BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Quỳnh Loan
NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Quỳnh Loan
NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh
143 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết Orhan Pamuk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 2011
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Thuận, người thầy kính mến đã
hết lòng hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Văn học nước ngoài – Trường Đại
học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cùng các bạn trong lớp Cao học VHNN K.19 đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt khóa học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những
đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Những lời cảm ơn sau cùng, tôi trân trọng gửi đến gia đình – những người luôn hết
lòng yêu thương, quan tâm và nâng đỡ tôi trong cuộc sống.
TP.Hồ Chí Minh – năm 2011
Trần Thị Quỳnh Loan
MỤC LỤC
5TLỜI CẢM ƠN5T ................................................................................................................................. 3
5TMỤC LỤC5T ...................................................................................................................................... 4
5TMỞ ĐẦU5T ......................................................................................................................................... 1
5TCHƯƠNG 1 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO5T ........ 10
5T1.15T 5TCác tiền đề sáng tạo :5T .................................................................................................................. 10
5T1.1.15T 5T iền đề văn hóa5T .................................................................................................................... 10
5T1.1.25T 5T iền đề tôn giáo5T .................................................................................................................... 12
5T1.1.35T 5T iền đề sắc tộc và nhân quyền5T .............................................................................................. 14
5T1.1.45T 5T iền đề văn học5T..................................................................................................................... 18
5T1.25T 5TOrhan Pamuk và tiểu thuyết Orhan Pamuk :5T............................................................................ 23
5T1.2.15T 5TOrhan Pamuk5T ....................................................................................................................... 23
5T1.2.25T 5T iểu thuyết Orhan Pamuk5T .................................................................................................... 25
5TCHƯƠNG 2 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK : NHỮNG CÂU CHUYỆN THẾ SỰ5T ........ 29
5T2.15T 5TCâu chuyện về thân phận con người5T .......................................................................................... 29
5T2.25T 5TCâu chuyện về đời sống tinh thần của một dân tộc5T ................................................................... 38
5T2.2.1 Những xung đột văn hóa Đông - Tây5T.................................................................................... 38
5T2.2.2 Những xung đột tôn giáo – chính trị5T ..................................................................................... 44
5TCHƯƠNG 3 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN SÁNG TẠO5T
....................................................................................................................................................... 48
5T3.15T 5TKết cấu5T ......................................................................................................................................... 48
5T3.1.1 Kết cấu theo trình tự thời gian5T ............................................................................................... 48
5T3.1.2 Kết cấu lồng ghép5T ................................................................................................................... 55
5T3.25T 5TNhân vật5T ...................................................................................................................................... 61
5T3.2.1 Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk5T ............................................................... 61
5T3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật5T ............................................................................................... 70
5T3.35T 5TKhông gian và thời gian5T .............................................................................................................. 79
5T3.3.15T 5TKhông gian5T ........................................................................................................................... 80
5T3.3.25T 5T hời gian5T .............................................................................................................................. 87
5T3.45T 5TGiọng điệu trần thuật :5T................................................................................................................ 93
5T3.4.15T 5TChất triết luận5T....................................................................................................................... 93
5T3.4.25T 5T ính đa thanh5T ....................................................................................................................... 96
5TCHƯƠNG 4 : ORHAN PAMUK VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO TIỂU THUYẾT VÀ
NHỮNG TRẢI NGHIỆM NHÂN SINH5T ................................................................................... 103
5T4.15T 5TNhững đóng góp cho tiểu thuyết5T ............................................................................................... 103
5T4.1.1 Mô hình tiểu thuyết pha trộn5T .............................................................................................. 103
5T4.1.25T 5TNghệ thuật của sự đan dệt [50]5T........................................................................................... 107
5T4.25T 5TNhững trải nghiệm nhân sinh5T ................................................................................................... 112
5T4.2.1 Hành trình sáng tạo nghệ thuật5T ........................................................................................... 112
5T4.2.2 Huzun - hành trình của một nỗi niềm5T ................................................................................. 117
5TKẾT LUẬN5T ................................................................................................................................. 122
5T HƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO5T ...................................................................................... 125
5TPHỤ LỤC5T.................................................................................................................................... 131
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2008, khi Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam quyết định mua bản quyền ba
cuốn tiểu thuyết của Orhan Pamuk, gồm: 0TPháo đài trắng ( The white castle, 1985 ), Tên tôi là Đỏ
( 0TMy name is red, 1998 ), Tuyết ( Snow, 2002 ), đông đảo độc giả Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận
với một “hiện tượng” của văn học thế giới đương đại. Có thể nói, 0Tnhững vấn đề rất “thời sự” về bản
sắc, cá nhân và dân tộc, sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hóa Đông và Tây...đã được đặt ra
trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk - nhìn một cách toàn thể - cũng chính là những gì mà mỗi cá
nhân, mỗi dân tộc trên toàn thế giới... phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại. Những vấn đề đậm chất
nhân bản, nhân loại ấy đã được chuyển tải đến người đọc bằng nghệ thuật độc đáo của “người kể
chuyện tài hoa như Seherazad” (nhận định của The New York times về Pháo đài trắng ), với
“những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh
chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể làm được.” (nhận định của S.B.Kelly – Scotland on
Sunday về Tên tôi là Đỏ ). Để rồi, năm 2006, cái tên Orhan Pamuk đã vinh dự được xướng lên, như
một sự công nhận tài năng vượt trội của ông – một tài năng mà nhà phê bình 0T om Payne thuộc tạp
chí The Daily Telegraph đã hết lời ca ngợi : “Vì những nhà văn như Pamuk mà giải Nobel được
sinh ra”.
0TCác tác phẩm của Orhan Pamuk đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng, làm say mê hàng triệu độc
giả trên khắp hành tinh, đồng thời đưa nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ bước lên vị trí hàng đầu trong nền văn
học đương đại.
0T rong quá trình tìm hiểu về việc tiếp nhận tác phẩm của Orhan Pamuk ở Việt Nam, chúng tôi
nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Vì vậy, thực hiện một công
trình nghiên cứu về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk, chúng tôi thiết tha
mong muốn được góp phần nhỏ bé trong việc giới thiệu một phong cách sáng tác độc đáo, mới mẻ
đến với độc giả yêu văn chương ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề :
2.1 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Orhan Pamuk tại Việt Nam
Nguồn tham khảo chính của chúng tôi khi tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của
Orhan Pamuk tại Việt Nam hiện nay chỉ giới hạn ở một số bài viết, bài giới thiệu, bài cảm
nhận…đăng rải rác trên các tạp chí (chủ yếu qua internet). Trong đó, có một số bài viết có giá trị,
thể hiện sự am hiểu sâu sắc cũng như những cảm nhận tinh tế về những tác phẩm tiêu biểu của
Orhan Pamuk (đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam). Trước hết, có thể kể đến bài
viết Orhan Pamuk, nhà văn của những nhịp cầu của Đỗ Tuyết Khanh.: “Người dân Thổ hâm mộ
sách của Pamuk không phải chỉ vì cốt truyện hấp dẫn, đầy tình tiết và tình huống quyến rũ, lời văn
sống động và cấu trúc độc đáo, mà còn vì họ tìm thấy ở đấy nhịp tim của chính họ, những ray rứt họ
chia sẻ trước những mâu thuẫn và giằng xé của đất nước.” ; tác phẩm của Pamuk “nêu lên vấn đề
bản sắc, cá nhân và dân tộc, là trực diện với những mâu thuẫn giữa các giá trị Đông và Tây, giữa
những gò bó và truyền thống phong kiến của văn hóa hồi giáo và những thách đố đặt ra cho một xã
hội muốn vươn lên thành một nước phát triển và hội nhập Liên hiệp châu Âu.” ; “Sách của Pamuk
có chiều kích triết lý, nhiều ẩn dụ sâu sắc, vang vọng âm hưởng của văn học thế giới, đem nhiều
thích thú cho người trí thức, nhưng cũng dễ đọc, hấp dẫn đối với độc giả "bình dân", gần gũi với
tâm tư của họ. Pamuk là gạch nối giữa người dân các thành phố Âu hoá của thời đại Internet và
những nông dân ở các vùng quê xa xôi của đất Thổ Nhĩ Kỳ” [64]
Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu : Orhan Pamuk – nghệ thuật không có trung tâm viết :
“Orhan, dù được so sánh với hầu hết những khổng lồ văn chương hiện đại từ William Faulkner,
Thomas Mann, Virginia Woolf, James Joyce, Franz Kafka, đến Borges, Calvino và Eco… vẫn là
Orhan, một thanh điệu độc đáo trong thế giới đa thanh này. […] Giọng điệu của Orhan là giọng
điệu của đa thanh. Ông đem vào tiểu thuyết cái đa thanh như ta vẫn thấy trong cuộc sống, vốn là
bản chất của cuộc sống.” Nhà nghiên cứu khẳng định rằng sức hấp dẫn tiểu thuyết của Orhan
Pamuk chính là do nhà văn đã “không chọn Đông hay Tây làm trung tâm cho cái nhìn của mình.” ;
và rằng : “Ông không nói với ta về một chân lý tuyệt đối.” mà “trong thế giới của Orhan, mỗi cá
thể sẽ tìm ra chân lý của mình.” [50]
Trong bài viết “Tên tôi là Đỏ” – bản đại luận về nghệ thuật, Mai Sơn đã thể hiện những cảm
nhận sâu sắc : “một cuộc đại nghị luận “chí tử” và mang tính triết lý về nghệ thuật, ở đây là nền hội
họa của Thổ Nhĩ Kỳ cuối thế kỷ 16” mà qua đó, nhà văn đã tập trung khắc họa chân dung những
người nghệ sĩ – “mỗi người là một thế giới bí ẩn mênh mông, nhưng thế giới đó cũng thật nhỏ bé
trước sự thao túng khích động của các loại quyền lực: thần quyền, tôn giáo, chính trị, triết học, đạo
đức” để rồi dù có trong tay tặng phẩm trời cho là tài năng, thì “mỗi người một kiểu đều đi đến
những kết cục bi thảm, chỉ vì trong bối cảnh xã hội đó một người không có quyền đặt mình vào
trung tâm thế giới, dù đó chỉ là qua các bức chân dung.” [87]
Tác giả bài viết Nỗi ám ảnh màu đỏ : Thiên Bình, đã nhận xét : “với 10T“Tên tôi là Đỏ”10T, Orhan
Pamuk còn chứng tỏ ông là người viết tiểu thuyết lịch sử bậc thầy, mà trong khuôn khổ câu chuyện
này, có thể khoanh vùng cụ thể hơn: Đó là lịch sử của nghệ thuật hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, hay nói chính
xác hơn là nghệ thuật minh họa Hồi giáo.” ; và rằng “thông qua lịch sử của hội họa, lịch sử các
triều đại trị vì đất nước này cũng được soi sáng.” Tác giả Thiên Bình cũng nhấn mạnh : “Orhan đã
chứng tỏ được sự dày công nghiên cứu văn hóa truyền thống của ông khi mô tả những công trình
kiến trúc nổi tiếng của đế quốc Ottoman như cung điện Tokapi với những đường lối như mê cung,
quốc khố với sự giàu có, xa hoa khó hình dung...Bên cạnh đó, Orhan cũng thành công trong việc tái
hiện không gian xưa cũ của Istanbul thế kỷ 16 với những sinh hoạt văn hóa hết sức đặc trưng. Dưới
ngòi bút của nhà văn này, tôi dường như bị cuốn vào một không gian cổ xưa, được tận mắt nhìn
thấy những thiếu nữ Hồi giáo hé lộ cặp mắt đen sau mạng che mặt, bị giam kín trong hậu cung bởi
lễ giáo nhưng vẫn khôn ngoan tìm cách trao đổi thư từ với tình lang; tôi cũng cảm giác như đang
trò chuyện với những người bán hàng rong, những bà mối tinh quái hay bác thợ cạo thật thà...Tất
cả những âm thanh xưa cũ ấy cứ reo vang trong từng trang sách khiến tôi thấy như thể bị lạc bước
vào thế giới quen thuộc của 2T“Nghìn lẻ một đêm”.2T [48]
Nhận xét về tác phẩm Tuyết, trong bài viết nhan đề : Orhan Pamuk, văn chương từ miền
Trung Đông mù ám , Đặng Phùng Quân đã đề cập đến giá trị thời sự của tác phẩm : “Tuyết” là tác
phẩm thể hiện rõ nét âm hưởng thời đại: khí hậu chung của văn chương hiện đại /văn chương lưu
đày và mạt thế luận của một thế giới tha hóa, sự cáo chung của tôn giáo và ý thức hệ. Thông điệp
của Pamuk là tiếng chuông cảnh báo giữa những biến động toàn cầu, từ chiến tranh Bosnia,
Chechnya, Iraq, Afghanistan, Do thái / Palestin, đến hiện tượng khủng bố như một dấu ấn thời đại
(đã gây trăn trở cho những nhà tư tưởng như Habermas, Derrida..).” Và cũng theo Đặng Phùng
Quân, chính điểm này đã khiến cho tiểu thuyết Tuyết của Pamuk mang tính chính trị rất rõ nét, đồng
thời thể hiện “trong con người nhà văn của Orhan Pamuk có sự can đảm của một nhà nhân đạo chủ
nghĩa” khi ông dám đề cập đến “những chuyện khó chịu” (Lời tựa trên trang đầu cuốn Tuyết của
Orhan Pamuk – người viết chú thích) trên trang sách của mình. [86]
Nguyễn Thị Hải Hà trong bài phê bình mang tựa đề Đọc tác phẩm Snow (Tuyết) của Orhan
Pamuk : “sự xung đột Đông Tây trong cá nhân, trong quốc gia, và trên thế giới. Đứng về hàng ngũ
Tây phương là châu Âu, Frankfurt, Istanbul phần nằm trên địa phận châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, và
Ka (nhân vật Ka - nhà thơ lưu vong – người viết chú thích). Đứng về hàng ngũ Đông phương là
phần lớn còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về châu Á, Kars, và tất cả những người dân, đa số là Hồi
giáo và người thiểu số Kurd ở trong Kars”.Theo bài phê bình trên, nhà văn Pamuk “có tham vọng
thay đổi quan điểm của châu Âu về những người Hồi Giáo và Thổ Nhĩ Kỳ, qua cách ông thể hiện
những nhân vật sống ở Kars, ở một thành phố hẻo lánh nghèo nàn thuộc về châu Á. Pamuk cho
rằng các quốc gia Hồi giáo, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị hiểu lầm nghiêm trọng. Một thiểu số
người Hồi giáo, trẻ và nông nổi, chủ trương dùng bạo động để bảo vệ danh dự Hồi giáo, thật ra chỉ
là một nhóm người trẻ tuổi, dễ bị lừa dối và lung lạc. Họ gây rối loạn bởi vì nhàm chán do dư thì
giờ nhưng thiếu phương tiện để tự xây dựng đời sống và hạnh phúc của riêng họ.”Nguyễn Thị Hải
Hà, qua bài viết trên, tin tưởng rằng tác phẩm Tuyết sẽ “giữ một vai trò quan trọng trong việc
khuyến khích Đông Tây tìm hiểu lẫn nhau để giữ hòa bình trên thế giới khi mà cuộc chiến giữa Tây
phương và các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan và Iraq vẫn còn đang tiếp diễn.” [55]
Nói chung, tiến hành nghiên cứu về một hiện tượng văn học đương thời như Orhan Pamuk có
nhiều thuận lợi, song khó khăn cũng không ít. Các tài liệu, bài viết về tác phẩm của nhà văn đương
đại Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi vừa điểm qua đa phần chỉ mới dừng lại ở một số nhận định mang tính
khái quát. Chúng tôi hiện vẫn chưa tìm được nguồn tài liệu, công trình khoa học chuyên sâu nào về
tác giả - tác phẩm để làm nền tảng.
