Chương I
Những vấn đề chung
về hội nhập AFTA của Việt Nam
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN
Vào đầu những năm 1960, Thái Lan, Malaysia, Philipines đã rất nỗ lực trong việc thành lập Hiệp hội Đông Nam á gọi tắt là ASA (1961) nhưng do mâu thuẫn giữa Philipines và Malaysia nên ASA đã bị khủng hoảng và tan rã năm 1963. Sau đó Malaysia, Philipines và Indonesia có kế hoạch thành lập một tổ chức khác nhưng cũng khô
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thành công do chính sách đối đầu của Indonesia đối với Malaysia. Tuy nhiên, sau đó đất nước Indonesia đã có những thay đổi kéo theo đó là những thay đổi trong chính sách ngoại giao của quốc gia này. Indonesia đã nhiệt tình hơn đối với việc thành lập một tổ chức hợp tác toàn khu vực.
Cũng trong thời kỳ này, chủ nghĩa đế quốc đang tăng cường ảnh hưởng của mình tới khu vực Đông Nam á và Mỹ đang leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Các quốc gia đều muốn chống chủ nghĩa đế quốc dưới mọi hình thức và mong muốn duy trì chính sách ngoại giao độc lập, do vậy các nước cho rằng nếu đoàn kết lại, họ sẽ tránh được hiểm họa từ bên ngoài. Mặt khác, các nước còn phải đối phó với các phong trào chống đối trong nước và đều có chung mục tiêu là ổn định để phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì các lý do trên, hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (The Association of South East Asian Nations - ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (hay được gọi là Tuyên bố Bangkok).
Tiếp sau đó, ngày 07/01/1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei Darussalam. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Đến ngày 23/07/1997, Lào và Myanma gia nhập ASEAN. Và Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN vào ngày 30/04/1999. Còn Đông Timor hiện nay do chưa thành lập xong Chính phủ nên chưa tham gia vào ASEAN. Như vậy, hiện nay ASEAN bao gồm 10 quốc gia Đông Nam á với: Theo tài liệu tuyên truyền về hội nhập ASEAN – Bộ thương mại, năm 2000
Tổng diện tích: gần 4,5 triệu km2
Tổng dân số: khoảng 500 triệu người
Tổng GDP: khoảng 840 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu: khoảng 340 tỷ USD
Mục tiêu hoạt động của của ASEAN được thể hiện rất rõ trong tuyên bố Bangkok là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên, xây dựng hoà bình ổn định ở vùng Đông Nam á. Đồng thời các nước thành viên cũng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính. Ngoài ra, các nước cũng hợp tác cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Do bối cảnh ra đời, kể từ khi thành lập ASEAN là một tổ chức chủ yếu mang màu sắc chính trị. Quá trình hợp tác kinh tế chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1975 khi ASEAN tổ chức hội nghị bộ trưởng kinh tế lần thứ nhất. Sau tuyên bố của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất năm 1976, sự hợp tác kinh tế được đẩy mạnh và cho ra đời cơ chế hợp tác và tổ chức bộ máy hợp tác về kinh tế. Cũng tại hội nghị này, chương trình hành động trong đó đề ra 3 chương trình hợp tác kinh tế lớn của khu vực là: Chương trình các dự án công nghiệp ASEAN (AIP); Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) và Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) cũng được thông qua. AICO sau đó được bổ sung thêm chương trình liên doanh công nghiệp (AIJV). Tháng 12/1977, các nước ASEAN đã ký thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) bước đầu tự do hoá thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại nội khối thông qua những hình thức khuyến khích cho hưởng mức thuế ưu đãi thấp (MOP).
Cuối những năm 70 đến những năm 90, nền kinh tế ASEAN phát triển nhanh và được coi là khu vực phát triển năng động trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4, Hội nghị đã thông qua các biện pháp được thể hiện trong “Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” trên các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, khoáng sản và năng lượng, tài chính và ngân hàng, lương thực và nông lâm; giao thông vận tải và bưu điện - viễn thông, trong đó quan trọng nhất là thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây được coi là bước tiến quan trọng về chất trong lịch sử hợp tác kinh tế của ASEAN.
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Bối cảnh và sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Sau gần ba thập kỷ hoạt động của mình, sự hợp tác về kinh tế trong ASEAN còn ở mức độ thấp, hiệu quả chưa cao. Ngoài nguyên nhân là hoạt động của ASEAN trước đây chủ yếu thiên về mặt chính trị còn một số nguyên nhân khác, đó là:
Thứ nhất, liên kết ASEAN không phải là liên kết giữa các quốc gia thuần nhất về kinh tế và chính trị mà ngược lại, đây là liên minh của một nhóm các nước rất khác biệt nhau về thể chế chính trị, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, giữa các nước thành viên vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ đến nay chưa giải quyết được.
Thứ hai, ASEAN là một tập hợp các nước đang phát triển nhỏ và vừa, nền kinh tế các nước ASEAN có tính chất cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau nên trong thời kỳ đầu sự hợp tác kinh tế diễn ra rất mờ nhạt. Hầu hết các nước đều coi trọng thị trường bên ngoài như EU, Mỹ, Nhật, Canada…, coi đây là những thị trường chủ lực giúp họ thực hiện chính sách hướng ngoại nên kim ngạch nội bộ ASEAN chỉ đạt khoảng 25% tổng kim ngoại buôn bán với bên ngoài.
Tuy nhiên, vào khoảng cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, tình hình thế giới có rất nhiều biến động. Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thắng lợi mở ra khả năng mở rộng buôn bán trên thế giới, nhiều tổ chức liên kết kinh tế ra đời như tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường chung châu Âu, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới đã đặt ra những thách thức to lớn với ASEAN trong việc cạnh tranh của hàng hóa ASEAN trên thị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, ASEAN quyết tâm đẩy mạnh và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mà quyết tâm này được thể hiện rõ nhất lại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 diễn ra ở Singapore vào ngày 27 - 28/01/1992. Tại hội nghị này, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã thông qua một số quyết định và văn kiện quan trọng sau:
Tuyên bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh.
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác, xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mại, công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch, nhấn mạnh “hoà giải” là phương châm giải quyết các xung đột giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này.
Quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. Mục tiêu của AFTA là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản thương mại đối với hầu hết các hàng hóa trong nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế.
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA.
Việc hình thành AFTA là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hợp tác của ASEAN vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Lúc đầu dự kiến AFTA sẽ được hình thành sau 15 năm thông qua việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT bắt đầu từ 01/01/1993. Nhưng trước sự thay đổi nhanh chóng và các xu thế phát triển mới của kinh tế thế giới, tại hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 29 tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 09/1994, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hiệu lực thực hiện CEPT xuống còn 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003.
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT
Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan
Theo thoả thuận mới, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của mình xuống 0 - 5% trong thời hạn 10 năm bắt đầu từ 01/01/1993 để tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2003 thay vì 15 năm như trước. Đối với các nước thành viên ASEAN mới, thời hạn hoàn thành thực hiện CEPT được điều chỉnh phù hợp với thời gian gia nhập. Cụ thể, Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2006, Lào và Myanmar bắt đầu thực hiện CEPT vào năm 1998 và sẽ hoàn thành vào năm 2008.
Chương trình loại bỏ hàng rào thuế quan bao gồm các nội dung chính sau:
Các danh mục sản phẩm và tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT
Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (IL): Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan với lộ trình cắt giảm nhanh (Fast track) và lộ trình cắt giảm bình thường (Normal track)
Lộ trình cắt giảm nhanh: Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2000; các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/1998.
Lộ trình cắt giảm bình thường: các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 20% vào 01/01/1998 và tiếp tục giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2003. Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2000.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Nhận thấy rằng các nước ASEAN còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định chính sách tự do thương mại và để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian nhất định nhằm tiếp tục các chương trình đầu tư trong một số lĩnh vực cụ thể đã được đưa ra trước khi tham gia CEPT hoặc có thời gian chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu…, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo CEPT. Các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, danh mục này chỉ có tính chất tạm thời và sau một khoảng thời gian nhất định các quốc gia phải đưa toàn bộ các sản phẩm này vào Danh mục giảm thuế. Lịch trình chuyển toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay được quy định phải hoàn tất trong vòng 5 năm, từ 01/01/1996 đến 01/01/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), còn gọi là Danh mục loại trừ vĩnh viễn: Danh mục này bao gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT. Các sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử… Việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế đối với các mặt hàng này sẽ không được xem xét đến theo Chương trình CEPT.
Danh mục nhạy cảm (SL): gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế nước mình, không đưa vào diện cắt giảm thuế ngay. Các mặt hàng lại được chia thành 2 loại: nhạy cảm và nhạy cảm cao. Việc cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế đối với mặt hàng này được thực hiện theo quy chế đặc biệt: thuế suất cuối cùng cũng sẽ là 0-5%, thời hạn đưa vào cắt giảm thuế sẽ bắt đầu từ 01/01/2001. Thời hạn hoàn thành giảm thuế xuống còn 0-5% vào 01/01/2010.
Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT
Những nhượng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa trong khối, một sản phẩm cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20%.
Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua.
Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN được tính như sau:
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN
+
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ
x 100% < 60%
Giá FOB
Trong công thức trên, giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải thành viên ASEAN là CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước nhập khẩu là thành viên của ASEAN.
Nếu một sản phẩm thoả mãn đủ 3 điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được hưởng ưu đãi hoàn toàn). Nếu sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% (tức là sản phẩm có thuế suất trên 20%) thì sản phẩm đó chỉ được hưởng CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn.
Nội dung loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế khác (NTBs)
Bên cạnh việc tiến hành cắt giảm thuế quan, vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan khác là hết sức quan trọng để có thể tự do hoá thương mại các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp trong ASEAN
Theo định nghĩa của Uỷ ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ), ngoài các hạn chế định lượng như hạn ngạch số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…, các rào cản phi thuế quan khác được phân thành 5 nhóm chính:
Các khoản thu tương đương thuế quan (para-tariff measures):
Các biện pháp kiểm soát giá (price control measures)
Các biện pháp tài chính (finance measures)
Các biện pháp độc quyền (monopolistic measures)
Các biện pháp kỹ thuật (technical measures)
Để dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan nói trên, Hiệp định CEPT quy định:
Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT ngay sau khi các sản phẩm này được hưởng ưu đãi về thuế quan.
Các hàng rào phi thuế khác sẽ được xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi
Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT
Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu.
Trong trường hợp không thể loại bỏ các hàng rào phi thuế quan vì những lý do an toàn công cộng, môi trường hay sức khoẻ thì việc loại bỏ các hàng rào này được hiểu là làm công khai, minh bạch hoá việc ban hành, áp dụng các quy định, trợ giúp và cung cấp thông tin cho nhau giữa các thành viên về hàng rào đó.
