Nêu những giá trị hạn chế của Nho giáo và ảnh hưởng của nho giáo đến Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Như ta đã biết , Nho giáo đã có một sự ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam . Nó là một trong ba hệ tư tưởng chủ đạo cùng với Phật và Đạo giáo . Nho giáo đã từng là vũ khí của kẻ xâm lược , đã từng là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến . Nho giáo đã giữ một vị trí đặc biệt và có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử . Và cho đến ngày nay , nó cũng để lại những tàn dư dai dẳng . Chính vì thế việc nghiên cứu về Nho giáo

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 16547 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nêu những giá trị hạn chế của Nho giáo và ảnh hưởng của nho giáo đến Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, về những ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam là điều hết sức quan trọng và cần thiết . Khi đó chúng ta có thể hiểu được những ưu điểm và những mặt hạn chế của Nho giáo để bài trừ những hủ tục , những tư tưởng phản động và gạn lọc lấy những mặt tích cực trong thời kì quá độ ngày nay . NÊU NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN CHẾ CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO . 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo . Khi nói đến Khổng giáo thì ta cũng hiểu đó là Nho giáo .Sở dĩ như vậy là vì Khổng tử là người đã sáng lập ra Nho giáo và khi người ta gọi tên thì cũng gắn học thuyết này với tên tuổi người đã sáng lập ra nó . Tuy nhiên những tư tưởng Nho giáo không phải chỉ đến thời Khổng tử mới có mà nó đã có từ những thế kỉ trước . Trước thời Xuân Thu các nhà nho được gọi là “sỹ” chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị vì đất nước . Đến đời mìmh , Khổng Tử đã hệ thống những tư tưởng và học thuyết trước đây thành học thuyết , gọi là Nho gia hay Nho học . Ngay từ nhỏ , Khổng tử đã nổi tiếng là người thông minh , học giỏi siêng năng và thích chơi trò cúng tế . Sau này ông làm quan cho nước Tề lên đến chức Nhiếp tướng bộ coi việc hình án , ấn định luật lệ , phép tắc trong nước . Trong bốn năm nhậm chức , Khổng tử đã thẳng tay trừng trị bọn loạn quan , nịnh quan trong triều , đem lại trong nước Lỗ cảnh “ ban đêm ngủ không phải đóng cửa , ban ngày ra đường không ai nhặt của rơi , luân thường đạo lí được coi trọng ” Song vua nước Lỗ đam mê tửu sắc ,đàn hát ca múa xa hoa , bỏ bê việc triều đình nên Khổng Tử chán ngán , bỏ qua nước Vệ . Không được trọng dụng ở Vệ , ông qua Trần , về Vệ , sang Tống lại qua Trần ,về Vệ . Mười bốn năm ông cùng học trò bôn ba mong gặp người sử dụng học thuyết của mình , song ý nguyện của ông đã không thành . Đến đời Hán vũ đế , năm 130 trước công nguyên thì đạo nho được phục hưng và từ đó nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội phong kiến . Nho giáo có mặt trong tất cả các triều đại phong kiến Trung Hoa , nó để lại dấu ấn của mình không chỉ trong sách vở mà trong cả cuộc sống thực của nhiều thế hệ . Và nó cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến các triều đại phong kiến , đến phong tục , tập quán của các nước phương Đông . 2. Một số tư tưởng chính trong hệ tư tưởng Nho giáo . Khổng Tử san định sách Dịch , Thi ,Thư , Lễ , Nhạc của đời trước để lại , viết sách Xuân Thu để bộc lộ quan điểm của mình . Nhiều quan điểm khác của ông được thể hiện qua các cuộc đàm đạo mà nội dung của nó sau này được trìng bày trong Luận ngữ , do học trò của ông chép lại .