BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Lương
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi sớm hoàn thành luận văn từ PGS.TS.
Phùng Quý Nhâm. Chúng tôi
200 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao (bản 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy.
Trong quá trình học tập chúng tôi cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình của các
quí thầy cô trong việc giảng dạy và định hướng nghiên cứu đề tài. Một lần nữa
chúng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời cảm ơn chân thành.
Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp
đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Phạm Thị Lương
3
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ................................................................................................................. 2
0TMỤC LỤC0T.................................................................................................................... 3
0TDẪN NHẬP0T ................................................................................................................. 7
0T1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI0T ............................................................................................. 7
0T2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU0T .......................................................... 8
0T3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ0T................................................................................................... 9
0T4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T ........................................................................... 28
0T5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN0T .............................................................. 30
0T6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN0T ................................................................................ 30
0TCHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T ... 31
0T1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ0T ................................... 31
0T1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T ......................................... 31
0T1.1.2.Các yếu tố nhận diện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự0T ......................... 37
0T1.1.2.1. Ngôi trần thuật trong loại hình tác phẩm tự sự0T ....................................... 37
0T1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật0T .............................................................................. 41
0T1.2. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T .................... 45
0T1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm0T ............... 45
0Tnhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp0T ................... 45
0T1.2.1.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn
bên ngoài0T ........................................................................................................... 45
4
0T1.2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn
tập trung bên trong0T ............................................................................................. 52
0T1.2.1.3. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn
phức hợp0T ............................................................................................................ 60
0T1.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn
tuyến và điểm nhìn đa tuyến0T ................................................................................... 65
0T1.2.2.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm
nhìn đơn tuyến0T ................................................................................................... 65
0T1.2.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn
đa tuyến0T ............................................................................................................. 73
0TCHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN GẮN NAM CAO0T .... 84
0T2.1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT0T .................................................................................. 84
0T2.1.1. Kết cấu trần thuật trong văn bản tự sự nói chung0T .......................................... 84
0T2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T ............................................. 86
0T2.1.2.1. Kết cấu tuyến tính trong truyện ngắn Nam Cao0T ..................................... 87
0T2.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu tâm lý0T .............................................. 90
0T2.1.2.3. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu kết cấu trần thuật đa tuyến, đơn tuyến0T .. 95
0T2.1.2.4. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu truyện lồng truyện0T ......................... 100
0T2.2. CỐT TRUYỆN NGHỆ THUẬT0T ........................................................................ 102
0T2.2.1. Lý thuyết về cốt truyện trong loại hình tự sự.0T .............................................. 102
0T2.2.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao0T ........................... 105
0T2.2.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động. 0T .... 105
0T2.2.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu cốt truyện tâm lý. 0T ............................... 111
5
0T2.3. TÌNH HUỐNG TRUYỆN0T ................................................................................. 116
0T2.3.1. Tình huống truyện trong lý thuyết tự sự học0T ............................................... 116
0T2.3.2. Tình huống trong truyện ngắn Nam Cao0T ..................................................... 118
0T2.4. CHI TIẾT NGHỆ THUẬT0T ................................................................................ 128
0T2.4.1 Chi tiết nghệ thuật trong tự sự học0T ............................................................... 128
0T2.4.2. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao. 0T ......................................... 129
0TCHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO0T ...................................................................................................... 135
0T3.1. LỜI VĂN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T ................... 135
0T3.1.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T ...................................... 135
0T3.1.2. Các dạng lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T ............................. 138
0T3.1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với dạng lời văn trực tiếp0T................................. 138
0T3.1.2.2. Lời văn gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao0T ..................................... 147
0T3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO0T ............ 156
0T3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung0T ................................. 156
0T3.2.2. Khái quát chung về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T ........ 158
0T3.2.3. Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao0T .................. 160
0T3.2.3.1. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự triết lý, suy ngẫm, phẩm bình0T
......................................................................................................................... 161
0T3.2.3.2. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng dưng0T ....... 165
0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước0T . 169
6
0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn chua chát, ngậm ngùi, chan
chứa yêu thương0T ............................................................................................... 172
0T3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng trữ tình, thiết tha, sôi nổi0T ................. 175
0TKẾT LUẬN0T ................................................................................................................. 182
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T .......................................................................................... 187
0TPHỤ LỤC0T .................................................................................................................... 196
7
DẪN NHẬP
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gần đây vấn đề tự sự học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở rất
nhiều bình diện. Từ góc độ lý thuyết về tự sự học, nhiều người nghiên cứu đã vận dụng để
tìm hiểu trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn,… và người ta thấy rằng khi soi chiếu
tác phẩm dưới góc độ tự sự học thì những vấn đề trong tác phẩm được nhìn nhận một
cách toàn diện và có cơ sở lý luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng và giá
trị thẩm mỹ của một chỉnh thể tác phẩm văn học.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, người “kết thúc vẻ vang cho trào lưu
của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam” (Phong Lê) đã để lại không ít tác phẩm vinh danh
cho tên tuổi của nhà văn này. Tác phẩm của Nam Cao đã được rất nhiều người nghiên cứu
quan tâm. Có những người nghiên cứu rất tỉ mỉ về quê hương, gia đình, về quan niệm
nghệ thuật, về phong cách nghệ thuật, về thi pháp nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao mà
đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn trước năm 1945.
Ở phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam Cao, cũng không phải là chưa
có người cày xới tới. Trái lại những tác phẩm của Nam Cao đã từng được cày xới rất
nhiều trong đó có phương diện nghệ thuật tự sự. Nhưng những vấn đề được bàn kỹ nhất
lại hầu như tập trung vào vấn đề Ngôn ngữ nghệ thuật; Nhân vật; Phương thức trần thuật.
Và có nhiều bài nghiên cứu những vấn đề đó khá thành công. Vấn đề về cốt truyện hay
giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật cũng đã được những người nghiên cứu trước
đó bàn tới. Song còn nhiều vấn đề có thể tiếp cận tác phẩm Nam Cao. Vì thế, chúng tôi cố
gắng đi vào nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao”. Trên
tinh thần kế thừa những nhận xét của những người nghiên cứu đi trước về nghệ thuật trần
thuật trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra những nhận định
của mình thông qua luận văn này.
8
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Nam Cao có một khối lượng tác phẩm khá lớn kể từ trước và sau năm 1945. Nhưng
những sáng tác truyện ngắn của ông trước năm 1945 là khẳng định được phong cách của
nhà văn hơn cả và chiếm một số lượng lớn. Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A,
do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có 55 truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước năm
1945. Trong Tuyển tập Nam Cao, do Hà Minh Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu
(NXB Văn học, tái bản, 2002) thì có 41 truyện ngắn. Đó là những truyện ngắn đã được
khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao.
Bên cạnh việc khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau năm 1945,
chúng tôi còn khảo sát thêm những truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả khác như
truyện ngắn của Thạch Lam, của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng…để trên tinh
thần đó có cơ sở đối sánh những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng về chủ
thể, kết cấu, lời văn và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao so với các tác giả hiện thực
cùng thời.
Cùng với việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát những công
trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao để tiếp thu một số thành tựu của các
công trình khoa học trước đó. Từ đó tạo đà cho việc triển khai và đề xuất ra những hướng
nghiên cứu mới cho đề tài.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
khá thành công trên nhiều phương diện từ phong cách nghệ thuật, đến thi pháp của tác
phẩm Nam Cao. Một số công trình luận án tiến sĩ, hay những công trình của các nhà
nghiên cứu chuyên sâu đã từng bàn đến rất nhiều xoay quanh tác giả, tác phẩm Nam Cao.
Với đề tài khoa học này, luận văn tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản
xoay quanh Chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật trong
truyện ngắn của Nam Cao. Trong mỗi vấn đề lớn đó người viết cố gắng bóc tách nghiên
9
cứu những khía cạnh nhỏ hơn nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ tác động qua lại của
chúng với nhau để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn hấp dẫn của Nam Cao.
Mặc dù nghiên cứu riêng biệt, cụ thể song cần chỉ ra sợi dây liên kết giữa các yếu tố với
nhau để thấy rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố
nghệ thuật mang lại chứ không phải là “đặc quyền” của bất kỳ một yếu tố nghệ thuật
riêng lẻ nào. Cũng vậy, giữa chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu
trần thuật có một mối liên hệ khăng khít với nhau trong truyện ngắn Nam Cao, cũng như
trong bất kỳ một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1. Khái quát vấn đề lịch sử nghiên cứu
Tác phẩm của nhà văn Nam Cao bắt đầu được chú ý kể từ năm 1941 khi Lê Văn
Trương viết lời giới thiệu cho tập “Đôi lứa xứng đôi” cho NXB Đời Mới. Nhưng mãi đến
những năm thập niên 60 thì tác phẩm của Nam Cao mới được giới nghiên cứu phê bình
thực sự quan tâm. Có thể kể Hà Minh Đức là người đầu tiên chấp bút nghiên cứu phê bình
về Nam Cao qua công trình Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc xuất bản năm 1961.
Mạch nước như được khai thông, kể từ sau Hà Minh Đức có hàng loạt những chuyên luận
nghiên cứu về Nam Cao, chưa kể những bài báo, bài viết phê bình lẻ tẻ khác. Những cuốn
nổi bật có thể kể Nam Cao đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, 1977); Nam Cao, phác
thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê, 1997); Nam Cao, người kết thúc vẻ vang trào
lưu văn học hiện thực (Phong Lê, 2001)
Bên cạnh đó hàng loạt các hội thảo về Nam Cao được tổ chức. Có thể kể những
cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951 – 1991 (tháng
11/ 1991) và nhân 80 năm ngày sinh của Nam Cao 1917 – 1997 (tháng 10/
1997)…Những buổi hội thảo khoa học tôn vinh nhà văn Nam Cao càng chứng tỏ vị trí và
vai trò của ông trong làng văn học Việt Nam hiện đại và trong lòng tất cả những người
yêu mến tác phẩm của ông.
10
Cho đến ngày nay thì số lượng các công trình, các bài nghiên cứu về tác phẩm Nam
Cao quả là không nhỏ, tưởng chừng như mảnh đất màu mỡ có quá nhiều người khai thác
thì mảnh đất ấy cũng sớm cạn kiệt phù sa. Nhưng với tác phẩm Nam Cao dù đã có nhiều
người nghiên cứu, cày xới nhưng tác phẩm của ông vẫn như một nguồn nước giếng trong
khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, cái ý vị sâu xa. Tác phẩm của Nam Cao được
nghiên cứu trên nhiều phương diện với các mức độ đậm nhạt khác nhau, được tiếp cận
trên nhiều khuynh hướng: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật.
Đáng chú ý gần đây người ta lại chú ý tiếp cận tác phẩm Nam Cao nhiều ở góc độ thi
pháp học. Vấn đề tiếp cận ở góc độ tự sự học cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhất
là trong những năm gần đây khi người ta chú trọng nhiều đến chủ nghĩa cấu trúc trong
văn học, đến nghệ thuật tự sự...
Trên tình thần nghiên cứu những đối tượng mà đề tài khoa học đặt ra, chúng tôi sẽ
trình bày những ý kiến nổi bật, tiêu biểu trong những công trình nghiên cứu phê bình
quan trọng có liên quan đến đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam
Cao trước năm 1945. Ngoài ra, những bài viết nào có giá trị định hướng nội dung đề tài
có thể giúp người nghiên cứu triển khai đề tài tốt hơn thì chúng tôi cũng sẽ tiếp thu, vận
dụng và viện dẫn trong Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3.2. Vấn đề Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Để có một cái nhìn cụ thể về những bài viết, những công trình nghiên cứu có liên
quan chúng tôi phân ra các loại ý kiến, nhận xét trước đó về từng vấn đề
3.2.1. Những nhận xét về ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Có thể thấy so với các vấn đề khác thì vấn đề ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam
Cao chưa được nhiều người nghiên cứu chú ý. Qua việc tìm hiểu, khảo sát các tư liệu
trước đây mà người viết sưu tầm được nhận thấy vấn đề ngôi kể - ngôi trần thuật trong
truyện ngắn Nam Cao vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận thêm.
