Tài liệu Ngành thép Việt Nam đứng trước thách thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: ... Ebook Ngành thép Việt Nam đứng trước thách thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ngành thép Việt Nam đứng trước thách thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp có trình độ phát triển khá. Chiến lược 10 năm 2001-2010 là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp trong giai đoạn sau. Chiến lược 10 năm này phải hướng tới việc đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, xây dựng nền kinh tế tự chủ, chủ động hội nhập có hiệu quả với kinh tế quốc tế và tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn nữa.
Ngành thép là một ngành công nghiệp năng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác.
Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Ngành thép liên quan tới rất nhiều ngành kinh tế khác như khai khoáng (than, dầu, khí đốt, quặng sắt...), ngành điện...Ngành thép cũng liên quan tới các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu,vật tư để phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất của mình như: xây dựng, chế tạo, đồ gia dụng, giao thông vận tải...
Ngoài việc là vật liệu trực tiếp cho các ngành, thép còn có vai trò gián tiếp trong việc phát triển ngành nông nghiệp thông qua tác động vào ngành công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị vật tư cho nông nghiệp. Một vai trò quan trọng không thể không kể đến là thép phục vụ cho công nghiệp quốc phòng.
Ngoài ra ngành thép góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động.
Như vậy, thép là nguồn vật liệu chính để sản xuất các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
các ngành có liên quan. Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang trong công cuộc CNH-HĐH nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hoá gia tăng mạnh mẽ thì thép trở thành vật liệu ngày càng quan trọng và phổ biến.
Trong thời gian qua thị trường thép Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động lớn. Ngành thép Việt Nam đang đứng trước thử thách khắc nghiệt và đã có dấu hiệu phát triển không theo quy hoạch, không tính lợi ích lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển tổng thể của ngành thép. Điều này có nguy cơ làm lãng phí các nguồn lực đầu tư và lâu dài có thể ảnh hưởng mạnh tới toàn nền kinh tế nói chung. Nước ta có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản. Có thị trường trong nước rộng lớn, rất đa dạng về gang thép và đang phát triển với tốc độ nhanh. Thị trường này còn bao gồm cả vùng Đông Nam Á rộng lớn, nhất là các nước xung quanh không có điều kiện phát triển gang thép như ta. Chúng ta có khả năng xây dựng ngành gang thép từ thượng nguồn với những dây chuyền sản xuất khép kín hiệu quả kinh tế cao, sức cạnh tranh mạnh, vốn đầu tư chấp nhận được. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngành thép hiện nay thấy còn nhiều bất cập từ cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Hậu quả là những biến động trong thị trường gần đây đã khiến không ít các doanh nghiệp lao đao. Tình thế ngành thép Việt Nam cần có sự phân tích kỹ lưỡng. Trước hết phải nhìn thẳng vào thực trạng ngành thép Việt Nam đang như thế nào. Có điểm mạnh, điểm yếu nào, năng lực cạnh tranh ra sao trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO và các tổ chức khác. Cũng cần phải phân tích tình hình khu vực và thế giới, so sánh tương quan với Việt Nam xem cơ hội cho chúng ta có còn không và phát triển như thế nào. Trong bản thân các ngành công nghiệp Việt Nam cũng nên có sự phân tích để có sự phân bổ hợp lý các nguồn lực đầu tư cho từng ngành công nghiệp giúp đất nước phát triển nhanh nhưng cân đối. Từ
đó, Nhà nước và các doanh nghiệp có những chính sách cụ thể gì giúp cho ngành thép phát triển và hội nhập quốc tế thành công.
Từ những vấn đề nêu trên, một nghiên cứu toàn diện và có nhận định đúng đắn cũng như đưa ra những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và cả vi mô về ngành thép Việt Nam là cần thiết. Bài khoá luận này sẽ giải quyết một phần vấn đề đó. Trong khuôn khổ bài khoá luận sẽ chỉ phân tích sâu về thực trạng ngành thép Việt Nam, những kết quả, tồn tại; thuận lợi cũng như khó khăn để từ đó phân tích khả năng cạnh tranh của ngành thép cũng như đưa ra những quan điểm phát triển cho ngành thép trong dài hạn và giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp. Dựa trên nội dung đó bài khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam
Chương 2: Ngành thép Việt Nam đứng trước thách thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Chương 3: Những giải pháp phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
Những phân tích, nhận định và các ý kiến nêu ra dựa trên quan điểm toàn diện và biện chứng và có sự tham khảo chọn lọc từ các bài nghiên cứu trước. Những ý kiến này còn chưa đầy đủ do chưa tính được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp cũng như sự cạnh tranh vốn đầu tư giữa các ngành cần được ưu tiên phát triển. Hi vọng rằng sẽ có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về toàn thể ngành thép cũng như các ngành công nghiệp khác của Việt Nam để giúp có được định hướng phát triển đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Lê Đình Tường đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60, khu Liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đã cho ra lò mẻ gang đầu tiên năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm cán. Năm
1975, nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng do CHDC Đức giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả khu Liên hợp gang thép Thái Nguyên lên 10 vạn tấn/năm.
Năm 1976, khi đất nước thống nhất, công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện cán thép mini của chế độ cũ để lại ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà, với công suất khoảng 80.000 tấn thép cán/năm.
Từ 1976 – 1989, ngành thép gặp nhiều khó khăn do kinh tế đất nước khủng hoảng và nguồn thép từ Liên Xô và các nước XHCN vẫn còn dồi dào nên ngành thép không phát triển, chỉ duy trì mức sản lượng 40.000-
85.000 tấn/năm.
Từ năm 1989- 1995, thực hiện chủ trương đổi mới, của Đảng, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt ngưỡng
100.000 tấn/năm.
Năm 1990, Tổng công ty thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất thép trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các ngành và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450.000 tấn/năm và bằng mức Liên Xô cung cấp cho ta hàng năm trước 1990.
Tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Thương
mại.
Thời kỳ 1996- 2003: ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều dự án liên doanh. Sản lượng thép cả nước trong năm 2002 đã đạt 2,38 triệu tấn. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất. Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong cả nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, ngoài Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân.
2.Tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam
2.1. Ngành thép còn ở điểm xuất phát thấp
Ngành thép được đầu tư xây dựng cơ sở đầu tiên từ năm 1959. Hơn
40 năm qua do chiến tranh và nhiều khó khăn nên gần đây mới được quan tâm đầu tư. Thời kì trước do cơ chế bao cấp và được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN, thép chỉ được sản xuất cầm chừng còn lại được
nhập khẩu với giá ưu đãi. Trong một thời gian dài hầu như không được đầu tư nâng cấp và đầu tư mới nên trình độ hết sức lạc hậu.
Từ khi Liên Xô và các nước SEV tan rã khó khăn diễn ra trong cả nước trong đó có ngành thép. Phải đến những năm 90 sau khi có chủ trương đổi mới kinh tế đất nước ngành thép mới được quan tâm. Năm
1995, Tổng công ty thép được thành lập, đến nay mới hoạt động được 8 năm, mặc dù đã hết sức cố gắng đầu tư nhiều hạng mục công trình mới,nâng cấp nhiều thiết bị cũ song cho đến nay các nhà máy vẫn còn trong tình trạng lạc hậu nhỏ bé phân tán, mới được coi là đang trong giai đoạn đầu phát triển (trong khi các nước trong khu vực đã phát triển trước ta khoảng 10 năm nhưng có công suất lớn, và cơ cấu sản phẩm đầy đủ).
2.2. Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm
Hiện nay, thộp sản xuất trong nước chủ yếu là thộp xõy dựng, cũn cỏc loại thép đặc chủng hầu như phải nhập khẩu. Chỉ tính riêng năm nay, nhu cầu trong nước cần khoảng 5 triệu tấn thộp cỏc loại, trong đó sản xuất trong nước mới khoảng 2,73 triệu tấn, phần lớn là thộp xõy dựng; lượng thộp tấm, thộp lỏ, thộp chế tạo phải nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn.
Mặt hàng sản xuất còn đơn điệu, chỉ có khả năng sản xuất các sản phẩm dài (thép thanh tròn, dây, hình nhỏ cho xây dựng và chế biến một số sản phẩm dẹt (tôn mạ, ống hàn, cắt uốn) và gia công sản xuất ống hàn, tôn mạ hình uốn nguội,cắt xẻ... từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi trong nước còn nhỏ bé. Các loại thép dẹt và thép chất lượng cao chưa được đầu tư xây dựng, chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất
thép đặc biệt phục vụ chế tạo, cơ khí, quốc phòng mà chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ tại một số nhà máy cơ khí và một số nhà máy của Tổng công ty thép Việt Nam. Chưa có thiết bị cán nóng, cán nguội để sản xuất thép tấm, thép lá. Chất lượng sản phẩm thấp, trừ sản phẩm của khu vực liên doanh có chất lượng khá hơn. Sự mất cân đối trong các loại sắt thép sản xuất hiện nay đặt ra cho ngành thép phải chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường để đầu tư trong thời gian tới. Nhu cầu thị trường ngày càng lớn và đa dạng nhưng hiện nay cơ cấu sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trong giai đoạn 1991-2002 ngành thép đã đạt được một số kết quả
như sau:
Sản lượng thép sản xuất tăng nhanh trong thời kỳ 1991-1995 (Bình quân 30%/năm) và tiếp tục gia tăng ở giai đoạn sau 1996-2002.
Thị trường thép Việt Nam trong thời gian trước năm 2001 có nhiều biến động và có sự mất cân đối trong cung cầu một số loại sắt thép. Nhìn chung, các loại thép cán cung đều chưa đáp ứng cầu.
Bảng 1: Sản xuất và tiêu thụ thép cán trên thị trường Việt Nam
Năm
Sản lượng sản
xuất
Tiêu dùng
Đáp
ứng
Nhập khẩu
1.000 T
% tăng
1.000
T
% tăng
(%)
1.000T
%
% tăng
NK
1991
149
350
-57.43
201
42.57
1992
196
31.54
540
54.29
-63.70
344
36.30
71.14
1993
243
23.98
800
48.15
-69.63
557
30.38
61.92
1994
280
15.23
990
23.75
-71.72
710
28.28
27.47
1995
450
60.71
1100
11.11
-59.09
650
40.91
-8.45
1996
900
100.00
1400
27.27
-35.71
500
64.29
-23.08
1997
1050
16.67
1700
21.43
-38.24
650
61.76
30.00
1998
1150
9.52
1900
11.76
-39.47
750
60.53
15.38
1999
1270
10.43
2090
10.00
-39.23
820
60.77
9.33
2000
1400
10.24
2300
10.05
-39.13
900
60.87
9.76
Trung
bình
27.83
21.78
-51.33
48.66
19.35
Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Bộ Công Nghiệp và VSC
Bảng trên cho thấy sản lượng thép cán của Việt nam trong những năm 90 đã tăng đáng kể về tuyệt đối, mức tăng trung bình hàng năm là
27,83%. Trong đó tăng nhanh vào năm 1996 do một số liên doanh như Vinakyoei, VPS, Vinausteel, NatsteelVina, được đầu tư 1995 và cuối 1996 đi vào sản xuất. Tuy sản lượng sản xuất tăng nhưng không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặc dù nhu cầu tiêu dùng chỉ tăng trung bình hàng năm 21,78%. Như vậy, nhìn tổng thể thì trong những năm 90, việc đầu tư cho ngành sản xuất thép cán thành phẩm phục vụ sản xuất chưa tương ứng. Khả năng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng trung bình 51,33%. Để bù đắp phần thiếu hụt cho tiêu dùng trong nước, thời gian qua Việt nam đã cho phép nhập khẩu một khối lượng khá lớn thép cán (trung bình 48,66%) với tốc độ tăng nhập khẩu bình quân hàng năm là 19,35%. Tốc độ tăng nhập khẩu thép cán cao hơn tốc độ tăng trung bình nhập khẩu nguyên vật liệu của nền kinh tế Việt Năm 10 năm qua là 16,78%. Như vậy, nhìn về lâu dài thì nhập khẩu thép cán cho tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục và chiếm tỷ lệ lớn.