Như vậy, theo Hiệp định CEPT năm 1993, việc dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm thuộc Danh mục giảm thuế ngay sẽ được hoàn tất vào ngày 01/01/1998. Trên thực tế, các phụ phí nhập khẩu đã bắt đầu được loại bỏ kể từ tháng 12/1996. Việc loại bỏ các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), các hàng rào phi thuế quan vẫn còn gây trở ngại cho thương mại nội bộ ASEAN, đặc biệt là các phụ phí nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp độc quyền.
Tóm lại, mặc dù tinh thần chung của các nước ASEAN là mong muốn thực hiện sớm CEPT, giảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quan song do thực tiễn cơ cấu sản xuất của các nước ASEAN tương đối giống nhau, trình độ phát triển còn thấp… nên quá trình hợp tác mở cửa thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Tiến trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan theo quy định hiện nay có rất nhiều khả quan, song đối với các mặt hàng nhạy cảm thì vấn đề bảo hộ còn rất tiềm ẩn và các hàng rào này sẽ là những công cụ hết sức quan trọng của các nước ASEAN để bảo hộ sản xuất nội địa trong thời gian tới.
Tham gia ASEAN/AFTA là tất yếu khách quan đối với Việt Nam
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế
Từ Đại hội lần thứ VIII, Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Ngày 18/11/1996, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Sau đó, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định chủ trương “Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Ngày 27/11/2001, Bộ chính trị đã thông qua Nghị quyết 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nghị quyết này, Ban chấp hành Trung ương đã chỉ rõ mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nên ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 – 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005” trong đó, 5 quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập là: Trích Nghị quyết 07-NQ/TW khoá IX
Quán triệt chủ trương xác định tại Đại hội IX là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.
Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp, cần lưu ý là khi Việt Nam tham gia ASEAN tức là đã chấp nhận mở cửa thị trường và đặt nền công nghiệp Việt Nam trước sự cạnh tranh quyết liệt với các nền công nghiệp phát triển hơn nhiều trong khu vực. Do vậy, không thể nóng vội trong hội nhập mà cần có những biện pháp “bảo hộ hợp lý, có điều kiện,có chọn lọc, có thời gian” của Nhà nước đối với công nghiệp trong nước. Trích Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII
ở đây, sự bảo hộ phải được quan niệm như là sự hỗ trợ tích cực các điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển nhất là trong giai đoạn đầu của tự do thương mại, nó khác hoàn toàn với sự bảo hộ mậu dịch trong một nền kinh tế hướng nội, khép kín dựa vào thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, mọi sự bảo hộ của Nhà nước đều có thời hạn. Để đứng vững và phát triển, bản thân các doanh nghiệp cần phải khẩn trương nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khu vực, khả năng sản xuất và cạnh tranh của các nước bạn để kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực quản lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ từ các nước ASEAN khác khi mà sự bảo hộ nói trên không còn nữa.
Tính tất yếu khách quan của việc tham gia ASEAN/AFTA
Biểu hiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay là lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia phải gắn chặt với lợi thế cạnh tranh của một khối kinh tế hay một khu vực kinh tế. Thậm chí kể cả các nước giàu có và tiềm lực mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu cũng không thể đơn phương giành thế chủ động nếu không gắn kết với các khối liên kết kinh tế. Vì vậy, việc hội nhập vào ASEAN mang tính tất yếu nhằm củng cố các mối liên kết kinh tế, tạo cho ASEAN trở thành khu vực hấp dẫn hơn cũng như tạo điều kiện cho Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và toàn cầu.
Với nền kinh tế Việt Nam, hội nhập ASEAN vừa cần thiết vừa tất yếu xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
Về yếu tố khách quan
Trước hết, như đã đề cập ở trên, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang chi phối đời sống kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đã buộc Việt Nam không thể đứng ngoài hệ thống kinh tế thế giới và khu vực. Gia nhập ASEAN không chỉ đem lại cho Việt Nam lợi ích trước mắt của một liên kết khu vực mà còn là cầu nối giúp Việt Nam tham gia APEC và WTO.
Thứ hai, bước sang thập niên 90, cùng với xu thế chung của thế giới là hoà bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, sự đối đầu trước đây giữa các nước ASEAN và Việt Nam được thay bằng quan hệ đối ngoại. Việc Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách “làm bạn với tất cả các nước” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII
, hội nhập với khu vực và thế giới cũng là lúc các nước ASEAN chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế và muốn tranh thủ các nước Đông Dương tham gia và quá trình hợp tác khu vực nhằm tạo môi trường ổn định và phát triển, tăng cường thế thương lượng cạnh tranh với các quốc gia ngoài khu vực. Nằm ở cửa ngõ của Đông Nam á, lại có những nét tương đồng về kinh tế, văn hoá - xã hội, việc gia nhập ASEAN có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với toàn bộ khu vực.
Thứ ba, cũng từ sau năm 1986, sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô và Đông Âu đã kéo theo sự co hẹp đột ngột thị trường truyền thống của Việt Nam. Trong khi đó, các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore đã nhanh chóng thay thế vai trò của Liên Xô và Đông Âu trong việc cung cấp những mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam như xăng dầu, phân bón và các vật tư cần thiết khác cũng như trong việc tái xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường khác trên thế giới.
Về yếu tố chủ quan
Đầu tiên, có thể nói trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp so với các nước ASEAN khác. Hầu hết các ngành kinh tế của nước ta, nhất là sản xuất công nghiệp còn non yếu, năng lực cạnh tranh thấp kém do đã quen được bảo hộ. Do đó, hội nhập là cần thiết để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, buộc các ngành phải vươn lên cạnh tranh, tận dụng được lợi thế so sánh, cải tổ cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nền kinh tế vươn lên trình độ của khu vực và thế giới, thức đẩy và duy trì sự tăng trưởng bền vững.
Mặt khác, là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước thành viên khác cũng như các nước đối thoại của ASEAN, có điều kiện để học tập và chia sẻ những kinh nghiệm phát triển với các nước trong khu vực, cải thiện được vị thế của mình trên các diễn đàn quốc tế.
Tóm lại, tham gia ASEAN là bước đi đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Có thể khẳng định, hội nhập là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, hội nhập có thành công và có hiệu quả hay không lại phụ thuộc và việc xác định lộ trình và từng bước đi cụ thể. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và nhận thức đúng đắn của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà còn cả từng doanh nghiệp.
Quá trình tham gia ASEAN/AFTA của Việt Nam
Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN
Nhận thức được việc tham gia ASEAN là một cơ hội lớn, Việt Nam đã có những hành động thể hiện. Sau khi ký kết Hiệp định Pari về Campuchia, quan hệ Việt Nam và ASEAN đã trở nên thân thiện hơn. Mở đầu là các chuyến viếng thăm các nước thành viên ASEAN của các quan chức cấp cao Việt Nam và việc ký kết một số văn kiện về đầu tư, thương mại giữa các nước.
Các nước thành viên ASEAN đã ủng hộ Việt Nam hơn và ngày 22/07/1992, tại hội nghị Ngoại trưởng lần thứ 25, Việt Nam đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Bali. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam và Lào đã được mời làm quan sát viên của ASEAN.
Đến tháng 7/1994, các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN. Đến ngày 17/10/1994, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta đã gửi thư xin gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á.
Đến ngày 28/07/1995, lễ kết nạp Việt Nam vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã diễn ra trọng thể, đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ Đông Nam á bị chia thành hai trận tuyến đối địch.
Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam
Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc ký nghị định thư gia nhập Hiệp định về Chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo quy định của Hiệp định CEPT và nghị định thư về việc tham gia của Việt Nam vào Hiệp định CEPT, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện Chương trình CEPT bắt đầu từ 01/01/1996 và hoàn thành vào 01/01/2006. Trước khi bắt đầu thực hiện Hiệp định CEPT, Việt Nam phải công bố các danh mục thực hiện CEPT, bao gồm Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL). Ngoài ra, từ năm 1995, Việt Nam phải công bố Danh mục nông sản chưa chế nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL).
Về tổ chức, Việt Nam cũng đã thành lập ban AFTA đặt tại Bộ Tài chính. Đây là cơ quan đầu mối của nước ta trong lĩnh vực này và là cầu nối giữa nước ta với cơ quan AFTA của Ban thư ký ASEAN và các ban ASEAN của các nước thành viên.
Về lịch trình giảm thuế, hàng năm, Việt Nam đệ trình lên Ban thư ký ASEAN danh mục các hàng hóa giảm thuế của mình. Tháng 12/1995, danh mục giảm thuế đầu tiên của Việt Nam đã được đưa ra bao gồm 1.633 danh mục thuế. Vào tháng 07/1997, Việt Nam đã đệ trình cho ASEAN lịch trình cắt giảm thuế một cách cụ thể với các Danh mục sản phẩm giảm thuế, Danh mục loại trừ tạm thời, Danh mục loại trừ hoàn toàn và Danh mục hàng hóa nhạy cảm. Trên cơ sở đó, chúng ta đã đưa ra một danh mục hàng hóa thực hiện theo Hiệp định CEPT cho năm 1998 gồm 1.719 mặt hàng trong đó các mặt hàng thuộc Danh mục IL chiếm khoảng 53%. Năm 1999, nước ta đã thực hiện những bước cắt giảm đầu tiên. Những mặt hàng được cắt giảm đợt này chủ yếu là những mặt hàng ta có thế mạnh về xuất khẩu hoặc nhập khẩu không nhiều từ ASEAN, gồm 299 mặt hàng chiếm 17,4%. Mức cắt giảm cao nhất trong danh mục năm 1999 là 5% và không có mặt hàng nào được cắt giảm thuế suất xuống 0%. Kết quả trực tiếp của những lần cắt giảm thuế quan này là mức thuế quan bình quân năm 1999 đã giảm xuống còn khoảng 15%. Tài liệu tuyên truyền về hội nhập ASEAN – Bộ thương mại, 2000
Đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được đưa vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002 - 2006. Trong số đó 65% đã ở mức thuế 0 - 5%. Những tác động của AFTA đối với Việt Nam – Báo Vietnamnet.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế quan tham gia AFTA đã được áp dụng chính thức tại Việt Nam từ 01/01/2003. Tuy nhiên ngày 10/01/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 6 tháng, tức là bắt đầu từ ngày 01/07/2003.
