A – LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) tiền thân là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hang Nhà nước thành phố hà Nội. Năm 1988, khi hệ thống Ngân hàng Công thương được thành lập, NHCT Hoàn Kiếm chở thành chi nhánh trực thuộc NHCT Thành phố Hà Nội.
Sau khi NHCT Thành phố Hà Nội giải thể thì NHCT Hoàn Kiếm trở thành chi nhánh của NHCT VN. Đến nay, sau 20 năm Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã có được những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế vững vàng tron
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng Công thương Chi nhánh hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giai đoạn cạnh tranh gay gắt. Chi nhánh luôn phấn đấu để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Song song với việc mở rộng thị trường, Chi nhánh không ngưng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ của mình và đa dạng hóa các dịch vụ.
Tôi là một sinh viên năm thứ tư khoa kinh doanh quốc tế và may mắn được thực tập trong NHCT Hoàn Kiếm, một chi nhánh của NHCT VN, tôi xin được trình bày sơ lược về Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong Báo cáo thực tập Tổng hợp này để chúng ta có thể hiểu biết rõ hơn về Chi nhánh.
Bản Báo cáo là sự giới thiệu sơ qua về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động của NHCT Hoàn Kiêm trong những năm qua. Nội dung của Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm
Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm qua.
Chương 3 : Những thuận lợi, khó khăn cùng phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt đọng kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm
Trong quá trình làm Báo cáo này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Tạ Lợi cùng tập thể cán bộ Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu NHCT Hoàn Kiếm. Nếu có sự thiếu sót trong bản Báo cáo này tôi rất mong được sự đóng góp của bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN B – NỘI DUNG
I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHCT HOÀN KIẾM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành đến nay, NHCT VN đã phát triển theo mô hình Ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 03 Sở giao dịch, 138 chi nhánh, 188 phòng giao dịch, 258 điểm giao dịch, 191 quỹ tiết kiệm, 742 máy rút tiền tự động(ATM), 02 Văn phòng đại diện, 03 Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê Tài chính; Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Thanh lý tài sản; 03 Đơn vị sự nghiệp bao gồm : Trung tâm thẻ; Trung tâm công nghệ thông tin; Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra NHCT VN còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiển Châu Á NHCTVN(IAI) ; góp vốn vào 07 Công ty trong đó có Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam , Công ty cổ phân Xi măng Hà Tiên , Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa , Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định , Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương.v.v..
Hiện tại NHCT VN có quan hệ với trên 800 Ngân hàng , định chế tài chính tại trên 90 quốc gia , vùng lãnh thổ trên toàn thế giới . Vốn điều lệ của NHCT tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2007) là hơn 6.708 tỷ đồng , tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng , chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng . Theo BCTC của NHCT tại thời điểm (30/9/2008) vốn điều lệ và tổng tài sản của NHCT tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng .
1.1.1 Cơ cấu lao động
Hiện tại tổng số lao động của NHCT VN là 14.334 người và được phân loại như sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của NHCT VN
STT
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Phân theo trình độ
14.334
100%
+
Đại học và trên đại học
9.685
67,57%
+
Cao đẳng và cao cấp
723
5,04%
+
Trung cấp và sơ cấp
1.421
9,91%
+
Khác
2.505
17,48%
2
Phân loại theo thời hạn lao động
14.334
100%
+
Lao động không phải ký hợp đồng
27
0,19%
+
Lao động không xác định thời hạn
11.590
80,86%
+
Lao động có thời hạn từ 1-3 năm
1.808
12,61%
+
Lao động có thời hạn dưới 1 năm
909
6,34%
3
Phân loại theo đơn vị kinh doanh
14.334
100%
+
Tại Hội sở chính
776
5,41%
+
Tại chi nhánh , Công ty trực thuộc và đơn vị sự nghiệp
13.558
94,59
Có được cơ cấu như trên là nhờ chủ trương luôn coi trọng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang tính quyết định với sự phát triển bền vững của hệ thống, NHCT đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng các nhu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển.
