòi giống. Để có thể thay đổi được thực trạng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, ngoài việc Nhà nước cần hỗ trợ vốn để họ có thể sản xuất và sinh sống, còn phải cho họ những cơ hội cần thiết để họ học văn hoá và tiếp thu khoa học - kỹ thuật, biến đổi suy nghĩ thành nhận thức, cung cách làm ăn và lối sống của họ. Từ đó tạo đà cho việc tiến hành xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thông ngày một vững chắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là một chiến lược phát triển kinh tế gắn lìên với tiến bộ và công bằng xã hội mà Đảng và Nhà nước ta nên làm Đứng trước thực trạng của vấn đề lao động nữ di cư, Tổ chức ActionAid Việt Nam và các ban, ngành chức năng cho rằng, Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước cần có chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, chú ý đến các dự án có quy mô nhỏ gắn với khu vực nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết vịêc làm tại chỗ, hạn chế các dòng lao động nông thôn di cư vào thành phố. Theo đó, cần đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư giáo dục phổ thông, phát triển phổ cập, dạy nghề đại trà tại khu vực nông thôn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, các Doanh nghiệp cần nhận thức rõ việc thực thi nghiêm chỉnh lụât pháp lao động cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, vì chăm lo đời sống cho người là động là nhân tố quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh nước ta. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Yên Phương là một xã đồng bằng của huyện Yên lạc – Vĩnh Phúc với diện tích 526,6 ha chia làm 4 thôn: Phương Trù, Dân Trù, Yên Thư, Lũng Hạ với 10 khu hành chính. xã Yên Phương nằm ở phía Đông Nam của huyện có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp thị trấn Yên Lạc. Phía Nam giáp xã Hồng Phương, Liên Châu. Phía Tây giáp xã Tam Hồng. Phía Đông giáp xã Nguyệt Đức. Là một xã đông dân của huyện với 8568 người, lại là một xã thuần nông với diện tích có hạn nên đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm. 3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết Yên Phương là một xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu toàn miền Đồng bằng bắc bộ như sau: Cũng như khí hậu toàn miền bắc, khí hậu xã Yên Phương chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 23o – 26oc, nhịêt độ tối cao là 40oc, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 12oc – 17oc. Tổng lượng mưa hàng năm trung bình là 1400 – 1600 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổgn lượng mưa cả năm, lớn nhất là 759 mm vào tháng 8. Độ ẩm quanh năm khá cao, trung bình từ 85 – 86%, thường là 83 % vào tháng 7 và 89 % trong tháng 3. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất Đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với bất kỳ một vùng nông thôn nào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc phân bố và sử dụng đất đai như thế nào có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Qua bảng 3.1 ta thấy: Về tổng diện tích đất tự nhiên thì không có gì thay đổi nhưng về cơ cấu trong tổng diện tích đất tự nhiên lại thay đổi qua các năm theo sự biến động và phát triển kinh tế xã hội của xã cụ thể như sau: Năm 2006 đất nông nghiệp là 390,34 ha chiếm 74,12%, đất phi nông nghiệp là 136,26 ha (chiếm 25,88%), năm 2007 diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 387,7 ha, (chiếm 73,62%) ứng với giảm 0,68%, diện tích đất phi nông nghiệp là 138,9 ha , tăng lên 1,94%, và đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 385,16 ha chiếm 73,14%, so với năm 2007 thì nó giảm hơn 0,66%, còn đất phi nông nghiệp là 141,44 ha, so với năm 2007 thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 1,83%. Nhưng trong đất nông nghiệp cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp cũng có sự thay đổ._.