Những sản phẩm của công nghiệp thép hiện tại chỉ là sản phẩm dài (thanh, dây, hình nhỏ) dùng cho xây dựng. Dự báo trong năm 2003 nhu cầu thép của cả nước khoảng 5 triệu tấn, trong đó trong nước sản xuất khoảng
2,73 triệu tấn chủ yếu là thép xây dựng. Nhu cầu nhập khẩu thép tấm, thép lá, thép chế tạo khoảng 2,3 triệu tấn. Vì lẽ này, thép cán sản xuất tại Việt nam thừa đối với các loại thép xây dựng, chất lượng thấp nhưng thiếu các
loại thép hình, thép tấm, thép carbon cường độ thấp và thép carbon cường độ cao,... là đầu vào của các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu, đóng toa xe, cấu kiện kim loại. Hiện tại, sản lượng thép xây dựng đang tồn kho rất lớn trong khi đó một loạt các nhà máy đang được tiếp tục xây dựng. Trong 7 tháng đầu năm công ty HPS lỗ 7 tỷ đồng, SSE lỗ 20 tỷ đồng, thậm chí công ty thép Ninh Bình còn phải rao bán nhà máy dù mới xây dựng. Đến nay danh sách nhà máy cán thép đã lên đến con số 28. Công suất các nhà máy cán thép khoảng 4 triệu tấn trong khi nhu cầu khoảng 2,7 triệu tấn. Cơ cấu mặt hàng sản xuất trong nước không hợp lý đã buộc các doanh nghiệp kinh doanh thép một mặt phải tìm thị trường cho sản phẩm thép xây dựng không chỉ trên thị trường Việt nam mà còn cả thị trường xuất khẩu. Mặt khác, nhập khẩu thép cho các ngành sản xuất khác cũng buộc phải thực hiện với yêu cầu bảo đảm hiệu quả. Tình hình này đặt ra bài toán điều chỉnh cơ cấu đầu tư sản xuất các mặt hàng thép cán cho ngành thép Việt Nam trong những năm tới.
Năng lực sản xuất và sản lượng thép thô của Việt Nam quá nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu phôi thép cho cán thép xây dựng thông thường (sản xuất khoảng 450000 tấn phôi /năm). Trong đó lượng phôi sản xuất từ lò điện dùng thép phế liệu chiếm trên 90%, chỉ gần 10% phôi được sản xuất từ quặng sắt-gang lò cao ở khu gang thép Thái Nguyên. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa tham gia sản xuất phôi
thép.
Sản xuất phôi từ quặng sắt hầu như chưa phát triển (Trừ lò cao 100 m3 và một số hạng mục đầu tư do Trung Quốc giúp đỡ ở Thái Nguyên) nên nguồn quặng sắt trong nước chưa được khai thác lớn, chưa được nghiên cứu sâu.
Hiện tại so với các nước trong khu vực, Việt Nam chưa được liệt vào nước có sản xuất thép vì sản lượng thép thô quá thấp.
Trang thiết bị ngành thép Việt Nam tính đến trước năm 2001 được phân bổ thành ba khu vực chính theo bảng sau đây:
Bảng 2: Phân bổ các cơ sở sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật
ngành thép Việt Nam
Khu vực và đơn vị
Công
suất∗
(T/Năm)
Địa điểm
Trang thiết bị (toàn
khu vực)
Tổng Cty Thép VN
Cty Gang thép TN Cty Thép Miền Nam Cty Thép Đà Nẵng
Cty Kim khí Miền
Trung
760.000
240.000
460.000
40.000
20.000
Thái nguyên Biên Hoà Đà Nẵng Đà Nẵng
2 lò cao cỡ nhỏ 100m3
22 lò điện hồ quang cỡ
nhỏ 6-30t/mẻ
4 máy đúc liên tục
5 máy cán thép tròn kiểu bán liên tục
7 máy cán mini thủ công
Liên doanh
Vinakyoei VSC-POSCO Vinausteel NatsteelVina Thép Tây Đô
850.000
240.000
200.000
180.000
110.000
120.000
BR-VT Hải Phòng Hải Phòng Thái nguyên Cần thơ
2 máy cán thép tròn hiện
đại liên tục.
3 máy cán thép tròn kiểu bán liên tục
2 nhà máy sản xuất ống hàn cỡ nhỏ
5 nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm, mạ mầu vàgia công cắt uốn thép tấm, lá.
∗ Chỉ tính riêng các nhà máy cán thép
Khu vực khác
Khoảng 22 DN cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp địa phương và NQD, 250 cơ sở tư nhân (hộ gia đình)
946.000
3-20.000
Trên khắp
các địa phương cả nước
Gồm hàng trăm máy cán
mini và hàng chục dây chuyền gia công thép
Nguồn: Cơ sở chung cho việc tái cấu trúc chính sách đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2.3. Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị sản xuất thép trong những công ty của Tổng công ty thép Việt Nam từ những năm 60,70 đến nay vẫn đang hoạt động (các thiết bị này đã cũ, lạc hậu, hết khấu hao, ít được đổi mới hiện đại hoá. Các thiết bị được đầu tư gần đây cũng chỉ thuộc loại trung bình công nghệ, trang thiết bị hiện có nên đã có những thiết bị luyện thép, cán thép của thế giới, mức độ tự động hoá thấp. Đến nay, ngành thép đã được đầu tư và đổi mới, gia công sau cán hiện đại. Tuy nhiên nhìn chung công nghệ sản xuất của toàn ngành vẫn dưới trình độ trung bình tiên tiến của thế giới.
Bảng 3: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của ngành luyện cán thép
Việt Nam và thế giới
Chỉ tiêu
Đơn vị
N/M
nội
địa
Liên
doanh
Thế
giới
So sánh (%)
1
2
3
4
5
7= 3/5
8=4/5
Luyện thép
Thời gian nấu
Phút
180
50
360.00
Tiêu dùng thép phế
Kg/tấn
1250
1100
113.64
Tiêu dùng điện
Kwh/tấn
900
350
257.14
Tiêu hao điện cực
Kg/tấn
8
2
400.00
Cán thép
Tốc độ cán*
m/s
14
38
110
12.73
34.55
Tiêu hao phôi
tấn/tấn
1.11
1.05
1.03
107.77
101.94
Tiêu hao dầu
Kg/tấn
65
48
25
260.00
192.00
Tiêu hao điện*
Kwh/tấn
143
142
80
178.75
177.50
Nguồn: Qui hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010, Metal Bulletin, nhiều số; Phiếu điều tra về ngành công nghiệp thép Việt Nam.
Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản của các cơ sở luyện thép Việt Nam (Bảng 3) cho thấy các nhà máy luyện thép nội địa của Việt nam đang hoạt động trong tình trạng công nghệ rất lạc hậu. Chỉ tiêu thời gian nấu cao hơn
360% so với thế giới. Các chỉ tiêu tiêu hao thép phế, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt là tiêu hao điện bằng 257,14% so với thế giới. Với công đoạn cán, các nhà máy nội địa có tốc độ cán chỉ bằng 12,73% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới. Các chỉ tiêu tiêu hao đều cao hơn. đặc biệt, chỉ tiêu tiêu hao dầu và điện là 260% và 178,75% so với thế giới. Tình trạng lạc hậu của công nghệ sản xuất thép rõ ràng sẽ tác động động đến giá thành sản phẩm, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm thép Viêt Nam trong tương lai. Do tình trạng công nghệ và thiết bị lạc hậu nên ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất được các loại thép các bon thông thường. Một số thép chất lượng được sản xuất nhưng chưa thể đánh giá thực sự đạt tiêu chuẩn chất lượng nào. Trong khi đó, nhu cầu thép cho một quốc gia thường cần đến 60% thép xây dựng và kết cấu, thép các bon
thông thường chỉ cần khoảng 10%. Vì vậy, thép sản xuất trong nước hiện nay chủ yếu cung ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình nhỏ và thị trường nông thôn.
Kết hợp với bảng phân bổ các cơ sở sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật ngành thép Việt Nam ở trên ta thấy được bức tranh toàn cảnh cho thấy trình độ công nghệ và trang bị kỹ thuật của ngành thép Việt Nam còn rất nhiều điểm tối.
Để làm rõ hơn, xin lấy ví dụ công ty Gang thép Thái Nguyên. Là đơn vị lâu đời nhất của ngành thép, được thành lập năm 1963. Do tình trạng lạc hậu của thiết bị và trình độ hạn chế của công nhân nên trong thời gian qua, TISCO luôn nằm trong tình trạng thua lỗ, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Năng suất lao động thấp là một vấn đề quan trọng của công ty, nếu so sánh với các công ty Nhật Bản thì sản lượng thép trung bình của một công nhân công ty Gang thép Thái Nguyên thấp hơn 15 lần của công nhân công ty Nippon (Nhật Bản). Vì vậy, TISCO cần phải nhanh chóng cắt giảm những lao động thiếu kỹ năng, không được đào tạo lại kịp thời và những cơ sở sản xuất không hiệu quả cần phải loại bỏ.
Trình độ công nghệ và trang thiết bị của toàn ngành thép cũng lạc hâu tương tự TISCO. Công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn số trang thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam, tập trung ở các nhà máy đã tồn tại lâu năm cả ở Miền bắc và Miền Nam. Công nghệ tiên tiến chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu trong khâu cán của các nhà máy liên doanh với các hãng Nhật Bản và Hàn Quốc như Vinakyoei, VSC-POSCO, Việt Ý, Hoà Phát, Thép Ninh Bình, Phú Mỹ...
Theo số liệu điêu tra trong năm 2000 cho thấy tình hình công nghệ và trang thiết bị của ngành thép Việt Nam (xem biểu đồ). Và theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2002 công nghệ lạc hậu vẫn chiếm tới 63% năng lực sản xuất và 53% sản lượng toàn ngành thép và sản phẩm thép của Việt
Nam hiện có giá thành khoảng 280 USD/tấn trong khi các nước ASEAN có giá tương ứng là 250 USD/tấn
Sơ đồ 1: Trình độ công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp
thép Việt Nam năm 2000
C«ng nghÖ
tiªn tiÕn
15%
C«ng nghÖ
trung b×nh
10%
C«ng nghÖ
l¹c hËu
75%
Nguồn gốc công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam cũng cho thấy mức độ lạc hậu. Hơn 33% có nguồn gốc từ Trung quốc và 20% có nguồn gốc từ Nga và các nước SNG đều được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 40 - 50 năm, mức độ lạc hâu khoảng 3 - 4 thế hệ. Công nghệ và thiết bị của các nước thuộc E.U được đưa vào các cơ sở sản xuất ở Miền Nam trước 1975 cũng rất lạc hậu. Một số công nghệ và thiết bị tiên tiến và trung bình được đưa vào thông qua con đường liên doanh chủ yếu chỉ tập trung ở khâu hạ nguồn của ngành thép.
Nga vμ SNG
20%
C¸c n−íc kh¸c
10% NhËt B¶n
15% E.U.
9%
Trung Quèc
33%
Hμn quèc
13%
Sơ đồ 2: Nguồn gốc công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam năm 2000
2.4. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
So với khối liên doanh và thế giới,chi phí sản xuất của VSC thuộc loại cao nhất. Do công nghệ kém, tiêu hao năng lượng và vật chất đầu vào lớn nên chỉ tính riêng phần tiêu hao vật chất quy ra tiền của VSC đã gấp 2 lần so với thế giới và gấp 1,5 lần so với liên doanh. Thêm vào đó lực lượng lao động của VSC quá lớn và bộ máy hành chính cồng kềnh cũng làm giá thành 1 tấn thép bị đẩy lên cao. So với thép của Nga và Tâu Âu, giá thép của Việt Nam có giá bán cao hơn từ 10-14%, còn so với liên doanh thì cao hơn từ 4-5% và cao hơn các nước trong khu vực từ 20-25$/t. Lợi thế về giá nghiêng thép nước ngoài gây nên khó khăn lớn cho sản phẩm thép trong nước trong cuộc cạnh tranh ở hiện tại và một số năm trước mắt.
Vấn đề gắn liền với cung cầu sản xuất trong nước của ngành công nghiệp thép Việt Nam là khả năng cạnh tranh về giá. Do những bất cập trong khâu tổ chức sản xuất và nhập khẩu phôi thép cũng như tình trạng trang thiết bị lạc hâụ, năng suất lao động thấp nên giá thành thép cán sản xuất trong nước hiện nay rất cao, khó cạnh tranh với thép nhập khẩu. Hiện
tại các loại thép cán xây dựng cung đã vượt cầu nhưng giá khá cao. Trong năm 2000, giá thép xây dựng do các cơ sở Việt nam sản xuất thường cao hơn 10 - 15% so với giá thép nhập khẩu CIF cảng Việt Nam từ Nga và các nước SNG (từ 25 - 38 USD/tấn) và cao hơn giá thép nhập khẩu CIF cảng Việt nam của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu khoảng 5% ( từ 10
- 12 USD/tấn). Như vậy cạnh tranh về giá ngay trên thị trường Việt Nam đã là một bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Nếu trong thời gian tới, giá thép xây dựng của Việt Nam giảm được 10 - 15 USD/tấn thì sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ giảm, và điều này phù hợp với lộ trình loại bỏ các hàng rào thương mại theo thoả thuận AFTA. Nếu giảm
20 - 25 USD/tấn thì sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thép khu vực và thế giới. Theo các chuyên gia của VSC thì khả năng này chỉ đạt được dựa vào việc khấu hao thấp hoặc hết khấu hao của một số cơ sở sản xuất cũng như khi các doanh nghiệp mới đầu tư sản xuất đã trả hết nợ vay. Còn các yếu tố giảm giá khác như tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, tăng công suất thực tế của các nhà máy thì đòi hỏi thời gian dài hơn.