Người viết đã cố gắng tìm hiểu trong các tài liệu nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao,
song cũng chỉ tìm thấy rất ít các ý kiến đánh giá về vấn đề còn được xem là khá mới mẻ
11
này. Quả là nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao chiếm một số lượng đáng kể, nhưng
hầu hết là tìm hiểu trên phương diện nội dung và phong cách nghệ thuật. Vấn đề thi pháp
học ngày nay cũng được vận dụng rộng rãi vào nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao. Bên
cạnh đó nghiên cứu từ góc độ tự sự học cũng đem đến cho người đọc một cách tiếp cận
mới . Do việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu tác phẩm còn khá mới mẻ nên có
những vấn đề chưa thực sự được đi sâu bàn tới cũng là điều đương nhiên.
Đề cập đến vai trò của nhà văn với tư cách là người kể chuyện trong truyện ngắn
Nam Cao, nhà nghiên cứu Phong Lê đã phát hiện ra được những sự khác nhau trong tư
cách xuất hiện trong mỗi truyện ngắn của nhà văn. Với bài viết: “Người trí thức kiểu
Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực” (1968), tác giả Phong Lê khái quát
rằng: “Đọc hầu hết sáng tác của Nam Cao, thấy hình ảnh nhà văn gần như có mặt khắp
mọi nơi. Lúc ở vị trí nhân vật chính như Thứ, Điền, Hộ, Ngạn, Du…lúc ở vị trí một nhân
vật phụ để quan sát, nhìn ngắm, cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ những người lao động”
[61; 117]
Phần đông những người nghiên cứu thường chỉ đưa ra các nhận định mà chưa đi
chứng minh một cách cặn kẽ, phần vì do khung khổ nội dung nghiên cứu, phần vì đó chưa
phải là đối tượng nghiên cứu chính của họ. Song cũng đã có những ý kiến xác đáng.
Nguyễn Ngọc Thiện với “Bút pháp tự sự đặc sắc trong “Sống mòn”, Nghĩ tiếp về
Nam Cao” (1992), đã viết: “Không phải lúc nào ông cũng để nhân vật nói về mình ở ngôi
thứ nhất mà nhiều khi ông sử dụng một thứ ngôn ngữ của người khác trong ngôn ngữ
nhân vật, như cách giải thích M.Bakhtin ngôn ngữ song thanh” [106; 503]. Cùng với việc
xác định vị trí của nhà văn trong truyện vị trí của nhân vật cũng xuất hiện khá nhiều ở
ngôi thức nhất và cả ở những ngôi khác.
Phạm Xuân Nguyên với “Nam Cao và sự lựa chọn chủ nghĩa hiện thực (Nghĩ tiếp
về Nam Cao) (1998) khi đi sâu phân tích đặc điểm tâm lý nhân vật cũng đã chú ý đến vị
trí của ngôi kể trong truyện khi miêu tả tâm lý nhân vật. Ông cho rằng: “Nam Cao đã lấy
sự phân tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng nhân vật. Cái cách Nam Cao làm ở
đây là đứng ở ngôi thứ ba để miêu tả trạng thái tâm lý con người” [81; 147]. Cũng trong
12
công trình nghiên cứu này, Phạm Xuân Nguyên còn lý giải sự phân tích tâm lý của hai
tầng lớp chính trong truyện ngắn Nam Cao đó là nông dân và trí thức. qua đó tác giả ít
nhiều đề cập đến ngôi kể: “Đối với các nhân vật trí thức thì cách phân tích tâm lý của
Nam Cao có khác. Dẫu vẫn có thể ở ngôi thứ ba nhưng dường như tác giả nhập hẳn vào
nhân vật để nó tự suy nghĩ, phân tích ở ngôi thứ nhất” [81; 147]
Cụ thể hơn trong vấn đề ngôi kể trong truyện ngắn Nam Cao, Vũ Thăng với Một vài
đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000) đã đề cập tới vấn đề ngôi kể trong truyện
ngắn của Nam Cao thông qua xét điểm nhìn từ hình tượng người kể chuyện, từ nhân vật
trong tác phẩm. Tác giả thấy rằng: “hình tượng người kể chuyện trong sáng tác của Nam
Cao khi ở ngôi thứ nhất, lúc ở ngôi thứ ba, đôi khi nó lại đứng ở vị trí của ngôi thứ hai”
[103; 55]. Tác giả mới chỉ đưa ra những nhận xét khái quát như thế chứ chưa thực sự đi
vào nghiên cứu cụ thể vấn đề này.
Dẫu sao chính nhờ sự gợi mở quan trọng từ các nhận định trên đây sẽ giúp người
đọc bắt đầu một hướng tiếp cận mới nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống hơn về ngôi
kể trong truyện ngắn của Nam Cao.
3.2.2. Những nhận xét về điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao
Thông thường chủ thể trần thuật được xác định nhờ ngôi trần thuật và điểm nhìn
trần thuật. Chính vì vậy ngôi kể và điểm nhìn có một mối quan hệ chặt chẽ biện chứng
với nhau. Vấn đề điểm nhìn trần thuật cũng như vấn đề ngôi trần thuật nhìn chung chưa
được quan tâm nhiều, có khi chỉ nhận xét thoáng qua, song vẫn có thể nhận thấy rải rác
những bài nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến những bài viết tiêu biểu:
Phong Lê trong “Nam Cao – văn và đời” đã chú ý đến sự di chuyển điểm nhìn, lúc
thì ở tác giả, khi thì ở nhân vật trong tác phẩm Nam Cao. Nhưng tác giả cũng chưa quan
tâm việc chứng minh nhận định này.
Tương tự, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện trong “Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống
mòn (1998) (Nghĩ tiếp về Nam Cao) cũng chú ý đến sự di chuyển điểm nhìn khi ông đánh
giá trong Sống mòn: “Trong Sống mòn, tác giả thể hiện lối kể chuyện với nhiều điểm
13
nhìn: lúc thì điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì truyện được kể và nhìn theo nhân
vật” [106 ; 499]
Vũ Thăng với Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000), đã khẳng định
rằng: “Đọc tác phẩm Nam Cao càng lúc càng thấy xuất hiện nhiều điểm nhìn. Tác giả,
người kể chuyện và nhân vật cùng kể, cùng giãi bày lòng mình trước độc giả” [103; 56].
Tác giả đã lấy một vài truyện ngắn tiêu biểu để chứng minh cho quan điểm của mình. Tác
giả cũng cho thấy trong truyện ngắn của Nam Cao có sự chuyển đổi điểm nhìn “từ người
kể chuyện sang nhân vật, đẩy lên một bước nữa để nhân vật phân thân vào các nhân vật
khác…Nhân vật được soi rọi từ nhiều chiều, nhiều phía, cứ hiện dần lên, cũng đi lại, hoạt
động, nói năng như chính con người trong cuộc sống” [103; 65]. Có thể thấy những đóng
góp của tác giả trong phần nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu
nghệ thuật tự sự của tác phẩm Nam Cao. Song tác giả chưa chú ý đi sâu vào phân tích
điểm nhìn từ phía tác giả và điểm nhìn từ phía người đọc mà chỉ xoáy sâu vào điểm nhìn
của nhân vật và tô đậm điểm nhìn của người kể chuyện. Trên tinh thần đó chúng tôi sẽ
tiếp tục khơi dòng và triển khai những vấn đề mà chúng tôi nhận thấy cần được quan tâm
hơn nữa.
Vũ Khắc Chương, với Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Nam Cao
(2000), có đề cập đến vấn đề điểm nhìn trần thuật từ phía người kể chuyện, và nhân vật.
Tác giả khẳng định: “Trong nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao còn trao cái nhìn khi
thì cho nhân vật này, lúc thì cho nhân vật khác chứ không chỉ cho một nhân vật” [13; 49].
Chứng minh bằng một vài truyện ngắn, tác giả cũng chưa chú ý đến điểm nhìn của tác giả
và điểm nhìn từ phía người đọc. Sự di chuyển điểm nhìn nhân vật tác giả cũng mới chỉ
lướt qua, chưa thực sự làm bật nổi được cái điểm đặc sắc này trong truyện ngắn của Nam
Cao về phương diện nghệ thuật tự sự.
Trần Ngọc Dung với Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những
năm 1930 – 1945 có đề cập đến vấn đề nghệ thuật trần thuật. Song với tác giả truyện
ngắn Nam Cao “trần thuật chủ yếu theo quan điểm nhân vật”. Tác giả lấy một đoạn trong
Chí Phèo để minh họa cho quan điểm của mình. Dựa trên quan điểm của Sê-khôp về
14
những ưu điểm của việc trần thuật theo loại này tác giả khẳng định đó là điểm mạnh của
Nam Cao so với nhiều cây bút cùng thời. Chúng tôi thiết nghĩ rằng đó cũng là một ý gợi
mở hay, song để nghiên cứu một cách kỹ càng hơn thì cần phải soi chiếu tác phẩm Nam
Cao ở nhiều góc độ lý thuyết tự sự mới thấy hết được cái đặc sắc trong việc thể hiện điểm
nhìn trần thuật của tác phẩm.
3.3. Vấn đề cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
3.3.1. Những nhận xét, về kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Nhớ Nam Cao, nghĩ tiếp về mấy bài học sáng
tác của anh (1990) có viết : “Lối kết cấu theo quan điểm nhân vật như vậy, tạo ra ở nhiều
tác phẩm của Nam Cao một thứ kết cấu bề ngoài rất phóng túng tùy tiện mà thực ra thì
hết sức chặt chẽ không thể nào phá vỡ nổi” [74; 78]. Như vậy tác giả khẳng định truyện
ngắn Nam Cao có một kết cấu chặt chẽ theo điểm nhìn của nhân vật. Đó là một nhận xét
đáng chú ý tuy rằng tác giả chưa thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Trần Ngọc Dung trong cuốn Ba phong cách truyện ngắn văn học Việt Nam những
năm 1930 - 1945 lại xét truyện ngắn Nam Cao có “kết cấu hai tuyến cốt truyện”. “Đó là
tuyến quan hệ đời tư và tuyến quan hệ xã hội thường thấy ở những truyện viết về người trí
thức tiểu tư sản nghèo” [16; 176]. Bên cạnh đó còn có kiểu kết cấu vòng tròn, tác giả
nhận thấy: “Về mặt tổ chức cốt truyện, một số truyện ngắn Nam Cao có lối kết cấu vòng
tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng”. Chính nhờ lối kết cấu như vậy mà tác giả phản
ánh được “sự quẩn quanh không lối thoát của cuộc sống, đồng thời diễn tả được sự bất
lực của con người trước hoàn cảnh”.
Trong cuốn Để phân tích một truyện ngắn (1996) của Lê Tư Chỉ. Tác giả đã chỉ ra
những cách thức để phân tích một truyện ngắn. Trong đó có cách phân tích theo kết cấu
của cốt truyện. Tác giả đã lấy một thí dụ điển hình là Chí Phèo để phân tích tác phẩm này
dựa trên cơ sở kết cấu của cốt truyện. Theo tác giả “Thông thường truyện có hai hướng
kết cấu: Kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện và kết cấu của những tác phẩm không
có cốt truyện. “Chí phèo” của Nam Cao là một truyện ngắn có cốt truyện; cốt truyện này
15
được tác giả xây dựng theo diễn tiến của quá trình hoạt động của nhân vật Chí Phèo”
[12; 42]. Qua việc phân tích các thành phần của cốt truyện Chí Phèo, tác giả đã khẳng
định: “Nam Cao đã sử dụng một kết cấu độc đáo,…góp phần vào việc khắc họa nhân vật
cả hai mặt bên ngoài và nội tâm”. Có thể thấy, việc phân tích cốt truyện là một việc làm
rất quan trọng để tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tuy tác giả chỉ chọn một tác
phẩm làm ví dụ minh họa song Lê Tư Chỉ đã cho thấy được một khả năng tiếp cận hữu
hiệu tác phẩm từ góc độ cốt truyện.