%) SL (Người) CC (%) 1. Lương thực - thực phẩm hàng ngày 21 52,5 11 27,5 8 20,0 2. Kiến thiết xây dựng nhà cửa 13 32,5 27 67,5 0 0,0 3. Chi cho học hành con cái 22 55,0 18 45,0 0 0,0 4. Chi cho hiếu, hỉ 3 7,5 25 62,5 12 30,0 5. Trả nợ 8 20,0 32 80,0 0 0,0 6. Tiết kiệm 6 15,0 33 82,5 1 2,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Việc chi cho xây dựng, sửa chữa nhà cửa đa phần không có gì thay đổi khi lao động nữ di cư (67,5%). Chỉ có 32,5% số hộ cho rằng việc chi cho xây dựng , sửa chữa nhà cửa là tăng hơn, vì nhờ có lao động nữ di cư gửi tìên về cộng với số tiền mà lao động ở nhà làm ra nên một số hộ đã quyết định tăng mức chi tiêu về vấn đề này. Vì các khoản đóng góp cho học hành của con cái phần lớn đã cố định nên trước và sau khi lao động nữ di cư thì cũng không có sự thay đổi nhiều cho các khoản này. Chiếm một tỷ lệ tương đối số hộ cho rằng không có sự thay đổi về chi cho học hành của cái (45,0%) khi lao động nữ di cư. Nhưng bên cạnh đó lại có đến 55,0% số hộ chi cho việc học hành của con cái lớn hơn khi lao động nữ di cư, những hộ đó có nền kinh tế khá hơn khi có tiền gải về từ lao động nữ thì họ sẽ đầu tư cho nhu cầu học tập như mua sách vở hay cho con đi học thêm nhiều hơn. 30,0% là tỷ lệ số hộ được hỏi cho rằng chi tiêu của gia đình sẽ giảm đi khi có lao động nữ di. Trường hợp này chủ yếu rơi vào những hộ có lao động nữ là thanh niên. 62,5% số hộ cho rằng không có thay đổi gì về các khoản chi cho hiếu, hỉ. Hiếu, hỉ là việc chung của cả gia đình nên dù không có lao động nữ ở nhà thì những người trong nhà vẫn phải chi cho các khoản này. Rất ít hộ cho rằng chi cho hiếu, hỉ tăng lên khi không có lao động nữ ở nhà (7,5%). Việc chi cho trả nợ và tiết kiệm trong gia đình ít có sự biến đổi khi lao động nữ di cư. Tỷ lệ số hộ trả lời không có sự thay đổi về trả nợ là 80,0%, và 82,5% số hộ trả lời không có sự thay đổi để tiết kiệm trong gia đình khi lao động nữ di cư. 4.2.2 Ảnh hưởng đến đời sống phi kinh tế Như đã trình bày ở những phần trước, người dân nông thôn, đặc biệt là người phụ nữ có gia đình phải rời bỏ quê hương, ruộng vườn đi nơi khác tìm kiếm việc làm là điều bất đắc dĩ, nhưng cũng là điều tất yếu, khó tránh khỏi do nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình thôi thúc. Người phụ nữ ra đi để lại bố mẹ, chồng con ở làng quê, có số ít người gửi lại con ở lại và cả hai vợ chồng cùng đi. Như vậy, việc di cư ảnh hưởng tới hộ gia đình có người di cư trên nhiều khía cạnh. Việc ra đi của người phụ nữ trong gia đình có thể làm cho tình cảm trong gia đình bị thay đổi, nhưng chắc chắn rằng cuộc sống trong gia đình sẽ bị xáo trộn rất nhiều và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân công lao động, năng suất lao động của hộ khi có người di cư ngay như cả những công việc đồng áng cũng do người chồng gánh vác. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp vẫn có những hộ gia đình không bị xáo trộn gì nhiều sau khi lao động nữ trong nhà đi di cư. Cụ thể của vấn đề này được thu thập và tổng hợp qua bảng 4.17 Bảng 4.18 Đánh giá mức ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến đời sống tinh thần gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Có ảnh hưởng 7 87,5 10 100,0 10 100,0 10 83,33 93,13 Không ảnh hưởng 1 12,5 0 0,0 0 0,0 2 16,67 15,28 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Xét một cách tổng quát thì trong toàn xã hầu hết các hộ đều đánh giá việc di cư của lao động nữ là có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Theo kết quả điều tra, có 93,13% số hộ được hỏi cho rằng có ảnh hưởng, và 15,28% cho rằng không ảnh hưởng đến đời sống tinh thần khi có lao động nữ trong nhà đi di cư. Một số hộ có lao động nữ di cư tạm thời vào lúc nông nhàn, đến thời vụ cần nhiều lao động thì họ lại về giúp đỡ gia đình hay một số hộ khác ở nhà có bố mẹ còn khoẻ, người chồng biết chăm sóc gia đình nên cuộc sống trong gia đình không bị xáo trộn nhiều. Phương Trù và Lũng Hạ là hai thôn có số hộ đánh giá cao nhất ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến hộ gia đình (100,0%), hai thôn Dân Trù và Yên Thư tuy tỷ lệ này có thấp hơn so với mặt bằng chung của xã nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (tương ứng 87,5%, 83,33%). Điều này cũng đủ chứng tỏ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. * Ảnh hưởng đến tình cảm gia đình Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, người phụ nữ luôn gắn liền với vai trò chăm sóc, vun vén tình cảm gia đình, còn nam giới đảm nhiệm những công việc lớn trong nhà. Quan niệm này được thể hiện thông qua câu ngạn ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” . Vai trò của người phụ nữ rất quan trọng đối với việc giữ gìn tình cảm trong gia đình, vậy sự thiếu vắng họ trong thời gian đi di cư liệu có ảnh hưởng gì nhiều đến tình cảm trong nhà hay không? Qua khảo sát thực tế các hộ có lao động nữ di cư trên địa bàn xã Yên Phương đã cho kết quả như sau: Bảng 4.19 Mức độ ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm của hộ gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Tốt hơn 1 14,29 0 0,0 1 10,0 0 0,0 12,15 Xấu hơn 6 87,71 10 100,0 9 90,0 10 100,0 95,32 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Theo kết quả tổng hợp được cho thấy: 95,32% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc di cư của lao động nữ gây ảnh hưởng xấu đi đến tình cảm gia đình, 12,15% số hộ cho rằng việc di cư lao động nữ ảnh hưởng tốt hơn đối với tình cảm gia đình. Trong số các hộ đánh giá việc di cư lao động nữ ảnh hưởng đến đời sống gia đình thì chỉ có hai hộ tự đánh giá tình cảm gia đình tốt hơn. Sở dĩ có điều này do từ khi có lao động nữ đi di cư thì thu nhập của hộ tăng lên, mức sống được cải thiện, giảm đi một gánh nặng đè lên vai những người ở nhà, nên việc cãi cọ trong gia đình ít xảy ra hơn. Song song tồn tại với những gia đình đó thì đại đa số các hộ gia đình khác có lao động nữ di cư gây ảnh hưởng xấu hơn trong tình cảm gia đình. Cụ thể ở hai thôn Phương Trù và Yên Thư tỷ lệ này chiếm 100,0%, hai thôn còn lại Dân Trù, Lũng Hạ tỷ lệ này tương ứng là 87,71%, 90,0%. *Ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong hộ gia đình Yên Phương là một xã thuần nông, lực lượng lao động chính trong sản xuất nông nghiệp là phụ nữ. Nhưng do sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, hơn nữa thu nhập lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong gia đình nên đã có rất nhiều người phụ nữ phải đi tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập. Việc di cư của lao động nữ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân công lao động trong gia đình. Gia đình thiếu hẳn đi một lao động nên những lao động khác sẽ phải đảm nhận nhiều công việc hơn, trẻ em trong nhà cũng gánh vác thêm một số công việc mà khi có người phụ nữ ở nhà họ không phải làm. Bảng 4.20 Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến phân công lao động trong gia đình Ảnh hưởng SL (Người) Tỷ lệ (%) Lao động còn lại trong gia đình vất vả hơn 31 83,78 Trẻ em phải đảm nhận nhiều công việc hơn 25 67,57 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Có tới 83,78% hộ có người di cho rằng những lao động còn lại trong gia đình vất vả hơn so với trước khi có lao động nữ di cư, 67,57% số hộ cho rằng trẻ em phải đảm nhận nhiều công việc hơn. Bình thường những người phụ nữ trong gia đình phải đảm nhận rất nhiều công việc, ngoài sản xuất nông nghiệp ra họ còn phải chăm sóc gia đình bao gồm như nhiều lĩnh vực khác nhau, từ việc nội trợ: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến việc chăm sóc con cái, chăm sóc người thân và chăm lo công việc anh em, họ hàng dòng tộc. Vậy ai sẽ là người đảm nhiệm những công việc này thay cho người phụ nữ đi di cư? Bảng 4.21a Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ đã lập gia đình) Đơn vị tính: % Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chăm sóc con cái 6,89 48,28 10,34 6,89 27,6 31,03 0,0 17,25 13,79 37,93 Nội trợ 3,45 41,39 13,79 10,34 31,03 13,79 0,0 24,13 17,25 44,83 Gánh vác công việc đồng áng 10,35 31,03 6,89 0,0 51,73 34,47 0,0 17,25 0,0 48,28 Chăn nuôi 6,89 34,47 17,25 10,34 31,03 17,24 0,0 27,6 20,69 34,47 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 13,79 20,69 10,34 0,0 55,18 24,13 0,0 20,69 0,0 55,18 Tham gia các hoạt động đoàn thể 48,28 13,79 3,45 0,0 34,47 58,62 0,0 10,34 0,0 31,03 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 4.21b Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ chưa lập gia đình) Đơn vị tính: % Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ 63,64 9,09 0,0 27,27 0,0 27,27 27,27 45,45 Gánh vác công việc đồng áng 18,18 0,0 27,27 54,55 0,0 9,09 36,36 54,55 Chăn nuôi 27,27 9,09 18,18 45,45 0,0 18,18 45,45 45,45 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 0,0 18,18 0,0 81,82 0,0 18,18 0,0 81,82 Tham gia