Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại Công ty cổ phần Gemadept: ... Ebook Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại Công ty cổ phần Gemadept
119 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại Công ty cổ phần Gemadept, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ
Chuyªn ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh quèc tÕ
&
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
§Ò tµi:
N¢NG CAO søC C¹NH TRANH CñA DÞCH Vô VËN T¶I CONTAINER T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN GEMADEPT
Gi¸o viªn híng dÉn: thS. nGUYÔN THÞ THANH Hµ
Sinh viªn thùc hiÖn: Chu Nam Trung
Líp : KDQT A
Kho¸: 46
HÖ: chÝnh quy
Hµ Néi - 2008
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong suốt những năm qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Vận tải biển Việt Nam nói riêng đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Chính sách mở cửa gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường Hàng hải Việt Nam.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho các hãng tàu lớn trên thế giới thâm nhập vào thị trường Hàng hải Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vận tải container là một lĩnh vực kinh doanh mang tính toàn cầu cao vì vậy chiến lược cạnh tranh lâu dài và toàn diện để giành thị phần về cho mình ngày càng quyết liệt. Trong bối cảnh ngành hàng hải Việt Nam còn nhỏ yếu, khả năng đánh mất thị trường vào tay các đối thủ nước ngoài là rất lớn thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các hãng tàu Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty cổ phần Gemadept, em nhận thấy rằng, hãng tàu Gemadept phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các hãng tàu trong nước và quốc tế. Mặc dù Gemadept vẫn đạt được sự tăng trưởng cao so với mặt bằng ngành Hàng hải Việt Nam nhưng đã có sự chững lại so với sự tăng trưởng trong những năm trước đó. Hãng tàu lớn trên thế giới với đội tàu trẻ, chất lượng dịch vụ luôn ở mức rất cao, cùng với các hãng tàu trong nước luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần, điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công ty Gemadept và dường như công ty chưa có biện pháp gì hữu hiệu để có thể cạnh tranh lại được. Nếu không có những biện pháp thích hợp và kịp thời thì khả năng Gemadept đánh mất dần thị phần và thua ngay tại sân nhà là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept” nhằm đưa ra được những giải pháp giúp công ty Gemadept đứng vững ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường Hàng hải Việt Nam, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải Container để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept.
Nhiệm vụ của chuyên đề:
Hệ thống hóa lý luận về sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container, làm rõ phương pháp luận đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container.
Phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian vừa qua.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian tới nói riêng và các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container khác nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp chính là sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container, cụ thể khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thị trường dịch vụ vận tải container đường biển Việt Nam.
+ Về thời gian: Từ năm 2004 – 2007.
4. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm ba chương:
Chương I: Lý luận chung dịch vụ vận tải container và sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container.
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
1.1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
1.1.1. Khái niệm và phân loại container
1.1.1.1. Khái niệm container
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của ISO đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Tính cho đến nay thì các quốc gia trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:
Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều công cụ vận tải, các hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
Có thiết bị riêng thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra.
Có dung tích không ít hơn 1 khối.
Từ định nghĩa trên ta thấy, container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì hàng hóa. Container cũng không phải là một công cụ vận tải cũng như một bộ phận của công cụ vận tải vì nó không gắn liền với công cụ vận tải.
Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu container là một công cụ chứa hàng, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có dạng hình hộp, có kích thước tiêu chuẩn hóa, có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải, và chuyển tải không phải xếp dỡ lại hàng hóa bên trong.
1.1.1.2. Phân loại container
Phân loại theo kích thước container.
+ Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3.
+ Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3.
+ Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.
Để phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container được phát triển và áp dụng phổ biến đòi hỏi tiến hành tiêu chuẩn hóa container về hình thức bên ngoài, về trọng lượng, về kết cấu nóc, cửa, khóa container…
Cho đến nay có rất nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa container, song tổ chức ISO vẫn là tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1967, đại diện tổ chức tiêu chuẩ1n hóa của 16 quốc gia thành viên của ISO đã chấp nhận tiêu chuẩn hóa container của Ủy ban kỹ thuật thuộc ISO.
Bảng 1.1: Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn ISO
Ký hiệu
Chiều cao
Chiều rộng
Chiều dài
Trọng lượng tối đa (tàu)
Trọng lượng tịnh (tàu)
Dung tích (m3)
Foot
Mm
Foot
Mm
Foot
mm
1.A
1A.A
1.B
1.C
1.D
8.0
8.0
8.0
8.0
8.0
2435
2345
2345
2345
2345
8.0
8.0
8.0
8.0
8.0
2435
2435
2435
2435
2435
40.0
40.0
29.1
19.1
9.9
12.190
12.190
9.125
6.055
2.990
30
30
25
20
10
27.0
27.0
23.0
18.0
8.7
61.0
61.0
45.5
30.5
14.3
1.E
8.0
2345
8.0
2345
6.5
1.965
7
6.1
9.1
1.F
8.0
2345
8.0
2345
4.9
1.460
5
4.0
7.0
Nguồn: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, 2002
Theo quy ước thì container loại 1.C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa 20 tấn, dung tích chứa hàng hóa 30,5 m3 được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho tất cả các loại container khác và được ký hiệu là TEU (Tweenty feet Equivalent Unit).
Phân loại theo vật liệu đóng container.
Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì tên của container được gọi kèm theo tên của vật liệu đó.
+ Container thép.
+ Container nhôm.
+ Container gỗ dán.
+ Container nhựa tổng hợp.
Phân loại theo cấu trúc container.
+ Container kín (Closed Container).
+ Container mở (Open Container).
+ Container khung (France Container).
+ Container gấp (Tilt Container).
+ Container phẳng (Flat Container).
+ Container có bánh lăn ( Rolling Container).
Phân loại theo công dụng của container.
Theo CODE R688 – 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng thì container được phân loại thành 5 nhóm chủ yếu sau đây:
+ Container chở hàng bách hóa.
+ Container chở hàng rời. (ví dụ như các loại hàng thóc hạt, xà phòng bột, ngũ cốc…).
+ Container bảo ôn / nóng / lạnh.
+ Container thùng chứa. ( dùng chuyên chở các mặt hàng nguy hiểm và hàng đóng rời dạng lỏng như dầu ăn, hóa chất…).
+ Container đặc biệt, container chở súc vật sống.
1.1.2. Dịch vụ vận tải container
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ vận tải container.
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là dịch vụ: Dịch vụ là một loại hoạt động hay lợi ích được cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.
Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải các loại hàng hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác định trước.
1.1.2.2. Các loại hình dịch vụ vận tải container
1.1.2.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống vận tải container
Sự ra đời của hệ thống vận tải container
Quá trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng. Mục đích chủ yếu của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và tổ chức trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất.
Thời gian khai thác công cụ vận tải bao gồm thời gian chạy trên đường và thời gian đỗ tại các điểm vận tải như ga, cảng…
Đối với các phương thức vận tải khác nhau thì tỷ lệ thời gian trên là không giống nhau.
Muốn rút ngắn thời gian chuyên chở thì phải tăng tốc độ vận chuyển của công cụ vận tải và giảm thời gian đỗ tại các ga, cảng… Việc tăng tốc độ kỹ thuật của công cụ vận tải sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế nếu như không giảm được thời gian đỗ tại các ga, cảng…Do vậy, để tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở thì vấn đề cơ bản nhất là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ hàng hóa ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra những kiện hàng thích hợp gọi là “đơn vị hóa” hàng hóa. Việc hình thành đơn vị hóa hàng hóa trong vận tải có ba yêu cầu:
- Đơn vị hàng hóa được tạo ra bằng cách gộp nhiều kiện hàng nhỏ, riêng lẻ với nhau và được giữ nguyên hình dạng, kích thước và trọng lượng trong suốt quá trình bảo quản, xếp dỡ và chuyên chở.
- Đơn vị hóa hàng hóa phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa toàn bộ quá trình xếp dỡ tại các điểm vận tải cũng như việc sử dụng hợp lý các kho hàng, các công cụ vận tải.
- Đơn vị hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quá trình “đơn vị hóa” hàng hóa trong vận tải hàng hóa diễn ra từ hình thức thấp đến hình thức cao từ hình thức đơn giản nhất là dùng các loại bao bì thông thường như kiện bông, hòm chè, bó sắt thép… rồi tới đơn vị lớn hơn là “khay hàng”. Khay hàng là một dụng cụ dùng để kết hợp nhiều kiện hàng nhỏ thành một đơn vị hàng hóa lớn hơn nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình vận tải và xếp dỡ. Phương pháp này giúp giảm 8% tổng chi phí vận tải so với phương pháp chuyên chở thông thường. Và hình thức hiện nay được áp dụng phổ biển là container. Container cùng với hàng hóa được xếp trong nó tạo thành một đơn vị hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Đây được coi là một phương pháp đơn vị hàng hóa hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vận tải cho đến thời điểm hiện nay. Vậy, bản chất của quá trình container hóa là việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng một dụng cụ đặc biệt có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn gọi là container.
