Lời nói đầu
Kinh doanh siêu thị là một hình thức kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của tiêu dùng trong nước thì ngành kinh doanh này ngày càng trở thành một ngành hấp dẫn. Gần đây những vấn đề xung quanh ngành này được nhắc đến nhiều hơn khi đến ngày 01/01/2009 thì Việt Nam chính thức thực hiện cam kết mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng đang chờ ngày này để có t
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Ngành bán lẻ qua hệ thống các siêu thị ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể vào thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng này.
Hà Nội, một thành phố lớn với mức thu nhập bình quân đầu người 31.8tđ/ng/năm, và với mức tiêu dùng cao luôn được coi là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Chính vì thế có thể nhận định rằng cạnh tranh trong ngành bán lẻ thời gian tới ở Hà Nội sẽ rất gay gắt.
Nhận thấy được vấn đề này, nhóm 1 chọn ngành bán lẻ qua hệ thống các siêu thị ở Hà Nội làm đề tài nghiên cứu cho bài tập nhóm môn chiến lược kinh doanh. Đây là nghiên cứu đầu tiên của nhóm về đề tài này nên khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự giúp đỡ, chỉnh sửa của các thầy cô và các bạn
Nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Đức Tuân đã giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài này !
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2008
Giới thiệu chung về ngành
Ngành kinh doanh siêu thị là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam, Hai siêu thị đầu tiên được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc Trung tâm thương mại số 7 – 9 Đinh Tiên Hoàng ( 1 – 1995) và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng hai chợ Hôm (3 -9). Cho đến nay Hà Nội đã có hơn 70 siêu thị lớn nhỏ, chiếm 1/3 trong tổng số siêu thị trong cả nước. Siêu thị ngày dần trở thành một điểm mua sắm quen thuộc, tiện lợi,…với người dân thủ đô. Kinh doanh siêu thị ra đời đã đem lại cho ngành bán lẻ Việt Nam nói chung và hệ thống bán lẻ tại Hà Nội nói riêng một diện mạo hoàn toàn mới, văn minh và hiện đại, dần làm thay dổi thói quen mua hàng truyền thống và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.
II. Đặc trưng nổi bật của ngành
1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 là 7.5%, năm 2006 là 8.2%, năm 2007 là 8.5%. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, đây sẽ là một thị trường hứa hẹn đầy năng động và hấp dẫn.
* Thu nhập và tiêu dùng.
Thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng mạnh trong thời gian qua và đạt 640 USD vào năm 2005, năm 2006 khoảng 750 USD, năm 2008 là 835 USD và phấn đấu năm 2010 là 1100 USD. Thu nhập tăng lên dẫn đến người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Năm 2007 chúng ta đã chi 45 tỷ USD cho mua sắm tiêu dùng, tương đương với 70% thu nhập (trong khi con số trung bình là 40% ở các nước đang phát triển). Ngoài ra theo viện nghiên cứu thương mại thì quỹ tiêu dùng cuối cùng (lượng tiền mà người tiêu dùng dành cho mua sắm hàng hoá) so với GDP của Việt Nam có thể đạt mức 840 đến 860 nghìn tỷ đồng tương đương với 50tỷ USD trong 3 năm tới. Tiêu dùng bình quân đầu người tăng 6,3% so với so với năm 2007( năm 2006 là 41,9 tỷ USD, năm 2007 là 51,2 tỷ USD).Theo dự đoán của các nhà kinh tế chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người trên một tháng giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 10,57%/năm. Tiêu dùng không chỉ tăng ở khu vực thành thị mà còn tăng cả ở khu vực nông thôn. Đặc biệt ở Hà Nội thu nhập bình quân đầu người là 31.8trđ/ng/năm, trong khi mức trung bình của cả nước là 13.4trđ/ng/năm. Những chỉ số này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh của ngành bán lẻ tại Hà Nội trong những năm tới. Các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đều rất quan tâm tới thị trường đầy tiềm năng này
*Lạm phát
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nóng, đi kèm với mức lạm phát cao. Đặc biệt năm 2007 vấn đề nổi cộm là chỉ số tiêu dùng tăng cao lên tới 2 con số: 12,36%. Tháng tư năm 2008, chỉ số giá tăng lên 19% so với cùng kì năm trước. Lạm phát tăng cao là tình trạng chung của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực nhưng giá tiêu dùng của nước ta tăng lên rất nhiều so với các nước khác là một thách thức của quốc gia.Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp đồng thời làm giảm tiêu dùng của người dân. Đây là một mối lo ngại với các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam.
