LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Ngày 7 – 11 – 2006 tạ Geneve Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 10 năm đàm phán căng thẳng và đầy nỗ lực. Đó thực sự là một dấu mốc quan trọng đối với nước ta. Nó quan trọng không chỉ vì nó đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ ngoại giao và kinh tế của nước ta mà còn vì sau cái thời điểm trọng đại đó nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức và những cơ hội chưa bao giờ lớn hơn để phát triển để làm những cuộc b
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng Thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứt phá ngoạn mục.
- Hệ thống tài chính – ngân hàng luôn là hệ thống đầu tầu của một nên kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới mọi lĩnh vực khác trong nền kinh tế và cũng là hệ thống nhạy cảm nhất với mọi biến động trong kinh tế thế giới. Sau ngày 1 – 4 – 2007 chính phủ cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, lập trụ sở và văn phòng đại diện tại Việt Nam đây sẽ là một thách thức rất lớn với các ngân hàng thương mại trong nước vì các ngân hàng thương mại nước ngoài là những ngân hàng có tiềm lực tài chính rất mạnh cùng với một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng.
- Gần 2 năm sau ngày Việt Nam gia nhập WTO các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là trong tháng 9 chính phủ đã cho phép 2 ngân hàng hàng đầu thế giới là HSBC và Standard Charter thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong tình hình đó các nhà quản trị ngân hàng thương mại của chúng ta đã ,đang và sẽ làm những gì để đưa những ngân hàng trong nước đủ khả năng cạnh tranh thậm chí vượt lên trên các ngân hàng ngoại quốc?
Sau đây là tìm hiểu của tôi về ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập
I- Giới thiệu chung về tổ chức thương mại thế giới và nguyên nhân việt nam gia nhập tổ chức
1- Lịch sử hình thành WTO
WTO là tên viết tắt của tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization), được thành lập ngày 1/1/1995 kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền than GATT(General Agreement on Tariffs and Trade)- hiệp định chung về thuế quan và thương mại. GÂTT ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi mà hang loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế được thành lập như một trào lưu sôi nổi điển hình cho cơ chế này có ngân hang quốc tế tái thiết và phát triển, thường được biết đến với tên gọi ngân hang thế giới(World bank) và quỹ tiền tệ quốc tế IMF(international Monetary Fund)
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc. thể lê, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằng điều tiết các lĩnh vực việc làm, thương mại hang hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, rang buộc các hoạt động này phát triển. 23 nước sang lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia hội nghị về thương mại việc làm và dự thảo hiến chương La Havana để thành lập tổ chức thương mại quốc tế(ITO-international Trade Oganization) với tư cách là một tổ chức chuyên môn của liên hiệp quốc, đồng thời các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở La Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
Kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ sau Hiệp định Uruguay (1986-1994), do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, GATT đã mở rộng diện hoạt động. Đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, và cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, GATT - vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý, đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Tính đến ngày 02/02/2007, WTO có 150 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm 97\% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.
Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau.
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng , họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ
2- Mục đích hoạt động của tổ chức
Mục đích hoạt động của WTO có thể nói tóm lại là hình thành những nguyên tắc. thể lê, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằng điều tiết các lĩnh vực việc làm, thương mại hang hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển. các nguyên tắc hoạt động của WTO:
2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Không phân biệt đối xử.
Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba (Đãi ngộ Tối huệ quốc- MFN).
Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài (Đãi ngộ quốc gia- NT).
2.2. Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.
Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.
2.3. Nguyên tắc thứ ba: Dễ dự đoán.
Các công ty, nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài có thể vững tin rằng các rào cản thương mại (gồm rào cản quan thuế, phi quan thuế và các rào cản khác) sẽ không được dựng lên tuỳ tiện; ngày càng có thêm những cam kết về mặt pháp lý trong việc giảm thuế suất và mở cửa thị trường trong WTO.