Đến ngày 01/07/2003, 1.216 mặt hàng thuộc Danh mục TEL được chuyển sang IL. Đa số đó là những mặt hàng đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30 - 100%) hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, hàng điện tử, điện gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng… Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 01/07/2003
Từ nay đến năm 2006, Việt Nam sẽ đưa các mặt hàng còn lại vào diện cắt giảm và đưa thuế suất các mặt hàng này xuống bằng hoặc dưới 5%, trừ 139 mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn không có nghĩa vụ phải giảm thuế và 51 mặt hàng nhạy cảm có lộ trình giảm thuế chậm hơn.
Những tác động của việc tham gia AFTA đối với Việt Nam
Khi xem xét nội dung của AFTA cũng như các tác động có thể có của nó đối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt chính sau đây:
Về thương mại
Đối với nhập khẩu, trong những năm gần đây, hàng hoá từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu, trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT, do đó AFTA không tác động trực tiếp đến việc nhập khẩu các mặt hàng này. Ngoài ra, một số hàng nhập khẩu có kim ngạch đáng kể vào Việt Nam như xăng dầu, xe máy… chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng). Khi đó kim ngạch nhập khẩu đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh được.
Đối với xuất khẩu sang các nước ASEAN khác, về mặt lý thuyết, ASEAN có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế. Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau:
Về cơ cấu xuất khẩu, những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20 – 23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT chỉ chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Đồng thời, mức tăng trưởng xuất khẩu của những mặt hàng này sang các nước ASEAN cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hoá của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hoá nước đối tác.
Xét về bạn hàng, 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất khẩu sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước khi thực hi._.ện AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu thấp.
Vì vậy, có thể kết luận rằng, chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hoá có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn xuất khẩu sang ASEAN.
Về phần xuất khẩu sang các nước ngoài ASEAN, trong dài hạn, ASEAN có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác với tư cách là một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.
Ví dụ, Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ (GSP) bởi vì GSP quy định “ giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước” và một sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ được hưởng GSP nếu “ giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ”. Như vậy, điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập khẩu nguyên liệu của nhau để xuất khẩu hàng xuất khẩu sang Mỹ và hàng xuất khẩu đó sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN dưới 65%. Điều này sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, như đã đề cập, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam và họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực.
Về đầu tư nước ngoài
Trên lý thuyết, tham gia AFTA sẽ cho Việt Nam cơ hội tăng cường đầu tư từ các nước thành viên ASEAN khác bởi AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng hợp lý hơn.Vì vậy, khi không còn bảo hộ, ngành công nghiệp của một số nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, với tiến trình thực hiện Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), các nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có nhiều thuận lợi về thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam.
Đối với đầu tư nước ngoài từ các nước khác, theo lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngoài khu vực. Đó là vì các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hoá tại một hay một số nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và hàng rào phi thuế dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó.
Theo lý thuyết đó áp dụng đối với AFTA và Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường trong nước với 80 triệu dân mà còn tính đến cả một thị trường ASEAN với 500 triệu người. Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩ thu hút nếu không đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng, nguồn lao động rẻ có tay nghề cao… Đây cũng là thách thức chung cho tất cả các nước thành viên của AFTA. Vì nếu như trước đây, Việt Nam chưa tham gia vào AFTA, để vượt qua hàng rào thuế quan và các hạn chế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư tại nước sở tại. Nhưng hiện nay Việt Nam đang thực hiện AFTA, nếu môi trường đầu tư vào Việt Nam không hấp dẫn thì thay vì đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các nước ASEAN khác, hoặc thậm chí đơn giản hơn chỉ cần mở rộng thêm công suất các nhà máy sẵn có tại các nước ASEAN, rồi sau đó bán hàng sang Việt Nam.
Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư.
Về công nghiệp
Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên không còn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chuyên môn hoá và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Nhưng đây là sự thay đổi và phân bổ mang tính động và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn và nỗ lực chủ quan của từng nước. Cũng như các nước ASEAN, ở một mức độ nào đó AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của Việt Nam trong đó một số ngành sẽ phát triển còn một số ngành sẽ bị thu hẹp.
Tuy vậy, AFTA cũng tạo cho chúng ta điều kiện và thời gian để chuẩn bị và vươn lên để có thể đứng vững và phát triển vì: Thứ nhất, mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành CEPT/AFTA đối với Việt Nam được cộng thêm 3 năm. Thứ hai, cũng như các nước ASEAN, Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hoá vào chương trình giảm thuế. Những mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao và có khối lượng giá trị tiêu thụ lớn trên thị trường nội địa có thể đưa vào giảm thuế chậm hơn. Thứ ba, sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế (nếu có) sau 5 năm mới phải xoá bỏ. Thứ tư, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, sản phẩm đầu vào do vậy sẽ làm các chi phí sản xuất cũng giảm theo. Điều này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam.
Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và thời gian một cách có hiệu quả, định hướng cơ cấu công nghiệp và mặt hàng kinh doanh để có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động khu vực. Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp theo cơ chế kinh tế mở, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi và đầu tư thích đáng, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý trong thời gian cho phép để các ngành có tiềm năng phát triển, có thể cạnh tranh không những trên thị trường trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới.
Tuy vậy, mọi sự bảo hộ của Nhà nước đều có giới hạn. Để phát triển, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khu vực, khả năng cạnh tranh của các nước ASEAN trong cùng lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghiệp, nâng cao năng lực quản lý khi sự bảo hộ không còn.
Về ngân sách Nhà nước
Tham gia AFTA và thực hiện CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan bắt đầu từ 01/07/2003. Theo các số liệu của những năm gần đây, nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20 – 25% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong khi đó thuế nhập khẩu (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, về mặt số học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm.
Về lâu dài, AFTA lại làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. Như vậy có cơ sở để tính toán rằng, phần giảm của thuế nhập khẩu do thực hiện CEPT sẽ được bù lại bằng phần tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… Tuy vậy, đây cũng chỉ là lý thuyết, còn thực tế lại phụ thuộc và sự phát triển của sản xuất trong nước, hiệu quả của hệ thống thuế và bộ máy thu thuế.
Tóm lại, tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vi mô và vĩ mô để có thể khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến.
Chương II
Những thách thức của ngành thép Việt Nam trước hội nhập AFTA
Tổng quan về ngành thép một số nước ASEAN
Cơ sở chung về ngành thép ASEAN
5 nước đầu tiên sáng lập ASEAN đã tiến hành công nghiệp hoá từ lâu nên các ngành công nghiệp của các nước này trong đó có ngành thép khá phát triển được đầu tư lớn và đã có nhiều sản phẩm thép xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước trong đó có Việt Nam. Còn ngành thép các nước khác trong ASEAN như Brunei, Lào, Myanmar và Campuchia chưa được chú trọng và không có sản phẩm thép xuất khẩu. Trong thời gian tới, thép của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh chủ yếu với sản phẩm từ các nước ASEAN 5 nên trong phần này, tác giả chỉ tập trung vào ngành thép của các nước ASEAN 5 bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Singapore mà không đề cập đến ngành thép của các nước khác.
Vào thời kỳ đầu, các nước ASEAN phát triển ngành công nghiệp thép chủ yếu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Các sản phẩm sản xuất ra là các sản phẩm cuối phục vụ chủ yếu cho xây dựng như các loại thép thanh, thép dây. Nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh cả về số lượng lẫn chủng loại, và nhập khẩu là biện pháp nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu trên, cũng như để kích thích sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đã tập trung đầu tư vào công đoạn cán cuối (cán và gia công sản phẩm) với những nhà máy cán thủ công và máy cán thép vằn được lắp đặt.
Những năm 1960 được đánh dấu bằng việc xuất hiện các lò điện hồ quang đầu tiên trong khu vực và tại thời điểm này, đây là những nhà máy nhỏ với kích cỡ 10-50 tấn. Sản lượng thép theo lưu trình lò điện EAF tăng mạnh trong những năm 1970, được thể hiện bằng việc tăng công suất cán các sản phẩm dài. Đến nay, lò điện hồ quang EAF vẫn là công nghệ luyện thép thông dụng trong khu vực. Tại Malaysia khoảng 97% thép được sản xuất bằng công nghệ lò điện hồ quang. Tình hình này dẫn đến Malaysia và các nước láng giềng ASEAN trở thành những nước nhập khẩu lớn sắt thép phế liệu - là nguyên vật liệu chủ yếu cho khâu luyện thép theo công nghệ lò điện.
Vào những năm 1980, khâu luyện thép đã phát triển đến một mức độ nào đó trong khối ASEAN. Sau đó, các nước trong khu vực bắt đầu tìm kiếm đầu tư vào khâu cán các sản phẩm dẹt trong giai đoạn này.
Những năm 1990 là giai đoạn có tăng trưởng cao về sản lượng thép sản xuất và tiêu thụ thép trong các nước ASEAN. Trong giai đoạn này, không chỉ sản lượng thép tăng đối với tất cả các nước mà còn nhập khẩu thép cán nóng, cán nguội, thép tấm và thép mạ cũng tăng đột biến để thoả mãn nhu cầu của khâu cơ khí chế tạo.
Bảng 1: Thống kê công suất của các công ty sản xuất thép các nước ASEAN
(Chỉ tính đối với các công ty có công suất sản xuất lớn hơn 100.000 tấn/năm)
Đơn vị tính: 1.000 tấn
STT
Tên nước
Luyện gang, thép
Cán thép
PI/DRI/HBI
L. Thép
SP dài
T. hình
HR coil
CR coil
1
Indonesia
1.300
6.410
5.640
675
2.550
650
2
Malaysia
700
2.774
2.456
1.200
120
320
3
Philippines
-
1.080
2.850
340
1.200
1.320
4
Singapore
-
650
950
-
-
-
5
Thái Lan
-
5.235
3.940
940
5.450
8.610
Tổng
2.000
16.149
15.836
3.155
9.320
10.900
Nguồn: Số liệu tính toán dựa theo tài liệu SEAISI Directory 2002.
Có thể thấy, đặc điểm nổi bật của công nghiệp thép ASEAN là hầu hết các nước tập trung đầu tư vào công đoạn cuối là cán thép và gia công. Theo số liệu của SEAISI năm 2002 thì tổng công suất luyện gang và thép nói chung của các nước ASEAN là 18,149 triệu tấn trong khi tổng công suất cán thép là 39,211 triệu tấn tính (xem bảng 1) riêng cho công nghệ lò điện. Nguyên nhân có thể là do, thứ nhất, thị trường ASEAN với khoảng 500 triệu dân chưa phải là một thị trường rộng lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư còn thận trọng khi bỏ vốn vào ngành công nghiệp nặng này. Thứ hai, các nước ASEAN đều là các nước đang phát triển nên có hạn chế về vốn. Việc đầu tư vào các nhà máy luyện thép, luyện gang đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn trong khi thu hồi vốn chậm. Trong khi đó, đầu tư vào các nhà máy cán thép đòi hỏi ít vốn, đồng thời cho thu hồi vốn nhanh.
