Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
153
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG THANH CƠ SỞ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA VÁN GHÉP KHỐI LÀM MẶT CẦU THANG
TỪ GỖ KEO LAI
Nguyễn Thị Tuyên*, Nguyễn Việt Hưng
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chiều rộng thanh cơ sở là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm ván ghép khối. Để đánh
giá được sự ảnh hưởng đó như thế nào, đề tài tiến hành thực hiện tạo ra sản phẩm ván ghép khối
phục vụ sản xuất
7 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều rộng thanh cơ sở đến chất lượng của ván ghép khối làm mặt cầu thang từ gỗ keo lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu thang với 4 thông số chiều rộng thanh cơ sở khác nhau (13,5; 18; 22,5;
27mm). Từ đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng ván ứng với từng cấu trúc cụ thể. Kết
quả cho thấy chỉ có tính chất độ bền uốn tĩnh (MOR) và tính chất mô đun đàn hồi (MOE) chịu sự
ảnh hưởng của chiều rộng thanh cơ sở. Kết quả đó chứng minh rằng với chiều rộng thanh cơ sở là
13,5mm cho chất lượng ván tốt nhất. Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học cơ sở quan trọng cho
các cơ sở sản xuất loại ván này.
Từ khóa: Chiều rộng thanh cơ sở, ván ghép khối, keo lai
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ván ghép khối (Glue Laminated Timber)
được sử dụng nhiều trên thế giới và trong
nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, loại ván này
mới được tiến hành nghiên cứu sản xuất và sử
dụng, tuy nhiên lĩnh vực sử dụng loại ván này
tại nước ta mới chỉ dừng lại nghiên cứu sản
xuất, chưa có nghiên cứu sự ảnh hưởng của
chiều dày và chiều rộng thanh cơ sở có ảnh
hưởng như thế nào đến cường độ của sản
phẩm [1].
Cấu trúc ván glulam là một trong những yếu
tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của ván. Với
những tỷ lệ kết cấu khác nhau, tỷ lệ chiều
rộng thanh cơ sở khác nhau sẽ cho ta những
kết quả về chất lượng ván là khác nhau.
Do vậy cần phải có hướng nghiên cứu đánh
giá sự biến đổi đó đến chất lượng của ván như
thế nào. Xuất phát từ những vấn đề trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của chiều rộng thanh cơ sở
đến chất lượng của ván ghép khối làm mặt
cầu thang từ gỗ Keo lai.”
*
Tel: 0916134648; Email: nttuyen1201@gmail.com
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu
- Gỗ keo lai 8-10 tuổi
- Keo dán sử dụng trong đề tài là keo EPI
1985/1993, tên keo Synteko 1985 with
Hardener 1993 đạt được theo tiêu chuẩn
JAIA-005440 đạt F****.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu
trước cho việc viết tính cấp thiết của đề tài,
tổng quan vấn đề nghiên cứu (lịch sử ván
glulam, lĩnh vực sử dụng trên thế giới và
trong nước có liên quan đến ván glulam và tỷ
lệ kết cấu ván).
* Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành sản xuất thực nghiệm ván ghép
khối dùng làm mặt cầu thang.
Phương pháp thực nghiệm tạo ván theo các
cấu trúc và kiểm tra chất lượng ván.
Quá trình tạo ván được thực hiện theo tiêu
chuẩn và được tiến hành theo các miền biến
đổi của kích thước bề mặt ván và kích thước
thanh cơ sở tạo bề mặt ván.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
154
Kiểm tra chất lượng ván ghép khối theo các
tiêu chuẩn AS/NZS 1328.2:1998: Tiêu chuẩn
kiểm tra tính chất cơ học của ván Glue
Laminated Timber với các tính chất sau:
Kiểm tra khối lượng thể tích sản phẩm
Tiêu chuẩn kiểm tra: AS/NZS 1328.2:1998
+ Kích thước mẫu: 100x100xt, mm
+ Phương pháp xác định: Cân - đo
+ Dùng thước kẹp có độ chính xác 0,01 mm
để đo chiều dài và chiều rộng mẫu
+ Dùng thước kẹp Panme có độ chính xác
0,01 mm để đo chiều dày của mẫu
+ Dùng cân điện tử có độ chính xác 0,01g để
cân khối lượng mẫu
)/( 3cmg
V
m
=γ
Xác định khả năng bong tách của màng keo
Tiêu chuẩn kiêm tra: AS/NZS 1328.2:1998
+ Kích thước mẫu được xác định theo tiêu
chuẩn
+ Phương pháp xác định là phương pháp
ngâm sấy
+ Cách tiến hành: Cho mẫu vào bình và đun
nóng trong nước nóng 70±30C trong 2 giờ,
sau đó lau sạch và đem sấy với thời gian 3 giờ
ở nhiệt độ 60±30C, sau khi sấy xong ta lấy
mẫu ra và đo vết nứt của màng keo. Việc đo
vết nứt màng keo được lựa chọn trên một
cạnh có tổng vết nứt là lớn nhất.
