Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, bức xúc. Hơn một thập kỷ vừa qua, những bất cập trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật đã từng bước được khắc phục, cơ chế điều chỉnh pháp luật được đổi mới một bước quan trọng đã và đang phát huy tác dụng góp phần đảm bảo an ninh, chính
192 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay cơ chế điều chỉnh pháp luật ở nước ta vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc đang đặt ra trong công cuộc đổi mới, các giải pháp mà chúng ta đã thực hiện còn thiếu đồng bộ, tản mạn, chắp vá và nhiều khi chỉ mang tính tình thế. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, tình trạng pháp luật vừa thiếu lại vừa thừa, những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn khá phổ biến; công tác tổ chức thực hiện pháp luật không đồng bộ dẫn đến tình trạng pháp luật không được thực thi, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không phát huy được hiệu lực trên thực tế... hiệu quả pháp luật không cao. Sở dĩ có tình trạng đó là do chúng ta chưa có được cơ sở khoa học toàn diện, đầy đủ và thống nhất cho việc tổng kết, đánh giá thực tiễn pháp lý và xây dựng phương hướng, giải pháp đồng bộ để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp; mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương và đa phương, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì đòi hỏi cơ chế điều chỉnh pháp luật của nước ta phải có bước phát triển tương xứng. Vì vậy, cần phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật thì mới có thể mang lại kết quả mong muốn.
Bên cạnh đó, "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [24, tr. 86] trong điều kiện mà nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, mô hình kinh tế mà chúng ta chủ trương xây dựng chưa có một tiền lệ trong lịch sử. Hơn nữa, kinh tế thị trường ngoài việc tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế - xã hội thì nó cũng có sự tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội. Những tác động tiêu cực đó nếu không được hạn chế thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp vừa phát huy được những nhân tố tích cực của cơ chế kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nó đối với xã hội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Trong đó, khoa học pháp lý phải xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
Những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết phải triển khai nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật, xây dựng cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cơ chế điều chỉnh pháp luật đang đặt ra ở Việt Nam, đồng thời tổng kết, đánh giá quá trình phát triển và thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một vấn đề rất phức tạp đã được nhiều luật gia nước ngoài quan tâm nghiên cứu, nhất là các luật gia của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Liên Xô trước đây như A. V. Malko; L. S. Iavich, S. S Alecxeev; V. P. Kazimirchuc, V. M. Gorshenev, C. A. Komarov, V. V. Lazareva, N. I. Matuzova, V. N. Khropanhiuc... Những công trình khoa học của các tác giả này đã đề cập đến nhiều vấn đề của cơ chế điều chỉnh pháp luật như vị trí và vai trò của các thành tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như những đặc điểm của cơ chế điều chỉnh pháp luật ở một số lĩnh vực pháp luật cụ thể nhưng nhiều điểm chưa thống nhất với nhau.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Trong giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật ở bậc đại học và sau đại học của các cơ sở đào tạo luật cũng như các công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành đã đề cập những vấn đề về điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như Đào Trí úc, Lê Minh Tâm, Lê Minh Thông, Lê Hồng Hạnh, Trần Ngọc Đường, Hoàng Phước Hiệp, Lê Xuân Thảo, Nguyễn Minh Mẫn...
Trong số các công trình nghiên cứu về pháp luật Việt Nam có hai công trình khoa học đáng chú ý, trực tiếp nghiên cứu về cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam là: "Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Hoàng Phước Hiệp và "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Lê Xuân Thảo. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, hơn nữa lại dựa trên cơ sở của những quan điểm lý luận khác nhau về cơ chế điều chỉnh pháp luật vì thế còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Như vậy, đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
ã Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực tiễn cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam và xây dựng những phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
ã Nhiệm vụ của luận án
- Phân tích một cách tương đối toàn diện các quan điểm khác nhau về những vấn đề cơ bản của cơ chế điều chỉnh pháp luật để xây dựng khái niệm hoàn chỉnh về cơ chế điều chỉnh pháp luật; xác định rõ vị trí, chức năng, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các thành tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. Nghiên cứu các hình thái khác nhau của cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như các tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật và những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị và các quy phạm xã hội đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật.
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
ã Phạm vi nghiên cứu của luận án
Cơ chế điều chỉnh pháp luật có tính chất rất phức tạp và có nội dung rất rộng. Bản luận án này không thể đề cập đến tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật; khái quát sự phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam và xác định những phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã được xác định ở trên, luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học và các phương pháp của chủ nghĩa Mác -Lênin. Trong đó, vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn, tiếp cận hệ thống... để lý giải các vấn đề đã được đặt ra.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, so sánh đánh giá một số quan điểm khác nhau, luận án xây dựng khái niệm hoàn chỉnh về cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong đó xác định chức năng và những mối quan hệ giữa các thành tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, luận án làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
Cùng với việc nghiên cứu và làm sáng tỏ quá trình phát triển cũng như thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp toàn diện cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật trong điều kiện phát triển của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật, tạo ra cơ sở khoa học thống nhất để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý cũng như các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quan pháp luật.
Các kết luận, các ý kiến được trình bày trong luận án có thể giúp ích cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng một chương trình và kế hoạch cụ thể đối với hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật một cách đồng bộ để từng bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật trên thực tế.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một phạm trù phức tạp và có nội dung rất rộng của khoa học pháp lý nói chung và của lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống mới có được những kết luận đúng đắn. Chương 1 của luận án sẽ trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Bao gồm: khái niệm và các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật; những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật; những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh pháp luật.
1.1. Khái niệm và các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.1.1. Khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật
Để có được khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật, trước hết cần phân tích và làm rõ về mặt lý luận vấn đề điều chỉnh pháp luật.
Trong tiếng Việt, điều chỉnh được giải thích là "sửa đổi, sắp xếp lại ít nhiều cho đúng hơn, cân đối hơn" [86, tr. 310]. Trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Latinh, điều chỉnh đều có nghĩa là sự tác động, chỉnh đốn, điều khiển một hoạt động hay một quá trình để tạo ra một trật tự hài hòa, thường dựa vào những nguyên tắc hay những quy tắc nhất định. Đặc biệt, trong cuốn từ điển pháp luật bằng tiếng Anh "Black’s Law Dictionary", thuật ngữ điều chỉnh được giải thích khá rõ ràng: "Điều chỉnh (regulate) là sắp xếp, thiết lập, hoặc điều khiển, chỉnh đốn bằng quy tắc, phương pháp hoặc phương thức đã được định ra; chỉ đạo bằng quy tắc hoặc khuôn mẫu; kiểm soát bằng các nguyên tắc cai trị hoặc bằng pháp luật" [109, tr. 1286]. Như vậy, thuật ngữ "điều chỉnh" được giải thích tương đối thống nhất, nội dung của nó là sự tác động của chủ thể đến đối tượng bằng những hình thức và phương pháp cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định.
Để duy trì trật tự xã hội, định hướng cho sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội, trong xã hội tồn tại nhiều dạng điều chỉnh khác nhau. Đó là sự điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, tín điều tôn giáo, phong tục, tập quán, pháp luật... Trong đó, điều chỉnh bằng pháp luật (ở đây gọi là điều chỉnh pháp luật) có vai trò quan trọng nhất do tính chất và đặc điểm vốn có của pháp luật.
Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, vì thế nhà nước là chủ thể của điều chỉnh pháp luật. Với tư cách là một tổ chức có quyền lực bao trùm toàn bộ xã hội, nhà nước có bộ máy cưỡng chế đặc biệt có đủ khả năng đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực thi trên thực tế. Để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật, nhà nước trước hết xác định mục đích, nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật, xác định phạm vi, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của pháp luật. Trên cơ sở đó, nhà nước tiến hành các hoạt động cụ thể để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Các hoạt động cụ thể của nhà nước nhằm thực hiện sự điều chỉnh pháp luật thể hiện dưới các hình thức cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong đó, các cơ quan trong bộ máy nhà nước với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể phối hợp với nhau để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật. Thực chất, toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước chính là các hoạt động để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật.
Đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội. Pháp luật với những thuộc tính vốn có của nó có thể tác động vào đời sống xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau nhờ vào các phương tiện và các phạm trù khác nhau của nó. Khi thực hiện sự tác động của mình đối với các quan hệ xã hội, pháp luật một mặt bảo vệ và định hướng cho sự phát triển các quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền và sự tự do của con người, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với các quy luật khách quan, mặt khác tạo ra những rào chắn để hạn chế sự gia tăng và loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội những quan hệ xã hội lạc hậu không phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị.