Bùi Việt Thắng với chuyện luận “Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại” (2000) đã có một sự kiến giải về lý thuyết kết cấu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Tác
giả cũng vận dụng một số tác phẩm của Nam Cao để luận giải cho những vấn đề lý
thuyết. Tác giả chọn tác phẩm Chí Phèo vì đây là một truyện ngắn rất tiêu biểu của Nam
Cao thể hiện cho một loại kết cấu nào đó. Với Chí Phèo ông cho rằng: “truyện được kết
cấu theo lối ngay cao trào,…chủ đề về sự tha hóa của con người được biểu hiện sâu sắc
qua thân phận của Chí Phèo nhờ vào sự phát hiện tâm lý của nhân vật, và do đó đặc
trưng kết cấu của tác phẩm của Nam Cao nói chung là kết cấu tâm lý” [102; 102]. Tuy
không đi sâu nghiên cứu về Nam Cao, nhưng những gợi mở trên góc độ lý thuyết của tác
giả sẽ trợ giúp rất nhiều cho người nghiên cứu đi vào tìm hiểu các loại kết cấu trong
truyện ngắn Nam Cao.
Tác giả Vũ Thăng với Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000) có đề cập
đến vấn đề kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy chưa thực sự đi chứng minh rốt ráo
vấn đề này nhưng tác giả cũng đã có những khái quát khá xác đáng. Tác giả cho rằng:
“Đa số truyện Nam Cao có kết cấu mở, truyện không có cốt truyện, từng quãng đời nhân
vật với bao thăng trầm được chêm vào tác phẩm, đẩy tình huống truyện vận động theo
một xu thế mà mỗi một lần có thay đổi lại là một điểm nhấn, một bước ngoặt quyết định
xu hướng tác phẩm và tính cách nhân vật” [103; 99]. Tác giả đã lấy một số tác phẩm để
chứng minh cho nhận định của mình như Dì Hảo, Ở hiền, Chí Phèo, Mua danh, Tư cách
mõ, Sống mòn. Tác giả cũng nói đến một số kiểu kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao.
16
Trên tinh thần đó, người viết sẽ tiếp tục triển khai mở rộng tìm hiểu vấn đề kết cấu trong
truyện ngắn Nam Cao một cách kỹ hơn.
Trần Ngọc Dung với Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những
năm 1930 - 1945 lại chỉ ra ba kiểu loại kết cấu chính. Trong đó đáng lưu ý là kiểu loại thứ
ba: xét kết cấu như là phương thức tổ chức cốt truyện. Ở khía cạnh này tác giả cho rằng
“nhiều truyện của Nam Cao có hai loại kết cấu. Đó là: P1 Pkết cấu đa tuyến, hay nói đúng
hơn, kết cấu hai tuyến cốt truyện; P2P kết cấu vòng tròn (hay còn gọi là kết cấu đầu cuối
tương ứng)”. Trong mỗi kiểu kết cấu tác giả cũng đều đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng
minh. Với phần nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Dung, chúng tôi sẽ có thêm được định
hướng mới cho việc nghiên cứu của mình.
3.3.2. Những nhận xét về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao
Cho đến nay thì vấn đề cốt truyện nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao cũng đã được
chú ý nghiên cứu hơn. Song nghiên cứu nhiều rồi cũng không có nghĩa là đã khai thác cạn
kiệt tầng sâu văn bản của truyện ngắn Nam Cao. Những công trình nghiên cứu trước đó là
một điều kiện thuận lợi để người viết tiếp thu học hỏi và triển khai thêm, có thể là sẽ tìm
ra được những hướng tiếp cận khác.
Cuốn Nhà văn Việt Nam tập 2 (1983), Phần nói về tác giả Nam Cao, Hà Minh Đức
đã sớm phát hiện ra một trong những đặc điểm quan trọng trong cốt truyện của Nam Cao
hình thành là nhờ đường dây tâm lý. “Ở loại truyện này Nam Cao không chú ý xây dựng
một cốt truyện hoàn chỉnh, có đầu có cuối, sự kiện và hành động phát triển theo một
mạch khép kín. Nam Cao chú ý đến những trạng thái tâm lý do mọi cảnh ngộ tạo nên,
trạng thái tâm lý mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình cho một loại tính cách và hoàn cảnh xã
hội. Từ trạng thái tâm lý ấy một đường dây cốt truyện được hình thành phù hợp. Cười,
nước mắt, Đời thừa, Giăng sáng, Mua nhà, Quên điều độ, Cái mặt không chơi
được…được xây dựng theo hướng đó” [25; 158]. Có thể nói, những phát hiện này là
những đóng góp mới trong hành trình phám phá truyện ngắn Nam Cao. Chúng tôi có cơ
17
sở đi vào khai thác chứng minh nhận định này rõ hơn ở trong bài nghiên cứu khoa học
này
Nhiều ý kiến cho rằng truyện ngắn của Nam Cao rất ít sự kiện. Trong đó có ý kiến
của Nguyễn Đăng Mạnh – Nhớ Nam Cao, nghĩ tiếp về mấy bài học sáng tác của anh
(1990). Ông nhận định: “Một trong những đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là đã mạnh dạn
đưa cái hàng ngày vào văn học, nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng, chẳng cần gì
kịch tính lớn lao”. Điều này lý giải việc cốt truyện của Nam Cao tuy không có nhiều
truyện giàu sự kiện nhưng nó vẫn tạo được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ nó được tạo dựng
bởi các yếu tố chặt chẽ nơi kết cấu của tác phẩm
Trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao (in trong Nam Cao con người và
tác phẩm) (2000), Vũ Tuấn Anh có đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó tác giả cũng chú ý
đến vấn đề cấu trúc truyện ngắn của Nam Cao. Tác giả cho rằng: “Cấu trúc truyện Nam
Cao thường nương theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng dài
của đời. Ông cũng ._.là người xây dựng thành công loại truyện không có cốt truyện”
[1;196]. Tác giả cũng mới dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa thực sự đi sâu vào
nghiên cứu cụ thể vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao
Tác giả Vũ Khắc Chương trong cuốn Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam
Cao (2000) có đưa ra cách phân chia của mình về cốt truyện của truyện ngắn Nam Cao.
Tác giả cho rằng “nếu đứng ở góc độ sự kiện thì có thể chia tác phẩm Nam Cao thành hai
mảng lớn: mảng tác phẩm có sự kiện và mảng tác phẩm ít sự kiện” [13;61]. Thực ra đây
mới chỉ là một cách phân chia cốt truyện của Nam Cao trong rất nhiều cách phân chia
khác.
3.3.3. Những nhận xét về tình huống trong truyện ngắn Nam Cao
Với những truyện ngắn trước năm 1945 của Nam Cao đã có một vài người nghiên
cứu về tình huống, nhưng những truyện sau năm 1945 chưa được chú ý nhiều về vấn đề
này. Cũng dễ hiểu vì những tác phẩm trước năm 1945 của Nam Cao là những tác phẩm
nổi bật thể hiện rõ tài năng trong việc xây dựng những biến cố tình huống.
18
Trong bài viết Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao (1998), Phạm Quang
Long cho rằng: “Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Nam Cao là ông đã sử
dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức –
lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lý và trên cơ sở miêu tả, lý giải mọi khía
cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lý của con người,
vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không phải dưới dạng triết lý
trừu tượng mà những tư tưởng triết lý, những quan niệm đạo đức, nhân sinh ấy được cảm
nhận từ hệ thống hình tượng, từ những rung động thẩm mỹ” [69; 216]. Từ đó tác giả có
chỉ ra những loại tình huống tiêu biểu của truyện ngắn Nam Cao
Đồng quan điểm với Phạm Quang Long, Vũ Thăng chú ý đến tình huống truyện của
Nam Cao chủ yếu ở góc độ tình huống - lựa chọn. Do vậy tác giả đã phân chia truyện
Nam Cao thành một số nhóm chính như: nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo kiểu
thắt nút. Nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo kiểu luận đề. Nhóm tình huống
nhận thức - lựa chọn theo kiểu tương phản. Nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo
dòng tâm lý. Cách phân chia này của tác giả có thể thấy là khá công phu, song cũng như
tác giả nói nó chỉ mang tính chất tương đối.
Trong Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 -
1945, Trần Ngọc Dung có đề cập đến những tình huống truyện tiêu biểu của Nam Cao
như: tình huống con người bị lăng nhục, tình huống “áo cơm ghì sát đất” khiến nhân tính
bị xói mòn; tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn trở thành miếng nhục; tình huống
ở hiền không bao giờ gặp lành. Song đó cũng chỉ là cách phân chia có tính chất tương đối.
Dẫu sao thì tác giả cũng cho thấy một sự phong phú đa dạng trong tình huống truyện của
Nam Cao.
3.3.4. Những nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Thông thường tất cả các tác phẩm tự sự đều được tạo nên nhờ những chi tiết nghệ
thuật. Chi tiết có đạt hiệu quả nghệ thuật hay không thì còn phụ thuộc rất lớn vào tài năng
của mỗi nhà văn. Chi tiết có một vai trò rất quan trọng đối với thể truyện ngắn.
19
So với các vấn đề khác thì vấn đề về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao
ít có một bài viết nào chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Rất có thể nhiều người cho chi
tiết chỉ là một khía cạnh nhỏ nên chưa thực sự quan tâm tới. Chúng tôi cho rằng vấn đề
chi tiết nghệ thuật là một vấn đề không nhỏ chút nào. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên
cứu khai thác vấn đề chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao.
3.4. Vấn đề Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
3.4.1. Những nhận xét đánh giá về lời văn trong truyện ngắn Nam Cao
Trước năm 1961, vấn đề lời văn đã bắt đầu được manh nha nói tới qua lời tựa viết
cho Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn Trương (1941), rồi ý kiến đánh giá nhận xét của
Nguyễn Đình Thi sau khi Nam Cao đã hi sinh.
Năm 1961 Hà Minh Đức đánh dấu bước nghiên cứu công phu, hệ thống đầu tiên về
Nam Cao qua công trình: “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc” (in lại trong Nam
Cao, đời văn và tác phẩm - 1997). Trong đó tác giả đã chú ý đến ngôn ngữ trong truyện
ngắn Nam Cao. Ông viết: “Ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao giản dị như nội dung các
truyện mà tác giả miêu tả. Nam Cao ưa lối đặt câu ngắn, gọn, phô diễn tư tưởng, biểu đạt
ý tình một cách chính xác, bình dị. Tác giả tránh được sự cầu kỳ, phô trương khi vận
dụng ngôn ngữ” [28; 178]. Đó là sự đánh giá rất xác đáng của tác giả đối với đặc điểm
chính trong ngôn ngữ của Nam Cao. Tác giả đã nhận thấy sự biến hóa, linh hoạt trong
việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao.
Xét ở khía cạnh nội dung, Lê Đình Kỵ trong bài viết Nam Cao - con người và xã
hội cũ (1964) đã cho rằng “văn Nam Cao lạnh lùng và sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lượng,
chua chát mà thông cảm… không ru mà lay tỉnh, không ve vuốt mà quất vào người” [58;
61]. Một phần đặc điểm của văn Nam Cao như thế là có sự tác động của thực tế cuộc sống
đầy bất công, ngang trái lúc bấy giờ. Tuy nhận định trên còn mang tính chất chung chung
nhưng rõ ràng tác giả đã có một sự đánh giá rất xác đáng.