2. Các yếu tố Chính trị - Pháp luật
Về chính trị
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định. Đây là một yếu tố thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, và cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi gia nhập thị trường bán lẻ.
Về luật pháp
Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách đô thị hóa ,chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ,mở rộng thị trường. Quy mô của thành phố Hà Nội đang được xúc tiến mở rộng sang các tỉnh lân cận, điều này hứa hẹn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân thủ đô sẽ tăng trong giai đoạn tới.
Ngoài ra ở Việt Nam hiệp hội các nhà bán lẻ đã được thành lập, đây là tổ chức quản lý và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp
Hiện nay chính phủ đang có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển siêu thị về mặt bằng kinh doanh, chính sách tài chính tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng siêu thị…Vừa qua, ngành thương mại Hà Nội đã có Quyết định số 146/2006/QĐ- UB về việc ban hành Cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa về thông tin quy hoạch, thời gian thực hiện và số thủ tục hành chính. Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ được thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng mặt bằng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể đến 70 năm. Hơn nữa, ngoài các ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp đầu tư trung tâm thương mại và siêu thị còn được thành phố đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường giao thông, điện, cấp thoát nước đến chân hàng rào của dự án; được xem xét cho vay ưu đãi đối với từng dự án cụ thể tùy theo năng lực của chủ đầu tư.
Đến 01/01/2009 thì Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi đó chắc chắn sẽ có rất nhiều tập đoàn quốc tế với tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ gia nhập thị trường kinh doanh béo bở này như Wal-mart, Carefour, Tesco,…
Đồng thời việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn là bị cấm trong điều kiện hội nhập, đây cũng là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải củng cố nguồn lực để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
3. Văn hoá xã hội
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng, và từ đó cũng xác định những yếu tố văn hóa đặc trưng cho từng khu vực thị trường.Văn hóa tác động trực tiếp tới việc hình thành thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tác động tới hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Văn hoá tác động đến cả cung và cầu của ngành.
Thứ nhất, cầu thị trường của ngành
Người dân Việt Nam chủ yếu quen với văn hóa chợ và cửa hàng tạp hóa – những hình thức bán lẻ truyền thống. Những hình thức này hiện nay vẫn thu hút phần lớn khách hàng trên thị trường với ưu thế giá rẻ, người mua lại có thể mặc cả, trao đổi với người bán dù chất lượng hàng hóa có thể kém hơn siêu thị. Và để có thể thay đổi hành vi mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Vì vậy, thời gian hoàn vốn khi đầu tư vào ngành này cũng là một yếu tố cần xem xét đối với các nhà đầu tư.
Mặt khác, một đặc điểm khá đặc trưng là theo nghiên cứu, 90% hộ gia đình Việt Nam phụ nữ là người quản lý ngân sách. Chi tiêu bao nhiêu, cho sản phẩm gì hầu hết là do người phụ nữ quyết định. Chính vì vậy, cầu phần lớn là dành cho những ngành hàng mỹ phẩm, gia vị, thực phẩm đóng hộp và tươi sống, quần áo… cầu về các sản phẩm điện tử, điện lạnh sẽ ít nhu cầu hơn. Đồng thời hiện nay, khi nhịp sống ngày càng sôi động, thời gian dành cho nội trợ của người phụ nữ cũng ít đi, không đủ đảm bảo quan tâm đến bữa cơm gia đình nên nhu cầu về thực phẩm sơ chế hoặc chế biến sẵn cũng gia tăng đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định về cơ cấu sản phẩm được bày bán của các doanh nghiệp bán lẻ.