Các quan hệ xã hội mặc dù tồn tại một cách khách quan trong quá trình hoạt động của con người nhưng mức độ ổn định và nhịp độ phát triển của chúng lại phụ thuộc vào xử sự của con người khi tham gia vào các mối quan hệ đó. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, con người có nhiều phương án xử sự khác nhau. Pháp luật đưa ra cách xử sự thích hợp để các chủ thể tuân theo và đảm bảo cho chúng được thực hiện. Các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội tuân theo những cách xử sự đã được xác định sẽ đảm bảo cho quan hệ xã hội này tồn tại, vận động và phát triển của theo những hướng tích cực mà nhà nước mong muốn.
Với chức năng phản ánh, pháp luật là sự mô hình hóa các nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến thành hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đó là những cách xử sự hợp lý nhất, phù hợp với ý chí và nguyện vọng chung của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó. Vì vậy, sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện thông qua việc xác định cách xử sự của chủ thể tham gia các quan hệ xã hội, là sự tác động có tính tổ chức, tính quy phạm và có mục đích cụ thể, rõ ràng. Thông qua hình thức tác động này, trật tự pháp luật của đời sống xã hội được hình thành, trong đó lợi ích của giai cấp thống trị cũng như những giá trị xã hội được bảo đảm.
Như vậy, điều chỉnh pháp luật là quá trình tác động có tổ chức, mang tính quy phạm của nhà nước đối với các quan hệ xã hội thông qua hành vi của các chủ thể nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Với chức năng giáo dục, pháp luật luôn có sự tác động mạnh mẽ vào nhận thức và tư tưởng của chủ thể để hình thành ở chủ thể pháp luật ý thức pháp luật đúng đắn, làm cơ sở cho các chủ thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Mặc dù, hành vi mới là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa con người với pháp luật như Các Mác đã viết: "Ngoài những hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó" [13, tr. 27-28], nhưng con người cụ thể tham gia các quan hệ xã hội hoạt động không phải như một cái máy, mà đó là hoạt động có ý chí, có mục đích rõ ràng. Chính vì vậy, không thể đòi hỏi các chủ thể thực hiện các hành vi mà nhà nước mong muốn nếu pháp luật không tác động vào nhận thức của họ bởi vì theo quan điểm mác - xít, hành vi của con người chính là biểu hiện bên ngoài của hoạt động [16, tr. 11], [48, tr. 17]. Vì vậy, khi nói sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội thông qua hành vi của chủ thể thì đã bao hàm sự tác động pháp luật đối với nhận thức của chủ thể. Nhờ vào sự tác động đó, các chủ thể có thể biết được mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì hay phải làm như thế nào. Khi nhận thức được điều đó thì các chủ thể tiến hành cách xử sự mà pháp luật đã đưa ra.
Tuy nhiên, sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể có hai cấp độ khác nhau, ở cấp độ chung đó là sự tác động của toàn bộ các bộ phận của thượng tầng chính trị pháp lý đối với nhận thức của con người về bản chất và vai trò của pháp luật, về ý nghĩa xã hội của pháp luật nhằm mục đích giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể pháp luật. Sự tác động này có thể được thực hiện cả trong quá trình điều chỉnh pháp luật cũng như các quá trình pháp luật khác như tuyên truyền pháp luật, giáo dục pháp luật. Sự tác động ở cấp độ chung thực chất là thực hiện chức năng giáo dục của pháp luật. ở cấp độ cụ thể, sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể chỉ xảy ra trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Sự tác động đó được thực hiện bởi các phương tiện pháp luật tham gia vào quá trình điều chỉnh pháp luật. Sự tác động này trực tiếp nhằm giúp cho chủ thể nhận thức được yêu cầu cụ thể của pháp luật để có hành vi phù hợp với pháp luật trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể đã được pháp luật quy định.
Sự tác động pháp luật ở cấp độ chung có ý nghĩa rất lớn đối với sự tác động của pháp luật vào nhận thức của chủ thể pháp luật ở cấp độ cụ thể, nó giúp cho các chủ thể nhận thức đúng đắn những yêu cầu của pháp luật trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể ở cấp độ cụ thể cũng có ý nghĩa giáo dục chung. Vì vậy, khi nói điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội đã bao hàm nội dung của sự tác động đối với nhận thức của chủ thể ở cấp độ cụ thể nói trên.
Như vậy, không thể đồng nhất điều chỉnh pháp luật với sự tác động pháp luật [99, tr. 285]. Bởi vì, điều chỉnh pháp luật là sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhằm đạt được kết quả nhất định là trật tự xã hội và vì thế có những tác động của pháp luật không thể được xem là điều chỉnh pháp luật. Đó là sự tác động vào nhận thức của chủ thể để thực hiện chức năng giáo dục của pháp luật. Mặt khác, cũng không nên cho rằng điều chỉnh pháp luật là sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thực hiện bởi tất cả các phương tiện pháp luật và các phạm trù pháp lý khác [99, tr. 286], bởi vì văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật không thể trực tiếp tác động lên các quan hệ xã hội mà chỉ tác động lên nhận thức của chủ thể ở cấp độ chung giúp cho chủ thể có được quan điểm đúng đắn về pháp luật để chủ thể tôn trọng pháp luật, chúng không xác định cách xử sự của chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật vì vậy không trực tiếp tác động lên các quan hệ xã hội để đạt được kết quả cụ thể. Tuy nhiên, nếu tách biệt hai hình thức tác động của pháp luật là tác động đối với tư tưởng và tác động lên các quan hệ xã hội thông qua hành vi của chủ thể [81, tr. 184] thì cũng không hoàn toàn chính xác vì ngay cả trong quá trình tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội cũng tồn tại sự tác động của pháp luật đối với nhận thức của chủ thể các quan hệ xã hội ở các cấp độ khác nhau.
Quan niệm điều chỉnh pháp luật như vậy cho phép chúng ta chỉ ra sự khác nhau giữa điều chỉnh pháp luật và sự tác động của pháp luật. Mặt khác, quan niệm đó thể hiện được bản chất của điều chỉnh pháp luật. Quan niệm này tạo ra cơ sở cho việc làm sáng tỏ khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như vị trí và chức năng của các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Để thực hiện sự điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội, pháp luật xác định cách xử sự của chủ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Việc xác định đó được thể hiện ở những phương thức điều chỉnh cụ thể. Đó là cách thức pháp luật xác định cách xử sự của chủ thể gắn với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Phương thức điều chỉnh pháp luật được nhà nước xác lập và thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Vì thế, với cùng một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, pháp luật của nhà nước này xác định cách xử sự của chủ thể bằng phương thức này, nhưng pháp luật của nhà nước khác thì lại xác định bằng phương thức khác. Phương thức điều chỉnh pháp luật mặc dù do nhà nước xác lập nhưng nó phụ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh và mục đích của điều chỉnh pháp luật. Việc xác định những cách xử sự khác nhau cho chủ thể phải mang tính khách quan, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Có ba phương thức điều chỉnh pháp luật chung nhất là bắt buộc, cấm đoán và cho phép [45, tr. 368], [94, tr. 285].
Bắt buộc là phương thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác định những hành vi mà chủ thể buộc phải thực hiện khi gặp những điều kiện hay hoàn cảnh cụ thể được pháp luật quy định. Ví dụ, pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích, phải tố giác tội phạm...
Cấm đoán là phương thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác định những hành vi mà chủ thể không được phép thực hiện khi gặp một điều kiện hay hoàn cảnh cụ thể được pháp luật quy định. Chẳng hạn, Đoạn 1, Điều 17, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 quy định: "Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư".
Cho phép là phương thức điều chỉnh pháp luật trong đó pháp luật xác định những hành vi mà chủ thể được phép thực hiện khi gặp một điều kiện hay hoàn cảnh cụ thể được pháp luật quy định. Ví dụ, Khoản 1, Điều 1, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: "Công dân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình".
Các phương thức điều chỉnh nói trên được triển khai theo hai kiểu khác nhau. Kiểu thứ nhất dựa trên nguyên tắc: "Được làm tất những gì mà pháp luật không cấm". Theo đó, chủ thể được tiến hành bất kỳ một hoạt động nào miễn là không rơi vào những trường hợp mà pháp luật cấm đoán. Kiểu thứ hai dựa trên nguyên tắc "chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép" tức là chủ thể chỉ được tiến hành những hoạt động mà pháp luật quy định [94, tr. 286].
Mỗi kiểu điều chỉnh nói trên có những ưu thế riêng của mình. Nếu như kiểu thứ nhất mở ra một phạm vi rộng lớn cho tính tích cực, chủ động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì kiểu thứ hai có thể xác định phạm vi các quyền được trao cho các chủ thể. Vì thế, việc sử dụng kiểu điều chỉnh nào cho mỗi loại quan hệ xã hội phụ thuộc vào đặc điểm của chủ thể cũng như mục đích và ý nghĩa của điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội đó.