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Orhan Pamuk trên thế giới
Tuy Orhan Pamuk là một hiện tượng nổi bật trong nền văn học đương đại, nhưng hiện nay,
các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông đa phần được giới hạn ở một số bài cảm nhận, phê
bình, hoặc một số bài giới thiệu ở mục “điểm sách”… xuất hiện trên các tạp chí tại Mỹ, Anh,
Pháp…như The New York times, The Daily Telegraph, The San Francisco Chronide, The Boston
Globe…Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy một vài bài cảm nhận của bạn đọc về các tác phẩm tiêu
biểu của ông, được đăng rải rác trên các blog cá nhân khác…
Trang web : 5T là một trong những nguồn đăng tải khá nhiều
bài cảm nhận về các tác phẩm của Orhan Pamuk. Trước hết, có thể kể đến bài viết Cướp biển, tổng
trấn và nhà chiêm tinh hoàng gia (Pirates, pashas and the imperial astrologer) của Jay Parini
(1991) về Pháo đài trắng. Ông nhận định : “A new star has risen in the east - Orhan Pamuk, a
Turkish writer. And if “The White Castle” is representative of his fiction, he has earned the right to
comparisons with Jorge Luis Borges and Italo Calvino (…) “The White Castle” is a fable of identity,
a post-modern tale that explores the murky and recessive byways of Cartesian self-consciousness.
At this point, many readers of this review will yawn: not another second-rate philosopher
pretending to be a novelist. You can relax. Mr.Pamuk is a storyteller with as much gumption and
narrative zip as Scheherazade.” [75]
(Tạm dịch : “Một ngôi sao mới đã xuất hiện ở phương Đông : Orhan Pamuk, một nhà văn Thổ Nhĩ
Kỳ. Và nếu xem Pháo đài trắng là tiểu thuyết tiêu biểu của Pamuk, ông đã giành được quyền so
sánh với Jorge Luis Borges and Italo Calvino (…) Pháo đài trắng là một truyện ngụ ngôn về nhân
dạng, một câu chuyện kể hậu hiện đại khám phá những khía cạnh u ám khuất lấp của học thuyết tự ý
thức Descaries. Ở điểm này, có lẽ độc giả bài viết này sẽ ngáp dài : đừng thêm một triết gia tầm
thường giả dạng nhà văn nữa. Bạn yên tâm đi. Ngài Pamuk là một người kể chuyện tài hoa cũng
như nàng Scheherazade vậy.”)
Cũng với nhận định tương tự, tạp chí New York Times viết :
“Một cuốn sách kỳ lạ và tài tình về sự đau đớn trong quá trình tự khám phá bản thân. Và trong suốt
thiên tiểu thuyết, người ta có thể chứng kiến sự pha trộn siêu việt của những gì Orhan Pamuk thực
sự thấy bằng con mắt của một kẻ quá hướng về Tây phương trong khi bề ngoài lại quá thiên về
Trung Đông. Trong khoảnh khắc, Đông-Tây đã gặp gỡ.” [38]
Tạp chí 2TGuardian nhận xét :
“2TPháo đài trắng2T” tuyệt vời không phải bởi nó đã tái hiện một thời đại, mà vì nó đã khám phá bí
mật cá nhân con người và trên hết vì Pamuk đã gói gọn những suy tư đó trong một câu chuyện đơn
giản đến nhường ấy.” [38]
Với tạp chí 2TIndependent :
“Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Orhan Pamuk về những ảnh hưởng ngoại lai… đã đem đến cho
chúng ta một cái nhìn điềm tĩnh và thành kiến một cách tao nhã vào kết quả của phát tán văn hoá.
Tác phẩm phảng phất âm hưởng của Calvino, nhưng cách viết và thế giới quan của tác giả lại gần
hơn với Kazuo Ishiguro.” [38]
Nhận xét về cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Orhan Pamuk : Tên tôi là Đỏ, S.B.Kelly - tạp chí
Scotland on Sunday khen ngợi : “một hỗn hợp sắc bén giữa truyện vụ án, ngụ ngôn hậu hiện đại và
tiểu thuyết lãng mạn lịch sử... “Tên tôi là Đỏ”, với những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện
triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể
làm được...”. [39]
John Updike - tạp chí The New Yorker nhận định :
“Pamuk đã chứng tỏ sự kiên nhẫn và khả năng xây dựng của những người kể chuyện thế kỷ 19 và
các truyền nhân của họ, Proust và Mann… và năng lực tưởng tượng của ông được gắn kèm với một
cảm quan sâu xa về bí ẩn và song nghĩa.” [39]
Philip Hensher - tạp chí Spectator, viết :
“Huyền hoặc, điên đầu, kích thích…Khác hoàn toàn so với thể loại thriller lịch sử truyền thống
phương Tây…Đây là một cuốn tiểu thuyết tuyệt diệu, mơ màng, nồng nàn và tráng lệ, mang chất
phương xa một cách độc đáo và lôi cuốn nhất.” [39]
Cũng tại trang web 5T ở bài viết Snow (Tuyết), Mary
Whipple đã dành cho Tên tôi là Đỏ những lời khen ngợi nồng nhiệt : “Many-leveled, beautifully
wrought, and complex in its themes, this is a novel which thoughtful western readers will want to
explore, a haunting novel rich with insights which should not be ignored.” [69]
(Tạm dịch : “Nhiều tầng bậc, ngôn từ đẹp đẽ, và phức tạp trong các chủ đề của nó, đây là một cuốn
tiểu thuyết mà độc giả phương Tây thâm trầm sẽ muốn khám phá, một cuốn tiểu thuyết ám ảnh chứa
đầy những cái nhìn sâu sắc mà bạn không nên bỏ qua.” )
Thủ pháp này cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn không thể cưỡng lại của tác phẩm, mà như
lời nhận xét của Laurel Maury từ tạp chí The San Francisco Chronide là : “Ma lực tinh ròng”. [40]
Cùng nhận định về tiểu thuyết Tuyết, trong bài viết với nhan đề Nhìn qua tuyết (Seeing
through the snow), Azade Seyhan đã viết : “The resonance of Pamuk's books with the burning
political and cultural issues of the day should not detract from the literary achievement of his work.
Pamuk understands how political forces and oppression control human lives but also believes that
individuals have the capacity to understand their fate and to imagine in the midst of an abject
present the possibility of a different future.” [47]
(Tạm dịch : “Sự kết hợp những vấn đề chính trị nóng bỏng và những vấn đề văn hóa thời đại không
làm giảm sút giá trị văn chương trong tác phẩm của Orhan Pamuk. Pamuk thấu hiểu các lực lượng
chính trị và sự áp chế kiểm soát đời sống của con người như thế nào nhưng cũng tin rằng các cá
nhân có khả năng hiểu rõ số phận của họ và quan niệm rằng giữa thực tại khốn cùng vẫn có khả
năng xuất hiện một tương lai khác.” )
Nữ văn sĩ Margaret Atwood, trong bài viết Chết vì khăn trùm đầu (Headscarves to die for),
đã viết : “In “Snow”(…) the twists of fate, the plots that double back on themselves, the trickiness,
the mysteries that recede as they're approached, the bleak cities, the night prowling, the sense of
identity loss, the protagonist in exile - these are vintage Pamuk, but they're also part of the modern
literary landscape. A case could be made for a genre called the Male Labyrinth Novel, which would
trace its ancestry through De Quincey and Dostoyevsky and Conrad, and would include Kafka,
Borges, García Márquez, DeLillo and Auster, with the Hammett-and-Chandler noir thriller thrown
in for good measure.” [70]
(Tạm dịch : “Trong “Tuyết” (…) vòng xoáy của số phận, những mưu đồ bị phản lại, những sự lừa
phỉnh, những bí ẩn khi mờ khi tỏ, các thành phố ảm đạm, sự rình rập trong bóng đêm, cảm giác
vong bản, nhân vật chính lưu vong, đó cũng là một phần của cảnh quan văn học hiện đại. Đây cũng
là trường hợp có thể xếp vào một thể loại được gọi là tiểu thuyết Male Labyrinth, theo dấu những
nhà văn đi trước như De Quincey và Dostoyevsky và Conrad, bao gồm cả Kafka, Borges, García
Márquez, DeLillo và Auster, với yếu tố trinh thám đan xen một cách chừng mực theo kiểu Hammett
và Chandler.”)
Trong bài viết sắc sảo có nhan đề Giết chóc và niềm vui (Murder and joy), khi nhận định về
văn phong cũng như sự am hiểu của Orhan Pamuk về lịch sử truyền thống hội họa mang dấu ấn thời
Ottoman, Dick Davis đã không dấu sự khâm phục khi ông viết: “Pamuk has written a book that is
over 400 pages long, and which has all the exuberance and richly descriptive density of a
nineteenth-century European novel. He can sound like Stendhal (on love), or Dostoevsky (on guilt
and sin), or Dickens (in his sudden homing in on the memorable detail that brings a moment alive
before the reader's eyes), or Balzac (in the marvellous plethora of evocative particulars with which
he can describe a scene). His use of the Eastern tradition is equally virtuosic (…) His knowledge of
the details of life in sixteenth-century Istanbul is clearly extensive and used to often ravishing effect.”
[52]
(Tạm dịch : “Pamuk đã viết một cuốn sách hơn 400 trang, với lối viết hoa mỹ và cầu kỳ của một
cuốn tiểu thuyết châu Âu thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông có âm hưởng của Stendhal (về tình yêu),
hoặc Dostoevsky (về lỗi lầm và tội ác), hoặc Dickens (về những hồi ức đột ngột tái hiện sống động
trước mắt người đọc), hay Balzac (ở những liên tưởng phong phú kỳ diệu khi miêu tả cảnh quan).
Việc vận dụng những truyền thuyết phương Đông của ông cũng rất lão luyện (…) Những hiểu biết
của ông về các chi tiết của cuộc sống ở Istanbul thế kỷ XVI rõ ràng là phong phú và được sử dụng
rất hiệu quả.” ).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
3.1 Đối tượng nghiên cứu :
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu khảo sát 3 tiểu thuyết đã được dịch ở Việt Nam :
1. Pháo đài trắng (2008), (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch), NXB Trẻ, TP.HCM
2. Tên tôi là Đỏ (2008), (Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Anh dịch), NXB Văn học, Hà Nội
3. Tuyết (2008), (Lê Quang dịch), NXB Văn học, Hà Nội
Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo thêm Istanbul, hồi ức và thành phố (2010), (Nguyễn Quốc Trụ
dịch), NXB Văn học, Hà Nội cùng một số bài viết của Pamuk trên các tạp chí nước ngoài.
3.2 Phạm vi nghiên cứu :
Với đề tài : “Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk”, chúng tôi sẽ
trực tiếp tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật dựng truyện của Orhan Pamuk thông qua một số yếu tố như :
nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật. Qua đó, chúng tôi cố gắng đưa ra những đánh giá khái quát
những nét sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật sáng tác của Orhan Pamuk.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Vận dụng quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng làm nền tảng cho nhận
thức và nghiên cứu, chúng tôi đồng thời vận dụng những thành tựu của khoa nghiên cứu văn học
như : Phương pháp luận nghiên cứu văn học, phong cách học, thi pháp học, lý luận văn học, văn học
so sánh… để làm nổi bật vấn đề.