Ngành thép một số nước ASEAN trong những năm gần đây
Phần trên đề cập tóm tắt về ngành thép ASEAN, để có một cái nhìn toàn diện hơn, dưới đây tác giả sẽ đi sâu phân tích ngành này đối với từng quốc gia trong đó tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á.
Indonesia
Về mặt sản xuất
Tình hình sản xuất các sản phẩm thượng nguồn cũng như các loại thép thành phẩm đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu á nên sản lượng của các sản phẩm này trong giai đoạn 1997-2001 đều tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1998. Sau đó trong năm 1999 và 2000 do việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu tăng lên vào cuối năm 1999, ngành này đã có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên, trong năm 2001 và 2002, ngành công nghiệp kim loại của Indonesia có dấu hiệu đi xuống. Sự xuống dốc này lại đi kèm với nhu cầu thấp về các sản phẩm kim loại, cả trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Sự sụt giảm đó có thể quy cho sự yếu kém trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo cũng như của ngành công nghiệp ôtô xe máy. Sản lượng sản xuất năm 2001 chỉ chiếm 37% công suất lắp đặt của cả nước. Đến năm 2002, tỷ lệ này chỉ đạt 28%, cả nước có 16 công ty sản xuất phôi thép với công suất hàng năm là 4,58 triệu tấn.
Sản xuất thép xốp năm 1996 đạt xấp xỉ 3 triệu tấn nhưng đã giảm xuống còn 1/2 trong năm 1998 và tiếp tục giảm trong năm 1999. Đến năm 2000, sản lượng này đã tăng lên gần 1,9 triệu tấn, tuy nhiên ngay sau đó lại giảm xuống còn khoảng 1,7 triệu tấn năm 2001. Sản lượng sắt xốp giảm không chỉ do nhu cầu trong nước thấp mà còn do các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng sắt vụn để luyện thép.
Việc sụt giảm về sản lượng phôi thép là do nhu cầu thấp cũng như kết quả của việc sụt giảm trong lĩnh vực xây dựng. Tính cạnh tranh thấp của các sản phẩm của Indonesia còn do sự phụ thuộc vào nguồn thép phế liệu nhập khẩu, giá nhiên liệu tăng và thuế điện tăng làm cho chi phí sản xuất tăng. Vì vậy một vài nhà sản xuất bị ép buộc phải giảm sản xuất và làm cho phôi thép nhập khẩu trong năm 2001 tăng lên.
Bảng 2: Tình hình sản xuất các sản phẩm thép của Indonesia
giai đoạn 1997-2002
Đơn vị tính: tấn
Loại
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sắt xốp
2.579.524
1.543.365
1.474.576
1.844.889
1.706.522
n/a Không có số liệu
Sắt thép vụn
1.295.692
713.673
676.980
352.753
379.209
n/a
Phôi vuông
2.216.716
1.330.139
1.405.206
1.387.360
1.563.336
1.268.218
Thép cốt bê tông
1.762.100
1.005.610
848.283
885.284
1.127.840
912.906
Thép dây
672.726
558.991
478.060
758.777
758.777
625.250
Thép hình trung
634.025
251.403
279.267
295.090
281.960
228.227
Phôi dẹt
1.599.460
1.368.675
1.485.543
1.460.739
1.217.271
1.193.638
Thép lá cán nóng
2.209.544
1.422.624
1.801.463
1.797.894
2.055.971
2.032.131
Thép lá cán nguội
617.780
633.086
705.190
726.190
765.978
655.600
Lá mạ thiếc
100.600
80.480
78.870
97.440
71.232
86.000
Thép lá mạ kẽm
349.328
255.587
246.689
354.710
416.429
437.500
Thép ống
571.292
287.837
373.169
319.400
368.400
405.240
Tổng cộng
14.608.787
9.451.470
9.853.296
10.280.526
10.712.925
7.844.710
% tăng trưởng
-35,30%
4,25%
4,34%
4,21%
Nguồn: Báo cáo của Indonesia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Đối với sản xuất các loại thép thanh bao gồm thép cốt bê tông và thép dây, tình hình cũng tương tự, năm 1998 đánh dấu sự suy giảm của tất cả các loại thép thanh và năm 1999-2001 ngành sản xuất thép thanh hồi phục trở lại. Đến năm 2002, sản xuất loại thép này lại giảm.
Sản lượng phôi thép dẹt của Indonesia giảm mạnh trong cuộc khủng hoảng từ 2 triệu tấn trong năm 1996 xuống còn 1,6 triệu tấn trong năm 1997 và 1,37 triệu tấn trong năm 1998. Thị trường cải thiện đã thúc đẩy sản lượng lên 1,49 triệu tấn trong năm 1999 và lại giảm xuống còn 1,2 triệu tấn từ năm 2000 đến 2002. Hiện nay, sản lượng sản xuất sản phẩm phôi dẹt chỉ đạt 60% công suất lắp đặt Báo cáo của Indonesia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
.
Về mặt tiêu thụ trong nước
Việc triển khai các lĩnh vực thượng nguồn của ngành thép là một chỉ tiêu cho việc phát triển của lĩnh vực hạ nguồn. Việc tiêu thụ sắt xốp, sắt thép vụn và gang thỏi tăng lên 28,39% đạt 3,81 triệu tấn trong năm 2000. Trong năm 2001, lượng tiêu thụ chậm chỉ tăng có 3,64% đạt 3,95 triệu tấn. Lượng tiêu thụ sắt xốp trong năm 2000 tổng cộng là 2,06 triệu tấn, giảm xuống 1,92 triệu tấn trong năm 2001. Việc sụt giảm lượng tiêu thụ cũng do bởi nhập khẩu giảm.
Trong năm 2001, nhu cầu về sắt thép vụn tăng nhanh hơn các nguyên vật liệu thép khác. Nhu cầu lớn về sắt thép vụn một phần do tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường các sản phẩm thép hạ nguồn. Nhu cầu về thép yếu kém nên các nhà sản xuất bị ép buộc phải cải thiện tính cạnh tranh dẫn đến tăng sử dụng sắt thép vụn vì nguồn nguyên liệu này rẻ hơn.
Trong năm 2001 và 2002, ngành công nghiệp sản xuất thép thanh ở trong tình trạng ảm đạm. Bên cạnh nhu cầu thị trường nội địa yếu kém, các nỗ lực để tăng xuất khẩu cũng bị thất bại. Thậm chí các sản phẩm trong nước như thép hình và phôi thép cũng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu. Ngành công nghiệp sản xuất các loại thép này, vì vậy hoạt động chỉ đạt 31% công suất lắp đặt. Cả nước có 31 công ty sản xuất thép cốt bê tông với công suất hàng năm là 3,19 triệu tấn.
Tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường làm nổ ra cuộc chiến tranh giá cả và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn có giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy một số nhà sản xuất đã đề xuất với Chính phủ phải chỉnh đốn lại việc thực hiện các Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI). Hiện nay, vấn đề mà các nhà sản xuất thép cốt bê tông phải đối phó là tình trạng tăng giá nhiên liệu và tăng thuế suất điện và việc đánh thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thép của Indonesia
giai đoạn 1997-2002
Đơn vị tính: tấn
Loại
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sắt xốp
2.647.495
1.565.865
1.496.960
2.063.904
1.921.481
n/a
Sắt thép vụn
2.164.281
1.18.913
1.347.767
1.592.800
1.973.004
n/a
Gang thỏi
224.884
73.822
123.019
153.639
54.423
n/a
Phôi vuông
2.284.687
1.574.854
1.600.755
2.189.846
2.218.104
2.053.488
Thép cốt bê tông
1.858.858
1.076.063
872.383
984.184
1.195.822
999.824
Thép dây
846.479
513.092
518.412
873.969
632.732
507.849
Thép hình trung
798.843
240.425
312.050
329.849
300.015
249.915
Phôi dẹt
1.918.993
1.527.050
1.606.664
1.896.924
1.635.885
1.697.976
Thép lá cán nóng
2.159.821
1.338.821
1.414.366
2.008.675
2.255.573
2.221.243
Thép lá cán nguội
1.056.818
660.499
684.755
753.554
983.196
1.032.946
Lá mạ thiếc
190.577
19.952
147.849
218.704
160.740
191.308
Thép lá mạ kẽm
395.974
314.418
255.548
418.197
527.557
502.720
Thép ống
774.344
368.194
536.252
644.274
515.518
561.377
Tổng cộng
17.322.054
9.273.055
10.916.780
14.128.519
14.374.050
10.018.646
% tăng trưởng
-46,47%
17,73%
29,42%
1,74%
-3,90%
Nguồn: Báo cáo của Indonesia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Nhu cầu thép dẹt cán nguội của đất nước đã tăng trở lại sau năm 1998. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ loại thép này trong năm 2002 chỉ đạt 5,06% so với 30,47% năm 2001. Việc nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc cũng đóng góp vào việc giảm nhu cầu đối với sản phẩm dẹt trên thị trường nội địa. Sản lượng sản xuất chiếm 80% công suất lắp đặt
Công ty Latinusa PT, nhà sản xuất duy nhất về tấm mạ thiếc của Indonesia phải đối mặt với cuộc cạnh tranh mở rộng trên thị trường. Lượng tiêu thụ thép tấm mạ thiếc vẫn tăng cho đến tận năm 2000, nhưng trong năm 2001 đã giảm xuống. Công ty Latinusa PT, tuy vậy phải đối mặt với cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Việc nhập khẩu lớn hơn sản xuất.
Thị trường của thép lá mạ thiếc và kẽm giai đoạn 2000-2002 có xu hướng trái ngược nhau. Thị trường của thép lá mạ thiếc năm 2000 đã được cải thiện nhưng lại giảm trong năm 2001 do lĩnh vực bất động sản trong năm 2001 bị giảm sút vì những khó khăn trong tài khoản bảo đảm từ ngân hàng. Tiêu thụ thép lá mạ thiếc giảm sút từ 218.704 tấn trong năm 2000 xuống còn 160.740 tấn trong năm 2001. Tuy nhiên, sang đến năm 2002, lượng tiêu thụ lá mạ thiếc lại tăng trở lại nhưng không đạt được mức như năm 2000.