Bên cạnh đó, do các quan hệ xã hội có tính chất và đặc điểm khác nhau nên pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó bằng những phương pháp khác nhau mặc dù đều được thể hiện dưới các phương thức và các kiểu điều chỉnh cụ thể. Trên cơ sở đó, khoa học pháp lý đã xác định hai phương pháp cơ bản của điều chỉnh pháp luật là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng và phương pháp phối hợp - bình đẳng [45, tr. 363], [76, tr. 518]. Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng thừa nhận sự không bình đẳng của các bên chủ thể trong quan hệ xã hội, trong đó một bên có chủ thể có quyền đặt ra những mệnh lệnh phù hợp với pháp luật còn chủ thể kia phải phục tùng những mệnh lệnh đó. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước thường được điều chỉnh bằng phương pháp này. Còn phương pháp phối hợp - bình đẳng thừa nhận sự bình đẳng giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ xã hội, trong đó các bên tham gia quan hệ xã hội phối hợp, thỏa thuận với nhau để định đoạt quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trên cơ sở pháp luật. Các quan hệ dân sự được điều chỉnh bằng phương pháp này, như quan hệ hợp đồng... Trong những trường hợp khác lại có sự kết hợp hai phương pháp điều chỉnh trên tạo ra phương pháp hỗn hợp nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và vận động của các quan hệ xã hội theo mục đích mà nhà nước mong muốn [45, tr. 363]. Ví dụ, trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, khi ký kết hợp đồng lao động, các bên chủ thể dựa trên cơ sở sự bình đẳng, thỏa thuận để xác định các quyền và nghĩa vụ của mình, nhưng khi thực hiện hợp đồng thì bên sử dụng lao động có quyền đặt ra quy chế, mệnh lệnh trong khuôn khổ pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng buộc người lao động phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi các điều khoản của hợp đồng.
Những vấn đề được phân tích ở trên về điều chỉnh pháp luật sẽ là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các vấn đề lý luận về cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản trong hệ các khái niệm khoa học của lý luận về nhà nước và pháp luật. Do tính chất phức tạp của vấn đề và nhiều lý do khác nên cho đến nay còn có nhiều ý kiến rất khác nhau về khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật, thể hiện ở những quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật chính là cơ chế tác động của pháp luật. Theo đó, cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiểu là tổng thể các phương tiện, các hình thái tác động khác nhau của pháp luật lên các quan hệ xã hội, bao gồm: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, các quá trình thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Với cách tiếp cận như vậy, quan điểm này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn là, nó tạo ra khả năng tìm kiếm các giải pháp trên nhiều hướng khác nhau để đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, do xuất phát từ sự đồng nhất "điều chỉnh pháp luật" với "tác động pháp luật", cho rằng: "Điều chỉnh pháp pháp luật cần được hiểu là nó được thực hiện bằng pháp luật và toàn bộ các phương tiện tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội" [93, tr. 5], nên quan điểm này đã mở rộng phạm vi của khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật tới mức dung hợp vào đó cả những yếu tố nằm ngoài nội dung của khái niệm điều chỉnh pháp luật; chưa phân định rõ chức năng điều chỉnh với chức năng giáo dục của pháp luật và do đó, việc xác định các thành tố hợp thành cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như xác định và giải quyết các mối quan hệ giữa chúng đã gặp phải những khó khăn nhất định.
Quan điểm thứ hai cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm toàn bộ các hiện tượng pháp lý mà sự vận động của chúng có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của chủ thể pháp luật. Theo nghĩa hẹp, cơ chế điều chỉnh là quá trình mà nhờ đó có được sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội mà cụ thể là sự tác động bằng các quy phạm pháp luật và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước [99, tr. 286]. Quan điểm này đã chú trọng đến các khía cạnh tâm lý, xã hội của điều chỉnh pháp luật. Như vậy, nếu xét theo nghĩa rộng thì khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiểu tương tự như quan điểm thứ nhất; còn nếu xét theo nghĩa hẹp thì lại có mâu thuẫn là đã quá đề cao vai trò của nhà nước, chưa tính đến tích tích cực của các chủ thể pháp luật khác, dẫn đến khó khăn khi đi giải quyết những vấn đề có tính thống nhất và toàn diện của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Quan điểm thứ ba cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm hai bộ phận là: phương thức điều chỉnh pháp luật, được thể hiện trong các quy phạm pháp luật, là cơ sở để các chủ thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật (cho phép, bắt buộc hoặc cấm đoán) và phương thức thực hiện hành vi, thể hiện trong các xử sự cụ thể của con người, trong đó chủ thể pháp luật chủ động thực hiện, phải thực hiện hoặc phải kiềm chế việc thực hiện một hành vi nào đó. Đồng thời, theo quan điểm này, giữa hai phương thức đó lại tồn tại các khâu trung gian: chủ thể pháp luật, sự kiện pháp lý, quan hệ pháp luật [97, tr. 55]. Quan điểm này đã nhấn mạnh tính cấu trúc của phạm trù cơ chế điều chỉnh pháp luật, xác định đặc điểm riêng của các bộ phận trong cấu trúc đó, tạo ra cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề cơ bản thuộc nội dung của khái niệm này. Tuy nhiên, do quan điểm này phân lập phương thức điều chỉnh pháp luật và phương thức thực hiện hành vi pháp luật của chủ thể và xác định chủ thể pháp luật, sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật chỉ là khâu trung gian giữa hai phương thức đó, nên chưa giải quyết được mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Một quan điểm khác cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống các phương tiện pháp luật đặc thù có quan hệ mật thiết với nhau, được nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một trật tự pháp lý nhất định, làm cho khoảng cách giữa pháp luật trên giấy, pháp luật thực định và pháp luật trên thực tế, pháp luật trong cuộc sống ngày càng thu nhỏ lại và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn [35, tr. 26]. Quan điểm này có nhiều yếu tố hợp lý, nhất là đã chú trọng tính hiệu quả của pháp luật, tạo cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý khác để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống phương tiện pháp luật... được nhà nước sử dụng, thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết tính toàn diện và trạng thái "động" của của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh pháp luật còn được tiếp ._.cận dưới các góc độ khác. Chẳng hạn, dưới góc độ tâm lý học, cơ chế điều chỉnh pháp luật là cơ chế tác động đến ý chí của con người nhằm tạo ra xử sự thích hợp của chủ thể [78, tr. 240]; dưới góc độ xã hội, cơ chế điều chỉnh pháp luật nằm trong cơ chế xã hội, tức là cơ chế tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội [38, tr. 434], [78, tr. 241]; dưới góc độ chức năng, cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống các phương tiện pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội thông qua chủ thể [38, tr. 434], [78, tr. 240]...
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: Cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật, quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý. Thông qua đó, các bộ phận cấu thành của quá trình điều chỉnh pháp luật liên kết với nhau trong quan hệ pháp luật cụ thể với những quyền và nghĩa vụ pháp lý [36, tr. 612].
Mỗi quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý, nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Để có quan niệm đúng về cơ chế điều chỉnh pháp luật, theo chúng tôi cũng cần làm rõ nội dung ngữ nghĩa của nhóm từ cơ chế điều chỉnh pháp luật; xác định rõ cấu trúc nội dung của khái niệm; phân tích một cách toàn diện những đặc trưng chung của khái niệm đó cũng như những đặc điểm riêng của từng bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác cơ bản giữa chúng.
Trước hết, thuật ngữ "cơ chế" thường được sử dụng cùng với các thuật ngữ khác để tạo nên những khái niệm chuyên môn của các lĩnh vực khoa học khác nhau. Chẳng hạn, kinh tế học có "cơ chế kinh tế"; "cơ chế quản lý kinh tế", tâm lý học có "cơ chế kích thích - phản ứng", trong lĩnh vực cơ khí có "cơ chế vận hành của một hệ thống máy móc", chính trị học có "cơ chế thực hiện quyền lực"... và trong khoa học pháp lý chúng ta có "cơ chế điều chỉnh pháp luật", "cơ chế áp dụng pháp luật"... Tuy nhiên, nội dung của thuật ngữ "cơ chế" được giải thích rất khác nhau.