2.4. Nguyên tắc thứ tư: Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.
Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
2.5. Nguyên tắc thứ năm: Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.Dành cho các nước chậm phát triển nhiều thời gian hơn để điều chỉnh, tính linh hoạt cao hơn và những ưu đãi đặc biệt.
3- Một số cam kết khi gia nhập WTO
Điều này thể hiện rõ nhất trong bảng báo cáo của ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Báo cáo này thể hiện các cam kết đa phương, đó là các cam kết chung, mnag tính nguyên tắc, về việc thực hiện các quy định của WTO Đây là các cam kết về việc tuân thủ các hiệp định của WTO, các cam kết về sửa đổi quy định, chính sách cho phù hợp với quy định của WTO và một số cam kết đặc thù của Việt Nam.Báo cáo này do Ban Thư ký tổng hợp, dựa trên các bản trả lời câu hỏi, các chương trình hành động và các bản thông báo về chế độ, chính sách mà Việt Nam gửi cho Ban Công tác. Báo cáo bao gồm các đoạn văn có đánh số, sắp xếp theo từng đề mục theo mẫu chung của WTO.
3.1. Cam kết về thương mại hàng hoá:
Các Thành viên WTO thường yêu cầu nước xin gia nhập phải cam kết: (i) ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; (ii) chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; (iii) tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách.
WTO còn yêu cầu phải giảm thuế, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao và yêu cầu các nước xin gia nhập cắt giảm thuế theo ngành với mức cắt giảm 0% (như Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (như Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may).
Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện trong vòng từ 5 đến 7 năm (mức giảm thuế chi tiết từng mặt hàng xem biểu thuế).
Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để giảm thuế là từ 3-5 năm.
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng ta kiên quyết giữ để bảo vệ lợi ích của diêm dân.
Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%). Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.
3.2. Các quy định của WTO về trợ cấp:
Đối với trợ cấp nông sản, nước xin gia nhập phải cam kết loại bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản. Đối với sản phẩm phi nông sản, có 3 nhóm trợ cấp: Nhóm đèn đỏ là trợ cấp cấm được áp dụng (gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu). Nhóm đèn vàng là trợ cấp riêng biệt cho một ngành, gây bóp méo cho thương mại, không bị cấm áp dụng nhưng có thể bị “trả đũa”. Nhóm đèn xanh là trợ cấp được coi là ít gây bóp méo thương mại.
Tuy nhiên, WTO cũng có những ngoại lệ dành cho các nước đang và kém phát triển đối với trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO (trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa).
Việt Nam bảo lưu được thời gian quá độ là 5 năm (trừ đối với ngành dệt may) đối với các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO. Đối với hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp ta vẫn được hưởng mức hỗ trợ là 10%.
3.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ:
Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ để gia nhập WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các thành viên WTO đưa ra trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định chung về Dịch vụ liên quan đến thương mại (GATS). Lộ trình cam kết về thương mại dịch vụ được gọi là Biểu cam kết về Thương mại Dịch vụ.
Về nội dung:
Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).
Phần cam kết chung bao gồm các nội dung cam kết được áp dụng cho tất cả các dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước …
Phần cam kết cụ thể bao gồm các nội dung cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Điều này có nghĩa là đối với mỗi dịch vụ trong Biểu cam kết sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng cho dịch vụ đó, chẳng hạn như các cam kết về dịch vụ viễn thông, về dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng hoặc về dịch vụ vận tải. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.
Về cấu trúc:
Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: i) cột mô tả ngành/phân ngành; ii) cột hạn chế về tiếp cận thị trường; iii) cột hạn chế về đối xử quốc gia và iv) cột cam kết bổ sung.
Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết. Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán. Việt Nam cam kết mở cửa 11 ngành và 110 phân ngành.
Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng chặt chẽ.
Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v…
Về các phương thức cung cấp dịch vụ:
GATS quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) cung cấp qua biên giới; 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; 3) hiện diện thương mại; 4) hiện diện thể nhân.
