Ngân hàng nông nghiệp và phỏt triển nông thôn Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh

Tài liệu Ngân hàng nông nghiệp và phỏt triển nông thôn Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh: ... Ebook Ngân hàng nông nghiệp và phỏt triển nông thôn Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng nông nghiệp và phỏt triển nông thôn Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu làm việc một cách nghiêm túc, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- thạc sĩ Lê Thị Thúy, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đề tài: “ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh”. Nhìn lại chặng đường trong suốt 4 năm qua, em vô cùng biết ơn công lao giảng dạy, cũng như sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong thời gian học tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo- thạc sĩ Lê Thị Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và thực hiện thành công khóa luận này. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta ngay sau khi ra đời, trong cương lĩnh (năm 1930) đã khẳng định mục tiêu lý tưởng phấn đấu của nước ta là độc lập dân tộc và CNXH. Từ đó đến nay, gần 80 năm qua chúng ta luôn kiên định và quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng đó. Nhìn lại chặng đường 15 năm xây dựng và đổi mới của nước ta với rất nhiều những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Những thành tựu quan trọng đó không những giúp cho nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng sau chiến tranh mà còn được coi như một bước tiến quan trọng giúp khẳng định lại vị trí của Việt Nam trên đấu trường của nền kinh tế thế giới. Cơ chế kinh tế được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đặc biệt mở rộng các quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế với các nước và các khu vực trên thế giới. Việt Nam những năm trở về trước với gần 70% dân số làm nghề nông, chính vì thế nông nghiệp cũng là một lĩnh vực quan trọng cần rất nhiều sự quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.Trong những năm qua, sản xuất nông nhiệp nước ta phát triển tương đối ổn định, vững chắc với tốc độ cao (bình quân 4,3%/năm). Sản phẩm trong sản suất nông nghiệp không những đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác giúp tăng phần nào ngân sách quốc gia. Cơ cấu kinh tế được chuyển biến một cách rõ rệt, tu bổ, nâng cấp, làm mới các kết cấu cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị tối ưu nhất có thể cho quá trình sản xuất, đời sống của các tầng lớp nhân dân nói chung và tầng lớp nông dân nói riêng từng bước nâng cao và cải thiện… Những kết quả nêu trên nhìn chung chỉ là bước khởi đầu trong quá trình đổi mới, nó vẫn chưa thể tương xứng được với tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nước ta, song đó cũng là một kết quả rất khả quan góp phần vào ổn định kinh tế- xã hội của đất nước đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của khu vực nông thôn và có tác dụng là bước đệm vững chãi, tích cực trong việc tạo đà phát triển cho những năm sau này. Bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa phát triển tất yếu sẽ đòi hỏi sự ra đời của các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sự thuận lợi cho phát triển kinh tế. Một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp đã ra đời: “Ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn Việt Nam” (viết tắt: NHNo& PTNT Việt Nam) Nằm trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam, NHNo& PTNT Yên Bái cũng hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho kinh tế nông nghiệp phát triển vững mạnh. Bởi vai trò của nó là khai thác triệt để những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó quan trọng nhất đó là nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tiễn trong những năm qua đã khẳng định, bằng các nghiệp vụ ngân hàng mà chủ yếu là hoạt động tín dụng thông qua chính sách cho vay trực tiếp đến từng người dân đã góp phần lớn lao vào quá trình phát triển kinh tế địa phương trong quá trình CNH- HĐH, xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, đồng thời kích thích sản xuất hàng hóa phát triển. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã đi nghiên cứu đề tài: “ NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, thực trạng và giải pháp” với mong muốn đóng góp phần nào đó để giúp cho NHNo& PTNT Yên Bái mở rộng hoạt động tín dụng, và đạt hiệu quả cao II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 1. Mục đích Làm rõ cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái nói riêng. Tìm hiểu hoạt động của nó, và những đóng góp của ngân hàng trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tìm hiểu hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái về những thành tựu, vai trò, tồn tại, và nguyên nhân tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động. 2. Nhiệm vụ Nhận biết vai trò, chức năng của ngành ngân hàng nói chung đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với hoạt động của ngân hàng III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng: Hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái, việc huy động vốn, công tác cho vay, công tác thu hồi nợ.. đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Phạm vi nghiên cứu: Công tác tín dụng của NHNo& PTNT trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái trong thời gian từ khi hoạt động độc lập (30/8/1991) đến nay(2007), lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và có tham khảo kinh nghiệm hoạt đông của một số NHNo& PTNT địa phương khác. IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lý luận chủ yếu dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nắm vững đường lối chính sách của Đảng thông qua văn kiện các kì đại hội, kết hợp với lý luận của bộ môn kinh tế chính trị Phương pháp: Xem xét đánh giá vấn đề kết hợp với việc phân tích số liệu, sắp xếp các bố cục, các phần theo trình tự logic. Coi trọng tổng kết thực tiễn, đối chiếu với các quan điểm đường lối của Đảng, đề xuất những giải pháp thực tế, khả thi. V. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương Chương I: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam Chương II: Hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái trong giai đoạn từ 1991 đến nay (2007) Chương III: Phương hướng, mục tiêu, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Lịch sử ra đời các ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của lưu thông hàng hoá, lịch sử của tiền tệ và của các kiểu thiết chế xã hội. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài trong sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội. Tiền tệ là thước đo giá trị và của cải xã hội. Với tiền tệ ra đời, thế giới hàng hoá có hình thức biểu hiện giá trị của mình là tiền tệ. Tiền tệ chính là thước đo lao động xã hội trừu tượng đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá. Trao đổi hàng hoá trực tiếp (H-H) trải qua quá trình vận động và phát triển lâu dài đưa đến sự ra đời tiền tệ, từ đó trao đổi hàng hoá trực tiếp chuyển thành lưu thông hàng hoá (H-T-H). Cùng với sự chuyển biến này, kinh tế hàng hoá đã phát triển lên một trình độ mới, cao hơn và xuất hiện tín dụng thương mại. Tiền tệ ra đời thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển. Bản thân tiền tệ cũng ngày càng phát huy tốt hơn chức năng của mình. Việc tiền tệ làm chức năng phương tiện thanh toán đã tạo điều kiện cho việc mua, bán chịu giữa người sản xuất hàng hoá và người làm chức năng lưu thông hàng hoá. Sở dĩ như vậy vì có những người sản xuất hàng hoá đã sẵn sàng bán, còn người mua cũng rất cần mua, nhưng chưa mua được bởi một lẽ: thiếu tiền- đặc biệt là những người sản xuất những sản phẩm hàng hoá mang tính chất thời vụ của nguồn cung cấp nguyên liệu. Chính vì thế đã phát sinh tín dụng thương mại: người mua nhận được hàng mà chưa trả tiền ngay, sau một thời gian do hai bên thoả thuận mới phải trả tiền. Trong điều kiện đó, người mua phải trả đắt hơn là mua trả ngay, thực chất là phải trả khoản thu nhập cho số tiền mua chịu. Khoản thu nhập này chính là số chênh lệch giữa giá mua chịu với giá mua hàng trả tiền ngay. Vì thế, việc mua bán chịu cũng giống như việc vay tiền và phải trả lợi tức. Chỉ khác là việc vay mượn này gắn liền với việc mua, bán hàng hóa, hay nói cách khác là gắn với hoạt động thương mại. Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng được chia thành ba giai đoạn: Qua việc khảo sát các dữ liệu lịch sử giai đoạn từ trước công nguyên cho đến trước thế kỷ XIX, các hoạt động kinh tế đã khá phát triển. Tuy đây là thời kì của các cuộc xâm lược, cướp bóc và tranh giành lãnh thổ giữa các lãnh chúa nhưng hoạt động kinh doanh khá phát triển. Một tầng lớp thương nhân giàu có đã ra đời. Đến khoảng thế kỷ XV- XVI, tiền tệ là những đồng vàng, bạc. Không những chúng nặng, khó vận chuyển mà còn không an toàn. Để khắc phục trở ngại này người ta đã phát minh ra kì phiếu tài chính nhằm thanh toán với nhau thay cho việc vận chuyển. Khi mua và bán chịu với nhau thì người mua phải viết một giấy nhận nợ và cam kết sẽ trả cho người bán số tiền sau một thời gian nhất định. Giấy nhận nợ và cam kết trả nợ này gọi là kì phiếu thương mại hay thương phiếu. Nhưng vẫn còn trở ngại là các doanh nghiệp nên cất giữ tiền ở đâu để đảm bảo an toàn và còn sinh lợi được, nhất là để có vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Vấn đề này được giải quyết nhờ sự giúp đỡ của các thợ vàng, thợ bạc- sau này phát triển thành chủ các ngân hàng. Thời bấy giờ trong các thành phố lớn ở Châu Âu có những thợ vàng, bạc, chuyên buôn bán, tích trữ các loại kim khí quý. Họ thường trang bị đầy đủ các phương tiện để cất giữ các đồng tiền đúc, vàng thoi và bạc nén an toàn. Những người này có các hầm xây cất kiên cố, thuê người gác đêm, còn các doanh nghiệp thì ít có khả năng đó.Vì thế lẽ tự nhiên, người ta thấy nên gửi tiền kim khí cho các thợ vàng, thợ bạc rồi lấy một giấy biên nhận để rút tiền. Đó chính là hình thức ngân phiếu đầu tiên.Chẳng bao lâu sau, ai cũng thấy rằng một tờ giấy biên nhận kiểu như vậy dùng để thanh toán thuận tiện hơn là tiền đúc, và từ đó hình thức ngân hàng đầu tiên là người chủ ngân hàng- thợ vàng xuất hiện. Do số tiền đúc, vàng nén này không mang lại khoản thu nhập nào, nên chủ ngân hàng buộc phải thu phí dịch vụ gửi tiền. Các ngân hàng đầu tiên đều hoạt động với hình thức như vậy. Các ngân hàng này không bao giờ cho lưu thông nhiều ngân phiếu hơn số tiền kim khí quý mà họ cất giữ cho khách hàng. Sau một thời gian thử nghiệm thể thức tạm thời này, các chủ ngân hàng đã nhanh chóng phát hiện cách tạo nên tín dụng. Do ngân phiếu thanh toán thuận tiện hơn so với tiền đúc, nên nó được chuyển từ tay người này đến tay người khác một cách dễ dàng. Thực tế, người ta ít khi rút tiền kim khí ra. Do đó, vàng và tiền đúc chủ yếu được cất giữ trong tầng hầm của các ngân hàng. Khi khách hàng chưa cần đến số tiền đó thì ngân hàng mang nó đi cho vay để lấy lãi. Để đáp ứng nhu cầu vốn tiền tệ của hoạt động cho vay, các ngân hàng- thợ vàng đã không chỉ tạo tín dụng trong phạm vi các khoản tiền khách hàng gửi, mà còn mở rộng quan hệ tín dụng ngân hàng bằng việc vay để cho vay. Sức cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào số lượng tiền mà ngân hàng tập trung, thu hút được. Cho nên, cuộc cạnh tranh nhằm thu hút những khoản tiền nhàn rỗi đã làm cho ngân hàng không chỉ miễn phí tiền gửi của khách, mà còn chịu trả tiền lợi tức cho người có tiền gửi và cho vay để vay thêm nhiều tiền nhàn rỗi nhằm tăng thêm năng lực hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó họ trở thành chủ ngân hàng thực thụ. Khi các ngân hàng này ra đời làm nhiệm vụ vay và cho vay, thì những người có tiền không nhất thiết trực tiếp cho các nhà công thương vay nữa. Mọi việc vay mượn, tức quan hệ tín dụng, đều được tập trung chủ yếu vào các ngân hàng. Do vậy, “ một mặt, ngân hàng là sự tập trung tư bản tiền tệ của những người có tiền cho vay, mặt khác, nó là sự tập trung của những người đi vay’’ (C.Mác: Tư bản, NXB sự thật, Hà Nội, 1987, q.I, t.3, tr 490) Từ đó, ngân hàng thực sự là những xí nghiệp kinh doanh tiền tệ, làm môi giới trung gian giữa những người có tiển cho vay và những người cần vay tiền. Ngân hàng tập hợp tất cả những khoản tiển nhàn rỗi và đem cho những người trực tiếp hoạt động công, thương nghiệp vay. Ngân hàng khi đó đã thực hiện ba nghiệp vụ cơ bản: nhận tiền gửi, thanh toán hộ và cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Tuy nhiên lúc này cũng bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Có thể kể đến hai mâu thuẫn quan trọng nhất là: Một là, khi vô số ngân hàng phát hành tiền thì khó có thể kiểm soát lượng tiền giấy mà chúng phát hành, cũng như việc lạm dụng phát hành tín phiếu. Vào thế kỷ XVIII xảy ra tình trạng lạm phát rất lớn trong phát hành tiền giấy. Năm 1837 ở Mỹ một ngân hàng dự trữ 86.480$ dã phát hành ra 500.000$ tiền giấy. Hai là, thực tế nhiều ngân hàng đã cấp một lượng lớn tín dụng mà không thu hồi được dẫn đến mất khả năng chi trả làm thiệt hải đến quyền lợi của người đầu tư vốn thành lập ngân hàng và những người gửi tiền vào ngân hàng. Từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư cũng như để có sự thống nhất về tiền tệ trên phạm vi quốc gia và giám sát các hoạt động của ngân hàng, sau vụ sụp đổ của ngân hàng Amstecdam, các nhà nước phương tây đã quy định chức năng phát hành tiền chỉ do một ngân hàng duy nhất đảm nhiệm, ngân hàng này cũng sẽ kiêm luôn chức năng giám sát hoạt động của các ngân hàng khác. Hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương độc quyền phát hành tiền tệ và quản lý các ngân hàng thương mại nhưng không được kinh doanh. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng chịu sự quản lý của ngân hàng trương ương. Như vậy, thế kỷ XIX đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng với việc hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp. Bước sang thế kỷ XX, với sự phát triển của kinh tế và KHCN, hoạt động ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Nhiều nghiệp vụ mới ra đời và phát triển bên cạnh ba nghiệp vụ truyền thống cơ bản. Các ngân hàng đã tiến vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, tham gia vào lĩnh vực bất động sản và cung ứng nhiều dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của nền kinh tế. Công nghệ đặc biệt là mạng Internet đã góp phần làm thay đổi đáng kể hoạt động của ngân hàng. Thanh toán điện tử đang dần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện và an toàn trong thanh toán. Các loại thẻ đang thay thế dần tiền giấy. Dịch vụ ngân hàng tại nhà qua mạng Internet đang dần làm mờ đi cảnh những giao dịch nhận gửi, thanh toán cho vay tại các chi nhánh ngân hàng. Hoạt động ngân hàng sẽ không ngừng phát triển, sang thế kỷ XXI, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều hơn những thay đổi to lớn trong các hoạt động của các ngân hàng. II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NÓ 1.Hệ thống ngân hàng Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng Hệ thống ngân hàng của bất kì nước nào có nền kinh tế hàng hóa tương đối phát triển cũng đều bao hàm hai mặt hoạt động cơ bản sau đây: - Thực thi chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng thông qua việc thực hiện các công cụ của tiền tệ - Hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng, thanh toán, dịch vụ ngân hàng. Tương ứng với hai mặt hoạt động cơ bản đó đã diễn ra quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng hai cấp để vừa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ và chức năng kinh doanh tiền tệ. Về mặt kế cấu hệ thống ngân hàng bao gồm hai bộ phận: Ngân hàng trung ương và Ngân hàng trung gian. Ngoài ra còn có các tổ chức tài chính trung gian khác. 1.1 Ngân hàng trung ương Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới lớn hay nhỏ đều có một ngân hàng trung ương. Đây là ngân hàng đứng đầu trên hệ thống ngân hàng đảm nhiệm nhiều vai trò rất quan trọng chủ yếu là ổn định tiền tệ, đề xuất chính sách tiền tệ và hệ thống tiền tệ của đất nước, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác, ngân hàng trung ương là “ngân hàng phát hành tiền” hoặc “ngân hàng của các ngân hàng”. 1.2 Ngân hàng trung gian Khi ngân hàng trung ương độc quyền phát hành tiền, nó hoàn toàn biệt lập với công chúng. Mọi hoạt động của nó đều thông qua những thể chế trung gian như các ngân hàng, các tổ chức tài chính và chính phủ để đến công chúng. Xuất phát từ nguyên nhân này, những ngân hàng còn lại trong hệ thống được gọi là ngân hàng trung gian. Ngân hàng trung gian làm nhiệm vụ trung gian tài chính giữa người đi vay và cho vay trong nền kinh tế. Tùy theo mỗi quốc gia, ngân hàng trung gian có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung có thể khái quát được thành 3 loại ngân hàng chính: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đặc biệt hay ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng tiết kiệm. 1.2.1 Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là ngân hàng mà nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi và cho vay chủ yếu dựa trên nguồn tiền gửi đó, đồng thời làm một số dịch vụ khác như: mua, bán ngoại tệ, mua, bán chứng khoán. Ngân hàng thương mại có thể tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau. Nó có thể được thành lập bằng 100% vốn nhà nước, 100% vốn tư nhân hay sự góp vốn giữa tư nhân với nhà nước hoặc với nước ngoài. 1.2.2 Ngân hàng đặc biệt ( ngân hàng chuyên doanh) Ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng trung gian được thành lập để phục vụ cho những mục đích đặc biệt, cho những đối tượng đầu tư đặc biệt. Sự phát triển không đều giữa các khu vực khác nhau trong cùng một nền kinh tế là căn bệnh chung của các mô hình kinh tế hỗn hợp, vì lí do đó, để hỗ trợ một cách ưu tiên cho những ngành sản xuất yếu kém nhằm thúc đẩy nó tăng trưởng nhanh hơn từ đó rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư. Ví dụ như: ngành nông nghiệp, các chính quyền, các ngân hàng trung ương luôn luôn khuyến khích thành lập hoặc tự thành lập các ngân hàng chuyên cung cấp vốn ưu đãi cho những đối tượng sản xuất nói trên. 1.2.3 Ngân hàng tiết kiệm Ngân hàng tiết kiệm được hình thành với mục đích huy động những khoản tiền dành dụm được của dân chúng, một mặt làm tăng thêm khoản sinh lợi cho người lao động, mặt khác gia tăng được nguồn vốn tài chính cần thiết phục vụ cho sản xuất và trao đổi. 1.3. Các tổ chức tài chính trung gian khác Sau hệ thống ngân hàng trung gian là mạng lưới đồ sộ của các tổ chức trung gian tài chính khác. Người ta gọi chung đây là các tổ chức trung gian tài chính, bởi vì không những nó có rất nhiều tên gọi khác nhau, mà còn vì hoạt động của nó rất đa dạng. ♣ Qũy tín dụng Quỹ tín dụng được tổ chức như một công ty kinh doanh, hoạt động chính của nó là kinh doanh tiền tệ. ♣ Hiệp hội cho vay và tiết kiệm Giống như một ngân hàng thương mại, nguồn vốn hoạt động của hiệp hội cho vay và tiết kiệm chủ yếu đến từ việc huy động tiền gửi của nhân dân và các tổ chức kinh doanh. ♣ Các công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm như một tổ chức tài chính trung gian, có chức năng trợ giúp hay đền bù về vật chất khi đau ốm, tai nạn trong trường hợp đương sự tham gia bảo hiểm. Có nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau: bảo hiểm thân thể, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xã hội … ♣ Các quỹ trợ cấp và hưu trí Quỹ trợ cấp và hưu trí là một hình thức trung gian tài chính được hình thành từ việc tiết kiệm đồng lương để dự phòng cho lúc về hưu sau này. Nguyên tắc hoạt động của quỹ trợ cấp và hưu trí là huy động số tiền tiết kiệm dự phòng từ các tầng lớp dân cư- huy động từng phần trong từng thời gian lao động và có thu nhập để trả từng phần khi về hưu hoặc mất sức lao động. ♣ Các công ty tài chính Công ty tài chính là một loại công ty mà mục đích của nó là bù đắp vào lỗ hổng thiếu hụt tài chính do thiếu khả năng cung ứng của các công ty trung gian. Các công ty tài chính hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay dân chúng bằng cách phát hành tín phiếu hay cổ phiếu tùy theo từng trường hợp. ♣ Các quỹ tương trợ Các quỹ này thu hút được các nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, các cá nhân có ít tiền tiết kiệm muốn sinh lợi cho những đồng tiền của mình. Họ bỏ vốn vào quỹ, những người quản lý quỹ dùng nó để đầu tư chứng khoán lãi suất cao. Rồi lại dùng chứng khoán lãi suất này là đảm bảo để phát hành hoặc mua đi bán lại chứng khoán ngắn hạn khác. Lợi tức được chia theo tháng hoặc nửa năm một lần, và cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Trên đây là những loại hình tiêu biểu của tổ chức tài chính trung gian. Nó không phải là ngân hàng. Điều khác nhau cơ bản ở chỗ nó không phải lo lắng như các ngân hàng trung gian về những biện pháp điều tiết hoặc quản lý được áp dụng bởi Ngân hàng trung ương như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, quy định lãi suất, quản lý hành chính…Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tài chính này gần như hoàn toàn giống ngân hàng trung gian, nó cũng huy động tiền gửi từ dân chúng và cho vay hoặc đầu tư để kiếm lời. 2. Vai trò của hệ thống Ngân hàng thế giới Trong bất kì nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng đều đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Bởi thông qua hoạt động tín dụng cho vay, Ngân hàng cung cấp vốn cho các dự án nhiều nhất để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Về cơ bản, những vai trò đó là: ♣ Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà của, thiết bị và các tài sản khác. ♣ Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa, dịch vụ( ví dụ: Bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền) ♣ Vai trò bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán (Ví dụ: Phát hành thư tín dụng) ♣ Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán. ♣ Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện chính sách của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. Với các dịch vụ cung cấp đa dạng ngày càng mở rộng, ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao vai trò của mình. Từ các dịch vụ truyền thống (bao gồm thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ ủy thác..), ngày nay các ngân hàng đã tiến hành cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án, tư vấn tài chính, bán dịch vụ bảo hiểm, cho thuê thiết bị, môi giới chứng khoán…Vì vậy, sự lành mạnh, hiệu quả của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia cũng góp phần vào sự ổn định và phát triển của quốc gia đó, khi mà cạnh tranh về phía cạnh tài chính đang ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Nền kinh tế càng tập trung cao và phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cũng yêu cầu ngành ngân hàng phải tập trung cao, để có sự phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển. Vì vậy, từ chỗ là các ngân hàng riêng lẻ, hoạt động độc lập đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thành những ngân hàng lớn với tổ chức môi giới tài chính thực thụ, đảm nhận việc giao thông lưu thông tiền tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tất cả những hoạt động này của ngân hàng phải nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Trong đó, hoạt động tín dụng có tác động trực tiếp và quan trọng nhất. Bởi vì nói đến hoạt động tín dụng là nói đến hoạt động tiền tệ, mà không có tiền thì sản xuất và lưu thông hàng hóa không phát triển được. Tuy nhiên, vì mục đích thu lợi nhuận tối đa và đảm bảo an toàn của đồng vốn nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, kém phát triển. Đồng thời họ lại sẵn sàng cho vay đối với những ngành vừa mới trở nên có lợi nhuận cao, làm ăn phát đạt. Vận động theo sự chuyển hướng này làm cho hệ thống tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển, làm cho việc di chuyển vốn diễn ra một cách dễ dàng, tập trung và duy trì lợi nhuận ở mức bình quân đối với tất cả các ngành. Như vậy, ngân hàng ngày nay đã phát triển đến một hình thức mới cao hơn. Và vai trò của nó cũng được phát triển đến mức tối đa đối với tình hình kinh tế của mỗi nước cũng như đối với thế giới. 3. Chức năng của ngân hàng Ngân hàng là một bộ phận của hệ thống tài chính- tín dụng, là công cụ trọng yếu của chiến lược phát triển kinh tế. Vì thông qua ngân hàng, nó cung cấp một loạt công cụ để tìm tòi nguồn vốn. sử dụng vốn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật, ổn định giá cả. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, Ngân hàng phải làm tốt các chức năng sau: 3.1 Chức năng tập trung và phân phối vốn Thực hiện chức năng này, trước hết ngân hàng phải bằng mọi biện pháp trong đó chủ yếu là thông qua lãi suất để thu hút được đại bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân, các thành phần kinh tế. Trên cơ sở vốn huy động được, ngân hàng thực hiện phân phối vốn (cho vay) để cho các doanh nghiệp, các cá nhân có thêm điều kiện phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Thực hiện tốt chức năng này, Ngân hàng góp phần thúc đẩy việc kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Xét trong phạm vi toàn xã hội, việc phân phối vốn tín dụng dưới hình thái tiền tệ có thể được tiến hành bằng hai cách: Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp là hình thức phân phối thông qua ngân sách nhà nước để đầu tư vốn cho các ngành kinh tế quốc dân. Bằng phân phối trực tiếp, vai trò kinh tế Nhà nước ngày càng được tăng cường, sở hữu nhà nước không ngừng được mở rộng. Phân phối gián tiếp là hình thức phân phối thông qua việc cho vay với các mức lãi suất khác nhau. Đối với các thành phần kinh tế hoặc các chủ thể sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước điều chỉnh vốn đầu tư thông qua quan hệ tín dụng để kích thích hay hạn chế mức độ tăng trưởng kinh tế của các ngành, đảm bảo cho sự cân đối của nền kinh tế. 3.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ là “bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Song không phải vì thế mà đưa qúa nhiều tiền vào lưu thông một cách không cần thiết, ngược lại phải tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. Muốn làm tốt được việc này phải đẩy mạnh hoạt động ngân hàng. Bằng các hoạt động, ngân hàng càng mở rộng và phát triển đa dạng đã không ngừng thúc đẩy lưu thông hàng hóa không phải dùng đến tiền mặt. Điều đó góp một phần quan trọng vào việc làm giảm khối lượng giấy bạc lưu thông trên thị trường, đồng thời nhờ đó chi phí cho việc phát hành tiền giấy của nhà nước giảm đi. Ngân hàng hoạt động tốt không chỉ thực hành tiết kiệm tiền mặt mà còn giúp cho nhà nước quản lý được tiền mặt, từ đó điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ trong xã hội, đáp ứng kịp thời những như cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, để thực hiện được chức năng tiết kiệm tiền mặt, nhà nước cùng một lúc phải sử dụng một loạt các biện pháp nhằm kiểm soát được lượng tiền tệ trong xã hội. 3.3 Chức năng giám đốc. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay và thu nợ theo đúng kỳ hạn hợp đồng. Đối tượng vay vốn ngân hàng là các chủ thể sản xuất kinh doanh. Nếu tín dụng hoạt động tốt, nó sẽ trở thành một trong những công cụ giúp nhà nước kiểm tra, giám sát được hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nói cách khác, bằng các nghiệp vụ ngân hàng có thể nhận biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp khắc phục kịp thời những vướng mắc trên con đường phát triển. III. NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHXH Đảng ta ngay sau khi ra đời, trong cương lĩnh (năm 1930) đã khẳng định mục tiêu lý tưởng phấn đấu của nước ta là độc lập dân tộc và CNXH. Từ đó đến nay, gần 80 năm qua chúng ta luôn kiên định và quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng đó. Một trong những đặc trưng của CNXH mà chúng ta đang xây dựng là có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại, không phát triển LLSX thì không thể nói đến quá độ lên CNXH vì thiếu cái cốt vật chất- kĩ thuật do công nghiệp hóa mang lại. Hiện nay, nước ta với lao động thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp thì CNH- HĐH là quá trình kinh tế mang tính quy luật để chuyển từ nền kinh tế sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn. Không những vậy, nền kinh tế nước ta tiến hành một quá trình kinh tế nữa – đó là quá trình phát triển kinh tế hàng hóa. Xuất phát từ hai đặc điểm trên cuả đất nước khi xây dựng CNXH, Đảng và Nhà Nước ta đã thấy được sự cần thiết khách quan là phải sớm thành lập ngân hàng. Ngày 6/ 5/ 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là hệ thống ngân hàng một cấp (tồn tại từ 1951 đến 1988). Hệ thống ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời 2 chức năng: quản lý nhà nước và hạch toán kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp (Ngân hàng nhà nước –Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại) Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998, cụ thể: 1. Ngân hàng nhà nước Chức năng của ngân hàng nhà nước là quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng là ngân hàng phát hành tiền, Ngân hàng của tổ chức tín dụng và ngân hàng làm nhiệm vụ tiền tệ cho Chính Phủ. Hoạt động của NHNN nhằm mục tiêu cơ bản là: ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động theo khuân khổ pháp luật ổn định, an toàn và có hiệu quả. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05/11/2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/._.2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền. trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện và kiểm tra hệ thống luật pháp đó. - Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương: Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;  Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.. - Đại diện cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền. - Bám sát diễn biến thị trường, công bố lãi suất tối thiểu về tiền gửi, lãi suất tối đa về cho vay, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh khác. - Tổ chức đào tạo nghiệp vụ của mình. Trong đó, vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ và các thực hiện chính sách tiền tệ, thanh tra, kiểm soát các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. 2. Ngân hàng trung gian Ngân hàng trung gian là doanh nghiệp nhận của dân chúng những khoản tiền gửi và dùng nó vào những việc sinh lợi. Nó đóng vai trò trung gian giữa các Ngân hàng trung ương với quần chúng, nó vừa giao dịch với Ngân hàng trung ương vừa giao dịch với nhân dân, nó còn đóng vai trò trung gian trong việc môi giới giữa những người gửi tiền và người vay tiền. Ngân hàng trung gian ở Việt Nam có thể được khái quát thành hai loại chính: 2.1 Ngân hàng thương mại Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Căn cứ vào ngành kinh tế quốc doanh là đối tượng phục vụ của Ngân hàng có thể chia ngân hàng làm 2 loại: Ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng phục vụ một ngành kinh tế kĩ thuật) và các ngân hàng kinh doanh tổng hợp phục vụ nhiều ngành kĩ thuật. Mặc dù có sự phân chia như trên nhưng thực tế các ngân hàng đều tiến hành kinh doanh tổng hợp, điều đó là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của các ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần và kinh tế mở, căn cứ vào chủ thể sở hữu, về vốn khi thành lập ngân hàng, các ngân hàng thương mại được phân chia theo các hình thức: Ngân hàng thương mại nhà nước thành lập bằng 100% vốn nhà nước hoạt động theo nguyên tắc của doanh nghiệp nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng được thành lập theo hình thức công ty cổ phần Ngân hàng thương mại tư nhân là ngân hàng kinh doanh mà vốn thuộc sở hữu tư nhân một chủ Ngân hàng thương mại nước ngoài là những cơ sở (tài chính) của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Các loại hình ngân hàng này hoạt động dựa trên pháp luật của nhà nước Việt Nam và các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2.2 Ngân hàng kinh doanh (hay Ngân hàng đầu tư và ngân hàng phát triển) Ngân hàng kinh doanh có đặc điểm là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trung hạn, dài hạn và không nhận tiền gửi kí thác ngắn hạn. Ngân hàng kinh doanh cho vay bằng nguồn vốn riêng của mình là chủ yếu, nếu thiếu và muốn phát triển thêm thì huy động thêm bằng cách phát hành trái khoán để đầu tư vào các dự án dài hạn. Do vậy, thường được gọi là ngân hàng đầu tư và phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam gọi là ngân hàng đầu tư và phát triển. Ngân hàng kinh doanh có các nghiệp vụ nhằm: Cung cấp tín dụng trung và dài hạn Giúp đỡ về chuyên môn và tài chính để thành lập các công ty Hùn vốn góp cổ phần vào các công ty, các tổ chức tài chính. Bao tiêu chứng khoán cho các công ty cổ phần Ngoài ra còn có các Ngân hàng đặc biệt mà hoạt động của nó mang tính chất đặc thù, có một số nét giống ngân hàng thương mại, cũng có một số nét giống ngân hàng kinh doanh. Nhưng nó khác ngân hàng thương mại và kinh doanh ở chỗ được tổ chức dưới dạng hiệp hội ko nhằm mục đích doanh lợi mà nhằm mục đích tương trợ tiền lời do ngân hàng thu được đem chia cho hội viên. Ví dụ: Ngân hàng BFCE ở Pháp chuyên tài trợ các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Ngân hàng phục vụ người nghèo ở Việt Nam.. 3. Vai trò, tác dụng của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong quá trình CNH- HĐH ở nước ta hiện nay, hoạt động của hệ thống ngân hàng có vai trò cực kì to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Thứ nhất, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Thứ hai, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc nắm tình hình kinh tế nói chung, phát hiện những mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân để từ đó điều tiết quy mô tín dụng và lượng cung ứng tiền tệ. Thứ ba, điều tiết lưu thông tiền tệ và phân phối tiền vốn thông qua cho vay vốn mở rộng tín dụng ngân hàng Thứ tư, giám sát đối với các họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu thông qua cho vay vốn mở rộng tín dụng ngân hàng. Thứ năm, quản lý ngoại hối bằng cách thu hút tiền gửi ngoại tệ, tập trung ngoaị hối, giữ vững cân đối thu chi ngoại hối, sử dụng tốt, phát huy hiệu quả ngoại hối. Thứ sáu, góp phần ổn định giá cả, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân. Tóm lại, việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động của hệ thống ngân hàng có tác dụng tích cực trong việc động viên các nguồn lực trong nước, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, chống lạm phát, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần giữ vững định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế. 4. Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành CNH- HĐH nền kinh tế. Với đặc thù kinh tế Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 80% dân cư là nông dân sống ở các vùng nông thôn trên tất cả mọi miền đất nước, 72% lao động xã hội là lao động nông nghiệp nên Đảng và nhà nước ta thấy rõ cần phải coi trọng CNH- HĐH nông nghiệp (bao gồm cả nông- lâm- ngư nghiệp) và xây dựng nông thôn, đẩy mạnh quá trình đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất hiện đại. Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Cho nên nó đòi hỏi sự tham gia của các cấp ngành, địa phương để thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Và phải phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tài chính tín dụng ở nông thôn, trong đó có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 4.1 Sự hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. NHNo là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối 2001, NHNo có  2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 chi nhánh toàn quốc; 24.000 cán bộ nhân viên và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại. Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. 