Nghiên cứ khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam

Tài liệu Nghiên cứ khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam: ... Ebook Nghiên cứ khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam

pdf181 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứ khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN VĂN DŨNG Nghiªn cøu kh¶ n¨ng sinh tr−ëng, ph¸t triÓn vµ mét sè biÖn ph¸p kü thuËt n©ng cao n¨ng suÊt, phÈm chÊt gièng v¶i chÝn sím ë miÒn B¾c ViÖt Nam Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 62.62.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Mạnh Hải 2. TS. Đoàn Văn Lư HÀ NỘI - 2009 i LỜI CAM ĐOAN Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam” chuyên ngành Trồng trọt, mã số 62.62.01.01 là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng ii LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam” được thực hiện từ năm 2002 đến 2006. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các cán bộ, các hộ nông dân tại địa phương mà đề tài triển khai. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường; Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Nông học, Bộ môn Rau - Hoa - Quả, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ môn Cây ăn quả, Cán bộ, Công nhân viên Viện Nghiên cứu Rau quả đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện về vật chất và thời gian để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn PGS.TS. Vũ Mạnh Hải và TS. Đoàn Văn Lư đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án này. Nhân dịp này, tôi xin gửi tới các bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân trong và ngoài cơ quan lời cảm ơn chân thành nhất về sự giúp đỡ vô tư và những lời động viên khích lệ nhiệt tình dành cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vii Danh mục các biểu đồ x Danh mục các đồ thị x Danh mục các ảnh minh họa xi Danh mục các chữ viết tắt xiii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại 5 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố 5 1.1.2. Phân loại giống và giống vải 7 1.2. Những nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải 13 1.2.1. Tình hình sản xuất 13 1.2.2. Tình hình tiêu thụ 17 1.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải 20 iv 1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ 20 1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng 22 1.3.3. Yêu cầu về chế độ nước và độ ẩm 23 1.3.4. Yêu cầu về đất đai 24 1.3.5. Yêu cầu về điều kiện khác 26 1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây vải 26 1.4.1. Đặc điểm thân, lá, hoa, quả 26 1.4.2. Đặc điểm ra lộc 30 1.4.3. Đặc điểm ra hoa, đậu quả 32 1.5. Kỹ thuật trồng và thâm canh cây vải 40 1.5.1. Bón phân 40 1.5.2. Cắt tỉa 44 1.5.3. Sử dụng phân bón qua lá 47 1.5.4. Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng 49 1.5.5. Phòng trừ sâu bệnh 53 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56 2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 56 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 56 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 56 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 57 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 57 2.2. Nội dung nghiên cứu 57 2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất về diện tích, sản lượng và giống vải 57 2.2.2. Đánh giá đặc tính nông sinh học của các giống vải chín sớm 58 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng 58 v 2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ĐTST và dinh dưỡng qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng 58 2.3. Phương pháp nghiên cứu 59 2.3.1. Bố trí thí nghiệm 59 2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 64 2.3.3. Xử lý số liệu 68 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69 3.1. Hiện trạng sản xuất vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 69 3.1.1. Diện tích và sản lượng vải 69 3.1.2. Điều tra, đánh giá các mẫu giống vải ở miền Bắc Việt Nam 72 3.2. Kết quả đánh giá đặc tính nông sinh học các giống vải chín sớm 84 3.2.1. Khả năng sinh trưởng của các giống vải chín sớm 84 3.2.2. Đặc điểm ra lộc của các giống vải chín sớm 86 3.2.3. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các giống vải chín sớm 93 3.2.4. Năng suất và chất lượng của các giống vải chín sớm 98 3.2.5. Kết quả khảo nghiệm hai giống vải triển vọng tại một số vùng sinh thái 102 3.2.6. Hiệu quả kinh tế 107 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng 112 3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc thu 112 3.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra lộc thu 113 3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng lộc thu 114 3.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến kích thước lá 115 3.3.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến ra hoa, đậu quả 115 3.3.6. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất quả 118 3.3.7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa 120 vi 3.4. Ảnh hưởng của một số chất ĐTST và dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển của giống vải chín sớm Yên Hưng 121 3.4.1. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng phát triển của giống vải chín sớm Yên Hưng 121 3.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng và phát triển của giống vải chín sớm Yên Hưng 127 3.4.3. Ảnh hưởng của ethrel đến khả năng diệt lộc đông và năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng 140 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 151 4.1. Kết luận 151 4.2. Đề nghị 152 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới 10 1.2. Diện tích, sản lượng vải của một số nước trên thế giới 15 1.3. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải năm 2007 19 1.4. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 19 1.5. Quan hệ giữa nhiệt độ và tỷ lệ hoa cái của vải 21 1.6. Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với đất đai 25 1.7. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo khối lượng 40 1.8. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải theo tỷ lệ 41 1.9. Nhu cầu phân bón cho vải ở một số nước 42 3.1. Tình hình sản xuất vải ở một tỉnh năm 2007 69 3.2. Diện tích, sản lượng vải của một số tỉnh trồng vải qua các năm 70 3.3. Danh mục các mẫu giống vải tại các điểm điều tra 73 3.4. Tên, địa danh và nguồn gốc các mẫu giống vải chín sớm 74 3.5. Đặc điểm khung tán của các mẫu giống vải chín sớm 76 3.6. Đặc điểm kích thước lá của các mẫu giống vải chín sớm 77 3.7. Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống vải chín sớm 78 3.8. Đặc điểm quả và năng suất của các mẫu giống vải tuyển chọn 80 3.9. Đặc điểm về phẩm chất quả của các mẫu giống vải tuyển chọn 81 3.10. Danh sách các cây đầu dòng của các mẫu giống vải tuyển chọn 82 3.11. Danh sách các cây đầu dòng của các mẫu giống vải ưu tú tuyển chọn 83 3.12. Khả năng sinh trưởng của các giống vải chín sớm 85 3.13. Thời gian và khả năng ra lộc hè của một số giống vải chín sớm 86 3.14. Đặc điểm kích thước lộc hè các giống vải chín sớm 88 viii 3.15. Thời gian và khả năng ra lộc thu của một số giống vải chín sớm 89 3.16. Đặc điểm kích thước lộc thu các giống vải chín sớm 90 3.17. Thời gian ra hoa của các giống vải chín sớm 93 3.18. Kích thước chùm hoa của các giống vải chín sớm 95 3.19. Khả năng ra hoa của các giống vải chín sớm 96 3.20. Tỷ lệ đậu quả của các giống vải chín sớm 97 3.21. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 99 3.22. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các giống vải chín sớm 101 3.23. Khả năng sinh trưởng của hai giống qua các độ tuổi 102 3.24. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất của các giống 104 3.25. Chất lượng của các giống tại các vùng khác nhau 106 3.26. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu tại một số vùng sinh thái 107 3.27. Hiệu quả kinh tế của một số giống vải 108 3.28. Thời gian ra lộc thu ở các biện pháp cắt tỉa 112 3.29. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra lộc thu 113 3.30. Đặc điểm chất lượng lộc thu ở các biện pháp cắt tỉa 114 3.31. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến kích thước lá 115 3.32. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa 116 3.33. Tỷ lệ đậu quả và động thái rụng quả ở các biện pháp cắt tỉa 117 3.34. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các biện pháp cắt tỉa 118 3.35. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả 120 3.36. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp cắt tỉa 121 3.37. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến tỷ lệ đậu quả 122 3.38. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến khả năng giữ quả 123 3.39. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 124 3.40. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến phẩm chất quả 126 ix 3.41. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA3 127 3.42. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến thời gian ra lộc 128 3.43. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến số lượng lộc và đặc điểm lộc thu 129 3.44. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến diện tích lá 131 3.45. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả của vải sớm Yên Hưng 132 3.46. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến tỷ lệ đâu quả 135 3.47. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 136 3.48. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến phẩm chất 138 3.49. Hiệu quả kinh tế của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá 139 3.50. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến khả năng diệt lộc đông 141 3.51. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến khả năng ra hoa, đậu quả 142 3.52. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 144 3.53. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến phẩm chất quả 145 3.54. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ethrel 146 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Tỷ lệ về diện tích vải của các tỉnh 71 3.2. Năng suất của các giống vải chín sớm 71 3.3. Diện tích vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực 72 3.4. Sản lượng vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực 72 3.5. Tỷ lệ đậu quả của các giống vải chín sớm 98 3.6. Năng suất của các giống vải chín sớm 100 3.7. Tỷ lệ đậu quả ở các biện pháp cắt tỉa 117 3.8. Năng suất ở các biện pháp cắt tỉa 119 3.9. Tỷ lệ đậu quả ở các công thức phun GA3 122 3.10. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất 125 3.11. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến tỷ lệ đậu quả 133 3.12. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất 136 3.13. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến khả năng đậu quả 142 3.14. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến năng suất 144 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị Tên đồ thị Trang 3. 1. Khả năng giữ quả của các biện pháp cắt tỉa 118 3. 2. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng giữ quả 123 xi DANH MỤC CÁC ẢNH MINH HỌA Ảnh Tên ảnh Trang 1 Cây vải giống Yên Hưng 109 2 Chùm quả vải giống Yên Hưng 109 3 Quả vải giống Yên Hưng 109 4 Cây vải giống Yên Phú 109 5 Chùm quả vải giống Yên Phú 109 6 Quả vải giống Yên Phú 109 7 Cây vải giống Bình Khê 110 8 Chùm quả vải giống Bình Khê 110 9 Quả vải giống Bình Khê 110 10 Cây vải giống Hùng Long 110 11 Quả vải giống Hùng Long 110 12 Chùm quả vải giống Hùng Long 110 13 Giống vải Vàng Anh 111 14 Giống vải Bánh Trôi 111 15 Giống vải Thạch Bình 111 16 Giống vải Phúc Hòa 111 17 Giống vải Lục 111 18 Giống vải Đường Phèn 111 19 Thí nghiệm cắt tỉa 147 20 Vườn khảo nghiệm giống vải Hùng Long tại Lào Cai 148 21 Vườn khảo nghiệm giống vải Yên Hưng tại Đông Triều - Quảng Ninh 148 22 Vườn khảo nghiệm giống vải Yên Hưng tại Gia Lâm - Hà Nội 23 Vườn khảo nghiệm giống vải Bình Khê tại Gia Lâm - Hà Nội 148 xii 24 Mô hình trình diễn kỹ thuật cắt tỉa vải 148 25 Mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh tổng hợp 148 26 Cây vải được xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l 149 27 Chùm quả vải được xử lý GA3 50ppm 149 28 Vườn vải được xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l 149 29 Xử lý ethrel 400 ppm 150 30 Xử lý ethrel 600 ppm 150 31 Xử lý ethrel 800 ppm 150 32 Xử lý ethrel 1.000 ppm 150 33 Hoa vải được hình thành sau khi xử lý lộc đông bằng ethrel 150 xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBZ Carbendazim: Hóa chất phòng trừ nấm bệnh CT Công thức DD Dinh dưỡng ĐTST Điều tiết sinh trưởng FAO Food and Agriculture Organization: Tổ chức Nông lương thế giới GA Gibberellic Axit GA3 Gibberellin GAP Good Agriculture Practise: Thực hành Nông nghiệp tốt GS Giáo sư IAA Indole Axetic Axit IPGRI International Plant Genetics Resources Institute: Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế IPM Intergrated Pest Management: Phòng trừ dịch hại tổng hợp IQF Individually Quick Freezing: Lạnh đông rời MAP Modified Atmosphere Packazing: Bảo quản trong điều kiện điều khiển khí quyển cải biến MH Malein Hydrazit NAA Naphtyl Axetic axit NN Nông nghiệp PE Polyethilene: Nhựa tổng hợp PGS Phó Giáo sư PPO Polyphenol Oxidase: Enzim ôxi hóa PTNT Phát triển Nông thôn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thuộc vào nhóm cây ăn quả chủ đạo của miền Bắc Việt Nam. Quả vải được coi là đặc sản trên thị trường trong nước và thế giới. Những năm gần đây, cây vải có đóng góp quan trọng trong phong trào xoá đói giảm nghèo và từng bước giúp người dân làm giầu, đặc biệt là ở các vùng đồi núi và trung du các tỉnh phía Bắc, nơi phần lớn các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều lấy cây vải làm cây chủ lực để phát triển. Tính đến năm 2007, tổng diện tích vải của cả nước đã đạt 88.900 ha, sản lượng 428.900 tấn (chiếm 32,9% diện tích và 24,8% sản lượng cây ăn quả của miền Bắc), trong đó diện tích cho sản phẩm là 77.500 ha, năng suất trung bình 55,34 tạ/ha. Giống trồng chủ lực là vải thiều Thanh Hà, có thời gian thu hoạch ngắn (chủ yếu trong tháng 6) nên gây khó khăn trong việc bố trí lao động cho thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chế biến và tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh tế của người trồng vải (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007) [43]. Một trong những biện pháp kéo dài thời gian cung cấp vải tươi cho thị trường và tăng được hiệu quả kinh tế cho người trồng là bố trí cơ cấu giống có thời gian cho thu hoạch khác nhau, bao gồm các giống chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ cấu các giống vải hình thành đến 2012 sẽ bao gồm: 10 - 15% diện tích là giống chín sớm; 70 - 75% diện tích là giống chính vụ và 5 - 10% diện tích là giống chín muộn. Để đáp ứng được yêu cầu này, việc đánh giá được khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất và tính thích ứng của các giống vải chín sớm ở các vùng sinh thái khác nhau, nhằm chọn tạo ra 2 các giống vải chín sớm ưu tú là rất cần thiết (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1999) [1], (2000) [2], (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1996) [44]. Để đưa nhanh các giống vải chín sớm bổ sung vào cơ cấu giống vải ở miền Bắc, bên cạnh việc đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống, trong quá trình trồng trọt gặp phải một số trở ngại sau: - Do vải chín sớm có khả năng sinh trưởng khoẻ nên lộc thu thường thành thục sớm (vào tháng 9, 10) dẫn đến khả năng ra lộc đông cao làm cho những cây ra lộc đông không ra hoa, đậu quả. - Các giống vải chín sớm có thời gian ra hoa, nở hoa sớm (vào các tháng 12, 1 hàng năm) nên thường chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi (nhiệt độ thấp, mưa phùn...) gây khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh làm giảm tỷ lệ đậu quả, dẫn đến năng suất thấp. Cùng với quá trình đánh giá, chọn lọc ra các giống vải chín sớm có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bổ sung vào cơ cấu giống hiện có và tìm ra các đặc điểm cần khắc phục, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như cắt tỉa, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và bổ sung dinh dưỡng qua lá đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất và làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng vải. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam” 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích - Đánh giá được hiện trạng về diện tích, sản lượng, chủng loại giống, đặc tính nông sinh học của một số giống vải chín sớm làm cơ sở lựa chọn, bổ sung vào cơ cấu giống vải ở miền Bắc, kéo dài thời gian thu hoạch và áp dụng 3 các biện pháp kỹ thuật thâm canh. - Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá, xác định được biện pháp cắt tỉa và loại chế phẩm cũng như nồng độ thích hợp, bổ sung vào quy trình thâm canh, nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm. 2.2. Yêu cầu - Xác định được hiện trạng về diện tích, sản lượng, chủng loại giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam. - Xác định được các thời kỳ vật hậu của một số giống vải chín sớm ưu tú (thời kỳ ra lộc, ra hoa, đậu quả), năng suất, phẩm chất làm cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất. - Xác định được biện pháp cắt tỉa thích hợp giúp cây ra hoa, đậu quả tập trung, nâng cao năng suất, phẩm chất. - Xác định được loại chế phẩm, liều lượng, nồng độ thích hợp của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá giúp ngăn chặn lộc đông, làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất vải chín sớm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về hiện trạng diện tích, sản lượng, chủng loại giống cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam. - Làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn thực liệu, lựa chọn giống tốt và bố trí cơ cấu giống hợp lý, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phẩm chất vải chín sớm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài bổ sung một số giải pháp kỹ thuật mới trong thâm canh cây vải 4 chín sớm như biện pháp cắt tỉa, sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất vải chín sớm theo hướng tăng hiệu quả cho người trồng vải. - Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây ăn quả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân... về đặc tính nông sinh học, kỹ thuật thâm canh cây vải chín sớm. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập đoàn giống vải chín sớm trồng tại một số tỉnh miền Bắc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tiến hành điều tra trên các giống vải trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu về hiện trạng diện tích, sản lượng, chủng loại giống, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất của giống vải chín sớm. 4.3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ năm 2002 đến năm 2006 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại giống vải 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố 1.1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước Cây vải có nguồn gốc ở vùng giữa miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, bán đảo Malaysia và đã được trồng cách đây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở Trung Quốc vẫn còn có những cây vải tổ trên 1.000 năm tuổi ở huyện Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến, trong đó, cây to nhất có chu vi thân đạt 5,6m, đường kính tán cây chỗ lớn nhất đến 40m, chiều cao cây trên 16m và năm cho thu hoạch cao nhất đến 1,5 tấn quả (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23], (Bosse và Mitra, 1990) [48]. Nhiều tài liệu của Trung Quốc cho biết, hiện tại còn nhiều nơi có cây vải dại như núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng Đông; Thạch Phượng Sơn, huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam. Căn cứ điều tra thực địa và từ góc độ lịch sử, hình thái và đặc trưng quần lạc sinh thái đã cho thấy: Đảo Hải Nam có nhiều cây vải dại. Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hóa Châu, Liêm Giang và trên sáu vạn núi lớn ở vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có cây vải dại, chứng tỏ cây vải có nguồn gốc phát sinh từ Trung Quốc (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23]. Cũng theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998), [23], vào cuối thế kỷ thứ 17, từ Trung Quốc, những cây vải đầu tiên được đưa đến Myanma, sau đó lan rộng sang Đài Loan, Mautirius, Madagasca và Tây Ấn. Cuối thế kỷ 18, vải được đưa sang Ấn Độ, Anh, Pháp, Úc, Mỹ. Đến thế kỷ thứ 19, cây vải được đưa đến trồng tại Israel. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các công nhân Hoa Kiều gốc Quảng Đông đã đưa vải 6 vượt qua xích đạo vào Công Gô. Hiện nay, vải được trồng ở gần 30 nước trên thế giới nhưng chủ yếu phân bố ở các nước vùng Đông Nam Á, Châu Đại Dương, các đảo ở Thái Bình Dương và miền Nam Châu Phi. Ở Châu Á, các nước trồng vải là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Bănglades, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Srilanca, Indonexia và Nhật Bản. Ở Châu Phi có: Nam Phi, Madagasca, Công Gô, Ga Bông, Mautirius và Rêuyniông. Châu Đại Dương có: Australia và Newzealand. Châu Mỹ có: Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô và Braxin. 