Đời Hán Vũ đế năm 130 trước công nguyên sách nhạc chỉ còn một thiên , được đem nhập vào bộ lễ kí gọi là Thiên nhạc kí . Những sách khác được người đời sưu tầm , bổ sung tạo thành năm kinh là Kinh Dịch , Kinh Thi , Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu . Kinh Dịch : giải thích sự vân hành cũa vũ trụ , dùng để bói điềm lành , dữ trong dời sống của con người . Theo người Trung Hoa thượng cổ , trời đất có âm , dương tương tác với nhau tạo thành sinh hoá . Song do quỷ thần can thiệp vào nên âm dương lúc ẩn , lúc hiện . Kinh Thư : là bộ sách từ đời Nghiêu đến đời Tần Mục Công . Bộ sách trình bày tỉ mỉ hoạt động ,đường lối , tư tưởng của người cổ về tiếp nhân , xử thế , đề cao phương pháp trị vì thiên hạ bằng đạo lí , thuận thiên thời , thuận thuỷ thổ , thuận nhân tâm , thuận lòng dân mà các thánh vương ngày xưa đã sử dụng . Kinh Thi : là bộ sách chép lại những bài ca , bài dao của người Trung Hoa cổ dại . KhổngTử san định Kinh Thi để mong người đời hiểu điều hiểu trung , biết thương , biết ghét và mở mang tri thức . Kinh Lễ : gồm ba bộ ; Chu Lễ , Nghi Lễ và Lễ Kí . Trong đó Chu Lễ nói về cách tổ chức hành chính , chính trị xã hội trong thời Chu , Nghi Lễ quy định thể thức lễ nghi trong cuộc sống , còn Lễ Kí là phần do các môn đệ của Khổng Tử bình về các phong tục .Kinh lễ là sự vận dụng các quan diểm về vũ trụ vào cuộc sống để quy định mọi cử chỉ , hành vi , bổn phận của con người từ tấm bé cho đến khi nhắm mắt tắt hơi . Kinh Xuân Thu : Xuân Thu là bộ sách Khổng tử viết về nước Lỗ , từ đời Lỗ Ân Công đến đời Lỗ Ai Công , là chuyện về nhà Chu cùng các chư hầu khác .Có thể coi đây là bộ biên niên sử mà KhổngTtử trong khi tránh đụng chạm đến các thế lực đang cầm quyền đã dùng nó để vạch ra nguyên nhân loạn lạc của xã hội đương thời . II. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ GIÁ TRỊ TRONG HỌC THUYẾT NHO GIÁO CỦA KHÔNG TỬ . 1. Quan niệm về thế giới . 1.1. Những mặt tích cưc. Trong quan điểm về thế giới của Khổng Tử mang tính duy vật chất phác , tuy nhiên như thế đã là rất tiến bộ và đã góp phần chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng khởi nguyên của thế giới là ý thức . Khổng tử cho rằng khởi nguyên của thế giới là vật chất và cái vật chất ấy lúc đâù là cõi hỗn mang mờ mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là “thái cực” vô hình huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn , đối lập liên hệ với nhau là âm dương điều hoà giữa âm dương , trời đất sẽ sinh ra vạn vật . Những quan điểm về trời đất của ông cũng là những quan điểm tiến bộ . Ông cho rằng thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng , vận động không chỉ là sự chuyển đổi vị trí mà còn là sự chuyển hóa lẫn nhau .Ông cho rằng Thái cực có bản thể và động thể . Vì nó là vô hình nên không nhận biết được bản thể của nó , song có thể nhận biết được động thể của nó biểu hiện qua sự tương tác chuyển hoá lẫn nhau giữa âm , dương . Ông dạy học trò của mình “Cũng như dòng nước chảy , mọi vật đều trôi đi , không có vật gì ngừng nghỉ ” hoặc “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành , vạn vật cứ sing hoá mãi ” . 1.2. Những hạn chế Trong quan điểm của Khổng Tử có những quan điểm duy vật nhưng cũng có những quan điểm duy tâm . Khổng Tử rất tin ở trời , với ông trời như một quan toà công minh cầm cân , nảy mực phán xét mọi sự vật . Trời quyết định sự thành , bại trong cuộc sống của con người . Khổng Tử đặt hết niềm tin và ý chí vào trời . Ông khuyên mọi người phục tùng ý chí đó và coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện để trở thành một con người hoàn thiện “ không hiểu mệnh trời không phải là người quân tử ”( Luận Ngữ , Nghiêu viết ,3) Quan điểm của Khổng Tử về trời đất như vậy tất yếu dẫn đến thuyết “sống chết có mạng , giàu sang tại trời ” ( Luận ngữ , Nhan Uyên ) . Sở dĩ quyền lực và sức mạnh của trời là sự thần thánh hoá quyền lực và sức mạnh của thế lực cầm quyền trên mặt đất . Với quan điểm triết học cơ bản là duy tâm , muốn ru ngủ quần chúng bằng niềm tin vào mệnh trời và số phận , Không Tử đã thể hiện rõ thái độ của mình trong việc ủng hộ giai cấp chủ nô khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bước vào thời kì suy tàn và khởi nghĩa vũ trang của nhân dân đang nổ ra khắp nơi . Những hạn chế trong quan điểm về thế giới của ông còn thể hiện ngay cả trong những quan điển duy vật . Những quan điểm mà ông đã rút ra chỉ là từ những suy luận của chính mình , chỉ là sự hình dung trong đầu óc mà không đưa ra bất cứ cơ sở khoa học nào để chứng minh .Như nhà triết học phương tây Franxi Bêcơn ví đó như phương pháp “con nhện” . Đó là “chỉ biết ngồi rút ra sự thông thái của mình từ chính bản thân mình , muốn thay thế việc nghiên cứu giới tự nhiên và những quy luật của nó bằng những luận điểm trừu tượng , bằng việc rút ra những kết quả bằng những kết luận chung, không tính đến sự tồn tại thực tế của chúng.”