Phương thức cung cấp qua biên giới (gọi tắt là Phương thức 1) là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác. Ví dụ, vận tải hàng hoá hoặc hành khách từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (gọi tắt là Phương thức 2) là phương thức theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam tham quan và mua sắm.
Phương thức hiện diện thương mại (gọi tắt là Phương thức 3) là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.
Phương thức hiện diện thể nhân (gọi tắt là Phương thức 4) là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoạt động.
Về mức độ cam kết:
Do các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo ra các cam kết có tính ràng buộc pháp lý nên việc thể hiện có hay không có các hạn chế về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia phải thống nhất và chính xác.
Phụ thuộc vào mức độ hạn chế mà mỗi Thành viên có thể đưa ra, thường có bốn trường hợp sau: Cam kết toàn bộ; Cam kết kèm theo những hạn chế; Không cam kết; và Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật.
4- Nguyên nhân Việt Nam muốn là thành viên của tổ chức
Hội nhập được coi như là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mặt khác khi được là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ta có được rất nhiều lợi ích có thể kể đến như:
Khi tham gia vào WTO ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả cấp vĩ mô và vi mô:
- Lợi ích lớn nhất có thể kể đến đó là việc mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô
Khi Việt nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam (đây là một yêu cầu của WTO như đã được phân tích ở trên). Hoa Kỳ hiện đang là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này (chiếm hơn 50%) thị phần nhưng lại đang áp đặt hạn ngạch với ta. Khi ta gia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch, do đó, ta có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Thêm vào đó, các thị trường khác như EU sẽ không có cơ hội áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ đó đảm bảo tính ổn định hơn cho thị trường dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, việc tăng này cũng có khả năng đi kèm với nguy cơ bị kiện bán phá giá và viện dẫn áp đặt tự vệ như đã trình bày ở trên
- Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu:
Theo tính toán, việc phân bổ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định ATC đã làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu và đối với Việt nam, chi phí do hạn ngạch sinh ra đối với mặt hàng dệt xuất khẩu sang US/Canada chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàng may mặc vào 2 thị trường này là 7.1% và chi phí do hạnngạch sinh ra khi xuất khẩu sang EU đã là 7.5% đối với mặt hàng dệt và 7.2% đối với mặt hàng may mặc. Như vậy, khi gia nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra.
Tỷ trọng chi phí do hạn ngạch gây ra trong tổng chi phí XK
US/Canada (%)
EU (%)
Dệt
May mặc
Dệt
May mặc
Bangladesh
15.3
8.1
8.4
7.3
Trung Quốc
20.0
33.0
12.0
15
Hồng Kông, Trung Quốc
1.0
10.0
1.0
5.0
Hungary
6.9
5.0
0
0
Ấn Độ
9.8
34.2
12.0
15.2
Indonesia
8.1
7.8
6.3
6.0
Philippin
6.5
7.8
5.7
6.0
Ba Lan
6.9
5.0
0
0
Sri Lanka
15.3
8.3
5.5
6.6
Thái Lan
8.3
13.2
6.4
7.8
Thổ Nhĩ Kỳ
7.0
4.9
1.5
0
Việt Nam
6.9
7.1
7.5
7.2
Các nước trung Âu khác
6.9
5.0
0
0
(Nguồn từ: Cẩm nang hội nhập)
- Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu
Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới.
- Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Theo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về ngành dệt may sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế.
Khi Việt nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, việc gia nhập sẽ giúp các doanh nghiệp được giải quyết thỏa đảng hơn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hạn chế tình trạng áp đặt đơn phương như hiện nay.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tư cách thành viên WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhờ đó, sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực xuất khẩu và khu vực sản xuất cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, xác định mức độ mà tư cách thành viên WTO tác động đến FDI là một việc khó khăn, bởi có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Năm 2002, Trung Quốc được kết nạp vào WTO, Trung Quốc thu hút được 52,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về FDI.