Thứ hai, cung thị trường của ngành:
Các nghiên cứu và phân tích cho thấy trong các mô hình bán lẻ hiện đại, các mô hình giá thấp (như Supermarket, Hypermarket…) dường như thích hợp với hiện trạng tiêu dùng của Việt Nam hơn các mô hình giá cao (Department store, Convenience store). Giá thấp ở đây được hiểu là so sánh giữa các mô hình bán lẻ hiện đại, chứ không phải với các mô hình truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa.
Đặc điểm này có thể được coi là một điều kiện phát triển thuận lợi cho mô hình bán lẻ giá thấp.Sự tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống Citi mart, Fivimart, Hapro… có thể củng cố thêm lập luận này. Các mô hình bán lẻ hiện đại giá cao cần được phát triển chọn lọc và chấp nhận thách thức cùng thời gian.
Mặt khác, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam sử dụng xe máy để di chuyển, việc tấp xe lên lề đường để mua sắm tại chợ và các cửa hàng tạp hóa sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với việc tìm chỗ gửi xe để vào các trung tâm thương mại hay siêu thị lớn. Vì vậy, để có thể thu hút người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ cần chú ý đến vị trí đặt siêu thị, xây dựng bãi gửi xe và mở rộng mặt hàng cung cấp.
Khía cạnh tiếp theo trong cung của ngành là phương thức phục vụ và dịch vụ kèm theo. Vốn đã quen với văn hóa chợ, người tiêu dùng Việt Nam thường có tâm lý muốn người bán hàng quan tâm phục vụ, tư vấn hàng hóa, cách sử dụng…Ngoài ra, khách hàng cũng luôn mong muốn khi mua hàng được hưởng ưu đãi như: khuyến mại giảm giá, quà tặng… hay các dịch vụ hậu mãi khác như: gói quà, sửa quần áo… Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, phân tích và bổ sung các hình thức phục vụ này trong kinh doanh bán lẻ.
4. Các yếu tố dân cư
Đến cuối năm 2007 số dân Hà Nội là 3.4 triệu người. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2007 là 3.5%, đây là một con số kỷ lục. Tính đến ngày 05/11/2007, Hà Nội có 784000 gia đình, nhiều hơn năm 2006 là 46500 gia đình và 138000 người. Hà Nội là một đô thị lớn nhất cả nước, dân số trẻ , quy mô hộ gia đình nhỏ vì vậy nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất và tư liệu sinh hoạt rất cao.
5. Yếu tố toàn cầu hội nhập
Sự kiện gia nhập WTO không chỉ đánh dấu bước chuyển biến lớn của nền kinh tế Việt Nam sau đổi mới mà còn mở ra một loạt những cơ hội, thách thức cho các ngành, khu vực kinh tế. Cụ thể hơn, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn lớn đã thâm nhập và tạo nên sự bùng nổ ngành bán lẻ Việt Nam.
Tiềm năng to lớn về thị trường ngành bán lẻ cùng với cơ chế hội nhập mở cửa đã tạo nên sức hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI và xuất hiện một loạt các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng thế giới như: Bourbon, Parkson, Metro Cash & Carry…
Chính những nhân tố này đã tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi mỗi tập đoàn, doanh nghiệp xác định hướng đi, mô hình phù hợp khi thâm nhập vào ngành.
III. Phân tích các áp lực cạnh tranh của ngành
1.Phân tích khách hàng
Nếu phân chia theo thu nhập thì có 2% số người không nghèo chưa từng đi siêu thị, con số này là 65% với người nghèo. Như vậy có thể thấy hệ thống phân phối hiện đại này vẫn còn rất nhiều khách hàng tiềm năng
Ở Hà Nội thì có khoảng trên 25% người tiêu dùng thường xuyên mua hàng trong siêu thị. Những khách hàng này chủ yếu là những người có thu nhập khá trở nên, họ thường và siêu thị một tuần 2 đến 3 lần. Lý do để họ chọn siêu thị là nơi mua sắm chính chủ yếu do tình tiện lợi của nó, hàng hoá đa dạng, đảm bảo chất lượng, không phải mất công mặc cả, không gian sạch sẽ thoáng mát, phục vụ tốt,…Áp lực từ nhóm khách hàng này là lớn, vì hiện nay trong điều kiện các mật độ các siêu thị ngày càng dày đặc thì họ sẵn sang chuyển sang mua hàng ở siêu thị khác nếu như không hài lòng về chất lượng cũng như hàng hoá.