Bảng số liệu cho thấy nếu sản xuất thép cán từ phôi nhập khẩu thì cả Công ty Gang thép Thái nguyên lẫn Công ty Thép Miền Nam đều có giá thành thấp hơn, chủ yếu là do giá phôi nhập khẩu thấp hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên trong năm 2003 giá phôi thép nhập khẩu lại tăng đột biến khiến việc sản xuất phôi thép trong nước thu được hiệu quả.
Bảng 4: Giá thành thép cán sản xuất trong nước trong năm 2000.
Đơn vị: VND/tấn
Chỉ tiêu
Thép Thái nguyên
Thép Miền Nam
Phôi nhập
khẩu
Nguyên liệu
trong nước
Phôi nhập
khẩu
Nguyên liệu
trong nước
Chi phí NVL
2.969.775
3.031.823
2.832.410
2.989.210
Chi phí NL, động lực
213.031
213.031
216.099
216.099
Kháu hao TSCĐ
142.151
142.151
81.548
81.548
Lương
41.561
41.561
56.720
56.720
BHXH& y tế
8.312
8.312
2.061
2.061
Chi phí QLý
264.930
264.930
333.023
333.023
Gía thành phân xưởng
3.639.761
3.701.809
3.521.862
3.678.662
Gía bán tối thiểu*
3.821.749
3.886.900
3.697.955
3.862.595
Gía phôi nhập khẩu
2.744.000
2.660.000
Gía phôi /thỏi sx
2.800.000
2.800.000
* Giá bán tối thiểu tính trên cơ sở chi phí tiêu thụ và lãi bằng 5% giá
thành phân xưởng.
Nguồn: VSC
2.5. Phân bố và tổ chức sản xuất
Việc phân bố và tổ chức sản xuất ở trong tình trạng manh mún, rời rạc. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều dựa trên những cơ sở vốn có từ trước mà không được nghiên cứu qui hoạch tổng thể theo yêu cầu của công nghệ ngành thép đó là các khâu phải đưọc nối kết liên tục và thuận lợi về giao thông vận tải. Các sơ sở sản xuất của Tổng công ty Thép Việt Nam cũng trải dài từ Bắc vào Nam trên cơ sở của các cơ sở cũ. Các nhà máy cán thép liên doanh thì được phân bổ hợp lý trên cơ sở nguồn nguyên liệu và yếu tố đầu vào cho khâu cán và tiêu thụ thành phẩm. Chẳng hạn ba liên doanh cán
thép lớn nhất của Việt Nam đều đặt địa điểm sản xuất tại Bà rịa-Vũng tàu và Hải Phòng đều gần nguồn nguyên liệu nhập khẩu và gần nguồn khí đốt nhưng nếu xét về lâu dài khi có nguồn nguyên liệu trong nước thì địa điểm này bộc lộ hạn chế. Đối với khu vực công nghiệp thép địa phương và ngoài quốc doanh thì phân bổ hết sức tuỳ tiện. Việc phân bổ hết sức tuỳ tiện các cơ sở sản xuất ngành thép đã vi phạm nguyên tắc kỹ thuật tổng thể của sản xuất thép. Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất thép, các cơ sở sản xuất thuộc các khâu khác nhau cần bố trí trên cùng một địa điểm, các khâu sản xuất phải kế tục liên tiếp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sẽ là không hiệu quả và kém tính cạnh tranh nếu sản xuất thép tấm ở các cơ sở phía Bắc, làm nguội và cứng lại, vận chuyển hàng nghìn km tới các cơ sở cán nóng ở phía Nam.
2.6. Đầu tư sản xuất phôi và cán thép
Đầu tư sản xuất thép ở Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực sản xuất phôi và cán thép. Theo tài liệu của hiệp hội thép Việt Nam, hiện tổng công suất của các nhà máy thép đã đạt gần 5 triệu tấn/năm, vượt nhu cầu sử dụng tới 80%. Năm 2002, các nhà máy bình quân hoạt động 60% công suất, nhưng sản lượng vẫn đạt khoảng 2,8 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng phôi sản xuất trong nước đạt gần 500.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu. Tức ngành thép phát triển với tốc độ phi nước đại trên đôi chân phụ thuộc tới 80% vào người khác.Trong khi đó, nhu cầu phôi thép cho các cơ sở cán thép của tất cả các khu vực đều tăng trong những năm gần đây đẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong bản thân ngành thép.
Sự mất cân đối trên đây trước hết là do đầu tư vào khâu sản xuất phôi đòi hỏi vốn lớn, thời gian đi vào sản xuất và hiệu suất thu hồi vốn thấp. Một lý do khác là giá trị gia tăng của khâu sản xuất phôi thấp, lợi
nhuận thấp nên các doanh nghiệp sản xuất trong nước không đủ khả năng đầu tư còn các doanh nghiệp nước ngoài thì không muốn đầu tư. Chỉ hai doanh nghiệp “bị giao trách nhiệm” mới đầu tư luyện phôi là TISCO và SSC (sau có thêm thép miền Trung), đáp ứng được trên dưới 50% nhu cầu bản thân. Theo các chuyên gia phân tích, các dự án luyện phôi ở Việt Nam chỉ có thể tồn tại khi gắn liền hạch toán cùng các dự án cán thép. Nếu bóc riêng luyện phôi thì lỗ là chính (vì công nghệ lạc hậu, quy mô manh mún, chắp vá). Đã vậy, vốn đầu tư cho luyện phôi đắt gấp bốn lần cán thép. Về kinh doanh đơn thuần, không một đơn vị nào muốn sản xuất phôi.
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, nhu cầu xây dựng trong đó có thép xây dựng luôn tăng với tốc độ rất cao. Nhà nước có chủ trương phát triển ngành này nên đã đặt những chính sách bảo hộ hết sức “hậu hĩnh”, mong tạo cơ hội cho ngành “đủ lông, đủ cánh” trước khi hội nhập. Đó là đánh thuế thép nhập khẩu 40% và đặt 10% phụ thu. Với chính sách bảo hộ trên, quả thật đầu tư sản xuất thép là hốt bạc. Thống kê của hiệp hội thép cho thấy, hầu hết các cơ sở cán thép từ công nghệ châu Âu đến thủ công đều lãi lớn. Các loại hình kinh tế, các ngành, các cấp vì thế hăm hở lao vào sản xuất thép cán.
Thêm vào đó, mặt hàng phôi thép được khuyến khích nhập khẩu cho sản xuất thay thế nhập khẩu ở khâu cán nên không được bảo hộ (thuế suất
3% sau đó tăng lên 7% và lên 10%) vì vậy các nhà đầu tư, kể cả đầu tư trong nước không có lợi. Khác với khâu sản xuất phôi, sản phẩm cán trong những năm vừa qua nhu cầu tăng cao, chủ yếu là thép xây dựng nên khả năng tiêu thụ sản phẩm nhanh. Hơn nữa, đầu tư vào khâu cán không cần nguồn vốn lớn nên không chỉ các doanh nghiệp Trung Ương, các doanh nghiệp địa phương mà cả các công ty tư nhân đều có thể đầu tư. Thêm vào đó, các công ty nước ngoài cũng tìm thấy lợi thế trong khâu này nên đã đầu tư nhiều dưới hình thức liên doanh. Tất cả những lý do trên đã làm sai
lệch tình hình đầu tư sản xuất giữa hai khâu luyện và sản xuất phôi với khâu cán thép.
Theo chiến lược phát triển ngành thép đến năm 2020, năm 2000, Việt Nam chỉ cần 1,9 triệu tấn thép thanh (thép xây dựng đơn giản), đến năm 2005 khoảng 3,3 triệu tấn. Song song là lượng phôi có tốc độ tăng trưởng 15%/năm và đạt 1,5 triệu tấn vào năm 2005. Tuy nhiên, thực hiện hai chỉ tiêu này có hai tốc độ hoàn toàn khác nhau. Theo biểu đồ thống kê của hiệp hội thép, năm 1990 khi chỉ có TISCO và SSC hàng năm cung cấp cho cả nước sản lượng thép 100.000 tấn. Nhưng trong vòng 10, các doanh nghiệp này đã không ngừng cải tạo, tăng quy mô lớn gấp nhiều lần, cộng thêm gần 20 doanh nghiệp ra đời (đó là chưa tính hàng chục doanh nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/ năm), đưa tổng công suất lên 5 triệu tấn/năm, gấp
50 lần so với năm 1990 và vượt mức cung năm 2005 gần 2 triệu tấn. Hiện nay, số dự án nữa sắp đi vào hoạt động và đến năm 2004 tổng công suất của cả nước có thể lên đến 6 triệu tấn/năm. Theo giấy phép đầu tư của các dự án cán thép, những nhà máy này đều phải sản xuất phôi khi bước vào giai đoạn hai. Tuy nhiên, khi mà giai đoạn hai đã qua nhiều năm rồi nhưng cũng chưa doanh nghiệp nào đả động đến chuyện luyện phôi. Chỉ tiêu đến năm 2005 đạt 1,5 triệu tấn chỉ có VSC phải lo và hiện chương trình này mới đang khởi động. Ông Phạm Chí Cường, phó chủ tịch hiệp hội thép c._.ho biết, ngay khi thép xây dựng cung sắp vượt cầu (năm 2000), VSC, Bộ Công nghiệp, thậm chí cả Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo các ngành, các địa phương ngừng cấp phép cho các dự án cán thép, nhưng hàng loạt các nhà máy mới ở Hải Phòng, Ninh Bình...vẫn tiếp tục mọc lên. Và đến nay thì quy hoạch của ngành thép đã không được như mong muốn của những người lập ra nó.
Do sai lệch về đầu tư thiết bị nên năm 2002 Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn phôi cho sản xuất thép thanh trong nước. Đến khi giá
phôi thép tăng bất thường khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn thua lỗ. Giá phôi thép nhập khẩu trong tháng 9 ở mức 283-
285 USD/tấn và hiện nay đã cao hơn khoảng 35USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận bán thép dưới giá thành để hạn chế tồn kho (ước tính khoảng 230.000 tấn) gây thua lỗ. Chỉ có TISCO và SSC là lãi vì tự sản xuất được một phần phôi thép và thuế nhập khẩu phôi đã tăng lên 10%. Bảo hộ trong một giai đoạn để phát triển là cần thiết, nhưng ngành thép đã không được bảo hộ đúng mức cho phần gốc tức là luyện phôi. Phương thức quản lý ngành lại chưa đủ sức chi phối chính chiến lược của mình nên sự bảo hộ đã không đạt được mục đích đề ra. Hàn Quốc, Đài Loan... tuy cũng có nền công nghiệp thép non trẻ nhưng do sớm đầu tư “một cục” cho lĩnh vực luyện phôi nên nay họ đã là những “đại gia” trong ngành luyện kim. Còn Việt Nam chỉ chú trọng phần ngọn, tức là sản xuất thép thành phẩm trước, luyện phôi sau. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định trong 5 - 10 năm tới, nhập khẩu phôi thép cho sản xuất trong nước vẫn là chủ yếu nhưng cũng cần từng bước nâng cao tỷ lệ cung cấp trong nước.
Tóm lại, từ sự phân tích hiện trạng ngành công nghiệp thép Việt nam trên các mặt tình trạng kỹ thuật, phân bổ đầu tư và cơ cấu sản xuất sản phẩm cũng như biến động của thị trường thép Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số đánh giá sau:
- Qui mô của ngành công nghiệp thép Việt nam còn nhỏ bé, trang thiết bị kỹ thuật của ngành rất lạc hậu, trừ một số liên doanh có thể đạt trình độ trung bình tiên tiến. Công nghệ sản xuất thiếu đồng bộ. Cơ cấu sản phẩm sản xuất bất hợp lý, chất lượng thấp.
