LỜI MỞ ĐẦU
“Xóa đói giảm nghèo” là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết đói nghèo và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, trong sanr xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực)
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ _ thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
Đầu thaập niên 90, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em síauy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.
Cho đến nay, con số tỷ lệ nghèo đói vẫn đang còn là con số đáng lo ngại cho đất nước. Là vấn đề quan tâm trăn trở của các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách phát triển. Trong đó, đói nghèo ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ là vấn đề đáng quan tâm và nan giải hơn cả trong công tác xoá đói giảm nghèo. Đây là vùng có tỷ lệ đói nghèo cao và chiếm tỷ trọng cao trong đói nghèo quốc gia (chiếm 32.6%). Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ _ thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ tình trạng nghèo đói của “điểm nóng” nghèo của Việt Nam. Bên cạnh đó vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có các chính sách và vùng cần phải lựa chọn hướng đi như thế nào để thực hiện mục tiêu xoá đói nghèo đến năm 2020 và phát triển trong những điều kiện mới.
Nội dung đề án môn học kinh tế phát triển này của em gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói.(Chương này tập trung nghiên cứu bản chất và nội dung, nguyên nhân của nghèo đói).
Chương II: Thực trạng nghèo đói ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.(Chương này tập trung phân tích thực trạng nghèo đói của vùng và các yếu tố tác động đến nghèo đói vùng).
Chương III: Giải pháp giải quyết nghèo đói ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. ( Chương này em tập trung nghiên cứu và đưa ra các phương hướng cho công tác giải quyết đói nghèo trên lãnh thổ vùng).
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI
KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI
I.1. Khái niệm nghèo đói
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo tình trạng phát triểnkinh tế xã hội và tập quán của địa phương. Được đưa ra trong hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan 9/1993
Nghèo đói nói chung là nghèo đói đa chiều, về thu nhập, giáo dục, y tế - sức khoẻ, tài sản, tiếng nói,… Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này em sẽ đi sâu phân tích về nghèo đói về thu nhập của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ.
Nghèo đói tuyệt đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập hay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể tiếp tục tồn tại.
Nghèo đói tương đối về thu nhập: là mức thu nhập không đảm bảo mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định.
I.2. Khái niệm ngưỡng nghèo
Hiện nay ở Việt Nam , có hai phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau:
Phương pháp dựa vào thu nhập và chi tiêu theo đầu người. Đây là phương pháp được Tổng cục Thống kê sử dụng. Phương pháp này đã xác định hai ngưỡng nghèo.
Ngưỡng nghèo là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tối thiểu.
Ngưỡng nghèo chung: ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho lương thực và hàng hoá phi lương thực.
Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình. Phương pháp này được Bộ lao động – Thương binh – Xã hội sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.
Theo phương pháp này, Bộ lao động – Thương binh và xã hội đưa ra ba mức thu nhập bình quân tính làm ngưỡng nghèo cho ba vùng hiện nay là:
Vùng hải đảo và vùng núi nông thôn: 80.000 đồng/ tháng/ người.
Vùng đồng bằng nông thôn: 200.000 đồng/ tháng/ người.
Khu vực thành thị: 260.000 đồng/ tháng/ người.
I.3. Khái niệm khoảng cách nghèo
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo. Được tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo.
Khoảng cách nghèo cho phép chúng ta thấy được mức sống dưới mức tối thiểu của người nghèo. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để chúng ta xem xét mức độ nghèo. Cho biết mức cần cố gắng đạt được để có thể thoát nghèo.
Khi so sánh các nhóm dân cư trong cùng một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
Theo cơ sở trên em rút ra đối tượng nghiên cứu của bài viết này là những người dân có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI
II.1. Nguyên nhân do trình độ phát triển thấp kém của các nước đang phát triển
Ở các nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật thường thấp kém. Những người nghèo thường tập trung trong khu vực nông thôn, hoạt động trong khu vực nông nghiệp và trong khu vực kinh tế thành thị phi chính thức.
