Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO: ... Ebook Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
112 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Ng©n hµng Ph¸t triÓn ch©u ¸
ACFTA
HiÖp ®Þnh th¬ng m¹i tù do ASEAN-Trung Quèc
AFTA
HiÖp ®Þnh th¬ng m¹i tù do ASEAN
ASEAN
HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam ¸
BTA
HiÖp ®Þnh th¬ng m¹i tù do ViÖt Nam-Hoa Kú
CEPT
HiÖp ®Þnh thuÕ quan u ®·i cã hiÖu lùc chung
CIEM
ViÖn nghiªn cøu Qu¶n lý kinh tÕ trung ¬ng
EHP
Ch¬ng tr×nh thu ho¹ch sím
EU
Liªn minh ch©u ©u
FAO
Tæ chøc N«ng l¬ng cña Liªn HiÖp Quèc
FDI
§Çu t trùc tiÕp níc ngoµi
GDP
Tæng s¶n phÈm quèc néi
GEL
Danh môc lo¹i trõ hoµn toµn
GSP
HÖ thèng u ®·i thuÕ quan phæ cËp
IL
Danh môc c¾t gi¶m
ISO
HÖ thèng tiªu chuÈn chÊt lîng
KNXK
Kim ng¹ch xuÊt khÈu
KTQT
Kinh tÕ quèc tÕ
MFN
Quy chÕ tèi huÖ quèc
MRDA
Bé N«ng NghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n (NN&PTNT)
OECD
Tæ chøc Hîp t¸c vµ Ph¸t triÓn kinh tÕ
SL
Danh môc nh¹y c¶m
SPS
KiÓm dÞch ®éng thùc vËt
RDC
HÖ sè chi phÝ nguån lùc
TBT
BiÖn ph¸p kü thuËt trong th¬ng m¹i
TEL
Danh môc lo¹i trõ t¹m thêi
UNCTAD
Tæ chøc Th¬ng m¹i vµ Ph¸t triÓn Liªn HiÖp quèc
USD
§ång ®« la Mü
USDA
Bé N«ng nghiÖp Mü
VND
§ång ViÖt Nam
WB
Ng©n hµng thÕ giíi
WTO
Tæ chøc th¬ng m¹i thÕ giíi
RCA
Møc lîi thÕ so s¸nh
ITC
DiÔn ®µn th¬ng m¹i quèc tÕ
MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của gành nông nghiệp chiếm 30%, đóng góp 20,2% GDP và hơn 17,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Kinh doanh xuất khẩu nông sản đang là một lĩnh vực kinh doanh hết sức quan trọng, thu hút nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tham gia.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực. Bước và thời kỳ đổi mới với cơ chế thị trường, nền kinh tế đất nước có những thay đổi và những bước phát triển quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước được cấu trúc lại.
Từ năm 1993 Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác.
Các mặt hàng khoáng sản xuất nhập khẩu chủ lực không còn, Công ty muốn phát triển không thể dậm chân ở kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản. Hơn nữa khai thác khoáng sản xuất khẩu là lĩnh vực mà Chính phủ đang hạn chế hoạt động và kiểm soát chặt chẽ. Nên hướng phát triển của công ty sau khi chia tách là kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực. Một trong những hướng phát triển của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy, hải sản (gọi tắt là nông sản).
Trong thời gian thực tập vừa qua tại Phòng Xuất nhập khẩu số 2 – công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em nhận thấy kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản là lĩnh vực kinh doanh công ty mới tham gia trong một vài năm gần đây. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty mới chỉ bao gồm: gạo, cao su tự nhiên, chè, gỗ và thủy sản. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này còn thấp sức cạnh tranh so với các công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực này còn yếu kém. Trong khi xuất khẩu nông sản lại là một trong những hướng quan trọng giúp công ty phát triển và giảm nhập siêu.
Xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của công ty như vậy, việc nghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh là một việc làm cần thiết, rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cho Công ty trong điều kiện hội nhập WTO. Do vậy, em quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO”
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tập trung và những vấn đề sau:
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO. Dựa trên cơ sở lý luận đó, chuyên đề sẽ phân tích và đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhâp WTO, chỉ rõ những điểm mạnh điểm yếu so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác và nguyên nhân gây ra những yếu điểm đó. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chuyên đề sẽ đề xuất các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO.
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chuyên đề là:
- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản.
- Phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của công ty trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Minexport.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Minexport và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thời gian: từ 2001 đến 2007; lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản; về mặt hàng: thủy sản, thịt, tinh dầu., gỗ, mây tren đan. Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. Chuyên đề sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sức cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để lám sáng tỏ các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Chuyên đề này có cấu trúc 3-3-3, rất chặt chẽ, bao gồm 3 chương, mỗi chương có 3 mục lớn, mỗi mục lớn có 3 mục con. Tuy vậy, đây là một đề tài khó và phạm vi nghiên cứu rộng lớn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn từ các thầy cô giáo.
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
1.1.1. Khái niêm về sức cạnh tranh của hàng hóa.
1.1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh.
Lý luận chung về cạnh tranh được nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế quốc dân:
Trước hết để thấu hiểu về ý nghĩa cạnh tranh trong kinh doanh, ta cần tìm hiểu về nguồn gốc sự tiến hóa của các loài trong tự nhiên theo thuyết “đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên” của Chales Darwin. Darwin cho rằng, các loài sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân trong khi môi trường sống trên trái đất thì có hạn, do đó tất yếu các loài sẽ phải cạnh tranh với nhau để dành giật môi trường sống và nguồn sống. Các loài yếu hơn và nhất là ít có những biến đổi để thích nghi với môi trường sống hơn sẽ bị thua cuộc trong cuộc đấu tranh sinh tồn này và sẽ tiến tới tuyệt chủng. Vậy trên trái đất bây giờ chỉ còn những loài mạnh, thích nghi tốt sinh sôi nảy nở và các loài này lại cạnh tranh với nhau để chọn ra loài mạnh hơn, thích nghi tốt hơn. Đây chính là nguồn gốc của sự tiến hóa. Như vậy chọn lọc tự nhiên có xu hướng loại bỏ những cá thể yếu, duy trì và phát triển những cá thể mạnh. Chales Darwin còn cho rằng: cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một loài là khốc liệt nhất vì chúng cùng sống trong một môi trường, cùng ăn một loại thức ăn.
Có cùng một tư tưởng tương tự, nhưng là trong lĩnh vực kinh tế, trước Darwin, Adam Smith đã cho rằng: nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép lẫn nhau thì cạnh tranh buộc các cá nhân phải cố gắng thực hiện tốt công việc của mình. Nếu không phải cạnh tranh thì con người sẽ mất đi động cơ để cố gắng phát triển. Như vậy có thể hiểu rằng cạnh tranh sẽ kích thích những cố gắng của cá nhân, tạo ra nhiều của cải và làm cho xã hội phát triển.
Các Mác cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cuộc ganh đua giữa các nhà tư bản diễn ra dưới ba góc độ: Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng xuất lao động, cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm phân chia giá trị thặng dư. Như vậy cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hóa dựa trên thực lực kinh tế của họ.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế xã hội. Đất nước ta, trong quá trình đổi mới đã có sự thay đổi về tư duy đối với cạnh tranh. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”
Vậy. khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu là cuộc đua tranh quyết liệt, liên tục vì sự tồn tại và phát triển của mỗi chủ thể kinh doanh trên một thị trường cụ thể nào đó nhằm tranh giành khách hàng, các nguồn lực và uy tín để tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn qua đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho chủ thể và tạo điều kiện giúp sản xuất phát triển. Cạnh tranh có thể đem lại sự phát triển cho chủ thể này và gây thiệt hại và có thể dẫn đến tàn lụi của chủ thể khác. Song xét trên giác độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn luôn tốt. Nó chính là nguyên nhân cơ bản để xã hội phát triển. Nó giúp phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu, chọn lựa một cách tự nhiên những gì ưu việt cho sự phát triển của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải thừa nhận tính tất yếu của cạnh tranh, phải luôn luôn tim cách nâng cao sức cạnh tranh để dành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Doanh nghiệp nào không biết tính tất yếu của cạnh tranh hoặc biết mà không chấp nhận cạnh tranh sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi, sẽ sớm tàn lụi.
1.1.1.2. Các quan niệm về sức cạnh tranh của hàng hóa.
Nếu hiểu cạnh tranh trong kinh doanh là cuộc đấu tranh gay gắt của các chủ thể kinh tế trong một thị trường để tranh giành khách hàng và các nguồn lực thì có cạnh tranh giữa các các nhân, các doanh nghiệp, các nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế và sức mạnh của minh trên thị trường. Vị thế và sức mạnh của chủ thể đó so với các đối thủ khác trên cùng một thị trường được gọi là sức cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn nói khả năng duy trì vị thế của một loại hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng so với các hàng hóa cạnh tranh khác trên thị trường, mà hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp nào đó, một nước nào đó người ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa”. Nói cách khác sức cạnh tranh của hàng hóa chính là mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó đối với khách hàng trên một thị trường. Như vậy, khi nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, càn phải nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau như cạnh tranh ở giác độ quốc gia, cạnh tranh ở giác độ ngành và cạnh tranh ở giác độ doanh nghiệp.
Cho đến nay, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối và đã có nhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa có khái niệm thống nhất về sức cạnh tranh ở các giác độ khác nhau.
Xét cạnh tranh ở giác độ quốc gia: Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp Hoa Kỳ thì cạnh tranh đối với quốc gia là mức độ cạnh tranh trong điều kiện thị trường tự do và công bằng trên phạm vi toàn thế giới, quốc gia có thể sản xuất những hàng hóa và dịch vụ không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường quốc tế, đồng thời nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó.
Theo quan điểm Micheal Porter đưa ra năm 1990: sức cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia là khả năng đạt được năng xuất lao động cao và tạo cho năng suất này tăng không ngừng. Ông đề cao vai trò của doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc gia và cho rằng năng suất lao động trong một quốc gia phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp đạt điược các mức nang suất cụ thể và tăng được mức năng suất đó như thế nào. Muốn duy trì và nâng cao được năng xuất lao động, từng doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, bổ xung các đặc điểm cần thiết v.v..để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm chung nhất về sức cạnh tranh của quốc gia như sau: sức cạnh tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng được những thay đổi của thị trường, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Sức cạnh tranh của hàng hóa xét dưới giác độ một ngành hay một doanh nghiệp, theo quan điểm của Micheal Porter: một quốc gia có sức cạnh tranh về một mặt hàng nào đó khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó có sức mạnh cạnh tranh và sức mạnh đó là năng suất lao động cao hơn. Với cách tiếp cận như vậy, Micheal Porter đã đưa ra khuân khổ các yếu tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của một ngành hoặc một doanh nghiệp mà ông gọi là “khối kim cương“ các lợi thế cạnh tranh.