1.1.2.2.2 Sự phát triển của hệ thống vận tải container
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử phát triển của phương pháp chuyên chở container và trong các tài liệu này cũng không thống nhất về thời điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên. Song nhìn chung, người ta có thể phân chia sự phát triển của container thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tính đến năm 1955.
Đây là giai đoạn mà một số nước mới bắt đầu thí nghiệm sử dụng container loại nhỏ vào sử dụng trong chuyên chở đường sắt.
Từ năm 1948 - 1955, việc chuyên chở container được phát triển với tốc độ nhanh hơn. Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức vận tải khác như đường biển, ô tô nhưng cũng chỉ áp dụng trong chuyên chở nội địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình với trọng tải dưới 5 tấn, dung tích 1-3 khối.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1956 - 1966.
Đây là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong vận tải quốc tế, sử dụng ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở hàng hóa bằng container rất cao. Có thể coi đây là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng container trong chuyên chở hàng hóa. Các hãng tàu của Mỹ như Sea Land Service, Maillson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu chuyên dụng chở container.
Trong vận tải quốc tế giai đoạn này xuất hiện nhiều loại container có kích thước, hình dáng khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyên chở và làm giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở container.
- Giai đoạn 3: từ năm 1967 – 1980.
Tháng 6 năm 1967, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua tiêu chuẩn container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế.
Vận tải quốc tế giai đoạn này áp dụng phổ biển các loại container lớn theo tiêu chuẩn của ISO. Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận tải container bao gồm vận tải container đường sắt, ô tô.
Số lượng container loại lớn, số lượng các công cụ vận tải chuyên dụng chở container và thiết bị xếp dỡ container tăng nhanh. Các cảng biển, ga đường sắt biên giới thích hợp với chuyên chở container được xây dựng và cải tạo. Hình thành các tuyến đường sắt, đường biển chuyên chở container ở châu Âu và trên thế giới.
Giai đoạn thứ ba là thời kỳ phát triển nhanh chóng và rộng rãi của phương pháp chuyên chở container trong buôn bán quốc tế. Đến giữa những năm 1970, chuyên chở container bước sang một thời kỳ mới ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức, đạt kết quả kinh tế cao.
- Giai đoạn 4: từ năm 1981 tới nay.
Người ta coi đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển sâu của hệ thống chuyên chở container với việc container được sử dụng phổ biến ở hầu hết các cảng biển trên thế giới. Tàu container chuyên dụng được đóng to hơn với sức chứa lên tới 6000 TEU. Bên cạnh đó các trang thiết bị để phục vụ tàu container cỡ lớn này được phát triển với tầm dài hơn và sức nặng lớn hơn. Giai đoạn này cũng là thời kỳ container được vận chuyển đa phương thức.
Một xu hướng đầu những năm của thập kỷ 90 là việc các công ty vận tải container lớn trên thế giới liên minh với nhau, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài hay sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh.
Các loại hình dịch vụ vận tải container
Căn cứ vào cách thức gửi hàng
Dịch vụ gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load).
FCL là phương pháp gửi hàng nguyên container, theo đó người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và dỡ hàng hóa khỏi container. Người ta thuê một hoặc nhiều container để chuyên chở hàng hóa khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container.
Việc đóng hàng vào các container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chủ tàu, người chuyên chở. Người gửi hàng phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
Dịch vụ gửi hàng lẻ (LCL – Less than container load).
LCL là phương pháp gửi hàng theo đó những lô hàng khác nhau đóng chung trong một container mà người gom hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng khỏi container. Nếu hàng không đủ đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp gửi hàng lẻ (có thể thông qua người gom hàng, đại lý).
Người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ gọi là người gom hàng sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp, phân loại hàng, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container và tiến hành các thủ tục theo quy định.
Việc chuyên chở hàng lẻ thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trong quan hệ hợp đồng với người gửi hàng, họ chính là người chuyên chở chứ không phải đại lý. Họ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa của người gửi hàng trong suốt quá trình từ khi nhận hàng đến khi giao hàng. Người gom hàng không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh vận tải vì vậy họ sẽ phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container. Lúc này quan hệ giữa người gom hàng và người chuyên chở là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.
Dịch vụ gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL).
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và phương pháp LCL. Tùy theo những điều kiện cụ thể mà chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp.
Phương pháp gửi hàng kết hợp bao gồm:
+ Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL).
+ Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL).
Căn cứ vào loại hàng hóa.
Dịch vụ gửi hàng bách hóa thông thường.
Dịch vụ gửi hàng đặc biệt.
+ Dịch vụ gửi hàng nguy hiểm: như hàng dễ cháy nổ…
+ Dịch vụ gửi hàng tươi sống.
Căn cứ vào địa điểm giao và nhận hàng hóa với khách hàng.
- Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cửa (door to door).
- Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cảng (port to port).
- Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cảng (door to port)
- Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cửa (port to door)
1.1.2.3 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của quá trình container hóa trong vận tải.
1.1.2.3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Chuyên chở hàng hóa đường biển bằng container đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người vận tải lẫn chủ hàng. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng container là một việc không dễ dàng. Có những chỉ tiêu được phản ánh bằng những số liệu cụ thể nhưng cũng có những chỉ tiêu chỉ qua diễn tả.
Để đánh giá đúng và toàn diện hiệu quả kinh tế của hoạt động vận tải container cần xem xét đến tổng doanh thu và tổng chi phí phải bỏ ra của hoạt động đó tùy theo giác độ tham gia của các bên với tư cách là chủ hàng hay người chuyên chở.
Nếu gọi:
+ Tổng doanh thu là R.
+ Tổng chi phí là C.
+ Hiệu quả là E.
Chúng ta có công thức : E = R/C.
Công thức này cho thấy, muốn tăng hiệu quả E thì hoặc là tăng R, hoặc là giảm C, hoặc là vừa tăng R vừa giảm C. Thực tế, để có những biện pháp trực tiếp tăng R là một việc rất khó khăn và hạn chế, vì xu hướng chủ yếu trong chuyên chở hàng hóa bằng con là tìm mọi biện pháp giảm tối đa những chi phí bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container. Vận tải hàng hóa bằng container đã mang lại điều đó cho cả người chuyên chở cũng như chủ hàng.
- Đối với chủ hàng:
+ Giảm chi phí bao bì vận tải.
Hàng hóa vận chuyển bằng các phương pháp thông thường thì bao bì hàng hóa đòi hỏi phải thực sự chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Khi vận chuyển bằng container, chi phí bao bì có thể được giảm bớt do một số hàng hóa đã được giải phóng khỏi bao bì vận tải hoặc chỉ phải dùng bao bì đơn giản, rẻ tiền.
+ Giảm chi phí giao hàng.
Chi phí giao hàng bao gồm: cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản và các loại chi phí khác… Khi giao hàng bằng container thì tất cả các chi phí trên đều giảm đáng kể so với khi gửi hàng bằng phương pháp thông thường.
+ Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa.
Đối với hàng hóa vận tải bằng container thì thời gian xếp dỡ ở cảng rất nhanh, nhờ có những phương tiện xếp dỡ chuyên dụng, lượng container được xếp dỡ lên tàu và giải phóng khỏi tàu là rất lớn nên có thể tiết kiệm thời gian lưu tàu tại cảng. Qua đó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa.
+ Giảm tỷ lệ tổn thất, hao hụt, mất mát hàng hóa trong container từ mức 8% xuống mức 0,5% đến 1%.
Sử dụng container để vận tải hàng hóa an toàn hơn nhiều so với vận tải thông thường có tỷ lệ tổn thất, hao hụt hàng hóa lên tới 8%.
+ Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết thực hiện các hợp đồng ngoại thương.
Vận tải hàng hóa bằng container với những ưu điểm của nó như: nhanh chóng, an toàn… đã góp phần cho chủ hàng thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng của mình, nâng cao uy tín trong kinh doanh.
+ Giảm được phí bảo hiểm cho hàng chuyên chở.
Hàng hóa vận tải bằng container có mức độ an toàn cao, do vậy phí bảo hiểm đối với hàng hóa vận tải theo phương thức này cũng thấp hơn phí bảo hiểm cho hàng hóa vận tải theo phương thức thông thường. Giảm chi phí bảo hiểm cũng là giảm giá thành của hàng hóa, hàng hóa có điều kiện tăng sức cạnh tranh, mang về lợi nhuận lớn hơn cho chủ hàng.
- Đối với người chuyên chở:
+ Giảm đáng kể thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng.
Nhờ việc cơ giới hóa trong xếp dỡ do sử dụng container đã tiết kiệm thời gian tàu neo tại cảng, tiết kiệm được chi phí lưu tàu cho người vận tải.
+ Tiết kiệm được chi phí xếp dỡ.
Năng suất xếp dỡ container lớn hơn nhiều so với năng suất xếp dỡ hàng rời. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chủ hàng mà còn mang lại lợi ích cho người vận tải do hạ được giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh của người chuyên chở.
+ Tăng năng lực khai thác tàu và khối lượng hàng hóa chuyên chở.