Đặc biệt ở vùng núi, người dân còn quá nghèo nàn về thông tin và hiểu biết để có thể tự tạo cho mình thu nhập đủ để có thể trang trải co cuộc sống hàng ngày. Khả năng đa dạng hoá thu nhập của họ càng trở nên khó khăn hơn.
Nhìn chung các hộ miền núi có quy mô dân số tương đối cao so với mức trung bình của cả nước. Số nhân khẩu bình quân của các hộ miền núi trong điều tra là 5,9 người, kể cả trẻ em dưới 10 tuổi và 0,4 người lớn trên 60 tuổi (so với mức trung bình khu vực nông thôn của cả nước là 4,47 người/hộ). Tuy nhiên, có sự khác nhau khá lớn về quy mô của hộ và trình độ của chủ hộ đối với những nhóm có thu nhập khác nhau.
Nhóm có thu nhập thấp thì có số nhân khẩu bình quân cao nhất và nhìn chung thì chủ hộ có trình độ thấp nhất. Ngược lại, những hộ thuộc diện có thu nhập cao hơn đều có ít con hơn và được giáo dục nhiều hơn. Tương quan này phần nào càng chứng minh cho chúng ta thấy, trình độ thấp và đông con là những nguyên nhân chính gây ra thu nhập thấp của các hộ miền núi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và tụt hậu của các hộ gia đình nói chung.
II.2. Nguyên nhân do bất bình đẳng trong thu nhập
Bất bình đẳng trong thu nhập là một trong những yếu tố rất quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển khác cũng như ở các nước phát triển.
Chính sách phân phối thu nhập theo đóng góp là hoàn toàn hợp lý. Song trong thực tế, những người nghèo là những người thiếu tư liệu sản suất, thiếu cơ hội tiếp xúc với giáo dục để nâng cao chất lượng, năng lực lao động của bản thân để có cơ hội được tận dụng sức lao động bản thân mang lại thu nhập cho bản thân. Đó là do sự bất công trong phân phối thu nhập và sở hữu tài sản. Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được hơng 50% thu nhập là vì 20% dân số này có thể sở hữu, kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất
Có những nguyên nhân dễ nhận thấy, giải thích cho sự bất bình đẳng, chẳng hạn như việc năng suất, tốc độ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp luôn thấp hơn trong công nghiệp và dịch vụ. Từ đó dẫn đến hệ quả thu nhập của cư dân nông thôn và miền núi thấp hơn cư dân thành phố.
Ngoài ra là khoảng cách về tri thức, kỹ năng chuyên môn ngày càng lớn giữa người được tiếp cận với giáo dục tốt và người không có cơ hội đó. Hai lý do giải thích tại sao người dân tộc thiểu số lại chiếm tỷ lệ cao trong nhóm người nghèo đói nhất xã hội:
Thứ nhất, lý do địa lý. Người thiểu số chủ yếu quần cư ở vùng nông thôn hoặc miền núi. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp, đặc biệt vào tài nguyên rừng. Trong khi đó, sở hữu đất rừng của họ bị hạn chế, và phần lớn đất đai cũng đã sạch bóng cây rừng.
Thứ hai, lý do xã hội. Cho tới gần đây, người dân tộc thiểu số vẫn không được tiếp cận rộng rãi với y tế và giáo dục cơ bản. Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ em dân tộc đến trường đều thấp hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh. Chênh lệch này còn rõ ràng hơn nữa ở trẻ em gái. Không đầy 30% người trưởng thành ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp hai, so với con số 50% ở người Kinh. Bất bình đẳng thu nhập gia tăng có lẽ là điều khó tránh khỏi ở một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nó sẽ tạo ra bất ổn xã hội.