Các nhóm yếu tố bao gồm:
Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất.
Nhóm các điều kiện về cầu.
Nhóm các điều kiện về các ngành phụ trợ và các ngành liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Nhóm chiến lược, cơ cấu của ngành và đối thủ cạnh tranh.
Cũng theo quan điểm của Micheal Porter, trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ ngành nào, công ty nào trong quá trình hoạt động cũng chịu sức ép cạnh tranh. Sức ép cạnh tranh của ngành, của công ty phụ thuộc vào 5 yếu tố, đó là
Sức mạnh đàm phán của người cung cấp.
Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Sự đe dọa của các sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Sức mạnh đàm phán của người mua.
Sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Nguy cơ bị thay thế
Sức mạnh đàm phán của
người mua
Nguy cơ từ
đối thủ mới
Sức mạnh
đàm phán của người cung ứng
Đối thủ mới
Sự thay thế
Người cung ứng
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
(cường độ cạnh tranh)
Người mua
Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng canh tranh của Micheal Porter
Ngoài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty. Mục đích của việc phân tích này là sự phối hợp logic các mặt mạnh, mặt yếu với các nguy cơ và cơ hội thích hợp để đưa ra các phương án chiến lược tốt nhất. Bằng cách phối hợp đó, công ty có thể giảm thiểu được các mặt yếu, tránh được các nguy cơ đồng thời phát huy được điểm mạnh, tận dụng được các cơ hội đến với mình. Như vậy, sức cạnh tranh của ngành hay của doanh nghiệp được hiểu là năng lực duy trì hay tăng được lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp trên các thị trường trong và ngoài nước.
Về thể hiện sức cạnh tranh của hàng hóa, cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo giáo sư các giáo sư kinh tế học Nhật Bản Keinouke Ono và Tat suyuki Negoco cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm. Theo giáo sư Tôn Thất Thiêm, sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới là hơn để khach hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, một hàng hóa được xem là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu giáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì, v.v...hơn hẳn các hàng hóa cùng loại. Nói cách khác, sức cạnh tranh của hàng hóa được hiểu là tất cả những đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà hàng hóa đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường trong một thời gian dài. Sức cạnh tranh của hàng hóa còn được thể hiện ở vị trí của mặt hàng đó thên thị trường, đó là sức mua đối với hàng hóa đó của thị trường, là mức độ chấp nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sẽ không có sức cạnh tranh của hàng hóa cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia sản xuất ra hàng hóa đó là thấp.
1.1.2. Các lý thuyết về cạnh tranh.
1.1.2.1. Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển.
Lý luận về cạnh tranh do nhà kinh tế học người Anh Adam Smith khởi xướng dựa trên quan điểm tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như sự tự do lựa chọn tiêu dùng của các hộ gia đình, không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Điểm xuất phát trong lý luận của ông là nhân tố “con người kinh tế“, trong đó loài người là một liên minh trao đổi. Trong quá trình trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, con người luôn chỉ biết tư lợi và làm theo tư lợi. Song nhờ sự sắp đặt của “bàn tay vô hình“ mà “con người kinh tế“ trong khi theo đuổi lợi ích riêng đồng thời thực hiện nhệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội nên lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thống nhất nhau.
David Ricardo cũng đề cao tự do cá nhân, coi đó là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Ông cho rằng quá trình phát triển kinh tế bao giờ cũng bị chi phối bởi quy luật khách quan và phản đối sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế.
W. S. Jevous, A. Mashall và L. Walras là những người sáng lập trường phái tân cổ điển cũng đều ủng hộ chủ nghĩa tự do. Nhưng họ lấy thị trường tự do với giả định cạnh tranh hoàn hảo , không có độc quyền. Lúc này của cải trong xã hội được phân phối rông khắp và sử dụng với hiệu quả cao nhất, do vậy không cần có sự can thiệp của nhà nước. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc giá thành cận biên ngang bằng với chi phí cận biên.
Như vậy, mô hình cạnh tranh của trường phái cổ điển có thể được hiểu là cần để các quy luật khách quan tự phát hoạt động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa trên cơ sở tự do kinh tế, tụ do thương mại. Nhà nước không cần can thiệp vào quá trình này mà chính cạnh tranh sẽ loại trừ những nhà sản xuất kém hiệu quả.
1.1.2.2. Lý thuyết cạnh tranh không hiệu quả và cạnh tranh mang tính chất độc quyền.
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế học trong đó nổi bật nhất là nhà kinh tế học người Anh Robinson và nhà kinh tế học người Mỹ Chamberlin đã nghiên cứu vấn đề độc quyền thuần túy và cạnh tranh hòan hảo. Vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu này là hàng hóa tạp chủng, độc quyền nhóm, và bổ sung những hình thức cạnh tranh không qua giá cả, chẳng hạn qua kênh phân phối, qua quảng cáo. Mô hình cạnh tranh không hoàn hảo hay cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai cực là độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo. So vói hai phạm trù kia, sự khác biệt của nó do nó thiếu một số nhân tố hoàn hảo hoặc xuất hiện một số nhân tố độc quyền thị trường. Khởi đầu của quá trình phân tích này là việc nhận thấy rõ ràng rằng không bao giờ có cạnh tranh hoàn hảo bởi vì những giả thiết về sự tồn tại tất cả những nhân tố hoàn hảo của thị trường là điều không tưởng và không bao giờ có độc quyền thuần túy vì những giả thiết về sự tồn tại khả năng độc quyền là điều không bao giờ có.
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu cạnh tranh mang tính độc quyền là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hóa khác biệt (khác biệt theo giá, địa dư, chất liệu, thời gian, uy tín và con người) cạnh tranh với nhau trên thị trường với một số ít đơn vị cung.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyền chỉ là: cạnh tranh giữa nhiều người cùng với những hàng hóa khác biệt.
Lý thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo ra cơ sở cho các doanh nghiệp có thêm nhưng phương pháp để xây dựng chiến lược Marketing khác nhau phù hợp với vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời phù hợp với hình thái thị trường trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.2.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả.
Những năm 40 của thế kỷ XX, trường phái Áo, mà đại diện tiêu biểu là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo J. A. Schumpeter nghiên cứu về cạnh tranh đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến sư phát triển tiếp theo của lý thuyết cạnh tranh. Tiến bộ rõ rệt nhất trong luận điểm của Schumpeter là nghiên cứu cạnh tranh như là một quá trình “động“ và phát triển. Quá trình “động“ được thể hiện là doanh nghiệp cần phải thích ứng với các thay đổi trên thị trường do các tư tưởng mới phát sinh, các phát hiện mới, tiến bộ mới, cơ hội mới và thông tin mới đã là thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, thay đổi trình độ kỹ thuật và các nguồn lực xã hội để hướng tới một sự cân bằng mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của Chính phủ để tài năng của họ được phát huy và mang lại hiểu quả cao nhất. Schumpeter còn cho rằng độc quyền hoàn toàn không có hại mà lại có những ưu việt nhất định: độc quyền mở rộng cơ hội và thế lực cho những người có tài, thu hẹp thế lực của những người có rất ít hoặc không có tài. Ngoài ra, sự ra đời của các tổ chức độc quyền mới không làm không làm cạnh tranh suy yếu mà khiến cạnh tranh “tĩnh“ chuyển sang cạnh tranh “động“ với mức độ cạnh tranh sâu sắc hơn và cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh về giá, chất lượng, thị trường tiêu thụ mà còn cạnh tranh về tiến bộ kỹ thuật mới, về sản phẩm mới, về thị trường tiêu thụ mới, và về loại hình tổ chức mới.
Dựa trên luận điểm của Schumpeter, Clack đã nhanh chóng tiếp thu và gắn nó với lý thuyết cạnh tranh trong tác phẩm “Cạnh tranh như là một quá trình động“ (Competition as a Dynamic Process). Theo đó, siêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp tiên phong thu được dựa trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hiệu quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh. Các khoản lợi nhuận này không nên giảm ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có đủ điều kiện và thời gian tạo ra sự đổi mới, cải tiến khác. Theo Clark, sự vận hành của cạnh tranh được đo lường bằng sự giảm giá và tăng chất lượng hàng hóa cũng như sự hợp lý hóa trong sản xuất.
Tóm lại: nội dung cơ bản của lý thuyết canh ctranh hiệu quả là phân biệt rõ những nhân tố không hoàn hảo là có ích, nhân tố không hoàn hảo nào là có hại có cạnh tranh và nhận biết được điều kiện nào là điều kiện cần và đủ đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa.
Để có thể đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, có rất nhiều tiêu chí được sử dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập WTO, để đánh giá đúng sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu, cần sử dụng các tiêu chí cơ bản sau đây:
1.1.3.1. Sản lượng và doanh thu hàng nông sản xuất khẩu.
Mức doanh thu của hàng nông sản xuất khẩu là tiêu chí quan trong để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa có sức cạnh tranh cao sẽ dễ dàng bán được trên thị trường và qua đó doanh thu sẽ tăng lên. Nếu cơ hội lựa chọn sản phẩm là như nhau thì doanh thu là tiêu chí phản ánh chính xác mức độ thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Thông thường, khi doanh thu xuất khẩu một mặt hàng nào đó đạt ở mức cao và có mức tăng trưởng đều đặn qua các năm thì chứng tỏ mặt hàng đó thỏa mãn tốt nhu cầu của người mua trên thị trường. Sức cạnh tranh của hàng hóa cao hơn khi nó thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Doanh thu của một mặt hàng nông sản phụ thuộc vào chất lượng, giá bán và quá trình tổ chức tiêu thụ của mặt hàng. Sức cạnh tranh của mặt hàng đó có được nâng cao hay không còn phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng nâng cao dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Doanh thu của một mặt hàng được tính bằng công thức sau:
TR=
Trong đó:
TR: Doanh thu.
Pi: Giá cả một đơn vị sản phẩm i.
Qi: Số lượng sản phẩm i được tiêu thụ.
N: Số chủng loại sản phẩm được tiêu thu.
