Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên con đường hội nhập

Lời nói đầu Đảng ta đã nhận định rằng mục tiêu của chúng ta là " phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ". Tuy thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay muốn phát triển kinh tế bền vững thì rất cần hội nhập kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới. Muốn hội nhập thành công chúng ta phải có một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao. Thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân ở nước ta chỉ ở mức trung bình, làm th

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên con đường hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế, việc xác định rõ thực trạng cần thiết. Em hi vọng rằng với đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp phần nào giải quyết những vấn đề trên. Tuy nhiên vì đề tài nghiên cứu là khá rộng, thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ nghiên cứu có hạn chế chắc chắn không thể tránh khỏi thiết sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý đánh giá của các thầy cô giáo để em nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn. Em cũng xin cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Ngọc Linh đã hướng dẫn để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Phần I Cơ sở lý luận của đề tài I. Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong những năm gần đây 1. Sự hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Với nguồn lực hạn chế, mỗi quốc gia phải tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực đó. Do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên mỗi nền kinh tế ở mỗi quốc gia có trình độ khác nhau, để phát huy hết hiệu quả nguồn lực thì mỗi quốc gia phải hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực để phát huy mạnh, hạn chế điểm yếu...., trong khu vực Đông Nam á đã hình thành nên tổ chức AESAN trong đó có Việt Nam, các tổ chức kinh tế giúp đỡ các nước thành viên. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế và diễn đàn hợp tác quốc tế như ASEAN, AFTA, AEEC.... Tuy nhiên sự hội nhập càng cao thì sự cạnh tranh lại trở lên khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ đã làm giảm tiến trình hội nhập và quốc tế hoá. Sự cạnh tranh đã làm cho một số quốc gia phải chịu thiệt thòi trong hội nhập kinh tế. Tuy nhiên xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá, hội nhập kinh tế chính là động lực thúc đẩy các nền kinh tế thành viên. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mỗi quốc gia là rất cần thiết. 2. Sự cần thiết phải hội nhập nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới. a. Sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá Mỗi quốc gia có một lãnh thổ địa lý riêng biệt với những điều kiện tự nhiên khác nhau, trong quá trình phát triển đã tạo nên sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội giữa các nước do đó các quốc gia đều có lợi thế so sánh về trình độ khoa học công nghệ khác nhau. Sự chuyên môn hoá đã gắn kết các quốc gia với nhau trong trao đổi mua bán hàng hoá. b. Thị trường thế giới và những thuận lợi do hội nhập. Thị trường thế giới với hơn 6 tỷ người rất rộng lớn, tham gia hội nhập sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời tham gia vào quá trình tái sản xuất quy mô lớn cùng với việc sử dụng vốn quốc tế thông qua các hệ thống tài chính quốc tế IMF, WB... Tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Sẽ có điều kiện tiếp cận các tiến độ khoa học công nghệ và kỹ thuật của thế giới. Khoa học ngày càng tiến bộ, năng suất lao động ngày càng nâng cao, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Mặt khác, để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nếu như muốn tham gia chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đây là một trong những thuận lợi của hội nhập kinh tế. c. Cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế rất khốc liệt Ngày nay khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung trên toàn thế giới thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, một hàng rào, một doanh nghiệp nào, một quốc gia nào mà không có sự cạnh tranh lớn sẽ mất vị trí trên thị trường thế giới. Khi tham gia hội nhập một số hàng rào thuế quan, hay tất cả đều bị bãi bỏ khi đó thị trường không cần phân biệt biên giới, quốc gia, lãnh thổ do đó quốc gia nào có lợi thế so sánh thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường, hàng hoá nào có chất lượng cao giá thấp sẽ tồn tại được trên thị trường. Cùng với sự phát triển của Thương mại quốc tế là sự phát triển và vươn tầm xa của các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nếu như sức cạnh tranh của công ty khác không có sự nguy cơ xuất hiện độc quyền sẽ xảy ra và các Công ty trong nước sẽ mất thị trường trên chính quốc gia mình. Chính vì sự cạnh tranh rất khốc liệt do đó hội nhập và cũng chính vì chỉ có hội nhập mới có thể phát triển bền vững nên vấn đề đặt ra phải luôn luôn nâng cao sức cạnh tranh của từng loại hàng hoá, từng doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế trên thị trường thế giới. 3. Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta mới thực sự bắt đầu. Nước ta là một nước nông nghiệp có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn rất phong phú và đa dạng do đó chúng ta có những lợi thế so sánh nhất định với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên tiền măng của chúng ta rất lớn nhưng chưa khai thác tận dụng được nhiều một phần do sức cạnh tranh chưa lớn, khoa học công nghệ còn lạc hậu. Do vậy nền kinh tế còn kém các nước Nics, EU, đồng thời các doanh nghiệp cũng như các chủng loại hàng hoá có được chỗ đứng vững trắc trên thị trường thế giới. Nước ta mới đang trong giai đoạn của quá trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại được trên thị trường thế giới, tồn tại trong guồng quay phân công lao động quốc tế là một mục tiêu tất yếu của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. II. Mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là tiếp tục tăng trưởng kinh tế đồng thời duy trì ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời trong văn kiện đại hội IX cũng đã chỉ rõ đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Như vậy Đảng đã nhận định đúng đắn rằng hội nhập là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và đuổi kịp các nền kinh tế mạnh trong khu vực và thế giới. Mặt khác, cũng có một số mặt hàng chất lượng cao, giá cả thấp nhưng còn chịu nhiều bất bình đẳng chưa có vị trí trên thị trường thế giới do đó gây ra một số hàng rào thuế quan khó xoá bỏ. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh của các hàng hoá trong nước sẽ là động lực thúc đẩy tháo gỡ các hàng rào ngăn cản quá trình hội nhập kinh tế đồng thời giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể đứng trên thị trường thế giới và do đó đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế Việt Nam. Phần II Thực trạng nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay I. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế 1. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế Trong những năm gần đây, Đảng ta đã chủ trương cho phép các doanh nghiệp hoạt động với những điều kiện thông thoáng hơn với một cơ chế kinh tế mở cửa, hoạt động nhữn gì mà pháp luật không cấm, quá trình hoạt động nhanh gọn, thủ tục thông thoáng, điều này làm cho số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thậm chí có nhiều doanh nghiệp vốn nước ngoài. Ngoài ra nguồn lao động dồi dài cùng với nguồn nguyên nhiên vật liệu hiện tại chỗ cũng làm cho các doanh nghiệp có điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Đến năm 2006 một số mặt hàng sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan do đó thời điểm từ nay đến 2006 là một khoảng thời gian tương đối dài cho các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Tuy vậy các doanh nghiệp trong nước còn rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. 2. Khó khăn Do quá trình hội nhập vẫn ở nức độ thấp do vậy mà một số mặt hàng có sức cạnh tranh cao của các doanh nghiệp trong nước vẫn không tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới do sự bảo hộ công khai và bảo hộ ngầm thông qua các tiêu chuẩn khác lạ đối với chúng ta của một số quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. VD: Cá catfisl bị chèn ép trên thị trường Mỹ. Mặt khác do sự thiếu thông tin trong việc bảo vệ thương liệu mà một số doanh nghiệp trong nước đã bị mất đi thương liệu có uy tín từ lâu làm mất một số thị phần khá lớn trên thị trường thế giới, buộc các doanh nghiệp này phải xây dựng một thương liệu mới và đăng ký bảo hộ rất tốn kém và khó giành lại thị phần đã mất. Hiện nay tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nước là có công nghệ lạc hậu do đó chi phí