2.Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được chia là 2 loại chính là nhà cung cấp là các doanh nghiệp và nhà cung cấp là nông dân
Về nhà cung cấp là các doanh nghiệp
Hiện nay thì sức ép của các nhà cung cấp với các siêu thị lớn nhất là sức ép về giá cả. Trong khi đó hầu như các siêu thị không có sức ép gì ngược trở lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự liên kết của các siêu thị chưa tỏ ra thực sự hiệu quả.
Thứ 2 do thị phần của hệ thống siệu thị mới chỉ có hơn 10%, chính vì vậy các siêu thị thường chịu lép vế với các nhà cung cấp. Trong thời gian gần đây vấn đề này được bàn rất nhiều do giá cả các mặt hàng ngày một tăng lên, các doanh nghiệp cũng tăng giá bán cho các siêu thị, điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp biết được thế của mình nên tăng giá không theo những quy định. Ví dụ như theo quy định thì nếu tăng giá thì doanh nghiệp phải báo cho siêu thị trước từ 15 đến 20 ngày, nhưng thường các doanh nghiệp lớn chỉ thông báo trước 3 đến 4 ngày rồi tăng giá, có khi còn không giải thích lý do tăng giá là gì.
Về nhà cung cấp là các hộ nông dân thì sức ép về giá cả có vẻ như thấp hơn nhưng đầu mối cung cấp này cũng có những vấn đền đáng quan tâm.
Thứ nhất là về tính ổn định: Những mặt hàng do nông dân cung cấp là mặt hàng nông sản, theo phương thức sản xuất hiện nay thì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và dịch bệnh. Chính vì thế nếu thời tiết không ổn định hay có dịch bệnh xảy ra thì siêu thị rất dễ bị khan hiếm nguồn hàng.
Thứ 2 là về vệ sinh an toàn thực phẩm: Để quyết định được mối hàng, thường các siêu thị phải cử người về tận địa điểm sản xuất để kiểm tra quá trình nuôi trồng của nông dân, sau khi nhập hàng lại phải kiểm tra lại. Những mặt hàng nông sản mà phải qua nhiều đợt kiểm tra như thế rất dễ hỏng, tuy nhiên nếu không qua tất cả các bước như thế thì có thể dẫn đến tình trạng siêu thị nhập hàng không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế của hệ thống siêu thị gồm:
3.1 Hình thức bán hàng rong.
Ước tính Hà Nội có khoảng vài chục ngàn người bán hàng rong. Bán hàng rong gồm nhiều mặt hàng nhưng quan trọng nhất là mặt hàng nông sản đem từ các vùng ngoại vi thành phố về. Gánh hàng rong thực chất là hệ thống phân phối hàng hoá đến tận nhà.
Hệ thống phân phối hàng hoá đến tận nhà này mang lại nhiều lợi ích như người tiêu dùng được đưa hàng đến tận nhà, giá cả rẻ hơn ngoài siêu thị lại tiết kiệm được nhiều chi phí cơ hội về thời gian, xăng xe, đi lại… Mặt khác, ở Hà Nội, với địa hình nhiều ngõ ngách, nhiều con hẻm sâu thì hoạt động bán hàng rong phát huy được lợi thế của mình. Nó sẽ giúp cho những người dân sống ở vùng này có thể thuận tiện trong việc mua hàng hoá. Ngoài ra, có nhiều người vì ngại gử xe, muốn mua cho tiện, cho nhanh thì những gánh hàng rong sẽ đáp ứng được họ.
Giá cả hàng hoá bán tại những gánh hàng rong luôn thấp hơn hàng hoá trong chợ hoặc siêu thị, vì nó không phải tính thêm các khoản thuế và các chi phí khác như thuê địa điểm
Nhược điểm của hình thức này là: Hà Nội là một thủ đô được thế giới công nhận là thành phố vì hoà bình, đang phấn đấu thực hiện xanh-sach-đẹp… nhưng các loại hình bán hàng rong đang làm cho các đường phố trở nên mất vệ sinh, không an toàn. Hàng rong lấn chiếm vỉa hè, bán hàng long đường, với nhiều xe thồ cồng kềng, đường phố ngày càng chật chội gây ra ách tắc giao thông. Ngoài ra, chất lượng hàng hoá lại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - một yếu tố được người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao.