Trong năm 2002, ngành công nghiệp thép ống ở trong tình hình tốt hơn bởi vì sản phẩm này bị đánh thêm thuế vào hàng nhập khẩu do các công ty sản xuất trong nước PT. South East Asia Pipe Industries, công ty PT. KHI Pipe Industries và công ty PT. Bumi Kaya Steel kiến nghị. Phần phụ thu này được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhu cầu đối với thép ống giảm từ 664.274 tấn trong năm 2000 xuống còn 515.518 tấn trong năm 2001 nhưng lại tăng lên trong năm 2002.
Về mặt xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu trong năm 2001 cũng suy giảm. Mối đe doạ sụt giảm toàn cầu đã góp phần làm đình trệ mua bán thị trường quốc tế. Việc xuất khẩu thép từ Indonesia trong năm 2001 suy giảm sau khi đã hồi phục vào năm 2000.
Sự suy giảm trong các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu đã thúc đẩy các nhà sản xuất quay sang thị trường Châu á trong đó có Indonesia. Hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan với giá rẻ hơn tràn vào thị trường Indonesia đã làm suy yếu ngành công nghiệp nước này. Vì vậy, trong năm 1999, Chính phủ áp dụng thuế nhập khẩu chống phá giá từ các nước Australia, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Trong năm 2002, sản xuất thép lá cán nóng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự khủng hoảng. Tình hình càng bị tồi tệ hơn do hàng nhập khẩu tăng mạnh làm giảm sản lượng trong nước xuống còn 1,22 triệu tấn. Việc nhập khẩu với giá rẻ chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Thay thế cho việc nhập khẩu vào thị trường Mỹ, các nhà sản xuất của Nhật Bản và Hàn Quốc bị ép buộc phải chuyển sang thị trường khác bao gồm cả Indonesia. Do vậy, giá cả của thép lá cán nóng trên thị trường nội địa đã giảm sút mạnh.
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép của Indonesia
giai đoạn 1997-2002
Đơn vị tính: tấn
Loại
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sắt xốp
30
3.000
-
61
93
n/a
Sắt thép vụn
1.136
4.693
20.146
23.158
10.315
n/a
Gang thỏi
325
1.316
12.470
964
625
n/a
Phôi vuông
30
3.000
-
123
3.993
3.567
Thép cốt bê tông
580
886
11.012
925
-
2.577
Thép dây
1.777
144.312
49.581
12.165
253.402
247.401
Thép hình trung
761
13.763
22.537
15.930
27.326
24.119
Phôi dẹt
-
0
0
0
0
0
Thép lá cán nóng
688.761
673.586
732.064
512.558
313.836
417.620
Thép lá cán nguội
70.783
257.891
180.825
406.832
74.022
96.685
Lá mạ thiếc
5.975
126.945
3.628
732
425
1.215
Thép lá mạ kẽm
3
-
23.502
11.643
1.181
19.553
Thép ống
31.802
73.605
114.461
180.694
77.922
113.010
Tổng cộng
801.963
1.302.997
1.170.226
1.165.785
763.140
925.747
% tăng trưởng
62,48%
-10,19%
-0,38%
-34,54%
23,09%
Nguồn: Báo cáo của Indonesia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Sự suy giảm trong lĩnh vực thép cán nóng trong năm 2002 càng tồi tệ hơn do việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thị trường lớn nhất đối với các sản phẩm của Indonesia, đã giảm mạnh sau khi nước này áp dụng thuế phụ thu chống bán phá giá là 47,86% và tiền phụ thu trợ cấp là 10,21%.
Bảng 5: Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép của Indonesia trong giai đoạn 1996-2002
Đơn vị tính: Tấn
Loại
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sắt xốp
68.001
25.500
22.384
219.075
215.052
n/a
Sắt thép vụn
869.725
399.933
690.933
1.263.206
1.604.109
n/a
Gang thỏi
225.209
75.138
135.489
154.603
55.047
n/a
Phôi vuông
68.001
247.715
195.549
802.609
658.761
788.837
Thép cốt bê tông
97.338
71.339
35.112
99.825
67.982
89.495
Thép dây
175.530
98.413
89.933
127.357
127.357
130.000
Thép hình trung
165.579
2.785
55.320
50.689
45.381
45.807
Phôi dẹt
319.533
158.375
121.121
436.185
418.614
504.338
Thép lá cán nóng
639.038
589.783
344.967
723.339
513.438
606.732
Thép lá cán nguội
509.821
285.304
160.390
434.196
291.240
474.031
Lá mạ thiếc
95.952
66.417
72.607
121.996
89.933
106.523
Thép lá mạ kẽm
46.649
58.831
32.361
75.130
112.309
84.773
Thép ống
234.854
153.962
277.544
505.568
225.040
269.147
Tổng cộng
3.515.230
2.233.495
2.233.710
5.013.778
4.424.263
3.099.683
% tăng trưởng
-36,46%
0,01%
124,46%
-11,76%
21,55%
Nguồn: Báo cáo của Indonesia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Triển vọng đối với ngành công nghiệp gang thép trong thời gian tới
Chính phủ Indonesia hiện nay đang cố gắng phục hồi nền kinh tế, đưa nền kinh tế trở lại hoạt động tốt hơn. Những bước đi khác nhau đã được thực hiện nhưng tất cả những nỗ lực đó dường như không mang lại kết quả khả quan. Điều duy nhất cho thấy tín hiệu tốt là trong vấn đề ổn định tiền tệ. Tính bất ổn của đồng rupiah đã được kiểm soát, lãi suất ngân hàng cũng dần dần hạ và tỉ lệ lạm phát cũng không vượt quá 2 con số như người ta đã từng lo lắng.
Do nền kinh tế năm 2002 trì trệ, một số nhà sản xuất sản phẩm kim loại đã cố gắng tăng xuất khẩu nhưng thị trường thế giới cũng bị tác động bởi suy thoái. Sự suy thoái trên thế giới đã trở nên tồi tệ hơn do những cuộc tấn công khủng bố không chỉ nhằm vào nước Mỹ mà còn ở các quốc gia khác, kéo theo nó là cuộc chiến chống Iraq do Mỹ phát động.
Dựa trên những dự đoán rằng nền kinh tế Indonesia vẫn tiếp tục trì trệ, ngành kim khí nước này cũng không có khả năng phục hồi trong một vài năm tới. Theo dự báo chính thức, nền kinh tế sẽ tăng trưởng 4,18%, vì vậy ngành kim khí cũng sẽ rất khó đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong năm tới.
Malaysia
Trong năm vừa qua, thực trạng ngành thép Malaysia đã phản ánh một số đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, sự bất ổn giá các sản phẩm thép mà trong quý III năm 2002 bắt đầu giảm sút sau một vài năm giữ được mức giá cao. Thứ hai, những biện pháp bảo hộ gây bất lợi của Mỹ đối với các nước khác, bao gồm ngay cả Malaysia, đã được thực hiện đối với các sản phẩm dẹt bắt đầu từ 16/03/2002. Thứ ba là nhu cầu trong nước tăng trưởng chậm chạp.
Về mặt sản xuất
Bảng 6: Tình hình sản xuất thép của Malaysia giai đoạn 1997-2002
Đơn vị: 1.000 tấn
Sản phẩm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gang/DRI/HBI
1.486
878
950
1.240
1.024
1.060
Phôi vuông
2.962
1.903
2.260
2.600
3.000
3.220
Thép thanh
2.509
1.300
1.500
1.723
1.896
1.800
Thép dây
899
600
800
1.012
1.136
1.200
Thép hình
250
180
150
175
160
155
Phôi dẹt
-
-
280
800
900
1.500
Thép lá cán nóng
-
-
213
737
850
1.400
Thép tấm
116
90
-
11
140
109
Thép lá cán nguội
485
330
355
488
337
551
Các loại thép lá tráng phủ khác
-
270
310
340
199
291
Lá mạ thiếc
163
109
134
161
197
108
Lá mạ kẽm
340
235
269
294
277
289
ống và tup
753
501
638
695
733
741
Nguồn: Báo cáo của Malaysia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Trong năm từ 2000 trở lại đây, sản lượng sản xuất thép gang các loại của Malaysia đã dần ổn định và tăng trưởng. Ngành này đã hứng chịu đợt suy thoái trong năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á. Tuy nhiên, nhu cầu thép xây dựng đã chững lại vào quý IV năm 2002 do Chính phủ Malaysia đã trục xuất những lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Về mặt tiêu thụ trong nước
Việc tiêu thụ sản phẩm thép dẹt trong năm 2002 lại giảm 14%. Nguyên nhân có thể do mức tồn kho trong năm 2001 khá cao trong khi thị trường đang tìm cách đối phó với Điều luật 201 (Section 201) của Chính phủ Malaysia để bảo vệ Malaysia khỏi hàng nhập khẩu. Các biện pháp đánh thuế bao gồm mức thuế nhập khẩu 50% đối với 110 mặt hàng thép, chủ yếu là thép dẹt. Vào thời gian đó trong năm 2001, giá các sản phẩm thép khá cạnh tranh với mức giá khá thấp.
Biểu đồ 1: Tình hình tiêu thụ thép của Malaysia giai đoạn 1998-2002
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Nguồn: Báo cáo của Malaysia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Nhìn chung, tổng mức tiêu thụ thép đã được cải thiện kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á.
Về mặt xuất nhập khẩu
Việc xuất khẩu thép thô của Malaysia thời gian qua khá bấp bênh đặc biệt trong năm 2000 và 2001, sản lượng xuất khẩu sụt giảm hẳn so với năm 1999. Tuy nhiên hiện nay sản lượng đó đã được phục hồi dần dần nhưng vẫn chưa đạt được như năm 1999. Các sản phẩm khác như thép tấm lá, thép thanh dây, hình đều không ổn định. Tuy nhiên, các loại thép tráng mạ, ống và tup lại gia tăng số lượng xuất khẩu ổn định qua các năm. (Xem bảng 7)
Bảng 7: Tình hình xuất khẩu thép của Malaysia giai đoạn 1997 – 2002
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Sản phẩm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gang/DRI/HBI
949
450
479
324
729
485
Phôi vuông
36
200
170
5
9
27
Thép thanh
14
252
273
59
284
102
Thép dây
3
110
173
253
175
164
Thép hình
5
14
48
43
18
32
Phôi dẹt
-
-
-
-
-
-
Thép lá cán nóng
180
127
215
100
258
146
Thép tấm
35
83
51
28
7
9
Thép lá cán nguội
71
110
98
105
15
16
Các loại thép lá tráng phủ khác
44
162
58
181
151
176
Lá mạ thiếc
7
5
17
96
17
51
Lá mạ kẽm
20
101
120
286
493
521
ống và tup
67
150
250
285
284
321
Nguồn: Báo cáo của Malaysia tại hội nghị AISIF lần thứ 51 tại Thái Lan tháng 07/2003
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu thép của Malaysia giai đoạn 1997-2002
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Sản phẩm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gang/DRI/HBI
261
241
312
336
229
195
Phôi vuông
623
315
248
86
54
148
Thép thanh
85
66
83
87
84
146
Thép dây
114
38
167
146
151
173
Thép hình
608
218
239
230
163
379
Phôi dẹt
-
-
-
-
16
149
Thép lá cán nóng
1.519
989
1.531
832
460
532
Thép tấm
752
247
352
264
348
145
Thép lá cán nguội
620
582
94._. đó dự báo nhu cầu thị trường thép ở Việt Nam là khó có thể chính xác. Qua những tư liệu tài liệu dự báo nhu cầu thị trường của VSC (có sự giúp đỡ của tổ chức JICA), dự báo của VAI + BHP lập năm 1993; Dự báo của NKK (Nhật Bản) lập năm 1994; Dự báo của NIPPON STEEL lập năm 1994 thì nhu cầu và thị trường của thị trường thép Việt Nam có thể như bảng dưới đây . Đây là dự báo có cơ sở và phù hợp với thực tế Việt Nam.