Tàu container có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng và tăng chuyến chuyên chở so với tàu thông thường, đồng thời có thể chở được một số lượng hàng hóa lớn hơn nhiều trong cùng một thời gian khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia thì trung bình 13 tuyến xuyên đại dương, 1 tàu container có thể thay thế 4 tàu thường có cùng trọng tải trong việc vận tải hàng hóa. Cá biệt có tuyến, 1 tàu container có thể thay thế 8 tàu thường cùng trọng tải.
+ Cước phí vận chuyển có khả năng cạnh tranh hơn.
Cước phí tàu container có thể giảm tới 30% đến 40% so với cước phí của tàu thông thường.
+ Giảm bớt sự khiếu nại về hàng hóa trong chuyên chở.
Do hàng hóa vận tải trong container luôn có mức độ an toàn cao, do vậy hạn chế tối đa được những khiếu nại do hư hỏng, thiệt hại, mất mát hàng hóa trong quá trình vận tải, nâng cao uy tín của người chuyên chở trong kinh doanh.
1.1.2.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội
- Tăng năng suất lao động xã hội.
Vận tải hàng hóa bằng container do sử dụng những trang thiết bị tiên tiến, hợp lý và đồng bộ trong quá trình vận tải, kết hợp với việc tổ chức trong vận tải đã làm tăng năng suất lao động của ngành Hàng hải. Qua đó góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động xã hôi.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của container trong vận tải hàng hóa là giảm chi phí vận tải. Container hóa trong vận tải hàng hóa đã giảm bớt được thời gian chuyên chở, giảm chi phí bao bì, xếp dỡ… góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho xã hội.
- Tạo điều kiện áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong ngành vận tải, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Container hóa là một cuộc cách mạng trong vận tải hàng hóa trên toàn thế giới. Tàu chuyên dụng chở container ra đời, cảng container được xây dựng, việc bốc xếp hàng hóa được cơ giới hóa, tự động hóa… tất cả đã mở màn cho cuộc cách mạng công nghệ trong vận tải hàng hóa, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
- Đảm bảo an toàn cho lao động ngành nghề trong xã hội.
Container hóa đã giảm đáng kể lao động nặng nhọc của con người trong quá trình vận tải hàng hóa. Đồng thời tạo ra một môi trường lao động an toàn hơn nhiều so với các loại hình vận tải thông thường.
1.2 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
1.2.1. Khái niệm về sức cạnh tranh của dịch vụ
Sức cạnh tranh của một sản phẩm của doanh nghiệp là khả năng duy trì và cải thiện vị trí trên thị trường của sản phẩm đó so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong một thời gian lâu dài nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được khách hàng.
Dịch vụ là một sản phẩm vô hình cho nên sức cạnh tranh của dịch vụ cũng có thể được hiểu là sức cạnh tranh của một sản phẩm. Điểm khác biệt giữa dịch vụ và sản phẩm hữu hình ở đây là về mẫu mã. Đối với sản phẩm hữu hình thì mẫu mã sản phẩm chính là kiểu dáng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài của sản phẩm. Đối với dịch vụ, sự đa dạng về mẫu mã lại thể hiện ở sự đa dạng về dịch vụ. Ví dụ, cùng một dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, người ta đưa ra nhiều gói bảo hiểm khác nhau về thời gian, về chế độ bảo hiểm, về tiền phí bảo hiểm…
Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất sức cạnh tranh của một quốc gia, doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của một nước thể hiện ở sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước đó và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ lại phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các yếu tố tác động tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container
1.2.2.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành Hàng hải nói chung và của dịch vụ vận tải container nói riêng. Vị trí địa lý là một lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Một quốc gia có biển và nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải container, có thế phát triển hệ thống các cảng biển và đây là một nguồn thu lớn nếu biết cách khai thác hiệu quả. Một ví dụ sinh động nhất đó là sự phát triển thần kỳ của Singapore. Trước kia, Singapore chỉ là một làng chài nhỏ bé nhưng nhờ biết tận dụng lợi thế có được do vị trí địa lý là một quốc đảo nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế họ đã đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Với việc vận chuyển 27,9 triệu container năm 2007, Singapore tiếp tục là cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới. Chính sách này của Singapore đã làm cho họ phát triển mạnh và đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực Châu Á hiện nay.
Việt Nam cũng là nước có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ vận tải đường biển. Với trên 3200 km đường bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương chúng ta hoàn toàn có thể có được những thành công trong phát triển kinh tế biển như Singapore nếu như có những chiến lược và bước đi hợp lý.
Một quốc gia không có biển, không có vị trí địa lý thuận lợi vẫn có thể thành lập những đội tàu container để chuyên chở hàng hóa. Tuy vậy họ sẽ không có được ưu thế như các quốc gia có các cảng biển, do phải bỏ chi phí thuê cảng ở nước ngoài và việc điều hành các hoạt động kinh doanh gặp những trở ngại nhất định.
1.2.2.2 Chính trị và luật pháp
Chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn tới tất cả mọi ngành kinh tế, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải container cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu hệ thống chính trị của một quốc gia ổn định, điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh tahm gia vào các hoạt động sản xuất và hoạt động đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại hợp tác, giao lưu buôn bán với các quốc gia khác và theo đó khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên tạo điều kiện cho dịch vụ vận tải container phát triển.
Luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của ngành Hàng hải. Hệ thống luật pháp của một quốc gia tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ container thể hiện trong Hiến pháp, Luật Hàng hải, Luật Vận tải đường bộ, Luật Vận tải thủy nội địa, Luật Thương mại… Tất cả các văn bản pháp luật trên tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải container hoạt động. Nếu như hệ thống pháp luật của một quốc gia có sự thống nhất với nhau, phù hợp với các thông lệ, tập quán và các công ước quốc tế thì sẽ tạo cho doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay thì đa số các quốc gia trên thế giới đều miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc áp dụng luật chống độc quyền. Bên cạnh đó thì nhiều công ước quốc tế và thỏa thuận khu vực ra đời như ISM Code, Tokyo Mou, STCW 78/95… với những quy định ngày càng khắt khe hơn đối với các chủ tàu đòi hỏi chủ tàu phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện trong quá trình cung cấp dịch vụ vận tải container ra ngoài biên giới quốc gia.
1.2.2.3 Sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, thất nghiêp, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái…đều có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế nói chung. Khi nền kinh tế của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ đẩy mạnh hoạt động giao lưu buôn bán với bên ngoài, lượng hàng hóa cần vận chuyển theo đó cũng tăng lên và sẽ tạo ra lượng cầu rất lớn cho dịch vụ vận tải container. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh, hoạt động ngoại thương bị chững lại gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của dịch vụ vận tải biển quốc tế.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải container. Tiến bộ khoa học công nghệ sê tạo ra những tàu chở container trọng tải lớn hơn, tốc độ cao hơn, phương pháp xếp dỡ tối ưu hơn, rút ngắn thời gian vận chuyển và xếp dỡ, tạo điều kiện giảm giá thành vận chuyển. Tuy vậy không phải quốc gia nào, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn đầu tư để có thể ứng dụng công nghệ mới vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container của mình. Tận dụng được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, những công nghệ mới vào quá trình vận tải container sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường.
1.2.2.4 Nguồn nhân lực và trình độ quản lý
Nguồn nhân lực luôn là vấn đề sống quyết định sự thành bại đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Người hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải container vừa phải có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về luật pháp, tập quán và thương mại quốc tế, nhân sự cấp cao, nhân sự thuộc bộ phận vận tải quốc tế còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Theo nghiên cứu của cơ quan bảo hiểm Anh quốc thì có tới 80% vụ tai nạn hàng hải là do con người gây ra. Tỷ lệ mắc lỗi cao của những người làm việc trực tiếp trên tàu biển đã đặt ra những vấn đề về an toàn trong vận tải đường biển.
Doanh nghiệp vận tải container sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn khi đội ngũ nhân sự thực sự có chất lượng cao, nhiệt tình có trách nhiệm với công việc, được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ và phải luôn phấn đấu vì thành công chung của doanh nghiệ._.p.
Trình độ tổ chức quản lý của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, hoạt động và văn hóa doanh nghiệp. Trình độ quản lý sẽ quyết định cách mà các thành viên hoạt động và phối hợp với nhau, tổ chức việc tiến hành các hoạt động kinh doanh ra sao, kiểm tra các hoạt động đó như thế nào… Một doanh nghiệp biết cách tập hợp, phát huy các cá nhân lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp qua đó có thể tận dụng được tốt hơn các cơ hội kinh doanh. Đây luôn là một đòi hỏi đặt ra đối với các nhà quản trị cấp cao. Đối với các nước đang phát triển thì trình độ quản lý lạc hậu luôn là vấn đề cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2.5. Cơ sở vật chất của vận tải container
1.2.2.5.1 Công cụ vận chuyển container
Sau đây là một số loại tàu được sử dụng để chuyên chở container bằng đường biển:
- Tàu chở hàng bách hóa thông thường.
Đây là tàu chở hàng bách hóa nhưng mỗi chuyến có thể nhận thêm khoảng 10 – 15 container để chở. Tàu này có thêm một số thiết bị xếp dỡ, chằng buộc container, container chủ yếu được xếp trên boong.
