Ngân hàng thương mại cổ phần hàng Hải Việt Nam, Sở giao dịch số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng , Hà Nội3

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Tên giáo viên hướng dẫn: PGS - TS Nguyễn Anh Tuấn Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Nhung Lớp :TM47a Chuyên ngành : QTKDTM Khoa : Thương mại và kinh tế quốc tế. Tên công ty : Sở Giao Dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, số 44 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội. BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng Thương mại NHHH Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam MSB Tên viết tắt hay tên quốc tế của NHHH SGD Sở Giao Dịch số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, HN

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng thương mại cổ phần hàng Hải Việt Nam, Sở giao dịch số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng , Hà Nội3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP Thương mại cổ phần BGD Ban giám đốc PCCP Phòng cháy chữa cháy KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân GTCG Giấy tờ có giá PTTH Phổ thông trung học PGD Phó giám đốc CBCNV Cán bộ công nhân viên CBQL Cán bộ quản lí TDTM Tín dụng thương mại VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM SƠ ĐỒ 2 : BỘ MÁY TỔ CHỨC SGD 44 NGUYỄN DU, HAI BÀ TRƯNG, HN BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC CỦA SGD BẢNG 2: CƠ SỞ VẬT CHẤT -KĨ THUẬT CỦA SGD BẢNG 3: BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SGD BẢNG 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SGD BẢNG 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢNG 7: BẢNG SO SÁNH 2 CHỈ TIÊU KẾT QUẢ KINH DOANH BẢNG 8: TÌNH HÌNH NỘP THUẾ CỦA SGD 1_ LỜI NÓI ĐẦU. Từ nhiều thế kỉ trướcđến nay, hệ thống NHTM đã ra đời và phát triển không ngừng ở trình độ ngày càng cao. Ở đó, các NHTM dóng vai trò lớn trong việc thu gom những khoản tiền nhàn rỗi trong nhân dân để chuyển nó đến các nhà đầu tư. Cùng với quá trình đổi mới và hòa nhập kinh tế thế giới, việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để phát triển đất ngày càng được các NHTM nói chung và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Không chỉ đổi mới về cơ cấu tổ chức, ngân hàng còn đổi mới về phương thức và chất lượng hoạt động kinh doanh., mở rộng công tác huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư và phát triển , đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng… Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao và kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành ngân hàng nói chung và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, thu hút sự tìm tói nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước. Xuất phát từ thực tế nói trên, em là sinh viên khoa ‘thương mại và kinh tế quốc tế” , đang trong quá trình đi thực tập tại “NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, Sở giao dịch số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng , Hà Nội” rất mong muốn được tìm tòi và học hỏi tại quý công ty để có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp và nâng cao nhận thức thực tiễn về ngành ngân hàng cùng những vấn đề đang được các nhà kinh tế quan tâm. Sau một thời gian thực tập tại công ty, tôi đã hoàn thành “Báo cáo thực tập tổng hợp” nằm trong giai đoạn thực tập đợt một. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn , người đã trực tiếp hướng dẫn em, cùng ban giám đốc và nhân viên “Sở giao dịch NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội” đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. 2_ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH SỐ 44 NGUYỄN DU, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI. 2.1_ Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Hàng Hải Việt Nam. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( tên quốc tế là Maritime Bank hay kí hiệu quốc tế là MSB) là NH TM được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/6/1991, Giấy phép số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày 12/7/1991, Maritime Bank đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Với tầm nhìn: “trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế” , Maritime bank đang phấn đấu đạt được mục tiêu : “Đến năm 2012, Maritime Bank là một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.” Trải qua nhiều giai đoạn phát triển , ngày nay Maritime bank đã khẳng định được tên tuổi của mình trong nước và trên trường quốc tế. Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại thành phố Cảng Hải Phòng Từ năm 1992 – 1994: Thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế. Năm 1996: Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước. Năm 1997: với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam. Từ năm 1998 – 2000 Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh. Năm 2001, Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay. Từ năm 2002-2004, Giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime Bank. Tháng 8 năm 2005, Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường. Từ Năm 2006-2007: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu. 2.2_ Sự hình thành và phát triển Sở Giao dịch số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội SGD số 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội( gọi tắt là SGD) là SGD đầu tiên tại Hà Nội với quy mô lớn nhất miền bắc, là một trong số SGD trọng điểm của Maritime bank. SGD đi vào hoạt động từ ngày 1/6/2005 theo quyết định của HDQT NHTMCP Hàng Hải Việt Nam ngày 7/11/2004. SGD này là một trong những cơ sở tiên phong đi đầutrong hệ thống NH Hàng Hải VN, phát triển mạnh mẽ dịch vụ bán lẻ, đem lại lợi ích cho khách hàng . Sở hoạt động theo quy trình một cửa với công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiện đại theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng VN hiện nay. Việc thành lập SGD rất phù hợp với quá trình phát triển mạng lưới các hoạt động , phát huy truyền thống ngân hàng là nâng cao giái trị phục vụ khách hàng , nâng cao hiệu quả an toàn của toàn hệ thống và làm nòng cốt để xây dựng Maritime bank thành tập đoàn tài chính vững mạnh. Với mục tiêu: “tạo lập giá trị bền vững” , sau 3 năm rưỡi kể từ khi thành lập tới nay, sở đã bắt kịp với sự phát triển thị trường và thỏa mãn khá tốt nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi…Sở đặt ở số 44 đường Nguyễn Du, thuộc quận Hai Bà Trưng, là quận lớn nhất thành phố Hà Nội, đường Nguyễn Du cắt ra phố Huế, là một trong những tuyến đường lớn nhất Hà Nội, ngay giữa trung tâm thành phố. Vị trí đó hết sức thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ… 3_ TỔ CHỨC BỘ MÁY SGD, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.1_ Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam( Tổng công ty) ( Nguồn được cấp bởi phòng hành chính tổng hợp SGD) SƠ ĐỒ 1- CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD số 44 Nguyễn DU, Hai Bà Trưng, Hà Nôi. Bộmáy tổ chức của sở được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến chức năng, theo hướng hiện đạI hoá ngân hàng. SGD chia làm 2 khối: Khối trực tiếp kinh doanh và khối quản lí Khối quản lí bao gồm: _Phòng tài chính- kế toán _Phòng hành chính- tổng hợp Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm: _Phòng khách hàng cá nhân _Phòng khách hàng doanh nghiệp _Phòng dịch vụ khách hàng _Các phòng giao dịch trực thuộc Từng bộ phận phòng ban được thiết lập theo sơ đồ 1 dưới đây: GIÁM ĐỐC SGD PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÍ KHỐI TRỰC TIẾP KD Tài chính-kế toán Các PGD trực thuộc Dịch vụ khách hàng Khách hàng doanh nghiệp Hành chính tổng hợp Khách hàng cá nhân SƠ ĐỒ 2.BỘ MÁY TỔ CHỨC SGD Trong đó: _ Giám đốc SGD : Lê Thanh Tùng _ Phó giám đốc : Đỗ Thị Mai Dung _ Trường phòng khách hàng cá nhân : Lê Thị Phương Đông _ Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp: Lê Xuân Thọ _Tưởng phòng kế toán- tài chính : Nguyễn Thị Kim Anh _ Trưởng phòng dịch vụ khách hàng : Phạm Thị Xuân Hoa _ Trưởng phòng hành chính- tổng hợp : Hoàng Xuân Hòa Các phòng giao dịch trực thuộc( 5 phòng): _ Trưởng phòng giao dịch Kim Liên : Nguyễn Thị Thanh Hà _ Trưởng phòng giao dịch Hoàn Kiếm : Phạm Đăng Mai _ Trưởng phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn : Nguyễn Thị Hồng Thoa _ Trưởng phòng giao dịch Phố Huế : Nguyễn Thu Hằng _ Trưởng phòng giao dịch Trung Tự : Phạm Ánh Hồng 3.3_ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.3.1_ Giám đốc SGD Thay mặt giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động của SGD và chịu trách nhiệm pháp lí về mọi hoạt động của SGD Có trách nhiệm bố trí công việc cho từng phòng ban chức năng Chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn lực cho các phòng ban hoàn thành chức năng Giám sát việc thực thi hoạt động của các phòng ban 3.3.2_ Phó giám đốc SGD Thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của các cá nhân, phòng ban Được sự uỷ quyền của giám đốc để thực thi mọi hoạt đôg như: Bố trí công việc cho từng cá nhân trong SGD và cụ thể ở các phòng ban Tuyển mộ tuyển dụng, cung cấp mọi nguồn lực cho các phòng ban chức năng Trực tiếp giám sát việc thi hành hoạt động của từng cá nhân và các phòng ban. 3.3.3_ Phòng tài chính- kế toán Chức năng Thực hiện công tác tài chính và báo cáo bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo kiểm táon, báo cáo ngân hàng nhà nước, báo cáo tổng công ty, các cơ quan lien quan. Theo dõi thu nhập, chi phí và các khoản nợ tại sở. Nhiệm vụ _Quản lí các tài khoản tiền gửi thanh toán của sở, giữ ổ khoá của kho tiền và chịu trách nhiệm nhập xuất và bảo quản kho tiền Thường xuyên kiểm soát và duyệt chi , hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ phát sinh khác Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực đúng chế độ Tham gia đầy đủ các khoá đào tạo, xây dựng và truyền đạt tốt mục tiêu của tổng công ty Đánh giá định kì tất cả cán bộ công nhân viên do mình phụ trách Hỗ trợ các đồng nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt trong công ty, thực hiện những nhiệm vụ mà iám đốc sở giao phó 3.3.4- Phòng hành chính- tổng hợp Chức năng Thực hiện các chức năng văn thư lưu trữ, quản lí hành chính và một số nghiệp vụ nhân sự, đảm bảo công tác hỗ trợ hậu cần b- Nhiệm vụ - Quản lí việc tổ chức và khai thác nguồn nhân lực trong cơ quan Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ công tác: tuyển dụng đào tạo, tiền lương, bố trí nhân lực, tiền thưởng và chế độ đối với người lao động Quản lí hồ sơ nhân sự, tiền lương trên phân hệ Admin Tổ chức công tác lễ tân, đón kháchcác đoàn khách Mua sắm các thiết bị công cụ, cơ sở hạ tầng và dụng cụ lao động trong cơ quan Thực hiện công tác PCCC, tự vệ an ninh, an toàn trụ sở Xử lí các rủI ro xảy ra và lập báo cacó theo quy định. 3.3.5- Phòng khách hàng cá nhân Chức năng Quản lí và điều hành các hoạt động liên quan đến KHCN, các hoạt động kinh doanh dịch vụ đảm bảo mục tiêu và phương hướng đề ra của sở và tổng công ty. Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạchvà phương hướng thực hiện nhiệm vụ mục tiêu đề ra Phân công các chỉ tiêu đến từng CBNV trong phòng Quản lí rủi ro và xử lí những rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của phòng Vai trò làm đầu mối tổ chức hướng dẫn phối hợp các bộ phận KHCN khác trong tổng công ty và các chi nhánh khác để thực hiện mục tiêu đề ra. Phòng khách hàng doanh nghiệp Chức năng Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với khách hàng của DN theo các nhiệm vụ đề ra. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp và mối quan hệ với các phòng KHDN khác trong sở và các chi nhánh cùng tổng công ty Nhiệm vụ Xây sựng kế hoạch thường niên và chiến lược kinh doanh đối với KHDN phù hợp vớI định hướng phát tiển và mục tiêu đề ra Thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ của phòng và CBCNV trong phòng Khai thác và tổ chức tốt công tác nguồn lực : tài sản, nhân lực… đúng chế độ và hiệu quả Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, dư nợ, huy động vốn từ KHDN để đem lại hiệu quả kinh doanh Xử lí rủi ro xảy ra về: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường trong quá trình kinh doanh Thu thập và nghiên cứu th ông tin liên quan đến khách hàng và biến động thị trường kinh doanh , đề ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả. Phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp, tạo lập chính sách kinh doanh và quan hệ khách hàng phù hợp. Xử lí tốt các thong tin phản hồi từ khách hàng. Khai thác và phát triển các hoạt động dịch vụ , phân tích mọi biến động và phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp Xử lí và xây dựng tốt các văn bản có liên quan và quản lí lãi suất cùng biểu phí , phí dịch vụ. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các họat động nghiệp vụ như tư cách đạo đức khách hàng, định giá tài sản, phát triển cá nhân chuyện nghiệp và hiện đại. 3.3.7- Phòng dịch vụ khách hàng Chức năng Cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tư vấn tốt nhất cho khách hàng, phát triển công tác thị trường trong huy động vốn và dịch vụ ngân hàng. Nhiệm vụ - Là đầu mối xây dựng hệ thống các quy định, quy trình nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng. - GiảI quyết các vướng mắc phát sinh, quản lí công tác dịch vụ khách hàng tập trung theo các phân cấp Quản lí xuất nhập quỹ từ quỹ chính với các giao dịch viên Thực hiện kế toán cuối ngày Kiểm tra từng bộ phận , nhân viên về quy chế tài chính, quy chế kế toán áp dụng và các nghiệp vụ phát sinh khác. Quản lí séc trắng, số tiết kiệm trắng xuất cho các giao dịch viên Tham gia các khoá đào tạo chuyên nghiệp, hội thảo, tập huấn nhằm bổ sung kiến thức và trình độ cho các giao dịch viên. 3.3.8_ Các phòng giao dịch trực thuộc Chức năng Đảm bảo chất lượng của các hoạt động nghiệp vụ và nâng cao mối quan hệ khách hàng , chất lượng dịch vụ. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, số lượng khách hàng , chất lượng tín dụng và quá trình lập và thực thi kế hoạch của đội ngũ cán bộ. Nâng cao uy tín và ảnh hưởng của ngân hàng. Nhiệm vụ Kiểm soát các chứng từ giao dịch chính xác và kịp thời. Nâng cao dịch vụ tư vấn kháhc hàng và quản lí quá trình giao dịch vớI kháhc hàng Làm đầu mối xây dựng quy định và quy trình nghiệp vụ thuọcc chức năng giao dịch vớI khách hàng Duy trì và phát triển các mối quan hệ kháhc hàng và tìm hiểu khách hàng để quản lí việc cho vay tín dụng Tự tổ chức sao lưu hồ sơ phòng , đề xuất các phương án kinh doanh và phát triển dịch vụ khách hàng. 4_ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA SGD. 4.1_ Đặc điểm nguồn nhân lực của SGD. SGD ngân hàng có một đội ngũ nhân viên và ban giám đốc hết sức nhiệt tình và năng động trong công việc, khá phù hợp với định hướng phát triển theo hướng hiện đại hoá ngân hàng. Việc tuyên dụng và nâng cao chất lượng thong qua việc đào tạo cán bộ công nhân viên trong sở được ban giám đốc và tổng công ty đặc biệt