( ( Trích Giáo trình triết học Mac-Lênin , NxB chính trị Quốc Gia ) ) 2. Quan niệm về chính trị và đường lối cai trị đất nước . Khi sáng tạo ra học thuyết Nho giáo , Khổng Tử đã đứng trên lập trường của giai cấp thống trị mà ở vào thời của ông là giai cấp chủ nô . Chính vì thế mà học thuyết do ông sáng tạo ra cũng là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị cho giai cấp mình .Để trị vì đất nước , khôi phục trật tự xã hội , Khổng Tử chủ trương thực hiện truyết chính danh . 2.1. Những giá trị . Trước hết ta xác định những giá trị trong quan điểm về chính trị của Khổng Tử thì trước đây dưới chế đọ cũ không thực hiên được nhưng trong điều kiên xã hội ngày nay ta có thể tiếp thu những gía trị ấy . Không tử hằng mơ ước một xã hội lí tưởng trong đó người già được nuôi dưỡng , trẻ em được chăm sóc , người lớn có công ăn việc làm , nhân dân được ấm no hạng phúc , không có trộm cướp, chiến tranh , của rơi ngoài đường không ai nhặt . Khổng tử răn dạy các bậc vua chúa : vua phải là những người có đạo đức cao cả , có tài năng lỗi lạc , phải là bậc thánh có thể cảm hoá nhân dân , quan phải là những tôi hiền , tướng giỏi có đủ tài để giúp vua an dân trị nước đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân , xứng đáng là cha mẹ của dân .Không tử đề ra khẩu hiệu “ý dân là ý trời , ý dân với ý trời là một , vua phải làm theo ý dân tức ý trời ” .Khổng tử chủ trương dùng lễ nhạc để giáo hoá nhân dân , bần cùng bất đắc dĩ mới phải dùng đến biện pháp hành chính , đến pháp luật .Không chủ trương dùng luật pháp mà dùng đạo đức làm công cụ để ổn định trật tự xã hội , Khổng tử đã nhìn thấy sức mạnh của đạo đức trong cuộc sống . Đạo đức và luật pháp đều là những nguyên tắc , những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ giữa người với người , giữa cá nhân với xã hội . Song , nếu luật pháp là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này . Nếu luật pháp được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc , những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định , khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh . Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó nhưng không thể trừng trị sự vi phạm còn nằm trong ý đồ nào đó của các thành viên trong xã hội . Đạo đức thì khác hẳn , ý thức đạo dức của mỗi người sẽ tự trừng trị mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả . Chính vì vậy khi vai trò của đạo đức được nâng cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự thi hành trừng giới bên ngoài – sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa . 2.2.Những hạn chế . Có thể nói những hạn chế bắt nguồn từ ngay những ưu điểm . Những quan diểm như vua quan là cha là mẹ dân , rồi dùng lễ nhạc để giáo hoá nhân dân ...thực chất đều là những quan điểm tiến bộ của Khổng Tử nhưng những tư tưởng ấy đều bị giai cấp phong kiến xuyên tạc để ru ngủ nhân dân , để củng cố địa vị thống trị của giai cấp phong kiến . Trong thực tế , bọn vua chúa hầu hết lànhững người dâm ô , truỵ lạc , tàn bạo nhất đạo đức suy đồi nhất , đồng thời cũng là những người được hưởng lạc nhiều nhất trên đời . Còn bọn quan lại hầu hết là một lũ nịnh trên , đè dưới , đục khoét dân , làm những điều táng tận lương tâm , miễn là được vinh thân phi gia . Thoảng hoặc có một vài viên quan liêm chính , quan tâm đến quyền lợi quốc gia dân tộc , thì những viên quan đó bị bao vây cô lập , nhiều