3.2 Cửa hàng truyền thống và hệ thống chợ.
Với ưu điểm là tiện lợi, hệ thống phân phối này đang chiếm trên 44% thị phần. Tuy nhiên, sự phát đạt của các cửa hàng mặt tiền, các chợ truyền thống đang dần chuyển sang các trung tâm thương mại, siêu thị.Do nhu cầu của người dân đang ngày càng thay đổi, nơi mà họ lựa chọn để mua sắm chính là các siêu thị. Ngoài ra, cách thức bày hang tuỳ tiện, chất lượng hàng hoá thiếu quy chuẩn cũng là một điểm yếu của loại hình này so với hệ thống phân phối qua siêu thị
Qua phân tích chúng ta có thể thấy áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế này rất lớn chủ yếu là về vị trí tiện lợi của các cửa hàng. Nó đã tạo ra sức ép lớn đối với các siêu thị bán lẻ hiện đại.
4. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
4.1. Sức hấp dẫn của ngành:
Theo điều tra của AT Kearney 2007, thị trường bán lẻ của VN được đánh giá là hấp dẫn thứ 4 trên thế giới (sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc), điều đó được thể hiện như sau:
- Quy mô thị trường lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục được cải thiện là cơ hội thị trường to lớn cho phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam.
- Cơ hội đến từ ưu thế của kinh doanh siêu thị - một ngành kinh doanh văn minh, hiện đại:
+ Có thể nhận thấy ngành bán lẻ qua siêu thị ở Hà Nội vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tỷ trọng phương thức phân phối này còn thấp và chắc chắn sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
+ Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ xã hội giai đoạn 2001 – 2005 bình quân 10%/năm, trong đó tốc độ bán lẻ của siêu thị đạt mức 15 – 20%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP( bình quân 7,5%/năm). Hiện tại, doanh thu kinh doanh siêu thị chiếm tỷ trọng 15 – 20% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ xã hội ( đạt mức 20 tỷ USD/năm và đang có xu hướng tăng nhanh). Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hóa của VN đạt 750 nghìn tỷ đồng với sức mua bình quân đạt 730.000 đồng/người/tháng tương đương với 9 triệu đồng/năm và dự đoán sẽ tăng với tốc độ bình quân 14% thời kỳ 2006 – 2010. Hà Nội, một thành phố lớn cũng không nằm ngoài xu thế này
+ Mức lợi nhuận của siêu thị là khá lớn, trong những năm gần đây, mức lợi nhuận trung bình từ 10 – 15% trong doanh thu hàng nội và 15 – 20% hàng ngoại. Đây là mức lợi nhuận tương đối cao so với những lĩnh vực kinh doanh khác nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành vì khả năng xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn sẽ càng cao.
+ Mặt khác, với ưu thế của mình so với hình thức phân phối truyền thống như quy mô lớn, hàng hóa dịch vụ phong phú, phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại, có tính chuyên môn hóa cao giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá.
Với những thuận lợi về thị trường tiêu dùng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận cao và ưu thế vuợt trội của ngành, chắc chắn ngành kinh doanh siêu thị sẽ còn phát triển hơn nữa, điều này cũng có nghĩa các doanh nghiệp hiện tại cần phải có những chiến lược phát triển ngay từ bây giờ để đối phó với sự nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn trong và ngoài nước trong thời gian tới.
4.2. Rào cản nhập ngành.
Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đối với ngành siêu thị bán lẻ thì rào cản nhập ngành bao gồm các yếu tố sau:
4.2.1. Vốn:
+ Theo trung tâm thương mại của Bộ Thương mại ban hành năm 2004 quy định tiêu chuẩn phân hạng siêu thị:
Hạng 1: diện tích kinh doanh 5.000 m2 trở lên, có danh mục hàng hóa 20.000 tên hàng trở lên.