Trong Lời giới thiệu Nam Cao – Tác phẩm (1975) (in lại trong Nam Cao – đời văn
và tác phẩm - 1997), Hà Minh Đức lại tiếp tục phát hiện ra những điều mới mẻ trong ngôn
20
ngữ Nam Cao khi cho rằng: “Văn Nam Cao thường có cấu trúc câu gọn, đanh và khỏe.
Nhiều lúc hơi văn gấp dồn dập trong những tâm trạng mâu thuẫn của nhân vật” [29;
246]. Bên cạnh đó tác giả còn phát hiện ra chất hiện đại trong văn Nam Cao: “không tả
ước lệ và công thức mòn sáo”, “sử dụng nhiều từ mới, nhiều so sánh liên tưởng”. Không
những thế “hình thức đối thoại bên trong kết hợp với đối thoại” là một phát hiện khá tinh
tế của tác giả. Ông đã tiến dần đến một vấn đề lớn của lời văn trần thuật trong truyện ngắn
Nam Cao.
Tiếp tục trên hành trình khám phá ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn
Hoành Khung trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (1976) khi đánh
giá đặc điểm phong cách nghệ thuật tác phẩm Nam Cao có nhận xét rằng: “lời ăn tiếng
nói quần chúng, giản dị mà phong phú, chắc chắn mà uyển chuyển, tinh tế, có khi xù xì,
dài dòng nhưng vẫn trong sáng đậm đà, thường xen lẫn tục ngữ, thành ngữ, ca dao và
những lối nói đưa đẩy duyên dáng rất độc đáo” [57; 310]. Đó cũng là một đặc điểm ngôn
ngữ rất riêng của Nam Cao mà tác giả đã nhận ra. Dù mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát
nhưng những phát hiện của tác giả rất quan trọng.
Cùng quan điểm với Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Khải luận của
tổng tập văn học Việt Nam 30A (1983), cho rằng: “Văn kể chuyện của Nam Cao biến hóa
linh hoạt, thường chuyển qua chuyển lại quan điểm tác giả và quan điểm nhân vật với
những độc thoại nội tâm hết sức chân thực, hấp dẫn như vẽ ra cụ thể, sinh động vẻ mặt
tinh thần của nhân vật (Chí Phèo, Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết,…)”. Cũng cùng quan
điểm với Nguyễn Hoành Khung khi tác giả cho rằng ngôn ngữ trong văn xuôi Nam Cao
là: “Một thứ ngôn ngữ đi sát với đời sống, nhiều khi cứ như là buông thả theo lối khẩu
ngữ dân gian có vẻ dài dòng, luộm thuộm, kỳ thực đã vận dụng tiếng nói của đời sống
một cách chủ động với một trình độ nghệ thuật cao”. [73; 51]. Tác giả còn chỉ ra được
những đặc điểm trong ngôn ngữ nhân vật. Đó là những phát hiện đáng lưu ý của tác giả.
Một đặc điểm mới thể hiện sự hiện đại trong ngôn ngữ văn xuôi của Nam Cao là sự
xuất hiện của một ngôn ngữ tác giả. Phong Lê đã sớm phát hiện ra điều này trong bài Cấu
trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao (1987), tác giả cho rằng: “Có một ngôn ngữ tác
21
giả mang chất giọng riêng của Nam Cao, giàu suy nghiệm triết lý có thể xem như là âm
chủ, nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật” [62; 119].
Điều này có ích rất lớn cho chúng tôi khi nghiên cứu các kiểu lời văn trong truyện ngắn
Nam Cao.
Sau này đến khi viết Nam Cao – Văn và đời, Phong Lê tiếp tục phân tích mở rộng
quan điểm đã nêu trên. Ông cho rằng: “Một ngôn ngữ tác giả mang giọng điệu riêng
không lẫn. Và một ngôn ngữ nhân vật, người nào giọng ấy, không ai giống ai”. Tác giả đã
cho thấy một nét đặc trưng trong ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao. Mỗi loại ngôn ngữ của
nhân vật, ngôn ngữ tác giả đều mang một sắc thái giọng điệu riêng không lẫn làm nên sự
đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao.
Với sự tiếp cận ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao ở đặc điểm lý thuyết về lời văn nghệ
thuật, Lại Nguyên Ân trong Nghĩ tiếp về Nam Cao (1992). Với bài viết Nam Cao và cuộc
cách tân đầu thế kỷ XX, tác giả cho rằng ngôn ngữ Nam Cao: “tổ chức được những
mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác
giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả ngôn ngữ đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai
ngôn ngữ ấy” [4; 123]. Chính đặc điểm ngôn ngữ này có tác dụng xây dựng được những
đường dây tâm lý phức tạp của nhân vật, mà bộc lộ tâm lý qua ngôn ngữ vốn là một sở
trường của Nam Cao khi ông khắc họa nhân vật.
Là một người cũng rất chú ý đến ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao, Nguyễn Văn Hạnh
trong luận đề văn chương Nam Cao – một đời người, một đời văn (1993), đã khẳng định:
“trong tác phẩm của Nam Cao, người ta vẫn nhận rõ hiện tượng nhiều tiếng nói: tiếng
nói của tác giả, tiếng nói của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất – nhân vật “tôi” – và tiếng
nói của nhiều nhân vật khác” [42; 33]. Tác giả đã nhận thấy tính chất đa thanh trong
ngôn ngữ Nam Cao. Đây là một ý kiến khá quan trọng cho người viết có định hướng
nghiên cứu về lời văn đa giọng trong truyện ngắn Nam Cao.
Với chuyên luận Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng (1998), Bùi
Công Thuấn khi nói đến những đặc điểm tạo nên phong cách Nam Cao. Tác giả đã chú ý
đến mặt ngôn ngữ và khái quát ngắn, gọn mà tinh tế: “có thể coi những kiểu câu ngắn này
22
là một đặc điểm của phong cách ngôn ngữ của Nam Cao. Ngay cả khi Nam Cao viết cả
những câu dài, những câu ấy cũng được ngắt vụn ra. Câu ngắn làm cho mạch văn đi
nhanh, giọng văn đanh lại. Đọc văn Nam Cao ít khi gặp giọng văn mềm mỏng, âu yếm”
[108; 199]. Tác giả đã đưa ra hai tác phẩm để chứng minh điều này
Trong chuyên luận Phong cách truyện ngắn Nam Cao (1998), Vũ Tuấn Anh có
một nhận xét rất quan trọng: “Câu văn Nam Cao chỉ là thứ văn bị xé rách về ngữ điệu,
chúng nhấm nhẳn, đứt nối, cắn rứt, chì chiết, nghẹn ngào đầy kịch tính: dường như không
phải ông viết, mà ông đang sống trong từng mỗi câu chuyện được viết ra” [1; 195].
Không thực sự đi sâu nghiên cứu kỹ mà chỉ có tính chất khái quát, nhưng tác giả đã cho
thấy một đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao đó là ngôn ngữ giàu chất hiện thực.
Trong Lối văn kể chuyện của Nam Cao (1998), Phan Diễm Phương đã tiếp cận tác
phẩm Nam Cao từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả đã chỉ ra một đặc điểm quan
trọng trong lời văn nghệ thuật của Nam Cao đó là: “sự chuyển hóa ngôn ngữ từ người kể
sang ngôn ngữ nhân vật (thực chất vẫn là ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng hiện ra dưới
dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật)” [88; 256]. Xét ở góc độ lý luận văn học thì
kiểu lời văn này được cho là lời văn nửa trực tiếp. Như vậy tác giả đã chỉ ra một trong
những đặc điểm của ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao.
3.4.2. Những nhận xét về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao
Nói về giọng điệu trong tác phẩm Nam Cao, có nhiều bài viết đề cập tới. Có người
đề cập ở góc độ này, có người xem xét ở góc độ khác. Ở mỗi góc độ đều có một cách nhìn
mới về giọng điệu văn xuôi Nam Cao. Có thể kể đến những ý kiến đánh giá tiêu biểu về
giọng văn Nam Cao của một số bài viết, chuyên luận nghiên cứu sau:
Với bài Giới thiệu tác phẩm Nam Cao cho NXB Văn học (1975), Hà Minh Đức có
khẳng định về giọng điệu của tác phẩm Nam Cao. Ông cho rằng “Giọng điệu riêng góp
phần tạo thành phong cách độc đáo cho tác phẩm”. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở
mức độ nhận xét chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và chứng minh cho giọng
điệu trong tác phẩm Nam Cao có những đặc sắc như thế nào.
23
Trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1978) Phan Cự Đệ có đề cập đến vấn đề
giọng điệu của người kể chuyện trong truyện ngắn Chí Phèo: “Giọng điệu trêu chọc của
người kể chuyện cứ tăng dần dần từng nấc và đến một lúc nào đấy ngôn ngữ của nhân vật
bật ra dưới dạng thức một ngôn ngữ trực tiếp” [24; 364]. Vấn đề chủ yếu mà tác giả đề
cập ở đây là vấn đề ngôn ngữ song thanh tạo ra các giọng điệu theo lý thuyết về ngôn ngữ
song thanh của M.Bakhtin. Đó là cơ sở để tạo ra các loại giọng điệu có tác động phức tạp
với nhau.
Trong hội thảo khoa học 40 năm ngày mất của Nam Cao (1951 - 1991) có nhiều
chuyên luận nghiên cứu về giọng điệu tác phẩm Nam Cao. Trong bài “Lối văn kể chuyện
của Nam Cao” Phan Diễm Phương dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ đã chỉ ra “Lối kể
chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng niu và nhạo,
đay, mỉa. Chất giọng này thể hiện ở nhiều cấp độ, nhưng nhiều hơn cả là “sự trộn lẫn
giọng kể trong cùng một truyện” [88; 258]. Tác giả đã lấy ra những truyện tiêu biểu để
giải thích một cách thuyết phục cho nhận định của mình. Tác giả đã cho thấy tính phức
điệu trong giọng văn Nam Cao.
Nguyễn Văn Hạnh, với Một đời người, một đời văn (1993) cũng một lần nữa khẳng
định tính chất đa thanh trong “hiện tượng nhiều tiếng nói: Tiếng nói của tác giả, tiếng nói
của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất – nhân vật tôi – và tiếng nói của nhiều nhân vật
khác” [42; 41]. Chính hiện tượng đa thanh ấy nó tạo nên sự đa giọng trong tác phẩm Nam
Cao. Đó cũng là những đóng góp hết sức quí báu để chúng tôi tiếp thu khi đi nghiên cứu
sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao.
Trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (1995), Nguyễn Thị Dư
Khánh cũng nhận thấy tính nhiều giọng của ngôn ngữ người kể chuyện rất đa dạng “khi
xuất hiện trong tư cách người kể chuyện ẩn mình, có lúc lại trong tác phẩm ấy bỗng xuất
hiện với tư cách người trực tiếp kể chuyện của mình hoặc kể chuyện người khác” [56;
40]. Với việc nhà văn đặt nhân vật ở nhiều góc độ có thể xuất hiện nhiều giọng khác
nhau. Nhưng tất cả các giọng riêng ấy đều không bị nhòe lẫn, mờ nhạt mà nó vẫn có một
giọng chủ âm, chủ đạo. Ta có thể nhận thấy “giọng thông cảm xót xa, giọng ân cần an ủi,
24
giọng nâng niu trân trọng” [56; 99]. Tác giả chỉ chọn truyện ngắn Lão Hạc để lý giải cho
ý kiến của mình.
Trong Đặc trưng bút pháp hiện thực của Nam Cao (1997), Phong Lê đề cập đến
vấn đề giọng điệu trong tác phẩm Nam Cao thông qua một số đoạn tác phẩm tiêu biểu.
Tuy nhiên, phần giọng điệu riêng của tác giả ông chưa đi vào lý giải một cách cụ thể các
biểu hiện của nó ở nhiều tác phẩm. Nhưng dù sao ông cũng cho ta thấy một điều quan
trọng là: Văn Nam Cao chứa đựng nhiều giọng điệu như chính cuộc đời vốn có. Ngôn ngữ
Nam Cao là ngôn ngữ in đậm cuộc sống đời thường nên giọng điệu trong đó cũng đa dạng
và phức tạp.
