Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Mar)

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn ATM Máy rút tiền tự động – Automatic Teller Machine L/C Tín dụng chứng từ - Thư tín dụng – Letter of Credit NHNT Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam NHNT VN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam SWIFT Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế - Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế DSTT Doanh s

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Mar), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố thanh toán NHNN Ngân hàng Nhà nước PHẦN I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Lịch sử ra đời và phát triển Tiền thân là cục quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 với tên giao dịch quốc tế là Bank For Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank (VCB). Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/09/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 286/QĐ – NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương dựa theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tài Quyết định số 90/QĐ – Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 26/12/2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 01/06/2008 đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (sau đây xin viết tắt là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – NHNT VN). Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, NHNT VN đã và đang phát triển ngày càng lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng đa năng. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các Tổng công ty và doanh nghiệp lớn, NHNT VN đã xây dựng thành công một nền tảng phân phối rộng khắp và đa dạng, mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động mới mẻ hiện nay như: hoạt động ngân hàng bán lẻ, chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v… thông qua các công ty con và công ty lien doanh. Hiện nay, NHNT VN không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình. Mạng lưới đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, có cả các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, bao gồm: - 64 chi nhánh trong nước (trong đó bao gồm cả Hội sở chính), 01 Sở Giao dịch, 209 phòng giao dịch trên toàn quốc. - 03 công ty con trong nước: Công ty cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) - 01 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hong Kong. - 03 Văn phòng đại diện tại Singapore, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp. - 03 Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành - 01 Trung tâm đào tạo VCB NHNT VN là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, thành viên của tổ chức thanh toán viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications), thành viên của hai tổ chức thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất thế giới là MasterCard và VisaCard, là đại lý độc quyền thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. Có thể nói NHNT VN là ngân hàng thương mại phục vụ cho mục đích đối ngoại lâu đời nhất, có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính khác, đồng thời là ngân hàng chủ lực trong việc thực thi các chính sách về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, thay mặt Chính phủ để đàm phán, tiếp nhận quản lý vốn vay nước ngoài và viện trợ từ nước ngoài. Hằng năm, NHNT VN luôn đảm bảo vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nộp thuế cho Nhà nước, mỗi năm trên 200 tỷ VNĐ. Hơn nữa doanh nghiệp luôn có những bước đột phá trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại cũng như đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới hiện nay, sẵn sàng cho quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức 2.1. Nguồn nhân lực Giữ vị thế là một trong số những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, NHNT VN hiện đang sở hữu một nguồn nhân lực khổng lồ tương xứng với sức mạnh tài chính. Hiện nay, đội ngũ lao động tại NHNT VN lên đến gần 10.000 lao động với số nhân sự tuyển dụng mới trong năm 2008 là khoảng 1.300 lao động. Sở dĩ có sự gia tăng về số lượng nhân sự so với năm 2007 lên đến gần 1000 lao động bởi do mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNT VN tiếp tục được chú trọng mở rộng trong khắp cả nước. So với cuối năm 2007, năm 2008 NHNT VN đã mở thêm 04 chi nhánh và 61 phòng giao dịch. Cơ cấu lao động theo trình độ tại thời điểm 