cao, giá thành cao, sức cạnh tranh giảm, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập có chất lượng cao, giá thành thấp nếu như không có sự bảo hộ của nhà nước khi hàng rào thuế quan xoá bỏ do hội nhập có thể các doanh nghiệp trong nước sẽ mất hết thị trường thậm trí ngay trên thị trường trong nước. Tuy rằng trong những năm gần đây cơ chế kinh tế đã thông thoáng rất nhiều nhưng vì mục tiêu kinh tế vĩ mô mà một số ngành hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về hạn ngạch xuất nhập khẩu. Xe máy nhập khẩu nguyên chiếc, hạn ngạch linh kiện xe máy.... Một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tối đa hoá sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khi tham gia hội nhập là nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh bị hạn chế trong khi hệ thống tài chính tín dụng trong nước còn mỏng. Đây là một trong những khó khăn cần khắc phục triệt để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế đạt kết quả như mong muốn. II. Về tổng thể nền kinh tế 1. Những kết quả đã đạt được Nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong đó có ổn định tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và ổn định được tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ mạnh khác. Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc ổn định sức cạnh tranh của hàng hoá trên cơ sở ngang giá sức mua của đồng nội tệ do đó ổn định thị trường trong nước. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ chỉ tăng rất chậm do đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới và thu ngoại tệ về cho quốc gia. Chúng ta cũng tạo được những mặt hàng chủ lực đóng góp nhiều trong giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và có uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ và EU. Một số mặt hàng chủ lực như lúa ngạo dệt may, da dày, thuỷ sản, cao su... Chúng ta đã xuất khẩu trên 30 triệu tấn lúa gạo một năm. Hàng dệt may và thuỷ sản chiếm lĩnh được thị trường EU và Châu Mỹ là những thị trường còn tiềm năng lớn. Cùng với sự chiếm lĩnh thị trường thì chúng ta cũng đạt được những thành công trong đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương với các quốc gia khác tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xâm nhập thị trường các nước mà không phải hoặc ít chịu sự cản trở của hàng rào thuế quan. Trong các Hiệp định chúng ta đã có quan trọng hơn cả là hiệp định Thương mại Việt - Mỹ bởi vì thị trường Mỹ là một thị trường khá lớn mà trước kia hàng rào thuế quan đối với hàng hoá ở Việt Nam rất cao. Vì vậy hiệp định Thương mại Việt Mỹ có thể coi như một tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam và thế giới thành công. Trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá số lượng các doanh nghiệp tăng lên rất nhanh đây là một điều kiện, một môi trường cạnh tranh lành mạnh mà thông qua đó sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Cùng với sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp là một hệ thống các Ngân hàng ngày càng lớn với một thị trường vốn rộng có khả năng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Càng ngày khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước đã áp dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thấp hơn so với khi sử dụng công nghệ lạc hậu. Không những chúng ta nhập khẩu tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chúng ta cũng chú trọng công tác nghiên cứu kết hợp với nhập khẩu công nghệ để tiết kiệm chi phí nghiên cứu. Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta tăng dần qua các năm, điều này thể hiện được xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Giá trị xuất nhập khẩu đã tải đến hơn giữa các ngành sản phẩm. Thị trường mở rộng ra không chỉ ở EU, Mỹ mà còn ở Châu Mỹ, các nước trong khu vực. Tốc độ hội nhập kinh tế của nước ta còn chậm rất nhiều so với các nước trong khu vực. Muốn đẩy nhanh tốc độ hội nhập thì cần thiết phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế, điều này có nghĩa là chúng ta phải đương đầu và khắc phục dần những khó khăn cho tiến trình hội nhập. 2. Những khó khăn của nước ta trong hội nhập Trước hết phải nói rằng chúng ta đã có tiến bộ trong khoa học công nghệ nhưng hầu hết các ngành sản xuất hàng hoá vẫn đang được sử dụng nhưng công nghệ cũ hiệu quả thấp, mặt khác một số ngành chúng ta không có công nghệ sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tốt