1.1.3.2. Thị phần hàng nông sản xuất khẩu.
Tổng cầu của mỗi chủng loại hàng nông sản trên một thị trường thường là xác định. Khi một mặt hàng đảm bảo được yếu tố bên trong như có chất lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt v.v.. và có được những yếu tố bên ngoài như cơ hội kinh doanh xuất hiện, công tác xúc tiến bán hàng hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mạnh, mạng lưới phân phối được mở rộng ...sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thị phần, buộc đối thủ cạnh tranh phải nhường lại từng thị phần của mình trước đây.
Thị phần hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường được tính theo công thức sau:
MS =
Trong đó:
MS: Thị phần của hàng hóa.
MA: Số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường.
M: Tổng số lượng hàng hóa cùng chủng loại được tiêu thụ trên thị trường.
Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trí của mặt hàng đó trên thị trường.
1.1.3.3. Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu.
a) Chi phí sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu.
Cạnh tranh về chi phí sản xuất hàng nông sản là xuất phát điểm và là điều kiện cần để một sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Nguồn gốc của khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm nông sản xuất khẩu là lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh về chi phí của sản phẩm sẽ phụ thuộc và rất nhiều khâu, bao gồm sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng, vận tải để tạo ra và đưa sản phẩm đó đến thị trường quốc tế. Khả năng cạnh tranh về chi phí chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ đối với việc duy trì và mở rộng thị phần bởi vì sức cạnh tranh của sản phẩn còn phụ thuộc và khả năng tiếp cận thông tin, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, năng lực marketing quốc tế, khả năng đối phó với rủi ro.
b) Giá nông sản xuất khẩu.
Trong nền kinh tế thị trường, việc xác định giá của một sản phẩm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí cho sản phẩm, nhu cầu của thị trường về sản phẩm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các quy định của chính phủ về luật pháp và thuế quan, cách tiếp thị và bán sản phẩm....Không hẳn một sản phẩm cùng loại, chất lượng tương đương, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Giá cao có thể thể hiện rằng sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao để được tiêu dùng sản phẩm đó. Trong một thị trường có sự cạnh tranh của hàng nông sản các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu khác nhau thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình loại sản phẩm tốt nhất mà mình ưa thích và cùng một loại sản phẩm đó thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn. Giá bán hàng hóa cao sẽ là cơ hội nâng cao giá trị hàng hóa, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Việc tăng giá trị của một đơn vị sản phẩm nông sản phụ thuộc vào việc gia tăng giá trị trong các công đoạn chế biến nông sản. Những công đoạn chế biến sản phẩm càng sâu, càng dòi hỏi công nghệ cao thì giá trị của nông sản chế biến càng cao và giá bán càng cao.
1.1.3.4. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản xuất khẩu.
Chất lượng của hàng nông sản thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của sản phẩm. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, quốc gia là phải cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Do vậy, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất tới sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, hàng nông sản muốn xuất khẩu được phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Ngày nay, trên thị trường các nước phát triển, xu hướng cạnh tranh không chỉ bằng chất lượng mà còn phải gắn với các yếu tố về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, như vấn đề dư lượng khách sinh, chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các điều kiện tiêu chuẩn đối với cơ sở chế biến xuất khẩu...
1.1.3.5. Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu.
Thương hiệu của hàng nông sản là tổng hợp các thuộc tính của sản phảm như chất lượng, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm. Thương hiệu là một tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín thể hiện niềm tin của nguời tiêu dùng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.
Ngày nay, phần lớn các hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế đều có gắn với thương hiệu. Thương hiệu của một mặt hàng nông sản nào đó càng nổi tiếng thì sức cạnh tranh của hàng hóa đó càng lớn. Nếu một sản phẩm nào đó đã có được uy tín và hình ảnh đối với người tiêu dùng thì sản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các sản phẩm của đối thủ có danh tiếng kém hơn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, muốn phát triển được các doanh nghiệp phải tạo dựng cho hàng nông sản của mình một thương hiệu mạnh, một thương hiệu có tên tuổi trong lòng khách hàng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SÃNUẤT KHẨU.
1.2.1. Đặc điểm khác biệt của hàng nông sản có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của chúng trên thị trường.
Khác với những hàng hóa công nghiệp, hàng nông sản có những đặc điểm riêng ảnh hưởng tói sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Chuỗi giá trị tạo nên sức cạnh tranh của hàng nông sản phải trải qua những quy trình có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Theo ADB: Chuỗi giá trị là một hệ thống tổ chức trao đổi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn. Chuỗi giá trị của hàng nông sản được minh họa bằng hình sau:
Đầu vào sản xuất
Sản xuất nông sản
Thu gom nông sản
Chế biến nông sản
Xuất khẩu nông sản
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu.
Hình 1.2. cho thấy, có 3 khâu tạo ra giá trị cho hàng nông sản là: sản xuất nông sản, chế biến nông sản và xuất khẩu nông ._.sản. Nếu như khâu sản xuất, thu gom, chế biến thực hiện tốt thì giá trị hàng nông sản sẽ cao và nông sản sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, do sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ cao, quá trình sản xuất có chu kỳ dài, đòi hỏi phải có sự kết hợp rất chặt chẽ, đồng bộ về về thời gian và khối lượng cung cấp nông sản nguyên liệu với năng lực chế biến và hợp đồng xuất khẩu.
- Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản gắn chặt chẽ với việc phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Do đặc điểm đa dạng về mặt sinh học, mỗi loại cây con thường chỉ phát triển tốt khi phù hợp với điều kiện đất đai, khi hậu, sông ngòi và thảm động thực vật của từng vùng. Sực khác biệt về môi trường tự nhiên giữa các vùng đã làm cho nông sản trở nên đa dạng đáp ứng được nhu cầu phong phú của con người. Mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia chỉ có thể lựa chọn giống cây trồng phù hợp để sản xuất vầ xuất khẩu những loại nông sản mà họ có ưu thế về tự nhiên hay lợi thế so sánh thự sự.
Trong nền kinh tế thị trường, việc nắm bắt quy luật sinh học của cây trồng vật nuôi, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng đã buộc sản xuất nông nghiệp chỉ có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm mà thị trường cần và điều kiện sản xuất cho phép. Cùng một loại nông sản muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh buộc người sản xuất, các doanh nghiệp, các quốc gia không những phải biết tận dụng những lợi thế so sánh của mình về đất đai, khi hậu, sông ngòi, lao động... mà còn phải biết thường xuyên đổi mới, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, chế biến để nâng cao năng xuất cây trồng, hạ giá thành sản phẩm.
Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Chất lượng hàng nông sản bao gồm cả chất lượng dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Những yếu tố chủ yếu quyết điịnh đến chất lượng hàng nông sản là giống cây tròng vật nuôi, quy trình và kỹ thuật nuôi trồng, công nghệ chế biến và bảo quản. Trong điều kiện hội nhập WTO hiện nay, khi mà các quốc gia là thành viên cam kết cắt giảm thuế và tiến tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu... thì các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm co xu hướng ngày càng khắt khe hơn. Do đó, yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản xuất khẩu phải được đặt lên hàng đầu.
Tổng sản lượng hàng nông sản trên thị trường co hệ so co giãn rất thấp đối với giá.
Xét trong ngắn hạn, tổng sản lượng nông sản được sản xuất ra không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa. Đặc điểm này của hàng nông sản chủ yếu xuất phát từ: Tổng sản lượng hàng nông sản xuất khẩu khó có thể điều chỉnh trong ngắn hạn do bị giới hạn về diện tích canh tác, số lượng cây con và năng xuất, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất vào yêu cầu khác nhau về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu đối với các loại cây con khác nhau; Hầu hết nông sản được sản xuất ra là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn do tính chất sinh học của sản phẩm, người nông dân thường phải bán sản phẩm của mình ngay sau khi thu hoạch; Việc bảo quản hàng nông sản đòi hỏi chi phí lớn; Do những giới hạn về sinh lý mà mỗi người chỉ tiêu thụ mỗi loại nông sản với số lượng nhất định và do vậy, không phải vì sản phẩm nông sản trên thị trường nhiều và rẻ mà người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn. Hoặc không phải vì nhu cầu tiêu dùng lớn và giá đắt mà người sản xuất khi muốn đều có thể cung ứng ngay một khối lượng lớn cho thị trường do sản xuất hàng nông sản đòi hỏi phải có thời gian mà thời gian sản xuất lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Việc nghiên cứu đặc điểm này của hàng nông sản sẽ giúp chúng ta có những giải pháp đúng đắn trong việc định giá cả nông sản và lượng cung trên thị trường trong từng thời kỳ.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản
Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình tạo ra sức cạnh tranh của hàng nông sản có liên quan chặt chẽ đến các tiêu chí đánh giá được trình bày ở trên gồm:
Nguồn lực tự nhiên
Do hàng nông sản là những sản phẩm hữu cơ nên chủng loại và chất lượng hàng hóa phụ thuộc rất lớn vào tính chất sinh học, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu.
- Kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học đã tạo ra những giống cây trồng vật nuôi cho năng xuất cao, chất lượng tốt đồng thời chịu được các điều kiện khác nghiệt của tự nhiên. Để tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu, cần phải tìm hiểu thị trường và xác định các đặc trưng từng loại thị trường và xác định đặc trưng từng loại thị trường về từng loại sản phẩm để từ đó đầu tư, chon ra những giống thích hợp để đưa và canh tác và xuất khẩu.
- Công nghệ chế biến và bảo quản.
Công nghệ chế biến càng cao, bảo quản nông sản càng tốt thì chất lượng nông sản càng tăng và do đó sức cạnh tranh của hàng nông sản tăng lên.
- Tập quán tiêu dùng.
So với hàng công nghiệp, việc tiêu dùng hàng nông sản phụ thuộc chủ yếu vào khẩu vị của người tiêu dùng nên nhu cầu hàng nông sản phụ thuộc lớn vào thói quen, tập quán của người tiêu dùng.
- Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ vượt trội của nhà cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trong xu thế hội nhập.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Hệ thống các chính sách có tác động đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu bao gồm: chính sách đất đai, khuyến nông, quy hoạch sản xuất, tín dụng, đầu tư, thuế, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Các chính sách hỗ trợ của các chính phủ nước ngoài để bảo vệ hàng nông sản nước họ cũng có tác dụng hạn chế nhập khẩu hàng nông sản từ bên ngoài. Mặc dù chủ trương tự do hóa thương mại theo tinh thần của WTO, nhưng đến nay hiệp định về nông nghiệp vẫn chưa được các nước thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, EU,... vẫn chi những khoản tiền rất lớn để trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu cùng với những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây ra khó khăn cho hàng nông sản của các nước khác thâm nhập vào thị trường các nước này, trong đó có hàng của Việt Nam.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT.