II.3. Do điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một lý do rất quan trọng dẫn đến sự nghèo đói của người dân, đặc biệt là người dân miền núi. Nhưng người nghèo phần lớn là hoạt động trong khu vực nông nghiệp, trong khi đó, nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất hay những rủi ro do thiên nhiên mang lại cho họ như: lũ lụt, hạn hán… khiến thu nhập chính của họ bị giảm sút hay hơn nữa là mất trắng và rơi vào tình trạng nghèo và khó thoát ra được vì không được thiên nhiên ủng hộ trong sản xuất.
NGHÈO ĐÓI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CHÚNG
III.1. Đói nghèo_ gánh nặng của toàn xã hôi
Đối với mọi xã hội, dù là đất nước phát triển hay đang phát triển thì nghèo đói đều là một căn bệnh, một gánh nặng của quốc gia, của toàn xã hội. Đặc biệt với Việt Nam và các nước phát triển nói chung tình trạng nghèo đói còn là phổ biến và với tỷ lệ cao. Hàng năm, xã hội mất những khoản tiền lớn lẽ ra có thể đầu tư vào các khu vực sinh lời để hỗ trợ cho các đối tượng đói nghèo. Tuy nhiên đây chỉ là một khoản chi chuyển giao, không làm mất đi khả năng của một quốc gia mà chỉ chuyển lợi ích đến cho người nghèo( từ người giàu sang người nghèo). Song đứng về khía cạnh của các nhà đầu tư thì đó thực sự là một khoản mất đi cơ hội đầu tư sinh lời tạo GDP cho quốc gia.
Gánh nặng của xã hội còn thể hiện ở việc lãng phí nguồn nhân lực hay nguồn lực. Thường người nghèo có trình độ thấp, hay họ không đủ để có thể xin được một công việc với mức tiền công đủ để chi cho các nhu cầu cơ bản của bản thân. Như vậy họ đang là những nguồn lực rảnh rỗi, lãng phí của xã hội. Thu nhâp của xã hội bình quan phải cha sẻ cho những người có thu nhập thấp hơn làm mức thu nhập bình quân đầu người quốc gia giảm, năng suất lao động bình quân giảm.
III.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế trong chương trình xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi nền kinh tế. Và mục tiêu cuối cùng của việc theo đuổi tăng trưởng là phục vụ cho lợi ích của con người, tăng mức sống cuả con người. Vì vậy, tăng trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. Do đó tốc độ tăng trưởng nhanh là điều kiện cần thiết, không thể thiếu cho công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh song còn đòi hỏi phải làm thế nào để tất cả các tầng lớp dân cư nghèo khổ trong xã hội đều được hưởng lợi từ tăng trưởng. Đồng thời đây là yếu tố duy nhất để giảm tình trạng nghèo khổ, bởi nghèo khổ tuyệt đối khongo còn cách nào khác để khắc phục ngoài việc tăng thu nhập để giải quyết chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu để tồn tại.
Theo WB đánh giá, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã thành công trong công tác giảm nghèo đói. Và để đánh giá thành công trong việc giảm nghèo, người ta thường xem xét mức độ giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế. Theo nhận xét cuả WB, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làm giảm trung bình 2% tỷ lệ nghèo đối vơi bộ phận dân cư sống với mức dưới 1USD/ngày, tỷ lệ này sẽ là 1.5% nều hệ số GINI là 0.6 và tỷ lệ gỉam này sẽ tăng gấp đôi nếu hệ số GINI có giá trị là 0.2 Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003, trang 99.
Việt Nam đang hướng vào chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã được chính phủ phê duyệt ngày 21/05/2002. Chiến lược được coi là chương trình hành động để thực hiện hướng tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Chiến lược cũng đã thể hiện được tính hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Và hiện nay ở Việt Nam 1% tăng trưởng GDP/người đã giảm 1.3% nghèo(giai đoạn 1993 - 1998) và giảm 1.2% ( giai đoạn 1998 - 2002).