Xác định độ ẩm của ván
Tiêu chuẩn kiêm tra: AS/NZS 1328.2:1998
+ Kích thước mẫu: 50x50xt, mm
+ Phương pháp xác định: cân – sấy
+ Các bước tiến hành: Mẫu được cân bằng
cân điện tử có độ chính xác 0,01g, và được
cân ngay sau khi gia công mẫu được m1. Sau
đó sấy mẫu ở nhiệt độ 103±20C cho đến khi
mẫu khô kiệt. Đưa mẫu vào bình hút ẩm, làm
nguội đến nhiệt độ phòng, tiến hành cân mẫu
được m0.
Công thức xác định:
(%)100
0
01
0 ×
−
=
m
mm
MC
Trong đó:
m1 - Trọng lượng gỗ trước khi thí nghiệm (g)
m0 - Trọng lượng gỗ khô kiệt (g)
MC0 - Độ ẩm tuyệt đối của gỗ (%)
Xác định độ bền uốn tĩnh
Tiêu chuẩn kiêm tra: AS/NZS 1328.2:1998
+ Kích thước mẫu: 450x50xt, mm
+ Các bước tiến hành: mẫu được đo bằng
thước kẹp và thước Panme có độ chính xác
0,01 mm. Sau đó đưa mẫu thử lên máy thử
vạn năng, mẫu được kiểm tra theo phương
pháp một điểm đặt lực.
Công thức xác định:
MPa
hb
LP g
ut ,
..2
3
2
max ×
=σ
Trong đó: σut - Sức chịu uốn tĩnh của gỗ
(Mpa); Lg - Khoảng cách giữa hai gối đỡ (l =
360 mm); Pmax - Lực tác dụng tại thời điểm
mẫu bị phá hủy (N); h - Kích thước chiều dày
của mẫu gỗ (mm); b - Kích thước chiều rộng
của mẫu gỗ (mm).
Xác định Modul đàn hồi
Tiêu chuẩn kiêm tra: AS/NZS 1328.2:1998
+ Kích thước và các bước kiểm tra giống như
xác định độ bền uốn tĩnh.
Công thức xác định:
3
3
...4
.
hbf
Lp
MOE g=
, MPa
Trong đó: MOE- Modul đàn hồi (MPa); P-
Lực phá huỷ mẫu (N); Lg - Khoảng cách giữa
hai gối đỡ (l = 360mm); h - Kích thước chiều
dày của mẫu gỗ (mm); b - Kích thước chiều
rộng của mẫu gỗ (mm); f - Độ võng của mẫu
thử (cm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
155
* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu [2]
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và sử
dụng thống kê toán học:
Trị số trung bình cộng
Được xác định theo công thức:
n
x
x
n
i∑
=
1
Trong đó: xi- Các giá trị ngẫu nhiên của mẫu
thí nghiệm; n- Số mẫu quan sát; x - Trị số
trung bình mẫu.
Độ lệch tiêu chuẩn
Được tính theo công thức:
Trong đó: S - Sai quân phương; xi - Giá trị
của các phân tử; x - Trung bình cộng của các
giá trị xi; n - Số mẫu quan sát.
Hệ số biến động
100% ×=
x
SS
Trong đó: S% - Hệ số biến động; S - Sai quân
phương; x - Trị số trung bình cộng.