Trong điều kiện hội nhập WTO, việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết vì những lý do chính sau đây:
1.3.1. Vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport.
1.3.1.1. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu.
Từ sau khi tái lập lại năm 1993, Minexport đã bàn giao tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho các bộ ngành khác. Vì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực không còn, công ty đã chủ trương đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu, các lĩnh vực kinh doanh. Một trong những hướng phát triển của công ty là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản (goi tắt là nông sản). Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport hiện nay bao gồm: thủy sản, thịt, tinh dầu và hương liệu, gỗ, mây tre đan. Đến nay, tuy tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm chưa cao, mới chiếm khoảng 20,5%. Nhưng nó cũng mở ra một hướng kinh doanh mới đầy tiềm năng. Góp phần tăng kim ngach xuất khẩu giảm nhập siêu.
Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2005
2006
2007
1
Kim ngạch xuất khẩu
USD
1,031,000
680,000
720,000
Trong đó:
1.1
Khoáng sản
USD
842,000
575,000
623,000
1.2
Nông sản
USD
189,000
105,000
97,000
1.3.1.2. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.
Đối với nông dân: các hợp đồng xuất khẩu nông sản của Minexport đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, xóa đói giảm nghèo.
Các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, thịt đông lạnh, chế biến tinh dầu, chế biến gỗ,… có thêm những hợp đồng chế biến, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập.
Cán bộ nhân viên của Minexport sau những năm tái lập lại, công việc và thu nhập bị giảm sút. Những hợp đồng xuất khẩu nông sản của Minexport đã góp phần tạo thêm công việc và tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên của công ty.
1.3.1.3. Tạo nguồn thu ngoại tệ, giảm nhập siêu.
Xuất khẩu nông sản đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ vững chắc, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trự ngoại tệ của Minexport. Trong điều kiện tiềm lực tài chính của công ty chưa mạnh, thiếu ngoại tệ thì xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu ngoại tệ để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước. Hơn nữa hiện nay giá trị nhập khẩu của Minexport vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, giá trị xuất khẩu chiêm tỷ trong nhỏ do những hạn chế về nguồn cung, như các cơ sở khai thác khoáng sản phải ngừng hoạt động do không có điều kiện sử lý được các chất thải đổ ra môi trường. Xuất khẩu nông sản đã góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu.
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2005
2006
2007
1
Kim ngạch xuất nhập khẩu
USD
30,401,000
39,280,000
40,420,000
Trong đó:
1.1
Xuất khẩu
USD
1,031,000
680,000
720,000
1.2
Nhập khẩu
USD
29,370,000
38,600,000
39,700,000
1.3.1.4. Góp phần mở rộng mối quan hệ kinh doanh quốc tế.
Minexport sau khi cổ phần hóa với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ đang thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài trong khu vực và trên thế giới, góp phần thúc đẩy trao đổ thương mại giữa Việt Nam với thế giới. Hiện nay Minexport đã có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó các các bạn hàng lớn nằm ở các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia, Ấn Độ, EU, Mỹ,…
1.3.2. Khai thác những lợi thế cạnh tranh sẵn có của Minexport.
Các lợi thế sẵn có của Minexport chứa đựng những lợi thế cạnh tranh trong điều kiện hội nhập WTO được phân tích dựa vào các điều kiện kinh doanh quan trọng, vốn có của Minexport như: đội ngũ cán bộ nhân viên, nguồn hàng, uy tín và bạn hàng…
1.3.2.1. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu.
Minexport có lợi thế về lao động không chỉ về mặt lượng mà còn cả về mặt chất. Công ty hiện có trên 60 lao động chuyên môn. Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng thực hiện công việc kinh doanh đa dạng và phức tạp.
1.3.2.2. Nguồn hàng phong phú và dồi dào.
Nước ta có tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp là 8,1 triệu ha, chiếm 24,47 % tổng diện tích cả nước. Phần lớn đất nông nghiệp cả Việt Nam màu mỡ, có độ phì nhiêu cao đáp ứng nhu cầu thâm cạnh tăng năng xuất và phát triển đa dạng sinh học.
a) Đối với sản phẩm thủy sản.
Điều kiện khí hậu nước ta khá phong phú lại có tính đa dạng tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa cây trong vật nuôi. Biển Việt Nam có diện tích lớn giàu hải sản. Diện tích ao hồ, sông ngòi trong đát liền cũng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
a) Đối với sản phẩm thịt.
c) Đối với sản phẩm tinh dầu và hương liệu.
d) Đối với sản phẩm gỗ
Tổng diện tích rừng cả nước (bao gồm cả rừng tự niên và rừng trồng) là 11,5 triệu ha (theo số liệu năm 2001). Rưng Việt Nam phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại gõ quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
e) Đối với sản phẩm mây tre đan.
Tất cả những điều kiện trên đã tạo nên một nền nông nghiệp Việt Nam phong phú, đa dạng, tạo nguồn hàng dồi dào cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và Minexport nói riêng. Hơn nữa Minexport lại có uy tín làm ăn lâu năm, có môi quan hệ chặt chẽ ơis nhiều vùng sản xuất nông sản, nhiều cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu cho công ty.
1.3.2.3. Có uy tín lâu năm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, có nhiều bạn hàng quan trọng trên hầu khắp các châu lục.
Minexport có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập năm 1956 và từng là doanh nhiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất Bộ Ngoại thương. Sau khi thành lập lại năm 1993, tài sản lớn nhất còn lại của công ty là danh tiếng Minexport và các môi quan hệ kinh doanh lâu bền của công ty. Thực hiện chủ trương mở cửa, Minexport đã mở rộng mối quan hệ kinh doanh với nhất nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Các bạn hàng chính của Minexport là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia, Ấn Độ, Nga, Iraq, Anh, EU, Mỹ,…Nhờ có các mối quan hệ làm ăn bền vững và rộng khắp như vậy, Minexport đã có nhiều lợi thế khi bước vào giai đoạn hội nhập WTO.
1.3.3. Thích ứng nhanh với những tác động của hội nhập WTO.
Quá trình hội nhập WTO, đã tác động tích cực và tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Minexport thông qua thị trường đầu vào, cơ chế chính sách, giá cả chất lượng, chủng loại sản phẩm.
1.3.3.1. Những tác động tích cực của hội nhập WTO đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.
a) Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại cơ cấu của công ty sao cho hoạt động hiệu quả hơn.
Việc thực hiện các cam kết WTO yêu cầu Việt Nam phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế trong nước trong đó có điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng tự do hóa trong nông nghiệp. Để có thể dành được lợi thế trên thị trường trong điều kiện tự do hóa thương mại, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp buộc phải chủ động đầu tư cả về tài chính, lao động và công nghệ vào phát triển những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất.
b) Khả năng mở rộng thị trường nông sản.
Việc thực hiện cam kết với WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam nói chung và Minexport nói riêng tiếp cận thị trường các nước thành viên. Do tỷ lệ thuế giảm xuống đáng kể, tổng trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản như, thủy sản đông lạnh, thịt đông lạnh, tinh dầu, hương liệu, gỗ, và các loại nông sản khác mà Minexport xuất khẩu sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc gia tăng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Minexport. Hàng nông sản xuất khẩu của Minexport sang Hoa Kỳ đang bắt đầu gia tăng trong những năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.
Theo hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc, mức thuế suất tối đa Trung Quôc áp dụng cho hàng hóa của ASEAN về cơ bản chỉ còn bằng 0%. Mức thuế này thấp hơn nhiều so với thuế suất Trung Quốc áp dụng đối với các thành viên WTO, đây là cơ hội lớn để những hàng hóa nông sản Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung có lơi thế về chi phí sản xuất thấp nhờ vào điều kiện khí hậu, đất đai, và lao động xâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Là thành viên WTO, Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tận dụng được ưu đãi mà các nước thành viên khác dành cho như quy chế tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên giảm đáng kể và được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập (GSP) vì Việt Nam là nước đang phát triển. Hơn nữa, nếu như các vòng đàm phán sau Doha thành công, ảnh hưởng của nó đến việc mở rộng thị trường hàng nông sản sẽ lớn hơn. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, mở rộng hạn ngạch thuế quan, giảm dần thuế lũy tiến đối với hàng nông sản chế biến và xóa bỏ các rào cản phi thuế quan khác từ các nước thành viên sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của các nước đang phát triển mở rộng thị trường sang các nước thành viên, đặc biệt là thị trường các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hàng nông sản của Minexport có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế hay không còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả và chiến lược marketing.
c) Tiếp nhận chuyển giao, phát triển khoa học và công nghệ.
Hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và xây dựng năng lực là nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực của WTO dưới nhiều hình thức khác nhau. Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội được tham gia nhiều hơn các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng như được tăng thêm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ để khai thác tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp.
Minexport cũng sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ mới, học hỏi nhiều kỹ năng quản lý tiên tiến qua trao đổi chuyên gia, tham dự các khóa đào tạo, hội thảo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của mình.
1.3.3.1. Những tác động tiêu cực của hội nhập WTO đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.
a) Tạo sức ép nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thực thi các cam kết WTO, Việt Nam không chỉ được hưởng những quyền lợi mà các thành viên khác dành cho, mà ngược lai Việt Nam cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dành ưu đãi cho các thành viên khác. Quá trình hội nhập WTO yêu cầu Việt Nam phải mở của thị trường hàng nông sản nhiều hơn, chính sách thương mại hàng nông sản quốc tế phải minh bạch và bình đẳng hơn để doanh nghiệp có thể linh họat hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng được quốc tế hóa. Các chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO cũng phải dần được loại bỏ. Nhu vậy các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước như Minexport không còn trong chờ vào dự hỗ trợ của Nhà nước được nữa. Doanh nghiệp có trụ vững được hay không chủ yếu phụ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và công tác xúc tiến thương mại ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận cạnh tranh, áp lực gây ra cho doanh nghiệp lúc đầu gặp khó khăn, nhưng buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn, phải điều chỉnh chiến lược hoạt động, cơ cấu lại bộ máy, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
b) Thay đổi cung cầu nông sản trên thị trường thế giới.
Trong suốt hơn thập kỷ qua, thị trường nông sản thế giới thường biến động và luôn ở trong trạng thái cung vượt cầu. Sản lượng nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới biến động thất thường do bị chi phối bởi các yếu tố thời tiết khi hậu, nhưng có xu hướng tăng lên chủ yếu do hai yếu tố quy định là diện tích và năng suất. Những năm gần đây, một số nước sản xuất nông sản khối lượng lớn đã tựng bước gia tăng kiểm soát việc mở rộng diện tích trồng, góp phẩn kiểm soát sản lượng và tác động đến giá sản phẩm trên thị trường thế giới. Trong khi đó, công nghệ giống, quy trình chăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến là các yếu tố quan trọng được các nước này rất quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng và sử dụng làm công cụ chiếm lĩnh, mở rộng thị phần của mình.