các hoạt động đoàn thể 36,36 18,18 9,09 36,36 0,0 27,27 54,55 18,18 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Với lao động nữ đã có gia đình: Có thể nhận thấy sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình giữa trước và sau khi lao động di cư. Cụ thể như: Việc chăm sóc con cái, trước khi có lao động nữ di cư thì công việc này chủ yếu do người vợ (lao động nữ) trong gia đình đảm nhận (48,28%), tỷ lệ người chồng và con cái đảm nhận riêng công việc này chiếm tỷ lệ rất thấp (6,89%), tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm về công việc này (36,0%). Và sau khi có lao động nữ di cư thì việc chăm sóc con cái đổ dồn lên vai những người ở nhà, tỷ lệ người chồng đảm nhận công việc này tăng lên rất nhiếu so với trước khi lao động nữ di cư, từ 6,89% trước khi lao động nữ di cư đến 31,03% khi lao động nữ di cư, tỷ lệ con cái phải tự chăm sóc cho mình cũng lớn hơn khi không có lao động nữ ở nhà, cụ thể có 13,78% số trẻ em phải làm công việc này. Có thể nhận thấy công việc nội trợ trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa dường như thuộc về trách nhiệm của người vợ, chiếm 41,39% số lao động nữ phải đảm nhận trách nhiệm này, chiếm tỷ lệ rất thấp người chồng đảm nhận riêng công việc này (3,45%) , đó là trước khi lao động nữ di cư, còn khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này thay đổi đáng kể, người chồng phải làm công việc này là 13,79%. Và khi có lao động nữ ở nhà thì số trẻ em phải làm riêng công việc này cũng chiếm một tỷ lệ không cao (10,34%), chủ yếu các em chỉ giữ vai trò phụ giúp thêm chứ không đảm nhận riêng. Cũng đúng như phân tích ở phần trên khi lao động nữ đi di cư thì trẻ em trong nhà phải làm nhiều việc hơn chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó được thể hiện ngay trong công việc nội trợ, số trẻ em phải phụ trách công việc này tăng lên từ 10,34% đến 17,25%. Việc chia sẻ việc nội trợ trong gia đình giữa trước và sau khi có lao động nữ di cư cũng thay đổi, từ 31,03% trước khi lao động nữ di cư đến 44,83% khi lao động nữ di cư. Sản xuất nông nghiệp là công việc trực tiếp đem lại thu nhập và duy trì cuộc sống, nên nó là công việc quan trọng nhất trong gia đình nông thôn nói chung và tại địa bàn xã Yên Phương nói riêng. Sản xuất nông nghiệp bao gồm những việc như: làm ruộng, chăn nuôi, ... Bình thường những việc đó chủ yếu do người vợ gánh vác nhưng nếu chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nên buộc người phụ nữ cũng phải đi di cư. Trong thời gian người phụ nữ đi di cư thì công việc đồng áng, ruộng vườn sẽ do người ở nhà đảm nhận. Cụ thể: trước khi lao động nữ di cư thì việc đồng áng do người vợ phụ trách chiếm 31,03%, và người chồng đảm nhận công việc này chiếm tỷ lệ 10,35% đến khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này là 34,47%, việc chăn nuôi do người chồng đảm nhận khi lao động nữ ở nhà cũng chiểm tỷ lệ thấp 6,89%, sau khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này lên đến 17,24%. Việc chăm lo họ hàng là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, cả kể khi lao động nữ đi di cư thì trách nhiệm đó vẫn phải do gia đình đảm nhận. Cụ thể trước và sau khi lao động nữ di cư có 55,18% số hộ được phỏng vấn cho rằng chăm lo họ hàng, dòng tộc là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Tỷ lệ người chồng tham gia các công việc đoàn thể cao hơn rất nhiều so với người vợ, ngay cả khi người vợ ở nhà, 48,28% là tỷ lệ người chồng đảm nhận trách nhiệm này, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người vợ phụ trách việc tham gia công việc đoàn thể là 13,79%. Sở dĩ có điều này do ở các nông hộ đó người chồng có trình độ văn hoá cao hơn so với người vợ, đồng thời họ có nhiều thời gian rỗi hơn người vợ. Như vậy, khi lao động nữ đi di cư thì sự phân công lao động trong gia đình bị xáo trộn rất nhiều. Mặc dù tỷ lệ người chồng đảm nhận riêng các công việc trong gia đình không cao nhưng nó cũng thể hiện được trách nhiệm và vai trò của người chồng trong gia đình. Và sự chia sẻ công việc trong gia đình của tất cả các thành viên đã trở thành hậu phương vững chắc góp phần yên tâm cho lao động nữ đi di cư. 45,45% là tỷ lệ tất cả các thành viên trong gia đình cùng gánh vác công việc chăn