Đề cương tiểu luận tài chính tiền tệ
Đề tài: Ngân sách nhà nước. Thực trạng thu chi và giải pháp trong quá trình đổi mới.
Lý do chọn đề tài
Phần A: tổng quan về NSNN
1.Đinh nghĩa va vai trò của NSNN
1.1 Định nghĩa
1.2 Vai trò của NSNN
2.Hệ thống phân cấp NSNN
2.1. Hệ thống tổ chức
2.2.Ý nghĩa của phân cấp:
3.Hoạt động của NSNN
3.1.Chu trình và năm ngân sách
3.2.Chi ngân sách nhà nước
3.3.Thu NSNN:
4.Tình trạng của NSNN
4.1.Thặng dư NSNN:
4.2.Cân bằng NSNN:
4.3.Thâm
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Ngân sách nhà nước. Thực trạng thu chi & giải pháp trong quá trình đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụt NSNN:
Phần B :Thực trạng về hoạt động thu và chi ngân NSNN ở nước ta trong những năm ngần đây.
1. Tình hình thu ngân sách của Việt Nam trong nhưng năm gần đây
2. Thực trạng chi ngân sách của nước ta trong những năm gần đây
Phần 3:Giải pháp để nâng cao hoạt động của NSNN
KÊT LUẬN
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Ngân sách nhà nước. Thực trạng thu chi và giải pháp trong quá trình đổi mới.
*********************
Lý do chọn đề tài :
Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho NSNN (chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư - phân bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Trở lại tình hình kinh tế nước ta trong những năm gần đây, việc thu và chi tiêu ngân sách không hợp lý và không hiệu quả đã khiến NSNN luôn bị thâm hụt. Nguồn thu vào Ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiều hạn chế, một mặt do hành lang pháp lý chưa rõ ràng - đặc biệt trong vấn đề thuế, mặt khác việc dự báo về tình hình lạm phát hằng năm của Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước (là các cơ quan quản lý và điều phối NSNN) thiếu chính xác (chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua những dự báo về tình hình lạm phát trong thời gian qua) đã dẫn đến việc đầu tư các dự án và các chương trình kinh tế lớn luôn phải tăng chi trong những năm gần đây. Điều này đã làm thâm hụt NSNN và đã tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước.
Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự, cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa ra một chương trình hành động đủ mạnh để phát triển kinh tế đất nước trong những năm tớí hiệu quả, sánh vai vớí các nước trong khu vực và thế giới. Với tư cách là sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em nhận thấy vấn đề thực tế này rất quan trọng trong giai đoan đất nước đang phát triển và cần phải đi sâu tim hiểu và nghiên cứu. Đây thực sự là một cơ hội quí báu để chúng em có dịp tiếp xúc và làm quen với bài toán kinh tế trong thực tế cuộc sống. Đồng thời đây sẽ là kinh nghiêm quý báu và là hành trang sau khi ra trương của những sinh viên kinh tế,là cơ sở để phuc vụ cho tổ quốc.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI GỒM 3 PHẦN CHÍNH
PHẦN A : Tổng quan về ngân sách nhà nước
PHẦN B : Thực trạng về hoạt động thu và chi của ngân sách nhà nước trong nhưng năm qua ở nước ta.
PHẦN C : Giải pháp để nâng cao hoạt động của ngân sách nhà nước
Phần A :
Tổng quan về ngân sách nhà nước
-----o0o-----
1. Định nghĩa và vai trò của NSNN:
1.1. Định nghĩa:
Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Song quan niệm về NSNN thì lại chưa được thống nhất.
Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, được thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa. Các nhà kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua tháng 3 năm 1996 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2.Vai trò của NSNN
a) Tăng trưởng kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong việc điều hành các hoạt động hết sức thụ động. NSNN chỉ là một cái túi đựng sổ thu, rồi thực hiện bao cấp tràn lan như: cấp vốn cố định, cấp bù lỗ, bù giá.....Chuyển sang cơ chế thị trường , Nhà nước định hướng đổi mới cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền, thực hiện thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách chính phủ, vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưỏng kinh tế.trong tình hình hiện nay ngân sách nhà nước con đóng vai trò điêu tiết kinh tế,ổn định việc làm, khắc phục chu kì kinh doanh.vơi sụ điều tiết chi tiêu của minh chính phủ đã gián tiếp điều chỉnh tình trạng lạm phát theo chiều hướng tốt hơn va thực hiên công bằng xã hội.
b) Đảm bảo đời sống xã hội
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã chú tâm vào viêc nâng cao chất lương giáo dục đầu tư trang thiết bi phát triển giáo dục hiện đại và cải cách thể chế giao dục cho phù hơp với thế giới và khu vực.Vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng được đặc biệt quan tâm qua đó nang cao phúc lợi xã hội, trợ giúp trực tiếp cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh... Bên cạnh các khoản chi này, thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế nước ta với nguồn thu còn hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu lại quá lớn. Vì vậy việc chi tiêu NSNN đòi hỏi phải tiết kiệm, sử dụng có hiệu qủa, chi đúng đối tượng cho các vấn đề xã hội là việc đáng quan tâm.
c) Kiềm chế lạm phát
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của NSNN. Chính phủ sử dụng NSNN nhằm khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư.....Bên cạnh đó chính phủ có thể phát hành công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt NSNN, góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở.
2. Hệ thống phân cấp NSNN
2.1. Hệ thống tổ chức
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước đều được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản quy định. Có hai loại mô hình tổ chức hành chính là mô hình Nhà nước liên bang và mô hình Nhà nước thống nhất.
+ Mô hình liên bang (Mỹ, Đức...):
Theo mô hình này, hệ thống NSNN được tổ chức thành 3 cấp: Ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương.
+ Mô hình Nhà nước thống nhất:
Theo mô hình này ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 1992, quy định có 4 cấp hành chính là Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Việc phân cấp này, trước hết đã tạo ra hiệu lực quản lý hơn, hiệu lực và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, thứ hai là tạo ra tinh thần cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
Ngân sách Nhà nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Sự thống nhất này có khác với các nước ở chỗ: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình Quốc hội là bao gồm các khoản thu chi của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
2.2.Ý nghĩa của phân cấp:
Phân cấp ngân sách, thực chất là giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và liên quan tới hoạt động của NSNN. Phân cấp NSNN giải quyết mối quan hệ này cần làm rõ: Mỗi cấp cơ quan Nhà nước có quyền ban hành những loại chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động NSNN, thứ hai là giải quyết các quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp cơ quan Nhà nước. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của hệ thống phân cấp NSNN.
3.Hoạt động của NSNN
3.1.Chu trình và năm ngân sách
Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, tài khóa là giai đoạn mà trong đó dự toán thu chi của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho một năm ngân sách bằng với thời gian của 1 năm dương lịch (12 tháng). Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của một năm ngân sách giữa các nước có sự khác nhau. Ở Việt Nam, năm ngân sách được tính từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 năm dương lịch.
Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán NSNN. Do đó, thời gian của 1 chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán ngân sách) không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian một năm ngân sách.
Quan hệ chu trình ngân sách tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của NSNN, từ khâu lập ngân sách cho đến chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong hệ thống các mối quan hệ này còn bao gồm cả quan hệ trong kiểm tra và thanh tra NSNN.
3.2.Chi ngân sách nhà nước
Chi của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Song việc cung cấp này cũng có những đặc thù riêng.
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia phải đảm nhiệm. Mức độ, phạm vi chi tiêu của NSNN phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ.
Thứ hai, tính hiệu quả của việc chi tiêu NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính, một yêu cầu đặt ra là, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN, cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác động , ảnh hưởng của các khoản chi đó ở tầm vĩ mô.
Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy các nhà Quản lý Tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được nhưng lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả NSNN.
Trong các nền kinh tế thị trường và nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu NSNN theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội dung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta nhận rõ và phân tích – đánh giá những chính sách , chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình, chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:
1. Chi thường xuyên
2. Chi cho đầu tư phát triển 3. Trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay. 4. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính. 5. Bổ sung cho ngân sách cấp tỉnh.