- Sự mất cân đối giữa khâu sản xuất phôi và khâu sản xuất thành phẩm rất nghiêm trọng, làm cho quá trình điều chỉnh cơ cấu phải rất dài và đầu tư vốn lớn.
- Chi phí sản xuất cao do nhiều nguyên nhân làm cho giá sản phẩm cao, điều đó làm cho ngành thép Việt Nam mất khả năng cạnh tranh về giá.
- Ngành thép Việt Nam cho đến nay phát triển không theo một qui hoạch tổng thể, manh mún, cần phải sắp xếp lại.
3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của ngành thép Việt Nam
3.1. Cơ cấu cung cầu
Ngành công nghiệp thép Việt Nam có sản lượng và tiêu thụ thép thấp hơn so với các nước ASEAN khác và các nước tiên tiến. Mặt khác ngành công nghiệp lại không bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhu cầu vẫn tiếp tục tăng.
Sản xuất thép xây dựng cung đã vượt xa nhu cầu trong khi sản xuất các loại thép đặc biệt trong các ngành cơ khí lại thiếu rất nhiều. Trong tương lai khi công nghiệp phát triển nhu cầu các loại thép đó sẽ rất lớn nếu không có chính sách phát triển hợp lý thì cung sẽ không theo kịp với mức tăng của nhu cầu, nhập khẩu sẽ tăng nhiều. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thép lá. Ngoài nhập khẩu thép thành phẩm, nhập khẩu thép phôi, bán thành phẩm của thép thanh, cũng đang tăng.
Nguyên nhân cho sự gia tăng nhập khẩu thép dẹt và thép phôi là do các thiết bị sản xuất của Việt Nam thiên về các quy trình công nghệ giai đoạn hoàn thiện, và cấu thành sản phẩm cũng có nhiều hạn chế. Thiết bị luyện gang có hai lò cao với dung tích 100 m3, trong đó có duy nhất một lò đang hoạt động. Công trình cải tạo, nâng cấp TISCO do Trung Quốc tài trợ sẽ đưa công suất lên 165.000 tấn gang/năm và 240.000 tấn phôi thép/năm. Toàn bộ việc sản xuất thép đều được dựa trên lò điện, các nhà máy cán chỉ có thể sản xuất các thép thanh, không có máy cán sản phẩm các thép lá. Ngoài ra năng lực thiết bị sản xuất tôn mạ kẽm từ thép lá nhập khẩu là
332.000 tán/năm và sản xuất ống hàn thép lá là 293.000 tấn/năm (năm
2000).
Trong khi ngành công nghiệp thép hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu thép phôi và thép lá thì thép tròn và tôn mạ kẽm đã từ thiếu vào đầu những năm 90 chuyển sang sản xuất dư thừa.
3.2. Sản xuất thép bởi ba khối doanh nghiệp
Ngành công nghiệp thép Việt Nam bao gồm ba khối doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc VSC, các liên doanh với nước ngoài của VSC hoặc doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp trong nước không nằm trong VSC. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3.2.1. VSC và các doanh nghiệp thành viên
VSC là doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm về sản xuất thép và phân phối thép ở Việt Nam. VSC được thành lập vào năm 1990 do các doanh nghiệp chính của miền Nam và miền Bắc được sáp nhập lại. VSC được tái thành lập và tổ chức lại căn cứ theo quyết định số 255/TTg ngày
24/9/1995 của Thủ Tướng Chính phủ, nghị định 03/CP ngày 25/1/1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109612 ngày 5/2/1996.VSC là một trong số 17 tổng công ty 91. Chính phủ kiểm soát việc bổ nhiệm lãnh đạo cũng như đầu tư quy mô lớn của VSC, VSC lại kiểm soát hoạt động của các đơn vị thành viên. Mặt khác, cả VSC và các doanh nghiệp thành viên đều có chế độ hạch toán độc lập.
VSC bao gồm 5 doanh nghiệp sản xuất: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam, Công ty thép Đà Nẵng, Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất Trúc Thôn; Các liên doanh với nước ngoài, 8 doanh nghiệp thương mại: Công ty kim khí Hà Nôi, Công ty kim khí TP Hồ Chí Minh, Công ty kim khí Hải Phòng, Công ty kim khí Bắc Thái,
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp, Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung, Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài , 2 đơn vị nghiên cứu phát triển và đào tạo: Viện luyện kim đen, Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên. Cevimetal mặc dù là một doanh nghiệp thương mại nhưng cũng có nhà máy cán. Về năng lực sản xuất, VSC có 2 lò cao cỡ nhỏ với năng lực sản xuất là 368.600 tấn thép/năm và cán 760.000 tấn/năm. Ngoài ra TISCO còn có một mỏ than và một mỏ sắt. ở Việt Nam, duy nhất chỉ có các doanh nghiệp thành viên của VSC là có quy trình luyện gang và thép. Các doanh nghiệp sản xuất có các đặc điểm và tồn tại như sau.
Tồn tại thứ nhất là về phương thức sản xuất:. Tồn tại này có thể
chia làm ba điểm như sau:
Một là thiết bị và công nghệ đều có quy mô nhỏ và lạc hậu. Các thiết bị chủ yếu của TISCO, SSC, Đà Nẵng Steel, Cevimetal đều không đạt đến quy mô phù hợp đối với thiết bị sản xuất thép. Do đó không phát huy được hiệu quả sản xuất quy mô lớn, năng suất thấp. Các doanh nghiệp thành viên của VSC có 20 lò điện, lò lớn nhất cũng chỉ đạt công suất 96.000 tấn/năm, tất cả các lò còn lại đều dưới 50.000 tấn. Ngoài ra lò cao duy nhất của Việt Nam thuộc sở hữu của TISCO cũng chỉ có dung tích thực tế là 100 m3. Trong khi đó ở những nước tiên tiến, lò cao thường có dung tích trên 2.000 m3, trong những năm gần đây tiêu chuẩn trung bình đã vượt quá 3.000 m3. Trong các công nghệ đang được sử dụng có rất nhiều công nghệ đã lạc hậu. Chẳng hạn tại nhà máy cán của Cevimetal, mặc dù là một nhà máy mới được xây dựng vào năm 1996, vẫn còn những thao tác nguy hiểm như: dùng gậy sắt để kéo thép phôi trong khâu cán thô. Tại các doanh nghiệp cán thép nhà nước khác, trong các thao tác với thép phôi hay cuộn thép dây...vẫn có nhiều khâu đòi hỏi lao động nặng nhọc hoặc kinh nghiệm thao tác thủ công.
Hai là quy trình sản xuất không đồng bộ: Xu hướng này đặc biệt rõ ở TISCO. TISCO có vị trí gần mỏ sắt phía sâu trong đất liền do đó có thể tiếp cận nguyên liệu một cách dễ dàng. Tuy nhiên, TISCO vẫn phải mua vào thép phế cũng như thép phôi nhập khẩu. Ngoài ra trong khâu nấu gang, gang được làm nguội một lần rồi sau đó lại được cho vào lò điện nên phát sinh tổn thất về năng lượng cộng thêm chi phí vận chuyển trên đất liền sẽ làm giá thành tăng cao. Hiện nay với sự giúp đỡ của Trung Quốc, TISCO đang tiến hành nâng cấp và cải tạo nhà máy, nhằm mục đích giải quyết vấn đề về cân bằng năng lực sản xuất tại các công đoạn khác nhau.
Tiếp theo là tồn tại về vận hành sản xuất: TISCO có tỷ lệ tiêu hao than là 1,17t/t, nhưng nguyên nhân không chỉ về mặt thiết bị mà còn do khâu vận hành chưa được hoàn thiện một cách khoa học. Ngoài ra trong điều kiện Việt Nam, thép phế trước khi được đưa vào lò điện chưa được tuyển lựa kỹ lưỡng, vẫn còn chứa nhiều gỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất điện năng trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên do thị trường Việt Nam không đòi hỏi chất lượng cao nên hiện nay điều này không ảnh hưởng đên việc bán sản phẩm.
Tồn tại thứ tư là công nhân dư thừa: đặc biệt trong trường hợp của TISCO. Dưới hệ thống kế hoạch hoá tập trung theo mô hình Liên Xô cũ, có rất nhiều các bộ phận trung gian và phúc lợi trong cơ cấu tổ chức của TISCO dẫn đến số lượng công nhân quá dư thừa. Hiện nay TISCO đang tiến hành tinh giảm biên chế nhưng vẫn còn khoảng 10.000 công nhân viên. Ngược lại trong trường hợp của SSC, đây vốn là một doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước tiếp quản sau giải phóng nên có ít bộ phận trung gian. Do đó số lượng công nhân viên chỉ có khoảng 4.000 người.
Năng suất lao động tính trên đầu người tại các doanh nghiệp trực thuộc VSC năm 1999 là 13,4 tấn tại TISCO, 68 tấn tại Đà Nẵng Steel, 73 tấn tại SSC. Những con số này rất tương phản với các con số tương ứng ở
Nhật Bản. Năng suất của công ty thép Nippon sử dụng lò cao là 887 tấn, còn năng suất của công ty Kyoei Seiko sử dụng lò điện là 1.987 tấn. Năng suất của Việt Nam quá thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.
Tóm lại các doanh nghiệp thành viên của VSC đều có những tồn tại lớn về cơ cấu sản xuất, nhưng giữa các doanh nghiệp cũng có sự chêng lệch lớn. Đối với TISCO, thách thức lớn nhất là công nghệ lạc hậu và công nhân dư thừa, còn đối với Đà Nẵng Steel và Cenvimetal là vấn đề quy mô của nhà máy quá nhỏ. Công nghệ thiết bị của SSC so với các đơn vị khác tương đối hiện đại, ngoài ra do vị trí nằm tại Miền Nam là nơi chiếm 65% lượng thép tiêu thụ nội địa nên chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Hiệu suất sử dụng thiết bị của SSC cũng đứng đầu. Một số nhà máy của SSC đang hoạt động hết công suất. Có thể nói rằng, SSC có sức cạnh tranh tương đối mạnh trong số các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên đây cũng là một phần do bảo hộ mậu dịch
3.2.2. Liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài
Các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực cán thép dài, ống hàn, tôn mạ kẽm. Vina Kyoei và VSC-POSCO có thiết bị cán liên hoàn theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, còn các doanh nghiệp khác có thiết bị cán cỡ nhỏ bán liên hoàn. Các thao tác cơ bản đều được tự động hóa, không có những công đoạn nguy hiểm hay đòi hỏi phải có kỹ năng thủ công.
Các doanh nghiệp cán kéo thép dài đều sử dụng thép phôi nhập khẩu. Trong chiến lược của các doanh nghiệp này có hai hướng: một là sử dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất thép có chất lượng cao và bán với giá cao, hai là sử dụng các thiết bị rẻ tiền để sản xuất thép có chất lượng trung bình và bán với giá thấp. Vina Kyoei là ví dụ cho hướng thứ nhất, còn Vinausteel là ví dụ cho hướng thứ hai.
Sản phẩm của Vina Kyoei có giá cao hơn các doanh nghiệp khác tại Miền Nam do doanh nghiệp này sử dụng thiết bị sản xuất tinh vi như máy các tự động của Nhật Bản, phối hợp máy cán ngang và các máy cán thẳng đứng. Vận hành ổn định do công tác quản lý được tiến hành bởi các công nhân được đào tạo ở Nhật Bản. Nhấn mạnh chất lượng sản phẩm là giá trị đối với người tiêu dùng, Vina Kyoei tự đề ra mục tiêu trở thành Honda trong ngành công nghiệp thép.
Vinausteel mua máy cán thép từ Đài Loan, khấu hao được kiểm soát và gánh nặng vay ngân hàng được giảm nhẹ do thiết bị rẻ.
Các liên doanh được hưởng các biện pháp khuyến khích bao gồm các ưu đãi về thuế, nhưng vẫn chịu những gánh nặng do các nhân tố khác nhau chẳng hạn như chi phí tăng cao. Vina Kyoei vì lo lắng về điện cung cấp nên mặc dù ở ngay sát nhà máy điện Phú Mỹ vẫn sử dụng máy phát điện độc lập. Và trong trường hợp của Vinausteel đóng trên đất Hải Phòng, Vinausteel cho rằng chi phí vận tải từ cảng Hải Phòng đến nhà máy và các chi phí khác khá cao.
