LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
57Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt
khi gia công thép C45 sau nhiệt luyện trên máy tiện CNC
Study on cutting mode to on surface roughness when machining
C45 steel after heat treatment on CNC lathes
Mạc Văn Giang
Email: macvgiang@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 10/7/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 30/9/2020
Ngày chấp nhận đăng: 3
6 trang |
Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công thép C45 sau nhiệt luyện trên máy tiện CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0/9/2020
Tóm tắt
Nội dung bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thông số chế độ cắt gồm vận tốc cắt
V(m/ph), bước tiến S (mm/vg), chiều sâu cắt t (mm) tới độ nhám bề mặt gia công (R
a
) khi gia công thép
C45 đã tôi thể tích trên máy tiện CNC, sử dụng công nghệ tiện cứng với mảnh chíp dao tiện chế tạo từ vật
liệu Nitrit bo lập phương (CBN500). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp bề mặt đáp
ứng đã xây dựng được phương trình hồi quy thực nghiệm cấp II, từ đó xác định được bộ thông số chế
độ cắt phù hợp nhằm đạt được độ nhám bề mặt gia công theo yêu cầu R
a
=
3,23104 - 0,027235 ∙ V - 10
∙ 23077 ∙ S - 0,900465 ∙ t + 0,015 ∙ V ∙ S - 0,000333 ∙ V ∙ S - 0,000333 ∙ V ∙ t + 1,16667 ∙ S ∙ t + 0,000081
∙ V2 + 37,64878 ∙ S2 + 1,02182 ∙ t2.
Từ khóa: Gia công; công nghệ tiện cứng; thông số chế độ cắt; máy tiện CNC; độ nhám bề mặt.
Abstract
The content of the paper presents the research results of the influence of parameters of cutting mode
including Velocity V (m/ph), Feed S (mm/vg), cutting depth t (mm) on surface roughness (R
a
) when
processing hardened C45 steel (screw details) on CNC lather, using hard turning technology with
cubic boron nitride (CBN500). Experimental research results using the responsive surface method have
developed an experimental regression equation level II, thereby determining the appropriate set of cutting
mode parameters to achieve the machining surface roughness as required Ra = 3,23104 - 0,027235 ∙ V - 10 ∙ 23077 ∙ S - 0,900465 ∙ t + 0,015 ∙ V ∙ S - 0,000333 ∙ V ∙ S - 0,000333 ∙ V ∙ t + 1,16667 ∙ S ∙ t + 0,000081
∙ V2 + 37,64878 ∙ S2 + 1,02182 ∙ t2.
Keywords: Outsourcing; hard lathe technology; cutting mode parameters; CNC machine; surface
roughness.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trục vít me là chi tiết quan trọng của máy tiện.
Trong quá trình làm việc, độ chính xác của máy bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi độ chính xác của chi tiết
trục vít me, trong đó độ nhám bề mặt chi tiết ảnh
hưởng trực tiếp đến độ bền mòn, ma sát sinh ra
trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến công
suất truyền động của bộ truyền. Với đặc điểm của
chi tiết trục vít me là có tỉ số chiều dài và đường
kính L/d lớn, khi gia công chi tiết bị rung động, ảnh
hưởng đến độ nhám bề mặt. Để đảm bảo nĕng
suất gia công và độ nhám bề mặt, chi tiết phải qua
nguyên công nhiệt luyện sau các nguyên công tiện
và cuối cùng là nguyên công mài. Như vậy chi tiết
trải qua nhiều lần gá khác nhau do đó ảnh hưởng
đến độ chính xác gia công. Sử dụng công nghệ
tiện cứng gia công thép đã tôi có độ cứng lớn hơn
45 HRC có ưu điểm: thời gian quay vòng ngắn,
quá trình gia công linh hoạt, tuổi thọ làm việc cao,
chi phí đầu tư thấp và ít tác động đến môi trường
do không cần thiết sử dụng dung dịch tưới nguội
trong quá trình cắt gọt. Trong quá trình tiện cứng,
nhờ dụng cụ có lưỡi cắt đơn nên có thể điều chỉnh
chính xác góc cắt và do đó, dễ dàng gia công các
bề mặt phức tạp, một số chi tiết sau khi nhiệt luyện
phải qua công đoạn mài, mài khôn. Những công
Người phản biện: 1. PGS. TS. Hoàng Văn Gợt
2. TS. Nguyễn Văn Hinh
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
58 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
đoạn này thiếu tính linh hoạt và tốn nhiều thời gian.