- Tàu bán container.
Loại tàu này được cải tạo từ loại tàu truyền thống, một phần tàu được dùng để chở hàng bách hóa, một phần tàu được dùng để chở container.
- Tàu chở sà lan.
Loại tàu này được chuyên dùng để chở sà lan đã được xếp đầy hàng và/hoặc container. Mỗi tàu này chở được từ 15 – 17 sà lan. Mỗi sà lan lại có thể chở được từ 350 – 1000 tấn.
Chuyên chở bằng loại tàu này có thể giảm được thời gian xếp dỡ so với phương pháp xếp dỡ thông thường.
- Tàu chuyên dụng chở container.
Loại tàu này được thiết kế để chuyên chở container, do vậy nó có cấu trúc hoàn toàn khác so với tàu chở hàng thông thường. Nó có thể xếp container trong hầm và trên boong với container được xếp thành nhiều hàng, nhiều tầng. Thông thường loại tàu này có trọng tải rất lớn.
Tàu chuyên dùng chở container có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phương thức xếp dỡ:
+ Tàu RO – RO (Roll on / Roll off): Loại tàu này gần giống với tàu há mồm dùng để đổ bộ hoặc tàu phà. Tàu có nhiều boong, giữa các boong có các đường dốc nghiêng. Để xếp container người ta dùng xe nâng để đưa container từ trên cảng vào thằng hầm tàu mà không cần đến thiết bị cẩu chuyên dụng của cảng. Người ta còn có thể cố định container trên một loại khung xe có bánh (chassis) và có thể kéo cả container chạy trên chassis lên hoặc xuống tàu. Phương pháp này có ưu điểm là giải phóng hàng nhanh, rút ngắn thời gian tàu đỗ ở cảng.
+ Tàu LO – LO (Lift on / Lift off): Loại tàu này có cấu trúc một boong duy nhất được chia thành nhiều hầm và có vách ngăn giữa các hầm. Hầm tàu xếp được 6 tầng container và trên boong cũng có thể xếp được khoảng 40% tổng số container trên tàu. Loại tàu này không có công cụ xếp dỡ riêng mà phải sử dụng công cụ xếp dỡ của cảng.
+ Tàu có thể biến thành tàu chở container (Convertable con Ship): Loại tàu này có cấu tạo đặc biệt để có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của hàng hóa vận chuyển. Nó có một phần hay toàn bộ dung tích chứa hàng có thể chuyên chở hàng hóa thông thường hoặc container.
Bảng 1.2: Đặc điểm chính của các loại tàu container chuyên dụng
Thế hệ tàu
Sức chứa (TEU)
DWT
Dài
(m)
Rộng
(m)
Mớn nước (m)
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
600 – 1000
1000 – 2000
2000 – 3000
Trên 3500
14000
30000
40000
60000
180
225
290
290
25
30
32
32
9
11
12
Trên 12
Nguồn: Vận tải Bảo hiểm – ĐHNT, 1994
Phương tiện vật chất chính của doanh nghiệp vận tải container đường biển là đội tàu container và container. Có nhiều tiêu chí để đánh giá đội tàu của một doanh nghiệp như tuổi tàu, trọng tải, tốc độ… Những tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành và qua đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một đội tàu “trẻ” sẽ có năng suất vận tải container cao hơn một đội tàu “già”, giảm bớt nguy cơ rủi ro xảy ra trên hành trình do tàu không đủ khả năng đi biển, hay hạn chế việc phải dừng lại dọc đường để sửa chữa gây ra chậm chễ trong việc chuyên chở hàng hóa.
Lấy ví dụ thực tế với trường hợp của Việt Nam, đội tàu của chúng ta nhìn chung tình trạng kỹ thuật là thấp kém, tuổi tàu, loại tàu về cơ bản là không phù hợp thậm chí lạc hậu so với các đội tàu trong khu vực và thế giới. Trong thành phần đội tàu Việt Nam thiếu vắng các loại tàu chuyên dụng như tàu chở khí hóa lỏng, xi măng rời, hóa chất…Đội tàu container thì còn ít ỏi và trọng tải hạn chế.
Hiện trạng đó đã làm cho sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới không cao. Đội tàu container Việt Nam chỉ có thể chuyên chở cự ly ngắn trong khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và chạy nội địa trong nước. Bên cạnh đó việc tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu kém lại thường xuyên bị các nước tại cảng đến kiểm tra và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công ước quốc tế và ISM Code (Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế) nên bị lưu giữ và hạn chế chuyên chở qua các nước này. Đó là những khó khăn rất lớn cho đội tàu container Việt Nam để cạnh tranh với các đội tàu hiện đại trong khu vực và thế giới
Một yếu tố vật chất cơ bản khác của vận tải container chính là các container. Mỗi doanh nghiệp, hãng tàu vận tải container đều phải có các container đủ tiêu chuẩn để có thể chuyên chở hàng hóa. Các container này hiện nay đều được tiêu chuẩn hóa để tiện cho việc chuyên chở và xếp dỡ trên phạm vi toàn thế giới. Chất lượng container (chủ yếu đánh giá dựa vào mức độ bảo vệ hàng hóa bên trong), độ bền (chịu được các tác động bình thường trong quá trình chuyên chở) cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của các hãng tàu. Số lượng container của mỗi doanh nghiệp, hãng tàu phải có sự phù hợp với năng lực vận chuyển của tàu và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. Nếu như container quá ít hay quá nhiều so với nhu cầu thì đều gây ra lãng phí, năng suất vận tải không cao.
Việc luân chuyển các container một cách khoa học nhất trong quá trình vận chuyển là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng container và qua đó cũng tác động trực tiếp lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hãng tàu. Ví dụ có hàng cần đóng ở Việt Nam, nhưng container rỗng thì lại ở Thái Lan (chuyên chở hàng xuất khẩu sang Thái Lan) chưa về kịp do một vài lý do nào đó, khi đó doanh nghiệp có thể để mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.5.2 Cảng, bến bãi container
Yếu tố này luôn luôn gắn liền với quá trình vận tải container và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của vận tải container. Các điểm vận tải container này ngày càng tăng về số lượng và quy mô cũng như chất lượng để phục vụ tốt nhất cho quá trình chuyên chở container.
Ngày nay các cảng hiện đại đang ở giai đoạn phát triển mạnh với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao. Các công cụ, phương tiện xếp dỡ, kho chứa container được thiết kế và chế tạo đặc biệt cho phù hợp với các dây chuyền chính để có thể đạt được năng suất cao nhất, chất lượng làm hàng tốt nhất, đạt được tính kinh tế và dễ tự động hóa trong quản lý và khai thác. Cảng biển với ưu thế về kho bãi, vị trí địa lý, quy chế hải quan, thủ tục hành chính… còn có thể trở thành trung tâm phân phối hàng hóa cho một nước hoặc cả một khu vực rộng lớn.
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm cảng biển có thể phục vụ được các tàu chuyên chở. Phần lớn người ta tiến hành cải tạo và xây dựng cảng truyền thống thành khu vực riêng biệt để phục vụ chuyên chở container gọi là “Container terminal”. Trong phạm vi của “Container terminal” có hai khu vực quan trọng là “Container yard” (CY) và “Container Freight Station” (CFS). CY là nơi tiến hành việc giao nhận và bảo quản container có hàng và container rỗng và được bố trí tiếp giáp với bến container. CY thường có diện tích rất lớn, phụ thuộc vào số lượng container và chiều dài bến container. CFS là nơi giao nhận và phục vụ hàng lẻ để đóng vào container, tiến hành việc chuyên chở hoặc dỡ hàng lẻ ra khỏi container để giao cho người nhận và CFS thường được xây dựng ở ngoài phạm vi khu vực cảng.
Các trạm container đường bộ là nơi tiến hành việc giao nhận và bảo quản hàng hóa bằng container. Ngoài ra còn có thể tiến hành cả việc sửa chữa vỏ container. Trạm container đường bộ còn là nơi làm các thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu. Các trạm container này thường được bố trí nằm sâu trong nội địa và được gọi là cảng cạn (Inland Clearance Deport – ICD) hay cảng thông quan nội địa.
1.2.2.5.3 Công cụ xếp dỡ container
Một trong những điểm thành công của quá trình container hóa là việc tiêu chuẩn về kích thước, trọng lượng, điểm đầu móc cẩu của container. Nhờ vậy mà các thiết bị xếp dỡ cũng được sản xuất theo các kích thước phù hợp với việc xếp dỡ container. Công cụ xếp dỡ container có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của dịch vụ vận tải container.
Một số công cụ xếp dỡ container :
Cần cẩu giàn (Gantry Crane).
Xe khung nâng hàng (Straddle forklift).
Cần cẩu tự vận hành (Mobile Crane).
