Ngân hàng An Bình (KDQT)

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực kích thích nhất của nền kinh tế. Thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường Tài chính ngân hàng hoạt động tốt đã tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết nhau, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, kể từ sau khi ra nhập WTO, có thể nói thị trường Tài chính ngân hàng Việt Nam đã có những bư

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng An Bình (KDQT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc tiến đáng kể. Ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng Thương Mại. Nhiều ngân hàng cổ phần gia tăng quy mô bằng việc nâng vốn điều lệ, phát triển mạng lưới, khối ngân hàng quốc doanh đã và đang hoàn thành công tác cổ phần hóa, một số ngân hàng nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường. Kéo theo đó cạnh tranh trên thị trường Tài chính ngân hàng sẽ ngày một gay gắt hơn. Trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của cổ đông ngân hàng, An Bình Bank (ABBank) trong những năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận, và đang dần chiếm được nhiều tình cảm trong lòng khách hàng. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày những giới thiệu chung và sơ lược về quá trình hình thành, phát triển cũng như hoạt động của ABBank trong những năm gần đây để có thể thấy rõ được những bước phát triển đáng ghi nhận của ABBank. Kết cấu bài báo cáo tổng hợp của em bao gồm: Chương I: Khái quát về ABBank Chương II: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng An Bình Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động của ABBank Cuối cùng, vì năng lực so hạn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn của Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Hường cùng các thầy cô giáo trong khoa để giúp em hoàn thành bản báo cáo này hơn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ AN BÌNH BANK 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng An Bình 1.1.1 Quá trình hình thành của ngân hàng An Bình Ngân hàng An Bình (ABBank) đã được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0031/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993, và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của NHNN, Ngân hàng đã được phép chuyển đổi từ ngân hàng cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị với tên gọi: - Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - Tên giao dịch: AN BÌNH BANK - Tên viết tắt: ABBank - Trụ sở chính: 78 - 80 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM - Điện thoại: (84-8) 9300797 - Fax: (84-8) 9300798 Với vốn điều lệ kể từ khi thành lập là 1 tỷ đồng, sau hơn 15 năm phát triển và trải qua 9 lần tăng vốn điều lệ, đến nay ABBank đã có sự bứt phá mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số lượng. Với tôn chỉ hoạt động: Thứ nhất: Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt. Thứ hai: Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông. Thứ ba: Hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững của Ngân hàng. Cuối cùng: Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài. ABBank đang hướng dần đến thành một ngân hàng Thương Mại Cổ phần (TMCP) hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng theo mô hình một Tập đoàn Tài Chính – Ngân Hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. 1.1.2 Quá trình phát triển của ngân hàng An Bình Sau 15 năm phát triển và trưởng thành, ABBank đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng và chất với những cột mốc đáng chú ý sau đây: Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương thị trấn An Lạc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Từ lúc thành lập cho đến cuối năm 2001, hoạt động kinh doanh của ABBank rất nhỏ, doanh thu cũng như lợi nhuận không đáng kể. Tháng 3 năm 2002 Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như mong muốn của bản thân ABBank, tháng 3 năm 2002, ABBank tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Năm 2005 Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBank. Với sự tham gia của EVN, theo các quan chức và báo giới trong ngành Ngân hàng ABBank như mới “thực sự thức giấc” và được thị trường biết đến. Tại thời điểm này, ABBank