4.2 Chức năng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. ♣ Huy động vốn Khai thác và huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có và không kì hạn; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án đầu tư cho vay phát triển kinh tế nông thôn. ♣ Cho vay Cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay trung và dài hạn với mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng nguồn vốn. Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị khác Bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước ♣ Kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng đối ngoại Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối; Thực hiện tín dụng ngoại tệ; Mua bán, thu đổi ngoại tệ ♣ Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác: Hùn vốn, mua cổ phiếu với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo quy định của pháp lệnh ngân hảng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Liên doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh doanh và tiền tệ trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng Thu chi tiền mặt Đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu, xây dựng các dự án và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng Thực hiện tín dụng cho thuê Kinh doanh vàng bạc đá quý.. 4.3 Vài nét cơ bản về hoạt động của NHNo& PTNT Việt Nam Trong những năm gần đây, NHNo& PTNT đã vươn lên và phát triển liên tục, điểm nổi bật là đã có nhiều biện pháp tích cực để tạo nguồn vốn kể cả nội tệ và ngoại tệ. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của NHNo& PTNT vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo& PTNT hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Từ một ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kể từ năm 1992 trở về trước, đến năm 1996 trở lại đây đã vươn lên có lãi, năm sau cao hơn năm trước, trên cơ sở phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng tốt hơn, thể hiện trên các mặt sau đây: 4.4.1 Cho hộ vay để phát triển sản xuất Trong các đối tượng đã vay thì hộ nông dân là khách hàng quan trọng nhất, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của NHNo. Năm 1999 có 3.964.279 hộ vay vốn, doanh số cho vay hộ sản xuất và hợp tác xã là 20.362.258 triệu đồng, tăng 19,5% so với 1998. Cho đến năm 2003 thì đã quản lý tới 8 triệu hộ vay vốn. NHNo đã chú trọng cho vay trung hạn và dài hạn, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn mà hộ sản xuất vay vốn vẫn chiếm tỷ lệ cao 57,6 % so với 42,3% dư nợ trung hạn, dài hạn trong năm 2005 Dư nợ cho hộ sản xuất và HTX vay trong cả nước năm 2005 tăng 19% so với 2004, song giữa các vùng có sự chênh lệch khá xa: Duyên hải miền trung tăng 43,7 %, Tây Nguyên tăng 37,8%, Đồng bằng sông Cửu Long tăng 9,2 %, tăng thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ 5,6%. Các vùng còn lại tăng 13- 18%. Vấn đề cho vay HTX nông nghiệp: Nhiều năm trước đây hầu hết các HTX nông nghiệp đều bị NHNo từ chối giao dịch nhưng khi luật HTX có hiệu lực từ năm 1997 thì tình trạng đó đã bắt đầu được khắc phục. Tuy nhiên khoản vay của HTX nông nghiệp từ ngân hàng nông nghiệp đang ở mức rất thấp. Năm 2003, trong tổng dư nợ cho hộ sản xuất và HTX thì dư nợ HTX nông nghiệp chỉ chiếm 71 tỷ đồng bằng 0,3%. 4.4.2 Cho hộ sản xuất và HTX vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ Ngoài việc cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường, ngân hàng nông nghiệp còn thực hiện cung cấp tín dụng theo các chương trình chỉ định của Chính phủ, như cho vay khắc phục hạn hán lũ lụt ở các tỉnh miền Trung.. Cho vay theo các chương trình nêu trên đã có tác dụng góp phần tích cực giúp các hộ vượt qua những lúc hiểm nghèo, tuy nhiên cũng đã nảy sinh những khó khăn mới cho NHNo& PTNT là thu nợ gốc cũng như thu lãi đạt thấp- thu nợ gốc đạt 53%, thu lãi đạt 49%. Mặt khác, trong số dư nợ trên có gần 5 tỷ đồng phải làm thủ tục xin khoanh nợ hoặc xóa nợ 4.4.3 Dịch vụ tín dụng ủy thác các dự án quốc tế đầu tư Từ 1996 đến nay, ngoài việc kinh doanh nội tệ là chính, NHNo cũng đã chú trọng đến họat động trong lĩnh vực ngoại hối bao gồm các lĩnh vực dịch vụ ngoại hối bảo lãnh vay ngoại tệ, vay ngân hàng nước ngoài, huy động ngoại tệ trong dân cư, mua bán ngoại tệ. Trong hoạt động ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế tăng liên tục và rất khả quan, năm 2004 tăng 37% so với năm 2003; đến năm 2005 đạt mức khá cao tăng 57,3% so với năm 2004 Một dịch vụ rất hữu ích trực tiếp cho hộ nông dân được vay lại là dịch vụ các dự án tín dụng ủy thác đầu tư của quốc tế, Năm 1999 đạt 488 triệu $, các năm sau đều tăng đáng kể, năm 2003 đạt 1.263 triệu $ khoản tín dụng này đã cho hàng ngàn hộ gia đình ở các tỉnh thành phố trong cả nước để phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo. 4.4.4 Chính sách lãi suất cho vay Đầu năm 1999 thực hiện các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ, NHNo đã kịp thời hạ trần lãi suất huy động để phù hợp theo 5 lần NHNN đã hạ trần lãi suất cho vay, ban hành lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có tín nhiệm, khi thực hiện cho vay hộ sản xuất và HTX theo các chương trình chỉ định của Chính phủ, NHNo đã giảm lãi suất cho vay đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khơ me tập trung. 4.4.5 Các hình thức chuyển tải vốn đến các hộ sản xuất Đối với vay món lớn, chủ yếu áp dụng hình thức cho vay trực tiếp, đối với vay món nhỏ thường áp dụng hình thức cho vay thông qua tổ, nhóm. Đến hết năm 2003 trong tổng số hộ nông thôn đã vay ở NHNo thì số hộ vay trực tiếp chiếm 83%, số hộ vay thông qua tổ, nhóm chỉ là 17% ♣ Tuy thế, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: Đầu tư vốn chưa gắn chặt với quy hoạch vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi..; Còn nhiều hộ nông dân chưa được vay tín dụng của NHNo mặc dù mỗi năm đều có tăng thêm, nhưng đến năm 2005 cũng chỉ mới đạt 37% số hộ ở nông thôn và xấp xỉ 50% số hộ có nhu cầu vay vốn… 4.4 Kinh nghiệm hoạt động của một số ngân hàng NHNo& PTNT tại một số địa phương khác và bài học rút ra NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên có kinh nghiệm khi nhận ủy thác đầu tư các dự án ADB, WB…Ngân hàng kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, hội phụ nữ cho tham gia họp với các xã, phường để phổ biến về ý nghĩa kết quả vay vốn ngân hàng cho nông dân, cho vay thông qua tổ vay vốn. NHNo& PTNT tỉnh Bắc Giang Kinh nghiệm của NHNo& PTNT Bắc Giang là quan tâm đến nhân tố con người- nhân tố quyết định mọi sự thành đạt. NHNo Bắc Giang đã chú ý đến sự đào tạo cho CBCNV về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và lý luận chính trị để có nhận thức đúng đắn. Trong những năm vừa qua nhiều cán bộ đã được cử đi học, tập huấn nghiệp vụ vì vậy trình độ chuyên môn được nâng lên đủ sức gánh vác và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, hầu hết CBCNV đều có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách sống văn minh lành mạnh. ♣ Bài học rút ra: Đối với NHNo& PTNT Yên Bái, nên học tập kinh nghiệm của NHNo& PTNT Thái Nguyên và Bắc Giang. Cần có mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, hội phụ nữ (đối tượng vay vốn chính của ngân hàng) để có thể hiểu được nhu cầu, nguyện vọng vay vốn, và phổ biến được kết quả vay vốn ngân hàng cho nông dân. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực của mình, đó là đào tạo cán bộ có năng lực, phẩm chất, bởi nhân tố con người là nhân tố quyết định sự thành đạt. Cán bộ có năng lực, đủ khả năng thẩm định sẽ giúp việc cho vay vốn an toàn và hiệu quả. CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY (2007) I/ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, Xà HỘI CỦA TỈNH, VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 1.1 Đặc điểm tự nhiên Yên Bái là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc. Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 6.882,922km2, xếp thứ 15 trong số 62 tỉnh thành. Yên Bái có địa hình cấu tạo đa dạng và phức tạp, đồng bằng phù sa ven sông Hồng, đồng bằng phù sa cổ lượn sóng, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa thung lũng, núi cao rãnh sâu, cao nguyên đá vôi.. Đặc trưng khí hậu của Yên Bái là thời tiết nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt độ cao, lượng mưa trung bình 1.800- 2.000mm/năm. Với diện tích đất đai rộng lớn và đặc trưng khí hậu nhiệt đới, Yên Bái có thuận lợi và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp bởi cấu tạo địa hình của một tỉnh miền núi đa dạng phức tạp, nhiều đồi núi. Yên Bái là một tỉnh có nhiều tiềm năng lớn.Vị trí địa lý cùng những đặc điểm về địa hình khí hậu và hệ thống sông ngòi đa dạng đã tạo cho Yên Bái có nhiều tài nguyên đất, tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú. ♣ Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới vùng cao. Vào thời điểm này tổng diện tích rừng là 264.100 ha. Trữ lượng 12.3 triệu m3 gỗ, tài nguyên rừng làm cơ sở cho lâm nghiệp Yên Bái phát triển. ♣ Tài nguyên nước: Chế độ thủy văn của Yên Bái cũng phong phú nhờ có hai con sông lớn (sông Hồng và sông Chảy) cùng một hệ thống suối, hồ, đầm đa dạng. Nguồn thủy năng của hệ thống hồ đầm ở Yên Bái là rất lớn. Riêng hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha. Đổ vào hồ Thác Bà là sông Chảy cùng hàng trăm suối nhỏ khác chứa một hàm lượng phù sa và thức ăn cho thủy sinh vật phát triển. Ở đây có trên 130 loại cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn đặc sản xuất khẩu. ♣ Tài nguyên khoáng sản: Có 165 mỏ chia thành các nhóm: nhóm khoáng sản cháy, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng.. ♣ Cơ sở hạ tầng: Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm. Đường sắt thông suốt. Về đường thủy: Sông Hồng qua Yên Bái dài 115 km. Hồ Thác Bà có chiều dài 80 km Hệ thống đường giao thông thông suốt giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn trong việc vận chuyển, lưu thông nguyên vật liệu, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp các ngành sản xuất vật chất, trong đó có ngành nông nghiệp phát triển. 1.2 Đặc điểm kinh tế Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Yên Bái đã có sự tăng trưởng khá, GDP năm 2006 tăng 11,2% so với 2005. Về sản xuất nông- lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực và tiến bộ, từng bước khắc phục kinh tế thuần nông, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường Sản xuất công nghiệp đã sắp xếp lại tổ chức kinh doanh, tập trung đầu tư có trọng điểm, công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp phát triển rộng khắp, kể cả nông thôn, thị trấn tạo nhiều việc làm cho người lao động Kinh tế dịch vụ- thương mại phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế (33,68%) 1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội Yên Bái có 1 thành phố (Yên Bái), 1 thị xã (Nghĩa lộ), 2 huyện vùng cao( Trạm Tấu, Mù Cang Chải), 3 huyện có xã vùng cao (Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên), 2 huyện vùng thấp (Yên Bình, Trấn Yên) gồm 167 xã, 8 thị trấn và 11 phường. Sau khi tái lập tỉnh, Yên Bái có 604.162 người. Dân số của tỉnh theo thống kê năm 2004 là xấp xỉ 71 vạn người, toàn tỉnh có 30 dân tộc anh em sinh sống. Dân cư Yên Bái là dân số trẻ, đội ngũ những người trong độ tuổi lao động khá nhiều chiếm từ 45- 47% dân số toàn tỉnh. Mỗi năm lực lượng này lại tăng lên chừng 1 vạn người. Song chất lượng lao động còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26,93%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 giảm được 4%, còn 30,7%, tỷ lệ này vẫn còn rất cao. Các công tác xã hội như y tế, thủy lợi, giáo dục…ngày càng được quan tâm phát triển. 2.Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung và quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tiềm năng kinh tế của tỉnh Yên Bái là rất lớn, với diện tích đất tự nhiên rộng lớn, nguồn tài nguyên rừng, nước, khoáng sản ..phong phú cùng lực lượng lao động dồi dào..Vì vậy để đẩy mạnh phát triển kinh tế cần phải huy động tối đa nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nhất, và NHNo& PTNT đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho người dân vay để duy trì sản xuất và phát triển. Đặc biệt là người nông dân cần vốn để tăng gia, mở rộng quy mô sản xuất. Yên Bái là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu rất thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp, đặc trưng của lâm nghiệp là cần nguồn vốn đầu tư trong một thời gian dài, điều này đòi hỏi sự giúp đỡ của ngân hàng về việc cho vay vốn trung, dài hạn. Song cũng là một khó khăn đối với ngành ngân hàng về việc thẩm định cho vay, bởi Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, khó đi lại, hơn nữa có rất nhiều dân tộc sinh sống. Mặt khác, lâm nghiệp cần rất nhiều thời gian mới có thu hoạch, trong khi lãi suất thì vẫn phải trả hàng tháng, hàng quý, vì thế nguy cơ nợ quá hạn rất cao, và cũng gây khó khăn cho người dân vay vốn. Yên Bái cũng có nhiều tiềm năng về nông nghiệp như đã phân tích ở trên, song dân cư Yên Bái còn nghèo (tỷ lệ hộ nghèo 30,7%) vì thế nhu cầu vay vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng rất cao, yêu cầu ngành ngân hàng phải quan tâm. Yên Bái là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, do tỷ lệ sinh cao, nhưng chất lượng lao động lại rất thấp (26,93% lao động qua đào tạo) vì thế, tạo cho ngân hàng một tâm lý không tin tưởng vào tính khả thi của các dự án làm ăn cần vay vốn. Đây là một hạn chế, một vấn đề nan giải của tỉnh. Vì vậy càng đòi hỏi cán bộ ngân hàng tìm hiểu xem xét kĩ lưỡng để có thể nắm bắt được khả năng sản xuất của từng người để có kế hoạch đầu tư phù hợp, đồng thời cũng kiểm soát được toàn bộ hoạt động của người vay làm cho họ có hướng làm ăn mới trong cơ chế thị trường II. HỆ THỐNG NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI 1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái Ngân hàng phát triển nông thôn Hoàng Liên Sơn (tiền thân của NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái ) được thành lập sau NĐ 53/ HĐBT theo QĐ số 63NH- QĐ ngày 07/07/1988 cuả tổng giám đốc NHNN Việt Nam, về việc “thành lập chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Hoàng LIên Sơn” Ngày 12/08/1991 kì họp thứ 9 Quốc Hội khóa VIII đã quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngân hàng nông nghiệp tỉnh cũng được tách ra theo quyết định số 133/ QĐ- NH ngày 30/08/1991 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc “giải thể NHNo& PTNT tỉnh Hoàng Liên Sơn” Cùng với việc tái lập tỉnh Yên Bái, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng được tổ chức lại. Chi nhánh NHNo tỉnh Yên Bái được thành lập theo quyết định số 33/ NH- QĐ ngày 30/08/1991, NHNo tỉnh Yên Bái là đơn vị thành viên đại diện pháp nhân của NHNo Việt Nam, có hệ thống mạng lưới ở huyện, thị trực tiếp giao dịch kinh doanh, thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ Sau khi t¸ch tØnh, v­ît qua nh÷ng khã kh¨n gay g¾t cña thêi kú chuyÓn tiÕp cïng víi nh÷ng thay ®æi vÒ hÖ thèng ng©n hµng. Ng©n hµng N«ng nghiÖp TØnh Yªn b¸i ®· cã 1 hệ thống gåm: NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái. Vµ 7 chi nh¸nh huyÖn trùc thuéc lµ: TrÊn Yªn, Yªn B×nh, V¨n Yªn, V¨n ChÊn, Tr¹m TÊu, Mï Cang Ch¶i, Lôc Yªn vµ 10 phßng giao dÞch trùc thuéc héi së ng©n hµng TØnh vµ chi nh¸nh Ng©n hµng huyÖn. VÒ nh©n sù : Do tån t¹i lÞch sö ®Ó l¹i trong tæng sè 926 ng­êi thuéc biªn chÕ cña NHNo Hoµng Liªn S¬n, tr­íc khi t¸ch tØnh ë l¹i NHNo TØnh Yªn B¸i 630 ng­êi ( chiÕm 60%). VÊn ®Ò bøc xóc næi lªn thêi kú nµy lµ biªn chÕ qu¸ ®«ng, bé m¸y cßn cång kÒnh, kÐm hiÖu lùc, kh«ng phï hîp víi m«i tr­êng vµ quy m« kinh doanh cña tØnh miÒn nói nh­ YªnB¸i. NhiÖm vô träng t©m lóc nµy lµ: Tinh gi¶m biªn chÕ, cñng cè kiÖn toµn bé m¸y tæ chøc. Cïng víi chØ thÞ 202/CT ngµy 26 th¸ng 8 n¨m 1991 cña TTCP, viÖc cho vay trùc tiÕp ®Õn hé s¶n xuÊt chÝnh thøc ®­îc më ra vµ ®­îc x¸c ®Þnh lµ h­íng ho¹t ®éng chñ yÕu cña NHNo. Ngµy 28 th¸ng 02 n¨m 1995 Gi¸m ®èc NHNo TØnh ®· ra Q§ sè 14/TCCB thµnh lËp “ Chi nh¸nh khu vùc I thÞ x· Yªn B¸i ”. Sau h¬n 2 th¸ng ho¹t ®éng, ngµy 08 th¸ng 05 n¨m 1995 Tæng Gi¸m ®èc NHNo ViÖt nam Q§ sè 110/Q§-NHNo thµnh lËp chi nh¸nh NHNo thÞ x· Yªn B¸i. Nh­ vËy cuèi n¨m 1996 hÖ thèng NHNo TØnh Yªn b¸i ngoµi héi së NHNo tØnh cßn cã 8 chi nh¸nh ng©n hµng huyÖn, thÞ trùc thuéc. Ngµy 25 th¸ng 07 n¨m 2003 thµnh lËp míi 1 NH cÊp II trªn c¬ së tiÕp nhËn bé m¸y C«ng ty Vµng b¹c tØnh theo chñ tr­¬ng cña thèng ®èc NHNN VN. Sau khi æn ®Þnh bé m¸y c¬ cÊu ho¹t ®éng, Ng©n hµng tËp chung cho c«ng t¸c ®µo t¹o l¹i c¸n bé, t¹o nguån nh©n lùc cho ho¹t ®éng kinh doanh. N¨m 1991 Ng©n hµng cã 630 ng­êi, năm 2003 ng©n hµng cßn 434 c¸n bé nh©n viªn, cã 215 c¸n bé lµ tr×nh ®é ®¹i häc, 192 c¸n bé cã tr×nh ®é trung cÊp vµ 27 c¸n bé tr×nh ®é s¬ cÊp. NHNo& PTNT tØnh Yªn B¸i cã mét héi së chÝnh ®Æt t¹i trung t©m tØnh vµ cã 10 chi nh¸nh ng©n hµng cÊp II ®Æt ë 10 huyÖn thµnh. Trong tØnh cã mét tr­êng nghiÖp vô ng©n hµng khu vùc c¸c tØnh phÝa B¾c, ®Æt t¹i héi së chÝnh cña ng©n hµng. 2. C¬ cÊu bé m¸y tæ chøc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n TØnh Yªn b¸i - Ban gi¸m ®èc : cã 4 ng­êi Gåm cã : + Gi¸m ®èc phô tr¸ch chung vµ c«ng t¸c KiÓm tra - KiÓm to¸n néi bé, tæ chøc c¸n bé ®µo t¹o. + 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch c«ng t¸c KÕ ho¹ch - Kinh doanh . + 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch c«ng t¸c Tµi vô - Ng©n quü + 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch hµnh chÝnh ph¸p chÕ . HiÖn nay theo thống kê 2006, NHNo& PTNT Yªn B¸i cã 417 c¸n bé nh©n viªn cã tr×nh ®é vµ kinh nghiệm trong ho¹t ®éng kinh doanh tiÒn tÖ, tÝn dông, thanh to¸n vµ dÞch vô ng©n hµng Tr×nh ®é 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cao häc 0 1 1 1 1 1 §H,CĐ 189 193 204 236 245 279 Kh¸c 228 226 220 183 172 137 ( Theo nguån b¸o c¸o cña NHNo& PTNT Yªn B¸i) Qua bảng biểu ta thấy, trình độ của cán bộ ngân hàng Yên Bái vẫn chưa cao, trình độ cao học chỉ có 1 người từ năm 2002 và không tăng thêm. Cán bộ chủ yếu trình độ đại học cao đẳng, con số này tăng lên qua các năm, tuy thế trình độ khác( trung cấp, sơ cấp) vẫn rất cao. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ. Hµng n¨m, ng©n hµng vÉn tiÕp tôc cö c¸n bé ®i ®µo t¹o, båi d­ìng vÒ tin häc, qu¶n lý, ph¸p luËt vµ c¸c chuyªn ®Ò phôc vô cho c«ng t¸c kinh doanh vµ phôc vô s¶n xuÊt. 3. Ho¹t ®éng chÝnh cña NHNo& PTNT tØnh Yªn B¸i NHNo& PTNT Yên Bái là ngân hàng kinh doanh “vay để cho vay” + Trùc tiÕp ho¹t ®éng kinh doanh TiÒn tÖ - TÝn dông vµ c¸c dÞch vô Ng©n hµng trªn ®Þa bµn theo ph©n cÊp cña NHNo&PTNT . + Tæ chøc ®iÒu hµnh Kinh doanh vµ KiÓm tra kiÓm to¸n néi bé theo uû quyÒn cña Tæng gi¸m ®èc NHNo& PTNT ViÖt Nam . + Thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô kh¸c ®­îc giao vµ lÖnh cña Tæng gi¸m ®èc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam. 4. Vai trò của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh NHNo& PTNT Yên Bái đã thực sự trở thành người bạn đáng tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua tín dụng ngân hàng bằng việc đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn. Tiềm năng kinh tế của tỉnh Yên Bái là rất lớn, với diện tích đất tự nhiên rộng lớn, nguồn tài nguyên rừng, nước, khoáng sản ..phong phú cùng lực lượng lao động dồi dào..Vì vậy để đẩy mạnh phát triển kinh tế cần phải huy động tối đa nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nhất, và NHNo& PTNT đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho người dân vay để duy trì sản xuất và phát triển. Đặc biệt là người nông dân cần vốn để tăng gia, mở rộng quy mô sản xuất. Tín dụng ngân hàng đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Thông qua hoạt động tín dụng và cho vay theo dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, tín dụng ngân hàng đã trở thành động lực mạnh mẽ đối với việc chuyển dịch kinh tế cây trồng vật nuôi, và cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Tín dụng ngân hàng giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, tăng cường hạch toán kinh tế làm cho sản xuất kinh tế có hiệu quả cao hơn. Bởi ngân hàng với tư cách là trung tâm tiền tệ- tín dụng- thanh toán mà có thể kiểm soát được mọi hoạt động kinh tế của đồng tiền. Với lợi thế này, trước khi cho vay, bao giờ cán bộ tín dụng cũng phải nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh của người có nhu cầu vay vốn, và yêu cầu người vay trong quá trình sử dụng vốn phải chịu sự giám sát của ngân hàng xem có sử dụng vốn đúng mục đích, có tạo ra hiệu quả đồng vốn hay không. Chính vì vậy mà ngân hàng cũng góp phần giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, bởi có thể nắm bắt được khả năng sản xuất của từng người để có kế hoạch đầu tư phù hợp, đồng thời cũng kiểm soát được toàn bộ hoạt động của người vay làm cho họ có hướng làm ăn mới trong cơ chế thị trường. 5. Thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh 5.1 Công tác chỉ đạo, điều hành Ngay từ năm 2005 đến cuối năm 2006 NHNo& PTNT tỉnh đã tập trung, chỉ đạo mục tiêu, giải pháp kinh doanh trong năm, nhằm đảm bảo thực hiện tốt định hướng phát triển của tỉnh, của ngành. Đã kịp thời chỉ đạo, triển khai luật ngân hàng và cơ chế mới, cùng chủ trương, chính sách của ngành, tỉnh như: Định hướng hoạt động ngân hàng phải tập trung cao độ vào công tác huy động vốn. Vì có nguồn vốn hợp lý mới có điều kiện để mở rộng đầu tư tín dụng và giữ vững ổn định tài chính, ổn định đời sống CBNV Đề ra và thực hiện có hiệu quả, chủ trương tín dụng thương mại và tín dụng chính sách tăng nhanh hơn, phù hợ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6748.doc
Tài liệu liên quan