1.2.3. Các công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container
1.2.3.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container
Dịch vụ là hướng phát triển chiến lược của các tập đoàn toàn cầu, xu hướng này hình thành nên một nền kinh tế dịch vụ tại các nước phát triển. Nếu khu vực chế tạo đòi hỏi đầu tư chi phí hạ tầng cao, thời gian thai nghén sản phẩm dài, chi phí để phát triển sản phẩm mới lớn, và hứng chịu sự thăng trầm của chu kỳ sống của sản phẩm, thì dịch vụ có mức đầu tư thấp, thời gian phát triển nhanh và phát triển một dịch vụ mới không nhất thiết phải đẩy đi toàn bộ các chi phí đã bỏ ra. Dịch vụ luôn gắn liền với nhu cầu của con người mà nhu cầu của con người vô hạn. Vì vậy, khả năng phát triển dịch vụ rất to lớn, phạm vi cho các doanh nghiệp khai thác và phát triển dịch vụ là vô tận.Tuy nhiên, dưới tác động của cạnh tranh, yếu tố cơ bản nhất để phát triển thành công một dịch vụ chính là chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ về cơ bản phản ánh tính hữu ích của dịch vụ, thể hiện ở sự thoả mãn khách hàng trong sự so sánh với chi phí mà họ đã bỏ ra... Nâng cao chất lượng lượng dịch vụ là một chiến lược quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chất lượng của dịch vụ được thể hiện qua nhiều yếu tố và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để phát triển mọi yếu tố chất lượng. Tuy vậy, họ vẫn có thể nâng cao sức cạnh tranh bằng cách đi sâu khai thác một hoặc một vài yếu tố nào đó.
Để cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp cần hướng vào khách hàng, tìm hiểu những nhu cầu và ước muốn của họ xem họ muốn cái gì, khi nào, ở đâu và dưới hình thức nào, yếu tố nào làm thỏa mãn ở mức cao nhất nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thì các doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên và nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ đang sử dụng. Đảm bảo chất lượng luôn là phương châm kinh doanh và công cụ cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ còn sử dụng công cụ chất lượng ở khía cạnh tạo sự khác biệt hóa thậm chí là duy nhất trên thị trường. Điều này chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả cao nếu như nó được bảo vệ bởi Luật bản quyền tại các quốc gia.
Đối với dịch vụ vận tải container chất lượng thể hiện ở sự hoàn hảo trong quá trình cung cấp dịch vụ. Một dịch vụ vận tải container tốt phải làm hài lòng khách hàng từ khâu thủ tục chứng từ, thời gian vận tải theo đúng lịch tàu đã cung cấp, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn giúp đỡ khách hàng khi cần. Một dịch vụ vận tải container với tàu luôn chậm chễ so với lịch thông báo không thể coi là một dịch vụ có chất lượng tốt được.
Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cơ bản nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao, khách hàng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng của dịch vụ thì vấn đề cạnh tranh bằng chất lượng ngày càng trở nên gay gắt.
1.2.3.2 Cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ vận tải container
Giá của một dịch vụ là chi phí phải trả để có thể sử dụng được dịch vụ đó. Giá cả là một trong những yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của dịch vụ trên thị trường. Giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Một dịch vụ có giá cao mà chất lượng thấp thì chắc chắn là sẽ không thể tồn tại được, trong khi đó một dịch vụ có chất lượng tốt có giá thấp thì đương nhiên là sẽ có sức cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được điều này là rất khó, doanh nghiệp vừa phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí, vừa phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ trong khi vẫn phải đảm bảo một mức độ lợi nhuận nhất định. Giải quyết bài toán giữa giá cả và chất lượng dịch vụ trong tương quan với đối thủ trên thị trường luôn là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp có cách thức khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung đó là đưa ra dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Giá cả là công cụ được dùng phổ biến trong dịch vụ vận tải container để nâng cao sức cạnh tranh. Trong cùng một thị trường, khi mà các yếu tố khác tương đương nhau như không có một doanh nghiệp nào có dịch vụ tốt hơn hẳn thì giá trở thành một công cụ quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhu cầu về vận tải hàng hóa ngày càng tăng, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ vận tải container về tính an toàn, tiện lợi và giá cả phục vụ. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên khách hàng có quyền lựa chọn dịch vụ vận tải container từ của các đội tàu từ các quốc gia khác nhau. Giá cả của dịch vụ container ngoài việc phụ thuộc vào giá thành còn phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường.
Các quyết định về giá được đưa ra dựa trên sự tìm hiểu, phân tích kỹ thị trường và các yếu tố về chi phí và lợi nhuận. Đối với mỗi doanh nghiệp thì quyết định về giá luôn là một quyết định quan trọng và thường được đưa ra bởi cán bộ quản trị cấp cao. Các quyết định về giá đưa ra không chỉ nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp mà còn phải cân nhắc và đánh giá các yếu tố khác như lợi ích của khách hàng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngoài khác. Bên cạnh đó, sự thay đổi linh hoạt về giá theo sự thay đổi của thị trường cũng là một yếu tố tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2.3.3 Cạnh tranh thông qua các hình thức xúc tiến bán và quảng cáo
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm mục đích truyền thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm cách phù hợp để thuyết phục khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. Hoạt động xúc tiến bán hàng giúp dịch vụ vận tải container được khách hàng sử dụng nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần củng cố, tạo uy tín của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ vận tải container của khách hàng thì hoạt động xúc tiến bán ngày càng trở nên bức thiết và khó khăn hơn.
Quảng cáo là một công cụ của hoạt động xúc tiến bán. Quảng cáo được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế. Quảng cáo là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền đạt những thông tin đã được chuẩn bị từ trước về doanh nghiệp hay về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, có thể truyền đạt thông tin bằng hình ảnh hoặc bằng lời. Quảng cáo gây sự chú ý đến người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của mình. Quảng cáo là hình thức tốt nhất, nhanh nhất để người tiêu dùng biết tới dịch vụ của doanh nghiệp.
Đối với dịch vụ vận tải container, hoạt động xúc tiến bán được tiến hành thường xuyên, liên tục với công cụ chủ yếu đó là marketing trực tiếp hay cụ thể là bán hàng trực tiếp. Bất kỳ doanh nghiệp, hãng tàu nào cũng có một đội ngũ nhân viên Sales, đội ngũ này sẽ tiếp xúc với khách hàng thông qua điện thoại, email, thư tín hoặc tiếp xúc trực tiếp để trao đổi với khách hàng về dịch vụ vận tải container của mình. Nhân viên Sales sẽ cung cấp những thông tin cần thiết như tuyến đường tàu chạy, giá cả, thời gian đồng thời cũng thu thập thông tin về khách hàng như khách hàng sẽ đi tuyến nào, loại hàng gì, số lượng bao nhiêu… Nhiệm vụ của nhân viên Sales là phải thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container của mình.
Quảng cáo cũng là một công cụ quan trọng đối với dịch vụ vận tải container. Thường thì quảng cáo không được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, truyền hình do đối tượng khách hàng không phải là các khách hàng phổ thông. Đối tượng khách hàng ở đây là các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu do vậy quảng cáo phải chọn lựa được khách hàng. Quảng cáo trên các tạp chí, báo về lĩnh vực hàng hải, các lĩnh vực chuyên ngành như cà phê, gỗ… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2.3.4 Cạnh tranh thông qua việc rút ngắn thời gian vận tải
Đối với dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng, thời gian vận tải càng ngắn thì càng hấp dẫn được khách hàng. Nhìn chung, khách hàng đều muốn sử dụng dịch vụ vận tải của công ty nào có thời gian vận tải nhanh. Việc rút ngắn thời gian hàng hóa trong quá trình vận tải giúp cho khách hàng đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn theo hợp đồng ngoại thương. Hơn nữa, việc giảm thiểu thời gian hàng hóa được vận tải cũng là hình thức để giảm thiểu rủi ro xảy ra cho hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hàng hóa trong nằm trong quá trình vận tải là những thời gian “chết” của hàng hóa, khách hàng luôn muốn giảm số thời gian “chết” này để hàng hóa có thể nhanh chóng thực hiện được chức năng của mình. Vì thế, việc rút ngắn thời gian vận tải container là một công cụ cạnh tranh quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container đều cần phải lưu ý. Đây là một công cụ cạnh tranh hiệu quả nhưng nó bị giới hạn bởi cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, tính toán một cách khoa học nhất để có thể giảm thiểu tối đa những thời gian phát sinh không cần thiết trong quá trình vận tải container. Thực hiện được điều đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container.
Để có được những chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu được cả các số liệu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư. Nhiều khi để có được các số liệu về đối thủ cạnh tranh cần phải thông qua các mối quan hệ của doanh nghiệp chứ không chỉ là điều tra thị trường đơn thuần.
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
1.2.4.1.1 Thị phần của dịch vụ trên thị trường vận tải container
Thị phần là một tiêu chí cơ bản và được sử dụng phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của một dịch vụ hay của hàng hóa nói chung. Thị phần là tỷ lệ phần trăm thị trường mà dịch vụ của doanh nghiệp có được. Chỉ tiêu này cho biết vị thế của dịch vụ trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ dịch vụ đang có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ dịch vụ đang có sức cạnh tranh kém, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp điều chỉnh, những biện pháp thúc đẩy, mở rộng thị phần.