nuôi khi vẫn có lao động nữ ở nhà, Với lao động nữ chưa có gia đình: Khác với những lao động nữ đã lập gia đình thì những lao động nữ chưa lập gia đình ở chỗ họ ít phải đảm nhận riêng về một công việc nào đó trong nhà. Phần lớn những lao động nữ này được tất cả các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ công việc. Như gánh vác việc đồng áng hay chăm sóc họ hàng, dòng tộc tỷ lệ tương ứng tất cả các thành viên cùng gánh vác là 54,55%, 81,82% nên khi lao động nữ di cư thì cũng không có sự thay đổi nhiều trong phân công lao động. Chỉ có sự thay đổi lớn nhất trong công việc nội trợ khi có lao động nữ này ở nhà sẽ được họ phụ trách là chủ yếu nên các thành viên khác không phải chia sẻ nhiều, khi không có họ ở nhà thì tất các các thành viên khác như bố mẹ, anh chị em trong nhà cùng phải đảm nhận. Từ tỷ lệ 27,27% các tất cả cùng làm khi lao động nữ ở nhà đến 45,45% khi họ không ở nhà. Hộp 2: Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm và sự phân công lao động trong gia đình Bà Trần Thị Tâm – 58 tuổi Cả hai vợ chồng nhà nó đi làm ăn kinh tế ở Thành phố Hố Chí Minh, giao lại 2 đứa cháu cho tôi chăm sóc. Nhiều lúc nhìn chúng nó mà thấy thương lắm, nhất là khi chúng ốm đau thì tôi không biết xoay sở kiểu gì, 3 bà cháu ở nhà chỉ trông vào tiền gửi về của bố mẹ nó để chi tiêu hàng ngày và trả bớt nợ thôi. Và ở nhà ba bà cháu vẫn túc tắc làm thêm 2 sào ruộng để lấy lúa ăn chứ chỉ trông vào tiền gửi về mà đi mua gạo thì không đủ được. Vất vả lắm nhưng mình còn khỏe được ngày nào thì cố gắng đỡ đần cho chúng nó vậy chứ biết làm sao! Mong cho chúng nó đi làm kiếm được ít vốn rồi về quê làm ăn cho đỡ khổ. Phỏng vấn trực tiếp 4.3 Một số giải pháp và định hướng cho lao động nữ di cư 1. Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn Nhà nước và địa phương cần quan tâm hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động ở nông thôn trong xã nói chung và phụ nữ nói riêng, đặc biệt là đối tượng thanh niên. Việc bồi dưỡng tay nghề cho hộ theo hướng ưu tiên các nghề thích hợp với địa phương để có thể giúp họ mở mang sản xuất, kinh doanh nhỏ tại địa phương. Đồng thời tạo vốn kiến thức cần thiết để họ có thể tìm việc làm ở những nơi khác tốt hơn, không chỉ nhận các công việc chân tay, thu nhập thấp, kém ổn định, thường xuyên bị đe doạ mất việc hoặc những việc có hại cho sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Cần phát triển các định chế xã hội cũng như các chương trình dịch vụ mở rộng cho phụ nữ, đặc biệt cho giới trẻ, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin tư vấn, giúp họ có quyết định kinh tế tốt nhất. Một vấn đề rất quan trọng và bao trùm là việc nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động ở nông thôn, trong học vấn, kiến thức cho người lao động ở nông thôn, trong đó chú ý tới phụ nữ, thanh niên, tạo cho họ một vốn tri thức cơ bản là tài sản quí giá nhất đối với người lao động đi tìm việc làm với hai bàn tay trắng và đồng vốn nhỏ nhoi, không có cơ sở vật chất ban đầu. Điều đó sẽ giúp cho họ dễ dàng tìm việc làm ở nhiều nơi, năng động và tháo vát hơn, tinh ý hơn, nhanh chóng hoà nhập được với công việc mới, dễ tiếp thu để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cà tạo điều kiện cho việc tăng thu nhập cho người di cư. 2. Đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, giúp họ làm việc hiệu quả Tạo điều kiện cho người nhập cư có nơi ăn nghỉ, tham gia sinh hoạt cộng đồng, đưa họ vào các nội dung sinh hoạt ở các tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể để họ thực hiện tốt nếp sống đô thị, và đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của người nông dân. Đặc biệt là mở rộng sự gia nhập Hội phụ nữ đối với lao động nữ di cư tại các thành phố, chi hội của những người xa quê…đưa họ vào tổ chức, giúp họ phát huy khả năng và biết cách tự bảo vệ bản thân và nâng cao vị thế của họ trong xã hội. Từ đó, có thể ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, tránh tình để họ không nằm trong một tổ chức xã hội nào quản lý, tự phát sống theo một luật lệ riêng do họ và từng nhóm di cư tự đặt ra có hại cho bản thân và cộng đồng xã hội. 3. Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn đi đôi với việc giúp người dân phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp tại địa phương để thu hút lao động phụ nữ, nam giới, trẻ em có sức lao động, từng bước khắc phục nạn thiếu việc làm ở địa phương, đây là vấn đề mấu chốt. Để làm được việc này, các thành viên lao động chính trong hộ cần được trang bị kiến thức ngành nghề, sản xuất quản lý kinh doanh, song song với việc cấp phát vốn để họ có thể khởi đầu công việc dưới hình thức qui mô nhỏ, về kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm, tiểu thủ công….phù hợp với thị trường tiêu thụ ở địa phương. Qua đó, họ có thể giải quyết được việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và có thể thu hút thêm lao động ở các gia đình xung quanh. Tạo ra sự đoàn tụ, ổn định về làm ăn, sinh hoạt trong gia đình, tránh được tình trạng người ở nông thôn, kẻ đi nơi khác với bao điều bất trắc có thể xảy ra làm mất sự ổn định của gia đình. 4. Tổ chức mạng lưới di cư Tạo mối quan hệ chặt chẽ về xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư, góp phần tích cực vào việc điều tiết sự di chuyển phù hợp tránh được những thông tin không chính xác và quyết định sai lầm cho người ra đi. Một khi mạng lưới di cư đã phát triển thì tự nó sẽ duy trì các dòng chuyển từ nơi này sang nơi khác dưới một phương thức tự điều chỉnh mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài. 5. Cải thiện và phát triển đất đai ở nông thôn, tiến tới phân bổ, cấp bổ sung đất đai một cách hợp lý hơn cho các hộ, đặc biệt là các hộ có sức lao động và các hộ nghèo ít đất. Hiện nay ở nông thôn nhiều người nông dân có khả năng sản xuất còn chưa có đất hoặc ít đất. Tình trạng mất đất đang có xu hướng gia tăng. Việc cải thiện đất đai sẽ giúp cho người nông dân sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho họ và cho xã hội, tạo ra sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộn, sẽ hạn chế việc rời bỏ quê đi tha phương cầu thực hoặc dồn về các đô thị sinh sống. Với hộ nghèo có đất nhưng không biết cách làm ăn có thể góp vốn bằng quỹ đất của mình với chủ trang trại để cùng sản xuất kinh doanh, Nhà nước nên khuyến khích chủ trang trại thu hút lao động, có chính sách ưu đão cho họ. 6. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở địa phương Cùng với việc công nghiệp hoá, phát triển cải thiện đất đã nêu trên thì việc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn xã Yên Phương nói riêng. Những chính sách tuyên truyền vận động, giáo dục thường xuyên để cho người nông thôn hiểu được lợi ích thiết thực cho gia đình cho gia đình mình, cũng như cho cộng đồng trong việc hạn chế sinh đẻ. Làm được điều trên sẽ vừa giảm được nhu cầu việc làm của người dân ở độ tuổi lao động, vừa tạo thêm việc làm cho nông dân. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Lao động nữ di cư từ các vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn xã Yên Phương nói riêng đến các thành phố, khu công nghiệp hay các vùng nông thôn khác đang là một hiện thực của xã hội. Cùng với các thành phần khác trong xã hội, lao động nữ di cư đang tham gia vào công cuộc đổi mới với tất cả niềm tin, sức lực và bằng những hành động tích cực, hoà nhập vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp phần mình vào những thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Phần lớn lao động nữ di cư tạm thời vì lý do kinh tế, lao động di cư lâu dài do kết hôn nhưng nó chiếm tỉ lệ không nhiều so với tổng số lao động nữ di cư. Việc di cư của lao động nữ không chỉ tác động tới vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của phụ nữ mà nó còn ảnh hưởng rõ rệt đến với mỗi người cha, người mẹ, người chồng, đặc biệt là con cái trong việc chăm lo đời sống gia đình và nuôi dạy con cái trưởng thành, nó không chỉ là vần đề riêng của phụ nữ, mà là vấn đề của cả gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội. Bởi vậy, di cư không chỉ là một vấn đề thời sự có tính “nhạy cảm” mà là một vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những lao động nữ di cư hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống tại nơi đến như vấn đề nhà ở, việc làm, thu nhập...Việc đưa ra các biện pháp cụ thể can thiệp vào đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động nữ ở nông thôn, giúp họ có