Chúng tôi sẽ đi từ phương pháp khảo sát phân tích từng tác phẩm, các yếu tố nổi bật thể hiện đặc
điểm và phương thức sáng tác của tác giả, để từ đó rút ra những nhận xét có tính tổng hợp, khái quát.
Đồng thời, để triển khai vấn đề một cách khoa học, biện chứng, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu
trong mối liên hệ với các yếu tố khác của hệ thống để làm rõ nghệ thuật dựng truyện trong tiểu
thuyết của Orhan Pamuk.
Bằng phương pháp hệ thống, phát hiện tính lặp lại của các phương diện liên quan đến đề tài, khẳng
định những đặc điểm mang tính ổn định về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết của Orhan
Pamuk.
Phương pháp tiếp cận lịch sử văn hóa cũng sẽ được vận dụng để phát hiện những dấu ấn đặc thù của
văn hóa – lịch sử dân tộc trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn, từ đó thấy được những thành
công to lớn của Orhan Pamuk trong “công cuộc trường kỳ của nhà văn : hình thành tổ quốc ông
thông qua sự kể.”( trích nhận định của nhà văn Margaret Atwood về tiểu thuyết Tuyết– Orhan
Pamuk)
5. Đóng góp của luận văn :
Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra những cái nhìn sáng rõ, có căn cứ khoa học
về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk, qua đó miêu tả khái quát chân dung
sáng tạo của tác giả, nhằm góp thêm một nguồn tư liệu khiêm tốn cho việc nghiên cứu – phê bình
văn học ở Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn :
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn sẽ gồm có 4
chương, được phân bố như sau :
UChương 1U : Tiểu thuyết Orhan Pamuk và những tiền đề sáng tạo
Ở chương này, chúng tôi sẽ triển khai một số vấn đề khái quát về nền văn học Thổ Nhĩ Kỳ và những
nét đặc trưng về đời sống văn hóa – tinh thần của dân tộc Thổ. Qua đó, chúng tôi sẽ làm rõ chân
dung văn học của Orhan Pamuk, cùng những dấu ấn của nền văn học truyền thống, của đời sống văn
hóa – tinh thần dân tộc... đã được phản ảnh trong những sáng tác của ông.
UChương 2U : Tiểu thuyết Orhan Pamuk: những câu chuyện thế sự
Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết tiêu biểu : Pháo đài trắng, Tên tôi là Đỏ, Tuyết, chúng tôi sẽ đi sâu
khám phá các chủ đề quen thuộc thường xuyên tái xuất hiện trong các sáng tác của Orhan Pamuk,
nhằm làm sáng tỏ thế giới quan của nhà văn - điều đã làm nên phong cách sáng tác riêng biệt của
ông.
UChương 3U : Tiểu thuyết Orhan Pamuk : một số phương diện sáng tạo
Ở chương này, thông qua việc nghiên cứu kết cấu, nhân vật, không gian - thời gian, giọng điệu trần
thuật trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk, chúng tôi sẽ làm rõ những sáng tạo của ông.
UChương 4U : Orhan Pamuk với những đóng góp cho tiểu thuyết và những trải nghiệm
nhân sinh
Ở chương này, chúng tôi sẽ tập trung chỉ ra những đóng góp quan trọng của Orhan Pamuk – với tư
cách là một tiểu thuyết gia đương đại - trên con đường đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Đồng thời,
chúng tôi sẽ khái quát những đóng góp của Orhan Pamuk – với tư cách là một con người thời đại –
trên con đường tìm kiếm những giải pháp cho sự hòa hợp – cảm thông – chia sẻ giữa các nền văn
hóa, các tôn giáo, các dân tộc.
UCHƯƠNG 1U : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO
1.1 Các tiền đề sáng tạo :
Chặng đường đi đến giải Nobel năm 2006 của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk kéo dài 32
năm, bắt đầu từ năm 1974, khi ông bắt tay viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên : Cevdet bey ve
ogulları (Cevdet và các con trai, xuất bản năm 1982). Đó là khoảng thời gian không dài so với phần
đông những nhà văn đoạt giải Nobel khác (chẳng hạn so với nhà văn Nga Mikhail Solokhov, đoạt
giải Nobel 1965 khi đã 60 tuổi, với 43 năm miệt mài sáng tác ; hoặc nhà văn Nam Phi John
Maxwell Coetzee, đoạt giải Nobel khi đã 63 tuổi, sau 34 năm cầm bút...) Hành trình 32 năm ấy đã
được ghi dấu với sự ra đời lần lượt của 8 tiểu thuyết, 1 tập tiểu luận, 1 tập hồi ký, cùng với hàng loạt
giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.
Thành tựu đáng kể trên của nhà văn 59 tuổ._.i người Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ được tạo nên bởi
những năm tháng lao động miệt mài trong căn phòng nhỏ hướng ra vịnh Bosphorus, bởi những đêm
lang thang mơ mộng và suy tư dọc các con phố Istanbul, mà còn được tạo tiền đề bởi những yếu tố
văn hóa – tôn giáo – sắc tộc… làm nên diện mạo riêng không thể nhầm lẫn của vùng đất có lịch sử
lâu đời và đầy biến động này giữa toàn cảnh thế giới ngày nay.
1.1.1 Tiền đề văn hóa
Là một đất nước rộng lớn với tổng diện tích 5T780.580 km²5T (xếp 5Thạng 365T trên thế giới) với vị
trí nối liền lục địa Âu - Á ( phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía 5T ây Nam5T 5Tchâu Á5T, một
phần nhỏ diện tích ở vùng 5TBalkan5T phía 5TĐông Nam5T 5Tchâu Âu5T ) , trong suốt hàng nghìn năm, Thổ Nhĩ
Kỳ đã trở thành mục tiêu chiếm đoạt của bao cuộc chinh chiến, in dấu chân của các đoàn quân viễn
chinh từ Đông sang Tây và ngược lại.
Thành phố Istanbul – thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – trong quá khứ vàng son của
mình, đã từng là kinh đô của 3 đế quốc hùng mạnh : đế quốc La Mã (330 - 395), đế quốc Byzantine
hậu thân của đế quốc La Mã – trung tâm của Ki-tô giáo (395 - 1453) và sau cùng là đế quốc
Ottoman (1453 - 1922) – đế chế Hồi giáo quyền lực nhất trên thế giới từ đầu thế kỷ 14 đến đầu thế
kỷ 20. Và đến năm 1923, cuộc chiến giành độc lập thắng lợi đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống
trị của đế chế Ottoman, mở ra một thời kỳ đổi mới hoàn toàn cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại,
dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Ataturk – vị tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trải qua những năm tháng lịch sử đầy biến động đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã lần lượt đón nhận những
luồng gió mới từ cả hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông, để rồi theo thời gian, một quốc
gia đa văn hóa - nơi tụ họp của những nền văn minh lớn thế giới, nơi có sự kết hợp kỳ lạ giữa truyền
thống và hiện đại… được hình thành.
Nền văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ với những nét giao thoa độc đáo ấy biểu hiện ở mọi khía cạnh : từ
khía cạnh tinh thần như ngôn ngữ, tư tưởng… đến khía cạnh vật chất như kiến trúc, trang phục…
Nếu có một lần đến với Thổ Nhĩ Kỳ, chắc hẳn chúng ta sẽ có được những cảm nhận sâu sắc
về nền văn hóa độc đáo, được hiện thân ở vẻ đẹp cổ kính của những công trình kiến trúc có lịch sử
hình thành dưới thời đế chế La Mã, đế chế Ottoman : những cung điện mái vòm tráng lệ, những đền
thờ Hồi giáo hùng vĩ vẫn đứng vững với mưa nắng, với thời gian. Tiêu biểu là thánh đường Hagia
Sophia (tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “trí tuệ thần thánh”, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Ayasofya ) - ngôi thánh
đường lớn thứ 4 thế giới, lúc đầu do Hoàng đế Justinian thuộc triều đại Byzantine xây dựng năm
537 sau công nguyên, sau đó trở thành nhà thờ hồi giáo Ottoman, và nay trở thành bảo tàng lớn của
TP. Istanbul. Qua nhiều biến đổi, kiến trúc của Hagia Sophia hiện nay là sự kết hợp tuyệt mỹ của
những hình ảnh và hoa văn được trang trí bằng nghệ thuật Mosaic độc đáo (nghệ thuật ghép mảnh)
trên tường và trần, cùng với những hàng tháp nhọn xung quanh. Một sự kết hợp hài hòa đến kỳ lạ
giữa kiến trúc đặc trưng của nhà thờ Chính thống giáo La Mã và kiến trúc đặc trưng của đền thờ Hồi
giáo. Có thể nói, đây chính là một bằng chứng thật sống động cho sự giao thoa văn hóa – tôn giáo
đã diễn ra trong nhiều thế kỷ lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một công trình kiến trúc vĩ đại khác nữa là đền thờ Hồi giáo Sultan Ahmed (The Blue
Mosque) được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, là đền thờ Hồi giáo đẹp và lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, và
được xem là biểu tượng của thành phố Istanbul. Các tín đồ hành hương gọi Sultan Ahmed là “Đền
thờ Xanh” (The Blue Mosque) vì các bức tường bên trong đền thờ được phủ gạch trang trí màu xanh
mô phỏng các dòng suối và các khu vườn thực vật rực rỡ. Có hơn 20 ngàn viên gạch men được làm
theo cách thủ công dùng để trang hoàng bên trong thánh đường, trên các viên gạch là hình ảnh của
hàng vạn bông hoa đang khoe sắc. Thiết kế của nhà thờ Sultan Ahmed được xem là đỉnh cao của sự
phát triển đền thờ Hồi giáo Ottoman.
Nét đặc trưng của nền văn hóa độc đáo Thổ Nhĩ Kỳ còn tập trung ở vẻ đẹp thâm trầm, bí ẩn
của thành phố Istanbul. Không chỉ là thành phố duy nhất trên thế giới trải dài giữa hai lục địa (Á và
Âu), Istanbul còn là thành phố duy nhất đã từng là thủ đô của 3 đế chế hùng mạnh : La Mã,
Byzantine và Ottoman. Với diện tích 153.877 km² và hơn 12.8 triệu dân, Istanbul hiện là thành phố
lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng là thành phố có nhiều đền thờ nhất trên thế giới với 450 công
trình lớn nhỏ. Istanbul còn được nhớ đến với chiếc cầu treo Bosphorus (1973) dài 1074m nối liền 2
châu lục : châu Âu và châu Á. Vịnh Bosphorus với những dinh thự dọc bên bờ biển cũng là hình
ảnh đã in dấu sâu sắc trong tâm hồn của nhà văn Orhan Pamuk từ những ngày ấu thơ, là nguồn cảm
hứng lớn để rồi sau này, trong cuốn Istanbul – hồi ức và thành phố, ở chương 6, ông viết, trong
niềm hoài cổ vấn vương một thời đại vàng son đã suy tàn : “Các yali - những dinh thự tuyệt vời bên
bờ nước của những dòng họ lớn Ottoman trong thế kỷ mười tám và mười chín – chào mừng thế kỷ
hai mươi cùng với niềm hân hoan tự hào của nền Cộng hòa và chủ nghĩa quốc gia Thổ như là
những khuôn mẫu nói lên căn cước và kiến trúc Thổ - Ottoman. Nhưng các yali mà chúng ta nhìn
thấy qua những bức hình trong “Những hồi ức Bosphorus”, được tái tạo trong những bức tranh của
Melling, và phát ra tiếng vọng trong những yali của Sedad Hakki Eldem – những căn nhà lớn lao
với các cửa sổ cao và hẹp, những rìa mái nhà rộng rãi, những cửa sổ nhìn ra vịnh, những ống khói
hẹp, chúng đúng là cái bóng còn lại của một nền văn hóa đã bị hủy diệt.” [37, tr.80] Và, vượt lên tất
cả, vẫn là một tình cảm gắn bó thiết thân giữa nhà văn và mảnh đất quê nhà : “với riêng tôi, có một
chuyện chẳng hề thay đổi : chỗ mà Bosphorus chiếm ngự ở trong trái tim cộng đồng của chúng tôi.
Như khi còn nhỏ, chúng tôi vẫn coi nó như là một sự đảm bảo cho sức khỏe tốt lành, một thứ linh
dược khi lâm bệnh, một suối nguồn vô tận của điều tốt điều thiện, những gì gìn giữ thành phố và
các cư dân của nó.” [37, tr.96], bởi với nhà văn : “Cho dù chuyện gì xảy ra, tôi luôn luôn có thể
làm một cuộc đi dạo dọc theo Bosphorus.” [37, tr.96]. Thật vậy, những hiểu biết sâu sắc cùng tình
yêu thâm trầm bền chặt dành cho Istanbul chính là lý do khiến Orhan Pamuk chọn nơi này là bối
cảnh cho hầu hết các tiểu thuyết của mình.
Bên cạnh đó, nét độc đáo thể hiện rõ sự giao thoa văn hóa, sự kết hợp truyền thống và hiện
đại ở nơi này còn thể hiện ở khu đô thị với những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại đồ sộ,
sân bay quốc tế, tàu điện ngầm tối tân … cùng chia sẻ không gian với những con phố ngoằn ngoèo
quanh co, những con đường mấp mô, những dãy nhà với kiến trúc bằng đá xưa cũ nhuộm một màu
xám xịt u buồn ngay trước Quảng trường Taksim cổ kính; ở tấm khăn trùm đầu kín đáo của những
phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi và trang phục quần jean – váy ngắn trên những hè phố tấp nập …
Sự kết hợp lạ lùng nhưng thú vị ấy cũng là một trong những lý do khiến cho danh hiệu “Thủ đô văn
hóa của Âu Châu” đã được trân trọng trao về cho Istanbul - năm 2010.