Trong tiếng Nga, cơ chế (ket`lhgk) được giải thích theo hai nghĩa, thứ nhất là cơ cấu bên trong của máy móc hoặc thiết bị mà làm cho máy móc hoặc thiết bị đó hoạt động và thứ hai là cấu trúc bên trong, phương thức vận hành của một bộ máy của một kiểu hoạt động nào đó [105, tr. 203]. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này cũng được giải thích với hai nghĩa khác nhau: "Cơ chế (mechanism) là hệ thống các bộ phận hoạt động cùng nhau trong một cỗ máy" và "Cơ chế là một quá trình tự nhiên hoặc được thiết lập nhờ đó một hoạt động nào đó được tiến hành hoặc được thực hiện" [123, tr. 1148-1149]. Trong tiếng Việt, cơ chế được các nhà ngôn ngữ học giải thích là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện [86, tr. 207]. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khi xây dựng khái niệm "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý kinh tế", các nhà kinh tế học cho rằng: "Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động" [54, tr. 6].
Như vậy, cơ chế luôn được giải thích gắn liền với hoạt động của một hệ thống các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của chúng. Vì vậy, theo chúng tôi, thuật ngữ "cơ chế" chứa đựng hai nội dung đó là cấu trúc của một chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành có mối liên hệ mật thiết với nhau và phương thức vận hành hay hoạt động của chỉnh thể đó, tức là sự tương tác giữa các bộ phận trong cấu trúc của chỉnh thể theo những nguyên tắc và quá trình xác định nhằm đạt được một kết quả nhất định.
Như đã phân tích ở phần trước, điều chỉnh pháp luật được thực hiện thông qua hành vi của các chủ thể tham gia các mối quan hệ xã hội, vì thế mục đích của điều chỉnh pháp luật chỉ có thể đạt được khi nó được thể hiện thành hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên, để có được hành vi xử sự thực tế của các chủ thể, điều chỉnh pháp luật được tiến hành thông qua các quá trình phức tạp từ việc mô hình hóa hành vi của chủ thể gắn với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định đến việc cá biệt hóa các mô hình hành vi đó thành những xử sự trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và thực hiện các biện pháp để các chủ thể tiến hành đúng các xử sự đó trên thực tế. Quá trình này phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại, nhóm và từng mối quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh cũng như mục đích mà nhà nước mong muốn đạt được khi thực hiện sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội đó.
Để tiến hành các hoạt động này, đòi hỏi nhà nước với tư cách là chủ thể của quá trình điều chỉnh pháp luật phải dựa vào các phương tiện pháp luật khác nhau. Nhờ vào các phương tiện này, nhà nước có thể đạt được mục đích của mình khi thực hiện việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đồng thời các chủ thể pháp luật cũng thỏa mãn được lợi ích của mình khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội trên cơ sở sự đảm bảo của nhà nước.
Các phương tiện pháp luật có vị trí và vai trò rất khác nhau trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Thông qua sự tác động qua lại giữa các phương tiện đó, pháp luật từng bước đi vào đời sống xã hội.
Với ý nghĩa đó, cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống các phương tiện pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất theo một quá trình nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội với sự đảm bảo của nhà nước nhằm đạt những mục đích xác định.
Khái niệm này thể hiện ba nội dung cơ bản của cơ chế điều chỉnh pháp luật:
Thứ nhất, cơ chế điều chỉnh pháp luật là một hệ thống các phương tiện pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất, theo một quá trình xác định.
Để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật, nhà nước phải dựa vào các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật... Thông qua đó làm cho pháp luật có "cuộc sống thực" trong đời sống xã hội chứ không phải là pháp luật "trên giấy", tức là nhà nước dựa vào các phương tiện pháp luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Các phương tiện pháp luật tham gia vào quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, mỗi phương tiện đó như là một bộ phận cấu thành của hệ thống có chức năng riêng để đảm bảo cho pháp luật từng bước đi vào đời sống xã hội. Trong đó, quy phạm pháp luật là khuôn mẫu chung cho hành vi của chủ thể; quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội cụ thể mà nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể đã được pháp luật quy định... Khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách hợp pháp thì các khuôn mẫu chung trở thành quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể; việc thực hiện pháp luật là làm cho các quyền và nghĩa vụ đó trở thành hành vi thực tế của các chủ thể.
Mối liên hệ mật thiết giữa các phương tiện pháp luật được biểu hiện ở vai trò của các phương tiện đó đối với nhau và đối với toàn bộ sự vận hành của cơ chế, trong đó phương tiện này là tiền đề cho sự tham gia của các phương tiện khác trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Nhờ mối liên hệ tác động qua lại giữa các phương tiện pháp luật mà quá trình điều chỉnh pháp luật được thực hiện.
Thứ hai, sự tác động lẫn nhau giữa các phương tiện pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật được thực hiện thông qua hoạt động của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Như đã phân tích ở trên, kết quả của điều chỉnh pháp luật chỉ đạt được khi chủ thể thực hiện trên thực tế hành vi cụ thể mà pháp luật quy định. Mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhưng pháp luật chỉ đi vào đời sống xã hội thông qua hoạt động của các chủ thể. Hoạt động của các chủ thể pháp luật như tham gia quan hệ pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý... làm cho các quy phạm pháp luật từng bước trở thành cách xử sự cụ thể và cuối cùng là được thể hiện thành hành vi cụ thể của các chủ thể đó trên thực tế. Nhờ những hoạt động đó mà quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra, đồng thời cũng nhờ vào hoạt động của các chủ thể pháp luật mà các phương tiện pháp luật có mối liên hệ tác động lẫn nhau.
Vai trò của các chủ thể trong cơ chế điều chỉnh pháp luật không chỉ được biểu hiện ở tính tích cực của các chủ thể trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình mà trong một chừng mực nào đó, các chủ thể còn được nhà nước trao quyền để tiến hành những hoạt động cụ thể (chẳng hạn, trong trường hợp áp dụng pháp luật) hoặc được chủ động trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật (ví dụ, tham gia quan hệ hợp đồng). Chính những hoạt động đó làm cho cơ chế điều chỉnh pháp luật được vận hành tạo ra trật tự xã hội theo mục đích đã định trước.
Thứ ba, nhà nước với tư cách là chủ thể của điều chỉnh pháp luật là nhân tố đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh vận hành trên cơ sở tính tích cực của các chủ thể pháp luật.
Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật. Hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan này không chỉ khởi động cho cơ chế điều chỉnh pháp luật vận hành mà còn định hướng cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội thực hiện các quy phạm pháp luật. Hoạt động đó của nhà nước cùng với tính tích cực của chủ thể và các điều kiện cần thiết làm cho các quy phạm pháp luật có thể được thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, việc quy định quyền của chủ thể hay các nghĩa vụ gắn liền với lợi ích của họ nhằm kích thích chủ thể tự giác thực hiện trên cơ sở sự đảm bảo của nhà nước mà không cần một biện pháp cưỡng chế nào đối với họ.
Nhà nước xác định những phương pháp, phương thức và các kiểu điều chỉnh cụ thể của pháp luật đối với các quan hệ xã hội để định ra phương thức vận hành của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Chẳng hạn, đối với các quan hệ phục tùng, với một bên chủ thể của quan hệ mang quyền lực nhà nước, sẽ dẫn đến việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục - tùng và việc xác định quyền và nghĩa vụ của bên mang quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc "chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép". Trên cơ sở đó bên mang quyền lực nhà nước sẽ xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể kia. Ngược lại, trong quan hệ bình đẳng (chẳng hạn, các quan hệ dân sự) thì việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ này được thực hiện bằng phương pháp phối hợp - bình đẳng và dựa trên nguyên tắc "chủ thể được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm". Nhà nước đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế theo các phương thức đó.
Nhà nước không chỉ khởi động cho sự vận hành của cơ chế điều chỉnh pháp luật mà còn đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế. Việc đảm bảo đó được thể hiện ở hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong những trường hợp cần thiết. Dựa vào những căn cứ nhất định, chẳng hạn, khi cần phải cá biệt hóa các quyền và nghĩa vụ đối với một chủ thể cụ thể nào đó, hay phải xác định địa vị pháp lý cho một chủ thể cụ thể hoặc cần phải cá biệt hóa chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật đối với những trường hợp cụ thể để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật đó để đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật đạt được kết quả mong muốn.
Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước đối với sự vận hành của cơ chế điều chỉnh pháp luật còn được thể hiện bằng những biện pháp nhằm kích thích chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tích cực như các biện pháp khuyến khích về vật chất hoặc tinh thần của nhà nước đối với các chủ thể pháp luật.