Trong dịch vụ vận tải container, việc mở rộng thị phần liên quan chặt chẽ đến năng lực vận tải của mỗi đội tàu, khả năng khai thác nguồn hàng và trình độ quản lý, điều phối các hoạt động của tàu cùng với các mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi doanh nghiệp vận tải container đều có một đội ngũ nhân viên Sales, đây là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng có nhiệm vụ duy trì khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp.
1.2.4.1.2 Sản lượng vận chuyển container
Kết quả phân tích sản lượng vận chuyển container là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu được tính đến đầu tiên khi muốn xác định các chỉ tiêu khác đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh thì đương nhiên phải có một sản lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh và ngược lại. Trong dịch vụ vận tải container, số liệu về sản lượng container được vận chuyển là chỉ tiêu được dùng rất phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.
1.2.4.1.3 Mức chênh lệch về giá cả của dịch vụ vận tải container so với đối thủ cạnh tranh
Giá cả của dịch vụ là do quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường thiết lập, khi mà tất cả các yếu tố khác là như nhau thì dịch vụ nào có giá thấp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn. Từng loại dịch vụ khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau. Đối với dịch vụ tiêu dùng hàng ngày có tính chất phổ thông thì giá rẻ, chất lượng vừa phải là một sự lựa chọn thường xuyên của khách hàng. Nhưng đối với các loại dịch vụ cao cấp như những khách sạn cao cấp, khu resort… thì chất lượng lại là ưu tiên hàng đầu trong tiêu chí lựa chọn của khách hàng, sau đó mới đến giá cả.
Đối với dịch vụ vận tải container, mức chênh lệch về giá là một tiêu chí hay được sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh. Mức giá mà một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container đưa ra trước hết phải phải bù đắp được chi phí và phải đảm bảo được một mức lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên để đưa ra mức giá cho dịch vụ của mình, doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào chi phí mà còn phải căn cứ vào mức giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mức giá trên thị trường không nhất thiết là phải bằng nhau, giá dịch vụ của doanh nghiệp nào cũng như doanh nghiệp nào thì mới bảo đảm sức cạnh tranh. Sự chênh lệch về giá là tất yếu do các doanh nghiệp định vị dịch vụ trên thị trường của mình là khác nhau do các yếu tố khác ngoài giá của dịch vụ vận tải container là khác nhau.
1.2.4.1.4 Mức độ đa dạng về các loại hình dịch vụ vận tải container so với đối thủ cạnh tranh
Một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khi họ cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi sử dụng dịch vụ của họ hơn.
Sự đa dạng của dịch vụ vận tải container thể hiện ở các dịch vụ như: vận tải container thông thường từ cảng đi tới cảng đích, rồi vận tải container door to door, cung cấp các container cho hàng hóa đặc biệt không chỉ là container 20 feet và 40 feet, cung cấp dịch vụ vận tải hàng tươi sống, hàng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, sự đa dạng về dịch vụ vận tải container còn phải kể đến các dịch vụ kèm theo như làm thủ tục hải quan, dịch vụ về kho bãi…
Khi công ty có thể cung ứng dịch vụ vận tải container với sự đang dạng về loại hình dịch vụ tốt hơn đối thủ, họ sẽ có cơ hội lớn hơn để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thay vì của đối thủ cạnh tranh, do vậy sức cạnh tranh của công ty cũng được nâng lên.
1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính
1.2.4.2.1 Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của khách hàng
Chỉ tiêu này nói lên việc doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng ở mức độ nào và có đáp ứng tốt hơn đối thủ cạnh tranh đã làm hay không. Khách hàng luôn mong muốn có được sự thỏa mãn nhu cầu của mình ở mức cao nhất khi sử dụng dịch vụ cũng như khi tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ có vai trò quyết định tới sự lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp hay của đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này rất khó để đánh giá một cách chính xác tuyệt đối do không thể đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của doanh nghiệp mà phải đánh giá thông qua sự phản hồi từ phía khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp càng cao thể hiện việc doanh nghiệp đã chủ động trong việc nắm bắt tâm lý, tìm hiểu nhu cầu và ước muốn của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp để làm thỏa mãn những nhu cầu ước muốn đó, do vậy sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.
Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá thông qua tỷ lệ khách hàng trung thành, tỷ lệ khách hàng phàn nàn về dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ phàn nàn, khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp…
1.2.4.2.2 Mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
So sánh chất lượng của hai sản phẩm cùng loại, người ta có thể so sánh chúng dựa trên các tiêu chí như độ bền, khả năng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng… tùy theo công dụng của từng sản phẩm mà có các tiêu chí cụ thể khác nhau. So sánh mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ phức tạp hơn. Bởi vì bản thân việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng còn có sự khác nhau giữa những doanh nghiệp, nhà nghiên cứu khác nhau, hơn nữa việc đánh giá các tiêu chí được đưa ra cũng không dễ xác định như so sánh các tiêu chí đánh giá chất lượng hai sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người do đó cũng ngày càng cao thì chất lượng của dịch vụ sẽ là mối quan tâm thường xuyên của khách hàng.
Đối với dịch vụ vận tải container, khách hàng cũng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng vận tải. Chất lượng của quá trình vận tải container ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng ngoại thương của người gửi hàng do vậy đây là quá trình quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của một hợp đồng ngoại thương. Chất lượng dịch vụ vận tải container cao thì sẽ có được niềm tin của khách hàng, sức cạnh tranh sẽ cao hơn. Ngược lại, một dịch vụ mà chất lượng thấp hơn so với dịch vụ vận tải container cùng loại thì sẽ có sức cạnh tranh kém hơn.
1.2.4.2.3 Mức độ hấp dẫn của dịch vụ vận tải container về sự đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh
Một dịch vụ mà bản thân nó lại có nhiều loại hình dịch vụ hơn thì sẽ có khả năng được khách hàng lựa chọn nhiều hơn. Trên thực tế, người ta thường khó đánh giá chất lượng dịch vụ và khó so sánh chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau nhất là khi chất lượng dịch vụ của các nhà cung ứng dịch vụ trên thị trường không có sự khác biệt quá lớn. Vì thế đa dạng hóa dịch vụ cung ứng cũng là một tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ.
Đối với dịch vụ vận tải container, doanh nghiệp còn có thể cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ vận tải container đường bộ (vận tải bằng ô tô từ nơi đóng hàng ra cảng biển hoặc từ cảng biển về kho của khách hàng)… Ngoài ra, để đa dạng hóa dịch vụ của mình, các doanh nghiệp, hãng tàu còn có thể mở thêm các tuyến vận chuyển mới khác với các tuyến vận chuyển hiện có. Việc mở thêm các tuyến mới còn phụ thuộc vào khả năng chuyên chở của đội tàu, số lượng tàu biển, tiềm năng thị trường… do vậy cần phải có tiềm lực và sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi đưa ra một tuyến mới.
1.2.4.2.4 Uy tín thương hiệu dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Yếu tố này luôn có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, và có một nhóm khách hàng thì yếu tố này quyết định hoàn toàn hành vi mua của họ. Xây dựng thương hiệu cho dịch vụ vận tải container là việc mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải dành cho nó một sự quan tâm nhất định. Một thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ được khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ hơn là một thương hiệu mà ít người biết tới. Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải có một chiến lược với những bước đi cụ thể, ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì còn phải kết hợp với các biện pháp marketing để quảng bá cho thương hiệu của mình. Tiêu chí về thương hiệu là tiêu chí cũng thường xuyên được xét đến khi đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container. Tiêu chí này có thể có được thông qua điều tra nghiên cứu thị trường hoặc dựa trên kết quả đánh giá của những tạp chí uy tín trong ngành hàng hải.
1.3 – SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN GEMADEPT
Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết bởi vì:
1.3.1 Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trên thị trường
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề tất yếu mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo cho sản phẩm, dịch vụ của mình một sức cạnh tranh mạnh mẽ. Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết.
1.3.2 Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container tại Việt Nam ngày càng gay gắt
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới tăng lên nhanh chóng, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty, hãng tàu cung ứng dịch vụ vận tải container như Gemadept có thể khai thác. Các hãng tàu lớn trên thế giới với ưu thế về đội tàu, về công nghệ đã theo nhau nhảy vào thị trường Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Theo thống kê thì cho tới nay, trên thị trường Việt Nam có tới 36 hãng tàu trong nước và quốc tế. Nếu không có những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh thì cãng hãng tàu Việt Nam trong đó có Gemadept đang đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Dù là một công ty có truyền thống trong ngành hàng hải Việt Nam tuy nhiên đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, Gemadept vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh bình đẳng trước các hãng tàu nước ngoài, đó là hạn chế không chỉ của riêng Gemadept mà còn cả của ngành Hàng hải Việt Nam. Chính vì thế việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept càng trở nên bức thiết.