1.1.2 Tiền đề tôn giáo
Hồi giáo (còn gọi là đạo Islam, nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”), là một 5Ttôn
giáo5T 5Tđộc thần5T thuộc nhóm các 5Ttôn giáo Abraham5T, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập.
Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau 5TKitô giáo5T, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất,
với số 5Ttín đồ5T hiện nay là 1,3 tỷ. [59]
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi giáo. Điều này phần nào được phản ánh qua biểu tượng trên
lá quốc kỳ của Thổ. Biểu tượng này trùng hợp hoàn toàn với biểu tượng của Hồi giáo : vành trăng
lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch Hồi giáo (bắt đầu tính từ năm 622 sau Công Nguyên - năm
Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo từ Mecca di cư về ốc đảo Medina), ngôi sao là biểu tượng cho
sự tuân phục thánh ý Chúa, bởi kinh Koran có viết : “Thiên Chúa đã dựng nên các vì sao để hướng
dẫn con người tới cùng đích”
Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sớm có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong đời sống con người
Thổ. Tư tưởng thần bí, triết lý của đạo Hồi đã để lại dấu ấn đậm nét trong thơ ca dân gian Thổ (bắt
đầu phát triển mạnh vào thế kỷ 13, với các nhà thơ nổi tiếng như Yunus Emre, Sultan Veled, và
Seyyad Hamza), và trong những áng thơ ca Divan trác tuyệt thời đế chế Ottoman.
Tiêu biểu là một câu thơ của Hayati Efendi - nhà thơ Divan thế kỷ 18 :
4T“Bir gul mu var bu gulsen-i alemde harsız”
(Có hoa hồng nào trong thế giới vườn hồng mà chẳng có gai?)
Câu thơ sử dụng hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng : “thế giới” với nghĩa đen chỉ
thế giới vật chất và nghĩa bóng chỉ thế giới tinh thần ; “vườn hồng” ám chỉ cùng lúc khu vườn văn
chương và 5Tthiên đường5T ; “hoa hồng” ám chỉ người yêu, được xem như đang ở trong “vườn hồng”.
Ở đây, hình ảnh hoa hồng - người yêu, có khả năng gây ra đau đớn với những chiếc gai của
nó. Điều này cũng ngầm lý giải rằng thế giới có cả hai mặt : tích cực (là vườn hồng và do đó, thế
giới cũng chứa đựng hạnh phúc giống như thiên đường) và tiêu cực (một vườn hồng đầy gai, và vì
thế, thế giới cũng ẩn giấu nhiều đau khổ).
Giáo luật của đạo Hồi (được ghi lại trong cuốn kinh Koran – thiên kinh duy nhất của Hồi
giáo, gồm 6219 câu ) [59] còn tác động mạnh mẽ trong lối nghĩ, cách hành xử, nếp sống… của
chính người dân Thổ. Đây cũng là nguồn cảm hứng để Orhan Pamuk viết cuốn tiểu thuyết nổi danh
mang tựa đề Tên tôi là Đỏ. Lần theo những trang sách, cả một xã hội Hồi giáo thế kỷ 16 thu nhỏ
hiện ra trước mắt người đọc, với triều đại của những vị quốc vương Hồi giáo, với khăn trùm đầu và
mạng che mặt, với những giờ kinh cầu nguyện buổi trưa trong không khí trầm mặc và linh thiêng,
với niềm tin tuyệt đối của con người vào Thượng Đế, vào thiên đàng lạc thú mai sau…
Đi khắp đất nước Thổ, đâu đâu chúng ta cũng có thể trông thấy những dấu vết sống động của
một nền văn hóa đậm chất tôn giáo hiển hiện rõ nét nơi những công trình kiến trúc huy hoàng của
một thời kỳ lịch sử, nơi những cung điện, đền thờ… tráng lệ, làm nên sức thu hút mạnh mẽ của văn
hóa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.
Cũng chính bởi ảnh hưởng của Hồi giáo đã trở thành một điều hiển nhiên khó có thể phân
tách nơi con người và cuộc sống xã hội – chính trị Thổ trong một thời gian dài hàng ngàn năm như
thế, mà từ năm 1923, khi Mustafa Kemal thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ với chủ trương tách
rời tôn giáo và những tổ chức thần quyền ra khỏi hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… , thì
cũng là lúc bắt đầy nảy sinh những xung đột triền miên giữa nhà nước thế tục Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ
chức Hồi giáo.
Không thể phủ nhận những cải cách mang tính tích cực mà Kemal đã tiến hành trên đất nước
mình những năm đầu thế kỷ 20. Bắt đầu bằng việc La tinh hóa chữ viết Thổ, cho đến những thay đổi
triệt để về giáo dục, văn hóa, xã hội…Ông là vị lãnh đạo đầu tiên thiết lập quyền bình đẳng nam nữ,
trao cho người phụ nữ quyền bầu cử, nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò của người phụ nữ trong
xã hội.
Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục - dưới bàn tay lãnh đạo của Mustafa Kemal – đã trở nên hoàn
toàn khác biệt với những quốc gia Hồi giáo khác ở khu vực Trung Đông như Ả rập 5TKuwait5T, 5TQatar5T,
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, 5TOman5T, 5TYemen5T, 5TBahrain5T, 5TIraq5T …[96]. Từ một đế quốc suy
tàn, bị xâu xé bởi quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất, trở thành một quốc gia tân
tiến ngày nay.
Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xung đột giữa nhà nước thế tục Thổ và các tổ chức Hồi giáo,
như đã nói trên, ngày càng thêm trầm trọng bởi nhiều lý do. Năm 1980, lệnh cấm đội khăn trùm đầu
ở trường Đại học được ban hành tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây nên làn sóng phẫn nộ nơi cộng đồng Hồi
giáo, bởi lệnh cấm này đã tước mất cơ hội được học Đại học của nhiều nữ sinh Hồi giáo. Điều này
đã khơi dậy những mâu thuẫn vốn có giữa những tổ chức Hồi giáo và nhà nước thế tục. Đây cũng là
sự kiện đã được nhà văn Orhan Pamuk phản ánh trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy của ông – cuốn
Tuyết – sự kiện này được nhà văn mô tả như một nguyên nhân dẫn đến những vụ tự tử hàng loạt của
các nữ sinh nhằm bảo vệ quyền được đội khăn trùm đầu, và trở nên hành động “châm ngòi” cho
hành vi khủng bố của những tổ chức Hồi giáo cực đoan nhắm vào các tổ chức lãnh đạo thế tục.
Trở lại vấn đề trên, năm 2008, trước khi Tổng thống Abdullah Guel phê chuẩn dự luật bãi bỏ
lệnh cấm đội khăn trùm đầu đối với nữ sinh tại các trường Đại học vào ngày 9/2, ông đã “vấp” phải
sự phản đối dữ dội của một bộ phận không nhỏ người dân Thổ thuộc đảng phái đối lập theo đường
lối thế tục triệt để. Hơn 100.000 người đã đổ về quảng trường của thủ đô Ankara ngày 3/2/2008 để
biểu tình phản đối dự luật này. [90] Bên cạnh đó, Đảng Nhân dân Cộng hòa Thổ ( đảng đối lập theo
đường lối thế tục triệt để ) cũng đã có lời đe dọa rằng họ sẽ kiện lên Tòa án Hiến pháp vì cho rằng
việc bỏ lệnh cấm đội khăn trùm đầu tại các trường đại học vi phạm nguyên tắc thế tục.
Như vậy, có thể thấy rằng, tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ là một vấn đề có ảnh hưởng nhiều mặt
trong đời sống xã hội của đất nước này. Điều này chính là một thử thách lớn đối với những người
cầm quyền, làm sao để đưa Thổ Nhĩ Kỳ khi bước vào thế kỷ 21 sẽ có thể đạt được sự hòa hợp, bình
đẳng trong quyền lợi của những người thế tục và những tín đồ Hồi giáo.
1.1.3 Tiền đề sắc tộc và nhân quyền
Không chỉ là một quốc gia đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển nhiều
biến động, sở hữu một nền văn hóa đậm nét truyền thống lẫn hiện đại, kết tinh của nhiều nền văn
minh lớn trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ còn là một đất nước đang phải đối mặt với những “bài toán” nan
giải có liên quan đến vấn đề sắc tộc và nhân quyền, từ những năm đầu của chế độ Cộng hòa thế tục
do Mustafa Kemal thiết lập.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, ngoài sắc tộc chính là người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, các 5Tnhóm dân
tộc5T thiểu số được đề cập tới trong văn bản 5THiệp ước Lausanne5T (hiệp ước hình thành giữa Mustafa
Kemal và quân đồng minh sau đại chiến thế giới lần thứ nhất) bao
gồm 5TArmenia5T, 5THamshenis5T, 5TLevant5T, 5TOssetians5T, 5TPomaks5T và 5TRoma5T (Roma là tên gọi người Gypsy).
Ngoài ra, còn một bộ phận dân cư thuộc những sắc tộc khác như 5TAbkhazia5T, 5TAlbania5T, 5TẢ
Rập5T, 5TBosna5T, 5TChechen5T, 5TCircassia5T, 5TGrizia5T, 5TKabard5T, 5TKurd5T, 5TLaz5T và 5TZaza5T...
Trong suốt tiến trình phát triển từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã luôn xảy ra
những vấn đề phức tạp, có liên quan chủ yếu đến nhóm dân tộc thiểu số Armenia và tộc người Kurd.
Vào thế kỷ 16, vùng đất người Kurd sinh sống đã sớm bị chia cắt bởi sự tranh giành kéo dài
nhiều năm giữa đế quốc Ba Tư và đế quốc Ottoman. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết
người Kurd sống ở tỉnh Kurdistan, thuộc lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Sau khi đế quốc Ottoman
sụp đổ, quân đồng minh đã thỏa thuận và lên kế hoạch chia lãnh thổ của đế quốc này thành vài nước.
Theo Hiệp ước Sèvres được thiết lập khi đó : Kurdistan, cùng với Armenia, sẽ trở thành những nước
độc lập. Song Hiệp ước này đã không thực hiện được. Một thời gian sau đó, Kurdistan bị quân đội
do Mustafa Kemal lãnh đạo chiếm đóng, sự kiện này cùng những sức ép khác đã khiến quân đồng
minh chấp nhận đàm phán lại. Hiệp ước Lausanne được thành lập, và biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ
được hình thành như hiện nay với vùng đất của người Kurd sinh sống nằm trong biên giới Thổ. Các
vùng có người Kurd khác được giao cho Anh và Pháp kiểm soát để rồi trở thành các địa phương của
Iraq và Syria theo một số hiệp ước. Từ đó, tộc người Kurd mặc nhiên trở thành một bộ phận dân cư
thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ.
Không thể phủ nhận rằng Mustafa Kemal – vị tổng thống đầu tiên của Thổi Nhĩ Kỳ đã có
công lớn trong việc cải tổ chính trị, xã hội và văn hóa triệt để, đặt nền móng cho một đất nước tiến
bộ theo mô hình Tây phương. Song chính công cuộc cải tổ này, với mục tiêu hàng đầu là xây dựng
một đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đồng nhất về chủng tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo, với những biện
pháp quyết liệt, thậm chí hung bạo, cưỡng bức, đã gặp phải sự kháng cự của các tổ chức Hồi giáo và
dân tộc thiểu số, đặc biệt là Kurd và Armenia. Trong khi, theo CIA – The world factbook (một tổ
chức cung cấp thông tin về lịch sử, con người, chính phủ, nền kinh tế, địa lý... và các vấn đề xuyên
quốc gia) thì số người Kurd hiện sống ở Thổ Nhĩ Kỳ là 13 triệu (trong tổng số 26 triệu người Kurd
định cư rải rác trên toàn thế giới), chiếm khoảng 20% dân số Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1924, lệnh cấm
dùng tiếng Kurd của chính quyền Kemal ban hành đã khơi dậy làn sóng phẫn nộ, rồi biến thành
cuộc bạo loạn ở một bộ phận người Kurd. Cuộc nổi loạn này đã bị chính quyền Thổ đàn áp tàn nhẫn.
Từ đó các chính quyền Thổ và cộng đồng Kurd lâm vào vòng bạo lực, nổi dậy, đàn áp và khủng bố
tiếp nối nhau, kéo dài cho tới ngày nay, chủ yếu xoay quanh khát vọng đòi quyền độc lập – tự trị
của người Kurd tại Thổ.
Được thành lập vào những năm 1970, Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã phát động một
cuộc chiến tranh vũ trang chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1984, kêu gọi thành lập một nhà
nước Kurd tự trị tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức PKK bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU xem là nhóm khủng bố
và áp dụng những biện pháp đàn áp không khoan nhượng. Năm 2007, trước tình hình căng thẳng đó,
tổng thống Mỹ G.Bush đã cam kết sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh với tổ chức PKK. [71]
Cuộc chiến triền miên giữa hai bên từ năm 1984 tới nay đã làm hơn 40.000 người chết,
nhưng vẫn chưa hề có dấu hiệu kết thúc. Gần đây, vào tháng 6 năm 2010, một cuộc đổ máu bị xem
là nặng nề nhất trong nhiều năm qua xảy ra giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các du kích người Kurd,
khiến cho 11 binh sĩ chính phủ và 12 tay súng người Kurd thiệt mạng ở tỉnh Hakkari gần biên giới
với Iraq. Sau biến cố này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có lời tuyên bố gay gắt
rằng sẽ tận diệt các du kích của lực lượng nổi dậy người Kurd. [92]
Bên cạnh vấn đề trên, Thổ Nhĩ Kỳ còn phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến người
Armenia.