Sai số trung bình cộng
n
S
m ±=
Trong đó: S - Sai quân phương; n - Số mẫu
quan sát; m - Sai số trung bình cộng
Hệ số chính xác
(%)100×=
x
mP
Trong đó: P- hệ số chính xác; m - Sai số trung
bình cộng; x - Trị số trung bình cộng
Sai số tuyệt đối của ước lượng C(95%)
C% = t /2(k). S
n
α
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực nghiệm tạo ván
- Thực nghiệm tạo ván từ gỗ Keo lai với 4
thông số về chiều rộng thanh cơ sở là: 13,5;
18; 22,5; 27mm
- Sản phẩm ván sàn có kích thước: L x w x t =
800 x 250 x 30 mm.
- Ván có 3 lớp: 9-12-9 mm
- Cơ sở lựa chọn kích thước thanh cơ sở được
thể hiện tại bảng 1.
Kiểm tra khối lượng thể tích sản phẩm
Khối lượng thể tích ván là một chỉ tiêu để
đánh giá tính chất vật lý của ván, được thể
hiện sự đồng đều về vật liệu làm ván. Kết quả
kiểm tra khối lượng thể tích ván được thể hiện
tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy sự chênh lệch giữa khối
lượng thể tích nhỏ nhất và lớn nhất là không
đáng kể. Có thể kết luận rằng tỷ lệ chiều rộng
thanh không ảnh hưởng đến khối lượng thể
tích của sản phẩm.
Bảng 1. Kích thước thanh cơ sở
Tỷ lệ kết cấu
R, % Tỷ lệ w/t
Chiều dày
thanh cơ sở
Chiều rộng
thanh cơ sở Lớp
60
1,5 9 13.5
Lớp mặt
2,0 9 18
2,5 9 22.5
3,0 9 27
12 24 Lớp lõi
1
)(
1
2
−
−
±=
∑
=
n
xx
S
n
i
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
156
Bảng 2. Kết quả kiểm tra khối lượng thể tích của ván, g/cm3
Cấu trúc
x S S% m P% C(95%)
R% ∆
60
1,5 0,59 0,013 2,155 0,005 0,880 0,010
2,0 0,60 0,011 1,849 0,005 0,755 0,009
2,5 0,60 0,011 1,790 0,004 0,731 0,009
3,0 0,60 0,018 3,012 0,007 1,230 0,014
Kiểm tra độ ẩm sản phẩm
Độ ẩm sản phẩm là chỉ tiêu vật lý để chỉ sự đồng đều của ván sau khi sấy, là yếu tố giới hạn để
đánh giá các tính chất cơ học khác. Kết quả kiểm tra được thể hiện tại bảng 3.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra độ ẩm của ván, %
Cấu trúc
x S S% m P% C(95%)
R% ∆
60
1,5 12,57 0,943 7,497 0,385 3,061 0,755
2,0 13,21 0,799 6,043 0,326 2,467 0,639
2,5 12,89 1,073 8,319 0,438 3,396 0,858
3,0 11,94 1,254 10,506 0,512 4,289 1,004
Qua bảng 3 ta thấy, độ ẩm của ván sau khi hoàn thiện nằm trong khoảng từ 11,94% - 13,21%. So
với độ ẩm của thanh cơ sở sau khi sấy, độ ẩm của ván cao hơn, điều đó có thể giải thích là do quá
trình tráng keo dán. Qua kết quả trên cho thấy có thể kết luận rằng tỷ lệ chiều rộng thanh đều ảnh
hưởng đến độ ẩm của ván của sản phẩm.