Bảng 21: Dự báo nhu cầu chủng loại thép đến năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Chủng loại thép
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thép dài
Thanh
1.406
1.617
1.855
2.052
2.239
2.416
2.560
2.671
Dây
811
878
945
1.045
1.140
1.231
1.304
1.361
Hình
487
585
700
774
845
912
966
1.008
Cộng
2.703
3.081
3.500
3.871
4.224
4.559
4.830
5.040
Thép dẹt
Tấm
286
347
420
483
549
617
709
801
HRC
571
725
910
1.068
1.213
1.388
1.559
1.725
CRC
883
921
945
1.088
1.281
1.439
1.559
1.663
Mạ
493
619
770
886
1.007
1.131
1.247
1.355
ống hàn
364
408
455
504
526
566
595
616
Cộng
2.597
3.020
3.500
4.029
4.576
5.141
5.670
6.160
Tổng
5.300
6.100
7.000
7.900
8.800
9.700
10.500
11.200
Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam năm 2002
Căn cứ vào công suất các nhà máy hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai để dự báo về khả năng cung cấp thép đến năm 2010 được liệt kê trong bảng dưới đây
Bảng 22: Dự báo khả năng cung cấp chủng loại thép đến năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Chủng loại
Công suất
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thép dài
5.315
2.700
3.200
3.600
3.800
4.700
4.800
4.900
5.000
Tấm
350
-
-
210
280
310
350
350
350
HRC
1.500
-
-
-
-
800
1.000
1.200
1.500
CRC
400
-
40
280
320
360
400
400
400
Mạ
661
260
280
300
400
480
550
600
650
ống hàn
410
280
330
380
400
410
410
410
410
Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam năm 2002
Nhìn chung trong giai đoạn từ nay đến năm 2004, nhu cầu thép dài sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thép dẹt do nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh. Kể từ năm 2005, nhu cầu thép dẹt sẽ lại chiếm tỷ trọng cao so với thép dài hơn trong tổng nhu cầu do các ngành cơ khí chế tạo phát triển.
Qua các số liệu phân tích về khả năng cung và cầu các loại sản phẩm thép từ nay đến năm 2010, thì việc đầu tư các nhà máy cán thép xây dựng đã vượt quá nhu cầu từ nay đến năm 2010, còn lại các loại sản phẩm khác đều cung thấp hơn cầu.
Giải pháp cho ngành thép Việt Nam trước thách thức của hội nhập AFTA
Một số kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước
Loại bỏ dần chính sách bảo hộ cho ngành thép
Chính sách bảo hộ cho ngành thép từ những năm trước không hợp lý đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong năng lực sản xuất thép. Từ năm 1996, chính phủ đã cấm nhập khẩu thép ống nguyên liệu và thép sợi nguyên liệu. Trong trường hợp đặc biệt nhập khẩu cho dự án thì phải chịu thuế nhập khẩu từ 30-40%. Trong khi thuế nhập khẩu phôi thép là 3-5%. Đến năm 2000, các công ty trong nước mới được tự do nhập khẩu thép. Trong thời gian dài, các loại thép bị cấm nhập khẩu đã dẫn đến giá cả tăng vọt, theo đó năng lực sản xuất thép cũng gia tăng nhanh chóng và dẫn đến dư thừa. Những nhà máy có năng suất thấp không có khả năng phát triển nhưng vẫn tồn tại được nhờ chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ.
Thời hạn giảm thuế theo lịch trình AFTA đang đến gần và để gia nhập WTO, Việt Nam đang phân loại các nhóm ngành hàng để thực hiện giảm thuế. Căn cứ trên thực trạng sản xuất khả năng cạnh tranh hiện nay của ngành thép trong nước và thực tế thực hiện CEPT của các nước ASEAN, lịch trình giảm thuế của Việt Nam cho các sản phẩm sắt thép được dự kiến với các bước giảm chậm nhất, đặc biệt là đối với các sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ tạm thời.
Các biện pháp bảo hộ cao với ngành thép đang thực hiện cần phải giảm nhanh chóng. Ngành thép Việt Nam không thể sống được bằng bảo hộ khi muốn tham gia vào các sân chơi trong khu vực và trên thế giới mà trước mắt là AFTA.
Do vậy, Nhà nước nên tăng cường các biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng; thực thi kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thị trường để chống hàng kém chất lượng. Khuyến khích cạnh tranh trong nội bộ ngành thép để thủ tiêu tính trì trệ. Mặc dù đang được bảo hộ cao và tinh giảm thuế chậm, song các định hướng đầu tư và biện pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thép cần được triển khai sớm nhất, tránh tình trạng bị động cho đến tận thời điểm giảm thuế. Vấn đề bảo hộ của nhà nước đối với ngành thép theo không nên kéo dài quá năm 2006.
Hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp
Đối với sản phẩm thép dài, từ năm 2001, Nhà nước đã hạn chế các công ty tham gia vào thị trường thép cán để điều chỉnh cung cầu và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhằm loại bỏ những sản phẩm ngoài quy cách. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa quyết định được rõ là sẽ theo đuổi chính sách ưu tiên tự do hoá hay bảo hộ đối với các sản phẩm thép. Điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư lúng túng không biết nên đầu tư vào lĩnh vực nào. Do đó, Nhà nước cần sớm quyết định chính sách của mình để định hướng cho sản xuất.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của tổ chức JICA thì chính sách đối với ngành thép của Chính phủ có xảy ra theo 3 phương án như sau:
Phương án 1: Ưu tiên tự do hoá. Thời hạn của AFTA được tuân thủ, đánh thuế quan không phân biệt đối xử.
Phương án 2: Bổ sung một phần trong thời hạn AFTA. Sau năm 2006 vẫn tiếp tục duy trì có thời hạn mức thuế quan trên 5%. Phương án này áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu.
Phương án 3: Vừa bảo hộ tạm thời, vừa thực hiện tự do hoá trên cơ sở phân chia rõ các nước thành viên AFTA và các nước khác, theo đó thuế suất tự do hoá sẽ áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN, còn các trường hợp khác áp dụng thuế quan bảo hộ tạm thời.
Để thực thi một trong ba phương án trên, Nhà nước trước hết cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành thép trong chiến lược CNH – HĐH. Phải điều chỉnh mức độ bảo hộ đối với ngành thép tuỳ thuộc vào tỷ lệ tương đối với lợi ích của các ngành công nghiệp xuất khẩu và ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu khác. Tiếp đó, Việt Nam cũng cần phải cân nhắc xem có khả năng kéo dài thời hạn thực hiện CEPT hay không, và việc đó có mang lại lợi ích kinh tế hay không. Điều này rất khó khăn và có thể bị coi là rút lui vào bảo hộ cho ngành. Tuy nhiên, thực hiện CEPT đối với ngành thép các nước ASEAN không phải là chuyện dễ dàng. Gần đây, ở Thái Lan và Malaysia cũng đã tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Hơn nữa, Mỹ cũng tăng cường bảo hộ mậu dịch nên có thể dự đoán là các nước khác sẽ có khuynh hướng xuất khẩu sang châu á. Nếu có thể, Việt Nam cần thương lượng với các nước ASEAN về CEPT, theo đó khả năng thực hiện và hiệu quả của phương án 2 và 3 cũng có nhiều thay đổi.
Chính sách đầu tư
Sự đầu tư của Nhà nước cho ngành thép cả trước mắt và lâu dài là cần thiết, song sự đầu tư này tập trung vào hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thép để tăng tính cạnh tranh; Nhà nước tập trung vốn (hàng tỷ đô la Mỹ) cho các dự án lớn, công nghệ rất hiện đại (thời điểm sau năm 2010). Hướng đầu tư mới bao gồm cả đầu tư trong nước và liên doanh phải được nghiên cứu kỹ lưỡng chỉ nên tập trung vào lĩnh vực sản xuất thép đặc chủng với quy mô nhỏ và vừa, không đầu tư vào cán thép, sản xuất thép xây dựng vì hiện nay cung đã lớn hơn cầu. Bên cạnh đó cần cân nhắc kỹ tính hiệu quả, khả năng nhập khẩu phôi thép với sự cần thiết phải đầu tư với nguồn vốn phúc lợi vào những dự án về mỏ thép trong điều kiện Việt Nam còn hạn chế về vốn đầu tư.
Nhà nước nên sớm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học để phát triển ngành thép trong tương lai. Đây có thể coi là một chương trình của Nhà nước. Vấn đề nghiên cứu, đánh giá toàn diện về nguồn tài nguyên trong nước phục vụ cho ngành thép; tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất thép trên thế giới; Nghiên cứu thực trạng ngành thép với quan điểm kinh tế quốc dân chứ không phải của tổng công ty thép trên cơ sở đó để quy hoạch và đầu tư cho ngành thép trong tương lai cần được triển khai sớm.
Trong những năm qua Nhà nước đã hỗ trợ rất lớn cho VSC. Năm 1999 nguồn vốn kinh doanh của VSC cuối kỳ là 1.410.393 triệu đồng thì trong đó có 1.040.068 triệu đồng do ngân sách nhà nước cấp. Thực chất tổng công ty thép giảm thiểu được khó khăn về tài chính là do có nhà nước bảo trợ. Điều này cần phải được cân nhắc lại. Nhà nước chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả của tổng công ty thép và giúp đỡ để giải quyết khía cạnh xã hội của doanh nghiệp bị phá sản. Nhà nước không thể "nuôi" tổng công ty thép được. Chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước trong thời gian tới còn cho cả các doanh nghiệp, khu vực tư nhân nếu kinh doanh có hiệu quả theo định hướng của nhà nước. Có chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất thép xuất khẩu, sản xuất hàng thay thế nhập.