Trong bài Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo (1998), Nguyễn Thái Hòa đã chỉ ra
hai kiểu giọng chủ yếu trong truyện đó là “giọng căng” và “giọng chùng”. Và tác giả đề
ra quan niệm hai loại giọng này. “giọng căng thường được thể hiện bằng lối đặc tả, trong
đó sự kiện diễn biến dồn dập trong một thời gian gấp gáp, cụ thể, những lời đối thoại gây
kích thích hành động. Thủ pháp quen dùng của Nam Cao là lối quen dùng tăng cấp tiệm
tiến, kể cả những lúc miêu tả một vẻ mặt (Thị Nở), một hành động duy nhất (chửi), một
trạng thái rất bình thường (cơn đau bụng) chứ không phải là trường hợp xung đột đầy
kịch tính”. Khác với giọng căng “giọng chùng thường là những hồi ức về một quá khứ xa
vời, một hành động diễn ra chậm chạp, một chuỗi suy nghiệm tính toán, những cảnh liên
tưởng hơn là kích thích hành động. Thủ pháp tạo giọng thường là những câu dài với
những điệp ngữ xoắn xuýt, những kết từ, liên từ và lối tăng cấp tiệm thoái”. Có thể nói đó
là một trong những đóng góp quan trọng của tác giả trong việc nghiên cứu giọng điệu chất
giọng trong tác phẩm của Nam Cao thông qua việc phân tích cụ thể tác phẩm Chí Phèo.
Tác giả kết luận “Cấu trúc chất giọng Nam Cao trong tác phẩm dựa trên sự vận động liền
mạch của những suy nghiệm tính toán mà sự phân bố từ một giọng căng tiếp đến một
giọng chùng theo hình làn sóng cho đến kết thúc” [51; 408]
Với bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng (1998) Bùi Công
Thuấn cũng đã đi nghiên cứu về giọng điệu của Nam Cao và có những ý kiến đánh giá
xác đáng: “Chất giọng Nam Cao trong khi “nói toạc” ra, trong khi “băm bổ” vẫn hàm
25
chứa những yếu tố hài như những cung bậc, sắc điệu của chất giọng, có khi chất hài thể
hiện trong từ ngữ”. Ông cũng có nhận xét tinh tế rằng : “cái hài trong giọng điệu là mặt
nổi của cái bi đát” “cái yêu thương mới là bề sâu trong chất giọng của Nam Cao” [108;
202]. Có thể chính chất giọng này đã chi phối rất nhiều những trang viết của Nam Cao
trong những truyện ngắn có cốt truyện tâm lý.
Nguyễn Đăng Mạnh cũng đặc biệt chú ý chất nhiều giọng trong truyện ngắn Một
đám cưới (1998), ông cho rằng “cái tài lớn lao của Nam Cao trong thiên truyện – Một
đám cưới, là có khả năng nhập vai vào tất cả các nhân vật. Nghĩa là suy nghĩ theo nhân
vật, nói bằng ngôn ngữ, bằng giọng điệu của nhân vật…câu chuyện là sự hòa âm của
nhiều giọng điệu khác nhau, dường như là sự sống tự nó cất lên như thế” [77; 455]. Một
lần nữa tác giả đã cho thấy tài năng sáng tạo trong lối hành văn của Nam Cao, tuy không
đi vào nhiều tác phẩm mà chỉ giới hạn nghiên cứu một tác phẩm cụ thể nhưng tác giả
cũng phần nào cho thấy những đặc sắc trong giọng điệu của Nam Cao
Cùng ý kiến với nhiều người khác, trong Nam Cao – nhìn từ cuối thế kỷ (1998)
Phong Lê cũng trên tinh thần so sánh tác phẩm của Nam Cao với một số tác phẩm nhà
văn khác Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài để thấy ở văn Nam
Cao so với văn của các nhà văn khác thì “ở văn Nam Cao gần như có đủ chất liệu: hài và
bi, trào phúng và chính luận, triết lý và trữ tình, nghịch dị và nhàm tẻ, thô nhám và chất
thơ”. Nhưng văn Nam Cao cũng là “một sự tổng hợp nhiều chất liệu, nhiều giọng điệu, và
đồng thời là một giọng riêng không lẫn với bất cứ ai” [65; 113]. Cũng như nhiều người
khẳng định, tác giả cũng nhận thấy Nam Cao có một giọng văn đặc trưng không lẫn với
bất kỳ một giọng văn của tác giả khác cùng thời.
Với Bích Thu trong Lời đề dẫn cho cuốn Nam Cao tác gia và tác phẩm (1998), tác
giả dường như có một nhận định tổng quát khá thuyết phục: “Nam Cao không tạo ra một
giọng điệu chủ đạo thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hóa giọng
điệu tự sự. Việc sử dụng giọng điệu căn cứ vào đối tượng và hiện thực mà tác phẩm phản
ánh. Nhưng ngay trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn mỗi tứ vẫn có sự chuyển hóa
giọng điệu tạo nên trữ lượng thẩm mỹ không vơi cạn trong sáng tác Nam Cao”. Tác giả
26
khẳng định công lao của Nam Cao trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự. Nó có được
sự di chuyển giọng điệu tạo nên một sự phức hợp giọng điệu trong truyện ngắn Nam Cao.
Tác giả Trương Thị Nhàn lại tìm chất giọng trong tác phẩm Nam Cao thông qua
cách xưng hô bằng đại từ hắn đầy dụng ý trong “Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng
trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao” (2000) chính điều này “có thể dễ dàng phân biệt
được cái giọng riêng rất riêng” của Nam Cao. Tác giả cũng khẳng định: “Có thể phát
hiện ra tính đa thanh trong ngôn ngữ Nam Cao, có sự biến hóa tài tình của nhiều giọng
điệu cũng cất lên trong một đoạn văn, lời văn” [82; 266]. Như vậy tác giả đã dựa trên cơ
sở ngôn ngữ để phát hiện ra chất giọng trong tác phẩm Nam Cao.
3.5. Nhận định chung
Tác phẩm Nam Cao đã có một độ lùi về thời gian nhất định, thời gian không làm
cho những tác phẩm của ông bị phai mờ, bị lãng quên, mà thời gian càng khẳng định được
sức sống lâu bền của truyện ngắn Nam Cao. Thời gian càng khẳng định được sự hấp dẫn
bởi phong cách của một nhà văn hiện thực giàu lòng nhân đạo. Hơn nửa thế kỷ qua, biết
bao những biến động trong đời sống văn học đã xảy ra, văn học đã có những bước phát
triển mới, thời đại cũng đổi khác, nhưng những tác phẩm của Nam Cao vẫn làm say lòng
người đọc. Đọc văn Nam Cao, người thưởng thức văn học nghệ thuật vẫn thấy hấp dẫn và
đôi khi họ thấy văn Nam Cao là “bóng dáng đời sống đang diễn ra ngoài kia”. Tìm thấy
giá trị từ văn xuôi nghệ thuật của Nam Cao ngay từ những năm 1960 cho tới nay nhiều
nhà nghiên cứu đã chuyên tâm đi sâu khai thác tác phẩm của Nam Cao từ nhiều góc độ,
khía cạnh. Những tác giả chuyên nghiên cứu về Nam Cao có thể kể đến: Hà Minh Đức,
Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Văn Hạnh, Phong Lê, Nguyễn Đăng
Mạnh,…và nhiều nhà nghiên cứu sau này. Nhìn chung đều công nhận:
o Truyện ngắn Nam Cao thường được kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Có khi có sự kết
hợp cả hai ngôi trong cùng một truyện.
27
o Truyện ngắn Nam Cao xuất hiện nhiều điểm nhìn. Điểm nhìn trần thuật cũng biến hóa
linh hoạt trong mỗi truyện ngắn. Có sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật trong cùng
một truyện, tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn Nam Cao.
o Đa số các tác giả cho rằng truyện ngắn Nam Cao có kết cấu mở, và thường phân chia
truyện kết cấu truyện ngắn Nam Cao theo tiêu chí sự kiện.
o Khá nhiều nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngắn Nam Cao có sự đa dạng về cốt truyện.
Song cũng có không ít người cho rằng truyện ngắn Nam Cao có hai loại cốt truyện chính:
cốt truyện nhiều sự kiện và cốt truyện ít sự kiện.
o Tình huống trong truyện ngắn Nam Cao cũng được đánh giá là có sự đa dạng, phong
phú về tình huống. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại thành những tình huống cụ thể và
khẳng định tình huống truyện làm nên nét đặc sắc trong truyện ngắn Nam Cao
o Về chi tiết nghệ thuật như đã nói là các nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm đến vấn
đề này nhiều trong truyện ngắn Nam Cao
o Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao và cho rằng
đó là ngôn ngữ mang đậm chất đời thường, mang tính đối thoại, được cá tính hóa cao và
là ngôn ngữ đa thanh.
o Giọng văn trong truyện ngắn Nam Cao cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và
đánh giá truyện ngắn Nam Cao thường có nhiều giọng kết hợp tạo nên sự phức hợp về
giọng điệu. Song Nam Cao cũng có một giọng văn riêng không lẫn với bất kỳ giọng văn
của nhà văn nào cùng thời.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công trình, chuyên luận, bài viết chúng tôi nhận thấy
rằng các bài nghiên cứu hoặc mang tính khái quát các đặc điểm chính về một vấn đề nào
đó; hoặc là đi vào chi tiết ở một khía cạnh nhỏ và dùng một hay vài truyện tiêu biểu làm
dẫn chứng; nghĩa là mức độ khảo sát chưa rộng trên phạm vi nhiều tác phẩm. Chưa nói
đến hầu hết những tác phẩm truyện ngắn sau năm 1945 của Nam Cao chưa thực sự được
chú ý đến trừ một vài tác phẩm được cho là tiêu biểu nhất. Nhiều ý kiến đánh giá cũng
được nhìn nhận ở góc độ cách nhìn của từng tác giả trên một vài đoạn văn điển hình tiêu
28
biểu. Cũng từng có công trình đã nghiên cứu về một trong những vấn đề mà luận văn này
đặt ra, với tinh thần đó, người viết luận văn này sẽ đi nghiên cứu theo một hướng mới
cũng là nhằm mục đích tiếp cận gần đến với tác phẩm Nam Cao ở nhiều góc độ khác
nhau, để thấy rằng truyện ngắn Nam Cao vẫn còn là mạch ngầm bí ẩn mà người ta chưa
khám phá hết.
Những nghiên cứu, những phát hiện của các nhà nghiên cứu trước đây có thể coi là
nền tảng, là cơ sở để chúng tôi vận dụng, khảo sát ở nhiều tác phẩm hơn để làm nổi bật
lên những nét đặc trưng, giá trị thẩm mỹ về chủ thể trần thuật, về kết cấu nghệ thuật và lời
văn, giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Nam Cao. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ
đi từ phương pháp nghiên cứu tự sự học - một công cụ hữu ích cho việc vận dụng đối với
các sáng tác văn học cụ thể. Giá trị văn chương Nam Cao để lại còn rất nhiều điều ta chưa
thể khám phá hết.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bất cứ một đề tài khoa học nào thì vấn đề phương pháp luôn được đặt ra
như một yêu cầu quan trọng nhất. Với đề tài khoa học này, chúng tôi sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương
pháp thống kê, phương pháp cấu trúc, phương pháp so sánh.