thể mở mang kinh doanh, sản xuất tại địa phương, cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp với sức khoẻ, trình độ của người lao động nữ là một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó vấn đề ổn định xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội cho phụ nữ nông thôn nghèo là cơ sở xã hội cho việc đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để tổ chức quản lý nguồn lao động. Với tư cách là một lực lượng lao động cơ bản, là nhân tố phát triển quan trọng của xã hội, đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người, nguồn nhân lực cơ bản của đất nước, phụ nữ Việt Nam có quyền được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển. Đồng thời phụ nữ có quyền được đáp ứng kịp thời các nhu cầu và được tạo điều kiện, cơ hội để đủ sức vượt qua những thách thức, thực hiện được trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của đất nước và dân tộc. 5.2 Kiến nghị - Đối với Nhà nước: Nhà nước cần coi vấn đề di cư lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là vấn đề chung của cả đất nước chứ không nên coi là nhiệm vụ riêng của từng cấp, từng ngành, từng địa phương nào Trên tầm vĩ mô, các mong đợi chính sách giả định rằng nâng cao trình độ phát triển nông thôn bằng việc tạo ra những cơ hội kinh tế và thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng, là phương thức để xoá đói giảm nghèo và khuyến khích người dân ở lại quê hương. Vì cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng là động lực thúc đẩy di cư, và người dân ở nông thôn đều đi thẳng ra thành phố, nên người làm công tác hoạch định chính sách không nên kỳ vọng rằng đầu tư phát triển nông thôn và thị trấn, thị xã sẽ góp phần làm giảm số người di cư ra thành phố. Mặc dù sự phát triển của trường học, cơ sở y tế, đường sá,... chắc chắn là động lực khuyến khích người dân ở lại nông thôn nhưng không phải là nền tảng làm giảm việc di cư ra thành phố. Nâng cao mức sống và trình độ phát triển nông thôn, đặc biệt nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, làm hạn chế luồng di cư ra thành phố. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể giúp nâng cao mức sống chung ở nông thôn với việc cung cấp các dịch vụ đa dạng, hàng hoá và trực tiếp nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quá nhanh của công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như mất đất, ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Xu hướng di cư ra đô thị dường như độc lập với việc phát triển tiện nghi công cộng, đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn (như điện, đường, trường, trạm). Đối với địa phương: Đảng uỷ, UBND xã cần quan tâm phát triẻn đa dạng hoá ngành nghề tại địa phương, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ vào lúc nông nhàn, giảm bớt dòng di chuyển lao động đến các thành phố, đô thị và các khu vực lân cận. Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông thôn giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Hà Thị Phương Tiến – Hà Quang Ngọc, (2000), Di cư lao động nữ tự do nông thôn thành thị, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. HồVân, (2005), Trung Quốc khuyến khích di cư tự do, Vietnamnet.com.vn Lê Ngọc Văn (2005), Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 5, tr 12-20 Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 4, tr.20-24 Nguyễn Phương Thảo, (2004), Giới và vấn đề việc làm của phụ nữ. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 5, tr.13-18 Nguyễn Phương Thảo (2007), Vai trò giới của cha mẹ và nhận thức của con cái. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 6, tr.53-64 Tổng cục thống kê, (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. Trần Minh Ngọc (2005), Một số vấn đề về giới và xuất khẩu lao động. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 322, tr.55-67 Trần Thị Hống (2007), Khuôn mẫu giới tronggia đình hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 4, tr.17-30 Vũ Thị Cúc (2007), Vấn đề thu nhập và quyền quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 6, tr. 41-51 PHỤ LỤC Bảng 1: Điểm đánh giá cho các lý do dẫn đến di cư lao động nữ Lý do Điểm đánh giá 1 2 3 1. Không có việc làm ở nơi ở cũ 2. Có thu nhập cao ở nơi đến 3. Kết hôn 4. Sức hút của đô thị (Thang điểm 3 cho lý do quan trọng nhất, thang điểm 1 cho lý do ít quan trọng nhất) Bảng 2a Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ đã lập gia đình) Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chăm sóc con cái 2 14 3 2 8 9 0,0 5 4 11 Nội trợ 1 12 4 3 9 4 0,0 7 5 13 Gánh vác công việc đồng áng 3 9 2 0,0 15 10 0,0 5 0,0 14 Chăn nuôi 2 10 5 3 9 5 0,0 8 6 10 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 4 6 3 0,0 16 7 0,0 6 0,0 16 Tham gia các hoạt động đoàn thể 14 4 1 0,0 10 17 0,0 3 0,0 9 Đơn vị tính: Người Bảng 2b Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ chưa lập gia đình) Đơn vị tính: Người Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ 7 1 0 3 0,0 3 3 5 Gánh vác công việc đồng áng 2 0 3 6 0,0 1 4 6 Chăn nuôi 3 1 2 5 0,0 2 5 5 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 0 2 0 9 0,0 2 0 9 Tham gia các hoạt động đoàn thể 4 2 1 4 0,0 3 6 2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN CÓ LAO ĐỘNG NỮ ĐI DI CƯ 1. Họ và tên chủ hộ: Giới tính: …….. Tuổi:…………. Trình độ văn hoá: Trình độ chuyên môn: 2. Thuộc loại hộ: Theo ngành nghề: Thuần nông Kiêm Phi nông nghiệp Theo thu nhập: Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ giàu 3. Số nhân khẩu trong gia đình: 4. Gia đình có mấy người con: 5. Số lao động trong gia đình: 6. Diện tích đất nông nghiệp/ khẩu: 7. Tổng diện tích đất canh tác: 8 .Gia đình có mấy lao động nữ di cư: Tên người di cư: Tuổi Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Nơi di cư đến 9. Di cư tạm thời hay di cư lâu dài: Tạm thời Lâu dài 10. Khi di cư có khai báo với xã không? Có Không 111. Nếu không thì tại sao: Không cần thiết Thủ tục phức tạp Mất thời gian Tốn kém Khác 12. Mức độ di cư: Suốt cả năm Thỉnh thoảng Những lúc nông nhàn 13. Một năm chị về nhà mấy lần: <1 lần 1-3 lần 3-6 lần >6 lần 14. Lao động nữ đã đi di cư được bao lâu? Dưới 1 năm Từ 1 – 3năm Trên 3 năm 15. Họ có nhận được thông tin trước về nơi đến không? Có Không 16. Nếu có thì các thông tin đó được lấy từ đâu? Gia đình, họ hang Bạn bè Thông tin đại chúng Nguồn khác 17. Tình trạng công việc trước khi chị đi di cư của lao động nữ Thất nghiệp Thu nhập thấp 19.Tình trạng hôn nhân của lao động nữ đi di cư: Đã kết hôn Chưa kết hôn Khác 20. Trong nhà có cha mẹ già không? Có Không 21. Gia đình có biết công việc mà chị làm tại nơi đến không: Có Không 22. Nếu biết thì công việc đó là gì?: Văn phòng Công nhân Tự buôn bán, dịch vụ Giúp việc Khác 23. Gia đình có biết điều kiện ăn ở của chị như thế nào không? Có Không 24. Nếu biết thì nó như thế nào: Tốt Bình thường Không tốt 25. Nguồn thu nhập chính của hộ là gì? Từ sản xuất nông nghiệp Buôn bán Tiền lương Tiền gửi Khác 26. Ai là người có thu nhập chính: Chủ hộ Người di cư Khác 27. Tiền gửi về của lao động nữ là bao nhiêu trong 1 năm?: Dưới 1 triệu Từ 1 – 3 triệu Từ 3 - 5 triệu Trên 10 triệu 28. Tiền đó sử dụng vào mục đích gì: Chi tiêu hàng ngày Kiến thiết nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Chi học hành cho con. Gửi tiết kiệm. Khác 29. So với trước khi hộ có lao động nữ di cư thì mức sống của gia đình như thế nào: Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn 30. Lý do dẫn đến quyết định di cư của lao động nữ là gì?: Không có việc làm ở nơi ở cũ Có thu nhập cao ở nơi đến Kết hôn Sức hút của đô thị 31. Sau khi lao động nữ di cư gia đình thì thu nhập của gia đình có thay đổi gì không? Có Không 32. Nếu có thì thay đổi như thế nào?: Cao hơn Thấp hơn 33. Thu nhập trung bình của hộ trước và sau khi lao động nữ di cư là bao nhiêu?: Trước:…………. Sau:……………. 34. Việc di cư của lao động nữ có ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình không: Có Không 35. Lao động còn lại trong nhà có phải làm nhiều việc hơn không Có Không 36. Trẻ em có phải đảm nhận nhiều công việc hơn không?: Có Không 37. Ai là người đảm nhận các công việc dưới?: Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ Gánh vác công việc đồng áng Chăn nuôi Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc Tham gia các hoạt động đoàn thể 38. Gia đình có ý kiến gì đối với các cấp chính quyền, đoàn thể không? ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHANH.MIT.doc
Tài liệu liên quan