LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế được coi là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, là một công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế nhằm ổn định giá cả trên thị trường . Đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới:
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ hiệu quả sử dụng nguồn vốn, lao động, nguyên vật liệu, đến tìm kiếm thị trường và đổi mới công nghệ.
Nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống các Ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Các Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này Ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển
1.1. Giới thiệu Chung về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ:
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế:
Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt:
BIDV.
Địa chỉ:
Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại:
042200422
Fax:
04 2200399
Website:
www.bidv.com.vn.
Email:
bidv@hn.vnn.vn
Ngày thành lập:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước
Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
Ban lãnh đạo:
- Hội đồng quản trị:
+ Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của BIDV.
+ Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà
- Ban Tổng giám đốc:
+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.
+ Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn
Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV.
Thương hiệu BIDV:
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, là ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt nam, đã có hơn 50 năm hoạt động và trưởng thành, có chức năng huy động vốn trung, dài hạn và ngắn hạn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, các cá nhân trong và ngoài nước. Hơn 50 năn qua hoạt động xây dựng và trưởng thành , Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước. Cụ thể:
- Từ năm 1957 đến 1975 là thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày 26 /04 /1957 theo Nghị định số 177-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Ngân hàng Kiến thiết Việt nam - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam được thành lập, trực thuộc Bộ tài chính
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng kiến thiết là thực hiện cấp phát, cho vay và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
- Thời kỳ 1976-1985 là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước thống nhất. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI và những phương hướng đầu tư để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền đề cơ bản cho phát triển kinh tế. Để phù hợp với giai đoạn này, ngày 24/06/1981, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh thuộc kế hoạch nhà nước.
- Thời kỳ từ năm 1990 đến nay là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển cũng cần thay đổi theo cho phù hợp. Ngày 14/01/1990, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhiệm vụ của Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt Nam cũng được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lính vực xây lắp phục vụ đầu tư và phát triển.
Năm 1994 theo Nghị định số 177-CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Quyết định số 654-TTg ngày 08-11-1994 của Thủ tướng Chính Phủ, từ ngày 01-01-1995 nhiệm vụ quản lý và cấp phát vốn Ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi sẽ do Bộ tài chính thực hiện thông qua Tổng cục đầu tư và phát triển. Vì vậy chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được điều chỉnh một phần theo quyết định số 293-QĐ/NH9 ngày 18-11-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước.
Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của Ngân hàng kiến thiết mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 CBCNV, đến năm 1990 BIDV đã có 45 chi nhánh với 200 cán bộ công nhân viên. Và nay, một mô hình Tổng công ty đã được hình thành theo 5 khối: Khối Ngân hàng thương mại nhà nước; với 183 chi nhánh cấp 1, sở giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Khối Công ty gồm 5 công ty độc lập ( Công ty chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm BIC ). Khối liên doanh gồm: Ngân hàng liên doanh VID-Public Bank, Ngân hàng liên doanh Lào -Việt, Công ty Liên doanh quản lý đầu tư BIDV- Vietnam Partners. Khối đơn vị sự nghiệp gồm Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo, các văn phòng đại diện của BIDV trong và ngoài nước và Khối đầu tư. Cùng với sự phát triển của hệ thống, đến 31/12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới 15.300 người, trong đó có trên 93% có trình độ đại học và trên đại học.
. Nhận thức được chất lượng đội ngũ CBCNV chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là hiện nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển, đầy thử thách Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Năm 2009 BIDV bước vào cổ phần hoá ……….
2 .Một số khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.
Tên đầy đủ:
Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển tỉnh Sơn La.
Tên giao dịch quốc tế:
Bank for Investment and Development of Sơn La
Tên gọi tắt:
BIDV Sơn La.
Địa chỉ:
Số nhà 188 Đường Tô Hiệu – Thành Phố Sơn La - Tỉnh Sơn La..
Điện thoại:
. (022) 3852.276 – (022) 3825.494
Fax:
(022) 852.308.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Sơn La.
1.1. Giới thiệu về đơn vị:
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/TTg thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Một Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Là một Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La được thành lập năm 1957 với tên gọi Phòng cấp phát vốn thuộc Ty tài Chính Sơn La .Năm 1976 tách ra thành chi hàng kiến thiết tỉnh Sơn La. Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La. Năm 1990 được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.
1.2. Lịch sử hình thành Công ty
Kể từ ngày tháng lập đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt vai trò quản lý, cấp phát vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ bản thời kỳ 1994 trở về trước. Từ năm 1995 lại đây, chi nhánh từng bước chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. chi nhánh đã bám sát các nghị quyết, chính sách của đảng và nhà nước, phương hướng nhiệm vụ của ngành và tỉnh, luôn đổi mới để thích ứng với kinh tế thị trường, cùng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư phát triển KTXH của tỉnh.
Về công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn trung ương để đầu tư phát triển KTXH của tỉnh.
Trong việc phát triển các dịch vụ: Chi nhánh đã tích cực và chủ động đưa ra thị trượng các sản phẩm tốt nhất, đa dạng và phóng phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Hiện nay Chi nhánh là Ngân hàng duy nhất trên điah bàn thực hiện giao dịch một cửa và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với tư cách là một thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn ngành.