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ việc khảo sát, phân tích tác phẩm ở các khía cạnh, vấn đề mà đề tài khoa học đặt
ra, người viết chú ý đến những yếu tố chính làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật trần
thuật của truyện ngắn Nam Cao như chủ thể trần thuật, cấu trúc trần thuật, lời văn và
giọng điệu trần thuật. Đồng thời tìm hiểu các sợi dây liên kết, các mối quan hệ biện chứng
của các thành phần đó trong một chỉnh thể truyện ngắn của Nam Cao. Mặt khác, cần đặt
tác phẩm của Nam Cao trong tiến trình phát triển văn học chung của dân tộc để tìm hiểu
giá trị của vấn đề. Từ việc phân tích đó, người viết có cơ sở để đi đến những kết luận có
tính chất tổng hợp tạo nên một nghệ thuật trần thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.
29
4.2. Phương pháp hệ thống
Đây là một phương pháp nghiên cứu rất quan trọng giúp cho người viết có hướng để
khai thác tốt hơn các giá trị ẩn tàng trong tác phẩm Nam Cao. Sử dụng phương pháp này
người viết sẽ đặt mỗi truyện ngắn Nam Cao trong hệ thống toàn bộ truyện ngắn có cùng
một đề tài của ông để thấy những nét đặc trưng chung nổi bật trong chủ thể trần thuật, kết
cấu trần thuật, lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao. Đồng thời, đặt
mỗi yếu tố thi pháp truyện ngắn Nam Cao trong hệ thống các yếu tố khác để thấy mối
quan hệ giữa chúng, bởi vì mỗi một tác phẩm được tạo thành là nhờ kết hợp các yếu tố thi
pháp khác nhau.
4.3. Phương pháp thống kê.
Người viết sử dụng phương pháp thống kê ở một chừng mực nhất định nhằm thống
kê các yếu tố về ngôi trần thuật, về điểm nhìn, về kết cấu, về lời văn,…theo định tính và
định lượng để xem xét những hiện tượng có tính tập trung cao, có tần số xuất hiện nhiều
lần trong truyện ngắn, mong tìm ra những đặc điểm riêng, ổn định trong truyện ngắn Nam
Cao để làm rõ những điều đã nhận xét, đánh giá.
4.4. Phương pháp cấu trúc
Người viết sẽ nghiên cứu tác phẩm Nam Cao dựa trên cơ sở cấu trúc của loại hình tự
sự. Mỗi truyện ngắn là một cấu trúc chỉnh thể trong đó có các mối liên hệ giữa các thành
phần để tạo nên “bộ khung” nhờ đó ý nghĩa được tạo thành và được thông báo. Người viết
sẽ tìm các mối liên hệ giữa các thành phần chủ thể trần thuật (ngôi, điểm nhìn); cấu trúc
trần thuật (kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết); lời văn và giọng điệu để làm sáng rõ
cái bộ khung chi phối giá trị của một tác phẩm truyện ngắn Nam Cao.
4.5. Phương pháp so sánh
Trong khi nghiên cứu chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, lời văn và giọng điệu
trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi có đối sánh với những yếu tố nghệ thuật
đó trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, của Thạch Lam để nhằm tìm hiểu những
nét tương đồng và khác biệt giữa phong cách nghệ thuật của các nhà văn rất tài năng trong
30
thể loại truyện ngắn. Đồng thời giúp cho ta hiểu vị trí của truyện ngắn Nam Cao trong các
mối quan hệ đa chiều với truyện ngắn của các nhà văn khác.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Vấn đề ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu, tình huống, chi tiết, lời văn và giọng
điệu là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau trong tác phẩm. Bởi vì tác phẩm văn
học là một cơ thể sống nó là một tổng thể các yếu tố có liên quan chặt chẽ và chi phối lẫn
nhau. Đã từng có những công trình nghiên cứu về vấn đề nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn của Nam Cao, hay thi pháp Nam Cao.
Văn chương có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, khi nghiên cứu đề tài này chúng
tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, lời văn và giọng điệu
trần thuật bằng việc khảo sát một cách toàn diện hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước
và sau cách mạng tháng Tám. Cùng với việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu của
những công trình trước đó chúng tôi mạnh dạn bổ sung thêm vào những vấn đề sẵn có
dựa trên cơ sở tiếp nhận những lý thuyết của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn để khai
thác những đặc sắc trong truyện ngắn của Nam Cao trên các phương diện về ngôi, điểm
nhìn, kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết và giọng điệu nghệ thuật.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
- Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có ba chương.
Chương 1: Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Chương 2: Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao
Chương 3: Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao
- Phụ lục
- Và tài liệu tham khảo
31
CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NAM CAO
1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ
1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Đến với tác phẩm
văn học, là người đọc từng bước bóc tách, khám phá ý nghĩa của tác phẩm thông qua lớp
vỏ ngôn ngữ, thông qua cấu trúc nội tại của tác phẩm. Để hiểu sâu sắc một tác phẩm,
người đọc cần vận dụng không chỉ tâm hồn thưởng thức nghệ thuật của mình mà còn vận
dụng đến cả những lý thuyết tiếp cận từ thi pháp học hiện đại để khai thác cái hay cái độc
đáo của tác phẩm văn học.
Các nhà lý luận vẫn không ngừng nghiên cứu về phương thức thể hiện tác phẩm của
các nhà văn. Hành trình giải mã bí mật của các truyện kể dường như vẫn là một hành trình
không biết mệt mỏi của rất nhiều thế hệ nghiên cứu, phê bình, lý luận xưa nay. Họ tìm
đến tác phẩm, lý giải tác phẩm trên cơ sở những vấn đề lý thuyết về trần thuật học, thi
pháp học. Có một thời gian dài, nghiên cứu về các tác phẩm tự sự, các lý thuyết văn học
hầu hết chú trọng nhiều vào việc khám phá thế giới nội quan của tác phẩm mà bỏ qua
hoặc xem nhẹ những phương diện ngoại quan của tác phẩm nghệ thuật. Các yếu tố như
tác giả, người đọc, môi trường, xã hội, lịch sử, văn hóa là những yếu tố có._., phẩm bình đi kèm với giọng văn lạnh lùng, dửng dưng, tàn
nhẫn mà qua chính giọng văn này nhiều người đánh giá giọng văn lạnh lùng đã trở thành
giọng văn chủ đạo trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính
181
giọng điệu chua chát, chan chứa yêu thương và nỗi niềm ngậm ngùi chua xót mới chính
là giọng văn chủ đạo chi phối các giọng điệu khác trong tác phẩm.
Giọng văn mỉa mai, châm biếm, hài hước cuối cùng cũng hướng tới bộc lộ cái phần
trăn trở, suy ngẫm và xót xa trong lòng tác giả. Nó có tính chất lạnh lùng, tàn nhẫn trong
đó, nhưng Nam Cao không chọn nó đơn thuần chỉ để bộc lộ thái độ mỉa mai, hài hước của
mình mà ông muốn hướng con người đến cái chân, cái thiện, cái đẹp bên trong những
điều tưởng chừng chỉ toàn những điều xấu xa, bỉ ổi và đáng cười.
Giọng văn trữ tình, thiết tha, sôi nổi trở thành giọng văn chủ đạo trong những sáng
tác giai đoạn sau năm 1945 của Nam Cao. Trong giọng văn đó người đọc hiểu được tất
cả những sự trân trọng, ngợi ca của tác giả trước những đổi thay lớn lao của cách mạng.
Nam Cao đã sử dụng giọng văn này để ngợi ca tất cả những vẻ đẹp của người lính, người
vệ quốc quân, những người dân quân, ngợi ca những gương chiến đấu anh hùng và tinh
thần dũng cảm của những người con yêu nước. Đồng thời, Nam Cao cũng thể hiện xúc
động niềm tin phơi phới của mình vào tương lai thắng lợi của quê hương, đất nước.
182
KẾT LUẬN
Sau 60 mươi năm kể từ khi trái tim của tác giả Chí Phèo ngừng đập, những đứa con
tinh thần của ông để lại vẫn khiến người ta trăn trở và nghĩ về ông với một niềm yêu
thương trìu mến. Đọc truyện ngắn của ông chúng ta chợt hiểu động lực nào đã thôi thúc
nhà văn đến với “cái lao động tuyệt mỹ nhưng đôi khi cay cực kia”. Động lực ấy là gì,
nếu không phải là “tiếng gọi từ trái tim mình” ? đúng như Pauxtôpxki đã nói “tiếng gọi
của lương tâm và lòng tin ở tương lai không cho phép một nhà văn chân chính sống trên
trái đất như một bông hoa điếc và không truyền đạt cho người khác một cách hào phóng
nhất tất cả cái phong phú của tư tưởng và tình cảm tràn ngập trong chính tâm hồn nhà
văn” (Bông hồng vàng và Bình minh mưa)
Nam Cao quả đã dốc cạn tâm lực của mình vào ngòi bút, vào những trang văn chứa
chan biết bao nhân đạo. Ngày nay, đọc những trang truyện Nam Cao người ta vẫn còn
thấy nóng hổi chất sống hiện thực của một thời chưa xa. Bên cạnh một ngòi bút đầy tính
nhân văn, chúng ta bắt gặp một ngòi bút luôn ý thức được sự sáng tạo trong nghệ thuật
trần thuật. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trên các phương
diện từ chủ thể trần thuật, cấu trúc trần thuật đến lời văn và giọng điệu trần thuật, chúng
tôi hiểu vì sao truyện ngắn của ông thu hút sự nghiên cứu từ phía bạn đọc nhiều đến thế.
Giai đoạn đầu các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào các phương diện lý luận về nội
dung và hình thức tác phẩm để phân tích truyện ngắn Nam Cao tiêu biểu như các nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ; Hà Minh Đức; Phong Lê. Càng về sau này, càng có nhiều người
quan tâm nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao nhiều hơn. Và người ta đã chú ý vận dụng
các phương diện của Thi pháp học để khai thác truyện ngắn Nam Cao trên các khía cạnh
như thời gian, không gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ,…Cũng trên tinh thần đó, chúng
tôi và nhiều người khác đã vận dụng các yếu tố của trần thuật học để thâm nhập vào thế
giới nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao. Là người đi sau nghiên cứu so với các tác giả
đi trước, nhưng không có nghĩa những điều chúng tôi tìm hiểu ở truyện ngắn Nam Cao là
những điều cũ kỹ và lặp lại. Mỗi chỉnh thể tác phẩm là một ẩn số. Mỗi người đến với
183
truyện ngắn Nam Cao sẽ tìm được những nghiệm số cho riêng mình. Tất nhiên, trong đó
có thể có những nghiệm số chung, nhưng cách tìm đến và tiếp cận tác phẩm khác nhau sẽ
giúp ta tìm thấy những điều mới mẻ trong thế giới bí ẩn của một tài năng nghệ thuật văn
chương đa dạng và độc đáo như Nam Cao. Không dám khẳng định rằng những điều mà
chúng tôi khai thác phân tích đã khái quát hết sự đa dạng, độc đáo trong nghệ thuật trần
thuật của truyện ngắn Nam Cao mặc dù trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có lĩnh hội
và tiếp thu ý kiến của những người nghiên cứu đi trước. Trong khả năng cho phép, chúng
tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề được xem là nổi trội và cố gắng nắm bắt, khai thác
những điểm mấu chốt trong nghệ thuật trần thuật truyện ngắn của ông.
Trước năm 1945, truyện ngắn Nam Cao có một sự đa dạng và phong phú trong các
phương diện biểu hiện của chủ thể trần thuật. Phần lớn truyện ngắn Nam Cao trần thuật ở
ngôi thứ ba theo điểm nhìn của chủ thể trần thuật vô nhân xưng. Trần thuật theo điểm
nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong chiếm số lượng lớn trong truyện ngắn Nam Cao.
Cũng không ít truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn phức hợp. Hầu hết những
truyện được kể theo điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp gợi lên trong lòng người
đọc rất nhiều xúc động. Đó là những truyện có kết cấu tâm lý nên dễ tạo được sợi dây liên
kết đồng cảm trong lòng người đọc. Trong truyện ngắn Nam Cao, ta luôn bắt gặp sự di
chuyển linh hoạt, khéo léo giữa các điểm nhìn trần thuật. Sự di chuyển điểm nhìn luôn tạo
cho truyện ngắn Nam Cao chiều sâu trong cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật.