chú trọng. Tính trong năm2008, tổng số nhân viên và ban giám đốc trong sở là 80 người, được chia theo cơ cấu giới tính, theo trình độ( cấp bậc) và theo độ tuổi được thống kê dưới bảng 1 dưới đây: BẢNG 1: Cơ cấu nguồn nhân lực của SGD Chỉ tiêu Số lượng Theo cơ cấu Nam 24 Nữ 56 Theo trình độ Cử nhân ,kỹ sư 58 Cử nhân cao đẳng 6 Trung cấp 12 PTTH 4 Theo độ tuổi 20-40 77 41-50 2 51-60 1 Tổng 80 (Số liệu cấp bởI phòng hành chính- tổng hợp) Thông qua bảng trên có thể nhận thấy : Xét về mặt cơ cấu nhân viên thì số nhân viên nữ chiếm 56 người tức là khoảng hơn 2/3 số nhân viên trong sở, trong đó số nhân viên nam chỉ có 24 ngườI tức là chiếm gần 1/3 số lượng nhân viên trong sở và chỉ bằng xấp xỉ ½ số nhân viên nữ. điều này cho thấy số lượng nhân viên nữ chiếm đông đảo hơn và khá giống các ngân hàng khác. Xét về theo trình độ thì số lượng cử nhân và kĩ sư chiếm 58/80 người tức là 72,5% hay chiếm gần ¾ tổng số nhân viên trong sở. Con số này chứng tỏ nhân viên trình độ nhân viên trong sở khá cao. Trong khi cử nhân cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm 18/80= 22,5% tổng số nhân viên trong sở.Xét theo độ tuổi, số nhân viên từ 20-40 là 77 người tức là chiếm 96,25%, số nhân viên ở độ tuổi trung niên chiếm 2.5% và chỉ có 1 nhân viên ở tuổi từ 51-60. Như vậy có thể nhân thấy nhân viên trong sở nhìn trung rất trẻ, điều này đáp ứng được tốt yêu cầu sự năng động trong công việc nhất là nhân viên thuộc khốI trực tiếp kinh doanh. 4.2_ Đặc điểm về cơ sở vật chất- kĩ thuật của sở Sở được đặt ở mặt đường Nguyễn Du và rất rộng rãi. Tổng cộng có 26 phòng,Các phòng lớn nhỏ khách nhau phù hợp với đặc thù công việc của từng phòng. Mỗi nhân viên được trang bị một bộ bàn ghế bao gồm cả điện thoại bàn và may tính màn hính LCD, mỗi phòng đều có may fax, may photo và may in, đồng hồ . Trong mỗi tầng đều được trang bị thiết bị PCCC gần cầu thàng máy. Bảng dưới đây thống kê một số thiết bị quan trong trong SGD Bảng 2: Cơ sở vật chất- kĩ thuật của SGD Chi tiết Số lượng( chiếc, cái) Máy FAX 26 Điên thoại 90 Ô tô 3 Máy tính 90 Máy in 26 Máy photo 26 Bộ thiết bị PCCC 11 Bộ bàn ghế tiếp khách Máy đếm và kiểm tra tiền. 20 10 ( Số liệu cấp bởi phòng hành chính tổng hợp) Bên cạnh đó còn có đầy đủ các thiết bị phụ trợ . Bảng, Thiết bị điện tử thong báo lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay và các thông tin về dịch vụ khách hàng được đặt ở phòng đón khách tầng 1, đồng hồ điện tử tạI các phòng và những thiết bị cập nhật thông tin nhờ mạng WIFI trong sở phù hợp vớI định hướng hiện đại hoá ngân hàng. 5_ ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM, KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 5.1_ Đặc điểm về sản phẩm . Các laọi hình sản phẩm được cung cấp ở tổng công ty đều được cung cấp tại sở giao dịch 44 Nguyễn Du. Do đó thống kê dưới đây đề cập đến các sản phẩm cung cấp tại công ty cũng như là tại SGD. Các loại sản phẩm được phân theo mục đích phục vụ từng đối tượng khách hàng khác nhau bao gồm: Sản phẩm và dịch vụ khách hàng cá nhân. Sản phẩm và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử. 5.1.1_ Sản phẩm và dịch vụ khách hàng cá nhân bao gồm: a.Tiền gửi thanh toán. Tiền gửi thanh toán là tài khoản chính mà khách hàng Sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần khách hàng bạn muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. _Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. b. Tiền gửi tiết kiệm. Hiện nay có các loại tiền gửi tiết kiệm sau: Tiết kiệm “tân xuân đắc lộc”, tiết kiệm” định kì sinh lời”, tiết kiệm “ gửi tiền nhận lãi ngay”, tiết kiệm thường, tiết kiệm” an lộc”, tiết kiệm” thưởng lãi suất”, tiết kiệm “ dự thuởng sinh nhật kim cương trúng giải thưởng kép”, tiết kiệm “ lộc xuân may