Mặc dù nhà nước là chủ thể của điều chỉnh pháp luật, nhưng bản thân nhà nước cũng là chủ thể của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Nói cách khác, hoạt động của nhà nước cũng chịu sự tác động của pháp luật. Toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật của nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền cũng đều chịu sự quy định của pháp luật.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động đó, các quan hệ xã hội có những đặc điểm riêng của nó. Vì vậy, khi thực hiện sự điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội này, pháp luật cũng có những hình thức tác động không giống nhau. ở mỗi lĩnh vực, bên cạnh những đặc điểm chung, cơ chế điều chỉnh pháp luật còn có những đặc điểm riêng do tính chất, đặc trưng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật của các lĩnh vực pháp luật quy định. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể tiếp cận ở góc độ chung của toàn bộ hệ thống pháp luật, cũng có thể tiếp cận ở phạm vi một ngành luật và cũng có thể tiếp cận ở phạm vi một chế định pháp luật hoặc thậm chí ở một phạm vi hẹp hơn. Việc nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật ở những phạm vi khác nhau đó đều phải xuất phát từ những nguyên tắc chung của cơ chế điều chỉnh pháp luật đồng thời gắn với đặc điểm về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật mới có được kết luận đúng đắn khoa học.
Quan niệm như trên về cơ chế điều chỉnh pháp luật khắc phục được những hạn chế của các quan niệm đã được phân tích ở trên về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Nó cũng có một số nét tương tự với quan niệm về cơ chế điều chỉnh pháp luật trong một số sách báo pháp lý là xem cơ chế điều chỉnh pháp luật như một hệ thống các phương tiện pháp luật thông qua đó nhà nước thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội [68, tr. 440]. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa quan niệm của tác giả với các quan niệm đó là xác định rõ các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất theo một quá trình xác định và sự tác động qua lại giữa các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật được thực hiện thông qua hoạt động của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Quan niệm như vậy cho thấy được tính chất động của cơ chế điều chỉnh pháp luật chứ không phải là một hệ thống tĩnh như khái niệm "hệ thống" thông thường.
Tóm lại, "cơ chế điều chỉnh pháp luật" là một khái niệm hàm chứa trong đó những nội dung về cấu trúc, nguyên tắc vận hành, các mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các phương tiện pháp luật trong toàn bộ quá trình điều chỉnh pháp luật. Để thấy được nội dung của toàn bộ vấn đề, đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu tìm hiểu cấu trúc, sự vận hành của cơ chế cũng như vị trí, vai trò của từng thành tố trong cơ chế đó.
1.1.2. Các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật
Việc xác định các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản cá biệt, ý thức pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế, chủ thể pháp luật [76, tr. 520]; có quan điểm cho rằng cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm quy phạm pháp luật, chủ thể, sự kiện pháp lý [78, tr. 241]; [35, tr. 26]. Một quan điểm khác lại cho rằng, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và các hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể [58, tr. 39]. Để có thể xác định được các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, theo chúng tôi, trước hết cần phải xác định được các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật.
Điều chỉnh pháp luật luôn luôn được thực hiện theo một quá trình trong đó các phương tiện pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được mục đích nhất định. Quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra rất phức tạp, bao gồm các giai đoạn khác nhau và giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghiên cứu toàn bộ quá trình điều chỉnh pháp luật, chúng ta có thể phân chia nó thành các giai đoạn sau:
Thứ nhất, giai đoạn thiết lập các khuôn mẫu cho hành vi của chủ thể các quan hệ xã hội (giai đoạn mô hình hóa hành vi của chủ thể).
Để thực hiện sự tác động của mình đối với các quan hệ xã hội, trước hết, nhà nước phải xây dựng các mô hình, khuôn mẫu cho hành vi của chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội đó. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật. Trong giai đoạn này, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong đó xác định những điều kiện và hoàn cảnh có thể xảy ra trên thực tế cũng như cách xử sự của chủ thể khi gặp những điều kiện hay hoàn cảnh đó. Giai đoạn này được thể hiện ở sự ra đời các quy phạm pháp luật với tư cách là các chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thực chất đây chính là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, giai đoạn xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể (giai đoạn cá biệt hóa các khuôn mẫu của hành vi thành cách xử sự cụ thể).
Thực chất, đây là giai đoạn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của chủ thể. Khi xuất hiện sự kiện pháp lý tương ứng (có thể là hành vi pháp luật của chủ thể hoặc sự biến pháp lý) đã được ghi nhận trong quy phạm pháp luật thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật.
Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào nội dung của quy phạm pháp luật mà quyền và nghĩa vụ của chủ thể có thể xuất hiện theo những phương thức khác nhau. Có hai phương thức cụ thể sau:
ở phương thức thứ nhất, chủ thể tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở quy phạm pháp luật thông qua việc tham gia quan hệ pháp luật. Đối với những quy phạm pháp luật trong đó chỉ rõ quyền và nghĩa vụ cho chủ thể thì chủ thể có thể tự xác định các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, các chủ thể ký kết một hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản... Nội dung của quan hệ pháp luật chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
Phương thức thứ hai, quyền và nghĩa vụ của chủ thể được xác định trên cơ sở một quyết định cá biệt của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung của quyết định cá biệt đó chứa đựng quyền và nghĩa vụ của chủ thể phù hợp với quy phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp nhất định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hóa các quy tắc xử sự chung thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể cụ thể. Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó dựa vào các quy định của pháp luật. ở đây cũng tồn tại quan hệ pháp luật giữa cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể pháp luật khác nhưng quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được xác định bằng một quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan áp dụng pháp luật.
Thứ ba, giai đoạn chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý (giai đoạn hiện thực hóa mô hình hành vi của chủ thể).
Khi quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể đã được xác lập, chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo phương thức được pháp luật đặt ra bằng hành vi cụ thể. Trong giai đoạn này, tính tích cực pháp luật của chủ thể đóng vai trò quan trọng.
Có hai khả năng có thể xảy ra:
- Nếu chủ thể thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đã được hình thành ở giai đoạn thứ hai của quá trình điều chỉnh pháp luật thì quá trình điều chỉnh pháp luật đã hoàn thành, mục đích mà nhà nước đặt ra khi tiến hành điều chỉnh pháp luật đã đạt được.
- Ngược lại, nếu chủ thể không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình (trường hợp vi phạm pháp luật) thì xuất hiện một giai đoạn mới đó là giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lý, trong đó vi phạm pháp luật đóng vai trò là sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy phạm pháp luật ra văn bản áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, chủ thể vi phạm pháp luật phải thực hiện chế tài đã được xác định đó. Khi đó quá trình điều chỉnh pháp luật mới hoàn thành.
Như vậy, để thực hiện được toàn bộ quá trình trên, nhà nước phải dựa vào những các phương tiện pháp luật là quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể. Trong đó, mỗi thành tố như là một bộ phận của "cỗ máy" pháp luật. Nhờ sự tác động giữa chúng mà quá trình điều chỉnh pháp luật được thực hiện.
Tuy nhiên, để quá trình điều chỉnh pháp luật được thực hiện cũng như để giai đoạn này chuyển sang một giai đoạn khác trong quá trình điều chỉnh pháp luật, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Trong đó, để các quy phạm pháp luật có thể được cá biệt hóa thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể, đòi hỏi phải có sự kiện pháp lý tương ứng thì mới có thể phát sinh quan hệ pháp luật hoặc mới có hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, tính tích cực của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều chỉnh pháp luật, vì thế, ý thức pháp luật cũng là điều kiện cần thiết để các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật được thực hiện. Mặt khác, quá trình điều chỉnh pháp luật chỉ có thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác khi nó được thực hiện trong một môi trường pháp chế. Vì vậy, bên cạnh các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật nêu trên, sự kiện pháp lý, ý thức pháp luật và pháp chế là những điều kiện cần thiết cho sự vận hành của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Các thành tố tham gia vào quá trình điều chỉnh pháp luật có mối liên hệ mật thiết tác động qua lại với nhau nhờ cầu nối là các điều kiện cụ thể. Nhờ mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành tố đó mà quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra theo một trật tự nhất định, làm cho các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo hướng mà nhà nước mong muốn khi thực hiện điều chỉnh pháp luật.
Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra rất phức tạp. Mỗi giai đoạn trong quá trình điều chỉnh pháp luật có thể tồn tại như một quá trình điều chỉnh pháp luật với những giai đoạn cụ thể. Do đó, việc xác định các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật như đã trình bày ở trên là sự khái quát hóa để rút ra một mô thức chung, cơ bản nhất làm cơ sở cho việc nghiên cứu và làm sáng tỏ các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Trên thực tế, các giai đoạn và quá trình điều chỉnh pháp luật đan xen lẫn nhau, sự kết thúc một giai đoạn hay một quá trình này lại là sự bắt đầu một giai đoạn hoặc một quá trình khác. Chẳng hạn, trong giai đoạn thứ hai, khi chủ thể tự mình cá biệt hóa các quyền và nghĩa vụ cụ thể trên cơ sở các quy phạm pháp luật thông qua việc tham gia các quan hệ pháp luật, các chủ thể cũng xuất phát từ các quy phạm pháp luật để thực hiện các hành vi nhằm thiết lập quan hệ pháp luật hoặc khi áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cũng phải thực hiện các quy phạm pháp luật thủ tục để ra các quyết định áp dụng pháp luật. Vì vậy, khi xem xét quá trình điều chỉnh pháp luật trong những trạng huống cụ thể, bên cạnh những điểm chung đã được phân tích ở trên, cần phải đặt các giai đoạn của của quá trình đó trong hoàn cảnh xác định với những giới hạn về thời gian, không gian nhất định.