Nhân vật vừa xuất hiện qua sự đánh giá của các nhân vật khác, vừa tự đánh giá, bộc lộ về
bản thân mình. Có những sự việc được trần thuật qua nhiều điểm nhìn kết hợp tạo nên
một sự khách quan trong thuật kể. Người đọc có cơ hội được hiểu về nhân vật, về thế giới
hiện thực mà tác giả nói đến.
Không ít truyện ngắn Nam Cao được kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến.
Ở dạng thức trần thuật này, chủ thể trần thuật giữ vai trò là nhân vật trong truyện, là người
trực tiếp bộc bạch tất cả thế giới nội tâm phức tạp và phong phú của mình, cũng như ghi
lại chân thực những gì mà nhân vật tôi được chứng kiến. Đời sống nội tâm của nhân vật
được soi rọi vào tận những vi mạch của nó. Ở dạng trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm
184
nhìn đa tuyến, điểm nhìn có sự di chuyển trên hai hay nhiều nhân vật khác nhau. Nam
Cao chỉ có khoảng 4 truyện ngắn được kể theo dạng thức trần thuật này. Song nó cũng đủ
để ta nhận thấy truyện ngắn Nam Cao không bó hẹp và gói gọn trong một vài cách kể
thuần nhất mà ông có sự thể nghiệm và sáng tạo không ngừng. Sau năm 1945, chủ thể
trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao chiếm phần lớn là ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn
đơn tuyến. Trong đó chủ yếu là sự thuật kể của chủ thể trần thuật xưng tôi, ghi lại những
biến đổi, những sự phát triển của cách mạng, và cả những khó khăn hiện ra trong những
ngày Nam Cao hăng hái tham gia cách mạng, trừ một vài truyện ngắn Nam Cao trần thuật
ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn khách quan hóa. Khả năng khái quát hiện thực mới của Nam
Cao được nâng lên ở dạng trần thuật này và nó được thể hiện chân thực hơn bao giờ hết vì
đằng sau chủ thể trần thuật xưng tôi là bóng dáng của cái tôi tác giả
Nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao ở góc độ cấu trúc trần thuật trên các phương diện
kết cấu, cốt truyện, tình huống và chi tiết nghệ thuật, chúng tôi nhằm tìm hiểu mạch liên
kết các yếu tố tạo thành chỉnh thể hình thức toàn vẹn mang tính nội dung trong truyện
ngắn Nam Cao. Ở phương diện cấu trúc trần thuật, các yếu tố trong hệ thống cấu trúc
truyện ngắn Nam Cao đã tạo nên hiệu quả tích cực trong việc thể hiện nội dung.
Ở kết cấu trần thuật, truyện ngắn Nam Cao đạt hiệu quả cao nhất từ kiểu kết cấu
tâm lý. Bên cạnh đó, kiểu kết cấu trần thuật tuyến tính cũng xuất hiện khá nhiều trong các
truyện ngắn. Kết cấu trần thuật đơn tuyến nhân vật và đa tuyến nhân vật cũng là các kiểu
kết cấu trần thuật đáng chú ý trong truyện ngắn Nam Cao. Kết cấu trần thuật truyện lồng
truyện tuy xuất hiện không nhiều nhưng nó góp phần chứng tỏ khả năng sáng tạo, tìm tòi
của tác giả trên con đường nghệ thuật.
Ở cốt truyện nghệ thuật, nhiều người cho rằng truyện ngắn Nam Cao chủ yếu là cốt
truyện tâm lý và ít đi sâu vào những hành động, sự kiện, xung đột, cốt truyện không gay
cấn. Nghiên cứu cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi đã phân loại thành hai
loại hình cốt truyện cơ bản. Đó là cốt truyện sự kiện, hành động và cốt truyện tâm lý.
Chúng tôi cho rằng, cốt truyện hành động, sự kiện, xung đột cũng là một kiểu cốt truyện
mang lại nhiều thành công cho truyện ngắn Nam Cao. Trong kiểu cốt truyện tâm lý chúng
185
tôi xoáy sâu nghiên cứu vào những xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật, gắn với
số phận, tâm lý của từng nhân vật. Ở kiểu cốt truyện này, thế giới nội tâm của nhân vật
được hiện lên qua sự mâu thuẫn phát sinh và phát triển trong chính bản thân nhân vật hay
là sự va chạm với các nhân vật khác. Trước năm 1945, Nam Cao có nhiều truyện được
xây dựng theo cốt truyện bên trong - cốt truyện tâm lý. Nhưng đến sau năm 1945, cốt
truyện ở truyện ngắn Nam Cao không thực sự nổi bật, mà giá trị của nó được khẳng định
ở những phương diện khác.
Ở tình huống truyện, truyện ngắn Nam Cao cũng có một sự phong phú về tình
huống truyện. Chính tình huống truyện đã có một vai trò rất lớn để tạo nên sự hấp dẫn cho
truyện ngắn Nam Cao. Có nhiều cơ sở để phân loại tình huống, nhưng chúng tôi cũng chỉ
có thể phân chia một cách tương đối các kiểu tình huống trong truyện ngắn của ông. Một
vài kiểu tình huống có thể kể đến như: tình huống – kịch; tình huống – tâm trạng; tình
huống thắt nút; tình huống luận đề; tình huống tự nhận thức. Có những truyện ngắn có
tình huống đơn giản, nhưng có những truyện ngắn Nam Cao sử dụng đan cài các loại tình
huống trong cùng một truyện, tạo nên nhiều tầng ý nghĩa khác nhau khiến người đọc phải
xâu chuỗi, liên kết các lớp tầng sự kiện để bóc tách tìm ra ý nghĩa đích thực của tác phẩm.
Chi tiết và các yếu tố kết nối mạch truyện cũng được xem là một trong những điểm
làm nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn Nam Cao bởi cách sử dụng những chi tiết đắc địa để
làm nhãn tự, để tạo điểm nhấn cho truyện ngắn. Ở truyện ngắn Nam Cao, ta có thể bắt gặp
rất nhiều chi tiết nghệ thuật đắc dụng mà Nam Cao đã khéo léo chắt lọc và sắp xếp đúng
chỗ, đúng hoàn cảnh, đúng nhân vật để những chi tiết bình thường nhất cũng trở thành
những chi tiết nghệ thuật dưới ngòi bút chỉ huy của ông.
Nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao, vấn đề đặc điểm ngôn ngữ đã được nhiều
người đề cập đến. Chúng tôi lại chú ý nhiều hơn đến lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn
của ông. Truyện ngắn Nam Cao do có sự đa dạng, phong phú trong điểm nhìn trần thuật
nên dễ thấy lời văn trần thuật trong truyện ngắn của ông cũng hết sức sinh động và biến
chuyển linh hoạt. Lời văn trực tiếp (lời trực tiếp của tác giả, lời trực tiếp của nhân vật, lời
nội tâm) và lời văn gián tiếp (lời gián tiếp một giọng, lời nửa trực tiếp, lời gián tiếp phong
186
cách hóa, lời gián tiếp của chủ thể trần thuật) là các dạng lời văn trần thuật mà Nam Cao
đã tận dụng ưu thế khả năng biểu hiện của chúng để xây dựng tác phẩm. Với việc kết hợp
đan xen những hình thức phong phú của lời văn trần thuật đã giúp cho truyện ngắn Nam
Cao có điều kiện tổ chức sinh động các khía cạnh phức tạp của đời sống.
Cùng với sự phong phú, đa dạng của lời văn trần thuật, giọng điệu trần thuật đã góp
phần tạo nên một phong cách rất riêng cho truyện ngắn Nam Cao bên cạnh các nhà văn
cùng thời khác. Với một sự đa dạng và phức hợp trong giọng điệu, người ta có thể khai
thác giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao ở trên mọi sắc thái biểu hiện. Song,
chúng tôi chỉ chú ý phân tích 5 kiểu giọng điệu trần thuật nổi bật nhất đó là giọng văn
chua chát, ngậm ngùi, chan chứa yêu thương; giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng dưng;
giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước; giọng văn tự sự triết lý, suy ngẫm, phẩm bình;
giọng văn trữ tình, thiết tha, sôi nổi. Ở giai đoạn trước năm 1945, giọng văn trần thuật của
Nam Cao nổi bật với 4 kiểu giọng văn trần thuật đầu tiên. Sau năm 1945, Nam Cao đã
“nhận đường” và tìm đến nội dung phản ánh mới. Vì thế giọng điệu trần thuật cũng thay
đổi cho phù hợp với phương thức trần thuật trong truyện ngắn của ông.
Như vậy, qua ba chương nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam
Cao, chúng tôi có thể khẳng định thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao là
những “tòa kiến trúc đầy âm vang”. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu chúng tôi gặp
những thuận lợi và cả những khó khăn nhất định nhưng chúng tôi đã thâm nhập vào
những tòa kiến trúc ấy và cố gắng tìm ra những nét độc đáo, hấp dẫn ở trong đó. Tuy
nhiên, do còn sự hạn chế về khả năng nghiên cứu chuyên sâu nên cách tiếp cận và giải
quyết vấn đề còn chưa thực sự thấu đáo, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và trao
đổi thêm.
187
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1998), Phong cách truyện ngắn Nam Cao, in lại trong Nam Cao
về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Hải Anh (2006), Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao,
tạp chí nghiên cứu văn học, số 3.
3. Aristotle (1999), Nghệ thuật thy ca, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (1998), Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nam Cao và cuộc cách tân văn
học đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
6. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,
NXB Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Hà Nội.
7. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp của Đôxtoiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. M. Bakhtin (2007), Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ
thuật ngôn từ, Phạm Vĩnh Cư dịch, trích trong Lý luận – phê bình văn học thế giới
thế kỷ XX, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1978), Cơ sở lý luận văn học,
tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7
11. Nguyễn Thị Mai Chanh, Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua
truyện ngắn "Trong quán rượu" và "Con người cô độc"' của Lỗ Tấn, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 3.
12. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích truyện ngắn, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh
13. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao,
NXB Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
15. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình,
188
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Dung, Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam
những năm 1930 – 1945, NXB Thanh niên, Hà Nội.
17. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học,
NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
18. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện,
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7.
19. Đặng Anh Đào (2002), “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam một vài hiện
tượng đáng lưu ý”, tạp chí văn học số 2.
20. Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội.
22. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, Hà Nội.
23. Trịnh Bá Đĩnh (2007), Phân tích văn học theo phương pháp cấu trúc, Trích
trong Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
25. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), tập 2,
NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
26. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội
27. Phan Cự Đệ và tập thể tác giả (2005), Văn học Việt Nam (1900 - 1945),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Hà Minh Đức (1997), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, in lại trong Nam
Cao, đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.
29. Hà Minh Đức (1997), Lời giới thiệu Nam Cao – tác phẩm, in lại trong Nam Cao
đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Hà Minh Đức (biên soạn) (2002), Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tập 2,
NXB Văn học, Hà Nội.
31. Hà Minh Đức (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
189
32. Hà Minh Đức (2003), Khảo luận văn chương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Trần Minh Đức (2009), Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết,
nguồn talawas blog.
34. Umberto Eco (2003), Về một vài chức năng của văn học, Phùng Kiên dịch,
Tạp chí văn học số 5.