31/21/2008 như sau: Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 0,47 Thạc sĩ 4,16 Đại học 81,35 Cao cấp Ngân hàng 6,33 Trung học chuyên nghiệp 3,21 Trình độ khác 4,48 Tổng số 100 Không những tăng cường về mặt số lượng, NHNT VN cũng chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực. Các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cũng như đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành luôn được quan tâm đúng mức. Hàng năm, NHNT VN đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chuyên viên tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung và dài hạn ở trong nước và nước ngoài. NHNT VN đã thành lập ra trung tâm đào tạo nhằm chủ động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trung tâm đào tạo trực thuộc NHNT VN đã và đang xây dựng những chương trình đào tạo theo cơ chế của ngân hàng TMCP Ngoại thương; hiện trung tâm đã xây dựng chương trình khung và bộ tài liệu chuẩn cho hai chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên mới và chuyên viên quan hệ khách hàng. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNT VN được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức Tín dụng số 02/1997/QH10, được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức Tín dụng số 20/2004/QH11 thông qua ngày 15/06/2004. Tiếp đó cho đến năm 2005 là năm đánh dấu những bước cuối cùng thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngân hàng, đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy của VCB đang dần mang dáng dấp của một tập đoàn tài chính đa năng, có năng lực cạnh trang lớn trên thị trường nội địa và mang tầm cỡ quốc tế. Mô hình tổ chức của NHNT VN mang tính chất là mô hình hỗn hợp (nhị nguyên) công ty mẹ - công ty con với thể chế quản lý phối hợp giữa tập trung và phân tán quyền lực. Sự quản lý tập trung được thể hiện thông qua những phương hướng chỉ đạo và quản lý chung của một hội đồng quản trị tối cao tới các phòng ban, các chi nhánh và sở giao dịch; còn thể chế quản lý phân tán quyền lực được thể hiện thông qua hoạt động riêng rẽ của các đơn vị thành viên độc lập trong hệ thống NHNT VN. Về cơ cấu cổ đông, tại thời điểm 30/08/2008 SCIC vẫn là cổ đông lớn nhất của VCB nắm giữ 90,72% vốn điều lệ tương ứng với 1.097.800.600 cổ phiếu. Trong khi đó các tổ chức và cá nhân nước ngoài chỉ chiếm 2,36% còn các tổ chức và cá nhân trong nước chiếm 6,91% vốn điều lệ. MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM PHẦN 2 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Tổng quan thị trường ngân hàng tại Việt Nam hiện nay Năm 2008 là một năm khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu đã lan rộng và làm suy thoái nền kinh tế và tài chính toàn cầu. Dự báo nền kinh tế thế giới vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2009 và những năm sắp tới. Không nằm ngoài xu hướng chung, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi tình hình lạm phát tăng cao vào những tháng đầu năm và giảm phát, kinh tế đình trệ vào những tháng cuối năm.Trước bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, NHNN (Ngân hàng Nhà nước) đã có những phản ứng chính sách nhanh chóng đó là: sử dụng các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm; từ tháng 07/2008 sử dụng các biện pháp nhằm từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế và giảm phát trong những tháng cuối năm. Trong năm 2008, NHNN đã tiến hành 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản; tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng 1 lần trong tháng 2 và 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm; 5 lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc v.v….. Chính bởi những yếu tố biến động khách quan của thị trường tài chính thế giới và những chính sách điều tiết chủ quan của NHNN mà thị trường ngân hàng trong nước năm qua đã không thực sự ổn định. Chính sách thắt chặt tiền tệ những tháng đầu năm của NHNN cùng với khả năng thanh khoản kém của các ngân hàng thương mại đã làm cho lãi suất huy động VNĐ biến động rất mạnh và đạt mức cao nhất vào tháng 5 và 6 lên tới mức 43%/năm, các mức lãi suất huy động phổ biến cũng rất cao trên 19%/năm. Ngược lại, bắt đầu từ tháng 07/2008 khi NHNN tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ thì các chỉ số lãi suất trên thị trường ngân hàng tụt dốc nhanh chóng. Lãi suất huy động từ 19%/năm hạ xuống còn phổ biến quanh mốc 8%/năm, lãi suất cho vay từ 21%/năm cũng tụt xuống còn 12,75%/năm. Tỷ giá USD/VNĐ cũng tăng lên đột biến trên thị trường ngân hàng vào những tháng đầu và giữa năm, so với năm 2007 tỷ giá này đã tăng khoảng 9%. Các nghiệp vụ cho vay được các ngân hàng thương mại đồng loạt thắt chặt do chính sách điều tiết của NHNN và những nguy cơ rủi ro tín dụng bởi sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và bất động sản. Mặc dù xảy ra nhiều biến động diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu trong khu vực ngân hàng vẫn đạt kết quả khả quan. Tổng phương tiện thanh toán năm 2008 tăng khoảng 16 – 17%; huy động vốn tăng 20,5%; dư nợ tín dụng tăng 21 - 22% so với cuối năm 2007; chất lượng nợ có bị suy giảm, song dư nợ xấu của ngành ngân hàng chỉ chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng; vốn chủ sở hữu tăng 30% so với cuối năm 2007; tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Cơ cấu tín dụng so với năm 2007 đều tăng, vốn tín dụng đầu tư cho khu vực dân doanh tăng 37%, khu vực DNNN tăng 12%, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 37%, khu vực sản xuất tăng 34%, khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng 30%. Năm 2008 cũng đánh dấu những bước đổi mới trong chính sách cấp phép của NHNN khi thị trường Ngân hàng thương mại Việt Nam đón nhận hai thành viên mới chính thức đi vào hoạt động là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong; tháng 12 NHNN cấp thêm giấy phép hoạt động mới cho Ngân hàng Bảo Việt, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2009. Một điểm nổi bật trong việc cấp giấy phép đó là NHNN đã cấp phép lập Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài cho các Ngân hàng HSBC, ANZ, Standard Chartered. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới cho các Ngân hàng nước ngoài và cũng nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Quá trình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trên thị trường ngân hàng vài năm trở lại đây 2.1. Khái quát về thị trường, khách hàng và sản phẩm của Vietcombank 2.1.1. Thị trường Với mục tiêu trở thành một tập đoàn ngân hàng - tài chính lớn của khu vực cũng như thế giới; hàng năm VCB đều đặt ra những chiến lược mở rộng thị trường không những trong lĩnh vực tài chính mà còn vươn tới các lĩnh vực phi tài chính khác. So sánh với thời kỳ đầu thành lập, khi VCB đóng vai trò là một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đảm nhận các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, làm đại lý cho Chính phủ trong các hoạt động thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa thời đó; ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với thế giới, đứng trước những nhu cầu và cơ hội của thị trường cũng như nhận ra những tiền đề thuận lợi vốn có của mình, VCB đã và đang vươn tầm với của mình ra không những ở thị trường trong nước cũng như thế giới, ở hầu hết mọi ngành nghề kinh doanh, chứng minh được sự tự chủ, không chỉ là một ngân hàng chuyên thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước mà còn là một tập đoàn kinh doanh tài chính lớn theo như mục tiêu đã đề ra. + Trong hoạt động tài chính, NHNT VN tham gia vào các thị trường: Thị trường bảo hiểm Thị trường kinh doanh các dịch vụ tài chính Thị trường các dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư + Trong hoạt động phi tài chính, NHNT VN đã và đang dự định mở rộng sang các thị trường: Thị trường bất động sản Thị trường đầu tư - xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng Thị trường cung cấp các dịch vụ giáo dục – đào tạo (hiện tại VCB đã mở trung tâm đào tạo VCB và dự định thành lập Viện nghiên cứu – Học viện VCB) 2.1.2. Khách hàng Ban đầu thành lập, mang chức danh là ngân hàng chuyên thực hiện các chính sách đối ngoại của Nhà nước thì đối tượng khách hàng của VCB thời kỳ đó bó hẹp ở các tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước trong nước và các nước chủ nghĩa xã hội khác. Khi thời kỳ mở cửa và hội nhập diễn ra làm cho nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, một xu thế tất yếu của thị trường đó là xuất hiện các nhu cầu cá nhân đối với các dịch vụ ngân hàng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy NHNT VN vươn tới phục vụ các khách hàng cá nhân. Ngày nay khách hàng mục tiêu chủ yếu nhất của VCB vẫn là nhóm khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thống là ngân hàng bán buôn; tuy nhiên VCB đang tích cực nghiên cứu và phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động bảo hiểm, đầu tư