Một số chính sách hỗ trợ khác
Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong ngành thép để các chính sách về đầu tư, thương mại, công nghiệp và bảo hộ có thể phát huy hiệu quả trong việc hợp lý hóa cơ cấu sản xuất trong ngành thép.
Thứ nhất, Nhà nước cần hỗ trợ giá điện cho các doanh nghiệp sản xuất thép đặc biệt là các nhà máy luyện thép. Hiện nay ngành điện luôn có xu hướng điều chỉnh giá điện theo hướng tăng lên vì vậy gây khó khăn cho nhiều ngành trong đó có ngành thép. Do quá trình luyện cán thép tiêu thụ điện năng khá lớn nên giá điện có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm và càng làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm thép trên thị trường.
Thứ hai, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đối với ngành thép. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực không nên chỉ để các doanh nghiệp trong ngành tự thực hiện được vì kết quả không cao. Nhà nước nên hỗ trợ theo hướng xây dựng thêm các trường đào tạo nghề cơ khí luyện kim, khuyến khích học nghề tại những địa phương có đặt nhà máy sản xuất thép, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Nếu làm được điều này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm tại các địa phương vừa nâng cao được trình độ cho người lao động.
Thứ ba, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp để tìm kiếm, thâm nhập thị trường thì sự hỗ trợ của Nhà nước cũng hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu vốn, thiếu thông tin và non kém về trình độ marketing,Về thị trường trong nước. Nhà nước cần có biện pháp kiên quyết chống tình trạng làm hàng giả nhái theo các thương hiệu nổi tiếng như TISCO. Về thị trường nước ngoài, sự hỗ trợ của nhà nước trong công tác xúc tiến thương mại là đặc biệt cần thiết vì hiện nay thông tin kinh tế đầy đủ, kịp thời, chính xác là một trong những điều kiện chủ yếu quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp ngành thép
Giải pháp về cơ cấu tổ chức
Trong công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành thép cần tập trung chú ý vào những hoạt động chủ yếu sau:
Tổ chức và sắp xếp lại hoạt động của các đơn vị trong ngành. Những đơn vị sản xuất hiện đang hoạt động không hiệu quả và ít có triển vọng cần phải mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhằm tập trung vốn đầu tư phát triển cho các cơ sở khác.
Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, không nên hạn chế tỷ lệ quốc doanh hay tư nhân, không hạn chế vốn trong hay ngoài nước mà cần đảm bảo mục tiêu hiệu quả, hợp lý đáp ứng yêu cầu CHN-HĐH đất nước
Khuyến khích pháp triển các hình thức liên kết kinh tế, trên cơ sở đó có thể hình thành các tập toàn kinh tế lớn, hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao.
Cải cách công tác quản lý toàn ngành. Hiện nay, VSC được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý ngành thì cần phải công tác quản lý xuyên suốt nhằm củng cố quan hệ giữa các đơn vị trong ngành thành một khối thống nhất, chặt chẽ hỗ trợ nhau cùng pháp triển. Nhưng không can thiệp quá sâu vào các đơn vị thành viên mà cần để các công ty, các nhà máy tự chủ trong kinh doanh.
Giải pháp về vốn
Để có thể đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện công tác xúc tiến thị trường, đào tạo nhân lực ..., doanh nghiệp cần phải có vốn. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là ngành thép vì quy mô vốn lớn, hiện nay đều vấp phải khó khăn rất lớn trong việc huy động và sử dụng vốn. Vì vậy các giải pháp về vốn là những giải pháp quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.
Về biện pháp huy động vốn, cần đa dạng hóa các nguồn thu hút vốn đầu tư, từ cả nguồn trong nước cũng như ngoài nước, dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp, ví dụ như : Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn từ thực hiện cổ phần hóa kết hợp với đóng góp của người lao động, vốn đầu tư ưu đãi của nhà nước, vốn vay trả chậm từ khác hàng (bằng tiền hoặc sản phẩm), vốn vay thương mại từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính theo dự án hoặc dưới dạng khung tín dụng ký sẵn, vốn ngân sách, vốn ODA hoặc vay lãi suất mềm từ chính phủ các nước dành cho Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài…
Đối với nguồn vốn trong nước, nhìn chung, vốn tự có của doanh nghiệp và vốn cấp từ ngân sách Nhà nước là rất hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, kêu gọi góp vốn của người lao động, liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Muốn thực hiện thành công những biện pháp này, doanh nghiệp cần đề ra được những ưu tiên, ưu đãi thỏa đáng và hấp dẫn đối với các chủ sở hữu vốn, có phương án bảo toàn và sử dụng vốn hợp lý, thu hút được các chủ đầu tư.
Trong ngành thép đòi hỏi sự tập trung vốn cao, chúng ta nên kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Và thực tế đã chứng minh tại các liên doanh của VSC với đối tác nước ngoài và liên doanh với các đơn vị trực thuộc VSC đều hoạt động hiệu quả, thiết bị được đầu tư đồng bộ hơn, phương pháp quản lý hiệu quả. Do vậy, vốn nước ngoài là một nguồn quan trọng giúp phát triển ngành thép trong nước, không chỉ thu hút vốn mà còn tiếp thu được công nghệ tiên tiến của họ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra kỹ tài chính và và độ tin cậy của đối tác, tránh trường hợp bị phía nước ngoài lợi dụng để lừa gạt về tài chính hoặc đưa các công nghệ đã lạc hậu vào tận dụng khai thác tại Việt Nam.
Khi đã có vốn trong tay thì phải có biện pháp sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư vốn có trọng điểm, có chiều sâu, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tài chính, gắn việc đầu tư vốn với công tác đào tạo nguồn nhân lực, tránh tình trạng như một số doanh nghiệp các ngành khác trong thời gian vừa qua, chỉ lo vay vốn đầu tư các thiết bị hiện đại đắt tiền nhưng không đủ trình độ hoặc thiếu trách nhiệm nên quản lý không tốt, dẫn đến sản xuất thua lỗ, không đủ khả năng thu hồi vốn để thanh toán công nợ.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Trình độ công nghệ lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp thép Việt Nam, vì thế yêu cầu đổi mới công nghệ cần đựơc đặt lên hàng đầu.
Trước mắt, các doanh nghiệp cần tạo mối liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để tìm ra các giải pháp kinh tế có hiệu quả, thành lập và hỗ trợ hoạt động của các trung tâm công nghệ. Khi đầu tư nên thu hút công nghệ hiện đại của các nước phát triển ngay từ đầu, tránh tình trạng manh mún và tản mạn, nhập về các công nghệ đã quá lạc hậu để rồi sau một thời gian lại phải nâng cấp hay thay thế công nghệ mới.
Còn khi đổi mới, nâng cao công nghệ cần tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu cung cấp nguyên liệu, vận chuyển, sản xuất. Đồng thời, đổi mới công nghệ cần phải chú trọng hạ tầng cơ sở và các thiết bị phụ trợ, đào tạo con người để nghiên cứu và tiếp nhận công nghệ chuyển giao, đổi mới và tinh giảm cơ cấu hiện hành, có như vậy thì giải pháp đổi mới công nghệ mới phát huy được toàn bộ hiệu quả của nó.
Giải pháp về công tác quản lý, đào tạo và pháp triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển sản xuất thép của Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, trình độ người lao động càng ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của cả một quốc gia. Do đó, bên cạnh việc chú ý tới công tác tổ chức hoạt động sản xuất, ngành thép cần phải tập trung hơn nữa cho công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực
Trước hết, các doanh nghiệp cần có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề, sử dụng thành thạo các trang thiết bị sản xuất, xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng cho lực lượng lao động, khuyến khích họ gắn bó với sản xuất, với hoạt động của nhà máy. Ngành thép cần mạnh dạn từng bước thực hiện cổ phần hoá để tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của người lao động, đặc biệt cần lưu ý đến chế độ đãi ngộ với lực lượng chuyên gia khoa học trong ngành, có chính sách khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành.
Bên cạnh đó cần có cơ chế cho cán bộ khoa học và công nghệ tăng thu nhập thông qua việc được trực tiếp ký hợp đồng tham gia nghiên cứu – triển khai theo các chương trình nghiên cứu của Nhà nước. Ngoài ra, cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài giúp đỡ ta trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ của ngành. Cần thiết triển khai việc gửi các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo thêm tại những nước có nền công nghiệp luyện kim phát triển, khai thác mọi cơ hội để hợp tác nghiên cứu với các cơ quan nghiên cứu triển khai của nước ngoài nhằm tận dụng kinh phí và nâng cao được trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiên cứu trong ngành.
Giải pháp về công tác phát triển thị trường
Những năm qua, công tác thị trường của các doanh nghiệp đã được quan tâm, hiện nay thị trường của các doanh nghiệp gồm: thị trường trong nước chia làm 3 khu vực miền Trung, Nam và Bắc; thị trường nước ngoài là Lào, Campuchia, Đài Loan, Hồng Kông… Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp sẽ phải gặp nhiều cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm nhập khẩu, do vậy công tác thị trường của các công ty cần được đặc biệt chú trọng. Công tác phát triển thị trường của các công ty có thể đi theo những hướng sau:
Củng cố thị trường truyền thống
Thị trường truyền thống của các doanh nghiệp thép Việt Nam là miền Bắc, Trung, Nam. Các công ty tiếp tục duy trì và chiếm lĩnh và vươn tới nắm thị trường, khai thác thị trường theo chiều sâu, nắm chắc dung lượng và cơ cấu thị trường, xu hướng biến động về nhu cầu vật liệu xây dựng, quan tâm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và khu vực.
Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường thông qua việc phối hợp ngành vật liệu xây dựng các tỉnh về cung ứng hàng hoá, gửi hàng tại đơn vị nhằm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm đồng thời giới thiệu nhãn hàng hoá của công ty, tạo uy tín, giữ quan hệ hợp tác lâu dài.