khi bị hãm hại nếu không mau chóng treo ấn từ quan . Nguyên nhân là vì từ vua chí quan đều mưu mô lợi ích cá nhân , lòng tham không đáy . Vì xung quanh đều tham ô , nịnh hót , một mình trung thực , liêm chính thì ai tha cho . Quyền hành của bọn vua chúa thì vô hạn . Bọn quan lại cũng dựa vào đó mà tha hồ áp bức bóc lột nhân dân . Như vậy làm sao có thể thực hiện được nhân chính .Khổng tử đề ra khẩu hiệu ý dân là ý trời thì có vẻ tôn tọng quyền làm chủ của dân lắm nhưng trong thực tế , đối với bọn vua chúa , chỉ một lời nói hay một cử chỉ vô ý phạm thượng thì đã bị tội chém đàu rồi làm sao có thể thực hiện được dân chủ . Khổng Tử chủ trương dùng lễ nhạc để giáo hoá nhân dân , cái ấy là điều tốt nhưng tư tưởng ấy chỉ có thể thành sự thực trong một xã hội văn minh nhất , ý thức con người đã phát triển đến trình độ cao . Còn với điều kiện thời bấy giờ và thậm chí cho tới cả ngày nay thì luật pháp vẫn cứ là một công cụ hữu hiệu để duy trì trật tự xã hội . Nó luôn gắn với đạo đức và có đủ sức mạnh để khẳng định hay phủ định một bộ luật đạo đức nào đó . Với tư cách là những đòi hỏi mang tính cưỡng chế , luật pháp giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành ý thức đạo đức , hành vi dạo đức , thói quen đạo đức hay nói cách khác nó cũng chính là công cụ để rèn luyện cho con người sự tự ý thức . Và thực tiễn dã chứng minh , ngược lại với chủ trương của Khổng Tử , người ta dùng những hình phạt rất tàn khốc như roi vọt tra tấn nhục hình , gông cùm chem giết ... để trấn áp nhân dân gây ra biết bao oan khiên . Giai cấp phong kiến còn lợi dụng lễ nhạc để củng cố thêm tôn ti trật tự phong kíên . Từ đó đề ra những tư tưởng sang hèn , phân biệt người trên , kẻ dưới , tư tưởng độc đoán chuyên quyền hết sức nặng nề trước đây , mà ngày nay chưa được quét sạch hết . Nói chung , những quan điểm của Khổng Tử trong chính trị và đường lối cai trị đất nước chủ yếu là để bảo vệ giai cấp thống trị mang nặng tư tưởng trọng quan khinh dân làm cho những người khi đã tham gia vào tầng lớp thống trị thì ngày càng trở nên xa rời quần chúng nhân dân . Thái độ của dân đối với vị vua thời bấy giờ là thái độ sợ hãi và tôn sùng một vị hoàng đế được thần thánh hoá và đối lập với quần chúng nhân dân . Vua được gọi là thiên tử nghĩa là con trời , đó là hình ảnh mà Nho giáo đã dựng lên cho vị vua thời bấy giờ . Tư tưởng đức trị nhân trị , phương pháp giáo dục nêu gương đã càng ngày càng làm cho xã hội phong kiến đã trở nên ngày càng thối nát , mục ruỗng , giai cấp thống trị ngày càng trở nên lộng hành . Tuy nhiên Nho giáo cũng góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố trật tự phong kiến đáp ứng đòi hỏi của chế độ trung ương tập quyền . 3. Quan điểm tam cương ngũ thường . Trong các mối quan hệ xã hội , Nho giáo xác định 5 mối quan hệ cơ bản và thông thường của mỗi đời người trong thiên hệ được gọi là ngũ luân gồm 5 quam vua-tôi , cha-con , chồng-vợ , anh-em , bè bạn . Mỗi quan hệ lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng như cha hiền , con thảo , anh tốt , em ngoan , chồnh biết tình nghĩa , vợ nghe lẽ phải , bề trên từ hiéu bề dưới kính thuận , vua nhân từ , tôi trung thành . Trong ngũ luân có 3 mối quan hệ cơ bản nhất , Nho gia gọi là tam cương 3.1.Những giá trị . Đối với quan hệ vua tôi , trước hết Khổng Tử chống nối ngôi vua theo kiểu cha truyền con nối . Ông lên án việc truyền chức tước theo huyết thống , dòng dõi . Khổng tử cho rằng người cần quyền phải có đức , có tài mà không càn tính đến đẳng cấp xuất thân của họ .Khổng Tử đẫ nêu ra những đòi hỏi đối với người đứng đầu quốc gia mà bao hàm người đó phải đạt được nhân đạo và thiên đạo -để trở thành một vị minh quân một bề trên chính trực .Về những yêu cầu cụ thể đối với vua , Khổng Tử chủ trương : vua phải đảm bảo cho dân được ấm no , phải xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu và đặc biệt là phải chiếm được lòng tin của dân . Ngoài ra vua còn phải biết quý trọng người đức độ và có năng lực làm việc phải biết rộng lượng đối với những người cộng sự của mình . Ông dạy rằng : “nhà cầm quyền nên thi hành 3 việc này : 1) trước hết,nên phân phát công việc cho những quan chức dưới quyền của mình , họ làm xong thì mình xem xét lại . 