đang trong giai đoạn phát huy sức mạnh nội lực: Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực, hiện đại hóa ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng sản phẩm dịch vụ kinh tế và phát triển nguồn khách hàng cung cấp…Sự tham gia của ngành điện_một ngành được đánh giá là có dòng tiền lớn, ổn định và khả năng tái đầu tư cao với vai trò là một cổ đông chiến lược là lý do để ABBank có động lực phát triển lớn mạnh. Có thể nói EVN như “đòn bẩy” giúp ABBank tạo nên sự khác biệt chỉ trong một thời gian ngắn. Chiến lược của ABBank thời gian này là “ Ở đâu có Cán bộ nhân viên và khách hàng của ngành Điện thì ở đó có mặt ABBank” ABBank tập trung phát triển 3 khối khách hàng: Khách hàng bán lẻ của điện lực, các nhà thầu và đối tác của EVN, bản thân EVN và các đơn vị thành viên. Tiêu biểu: Khối khách hàng cá nhân (CBNV ngành Điện) là sản phẩm thẻ, các sản phẩm tiết kiệm, đầu tư ; Đối với nhà thầu là cho vay để thực hiện các dự án điện; Đối với EVN và các đơn vị thành viên là thu xếp vốn, phát hành cổ phiểu, trái phiếu hoặc thanh toán nội địa, quốc tế… Về kênh phân phối, EVN tạo lợi thế cho ABBank phát triển cả kênh phân phối truyền thống (giao dịch tại quầy) lẫn kênh phân phối phi truyền thống (sản phẩm thẻ, sử dụng công nghệ hoặc liên kết mạng lưới với EVN, ATM, hệ thống POS (thiết bị đầu cuối để thanh toán), Internet, bán chéo các sản phẩm của ABBank và EVN tại các điểm giao dịch…) Ngoài ra, EVN còn mang lại những lợi thế đặc biệt cho ABBank như phát triển hệ thống đường truyền, phát triển dịch vụ huy động vốn qua kênh phát hành thẻ, các trường của ngành điện có thể làm cơ sở đào tạo toàn quốc cho ABBank. Đặc biệt, mối quan hệ với các đối tác chiến lược của ABBank cũng được mở rộng đáng kể nhờ sự có mặt và giới thiệu của EVN. Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO). Cuối năm 2006 Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ VNĐ vào đầu năm 2006 lên 1131 tỷ VNĐ. Tháng 11/2006 ABBank đã phát hành công phiếu của EVN cùng với Ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital. Tháng 12/2006 Ký hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Tháng 3/2007 ABBank ký hợp đồng liên kết chiến lược với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) Agribank và ABBank đã chính thức ký kết hợp tác toàn diện trên các linh vực: quan hệ thanh toán, vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh chứng khoán. Sự hợp tác giữa ABBank và Agribank nhằm phát huy và sử dụng tối đa các thế mạnh của các bên để tạo ra các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt nhất hỗ trợ cho khách hàng mỗi bên. Theo đó, Agribank sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho ABBank tham gia tài trợ các dự án lớn của ngành điện, thực hiện hoạt động thu chi, quản lý dòng tiền, ủy thác đầu tư cho các doanh nghiệp ngành điện thông qua mạng lưới hơn 2000 chi nhánh của Agribank trên toàn quốc. Trong thời gian hợp tác chiến lược này, Agribank tiếp tục định hướng đầu tư vốn vào các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng cùng phát triển. Tháng 4/2007 ABBank trở thành thành viên của mạng thanh toán Paynet. Payney là mạng xử lý giao dịch thanh toán điện tử có khả năng kết nối ngân hàng với các đại lý dịch vụ là các chuỗi siêu thị, cửa hàng, nhà sách, sạp báo…(gọi là các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ) đáp ứng nhu cầu thanh toán trả trước và sau của khách hàng. Tham gia vào mạng thanh toán Paynet, việc kết nối với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ của ABBank giảm. Điều này làm giảm chi phí triển khai kết nối, tích hợp hệ thống và rút ngắn thời gian cho việc kết nối giữa các bên. Ngoài ra sự hợp tác này còn giúp tăng thêm các tiện ích thanh toán cho các chủ tài khoản và chủ thẻ của ABBank. Tháng 5/2007 ABBank được ban tổ chức hội chợ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng quả cầu vàng – the Best Banker cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”. Tháng 10/2007 Tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng. Tháng 1/2008 Hệ thống ngân hàng lõi T24 chính thức được đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống. Ngân hàng lõi (giải pháp phần mềm Corebanking) là một giải pháp phần mềm Ngân hàng toàn diện với tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại đều được cung cấp và quản lý trên T24. Trên nền T24, ABBank sẽ phát triển các sản phẩm – dịch vụ Ngân hàng hiện đại, giàu tính công nghệ để đưa ra thị trường trong thời gian ngắn nhất, khách hàng sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy. Đồng thời, với tính mở cửa giải pháp T24, ABBank đã phát triển thành công cổng thanh toán tự động trên 24 (T24Gateway) và sẽ phát triển các kênh thanh toán điện tử thông qua cổng kết nối này. Tháng 3/2008 ABBank ký kết hợp tác chiến lược với Maybank–Ngân hàng lớn nhất Malaysia. Với vai trò là đối tác chiến lược của ABBank, Maybank cam kết chia sẻ công nghệ, nhân sự cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực: dịch vụ ngân hàng cho cá nhân và doanh nghiệp, quản lý rủi ro, quản lý nguồn nhân sự và công nghệ thông tin…với ABBank. Cùng với sự hợp tác hiệu quả từ Maybank cũng như sự hỗ trợ của các cổ đông khác, sẽ thúc đẩy ABBank đặt ra những chuẩn mực mới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Là hướng đi đúng đắn giúp ABBank tự ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng và phát triển hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời gia tăng vị thế của mình trên thị trường vốn Việt Nam. Tháng 4/2008 ABBank được trao giải “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2007” do Wachoiviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng. ABBank được trao giải “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2008” do hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng. Tháng 9/2008 Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBank với tỷ lệ sở hữu là 15% Như vậy, theo đó, Maybank sẽ cử người tham gia công tác quản trị điều hành và kiểm soát tại ABBank. Ngoài ra, Maybank còn hỗ trợ ABBank về nghiệp vụ và kỹ thuật ngân hàng thương mại. Maybank sẽ cùng với ABBank xây dựng kế hoạch kinh doanh; phát triển và quản lý hệ thống khách hàng; phát triển mạng lưới trong nước, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn; các hoạt động thương mại; nghiên cứu khả năng kết nối với các máy ATM. Hỗ trợ ABBank trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự… 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của ABBANK 1.2.1 Sơ đồ tổ chức của ABBank Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phát triển, quy mô hoạt động, đặc thù thị trường của khu vực đầu tư, năng lực và trình độ quản lý chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng, bộ máy tổ chức của ABBank bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, ban thư ký, sở giao dịch và các chi nhánh ( xem hình 1.1 ). Có thể nhận thấy mô hình tổ chức bộ máy quản trị của ngân hàng là mô hình Trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, Trưởng các chi nhánh và Trưởng phòng các phòng ban của chi nhánh đóng vai trò tham mưu cho Ban giám đốc trong việc hình thành các chủ trương và ra các quyết định, kiểm tra và đôn đốc hoạt động của Ngân hàng. Mọi quyết định quản lý đều do Ban giám đốc công bố sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tham mưu. Các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUNG TÂM THẺ KHỐI NGUỒN VỐN & KD TIỀN TỆ NGOẠI HỐI KHỐI KHÁCH HÀNH CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI MARKETING KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI HỖ TRỢ PHÁP LÝ BAN PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CHIẾN LƯỢC BAN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BẮC & TRUNG KHỐI NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH VŨNG TÀU CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG BAN KIỂM SOÁT BAN THƯ KÝ KHỐI NGHIỆP VỤ ĐIỀU HÀNH PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG ĐÀU TƯ TÀI CHÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Hình 1.1 Mô hình bộ máy tổ chức ngân hàng ABBank Về chức năng nhiệm vụ của từng chức danh và từng bộ phận trong bộ máy quản trị như sau: Đại hội cổ đông : Có quyền quyết định các vấn đề; thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của công ty; số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Ban thư ký… bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể Công ty... Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác. HĐQT sẽ định hướng hoạt động của Ngân hàng trong dài hạn thông qua các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. Quyết định việc thành lập, thâm, sát nhập, giải thể các phòng, khối thuộc bộ máy Chi nhánh trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc, định hướng hoạt động phát triển của Ngân hàng thông qua các quyết định, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Ngân hàng. Bổ nhiễm, miễn nhiệm các chức danh như Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng. Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động cũng như việc ra các quyết định của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các chi nhánh, kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đệ trình hội đồng quản trị, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Được hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định và bãi nhiệm đơn vị kiểm toán; thảo luận với đơn vị kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán. Tổng giám đốc quyết định việc thành lập, giải thể, đổi tên phòng giao dịch trên cơ sở đề nghị của Giám đốc chi nhánh. Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc chi nhánh quyết định thành lập điểm giao dịch, điểm đặt ATM. Có thể quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các phòng ban trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản các quy định của Ngân hàng và phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc ABBank. 1.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh ABBank Hà Nội Bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm : Giám đốc và 1 số phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các phòng giao dịch (xem hình 1.2) Giám đốc chi nhánh là người điều hành cao nhất tại chi nhánh: Có trách nhiệm quản lý, tổ chức điệu hành hoạt động của Chi nhánh theo đúngchức năng nhiệm vụ đã được quy định. Chịu trách nhiệm Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP ABBank và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Ký các văn bản giải quyết công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Tuyển dụng, ký / chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí sắp xếp, bổ nhiệm/ bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật và quản lý lao động làm việc tại Chi nhánh. Phối hợp với các đoàn thể chỉ đạo thực hiện công tác chính trị tư tưởng, đảm bảo đời sống và các quyền lợi khác của cán bộ trong Ngân hàng. Phó Giám đốc Chi nhánh: Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ngân hàng TMCP ABBank giao. Giám đốc Phòng Tổng hợp Phòng kế toán Phòng Hành chính, nhân sự Nhân sự Trung tâm TTQT Phòng Kinh doanh DVNH Phòng Trung tâm thẻ Phòng phát triển mạng lưới Các Phó giám đốc Phòng kiểm tra , kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch Phòng Quan hệ Khách hàng Hình 1.2 Mô hình bộ máy tổ chức chi nhánh ABBank Hà Nội Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh, Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công hoặc những công việc được Giám đốc Chi nhánh ủy quyền. Ký thay Giám đốc trên các văn bản giao dịch, báo cáo, tờ trình Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ABBank Việt Nam về những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công phụ trách. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ theo đúng các quy định của Ngân hàng. Mỗi phòng chuyên môn/ nghiệp vụ tại Chi nhánh có 1 trưởng phòng điều hành, giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quyết định, trừ các trưởng phòng do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Phòng Quan hệ khách hàng Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Tìm hiểu, thăm dò nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn. Giới thiệu về các dịch vụ Ngân hàng của ABBank đến tận tay khách hàng. Hướng dẫn, giải thích và xử lý các vướng mắc của khách hàng (trong khả năng và quyền hạn của mình) Phòng Tổng hợp Lưu giữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng An Bình. Tổng hợp tất cả kết quả hoạt động của các phòng ban để đệ trình lên Giám đốc chi nhánh. Lưu giữu tất cả kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên củaABBank. Phòng Kế toán Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn của chi nhánh. Bảo quản hồ sơ thế chấp, tài liệu kế toán, hồ sơ chứng sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán công tác phí… và các khoản chi khác liên quan đến người lao động tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà Hà nội. Tổng hợp và phân tích tài chính đạt được, phân tích kết quả tài chính hàng quý, năm. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Phòng Hành chính, nhân sự Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ giữa các phòng và các chi nhánh. Xây dựng các chương trình thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trực tiếp quản lý đến con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo vệ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. Trung tâm Thanh toán quốc tế Tham mưu, đề xuất cho giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác có liên quan đến ngoại tệ. Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Kế toán ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền đi và đến điện tử. Tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngoại thương, mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ khác có liên quan đến nhiệm vụ của phòng. Thực hiện đầy đủ các công tác thống kê, báo cáo lên các cấp lãnh đạo ABBank, Ngân hàng Nhà nước có liên quan và các cấp có liên quan theo đúng các qui định hiện hành. Theo dõi và làm thủ tục thanh toán L/C khi đến hạn, tham gia nhận hàng, giám định chất lượng cùng khách hàng trong trường hợp cần thiết và lập báo cáo tóm tắt trình Tổng giám đốc về tình hình giao nhận và lưu kho hàng hoá. Phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng Giúp giám đốc Chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư theo đúng quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình với mức cho vay tối đa của một khách hàng theo quy định của Tổng giám đốc. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh cho Giám đốc chi nhánh, giúp giám đốc chi nhánh định kỳ báo cáo với Tổng giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Quan hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội về việc cung cấp thông tin và các vấn đề nghiệp vụ. Trung tâm thẻ Xây dựng, chuẩn hóa hệ thống thẻ của Ngân hàng. Xây dựng quy trình sử dụng thẻ hợp lý và hướng dẫn cho khách hàng. Tìm hiểu, thăm dò ý kiến khách hàng trong việc sử dụng các loại thẻ. Hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ. Phòng phát triển mạng lưới Xây dựng các kế hoạch phát triển mạng lưới trên toàn quốc. Thăm dò, tìm hiểu thị trường, khách hàng để mở rộng mạng lưới. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh theo nghị quyết của hội đồng quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc và giám đốc chi nhánh. Giám sát việc chấp hành các qui định của Ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh. Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng qui định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thuộc thẩm quyền giải quyết của chi nhánh theo đúng qui định phân cấp của pháp luật. Kiểm tra sự chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân theo nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo qui định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. Có thể thấy, bộ máy quản lý của ABBank được chia thành các phòng ban và các trung tâm, sở giao dịch trực thuộc với các chức năng và nhiệm vụ rất rõ ràng. Mô hình quản lý này giúp cho việc quản lý của Ngân hàng có hiệu quả hơn, sự phân công lao động hợp lý hơn, tránh được sự chồng chéo trong quản lý. Chính vì thế công tác quản lý của Ngân hàng đã rất có hiệu quả, Ngân hàng ngày càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể đến và ngày càng được biết đến trên thị trường Ngân hàng tài chính. 