Hạng 2: diện tích kinh doanh 2.000 m2 trở lên, có danh mục hàng hóa 10.000 tên hàng trở lên.
Hạng 3: diện tích kinh doanh 500 m2 trở lên, có danh mục hàng hóa 4.000.
Như vậy để xây dựng 1 siêu thị mức trung bình cần phải có hàng trăm tỷ đồng, nhưng các các siêu thị trong nước chưa đủ mạnh để có thể mua đất kinh doanh, vì vậy các doanh nghiệp vẫn phải đi thuê đất theo giá thị trường do đó rất khó khăn trong kinh doanh và tính ổn định không cao. Đây là rào cản rất lớn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng đối với các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn có tiềm lực về tài chính thì vấn đề vốn lại không còn là vấn đề khó khăn. Nhất là đối với các tập đoàn nước ngoài thì đây lại đơn giản hơn nhiều, ví dụ như Metro và Bourbon đều có mức vốn là 120 triệu USD.
4.2.2. Công nghệ:
Yếu tố công nghệ của một siêu thị là sự kết hợp của các yếu tố sau: máy móc, con người, thông tin và tổ chức quản lý. Trong đó thì yếu tố tổ chức quản lý là rào cản lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Hiện nay Việt Nam rất thiếu các chuyên gia cao cấp để quản lý và điều hành những doanh nghiệp tầm cỡ. Thương mại hiện đại đòi hỏi 1 hệ thống hậu cần hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao mà Việt Nam không những đang thiếu “phần cứng” như hệ thống kho, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà còn thiếu về cả “phần mềm” là con người và phương pháp làm việc trong hệ thống, thiếu tính chuyên nghiệp, không tạo được sự hài hòa trong phối hợp giữa thu mua và phân phối, trong vận chuyển, thực hiện các đơn hàng, lưu chuyển hàng hóa, điều đó sẽ làm giảm uy tín, hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng.
4.2.3. Yếu tố nhà pháp lý
Như đã phân tích trong phần yếu tố pháp luật ở trên thì hiện nay rào cản về pháp lý để gia nhập vào ngành là rất ít, không những thế các doanh nghiệp lại còn được khuyến khích tham gia.
Kết luận về khả năng xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn:
Từ những phân tích ở trên ta thấy rằng:
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài thì thị trường bán lẻ Việt Nam đúng là một thị trường béo bở để kinh doanh siêu thị vì vấn đề rào cản đối với họ là nhỏ nên sức ép từ họ là rất lớn
+ Đối với đối thủ tiềm ẩn trong nước, tuy ngành đang trong thời kỳ tăng trưởng cao, thị trường tiêu thụ rộng, được nhà nước khuyến khích, sức hấp dẫn lớn nhưng rào cản nhập ngành cũng lớn. Mặt khác, có cả sự đe dọa sẽ xuất hiện của đối nước ngoài.
5. Cạnh tranh nội bộ ngành
* Cơ cấu ngành:
Theo số liệu thống kê của bộ Thương Mại, hiện Hà Nội có tới h ơn 70 siêu thị chiếm tới 38% số lượng siêu thị cả nước. Có thể điểm qua một số tên tuổi đã gây dựng được lòng tin với người tiêu dùng như: Hapro – công ty cổ phần thương mại Hà Nội, Vinatre - tập đoàn dệt may, Fivimart – công ty côt phần Nhã Nam, BigC – Bourbon, Intimex
Để có thể đánh giá về hiện trạng phát triển hệ thống siêu thị, trước tiên chúng ta đi xem xét quy mô siêu thị - một yếu tố không nhỏ quyết định đến cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.
Trong các siêu thị ở Hà Nội thì chỉ có 12% siêu thị đạt hạng I, II, 59% là siêu thị hạng III, 29% không đáp ứng tiêu chuẩn phân hạng siêu thị.
Như vậy đại bộ phận siêu thị ở Hà Nội (88%) có quy mô nhỏ và rất nhỏ. Điều đó chứng minh đây là một ngành riêng lẻ, các doanh nghiệp trong ngành có sức cạnh tranh tương đương nhau và chủ yếu là cạnh tranh về giá cả hàng hoá, chủng loại hàng hoá.