2) những ai phạm lỗi nhỏ thì dung thứ cho họ ; 3) cử dùng những người hiền đức và tài cán “ .Còn dân đối với vua thì phải đặt chữ trung lên hàng đầu . Trong quan hệ cha con , Khổng tử chủ yếu đề cập đến chữ hiếu . Khổng Tử nhấn mạnh đến cái tâm con cái dành cho cha mẹ ,không phải chỉ là phụng dưỡng người đã sinh ra mình mà trước hết phaỉ là lòng thàng kính . 3.2. Những hạn chế . Trong ngũ luân nghĩa là có năm mối quan hệ đó là quan hệ vua-tôi , cho-con , anh-em , chồng-vợ , bè bạn thì quan hệ vua tôi đứng đầu .Ông cho rằng đã là quần thần thì phải tuyệt đối trung thành , tin tưởng và phục tùng nhà vua . Quan điểm của ông là “Quân xử thần tử , thần bất tử , bất trung . phụ xử tử vong ,tử bất vong , bất hiếu” hay “cha mẹ đặt đâu . con nằm đấy” . Điều ấy cho thấy Khổng tử đã chủ trương thực hiện ngu trung , ngu hiếu . Khổng Tử đòi hỏi một sự phục tùng tuyệt đối của con cháu đối với cha ông bởi thời nay không bằng thời xưa và cha ông bao giờ cũng là mẫu mực cho con cháu . Khổng tử đòi hỏi phải học theo người xưa và sau khi cha chết 3 năm không được đổi ý cha . Trong quan hệ vợ chồng thì tư tưởng khinh rẻ phụ nữ là tư tưởng nổi bật trong Khổng giáo . Không Tử cho phụ nữ là người khó dạy (phụ nữ nhân nan hoá) ,nên ông buộc người phụ nữ phải theo tam tòng tứ đức . Địa vị người đàn ông được tôn trọng tuyệt đối .Ông quy đạo đức người phụ nữ vào 4 điểm công –dung – ngôn –hạnh . Đó là thứ đạo đức biến người đàn bà thành một công cụ cho người đàn ông . Người đàn ông khi chọn vợ thì quan trọng nhất là sắc đẹp . Đàn ông thì có quyền năm thê , bảy thiếp còn “gái chính chuyên thì lấy một chồng” . Trong xã hội những người đàn ông có nhiều vợ còn được xem là những người có địa vị cao trong xã hội . Công của người phụ nữ là tinh thần tận tuỵ lao động bếp núc ,vá may , phục vụ cho cuộc sống an nhàn của người đàn ông . Những người phụ nữ xưa kia đều phải nuôi chồng học hành đến khi đỗ đạt làm quan . Đó như là một nhiệm vụ của người phụ nữ thời bấy giờ . Giống như nhà thơ Tú Xương ngày xưa đã ví von người chồng như một đứa con thâm chí còn là gánh nặng hơn một đứa con . Ngôn là lời nói dịu dàng , biết gọi dạ bảo vâng , tuyệt đối lễ phép với chồng , bố chồng và mẹ chồng . Hạnh của người phụ nữ chỉ tập trung vào điểm giữ được trinh tiết mặc dầu người người chồng xấu xa , hèn mọn như thế nào .Hạnh ấy khuyên người phụ nữ không nên tái giá khi chồng đã chết . Trong xã hội cũ , những người phụ nữ như thế sẽ được triều đình phong kiến phong cho bốn chữ là “Tiết hạnh khả phong” . Pháp luật phong kiến cho phép người chồng đuổi vợ và cắt đứt hôn nhân trong trường hợp vợ hỗn với bố mẹ chồng , hoặc vợ tàn tật hoặc vợ không có con .Đạo đức phong kiến đòi hỏi ngươì vợ phải tiết liệt chứ không đòi hỏi người chồng phải tiết liệt . 4. Về những chuẩn mực đạo dức . Nội dung đạp đức của Khổng Tử quan trọng nhất là nhân , trí , dũng 4.1.Những giá trị Trong quan điểm về phạm trù nhân , Khổng Tử cho rằng , đối với mình “người có nhân trước hết phải làm những việc khó , sau mới hưởng thành quả mới có thể gọi là nhân”, người nhân sẵn sàng vui vẻ sống trong bất cứ hoàn cảnh nào , dù đấy là vinh hoa hay đói nghèo , túng thiếu . người có nhân cái cao cả nhất là đức nhân của mình , có thể vì nhân mà sát thân chứ không vì thân mà hại nhân , vì có đức nhân con người sẽ tự kiềm chế được mình để tuân theo lễ tiết của xã hội . (Luận ngữ , Nhan Uyên ,1) để vững vàng trầm tư như núi trước mọi thử thách cuộc đời . Đối với người có nhân nguyên tắc suốt đời phải theo là “thương yêu người khác” ( Luận ngữ, Nhan Uyên ,21) . Giải thích điều này Khổng Tử dạy : “ người nhân muốn tự lập lấy một mình , thì phải lao