mắn”, tiết kiệm “ phú- an -thuận” c.Sản phẩm thẻ. Thẻ MaritimeBank là loại thẻ ghi nợ nội địa, được phát hành dựa trên cơ sở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn VND. khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7 tại các ATM hoặc thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT căn cứ vào hạn mức của của hạng thẻ và số dư hiện có trong tài khoản. Hạng thẻ: Thẻ MaritimeBankcó 3 hạng là chuẩn (B), vàng (G) và đặc biệt (D) Phạm vi sử dụng: Các ATM/POS của Maritime Bank và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. d. Dịch vụ chuyển tiền. Có 3 loại dịch vụ chuyển tiền bao gồm: Dịch vụ nhanh kiều hối, dịch vụ chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, dịch vụ từ trong nước.Việc chuyển tiền nhanh chóng, đơn giản về mặt thủ tục phù hợp với xu hướng hiện đại hoá ngân hàng. e. Sản phẩm và dịch vụ cho vay. Bao gồm: _Cho vay CBNV Maritime Bank Dành cho CBNV đang làm việc tại Maritime Bank có Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và Thời gian làm việc tính đến thời điểm vay vốn tối thiểu được 2 năm _Cho vay CBNV doanh nghiệp Dành cho CBNV của các tổ chức, pháp nhân có ký kết Thỏa thuận hợp tác cho vay CBNV với các Đơn vị kinh doanh của Maritime Bank.   _Cho vay ứng vốn trước ngày T Dành cho các cá nhân có chứng khoán được khớp lệnh tại Trung tâm (Sở) giao dịch chứng khoán của các Công ty chứng khoán đã ký Hợp đồng hợp tác với Maritime Bank  _Cho vay Cán bộ Quản lý Dành cho CBQL từ cấp Trưởng, Phó phòng trở lên của các Cơ quan chủ quản.(Danh sách Cơ quan chủ quản)  _Cho vay mua nhà Dành cho các cá nhân có nhu cầu mua nhà là căn hộ chung cư, nhà chia lô và ngôi biệt thự tại Công ty kinh doanh nhà theo các Dự án  _Cho vay mua ô tô Dành cho các cá nhân có nhu cầu mua xe tại Nhà phân phối có ký Hợp đồng hợp tác với Maritime Ban _Cho vay Đầu tư chứng khoán Chứng khoán là các loại chứng khoán niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán tập trung và chứng khoán đấu giá thông qua Công ty Chứng khoán, Công ty Tài chính có ký Hợp đồng hợp tác với Maritime Bank  _Cho vay thông thường Dành cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn không thuộc các sản phẩm cụ thể  f. Dịch vụ khác. _Chiết khấu giấy tờ có giá Bao gồm: Trái phiếu, tín phiếu, công trái do Chính phủ phát hành; Thẻ tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi do MSB phát hành; Các loại giấy tờ có giá do các tổ chức Tín dụng khác phát hành.   _Ứng vốn giấy tờ có giá Gia hạn ứng vốn chỉ thực hiện trong trường hợp ngày thanh toán của GTCG xảy ra sau ngày đến hạn hoàn trả và giá trị còn lại của GTCG đó đủ để thanh toán gốc, lãi phát sinh của khỏan ứng vốn khi gia hạn, nhưng không quá 6 tháng.  _Dịch vụ thu đổi ngoại tệ Dịch vụ Thu đổi Ngoại tệ là dịch vụ Maritime Bank cung cấp cho khách hàng có nhu cầu chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang ngoại tệ khác 5.1.2_ Sản phẩm và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp bao gồm: a. Dịch vụ tài khoản. _Chuyển tiền ra nước ngoài _ Nhận tiền chuyển đến. _Tiền gửi thanh toán _Tiền gửi có kì hạn. b. Sản phẩm bao thanh toán. _Bao thanh toán trong nước Doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh? Với dịch vụ Bao thanh toán trong nước, doanh nghiệp sẽ được Maritime Bank ứng trước một khoản tiền dựa trên giá trị khoản phải thu Bao thanh toán quốc tế _Doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh? Với dịch vụ Bao thanh toán xuất khẩu, những khoảng cách về địa lý, khác biệt về ngôn ngữ cũng như quá ít thông tin về đối tác sẽ không còn là trở ngại lớn cho nhà xuất khẩu trong việc mở rộng thị trường.  C. Thanh toán quốc tế. _Bao thanh toán quốc tế .  _Thư tín dụng nhập khẩu _Nhờ thu nhập khẩu _Nhờ thu xuất khẩu _Nhận chuyển tiền đến _Chuyển tiền ra nước ngoài d. Bảo lãnh ngân hàng. _Bảo lãnh nước ngoài Khách hàng là các tổ chức chuyên cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tác nước ngoài, đang cần một Ngân hàng để cam kết với đối tác của mình về việc sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp khách hàng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận _Bảo lãnh trong nước Khách hàng có nhu cầu được ngân hàng đứng ra bảo lãnh để thực hiện các cam kết trong giao dịch kinh tế,Maritime Bank cung cấp tới khách hàng dịch vụ bảo lãnh trong nước. e.Sản phẩm cho vay. _Cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD _Cho vay Tài trợ kinh doanh _Cho vay đầu tư dự án _ Cho vay hợp vốn _Cho vay các khoản phảI thu _Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. f.Sản phẩm và dịch vụ khác. _ Thư tín dụng nội địa( L/C nội địa) _ Chi hộ tiền mặt _ Chi hộ lương _Thu hộ tiền mặt 5.1.3_ Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử a. Internet banking Internet Banking là dịch vụ mà Ngân hàng Hàng Hải cung cấp cho khách hàng thông qua hệ thống e-mail và Website: www.msb.com.vn, Khách hàng sẽ nhận được thông tin về Ngân hàng và tình hình giao dịch tài khoản của mình bằng cách gửi e-mail đến Maritime Bank hoặc truy cập vào website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ thời điểm nào. b.Mobile banking Mobile-Banking là dịch vụ mà Ngân hàng Hàng Hải cung cấp cho Khách hàng thông qua hệ thống nhắn tin SMS bằng điện thoại di động. Chỉ cần nhắn tin theo mẫu tới số 0915 22 33 00 và/hoặc 0909 09 04 56, Khách hàng sẽ nhận được các thông tin về tình hình tài khoản của mình và Maritime Bank c.Phone banking Đây là dịch vụ ít đuợc sử dụng hơn vì tính tiện ịch hạn chế so với các dịch vụ trên. Ngân hàng Hàng HảI cung cấp cho khách hàng thông qua hệ thống điện thoại bàn về tình hính tài khoản và cung cấp thông tin đuợc cập nhật. 5.2_ Đặc điểm về khách hàng của SGD. Bằng việc cam kết hành động với khách hàng: Cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; Đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng; Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật. Số lượng khách hàng của SGD ngày càng tăng lên. Khi khách hàng sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của SGD, cũng trở thành quý khách của SGD. Khách hàng của SGD bao gồm cả trong và ngoài nước, Việt kiều đang sinh sống trong và ngoài nước. Tuy nhiên khách hàng miền Bắc đặc biệt là thành phố Hà Nội vẫn chiếm số lượng lớn nhất, do đặc thù vị trí của SGD. Khách hàng của sở có thể là các tổ chức, cá nhân, từ những khách hàng có thu nhập thấp đến thu nhập cao, gửi và vay ngắn hạn và dài hạn, ở mọi lứa tuổi khác nhau, thậm chí khách hàng chính là những thành viên trong SGD. Tuy nhiên lượng tiền gửi của mỗi khách hàng vào ngân hàng nói chung hay SGD nói riêng được đánh giá là chưa cao lắm. Đối với các khách hàng là cá nhân hay tổ chức của các dự án tàu biển được công ty tài trợ, và thanh toán quốc tế vẫn là những khách hàng mà SGD đặc biệt quan tâm vì đó vẫn là tâm điểm chính của tổng công ty và các chi nhánh trên toàn quốc. Hiện nay, những khách hàng là những cá nhân hoặc tổ chức nói trên tăng nhiều hơn về số lượng so với những năm trước. 