Biến động nhu cầu hàng nông sản còn do sự thay đổi xu hướng tiêu dụng trên thế giới, thể hiện tỷ lệ nhập khẩu hàng nông sản qua chế biến, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại hấp dẫn về mẫu mã, an toàn và bỏ dưỡng, có tác dụng phòng, chống bệnh tật,…có xu hướng tăng lên nhanh hơn so với lượng nhập khẩu hàng nông sản chưa qua chế biến có chất lượng thấp. Những biến động của cung cầu nông sản trên thị trường thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport do chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu con yếu kém.
c) Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh.
Với trình độ phát triển rất thấp của kinh tế Việt Nam nói chung, nông nghiệp Việt Nam nói riêng so với nhiều thành viên của WTO việc thực hiện các Hiệp định thương mại chắc chắn sẽ tạo ra những cái giá phải trả cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nhgiệp xuất khẩu nông sản nói riêng trong những năm sắp tới.
Là thành viên của WTO, các quy định WTO tạo ra cái giá phải trả cao hơn đối với hàng nông sản của Việt Nam phần lớn là do năng xuất lao động thấp, chất lượng thấp và chi phí sản xuất cao. Một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi chúng ta phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ theo cam kết. Hầu hết các nhà máy chế biến của Việt Nam đang có quy mô nhỏ với công nghệ thiệt bị lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Với khả năng nắm bắt và khai thác thị trường còn yếu, mở cửa thị trường sẽ là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập nhiều mặt hàng nông sản thô chưa qua chế biến được xếp vào danh mục hàng nhạy cảm làm chậm quá trình giảm thuế nhập khẩu, còn mặt hàng nông sản đã qua chế biến lại được xếp vào danh mục giảm thuế nhanh. Như vậy, mặt hàng nông sản thô chưa qua chế biến sẽ ít được hưởng lợi từ quá trình hội nhập, điều này cản trở sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.
d) Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã và sẽ găp khó khăn trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan.
Mặc dù chủ trương tự do hóa thương mại, nhưng cho đến nay thị trường hàng nông sản vẫn được bảo hộ rất cao bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới ở các nước có thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,.. trong khi đó khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn đó của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Minexport nói riêng còn thấp. Điều này đã gây khó khăn lớn cho nông sản của chúng ta khi thâm nhập vào các thị trường này.
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp.
Đơn vị tính: %
CÁC NƯỚC
HÀNG CÔNG NGHIỆP
HÀNG NÔNG NGHIỆP
Thế giới
6,5
5,7
Các nước có thu nhập cao
3,7
3,5
Các nước có thu nhập thấp
25,2
20
Nguồn: UNCTAD (2005)
Trên thực tế, những hàng nông sản mà các nước đang phát triển có lợi thế như ngũ cốc, đường, sữa, thịt… thường phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao. Ngoài ra theo quy định về “quyền tự vệ đặc biệt” của WTO, các nước có quyền tự tăng thuế vượt qua mức ràng buộc đối với mặt hàng “nhạy cảm”. Song nhiều nước phát triển vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường mức trợ cấp xuất khẩu nhằm ngăn cản hoặc hoặc bóp méo các hoạt động thương mại hàng nông sản quốc tế.
Hiện nay các nước phát triển đã có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2013 và các nước đang phát triển khác thì giảm trợ cấp đến năm 2018, trong khi Việt Nam đã đưa ra những cam kết sẽ cắt giảm mọi trợ cấp xuất khẩu ngay sau khi gia nhập WTO nên chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các thành viên khác.
Cùng với xu thê hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi và phức tạp hơn của các nước phát triển, chẳng hạn như những yêu cầu rất cao và thủ tục rất phức tạp về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho những nước mà sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chưa cao như Việt Nam..
e) Sự biến động của giá hàng nông sản trên thế giới gây khó khăn và rủi ro cho quá trình tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam.
Trên phạm vi thế giới, mặc dù khối lượng xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới có xu hướng tăng lên, nhưng giá trị xuất khẩu của nó lại có xu hướng giảm xuống vì sự biến động thất thường của giá cả. Trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng giảm giá là khá phổ biến đối với mặt hàng chất lượng kém. Giá nông sản xuất khẩu của Minexport thường bán thấp hơn sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu do chất lượng kém hơn.
*
* *
Tóm lại: Chương 1 đã hệ thống hóa và phân tích những lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa là cơ sở và điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia. Để đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản, cần phải dựa vào các tiêu chí như sản luợng và doanh thu, chi phí sản xuất, thị phần, giá cả, chất lượng, thương hiệu và uy tín của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong điều kiện hội nhập WTO, Minexport cần phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản của mình, do: vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport; nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế của đất nước, của doanh nghiệp, biến thành những lợi thế cạnh tranh; sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport còn yếu kém, chưa khai thác tốt tiềm năng của công ty…
Chương 2: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO
TỔNG QUAN VỀ MINEXPORT.
2.1.1. Tổng quan về Minexport.
2.1.1.1. Quá trình hình thành.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam .Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực. Theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại (trước kia là Bộ Ngoại thương), Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như: than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác.
Năm 1993 là mốc đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công ty. Là một công ty nhà nước quen được bảo hộ, bước vào môi trường mới cạnh tranh khốc liêt của kinh tế thị trường, công ty đã gặp nhiều khó khăn. Công ty phải bắt tay vào làm lại từ đầu, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường còn mới mẻ với nhiều khó khăn và thách thức, công ty cũng không còn các mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, không còn được đỡ đầu bởi Tổng công ty, chỉ có vốn liếng duy nhất là thương hiệu MINEXPORT, công ty đã phải tự tìm kiếm thị trường mới, các mặt hàng xuất khẩu mới và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh.
Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108037 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp tháng 04/1993, và các lần đăng kí bổ sung do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng kí thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty. Đến nay, Minexport là một công ty kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực như: kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng, hóa chất, nông-lâm-thủy sản, vật liệu xây dựng, vận tải, bất động sản,...
Theo chủ trương đổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa. Và đến đầu năm 2006, với sự tư vấn của công ty Chứng khoán Bảo Việt, công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa một cách thành công, chính thức đưa công ty bước sang một thời kì phát triển mới.
2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản (Minexport) hiện là đơn vị kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất nhập khẩu các loại khoáng sản, hóa chất, nông sản. Cụ thể, căn cứ vào giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103011397 công ty có những hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng và tính quặng kim loại; kim loại đen, kim loại mầu và các loại hợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi công công trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện;
Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia, nước giải khát; nguyên phụ liệu thuốc lá;
Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh;
Kinh doanh các loại hóa chất Nhà nước không cấm, nhựa đường, chất dẻo, dầu nhờn và các loại phụ gia kể cả nhựa đường và các sản phẩm hóa dầu;
Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nội thất;
Đại lý kinh doanh các mặt hàng Nhà nước không cấm cho khách hàng trong và ngoài nước;
Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyển hàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì;
Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng và giao thông,; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật;
Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty;
Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàng khoáng sản và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm.
2.1.1.3. Những thành tựu.
Đối diện với những khó khăn và thách thức trên nhiều phương diện, nhưng do được sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành, Ban lãnh đạo công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã xác định được một hướng đi đúng, tất cả đã nỗ lực để có thể đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, và trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả hế sức đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:
Về xuất khẩu:
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty như gang, thiếc, Wolfram, quặng Ilmenite, Zincon,... luôn chiếm một thị phần rất cao khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Anh, Nhật, Bỉ, Hàn Quốc.
Về nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, phân bón, hóa chất, thiết bị y tế, thiết bị điện... và các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Nhìn chung về nhập khẩu trong những năm qua thị trường trong nước có nhiều thuận lợi nên kim ngạch nhập khẩu đều vượt kế hoạch đề ra.
Từ khi tái lập lại đến nay, Công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua việc tăng trưởng doanh thu luôn ở mức cao và vượt kế hoạch của Công ty đề ra cũng như kế hoạch Bộ giao, cụ thể năm 2004 đạt gần 312 tỷ đồng, tăng 104,5%, năm 2005 đạt gần 500 tỷ đồng, tăng 224%, năm 2006 đạt 624 tỷ đồng, tăng gần 400%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2004 có giảm 2,1% so với năm 2003 nhưng lại tăng đột biến vào năm tiếp theo với tỷ lệ là gần 60% và tiếp tục đà tăng trong năm 2006.
Công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong nhữ._.thảo thuận song phương về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch thực vật với các quốc gia khác. Tính đến tháng 11 năm 2005, Việt Nam đã ký thoả thuận và biên bản ghi nhớ về kiểm dịch và bảo vệ thực vật với 11 quốc gia và về kiểm dịch động vật với 13 quốc gia. Việt Nam cũng đã ký thoả thuận và ghi nhớ về SPS với Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng như thoả thuận công nhận lẫn nhau về thuỷ sản với EC. Việt Nam dự kiến sẽ ký thoả thuận công nhận lẫn nhau liên quan đến chế biến thực phẩm trong khu vực ASEAN và ký thoả thuận song phương về an toàn thực phẩm với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Campuchia vào năm 2007. Đại diện bổ sung Việt Nam có ý định đưa ra những thủ tục công nhận tương đương cụ thể hơn đối với các biện pháp SPS. Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết vấn đề này.