lập cho người , muốn thành đạt cho mình thì cũng là thành đạt cho người . Người nhân ứng xử với mình như thế nào thì cũng ứng xử với người như thế ”. (Luận ngữ ,Ung giã , 28 ) . Nhân chung quy lại như Khổng Tử đã nói là : “người có đức nhân là người nghiêm trang , tề chỉnh , rộng lượng , khoan dung , đức tín , lòng thành , siêng năng , cần mẫn và biết thi ân bố đức ”(Luận ngữ , Dương Hoá ,6) . Về những điều này ông lí giải :” Nghiêm trang , tề chỉnh sẽ làm người khác không dám khinh nhờn , rộng lượng khoan dung sẽ làm người khác bị thu phục , đức tín , lòng thành sẽ làm người khác tin cậy , thi ân bố đức sẽ làm nguời khác bị sai khiến và cần mẫn , siêng năng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích “ ( Luận ngữ , Dương hoá ,6) . Như vậy , với những chuẩn mực được đưa ra cho đức nhân, Nho giáo của Khổng Tử đã góp phần giáo dục nhân dân , chú ý đến việc tự khẳng định mình của mỗi thành viên trong xã hội . Nó cũng cho thấy tính tích cực về vai trò của tự ý thức và tự giáo dục của chủ thể trong cuộc sống cộng đồng Đạo nhân đã thiết lập nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội , nó là sợi dây liên kết các cá thể với nhau , với gia đình và với xã hội Trong quan niệm về trí của Khổng Tử thì trí được hiểu là sự minh mẫn nói chung để phân biệt đánh giá con người và tình huống , qua đó tự xác định cho mình cách ứng xử cho phải đạo . Nói chung theo Khổng Tử phải có trí con nguời mới vươn tới được đức nhân , nên không thể là người nhân mà thiếu chí . 4.2.Những hạn chế . Nếu giá trị của đức nhân là để giáo dục con người thì những hạn chế của nó cũng thể hiện ngay trong việc giáo dục con người . Đức nhân đòi hỏi con người phải quên mình . Ông cho rằng người nhân sẵn sàng sống trong bất kì hoàn cảnh nào dù đấy là vinh hoa hay đói nghèo . Ông khuyên mọi người nên an phận nghèo . Đối vơí một con người thì vật chất chỉ là giúp con người tồn tại , còn ngoài ra nó không phải là mục đích , là cái cần thiết cho con người . Ông ca ngợi một cuộc sống giản dị , trong sạch “ăn không cầu no” .Đó cũng là một điều tốt nhưng nếu như ai cũng an phận cũng chấp nhận đói nghèo mà tu thân để có được đức nhân thì chính nhân không đem lại một cuộc sống thái bình mà nó chỉ đem lại cho người dân sự nghèo đói , sự rằng buộc dưới ách thốnh trị của giai cấp cầm quyền . Hơn nữa tư tưởng an phận nghèo còn làm cho cuộc sống của ngươì dân ngày càng nghèo khổ , túng thiếu . Nó ngăn cản sự tiến bộ của loài người và đây cũng là nguyên hân làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế phong kiến đặc biệt là đối với những nước đã bị giam hãm quá lâu trong chế độ phong kiến hà khắc . Trong quan niệm về trí Khổng Tử cho rằng mục đích cao nhất của người có trí là ra làm quan , nhậm chức triều đình , tham gia gánh vác công việc quốc gia và để biết kỉ cương của xã hội mà tuân theo . Do quan niệm hoc để làm quan nên Khổng Tử không dạy làm ruộng trồng trọt . Ông cho rằng đó là công việc của những người bậc dưới . Khi Phàn Trì học trò của ông xin ông học cách trồng cây thí ông đã trách ;”Gã Phàn Trì trí nhỏ hẹp lắm thay “ và ông cũng thường giận dữ khi có người muốn bàn đến chiến trận , binh đao. Như vậy ông đã phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực tiễn, ông đã đem quá trình nhận thức của con người đóng trong một cái khung nhất thành bất biến và chân lí không còn là tri thức vể thế giới khách quan nữa , thực tiễn không còn là cơ sở động lực của quá trình nhận thức mà thay vào đấylà vai trò của sách vở và sự tự biện. (1 ( Trích Đại cương triết học Trung Quốc , NxB chính trị Quốc Gia , 1997 ) ) Nói chung , về đạo đức , Khổng Tử khá sâu sắc khi cụ thể hoá những nguyên tắc đạo đức thành những chuẩn mực đạo đức cho mẫu người lí tưởng . Ông cũng thể hiện quan điểm đúng đắn khi nhìn con người không chỉ thuần tuý dựa vào lời nói mà phải kết hợp giữa động cơ và kết quả , giữa lí trí và tình cảm trong việc đánh giá con người . Những quan điểm của ông cũng có những giá trị nhất định trong việc giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục nói chung .Tuy nhiên xét cho đến cùng , bộ luật đạo đức của Khổng Tử trọng danh hơn thực , trọng xưa hơn nay và đã gạt ra ngoài nhiều giá trị đạo đức mang tính nhân loại phổ biến .