Mở rộng sang các thị trường mới có triển vọng
Hiện nay do trình độ xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển và được nâng cao. Vì vậy nhu cầu về sắt thép đối với xã hội ngày càng lớn, ước tính đến năm 2010 nhu cầu sử dụng sắt thép của cả nước cần đến 11,2 triệu tấn/năm). Chính vì thế yêu cầu đối với công ty sản xuất kinh doanh thép phải đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Để chiến lĩnh được thị trường ở khắp đất nước và xuất khẩu cần có một hệ thống đồng bộ các biện pháp: như định hướng sản phẩm, chất lượng, số lượng sản xuất; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị; tổ chức kênh bán hàng phù hợp, mở rộng mạng lưới các vùng tập trung dân cư để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng; tổ chức tốt công tác bảo hành sản phẩm làm cho khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sản phẩm của công ty. Đây là những biện pháp rất có ý nghĩa trong khi thâm nhập các thị trường.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc đối với các chủ thể kinh tế, là điều kiện tiên quyết trong việc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Muốn thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình thì điều trước hết doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ và chính xác những yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu, thị hiếu và sức mua của thị trường mới có thể giúp doanh nghiệp tìm được thị trường trọng điểm và xác định được những tiềm năng của thị trường, của doanh nghiệp chưa được khai thác triệt để.
Trong những năm gần đây, với chủ trương đổi mới của Nhà nước và phát triển kinh tế, nhiều công ty kinh doanh kim khí Tổng công ty thép và các hộ tư nhân đã mở ra kinh doanh các mặt hàng kim khí, nhu cầu về xây dựng kiến thiết ngày càng tăng lên điều đó đòi hỏi các công ty phải nắm được nhu cầu thông qua công tác nghiên cứu thị trường.
Các công ty phải có bộ phận chuyên sâu về thị trường, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ, có kiến thức về marketing, trên cơ sở đó lập ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh cho hợp lý, để hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao hơn. Bộ phận này sẽ giúp ban lãnh đạo đề ra và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả hơn. Nguồn thông tin báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu: nhanh, nhạy, kịp thời, chính xác vì trong tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay việc nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin thì mới dự đoán được nhu cầu và diễn biến thị trường, để có quyết định chuẩn xác về sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và kinh doanh loại sản phẩm nào, xuất khẩu ra sao?
Việc nghiên cứu thị trường bao gồm: quan sát, phân tích, dự báo, những biến động của thị trường, những thay đổi làm ảnh hưởng đến thị trường của công ty.
Qua nghiên cứu thị trường công ty có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra giá cả phù hợp, thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, về từng loại mặt hàng cụ thể, đối tượng phục vụ, không gian và thời gian đáp ứng.
Hoàn thiện mạng lưới bán hàng và hình thức bán hàng
Hoàn thiện mạng lưới bán hàng.
Hệ thống phân phối thép hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu thụ, chưa làm tốt nhiệm vụ chuyển sản phẩm đến nơi có nhu cầu để điều tiết thị trường. Do vậy, việc hoàn thiện mạng lưới bán hàng là rất quan trọng,các công ty cần có một số biện pháp như:
Củng cố hệ thống mạng lưới bán hàng hiện có: công ty cần nâng cấp các cửa hàng, các điểm bán hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng số lượng khách hàng, tăng cơ hội bán hàng. Công ty cần xây dựng phương án đầu tư vốn cho các cửa hàng trọng điểm.
Cần xem xét đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các cửa hàng, trạm, tạo điều kiện tập trung vốn, nguồn hàng cho các cửa hàng hoạt động tốt, có chính sách hỗ trợ cho các cửa hàng thua lỗ trong trường hợp cần thiết có thể giải tán cửa hàng thua lỗ thường xuyên.
Xây dựng các điểm bán hàng mới: Các công ty cần mở thêm các điểm bán hàng ở nhiều khu vực trong cả nước và nước ngoài, Công ty cần xây dựng các điểm bán hàng tại các tỉnh dưới hình thức bảo trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp khác của tỉnh đó phối hợp với các doanh nghiệp thép giới thiệu trưng bày hàng hoá của mình.
Tăng cường quyền hạn cho các cửa hàng: Thời gian qua các cửa hàng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, đã giúp công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để phát huy hết năng lực của các cửa hàng, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần mở rộng quyền hạn với loại hình kinh doanh phù hợp trên thị trường.
Hoàn thiện các hình thức bán hàng.
Trong những năm qua, các hình thức bán hàng mà các công ty áp dụng rất phong phú song cơ cấu còn có chỗ chưa hợp lý. Trong thời gian tới, các công ty cần thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh hình thức bán buôn để đẩy nhanh tổng doanh số bán ra và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng của mình. Trong bán buôn cần tăng cường hình thức bán giao thẳng không qua kho vì hình thức này đảm bảo tiết kiệm nhiều chi phí, thu được lợi nhuận cao và đẩy mạnh vòng quay của vốn kinh doanh. Muốn tăng cường hình thức này không phải dễ vì các nhu cầu bất thường khá lớn và hộ có thể thoả mãn bằng nhiều cách khác nhau.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức bán hàng để phục vụ tốt nhu cầu của mọi khách hàng áp dụng và phát triển các hình thức bán hàng để thích nghi và phát triển với điều kiện kinh doanh mới. Sử dụng công cụ marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Công ty cần duy trì và phát triển quan hệ bán hàng với các đơn vị mua thường xuyên với khối lượng lớn. Công ty ký kết các hợp đồng tiêu thụ với bộ phận khách hàng này để đảm bảo hàng hoá tiêu thụ được ổn định đồng thời tạo dựng và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Các hợp đồng kinh tế là cách thức nhằm đạt được mục tiêu an toàn trong kinh doanh do đó cần đẩy mạnh việc giao dịch và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thị trường mới các công ty phải có những chiến lược thâm nhập thích hợp, bởi đây chính là những nơi có thể mở rộng các quan hệ của công ty với bạn hàng mới. Do vậy công ty cần phải nỗ lực trong việc tìm tòi và phân tích những thông tin về các biến cố trên thị trường nhằm tìm ra các cơ hội kinh doanh phù hợp với tiềm năng của công ty để từ đó tiến hành đầu tư kinh doanh các mặt hàng mà thị trường đòi hỏi, tăng số lượng các đối tác ký kết hợp đồng mua hàng của Tổng công ty thúc đẩy kinh doanh ổn định và phát triển.
áp dụng chính sách giá linh hoạt
Trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng dư thừa cung thép, việc áp dụng giá linh hoạt là điều kiện sống còn để các doanh nghiệp thép thu hút được khách hàng, qua đó tăng được doanh số bán.
Dựa trên giá thành và căn cứ vào tình hình cung cầu, giá cả thị trường, khả năng của đối thủ cạnh tranh, các công ty phải thường xuyên điều chỉnh giá bán để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình. Đảm bảo cho công ty thu được nhiều lợi nhuận. Giá cả là một nhân tố của sự cạnh tranh. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp thép trong việc kinh doanh. Vì vậy việc xác định giá cả hết sức quan trọng. Các công ty phải có chính sách cụ thể đối với từng mặt hàng, nắm bắt nhanh chóng thay đổi giá cả thị trường để thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra, các công ty phải có chính sách giá cả với từng khu vực nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của công ty và thu được lợi nhuận cao nhất.
Về các hình thức thanh toán cần tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng, tạo khả năng thanh toán như cho thanh toán chậm trả. Khi bán chấp nhận mọi hình thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc…
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh đối với các công ty để thu hút khách hàng.
- Dịch vụ vận chuyển: Đặc điểm của sản phẩm ngành thép là dài và cồng kềnh, vì vậy quá trình vận chuyển rất khó khăn và vất vả. Để phục vụ tốt đối với khách hàng mua sản phẩm của ngành thì các doanh nghiệp thép nên tổ chức các dịch vụ phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Nếu khách hàng gần địa điểm kinh doanh có thể miễn phí vận chuyển, còn nếu khách hàng xa địa điểm kinh doanh có thể tính cước vận chuyển tuy nhiên phải phù hợp và giữ vững uy tín trên thị trường. Đối với khách hàng nước ngoài thì phải có sự thoả thuận hợp lý về hình thức vận chuyển cũng như các quy định về quá trình giao hàng.
- Tổ chức các hình thức quảng cáo: Quảng cáo là một công cụ để xúc tiến bán hàng, quảng cáo ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng. Quảng cáo giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm, cải thiện hình ảnh vốn có của sản phẩm. Sản phẩm ngành thép ngày càng có nhu cầu lớn, vì vậy vấn đề quảng cáo là rất quan trọng. Để cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài thì không những các công ty phải tổ chức tốt các dịch vụ quảng cáo trong nước về sản phẩm của mình mà còn phải tổ chức quảng cáo ở thị trường quốc tế. Các công ty có thể tổ chức quảng cáo quốc tế qua hai xu hướng đó là: tiêu chuẩn hoá và khu vực hoá. Quảng cáo nên đề ra các giải pháp để chống lại các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường bằng các sản phẩm tương tự.
- Hội chợ, khuyến mại: Các doanh nghiệp thép nên cho các sản phẩm của mình tham gia vào các hội chợ và tổ chức khuyến mại đối với sản phẩm của mình để kích thích nhu cầu của khách hàng mua sản phẩm của mình nhiều hơn.
- Xúc tiến bán hàng: Công ty có thể xúc tiến bán hàng qua ba hình thức sau: xúc tiến bán hàng để giới thiệu sản phẩm mới của công ty, xúc tiến bán hàng để tăng sự tiêu dùng sản phẩm và xúc tiến bán hàng để thu hút trực tiếp khách hàng ở các cơ sở bán lẻ.
Đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam bởi ngày nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ. Quá trình quốc tế có tác động tích cực đối với sự phát triển của công ty. Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện hình thành các mối quan hệ kinh tế mở rộng hơn giữa ngành thép Việt Nam với ngành thép thế giới. Đó chính là cơ hội để ngành thép Việt Nam bắt kịp với ngành thép của thế giới, tìm ra những khách hàng mới và mở ra thế đứng vững vàng cho mình trên thị trường quốc tế.
Cùng với cơ hội đang mở ra, quá trình hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp thép Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do xuất phát điểm của ngành thép còn quá thấp so với các nước phát triển trong khu vực; nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển và gặp nhiều khó khăn, đang đứng trước nhiều nguy cơ thử thách mới trong quá trình hội nhập quốc tế; nhiều nguồn lực còn chưa đủ điều kiện để khai thác, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp. Vì vậy muốn hội nhập quốc tế tổng công ty phải tổ chức công tác hội nhập. Cụ thể là:
Ngành thép phải tăng cường khả năng cạnh tranh để đối phó với thép nhập khẩu khi thuế nhập khẩu giảm xuống 5% và hàng rào phi thuế quan bị bãi bỏ.
Các nhà máy mới phải đạt trình độ quốc tế về năng suất chất lượng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để độc chiếm thị trường trong nước và có khả năng xuất khẩu có lãi.
Kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất các cơ sở kém hiệu quả không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu.
Mở rộng hợp tác sản xuất thép với các nước ASEAN.
._.