nhất do đó nhiều mặt hàng ở dạng sơ chế, hàm lượng kỹ thuật không cao nên giá xuất khẩu rẻ, giá nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế biến cao gây ra chảy máu ngoại tệ. Quá trình hội nhập mới đang ở trong giai đoạn khởi đầu, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ so với GDP. Với những hiệp định thương mại song phương chúng ta cũng chịu một số thiệt thòi khi mà chúng ta có lợi thế so sánh hơn hẳn bởi vì hàng hoá do Việt Nam sản xuất còn bị phân biệt đối xử trên thị trường thế giới. Ví dụ như sản phẩm từ cá ba sa, cá tra ở Việt Nam khi xuất sang thị trường Mỹ với giá rẻ hơn thì lại bị đe doạ đóng thuế rất cao để bảo hộ hàng hoá của Mỹ và không được dùng tên gọi Catfish mặc dù đó chính là Catfish... Ngoài những khó khăn trên chúng ta còn gặp phải những khó khăn bất lợi khác như hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, hệ thống ngân hàng cung cấp vốn sản xuất chưa thực sự phát huy hiệu quả và trong qúa trình hội nhập tuy rằng trình độ dân trí sẽ được nâng lên nhưng nguy cơ về sự suy giảm những yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc là rất rõ nét chính vì vậy, để giải quyết vấn đề hội nhập kinh tế sao cho không ảnh hưởng lớn đến truyền thống dân tộc, hoà nhập không hoà tan, phát triển kinh tế nhưng không đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta phải có những giải pháp cụ thể. Phát huy mặt thuận lợi, hạn chế những khó khăn trong quá trình hội nhập để có một nền kinh tế xã hội lành mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cao. Phần III Phương hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. I. Về phía các doanh nghiệp 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Sản xuất sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì doanh nghiệp đó phải có sản phẩm và sản phẩm đó được thị trường chấp nhận, trong đó 2 yếu tố chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm là cơ bản nhất. Để có được chỗ đứng trên thị trường thế giới, thị trường trong nước thì sản phẩm có chất lượng và giá cả tại nơi đó chấp nhận khi quá trình hội nhập đã đến một mức độ rất cao thì hầu như có danh giới giữa thị trường trong nước và quốc tế. Khi đó sản phẩm hàng hoá phải có tính cạnh tranh cao. Muốn vậy các doanh nghiệp cần thiết phải luôn luôn đầu tư tái sản xuất mở rộng sử dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất. Đồng thời áp dụng các chuẩn quốc tế cho sản phẩm của mình. Như hệ thống chi tiêu quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000; ISO 9001; ISO 14000... Song song với việc nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm thông qua cải tiến công nghệ, các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến các đặc điểm riêng biệt về văn hoá của từng dân tộc để có những sản phẩm phù hợp với những đặc điểm văn hoá đó thì mới có thể tìm được thị trường mới cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một chiến lược không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp. Nếu chú ý đến điều này sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên rất nhiều. Cùng với những hoạt động trên thì doanh nghiệp sản xuất cũng không thể sa rời những nguyên tắc trung trong thương mại, phải luôn luôn thực hiện đổi mới sản phẩm thực hiện nguyên tắc 8.2 thì mới có thề tồn tại vững trắc trên thị trường. 2. Tạo lập và bảo vệ các thương liệu sản phẩm Thông qua các biện pháp kinh tế, các doanh nghiệp phải tạo được cho mình một thương liệu riêng trên thị trường thế giới và đăng ký bảo hộ cho thương liệu đó. Nếu không có thể doanh nghiệp sẽ bị mất thương liệu thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ không cao, thậm trí sẽ dẫn đến phá sản nếu như không tạo lập một thương liệu mới, mà điều này thì rất tốn kém và phải mất một thời gian khá dài để quảng bá thương liệu và uy tín trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương liệu như Vi nata ba Catfish, Việt nam có thể theo đổi chiến lược thương lượng để lấy lại thương liệu của mình và đăng ký bảo hộ, tại những thị trường chưa bị một thương liệu thì phải đăng ký bảo hộ ngay. Ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển một bậc, mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập cần có một trang Wet của doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại, không chỉ là biện pháp quảng bá thương liệu mà còn là phương tiện để thiết lập quan hệ thương maị nhanh gọn và tiết kiệm chi phí lưu thông. 