5.3_ Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. Tính đến hết tháng 6 năm 2008 có 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động cùng với 36 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và 12công ty tài chính trên cả nước sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh về khả năng huy động vốn cũng như tăng số dư nợ. và phát triển dịch vụ và mọi lĩnh vực khác của ngân hàng nói chung và SGD nói riêng. Sức ép cạnh tranh ngày càng trở thành mối đe doạ lớn đối với SGD và tổng công ty trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiên nay. Mọi ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước đang tranh thủ từng giờ, từng ngày mở rộng chiến dịch thu hútsự chú ý và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Địa bàn hoạ động của SGD là nơi tập trung đông đúc các « gương mặt lớn » như : AGRIBANK, INCOMBANK, VIETCOMBANK, HABUBANK... nên sự cạnh trnah gay gắt không chỉ về lãi suất mà còn về các hình thức Marketing và các tiện ích khác. Nếu muốn nâng tầm ảnh hưởng và mở rộng thêm phòng giao dịch , SGD phải tính toán kĩ hiệu quả kinh tế mang lại và cách bố trí địa điểm sao cho phù hợp. 6_THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2008. 6.1.1_ Tình hình chung về sử dụng tài sản và nguồn vốn BẢNG 3: BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN Tỉ giá ÚSD: 16.114.00 CHỈ TIÊU QUY ĐỔI VNĐ 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 A- TÀI SẢN _Tiền mặt và vàng bạc đá quý 9,637,636,421 20,078,409,218 21,536,779,476 _Tiền gửI tạI NHNN 95,877,676 176,828,368 26,150,516 _Tiền, vàng gửI tạI các TCTD khác 1,366,523,588 2,849,007,476 4,860,366,738 _Cho vay khách hàng 206,569,310,700 430,373,564,068 566,631,936,490 _Tài sản cố định 8,200,485,437 17,178,094,666 16,897,104,723 _Tài sản có khác 203,009,229,900 422,935,895,775 668,187,116,094 TỔNG TÀI SẢN CÓ B- NỢ PHẢI TRẢ VÀ VCSH 428,924,063,700 893,591,799,571 1,278,139,454,082 _ Vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư, cho vay 3,904,574,489 8,301,196,582 119,439,621,834 _Phát hành giấy tờ có giá 11,496,343,310 24,054,863,153 20,288,848,293 _Vốn và các quỹ 553,403,960,600 115,323,741,825 41533,718,676 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VCSH 428,924,063,800 893,591,799,571 1,278,139,454,082 (Số liệu lấy từ phòng kế toán- tài chính SGD) Dựa vào các số liệu của bảng trên có thể thấy: _Tổng Tài sản( Nguồn vốn) của SGD qua các năm đều tăng lên. Năm 2006 tổng tài sản là 428,924,063,700 VNĐ, năm 2007 tổng tài sản là 893,591,799,571 VNĐ tức là đã tăng 464,667,735,800VNĐ hay tăng 108% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản là 1,278,139,454,082 VNĐ, tăng hơn so với năm 2007 là 384,547,654,500VNĐ hay tăng 43,03% so với năm 2007. Như vậy, tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn tăng lên từ năm 2006-2007 lớn hơn gấp 2,5 lần so với giá trị tăng tài sản hay nguồn vốn từ năm 2007-2008. Điều này có thể lí giải là do đến năm, khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu ảnh hưởng lớn đến hệ thổng ngân hàng trong nước trong đó có SGD của Ngân hàng Hàng Hải, tốc độ phát triển của các ngân hàng giảm mạnh. Cũng từ bảng số liệu trên, ta có một số nhận xét sau: A_ Nhận xét về tình hình kinh doanh của SGD _ Tình hình huy động vốn Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tế luôn được Maritime Bank coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình. BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SGD Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 _Tiền gửI và vay các TCTD khác 9,545083,555 19,279,340,749 3,212,236,208 _Tiền gửI của khách hàng 348,763,675,500 726,632,657,262 1,093,665,029,071 TỔNG 358,308,759,100 745,911,997,900 1,096877265000 ( Số liệu lấy từ phòng khách hàng doanh nghiệp SGD) Huy động vốn từ dân cư và các TCTD khác tăng mạnh từ năm 2007-2008 là 350,965,267,300 VNĐ tức là tăng 47,05% , từ năm 2006-2007 tăng 387,603,238,800VNĐ tức là tăng gần . Như vậy giai đoạn 2006-2007 giá trị huy động vốn tăng lớn hơn giai đoạn 2007-2008 là 1,625 lần và nguồn huy động vốn chủ yếu vẫn là huy động trong dân cư. _ Về hoạt động tín dụng Ngay từ những ngày đầu thành lập, SGD đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1868.doc