Vốn là một đất nước Thiên Chúa giáo, có nền văn hóa lâu đời và vị trí chiến lược, trải dài từ
bờ biển Đen đến biển Caspi và biển Địa Trung Hải, từ lâu Armenia đã trở thành đối tượng xâm
chiếm của nhiều đế quốc trên thế giới. Đến những năm 1500, Đế quốc Ottoman và Safavid Ba Tư
chia nhau cai trị Armenia. Về sau, lãnh thổ Đông Armenia (bao gồm các tiểu vương quốc Erivan và
Karabakh - khi đó thuộc Ba Tư) bị sáp nhập vào Đế quốc Nga trong những năm 1813 và 1828.
Dưới thời Ottoman, người Armenia và người Thổ Nhĩ Kỳ sống với nhau khá hòa thuận. Tuy
nhiên, khi đế chế Ottoman bắt đầu sụp đổ và đại chiến thế giới thứ nhất diễn ra, một phần lớn người
Armenia sống tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng vì “cuộc diệt chủng Armenia” do tổ chức Young Turks
(Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ) cầm quyền. Sự kiện này xảy ra vào khoảng năm 1915 - 1918, xuất phát từ
những thất bại quân sự trong cuộc chiến giữa Thổ và Nga trên dãy núi 5TCaucasus5T. Khi đó, có tin đồn
rằng các binh sĩ Armenia trong quân đội Thổ đã bỏ chạy về phía người Nga. Lời đồn đại trở nên
đáng tin cậy một phần bởi người Armenia – cũng như người Kurd – vốn không thuộc cộng đồng
dân Thổ Ottoman, và vẫn luôn có tư tưởng chống lại ách cai trị của người Thổ. Chính quyền Thổ, vì
vậy, đã kết án người Armenia về thất bại tại Caucasus và bắt đầu kế hoạch trục xuất và giết hại họ.
Cuối tháng 2 năm 1915, người Thổ bãi nhiệm các quan chức người Armenia. Họ chuyển các binh sĩ
người Armenia khỏi các đơn vị chiến đấu, đưa họ vào các binh đoàn lao công. Họ bỏ tù các sĩ quan
quân sự Armenia, ra sắc lệnh người Armenia không được phép mang vũ khí, bắt giữ những nhân vật
trọng yếu của Armenia : các nhà văn, nhà giáo, 5Tluật sư5T …và giết chết họ. Đồng thời, chính quyền
Thổ đã lập kế hoạch trục xuất người Armenia ra khỏi đất Thổ. Trong quá trình cưỡng bức người
Armeni di chuyển, nhiều người đã phản kháng, nhưng không thành công và đã bị giết chết. Nhiều
người đã bỏ chạy, một số trốn vào sa mạc khô cằn, để rồi bị tấn công bởi một bộ phận 5Tngười Kurd5T
cũng căm ghét người Armenia. Một số khác bị giam giữ và bỏ đói đến chết trong các trại tập trung ở
sa mạc. [46]
Những sự kiện từ năm 1915 tới năm 1918 được người Armenia và đại đa số các nhà sử học
phương Tây coi là những vụ thảm sát hàng loạt, với con số người chết lên đến hơn 1 triệu người
(Trong khi vào năm 1914 có khoảng 2 triệu người Armenia sống tại Thổ ) Vì lý do đó, cộng đồng
Do Thái Armenia đã từng vận động sự công nhận chính thức những sự kiện trên là vụ “diệt chủng”
từ hơn 30 năm nay. Tuy có nhiều nước, dưới sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ, đã không chính thức thừa
nhận những cuộc thảm sát người Armenia là diệt chủng, nhiều nước đã thông qua luật chính thức
công nhận thực tế cuộc diệt chủng: Pháp, Nga, Canada, Italia, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Hy
Lạp, Síp, Slovakia, Uruguay, Argentina, Ba Lan, Liban, Cộng đồng châu Âu, nhiều bang tại Hoa Kỳ.
Tuy sự thật đã rõ ràng, chính quyền Thổ cho đến ngày hôm nay vẫn không chấp nhận cụm từ
“diệt chủng” khi nhắc đến sự kiện đó và luôn đàn áp, trừng phạt nặng nề những người Thổ nào dám
nhắc đến trang sử đen tối này. Dù vậy, trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy của mình, cuốn Tuyết, nhà văn
Orhan Pamuk vẫn thẳng thừng phơi bày sự thật đó. Độc giả hẳn không quên đoạn đối thoại giữa Ka
và Ipek ở chương 4, khi cả hai “nói đến gian trưng bày riêng trong bảo tàng về cuộc thảm sát
Armenia” thì Ipek bảo : “một số khách du lịch đến đây chờ được xem chứng tích người Thổ tàn sát
người Armenia, cho tới khi kinh ngạc nhận ra câu chuyện hoàn toàn ngược lại” [40, tr.39]. Cũng
trong cuốn Tuyết, ở chương 31, trong cuộc họp chính trị, để phản bác những lời buộc tội phương
Tây về “các cuộc thập tự chinh, vụ sát hại dân Do Thái, những người bản xứ da đỏ ở Mỹ và số tín
đồ Hồi giáo Algeria bị Pháp giết”, có một nhân vật (nhà văn cố tình không nêu tên) đã đặt câu hỏi
thế này : “Hàng triệu người Armenia ở Kars và toàn xứ Anatolia đâu cả rồi ?”. Bằng giọng điệu
giễu cợt, nhà văn nói thêm : “Gã mật thám ghi chép mọi chuyện không nỡ ghi tên nhân vật này vì
thương hại. ” [40, tr.311].
Không chỉ viết sách, năm 2005, ông còn thẳng thừng phát biểu trên một tờ báo Thụy Sĩ rằng :
“Chúng ta đã giết hại 1 triệu người Armenia và 30.000 người Kurd trên đất này. Và không ai ở Thổ
Nhĩ Kỳ ngoài tôi dám nói lên sự thật này.” [68] Ông còn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng đó là
hai biến cố trọng đại mà cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có can đảm nhìn nhận.
Khi phát biểu về sự thảm sát người Armenia, và bênh vực người Kurd bị đàn áp ở Thổ Nhĩ
Kỳ, Pamuk đã gia nhập hàng ngũ với Kenzaburo Oe (đoạt giải Nobel năm 1994) và J.M. Coetzee
( đoạt giải Nobel năm 2003). Kenzaburo Oe đã nói về việc quân đội Nhật Bản bức tử dân Nhật và
J.M. Coetzee đã phát biểu việc người Nam Phi bị đàn áp. Các nhà văn trên đều là những giọng nói
mạnh mẽ của giới văn nghệ, đã lớn tiếng bênh vực nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Họ cũng đã dùng tiếng nói của mình để nói với thế giới thay cho những người không thể nói và
không có điều kiện để phát biểu ý kiến.
Và giải thưởng Nobel văn học năm 2006 được trân trọng trao cho Orhan Pamuk đã được
nhiều tổ chức nhân quyền và văn học quốc tế hoan nghênh nhiệt liệt, xem đó không chỉ là sự công
nhận một tài năng trong nền văn học thế giới, mà còn là một chiến thắng có ý nghĩa của quyền tự do
ngôn luận, là sự vinh danh cho những nhà văn can đảm bảo vệ cho sự tự do tư tưởng.
1.1.4 Tiền đề văn học
Theo một số tài liệu nghiên cứu khái quát về văn học Thổ Nhĩ Kỳ [94], nền văn học của đất
nước liên lục địa Âu – Á này có bề dày lịch sử khoảng 1.500 năm. Đây là cả một quãng đường dài,
ghi dấu rất nhiều thành tựu đáng chú ý. nhằm thấy được những ảnh hưởng nhất định của văn học
truyền thống cũng như đương đại đã để lại dấu ấn trên tác phẩm của ông. Cũng vì lý do đó, chúng
tôi chọn thời điểm thế kỷ 20 như một cột mốc phân chia sự xem xét, nhìn nhận về những thành tựu
mà nền văn học kéo dài 1.500 năm này đã đạt được.
1.1.4.1 UDấu ấn văn học Thổ Nhĩ Kỳ trước thế kỷ 20
Thế kỷ 10, 11 đánh dấu sự hình thành nền văn học dân gian Thổ Nhĩ Kỳ với ba thể loại
chính : sử thi, thơ ca dân gian, truyện kể dân gian. Nền văn học dân gian Thổ Nhĩ Kỳ thời kỳ này
không chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ cũng như nền văn học Ba Tư và Ả Rập (đây là điểm khác biệt
so với nền văn học viết Thổ Nhĩ Kỳ hình thành sau đó không lâu). Điểm đáng chú ý là, thơ ca dân
gian Thổ (bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ 13, với các nhà thơ nổi tiếng như Yunus Emre, Sultan
Veled, và Seyyad Hamza) chịu ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng Hồi giáo Sufi và Shia. Ngoài ra, thơ
ca dân gian Thổ còn đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nền âm nhạc dân gian truyền thống, bởi đa phần
chúng đã được sáng tác để hát (thường sử dụng trong các buổi họp mặt mang tính chất tôn giáo, có
vai trò tương tự các 5Tbài thánh ca5T của Tây phương).
Khác với văn học dân gian, văn học viết Thổ ( trước khi 5Tthành lập5T nước Cộng hòa Thổ Nhĩ
Kỳ vào năm 1923 ) lại có xu hướng chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ cũng như văn học Ba Tư và Ả
Rập. Hiện tượng này có thể được lý giải bởi bối cảnh lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm ấy : khoảng
cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 14, với sự cai trị của đế quốc Ba Tư hùng mạnh, mọi hoạt động kinh
doanh tại đây đều dùng tiếng Ba Tư, ít khi dùng tiếng Thổ. Nền văn học chịu ảnh hưởng của tiếng Ả
Rập và Ba Tư thời kỳ này đã được biết đến với biệt danh là “văn học Divan”. Nền văn học này tiếp
tục được phát triển cả sau khi đế quốc Ottoman xuất hiện (đầu thế kỷ 14).
Văn học viết thời Ottoman, xuất hiện cùng lúc với sự ra đời ngôn ngữ Thổ Ottoman (tiền
thân của tiếng Thổ hiện đại), bao gồm thơ và 5Tvăn xuôi5T. Trong đó, thơ ca - đặc biệt thơ Divan (với bề
dày lịch sử phát triển khoảng 500 năm) - là dòng văn học chiếm ưu thế. Thơ Divan, cũng giống như
thơ ca dân gian Thổ, chịu ảnh hưởng đậm nét bởi tư tưởng Hồi giáo Sufi. Không những thế, do chịu
ảnh hưởng của ngôn ngữ cũng như văn học Ba Tư và Ả Rập, thơ Divan còn chứa đựng một lượng
lớn biểu tượng, thể hiện sự hòa trộn giữa yếu tố thần bí tôn giáo và thế tục, làm nên ý nghĩa triết lý
sâu xa hàm ẩn trong các bài thơ.
Về văn xuôi, từ đầu thế kỷ 11 cho đến thế kỷ 19, văn xuôi Ottoman không chứa bất kỳ một
tác phẩm văn học hư cấu nào, điều này rất khác biệt với nền văn học phương Tây cùng thời. Theo
nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, văn xuôi Thổ Nhĩ Kỳ thời đế chế Ottoman đã xuất hiện một số
thể loại sau :
- Tarih : thể loại 5Tlịch sử5T. Đây là một thể loại mang giá trị truyền thống, với sự xuất hiện nhiều
tác giả nổi tiếng, bao gồm 5Tsử5T gia Asıkpasazade (thế kỷ 15), các sử gia Katib Celebi và Naima (thế
kỷ 17).
- 5TSeyahatname5T : thể loại 5Ttruyện5T du hành, với tác phẩm tiêu biểu là 5TSeyahatname5T của 5TEvliya
Celebi5T (thế kỷ 17). Trong Pháo đài trắng, một tiểu thuyết lấy bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 17, Orhan
Pamuk đã từng mô tả Evliya Celebi, với vai trò như một nhân vật lịch sử mà vị học giả người Ý đã
gặp gỡ trong những năm anh ta sống tại đất Thổ.
- 5TSefaretname5T : ghi chép những chuyến hành trình và trải nghiệm của 5Tđại sứ5T triều Ottoman,
điển hình là tác phẩm Paris Sefaretnamesi của 5TYirmisekiz Mehmed Celebi5T, đại sứ tại vương
triều 5TLouis XV nước Pháp5T khoảng năm 1718 - 1720
- Siyasetname : một loại tham luận chính trị mô tả hoạt động của nhà nước và cố vấn cho các
nhà cai trị, tiêu biểu là tác phẩm 5TSiyasatnama5T, được viết bằng tiếng Ba Tư của tác giả 5TNizam al-
Mulk5T. Ông cũng là vị 5Ttể tướng5T đã từng cộng tác với các nhà cai trị vùng Seljuk là 5TAlp Arslan5T
và 5TMalik Shah5T I vào thế kỷ thứ 11.