( ( Trích Đại cương triết học Trung Quốc , NxB chính trị Quốc Gia , 1997 ) ) 5. Về giáo dục . 5.1. Những giá trị . Khổng Tử đã đề ra những phương pháp học rất đúng đắn mà cho đến ngày nay nó vẫn còn có giá trị đối với chúng ta . Đó là khởi học từ mức thấp đến mức cao , và phải biết nghe nhiều , học nhiều để qua đó tìm những điều hay để học , thấy những điều dở để tránh . Khổng Tử cũng rất coi trọng việc ứng dụng vào cuộc sống nhưng điều đã học .Về vai trò của giáo dục , ông cho rằng giáo dục có sức mạnh cảm hoá con người , hình thành nên nhân cách con người . Về phương pháp giáo dục , Khổng Tử rất coi trọng nguyên tắc làm gương . Bản thân ông là một tấm gương sáng ngời về học tập . ông thường với các môn đồ : “Ta học tập không chán , dạy người không biết mỏi ”. Khổng Tử học tập suốt đời : ta 15 tuổi đã có chí học đạo thánh hiền , 30 tổi thì vững vàng , 40 tổi thì không ngờ vực ,50 tổi biết mệnh trời ,60 tuổi thì ta nghe thông suốt mọi việc , 70 tuổi thì làm theo ý muốn , mà không sai khuôn phép”.Về phương pháp học tập , Khổng Tử khuyên các môn đồ :” Học cho rộng ,hòi cho sâu , suy nghĩ cho chín , trình bày rõ ràng , tích cực thi hành điều mình đã học tập được “ .Theo ông học tập chính là học đạo thành hiền , học tập đạo làm người . Khổng Tử đề ra thuyết tu thân là thuyết xây dựng con người bằng 5 bước : muốn tu thân trước tiên phải chính tâm , muốn chính tâm trước tiên phải thành ý , muốn thành ý trước tiên phải trỉ tri , trỉ tri là ở cách vật . Cách vật là trong mọi sự vật ta phài phân biệt đúng sai rồi lấy cái đúng , bỏ cái sai . Nói theo ngôn ngữ hiện đại trong những hiện tượng tự nhiên , xã hội vô cùng phức tạp ta phải đi vào nghiên cứu bản chất của nó chứ không chỉ dừng lại ở hiện tượng . Khi đó , ta có thể nắm được những quy luật vận động phát triển của tự nhiên và xã hội có nghĩa là chúng ta đã đạt được đến trỉ tri . Một khi đã đạt được đến trỉ tri chúng sẽ có nhân thức vững vàng gọi là thành ý . Một khi đã có những nhận thức vững vàng , thì chúng ta có lập trường quan điểm đúng , tức là chính tâm . Có lập trường quan điểm đúng là hoàn thành việc tu thân , việc xây dựng con người . Đây là quan điểm thể hiện tính duy vật tiến bộ của ông về lí luận nhận thức . 5.2. Những hạn chế . Tất cả những gì Khổng Tử đã làm , xứng đáng để ông là một nhà giáo dục lớn của xã hội đương thời và kinh nghiệm giáo hoá của ông luôn là những bài học để mọi người quan tâm . Song quan điểm giáo duc của ông chủ yếu dừng lại ở giao tiếp lễ nghi chứ không hẳn mở mang dân trí nói chung . Khổng Tử cũng đã bứt tri thức khỏi lao động sản xuất – lĩnh vực quan trọng nhất của đới sống xã hội và nhất là mục đích giáo dục của ông đã bộc hoàn toàn quan điển của một ông thầy chủ nô quý tộc đang truyền đạo để củng cố điịa vị thống trị của giai cấp mình . Nói chung , trong quan điểm của Khổng Tử thể hiện nhiều ưu điểm nhưng không phải là không có những khuyết điểm . Đôi khi , cùng nói về một sự việc nhưng Khổng Tử lại có những cách nói khác nhau thậm chí là trái ngược nhau . Quan điểm của ông có nhiều mâu thuẫn , điều đó thể hiện tâm trạng bị giằng xé của ông trước nhưng biến chuyển của xã hội . Lợi ích gia cấp và tính chất không nhất quán đã là cơ sở để thế hệ sau ông khai thác , xuyên tạc và phủ cho nó tấm áo choàng tôn giáo đầy bí ẩn .Chẳng han như , khi quan niệm về trời , một mặt ông truyền bá sức mạnh của trời , mặt khác ông lại nhấn mạnh hoạt động của con người , coi hoạt động của con người giữ địa vị quan trọng nhất trong cuộc sống của họ .