1.3 Nhũng đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ABBANK 1.3.1 Danh mục sản phẩm của Ngân Hàng Những tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản sụt giảm, những biện pháp hạn chế lạm phát ... khiến ngành ngân hàng không còn có những thuận lợi như những năm trước đây (đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007). Để đạt được những mục tiêu, lợi nhuận đề ra, ABBANK đã chuyển hướng nhanh sang đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ. Cụ thể : 1.3.1.1 Với nhóm khách hàng cá nhân Đối với khách hàng cá nhân, ABBank cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt ( xem bảng 1.1) Bảng 1.1 Nhóm sản phẩm cho khách hàng cá nhân STT Sản phẩm tiềm gửi Sản phẩm cho vay Sản phẩm dịch vụ 1 YouLife –Tiết kiện đúng nghĩa-Bảo hiểm trọn đời YouMoney – Cho vay tiêu dùng tín chấp Dịch vụ chuyển tiền trong nước 2 You50 – Tiết kiệm với khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng 50 tuổi trở lên YouBuilding – Cho vay xây sửa nhà YouhomeTeller – dịch vụ giao nhận tiền gửi tận nơi 3 Tiết kiệm kỳ hạn 1 ngày YouSpend – Cho vay tiêu dùng có thế chấp YouAutopay – E – dịch vụ thanh toán tiền điện tự động 4 Tiền gửi thanh toán VNĐ YouShop – Cho vay sản xuất kinh doanh Dịch vụ thu tiền điện tại quầy 5 Tiền gửi thanh toán USD YouCar – Cho vay mua ô tô YouStudy – dịch vụ chứng minh tài chính du học 6 Tiết kiệm bậc thang USD YouHome-Plus – Cho vay mua nhà tặng kèm bảo hiểm Dịch vụ nhận tiền kiều hối Western Union 7 Tiết kiệm có kỳ hạn VNĐ Youstock – Cho vay mua cổ phiếu niêm yết Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài Western Union 8 Tiết kiệm không thời hạn VNĐ YouOTC – Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết 9 Tiết kiệm không thời hạn USD YouIPO – Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN 10 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt YouStudy – Cho vay du học 11 Tiết kiệm thực gửi VNĐ Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản 12 Tiết kiệm thực gửi USD YouShop-Plus – Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ 13 Tiết kiệm có kỳ hạn USD (Nguồn: Phòng Tổng hợp năm 2008) Với dòng sản phẩm You (YOUsaving – các hình thức tiết kiệm linh hoạt, hiệu quả, cho vay tiêu dùng -YOUspend, YOUmoney, cho vay mua ôtô -YOUcar, cho vay mua nhà - YOUhouse với nhiều ưu đãi như thời gian vay lên tới 20 năm,..) đây là một dòng sản phẩm “đồng bộ” thực sự đáp ứng những nhu cầu rất thực tế của nhiều người, đặc biệt với các bạn trẻ tuổi đời từ 20-40, những người có nhu cầu vươn lên trong cuộc sống mà thiếu chút vốn khởi nghiệp (ví dụ như cho vay kinh doanh, vay mua nhà hay cho vay du học). Dịch vụ thẻ được Ngân hàng quan tâm nhằm tăng nguồn thu phí dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín. Điểm nổi trội của YOUcard là hệ thống thẻ của ABBANK được kết nối với các mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam: BanknetVN, SmartLink, PayNet nên YOUcard được chấp nhận với mạng lưới rộng rãi tại tất cả các ATM, POS của các ngân hàng. Thêm vào đó, các sản phẩm về du học của các ngân hàng đưa ra trong thời gian gần đây cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng có nhu cầu “đầu tư” cho con em học hành. Theo đó, ABBANK sẵn sàng cho khách hàng vay lên 100% chi phí du học sinh trong thời gian 10 năm, chứng minh tài chính, chuyển tiền thanh toán học phí và sinh hoạt phí, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ du học kèm theo, tư vấn miễn phí về thủ tục đi du học nước ngoài thông qua sự hợp tác với các công ty tư vấn du học ... 1.3.1.2 Với nhóm khách hàng doanh nghiệp Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBank sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói (xem bảng 1.2) Nhằm mang đến các giá trị mới, khác biệt và nhân bản cho quý Khách hàng doanh nghiệp khi mở tài khoản và giao dịch thanh toán qua ABBANK, "Siêu tài khoản thanh toán" với cơ hội "Miễn phí giao dịch" qua tài khoản thanh toán và được "Bảo hiểm toàn diện" những rủi ro có thể xảy ra cũng như nhận được các tiện ích gia tăng đi kèm hiện đang là sản phẩm nổi trội nhất trong nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP An Bình. Bảng 1.2 Nhóm sản phẩm cho Khách hàng Doanh nghiệp STT 1 2 3 4 5 Sản phẩm cho vay Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ theo lãi suất USD Cho vay đồng tài trợ Cho vay đầu tư tài sản cố định đầu tư dự án Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả trước Tài trợ các DN vừa và nhỏ SMEs Sản phẩm tiền gửi Siêu TK thanh toán TK tiền gửi DN có kì hạn lĩnh lãi trước Tiền gửi ký quỹ TK tiền gửi có kỳ hạn TK tiền gửi thanh toán Sản phẩm nhà thầu điện lực Gói sản phẩm cho các nhà thầu điện lực Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thanh toán quốc tế Sản phẩm dịch vụ Thu hộ tiền điện bằng chuyển khoản Dịch vụ chi hộ lương, hoa hồng (Nguồn: Phòng Tổng hợp năm 2008) Ngoài ra, Khi khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ABBANK không chỉ nhận được những dịch vụ thanh toán tốt nhất mà còn được ABBANK cung cấp các tiện ích gia tăng như sau: Gia tăng giá trị" tài khoản tiền gửi thanh toán: Theo đó khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất tương ứng với mức số dư tiền gửi cuối ngày theo quy tắc số dư tiền gửi cuối ngày càng nhiều thì lãi suất càng cao. Do đó, tài khoản tiền gửi thanh toán của Quý khách hàng doanh nghiệp là sự kết hợp giữa tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi đầu tư qua đêm và tiền gửi lãi suất bậc thang. Nhằm giúp Quý khách hàng doanh nghiệp tối đa hoá hiệu quả dòng tiền thanh toán của mình. Thanh toán tiền điện tự động: Theo thoả thuận, hàng tháng ABBANK sẽ tự động trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để chuyển tiền tự động thanh toán hoá đơn tiền điện cho đơn vị Điện lực và Quý khách hàng doanh nghiệp sẽ được giải phóng khỏi việc phải theo dõi thực hiện một khoản thanh toán định kỳ này. 1.3.1.3 Nhóm khách hàng đầu tư Cùng với Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS) và công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình (ABF), ABBank cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn về đầu tư tài chính và quản lý gọi chung là các sản phẩm đầu tư. Với các khách hàng đầu tư, ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBank cũng cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu. 1.3.2 Đặc điểm về lao động Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của ABBank, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là tài sản quý nhất của ngân hàng, ABBank đã có những chiến lược và quy trình chuẩn, rõ ràng trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng theo từng năm. Với nhiều hoạt động để phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nhân lực của ABBank đang dần được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng ( xem bảng 1.3) Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của ABBank năm 2006 - 2008 Trình độ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (Người) Tỉ lệ % Số lượng (Người) Tỉ lệ % Số lượng (Người) Tỉ lệ % Sau Đại học 11 3,6 20 2 28 1,49 Đại học 217 70,2 805 72 1427 75,5 Cao đẳng, trung cấp 81 26,2 188 17 245 12,96 Phổ thông 0 0 110 9 190 10,05 Tổng số 309 100 1083 100 1890 100 ( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự năm 2008) Đến thời điểm 31/12/2007 ngân hàng An Bình có 1083 nhân viên tăng 350,49% so với năm 2006. Năm 2008 số lượng nhân viên ABBank tăng vào khoảng 174,5% so với năm 2007. Ngân hàng không chỉ tuyển thêm lực lượng lao động trẻ mà cũng có những đòi hỏi về trình độ. Với việc tái cấu trúc, mở rộng và hoàn thiện bộ máy nhân sự, ABBank đã thu hút được nhiều cán bộ điều hành cấp cao và cấp trung gian được đào tạo ở nước ngoài và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Tài chính Ngân hàng. Do đó, năm 2007 và 2008 số lượng cán bộ nhân viên có trình độ Sau Đại học và Đại học tăng lên đáng kể, đặc biệt là đội ngũ nhân sự có trình độ Đại học năm 2007 có 805 người, tăng 371% so với năm 2006, năm 2008 tăng 177,3% so với năm 2007. Đội ngũ nhân lực có trình độ sau Đại học chủ yếu phân bổ ở Hội đồng quản trị, giữ các chức vụ chủ chốt của Ngân hàng. Đội ngũ nhân lực ABBank có được sự tăng trưởng đáng khích lệ như hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là do ABBank đã có rất nhiều các hoạt động thu hút nguồn nhân lực có trình độ, tạo điều kiện và đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên của mình. Cụ thể: Với nhân viên, ABBank đã tuyển dụng một số lượng lớn nhân sự từ các trường Đại học, Cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế. Các nhân viên mới đều được tuyển dụng kỹ lưỡng theo các quy trình tuyển dụng chuẩn, sau khi tuyển dụng được tham dự các chương trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách hàng và kỹ năng giao tiếp trong thời gian thử việc. Với các cán bộ quản lý trung cấp và sơ cấp, ABBank tập trung việc tuyển dụng các ứng cử biên đã có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác và các nhân sự đã tốt nghiệp sau đại học từ nước ngoài. ABBank khuyến khích cán bộ, nhân viên của mìn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5907.doc
Tài liệu liên quan