- Tezkire : hồ sơ ghi chép ngắn về 5Ttiểu sử5T của các nhân vật có tên tuổi. Một trong số những tác
phẩm nổi tiếng là Tezkiretu's-suaras - tiểu sử của các nhà thơ, viết bởi Latifi và 5TAsık Celebi5T vào thế
kỷ 16.
- Munseat : hồ sơ ghi chép, thu thập các bài viết và thư từ của những nhân vật nổi tiếng (giống
như bộ sưu tập những bức thư nổi tiếng của phương Tây)
- Munazara : hồ sơ ghi chép, thu thập 5Tcác cuộc tranh luận5T tôn giáo hay triết học tự nhiên.
Đầu thế kỷ 19, đế chế Ottoman rơi vào tình trạng suy thoái. 5TQuốc vương Selim III5T (1789 -
1807), đã cố gắng cứu vãn tình trạng này bằng con đường cải cách xã hội, nhưng không đạt hiệu quả.
Phải đến sau khi 5TSultan Mahmud II5T tiêu diệt được các quân đoàn Janissary năm 1826, công cuộc cải
cách ấy mới bắt đầu đạt được những thành công nhất định.
Những cải cách này cuối cùng đã thực sự lan rộng trong phạm vi khắp đế quốc vào 5Tthời kỳ
Tanzimat5T (khoảng năm 1839 – 1876 dưới triều vua Abdul Mecid I, người kế tục Sultan Mahmud II).
Thời kỳ này, nhiều hệ thống quản lý dưới thời Ottoman được tổ chức lại, chủ yếu theo mô hình
nước 5TPháp5T.
Cùng với sự cải cách chế độ Ottoman, tiến trình cải cách trong văn học cũng được diễn ra.
Nói chung, cải cách văn học tập trung trong hai lãnh vực : ngôn ngữ và thể loại. Nhiều nhà cải cách
kêu gọi từ bỏ truyền thống thơ Divan và quay về truyền thống dân gian. Những thể loại văn học mới
được đưa vào văn học Ottoman, trước hết là tiểu thuyết và truyện ngắn. Xu hướng này bắt đầu vào
năm 1861, với bản dịch ra tiếng Thổ Ottoman của cuốn tiểu thuyết 5TLes aventures de Télémaque5T
(Những cuộc phiêu lưu của Télémaque) của 5TFrancois Fénelon5T sáng tác năm 1699, dịch bởi Yusuf
Kamil Pasha - 5TĐại tể tướng5T dưới triều 5TQuốc vương Abdulaziz5T.
Do quan hệ lịch sử gần gũi với 5TPháp5T, nền 5Tvăn học Pháp5T đã đưa những ảnh hưởng lớn của
phương Tây đến văn học Thổ trong suốt nửa cuối thế kỷ 19. Kết quả là, nhiều chuyển biến nổi bật ở
Pháp trong thời kỳ này cũng diễn ra tương tự tại Đế chế Ottoman. Chẳng hạn, trong quá trình phát
triển truyền thống văn xuôi Ottoman, ảnh hưởng của 5Tchủ nghĩa lãng mạn5T có thể thấy trong giai đoạn
Tanzimat, và phong trào theo ._. một thế giới khác.” [80]
Và ta có thể nói như thế về tác phẩm của chính Pamuk – người nghệ sĩ đơn độc trong hành
trình bất tận của riêng mình. Thế giới ngôn từ mà ông – người thợ thủ công lành nghề - đã cần mẫn
chuyên tâm tạo dựng, sau cùng đã chuyển dịch đến với bạn đọc khắp nơi, hình thành trong tâm trí
chúng ta những thế giới mới mẻ và kỳ thú, cho chúng ta được sống nhiều hơn, phong phú hơn, sâu
sắc hơn…
4.2.2 Huzun - hành trình của một nỗi niềm
Để có thể cảm nhận và thấu hiểu trọn vẹn chiều sâu tiểu thuyết của Orhan Pamuk, người đọc
không thể bỏ qua những khám phá về một nỗi niềm mang ý nghĩa lịch sử gắn liền với đất nước, với
con người Thổ Nhĩ Kỳ. Nỗi niềm đó, trong suốt cuộc đời gắn bó với Istanbul, với từng cây cầu,
từng con đường, từng góc phố, bờ sông… của thành phố này, nhà văn đã tự mình cảm nghiệm. Tất
cả các tiểu thuyết của ông đều phảng phất âm hưởng của nỗi niềm ấy.
Nỗi niềm ấy được gọi tên là “huzun”.
Trong tác phẩm Istanbul – Hồi ức và thành phố gồm 37 chương, nhà văn đã dành chương thứ
10 để giải thích cặn kẽ về khái niệm huzun. Huzun trong tiếng Thổ mang nghĩa là “buồn”, là tình
cảm mất mát sâu xa về tinh thần. Và ở đây, Pamuk cảm nhận huzun “không phải như nỗi buồn của
một con người cô đơn, mà là cái tâm trạng u tối mà hàng triệu con người cùng chia sẻ” [37, tr.139]
Và như vậy, nỗi niềm ấy càng trở nên trĩu nặng hơn, lớn lao hơn… Để cụ thể hóa khái niệm này,
nhà văn sử dụng một câu trần thuật với những thành phần liệt kê liên tục kéo dài gần 8 trang giấy,
trong đó, từ đời sống sinh hoạt con người với đủ mọi hoạt động lặt vặt như lau sàn, chờ xe buýt,
chơi banh trên phố, tụ tập tại quán xá, xếp hàng mua sắm ở chợ trời… cho đến cảnh tượng những
tòa nhà bằng gỗ từng là biệt thự của các pasha nay trở thành trụ sở cơ quan, những khu nhà bạc
phếch nắng mưa, những bức tường thành phố điêu tàn đổ nát từ thời tận cùng đế chế Byzance,
những chiếc xe cũ kỹ trên các đại lộ bẩn thỉu, những giáo đường có tuổi thọ hàng trăm năm ngày
một xuống cấp trong sự thờ ơ của chính quyền, những đài phun nước đã từng có lúc mang vẻ đẹp
lộng lẫy nhưng giờ đây đã đổ nát, khô cạn…đều được mô tả tỉ mỉ [37, tr.141-148] Cảnh tượng ấy
chính là một phần sống động của những tàn tích thuộc về một nền văn minh hiển hách đã qua. Nó
không chỉ được biểu hiện ở những thánh đường, những ngọn tháp to lớn, mà còn hiện diện trong đời
sống của người dân Istanbul nói riêng và người dân Thổ Nhĩ Kỳ nói chung từ chính những cái li ti,
nhỏ bé nhất, để rồi trở thành “một cảm giác chung, một bầu không khí và một văn hóa được chia sẻ
bởi hàng triệu con người”, để rồi “tẩm vào người dân sống chung chạ với chúng một nỗi đau trong
tim” [37, tr.150].
Và đó cũng chính là những gì đã hun đúc nên thế giới tâm hồn của Orhan Pamuk, là cội
nguồn cho sức sáng tạo không mệt mỏi của ông. Sự thành công liên tiếp mà các tiểu thuyết của
Pamuk đạt được một phần bắt nguồn từ khả năng thấu suốt những nỗi niềm vô cùng tinh tế ấy của
chính dân tộc mình. Để rồi, độc giả thế giới bàng hoàng nhận ra rằng, cảm giác thất bại, mất mát,
nỗi sợ bị bỏ lại bên lề, mặc cảm vô danh, vô giá trị… đâu chỉ là nỗi niềm huzun của một mình người
dân Thổ.
Thật vậy, cảm giác tự ti giấu dưới vỏ bọc cao ngạo nhưng không giấu được niềm khao khát
trước nền văn minh Tây phương (mà người nô lệ Italia chính là đại diện) của Hoja trong Pháo đài
trắng còn có thể gọi là gì, nếu không phải là tâm thức chung của dân tộc Thổ đương đại, một dân
tộc vừa bước ra khỏi quá khứ huy hoàng và giờ đây đối mặt với những đổ nát suy tàn của thời kỳ
hậu đế chế? Niềm sùng kính trước những kiệt tác hội họa truyền thống Ba Tư – Ottoman, nỗi đau
khổ khi chứng kiến nghệ thuật tiểu họa truyền thống dần mai một, tâm trạng vừa khao khát vừa thù
địch trước sức thu hút của nghệ thuật hội họa Tây phương… ở Osman,Yeytin, Enishte - những nhà
tiểu họa tài ba trong Tên tôi là Đỏ còn có thể gọi là gì, nếu không phải là tâm thức chung của mỗi
người dân Thổ đương đại, mãi ôm ấp những ký ức thơ mộng đẹp đẽ của một nền văn minh đã qua
và nay chỉ còn là những điêu tàn ghi dấu sự thất bại đau xót, dẫn đến cảm giác mặc cảm của cả một
dân tộc trước các quốc gia Châu Âu, trước Tây phương, dẫn đến “sự hăm hở Tây phương hóa”, “sự
hối hả tìm đủ mọi cách xóa nhòa quá khứ” nhằm “lấp đầy sự trống rỗng” [37, tr.52] ? Và nỗi lo sợ
bị bỏ rơi, bị khinh rẻ, bị cô lập, nỗi cô đơn bởi không được thấu hiểu… của nhân vật Ka giữa cơn
bão tuyết tại thành phố Kars trong tiểu thuyết Tuyết còn có thể gọi là gì, nếu không phải là tâm thức
chung của con người Thổ đương đại giữa những cơn giông bão mịt mù của một thế giới không một
ngày im tiếng súng, một thế giới đang “tự hủy hoại mình bởi bạo lực và những ý đồ chính trị điên
rồ” [40, tr.194] mà sau hai cuộc thế chiến, sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ có thể xem là
một nỗi kinh hoàng mới bao trùm toàn thế giới ?
Có lẽ, đó không chỉ là những cảm xúc gắn với tâm thức của riêng một Istanbul hay riêng một
dân tộc Thổ.
Đó còn là những nỗi niềm cốt tử của cả nhân loại. Của những con người chỉ biết tìm đến các
thế lực siêu nhiên, hoặc đóng cửa rút cầu nấp kín trong vỏ ốc của chính mình, hoặc thậm chí tìm đến
cái chết để tìm quên nỗi thống khổ, nỗi đơn côi mà họ phải gánh chịu do nghèo đói, áp bức, bất
công, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, mưu đồ chính trị... Đó là nỗi niềm của những cô gái tự
sát một cách “chóng vánh và tuyệt vọng” [40, tr.19], bằng đủ mọi cách thức và phương tiện : treo cổ,
bắn vào đầu, uống thuốc trừ sâu… mà “không hề có dấu hiệu báo trước” [40, tr.18]. Đó là nỗi niềm
của Muhtar, một người Kurd – một trong những con người cô đơn, mang nặng nỗi niềm và tâm thức
huzun của cả một cộng đồng với “mặc cảm tội lỗi và đè nén tâm lý mà ông ta vẫn gánh chịu bởi cái
nghèo và dốt của nước mình” [40, tr.76], gánh chịu cả thái độ kỳ thị của chính quyền, đến mức đã
từng có lần“quyết định im lặng rời bỏ cuộc đời này” trong một đêm đông, anh ta nằm “dang chân
dang tay trên vỉa hè đóng băng dưới một gốc cây, bắt đầu nằm đợi cái chết đến” [40, tr.63] để rồi
sau cùng anh ta chỉ tìm được sự giải thoát trong việc cầu nguyện với Allah, trong hoạt động chính
trị với đảng Phồn vinh – “đảng có tiêu chí hàng đầu là tôn giáo và tâm linh” [40, tr.67]. Đó còn là
nỗi niềm của những người dân nghèo ở Kars, bất lực và yếu đuối trước những xung đột chính trị -
to6nb giáo, chỉ biết tự vệ bằng cách đóng cửa, co cụm trong nhà, ngồi trước màn ảnh truyền hình
mỗi tối và xem phim Marirana. Đó có lẽ cũng là nỗi niềm của tên khủng bố thuộc nhóm “Chiến
binh vì công lý Hồi giáo” đã hạ sát ông Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm, của Lam – kẻ đứng
đầu nhóm Hồi giáo cực đoan, là những con người mang nặng nỗi sợ bị sỉ nhục, nỗi mặc cảm mình
chẳng là gì trong thế gới này… dẫn đến hành vi bạo lực như một cách thức nông nổi để tự vệ, để
khẳng định vị thế của mình. Và đó cũng là nỗi niềm của Ka, con người suốt đời chỉ khao khát tình
yêu và thi ca, nhưng vị thế của kẻ lưu vong luôn đè nặng mặc cảm trong tâm trí ông, luôn khiến ông
sống trong nỗi sợ bị bỏ rơi, bị khinh miệt. Vì thế mà Ka luôn tự dày vò bản thân với những ý nghĩ
về sự bất hạnh, sự từ khước mà ông nghĩ người khác sẽ dành cho ông, như một cách đối mặt với đau
khổ có thể đến. Chẳng hạn, khi đang ôm Ipek, Ka đã tưởng tượng rằng “cô sẽ khước từ ông, rằng sự
gần gũi đang nảy nở sẽ đột ngột tan vỡ, và niềm hạnh phúc không xứng đáng của ông sẽ biến thành
sự khước từ và tủi hổ xứng đáng” [40, tr.103]
Những cô gái tự sát, những người dân Kars, Muhtar, Lam, và cả Ka nữa, chính là hình ảnh
của nhân loại hôm nay, đang ngập chìm trong huzun – trong nỗi sầu tư có lẽ không của riêng một
hậu đế chế.
Con đường nào có thể giải phóng nhân loại khỏi nỗi thống khổ này?