Ông đặt con người sánh ngang với trời đất , con người có thể góp phần với trời đất để cải tạo vũ trụ . Mặt khác , ông lại cũng cho rằng trời có thể quyết định đến số phận con người . Khi đề cập đén trí , ông một mặt tin vào mệnh trời cho rằng tri thức là bẩm sinh , là do trời sinh ra , mặt khác ông lại đề cập đến một nguồn gốc khác của trí , đó là trí không phải ngẫu nhiên mà có , nó là kết quả của quá trình học hỏi trong đời sống . Trong quan điểm về giáo dục , một mặt Khổng tử chủ trương dạy cho tất cả mọi người , không phân biệt đẳng cấp , giàu nghèo , chủng tộc...nhưng ông lại chủ trương đối với dân việc gì cần thiết thì sai khiến chứ không nên giảng giải vì dân không có khả năng hiểu ý nghĩa công việc mình làm . Khi quan niệm về quân tử và tiểu nhân , theo ông chức tước giàu sang chưa chắc đứng ở hàng quân tử , giầy rơm , áo vải chưa chắc đứng ở hàng tiểu nhân . Trong khi dó ông lại gạt nhân dân lao động ra khỏi lớp người quân tử vì nhân dân lao động , sự đói rét , bệnh tật , thiếu thốn trong cuộc sống không cho phép nhân dân lao động không nghĩ đến cái ăn cái ở mà chỉ trọn bề theo đạo . Nó không thể tạo điều kiện cho họ thông thạo Thi , Thư , Lễ . Nhạc . Cho nên tuy không chỉ rõ nhưng ông đã xếp nhân dân lao động vào lớp người tiểu nhân III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Sự du nhập , hình thành và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam . Nho giáo du nhập vào Việt Nam thời kì Bắc thuộc , đó là một quá trình lâu dài , bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hoá , kinh tế Việt Nam và Trung Quốc , trước hết đó là công cụ của Hán Đường tiến hành đồng hoá . Nho giáo du nhập vào Việt Nam không còn là Nho giáo nguyên sơ mà đã được Hán nho trước nhất là Đổng Trọng Thư cải tạo cho thích hợp với chế độ phong hiến trung ương tập quyền . Cùng xâm nhập với Nho còn có Phật và Đạo . Cả ba học thuyết này đều có ảnh hưởng đến tư tưởng Việt Nam , vào các phong tục tập quán của người Việt cho đến nay . Trên 1000 năm Bắc thuộc , bọn xâm lược ra sức truyền Nho, Phật , Đạo vào nước ta . Nhưng số người học Nho không nhiều lắm ; còn Phật và Đạo lại đi sâu vào dân gian hoà lẫn trong tín nguỡng bản địa Sau khi giành độc lập , nhân dân ta đã sử dụng Nho , Phật và Đạo để bắt tay xây dựng đất nước , trước hết là để xây dựng một tổ chức Nhà nước độc lập để đủ sức chống lại sự uy hiếp và xâm lược từ phương Bắc . Sở dĩ Nho giáo và Phật giáo được chọn làm hệ tư tưởng chính trong xã hội Việt Nam là vì cả ha học thuyết này ít nhiều ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam . Sự truyền bá và tiếp nhận tư tưởng này diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng . Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển theo xu hướng tập quyền thống nhất nên có nhu cầu sử dụng Nho học . Nhà nước Đại Việt thời Lý đã đưa Nho giáo phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam . Năm 1070 , nhà Lý lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám , năm 1075 nhà Lý mở khoa thi Nho học và năm 1195 mở khoa thi Tam giáo . Nho học du nhập vào nước ta đến đây trở thành cái bản dịa được nhà nước Đại Việt sử dụng và trân trọng . Vào thời Trần , Nho học lại phát triển nhanh chóng hơn . Cũng vào thời kì này thi cử nho giáo đã vào quy củ , các khoa thi tiến sĩ cứ 7 năm được tổ chức một lần . Tuy nhiên , ảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam cho đến cuối dời Trần –Hồ vẫn chưa thật đậm nét . Có thể những bộ phận quan chức cao cấp phần nào còn áp dụng những lễ giáo kiểu phương Bắc , còn trong dân gian thì vẫn theo phong tục tập quán lâu đời . Sang thời Hậu Lê , Nho giáo được đẩy lên cực thịnh . Lê Thánh Tông đưa Nho học vào tổ chức nhà nước ở cả ba mặt : + Giáo dục và khoa cử : Thời Lê sơ giáo dục và khoa cử Nho học đạt đến mức đỉnh thịnh . Một tầng lớp sĩ đông đảo có mặt ở khắp nông thôn và thành thị . Ơ Văn Miếu được lập bia Tiến sĩ , Nho sĩ được đề cao đến mức cao nhất . Qua giáo dục và khoa c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35812.doc
Tài liệu liên quan