SSSC và POSVINA là các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài của SSC sản xuất tôn mạ kẽm có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực tôn mạ kẽm. Cả hai doanh nghiệp đều sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn trên dây chuyền thiết bị rẻ tiền. Dây chuyền mạ kẽm của SSSC nhập từ Malaysia, còn dây chuyền của POSVINA do doanh nghiệp tự sản xuất. Thiết bị rẻ tiền giúp cho hai doanh nghiệp này có chi phí lãi vay ngân hàng và khấu hao thiết bị nhỏ. Tuy nhiên, do không được trang bị lò ôxy nên hai doanh nghiệp này không sản xuất được các sản phẩm cao cấp phục vụ cho điện gia dụng, xe hơi. Tuy vậy, SSC vẫn sản xuất thép dẹt có màu, trong phạm vi có thể đang cố gắng thực hiện sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
3.2.3. Các doanh nghiệp không liên quan đến VSC
Các doanh nghiệp không có liên quan đến VSC, nếu không kể VinaTaPhong là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chia làm ba loại. Loại thứ nhất là các doanh nghiệp cơ khí Nhà nước không nằm trong ngành công nghiệp thép. Loại thứ hai là các doanh nghiệp tư nhân có sản lượng hàng năm là từ một vài nghìn tấn cho đến 20.000 tấn. Loại thứ ba là hộ sản xuất gia đình có quy mô rất nhỏ. Nguyên nhân các doanh nghiệp không liên quan đến VSC tham gia vào ngành công nghiệp thép là do sự ngừng nhập khẩu thép từ Liên Xô cũ vào đầu những năm 90. Một số người cho rằng có một số hộ gia đình trước đây trong một thời gian dài đã từng có hoạt động sản xuất thép trước cả thời hiện đại.
Theo kết quả điều tra của VSC trong số các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước có thiết bị phân tích và đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan hữu quan. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân và tổ sản xuất không có thiết bị phân tích. Các doanh nghiệp này ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm và sản xuất sản phẩm bằng cách đun chảy thép phế trong lò cảm ứng hay cắt cán những khối thép bằng các thiết bị đơn giản mà không điều chỉnh các yếu tố thành phần. Theo VSC trong năm 1999, trong số 1.400.000 tấn thép tiêu thụ trong thị trường nội địa, có đến 30% là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Đây là một nguyên nhân trong các vấn đề hiện nay về an toàn của các công trình kiến trúc.
Nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường nằm ở cả hai phía người tiêu dùng và phía người sản xuất. Về phía nhà sản xuất, một số doanh nghiệp làm giả nhãn mác để cho sản phẩm của mình giống như các sản phẩm của các doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, cũng có nhiều người sử dụng trong xây dựng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Năm 1999, Chính phủ đã ban hành quy định về chất lượng và yêu cầu các nhà sản xuất thép xây dựng phải đăng ký chất lượng và dán nhãn do một cơ quan có chức năng của Chính phủ phát hành. Tuy nhiên, việc buôn bán các sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn vẫn sẽ gia tăng.
3.3. Lưu thông, phân phối thép
Trong quá khứ, do sự tồn tại của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vẫn tồn tại một mối quan hệ lâu dài giữa các doanh nghiệp trực thuộc VSC và các doanh nghiệp sử dụng thép quy mô lớn. Mặt khác điều đáng chú ý là có rất nhiều những nhà bán lẻ và bán buôn quy mô nhỏ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác có cửa hàng bán lẻ ở ngay mặt đường. Hình thức giao hàng thông thường là giao tại nhà máy, khách hàng phải thuê công ty vận tải để nhận hàng từ kho của nhà máy.
Do sự bãi bỏ độc quyền Nhà nước trong thương mại về thép tạo điều kiện cho nhiều đại lý tham gia vào các giao dịch nội địa cũng như nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa được phép nhập khẩu và bán sản phẩm nhưng được phép mở văn phòng đại diện.
Trực thuộc VSC có tám công ty kim khí hoạt động buôn bán các sản phẩm nội địa cũng như nhập khẩu, nhưng tỷ trọng của thép nhập khẩu đã và đang tăng lên. Hiện nay những công ty kim khí chủ lực của VSC vẫn đóng một vai trò lớn trong lưu thông phân phối thép.
Tuy nhiên, trong hoạt động của các công ty kim khí lại có sự không thống nhất. Một mặt các công ty kim khí không tích trữ thép phôi nhập khẩu nhằm tránh rủi ro và do đó, không phát huy được chức năng điều chỉnh cung và cầu về thép phôi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự leo thang gía của thép phôi trong gia đoạn thị trường phát đạt. Mặt khác, các công ty kim khí phải thực hiện các chính sách của Chính phủ hay
ổn định thị trường, chẳng hạn như dự trữ thép dẹt hay tiến hành các giao dịch không có lãi nếu các giao dịch này có tác dụng ổn định thị trường.
Thực tế cho thấy một số các đại lý bán buôn, bán lẻ có quy mô nhỏ là khách hàng hay đối thủ cạnh tranh của các công ty kim khí, có rất nhiều công ty kim khí kinh doanh không ổn định khiến cho các liên doanh cố gắng xây dựng một mối quan hệ lâu dài với các đại lý phân phối đáng tin cậy. Vina Kyoei hỗ trợ về mặt kinh doanh cho các đại lý chỉ định đồng thời thông qua các đại lý xây dụng uy tín về thương phẩm của mình. Kết quả là khách hàng đã đánh giá cao thương hiệu của Vina Kyoei và đã chỉ định sử dụng sản phẩm của công ty này.
Tóm lại, nếu nhìn vào toàn thể quá trình sản xuất và lưu thông phân phối của ngành thép Việt Nam, luân chuyển hàng hoá có quy mô nhỏ và không ổn định. Các thiết bị trong các nhà máy thép có quy mô nhỏ và thiếu đồng bộ. Ngoài ra các khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo và bán sản phẩm đều không thông suốt. Các doanh nghiệp đảm nhiệm một phần nhất định của công đoạn có quy mô nhỏ. Với những lý do trên, một nền tảng sản xuất quy mô lớn vẫn chưa được thành lập. Đây là một tình hình khó khăn nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp cần phát triển quy mô. Có sự chênh lệch về công nghệ trong bản thân các công ty Nhà nước và cả với tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài.
CHƯƠNG 2: NGÀNH THÉP VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép
Việt Nam hiện nay
1.1. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp
Khả năng cạnh tranh chịu tác động của rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan.
Theo đánh giá của UNCTAC (Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển ) thì các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bao gồm công nghệ,nhân lực, vốn, chính sách thương mại, đối thủ cạnh tranh mới. Trong đó thì công nghệ, nhân lực, vốn được coi là các nhân tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi được thông qua đầu tư, huy động vốn. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hoá để quyết định sản phẩm có thể gia nhập thị trường hay không? Còn chính sách thương mại và đối thủ cạnh tranh mới là những nhân tố khách quan mà doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để thích ứng và đề ra được chiến lược cạnh tranh cho mình.
Theo WEF ( Diễn đàn kinh tế thế giới ) các yếu tố đó là sự mở cửa của nền kinh tế, vai trò của nhà nước, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý, lao động và thể chế. Như vậy WEF đề cao vai trò của sự mở cửa cho rằng đây là yếu tố cơ bản để mở rộng thị trường. (WEF chú trọng đến thị trường nước ngoài hơn thị trường trong nước sau đó mới đến sự tác động của nhà nước và các yếu tố thuộc về cơ quan của doanh nghiệp).
Theo nhà kinh tế học M. Porter các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh là điều kiện về các yếu tố đầu vào, điều kiện về cầu, các nguồn liên quan, các ngành hỗ trợ, chiến lược cấu trúc và mức độ cạnh tranh.
Ngoài các yếu tố này thì thời cơ và đặc biệt là vai trò của nhà nước được xem như những điều kiện tổng hợp thúc đẩy hoặc hạn chế tác động của các yếu tố trên và tác động gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, thông qua ba quan điểm đánh giá nêu trên có thể tổng kết lại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đầu vào (thuộc về yếu tố chủ quan của doanh nghiệp ) như : công nghệ, lao động, quản lý, tổ chức sản xuất... Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm và cơ cấu sản phẩm sản xuất để từ đó tạo ra điều kiện cho doanh gia nhập thị trường. Yếu tố thứ 2 được coi là yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước, thuộc về thị trường (cung - cầu) và các đối thủ cạnh tranh. Những yếu tố này không trực tiếp tạo ra giá trị cho sản phẩm nhưng là những điều kiện cho sản phẩm của một doanh nghiệp có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Đây là những yếu tố gián tiếp và khách quan mà một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công cần phải nghiên cứu kỹ.
Như vậy ngoài sự tác động gián tiếp của các yếu tố khách quan, đầu tư là chìa khoá để mở ra và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì đầu tư là điều kiện cơ bản nhất để hình thành các yếu tố đầu vào – các yếu tố cấu thành sản phẩm.
Khi xem xét trên bình diện quốc gia, lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được hình thành bởi sự tương tác của các yếu tố:
1. Các điều kiện sản xuất sẵn có (lao động, tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...)
2. Các điều kiện của thị trường nội địa
3. Các ngành công nghiệp bổ trợ có liên quan
4. Chiến lược, cơ cấu các doanh nghiệp và sự cạnh tranh trong nội bộ quốc gia.
5. Các quyết sách và điều hành của chính phủ
6. Các nhân tố ngẫu nhiên.
Trong 6 nhân tố này thì 4 nhân tố đầu là quan trọng nhất. Phân tích điều kiện và thực tế ngành thép Việt Nam khi tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA và xa hơn là WTO thì lợi thế cạnh tranh gần như không có.
1.2. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay
Dựa trên lý luận ở trên và những số liệu thu thập được ta có thể thấy năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam rất yếu.
a. Về khoáng sản cho phát triển ngành thép theo những nghiên cứu sơ bộ nước ta có trữ lượng thấp so với một số nước ASEAN.
b. Lao động của ngành thép Việt Nam đông về lượng và kém về chất. Đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nhân có tay nghề cao ít. Đây là tình trạng chung của lao động Việt Nam. Theo chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) năm 2000 Việt Nam đứng thứ 116 trong khi đó Philippin đứng thứ 99, Indonesia 105; Thái Lan 54; Xingapo 53. Lợi thế về giá lao động rẻ chỉ là lợi thế về chi phí sản xuất. Điều này chỉ có được đối với các sản phẩm có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao. Các ngành khoa học kỹ thuật và yêu cầu công nghệ tiên tiến thì không cần lợi thế này.
c. Điều kiện sản xuất vốn có về công nghệ của các nước ASEAN cao hơn Việt Nam, do đó khả năng cạnh tranh sẽ vượt Việt Nam. Hơn nữa các nước ASEAN và các nước Nam Á khác chiến lược hướng về xuất khẩu sớm hơn Việt Nam và họ đã đạt tới một cơ cấu xuất khẩu hợp lý theo hướng xuất tinh, xuất hàng chế biến sâu. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới
dạng thô từ tài nguyên đến nông sản phẩm. Các ngành sử dụng sản phẩm của ngành thép của các nước ASEAN như Thái Lan, Xingapo, Indonesia, Philipin... đã phát triển ở trình độ cao, có sản phẩm xuất khẩu vào nhiều nước phát triển. Ở Việt Nam các ngành cơ khí chế tạo cho ngành thép phát triển rất chậm và yếu kém. Những ngành cơ khí phát triển như công nghiệp ô tô xe máy, cơ khí chính xác, đóng tàu... chủ yếu là liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, thực chất là của nước ngoài. Sẽ còn rất lâu Việt Nam mới được chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh của các ngành cơ khí mạnh từ phía nước ngoài. Do đó khả năng thị trường nội địa cho công nghiệp thép (với các sản phẩm thép chất lượng cao và đặc biệt) là khó khăn cho ngành thép. Nguy cơ rõ ràng là ngành thép Việt Nam có thể mất thị trường ngay ở đất nước mình.
Với thị trường nước ngoài ngành thép Việt Nam mới chỉ có khả năng thăm dò xuất khẩu sang một số thị trường có yêu cầu thấp về chất lượng sản phẩm như Lào, Cămpuchia, I Rắc...
d. Về chi phí sản xuất và giá thành ngành thép Việt Nam đều cao hơn các nước khác.
Chi phí sản xuất cao, thậm chí giá thành sản xuất thép trong nước cao hơn giá CIF nhập khẩu thép tại cảng Hải Phòng, làm giảm vị thế ngành thép ngay ở thị trường nội địa.