3.3.Thu NSNN:
Xét về mặt nội dung kinh tế, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng nguồn lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu ngân sách đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước. Một đặc trưng khác thu NSNN luôn gắn chặt với quá trình kinh tế và các phạm trù chính trị.Hiệu quả của viêc thu NSNN phản ánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá của quốc gia la hiệu quả hay không hiệu quả và nó phu thuộc vào chính sách thuế cũng như sư phát triển của nền kinh tế.
4.Tình trạng của NSNN
4.1.Thặng dư NSNN:
Khi tổng các khoản thu trong cân đối lớn hơn các khoản chi thì ngân sách ở trong trạng thái thặng dư.
4.2.Cân bằng NSNN:
Theo lý thuyết cổ điển về cân bằng NSNN , “mỗi năm số thu phải bằng số chi”. Nguyên Tổng thống Pháp G.Doumerque đã tóm tắt lý thuyết này “như bà nội trợ, không được tiêu quá số tiền có trong túi. Quốc gia cũng vậy, không được tiêu quá số tiền thu được.”
Theo lý thuyết này thì :
Một là: Tổng số các khoản chi không được vượt quá tổng số các khoản thu. Khi chi vượt thu thì chính phủ phải tìm mọi cách tìm ra tiền thỏa mãn những khoản chi . Có hai cách đó là : vay ngắn hạn và phát hành tiền.
Hai là : Tổng số các khoản thu ngân sách không được lớn hơn các khoản chi ngân sách, phải cân bằng hoàn toàn. Có 2 cách giải quyết: số thặng dư được dự trữ tiếp, không được sử dụng vào các mục tiêu phát triển xã hội và tăng chi. Điều này dễ gây lãng phí, dẫn tới bội chi.
4.3.Thâm hụt NSNN:
Thâm hụt NSNN là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN.
a) Các vấn đề phát sinh trong đo lường thâm hụt Ngân sách
- Lạm phát.
- Sự thay đổi tài sản.
- Các khoản nợ không được tính.
- Chu kỳ kinh doanh.
b) Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt NSNN
-Hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội và sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài.
-Cơ cấu không hợp lý của các khoản chi ngân sách.
-Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả, không cho phép nhà nước sử dụng nó để kích thích phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
c) Tác động của thâm hụt NSNN tới nền kinh tế.
Việc tăng thâm hụt có nghĩa là thuế thấp hơn hoặc chi tiêu Chính phủ hay chuyển giao thu nhập nhiều hơn. Tất cả đều có nghĩa là tổng cầu tăng -> đường tổng câu dịch chuyển về bên phải D1 -> D2.
L3
S2
S1
D2
D1
Trong ngắn hạn, tăng thâm hụt làm tăng lãi suất và thu nhập. Thu nhập cao hơn là kết quả trực tiếp của chi tiêu cao hơn. Lãi suất cao hơn xuất hiện do thu nhập cao hơn làm tăng cầu về tiền giao dịch, do đó đáy lãi suất lên và giảm đầu tư. Đây là ảnh hưởng lấn át. Nó sẽ đặc biệt quan trọng nếu cầu tiền ít nhạy cảm với lãi suất còn đầu tư thì rất nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất cao làm vốn chảy vào trong nước, đồng nội tệ lên giá.
Trong dài hạn, khi giá cả điều chỉnh đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng, hiện tượng lấn át lại tiếp tục tiếp diễn, xảy ra hiện tượng lấn át hoàn toàn.
Phần B :
Thực trạng về hoạt động thu và chi ngân NSNN ở nước ta
trong những năm ngần đây.
-----o0o-----
1.Tình hình thu ngân sách của Việt Nam trong những năm gần đây
Các nguồn thu chính của ngân sách việt nam:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2. Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.
3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.
5. Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân, theo quy định của pháp luật.
8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
10. Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Nhà nước thuộc địa phương.