chứng khoán v.v… nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng cá nhân. 2.1.3. Sản phẩm Hiện nay khi hoạt động trong một thị trường rộng lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đồng thời đứng trước những nhu cầu đa dạng của khách hàng, NHNT VN đã tiến hành triển khai và cung cấp rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ đa dạng khác nhau. Các sản phẩm và dịch vụ mà VCB hiện đang triển khai và cung cấp bao gồm: Dịch vụ tài khoản Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu) Dịch vụ cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chiết khấu chứng từ Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ thẻ Dịch vụ nhờ thu Dịch vụ mua bán ngoại tệ Dịch vụ ngân hàng đại lý Dịch vụ bao thanh toán Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Các dịch vụ môi giới, tư vấn, bảo lãnh, đầu tư – tự doanh chứng khoán 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank 2.2.1. Nguồn vốn Trong suốt quá trình đổi mới và phát triển, NHNT VN đã trải qua nhiều thăng trầm theo cơ chế thị trường. Với chiến lược phát triển và mở rộng thành một tập đoàn tài chính lớn của cả nước cũng như quốc tế, NHNT rất chú trọng tới chỉ tiêu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của NHNT đều tăng trưởng hàng năm để cho phù hợp với mức độ phát triển và mở rộng. Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2007 đạt xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ gần 68 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 11,127 tỷ VND và đã đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2008 khi điều kiện thị trường gặp rất nhiều khó khăn, VCB đã đặt chiến lược huy động vốn lên hoạt động trọng tâm hàng đầu.Tính đến thời điểm 31/12/2008, các chỉ tiêu tổng tích tài sản và huy động vốn từ nền kinh tế của NHNT VN đều đã hoàn thành. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn của VCB đạt 220.950 tỷ VNĐ, tăng 12,7% so với 31/12/2007. Tỷ lệ USD/VNĐ trong tổng nguồn vốn là 46/54. Vốn huy động từ hai thị trường là 196.123 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2007. Vốn huy động từ nền kinh tế (thị trường I) trong năm 2008 đạt 160.385 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm. Trong đó vốn huy động VNĐ đạt 86.313 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm trước. Vốn huy động ngoại tệ đạt 4.363 triệu USD, giảm 3,95 so với cuối năm 2007. Huy động vốn từ TCKT đạt 97.909 tỷ đồng, tăng 10,6% so với 2007 với hai xu hướng trái ngược của dòng tiền: vốn VNĐ tăng 21,6% trong khi đó vốn USD giảm 5,0%. Huy động vốn từ dân cư đạt 62.476 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2007 do huy động VND từ dân cư tăng 23,8%. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) năm 2008 đạt 35.738 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2007. Tình hình huy động vốn của các chi nhánh trong hệ thống năm 2008: số lượng chi nhánh hoàn thành kế hoạch được giao đầu năm là 43/60 chi nhánh (không tính đến 04 chi nhánh mới thành lập). Các chi nhánh lớn có mức tăng trưởng huy động vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng là: Sở Giao dịch, Vũng Tàu, Nam Sài Gòn, Thành Công. 2.2.2. Sử dụng vốn Tình hình nguồn dư nợ tín dụng của VCB trong giai đoạn 2003 – 2008 tăng trưởng mạnh. Giai đoạn từ 2003 đến 2006 mức tăng bình quân trên dưới 10 tỷ VND. Nhưng chỉ số này tăng lên đột biến vào hai năm 2007 và 2008, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007 tăng gần 30 tỷ VND. Bước sang năm 2008 nguồn dư nợ tín dụng lại tăng hơn 14 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh như vậy là do VCB trong hai khoảng thời gian này đã áp dụng các chính sách và chiến lược nhằm kích thích nhu cầu vay vốn của các cá nhân và tổ chức. Các gói sản phẩm và dịch vụ hướng đến khách hàng cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ được đồng loạt tung ra và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân có thể vay vốn. Trong năm 2007 – 2008 các hoạt động về chứng khoán cũng diễn ra rầm rộ, đây cũng là một nguồn để cho vay lớn mà VCB đã hướng tới trong thời gian qua. Về phía các doanh nghiệp, trong hai năm này Chính phủ đã có các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, chính bởi vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng tăng cao trong khoảng thời gian này, tạo điều kiện tăng trưởng dư nợ tín dụng của VCB. Bước vào năm 2008, hoạt động tín dụng của NHNT chịu nhiều ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá các yếu tố đầu vào tăng đẩy chi phí sản xuất lên cao, lãi suất vay vốn cao, tỷ giá trên thị trường biến động v.v…làm cho doanh nghiệp khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn ngân hàng. Thêm nữa, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế suy giảm làm cho công nợ và nợ khó đòi của các doanh nghiệp tăng lên và tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước những khó khăn đó, NHNT VN đề ra chiến lược kiềm chế tăng trưởng tín dụng, trên thực tế đã 2 lần điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 29,2% xuống 27,0% và xuống còn 15,0% Bảng 2.1: So sánh các chỉ tiêu tín dụng 2007 - 2008 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ (%) tăng trưởng kế hoạch điều chỉnh Tăng/giảm so với cùng thời điểm năm 2007 31/12/07 31/12/08 Tuyệt đối %tăng trưởng Qui VND 95.908 111.643 15,0 15.735 19,4% VND 46.776 66.486 19.706 42,1% Ngoại tệ(USD) 3.049 2.659,9 -390,1 -12,8% Ngắn hạn 50.537 59.284 8.77 17,3% Trung dài hạn 45.370 52.359 6.988 15,4% Nợ xấu 3.241 5.011 1.770 54,6% Tỷ lệ nợ xấu 3,4% 4,58% 5,8 Tính đến 31/12/2008 tổng dư nợ tăng trưởng 16,4% với số dư là 111.643 tỷ đồng vượt mức kế hoạch điều chỉnh. Dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 15,4% so với năm trước, đạt 52.359 tỷ đổng, chiếm 46,9% trong tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có số dư là 59.284 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ cho vay bằng VND trong năm 2008 tăng khá mạng so với năm 2007, tăng 42,1% và đạt 66.486 tỷ đồng. Trong khi đó cho vay ngoại tệ giảm 12,8% nguyên nhân chủ yếu do biến động mạnh về tỷ giá. Chất lượng tín dụng trong năm 2008 của NHNT VN đã có phần giảm sút. Môi trường hoạt động kinh doanh trong năm 2008 khó khăn đã tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng bị hạn chế. Nhiều khoản vay của doanh nghiệp bị chuyển quá hạn hoặc phải gia hạn nợ. Bảng 2.2: Thống kê số nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Quý IV/07 – Quý IV/08 Chỉ tiêu Quý IV/07 Quý I/08 Quý II/08 Quý III/08 Quý IV/08 Nợ xấu (tỷ đồng) 3.241 4.769 5.414 6.172 5.011 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,43 4,39 4,94 5,55 4,58 Nợ xấu tại thời điểm 31/12/2008 là 5.011 tỷ đồng với tỷ lệ là 4,58%. Số dư nợ xấu đã tăng 54,6% so với năm 2007 và tỷ lệ nợ xấu của NHNT cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng (3,5%). 2.2.3 Hoạt động thanh toán 2.2.3.1. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Bảng2.3: Thống kế giá trị, thị phần doanh số thanh toán XNK 2005 – 2008 (GT: giá trị - triệu USD, TP: thị phần - %) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT TP (%) GT TP (%) GT TP (%) GT TP (%) XK 9.375 28,9 12.7 32 14.163 29,3 16.831 26,8 NK 11.583 31,3 10.1 22,8 12.160 20 15.670 19,5 Có thể nói NHNT VN là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong hoạt động thanh toán XNK với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đảm trách hầu hết mọi hoạt động giao thương tài chính với thị trường quốc tế cho Chính phủ, là cơ quan giúp NHNN điều phối các hoạt động tài chính giữa nội địa và nước ngoài. Chính bởi lợi thế này nên hoạt động thanh toán XNK của NHNT luôn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động. Các chỉ tiêu giá trị thanh toán XNK đều tăng trưởng hàng năm và thị phần thanh toán luôn đứng ở vị trí cao so với thị phần của cả nước. Đi sâu vào tình hình XNK của cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh mẽ về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như là sắt thép, dầu thô, than – khoáng sản, lương thực – thực phẩm v.v…và sự biến động bất thường về cung – cầu trên thị trường quốc tế do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, hoạt động thanh toán XNK của NHNT đạt được như sau: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 32.501 triệu USD, tăng 22,9 % so với năm 2007, hoàn thành 108% kế hoạch của năm. Nhưng thị phần thanh toán XNK lại giảm sút, chỉ còn 22,7% so với 24,1% vào cuối năm 2007. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.831 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng thời điểm năm 2007, chiếm 26,8% thị phần trong nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thanh toán qua NHNT gồm có dầu thô, thủy sản, gạo, lâm sản, than và hàng dệt may. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng thời điểm năm 2007; chiếm 19,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu được thanh toán qua VCB gồm có xăng dầu, sắt thép, máy móc – thiết bị và hóa chất, chủ yếu theo phương thức L/C và nhờ thu. Tình hình hoạt động thanh toán XNK của các chi nhánh Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh vẫn là đơn vị có giá trị thanh toán XNK lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chi nhánh của VCB với tỷ trọng trong năm 2008 là 31,7% đạt chỉ tiêu hoàn thành 114% kế hoạch năm. Sở Giao dịch chiếm vị trí thứ hai với doanh số đạt 5,9 tỷ USD với tỷ trọng 18,2% hoàn thành 100% kế hoạch. Vị trí thứ ba là Hội sở chính với tỷ trọng là 17,3% đạt doanh số 5,6 tỷ USD đạt 93,6% kế hoạch. Các đơn vị có tỷ trọng khá trong hệ thống đã đạt kế hoạch bao gồm: Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Sài Gòn, Cà Mau. Các chi nhánh không hoàn thành kế hoạch năm 2008 là: Đồng Nai, Hội sở chính, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Gia Lai, Quảng Bình, Hạ Long và Xuân An. 2.2.3.2. Hoạt động thẻ Bảng2.4: Thống kế số thẻ và doanh số thẻ 2004 – 2008 (Đơn vị: số thẻ - chiếc, DS thẻ quốc tế - triệu USD, DS thẻ Connect 24 – triệu VND) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Số thẻ đang lưu hành Thẻ tín dụng quốc tế 36.275 51.600 72.448 93.290 118.790 Thẻ Connect 24 480.000 940.000 1.500.000 2.392.000 3.137.100 DSTT thẻ Thẻ quốc tế 226 315 386,3 518 642,6 Thẻ Connect 24 8.818.354 18.574.653 29.249000 39.694200 66.157000 Năm 2008 đánh dấu những bước phát triển mới của VCB trong lĩnh vực thẻ. Các hoạt động đáng ghi nhận trong năm qua là: NHNT đã hoàn thành bước triển khai đề án CUP. Bắt đầu từ tháng 10/2008 thẻ CUP đã chính thức được thanh toán trên hệ thống máy ATM – VCB, là loại thẻ quốc tế thứ 6 được thanh toán qua VCB sau Visa, Master, Amex, JCB, Diner Club. Bắt đầu triển khai đề án EMV, dự kiến phát hành thẻ EMV ra thị trường vào Quý I/2009 và sẽ là ngân hàng đầu tiên phát hành đồng thời hai loại thẻ quốc tế là Visa và Master Card Đưa thêm 154 máy ATM vào phục vụ trong năm 2008, nâng tổng số máy ATM lên 1.244 máy; mạng lưới POS được mở rộng lên 7.800 máy Mở rộng và phát triển các hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến mới Một số chỉ tiêu về phát hành và thanh toán thẻ cụ thể như sau: Số lượng thẻ tín dụng do VCB phát hành trong năm 2008 đạt 25.500 thẻ, tăng 22% so với 2007, đạt 141% kế hoạch đề ra. Loại thẻ Amex có số lượng phát hành tăng trưởng mạnh, đạt 9.500 thẻ, tăng gấp 4,5 lần so với năm trước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã cam kết với TCTQT Amex.Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đạt doanh số 642,6 triệu USD, tăng 42% so với 2007 và đạt 119% kế hoạch năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 1.609 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch năm. Tổng số thẻ ghi nợ quốc tế đã phát hành trong năm 2008 đạt 98.000 thẻ, tăng 49,6% so với 2007 và đạt 102% kế hoạch năm 2008. Các chủ thẻ Visa Debit và Master MTV đã thanh toán 5.175 tỷ VND gấp 4,9 lần doanh số năm 2007, đạt 354% kế hoạch năm. Trong lĩnh vực phát hành thẻ nội địa Connect 24, năm 2008 đã phát hành 745.100 thẻ, chỉ đạt 62% kế hoạch năm. Hiện nay VCB đang lưu hành khoảng 3 triệu thẻ ghi nợ nội địa. Doanh số từ thẻ Connect 24 đạt 66.157 tỷ VND, tăng 40% so với năm 2007 và đạt 104% kế hoạch năm. 2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng2.5: So sánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2007 - 2008 (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm so 2007 +/-% Tổng doanh số mua bán 20.023 31.157 11.134 55,6% Trong đó: Doanh số mua vào Doanh số bán ra Trong đó DN NK xăng dầu 9.954 10.069 2.075 15.277 15.880 3.239 5.323 5.811 1.164 53.5% 57,7% 56% (ghi chú: Doanh số trên không bao gồm giá bán nội bộ và trên thị trường ngoại hối quốc tế) Trong năm 2008 Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã 7 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 4,25% xuống còn 0,25%. Chính tình hình bất ổn của thị trường kinh tế thế giới đã làm cho thị trường trong nước biến động phức tạp. Trước diễn biến như vậy, VCB đã có những chiến lược hành động và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ - VND của VCB trong năm 2008 đạt 31.157 triệu USD tăng mạnh 55,65 so với năm 2007. Cụ thể, doanh số mua vào đạt 15.277 triệu USD tăng 53,5% và doanh số bán ra đạt 15.880 triệu USD tăng 57,7% so với năm 2007. Doanh số bán phục vụ cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu đạt 3.239 triệu USD tăng 56% so với năm 2007. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 953 tỷ đồng, tăng 178% so với năm 2007. 2.2.4. Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ bắt đầu được NHNT quan tâm và chú trọng trong vài năm trở lại đây. Nhưng hoạt động này trở nên nổi bật bắt đầu từ năm 2007 khi VCB tập trung mạnh vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiếp cận trực tiếp nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo, giảm thiểu và chuẩn hóa các quy trình và thủ tục phục vụ. Trong năm 2007 đã đưa vào thử nghiệm một loạt những sản phẩm, dịch vụ mới như SMS B@nking, dịch vụ quản lý tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho khách hàng cá nhân, dịch vụ thanh toán vé máy bay, mua tour du lịch qua internet, cho vay trả góp mua nhà dự án, mua ô tô, cho vay tín chấp và các sản phẩm huy động vốn đa dạng khác. Tại thời điểm 31/12/2007 số tài khoản cá nhân được mở tại VCB khoảng gần 2 triệu tài khoản, tăng 38% so với năm 2006. Sang năm 2008, VCB đã ban hàng Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng cho các thanh toán viên, giao dịch viên và các điểm giao dịch. Nhiều sản phẩm mới được triển khai trong các lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh, huy động vốn, ngân hàng điện tử v.v… Theo thống kê, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet B@nking năm 2008 tăng hơn 54.000, đạt 136.000 khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ SMS B@nking tăng 120.000, đạt 207.000 khách với 5,2 triệu tin nhắn. Dịch vụ VCB – Securities – Online đã có số khách hàng là 1.800 với doanh số mua bán đạt 123 tỷ đồng. Dịch vụ thanh toán VCB Direct Billing thu hút khoảng 1.100 khách hàng của FPT Telecom với doanh số 319 tỷ đồng. Chuyển tiền từ nước ngoài về cho cá nhân đạt trên 1,4 tỷ. 2.2.5. Hoạt động của các đơn vị thành viên độc lập 2.2.5.1. Công ty chứng khoán VCBS Bảng 2.6: Chỉ tiêu kinh doanh của VCBS (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước thuế 32,5 40 121,2 250 62,2 Doanh thu từ hoạt động môi giới 7,052 16,220 28,7 112,3 86,1 Công ty chứng khoán VCB trong vài năm trở lại đây đều có những bước tăng giảm đáng kể, Từ bảng trên có thể thấy rằng từ năm 2004 – 2006, lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động chủ yếu của VCBS tăng đều đặn hàng năm, năm 2007 và 2008 là hai năm đánh dấu bước tăng và giảm đột biến trong hai chỉ số trên của công ty. Sở dĩ có hiện tượng tăng giảm đột biến như vậy là vì thị trường chứng khoán trong năm 2007 đã phát triển mạnh mẽ cả về lượng chứng khoán niêm yết, giá trị giao dịch bình quân và số lượng cũng như quy mô hoạt động của các công ty chứng khoán. Còn trong năm 2008, lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 62,2 tỷ đồng; sau khi trích dự phòng giảm giá chứng khoán là âm (-) 291,9 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đó là do nền kinh tế thế giới cũng như thị trường chứng khoán thế giới bất ổn làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sút một cách nghiêm trọng. Mặt khác do thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu đi vào đúng quỹ đạo của nó, không còn nạn đầu cơ cũng như có các cơ hội 100% dành cho các nhà đầu tư; giờ đây việc đầu tư chứng khoán đòi hỏi các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán hiểu biết, nắm bắt và phân tích sâu các chỉ số chứng khoán. Điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng gay gắt. Chính những lý do trên đã khiến các chỉ số về lợi nhuận cũng như doanh số của VCBS giảm sút nghiêm trọng. 2.2.5.2. Công ty Cho thuê tài chính Bảng 2.7: Chỉ tiêu kinh doanh của Công ty Cho thuê tài chính VCB (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Dư nợ cho thuê tài chính 885 1.100 978,7 1.095 Lợi nhuận trước thuế 16 18 -- 2,1 Công ty cho thuê tài chính kể từ khi thành lập đã đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận cho VCB. Theo như số liệu thống kê năm 2005 – 2008, trong vòng hai năm 2005 và 2006, tình hình hoạt động của công ty khá khả quan khi trong năm 2005 đạt dư nợ cho thuê tài chính 885 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 65%, tổng thu nhập của công ty đạt xấp xỉ 83 tỷ đồng, tăng 42 tỷ so với 2004; trong năm 2006 thì dư nợ đạt 1.100 tỷ tăng 24,3% so với năm 2005, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,4% tổng dư nợ của công ty. Nhưng đến năm 2007, hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn do nhiều ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5731.doc
Tài liệu liên quan