Một hạn chế nữa là chi phí cho dung dịch trơn
nguội của các công đoạn mài khá cao. Những lý do
trên làm tĕng chi phí cho các công đoạn gia công
chính xác. Mặc khác chất thải ra khi mài ngày càng
gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy các nhà sản xuất
loại dần khâu mài trong quy trình công nghệ gia
công chi tiết. Ưu điểm đáng kể nhất của tiện cứng
là có thể dùng một dụng cụ mà vẫn gia công được
nhiều chi tiết có hình dáng khác nhau bằng cách
thay đổi đường chạy dao, trong khi đó, muốn mài
được hình dạng chi tiết khác thì phải sửa lại đá
hoặc thay đá khác. Đặc biệt, tiện cứng có thể gia
công được những biên dạng phức tạp mà mài khó
có thể thực hiện được. Mặt khác, một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, ứng suất dư gây bởi tiện cứng
đã làm cải thiện độ bền mỏi của chi tiết gia công [1].
Liên quan đến công nghệ tiện cứng đã có một số công
trình khoa học đã được công bố [1], [2]: Nghiên cứu
ảnh hưởng của chế độ cắt khi gia công vật liệu 9XC
đã tôi với độ cứng 55-57HRC sử dụng vật liệu phần
cắt PCBN (Polycrystal cybic boron nitride - Nitrit Bo
lập phương đa tinh thể). Kết quả nghiên cứu đã đưa
ra kết luận về thông số chế độ cắt: V = 100,26 m/ph,
S = 0,15 mm/vg, t = 0,09 mm khi đó nĕng suất cao
nhất và độ nhám đạt được Ra = 0,5421 μm. Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ gia
công chi tiết trên máy tiện vạn nĕng T18A, kết quả
nghiên cứu đã xác định được bộ thông số công nghệ
hợp lý khi gia công vật liệu C45: V = 40,66 m/ph,
S = 0,17 mm/vg, t = 1,55 mm khi đó đảm bảo yêu cầu
cao về độ nhám bề mặt.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh
hưởng của chế độ cắt khi sử dụng vật liệu dao tiện
CBN500 gia công thép đã tôi trên máy tiện CNC
CAK-3675.
2. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị
Máy tiện CNC CAK-3675 với các thông số cơ bản:
Công suất động cơ servo trục chính P = 15 kW,
đường kính gia công lớn nhất d = 60 mm, chiều
dài gia công lớn nhất 800 mm, số dao gia công 04.
Hình 1. Máy tiện CNC CAK-3675
2.2. Dụng cụ cắt
Dụng cụ cắt: Dao vai tiện thô (T0101), dao vai tiện
tinh (T0202) dao tiện ren thang (T0303), vật liệu
mảnh chíp CBN500 (cubic boron nitride - Nitrit Bo
lập phương). Các thông số kỹ thuật của mảnh chíp
thể hiện tại bảng 1.
Bảng 1. Thông số mảnh chíp vật liệu CBN500
Dao
Góc
trước
y
Góc
sau
α
Góc
nâng
l
Góc
nghiêng
chính
j
Góc
nghiêng
phụ
j1
T0101 - 6o 6 0 95o 5o
T0202 - 6o 8 0 95o 5o
T0303 4o 10 0 60o 60o
Trong thực nghiệm chọn dao T0202.
2.3. Dụng cụ đo
- Dụng cụ đo độ nhám Mitutoyo SJ-201P độ chính
xác 1/100.
- Các dụng cụ đo phục vụ quá trình gia công khác:
Đồng hồ xo Mitutoyo 1/100. Thước cặp điện tử
Mitutoyo 1/100, Panme 1/100.
2.4. Phôi thực nghiệm
- Chọn phôi trong thực nhiệm là thép C45 đã tôi thể
tích đạt độ cứng 50 - 54 HRC, độ bền s = 800 MPa,
thành phần hóa học thép C45 trong bảng 2.
Bảng 2. Thành phần hóa học của thép C45
Thành phần
hóa học
%C
min-max
%Si
min-max
%Mn
min-max
Tỷ lệ
nguyên tố 0,42 ÷ 0,5
0,15 ÷
0,35 0,5 ÷ 0,8
Thành phần
hóa học % P % S % Cr min - max
Tỷ lệ
nguyên tố ≤ 0,25 ≤ 0,25 0,2÷0,4
- Kích thước phôi: Ø25 × 750 đã khoan tâm 2 đầu.
2.5. Đặc điểm điều khiển đường chạy dao
Để đảm bảo nĕng suất gia công, hạn chế dao chạy
không, trong chương trình gia công sử dụng các
chu trình gia công và giữ vận tốc cắt không đổi để
đảm bảo độ nhám bề mặt đồng đều trên sườn ren:
- Tiện thô sử dụng chu trình (G71): Chiều sâu cắt
không đổi.