12. Thu từ quỹ dự trữ tài chính.
13. Thu kết dư ngân sách năm trước.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Trong nhưng năm gần đây tốc độ thu ngân sách nước ta liên tục tăng nhanh.Theo đánh giá chung , nhờ thực hiện định mức phân bổ và cơ chế ổn định đối với ngân sách địa phương theo quy định của luật ngân sách nhà nước giai đoạn 2004 2006 tổng thu ngân sách tăng 34,2%(bình quân tăng gần 16%/năm),trong đó thu NSTW tăng 40,5% - bình quân 18,5%,thu ngân sách địa phương tăng 22,4% - bình quân 10,6%/năm.Định mức phân bổ ngân sách với hệ thống chi tiêu phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng minh bạch, dễ thực hiện,dễ kiểm tra...đã ưu tiên các địa phương miền núi vùng cao cung như các địa phương có đóng góp thu về NSTW đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch các nhiệm vụ chi NS của từng bộ ,cơ quan TW và các địa phương theo luật NSNN.góp phần thúc đẩy tiết kiệm,khuyến khích xã hội hoá,cải cách hành chính trong công tác quản lý và dự toán NSNN.
Tốc độ thu ngân sách nhà nước năm năm qua tăng nhanh hơn tốc độ cộng với tốc độ trượt giá.tỷ lệ động viên vào NSNN bằng khoảng 22-23% GDP.trong các nguồn thu của NSNN thì dầu mỏ đang là nguồn thu quan trọng của NSNN.do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng đã làm cho nguồn thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu vào khoảng 4950tỷ đồng trong 2 năm qua.Nhưng do việt nam là nước xuất khẩu dầu thô nên nhờ tăng giá bánnên trong thời gian này NSNN tăng thu 29500 tỷ đồng so vói dự toán.Nhu vây bội thu ngân sách là 24550 tỷ đồng.tuy vậy Việt Nam cung la nước nhập khẩu xăng dầu và các mạt hàng thiết yếu khác nên vân bị thiệt khi giá hàng hoá trên thị trươgn thế giới tăng nên.theo tính toán số học thì NSNN do chênh lệch giá dàu thô nên đã co được nguồn thu lớn.tuy vây no cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trương và khối sản xuất trong nước.
Bên cạnh nhưng dấu hiệu đáng mưng của ngân sách nhà nước thi vẫn còn những bất cập trong công tác thu NSNN.Theo thống kê của bộ tài chính thi thu NSNN năm 2005 vượt dự toán ở mức cao vượt 27400 tỷ đồng tỉ lệ động viên GDP 21,5%.Tuy nhiên những khoản thu không chắc chắn chiếm tới 53,73%(gồm tu dầu thô,nhà đất, sổ xố kiến thiết, thu xuất nhập khẩu ...)số thu từ sản xuất tuy ổn định nhưng chưa chiếm được tỷ trọng cao,chiếm 44,27%tổng thu cân đối ngân sách.trong số thu vượt định mức thì số tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 20%.điều này phản anh tính chưa vững bền của NSNN cũng như hiệu quả kinh tế còn thấp.
Đó là những bất cập trong khu vực phi sản xuất kinh doanh.trong lĩnh vực kinh doanh viêc thất thu thuế làm thất thoát NSNN vân đang xảy ra hàng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.Theo chính sách thuế hiện hành (GTGT),ngoài phương pháp tính thuế cơ bản là phương pháp khấu trừ còn có phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.Chúng ta dễ bị ngộ nhận là thất thu đối với đối tương tinh thuế gián tíêp là không đáng kể vì chúng không nằm trong tầm ngắm của các đơn vị kiểm tra.tuy nhiên trong thực tế thất thoát từ các đơn vị này là rất lớn:thực tế khi khai nộp thuế phần doanh số bán hàng cung cấp dịch vụ phản ánh trên hoá đơn thực xuất rấy it mà đa số hàng hoá được bán theo hình thức trao tay.hoá đơn chi để xuất cho những đối tựơng cần hoá đơn.từ đó có thể xuất hoá đơn khống cho cán bộ ,công chức thuộc các đơn vi hành chính sự nghiệp có nhu cầu cần chứng từ để hợp lý hoá các khoản chi không đúng chế độ quy định nĩưng khoản tiêu cực phí.