Ngoài ra, phôi thép là nguyên liệu chính và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành có giá cả không cao hơn giá nhập khẩu của một số doanh nghiệp sản xuất thép ở các nước trong khu vực nên giá thành cao chỉ là do hệ số tiêu hao nguyên liệu của các nhà máy sản xuất Việt nam cao và năng suất cán thép quá thấp so với trình độ của các nhà máy sản xuất trong khu vực.
Không kể đến ảnh hưởng của việc cấm nhập khẩu, giá thép thanh và dây thép của Việt Nam do sản xuất dư thừa hàng năm đã giảm mạnh. Giá thép thanh trong nước năm 1997 khoảng 341 USD/tấn đến năm 2000 chỉ
còn khoảng 275-288 USD/tấn nhưng đến tháng 9/2003 giá khoảng 350
USD/tấn nhưng chủ yếu do giá phôi thép nhập vào quá cao ở mức 270
USD/tấn. Theo VSC, mức giá 280 USD/tấn cao hơn giá xuất khẩu của Nga từ 10-15% nhưng chỉ cao hơn so với giá thép của Nhật Bản và Hàn Quốc
5%. Với tình hình như vậy, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và
VSC có khả năng thu được lợi nhuận.
Do đó, nếu coi giá thị trường quốc tế tương đương với giá của Hàn Quốc và Nhật Bản và các doanh nghiệp của Việt Nam cũng tiến hành hợp lý hoá sản xuất với cùng tốc độ như các doanh nghiệp của hai nước trên thì các doanh nghiệp cán thép dài Việt Nam cũng có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngay cả khi thuế suất nhập khẩu là 5%. Tuy nhiên do giá thép thế giới biến động liên tục (ví dụ việc bán sản phẩm với giá rẻ mạt của các doanh nghiệp của Nga đã tác động đến thị trường thế giới, và giá phôi thép thế giới tăng cao như trong năm 2003 khiến giá thép tăng và lớn hơn cả giá thành sản xuất 370 USD/tấn), sự sống còn của nhiều doanh nghiệp sẽ trở thành câu hỏi. Trong ngành sản xuất tôn và mạ kẽm và ống hàn, nơi thậm chí một số liên doanh cũng còn chịu lỗ, hiện trạng cho thấy sức cạnh tranh còn khó khăn hơn.
Sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam tương đối thấp, hầu hết các doanh nghiệp đều đang hoạt động nhờ hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Các doanh nghiệp này sẽ gặp trục trặc khi chúng ta thực hiện CEPT của AFTA. Tóm lại, tham gia AFTA/CEPT và hội nhập khu vực, quốc tế ngành thép có ít lợi thế.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành thép
Việt Nam
2.1. Nhóm các nhân tố thuộc về chính sách
2.1.1. Chính sách thuế và bảo hộ sản xuất đối với ngành thép
2.1.1.1. Hạn chế về lịch sử và cơ cấu đối với ngành thép
Hiện trạng các thiết bị sản xuất đều có quy mô nhỏ, thép phôi và thép dẹt thiếu, có một phần là do những điều kiện hạn chế về mặt lịch sử và cơ cấu đối với ngành thép. Chẳng hạn TISCO là một nhà máy thép được xây dựng vào những năm 50, hơn nữa một phần cơ sở vật chất đã bị phá huỷ trong chiến tranh chống Mỹ và xung đột với Trung Quốc. Mặt khác trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung có một số chức năng mang tính xã hội đã được đưa vào trong cơ cấu tổ chức dẫn đến sự bành trướng trong quy mô của lực lượng lao động. Những khó khăn TISCO phải đối phó hiện nay có nguyên nhân sâu xa là các điều kiện lịch sử có trước đổi mới. Hơn nữa cải cách lại bị cản trở khi một kế hoạch đầu tư mới thiết bị trong những năm 90 không thực hiện được, một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á và những khó khăn trong huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên dù có những điều kiện hạn chế về mặt lịch sử và cơ cấu, phải nói rằng trong chính sách bảo hộ và phát triển công nghiệp thép của chính phủ và hoạt động của các doanh nghiệp đều có những tồn tại chưa được khắc phục.
2.1.1.2. Bảo hộ cho sản xuất thép dài và sản xuất dư thừa
Do thị trường nội địa diễn biến phức tạp, cung cầu của các loại thép không tương xứng nhau, để bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu đối với những hàng hoá tư liệu sản xuất đồng thời bảo đảm nhập khẩu những loại thép là nhân tố đầu vào quan trọng của một số ngành sản xuất, các hàng rào bảo hộ đã được sử dụng.
Công cụ phi thuế quan được sử dụng với thép thanh xây dựng bằng cách qui định hạn ngạch nhập khẩu cho các đơn vị kinh doanh thép. Giải pháp này đã giúp cho các đơn vị liên doanh với VSC sản xuất thép cán có lợi nhuận.
Công cụ thuế quan đã được sử dụng khá triệt để bằng cách qui định các mức thuế suất khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Trước khi
tham gia AFTA, thuế suất cho phôi thép là 3% và sau đó đã liên tục tăng trong những năm gần đây 7% và hiện nay là 10%. Trong khi đó ở các nước ASEAN như Philippin mức thuế này chỉ 3%, Thái Lan: 1%, các nước còn lại 0%. Việc bảo hộ bằng cách tăng thuế nhập khẩu phôi thép vừa bất hợp lý, vừa không có lợi, vì điều này chỉ gây ra hậu quả tiêu cực cho sự cạnh tranh của ngành công nghiệp thép và tăng chi phí cho người sử dụng bình thường, làm đội giá thành các công trình xây dựng, ảnh hưởng các ngành công nghiệp khác nếu có đầu vào liên quan đến sắt, thép (tăng thuế lên thêm 3% khiến giá thép tăng 100.000 đồng/tấn). Việc tăng thuế có vẻ chỉ để bảo hộ cho VSC chứ không phải cho ngành thép Việt Nam bởi sản xuất phôi của VSC chỉ chiếm khoảng 15% nhu cầu của thị trường. Theo ý kiến của các cơ quan chức năng, mục đích của việc tăng thuế là để khuyến khích đầu tư sản xuất phôi thép nhưng hiện nay việc đầu tư sản xuất phôi thép mới do VSC đảm nhiệm và sẽ rất khó cho các doanh nghiệp khác đầu tư. Nhà nước được thuế nhưng các công trình lớn của Nhà nước – là các đơn vị tiêu thụ thép lớn nhât – sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó Chính phủ tăng thuế thì dễ nhưng các liên doanh không thể có ngay nhà máy, điều này có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Nói cho cùng thiệt hại lớn nhất thuộc về Nhà
nước.
Các loại sắt thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng khác nhau, được phủ hoặc không phủ, mạ hoặc tráng có thuế suất từ 0% - 40%. Các loại thép thanh, thép hình chủ yếu phải chịu thuế suất nhập khẩu 40%. Hiện nay, thuế nhập khẩu thép giảm xuống 20% năm 2005 là 10% và năm
2006 là 5%. Do thuế suất khá phức tạp nên có thể dùng hai chỉ tiêu là thuế quan trung bình theo tỷ trọng các loại sắt thép nhập khẩu và hệ số bảo hộ thực tế để phân tích tác động bảo hộ đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
Mức thuế quan trung bình được tính cho các loại sắt thép nhập khẩu theo kế hoạch số lượng nhập khẩu năm 2000 của VSC, theo giá trung bình nhữn._.háng.
- Biện pháp chống bán phá giá.
- Biện pháp phòng ngừa.
Loại 2: Những biện pháp kỹ thuật:
- Những quy chế về tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Những quy chế về chất lượng.
- Vệ sinh kiểm định.
- Bảo vệ môi sinh.
Loại 3: Những biện pháp hành chính: bao gồm những quy chế xuất nhập khẩu khác của ta hiện nay như đầu mối xuất nhập khẩu, công ty quốc doanh,… mà ta không thể sắp xếp chuyển vào loại 1 và 2 theo như quy định của WTO được.
Loại 4: Những chính sách vĩ mô khác có tác động điều tiết gián tiếp xuất nhập khẩu: cơ chế tỷ giá hối đoái, thanh toán, lãi suất, tín dụng ngân hàng, chính sách đầu tư...
Nếu thực hiện các quy định của CEPT về các biện pháp phi quan thuế mà lấy mốc hiện tại thì ta sẽ phải giảm các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam sau khi chúng ta đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các biện pháp phi thuế quan của mình. Công việc này cần được tiến hành hết sức khẩn trương vì đây là một khối lượng công việc rất lớn và cần sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan.
Sau khi hoàn chỉnh hệ thống chính sách phi thuế quan, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện quá trình loại bỏ các rào cản phi quan thuế. Quá trình này sẽ được tiến hành kết hợp chặt chẽ với quá trình cắt giảm thuế quan, dựa
trên sự phân loại theo ba cấp độ bảo hộ như phân tích ở trên và có thể được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: bắt đầu bằng việc giảm các biện pháp hành chính.
- Bước 2: giảm các biện pháp phi thuế quan phổ thông.
- Bước 3: tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các hình thức bảo hộ gián tiếp vô hình khác.
Các hạn chế về số lượng nhập khẩu cần được loại bỏ nhanh chóng đối với các mặt hàng trong chương trình CEPT để hướng các ưu đãi từ các nước thành viên khác.
Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng của ngành thép phù hợp với quy định quốc tế, công khai chính sách quản lý chất lượng để các đơn vị tham gia thực hiện.
Chính sách phi quan thế cho từng mặt hàng cụ thể của ngành thép phải được cân nhắc để áp dụng phù hợp.
2.2.4. Phát triển thị trường nước ngoài
2.2.4.1. Hỗ trợ tiếp thị
Ngành thép Việt Nam cần phát triển thị trường xuất khẩu một cách linh hoạt theo phương pháp giá cạnh tranh. Xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu thép, bao gồm tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cải thiện tài trợ xuất khẩu.
2.2.4.2. Hỗ trợ cung cấp thông tin
Nhà nước cần quản lý và điều tiết tốt hơn thị trường trong nước, chủ động mở rộng thị trường quốc tế ở tầm vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Nhà nước cần có cơ chế thông thoáng hơn, cung cấp thông tin về thị trường đầy đủ và cập nhật hơn để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài hiệu quả. Chính sách mở rộng thị trường cũng cần kèm theo những cơ chế hỗ trợ tài chính, ngân hàng và thanh toán quốc tế tin cậy, đảm bảo để các doanh nghiệp Việt Nam an tâm khi xuất khẩu hàng và từng bước tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
2.2.5. Về xây dựng khu liên hợp gang thép
Có lẽ bây giờ sẽ qúa sớm khi khẳng định có hay không xây dựng khu liên hợp gang thép ở Việt Nam. Điều khẳng định là không thể xây dựng khu liên hợp gang thép trong giai đoạn 2001- 2010. VSC đã đệ trình ba phương án đầu tư lên Chính phủ. Các phương án này có thể được phân chia một cách tương đối như sau:
- Phương án xây dựng trung bình của VSC – dự án xây dựng theo hai bước, đưa lò cao đầu tiên vào sử dụng năm 2012.
- Phương án xây dựng cao của VSC – dự án xây dựng một bước, đưa lò cao đầu tiên vào sử dụng năm 2010.
- Phương án xây dựng thấp của VSC – dự án xây dựng theo hai bước tương đối chậm, không khởi công xây dựng khu liên hợp thép trước năm 2010.
Theo các chuyên gia Nhật Bản thuộc JICA thì việc đầu tư vào ngành thép cần tiến hành từ từ theo hai bước. Có hai lý do để giải thích. Thứ nhất, để có thể giải quyết về tài chính thì đầu tư với quy mô vừa phải là an toàn
hơn và là xu hướng tất yếu. Thứ hai, đầu tư dần dần cho phép VSC tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao khả năng có thể thích ứng với công nghệ hiện đại trên quy mô lớn và hội nhập quốc tế trên cơ sở thử và sai (trial-and-error basis), để lựa chọn một phương án kỹ thuật phù hợp nhất từ những công nghệ sản xuất thép không ngừng đổi mới, có khả năng thích ứng hiệu quả với những thay đổi của thị trường thép thế giới. Nếu cam kết xây dựng khu liên hợp thép với các tiêu chuẩn chi tiết được thực hiện ngay, thì VSC sẽ không có đủ thời gian để làm quen và tiếp cận hoặc điều chỉnh linh hoạt.