Việt Nam cũng đã thành công trong việc thu hút đầu tư. Đến năm 2004, tổng FDI vào Việt Nam là 4,1 tỷ USD, trong đó số FDI vào ngành dệt may là 3.215 triệu USD (vốn đăng ký) với tổng số dự án là 534 từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Như vậy, với những thay đổi trong hệ thống pháp lý của Việt Nam qua tiến trình đàm phán gia nhập sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong các quy định liên quan đến đầu tư, và như vậy, sẽ tạo nên môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó đương nhiên có các nhà đầu tư vào ngành dệt là ngành thượng nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may Việt Nam, là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.
Trên đây là những lợi ích cơ bản mà Việt Nam sẽ được hưởng khi là thành viên của WTO và cũng chính điều này là động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập WTO
II- Giới thiệu chung về tình hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước khi Việt Nam tham gia WTO
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương mại
Theo quý I năm 2007
Trong quý 1/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn duy trì các mức lãi suất đã công bố trong các quý trước, đồng thời từ 01/3/2007, NHNN bắt đầu thực hiện bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), thống nhất thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong việc huy động tiền gửi của các TCTD theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN. Tỷ giá đồng USD/VND giảm nhẹ so với cuối năm 2006 (khoảng 0,28%) và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 0,81%). Lãi suất huy động của các NHTM có một số thay đổi không đáng kể, chủ yếu ở các NHTMCP tình hình hoạt động của các ngân hàng theo từng nhóm có những điểm nổi bật sau:
• Số lượng và vốn điều lệ thực hiện của các tổ chức tham gia BHTG là NHTM không thay đổi nhưng có sự thay đổi về mô hình hoạt động
• Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao
• Huy động vốn toàn hệ thống tăng cao cả về tiền gửi bằng VND và ngoại tệ
Cơ cấu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Không có sự thay đổi về số lượng các tổ chức tham gia bảo hiểm là ngân hàng thương mại, tuy nhiên có sự thay đổi về tên gọi và nhóm hoạt động của một số ngân hàng. Trong quý 1, ngân hàng Toàn cầu đổi tên thành ngân hàng Dầu khí toàn cầu, và 3 ngân hàng chuyển từ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên hoạt động ở nhóm NHTMCP đô thị1. Trong quý 1/2007, không có thêm NHTMCP nào tăng vốn vượt mức 1.000 tỉ đồng.
Tổng tài sản có: Tổng tài sản có toàn hệ thống NHTM tính đến hết quý 1/2007 tăng 10,73% so với quý 4/2006, trong đó tài sản có sinh lời vẫn chiếm khoảng 92% tổng tài sản. Đây cũng có thể coi là một trong những điều kiện khiến cho thu nhập của các ngân hàng đạt mức cao và tăng liên tục trong các quý gần đây, góp phần tạo ra một kết quả kinh doanh khá ấn tượng của ngành ngân hàng
Dư nợ & Nợ xấu: Trong quý 1/2007, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng tăng 5,98% so với thời điểm cuối quý 4/2006 và tăng 28,9% so với cùng kì năm 2006. Nguyên nhân của việc tổng dư nợ trong quý 1/2007 tăng cao hơn so với các năm trước có thể do mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng cao trong năm vừa qua. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm cho các ngành, các lĩnh vực tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh và do vậy, nhu cầu vay vốn tăng cao (Theo số liệu giám sát của BHTGVN, dư nợ phân theo ngành kinh tế tập trung ở một số ngành chủ yếu như Công nghiệp khai thác mỏ (79%), Xây dựng (8,8%), Công nghiệp chế biến (5%) và Thương nghiệp (3,6%)). Trong quý này, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm (giảm 15,8% so với quý 4/2006 và giảm 37,8% so với quý 1/2006). Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Nhóm NHTMNN vẫn là nhóm ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao so với các nhóm khác trong toàn hệ thống. Tỉ lệ nợ xấu của nhóm NHTMNN trong quý 1/2007 vào khoảng 2,62% và tỉ lệ nợ quá hạn là 12,47%. Trong thời gian tới, toàn hệ thống NHTM nói chung và nhóm NHTMNN nói riêng cần có những biện pháp tích cực để tiếp tục giảm tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính về tình hình hoạt động của các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi
TT
Chỉ tiêu
Q1/2006
Q4/2006
Q1/2007
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q1/2006
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q4/2006
1
Tổng tài sản có
872.065.256
1.127.053.369
1.243.896.276
42,64%
10,73%
2
Tổng dư nợ
540.886.878
655.927.955
695.156.233
28,79%
5,98%
3
Nợ xấu
18.134.371
16.247.309
14.519.214
-19,88%
-10,57%
4
Tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
3,35%
2,48%
2,09%
-37,84%
-15,87%
5
Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế
593.575.355
755.638.237
846.572.216
42,62%
12,03%
6
Tỉ lệ vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế/ tổng nguồn vốn
68,07%
67,04%
68,05%
-0,03%
1,5%
7
Kết quả kinh doanh
6.298.418
10.959.404
7.174.747
13,91%
8
Số lượng các NHTM tham gia BHTG
67
73
73
8,96%
0%
9
Số lượng các ngân hang có vốn điều lệ > 1000 tỷ
5
13
13
160%
0%
10
Số lượng các ngân hang lỗ lũy kế
3
5
5
67%
0%
Vốn huy động: Trong quý 1, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế trong toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh, tăng trên 12,3% so với quý 4 năm 2006 và tăng tới 43% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn hẳn so với các mức tăng tương ứng vào thời điểm quý 1 năm 2006 (5,4% và 31,01%). Trong đó, huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đều tăng (tiền gửi bằng VND tăng 9,06% và USD tăng 2,36% so với quý 4 năm 2006). Như vậy, theo số liệu giám sát quý, không có dấu hiệu người gửi tiền và các tổ chức kinh tế chuyển dịch từ tiền gửi VND sang USD mặc dù lãi suất USD đã chính thức được tự do hóa và tăng lên tại một số NHTMCP. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế (chiếm trên 68% tổng nguồn vốn) tuy nhiên trong quý 1, tiền gửi VND của các TCKT tăng mạnh (mức tăng cao hơn mức tăng của tiền gửi cá nhân khoảng 5%). Vốn huy động tăng cao trong quý 1 nhưng lãi suất huy động không tăng mạnh, lãi suất huy động VND có tăng lên với mức nhẹ ở một số ngân hàng và phổ biến ở mức 9%/năm. Trong khi đó, sau khi Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực, các ngân hàng tăng lãi suất huy động USD phổ biến ở mức từ 0,5 – 3,35%/năm.
Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu nhập - chi phí của toàn hệ thống NHTM trong quý 1/2007 đạt trên 7 nghìn tỉ đồng, tăng 13,91% so với cùng kì năm ngoái. Mức tăng trưởng của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua là tương đối khả quan. Tuy nhiên các ngân hàng cũng cần có những biện pháp kiểm soát tốt nhằm tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới những rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
Trong quý này, toàn hệ thống ngân hàng thương mại vẫn có 5 ngân hàng bị lỗ lũy kế, chiếm 6,8% số các ngân hàng tham gia BHTG, tập trung vào nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý là có ngân hàng mức lỗ lũy kế tính đến hết quý 1/2007 lên tới 17 tỉ VND.
2- Cách thức quản lý của các nhà quản trị ngành ngân hang
Trong những năm vừa qua các nhà quản trị ngân hang đã làm được rất nhiều việc giúp ích cho sự phát triển của ngành ngân hang nhưng công việc quản trị của họ vẫn còn có một số các tồn tại. mang cả tính khách quan và chủ quan có thể kể đến như:
Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực.
Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng.
Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá.
Theo PGS.TS Lê Hoàng Nga, Học viện Ngân hàng, nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước, ở tình trạng âm.
Điểm hạn chế thứ hai của các ngân hàng trong nước là hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Trong tham luận gửi về hội thảo, TS. Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, có viết: “Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định”.
Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. TS. Lý cũng cho biết thêm, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21359.doc