Kiểm tra bong tách màng keo sản phẩm
Bong tách màng keo là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dán dính của ván
nhân tạo nói chung, ván ghép khối nói riêng. Kết quả kiểm tra bong tách màng keo được thể hiện
tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra bong tách màng keo của ván, %
Cấu trúc
x S S% m P% C(95%) R% ∆
60
1,5 4,774 0,584 12,234 0,238 4,995 0,467
2,0 4,328 0,446 10,315 0,182 4,211 0,357
2,5 4,904 0,827 16,857 0,337 6,882 0,661
3,0 5,055 0,970 19,185 0,396 7,832 0,776
Qua bảng 4 ta thấy, tỷ lệ bong tách màng keo của ván là nhỏ. So với tỷ lệ bong tách màng keo
của các nghiên cứu khác là nhỏ hơn nhiều. Qua bảng trên ta thấy sự chênh lệch về tỷ lệ bong tách
giữa các cấu trúc là không đáng kể, có nghĩa là yếu tố chiều rộng thanh cơ sở không đáng kể đến
tỷ lệ bong tách màng keo của sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
157
Bảng 5. Kết quả kiểm tra độ bền uốn tĩnh sản phẩm, MPa
Cấu trúc
x S S% m P% C(95%)
R% ∆
60
1,5 73,12 7,430 10,161 2,627 3,592 5,149
2,0 69,08 8,012 11,598 2,833 4,101 5,552
2,5 67,42 7,664 11,715 3,427 5,239 6,717
3,0 65,84 13,393 19,742 5,062 7,462 9,922
Kiểm tra độ bền uốn tĩnh của sản phẩm
Độ bền uốn tĩnh là một chỉ tiêu quan trọng
về tính chất cơ học của gỗ, nó thể hiện khả
năng chịu lực của ván, khả năng dán dính
của màng keo. Kết quả kiểm tra được thể
hiện tại bảng 5.
Qua bảng 5 ta thấy sự biến đổi của độ bền
uốn tĩnh của ván là một hàm phi tuyến. Độ
bền uốn tĩnh của ván lớn nhất 73,12 MPa
thuộc cấu trúc thuộc chiều rộng thanh là
13,5mm và thấp nhất đạt 65,42 thuộc cấu trúc
chiều rộng thanh = 27mm. Khi chiều rộng
thanh cơ sở thay đổi, chiều dày thanh cố định.
Lúc này sự biến đổi về cường độ phụ thuộc
vào mối liên kết giữa gỗ và keo dán. Khi
chiều rộng thanh thay đổi nghĩa là số lượng
thanh cơ sở trên một tấm ván sẽ thay đổi, các
cạnh mối dán giữa các thanh cơ sở của lớp
mặt thay đổi sẽ làm thay đổi khả năng liên kết
màng keo giữa ván lớp mặt và lớp lõi (theo
thuyết đinh keo). Mặt khác, khi gỗ bị uốn
trong gỗ sản sinh 4 loại lực: mặt trên của gỗ
chịu ép dọc, mặt dưới của dầm chịu kéo dọc
thớ, ở lớp thớ giữa trung hòa sản sinh ứng lực
trượt dọc, tại hai gối tựa xuất hiện lực cắt đứt
thớ vuông góc, trong quá trình gỗ bị uốn khi
lực tăng lên trục trung hòa dịch về vùng chịu
kéo (phía dưới). Do lực trượt dọc màng keo
giữa lớp mặt và lớp lõi biến đổi khi biến đổi
kích thước chiều rộng thanh cơ sở nên khi gỗ
bị uốn, hiện tượng mẫu bị phá hủy thường do
ứng lực trượt dọc vượt quá giới hạn của nó
làm cho màng keo giữa lớp mặt và lớp lõi bị
phá hủy [3].
Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra độ bền uốn
tĩnh của sản phẩm, khi quan sát dạng phá hủy
mẫu cho thấy, nhiều mẫu bị phá hủy theo
dạng bị tách phần liên kết màng keo giữa lớp
mặt và lớp lõi từ điểm đặt lực lan ra phần có
liên kết ngón và phá hủy tại vị trí liên kết
ngón và nhiều mẫu khi thí nghiệm cho thấy
có sự phá hủy tại vị trí ghép ngón, mà trong
quá trình tạo mẫu thí nghiệm các mẫu không
đồng nhất được về vị trí ngón ghép trên mẫu
uốn do quá trình ghép 3 lớp, lớp giữa không
quan sát được ngón ghép.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
trên còn do ở cây gỗ lá rộng mạch phân tán
cường độ chịu lực của gỗ theo chiều xuyên
tâm lớn hơn cường độ chịu lực theo chiều tiếp
tuyến do tia gỗ gây ra [6]. Khi kích thước
chiều dày ván không thay đổi, chiều rộng của
ván thay đổi sẽ tạo ra ván có ván tiếp tuyến và
xuyên tâm khác nhau, do vậy khi tỷ lệ ∆ thay
đổi có nghĩa là thanh cơ sở tạo ra dạng ván có
xuyên tâm và tiếp tuyến khác nhau, nên đó
cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt trên.