* Tình trạng cầu của ngành
Như đã phân tích ở trên, thị trường bán lẻ ở Viêt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn trong các năm vừa qua và có xu hướng tăng lên trong thời gian sắp tới
Công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen công bố: người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ 5 về chỉ số lạc quan tiêu dùng, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỉ lục, đạt 118 điểm, trong khi chỉ số này đang có xu hướng giảm xuống trên toàn cầu.
Trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kĩ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Khát khao sở hữu những phương tiện dài của người Việt Nam cao hơn cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin
Hà Nội với dân số gần 3.2 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và ngày càng được tiếp cận với nhiều các yếu tố hiện đại, với phong cách sống, làm việc và cả phong cách tiêu dùng cũng hiện đại hơn. Người dân có xu hướng thích đến siêu thị để mua sắm và thư giãn.
Những điều kiện trên cho thấy một cơ hội lớn cho sự phát triển và duy trì thị trường bán lẻ thuận lợi đặc biệt là thuận lợi hơn cho hệ thống phân phối siêu thị.
*Rào cản lối ra
- Cở sở hạ tầng của ngành: Đây không hẳn là một rào cản cho sự rút lui của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Khi muốn rời bỏ ngành doanh nghiệp có thể bán lại một cách dễ dàng nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị bởi vì chúng không mang tính chuyên biệt
- Chi phí rời bỏ ngành
Chi phí trực tiếp cho việc rời bỏ ngành: Thấp
Chi phí xã hội: Kinh doanh siêu thị hiện nay ở nước ta không có nhu cầu lao động lớn do đó khi doanh nghiệp rời bỏ ngành sẽ không gây ra chi phí xã hội quá lớn do việc sa thải nhân công, hay chi phí đào tạo lại vì người lao động làm việc trong lĩnh vực này phần đông đều chưa được đào tạo một cách có hệ thống và bài bản.
IV. Chìa khoá thành công
Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra được chìa khoá thành công khi tham gia ngành kinh doanh siêu thị là:
1.Giá cả
Có thể thấy khi quyết định mua sắm ở siêu thị nào thì điều đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm là giá cả. Giá cả càng thấp thì càng hấp dẫn người tiêu dùng. Để giảm giá hàng hoá, các siêu thị có thể mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế về quy mô, giảm chi phí, tìm nguồn cung ứng hàng hoá với giá thấp,…
2.Đa dạng các mặt hàng
Đa dạng về chủng loại hàng hoá là yếu tố hấp dẫn thứ 2 đối với người tiêu dùng. Đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng mặt bằng, tăng vốn kinh doanh, tìm nhiều nguồn hàng…
Ngoài 2 yếu tố trên thì chất lượng hàng hoá cũng là điều không thể không nhắc tới nhất là trong thời gian gần đây trước những tin đồn về hàng trong siêu thị không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế nhất thiết hàng hoá bày bán trong siêu thị phải đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,…
Để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công khi tham gia ngành này thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới chất lượng của các dich vụ phục vụ khách hàng.
Có trong tay những chiếc chìa khoá này thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ luôn vững vàng tồn tại và phát triển cho dù môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
MỤC LỤC
Danh sách thành viên nhóm 1
1.Phạm Thị Ngọc Anh
2.Ngô Đức Công
3.Đào Duy Hà
4.Thái Thị Huệ
5.Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
6.Hoàng Thị Nhuần
7.Nguyễn Thị Mai
8.Phạm Thị Minh Tâm
Cơ hội
Tăng trưởng kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người, tiêu dùng tăng
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng
Chính trị ổn định, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành
Toàn cầu hoá
Thách thức
- Lạm phát cao trong thời gian qua
- Toàn cầu hoá
- Thói quen mua hàng qua các chợ, hàng rong, đại lý.
- Mặt bằng kinh doanh hạn chế
Điểm mạnh
- Chất lượng phục vụ tốt
- Đa dạng về chủng loại hàng hoá
- Chất lượng hàng hoá đảm bảo
Điểm yếu
Vốn ít, quy mô nhỏ
Giá một số sản phẩm cao hơn bên ngoài.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6081.doc