Hàng năm , NHCT thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ , đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để các đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh , tiếp cận phục vụ khách hàng , phát triển sản phẩm, dịch vụ . Ngân hàng thương xuyên tổ chúc các đợt học tập , thực tập , khảo sát , hội thảo trong và ngoài nước về các lĩnh vực then chốt như quản trị rủi ro , giải pháp công nghệ cho ngân hàng , tài chợ thương mại , thẩm định , dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ…Đặc biệt NHCT còn chú trọng nâng cao trình độ lý luận , phẩm chất và năng lực cán bộ cho sự nghiệp phát triển của Ngân hàng , quan tâm đến chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, ưu đãi tiền lương cán bộ , thu hút tuyển chọn nhân tài , đánh giá sử dụng cán bộ đúng người , đúng việc để phát huy hiệu quả công tác quản trị điều hành .
1.1.2 Hệ thống tổ chức của NHCT Việt Nam
Hệ thống tổ chức của NHCT
Hình 1.1: Hệ thống tổ chức của NHCT
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của NHCT bao gồm Hội đồng quản trị , Ban điều hành , Ban kiểm soát và một số phòng ban giúp việc khác thực hiện báo cáo cho HĐQT . Cơ cấu tóm tắt như sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCT
Nguồn: Vietinbank (Con số trong ngoặc đơn chỉ số người trong bộ phận)
Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được phân chia thành các khối chức năng như sau:
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHCT được phân chia thành các khối chức năng
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 1)
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Cấp chi nhánh 1
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 2)
Hình 5.1: Cơ cấu tổ chức Cấp chi nhánh 2
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của Phòng Giao dịch được thể hiện như sau:
Cơ cấu tổ chức: Phòng Giao dịch
Hình 6.1: Cơ cấu tổ chức Phòng Giao dịch
Nguồn: Vietinbank
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm
NHCT Hoàn Kiếm có trụ sở chính tại 37 – Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng NHCT VN. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có thể tóm lược qua các mốc sau:
Tháng 1/1988, NHCT VN được thành lập theo Quyết định số 67 của NHNN VN, từ đó chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trực thuộc NHCT Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Nhưng đến 26/3/1988, theo chỉ thị số 218/CT – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 13/7/1987, thực hiện điều lệ của NHCT VN, NHCT Hoàn Kiếm chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT Hoàn Kiếm như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT Hoàn Kiếm từ một Quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 – Lê Lai về trụ sở chính 37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm.
Cho đến 27/3/1993, NHCT Hà Nội bị giải thể và hình thành nên các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Và từ đó, NHCT Hoàn Kiếm trở thành chi nhánh cấp 1 của NHCT VN. NHCT Hoàn Kiếm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối.
Đến 2003, theo dự án chuyển đổi mô hình tổ chức và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, NHCT Hoàn Kiếm là một ngân hàng hạch toán phụ thuộc vào NHCT VN, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN giống các tổ chức tín dụng khác.
Cho đến nay, trải qua gần 20 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, NHCT Hoàn Kiếm đã gặp không ít khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên và sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã được những thành tựu đáng kể, một trong những lá cờ đầu của hệ thống, không những đứng vững trong cạnh tranh mà ngày càng phát triển có hiệu quả.
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000742 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25 tháng 03 năm 1997 , cấp bổ xung lần thứ 6 ngày 20 tháng 12 năm 2007 , NHCT Hoàn Kiếm hoạt động các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh sau :
1.2.3.1 Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ , phát hành chứng chỉ tiêng gửi , trái phiếu , kỳ phiếu cà các chứng từ có giá trị khác để huy động nguồn vốn , vay từ các định chế trong nước và nước ngoài , vay từ NHNN , và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
1.2.3.2 Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động chính của NHCT VN nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng . Các hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ , bảo lãnh , chiết khấu , cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN .
1.2.3.3 Hoạt động đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
1.2.3.4 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
NHCT Hoàn Kiếm tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng , bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế , thu chi hộ khách hàng , thu chi bằng tiền mặt và séc
1.2.3.5 Các hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: - Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển công nghệ
- Phát triển kênh phân phối
1.2.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp
Dịch vụ thẻ
Các sản phẩm thẻ bao gồm:
Thẻ ghi nợ E-Partner
E-Partner G-Card
E-Partner C-Card
E-Partner S-Card
E-Partner Pink Card
Thẻ tín dụng quốc tế
Visa Card
Master Card
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Với lợi thế là một Chi nhánh của Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có quan hệ với trên 800 đối tác là ngân hàng đại lý và công ty chuyển tiền nhanh trên toàn cầu; hệ thống công nghệ hiện đại, mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc với 138 chi nhánh, 188 phòng giao dịch; Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cam kết cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam:
Nhanh chóng – Thuận tiện – An toàn – Phí dịch vụ thấp
-Đối tượng
· Người gửi tiền: người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài muốn chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam, hoặc chuyển cho bản thân với mục đích chi tiêu khi đi du lịch , công tác tại Việt Nam.
· Người nhận tiền: Cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hiện diện tại Việt Nam
Bảo hiểm
Các sản phẩm cung cấp:a. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ:- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;- Bảo hiểm cháy, nổ;- Bảo hiểm trách nhiệm chung;- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (hay bảo hiểm tổn thất lợi nhuận);- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không;- Bảo hiểm xe cơ giới;- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu;- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;- Các loại hình bảo hiểm khác.b. Tái bảo hiểm liên quan đến các loại nghiệp vụ bảo hiểm nói trên.c. Các dịch vụ có liên quan: - Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất:- Kiểm tra và giám định tổn thất, thiệt hại;- Làm đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.d. Các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bảo lãnh
Với uy tín và kinh nghiệm của mình, NHCT Hoàn Kiếm hiện đang cung cấp cho Quý khách hàng tất cả các phương thức bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế. Đặc biệt trong thương mại quốc tế, nếu doanh nghiệp của bạn cần bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng v.v... khách hàng có thể liên hệ với NHCT Hoàn Kiếm để có được các chứng thư bảo lãnh theo tiêu chuẩn quốc tế và được chấp nhận rộng rãi bởi trên 450 ngân hàng đại lý trong và ngoài nước của NHCT VN .
Đối tượng bảo lãnh- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện hoạt động.- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam
Các loại bảo lãnh- Bảo lãnh vay vốn:+ Bảo lãnh vay vốn trong nước+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài- Bảo lãnh thanh toán- Bảo lãnh dự thầu- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm- Bảo lãnh hoàn thanh toán- Các loại bảo lãnh khác.Các hình thức bảo lãnh- Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Theo yêu cầu của khách hàng, NHCT Hoàn Kiếm có thể phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền dữ liệu có ký hiệu mật;- Ký xác nhận bảo lãnh đối với các hối phiếu, lệnh phiếu;- Các hình thức khác theo qui định của pháp luật
Điều kiện1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.2. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Ngân hàng.3. Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của NHCTVN.4. Các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả.5. Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu.6. Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.7. Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHCT Hoàn Kiếm
Lệ phíMức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên.
Cho vay
Đối tượng cho vay- Cho vay kinh doanh, sản xuất- Cho vay phát triển kinh tế gia đình- Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác- Cho vay tiêu dùng- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, phương tiện giao thông (ôtô, xe máy...)
Điều kiện vay1. Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm dân sự theo quy định. 2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.- Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống - Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, Có nguồn thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn;3. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp4. Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả. Có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi5. Có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú thường xuyên cùng địa bàn nơi có NHCT Hoàn Kiếm đóng trụ sở.6.Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của NHCT ( trừ trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm đối với CBCNVC từ tiền lương và thu nhập khác kèm theo ). Tài sản bảo đảm có thể là:- Giấy tờ có giá và có tính thanh khoản cao (trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…);- Đất và nhà ở: có giá trị kinh tế, giấy tờ sử dụng và sở hữu đầy đủ theo quy định của pháp luật;- Phương tiện giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tầu thuyền( có đăng ký, bảo hiểm )- Kim loại quý, đá quý;
Thời hạn cho vayNHCT Hoàn Kiếm và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất- kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHCT Hoàn Kiếm.
Thời hạn cho vay được chia thành 3 loại sau:- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
Phương thức cho vay1. Cho vay từng lần: Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.2. Cho vay theo dự án đầu tư3. Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận trước số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay.4. Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHCT Hoàn Kiếm sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.