Thấu hiểu, chấp nhận, phơi bày mọi khía cạnh chân dung tinh thần của con người trong
những biến chuyển thời cuộc chính là sứ mệnh của nhà văn. Và Orhan Pamuk vui lòng nhận lãnh sứ
mệnh đó. Ông đã từ chối con đường học tập kiến trúc – con đường xây dựng địa vị và danh vọng
của bản thân, để chọn lấy con đường của một nhà văn - con đường có hạnh phúc và cả nỗi đau, con
đường có vinh quang và cả nhục nhằn, có sự sẻ chia và cả sự từ khước… con đường của nghệ thuật
chân chính.
Trong tác phẩm Istanbul – Hồi ức và thành phố, Orhan Pamuk đã dành trọn chương 7 để viết
về nhà danh họa Melling – một người Châu Âu đã từng sống và làm việc dưới triều vua Ottoman
Selim III - với 48 bức tranh khắc phong cảnh thành phố Istanbul và vịnh Bosphorus mang vẻ đẹp
hài hòa thơ mộng gợi “một viễn ảnh về thiên đàng” [37, tr.110]. Sau những nhận xét thể hiện óc
quan sát và khả năng cảm thụ hội họa vô cùng tinh tế về những tác phẩm của Melling, Orhan Pamuk
đưa đến kết luận rằng Melling “nhìn thành phố Istanbul như là một người Istanbul, nhưng lại vẽ nó
như là một người Tây phương với con mắt tinh tường” và vì thế, dưới bàn tay tài hoa, Melling đã
khiến những bức họa của ông trở thành “nơi chốn của một cái đẹp tuyệt trần” [37, tr.115]
Phải chăng những bức họa được vẽ bằng khả năng pha trộn hài hòa giữa tâm hồn dân tộc Thổ
và bút pháp Tây phương của Melling chính là một ẩn dụ cho con đường giải thoát chính dân tộc Thổ,
cho nhân loại khỏi nỗi buồn huzun?
“Cả Đông lẫn Tây đều thuộc về Thượng Đế” [39, tr.224] Nhân vật Enishte – một trong các
nhà tiểu họa từng trải trong Tên tôi là Đỏ đã mượn lời kinh Koran ấy để trả lời cho nỗi băn khoăn
khi đứng trước sự lựa chọn phong cách vẽ tranh minh họa của nhân vật Zeytin. Vẽ theo truyền
thống phương Đông Hồi giáo hay vẽ theo phong cách Tây phương? Sự phân biệt khu vực, ranh
giới… hay bất cứ vấn đề nào khác cho rạch ròi, liệu có thực sự cần thiết không? Khi bản thân nghệ
thuật nói riêng, và mọi thứ trong cuộc sống chúng ta nói chung, đều là một sự hòa trộn? Chẳng phải
bậc thầy Bihzad và nền hội họa Ba Tư huy hoàng chính là kết quả của sự kết hợp phong cách minh
họa kiểu Ả Rập và nền hội họa Trung Hoa - Mông Cổ đó sao? Và cuốn Shahnameh – món quà hữu
nghị chứa đựng những kiệt tác minh họa do vua Tahmasp gửi đến vua Ottoman Selim II – chẳng
phải là kết quả sự kết hợp phong cách vẽ Ba Tư và sự tinh tế của người Thổ Nhĩ Kỳ đó sao? Kết
thúc của Pháo đài trắng, với sự tráo đổi thân phận lạ lùng giữa hai nhân vật “tôi” và Hoja chẳng
phải đã chứng minh rằng con người ở đâu cũng giống nhau, do đó có khả năng thấu hiểu nhau đến
mức có thể sống cuộc đời của nhau – đổi chỗ cho nhau – đó sao?
“Cả Đông lẫn Tây đều thuộc về Thượng Đế”. Đúng vậy, như lời Orhan Pamuk thổ lộ trong
một cuộc phỏng vấn : “vấn đề thật sự bây giờ không phải là các nền văn minh mà là những cuộc
đời con người, những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày - màu sắc, mùi vị, bầu không khí
và những câu chuyện nho nhỏ hằng ngày ta sống.” [54] Orhan Pamuk luôn phủ định vai trò là
người bắc nhịp cầu cho các nền văn minh, bởi ông muốn sống trọn vẹn với vai trò của một nhà văn
chân chính. Nhưng những tiểu thuyết của ông – một cách tự nhiên đến kỳ diệu - đã trở nên như
những nhịp cầu đầy thiện chí dẫn đường cho con người nhân loại đến với nhau. Để rồi, từ khắp nơi
trên địa cầu, con người nhận rằng : quan tâm đến cuộc sống với biết bao điều vụn vặt thú vị, tôn
trọng những khác biệt, bao dung với sai lầm, xót thương trước nỗi đau và sự mất mát… chính là
những gì chúng ta có thể làm được, để xây dựng một thế giới của ngày mai, thế giới không có trung
tâm, thế giới tựa như những bức họa của Melling : “chuyển động theo chiều ngang”, “cứ thế nảy nở,
cứ thế mở rộng mãi ra” [37, tr.114] mở ra một “viễn ảnh về thiên đàng” [37, tr.110] - viễn ảnh của
con người tự do, thoát khỏi mọi ám ảnh…
KẾT LUẬN
1. Tiếp thu những thành tựu nổi bật của nền văn học dân tộc – một nền văn học hình thành trên
nền tảng văn học dân gian thấm nhuần tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh của cả dân tộc và được
hoàn thiện bởi ảnh hưởng tích cực từ nền văn hóa vĩ đại của đế chế Ba Tư, để rồi kết hợp với các
trào lưu văn học mới mẻ phương Tây dưới triều đại của nhiều đế vương Ottoman tiến bộ - đồng thời
nỗ lực học hỏi, thử nghiệm những khuynh hướng sáng tạo trong nghệ thuật tiểu thuyết đương đại
thế giới, sau hơn ba mươi năm miệt mài trong nghiệp văn chương, cho đến nay, nhà văn người Thổ
Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk đã khẳng định được vị trí của mình với 8 tiểu thuyết gây được tiếng vang và
nhiều tiểu luận sắc sảo, có giá trị.
Tác phẩm của Orhan Pamuk chẳng khác nào như một tấm gương soi trong sáng phản ánh
một cách sắc nét, trung thực bức tranh cuộc sống thời đại không chỉ của dân tộc ông. Và dù được
thể hiện bằng cách thức nào, những câu chuyện thế sự trong các tiểu thuyết của Orhan Pamuk vẫn
luôn hướng về những vấn đề mang ý nghĩa “cốt tử” với con người nhân loại : đó là thân phận con
người trong cơn bão vần xoay của thời đại. Nơi đó, con người hoặc rơi vào tình trạng hoang mang
không biết mình là ai, hoặc đã đánh mất chính mình trước những tư tưởng tôn giáo cực đoan, trước
những quan niệm phân biệt chủng tộc hẹp hòi bảo thủ, trước những tham vọng hay thù hận điên
cuồng che phủ lý trí… để rồi phải chịu nhiều đau khổ trên hành trình kiếm tìm chính mình – cũng là
hành trình kiếm tìm lẽ sống. Những câu chuyện của Orhan Pamuk, vì thế, không chỉ là chuyện kể.
Đó là sự thật. Là chính cuộc sống. Là những trải nghiệm nhân sinh thấm thía của chính nhà văn. Và
rồi, khép trang sách lại, chúng ta hiểu ra rằng ta vừa dõi theo không chỉ hành trình của hai kẻ song
trùng kỳ lạ trong Pháo đài trắng, không chỉ hành trình của Siyah, Shekure hay Yeytin… trong Tên
tôi là Đỏ, không chỉ hành trình của Ka trong Tuyết, mà chính là ta đang dõi theo bản thân mình, tìm
hiểu về chính mình và hiểu về những – kẻ - khác – mình. Để rồi, trong cuộc đời, chúng ta biết chấp
nhận, biết bao dung, biết yêu thương nhiều hơn. Ta nhận ra, tiểu thuyết của Orhan Pamuk tự nó đã
là lời gợi ý một giải pháp tốt đẹp dựa trên sự cảm thông, đối thoại thay vì sự khiêu khích, đối đầu…
cho những mâu thuẫn đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới hiện nay. Đó cũng là quan
niệm sáng tác đã chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của nhà văn. Và đó cũng chính là điểm sáng đã
làm nên diện mạo riêng biệt của nhà văn Orhan Pamuk, góp phần đưa văn học Thổ Nhĩ Kỳ đến với
cộng đồng văn học thế giới.
2. Trên hành trình văn chương của mình, với sự kiên nhẫn bền bỉ chỉ có thể sánh với sự tỉ mỉ
của một nhà tiểu họa Ba Tư như nhà văn đã từng miêu tả trong Tên tôi là Đỏ, Orhan Pamuk đã xây
dựng những tiểu thuyết của ông với sự pha trộn, kết hợp nhiều thủ pháp sáng tác mang dấu ấn từ cổ
điển cho đến hiện đại, hậu hiện đại.
Trước hết, kết cấu lồng ghép với sự xuất hiện nhiều “tiểu truyện” được gắn kết vào dòng kể
của truyện trung tâm được sử dụng trong những tiểu thuyết có bối cảnh lịch sử thế kỷ 16, 17 như
Pháo đài trắng, Tên tôi là Đỏ đã tạo cho tác phẩm một bầu không khí bàng bạc xa xôi, phảng phất
dư âm của Nghìn lẻ một đêm, đồng thời cho thấy khả năng kết hợp một cách linh hoạt giữa truyền
thống giàu có của xứ sở phương Đông và yếu tố hiện đại phương Tây nơi ngòi bút nhà văn.
Bên cạnh đó, xuất phát từ khát vọng thể hiện cuộc sống với mọi chiều kích của nó, nhà văn
đã xây dựng thế giới nhân vật vô cùng phong phú, với nhiều kiểu dạng nhân vật : nhân vật vô danh,
nhân vật song trùng, nhân vật kỳ ảo – khác thường, nhân vật lưu vong – cô đơn… Tất cả đều được
nhà văn khắc họa đời sống nội tâm phức tạp với đủ mọi cung bậc cảm xúc, mọi nỗi buồn vui trăn trở
đời người. Qua đó nhà văn không chỉ khắc họa bức chân dung sống động về dân tộc, con người quê
hương ông với những nét bản sắc, văn hóa riêng, mà còn gợi ta nghĩ đến những con người đông đảo
ngoài kia : những con người ta không biết mặt biết tên, những con người - nhân loại. Và chúng ta –
những độc giả bốn phương – hoàn toàn có thể chia sẻ cùng nhà văn những trăn trở về phận người
trong cuộc đời này.
Không gian – thời gian nghệ thuật cũng là khía cạnh đặc sắc góp phần làm nên sức hấp dẫn
cho tiểu thuyết của Orhan Pamuk. Sự kết hợp tái hiện không gian lịch sử và không gian đời thường
trong tác phẩm đã dẫn đưa người đọc đến với vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của những giá trị văn hoá ngàn
đời - cội nguồn cốt cách của người dân Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời mang đến cho chúng ta những hiểu
biết vô cùng phong phú, thú vị về đời sống sinh hoạt của họ - những con người thuộc về một vùng
đất xa xôi, một nền văn hóa mới mẻ, thú vị. Song song với việc xây dựng không gian bên ngoài -
không gian của sự kiện, nhà văn chú trọng khắc họa không gian bên trong - không gian của cá nhân,
của riêng tư, nơi nhân vật bộc lộ trọn vẹn đời sống tinh thần hết sức tinh tế, phức tạp của mình. Tất
cả được đặt vào trong mạch tự sự biến hóa linh hoạt của tác phẩm, với những thủ pháp dồn nén hoặc
kéo căng thời gian, kết hợp đan xen hồi ức và hiện tại… Đây chính là đặc điểm nổi bật của lối viết
hậu hiện đại trong văn phong của Orhan Pamuk.
Một điểm đặc sắc nổi bật nữa trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk là giọng điệu trần thuật
đậm chất triết luận bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân, những ưu tư về cuộc đời, về con người
suốt ba mươi năm cầm bút của nhà văn. Giọng điệu triết luận ấy có khi được thể hiện qua những
dòng trữ tình ngoại đề rải rác giữa những sự kiện trong tác phẩm, cũng có khi bộc lộ trong dòng độc
thoại nội tâm, trong những lời đối thoại đầy ẩn ý của các nhân vật … đã góp phần tạo nên chiều sâu
tư tưởng cho tác phẩm.
Một nét hấp dẫn khác chính là tính đa thanh trong giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Các
nhân vật trong tiểu thuyết của ông luôn cố gắng vượt ra ngoài bản thân mình, thâm nhập vào
những cuộc đối thoại với những ý thức khác ở ngoài mình và cả ở trong mình. Trong những
cuộc đối thoại đó, con người tự mình giải đáp, tự mình bộc lộ mình một cách tự do. Mỗi nhân vật
của nhà văn đều có “giọng nói” riêng, một “sự thật” của riêng mình, trong sự đối chiếu và va chạm
với những “giọng nói” và “sự thật” của các nhân vật khác. Quá trình đối sánh và tự đối sánh này
thường làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt của các nhân vật, làm sáng rõ cá tính và nét
độc đáo không nhầm lẫn giữa họ, đồng thời cho thấy quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm
về một thế giới không có trung tâm, một thế giới nghệ thuật tạo nên bởi sự đan dệt, hòa trộn. Nơi
thế giới ấy, chẳng có sự phân biệt Đông hay Tây, hay bất cứ một sự phân biệt nào khác.