Vậy có thể kết luận NSNN của chúng ta còn mang tính nguyên sơ của một nên kinh tế mới:NSNN thu từ bán tài nguyên và các khoản thu khác từ đất được coi la điểm mạnh bởi chúng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN trong các năm ngần đây,trong đó dầu thô đạt 77400 tỷ đồng ,nhà đất 18045 tỷ đồng sổ xố 6000 tỷ đồng .rất tiếc la điểm mạnh này lại là sụ phản ánh thiếu ổn định thiếu bền vững của ngân sách.
2.Thực trang chi ngân sách của nước ta trong những năm gần đây.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:
1. Chi thường xuyên
2. Chi cho đầu tư phát triển 3. Trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay. 4. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính. 5. Bổ sung cho ngân sách cấp tỉnh.
Trong những năm gần đây đất nước ta đa có những chuyển mình đáng mừng sau những năm trì trệ (giai đoan 1998-2002).trong giai đoạn mới NSNN cung co nhưng định hướng chi tiêu khác giai đoạn trước, manh tay hơn quyết đoán hơn.Trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng, chúng ta chủ trương “tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế, tài chính. Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm… Đầu tư vốn phát triển từ NSNN căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội. Chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường… tiếp tục cải cách hệ thống thuế… đơn giản hoá các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài”. Bên cạnh “việc tạo lập môi trường hành chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư; bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách… tiếp tục cơ cấu lại NSNN, tăng dần tỷ lệ tích luỹ cho đầu tư phát triển… sử dụng NSNN phải chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát. Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng vốn NSNN…thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp, tách biệt tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp”, ĐH Đảng IX cũng chỉ rõ “cân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế buộc phải đạt 8.5% mới đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 là đạt nhịp độ tăng GDP 7.5%/năm. Đó không phải là nhiệm vụ đơn giản. Nhận định chung về kinh tế tài chính năm 2004 là cả giai đoạn 2001-2004, chính phủ cho rằng: “Kết quả đạt được trong 4 năm qua về một số chỉ tiêu chủ yếu còn thấp so với kế hoạch 5 năm, để lại gánh nặng cho năm 2005, nhất là về nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, của khu vực dịch vụ và của kim ngạch xuất khẩu. Nền kinh tế chậm chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, về hiệu quả và sức cạnh tranh. Hệ thống thị trường chưa phát triển đồng bộ, chưa vận hành thông suốt và có trật tự, các nguyên tắc của kinh tế thị trường chưa được quán triệt đầy đủ. Hệ thống tài chính được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và có mặt thiếu lành mạnh.
Để thực hiện được nhiệm vụ nặng nề của năm 2005, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp chính tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, chống thất thoát lãng phí tham nhũng, đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá. ̣Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Trọng tâm của năm 2005 nên tiếp tục tận dụng các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng công cụ tài khoá, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đến mức cao nhất có thể, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001-2005, làm tiền đề về "lượng"cho sự thay đổi về "chất" trong kế hoạch 5 năm tiếp theo 2006-2010.
Đúng là chúng ta đã đạt được nhưng thay đổi to lớn về phát triển kinh tế sau kế hoạch năm năm 2001-2005.nhưng một lần nữa cần phải nhắc đến vấn đề bội chi và tồn tai trong viêc sử dụng NSNN trước khi bước vào kế hoạch 5 năm tiếp theo 2006 -2010.hiện nay chúng ta vẫn còn vướng mắc ở một số điêm sau:
Chưa khắc phục được tình trạng chi vượt quá dự toán :tinh hình chi NSNN đầu năm 2006,chính phu đã khẳng định cơ quan nay sẽ có nhiều biên pháp giảm chi phí và quản lý chi NSNN nhung theo uỷ ban KTNS thi fhiên tuong nay vẫn xảy ra:tốc độ tăng chi là 7,2% vươt qua mức tăng thu là 6,2% không chỉ thế tốc độ tăng chithường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển.trong khi đó việc bố trí xây dựng cơ bản lại không tập trung và nợ xây dựng cơ bản lại tồn đọng ở mức cao.Ngoài ra việc xây dựng lộ trình giảm bù lỗ từ NSNN đối với mặt hàng dầu theo ghị quyết của quốc hội chậm cũng làm tổn thất một phần kinh phí không nhỏ.nếu chính phủ hoat động hiệu quả hơn thì sẽ có nhiều vốn đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng cao.