Tóm lại, xét về cấu trúc, cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm bốn thành tố cơ bản là quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể, bên cạnh đó, điều kiện cần thiết cho sự vận hành của cơ chế điều chỉnh pháp luật là sự kiện pháp lý, ý thức pháp luật và pháp chế. Các thành tố của cơ chế vị trí và chức năng khác nhau trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong đó thành tố này ảnh hưởng đến các thành tố khác trong quá trình điều chỉnh pháp luật.
Quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là phương tiện pháp luật có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nó là thành tố khởi nguyên của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tạo thành một hệ thống thống nhất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhà nước và các chủ thể pháp luật.
Xét ở mức độ chung, hệ thống quy phạm pháp luật tạo nên địa vị pháp lý của chủ thể trong các mối quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Nhờ hệ thống quy phạm pháp luật, các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật có thể xác định được phạm vi, nội dung và phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Mặt khác, hệ thống các quy phạm pháp luật này tạo nên một môi trường pháp lý cho hoạt động của các chủ thể. Nói cách khác, hệ thống pháp luật là cơ sở xác định năng lực của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Xét ở mức độ cụ thể, quy phạm pháp luật là phương tiện chứa đựng ý chí của nhà nước dưới dạng mô hình hành vi của chủ thể pháp luật. Nó xác định cách xử sự của chủ thể khi gặp những điều kiện và hoàn cảnh nhất định trong đời sống, cũng như hậu quả bất lợi đối với chủ thể trong trường hợp chủ thể vi phạm pháp luật.
Nội dung và cơ cấu của quy phạm pháp luật quy định sự tồn tại hoặc không tồn tại các giai đoạn khác của quá trình điều chỉnh pháp luật. Đây là căn cứ để giải thích về các hình thái khác nhau của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Có hai hình thái cơ bản của cơ chế điều chỉnh pháp luật là hình thái đơn giản của cơ chế điều chỉnh pháp luật (gọi là cơ chế đơn giản) và hình thái phức tạp của cơ chế điều chỉnh pháp luật (gọi là cơ chế phức tạp).
Cơ chế đơn giản: Trong quy phạm pháp luật, nếu nội dung của nó đã chỉ rõ cách xử sự cụ thể đối với chủ thể trong những điều kiện hay hoàn cảnh cụ thể thì quá trình điều chỉnh pháp luật không cần thiết phải có hoạt động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành quyền và nghĩa vụ bằng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền mà chủ thể trực tiếp xác định quyền và nghĩa vụ trên cơ sở các quy phạm pháp luật đó. Cơ chế điều chỉnh đơn giản này chỉ có sự tham gia của các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hành vi hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ đó. Ví dụ, đối với các quy phạm về trật tự an toàn giao thông, khi điều khiển các phương tiện giao thông chủ thể thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật mà không cần có sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật đối với trường hợp cụ thể. Có hai dạng cơ chế đơn giản sau:
Thứ nhất, trong trường hợp quy phạm pháp luật không có bộ phận chế tài tức là nội dung bộ phận quy định chỉ xác định quyền của chủ thể hoặc một nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến lợi ích của chủ thể thì phần chế tài không cần thiết phải được đặt ra trong các quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể vận hành rất đơn giản không cần có sự tham gia của văn bản áp dụng pháp luật với tư cách là phương tiện cá biệt hóa quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
Thứ hai, đối với quy phạm pháp luật mà nội dung của nó bên cạnh việc xác định cách xử sự cụ thể của chủ thể trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể còn xác định chế tài để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật. Trong trường hợp này văn bản áp dụng pháp luật chỉ tham gia quá trình điều chỉnh pháp luật khi cần phải truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. ở đây, văn bản áp dụng pháp luật đóng vai trò là phương tiện cá biệt hóa chế tài của pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Cơ chế phức tạp: Trong trường hợp nội dung và cấu trúc của quy phạm pháp luật xác định việc cá biệt hóa quy phạm pháp luật thành quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể phải được thực hiện thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền hoặc phải có quyết định áp dụng pháp luật là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật thì cả quan hệ pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật đều tham gia vào giai đoạn cá biệt hoá quy phạm pháp luật trong quá trình điều chỉnh pháp luật.
Trong cơ chế này, quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra rất phức tạp, nhất là đối với các quy phạm pháp luật bắt buộc trong đó tồn tại bộ phận chế tài được nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật (ví dụ, pháp luật quy định cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ đóng thuế). Khi đó, quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ xuất hiện giai đoạn thứ hai là giai đoạn cá biệt hóa quyền và nghĩa vụ của chủ thể thông qua các quan hệ pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật (cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định thuế suất đối với chủ thể cụ thể, thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật). Nếu chủ thể vi phạm pháp luật (trong trường hợp chủ thể có hành vi trốn thuế) thì quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lặp lại giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ ba nhưng dưới một hình thức đặc biệt (truy cứu trách nhiệm pháp lý) đó là cá biệt hóa chế tài của pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật (cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp chế tài cụ thể đối với chủ thể có hành vi trốn thuế). Các phương tiện pháp luật tham gia giai đoạn này là quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể nhưng với một nội dung đặc biệt. Trong đó, quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật của hành vi của chủ thể vi phạm pháp luật, đồng thời nó cũng là cơ sở để xác định biện pháp chế tài đã được nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền cá biệt hóa biện pháp chế tài được dự kiến đó đối với chủ thể cụ thể trong một văn bản áp dụng pháp luật cụ thể và chủ thể phải thực hiện chế tài đã được xác định trong văn bản áp dụng pháp luật đó.
Như vậy, tùy thuộc vào nội dung của quy phạm pháp luật cũng như các thành phần của nó mà cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể là đơn giản và cũng có thể là phức tạp. Điều đó giải thích sự cần thiết phải có các thành tố khác nhau trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các loại quan hệ pháp luật khác nhau.
Văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các chủ thể có thẩm quyền (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) áp dụng pháp luật ban hành dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Điểm chung nhất của các văn bản này là nó chứa đựng một quyết định có tính chất cá biệt của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, nội dung của chúng rất đa dạng tùy thuộc vào từng trường hợp cần áp dụng pháp luật cụ thể. Các văn bản áp dụng ph._. tin của nhân dân đối với sự công minh của pháp luật được nâng lên. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật nhất là ở trình độ đại học và sau đại học, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của những đòi hỏi của xã hội cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao chất lượng về công tác đào tạo cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Thống nhất về chương trình, nội dung đào tạo ở tất cả các cơ sở đào tạo luật. Nâng khả năng tự nghiên cứu của sinh viên đồng thời tăng thời lượng và hiệu quả đào tạo thông qua thời gian thực tế của sinh viên trong thời gian được đào tạo.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác giảng dạy đồng thời kết hợp với việc giảng dạy và trao đổi khoa học của các chuyên gia pháp luật hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau như phối hợp đào tạo, cử cán bộ, sinh viên nghiên cứu học tập tại các nước có hệ thống đào tạo pháp luật ở trình độ cao. Trao đổi chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy pháp luật ở các cơ sở đào tạo pháp luật trong và ngoài nước.
- Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cho sự nghiệp đào tạo chuyên gia pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch khả thi về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp luật ở các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức khác trong xã hội.
Xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các mọi trường hợp vi phạm pháp luật.
Xử lý các vi phạm pháp luật là một biện pháp giáo dục pháp luật. Nó không chỉ có tính chất giáo dục đối với chủ thể vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe đối với các chủ thể khác trong xã hội, tạo lòng tin cho các chủ thể đối với pháp luật nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, nâng cao tính tự giác tôn trọng pháp luật của chủ thể. Để công tác này vừa có hiệu quả, vừa góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người, nhà nước cần phải:
- Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
- Biểu dương và khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
- Mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý theo đúng các quy định của pháp luật theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tóm lại, nâng cao ý thức pháp luật của chủ thể không chỉ có ý nghĩa đối với việc thực hiện pháp luật mà còn có ý nghĩa đối với cả hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Nâng cao ý thực pháp luật là một vấn đề hết sức khó khăn của nước ta trong giai đoạn hiện nay do đặc điểm kinh tế, văn hóa, truyền thống... Các giải pháp trên chỉ là mang tính chất khái quát. Kết quả của các giải pháp đó tùy thuộc vào cách thức thực hiện trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Kết luận chương 3
Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để có được những phương hướng và giải pháp đồng bộ cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật, đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc khách quan và nguyên tắc khoa học là những nguyên tắc cơ bản nhất.