- Tiện tinh sử dụng chu trình (G70): Chạy dao liên
tục theo biên dạng gia công.
- Tiện ren sử dụng chu trình (G76): Ĕn dao theo
phương dọc trục, nhằm giảm lực cắt và ring động.
LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
59Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
- Ổn định vận tốc cắt (G96): Tự động điều chỉnh số
vòng quay theo đường kính phôi, vận tốc cắt không
đổi với mỗi dao.
3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
3.1. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
trực giao cấp II, đa yếu tố. Hàm mục tiêu là độ
nhám bề mặt có mối quan hệ với các thông số chế
độ cắt 1 2 3Y = (X ,X ,X ) = (V,S,t) thông qua phương
trình hồi quy được xác định theo phương pháp bề
mặt đáp ứng.
3.2. Thực nghiệm đa yếu tố
- Theo [3] khi tiện thép các bon bằng dao CBN chọn
khoảng thông số thực nghiệm ban đầu:
V = 80 ÷ 180 m/ph; S ≤ 0,2 mm/vg; t ≤ 1,0 mm.
- Cĕn cứ vào các điều kiện trên và trang thiết bị công
nghệ chọn thông số ban đầu thực nghiệm cho bước
gia công tiện tinh bề mặt trụ trên chi tiết vít me.
+ Vận tốc cắt: V = 100 ÷ 150 m/ph.
Trong thực nghiệm vận tốc cắt được tính theo
công thức.
π.d.nV= mm/ph1000
+ Lượng chạy dao: S = 0,05 ÷ 0,15 mm/vòng.
+ Chiều sâu cắt: t = 0,2 ÷ 0,5 mm.
+ Không sử dụng dung dịch tưới nguội.
- Đặt các thông số đầu vào: 1 2 3X =V; X = S; X = t
1maxX = 150 1minX = 100 1tbX = 125
2maxX = 0,15 2minX = 0,05 2tbX = 0,1
3maxX = 0,5 3minX = 0,2 3tbX = 0,35
- Mã hóa giá trị:
1maxX = +1 1minX = -1 1tbX = 0
2maxX = +1 2minX = -1 2tbX = 0
3maxX = +1 3minX = -1 3tbX = 0
- Số lần thực nghiệm:
Theo [4], tổng số thí nghiệm cần thực hiện:
N = 2k + N0 + Nα (1)
Phương án quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp
II được dùng để xác định giá trị tối ưu của hàm
mục tiêu với số lượng yếu tố công nghệ k = 3. Số
thí nghiệm ở phương án trực giao toàn phần là
2k = 8, số thí nghiệm thực hiện tại tâm N0 = k = 3, số thí nghiệm thực hiện ở điểm sao (*) Nα = 2 ∙ k = 6.
Thay các giá trị vào (1), vậy tổng số thí nghiệm cần
thực hiện là N = 17.
Điểm sao (*) là điểm cách tâm thực một khoảng
bằng α gọi là cánh tay đòn, và được tính theo công
thức [4]:
2 k-2 k-1α = N.2 - 2
Þ2α = 1,831 α = 1,35 (2)
Theo [2]:
- Dạng tổng quát phương trình hồi quy cấp II:
å å å3 3 3 2k 0 j j ij i j jj j
j=1 i,j=1 j=1
Y = b + b X + b X X + b X (3)
Trong đó:
kY : Hàm mục tiêu (Yk = Ra);
0b : Hệ số hồi quy bậc 0;
jb :Hệ số hồi quy bậc 1 mô tả ảnh hưởng của 1
thông số chế độ cắt đến độ nhám;
i jb : Hệ số hồi quy mô tả ảnh hưởng đồng thời của
2 thông số chế độ cắt tới độ nhám bề mặt;
jjb : Hệ số hồi quy bậc 2 mô tả ảnh hưởng của 1
thông số chế độ cắt đến độ nhám;
i,jX : Nhân tố mã hóa ảnh hưởng của thông số chế
độ cắt tới độ nhám bề mặt.
