Ngân hàng nông nghiệp & PTNT chi nhánh Hà Tây (DT)

MỤC LỤC PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY 3 1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây 3 1.2/ Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của phòng ban và đơn vị 5 1.2.1/ Cơ cấu tổ chức, chức năng từng phòng ban 5 1.2.2/ Chức năng nhiệm vụ của đơn vị 7 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI NHNo & PTNT TẠI CHI NHÁNH HÀ TÂY .17 2.1/ Tổng quan về hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng nông nghiệp & PTNT chi nhánh Hà Tây (DT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi nhánh Hà Tây.( Từ năm 2005 – 2008) .17 2.1.1/ Hoạt động kinh doanh năm 2005 17 2.1.2/ Hoạt động kinh doanh năm 2006 .19 2.1.3/ Hoạt động kinh doanh năm 2007 .20 2.1.4/ Hoạt động kinh doanh năm 2008 23 2.2/ Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây 28 2.2.1/ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .28 2.2.2/ Nội dung thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .29 2.2.3/ Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .31 2.3/ Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây. .34 2.3.1/ Lập và thẩm định dự án 34 2.3.2/ Công tác quản lý quá trình thực hiện dự án 35 2.3.3/ Tình hình thực hiện đầu tư phát triển 36 2.3.1.1/ Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 2.3.1.2/ Hoạt động đầu tư phát triển công nghệ 2.3.1.3/ Hoạt động đầu tư phát triển thương hiệu 2.3.1.4/ Hoạt động đầu tư phát triển nhân lực 2.4/ Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư cho vay vốn và công tác quản lý hoạt động ĐTPT tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây 39 2.4.1/ Đánh giá về công tác thẩm định. .39 2.4.1.1/ Những kết quả trong công tác thẩm định. 2.4.1.2/ Những hạn chế còn tồn tại. 2.4.2/ Đánh giá về hoạt động quản lý hoạt động đầu tư phát triển .39 2.4.2.1/ Những kết hoạt động quản lý hoạt động đầu tư phát triển 2.4.2.2/ Những hạn chế còn tồn tại. PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VÔN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY 41 3.1/ Định hướng 3.2/ Giải pháp 3.2.1/ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định .43 3.2.2/ Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ĐTPT .44 PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY 1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây. Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. NHNo&PTNT Hà Tây là thành viên trực thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ tháng 10/1991, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 6 đơn vị trực thuộc NHNo Thành phố Hà Nội, Trụ sở giao dịch chính của NHNo&PTNT Hà Tây đóng tại số 34 đường Tô Hiệu-TX Hà Đông- Tỉnh Hà Tây với mô hình 14 NH huyện, thị xã, Chi nhánh Thanh Xuân Nam, 17 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm. Khi mới thành lập NHNo&PTNT Hà Tây cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên là 1181 người, trình độ nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Tổng nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ đồng, dư nợ cho vay đới với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn 7,8 tỷ chiếm 16,8% trên tổng dư nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc bấy giờ NHNo&PTNT Hà Tây đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Đứng trước thực trạng hết sức khó khăn đó, trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Tây đã kiên trì đường lối đổi mới với chủ trương bám sát nông nghiệp, nông thôn, xắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, vượt qua khó khăn từng bước phát triển đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, năm sau cau hơn năm trước. Với sự đổi mới không ngừng trong hoạt động và tổ chức NHNo&PTNT Hà Tây đã vươn lên thành là cờ đầu trong hệ thống các NHNo&PTNT toàn quốc, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: - Huân chương Lao động hạng III năm 1995 - Huân chương Lao động hạng II năm 1998Huân chương hạng III năm 1995, hạng II năm 1998 cho NHNo&PTNT huyện Chương Mỹ - Huân chương Lao động hạng III năm 1998 cho NHNo&PTNT huyện Hoài Đức và huyện Ứng hoà. - NHNo&PTNT Hà Tây đạt danh hiệu lá cờ đầu khu vực Đồng Bằng Sông Hồng năm 1994, 1995, 1997, 1998 và năm 1996 là đơn vị lá cờ đầu của toàn ngành được Thống đốc NHNN tặng băng khen. - Năm 2000 NHNo&PTNT Hà Tây vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Những thành tích đã đạt được là nguồn cổ vũ động viên cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức NHNo&PTNT Hà Tây tiếp tục kiên định trên con đường đổi mới, phát huy những thế mạnh, khắc phục khó khăn để có thể phát triển hơn nữa, mạnh hơn nữa trong thời gian tới. - Với những tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích NHNo&PTNT Hà Tây đã dành được niềm tin của khách hàng, xây dựng được một vị thế vững chắc trong kinh doanh, đựơc đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiệu quả từ hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ khi thành lập tới nay Ngân hàng đã trải qua các tên gọi: - Từ năm 1988-1991: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Sơn Bình. - Từ năm 1991-1996: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây. - Từ năm 1997- 11/8/2008: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây. - Từ 11/8/2008 – nay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây 1.2/ Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của đơn vị 1.2.1/ Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức: Bao gồm các phòng Giám đốc, phó Giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ. Sơ đồ Chức năng của từng phòng ban: * Phòng kế toán ngân quỹ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch, chi tài chính, quĩ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo luật định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nhiệm vụ kinh doanh theo qui định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề - Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi nhánh giao. * Phòng tín dụng: - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng đối với mỗi khách hàng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của Phòng, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của toàn Chi nhánh. - Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá, tính khả mại)... - Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. - Tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng. - Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công theo quy định. - Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng: tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Phân tích kinh tế theo nghành , nghề kinh tế kỹ thuật danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ nghành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo qui định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. * Phòng kế hoach tổng hợp: Phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình hội đồng quản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế. Nhiệm vụ Kế hoạch tổng hợp: - Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngựa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. - Đầu mối, tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm và các thông tin phản hồi của khách hàng. - Tham mưu đề xuất Giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị trong Chi nhánh, các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ. Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi...) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.... tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc hạn mức bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế; quản lý các hệ số an toàn trong hoạt dộng kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. - Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn. - Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. * Phòng kiểm tra nội bộ: - Xây dựng trình Giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tra nội bộ tại chi nhánh. - Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo kế hoạch được duyệt. - Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của Giám đốc chi nhánh đối với các phòng, tổ của chi nhánh; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong quá trình lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh. - Báo cáo Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Ban kiểm tra nội bộ và các tổ chức khác theo quy định về kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp. - Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của giám đốc theo quy định của pháp luật. - Lập và trình giám đốc duyệt các báo cáo định kỳ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy trình của Ngân hàng NHNo Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên thường trực, kiêm thư ký tổ chỉ đạo chống tham nhũng, phòng chống tội phạm của đơn vị; thường trực, kiêm thư ký Ban chỉ đạo công tác ISO chi nhánh. - Làm đầu mối phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với chi nhánh theo quy định của pháp luật. - Phát hiện những thoả thuận vi phạm pháp luật hay những thoả thuận trái với quy định của Ngân hàng NHNo Việt Nam làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của ngân hàng trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế; tham gia giải quyết tố tụng bảo đảmquyền lợi hợp pháp của chi nhánh trước pháp luật. - Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo đúng quy định; - Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Thực hiện nhiệm vụ pháp chế - chế độ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ. * Phòng kinh doanh ngoại hối: - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mang SWIFT NHNo. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. - Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định) thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. * Phòng hành chính nhân sự: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho giám đốc chi nhánh NHNo. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng làm việc, công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ của cán bộ nhân viên. - Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viêc được quy hoạch đào tạo. - Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. * Phòng dịch vụ và Marketing: - Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. - Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường. - Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo và Giám đốc chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh. - Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm, catalog, sách, lịch…theo quy định. - Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. - Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo. Trực tiếp quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. - Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. - Giải đáp thắc mắc của khách hàng xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc địa bàn phạm vi quản lý. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng điện toán: - Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học. - Làm dịch vụ tin học. - Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao. 1.2.2/ Chức năng nhiệm vụ của đơn vị Hà Tây là một địa bàn nông nghiệp. NHNo ra đời có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng bộ, chính quyền lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên địa bàn, trong đó tập trung vào thực hiện “Ba chương trình kinh tế” đó là: Lương thực – thực phẩm và hàng tiêu dùng do Đại hội Đảng toàn quốc lần thức VI đề ra. Ra đời từ Nghị định số 53 của Hội động Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), giữa lúc cả dân tộc bước vào thời điểm thực hiện công cuộc đổi mới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây có chức năng và đặc điểm nổi bật là: * Chức năng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây là ngân hàng thương mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. * Đặc trưng: - Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, là một pháp nhân, là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Pháp lệnh Ngân hàng, theo điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. - Ngân hàng vừa thực thi sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vừa thực hiện chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chi nhánh. - Ngân hàng Nông nghiệp có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, làm ủy thác các chương trình đầu tư dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong nước do Ngân hàng cấp trên ủy thác đặc biệt là thực hiện tín dụng tài trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn của toàn chi nhánh. - Ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định. Hướng dẫn thực hiện các thể lệ, chế độ, định chế về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp cho cấp huyện, thực hiện các quyết định lãi suất tiền gửi, tiền vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, tự chủ tài chính theo phân cấp ủy quyền, bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ những đặc trưng và chức năng như trên nhiệm vụ cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây là: Huy động vốn để cho vay, kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, thực hiện tín dụng thuê mua, kinh doanh vàng bạc đá quý và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Trong các nhiệm vụ trên, với vị trí và đặc trưng là ngân hàng thương mại, kinh doanh đa năng chủ yếu là lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn thì các nhiệm vụ: Huy động vốn - cho vay cùng các hoạt động kinh doanh khác là rất quan trọng, sát thực với địa bàn tỉnh để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. - Về huy động vốn: Ngân hàng có nhiệm vụ khai thác và huy động vốn của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, bao gồm các loại tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…ngắn hạn, dài hạn do Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương ủy thác. Mặt khác, Ngân hàng cũng nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân ở trong và ngoài nước cho các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. - Về cho vay: Ngân hàng có nhiệm vụ cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng nguồn vốn. Ngân hàng còn được giao nhiệm vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá. - Đối với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác, Ngân hàng có thể hùn vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Ngân hàng có thể liên doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng kinh doanh tiền tệ trong và ngoài nước. Ngân hàng có thể thực hiện đầu tư mua sắm tài sản trực tiếp phục vụ kinh doanh và cho thuê trong giới hạn nhất định về vốn tự có, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; cất giữ việc mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá; cầm đồ bất động sản và động sản; thu chi tiền mặt; làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp trong và ngoài nước; làm tư vấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng; Xác định các tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt đối với các hoạt động dịch vụ Ngân hàng trong giới hạn Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương cho phép. Ngoài ra còn phải chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Những đặc trưng , chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như trên đã tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây có môi trường pháp lý để kinh doanh thuận lợi phục vụ tích cực cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy, các yếu tố về địa bàn, về tiềm năng đất nông nghiệp, tiềm năng về thủ công nghiệp, với lực lượng lao động dồi dào cùng những đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật cho phép, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây có thị trường hoạt động về tiền tệ, tín dụng đa dạng, có đầy đủ tư cách pháp pháp nhân, là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp…nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo các chủ trương, chính sách phát triển theo các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ, của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI NHNo & PTNT TẠI CHI NHÁNH HÀ TÂY. 2.1/ Tổng quan về hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây.( Từ năm 2005 – 2008). Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh bao gồm 4 công tác chính: Công tác huy động nguồn vốn, công tác đầu tư tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, công tác tài chính. Tuy nhiên trong năm 2007 và 2008 có thêm một số hoạt động khác. Cụ thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng như sau: 2.1.1/ Hoạt động kinh doanh năm 2005 *Công tác huy động nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 là 4.767 tỷ, tăng 842 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 5.417 triệu, tăng 869 triệu/1 cán bộ so với đầu năm. Cơ cấu phân theo thời hạn huy động: * Công tác đầu tư tín dụng: Tổng doanh số cho vay năm 2005 là 6.299 tỷ tăng 870 tỷ so với năm 2004. Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 5.706 tăng 989 tỷ so với năm 2004. Tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 4242 tỷ tăng 593 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 16,2%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 4.820 triệu đồng, tăng 581 triệu so với đầu năm. Nợ xấu chiếm tỷ trọng 2.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%). - Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay: + Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.822 tỷ, tăng 608 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 66,5% tổng dư nợ (KHTW giao 60%). + Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.420 tỷ, giảm 15 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 33,5%/ tổng dư nợ (KHTW giao 40%). - Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: + Dư nợ cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 1.595 tỷ tăng 111 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 7,5%, chiếm tỷ trọng 37,6/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 2.647 tỷ tăng 482 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 22,3% chiếm tỷ trọng 62,4%/tổng dư nợ. - Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ đạt 4.189 tỷ tăng 581 tỷ so với đầu năm. + Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 53 tỷ tăng 12 tỷ so với đầu năm. * Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2005 thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 42,6 triệu USD, tăng 8,5 triệu USD. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trị giá 23,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 50,7 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 18,7 triệu USD tăng 5,2 triệu USD so với năm 2004, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 3 triệu USD. Cho vay 3,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 10.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,5 lần so với năm 2004, toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo. * Công tác tài chính: + Tổng doanh thu: 745 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 79,5%. + Tổng doanh chi: 634 tỷ tăng 303 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 91%. + Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 111 tỷ tăng 24 tỷ so với năm 2004. + Thu ngoài tín dụng chiếm 3,6%/tổng thu nhập ròng. + Hệ số lương làm ra: 1,47 hệ số. + Lãi suất bình quân đầu vào: 0,65% + Lãi suất bình quân đầu ra: 1,08% + Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,43% 2.1.2/ Hoạt động kinh doanh năm 2006 * Công tác huy động nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là 5.680 tỷ, tăng 913 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 19,2%, đạt 103,3% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 6.425 triệu, tăng 1.008 triệu/1 cán bộ so với đầu năm. * Công tác đầu tư tín dụng: Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 8.824 tỷ tăng 2.525 tỷ so với năm 2005. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 7.774 tăng 2.068 tỷ so với năm 2005. Tổng dư nợ đến 31/12/2006 là 5.292 tỷ trong đó: đầu tư trái phiếu chính phủ 8,5 tỷ, còn lại dư nợ nền kinh tế là 5.283 tăng 1.050 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 24,8%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 5.976 triệu đồng, tăng 1.156 triệu so với đầu năm. Nợ xấu chiếm tỷ trọng 1.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%) - Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay: + Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.748 tỷ, tăng 925 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 71%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 65%). + Dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.535 tỷ, giảm 125 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 29%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 35%). - Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: + Dư nợ doanh nghiệp 1.925 tỷ, giảm 330 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 20,6% chiếm tỷ trọng 36,4%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 3.358 tỷ, tăng 720 tỷ so với đầu năm, tốc đột tăng trưởng 27,3% chiếm tỷ trọng 63,6%/tổng dư nợ. - Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ 5.199 tỷ, tăng 1.019 tỷ so với đầu năm. + Dư nợ ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 84 tỷ, tăng 31tỷ so với đầu năm. * Nghiệp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5668.doc
Tài liệu liên quan