III.3. Đói nghèo với phát triển xã hội
Nghèo đói không chỉ tác động đến kinh tế và cũng không chỉ xuất hiện dưới góc độ kinh tế_ họ là người thiếu các nhu cầu cơ bản. Mà dưới góc độ xã hội nó cũng có tác động rất lớn. Một xã hội được gọi là tiên tiến, là phát triển khi những người sống trong cộng đồng có mức sống cao, có hiểu biết, có khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức cũng như thế giới bên ngoài, có tầm nhìn xa trông rộng. Trong khi đó nghèo đói lại quy tụ những người có đầy đủ các yếu tố kéo xã hội giảm tốc độ hay quay ngược lại trên con đường phát triển xã hội.
Nghèo đói là một căn bệnh của mọi xã hội. Dù là xã hội phát triển hay đang phát triển đều tồn tại, tuy nhiên ta cần xem xét mức độ và tỷ lệ nghèo ở các xã hội là khác nhau. Nghèo đói cũng là tác nhân gây ra không ít các tệ nạn xã hội: trộm cắp, cờ bạc,…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
GIỚI THIỆU VỀ CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
I.1. Địa lý, khí hậu
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tỉnh trung du và miền núi của hai vùng kinh tế: Vùng Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Tây Bắc. Với diện tích toàn vùng khoảng 102961 km2 chiếm 31.1% diện tích toàn lãnh thổ quốc gia. Bao gồm 15 tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Hoà Bình.
Lãnh thổ vùng có địa hình phức tạp, phía Đông bắc là một miền núi và đồi thấp, có thung lũng rộng với các dải núi vòng cung quy tụ về Tam Đảo. Phía Tây bắc là hệ thống núi non trùng điệp rất khó khăn trong giao thông vận tải.
Tuy nhiên Vùng lại có phí Bắc giáp với biên giới Trung Quốc với ba cửa khẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai tạo điều kiện giao lưu, hội nhập khoa học – công nghê, trao đổi phát triển kinh tế của vùng với quốc tế trên lục địa, có cảng biển lớn: Hải Phòng, Quảng Ninh thuận tiện giao thương kinh tế quốc tế.
Đặc điểm khí hậu nổi bật của Vùng là có mùa đông lạnh, kém ổn định do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc tràn xuống. Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí có tuyết trong những năm gần đây. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Thời tiết luôn có biến chuyển phức tạp gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tính chất lạnh và khô trong mùa đông lại giúp ích cho vùng trong việc đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp ôn đới và cận nhiệt đới có giá trị cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
I.2. Kinh tế
Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apatit... Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Thái Nguyên). Khu Đông Bắc cũng có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai). Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm vùng kinh tế này khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thuỷ năng lớn này đang được khai thác. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy có công suất thiết kế là 110 nghìn kW. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà có công suất thiết kế là 1,9 triệu kW. Chính phủ hiện đang xây dựng một số nhà máy thuỷ điện lớn như nhà máy thuỷ điện Sơn La (trên sông Đà) với công suất là 3,6 triệu kW, thuỷ điện Đại Thị (trên sông Gâm) 250 nghìn kW…
Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới
Trung du và miền núi phía Bắc có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở vùng trung du). Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Bởi vậy, Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm.
Thế mạnh về chăn nuôi gia súc: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Các đồng cỏ thường không lớn. Tuy vậy ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
Thế mạnh về kinh tế biển: Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi phía Bắc sẽ càng được phát huy. Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển rất giàu tiềm năng, một vùng đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ở đây đang phát triển mạnh ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Du lịch biển - đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế, với quần thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới. Cảng Cái Lân (một cảng nước sâu) đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân…
Tốc độ tăng trưởng : Trong 5 năm 2001-2005, thực hiện Quyết định 186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nhìn chung vượt mức mục tiêu đã đề ra. Bình quân tổng sản phẩm của toàn vùng tăng xấp xỉ 12,5%/năm. Trong đó công nghiệp tăng 18,6%/năm, nông lâm nghiệp tăng 7,38%/năm, dịch vụ tăng 14,9%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,07 triệu đồng/người/năm.