318. Do hạn chế về năng lực kỹ thuật và trình độ đánh giá rủi ro, Việt nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, Việt Nam đang cố gắng dần nâng cao năng lực đánh giá rủi ro trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và Thành viên WTO. Kế hoạch hành động triển khai công việc đánh giá rủi ro có thể hiện nội dung đào tạo cán bộ, bổ sung trang thiết bị, máy tính cho bộ phận kiểm dịch động vật, thực vật và cơ sở kiểm dịch tại cửa khẩu; trang bị phần mềm đánh giá rủi ro; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá rủi ro; và thành lập đơn vị đánh giá rủi ro thuộc Cục Thú y. Trong quá trình triển khai kế hoạch này, Việt Nam đã thành lập một nhóm phân tích loài gây hại quốc gia gồm 14 cán bộ, thuộc Cục Bảo vệ thực vật, có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích rủi ro từ loài gây hại dựa trên tiêu chuẩn quốc tế Số 2 và tập hợp các quy định, báo cáo từ các nước Thành viên WTO và trên website để phục vụ cho công tác tham khảo và xây dựng quy định trong nước. Việt Nam cũng đang triển khai một chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát kiểm dịch thực vật có phục vụ mục tiêu đánh giá rủi ro từ các loài gây hại, trong đó có liệt kê các loài gây hại đối với từng loại cây trồng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam bắt đầu tiến hành công tác đánh giá rủi ro từ các loài gây hại trên một số loài thực vật nhập khẩu, thiết lập mạng lưới các chuyên gia bảo vệ thực vật để hỗ trợ phân tích rủi ro, và liên kết với các viện, trường đại học tập hợp thông tin liên quan đến các loài gây hại cho thực vật. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần hỗ trợ kỹ thuật hơn nữa trong việc đào tạo cán bộ, cung cấp trang thết bị, thiết lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hướng dẫn đánh giá rủi ro. Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ Hiệp định SPS ngay khi gia nhập.
319. Một số thành viên đề nghị cho biết một cách chi tiết rằng Việt Nam xử lý như thế nào trong trường hợp không có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc có tiêu chuẩn quốc tế nhưng mức độ bảo hộ của tiêu chuẩn quốc tế không đáp ứng mức độ bảo vệ mà Việt Nam mong muốn, vì theo như quy định của Hiệp định SPS thì Việt Nam phải tiến hành phân tích rủi ro để đánh giá từng biện pháp áp dụng (Điều 5.1) hoặc trong trường hợp xác định rằng không có đủ bằng chứng khoa học thì chỉ áp dụng một biện pháp tạm thời (Điều 5.7). Việt Nam được mời tham gia phát triển một quy trình để thông qua các biện pháp có tính khoa học khắt khe hơn các biện pháp quốc tế. Một thành viên lưu ý rằng quy định của WTO không yêu cầu Thành viên WTO tự thực hiện đánh giá rủi ro; khi khả năng kỹ thuật cho phép, Thành viên WTO này có thể sử dụng cơ chế đánh giá rủi ro của các nước Thành viên khác hoặc của các tổ chức quốc tế.
320. Đại diện của Việt Nam cho biết các tiêu chuẩn về SPS của Việt Nam được dựa trên các tiêu chuẩn của CODEX, IPPC và OIE nhưng nhìn chung có mức độ bảo vệ thấp hơn nhằm thích ứng với các điều kiện sản xuất ở Việt Nam. Trong các trường hợp không có tiêu chuẩn của CODEX, IPPC và OIE , Việt Nam sẽ áp dụng các tiêu chuẩn của khu vực hoặc của các nước phát triển, hoặc giải pháp cuối cùng là áp dụng những tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định SPS. Trong trường hợp không có hoặc không có đủ tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá rủi ro một cách độc lập để xác định biện pháp phù hợp với nhu cầu bảo vệ hoặc tham khảo quy định của các Thành viên WTO, đặc biệt là những Thành viên có quan hệ thương mại với Việt Nam, và tìm kiếm sự trợ giúp quốc tế để xây dựng các biện pháp phù hợp với quy định tại các đoạn 1 và 7 của Điều 5 của Hiệp định SPS.
321. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng, theo đánh giá của Đại diện, Việt Nam luôn quan tâm đến các điều kiện khu vực khi áp dụng các biện pháp SPS, theo quy định tại điều 6 của Hiệp định SPS, và áp dụng các biện pháp SPS trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.
322. Một thành viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về quy định pháp luật về thuốc thú y hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là về việc yêu cầu các loại thuốc mới được lưu thông ở Việt Nam phải được thử nghiệm lại ở Việt Nam, việc có thể làm phát sinh thêm chi phí và chồng chéo việc thử nghiệm vốn đã được nhà sản xuất thực hiện và về việc chất lượng của thuốc phải được xem xét lại trong trường hợp có khiếu nai và tố cáo, việc có thể dẫn đến khả năng lạm dụng các vấn đề không liên quan tới y tế và an toàn. Đáp lại, đại diện Việt Nam cho biết theo Điều 48 của Pháp lệnh Thú y, chỉ các loại thuốc thú y được sản xuất ở nước ngoài, nhập khẩu lần đầu tiên vào Việt Nam, và không nằm trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, phải được đăng ký nhập khẩu. Việt Nam đang xây dựng thủ tục đăng ký lưu thông thuốc ở Việt Nam trong đó cụ thể hoá các loại thuốc phải được thử nghiệm lại. Thủ tục về đăng ký thuốc thú y đã được ban hành trong Quyết định số 10/2006/QD-BNN ngày 10/2/2006. Về yêu cầu rà soát chất lượng trong trường hợp có khiếu nại và tố cáo, đại diện lưu ý rằng việc đánh giá để xem liệu khiếu nại và tố cáo có phải là do những quan ngại về chất lượng và an toàn thực sự hay không sẽ được dựa trên việc kiểm định hoặc kiểm nghiệm do các cơ quan kiểm soát thuốc thú y tiến hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
323. Một Thành viên đề nghị Việt Nam xây dựng một văn bản luật hoặc hướng dẫn về việc công bố các biện pháp SPS và một khung thời gian hợp lý để các Thành viên đóng góp ý kiến. Thành viên này quan ngại rằng việc lấy ý kiến đóng góp có thể không phải là một quá trình mở và minh bạch. Đặc biệt, thành viên này lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, mức độ cụ thể hoá được quyết định trước trong chuyên đề thông báo biện pháp áp dụng, Bộ soạn thảo quyết định trước việc ai sẽ rà soát một quy định cụ thể và quy định được công bố khi được thông qua. Thành viên này muốn có bảo đảm rằng những thực tiễn này sẽ được sửa đổi, và các biện pháp SPS dự thảo đó sẽ được thông báo công khai, và việc lấy ý kiến đóng góp sẽ có 60 ngày, và sẽ có quy trình rà soát cuối cùng để tổng hợp ý kiến đóng góp, và ngày dự kiến thông qua và ngày có hiệu lực trong tương lai sẽ được thông báo rõ ràng.
324. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết các ý kiến đóng góp cho dự thảo quy đinh được tổng hợp từ tất cả các bên vào giai đoan đầu của quy trình. Theo quy định tại điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi năm 2002, tất cả các dự thảo văn bản pháp luật đều có thể được đóng góp ý kiến. Theo đó, khi dự thảo các văn bản pháp lý và các quy định liên quan đến TBT và SPS, các đơn vị dự thảo đều phải tập hợp các ý kiến đóng góp từ tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Đại diện Việt Nam cũng bổ sung rằng Quyết định số 1117/2005/QD-BNN-TCCB ngày 18/4/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp SPS quốc gia của Việt Nam quy định một khung thời gian thích hợp không ít hơn 60 ngày để lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo các tiêu chuẩn và quy định SPS và điều này cũng phù hợp với Hiệp định SPS. Đại diện khẳng định dự thảo các biện pháp SPS và các hoạt động dự kiến liên quan đến SPS sẽ được đưa lên trang web của điểm hỏi đáp. Cả cơ quan nhà nước và tư nhân đều có thể truy cập trang web này. Đại diện Việt Nam cũng lưu ý rằng tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các văn bản liên quan đến SPS đều được công bố trên Công báo và có hiệu lực tối thiểu 15 ngày sau khi công bố theo Luật ban hành Các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Hiện tại, các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề SPS có thể được khai thác trên 2 trang web là hoặc www.cucthuy.gov.vn và www.ppd.gov.vn. Chức năng vào nhiệm vụ của các Bộ hữu quan trong việc thực thi những nghĩa vụ thông báo về SPS được quy định trong Điều 4 của Quyết định 99/2005/QD-TTg.
325. Một thành viên cũng lưu ý rằng pháp luật Việt Nam dường như không có các điều khoản về việc một căn bệnh do OIE thông báo hoặc một loại sâu bệnh do IPPC xử lý có thể được thông báo cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế, cơ quan kiểm soát biên giới, đối tác thương mại hoặc nước cung cấp. Thành viên này mời Việt Nam tham gia thiết lập các kênh thông tin rõ ràng. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết sự xuất hiện của một căn bệnh được thông báo sẽ được đưa lên trang web của Cục Y tế Động vật (www.mard.gov.vn/dah hoặc www.cucthuy.gov.vn) và được gửi cho OIE phù hợp với các quy định của OIE và gửi cho IPPC hoặc một cơ quan khu vực liên quan phù hợp với các quy định của IPPC. Những thông tin như vậy cũng sẽ được gửi cho những đối tượng liên quan khác theo thoả thuận trong các Hiệp định song phương hoặc theo yêu cầu.
326. Một số Thành viên ghi nhận việc Việt Nam xem xét một cách thoả đáng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế khi xây dựng các quy định về SPS trong nước, và hoan nghênh Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định SPS kể từ ngày gia nhập WTO mà không đòi hỏi giai đoạn quá độ. Một thành viên kêu gọi Việt Nam bảo đảm rằng điểm hỏi đáp sẽ trả lời ngay các thắc mắc cụ thể và một hệ thống tham vấn liên ngành linh hoạt và mở sẽ được thành lập; để xây dựng một quy trình minh bạch cho việc phát triển các biện pháp SPS, bao gồm cả việc công khai các biện pháp dự thảo và các hoạt động dự kiến trong một chuyên đề chính thức trong một khung thời gian hợp lý để cho phép việc đóng góp ý kiến và thông báo kịp thời cho Ban Thư ký WTO; và để thành lập một quy trình khoa học minh bạch nhằm đánh giá rủi ro.
327. Trong khi trước đây Việt Nam đã cho biết Chính phủ hạn chế về nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực thi quy định của hiệp định SPS và yêu cầu cần có thời hạn quá độ, thì đại diện của Việt Nam sau đó đã khẳng định rằng Việt Nam có thể tuân thủ các yêu cầu của hiệp định SPS ngay khi gia nhập mà không cần đến thời gian quá độ. Tuy nhiên, đại diện Việt Nam cũng lưu ý tầm quan trọng của hỗ trợ kỹ thuật dành cho Việt Nam trong lĩnh vực SPS, như được quy định trong Điều 9 của Hiệp định SPS. Đặc biệt, Việt Nam hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp kỹ thuật cụ thể cho việc đào tạo cán bộ và giúp xây dựng các thủ tục thông báo và một chuyên đề chính thức về SPS và các trang thiết bị và kiến thức kỹ thuật (đặc biệt là trong việc phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm dịch, kiểm soát và các thủ tục phê chuẩn) được cung cấp sẽ giúp Việt Nam nâng cấp các phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát.
328. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam có thể áp dụng Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật kể từ ngày gia nhập mà không yêu cầu giai đoạn chuyển đổi. Đại diện cũng khẳng định rằng các biện pháp SPS được áp dụng theo biện pháp quản lý chuyên ngành sẽ tuân thủ tất cả các quy định liên quan của Hiệp định SPS. Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.
3. Chính sách Nông nghiệp TC "Agricultural policies" \l 1
Nhập khẩu - Mô tả các hình thức bảo hộ biên giới được áp dụng TC "(a) Imports – description of the types of border protection maintained" \l 1
356. Một số Thành viên lưu ý rằng Việt Nam hiện đang sử dụng các công cụ bảo hộ như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế cấp phép tùy ý và các hạn chế định lượng khác để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu nông sản và Hiệp định về Nông nghiệp của WTO cấm sử dụng các hạn chế định lượng để điều chỉnh các hoạt động nhập khẩu đó. Một Thành viên đặc biệt lưu ý rằng Việt Nam đang sử dụng cơ chế cấp phép tuỳ ý để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm sữa, trứng, ngô, thuốc lá, muối, bông và đường, và đề nghị Việt Nam loại bỏ tất cả các biện pháp không phù hợp với các quy định của WTO đó muộn nhất là vào thời điểm gia nhập. Ngoài ra, các hạn chế về nhập khẩu gạo dường như vi phạm các Hiệp định của WTO về Nông nghiệp và Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu và cũng không thể biện minh được theo các qui định của Điều XI của Hiệp định GATT năm 1994. Đối với vấn đề Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc lá điếu vì lý do sức khỏe, các Thành viên nhắc nhở Việt Nam rằng Điều III và Điều XX của Hiệp định GATT cấm sử dụng những biện pháp này nếu Việt Nam cho phép sản xuất, buôn bán và phân phối thuốc lá ở trong nước (xem thêm phần “Các biện pháp định lượng hạn chế nhập khẩu”) Các Thành viên yêu cầu Vịêt Nam xác định theo dòng thuế các nông sản nhập khẩu đang chịu điều chỉnh của các biện pháp phi thuế quan và tiến hành loại bỏ các biện pháp này trước khi gia nhập WTO. Nếu cần thiết, Việt Nam cần sủ dụng các biện pháp phù hợp với WTO và đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu được đối xử giống như các hàng hóa được sản xuất trong nước ngay cả khi Việt Nam có chính sách bảo đảm sức khỏe con người. Các Thành viên kêu gọi Việt Nam duy trì chế độ bảo hộ chỉ bằng công cụ duy nhất là thuế quan hơn là sử dụng hạn ngạch thuế quan và cung cấp thông tin nếu có về đối xử khác biệt về phân bổ giấy phép giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong phân bổ giấy phép. Một số Thành viên lưu ý Việt Nam đang tìm cách áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) khi cần thiết. Các Thành viên này cho rằng SSG là một biện pháp quá độ của một số Thành viên được gắn với các cam kết của Vòng Urugoay và vì thế không được áp dụng cho các nước đang gia nhập. Các Thành viên đề nghị Việt Nam cam kết không áp dụng tự vệ đặc biệt.
357. Đại diện Việt Nam trả lời Việt Nam sẽ cân nhắc áp dụng thuế thay vì sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có kế hoạch bãi bỏ hạn chế định lượng hoặc các hạn chế nhập khẩu khác với bất kỳ nông sản nào, trừ những biện pháp được phép theo qui định của WTO. Đại diện Việt Nam lưu ý rằng tất cả các hạn chế nhập khẩu dưới dạng cấp phép tùy ý, trừ hạn chế áp dụng cho đường, đã được loại bỏ theo Quyết định số 46/2001/QD-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 91/2003/QD-TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 187/2003/QD-TTg ngày 15/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đường nhập khẩu phải có giấy phép tuỳ ý với mức thuế 30% đối với đường thô và 40% đối với đường tinh luyện, tuy nhiên Việt Nam cam kết sẽ thay thế cơ chế cấp phép tuỳ ý bằng cơ chế TRQ kể từ ngày gia nhập (xem đoạn 167). Đường nằm trong Danh sách các Nông sản Nhạy cảm của Việt Nam trong khuôn khổ CEPT/AFTA và do vậy thuế quan đối với đường sẽ không được giảm trong thời gian trước mắt. Đại diện Việt Nam cho biết thêm rằng Việt Nam áp dụng biện pháp quản lý chuyên ngành dưới dạng cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm. Việt Nam không áp dụng bất kỳ hạn ngạch nào cũng như bất kỳ hình thức hạn chế số lượng nào khác đối với việc nhập khẩu gạo. Đối với biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá và xì gà, biện pháp cấm này sẽ phải được loại bỏ kể từ thời điểm gia nhập. Việt Nam không có ý định phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, nhưng các cơ sở chế biến hiện nay được tận dụng vì lợi ích của nông dân trồng thuốc lá. Luật pháp của Việt Nam không thiên vị các công ty nhà nước, gây thiệt hại cho khu vực tư nhân. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng tất cả các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu đã được loại bỏ vào tháng 12 năm 2004. Do đó, các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu trên cơ sở khác biệt về giá giữa giá trong nước và giá quốc tế đã không được thu nữa.
358. Năm 1996, mức thuế bình quân đơn giản đối với nông sản nhập khẩu là 17,7% (tài liệu WT/ACC/VNM/3); năm 2004, mức thuế này là 27,1%. Sở dĩ, mức thuế tăng là do việc Việt Nam điều chỉnh biểu thuế theo Biểu hài hoà thuế quan ASEAN, việc chuyển các hàng rào phi thuế thành thuế quan và việc đưa các loại thuế và phí khác (ODCs) vào các dòng thuế.
Đại diện Việt Nam khẳng định kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng việc bảo vệ hàng nông sản tại biên giới theo cách phù hợp với các Hiệp định của WTO, đặc biệt là Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp.
Xuất khẩu
360. Đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam áp dụng hạn chế xuất khẩu hoặc quản lý xuất khẩu đối với các sản phẩm được liệt kê trong Bảng 18 (xem mục “Các hạn chế xuất khẩu” để thảo luận về các biện pháp này). Đại diện Việt Nam lưu ý rằng hạn ngạch xuất khẩu gạo đã được bãi bỏ theo Quyết định số 46/2001/QD-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay Việt Nam không áp dụng bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào đối với gạo. Kể từ năm 1998, quyền xuất khẩu gạo, trước đó chỉ dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, đã được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi hình thức sở hữu. Tuy nhiên, quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế. Việt Nam đề nghị giành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quyền xuất khẩu gạo đầy đủ kể từ ngày 1/1/2011 (xem mục “Quyền kinh doanh” và “Hạn chế xuất khẩu”).
361. Một Thành viên lưu ý rằng các doanh nghiệp nhà nước thu mua chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn, như 60% với gạo, 70% với cà phê và 90% với cao su. Các Thành viên yêu cầu Việt Nam cung cấp các thông tin về giá thu mua nông sản mà các doanh nghiệp nhà nước áp đặt và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhà nước và Quỹ Bình ổn Giá và chức năng của Quỹ này.
362. Đại diện Việt Nam trả lời rằng giá thu mua nông sản xuất khẩu được quyết định bởi chính các doanh nghiệp theo điều kiện thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức giống như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh khác. Các doanh nghiệp đều bình đẳng đối với Quỹ Bình ổn Giá, không phân biệt hình thức sở hữu. Quỹ Bình ổn Giá đã được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định 151/TTg nhằm điều tiết và bình ổn giá cả trong nước. Nguồn của Quỹ này có được từ nhập khẩu và xuất khẩu, khoản chênh lệch giữa giá nội địa và giá nước ngoài, và lợi nhuận ngoài dự tính của các nhà sản xuất hoạt động trong các điều kiện thuận lợi. Tháng 10/1999, Quỹ Bình ổn Giá đã được thay thế bởi Quỹ Xúc tiến Xuất khẩu. Mục đích của Quỹ Xúc tiến Xuất khẩu do Bộ Tài chính quản lý là giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu (chủ yếu là nông sản) đối phó với những biến động bất lợi về giá cả trên thị trường quốc tế nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu. Quỹ được tài trợ bởi các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu và các nguồn được Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Tuy nhiên, do hầu hết các khoản phụ thu đã bị loại bỏ, nên nguồn tài trợ của Quỹ này đã bị giảm dần.
363. Lúc đầu, đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam không cấp bất kỳ hỗ trợ xuất khẩu nào dưới dạng cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 1998, Việt Nam đã bắt đầu cấp hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp từ ngân sách. Các khoản hỗ trợ này dưới dạng hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ để bù đắp lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn và cà phê, và hỗ trợ xuất khẩu rau và hoa quả.
364. Một số Thành viên quan ngại rằng Việt Nam đã áp dụng và duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản. Các Thành viên này đề nghị Việt Nam không trợ cấp xuất khẩu nông sản đối với bất kỳ sản phẩm nào kể từ thời điểm gia nhập WTO. Các Thành viên này yêu cầu Việt Nam cung cấp chi tiết về các bước mà Việt Nam sẽ tiến hành để bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu. Một Thành viên yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về thưởng xuất khẩu đối với các sản phẩm bao gồm gạo, cà phê, rau đóng hộp, quả đóng hộp và thịt lợn vào năm 2001.
365. Đại diện Việt Nam trả lời rằng thưởng dựa vào thành tích xuất khẩu đã được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê, thịt lợn, rau và quả đóng hộp trong năm 2001 theo Quyết định số 65/2001/QĐ-BTC ngày 29/6/2001 của Bộ Tài chính. Chương trình Thưởng xuất khẩu đã được tiếp tục vào năm 2002 và mở rộng sang áp dụng cho thịt bò; thịt gia cầm; rau và hoa quả khô và tái chế; chè; lạc; hạt tiêu và hạt điều (Quyết định số 63/2002/QĐ-BTC ngày 21/05/2002). Thông tin chi tiết về trợ cấp trên từng đơn vị được cung cấp trong tài liệu WT/ACC/VNM/13/Add.2, p.20-22. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng trong giai đoạn 1999-2001, nông dân Việt Nam đã phải đối mặt với những điều kiện vô cùng khó khăn do giá cả hàng hoá dao động mạnh; do đó Chính phủ Việt Nam đã phải hỗ trợ, bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu để bình ổn sản xuất và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp với các quy định của WTO hơn. Hỗ trợ đã được chuyển sang các hoạt động xúc tiến thương mại và cơ chế thưởng xuất khẩu đã được điều chỉnh vào năm 2003-2004. Hiện nay, thưởng xuất khẩu dựa vào số tăng kim ngạch hàng năm chứ không phải kim ngạch xuất khẩu. Đại diện Việt Nam cho rằng mức trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam là rất nhỏ và không gây tác động bóp méo thương mại quốc tế lớn.