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để chứng tỏ doanh nghiệp mạnh hay yếu, một doanh nghiệp mạnh là một doanh nghiệp biết sử dụng vốn đúng nơi đúng lúc. Doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ cho những sản phẩm thế mạnh mang lại doanh thu cao. Đầu tư vốn có trọng điểm, không dàn trải mất hiệu quả. Một doanh nghiệp mạnh trong nền kinh tế bao giờ cũng có một sức cạnh tranh vô hình nào đó, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp cần được xem xét kỹ trong từng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Liên doanh, liên kết để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh Hiện nay khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta vẫn chỉ ở mức trung bình và vẫn còn được nhà nước bảo hộ khá nhiều chính vì vậy còn rất nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng để hội nhập. Khi được sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh vì sức mạnh của Công ty, doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Ngoài ra việc liên doanh tạo điều kiện tăng được vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng học tập được những kinh nghiệm quý báu của quản lý doanh nghiệp. 5. Nâng cao tác phong làm việc công nghiệp trong doanh nghiệp Nước ta là một nước nông nghiêp lâu đời do đó những tác phong công nghệp cần có trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa thực sự có. Điều này hạn chế năng suất lao động trong doanh nghiệp, không sử dụng hết tối đa nguồn lực do vậy cần phải tăng cường tác phong công nghiệp trong hoạt động sản xuất cũng như trong công tác quản lý doanh nghiệp bằng các phương pháp tập huấn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Tạo ra một môi trường làm việc trong doanh nghiệp có hiệu quả, bộ máy quản lý gọn nhẹ, tất cả mọi thành viên có ý thức phấn đấu hết mình về sự tồn tại của doanh nghiệp mình.... II. Những giải pháp mang tính vĩ mô 1. ổn định kinh tế vĩ mô Việc ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh vững trắc cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước từ đó có cơ sở vươn tầm mới ra thị trường nước ngoài. Thông qua các chính sách của chính phủ để ổn định kinh tế xã hội, duy trì mức tỷ lệ lạm phát hợp lý, một tỷ giá hối đoái thúc đẩy xuất khẩu nhưng luôn ổn định trong ngắn hạn, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp đặc biệt là luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh, thu hút đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam. Tạo lòng tin cho các nhà đầu tư do đó khuyến khích tất cả các loại doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh. Muốn các chính sách kinh tế có hiệu quả mạnh trong ổn định kinh tế vĩ mô thì chúng ta cần phải có một hệ thống Ngân hàng mạnh làm công cụ điều tiết một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ kéo theo một khả năng huy động vốn lớn cho nền kinh tế giải quyết vấn đề vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống Ngân hàng phải có đủ các loại hình kinh doanh để cho việc thanh toán giữa khách hàng với doanh nghiệp được nhanh gọn. Mỗi ngân hàng phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ có thể. Ví dụ như Ngân hàng có thể giúp khách hàng của các doanh nghiệp thanh toán với doanh nghiệp bằng thẻ tín dụng hoặc sẵn sàng mở thư tín dụng L/C cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá... như vậy việc trao đổi thương mại giữa các nước có thề thực hiện một cách hoàn hảo, không quá nhiều vướng mắc sẽ giúp cho doanh nghiệp trong nước có được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực dễ dàng hơn. Rõ ràng là trong quá trình hội nhập thì những vấn đề trên phải được thực hiện một cách triệt để thì mới có thể tăng thêm phần nào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp để sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giơí. 2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới. Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định thì những yếu tố công nghệ sẽ là yếu tố quyết định chứ không phải là yếu tố nguồn lực do đó cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sáng chế, phát sinh những lĩnh vực phù hợp khả năng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất thế giới áp dụng vào trong sản xuất để có được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với thế giới. Một công nghệ hợp lý kết hợp với lợi thế so sánh sẽ tạo ra tính cạnh tranh cao cho từng doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế quốc dân. 3. Tiếp tục xây dựng các quan hệ kinh tế đối ngoại vào củng cố vị thế hiện tại. Các quan hệ kinh tế đối ngoại vững trắc là một thuận lợi cho quá trình hội nhập đang diễn ra. Chúng ta cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế và diễn đàn kinh tế như ASEAN, APEC,... Giữ vững thị trường truyền thống của những mặt hàng chủ lực, tìm kiếm thị trường mới tiềm năng. 4. Tăng cường sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về nền kinh tế để nền kinh tế thực sự có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, giữ vững định hướng xã hộ chủ nghĩa. Trong quá trình CNH - HĐH Đảng ta đã chỉ rõ cần tăng cường hơn nữa sự quản lý vĩ mô của nhà nước để tránh nguy cơ chệch hướng XHCN.Phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ vững được mục tiêu là rất khó do vậy sự quản lý của nhà nước về kinh tế là không thể thiếu. 5. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập kinh tế, hội nhập kinh tế sẽ có cơ hội học hỏi tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới song không tránh khỏi những hạt sạn vì vậy cần thiết là phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những gia trị đạo đức truyền thống của dân tộc, hoà nhập chứ không hoà tan nền văn hoá dân tộc lâu đời. Như vậy thì việc hội nhập kinh tế mới thực sự là hai bên cùng có lợi, phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội, giữ dìn được những nét riêng biệt của một dân tộc trong tổng thể chung là nền kinh tế thế giới. Phụ lục 1 Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm Xuất khẩu 1997 1998 1999 2000 2001 Dầu thô ( 1000 tấn) 9.638 1445 14882 15430 17000 Dệt may ( triệu USD) 1450 1450 1747 1892 2000 Giầy dép 978 1031 1392 1464 1520 Hải sản 782 858 971 1479 1800 Gạo ( 1000) 3575 3730 4508 3500 3550 Cà phê ( 1000 tấn) 392 382 733 910 Thủ công mỹ nghệ ( Triệu USD) 160 158 168 237 237 Cao su ( 1000 tấn) 194,2 191 265 273 300 Nhập khẩu xăng dầu ( 1000 tấn) 5958 6852 7403 8775 9100 Phụ lục 2 Kim ngạch xuất nhập khẩu ở việt nam Kim ngạch XNK XN ( triệu USD) NK ( Triệu USD) Tỷ lệ nhập siêu 90 2404 2752,4 19,5% 91 2078,1 2338,1 12 92 2580,7 2540,7 93 2985,2 392,4 31,4 94 4054,3 5825,8 43,7 95 5448,9 8155,4 49,7 96 7255,9 11143,4 53,6 97 9185,0 11592,3 26,2 98 9361 11495 1 99 11523 11636 1 Tài liệu tham khảo - Văn kiện đại hội IX Đảng CSVN - Tạp chí nghiên cứu kinh tế thế giới - Tạp trí cộng sản - Thời báo kinh tế điện tử Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I. Cơ sở lý luận của đề tài 2 I. Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong những năm gần đây 2 1.Sự hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh trong khu vực và thế giới 2 2. Sự cần thiết phải hội nhập nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới 2 3. Qúa trình hội nhập kinh tế của nước ta mới thực sự bắt đầu 4 II. Mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước 4 III. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là tất yếu khách quan đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế Việt nam vơí nền kinh tế thế giới 5 Phần II. Thực trạng nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay 5 I. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 5 1. Một số thuận lợi 2. Khó khăn 5 II. Về tổng thể nền kinh tế 6 1. Những kết quả đã đạt được 6 2. Những khó khăn của nước ta trong hội nhập 8 Phần III. Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH trên con đường hội nhập kinh tế thế giới 9 I. Về phía các doanh nghiệp 9 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm 9 2. Tạo lập và bảo vệ các thương liệu sản phẩm 10 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10 4. Liên doanh, liên kết để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh 10 5. Nâng cao tác phong làm việc công nghiệp trong doanh nghiệp 11 II. Những giải pháp mang tính vĩ mô 11 ổn định kinh tế vĩ mô 11 2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới 12 3. Tiếp tục xây dựng các quan hệ kinh tế đối ngoại và củng cố vị thế hiện tại 12 4. Tăng cường sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về nền kinh tế để nền kinh tế thực sự có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa 12 5. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc 13 Phụ lục 1,2 14 Tài liệu tham khảo 15 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0100.doc
Tài liệu liên quan