Về cơ cấu kinh tế: tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh.
Cơ cấu kinh tế miền núi phía Bắc phân theo ngành kinh tế
(giá hiện hành- đơn vị %)
Năm 2000
Nông Nghiệp
44.78
Công nghiệp – Xây dựng
21.24
Dịch vụ
33.98
Năm 2003
Nông Nghiệp
40.07
Công nghiệp – Xây dựng
25.01
Dịch vụ
34.92
Năm 2005
Nông Nghiệp
36.78
Công nghiệp – Xây dựng
27.63
Dịch vụ
35.59
Năm 2006
Nông Nghiệp
35.04
Công nghiệp – Xây dựng
29.33
Dịch vụ
35.63
Dự kiến 2010
Nông Nghiệp
27.39
Công nghiệp – Xây dựng
36.10
Dịch vụ
36.51
Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010
Định hướng phát triển đến năm 2010:
- Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng. Phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt từ 460-530 USD. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến nông, lâm nhiệp và thuỷ sản khoảng 28,7-29,7%, công nghiệp và xây dựng khoảng 27,4-27,8% và ngành dịch vụ khoảng 43-43,5%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 25-30%. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây Bắc giảm từ 44% năm 2005 xuống còn 24%, vùng Đông Bắc từ 33% năm 2005 xuống 18% vào năm 2010 (theo Chuẩn nghèo mới).
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực:
Về nông nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm khai thác tối đa lợi thế và hiệu quả tiềm năng kinh tế. Phát triển các vùng trồng cây công nghiệp, các loại nông sản, các loại cây dược liệu, hương liệu, cây ăn quả, hoa, giống rau phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, phát triển chăn nuôi ở các vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp, nhất là chăn nuôi trâu, bò theo phương pháp kỹ thuật mới. Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, mở rộng diện tích rừng trồng, bảo đảm phòng hộ cho thủy điện lớn... Chú trọng phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài.
Về công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đà, sông Lô, phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa, các nhà máy nhiệt điện chạy than. Khai thác và chế biến có hiệu quả các mỏ khoáng sản tại vùng. Xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất dựa vào khả năng tài nguyên trong vùng. Xây dựng các nhà máy giấy và bột giấy phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu.
Phát triển công nghiệp chế biến chè, sữa, thực phẩm khác... tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống.
Về dịch vụ: Ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch: Điện Biên Phủ, khu di tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Định Hóa, Đền Hùng, Sa Pa, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, lòng hồ Sông Đà... với nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch lịch sử văn hoá sao cho vừa phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá và tài nguyên thiên nhiên và góp phần xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu qua biên giới, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, hình thành và phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin...
Phát triển hệ thống chợ nông thôn miền núi, chợ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế hợp đồng tiêu thụ nông sản, lâm sản cho nông dân và xuất khẩu.
(Trích: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng)
Mức sống bình quân của Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước.
Mức sống bình quân của người nghèo trong vùng 860 nghìn đồng/ người/ năm. Như vậy thấp hơn chuẩn nghèo áp dụng chung cho các vùng núi nông thôn 10.4% tương đương là 100.000 đồng/ người/ năm.
I.3. Dân số
- Dân số
Dân số trong Vùng khoảng 15.59 triệu người sống trong vùng đất rộng lớn.
Dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tương đối đa dạng. Ngoài phần nhỏ người Kinh còn có khoảng 30 dân tộc ít người hầu hết tập trung ở miền núi: Người Thái, Mường, Dao, H’Mông… ở Tây Bắc, Người Tày, Nùng… ở Đông Bắc.
- Mật độ dân cư
Vùng là vùng có mật độ dân cư thưa nhất so với cả nước. Trung bình khoảng 150 người /km2. Đặc biệt thưa thớt ở vùng núi phía Tây bắc chỉ khoảng 50 người /km2.