366. Đại diện Việt Nam đồng ý rằng, kể từ thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ cam kết trợ cấp xuất khẩu ở mức 0 trong Bảng Cam kết hàng hoá và sẽ không duy trì hoặc áp dụng bất kỳ trợ cấp xuất khẩu nào đối với nông sản, mà không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của Việt Nam phát sinh từ các quy định hiện hành của WTO. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.
(c) Chính sách trong nước TC "(c) Internal policies" \l 1
367. Đại diện của Việt Nam cho biết phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại được khuyến khích cho các dự án nông nghiệp và nông dân vay vốn theo các điều khoản thương mại thông thường. Những khoản vay với lãi suất thấp có thể được dành cho các hộ nông dân nghèo; dùng để phát triển nông nghiệp miền núi, hải đảo, hoặc vùng dân tộc thiểu số; và để trợ giúp các vùng bị thiên tai… Việt Nam không khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa để trồng các loại cây khác vì lý do đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ cho phép và hỗ trợ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển từ lúa gạo sang các loại cây trồng khác hoặc nuôi tôm trên các vùng đất mà năng suất lúa gạo không ổn định hoặc thấp. Ngoài các vùng trồng lúa mà chính phủ đầu tư trọng yếu vào mạng lưới tưới tiêu, nông dân được quyền tự do lựa chọn mặt hàng nông sản.
368. Đại diện của Việt Nam đã cung cấp thông tin về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp trong giai đoạn 1999-2001 tại tài liệu WT/ACC/SPEC/VNM/3 ngày 5/11/2002, được chỉnh sửa lần cuối tháng 8/2006 (ƯT/ACC/SPEC/VNM/3/Rev.7). Khi tính lượng hỗ trợ cộng gộp, Việt Nam áp dụng mức tối thiểu 10%. Đại diện lưu ý rằng phần lớn các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam được coi là chính sách “Hộp Xanh”. Cam kết của Việt Nam về hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp được thể hiện trong Bảng cam kết hàng hoá được đính kèm theo Nghị định thư gia nhập của Việt Nam.
369. Khi được hỏi về những chính sách cụ thể trợ cấp cho ngành đường, đại diện của Việt Nam cho biết mía đường được trồng chủ yếu ở những vùng nghèo và có điều kiện không thuận lợi, ví dụ vùng trung du, vùng duyên hải miền Trung, cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của các chính sách về khuyến khích phát triển ngành công nghiệp mía đường là nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và tạo việc làm ở những vùng khó khăn. Trước đây, đường được sản xuất chủ yếu từ các xưởng đường gia đình, với chất lượng thấp, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Từ năm 1995, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các khoản tín dụng trong nước và nước ngoài, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài để xây dựng các nhà máy tinh luyện đường. Tuy nhiên, các nhà máy mới không thể hoạt động với công suất tối đa, gây nên tình trạng sản lượng thấp, giá cao và cuối cùng dẫn đến bảo hộ nhập khẩu.
370. Một Thành viên yêu cầu có thông tin chi tiết về các biện pháp cụ thể được áp dụng để hỗ trợ ngành cà phê của Việt nam, bao gồm các chính sách về thuế và tín dụng, các chương trình hỗ trợ phát triển và trợ cấp xuất khẩu. Các Thành viên đề nghị Việt Nam xác nhận rằng ngành cà phê của mình hiện nay hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
371. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng theo các thoả thuận hợp tác ký năm 1983 giữa các nước XHCN trước đây, Việt Nam đã nhận được một khoản vay trị giá 30 triệu rúp chuyển đổi dưới dạng hàng hoá như phân bón, máy kéo, sản phẩm xăng dầu, xe tải v.v... Khoản vay này được giải ngân năm 1991, cho phép Việt Nam trồng cà phê trên diện tích 24.500 héc ta. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia hai dự án hợp tác là: (i) chương trình hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực nghiên cứu của ngành cà phê; và (ii) một dự án trị giá 700 tỷ đồng để trồng bổ sung 40.000 ha cà phê arabica ở miền Bắc Việt Nam. Một dự án 400 tỉ đồng cho cà phê arabica được cấp thông qua khoản vay từ một cơ quan phát triển nước ngoài. Theo quan điểm của đại diện Việt Nam, ngành cà phê đang hoạt động theo các nguyên tắc thị trường. Trong năm 2000 và 2001, Việt nam đã mua 150 nghìn tấn (tương đương 20% của sản xuất trong nước) để dự trữ tạm thời. Tuy nhiên, kế hoạch này bị phá sản và do đó phần dự trữ này được xuất khẩu và chịu lỗ. Giá cà phê của Việt Nam thấp phản ánh năng suất cao của ngành cà phê trong nước, do đất màu mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi. Giá cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những biến động tại sở giao dịch hàng hoá ở London (LIFFE). Mức chênh giữa giá cà phê Việt Nam và giá LIFFE khoảng từ 150USD đến hơn 200USD chủ yếu do dư thừa tạm thời lượng cà phê cung cấp ở Việt Nam và do chênh lệch giữa giá FOB Việt Nam và giá CIF London. Hơn 90% sản phẩm cà phê được xuất khẩu, chủ yếu dưới dạng cà phê xanh. Cà phê rang và cà phê xay được tiêu thụ mạnh trong nước
372. Trong phần trả lời một câu hỏi cụ thể, đại diện Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam đã áp dụng chính sách điều chỉnh sản xuất gạo. Chính sách này chủ yếu bao gồm đầu tư vào tưới tiêu những vùng trồng lúa năng suất cao, hỗ trợ tưới tiêu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân ở vùng trồng lúa năng suất thấp nhằm khuyến khích người dân chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả.
373. Đại diện của Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng trợ cấp đối với hàng nông sản theo cách phù hợp với các quy định của WTO, đặc biệt là Hiệp định Nông nghiệp và các biểu hỗ trợ trong nước của Việt Nam được nêu trong tài liệu WT/ACC/SPEC/3/Rev.7 và trong Biểu Cam kết về Hàng hoá của Việt Nam.
4. Ngư nghiệp
374. Đại diện của Việt Nam cho biết Chính phủ Việt Nam đang thực hiện một chương trình tổng thể để phát triển ngành thuỷ sản. Các ngành này được thực hiện bởi các doanh nghiệp, hộ nông dân và ngư dân, các hợp tác xã và phần lớn dựa vào hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia của chính phủ thông qua hệ thống mở rộng thuỷ sản, đào tạo và hướng dẫn quản lý cho lao động trong ngành. Cơ sở hạ tầng, bao gồm việc xây dựng các cơ sở đông lạnh và trang thiết bị, nhà xưởng để đóng và sửa chữa tàu bè cũng được phát triển. Chính phủ Việt Nam dành cho ngư dân các khoản vay dài hạn để đóng hoặc nâng cấp tàu đánh cá xa bờ và khuyến khích đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Chính phủ đã ban hành Luật Thuỷ sản, các tiêu chuẩn và quy định nhằm phù hợp với các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm và thú y thuỷ sản ban hành bởi Codex và Bộ luật Ứng xử về Nghề cá.
375. Tính đến 31/12/2003, đã có 1.468 doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam với số vốn trung bình xấp xỉ 0.5 tỉ Đồng. Các lĩnh vực thuỷ sản, kể cả các lĩnh vực dịch vụ liên quan, sử dụng khoảng 5,4 triệu lao động. Năm 2004, ngành này đã đóng góp 27.474 tỉ Đồng vào GDP của Việt Nam. Sản xuất thuỷ sản tăng trung bình 9% hàng năm trong giai đoạn 2000 và 2004. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành này đạt tới 7,8 triệu USD trong năm 2004 (với năm dự án) và kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỉ USD. Xuất khẩu tăng trưởng trung bình 13% trong giai đoạn 2000 và 2004 và nhập khẩu là 84% trong cùng giai đoạn. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 30,65 triệu USD năm 2000 lên 64,17 triệu USD năm 2002. Nhập khâu thức ăn và hoá chất nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng trong thời kỳ này.
376. Giấy phép nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản chuyên ngành bao gồm các loại giống, thức ăn, thuốc, vắc-xin, chất xử lý hoá sinh và thuốc tăng trọng quy định tại Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 02/05/2001 và Quyết định số 20/2003/QD-BTS ngày 12/12/2003 của Bộ Thuỷ sản chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mới; các sản phẩm này phải xin giấy phép nhập khẩu thử nghiệm. Quyết định quy định yêu cầu và thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chuyên ngành. Các yêu cầu kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch được áp dụng vì lý do bảo vệ sức khoẻ, tránh lan truyền các bệnh truyền nhiễm trong ngành nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với Pháp lệnh Thú ý năm 2004, Nghị định 33/2005/ND-CP và Chỉ thị Kiểm dịch số 2596/CLYT-TY đối với NAFIQAVED. Cá và các sản phẩm từ cá nhập khẩu bị yêu cầu phải được kiểm dịch và chứng nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Biện pháp này nhằm bảo đảm rằng các sản phẩm không bị nhiễm các bệnh nêu trong danh mục các bệnh thuộc mối quan tâm của OIE và đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật Y tế Động vật Thuỷ sinh của OIE. Khi nhập khẩu vào Việt Nam, các cơ quan kiểm dịch của Việt Nam kiểm tra cả tài liệu và động vật được nhập khẩu. Những động vật bị nhiễm bệnh bị trả lại cho nước xuất khẩu hoặc bị tiêu huỷ. Theo quan điểm của mình, đại diện Việt Nam bổ sung rằng các yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với các quy định của OIE và các yêu cầu của nước nhập khẩu và chứng nhận kiểm dịch của Việt Nam đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu thuỷ sản phù hợp với các yêu cầu của Mẫu Chứng nhận Kiểm dịch của OIE và Bộ luật Y tế Thuỷ sinh. Bộ Thủy sản có thể cấm xuất khẩu các giống thuỷ sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đưa ra các điều kiện xuất khẩu các giống thủy sản hiếm có giá trị kinh tế cao nếu thấy cần thiết để bảo tồn nguồn tài nguyên.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32897.doc