1.3.3 Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vận tải container ngày càng cao
Khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập nhẩu, đại lý (Forwader)… Các khách hàng này cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trong ngành kinh doanh của mình, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do vậy họ ngày càng có những yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ vận tải container mà họ sử dụng nhằm phục vụ tốt nhất cho công việ._.a chọn nhà cung cấp cũng như chủ động trong việc tính toán nguồn vốn thích hợp phục vụ cho việc sửa chữa đó. Việc này sẽ giúp cho công ty mua được phụ tùng thay thế với giá cả, chất lượng phù hợp và cung cấp được đúng thời điểm, tránh việc tàu phải ngừng hoạt động vào một thời gian không hợp lý dẫn tới giảm khả năng chuyên chở của đội tàu, tăng chi phí, giảm doanh thu. Kế hoạch mua sắm vật tư phụ tùng còn ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của công ty, ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Vai trò của người máy trưởng trên tàu rất quan trọng. Công ty nên chấp nhân một chi phí về lương cao cũng như các điều kiện hỗ trợ khác để có một người máy trưởng giỏi, tận tâm với công việc. Việc sửa chữa, thay thế các chi tiết máy móc của một con tàu container là không hề rẻ, nếu người máy trưởng không có chuyên môn nghiệp vụ cao thì khi phát sinh sự cố về kỹ thuật dọc đường sẽ làm phát sinh chi phí do khả năng xử lý tình huống của máy trưởng rất hạn chế. Hơn nữa, sự cố đó có thể làm chậm lịch vận tải của tàu, do đó không thể đến cảng đích như đúng lịch ảnh hưởng tới uy tín chất lượng dịch vụ của công ty.
- Giảm thời gian lưu tàu tại các cảng. Cước phí lưu tàu tại cảng là không hề rẻ chút nào, bất kỳ tàu nào cũng muốn giải phóng hàng nhanh hay giảm tối đa thời gian bốc xếp hàng lên tàu để có thể tiết kiệm phí lưu tàu. Vấn đề này không chỉ liên quan tới trình độ đội ngũ bốc xếp, trang thiết bị kỹ thuật công cụ xếp dỡ tại cảng mà còn liên quan tới công tác quản lý điều hành tàu của các công ty, hãng tàu. Vì vậy, công ty cổ phần Gemadept phải tập trung vào việc điều phối, đôn đốc tàu trong xếp dỡ hàng và chờ đợi tại các cảng. Các phòng ban liên quan của công ty phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục để tàu có thể giải phóng hàng, bốc hàng một cách nhanh nhất có thể.
Ở mỗi cảng biển thì đều có những đội thanh tra, kiểm tra các tàu đến cảng xem có đạt được những tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh môi trường…cùng với Luật Quốc tế về An ninh tàu và Cảng biển (IPS) do 108 quốc gia tham gia ký kết trong đó có Việt Nam đã có hiệu lực từ năm 2004 làm cho những yêu cầu, quy định khắt khe về an toàn, đội tin cậy ngày càng cao. Điều này đặt ra cho đội tàu Gemadept và cả đội tàu Việt Nam những thách thức không nhỏ do đặc điểm đội tàu là lạc hậu. Vì thế, Gemadept phải không ngừng sửa chữa, bảo dưỡng nâng cao chất lượng của tàu để đáp ứng với những yêu cầu ngày càng khắt khe trên mới có thể đứng vững trên thị trường.
Bố trí sắp xếp lại cán bộ hành chính trong các phòng ban, điều chỉnh lại lương cho phù hợp. Phải chấm dứt tình trạng bố trí nhân sự không hợp lý như hiện nay. Công ty phải nghiên cứu lại khối lượng, loại công việc của từng phòng ban, trình độ năng lực của từng người để bố trí công việc cũng như mức lương cho hợp lý để giảm tối đa gánh nặng chi phí lương cho công ty.
3.3.1.2.3. Ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept
Việc kiểm soát chi phí sẽ giúp công ty có điều kiện cắt giảm những chi phí bất hợp lý, làm tăng hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải container. Chi phí được cắt giảm tạo điều kiện cho công ty có thể giảm giá thành – yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải container. Đặc biệt, hiện nay giá cước vận tải container của Gemadept còn ở mức cao, cá biệt có tuyến như Thái Lan thị trường miền Bắc không cạnh tranh được do giá quá cao. Một mức giá thấp hơn cộng với chất lượng dịch vụ tốt sẽ đem lại cho công ty một sức cạnh tranh mạnh mẽ, dịch vụ vận tải container sẽ đóng góp nhiều hơn trong thành công của toàn công ty.
3.3.1.3. Mở rộng thêm tuyến vận tải container mới
3.3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp
Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải mở rộng thị trường, giành thị phần trên từng thị trường của đối thủ cạnh tranh qua đó có thể bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng để thu về càng nhiều lợi nhuận. Việc mở rộng thị trường cần thiết khi thị trường hiện tại bão hòa, mức độ cạnh tranh quá gay gắt không có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, hay mở rộng sang thị trường có tiềm năng lớn hơn, hay mở rộng thị trường để phân tán rủi ro…
Mở rộng thêm tuyến vận tải container mới trong cung ứng dịch vụ vận tải container cũng là hình thức mở rộng thị trường như trong kinh doanh sản phẩm hữu hình. Việc mở rộng các tuyến vận tải sẽ giúp doanh nghiệp tăng sản lượng container được vận tải, có thể tiếp cận được với những khách hàng mới tiềm năng hơn mà nếu chỉ kinh doanh ở tuyến vận tải cũ thì sẽ không có cơ hội phục vụ những khách hàng này.
Việc mở thêm tuyến vận tải mới gắn chặt với năng lực vận tải của đội tàu của doanh nghiệp. Tuyến vận tải mới đưa vào khai thác sẽ phải dựa trên năng lực vận tải của đội tàu, đội tàu có khả năng vận tải đi xa hay không, có khả năng đi biển trên những tuyến hành trình dài hay không… Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào thị trường hàng hóa chủ yếu trên tuyến vận tải dự kiến mở thêm đó.
Về mặt thực tế, hiện nay tuyến vận tải container của Gemadept còn hạn chế với 5 tuyến được đưa vào khai thác trong đó tuyến Thái Lan sản lượng rất thấp do không cạnh tranh được với thị trường. Có rất nhiều tuyến khác có nhu cầu vận tải container rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ… nhưng Gemadept chưa thể khai thác các tuyến này, nguyên nhân chủ yếu là do đội tàu chưa đủ năng lực. Trong thời gian tới cùng với sự phát triển đầu tư đội tàu, Gemadept cần thiết phải mở rộng, tăng thêm một số tuyến vận tải, cũng như tính toán xem xét lại các tuyến cũ để có thể bỏ đi những tuyến khai thác không đem lại hiệu quả cao. Có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dịch vụ vận tải container của mình.
3.3.1.3.2 Nội dung của giải pháp
Việc mở thêm các tuyến vận tải mới phải dựa trên sự phân tích chi tiết về năng lực vận tải của tàu, loại hàng hóa nào sẽ chuyên chở chủ yếu trên tuyến ấy, khách hàng là ai, ở đâu, khả năng giành được thị phần ở tuyến mới như thế nào… Cụ thể trước mắt công ty nên mở thêm tuyến vận tải đi Nhật, Hàn Quốc và bỏ tuyến Thái Lan hoặc phải đề ra biện pháp có thể giảm cước tuyến Thái Lan thì mới có thể cạnh tranh ở tuyến này được. Trong tương lai mở rộng thêm các tuyến vận tải container đi châu Âu và Mỹ.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia ngày càng có quan hệ buôn bán nhiều hơn với Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước này ngày càng tăng. Hơn nữa Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trên cùng một tuyến đường vận chuyển vì thế sẽ có điều kiện khai thác hết năng lực vận tải của tàu bằng hình thức xếp lẫn hàng tới Hàn Quốc và Nhật Bản trên cùng một tàu. Hơn nữa 2 cảng trung chuyển container lớn là HongKong và Kaoshung đều nằm trên tuyến đường này.
Có tuyến vận tải, có đội tàu container, một việc hết sức quan trọng khác đó là tìm nguồn hàng cho đội tàu của mình. Công ty phải xác định được trên mỗi tuyến đường thì mặt hàng nào được chuyên chở, số lượng bao nhiêu…Trước hết, công ty cổ phần Gemadept phải nhắm vào các chủ hàng trong nước, sau đó từng bước tham gia vào hệ thống môi giới quốc tế để tìm hàng cho đội tàu hoạt động ở bất cứ tuyến nào có thể đem lại lợi nhuận cao trên cơ sở năng lực chuyên chở của đội tàu. Quốc gia láng giềng Trung Quốc đang thu hút được rất nhiều đầu tư từ nước ngoài và hiện đang là “công xưởng của thế giới”. Trong việc thay đổi địa bàn sản xuất như vậy, dịch vụ vận tải container cũng có xu hướng thay đổi theo. Trung Quốc có nguồn hàng dồi dào để chuyên chở nhưng cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt nhất.
Để tìm được nguồn hàng cho đội tàu phù hợp với các tuyến vận chuyển của mình, công ty cũng nên tăng cường việc tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm. Đây là biện pháp để công ty củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với những đối tác quen thuộc và có cơ hội tìm kiếm thêm những khách hàng mới.