- Phân bố dân cư không đồng đều. Dân cư thường tâp trung đông ở các thị xã, thị trấn nơi kinh tế tương đối phát triển và đặc biệt là các cửa khẩu, hải cảng, nơi có điều kiện phát triển nhất vùng. Tuy nhiên ở các vùng núi sâu, thường là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì lại rất thưa thớt. Họ sống thành các thồn bản nhỏ ở sâu trong rừng. Và họ chính là những người sống trong điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt với mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo chung.
- Trình độ văn hoá của dân cư trong vùng trung bình thấp hơn so với các vùng khác. Trình độ trung bình ở các vùng núi sâu, nơi tập trung nhiều người nghèo nhất chỉ có trình độ văn hoá trung bình là lớp 3. Tỷ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trong cả nước: 50% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 90%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi còn thấp mặc dù nhưng năm gần đây có cải thiện song vẫn còn là con số quá thấp so với trung bình cả nước.
Tự cung tự cấp
Người dân do sống ở nơi thiếu thông tin, trình độ phát triển thấp, trình độ văn hoá thấp, tầm nhìn ra bên ngoài còn quá hạn chế cùng với điều kiện về giao thông vận tải còn quá khó khăn, đặc biệt là với các đòng bào cùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy họ chủ yếu là tự cung tự cấp trong lãnh thỏ buôn bản với nhau, trong vùng với nhau, ít có sự thông thương với bên ngoài. Từ đó làm cho họ không phát huy được những lợi thế của sản phẩm nông sản của họ,mặc dù trong thực tế, trên thị trường bên ngoài các sản phẩm của họ thực sự có lợi thế cạnh tranh ở một góc độ nào đó. Điều đó khiến cho họ không có khả năng đa dạng hoá thu nhập.
I.3. Văn hoá
Do tính chất đa dạng của dân cư trong vùng, đa dạng về dân tộc và địa hình tập trung dân cư của các dân tộc nên mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa cho vùng. Đây cũng là một lợi thế để quảng bá về vùng cho phát triển du lịch văn hóa dân tộc.
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
II.1. Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo ở trung du miền núi Bắc Bộ
Năm 1995, các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh thuộc hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng. Năm 1999, con số này lên tới 19 tỉnh do việc chia tách thành các tỉnh nhỏ hơn. Sau năm 1999, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc không còn những vùng đồng bằng xen kẽ như cách chia tỉnh và vùng trước đó mà chỉ còn những vùng có độ cao từ 500 mét đến 1.000 mét so với mặt nước biển. Bình quân đất canh tác trên đầu người ở đây rất thấp, chỉ đạt 0,17 ha/người.
Tỷ lệ đói nghèo ở miền núi phía Bắc còn rất cao với 44% (năm 2002). Trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam (tỷ lệ đói nghèo từ 55% đến 78%) có các tỉnh vùng núi phía Bắc. Theo chuẩn nghèo mới nêu trên, ước tính vào cuối năm 2005, cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26-27% số hộ của cả nước. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (62,3%), Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước.
Mức sống trung bình của người nghèo trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo chung của cả nước hiện nay là 1.878.000 đồng/ người / năm. So với chuẩn nghèo chung toàn quốc thì mức sống trung bình của người nghèo trong vùng chỉ bằng 45.8%, Như vậy khoảng cách nghèo tương đối so với vùng cần theo đuổi là 100.000 đồng, nhưng khoảng cách nghèo so với ngưỡng nghèo chung thì còn rất lớn, tới 54.2% tương đương 1.018.000 đồng. Người nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ đang sống dưới mức chuẩn nghèo quá nhiều. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm chung cuả cả quốc gia.