Lãi suất cho vayTheo lãi suất cho vay của VietinBank công bố trong từng thời kỳ
Chuyển tiền
Đối tượng NHCT Hoàn Kiếm thực hiện tất các các lệnh chuyển tiền hợp pháp (chuyển tiền cho thân nhân và bạn bè trong nước, hoặc trả tiền lãi vay ngân hàng, thanh toán dịch vụ hàng hoá…) của khách hàng (mọi tầng lớp dân cư trong xã hội kể cả người nước ngoài đến Việt Nam) đến mọi địa phương trong cả nước căn cứ theo Lệnh chuyển tiền ( mẫu in sẵn của Ngân hàng được cấp cho khách hàng khi giao dịch). Hình thức chuyển tiền- Chuyển tiền bằng tiền mặt- Chuyển tiền qua tài khoản
Dịch vụ Tài khoản
Có hai loại là:
Mở tài khoản doanh nghiệp
Mở tài khoản cá nhân
Các loại tài khoản- Tài khoản tiền gửi thanh toán: Tài khoản tiền gửi của tổ chức, tài khoản tiền gửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản.- Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… - Tài khoản tiền gửi khác: Tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, tài khoản tiền vay,…Lưu ý: Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi VND và ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối
Thanh toán xuất nhập khẩu
Các hình thức thanh toán:- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu, nhập khẩu: Đây là một sản phẩm chủ yếu của VietinBank, thực chất là sự thỏa thuận giữa VietinBank với ngân hàng phục vụ người mua, người bán, đảm bảo với người xuất nhập khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình tới Ngân hàng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Để phục vụ người xuất, nhập khẩu, VietinBank có thể đóng vai trò: Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng chiết khấu chứng từ.- Ngoài phương thức thanh toán bằng L/C, VietinBank còn thực hiện các phương thức thanh toán khác như:+ Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)+ Nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A
Tiết kiệm
Tiết kiệm là một sản phẩm huy động tiền gửi dân cư của VietinBank và được NGCT Hoàn Kiếm áp dụng dành cho các khách hàng có các khoản tiền nhàn rỗi, muốn gửi khoản tiền đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại VietinBank để được hưởng lãi theo quy định.
1.2.4 Hệ thống tổ chức
Thực hiện Quyết định số 090/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 4/6/2003 của Hội đồng quản trị về việc “ phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hóa chi nhánh”, từ 1/1/2004, mô hình của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sát nhập: từ 7 phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch lên 12 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng cũng thay đổi.
Cơ cấu tổ chức ngân hàng được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự
Hình 7.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự của NHCT Hoàn Kiếm
Giám đốc
Các Phó giám đốc
Quỹ tiết kiệm
Phòng giao dịch
Các phòng nghiệp vụ
Tổ kiểm tra nội bộ
Trưởng phòng
Sơ đồ tổ chức bộ máy
Hình 8.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHCT Hoàn Kiếm
Giám đốc
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 3
Phó giám đốc 4
P. Khách hàng doanh nghiệp lớn
P. quản lý rủi ro
P. Khách hàng cá nhân
P. Thông tin điện toán
P. Tổng hợp
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổ chức hành chính
P. Thanh toán xuất
xuất nhập khẩu
Phó giám đốc 4
Giám đốc
P. Khách hàng doanh nghiệp lớn
P. Khách hàng số 2( DN vừa và nhỏ)
P. Khách hàng cá
nhân
P. quản lý rủi ro
Tổ quản lý nợ có vấn
đề
P. Kế toán tài chính
P. Kế toán giao dịch
P. Thanh toán xuất nhập khẩu
P. Tiền tệ kho quỹ
nhập khẩu
P. Kế toán giao dịch
P. Kế toán tài chính
P. Khách hàng số 2 ( DN vừa và nhỏ)
Tổ quản lý nợ có vấn đề
P. Kiểm toán nội bộ
1.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phóng ban
Căn cứ Quyết định 359/QĐ – HĐQT - NHCT1 ngày 23/11/2005 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Căn cứ Quyết định số 066/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 30/03/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án hiện đại hóa.