Các giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể pháp luật nói chung. Toàn bộ các giải pháp cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật phải được tiến hành một cách đồng bộ mới đem lại kết quả tích cực.
Kết luận
1. Pháp luật thực hiện sự điều chỉnh của mình đối với các quan hệ xã hội bằng một cơ chế riêng - cơ chế điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Trên cơ sở phân tích, so sánh và đánh giá các quan điểm khác nhau về cơ chế điều chỉnh pháp luật, luận án đã xây dựng khái niệm hoàn chỉnh về cơ chế điều chỉnh pháp luật làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận một cách toàn diện về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một thể thống nhất của các phương tiện pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất theo một quá trình xác định, thông qua đó nhà nước thực hiện sự tác động của mình đối với các quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích nhất định. Cơ chế điều chỉnh bao gồm bốn thành tố cơ bản là: quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, quan hệ pháp luật và các hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể. Nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật, cho phép chúng ta thấy được pháp luật vận động và được thực hiện như thế nào trong đời sống xã hội.
Để đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật, cũng như thực trạng và xác định những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của cơ chế điều chỉnh pháp luật, phải dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể. Các tiêu chuẩn đó là: mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật, tính hiện thực của quan hệ pháp luật và kết quả của hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể. Khi xem xét, đánh giá cơ chế điều chỉnh pháp luật đòi hỏi phải dựa trên cả bốn tiêu chuẩn đó mà không coi nhẹ bất kỳ một tiêu chuẩn nào bởi các tiêu chuẩn đó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Tuy nhiên, cơ chế điều chỉnh pháp luật còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, trong đó kinh tế, chính trị và các quy phạm xã hội khác có ảnh hưởng rất lớn. Các yếu tố này có ảnh hưởng không chỉ đối với từng thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật mà ảnh hưởng đến cả sự tác động qua lại giữa các thành tố của cơ chế trong quá trình điều chỉnh pháp luật.
2. Trải qua một quá trình phát triển hơn 50 năm, cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam đã từng bước hoàn thiện đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng ở từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam đều phản ánh những sự thay đổi từng bước của đời sống xã hội. Sự phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan những thành tựu đã đạt của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong mỗi giai đoạn cụ thể đồng thời thấy được những hạn chế của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong các giai đoạn phát triển đó.
3. Trong điều kiện hiện nay, với mục tiêu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập, việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật càng là đòi hỏi cấp thiết. Nghiên cứu thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của nó làm cơ sở cho việc xác định các phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam.
Những tồn tại của cơ chế điều chỉnh pháp luật chủ yếu là do những mâu thuẫn chồng chéo trong hệ thống pháp luật chưa được khắc phục một cách triệt để bởi chúng ta chưa có một chương trình tổng thể cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền chưa cao do chúng ta còn thiếu điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật cũng như năng lực của công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra, một bộ phận cán bộ công chức còn có những biểu hiện vi phạm pháp luật cho quá trình thức hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Mặt khác, ý thức pháp luật của nhân dân còn ở mức độ hạn chế, lối sống và làm việc theo pháp luật chưa thực sự là một thói quen trong hoạt động của mọi người, cùng với những hậu quả tiêu cực do sự tác động của mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đối với việc thực hiện pháp luật của mọi người.
4. Trên cơ sở những đánh giá và phân tích thực trạng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay, để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ cho tất cả các khâu của quá trình điều chỉnh pháp luật và các thành tố của cơ chế. Trong đó cần chú trọng một số biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để có được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, chúng ta phải có một chương trình tổng thể cho cho việc xây dựng pháp luật thống nhất trong từng giai đoạn cụ thể. Trong đó phải đổi mới quy trình xây dựng chương trình xây dựng pháp luật để nội dung của chương trình có tính khả thi cao. Bên cạnh đó, phải nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực thực tế của các văn bản quy phạm pháp luật. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường công tác nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động xây dựng pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, phải nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Để hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả cao, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quy phạm pháp luật quy định về thủ tục và thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách cụ thể, đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật là cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật cần phải được chú trọng đầu tư, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức nhà nước để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Thứ ba, phải nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể pháp luật. Trong đó tuyên truyền và giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Đối với nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, cần phải xây dựng các quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đồng thời mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật có hiệu quả, chúng ta phải xây dựng một chương trình tổng thể về tuyên truyền và giáo dục pháp luật, trong đó phải xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của các ngành các cấp. Ngoài ra, cần phải đầu tư về vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhất là đối với các vùng xa xôi hẻo lánh.
Vấn đề cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam là một vấn đề rất lớn, phạm vi nghiên cứu rất rộng. Trong khuôn khổ một bản luận văn khoa học không thể đề cập được tất cả các nội dung và các khía cạnh của vấn đề. Tác giả chỉ tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhất của cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay. Trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến có tính chất khái quát để chúng ta từng bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
những công trình liên quan đến luận ánđã được công bố
Nguyễn Quốc Hoàn (1993), "Một số ý kiến về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật", Dân chủ và pháp luật, (3), tr. 17-18.
Nguyễn Quốc Hoàn (2000), "Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật", Luật học, (1), tr. 14-17.
Nguyễn Quốc Hoàn (2000), "Bàn về khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật", Luật học, (6), tr. 17-21.
Nguyễn Quốc Hoàn (2001), "Xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật", Nghiên cứu lập pháp, (10), tr. 61-66.
danh mục Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
A-lếch-xây-ép X. X. (Đồng ánh Quang dịch) (1986), Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
(1998), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa X về công tác tòa án 9 tháng năm 1998.
(1999), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X về công tác tòa án.
(2001), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X về công tác tòa án.
Bộ Công an (1998), Báo cáo kết quả thực hiện công tác tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an (đến tháng 7/1998).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Báo cáo sơ kết việc thi hành Bộ luật lao động 1995-1997.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thực hiện Bộ luật lao động ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại các tỉnh phía Bắc.
Bộ Tài chính (1998), Báo cáo tổng kết công tác tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp (1999), Tin Tư pháp, (2/1999).
Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến và giáo dục pháp luật (1998), Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998.
Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến và giáo dục pháp luật (1999), Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1998 và phương hướng nhiệm vụ năm 1999.
Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến và giáo dục pháp luật (2000), Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000.
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Cudriasep V. N., Cudriasep Iu. N., Nerxêannét V. X. (Đức Uy dịch) (1986), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập I, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Cudriasep V. N., Cudriasep Iu. N., Nerxêannét V. X. (Đức Uy dịch) (1987), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập II, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Nguyễn Bá Dương (1997), "Hành vi tham nhũng nhìn nhận từ góc độ tâm lý học", Tâm lý học, (3), tr. 10-15.
Diu-Ria-Gin A. (1984), Pháp luật và quản lý (Trần Văn Quảng dịch), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Minh Đạo (1999), "Ngành kiểm sát: Đẩy mạnh công tác kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật", Báo Pháp luật, (942/1999), tr. 1.
Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt nam từ 1975 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Hinh, Nguyễn Mạnh Hùng (1999), Lịch sử Việt nam (từ 1945 đến nay), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Xuân Đính (1998) Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đoan (1997), Hiệu quả pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trương Thanh Đức (1999) "Những bất cập trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật", Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 22-30.
Trần Ngọc Đường (1995), "Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta", Luật học, (4), tr. 8-11.
Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà nội.
Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Hồng Hạnh (1996), "Bộ luật dân sự nhìn từ góc độ nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa", Luật học, (Chuyên đề Bộ luật dân sự), tr. 20-27.
Hoàng Phước Hiệp (1996), Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
Lê Đình Khiên (1996), "ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính - Thực trạng và nguyên nhân", Luật học, (3), tr. 33-36.
Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
(1997), Kỷ yếu của quốc hội khóa 9 - kỳ họp thứ 10, Văn phòng Quốc hội.
(1997), Kỷ yếu của quốc hội khóa 9 - kỳ họp thứ 11, Văn phòng Quốc hội.
Kulcsar Kalman (1999), Cơ sở xã hội học pháp luật (Đức Uy biên dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Ngọc Long (2000), "Tổng quan kinh tế năm 1999, khó khăn nhất thời và triển vọng năm 2000", Kinh tế Việt Nam 1999 - 2000, (Phụ trương Thời báo kinh tế Việt Nam), tr. 4-13.
Phan Trung Lý (1997), "Một số vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội", Nhà nước và Pháp luật, (3), tr. 3-10.