Bên cạnh đó, Miền núi phía Bắc còn nhiều vấn đề khó khăn khác như hạ tầng cơ sở yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, mức độ đô thị hóa thấp và kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ thiếu đất canh tác trầm trọng, trình độ thâm canh của người dân vùng này cũng rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,72 tấn/ha vào năm 1995 và 3,6 tấn/ha vào năm 2000. Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá. Các hoạt động này chiếm tới 42% GDP của vùng, trong khi khu vực này chỉ chiếm 24% GDP của cả nước. Trong tổng số 9 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số có tới 2 đến 3 triệu người sống bằng cách đốt nương làm rẫy. Nếu tính gộp cả số người du canh định cư với số du canh du cư, con số này đã lên tới 7 triệu người vào năm 1994. Tình hình du canh du cư đã gây ra nạn phá rừng nghiêm trọng. Giữa thập niên 90, Việt Nam chỉ còn khoảng 9 triệu héc-ta rừng. Điều này có nghĩa là nước ta đã mất khoảng 23,5 triệu héc-ta trong khi độ che phủ tối thiểu phải là 33,2% hay khoảng 11 triệu héc-ta. Với tất cả những khó khăn về kinh tế, xã hội ở trên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các vùng khác trên cả nước.
II.2. Nghèo đói theo vùng
Vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ cơ bản được chia ra làm hai vùng Đông Bắc bộ và Tây Bắc. Mức độ nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói trong hai vùng này cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nước có đến 6 tỉnh thuộc vùng núi Bắc bộ, trong đó 4 tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ cao hơn cả. Nghèo đói được phân bố đông đảo ở các tỉnh vùng núi cao. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang là 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất vùng, con số này lên đến 55 – 78%. Các tỉnh vùng núi thấp và trung du tỷ lệ nghèo đói tuy cao so với trung bình cả nước song thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng núi cao. Và đời sống của người nghèo vùng núi cao cũng thấp hơn nhiều so với người nghèo vùng núi thấp và trung du. Tức là khoảng cách nghèo mà họ cần theo đuổi để thoát nghèo còn lớn hơn nhiều so với vùng thấp. Đặt ra nhiều khó khăn hơn cho người nghèo và các nhà chức trách trong việc đưa người nghèo thoát nghèo.
Ở các vùng miền núi, nơi tỷ lệ đói nghèo còn rất cao, việc phát triển cây trồng đảm bảo an ninh lương thực của các hộ là vấn đề thiết yếu. Nhờ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tỷ lệ các hộ miền núi có thể tự túc lương thực chiếm khá lớn. Có tới trên 60% số hộ khảo sát có thể sản xuất lương thực để nuôi cả gia đình trong cả năm. Mặt khác, 11% cho rằng lương thực của họ chỉ đủ trong 6 tháng hoặc ít hơn.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là có tới 11% số hộ bị đói 6 tháng còn lại vì chỉ tiêu này chỉ cho chúng ta thấy mức độ tự cung tự cấp lương thực của hộ. Chẳng hạn như, một gia đình có khoản thu nhập phi nông nghiệp ổn định, ví dụ giáo viên hay cán bộ Nhà nước, có thể không sản xuất ra nhiều lương thực cho mình, nhưng họ vẫn có khả năng bảo đảm đủ lương thực.
II.3. Nghèo đói theo dân tộc
Vùng có khoảng 30 dân tộc khác nhau sinh sống ở các vùng khác nhau. Các dân tộc ít người thường là các dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao. Do tập tục sinh hoạt và sinh sống của các dân tộc thường là sống ở nơi heo hút ít người hoặc nơi có độ cao mà họ cho là phù hợp với văn hóa và đời sống của họ. Song đó lại là nơi gây nhiều khó khăn cho họ trong việc cải thiện đời sống. Có những dân tộc ít người sống tập trung trên một vùng sâu, đời sống của toàn bộ dân tộc trong tình trạng nghèo.
CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thể như Chương trình 135, 773, 120, 134... nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền các tỉnh vùng núi phia Bắc đã phối ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21219.doc