Để xây dựng khu liên hợp gang thép phải có những điều kiện khắt khe và đầy đủ luận cứ khoa học. Giai đoạn 2001- 2010 chỉ nghiên cứu tiền khả thi. Để đi tới những quyết định quan trọng phải sau năm 2006, khi đó sự tác động của hội nhập khu vực đã có và sự cân nhắc hiệu quả rõ hơn. Nhà máy liên hợp chỉ có thể được xây dựng khi nhu cầu thị trường đủ lớn (trên dưới 9 triệu tấn/năm) và các điều kiện về nguyên liệu, điện năng, nguồn nước, địa điểm đã được khẳng định rõ ràng. Do đó nên cân nhắc xây dựng khu liên hợp gang thép sau năm 2010.
2.3.Nhóm các giải pháp vi mô
2.3.1. Với Tổng công ty Thép Việt Nam
VSC có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của ngành thép Việt Nam. Để VSC thực sự là nòng cốt của ngành thép, phải đổi mới từ tổ chức quản lý của Tổng công ty đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên. Thực hiện qúa trình chuyển đổi hình thức sở hữu với một số doanh nghiệp Nhà nước thành viên Tổng công ty (trước hết là một số công ty trong khâu lưu thông), đồng thời phát triển liên kết với các công ty khác theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Tiến hành việc sắp xếp lại bộ máy quản lý và bộ máy lãnh đạo, từng bước khắc phục những yếu kém. Thực hiện đầu tư của Tổng công ty theo chiều sâu, chủ yếu cho khâu thượng
nguồn và sản xuất thép chất lượng cao. VSC phải sắp xếp lại việc lưu thông, phân phối thép vì bước vào nền kinh tế thị trường đòi hỏi mạng lưới lưu thông tương đối rộng song chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh chưa theo kịp yêu cầu quản lý và thị trường mới - đặc biệt là những năm gần đây, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, số doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh tham gia tổ chức lưu thông thép lớn, sức cạnh tranh quyết liệt. Do đó, VSC cần sáp nhập những đơn vị yếu kém vào Tổng công ty để gắn sản xuất với lưu thông, tạo ra sức cạnh tranh và tiêu thụ hàng, tạo điều kiện tận dụng được cơ sở vật chất trước đây. Đồng thời VSC cần dần chuyển hướng sản xuất và gia công các mặt hàng sau cán đáp ứng nhu cầu trong nước.
2.3.2. Giải pháp về công nghệ
Sản lượng thép ở một số mặt hàng cung đang vượt cầu. Tuy nhiên trình độ công nghệ của một số nhà máy rât lạc hậu, do đó phải đầu tư thêm các nhà máy mới có công nghệ hiện đại để dần dần thay thế các nhà máy cũ sản xuất các sản phẩm không có sức cạnh tranh. Công nghệ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp thép. Hơn nữa, trong điều kiện quốc tế hoá, lợi thế so sánh của quốc gia dựa trên cơ sở nguồn nhân lực rẻ đang giảm dần và ít có ý nghĩa trong ngành công nghiệp thép do đặc thù của ngành công nghiệp nặng này.
Trong tiếp nhận công nghệ mới, cần thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu” để sớm có công nghệ tiên tiến, nhanh chóng hiện đại hóa ngành thép Việt Nam. Chính sách chuyển giao công nghệ hiện nay trong ngành thép chủ yếu là qua liên doanh. Trong chuyển giao công nghệ cần chú ý đầy đủ việc chuyển giao toàn bộ kỹ năng thực hành công nghệ. Tạm dừng các dây chuyền sản xuât nhỏ lạc hậu đầu tư từ những năm 1960-1970 do Trung Quốc tài trợ. Cải tạo lại những dây chuyền cũ nhưng giữ vị trí then chốt.
Các doanh nghiệp phải bằng nỗ lực để hiện đại hoá với chi phí thấp nhất theo các hướng:
- Nhập các thiết bị nguồn, học tập nguyên tắc thiết kế, có thể tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo của Việt Nam. Những chi tiết chúng ta chưa sản xuất được thì phải nhập của nước
ngoài.
- Cần nắm được trực tiếp thông tin về công nghệ để có thể chọn
được công nghệ nguồn và tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài doanh nghiệp.
- Cần coi việc hiện đại hoá là một quá trình tích tụ từ thấp đến cao, trong đó xác định mức công nghệ mà doanh nghiệp cần có để tạo ra các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh tổng hợp. Từ đó, lựa chọn công nghệ hiện đại để hiện đại dần từng bước.
- Trong từng thời kỳ phát triển, cần nghiên cứu, lập danh sách cụ thể về từng loại công nghệ: lạc hậu, trung bình, cao và siêu cao, kèm với các ưu đãi cho hai loại công nghệ cao và siêu cao, xoá bỏ công nghệ lạc hậu, không cho nước ngoài đầu tư vào loại công nghệ trung bình (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Chính phủ).
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều người đi du học; nâng cao trình độ; nghiên cứu; học nghề ở các nước tiên tiến và công nghiệp phát triển.
2.3.3. Công tác phát triển thị trường
Những năm qua, công tác thị trường của các công ty thép đã được quan tâm, hiện nay thị trường của các công ty gồm (thị trường trong nước chia làm 3 khu vực miền Trung, Nam và Bắc; thị trường nước ngoài là Lào, Cămpuchia, Đài Loan, Hồng Kông…). Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập quốc tế, các công ty thép sẽ phải gặp nhiều cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm nhập khẩu, do vậy công tác thị trường của các công ty cần được
đặc biệt chú trọng. Công tác phát triển thị trường của các công ty có thể đi theo những hướng sau:
2.3.3.1. Củng cố thị trường truyền thống
Thị trường truyền thống của các công ty Thép Việt Nam là miền Bắc, Trung, Nam. Các công ty tiếp tục duy trì và chiếm lĩnh và vươn tới nắm thị trường, khai thác thị trường theo chiều sâu, nắm chắc dung lượng và cơ cấu thị trường, xu hướng biến động về nhu cầu vật liệu xây dựng, quan tâm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và khu vực.
Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường thông qua việc phối hợp ngành vật liệu xây dựng các tỉnh về cung ứng hàng hoá, gửi hàng tại đơn vị nhằm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm đồng thời giới thiệu nhãn hàng hoá của công ty. Tạo uy tín, giữ quan hệ hợp tác lâu dài.
Muốn vậy các công ty cần:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng truyền thống, công ty phải thường xuyên bảo đảm chất lượng hàng hoá mà mình bán và nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên về thanh toán cho khách hàng truyền thống, đối với những khách hàng này công ty có thể ưu tiên cho họ thanh toán trước hay cho họ trả chậm lại một số ngày nhất định.
+ Phát triển các loại sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm.
+ Có giá ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên mua hàng hoá của công ty với số lượng ổn định.
2.3.3.2. Mở rộng sang các thị trường mới có triển vọng
Hiện nay do trình độ xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển và được nâng cao. Vì vậy nhu cầu về sắt thép đối với xã hội ngày càng lớn, ước tính đến năm 2010 nhu cầu sử dụng
sắt thép của cả nước cần đến 7,5 triệu tấn/năm). Trong tám tháng đầu năm
2003, các công ty thép Việt Nam đã xuất khẩu sang Campuchia 31.715 tấn thép các loại. Nếu làm tốt hơn, sản phẩm thép Việt Nam có thể xuất khẩu được nhiều hơn nữa không chỉ ở thị trường Campuchia. Chính vì thế yêu cầu đối với công ty sản xuất kinh doanh thép phải đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Để chiến lĩnh được thị trường ở khắp đất nước và xuất khẩu cần có một hệ thống đồng bộ các biện pháp: như định hướng sản phẩm, chất lượng, số lượng sản xuất; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị; tổ chức kênh bán hàng phù hợp, mở rộng mạng lưới các vùng tập trung dân cư để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng; tổ chức tốt công tác bảo hành sản phẩm làm cho khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sản phẩm.
2.3.3.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc đối với các chủ thể kinh tế, là điều kiện tiên quyết trong việc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Muốn thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình thì điều trước hết doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ và chính xác những yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu, thị hiếu và sức mua của thị trường mới có thể giúp doanh nghiệp tìm được thị trường trọng điểm và xác định được những tiềm năng của thị trường, của doanh nghiệp chưa được khai thác triệt để.
Trong những năm gần đây, với chủ trương đổi mới của Nhà nước và phát triển kinh tế, nhiều công ty kinh doanh kim khí Tổng công ty thép và các hộ tư nhân đã mở ra kinh doanh các mặt hàng kim khí, nhu cầu về xây dựng kiến thiết ngày càng tăng lên điều đó đòi hỏi các công ty phải nắm được nhu cầu thông qua công tác nghiên cứu thị trường.
Các công ty phải có bộ phận chuyên sâu về thị trường, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ, có kiến thức về marketing, trên cơ sở đó lập ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh cho hợp lý, để hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao hơn. Bộ phận này sẽ giúp ban lãnh đạo đề ra và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả hơn. Nguồn thông tin báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu: nhanh, nhạy, kịp thời, chính xác vì trong tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay việc nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin thì mới dự đoán được nhu cầu và diễn biến thị trường, để có quyết định chuẩn xác về sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và kinh doanh loại sản phẩm nào, xuất khẩu ra sao?
Qua nghiên cứu thị trường công ty có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra giá cả phù hợp, thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, về từng loại mặt hàng cụ thể, đối tượng phục vụ, không gian và thời gian đáp ứng.
2.3.4. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng và hình thức bán hàng.
2.3.4.1. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng.
Việc hoàn thiện mạng lưới bán hàng rất quan trọng nên các công ty cần có một số biện pháp như:
+ Củng cố hệ thống mạng lưới bán hàng hiện có: công ty cần nâng cấp các cửa hàng, các điểm bán hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng số lượng khách hàng, tăng cơ hội bán hàng. Công ty cần xây dựng phương án đầu tư vốn cho các cửa hàng trọng điểm.
+ Cần xem xét đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các cửa hàng, trạm, tạo điều kiện tập trung vốn, nguồn hàng cho các cửa hàng hoạt động tốt, có chính sách hỗ trợ cho các cửa hàng thua lỗ trong trường hợp cần thiết có thể giải tán cửa hàng thua lỗ thường xuyên.
+ Xây dựng các điểm bán hàng mới: Các công ty cần mở thêm các điểm bán hàng ở nhiều khu vực trong cả nước và nước ngoài, Công ty cần xây dựng các điểm bán hàng tại các tỉnh dưới hình thức bảo trợ kinh doanh cho các công ty khác của tỉnh đó phối hợp với các công ty thép giới thiệu trưng bày hàng hoá của mình.
+ Tăng cường quyền hạn cho các cửa hàng: Thời gian qua các cửa hàng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, đã giúp công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để phát huy hết năng lực của các cửa hàng, các công ty thép Việt Nam cần mở rộng quyền hạn với loại hình kinh doanh phù hợp trên thị trường.
2.3.4.2. Hoàn thiện các hình thức bán hàng.
Trong những năm qua, các hình thức bán hàng mà các công ty áp dụng rất phong phú song cơ cấu còn có chỗ chưa hợp lý. Trong thời gian tới, các công ty cần thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh hình thức bán buôn để đẩy nhanh tổng doanh số bán ra và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng của mình. Trong bán buôn cần tăng cường hình thức bán giao thẳng không qua kho vì hình thức này đảm bảo tiết kiệm nhiều chi phí, thu được lợi nhuận cao và đẩy mạnh vòng quay của vốn kinh doanh. Muốn tăng cường hình thức này không phải dễ vì nhu cầu bất thường khá lớn và có thể thoả mãn bằng nhiều cách khác nhau.