1.1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, cây vải được trồng cách đây khoảng 2.000 năm và phân bố từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam cũng được coi là một trong những nước có nguồn gốc phát sinh của cây vải. Cây vải đã được phát hiện mọc ở chân núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là những cây vải dại, quả có hình dạng, mầu sắc và gai quả giống hệt vải trồng, chỉ khác quả nhỏ khoảng 6 - 8 gam, cùi mỏng, ăn chua… Ở các vùng này, người ta còn tìm được những cây vải dại quả nhỏ, gai dài, hạt to, ăn chua... có đặc điểm tương tự như một số loài vải trồng hiện nay (Vũ Công Hậu, 1999) [16]. Vùng Thanh Hà (Hải Dương) hiện còn cây vải nhà cụ Hoàng Văn Thu trên 130 tuổi được coi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vẫn tổ chức ngày hội làng để tưởng nhớ người có công đã mang cây vải - cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu về vùng quê này, góp phần đem lại ấm no cho người dân. 7 Cách đây gần 1,5 thế kỷ, cụ Hoàng Văn Cơm - thân sinh của cụ Hoàng Văn Thu ngày nay, trong một chuyến đi buôn bằng tầu biển với người Trung Quốc đã được họ chiêu đãi tiệc trên tầu. Cuối bữa tiệc, có món tráng miệng là một thứ quả có vỏ mầu hồng tươi, hình cầu, ăn có vị ngọt, thơm đã mang hạt về gieo tại đất Thanh Hà, Hải Dương ngày nay. Trong 5 hạt gieo, mọc được 3 cây, đây chính là những cây giống đầu tiên sau lan rộng đi các vùng thành thứ cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao ngày nay. Tên vải Thiều có nguồn gốc từ tên địa danh đã lấy quả về là vùng Thiều Châu của Trung Quốc, sau này được gọi tắt là vải Thiều. Từ vùng Thanh Hà - Hải Dương, cây vải đã được đưa đi trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả một số tỉnh Tây Nguyên. Ở thời điểm hiện tại, đã hình thành một số vùng trồng vải mang tính sản xuất hàng hóa lớn như Thanh Hà, Chí Linh, Tứ Kỳ (Hải Dương); Đông Triều, Hoành Bồ (Quảng Ninh); Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang); Đồng Hỷ, Đại Từ (Thái Nguyên)... Ở những nơi này cây vải thực sự đóng vai trò tiên phong trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân trồng vải (Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh, 2000) [29]. 1.1.2. Phân loại giống và giống vải. 1.1.2.1. Phân loại giống Theo Hoàng Thị Sản (2003) [27], Panday và cộng sự (1989) [78]; Schaffer (1994) [81], vải (Litchi chinensis Sonn.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hòn có trên 150 chi, với khoảng 2.000 loài được phân bố ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu tập trung ở vùng Châu Á và một số ít loài thuộc Nam Mỹ, Châu Phi và châu Úc. Vải có 3 loài phụ: Litchi chinensis: loài này tập trung các giống vải thương mại ngày nay 8 có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng trên 100 giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có khoảng trên 50 giống, Thái Lan trên 20 giống, Australia có trên 40 giống…(Bosse và cộng sự, 2001) [49]. Litchi philippinensis: được trồng nhiều ở Philippines và Papua New Guinea trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh sẫm, quả nhỏ hình ô van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một lớp mỏng bao quanh hạt, ăn có vị chua và chát. Litchi javenensis: loài phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula, Indonesia, Trung Quốc, West Java và Đông Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt to, gai dài và ăn có vị chua. 1.1.2.2.Các giống vải Trung Quốc được coi là nước có số lượng giống vải nhiều nhất trên thế giới, với trên 200 giống. Trong đó, các giống quan trọng được tập trung phát triển và sử dụng cho công tác chọn tạo có gần 100 giống, được phân thành 3 nhóm chính: - Các giống vải thương phẩm đang phát triển rộng: 33 giống - Các giống vải địa phương trồng còn ít: 20 giống - Các giống vải quý hiếm mang tính đặc thù: 22 giống Các giống này thường có thời gian cho thu hoạch vào giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Đặc biệt, ở Trung Quốc, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài đến cuối tháng 7, sang đầu tháng 8, vì vậy tạo nên lợi thế so sánh với các nước có các giống vải cho thu hoạch sớm hơn, giúp rải vụ thu hoạch và có giá bán cao. Ở tỉnh Quảng Đông, các giống vải được trồng mang tính chất thương mại là: Baila, Baitangying, Heiye, Feizixiao, Gwiwei, Nuomici và Huaizhi với diện tích mỗi giống lên đến trên 20.000 ha. Hai giống Gwiwei và Nuomici được trồng rộng rãi nhất, với diện tích lên đến trên 60.000 ha mỗi giống. 9 Ở tỉnh Vân Nam, giống Lanzhu được xem là giống trồng chính với diện tích xấp xỉ 25.000 ha. Các giống mới được chọn tạo có năng suất, phẩm chất tốt, hạt lép là: giống HôngHu (khối lượng quả trung bình 24 g/quả, tỷ lệ ăn được 79%, đường tổng số > 18,5%, năng suất cao và ổn định); giống Dongguan Seedlesss là giống chín sớm, có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, khối lượng quả lớn: 35,3 - 62,0 g/quả, tỷ lệ quả hạt lép cao trên 90%, đường tổng số > 17%; tỷ lệ ăn được > 80% (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23], (Hong và Li, 2000) [65], (Minas và cộng sự, 2002) [72], (Zhao và Zhu, 2000) [87]. Theo Gosh, 2000 [58], Gosh và Mitra, 2000 [59], Gosh và cộng sự, 2000 [60], ở Ấn Độ, vải được trồng tập trung ở các bang vùng phía Đông, chiếm trên 60% tổng diện tích. Các bang ở phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm khoảng 16%. Các bang trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là: Bihar (chiếm trên 74% diện tích), West Belgan, Tripura, Asam và Uttaranchal. Các giống trồng quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented, và Mazaffarpur. Hai giống lai mới được chọn tạo là H - 73 và H - 105 có tiềm năng cho năng suất cao, đang được phát triển mạnh trong sản xuất. Ở Thái Lan, các giống chính được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee (tên địa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải trồng của Thái Lan được phân thành 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á nhiệt đới. Nhóm vải Nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền Trung Thái Lan có các tháng mùa đông ấm áp. Có khoảng 20 giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa đông mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt đới, giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Anupunt và Sukhvibul, 2003) [46], (Chinawat và Suranant, 2000) [52]. 10 Bảng 1.1. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới TT Tên nước Tên giống 1 Trung Quốc San Yee Hong, Baitangying, Fay Zee Siu, Bah Lup, Wai chee, Haak Yip, Kwai Mi, No Mai Chi, Souey Tung, Tai So, Brewster Baila, Heiye, Guiwei, Huaizhi, HongHu, Dongguan Seedlesss 2 Ấn độ Ajhuli, Bedana, Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented, Green, Kasba, Longia, Purbi, và Mazaffarpur. 3 Thái Lan Tai So, Wai chee, Baidum, Chacapat và Kom 4 Đài Loan Haak Ip, Sah Keng, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken và Kwai Mi. 5 Australia Fay Zee Siu, Tai So, Bengal, Wai Chi, Kwai May Pink, và Salathiel 6 Nam Phi Tai So, Bengal, 7 Madagascar Tai So 8 Mauritius Tai So 9 Mỹ Tai So và Kaimana 10 Banglades Rajshahi, Madrajie, Mongalbari, Bombai, Kadmi, Bedana, Kalipuri, China - 3. 11 Nepal Mujafpuri, Raja Saheb, Deharaduni, China, Calcuttia, Pokhara, Udaipur, Tanahu, Chitwan, Kalika và Gorkha. 12 Philippines Mauritius, Sinco Nguồn: Campbell (2003) Theo Dixon và cộng sự, 2003 [56], Greer và Campbel, 1990 [62], Menzel và Greer, 1986 [68], có khoảng trên 40 giống vải được trồng ở Australia. Các giống hiện tại đang được trồng ở Bắc Queensland là Kwai May Pink, Fay Zee Siu và Souey Tung… Kwai May Pink là giống trồng phổ biến ở miền Trung, miền Nam Queensland và Bắc New South Wales cùng với 2 giống Salathiel và Wai Chi. Các giống quan trọng nhất hiện._. nay là Tai So, Haak Ip, Kwai May Pink, Bosworth N03, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel. 11 Giống vải trồng chủ yếu của Đài Loan là: Hak Ip, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken, Kwai Mi. Trong đó, Hak Ip là giống trồng phổ biến nhất (chiếm khoảng trên 90% diện tích trồng trọt), giống Yu Her Pau (chiếm 10%) được trồng ở phía Nam và No Mai Chi được trồng ở miền Trung (Teng, 2003) [85]. Theo Campbell và Ledesma (2003) [50], Crane và cộng sự (2003) [54], Goren và cộng sự (2000) [61], Greer (1990) [62], Knight (2000) [66], Richard và cộng sự (2000) [80], các nước có tham gia trồng vải nhưng với diện tích nhỏ và sản lượng thấp là các vùng Florida, Hawaii, Pueto Rico, California của nước Mỹ; Island; Israel; Đài Loan và vùng Nhiệt đới châu Mỹ... (bảng 1.1). Trong nước, công tác nhập nội giống cũng đã được tiến hành từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (trong phạm vi nghiên cứu và trao đổi không chính thức, một số giống vải tốt của Trung Quốc đã được đưa sang khảo nghiệm tại Phú Thọ từ những năm 60). Vào những năm 1989 - 1992, tập đoàn 7 giống vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Australia được nhập nội và trồng tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá cho thấy, 3 giống có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee Siu (Phạm Minh Cương và cộng sự, 2000) [8]. Tập đoàn 5 giống vải: Mỏ gà, Phi Tử Tiếu, Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp và Bạch Đường Anh đã được nhập nội và đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau quả từ những năm 1997. Kết quả cho thấy: giống vải Mỏ gà có khả năng sinh trưởng tốt, ra quả đều qua các năm, khối lượng trung bình quả: 25 - 30g, tỷ lệ ăn được xấp xỉ 80% (tương đương các giống hạt lép trồng tại Trung Quốc). Ngoài ra, các giống vải ưu tú, hạt lép của Trung Quốc như Đại Hồng, Diệp Xuân 1, Diệp Xuân 2... cũng đã được nhập về Việt Nam thông qua các cơ quan quản lý, sản xuất nông nghiệp như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái...và đang tiếp tục được theo dõi, đánh giá. 12 Theo Trần Thế Tục (1998) [39], (2004) [40], các giống vải của nước ta có thể phân chia theo thời vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất quả. Ở miền Bắc Việt Nam các nhóm giống và giống vải được phân chia như sau: - Theo thời vụ có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chín chính vụ và nhóm vải chín muộn. - Theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chính vụ và nhóm vải chín muộn. * Các giống vải chín sớm: là các giống vải có thời gian chín từ 5/5 đến 30/5 hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, khối lượng trung bình quả đạt 30 - 40g, tỷ lệ phần ăn được 65 - 72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả khi chín có màu xanh vàng hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt, hơi chua. Các giống này thường có năng suất khá cao, có khả năng thích ứng rộng hơn các giống chính vụ và chín muộn. Một số giống thuộc nhóm này là: Hùng Long, Yên Hưng, Yên Phú, Phúc Hoà, Bình Khê. * Các giống vải chính vụ: là các giống vải có thời gian chín tập trung trong khoảng từ 1/6 đến 30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt 18 - 25g, tỷ lệ phần ăn được 68 - 82%, quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi, ăn có vị ngọt thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định. Các giống thuộc nhóm này là: Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn. * Các giống vải chín muộn: hiện đã phát hiện được một số dòng chín muộn. Các dòng này có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 10/7 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ lớp lông thưa, màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt từ 25 - 35g, tỷ lệ phần ăn được đạt 66 - 75%, quả hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vị ngọt, năng suất đạt xấp xỉ các giống vải chính 13 vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm. Các dòng vải thuộc nhóm này chủ yếu được phát hiện tại Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang). Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về diện tích các giống vải còn chưa hợp lý, tập trung chủ yếu là giống chính vụ (trên 95% diện tích). Các giống chín sớm và chín muộn có mặt với diện tích còn rất hạn chế, gây khó khăn trong bố trí lao động cho thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và làm giảm hiệu quả kinh tế cho người trồng. Hướng nghiên cứu chọn tạo giống vải trong nước hiện tại và tương lai là tiếp tục đánh giá, chọn lọc và cải tiến tập đoàn giống hiện có; chọn tạo giống theo hướng lai hữu tính, gây đột biến (bao gồm cả xử lý đột biến bằng tác nhân vật lý và hoá học) để có được bộ giống phong phú, có năng suất cao, phẩm chất tốt bao gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn để kéo dài thời gian cho thu hoạch, bên cạnh đó là nhập nội các giống vải ưu tú (vải hạt lép, không hạt) từ các nước có điều kiện sinh thái tương đồng để khảo nghiệm, đánh giá, chọn lọc và đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ. Như vậy, tập đoàn giống vải của các nước trên thế giới rất phong phú nhưng chủ yếu là các giống chín chính vụ và chín muộn (thời gian chín tập trung từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7). Các giống chín sớm có mặt với diện tích còn rất hạn chế. Do vậy, nếu bổ sung được một số lượng thích hợp các giống vải chín sớm thông qua việc đánh giá tuyển chọn giống bản địa ưu tú và chọn tạo giống mới sẽ góp phần rải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả trồng trọt, đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. 1.2. Những nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải 1.2.1. Tình hình sản xuất 1.2.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, hiện có gần 30 nước trồng vải, trong đó các nước Châu Á có diện tích trồng và sản lượng vải cao nhất. Theo Trần Thế Tục (1997) 14 [36], diện tích trồng vải của thế giới năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng 251.000 tấn. Năm 2000, diện tích trồng vải đạt xấp xỉ 780.000 ha, tổng sản lượng đạt tới 1,95 triệu tấn, trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng đạt xấp xỉ 1,75 triệu tấn (chiếm 77% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới) (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007) [43]. Đến năm 2006, diện tích trồng vải trên thế giới còn 720.000 ha, nhưng sản lượng tăng lên 2,13 triệu tấn. Trong đó, 98% sản lượng vải tập trung ở khu vực Châu Á: Trung Quốc chiếm 70%, Ấn Độ 20%, Thái Lan 3,9%, Việt Nam 2,3%. Các nước còn lại sản lượng vải chiếm không đến 2%. Do sản lượng vải của thế giới không nhiều, vì vậy thống kê hàng năm của FAO không đưa vào và xếp vào hạng mục các cây ăn quả khác. Năng suất vải của thế giới khá thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 3,0 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích vải cho thu hoạch với tỷ lệ thấp và năng suất thấp. Những nước có năng suất vải khá cao là Ấn Độ, Đài Loan, Nêpan, Madagasca (Dịch Cán Quân và cộng sự, 2008) [25]. Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Ở miền Nam Trung Quốc, trồng vải đã trở thành ngành sản suất chủ lực từ những năm 1980. Theo Menzel (2002) [69], Xuming và Lian (1999) [86], diện tích vải của Trung Quốc đạt 530.000 ha với sản lượng là 950.000 tấn; năm 2001 là 584.000 ha với sản lượng đạt 958.700 tấn quả tươi. Trong đó, tỉnh Quảng Đông là tỉnh đứng đầu cả về diện tích và sản lượng vải: 303.080 ha và 793.200 tấn. Theo số liệu của FAO (1989) [57], báo cáo của Xuming (2003) [86], diện tích và sản lượng vải của một số nước được thể hiện ở bảng 1.2. 15 Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải của một số nước trên thế giới Tên nước Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc 2001 584.000 958.000 Ấn Độ 2000 56.200 428.900 Thái Lan 1999 22.200 85.083 Đài Loan 2001 12.000 108.668 Bangladesh 1998 4.750 12.755 Úc 2001 2.500 6.000 Nepal 1999 2.830 13.875 Florida 2001 486 - Nguồn: FAO (1989; Huang. X, (2002) Theo Gosh (2000) [58], Ghosh và cộng sự (2000) [59], Ấn Độ là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và sản lượng vải. Sản lượng vải của Ấn Độ năm 1990 mới chỉ đạt con số 91.860 tấn thì đến năm 2000 đã lên đến 56.200 ha, với sản lượng đạt 428.900 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Ấn Độ là Bihar (310.000 tấn), West Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn). Ngoài ra, vải còn được sản xuất ở một số nơi khác như Assam (17.000 tấn), Punjab (13.000 tấn), Orissa, Himachal Pradesh và Nilgiri. Các giống trồng chủ yếu ở nước này là Shahi, China, Calcuttia, Bendana, Late bendana, Rose Scented, Bombai, Muzaffarpur và Longia. Diện tích vải ở Thái Lan năm 2002 đạt 22.200 ha, với sản lượng 85.083 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là vùng khí hậu Á nhiệt đới như Chiang Mai, Chiang Rai, Phayao, Nan, Lamphun, Phrae và Fang với các giống chính: Tai So (Hong Huay), Chacapat, Wai chi (Kim Cheng), Haak Ip (Ohia) và Kom (Minas và cộng sự, 2002) [72]. Ở Bănglades, vải được trồng tập trung ở các huyện Dinajpur, Rangpur 16 và Rangshahi với tổng diện tích trồng trọt năm 2002 đạt 4.750 ha, sản lượng đạt 12.755 tấn. Tại Đài Loan, năm 2003 diện tích trồng vải đạt 11.961ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch: 11.580 ha với sản lượng: 108.668 tấn. Năm 2001, diện tích trồng vải của Đài Loan đã tăng lên trên 12.000 ha (Teng, 2003) [85]. Ở Australia, cây vải được trồng tại bang Queensland cách đây khoảng 130 năm. Sản xuất vải thương mại chỉ phát triển vào những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Theo Menzel và cộng sự (1986) [68], Menzel (2002) [69], diện tích vải của Australia năm 1986 chỉ đạt khoảng 350 ha, sản lượng ước đạt khoảng 60 tấn. Năm 2000, có khoảng 350 hộ trồng vải với tổng sản lượng khoảng 3.000 tấn. Đến năm 2002, chỉ còn khoảng 250 hộ nhưng sản lượng đạt đến 6.000 tấn. Vì nằm ở Nam bán cầu nên thời gian thu hoạch vải của Australia kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Ở Nepal, vải được trồng cách đây 104 năm và là cây ăn quả Á nhiệt đới quan trọng xếp sau xoài, dứa và ổi. Diện tích vải của Nepal năm 2002 đạt 2.830 ha với sản lượng là 13.875 tấn (Minas và cộng sự, 2002) [72]. Châu Phi có 4 nước trồng vải theo hướng hàng hoá là: Nam Phi, Madagatca, Reuyniông, Moritiuyt. Trong đó, Madagasca nằm ở phía Tây Ấn Độ dương, sản lượng hàng năm đạt 3,5 vạn tấn, là nước có sản lượng vải lớn nhất ở Châu Phi (Trần Thế Tục, 2004) [40]. 1.2.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, trong các cây ăn quả hiện nay, vải là cây có quy mô sản xuất lớn, tập trung và mang tính hàng hóa cao. Sản phẩm quả tươi và các sản phẩm chế biến từ vải không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu dưới dạng sản phẩm: vải đông lạnh, vải nước đường, vải sấy khô, purê vải... Chính vì vậy, những năm gần đây diện tích trồng vải tăng lên nhanh chóng (Trần Thế Tục, 2004) [40], (Narong, 2004) [77]. 17 Năm 2000, diện tích vải của cả nước đạt trên 20.000 ha, trong đó có 13.500 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, sản lượng khoảng 25.000 - 27.000 tấn quả tươi. Đến năm 2007, diện tích trồng vải cả nước đã đạt 88.900 ha với sản lượng 428.900 tấn. Sản xuất vải tập trung ở một số tỉnh như: Quảng Ninh (diện tích 6.700 ha; sản lượng 22.465 tấn), Thái Nguyên (diện tích 6.861 ha; sản lượng 17.219 tấn), Lạng Sơn (diện tích 7.473 ha; sản lượng 12.684 tấn), Hải Dương (diện tích 14.219 ha; sản lượng 47.632 tấn). Tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất là Bắc Giang (đạt 39.835 ha chiếm 40,42% về diện tích và 228.558 tấn chiếm 51,36 % sản lượng vải của cả nước) (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007) [43]. 1.2.2. Tình hình tiêu thụ 1.2.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước Tổng sản lượng vải xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới có thể nói đến là thị trường Hồng Kông và Singapore. Trong tháng 6 và tháng 7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12.000 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập 10.000 - 12.000 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Một lượng nhỏ được nhập từ Israel trong tháng 7 đến tháng 8 và từ Australia trong tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980, vải từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc được bán sang Châu Âu, đến năm 1990, một lượng nhỏ được xuất sang Ấn Độ. Vải hộp chất lượng tốt được xuất sang Malaysia, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật và Hồng Kông (Gosh, 2000) [58]. Theo Anupunt, 2003 [46], Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và vải sấy khô trị giá 15,4 triệu đôla Mỹ sang Singapore, Hồng Kông, Malaysia và Mỹ. Theo Menzel (2002) [69], Xuming và Lian (2003) [86], gần một nửa 18 sản lượng vải của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hàng năm, Trung Quốc chỉ xuất khẩu một lượng vải khoảng 10.000 đến 20.000 tấn (chiếm khoảng trên 2% sản lượng vải). Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là Hồng Kông, Singapore và một số nước Đông Nam Á. Giá vải của Trung Quốc giao động từ 0,5 đến 2,5 USD/kg tuỳ thuộc vào chất lượng quả và thời vụ thu hoạch, cao nhất là giá của các giống No Mai Chee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10,0 USD/kg, giá trung bình tại Singapore và Anh là 6,0 USD/kg; tại Nam Mỹ là 15,0 USD/kg. Đài Loan hàng năm xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước, trong đó: Philippines: 2.000 tấn; Nhật: 1.000 tấn; Singapore: 500 tấn; Mỹ: 1.200 tấn; Canada: 1.000 tấn. Australia là nước sản xuất vải với số lượng ít, nhưng lại tập trung chủ yếu cho xuất khẩu. Khoảng 30% sản lượng vải của Australia xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả rập. Tuy nhiên, Australia lại phải nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ. Thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ vải tươi chủ yếu của hầu hết các quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một lượng vải rất nhỏ trên thị trường thế giới (Menzel, 2002) [69]. 1.2.2.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, khoảng 75% sản lượng vải của cả nước được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa, phần còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến. Các sản phẩm sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải lạnh đông, vải nước đường và pure vải (bảng 1.3). Thị trường xuất khẩu vải tươi còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân như: khả năng bảo quản của quả vải ngắn, kích cỡ và độ đồng đều của quả thấp, khả năng đáp ứng nhanh chóng một khối lượng quả cùng chủng loại cho 19 một thị trường thấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu hoạch còn hạn chế. Bảng 1.3. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải năm 2007 TT Loại sản phẩm Sản lượng (tấn) Ghi chú 1 Vải hộp, lọ 1.114 Chủ yếu là sản phẩm đóng hộp 20oz 2 Purê vải 600 3 Vải lạnh đông IQF 200 4 Vải lạnh đông Block 246 Tổng số 2.160 Nguồn: Tổng Công ty Rau quả và Nông sản - 2007 Thị trường tiêu thụ vải tươi chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vải sấy khô chủ yếu được bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia. Sản phẩm vải một phần được tiêu thụ qua các tổ chức thương mại, một phần do tư thương tổ chức thu mua, tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu vải của nước ta chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Mỹ, một số quốc gia khác trong khu vực và thị trường Châu Âu (bảng 1.4) (Viện Nghiên cứu chính sách Lương thực quốc tế, 2002) [42]. Bảng 1.4. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 TT Mặt hàng Nước nhập khẩu Sản lượng (tấn) Giá trị (USD) 1 Vải tươi Hàn Quốc - 34.000 2 Vải hộp Nhật Bản, Pháp 17,35 125,84 14.700 116.225 3 Vải đông lạnh Hà Lan, Hàn Quốc, Đức 46,00 22,00 51.750 22.810 Tổng cộng 211,19 239,495 Nguồn: Tổng Công ty Rau quả và Nông sản - 2007 20 1.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải 1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998) [23], năng suất vải thường cao ở vùng lạnh, nhiệt độ thấp từ -1,1 đến 4,40C nhưng không có sương muối và có thời gian ngủ nghỉ trước phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thấp ức chế việc sinh ra hooc môn sinh trưởng, từ đó làm giảm sự phát lộc và tăng khả năng ra hoa. Về quan hệ giữa nhiệt độ và sinh trưởng dinh dưỡng: cây vải sinh trưởng tốt ở nhiệt độ bình quân là 21 - 250C. Giống chín muộn ở nhiệt độ 00C và giống chín sớm ở nhiệt độ 40C thì sinh trưởng dinh dưỡng bị ngừng trệ. Khi nhiệt độ ở mức 8 - 100C thì cây bắt đầu hồi phục sinh trưởng, 10 - 200C cây sinh trưởng chậm, trên 210C thì sinh trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 -260C sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cả năm của vải là: 2.500 - 2.8000C. Theo thống kê của cục Nông nghiệp Quảng Đông thì những năm được mùa Vải là những năm có nhiệt độ thấp nhất trong phạm vi 1,5 - 140C. Trong vòng 25 năm, có 10 năm được mùa vải thì nhiệt độ thấp nhất đều nằm trong phạm vi này. Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1985) [23] cũng cho rằng: cường độ và thời gian kéo dài của nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của giống vải Hắc Diệp. Khi nhiệt độ không khí bình quân từ thượng tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 1 dao động trong khoảng 150C, nhiệt độ bình quân thấp nhất khoảng 120C thì thời gian phân hoá mầm hoa kéo dài, còn thời gian ra hoa tương ứng lại ngắn. Ngược lại, nếu nhiệt độ không khí ≤ 130C, nhiệt độ không khí bình quân thấp nhất ≤ 100C, thì thời gian phân hoá mầm hoa ngắn và thời gian ra hoa kéo dài. Trên cơ sở tích luỹ dinh dưỡng đạt đến mức độ nhất định trong cây, khi nhiệt độ thấp nhất đến càng sớm thì sự phân hoá mầm hoa càng sớm. Thời gian nhiệt độ thấp càng kéo dài thì chùm hoa càng to, số lượng hoa càng nhiều. 21 Nhiệt độ cũng liên quan đến tỷ lệ hoa cái và hoa đực của vải trong thời gian phân hoá mầm hoa. Từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ bình quân trong ngày càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao, nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ hoa cái lại giảm (bảng 1.5). Bảng 1.5. Quan hệ giữa nhiệt độ và tỷ lệ hoa cái của vải Số TT Nhiệt độ (0C) Tỷ lệ hoa cái (%) 1 12,8 27,4 2 13,1 24,7 3 14,9 23,9 4 15,4 23,0 5 15,9 23,1 6 16,1 20,0 7 16,4 18,3 Nguồn: Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần - 1998 Quá trình phân hoá mầm hoa của vải liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ thấp của mùa đông. Theo dõi trên các giống vải Nếp và Hoài chi cho thấy: nhiệt độ từ 0 - 100C thuận lợi cho phân hóa mầm hoa và chùm hoa phân nhánh. Ở điều kiện 11 - 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển sớm trở thành các chùm hoa có giá trị kinh tế. Nhiệt độ 18 - 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhỏ, nhiều lá nhưng không có giá trị về kinh tế. Giống vải Trần tử trong những năm tích luỹ trên 200 giờ nhiệt độ dưới 70C, quá trình hình thành hoa và đậu quả tốt, những năm không đủ 150 giờ thì hình thành hoa và đậu quả kém (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23]. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ hoa đực và hoa cái của vải. Theo dõi, phân tích 8 năm liên tục từ 1978 - 1985 về quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm đã phát hiện giữa chúng có mối tương quan nghịch, R = - 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhiệt độ không 22 khí bình quân thời kỳ ra hoa có tương quan nghịch với thời gian ra hoa (hệ số tương quan R = - 0,9755). Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng, phát triển càng nhanh và ngược lại (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23]. Theo Menzel và cộng sự (1986) [68], hoa vải chỉ phân hoá sau khi qua thời kì ức chế sinh trưởng ở nhiệt độ < 200C. Ở Australia vải phân hoá mầm hoa vào thời kì từ tháng 3 đến tháng 6. Nhiệt độ tối thấp và tối cao trong thời kì này giao động từ 6 - 180C đến 18 - 260C. Theo Vũ Công Hậu (1999) [16] và Trần Thế Tục (1998) [39], nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng vải thường có nhiệt độ bình quân 10 - 170 C, nhiệt độ thấp nhất không quá - 20, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 24 - 290C. Theo Phạm Văn Côn (2004) [5], nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng. Với cây vải, khi ra hoa, đậu quả cần nhiệt độ hơi lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.500 - 2.6000C. Ở thời kỳ hình thành chồi hoa (tháng 11, 12), cây vải gặp trời lạnh và khô, đọt hoa ra thoát, ngược lại trời nóng và ẩm thì ra đọt lá. Vào tháng 1, 2, khi hoa nở gặp thời tiết tốt, không gặp gió bắc, mưa phùn kéo dài thì thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, đậu quả nhiều. Như vậy, cây vải cần có nhu cầu nhiệt độ thấp trong một thời gian cần thiết cho sự phân hoá hoa. Tuy nhiên, thời gian và nhu cầu lạnh rất khác nhau giữa các giống. Thông thường, cây vải yêu cầu nhiệt độ lạnh từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau tuỳ theo đặc tính của giống. 1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng Vải là cây ưa ánh sáng, vì vậy người Trung Quốc có câu: “Đương nhật lệ chi, bối nhật long nhãn”, nghĩa là nhãn có thể chịu bóng râm, quay lưng về 23 phía mặt trời còn Vải phải trồng ở chỗ có ánh sáng chiếu chính diện. Cây vải là cây cần ánh sáng quanh năm, nhất là tháng 11, 12, nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, tháng 2, 3, có nắng thì quá trình thụ phấn thụ tinh sẽ thuận lợi. Cây vải cần tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998) [23], với giống vải Hắc Diệp, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái trên một chùm tăng lên tương ứng. Ánh sáng thích hợp còn làm tăng khả năng quang hợp cho cây, đồng thời tăng tích luỹ chất khô, giảm sâu bệnh gây hại. Từ đó, cần phải bố trí khoảng cách trồng và cắt tỉa tạo tán hợp lý, tránh sự che khuất lẫn nhau giữa các cành trên cùng một cây và giữa các cây cùng trong vườn trồng. 1.3.3. Yêu cầu về chế độ nước và độ ẩm Vải có nguồn gốc ở các vùng mà lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.250 - 1.700 mm, nhưng lượng mưa thích hợp nhất là 1.500 mm mỗi năm. Những tháng có mưa nhiều, cây vải sinh trưởng mạnh, bộ lá xanh tốt thường bị sâu bệnh phá hoại. Độ ẩm là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xác định vùng trồng vải. Vùng trồng thường có gió nóng, khô trong mùa hè gây bất lợi cho sự phát triển của vải (làm quả bị nứt, sau đó làm hại đến thịt quả), đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng diện tích vải. Trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng, vải yêu cầu lượng nước nhiều để phát triển thân lá, tạo tiền đề cho năng suất cao ở giai đoạn về sau. Lượng mưa phân bố đều sẽ tốt hơn là lượng mưa đủ và tập trung. Nếu lượng mưa không đủ, cần phải có biện pháp tưới nước kịp thời vào các giai đoạn cần thiết cho cây. Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh, 24 yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông nếu mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998) [23], Nguyễn Đức Quý và cộng sự (2006) [26], lượng mưa ảnh hưởng tới hoa vải chủ yếu trong giai đoạn phân hóa trục chùm hoa và thời kỳ phân hóa hoa. Nếu đủ nước, tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở sẽ làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, có thể dẫn đến mất mùa. Phấn hoa trong nước nửa giờ có một bộ phận bắt đầu nẩy mầm, 1 - 1,5 giờ phần lớn hạt phấn nảy mầm, sau 2 giờ cơ bản ngừng nảy mầm. Nếu ngâm phấn hoa trong nước quá nửa giờ, màng ngoài của 70% số hạt phấn bắt đầu trương lên; ngâm khoảng 1 giờ, đầu trên ống phấn hoa bị vỡ ra, nguyên sinh chất chảy ra ngoài và ngừng sinh trưởng. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, chế độ mưa và ẩm độ tương đối thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây vải. Mùa khô bắt đầu vào các tháng 10, 11, 12 và cũng là lúc vải cần điều kiện khô, lạnh để phân hoá mầm hoa. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 cũng là lúc vải cần nhiều nước để nuôi quả, giúp quả lớn nhanh. 1.3.4. Yêu cầu về đất đai Cây vải có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất phù xa, đất có tầng canh tác dày, đất giàu dinh dưỡng, đất đồng bằng... thích hợp cho vải sinh trưởng, phát triển. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998) [23]: đất núi, đất đồi địa thế cao, tầng đất dày, tiêu nước tốt nhưng nghèo chất hữu cơ và độ phì thấp, muốn trồng vải cho hiệu quả kinh tế cao cần cần phải cày xới, bón phân, tưới nước đầy đủ để cải tạo đất, giúp bộ rễ ăn sâu, rộng, tăng được thế sinh trưởng của cây. So với vải trồng ở vùng đồng bằng, cây vải trồng ở vùng đồi núi thường có tuổi thọ cao hơn, vỏ quả dày hơn, mã quả tươi hơn, vị ngọt và chất lượng khá. 25 Theo các kết quả nghiên cứu của Vũ Thiện Chính (1999) [4], Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính (1997) [38], ở nước ta, vải là loại cây không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất bãi ven sông, đất ruộng đến đất gò, đồi. Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với các loại đất được thể hiện ở bảng 1.6. Bảng 1.6. Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với đất đai Mức độ thích nghi Chỉ tiêu S1 S2 S3 Không thích hợp N Loại đất P, Fp, Fs Fk, Fv Fa, Fq Độ dốc 0 - 8 8 - 15 15 - 25 > 25 Độ dày tầng đất > 100 70 - 100 50 - 70 < 50 Độ phì đất N1 N2 N3 Nguồn: Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính - 1997 Ghi chú: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: Ít thích hợp;P: Đất phù sa; Fa: đất đỏ vàng trên đá macma axit; Fp: đất nâu vàng trên phù sa cổ; Fq: đất vàng nhạt trên đá cát; Fk: đất nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính; Fs: đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất; Fv: đất nâu đỏ trên đá vôi. Theo chương trình hợp tác nghiên cứu Đông dương và Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2000) [3], để phục vụ cho sản xuất lớn, người ta cần tính toán để bổ sung vào trong đất một lượng phân bón. Lượng phân bón này tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây trồng. Với cây lâu năm (như cây vải), thường sử dụng phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng lá nhằm phát hiện lượng thiếu hụt để có biện pháp bón phân qua đất cho rễ hấp thu hoặc qua lá bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong giai đoạn ra hoa, đậu và nuôi quả. Ở nước ta, một phần đất vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đất trung du và miền núi có độ dốc dưới 300, nơi tránh được các điều kiện bất thuận của thời tiết (sương muối, gió bão...) khá thích hợp cho trồng vải (Hội Khoa học đất Việt Nam, 1996) [18]. 26 1.3.5. Yêu cầu về các điều kiện khác Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (1997) [37], cây vải ít chịu được gió do có tán dầy và rộng. Vải thường trồng bằng cành chiết nên bộ rễ kém phát triển, ăn nông, khả năng chống chịu gió bão kém. Cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép có bộ rễ ăn sâu nên ít bị ảnh hưởng của gió bão hơn. Gió nhỏ thường có lợi cho cây trao đổi không khí, nâng cao khả năng và hiệu quả quang hợp, có lợi cho sinh trưởng và giảm được một số sâu bệnh hại. Gió mạnh trong thời kì hoa nở có ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh, cản trở côn trùng truyền phấn, tổn thương đến bộ rễ, ảnh hưởng đến sự hút nước và dinh dưỡng khoáng. Thời gian vải mang quả, gặp giông bão sẽ gây rụng quả, vì vậy cần phải trồng đai rừng chắn gió để bảo vệ. Thời kỳ ra hoa của vải thường trùng với các tháng cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Thời kỳ này, một số vùng đồi núi và trung du phía Bắc, thường gặp sương muối gây thui hoa, rụng quả. Vùng trồng vải cần tránh quy hoạch vào những nơi có sương muối vào mùa đông và mùa xuân. 1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây vải 1.4.1. Đặc điểm thân, lá, hoa, quả a) Đặc điểm thân, cành Vải là cây thân gỗ, cây trưởng thành thường cao từ 8 - 10 m, thân to, vỏ phẳng, nhẵn, mầu nâu xám hoặc nâu đen, gỗ có vân mịn mầu nâu, cây già có vân gỗ uốn lượn. Giữa các giống vải khác nhau thì mầu sắc và mức độ thô nhẵn của thân cũng khác nhau. Tán cây vải có hình bán cầu, cây trưởng thành đường kính tán thường có kích thước từ 7 - 12m, cành chính to khoẻ, phân nhánh nhiều, hơi cong, phân bố đều về các phía. Thế cây tùy thuộc theo giống. Các giống vải Nếp, Trần Tử, Lam Trúc tán phân bố rộng; các giống Quế Vị, Hắc Diệp cành vươn thẳng; các giống Hoài Chi, Lam Trúc cành mọc dày, ngắn, tán khít; các giống 27 Thuỷ Đông, Tam Nguyệt Hồng cành thưa, dài. Cây vải nhân giống bằng phương pháp chiết hay ghép từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Trong thời kỳ này bộ khung tán phát triển mạnh, một năm có thể ra 5 - 6 đợt lộc (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23]. Theo Vũ Mạnh Hải và cộng sự (1989) [15], Trần Thế Tục (2004) [40], số đợt lộc/cành, kích thước của mỗi đợt lộc phụ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, nước, phân bón, nhiệt độ chi phối. Nếu có chế độ chăm sóc đầy đủ và điều kiện nhiệt độ thích hợp vải sẽ ra được nhiều đợt lộc và lộc có kích thước lớn. Ngược lại, số lộc sẽ ít và có kích thước nhỏ. Đối với cây còn nhỏ (từ 4 - 5 năm tuổi) hàng năm sẽ có 4 - 5 đợt lộc. Những cây lớn đang ra hoa kết quả nhiều, nếu đủ nước và phân bón, sau khi thu hoạch quả chỉ ra được 1 đợt cành thu vào tháng 8 - 9. Đó là lứa cành mẹ tốt cho năm sau. Trên những cây vải có ít hoa, ở những cành không có hoa thì trong tháng 3 - 4 ra một đợt cành, đến mùa thu ra thêm một đợt cành nữa, đợt cành thu này là cành mẹ tốt cho năm sau. Nếu cây ra hoa xong, gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, toàn bộ hoa và quả đều bị rụng thì đến tháng 6 - 7, ở đầu của những cành này mọc ra những cành hè, nếu cây khoẻ thì trên đợt cành hè này tiếp tục nảy một đợt cành thu vào tháng 8 - 9. Trong điều kiện đủ phân, nước, nhiệt độ thích hợp thì từ khi nảy lộc đến thành thục một đợt lộc cần 50 ngày. Cây đã già chỉ mọc được 1 - 2 đợt cành/năm (Vũ Mạnh Hải, 1986) [14]. Do cây trong thời kỳ sinh trưởng, chất dinh dưỡng dự trữ không nhiều, từ đó rất khó hình thành mầm hoa hoặc tỷ lệ hoa cái thấp, thông thườ._.hưởng của ethrel đến khả năng ra hoa, đậu quả của vải (bảng 3.51 và biểu đồ 3.13). 142 Bảng 3.51. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến khả năng ra hoa, đậu quả Chỉ tiêu/ Công thức Tổng số cành theo dõi Số cành ra hoa Tổng số hoa (hoa/chùm) Số quả trước thu hoạch (quả/chùm) Tỷ lệ đậu quả (%) I 186,4 b 171,1b 1.984,3a 5,83 a 0,29 b II 203,7 c 192,5c 1.968,7a 5,55 a 0,28 b III 229,8 d 221,1d 1.949,6a 6,42 b 0,32 c IV 231,4 d 222,6d 2.102,4b 5,96 b 0,28 b V 154,1 a 131,2a 2.361,5c 5,40 a 0,23 a CV(%) 4,2 3,4 1,3 5,4 7,1 Ghi chú: số liệu trong cùng một cột giống nhau một chữ cái không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Tỷ lệ đ ậu q uả (% ) 1 Công thức thí nghiệm CT I CT II CT III CT IV CT V Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến khả năng đậu quả Tỷ lệ cành ra hoa trên số cành theo dõi ở các công thức phun ethrel biến động từ 171,1 đến 221,1 cành, đạt 91,8% đến 96,2%, cao nhất là công thức IV có số cành ra hoa 222,6 cành đạt 96,2%. Công thức đối chứng có số cành ra hoa trên số cành theo dõi thấp nhất: 131,2 cành đạt 85,1%. 143 Về bản chất, khi hoà tan ethrel vào trong nước để phun cho cây đã xảy ra phản ứng hoá học giải phóng khí etylen (C2H4), đây là chất khí có khả năng kích thích quá trình ra hoa của vải nên tỷ lệ ra hoa của các công thức có phun ethrel tăng cao hơn so với đối chứng. Bảng 3.51 cũng cho thấy, tỷ lệ đậu quả của các công thức có phun ethrel cao hơn so với đối chứng. Công thức III (nồng độ 800ppm) cho tỷ lệ đậu quả cao nhất: 0,32% (tăng 28,1% so với đối chứng), tiếp đến là các công thức I, II và IV đạt tỷ lệ đậu quả từ 0,28 - 0,29%. Thấp nhất là công thức đối chứng, chỉ đạt 0,23%. Nguyên nhân tỷ lệ đậu quả tăng là do phun ethrel, tổng số hoa giảm nhưng số lượng hoa cái tăng, dẫn đến khả năng đậu quả cũng tăng lên. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, (1993) [40]: những năm thời tiết lạnh cây sản sinh ra phytohocmon dạng gibberellin kích thích phân hoá hoa đực, nếu sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng nhóm ethylene sẽ có tác dụng kích thích quá trình hình thành hoa cái. Mặt khác, gibberellin còn có tác dụng tăng cường sức sống hạt phấn, thúc đẩy quả trình thụ phấn, thụ tinh nên cũng làm tăng tỷ lệ đậu quả, góp phần tăng năng suất. 3.4.3.3. Ảnh hưởng của ethrel đến năng suất Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của vải chín sớm (bảng 3.52 và biểu đồ 3.14). Bảng 3.52 cho thấy: công thức III có số chùm quả/cây đạt cao nhất (204,8 chùm/cây), tiếp đến là công thức IV (201,0 chùm/cây), công thức I và công thức II (162,7 và 186,4 chùm/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (125,4 chùm/cây). Về số quả/chùm: cao nhất là công thức III (đạt 6,42 quả/chùm), các công thức I, II và IV đạt số quả/chùm tương đương (từ 5,55 đến 5,96 quả/chùm). Thấp nhất là công thức đối chứng 5,40 quả/chùm (chỉ đạt 84,1% so với công thức III). 144 Bảng 3.52. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Chỉ tiêu/ Công thức Số chùm quả/cây Số quả/chùm Khối lượng quả (g/quả) Năng suất (kg/cây) I 162,7b 5,83a 24,06a 22,82b II 186,4c 5,55a 23,40a 24,21b III 204,8d 6,42b 22,70a 29,85d IV 201,0d 5,96a 22,60a 27,07c V 125,4a 5,40a 24,10a 16,27a CV(%) 3,4 3,7 2,1 4,5 Ghi chú: số liệu trong cùng một cột giống nhau một chữ cái không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 0 5 10 15 20 25 30 35 N ăn g su ất (k g/ câ y) I II III IV V Công thức Năng suất (kg/cây) Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel đến năng suất Về số lượng chùm quả/cây và khối lượng quả, kết quả cho thấy: có mối tương quan nghịch giữa số lượng chùm quả/cây và khối lượng quả. Ở các công thức II, III, IV có số lượng chùm quả lớn (từ 186,4 đến 204,8 chùm/cây) đều cho khối lượng quả (từ 22,6 đến 23,4 g/quả), nhỏ hơn so với công thức I và công thức đối chứng (24,06 và 24,10 g/quả). Về năng suất: tuy có khối lượng quả thấp nhưng do số chùm quả/cây 145 cao nên công thức III cho năng suất cao nhất đạt 29,85 kg/cây, tăng gấp trên 1,8 lần (tương đương 45,5%) so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại đều cho giá trị năng suất cao hơn so với đối chứng. Như vậy: xử lý ethrel ở các nồng độ khác nhau đã làm tăng khả năng đậu quả, tăng số chùm quả/cây và số quả/chùm dẫn đến làm tăng đáng kể năng suất so với công thức không xử lý. 3.4.3.4. Ảnh hưởng của Ethrel đến phẩm chất quả Về chất lượng quả ở các công thức xử lý ethrel, số liệu ở bảng 3.53 cho thấy: không có sự thay đổi nhiều về chất lượng của các công thức xử lý so với công thức đối chứng. Bảng 3.53. Ảnh hưởng của các liều lượng Ethrel đến phẩm chất Chỉ tiêu/ Công thức Brix (%) Đường tổng số (%) Axit (%) VitaminC (mg%) Chất khô (%) I 17,1 13,2 0,30 16,0 16,9 II 18,0 13,9 0,27 15,9 17,6 III 17,8 13,7 0,26 15,8 15,6 IV 18,7 13,8 0,28 15,1 17,5 V 17,4 12,2 0,25 15,6 17,1 Độ Brix thay đổi từ 17,1% đến 18,7%, trong khi đó ở công thức đối chứng là 17,4%. Hàm lượng đường tổng số thay đổi không nhiều từ 13,2% đến 13,9%, trong khi ở công thức đối chứng hàm lượng đường tổng số đạt giá trị 12,2%. Hàm lượng axít tổng số và Vitamin C ở các công thức xử lý cũng tương đương so với công thức đối chứng. Hàm lượng chất khô ở công thức đối chứng tương đương với các công thức xử lý, thậm chí còn vượt so với công thức I và công thức III (ở công thức đối chứng là 17,1%, trong khi đó công thức I và III có chỉ số tương ứng lần lượt là 16,9% và 15,6%). 146 Tóm lại, phun ethrel ở các nồng độ khác nhau chỉ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải chín sớm Yên Hưng, ít làm ảnh hưởng đến chất lượng quả. 3.4.3.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ethrel Vào những năm điều kiện thời tiết bất thuận, cây vải nói chung và vải chín sớm nói riêng rất dễ phát sinh lộc đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả, làm giảm năng suất, thậm chí gây mất mùa. Sử dụng ethrel trong điều kiện như vậy sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế cho người trồng (bảng 3.54). Bảng 3.54. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ethrel (Tính cho 200 cây/ha, vụ quả 2002 - 2003) Trong đó Chỉ tiêu/ Công thức Năng suất (kg/cây) Đơn giá (1.000đ /kg) Tổng thu (1.000đ) Tổng chi (1.000đ) (A+B+C) Mua hóa chất (A) Chi bổ trợ (B+C) Lãi thuần (1000đ ) (Q) I 22,82 8 36.512(SPtn) 650 250 400 9.830 II 24,21 8 38.736(SPtn) 760 360 400 11.944 III 29,85 8 47.760(SPtn) 900 500 400 20.828 IV 27,07 8 43.312(SPtn) 1.050 650 400 16.230 V 16,27 8 26.032(SPđc) 0 0 0 0 Công thức III (phun ethrel 800 ppm) cho lãi thuần cao nhất đạt 20.882.000 đồng. Các công thức I, II và III (phun ethrel 400, 600, 1.000 ppm) lần lượt cho lãi thuần từ 9.830.000 đồng đến 16.230.000 đồng. Như vậy, tất cả các công thức sử dụng ethrel đã có tác dụng tích cực đến tăng năng suất, do đó làm tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng. 147 THÍ NGHIỆM CẮT TỈA Ảnh 19. Thí nghiệm cắt tỉa 148 MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM VÀ THÂM CANH VƯỜN VẢI Ảnh 20.Vườn khảo nghiệm giống vải Ảnh 21.Vườn khảo nghiệm giống vải Hùng Long tại Lào Cai Yên Hưng tại Đông Triều - QN Ảnh 23. Vườn khảo nghiệm giống vải Bình Khê tại Gia Lâm - Hà Nội Ảnh 22.Vườn khảo nghiệm giống vải Yên Hưng tại Gia Lâm - Hà Nội Ảnh 24. Mô hình trình diễn kỹ thuật cắt tỉa vải Ảnh 25. Mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh tổng hợp 149 THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG QUA LÁ Ảnh 26. Cây vải được xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l Ảnh 27. Chùm quả vải được xử lý GA3 50ppm Ảnh 28. Vườn vải được xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l 150 Ảnh 29. Xử lý Ethrel 400 ppm Ảnh 30. Xử lý Ethrel 600 ppm Ảnh 31. Xử lý Ethrel 800 ppm Ảnh 32. Xử lý Ethrel 1000 ppm Ảnh 33. Hoa vải được hình thành sau khi xử lý lộc đông bằng Ethrel 151 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Tập đoàn các giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam rất phong phú, tính đa dạng cao, đây là nguồn thực liệu quý cho việc chọn tạo giống bổ sung vào cơ cấu giống vải vốn đang mất cân đối trong sản xuất. Qua điều tra đã thu thập được 28 giống/mẫu giống; đã đánh giá, tuyển chọn giới thiệu cho sản xuất được 3 giống là Bình Khê, Yên Hưng và Yên Phú. Các giống này có khả năng sinh trưởng hơn hẳn giống vải chính vụ (thiều Thanh Hà), có năng suất, phẩm chất tốt và thời gian chín sớm hơn giống chính vụ từ 15 - 20 ngày. 2. Các giống vải chín sớm có khả năng sinh trưởng khỏe nên dễ xảy ra hiện tượng ra lộc đông, làm giảm khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất. So với các giống vải chính vụ, các giống vải chín sớm có thời gian ra lộc thu dài hơn từ 5 - 7 ngày, thời gian thành thục một đợt lộc thu dài hơn 8 - 10 ngày, thời gian ra hoa sớm hơn từ 20 - 50 ngày tùy theo giống; thời gian từ ra hoa đến đậu quả dài hơn từ 5 - 7 ngày. Đây là những yếu tố không thuận lợi do dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh gây hại và điều kiện thời tiết bất thuận. Cần có các biện pháp kỹ thuật tác động để giúp ra lộc, ra hoa tập trung, nở hoa và đậu quả thuận lợi. 3. Cắt tỉa theo phương pháp bấm đầu cành (cắt bỏ các đầu cành ở vị trí 1 - 2 cm từ phần bẻ quả hoặc đỉnh sinh trưởng) và quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả (sau thu hoạch cắt tỉa toàn bộ các cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, tỉa bỏ bớt cành thu chất lượng kém, tỉa hoa vụ xuân) trên giống vải chín sớm Yên Hưng giúp rút ngắn thời gian hoàn thành một đợt lộc từ 3 - 5 ngày so với đối chứng, làm tăng chất lượng lộc, diện tích lá, khả năng đậu quả và làm tăng năng suất từ 24,6 - 29,4% so với đối chứng. 152 4. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá có tác động tốt đến năng suất, chất lượng giống vải chín sớm Yên Hưng, cụ thể là: - Phun GA3 nồng độ 50 ppm làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số lượng quả đậu/chùm lên 31,8% và tăng năng suất 45,4% so với đối chứng và không làm thay đổi chất lượng quả vải. - Phun H3BO3 0,1% + Urê 10 g/lít rút ngắn được thời gian thành thục lộc thu 7 ngày, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất 53,7% so với đối chứng. Trong đó phun H3BO3 0,1% + Urê 10 g/lít làm tăng hàm lượng đường tổng số, vitamin C, chất khô, giảm hàm lượng axit, nâng cao phẩm chất quả vải. - Xử lý ehrel ở nồng độ nồng độ 800 ppm diệt được 95,6% lộc đông, làm tăng tỷ lệ C/N giúp cây ra hoa thuận lợi, tăng tỷ lệ đậu quả (28,1%), tăng năng suất quả (45,4%) so với đối chứng và không làm giảm phẩm chất quả. Phun ethrel nồng độ 1.000 ppm tuy diệt được lộc đông nhưng làm rụng lá thành thục, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. 4.2. Đề nghị 1. Bổ sung giống Bình Khê vào cơ cấu các giống vải miền Bắc giúp rải vụ thu hoạch và 2 giống Yên Hưng và Yên Phú sản xuất thử nghiệm trên diện rộng. 2. Bổ sung vào quy trình canh tác các biện pháp cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả và bấm đầu cành; phun GA3 50 ppm và H3BO3 0,1% + Urê 10 g/lít; sử dụng ethrel 800 ppm góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm. 153 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Dũng, Bùi Quang Đãng và cộng sự (1997), Duy trì và đánh giá sơ bộ tập đoàn giống cây ăn quả tại Gia Lâm - Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 71 - 75. 2. Nguyễn Văn Dũng, Trần Trọng Tời, Vũ Việt Hưng (2000), Bình tuyển và khảo nghiệm giống vải chín sớm ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học về Rau quả 1998 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 38 - 45. 3. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất vải chín sớm, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số đặc san, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 81 - 84. 4. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu khả năng ra lộc của một số giống vải chín sớm trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số đặc san, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 104 - 106. 5. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải, Đào Quang Nghị, Trần Thị Dậu (2006), Điều tra, tuyển chọn giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau, hoa, quả và dâu tằm tơ 2001 - 2005, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40 - 45. 6. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải, Đào Quang Nghị (2006), Nghiên cứu một số biện pháp cắt tỉa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau, hoa, quả 2001 - 2005, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 205 - 209. 7. Vu Manh Hai and Nguyen Van Dung (2002), Lychee Production in VietNam, Lychee Production in Asia - Pasific Region, FAO, p. 114 - 119. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1999), Đề án phát triển rau, quả và Hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Ứng dụng công nghệ bảo quản để nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ vải, nhãn (phía Bắc), Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại hội nghị vải Bắc Giang ngày 13/1/2000. 3. Chương trình hợp tác nghiên cứu NORSK Đông dương - Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội (2000), Kết quả sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 132 - 148. 4. Vũ Thiện Chính (1999), Khả năng phát triển một số cây ăn quả chủ yếu vùng Đông bắc - Bắc bộ, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 5. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội . 6. Chu Văn Chuông, Nguyễn Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải (1994), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả của cây vải”, Kết quả nghiên cứu về rau quả (1990 - 1994), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Minh Cương (1988), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng và chất điều hoà sinh trưởng đến năng suất, chất lượng của hai giống vải thiều Thanh Hà và Phú Hộ trên đất đồi Vĩnh Phú và Hà Bắc, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 8. Phạm Minh Cương và cộng sự (2000), Kết quả bước đầu khảo nghiệm một số giống vải nhập nội tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn, Kết quả 155 nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 47 - 51. 9. Phạm Minh Cương và cộng sự (2005), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất vải, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Lê Đình Danh, Nguyễn Thị Thanh (2000), Nghiên cứu sự ra hoa, đậu quả của vải thiều trồng ở Phú Hộ và một vài biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả của chúng, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 30 - 37. 11. Đường Hồng Dật (2002), Cẩm nang phân bón, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Dự án Phát triển chè và cây ăn quả (2004), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số Cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, tr. 34 - 43. 13. Dương Văn Đảm (1994), Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 122 - 136 14. Vũ Mạnh Hải và cộng sự (1986), Một số kết quả nghiên cứu tổng hợp về cây vải, Kết quả nghiên cứu cây công nghiệp và cây ăn quả, 1980 - 1984, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 129 - 133. 15. Vũ Mạnh Hải, Bùi Văn Ngạc (1989), Động thái tích luỹ dinh dưỡng trong cành lá và nhu cầu sinh thái của cây vải, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp (số 4/1989), tr. 218 - 230. 16. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Thành phố HCM. 17. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, Nxb Giáo dục, tr. 352 - 357 18. Hội Khoa học đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 19. Nguyễn Xuân Hồng (2000), Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) và Chương Mỹ (Hà Tây), Kết quả nghiên cứu khoa học về rau, hoa, quả (1998 - 2000), Nxb Nông nghiệp, tr. 103 - 105. 156 20. Nguyễn Xuân Hồng (2006), Kết quả điều tra sâu bệnh hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ một số đối tượng chính, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau, hoa, quả và dâu tằm tơ (2001 - 2005), Nxb Nông nghiệp, tr. 279 - 285 21. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999), Báo cáo tham luận, Hội nghị vải Bắc Giang ngày 13 tháng 1 năm 2000. 22. Hoàng Chúng Lằm, Lê Thị Liễu, Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Kim Chiến (2000), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm ngăn chặn bệnh chết rũ vải thiều, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 - 2000, Nxb Nông nghiệp, tr. 106 - 115. 23. Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1998), Lệ chi tài bồi học (tài liệu dịch). 24. Nguyễn Viết Phổ (1989), Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam, Chương trình tiến bộ kỹ thuật cấp nhà nước 42A. 25. Dịch Cán Quân, Vương Cử Bình (2008), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh quốc tế của nghề trồng vải của Trung Quốc - Tập đoàn xuất bản tỉnh Quảng Đông - Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Đông, Quảng Châu. 26. Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Văn Dung (2006), Độ ẩm đất và tưới nước hợp lý cho cây trồng, Nxb Lao động xã hội. 27. Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục. 28. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004), Kết quả phun gibberellin cho vải ở giai đoạn từ ra hoa đến chín, Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 12/2004, tr. 1711 - 1713. 29. Sở NN và PTNT Quảng Ninh (2000), Báo cáo một số vấn đề về phát triển cây vải, cây nhãn ở Quảng Ninh, Hội nghị Bắc Giang ngày 13/1/2000 30. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng, Nxb Nông nghiệp. 31. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1996), Sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp. 157 32. Lê Văn Thuyết và cộng tác viên (1999), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải, Nxb Nông nghiệp, tr. 44. 33. Lê Văn Tri, (1992), Cách sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và vi lượng đạt hiệu quả cao, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 34. Lê Văn Tri (2001), Hỏi đáp về chế phẩm điều hoà sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp. 35. Hà Minh Trung (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại trên cây ăn quả ở Việt Nam (1997 - 1998), Nxb Nông nghiệp, tr. 164. 36. Trần Thế Tục (1997), Hỏi đáp về nhãn, vải, Nxb Nông nghiệp. 37. Trần Thế Tục, Ngô Bình (1997), Kỹ thuật trồng vải, Nxb Nông nghiệp. 38. Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính (1997), Điều kiện tự nhiên và cây vải thiều ở vùng Đông Bắc Bộ, Kết quả nghiên cứu về rau - quả, Viện Nghiên cứu Rau quả (1995 - 1997), Nxb Nông nghiệp, tr. 9 - 12. 39. Trần Thế Tục (1998), Sổ tay người làm vườn, Nxb Nông nghiệp, tr. 116 - 121. 40. Trần Thế Tục (2004), 100 câu hỏi về cây vải, Nxb Nông nghiệp. 41. Trung tâm công nghệ phân bón và thực phẩm (2003), Sự thiếu vi lượng của cây trồng châu Á, Trung tâm nghiên cứu vùng châu Á. 42. Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế (2002), Ngành rau quả ở Việt Nam tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ hợp tác kinh tế quốc tế Đức. 43. Viện Nghiên cứu Rau quả (2007), Số liệu thống kê về cây ăn quả, Tài liệu tổng hợp và lưu hành nội bộ. 44. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1996), Báo cáo tóm tắt chương trình phát triển rau quả giai đoạn 1997 - 2000 và 2010. 45. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2003), Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục. 158 II. Tiếng Anh 46. Anupunt P. and Sukhvibul N. (2003), Lychee and Longan Production in Thailand, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 8. 47. Batten D.J. (1992), Pollination in Lychee, Proceedings of the Third National Lychee Seminar, TAPE College, Bundaberg, Queensland, Australia, 25 - 27 September, 1992. 48. Bosse T.K and Mitra S.K. (1990), Fruits: Tropical and subpropical, Naya Prokash 206 Bidhan Sarani. 49. Bosse T.K, Mitra S.K., Sanyal D. (2001), Fruits: Tropical and subpropical, Volume I. Naya Udyog . 50. Campbell R.J. and Ledesma N. (2003), Rambutan, Lychee, Longan and Pulasan in Tropical America, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 13. 51. Chang J.C. and Lin T.S. (2006), GA3 increases fruit weight in “Yu Her Pau (Fai Zi Xiao)” litchi, Scientia Horticulturae 108 (2006) 442 - 443, National Taiwan University, Taipei, Taiwan 106, Republic of China. 52. Chinawat Y. and Suranant S. (2000), Litchi Cultivars in Thailand, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 24. 53. Conchi C.A. and Batten D.J (1989), Floral Biology and Fruit set in Lychee, Procedings of the Second National Lychee Seminar, Cains, Australia, 21-23 September 1989, p. 71 - 73. 54. Crane J.H., Zee F., Bender G.S., Faber B. and Brunner B. (2003), 159 Commercial Sapindaceaer Fruit Production in the USA, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 7. 55. Decriptors for Litchi, International Plant Genetic Resources Institute, 2002. 56. Dixon L. W., Leu A.F., Amos R. and Flower A. (2003), The Australian Lychee Industry, an Overvier, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 4. 57. Galan S.V. (1989), Litchi cultivation, FAO plant production and protection Paper No. 83, FAO, Rome, Italy. 58. Gosh S.P. (2000), World trade in litchi: Past, Present and future, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 16. 59. Gosh S.P. and Mitra S.K. (2000), Genetic Resouces, Production Technology and Post Production Handling of Litchi in India, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 24. 60. Gosh S.P., Mitra S.K. and Sanyal D. (2000), Litchi Cultivars of West Belgan, India, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 25. 61. Goren M. and Gazit S. (2000), Litchee Cultivars in Israel, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 23. 62. Greer N. and Campbell T. (1990), Growing Lychee in North Queensland, Queenland Department of Primary Industries, Department of Primary Industries, Queenland Horticulture Researcsh Intsittute. 160 63. Hertslet L.R. (1989), Pruning and Structuring, Proceedings of the Seond National Lychee Seminar, Cains, Australia, 21-23 September 1989, p. 67 - 70. 64. Hertslet L.R. (1992), Lchee Pruning Management, Proceedings of the Third National Lychee Seminar TAPE College, Bundaberg, Queensland, Autralia 1992, p. 7 - 12. 65. Hong J. and Li Q. (2000), “HongHu” Litchi, an Exellennt Litchi Cultivar, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 26. 66. Knight R.J. (2000), The lychee history and current Status in Florida. First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 18. 67. Menzel C. and Simpson D.R. (1989), The Litchi Nutrion Story, Prceedings of the Second Nationa Lychee Seminar, Cairns, Australia, 21- 23 September 1989, p. 49 - 58. 68. Menzel C. and G.N. Greer (1986), The potential of lychee in Astralia, Proceedings of the first National lychee seminar sunshine plantation, Bruce Highway, Nambour, Queensland, Australia, 4560, 14-15th February, 1986. 69. Menzel C. (2002), The lychee crop in Asia and the Pacific, FAO. 70. Menzel C. and G.K.Waite (2005), Lychee and Longan - Botany, Production and Uses, CABI Publishing. 71. Menzel C., Bagshaw J., Campbell T., Greer N., Noller J., Olesen T. and Waite G. (2002), Lychee Information Kit, 72. Minas K. P., Frank J. D. (2002), Lychee production in the asia Pacific region. FAO. 161 73. Mitra S.K. và Sanyal D. (2000), Effect of cincturing and some chemicals on flowering of litchi CV. Bombai, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 40. 74. Mitra S. K. and Dutta Ray S.K. (2003), Advances in the Production and Research of Lychee in India, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 11. 75. Nakasone H.Y. and Paull R.E. (1998), Tropical Fruits, Cab International. 76. Naphrom D., Potjanapimon C., Pattanapo W., Boonplod N., Thaniapar T. and Subhadrabadhu S. (2000), Changes in Cytokynin and Gibberellin - Like Substances in Stem Apex of Lichi CV. Hong Huay prior to Flowering, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 40. 77. Narong C. (2004), Friut of VietNam, Food and Agriculture Organization of the United Nationas, Regional Office Asia and the Pasific, Bangkok, Thailand. 78. Pandey R.M. and Sharma H.C. (1989), The Litchi, Publication and information division, India Council of Agricultural Research, Pusa, India. 79. Pruning to Meet Your Lychee Goals, Rural Industries Research and Development Corporation - Australia (2001). 80. Richard J.C. and Campbell C. W. (2000), Evaluation and Introductione of Lychee Cultivars in South Florida, USA, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 25. 81. Schaffer.B and Andersen P.C. (1994), Handbook of Environmental Physiology of Fruit Crops, Volum II: Sub-propical and Tropical Crops, University of Florida. 162 82. Simpson D.R. and Menzel C.M. (1992), Observations on Controlling Flowering and Tree Size in Lychee by Strategic Pruning, Proceedings of the Third National Lychee Seminar TAPE College, Bundaberg, Queensland, Autralia 1992, p. 13-20. 83. Stern R.A., D. Stern, H. Miller, Xu Huafu và S. Grazit (1999), The effect of the synthetic auxin 2,4,5 - TP and 3,5,6 - TPA on yiel and fruit size of young Feizixiao and Heiye tree in Guangxi province, China, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 39. 84. Tan Y., Luo J., Yuan J., Lin Y. And Li J. (2000), A Study of the Relations Between Minerals and Litchi Fruit Cracking in CV. Nuomici, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 47. 85. Teng Y. (2003), Lychee Production in Taiwan, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 5. 86. Xuming H. and Lian Z. (2003), Lychee production in China, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, p. 3. 87. Zhao X. and Zhu J. (2000), An Introduction of a New Litchi Strain - “Dongguan Seedless”, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 27. 88. Zhiyuan Huang, Yungu Zhang, Longhua Li, Aimin Guo, Zhiyong Cai và Yun Li (2000), Some factors limiting litchi production and their manipulation, First International symposium on litchi and longan, GuangZhou, China, June 19 - 23, 2000, p. 52. 163 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY ĂN QUẢ HỌ BỒ HÒN A. PHẦN CHUNG - Tên chủ hộ: - Số nhân khẩu: - Địa chỉ: - Số cây: - Vị trí cây: - Tên giống/mẫu giống thường gọi: - Hình thức nhân giống: B. PHẦN HÌNH THÁI 1. Tán cây - Hình dạng tán cây: - Đường kính (cm): - Chiều cao (cm): - Độ cao phân cành (cm): Góc độ cành và thân chính: - Số lượng cành cấp 1: Chu vi gốc (cm): - Đặc điểm vỏ thân: trơn, sù sì, có đường lồi lõm, đặc điểm khác - Mầu sặc vỏ thân: nâu, vàng, nâu xám, xám, nâu xanh 2. Lá cây - Kiểu cấu tạo: xếp so le hay đối xứng Số lá chét: - Mầu sắc khi còn non: Khi lá thành thục : - Chiều dài lá kép (cm): - Lá chét (cm): Chiều dài: Chiều rộng: Cuống lá: - Gân lá: nổi rõ hay không rõ Số lượng gân lá: Kiểu xếp: so le hay đối xứng - Mép lá: trơn, có răng cưa, lượn sóng, quăn nhiều, quăn ít, dạng khác 164 3. Quả - Khối lượng quả (gam): - Đường kính quả (cm): Chiều cao quả (cm): - Hình dạng quả: cầu, trứng, en líp, khác - Mầu sắc vỏ quả: vàng, trắng vàng, hồng sẫm, hồng nhạt, khác - Bề mặt vỏ quả: trơn, sù sì, gai nổi, gai nhẵn, gai thưa, khác - Độ bám thịt quả với hạt: khó tách, vừa phải, dễ tách - Thịt quả: + Mầu sắc: trong, đục, hanh vàng, mầu khác + Kết cấu: mềm, chắc, dai, bở + Dịch quả: nhiều, trung bình, ít - Hương vị quả: + Hương vị: thơm, ít thơm, khác + Độ ngọt: ngọt sắc, ngọt đậm, ngọt vừa, nhạt, chua, rất chua, khác. - Thời gian chín: 4. Hạt - Hình dạng hạt: trứng, cầu, en líp - Kích thước hạt: Đường kính (cm): Chiều cao (cm): - Khối lượng hạt (gam): - Mầu sắc vỏ hạt: 5. Sâu bệnh gây hại: - Các loại sâu hại thường gặp: Thời gian xuất hiện rộ: - Các loại bệnh hại thường gặp: Thời gian xuất hiện rộ: - Các loại thuốc thường dùng: C. GIÁ TRỊ KINH TẾ - Sản lượng thu được 3 năm liên tiếp liền kề thời điểm điều tra: + Năm 1: + Năm 2: + Năm 3: - Thu từ vải chiếm tỷ lệ % trong tổng thu của hộ: 165 D. PHỎNG VẤN KHÁC - Hiệu quả kinh tế: - Giống ưu tú nhất trong vườn hộ: Lý do: - Chế độ chăm sóc: + Vệ sinh vườn: + Cắt tỉa, tạo tán: + Phân bón: * Chủng loại: * Liều lượng: * Cách bón: - Sử dụng chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá: Ngày........tháng..... năm 200... Người điều tra CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI CỦA CÁC GIÔNG VẢI NGHIÊN CỨU Coefficient 0.53 0.56 0.58 0.60 0.63 V1 V2 V3 V4 V5 V6 Ghi chú: V1: Giống Yên Hưng V4: Giống Thiều Thanh Hà V2: Giống Bình Khê V5: Giống Đường Phèn V3: Giống Hùng Long V6: Giống Thạch Bình 166 167 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH0645.pdf
Tài liệu liên quan