Nợ xấu nợ đọng quá nhiều:ghi nhận của ban KTNS thi hiện nay nợ đọng xuất nhập khẩu thuế là 5691 tỷ đồng và nợ đong thuế nội địa là 4210 tỷ đồng ....khi mà vấn đề nợ đọng nợ xấu con chua được giải quyết thi các nguồn thu khác tỏ ra rất khiêm tốn.cụ thể la mưc đóng góp của các khu vục vào NSNN chua thoả mãn mức dự toán.năm 2003 giảm 146 tỷ ;năm 2004 là 282 tỷ; năm 2005 là 207 tỷ ;năm 2006 giảm 581 ty đồng.
Lãng phí trong xây dựng cơ bản: lãng phí hiện đang trải rộng trên nhưng vấn đề:tài nguyên , lãng phí tài sản công bao gồm vốn liếng nhà của công xưởng ,tài sản công ....song song với lãng phí là tham nhũng.
Phần 3:
Giải pháp để nâng cao hoạt động của NSNN
-----o0o-----
Để khắc phục tình trạng thâm hụt NSNN Chính phủ các nước đã nghiên cứu và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: Phát hành tiền để bù đắp bội chi, sử dụng dự trữ ngoại tệ, vay trong nước và nước ngoài. Mỗi giải pháp trên đây đều có những tác dụng và những mặt hạn chế nhất định, cần tuỳ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn diện thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành NSNN vẫn là biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn chế, khắc phục tình trạng thâm hụt NSNN.
*Các giải pháp cụ thể cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
- Đối vứi chính phủ :
* Thực hiện lộ trình giảm bù lỗ sớm hơn từ NSNN trong kinh doanh mặt hàng dầu.
* Báo cáo công khai tình hình nợ XDCB của từng bộ, ngành TW và địa phương .
* Báo cáo rõ tình hinh nợ đọng của NSNN,đặc biệt là khoanh nợ, dãn nợ ,xoá nợ đối với DNNN ,các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế.
* Báo cáo về cơ sở pháp lý và tổng số thuế đã miên giảm cho các DNNN thực hiên cổ phần hoá.
è Từ những báo cáo đó đưa ra hương giải quyết cụ htể cho từng vấn đề.
- Thực thi chính sách chi tiêu NSNN thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định ,thuận lợi cho kinh tế tăng tốc lâu dài.
- Điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN,bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Động viên nguồn lực cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội:
- Đổi mới chính sách tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
- Hình thành và phát triển đồng bộ các thị trường, đặc biệt là TTCK và thị trường dịch vụ tài chính (Dịch vụ tài chính).
- Chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ tài chính đối ngoại.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài sản công, dự trữ quốc gia và công tác quản lý Nhà nước về giá.
- Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát và thực hiện công khai, minh bạch tài chính - ngân sách.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tài chính.
KẾT LUẬN
Trên đây là khái niệm NSNN vai trò của NSNN trong xã hội viêt nam. Qua đó ta có thể thấy được vi trí và vai trò điều tiêt vĩ mô của NSNN. Quá trình thu chi ngân sách của chính phủ có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước cũng như chế độ phúc lợi xã hội. Thực trạng thu NSNN của Việt Nam liên tục tăng nhưng liệu đó đã là điều tôt nhất chúng ta có thể làm được? Làm thế nào để hoàn thiện chế độ thuế, hành lang pháp lý cung nhu tinh giảm biên chế các cơ quan đơn vi ở TW và địa phương? Tai sao tang thu NSNN về số lương mà vẫn bị bội chi ngân sach …….sẽ còn rất nhiều vấn đề lơn cần giải quyết.Trong khuôn khổ bài viết cá nhân em chỉ nêu đươc một số vấn đề cơ bản vê thực trạng thu chi ngân sách ở Việt Nam.
Kính mong thầy giáo nhận xét và giúp em hoàn thiện bài viết ! Em xin chân thành cám ơn!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0281.doc