Phát triển hình thức bán hàng đại lý nhất là đại lý cho nước ngoài để tăng thu và tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Bán đại lý cho nước ngoài lấy hoa hồng là ngoại tệ phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Tăng cường bán đại lý còn có lợi ở chỗ hàng hoá bán được dưới hình thức chỉ mất chi phí về bảo quản xếp dỡ. Khi bán được hàng, công ty mới tiến hành kiểm tra tiền nên không mất vốn cho việc mua hàng hoá. Bán hàng qua đại lý ở các tỉnh cũng cần được chú trọng trong đó
nên áp dụng chính sách ưu tiên (cho phép đại lý thanh toán từng phần) để có điều kiện mở rộng từng phần thị trường mới. Mặt khác bên cạnh chú trọng việc bán buôn các công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hình thức bán hàng trực tiếp.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức bán hàng để phục vụ tốt nhu cầu của mọi khách hàng áp dụng và phát triển các hình thức bán hàng để thích nghi và phát triển với điều kiện kinh doanh mới. Sử dụng công cụ marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Công ty cần duy trì và phát triển quan hệ bán hàng với các đơn vị mua thường xuyên với khối lượng lớn. Công ty ký kết các hợp đồng tiêu thụ với bộ phận khách hàng này để đảm bảo hàng hoá tiêu thụ được ổn định đồng thời tạo dựng và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Các hợp đồng kinh tế là cách thức nhằm đạt được mục tiêu an toàn trong kinh doanh do đó cần đẩy mạnh việc giao dịch và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thị trường mới các công ty phải có những chiến lược thâm nhập thích hợp, bởi đây chính là những nơi có thể mở rộng các quan hệ của công ty với bạn hàng mới. Do vậy công ty cần phải nỗ lực trong việc tìm tòi và phân tích những thông tin về các biến cố trên thị trường nhằm tìm ra các cơ hội kinh doanh phù hợp với tiềm năng của công ty để từ đó tiến hành đầu tư kinh doanh các mặt hàng mà thị trường đòi hỏi, tăng số lượng các đối tác ký kết hợp đồng mua hàng của Tổng công ty thúc đẩy kinh doanh ổn định và phát triển.
2.3.5. Áp dụng chính sách giá linh hoạt
Trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng dư thừa cung thép, việc áp dụng giá linh hoạt là điều kiện sống còn để các công ty thép thu hút được khách hàng, qua đó tăng được doanh số bán.
Dựa trên giá thành và căn cứ vào tình hình cung cầu, giá cả thị trường, khả năng của đối thủ cạnh tranh, các công ty phải thường xuyên điều chỉnh giá bán để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình. Đảm bảo cho công ty thu được nhiều lợi nhuận. Giá cả là một nhân tố của sự cạnh tranh. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các công ty thép trong việc kinh doanh. Vì vậy việc xác định giá cả hết sức quan trọng. Các công ty phải có chính sách cụ thể đối với từng mặt hàng, nắm bắt nhanh chóng thay đổi giá cả thị trường để thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra, các công ty phải có chính sách giá cả với từng khu vực nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của công ty và thu được lợi nhuận cao nhất.
Về các hình thức thanh toán cần tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng, tạo khả năng thanh toán như cho thanh toán chậm trả. Khi bán chấp nhận mọi hình thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc…
2.3.6. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến trong kinh doanh
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh đối với các công ty để thu hút khách hàng.
- Dịch vụ vận chuyển: Đặc điểm của sản phẩm ngành thép là dài và cồng kềnh, vì vậy quá trình vận chuyển rất khó khăn và vất vả. Để phục vụ tốt đối với khách hàng mua sản phẩm của ngành thì các công ty thép nên tổ chức các dịch vụ phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Nếu khách hàng gần địa điểm kinh doanh có thể miễn phí vận chuyển, còn nếu khách hàng xa địa điểm kinh doanh có thể tính cước vận chuyển tuy nhiên phải phù hợp và giữ vững uy tín trên thị trường. Đối với khách hàng nước ngoài thì phải có sự thoả thuận hợp lý về hình thức vận chuyển cũng như các quy định về quá trình giao hàng.
- Tổ chức các hình thức quảng cáo: Quảng cáo là một công cụ để xúc tiến bán hàng, quảng cáo ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng. Quảng
cáo giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm, cải thiện hình ảnh vốn có của sản phẩm. Sản phẩm ngành thép ngày càng có nhu cầu lớn, vì vậy vấn đề quảng cáo là rất quan trọng. Để cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài thì không những các công ty phải tổ chức tốt các hoạt động quảng cáo trong nước về sản phẩm của mình mà còn phải tổ chức quảng cáo ở thị trường quốc tế. Các công ty có thể tổ chức quảng cáo quốc tế qua hai xu hướng đó là: tiêu chuẩn hoá và khu vực hoá. Quảng cáo nên đề ra các giải pháp để chống lại các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường bằng các sản phẩm tương tự.
- Hội chợ, khuyến mại: Các công ty thép nên cho các sản phẩm của mình tham gia vào các hội chợ và tổ chức khuyến mại đối với sản phẩm của mình để kích thích nhu cầu của khách hàng mua sản phẩm của mình nhiều hơn.
- Xúc tiến bán hàng: Công ty có thể xúc tiến bán hàng qua ba hình thức sau: xúc tiến bán hàng để giới thiệu sản phẩm mới của công ty, xúc tiến bán hàng để tăng sự tiêu dùng sản phẩm và xúc tiến bán hàng để thu hút trực tiếp khách hàng ở các cơ sở bán lẻ.
2.3.7. Đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là vấn đề cần thiết đối với các công ty thép Việt Nam bởi ngày nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ. Quá trình quốc tế có tác động tích cực đối với sự phát triển của công ty. Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện hình thành các mối quan hệ kinh tế mở rộng hơn giữa ngành thép Việt Nam với ngành thép thế giới. Đó chính là cơ hội để ngành thép Việt Nam bắt kịp với ngành thép của thế giới, tìm ra những khách hàng mới và mở ra thế đứng vững vàng cho mình trên thị trường quốc tế.
Cùng với cơ hội đang mở ra, quá trình hội nhập quốc tế của các công ty thép Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do xuất phát điểm của ngành thép còn quá thấp so với các nước phát triển trong khu vực; nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển và gặp nhiều khó khăn, đang đứng trước nhiều nguy cơ thử thách mới trong quá trình hội nhập quốc tế; nhiều nguồn lực còn chưa đủ điều kiện để khai thác, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp. Vì vậy muốn hội nhập quốc tế tổng công ty phải tổ chức công tác hội nhập. Cụ thể là:
- Ngành thép phải tăng cường khả năng cạnh tranh để đối phó với thép nhập khẩu khi thuế nhập khẩu giảm xuống 5% và hàng rào phi thuế quan bị bãi bỏ.
- Các nhà máy mới phải đạt trình độ quốc tế về năng suất chất lượng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để độc chiếm thị trường trong nước và có khả năng xuất khẩu có lãi.
- Kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất các cơ sở kém hiệu quả không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu.
- Mở rộng hợp tác sản xuất thép với các nước ASEAN.
- Các doanh nghiệp phải chủ động tìm thị trường xuất khẩu, lưu ý các thị trường dễ thâm nhập như: Campuchia, Lào, Irắc...thông qua việc đặt văn phòng đại diện tại nước sở tại, phát triển hệ thống kênh phân phối, đặc biệt lưu ý đến các dự án lớn lại nước ngoài mà doanh nghiệp có thể trúng thầu.
KẾT LUẬN
Ngành thép Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và phát triển nhanh chóng trong những những năm gần đây. Ngành thép đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có tác động nhiều mặt tới các ngành kinh tế xã hội khác. Việc sản lượng thép tăng nhanh chóng trong những năm gần đây một mặt đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng mặt khác đang gây ra những hậu quả là sự mất cân đối trong phát triển, gây tác động xấu tới toàn ngành trong tương lai.
Từ những phân tích về thực trạng và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam có thể thấy bức tranh ngành thép Việt Nam còn nhiều mảng tối. Quy mô, năng lực sản xuất nhỏ bé, cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất chủ yếu thép dài dùng cho xây dựng, trình độ công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, phân bố và tổ chức sản xuất bất hợp lý, chỉ phát triển sản xuất thép mà không chú trọng sản xuất phôi khiến cho ngành thép phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới. Trong tương lai, nếu không chú trọng phát triển hạ nguồn thì sức cạnh tranh sẽ không ổn định và rất dễ mất thị phần ngay cả trên sân nhà. Sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam nói chung là yếu, chỉ trừ sản phẩm thép xây dựng tại một số nhà máy mới đầu tư. Chính sách thuế và bảo hộ còn chưa hợp lý, nhiều doanh nghiệp đang sống nhờ chính sách bảo hộ do đó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế. Chính sách đầu tư còn nhiều bất cập chưa tính đến sự phát triển tổng thể, còn tình trạng đầu tư tràn lan không theo quy hoạch. Mặc dù Nhà nước đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010 nhưng việc thực hiện lại có nhiều lệch lạc. Điều này có lỗi ở cả các cơ quan chủ quản và các doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Rõ ràng nên phát triển ngành
thép trở thành một ngành kinh tế mạnh nhưng mức độ phát triển như thế nào? Vốn đầu tư bao nhiêu? còn đợi câu trả lời từ các cơ quan chức năng. Bây giờ dù là muộn nhưng vẫn còn kịp để điều chỉnh lại việc thực hiện đầu tư, nghiên cứu tổng thể ngành thép từ đó có chính sách hợp lý từ Trung Ương, địa phương và các doanh nghiệp giúp ngành thép Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh cũng như cạnh tranh có hiệu quả trong một quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở chung cho việc tái cấu trúc chính sách đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tác giả: PGS. TS. Hoàng Đức Thân; Th. S. Trần Văn Hoè; CN. Phạm Thế Anh.
2. The current Vietnamese steel industry and its challenge - Nozomu Kawabate (Tohoku Univ.)
3. Evaluating alternative scenarios for steel industy promotion: Qualification of Profitability and Risks - Kenichi Ohno (GRIPS)
4. Overall strategy for the development of the steel industy up to 2010 - Do Huu Hao (MOI)
5. Tạp chí Tri thức và Công nghệ số 153 (2003), 143 (2002)
6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 73 (7/2003)
7. Báo tuổi trẻ tháng 9/2003
8. Tạp chí Công nghiệp số 10,12/2002; 6/2003
9. Tạp chí Nhịp sống công nghiệp 3/2003
10. Thời báo kinh tế Sài Gòn nhiều số
11. Các bài viết các vấn đề về thép trên các trang Web:
12. Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2010.
13. Các trang Web:
13.1 http: www.thepvietnam.com.vn
13.2 http: www.vnn.vn
13.3 http: www.laodong.com
13.4 http: www.nhandan.org.vn
13.5 http: www.vnexpress.net
13.6 http: www.hanoimoi.com.vn
13.7 http: www.vir.com.vn
13.8 http: www.techcombank.com
13.9 http: www.vietnam-tourism.com
13.10 http: www.hanoitv.org.vn
13.11 http: www.dddn.com
13.12 http: www.vninvest.com
13.13 http: www.mofa.gov.vn
13.14 http: www.deigor.vn
13.15 http: www.news.ttvnol.com
13.16 http: www.vietstock.com.vn
13.17 http: www.vib.com.vn
13.18 http: www.business.vnn.vn
13.19 http: www.qulityvn.com
13.20 http: www.203.162.130.50/SCN
13.21 http: www.saigonnet.vn
13.22 http: www.cantho1206.net
13.23 http: www .sgtt.com.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam ..........
2. Tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam .................................
2.1. Ngành thép còn ở điểm xuất phát thấp............................................
2.2. Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm .................................
2.3. Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị .........................................
2.4. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .........................................
2.5. Phân bố và tổ chức sản xuất............................................................
2.6. Đầu tư sản xuất phôi và cán thép ....................................................
3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của ngành thép Việt Nam ................
3.1. Cơ cấu cung cầu ..............................................................................
3.2. Sản xuất thép bởi ba khối doanh nghiệp .........................................
3.3. Lưu thông, phân phối thép............................................................... Chương 2: NGÀNH THÉP VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt
Nam hiện nay.......................................................................................
1.1. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp..........................................................................
1.2. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay ......
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành thép Việt
Nam ......................................................................................................
2.1. Nhóm các nhân tố thuộc về chính sách ...........................................
2.1.1. Chính sách thuế và bảo hộ đối với ngành thép................................
2.1.2. Chính sách đầu tư liên quan đến ngành thép ...................................
2.1.2.1. Vay vốn đầu tư phát triển ...........................................................
2.1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................
2.2. Yếu tố thị trường nước ngoài...........................................................
3. Các vấn đề đặt ra đối với ngành thép trong quá trình hội nhập ...
3.1. Nên có hay không một ngành công nghiệp thép đủ mạnh?.............
3.2. Những thách thức trước nhu cầu hội nhập...................................... Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển.....................................................
1.1. Quan điểm cho lựa chọn giải pháp .................................................
1.2. Dự báo nhu cầu ...............................................................................
1.3. Chiến lược phát triển đến 2010 .......................................................
2. Các giải pháp để phát triển ngành thép ...........................................
2.1. Cần có định hướng đúng cho phát triển ngành thép .......................
2.2. Nhóm các giải pháp vi mô ...............................................................
2.3. Nhóm các giải pháp vĩ mô ...............................................................
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8067.doc