Là một cá nhân sống giữa lòng thời cuộc, Orhan Pamuk nhìn thấy được bản chất đầy mâu
thuẫn của cuộc sống. Nghệ thuật tiểu thuyết của Orhan Pamuk, vì thế, là một sự đan dệt, hòa trộn vô
cùng thú vị. Bằng cái nhìn tinh tế và đầy thiện chí, bằng sức sáng tạo bền bỉ, Orhan Pamuk đã đóng
góp cho bức tranh tiểu thuyết hiện đại những gam màu mới mẻ, mạnh mẽ - sự kết hợp tuyệt vời giữa
sức sống văn chương truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ quê hương ông và những làn gió thời đại.
Theo lời nhà văn đã từng khẳng định sau khi đoạt giải Nobel văn học năm 2006 : “giải
thưởng này không làm thay đổi bản thân tôi” và ông vẫn “nuôi dưỡng cảm xúc cho những cuốn tiểu
tuyết tiếp theo” [83], độc giả chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vững chắc rằng sự nghiệp của ông
sẽ không chỉ dừng lại với những Pháo đài trắng, Tên tôi là Đỏ hay Tuyết. Hành trình khám phá
năng lực sáng tạo dồi dào của nhà văn người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk – vì vậy – sẽ luôn luôn rộng
mở. Với tầm vóc và khả năng còn nhiều hạn chế, người viết hiểu rõ mình chưa thể bao quát hết mọi
khía cạnh nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn chỉ trong phạm vi một luận văn cao học. Vì vậy, với
những nỗ lực học hỏi, trau dồi mỗi ngày, chúng tôi mong muốn mình sẽ còn có cơ hội tiếp tục con
đường nghiên cứu văn chương – cách riêng đối với tiểu thuyết của Orhan Pamuk – không chỉ để
làm đầy hành trang kiến thức của bản thân, mà còn để khám phá niềm hạnh phúc bất diệt của việc
đọc – như chính nhà văn đã từng khẳng định : “đọc là dựng nên một bộ phim của văn bản trong đầu
cho mình” bởi, muốn “nhìn thấy thế giới mà tác giả tưởng tượng, tìm thấy niềm vui trong thế giới
đó, người ta phải vận dụng trí tưởng tượng của mình. Bằng việc trao cho ta ấn tượng của không chỉ
là kẻ quan sát một thế giới tưởng tượng mà còn phần nào là người sáng tạo ra nó, sách trao cho ta
khoái cảm kín đáo của người sáng tạo. Và chính khoái cảm kín đáo đó khiến việc đọc sách, đọc
những tác phẩm văn chương lớn, thật hấp dẫn với tất cả mọi người” [76]
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH :
1. Aristotle (1997), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ (Biên dịch, 1983), Số phận của tiểu thuyết, NXB Tác
phẩm mới, Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hoài Thanh (Sưu tầm và biên soạn, 2004), Văn học
hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, NXB Hội nhà văn, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây, Hà Nội.
5. Vũ Bằng (1995), Khảo về tiểu thuyết, NXB Phạm Văn Tươi, Sài Gòn.
6. Lê Huy Bắc (1998), Ernest Hemingway - núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bakhtin M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội.
8. Bakhtin M (2004), Nguyên lí đối thoại, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM.
9. Bakhtin M (1998), Những vấn đề thi pháp Dostoevski (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương
Trí Nhàn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên, 2002), Giới thiệu Văn hóa phương Đông, Khoa Đông phương học –
Trường KHXH và NV.
11. Đào Ngọc Chương (2003), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway, NXB ĐH
Quốc gia TP.HCM.
12. 10TJean Chevalier, Alain Gheerbrant10T (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Phạm Vĩnh Cư,
Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vĩ dịch), NXB
Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.
13. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, NXB KHXH, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Dân (biên dịch giới thiệu, 1991), Văn học – Nghệ thuật và sự tiếp nhận , Viện
thông tin KHXH, Hà Nội.
15. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học phần tác phẩm văn học, NXB ĐH Quốc gia
TP.HCM.
16. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục.
17. Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay, NXB Văn học.
18. Đặng Anh Đào (2006), Việt Nam và phương Tây, tiếp nhận và giao thoa trong văn học, NXB
Giáo dục.
19. Bùi Đẹp (sưu tầm và biên soạn, 2003), Di sản thế giới chọn lọc, NXB Trẻ.
20. Lê Bá Hán (chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
22. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học, học văn, Trường CĐSP TP.HCM và Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội.
23. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
24. Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Nguyễn Viết Thắng (biên soạn), (2007), 103 nhà văn đoạt giải
Nobel (1901 – 2006), NXB Lao động.
25. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
26. M.B Khrapchenco (1998), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác
phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.
27. Milan Kundera (2001), Tiểu luận, (Nguyên Ngọc dịch), NXB Văn hóa thông tin.
28. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (2), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
29. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.
31. Azit Nexin (2002), Vua bóng đá, (Nghĩa Quốc Tâm dịch) NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
32. Azit Nexin (2003), Con cái chúng ta giỏi thật, (Vũ Ngọc Tân dịch) NXB Văn học, Hà Nội.
33. Azit Nexin (2001), Những người thích đùa, (Nam Hà tuyển chọn) NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
34. Azit Nexin (2003), Những người thích khóc, (Thái Hà dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
35. Azit Nexin (2003), Chuyện đời trong quán rượu, (Thái Hà, Đức Mẫn dịch), NXB Văn học, Hà
Nội.
36. Azit Nexin (2002), Chuyện tình đẫm lệ, (Thái Hà dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
37. Orhan Pamuk (2010), Istanbul, hồi ức và thành phố (Nguyễn Quốc Trụ dịch) NXB Văn học, Hà
Nội.
38. Orhan Pamuk (2008), Pháo đài trắng, (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch) NXB Trẻ, TP.HCM.
39. Orhan Pamuk (2008), Tên tôi là Đỏ, (Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh dịch) NXB Văn
học, Hà Nội.
40. Orhan Pamuk (2008), Tuyết, (Lê Quang dịch) NXB Văn học, Hà Nội.
41. G.N.Poselov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập I và II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
42. Todorov, T. (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
43. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, NXB Tri thức.
44. Hoàng Trinh (1999), Phương Tây – văn học và con người, NXB Hội nhà văn.
45. Lương Duy Trung (2004), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.
B. BÀI VIẾT :
46. Armenia
(5T
47. Azade Seyhan, Nhìn qua tuyết (Seeing through the snow)
(5T
48. Thiên Bình, Nỗi ám ảnh màu đỏ (5T
49. Char Simons, Nghệ thuật chết người của những bức chân dung (The deadly art of portraits)
50. Phan Nhật Chiêu, Orhan Pamuk – nghệ thuật không có trung tâm
(5T
51. Culture of Turkey
(5T
52. Dick Davis, Giết chóc và niềm vui ( Murder and joy)
(5T
53. Dieter Bednart – Annette Grossbongardt, Orhan Pamuk : Không ai buộc tôi sống lưu vong cả
( Hà Linh dịch từ Spiegel)
(5T
(5T
54. Elizabeth Farnsworth, Orhan Pamuk, người nối hai thế giới (Ngân Xuyên dịch)
(
55. Nguyễn Thị Hải Hà (2009), Đọc tác phẩm Snow (Tuyết) của Orhan Pamuk
(5T )
56. Nguyễn Chí Hoan, Về các tiểu thuyết của Orhan Pamuk : Cách làm cho thế giới hiện hữu
(
57. Lương Văn Hồng, Giải Nobel Văn học và toàn cầu hóa văn hóa
(5T
58. Horace Engdahl, Thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển (2006), Tuyên dương của Viện
Hàn lâm Thụy Điển, (Trần Tiễn Cao Đăng dịch từ tiếng Anh – Nguồn : website chính thức của Ủy
ban Nobel)
59. Hồi giáo
(5T
60. Mai Hiền, Người tôn vinh vẻ đẹp của Nỗi buồn Istanbul
(5T
61. Thanh Huyền, Orhan Pamuk và thành phố quê hương Istanbul
(5T
62. Thanh Huyền, Pamuk bàn về chiếc khăn trùm đầu của phụ nữ, (5T
63. Inrasara, Orhan Pamuk, lưu vong như là một định mệnh (Trích Tham luận : Orhan Pamuk, giữa
Đông và Tây tại Hội chợ sách TP.HCM lần 5-2008)
(5T
64. Đỗ Tuyết Khanh, (2006), Orhan Pamuk, nhà văn của những nhịp cầu
(5T
65. Kurdistan
(
66. Lea, Richard, Orhan Pamuk : Khi viết, tôi như một đứa trẻ ( Hà Linh dịch từ The Guardian)
(5T
67. Leyla Zana
(5T
68. Lộ kế hoạch ám sát nhà văn Orhan Pamuk
(
69. Mary Whipple, Tuyết (Snow)
(
70. Margaret Atwood, Chết vì khăn trùm đầu (Headscarves to die for)
(5T
71. Mỹ cam kết giúp Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh với Đảng PKK
(5T
72. Hoài Nam, Tên tôi là Đỏ : khi hai truyền thống hội họa gặp nhau
(5T
73. Hoài Nam, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam : truyện kể hay tiểu thuyết (vietnamnet.vn)
74. Dr. N.S.R. Ayengar, Đông – Tây gặp gỡ trong Pháo đài trắng của Orhan Pamuk (East-West
Encounter in Orhan Pamuk’s The white castle)
(5T pamuk’s5T the-white-
castle)
75. Jay Parini, Cướp biển, tổng trấn và nhà chiêm tinh hoàng gia (Pirates, Pashas and the Imperial
Astrologer)
(5T
76. Orhan Pamuk, Về việc đọc : ngôn từ hay hình ảnh (Lâm Vũ Thao dịch từ bài “On Reading:
Words or Images”, rút trong tập Other Colors – Essays and a Story của Orhan Pamuk, bản dịch
tiếng Anh của Maureen Freely)
(
77. Orhan Pamuk
(
78. Orhan Pamuk – Interviews & Reviews
(
79. Orhan Pamuk – Biography
(5T
80. Orhan Pamuk (2006), Diễn từ Nobel (Trần Tiễn Cao Đăng dịch từ bản tiếng Anh của Maureen
Freely – Nguồn : website chính thức của Ủy ban Nobel)
81. Orhan Pamuk, Viết cho độc giả lý tưởng
(5T
82. Orhan Pamuk, Một cách nhìn về tiểu thuyết
(5T
83. Orhan Pamuk giành giải Nobel văn học 2006
(5T
84. Orhan Pamuk, nghệ thuật hư cấu (Orhan Pamuk, The Art of Fiction) (Interviewed by Ángel
Gurría-Quintana)
(
85. Phạm Viêm Phương, Orhan Pamuk, Nhà văn - công dân
(5T
86. Đặng Phùng Quân, Orhan Pamuk, văn chương từ miền Trung Đông mù ám
(
87. Mai Sơn, “Tên tôi là Đỏ” – bản đại luận về nghệ thuật
(
88. Soumya Bhattacharya, Lý giải Orhan Pamuk, (L.H dịch)
(5T
89. Thảm sát Armenia
( _Armenia)
90. Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lệnh cấm đội khăn trùm đầu
(5T
Biểu tình phản đối bỏ lệnh cấm đội khăn trùm đầu
(5T
91. Thổ Nhĩ Kỳ
(5T
92. Thổ Nhĩ Kỳ với cuộc chiến mới chống quân nổi dậy người Kurd
(
93. Tôn giáo
(5T
94. Turkish literature
95. Trò chuyện với Orhan Pamuk (Lưu Diệu Vân dịch từ bản tiếng Anh “A Conversation with
Orhan Pamuk – author of My name is Red”) (5T
96. Trung Đông
(5T
PHỤ LỤC
Nhà văn ORHAN PAMUK
Orhan Pamuk Orhan Pamuk
trong lễ trao giải Nobel Văn học
năm 2006
Trang bìa một số tiểu thuyết của Orhan Pamuk
(bản chuyển ngữ tiếng Anh và tiếng Việt)
5TMustafa Kemal Atatürk5T (1881 – 1938)
Người sáng lập và là 5T ổng thống5T đầu tiên của Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ
Thành phố Istanbul
với vị trí “cầu nối” hai lục địa Á– Âu
Vị trí nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
trên bản đồ thế giới
THỔ NHĨ KỲ
Một số kỳ quan thiên nhiên – kiến trúc
2TPamukkale - một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng ở thung lũng sông Menderes, tỉnh
Denizli phía Tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Quần thể núi đá vôi tại thành phố cổ Cappadocia – Thổ Nhĩ Kỳ.
Thư viện Celsus - một kiến trúc thời La Mã tiêu biểu tại Thổ Nhĩ Kỳ
Khu 5Tdi tích5T 5TAgora5T, một trung tâm
kinh tế, chính trị
của thời văn minh 5THy Lạp5T
Quảng trường Konak, với tháp
đồng hồ cao 25m, mang dấu ấn
kiến trúc đặc sắc thời Ottoman
Viện bảo tàng Hagia Sophia
Đền thờ Hồi giáo Sultan Ahmed ( Blue Mosque )
Cầu Bosphorus tại Thủ đô Istanbul
cây cầu duy nhất trên thế giới được bắc qua 2 châu lục
Toàn cảnh thành phố Istanbul ngày nay
Vịnh Bosphorus
qua các họa phẩm của
5TAntoine Ignace Melling5T
(1763 – 1831)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5598.pdf