- Khai triển phương trình (3), được phương trình
hồi quy dạng chính tắc:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b12X1X2
+ b13X1X3 + b23X2X3 + b11X21 + b22X22 + b33X23
- Các mức thông số chế độ cắt (mức cơ sở, mức
trên, mức dưới, mức sao (*), cánh tay đòn, mức
giới hạn được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Mức các yếu tố thực nghiệm trực giao cấp II
Các mức
Các yếu tố ảnh hưởng
V
(m/ph)
S
(mm/vg)
T
(mm)
Mức trên (+1) 150 0,15 0,5
Mức cơ sở (0) 125 0,1 0,35
Mức dưới (-1) 100 0,05 0,2
α - cánh tay đòn ±1,35 ±1,35 ±1,35
Mức giới hạn
trên (+1,35) 166,88 0,18 0,57
Mức giới hạn
dưới (-1,35) 83,13 0,02 0,13
Các mức giới hạn thỏa mãn [5]. Sau khi mã hóa
(bảng 4) và tiến hành thực nghiệm gia công cắt gọt
trên máy tiện CNC, đo kiểm tra độ nhám bề mặt
trên chi tiết, kết quả thực nghiệm trong bảng 4.
(4)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
60 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Bảng 4. Ma trận thực nghiệm trực giao cấp II
N
Biến mã hóa Biến thực Độ nhám bề mặt đo được
X1 X2 X3 V (m/ph) S (mm/vg) t (mm) Ra (µm)
k2
1 +1 +1 +1 150 0,15 0,5 0,49
2 +1 +1 -1 150 0,15 0,2 0,48
3 +1 -1 1 150 0,05 0,5 0,44
4 +1 -1 -1 150 0,05 0,2 0,52
5 -1 +1 +1 100 0,15 0,5 0,72
6 -1 +1 -1 100 0,15 0,2 0,76
7 -1 -1 +1 100 0,05 0,5 0,80
8 -1 -1 -1 100 0,05 0,2 0,82
2k
9 -1,35 0 0 83,13 0,1 0,35 0,84
10 +1,35 0 0 166,88 0,1 0,35 0,39
11 0 -1,35 0 125 0,02 0,35 0,76
12 0 +1,35 0 125 0,18 0,35 0,67
13 0 0 -1,35 125 0,1 0,13 0,55
14 0 0 +1,35 125 0,1 0,57 0,50
0N
15 0 0 0 125 0,1 0,35 0,46
16 0 0 0 125 0,1 0,35 0,46
17 0 0 0 125 0,1 0,35 0,47
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel
và phần mềm Design Expert nhằm phân tích các
hệ số của phương trình hồi quy cấp II, bề mặt đáp
ứng và tối ưu hàm hồi quy. Kiểm tra sự có nghĩa
của các hệ theo chuẩn Student và sự tương thích
của phương trình hồi quy so với thực nghiệm theo
tiêu chuẩn Fisher [6]. Kết quả được phương trình
hồi quy với sai lệch chuẩn R2 = 92,81.
R
a
=
3,23104 - 0,027235 ∙ V - 10 ∙ 23077 ∙ S -
0,900465 ∙ t + 0,015 ∙ V ∙ S - 0,000333 ∙ V ∙ S
- 0,000333 ∙ V ∙ t + 1,16667 ∙ S ∙ t + 0,000081
∙ V2 + 37,64878 ∙ S2 + 1,02182 ∙ t2.
(5)
Độ nhám bề mặt được mô tả bởi phương trình (5).
Phương trình này thể hiện sự ảnh hưởng của các
thông số vận tốc cắt, lượng chạy dao và chiều sâu
tới độ nhám bề mặt chi tiết gia công.
Hình 2. Bề mặt đáp ứng biểu diễn quan hệ giữa
vận tốc cắt và lượng chạy dao tới độ nhám bề mặt
Hình 3. Bề mặt đáp ứng biểu diễn quan hệ giữa
vận tốc cắt và chiều sâu cắt tới độ nhám bề mặt
Hình 4. Bề mặt đáp ứng biểu diễn quan hệ giữa
lượng chạy dao và chiều sâu cắt tới độ nhám bề mặt
LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
61Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
(Nét đứt biểu diễn sai lệch bình phương trung bình)
Hình 5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của vận tốc
cắt tới độ nhám bề mặt
Nhận xét:
Khi tĕng vận tốc cắt thì độ nhám giảm, độ nhám
giảm mạnh khi tĕng vận tốc cắt khoảng từ 83 m/ph
đến 130 m/ph, tiếp tục tĕng vận tốc cắt tới khoảng
150 m/ph độ nhám giảm chậm, khi tĕng vận tốc cắt
lớn hơn 150 m/ph thì độ nhám có xu hướng tĕng.
Nguyên nhân do nhiệt sinh ra lớn, khả nĕng thoát
phoi giảm đi và dao tiện mòn nhanh.