Căn cứ Quyết định số 704/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT.
Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT.
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm các phòng:
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ)
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng quản lý rủi ro
Tổ quản lý nợ có vấn đề
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng thông tin điện toán
Phòng tổng hợp.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam( NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N.
Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
Tổ quản lý nợ có vấn đề
Tổ quản lý nợ có vấn đề có trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
Phòng kế toán tài chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của nhà nước và NHCT VN.
Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng.
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu cho tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng tổ chức - hành chính
Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.
Phòng thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ vế thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCTVN
Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA NHCT HOÀN KIẾM
2.1 Cơ cấu lao động của NHCT Hoàn Kiếm
NHCT Hoàn Kiếm có 277 nhân viên trong đó có 60% người có trình độ trên đại học và đại học, 5% cao đẳng ,10% trung cấp .Đây là một đội ngũ đã được đào tạo chuyên sâu về nghiệp cụ ngân hàng nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Đội ngũ nhân viên nay luôn được đào tạo và đào tạo lại , được tham gia các thực tập, học tập, hội thảo…nên luôn năng động, có nhiều sáng tạo trong quá trình công tác và lao động.
2.2 Hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu đáng kể , lợi nhuận trong các năm luôn ở mức cao,là chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT VN.Điều đó được thể hiện qua lợi nhuận Ngân hàng mang lạ thẻ hiên dưới đồ thị sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ: 2.1: Nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2004-2008
Năm 2005, Ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận rất cao 68.000 triệu đồng, tăng tới 36 % so với năm 2004.
Năm 2006 và 2007 tuy lợi nhuận của Ngân hàng có giảm một chút và tăng trưởng vừa nhưng Ngân hàng đã luôn giữ vững được uy tín trong chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Vì vậy mà trong năm 2008, Ngân hàng đã có mức lợi nhuận đạt tới 90.000 triệu đồng, tăng 38,46% so với năm 2007. Năm 2008 là một thành tựu lớn vì thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong thời ký khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay và huy động vốn.Mặt khác lãi suất cho vay trên thị trường tăng nên lợi nhuận cũng tăng.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2004-2008 và đặc biệt là năm 2008 , thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế , lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của NHCT VN nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng. Mặc dù môi trường đầy thách thức , NHCT Hoàn Kiếm đã thành công trong việc tăng cường các hoạt động huy động vốn và được thể hiện qua biểu đồ và bảng dưới đây:
Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động từ (2004-2008)
Đơn vị: Triệu đồng
Theo dõi biểu đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2004 là 2.733.500 triệu đồng; năm 2005, tổng nguồn vốn huy động là 2.761.000 triệu đồng tăng 1% so với năm 2004; năm 2006, tổng nguồn vốn huy động là 4.546.800 triệu đồng tăng 46,68% so với năm 2005; năm 2007, tổng vốn huy động là 5.146.000 triệu đồng tăng 13,18% so với năm 2006; và năm 2008, tổng vốn huy động là 5.500.000 triệu đồng tăng 8,98% so với năm 2007.
Bảng 1.2 : Phân loại nguồn vốn theo đối tượng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tổng nguồn vốn
2.733,5
100
2.761
100
4.546,8
100
5.146
100
5.500
100
Tiền gửi doanh nghiệp
1.922,6
70,33
1.826
66,14
3.593,1
79.02
4.172
81,1
4300
78,18
Tiền gửi dân cư
810,9
29,67
935
33,86
953,7
20,98
971
18,9
1200
21,82
(Phụ lục 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm)
Nguồn vốn của NHCT Hoàn Kiếm luôn tăng trưởng đều qua các năm trung bình là 17,55% đặc biệt là năm 2006 tăng mạnh mẽ nhất với mức tăng đạt 64,68%. Cụ thể :Năm 2004 huy động được 2.733,5 tỷ đồng; năm 2005 huy động được 2.716 tỷ đồng; năm 2006 huy động được 4.546,8 tỷ đồng; năm 20007 huy động được 5.146 tỷ đồng; năm 2008 huy động được 5.500 tỷ đồng . Điều này có được là do nên k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5692.doc