Nguyễn Minh Mẫn (1996), Đổi mới khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2001), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
Vũ Văn Mẫu (1975), Pháp luật diễn giảng, Nxb Sài Gòn.
Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đặng Thanh Nga (1998), "Hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý học", Luật học, (4), tr. 17-23.
Vũ Hữu Ngoạn, Ngô Văn Dụ, Phạm Hữu Tiến, Phạm Anh Tuấn (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Minh Ngọc (1999), "Tăng trưởng kinh tế những thách thức cần xử lý", Con số và sự kiện, (11), tr. 1-3.
Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Mạnh Quân (2001), "Ban hành quá nhiều văn bản trái pháp luật: Do lộng quyền hay do trình độ kém?", Báo Thanh niên, (186), tr. 5.
Hoàng Kim Quế (1999), "Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội", Nhà nước và Pháp luật, (7), tr. 9-19.
Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Đình Hương, Lê Anh Sắc, Nguyễn Doãn Khánh, Nguyễn Văn Nghĩa, Đoàn Quang Thọ, Mai Ngọc Cường (1994), Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
Lê Minh Tâm (1992), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
Lê Minh Tâm (1998), "Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay", Luật học, (5), tr. 17-24.
Nguyễn Văn Thâm (2000), "Một số ý kiến về xác định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước: nhìn từ thực trạng của hệ thống các văn bản hiện nay", Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 13-18.
Lê Xuân Thảo (1996), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Phan Thảo (1998), "Văn bản nhập nhằng khổ người lao động", Báo Người lao động, (597), tr. 2.
Thanh tra Nhà nước (1998) Báo cáo kết quả tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, ngày 22/10/1998.
Lê Thanh Thập (1999), "Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta", Luật học, (2), tr. 24-29.
Tòa án nhân dân tối cao (1999) Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1998.
Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2000.
Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2001.
Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Mechelle Stanworth và Andrew Webster (Phạm Thủy Ba dịch) (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1998), Báo cáo tổng hợp đề tài: "Tình hình tội phạm về tham nhũng, xâm phạm sở hữu XHCN, về kinh tế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn trong những năm gần đây, những kiến nghị và giải pháp của tổ chức công đoàn", Hà Nội.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2000), Những đề nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động, Công văn số 413/ PL-TLĐ ngày 5/4/2000.
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật (1997), Giáo trình lý luận chúng về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật (1998), Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1995), Tập bài giảng kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (1992), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), Bình luận Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phạm Công Tuyến (2001), "Về thực trạng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân cấp huyện", Báo Pháp luật (96), tr. 5.
Đào Trí úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đào Trí úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Hàn lâm khoa học xã hội thuộc ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ môn xây dựng nhà nước Xô-viết và pháp quyền (1986), Những nguyên lý xây dựng nhà nước xô viết và pháp quyền, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện công tác kiểm sát văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2000.
Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, (Đề tài KX-07-17, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07), Hà Nội.
Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Phạm Quang Vinh (2001), "Cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay với việc tăng thẩm quyền xét xử án hình sự", Báo Pháp luật, (89), tr. 5.
Tiếng Nga
Алексеев С. С. (1966), Механизм Правового Регулирования в Социалистическом Государстве, Юридическая Литература, Москва.
Алексеев С. С. (1979), Проблемы Теории Государства и Права - Юридическая Литература, Москва.
Алексеев С. С. (1981), Общая Теория Права, ТОМ I, Юридическая Литература, Москва.
Алексеев С. С. (1982), Общая Теория Права, ТОМ II, Юридическая Литература, Москва.
Горшенев В. М. (1972), Способы и Организационные Формы Правового Регулирования в Социалистическом Обществе, Москва.
Иститут Государства и Права АН СССР (1977), Правовое Регулирование Общественных Отношений, Москва.
Комаров С. А. (1996), Общая Теория Государства и Права, Юристь Москва.
Кудрявцев В. Н., Никитинский В. И., Самощенко И. С., Глазырин В. В. (1980), Эффективность Правовых Норм, Юридическая Литература, Москва.
Лазарева, В. В. (1996), Общая Теория Государства и Права, Юристь Москва.
Хропанюк В. Н (1996), Теория Государства и Права, Юристь Москва.
Явич Л. С. (1961), Проблемы Правового Регулирования Совестских Общественных Отношений, Государственное Издательство Юридической Литературы, Москва.
(1980), Теория Государства и Права, Юридическая Литература, Москва.
(1994), Толковый Словрь Русского Языка, ТОМ II, Государственное Издательство Иностранных и Национальных Словарей, Москва.
(1994), Толковый Словрь Русского Языка, ТОМ III, Государственное Издательство Иностранных и Национальных Словарей, Москва.
Tiếng Anh
Alan R. White(1984), Rights, Clarendon Press, Oxford.
Aulis Aarnio, Robert Alexy, Aleksander Peczenik, Wlodek Rabinowicz, Jan Wolenski (1998), On Coherence Theory of Law, Juristfửrlaget i Lund, Sweden.
(1990), Black's Law Dictionary, West Publishing Co., United States of America.
Carl Wellman (1995), Real Rights, Oxford University Press, Oxford.
Chirkin V., Yudin Yu., Zhidkov O. (1987), Fundamentals of the Socialist Theory of the State and Law, Progress Publishers, Moscow.
Dick W.P. Ruiter (1993), Institutional Legal Facts - Legal Powers and Their Effects, Kluwer Academic Publishers, The Netherlands.
H. L. A. Hart (1994), The Concept of Law, Clarendon Press, Oxford.
Hans Kelsen (1961), General Theory of State and Law, Publisher New York: Rusel and Russell, New York.
Hans Kelsen (1992), Introduction to the problems of legal theory, Clarendon Press, Oxford.
Hans Kelsen (1967), Pure Theory of Law, University of California Press Berkeley and Los Angeles.
Jeffrie G. Muphy and Jules L. Coleman (1990), Philosophy of Law - An Introduction to Jurisprudence, Westview Press, San Francisco and London.
Joseph Raz (1980), The Concept of Legal System, Clarendon Press, Oxford.
Juristfửrlaget i Lund (1997), Justice, Morality and Society, Akademibokhandeln i Lund, Sweden.
Korkunov N. M. (1968) General Theory of Law, Augustus M. Kelley Publishers, New York.
L.S. Jawitsch (1981), The General Theory of Law, Progress Publishers, Moscow.
Michael Martin (1987), The Legal Philosophy of H. L. A. Hart, Temple University Press, Philadelphia.
Oxford University (1998), The New Oxford Dictionary of English, Clarendon Press, Oxford.
Roger Cotterrell (1992), The Sociology of Law, Butterworths, London.
Ronald Moor (1978), Legal Norms and Legal Science, The University Press of Hawaii, Hawaii.
Smith J. C. (1976), Legal Obligation, University of London, The Athelone Press, London.
Torben Spaak (1994) The Concept of Legal Competence: an Essay in Conceptual Analysis, Dartmouth Brookfield, USA.
Weeramntry C. G. (1992), An Invitation to the Law, Butterworths, Australia.
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7. Kết cấu của luận án
Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.1. Khái niệm và các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.1.1. Khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.1.2. Các thành tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.2. Những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.2.1. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
1.2.2. Chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật
1.2.3. Tính hiện thực của quan hệ pháp luật
1.2.4. Kết quả của hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể
1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.3.1. ảnh hưởng của kinh tế đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.3.2. ảnh hưởng của chính trị đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.3.3. ảnh hưởng của các quy phạm xã hội khác đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật
Kết luận chương 1
Chương 2
Quá trình phát triển và thực trạng Cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay
2.1. Quá trình phát triển cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay
2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959
2.1.2. Giai đoạn từ 1960 đến 1980
Thứ hai, thẩm quyền và thủ tục áp dụng pháp luật được quy định chặt chẽ hơn đã góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật.
1.2.3. Giai đoạn từ 1981 đến 1992
2.1.4. Giai đoạn từ 1992 đến nay
2.2. Thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam hiện nay
2.2.1. Hệ thống quy phạm pháp luật
2.2.2. Văn bản áp dụng pháp luật
2.2.3. Quan hệ pháp luật
2.2.4. Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể
Kết luận chương 2
Chương 3
Phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam
1.3.1. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3.1.2. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là yêu cầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.1.3. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là yêu cầu của quá trình chủ động hội nhập
3.1.4. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
3.2 Những nguyên tắc cơ bản của quá trình hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam
3.2.1. Nguyên tắc khách quan
3.2.2. Nguyên tắc khoa học
3.3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
3.3.2. Nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật
3.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật
Kết luận chương 3
Kết luận
những công trình liên quan đến luận án đã được công bố
danh mục Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Tiếng Anh
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2659.DOC