35. Gérard Genette (2007), Ngôi (Phong Tuyết dịch), In trong Lý luận phê bình văn
học thế giới thế kỷ XX, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. Lê Bá Hán và tập thể tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
37. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1978), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
38. Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Lê Thị Đức Hạnh (1998), “Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao”, tạp chí
Tác phẩm mới, số 3, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
40. Lê Thị Đức Hạnh (2000), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Hạnh, Lê Đình Kỵ (1976), Cơ sở lý luận văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
42. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Một đời người, một đời văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Hạnh (1997), Về thi pháp và thi pháp học – Một số vấn đề ngôn
ngữ và văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận Văn học - vấn đề và
suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Hạnh (1998), Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương
thiện, xứng đáng, Nghĩ tiếp về Nam Cao, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
190
46. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn chuyện đời, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Giọng điệu văn chương, in trong Những ngả đường
vào văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Hà
Nội
50. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
51. Nguyễn Thái Hòa (1998), Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo, in lại trong
Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục
53. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
54. I.P.Ilin và E.A Tzurganova (2003), Các trường phái và thuật ngữ của trường
phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, Người dịch Đào Tuấn
Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
55. Jakovson (2008), Thi học và Ngữ học, Trần Duy Châu biên khảo, NXB Văn học,
Hà Nội.
56. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
57. Nguyễn Hoành Khung (1976), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 5,
phần I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
58. Lê Đình Kỵ (1964), Nam Cao con người và xã hội cũ, tạp chí Văn học
nghệ thuật số 54.
59. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học Tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
60. Cao Kim Lan (2008), Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.Scholes
và R.Kellogg, tạp chí nghiên cứu văn học, số 10.
61. Phong Lê (1968), Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa
191
hiện thực, Tạp chí văn học số 6.
62. Phong Lê (1987); Cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao, Văn nghệ số 10.
63. Phong Lê (1997), Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao, Nam Cao phác thảo
sự nghiệp và chân dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Phong Lê (1997), Nam Cao – Phác thảo sự nghiệp và chân dung, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
65. Phong Lê (1998), Nam Cao, nhìn từ cuối thế kỷ, Văn học trên hành trình của thế
kỷ XX, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
66. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
67. Phong Lê (2003), Nam Cao – người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
68. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
69. Phạm Quang Long (1998), Một đặc điểm của thi pháp truyện ngắn Nam Cao”,
Tạp chí văn học, số 2, trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
70. Phương Lựu (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
71. Phương Lựu (2009), Thời gian giả trong lý thuyết tự sự của G.Genette,
trong Vì một nền lý luận văn học dân tộc – hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.
72. Hoàng Tố Mai (2008), Người kể chuyện và Giọng điệu kể chuyện trong loạt
truyện Rối loạn tâm thần của Edgar Allen Poe, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12.
73. Nguyễn Đăng Mạnh (1983); Khải luận tổng tập văn học Việt Nam 30A,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
74. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Nhớ Nam Cao nghĩ tiếp về mấy bài học sáng tác
của anh (Chân dung văn học), NXB Thuận Hóa, Huế.
75. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao”,
Tạp chí Kiến thức ngày nay, TpHCM, số 71.
192
76. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
77. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), Một đám cưới, Giảng văn văn học Việt Nam,
in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
78. Alyce Miller, The art of first peson, in Creating fiction (1999), edited by Julie
Checkoway, Story press Cincinnati, Ohio, in the United States of America.
79. Valerie Miner, Point of view, in Creating fiction (1999), edited by Julie
Checkoway, Story press Cincinnati, Ohio, in the United States of America.
80. Phương Ngân (biên soạn) (2006), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
81. Phạm Xuân Nguyên (1998), Nam Cao và sự lựa chọn chủ nghĩa hiện thực mới,
Nghĩ tiếp về Nam Cao, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
82. Trương Thị Nhàn (2000), Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn
ngữ nghệ thuật Nam Cao, in trong Nam Cao con người và tác phẩm, NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
83. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh
84. Phùng Quí Nhâm, Lâm Vinh (1994), Tiếp cận văn học, Lý luận và phê bình
văn học, Trường ĐHSP TpHồ Chí Minh.
85. Mai Hải Oanh (2007), Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Tạp chí văn học, số 10.
86. G.N.Pospelov, Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
87. Phan Diễm Phương (1998), Lời giãi bày của văn chương, NXB KH xã hội, Hà Nội
88. Phan Diễm Phương (1998), Lối văn kể chuyện của Nam Cao, trong Nam Cao -
con người và tác phẩm , NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
89. Huỳnh Như Phương (2007), Các trường phái hình thức Nga, NXB Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
90. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2007), Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết
193
Vũ Trọng Phụng ( Tiếp cận qua lý thuyết “Thời gian giả” của G.Genette),
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 6.
91. Paul Ricoeur (2007), Sự biến hóa của cốt truyện, Lê Nguyên Cẩn dịch, trích
trong Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
92. V.B. Sklovski (2007), Nghệ thuật như là thủ pháp, Đào Tuấn Ảnh dịch, trích
trong Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
93. Chu Văn Sơn (1998), Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn Lão Hạc, Tiếng nói tri
âm,
tập 2, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
94. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội
95. Trần Đình Sử (1998), “Cấu trúc đối thoại trong truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao ”, tạp chí văn học, số 12.
96. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
97. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2003), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử,
NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.
98. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học kinh điển đến hậu kinh điển, Tạp chí nghiên
cứu văn học, số 10.
99. Lê Thời Tân (2008), Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lý thuyết,
Tạp chí nghiên cứu văn học số 10.
100. L.I.Timôfeep (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Tập I, NXB Văn hóa, Hà Nội.
101. L.I.Timôfeep (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Tập II, NXB Văn hóa, Hà Nội.
102. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
103. Vũ Thăng (2000), Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, NXB Quân đội
nhân dân.
104. Nguyễn Đình Thi (1997), Nam Cao mấy vấn đề văn học, in lại trong Nam Cao –
194
phác thảo sự nghiệp và chân dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
105. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
106. Nguyễn Ngọc Thiện (1998), Bút pháp tự sự đặc sắc trong sống mòn, nghĩ tiếp
về Nam Cao in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội
107. Bích Thu (1998), Sức sống của một sự nghiệp văn chương, in lại trong Nam Cao
về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
108. Bùi Công Thuấn (1998), Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng,
tạp chí văn học số 2.
109. Phan Trọng Thưởng (1998), Tìm hiểu một chữ “Nhưng” trong văn Nam Cao”,
Tạp chí văn học, số 10, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
110. Tzavetan Todorov (2007), Hai nguyên tắc của truyện kể, Phùng Kiên dịch,
trích trong Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 2, NXB Giáo dục
111. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
112. Nguyễn Thị Như Trang (2006), Truyện ngắn A.Chekhov dưới góc nhìn trần
thuật học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3.
113. TS Hoàng Trinh (2004), Hà Minh Đức tuyển tập, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
114. Phan Văn Tường, Phong cách nghệ thuật Nam Cao, người hướng dẫn khoa
học Nguyễn Văn Hạnh, Trường ĐHSP.TPHCM.
115. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật,
NXB Tri thức, Hà Nội.
116. Tiền Trung Văn (2006), Những vấn đề lý thuyết của M.Bakhtin về tính phức
điệu, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 6.
117. R.Wellek và A.Warren (2009), Lý luận văn học, TS.Nguyễn Mạnh Cường
dịch, NXB Văn học, Hà Nội.
118. Lynna Williams, The art of third person, in Creating fiction (1999), edited by
Julie Checkoway, Story press Cincinnati, Ohio, in the United States of America.
195
119. Trần Đăng Xuyền (1998), Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao, Nghĩ
tiếp về Nam Cao, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà
Nội
120. Tập thể tác giả (2005), Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới.
121. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, NXB Văn học, 2008.
122. Thạch Lam, truyện ngắn và ký, NXB Văn học, 2008.
123. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2008.
196
PHỤ LỤC
PHẦN PHỤ LỤC
--------------
1. BẢNG THỐNG KÊ VỀ CÁC HÌNH THỨC CỦA CHỦ THỂ TRẦN
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
STT
Tên tác phẩm
Chủ thể trần thuật
Ngôi thứ III Ngôi thứ I
Điểm
nhìn
bên
ngoài
Điểm
nhìn
bên
trong
Điểm
nhìn
phức
hợp
Điểm
nhìn
đơn
tuyến
Điểm
nhìn
đa
tuyến Sáng tác trước cách mạng tháng 8
1 Nghèo X
2 Đui mù X
3 Cái chết của con mực X
4 Chí Phèo X
5 Cái mặt không chơi được X
6 Nhỏ nhen X
7 Con mèo X
8 Những truyện không muốn viết X
9 Nhìn người ta sung sướng X
10 Đòn chồng X
11 Giăng sáng X
12 Đôi móng giò X
13 Trẻ con không được ăn thịt chó X
14 Đón khách X
15 Mua nhà X
16 Quái dị X
17 Từ ngày mẹ chết X
18 Làm tổ X
19 Thôi, đi về X
20 Truyện tình X
21 Mua danh X
197
22 Một truyện Xúvơnia X
23 Tư cách mõ X
24 Điếu văn X
25 Một bữa no X
26 Ở hiền X
27 Lão Hạc X
28 Rửa hờn X
29 Rình trộm X
30 Đời thừa X
31 Lang rận X
32 Một đám cưới X
33 Nửa đêm X
34 Dì Hảo X
35 Sao lại thế này? X
36 Cười X
37 Quên điều độ X
38 Nước mắt X
39 Bài học quét nhà X
40 Xem bói X
Sáng tác sau cách mạng tháng 8
41 Mò sâm banh X
42 Nỗi truân chuyên của khách má hồng X
43 Đường vô Nam X
44 Đợi chờ X
45 Ở rừng X
46 Đôi mắt X
47 Những bàn tay đẹp ấy X
48 Trên những con đường Việt Bắc X
49 Từ ngược về xuôi X
50 Bốn cây số cách một căn cứ địch X
51 Vui dân công X
52 Trần Cừ X
53 Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng X
54 Hội nghị nói thẳng X
55 Định mức X
198
Tổng số 15 13 8 15 4
Tỉ lệ (đơn vị %) 27.2 23.6 14.5 27.2 7.3
199
2. BẢNG THỐNG KÊ CÁC KIỂU KẾT CẤU TRẦN THUẬT NỔI BẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
S
T
T
Tên tác phẩm
Kết cấu trần thuật
Kết
cấu
tuyến
tính
Kết
cấu
tâm
lý
Kết
cấu
đa
tuyến
Kết
cấu
đơn
tuyến
Kết
cấu
truyện
lồng
truyện Sáng tác trước cách mạng tháng 8
56 Nghèo x
57 Đui mù x
58 Cái chết của con mực x
59 Chí Phèo x
60 Cái mặt không chơi được x
61 Nhỏ nhen x
62 Con mèo x
63 Những truyện không muốn viết x
64 Nhìn người ta sung sướng x
65 Đòn chồng x
66 Giăng sáng x
67 Đôi móng giò x
68 Trẻ con không được ăn thịt chó x
69 Đón khách x
70 Mua nhà x
71 Quái dị x
72 Từ ngày mẹ chết x
73 Làm tổ x
74 Thôi, đi về x
75 Truyện tình x
76 Mua danh x
77 Một truyện Xúvơnia x
78 Tư cách mõ x
79 Điếu văn x
80 Một bữa no x
200
81 Ở hiền x
82 Lão Hạc x
83 Rửa hờn x
84 Rình trộm x
85 Đời thừa x
86 Lang rận x
87 Một đám cưới x
88 Nửa đêm x
89 Dì Hảo x
90 Sao lại thế này? x
91 Cười x
92 Quên điều độ x
93 Nước mắt x
94 Bài học quét nhà x
95 Xem bói x
Sáng tác sau cách mạng tháng 8
96 Mò sâm banh x
97 Nỗi truân chuyên của khách má hồng x
98 Đường vô Nam x
99 Đợi chờ x
100 Ở rừng x
101 Đôi mắt x
102 Những bàn tay đẹp ấy x
103 Trên những con đường Việt Bắc x
104 Từ ngược về xuôi x
105 Bốn cây số cách một căn cứ địch x
106 Vui dân công x
107 Trần Cừ x
108 Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng x
109 Hội nghị nói thẳng x
110 Định mức x
Tổng số 13 19 8 12 3
Tỉ lệ (đơn vị %) 23,6 34,5 14,5 21,8 5,4
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5878.pdf