Hình 6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng
chạy dao tới độ nhám bề mặt
Nhận xét
Khi giảm lượng chạy dao đến 0,1 mm/vg thì độ
nhám giảm, tuy nhiên không lên chọn lượng chạy
dao nhỏ hơn 0,1 mm/vg khi đó với lưỡi cắt chính
của dao tiện có bán kính cong sẽ gây ra hiện tượng
trượt giữa lưỡi cắt dao tiện và bề mặt chi tiết gia
công làm độ nhám tĕng mạnh.
Hình 7. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của chiều sâu
cắt tới độ nhám bề mặt
Nhận xét:
Trong vùng khảo sát, ảnh hưởng của chiều sâu
cắt tới độ nhám không nhiều, tuy nhiên không lên
tĕng chiều sâu cắt quá lớn sẽ gây ra rung động
trong quá trình gia công do công suất và lực cắt
lớn khi đó độ nhám sẽ tĕng nhanh. Không nên
chọn chiều sâu cắt quá nhỏ khi đó xảy ra hiện
tượng trượt giữa lưỡi cắt của dao và bề mặt chi
tiết gia công, nên chọn chiều sâu cắt trong khoảng
0,25 mm đến 0,35 mm.
Độ lệch so với điểm tham chiếu
Hình 8. Đồ thị tương quan ảnh hưởng của thông số
chế độ cắt tới độ nhám bề mặt
A) Vận tốc cắt; B) Lượng chạy dao; C) Chiều sâu cắt
Nhận xét chung
Theo đồ thị biên dạng đáp ứng hàm hồi quy thì vận
tốc cắt có ảnh hưởng lớn nhất tới độ nhám bề mặt
chi tiết gia công, sau đó đến lượng chạy dao, chiều
sâu cắt ít ảnh hưởng tới độ nhám bề mặt. Cĕn cứ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
62 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
vào đặc điểm trên làm cơ sở cho việc chọn các
thông số chế độ cắt cho việc gia công. Với bề mặt
yêu cầu độ nhám R
a
= 0,63, sử dụng phần mềm
Matlab tính toán được chế độ cắt tối ưu V = 111m/
ph, S = 0,12 mm/vg, t = 0,13 mm. Kiểm nghiệm gia
công với chế độ cắt trên đo được độ nhám bề mặt
Ra = 0,65 µm, kết quả chấp nhận được.
Hình 9. Chi tiết sau khi gia công
4. KẾT LUẬN
Bằng nghiên cứu thực nghiệm và phân tích kết quả
thực nghiệm, đã xây dựng được phương trình hồi
quy bậc II(5), các đồ thị và nhận xét sự ảnh hưởng
của các thông số chế độ cắt tới độ nhám bề mặt chi
tiết. Cĕn cứ vào phương trình hồi quy thực nghiệm
cấp II lựa chọn được bộ thông số chế độ cắt hợp
lý: V = 111 m/ph, S = 0,12 mm/vg, t = 0,13 mm
cho gia công thép C45 đã nhiệt luyện bằng dao
gắn mảnh CBN500 trên máy tiện CNC đạt độ nhám
Ra = 0,65 µm (cấp 7).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Quốc Dung (2012), Luận án tiến
sĩ Nghiên cứu quá trình tiện thép hợp kim qua tôi
bằng dao PCBN, Đại học Thái Nguyên.
[2] T.S Hoàng Việt (2016), Ảnh hưởng của một
số thông số chế độ cắt đến độ nhám bề mặt gia
công trên máy tiện, Tạp chí khoa học và công
nghệ Lâm nghiếp số 2-2016.
[3] Ibrahim A. Al-Zkeri, M.S (2007), Presented in
Partial Fulfillment of the Requirements for the
Degree Doctor of Philosophy in the Graduate
School of the Ohio State University, The Ohio
State University.
[4] Nguyễn Minh Tuyển (2005), Quy hoạch thực
nghiệm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[5] Nguyễn Doãn Ý (2009), Xử lý số liệu thực
nghiệm trong kỹ thuật, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật.
[6] Montgomery, Douglas C, Design and Analysis
of Experiments (4th edition), New York John
Wiley & Son.
Mạc Văn Giang
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Năm 2004: Tốt nghiệp Đại học ngành Chế tạo máy, Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghiệp Thái Nguyên.
+ Năm 2010: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội.
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Cơ khí, Trường Đại học Sao Đỏ.
- Lĩnh vực quan tâm: Tính toán, thiết kế máy, công nghệ chế tạo máy, lập trình và
gia công trên máy CNC.
- Email: macvgiang@gmail.com.
- Điện thoại: 0971953180.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_cat_den_do_nham_be_mat_khi_g.pdf