Kiểm tra Modul đàn hồi uốn tĩnh của
sản phẩm
Modul đàn hồi uốn tĩnh là một chỉ tiêu về
quan trọng về tính chất cơ học của gỗ, cùng
với độ bền uốn tĩnh, nó thể hiện khả năng đàn
hồi của ván, khả năng dán dính của màng keo.
Kết quả kiểm tra được thể hiện tại bảng 6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
158
Bảng 6. Kết quả kiểm tra Modul đàn hồi uốn tĩnh của sản phẩm, MPa
Cấu trúc
x S S% m P% C(95%)
R% ∆
60
1,5 10109,70 670,973 6,637 237,225 2,347 464,961
2,0 9984,36 513,492 5,143 181,547 1,818 355,832
2,5 9891,74 1166,12 11,442 521,503 5,117 1022,146
3,0 9335,69 1310,82 14,041 495,445 5,307 971,072
Qua bảng 6 cho thấy sự biến đổi modul đàn
hồi của ván biến đổi theo một quy luật nhất
định. Modul đàn hồi uốn tĩnh của ván lớn
nhất 10109,70MPa thuộc cấu trúc chiều rộng
thanh cơ sở = 13,5mm và thấp nhất đạt
9335,69MPa thuộc cấu trúc chiều rộng thanh
cơ sở = 27.
Qua kết quả tại bảng 6 ta thấy các giá trị
MOE biến đổi cùng với sự biến đổi của ∆ từ
1,5-3,0 (chiều rộng thanh cơ sở) tuân theo
một quy luật nhất định. Với những kết quả
biến đổi khác nhau về quy luật của modul đàn
hồi uốn tĩnh khi chiều dày thanh cố định, thay
đổi chiều rộng thanh cơ sở. Kết quả này do
nhiều nguyên nhân tác động và với mức độ
tác động khác nhau dẫn đến sự biến đổi khác
nhau đó trong đó có các nguyên nhân như đã
nêu ở nhận xét ở mục kiểm tra MOR.
KẾT LUẬN
- Khối lượng thể tích ván, độ ẩm của ván của
sản phẩm không chịu sự ảnh hưởng của chiều
rộng thanh cơ sở.
- Độ bong tách màng keo của sản phẩm và
chiều rộng thanh cơ sở ảnh hưởng không
đáng kể.
- Sự ảnh hưởng của chiều rộng thanh cơ sở
đến độ bền uốn tĩnh và modul đàn hồi khi
thay đổi giá trị chiều rộng thanh tuân theo
những quy luật nhất định.
- Căn cứ vào độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi
uốn tĩnh, tính ổn định của sản phẩm ván ghép
khối dạng Glualam từ gỗ Keo lai, chúng tôi
đề xuất một số dạng cấu trúc ván cho chất
lượng sản phẩm tốt (trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài) ∆ = 1,5, tương ứng với chiều
rộng thanh cơ sở là 13,5mm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Chương, Nguyễn Hữu Quang
(2004), Công nghệ sản xuất ván nhân tạo tập I
(Ván dán và ván nhân tạo đặc biệt), Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học,
Trường Đại học Lâm nghiệp.
3. Lê Xuân Tình (1998), Khoa học gỗ, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 153 - 159
159
SUMMARY
STUDY ON INFLUENCE OF WIDTH THE BASIS OF THE QUALITY OF
LAMINATED BLOCKS COOLING ACACIA MANGIUM STAIRS
Nguyen Thi Tuyen*, Nguyen Viet Hung
College of Agriculture and Forestry – TNU
Width of base was a factor which directly impacted the quality of the product and glue
Laminated Timber. To assess how the dimension basic impact, the study conducted an
experiment with four various quantity of basic width in order to produce particle board (13,5;
18; 22,5; 27mm). From that experiments, the study analysed the indicator of the quality of the
board by each concrete structure. The result showed that: static bending strength (MOR) and
modulus of elasticity (MOE) under the influence of the width of the base bar. The results
demonstrate that the width of the base is 13,5mm bar for the best quality; the result of this thesis
will be a important scientific basis for the process of producing this industrial flooring strip.
Key words: Base width bar, block laminated wood, acacia
*
Tel: 0916134648; Email: nttuyen1201@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_chieu_rong_thanh_co_so_den_chat_luo.pdf