2.1- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La
2.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh
Ban Giám đốc
Khối Quan hệ khách hàng
Khối QLRR
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Phòng QHKH
Khối trực thuộc
Phòng QLRR
Phòng Quản lý tín dụng
Phòng DVKH
Tổ Tiền tệ - Kho quỹ
Phòng Tài chính - KT
Phòng TC-HC
Phòng KHTH-Điện toán
P. Giao dịch Mộc Châu
Phòng giao dịch Mường La
Được chia làm: 7 Phòng nghiệp vụ, 2 Phòng giao dich và 1 tổ nghiệp vụ.
- Phòng Quan hệ khách hàng:
- Phòng Quản lý rủi ro:
- Phòng Quản trị tín dụng
- Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tổ chức Hành chính.
- Phòng Giao dịch Mộc Châu
- Phòng giao dịch Mường La.
- Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ
Các khối của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các chức năng nhiệm vụ của từng khối, phòng, tổ. Từ đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của chi nhánh.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1 Chức năng chung của các Phòng
1. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
2. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…)
5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển.
6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.
2.2.2 Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ
1. Phòng quan hệ khách hàng:
* Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, bán lẻ, tài trợ thương mại, dịch vụ...):
- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
* Công tác tín dụng:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
* Công tác tài trợ dự án
- Trực tiếp thẩm định các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo, chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án tốt của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp tài chính và các điều kiện cần đáp ứng.
2. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro:
* . Công tác quản lý tín dụng
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định…
- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
*. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Trình lãnh đạo cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng
- Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV .
*. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc tiềm ẩn.
- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.
- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
* Công tác phòng chống rửa tiền:
- Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
* Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
- Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.
- Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh.
- Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh.
* Công tác kiểm tra nội bộ
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh:
- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV.
- Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ.
3. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
4. Nhiệm vụ chính của các Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:
- Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch;
- Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.
5. Nhiệm vụ chính của Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ:
- Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng.
6. Nhiệm vụ chính của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:
* Công tác kế hoạch - tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp:
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh:
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh:
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:
- Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh:
* Công tác nguồn vốn:
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh, của BIDV.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh.
* Công tác Điện toán
- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh:
- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao.
- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin để:
- Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống.
7. Nhiệm vụ chính của Phòng Tài chính - Kế toán
- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch):
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính:
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định.
- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm soát thông tin khách hàng do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được quyền chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt chữ ký mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống.
8. Nhiệm vụ chính của Phòng Tổ chức Hành chính.
* Công tác tổ chức - nhân sự:
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh:
- Hướng dẫn các Phòng, Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.
- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh.
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch;
- Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định;
*. Công tác hành chính:
- Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật.
- Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.
- Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức, cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV.
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý (sử dụng tài sản công, trật tự, an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy...).
- Xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình công tác và ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc đối với các đơn vị phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chính cơ quan.
Tuy nhiên, sự phân chia này không phải là tuyệt đối, vì Phòng đều có mối quan hệ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau, mỗi phòng, tổ của chi nhánh có sự độc lập tương đối, chuyên môn hoá từng phần hành công việc của mình trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh,
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm cả 3 lĩnh vực: Nghiệp vụ Nợ (Huy động vốn) Nghiệp vụ Có (Cho vay) và nghiệp vụ môi trường trung gian (dịch vụ thanh toán đại lý, tư vấn thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giá… ) Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển, tạo nên uy tín của Ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn để cho vay, cho vay có hiệu quả, phát triển nền kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì ngân hàng phải làm tốt nghiệp vụ môi giới trung gian của mình. Chính sự kết hợp đồng bộ đó đã trở thành xu hướng kinh doanh đa năng tổng hợp.
Ngân hàng có vai trò như một cầu dẫn vốn từ những đối tượng có vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vốn đến những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn, hoạt động ngân hàng phát triển sẽ mang lại lợi ích cho cả hai đối tượng trên, Trên cơ sở vốn có được Ngân hàng đóng vai trò như một trung gian thanh toán giữa các đơn vị kinh tế và các tổ chức… làm cho các quan hệ chi trả, thu nợ, chuyển tiền trong nền kinh tế trở nên, thuận tiện và nhanh chóng và hiệu quả.
Định hướng chiến lược với phương châm hoạt động của ngân hàng là chủ động tạo lập nguồn vốn ổn định, vững chắc, bám sát các mục tiêu kinh tế của địa phương, đầu tư vốn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với phương châm ''Tăng trưởng- An toàn- Hiệu quả '' tích cực mở rộng đầu tư tín dụng, mở rộng địa bàn hoạt động, đẩy mạnh thu nợ để cho vay, mở rộng các tiện ích , đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, công nghệ theo hướng đột phá, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới...
Năm 2008 số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 70 người. Chủ yếu đã qua đào tạo, có trình độ cao đẳng và đại học. Phần lớn cán bộ trẻ, khoẻ, có năng lực, trình độ đảm đương được các nhiệm vụ được giao.
Với nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của đất nước cùng với công cuộc hiện đại ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5696.doc