3.3.1.3.3 Ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept
Mở thêm tuyến vận tải container chắc chắn sẽ làm cho sản lượng vận tải container của Gemadept tăng lên đáng kể. Cùng với việc duy trì và phát triển thêm các tuyến hiện có chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho Gemadept. Với việc mở thêm tuyến mới là Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 tuyến này sẽ có những hỗ trợ nhất định đối với các tuyến cũ trong việc chuyển tải tàu như đã phân tích ở trên sẽ tăng cường năng lực vận tải ở các tuyến cũ và qua đó tăng sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container của Gemadept ở các tuyến này.
3.3.1.4. Các biện pháp đối với nguồn lực con người
3.3.1.4.1. Cơ sở của giải pháp
Nâng cao sức cạnh tranh của ngành Hàng hải nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, cơ sở vật chất đã nêu ở trên nhưng việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đó lại là yếu tố con người. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container. Do vậy việc đào tạo và thu hút chất xám về doanh nghiệp là rất cần thiết. Người hoạt động trong lĩnh vực vận tải container vừa phải có trình độ kiến thức về vận tải biển, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương … vừa phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Tiếp xúc với một Sales Manager của Singapore ta thấy họ hội tụ rất nhiều ưu điểm như kiến thức hàng hải, ngoại thương, tài chính và ngoại ngữ ngoài ra còn các kỹ năng phụ như đàm phán thương thảo hợp đồng…Vì vậy để có thể cạnh tranh thắng lợi với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải container nước ngoài thì các công ty Việt Nam còn phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết về lĩnh vực Hàng hải và vận tải container cho đội ngũ nhân viên của mình.
Một yếu tố hết sức quan trọng khác để phát huy hết tiềm năng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đó là phải bổ nhiệm họ vào đúng vị trí, giao việc phù hợp với khả năng, có chế độ đãi ngộ hợp lý đồng thời phải có những chính sách về nhân sự mang tính lâu dài, khuyến khích được lòng trung thành, sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên.
Về thực tế, hiện nay nguồn nhân lực của Gemadept vẫn chưa được phát huy hết tiềm năng do công ty chưa có chính sách gì phù hợp. Tình trạng cán bộ nhân viên nhàn rỗi mà lương vẫn cao nhiều so với lương nhân viên làm việc chăm chỉ và là những người trực tiếp đem lại khách hàng cho công ty như nhân viên Sales. Có tình trạng này là do chế độ lương của Gemadept tăng theo thâm niên, nên xảy ra tình trạng lương của một nhân viên lái xe cao gấp 3 lần lương của một nhân viên Sales. Do đó, thực tế là những cán bộ lâu năm thường không bao giờ có ý định rời công ty, trong khi những cán bộ trẻ có năng lực lại chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý khiến họ rời bỏ công ty để đi tìm kiếm một công việc khác tốt hơn. Việc đưa ra một giải pháp về vấn đề nguồn nhân lực đối với công ty cổ phần Gemadept là hết sức quan trọng vào lúc này.
3.3.1.4.2. Nội dung của giải pháp
Gemadept cần phải có một trung tâm đào tạo chuyên biệt và cần phải tạo điều kiện cho trung tâm này học tập kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo hàng hải của các nước truyền thống, giàu kinh nghiệm như Singapore, Taiwan…kết hợp với việc gửi nhân viên đi đào tạo tại nước ngoài với cam kết sẽ phục vụ cho công ty sau thời gian được đào tạo bằng nguồn vốn của công ty. Công ty cổ phần Gemadept cũng nên xem xét để thực hiện chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm gắn quyền lợi và nghĩa vụ của một số chức danh với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đội ngũ sỹ quan thuyền viên trực tiếp làm việc trên tàu là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh cho đội tàu của Gemadept. Trình độ, kinh nghiệp và kỹ năng của đội ngũ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho con tàu trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa. Trong đội ngũ này thì vai trò của Thuyền trưởng và Máy trưởng là quan trọng hơn cả.
Hiện nay việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sỹ quan thuyền viên cần phải được công ty cổ phần Gemadept tiến hành trên cơ sở:
- Căn cứ theo nhu cầu của đội tàu, cơ cấu đội tàu hiện tại và trong tương lai để có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo và đào tạo lại.
- Chú trọng đặc biệt đào tạo ngoại ngữ nhằm tăng khả năng giao tiếp, ứng xử khi đến các cảng nước ngoài giúp cho quá trình giải quyết công việc cũng như sự cố khi xảy ra một cách thuận lợi hơn.
Gemadept phải xây dựng lại quy chế về quyền lợi, nghĩa vụ đối với từng chức danh, đảm bảo họ có sự kết hợp đúng đắn giữa lợi ích của công ty và lợi ích cá nhân thông qua đó sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, tạo ra năng suất lao động cao.
Đặc biệt, trong thời gian sắp tới phải thiết kế lại hệ thống thang bảng lương và phải đưa được những chỉ tiêu để xét mức tăng lương một cách hợp lý, không để tái diễn tình trạng ức chế trong nhân viên vì không được đối xử công bằng.
3.3.1.4.3. Ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải container thì việc có một nguồn nhân lực chất lượng cao và phát huy hết được tiềm năng của nguồn nhân lực này, công ty Gemadept sẽ có công cụ để thực hiện tốt nhất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Chính con người cụ thể trong công ty sẽ đem lại thành công của công ty trong cạnh tranh trên thị trường.
3.3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container
3.3.1.5.1. Cơ sở của giải pháp
Công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh là xu hướng của tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng của dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp có cơ hội nâng sức cạnh tranh của mình bằng cách ứng dụng công nghệ để có năng suất cao hơn. Nhưng ngược lại, đầu tư vào ứng dụng công nghệ cần một lượng vốn lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để thực hiện điều này. Chính vì vậy, khi đối thủ cạnh tranh có được công nghệ thì doanh nghiệp trở nên thất thế hơn trên thị trường do đối thủ cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của mình. Nếu như doanh nghiệp chỉ tập trung vào công nghệ hiện có mà không chú ý đến việc đổi mới, ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải container thì rất dễ bị đối thủ cạnh tranh qua mặt trên thị trường.
Thực tế hiện nay, việc cung ứng dịch vụ vận tải container của Gemadept còn nhiều công đoạn thủ công trong như việc tra cứu container rỗng, lịch tàu, đặt chỗ cho khách hàng… còn phải tiến hành qua điện thoại. Trong khi một số hãng tàu khác đều có hệ thống quản lý riêng thông qua mạng internet. Điều này tiết kiệm thời gian công sức rất nhiều cho cả công ty và khách hàng do vậy tạo ra một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.
3.3.1.5.2. Nội dung của giải pháp
Công ty Gemadept phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin của mình để luôn đảm bảo một sự liên lạc thông suốt giữa các bộ phận, cùng với đó là việc đào tạo cho cán bộ có thể sử dụng thành thạo hệ thống đó nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của công nghệ đem lại. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt và liên tục, công ty có thể thường xuyên cập nhật lịch tàu, giá cước tới khách hàng tại nhiều địa điểm khác nhau để khách hàng có thể chủ động trong việc giao nhận hàng và giải phóng tàu nhanh.
Nguồn quỹ đầu tư phát triển của công ty phải luôn có một khoản mục chi phí dành cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào việc vận tải, xếp dỡ container để có thể chủ động trong việc đưa công nghệ mới vào khai thác. Việc ứng dụng công nghệ sẽ nâng cao năng suất và chất lượng của quá trình vận tải container, qua đó nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ vận tải container của Gemadept trên thị trường.
Để ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ vận tải container thì Gemadept có thể tự nghiên cứu phát triển hoặc là mua ngoài. Thực tế thì trong hoàn cảnh hiện tại, với nguồn lực hiện tại, việc tự nghiên cứu phát triển là điều không thể thực hiện được, hơn nữa đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của Gemadept. Hình thức chủ yếu mà Gemadept tiến hành đó là mua ngoài. Theo nhiều kênh thông tin, Gemadept có thể nắm bắt được xem những công nghệ nào đã và đang được áp dụng trong vận tải container trên thế giới, công nghệ xếp dỡ nào mới được đưa vào khai thác, kết quả ra sao, tương quan giữa kết quả và chi phí phải bỏ ra để có được công nghệ đó là bao nhiêu… từ đó sẽ cân đối nguồn vốn rồi đưa ra quyết định xem là có thực hiện việc ứng dụng công nghệ này hay không, nếu như đối thủ cạnh tranh ứng dụng trước mình thì sẽ ra sao, mình có nhất thiết phải có công nghệ đó không? Có công nghệ nào cho kết quả tương tự mà giá rẻ hơn không? Do nguồn vốn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ phải dựa trên cơ sở tính toán thật kỹ lưỡng, tránh việc làm hao phí vốn mà không đem lại hiệu quả.
Biện pháp trước mắt cần phải tiến hành ngay đó là nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý việc cung ứng dịch vụ vận tải container qua mạng và đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống công ty.
3.3.1.5.3. Ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container sẽ mang lại những lợi ích lớn cho công ty như: chất lượng dịch vụ tốt hơn, năng suất vận tải cao hơn, tiết kiệm thời gian cho cả công ty và khách hàng. Điều này sẽ tạo dựng được uy tín của công ty đối với khách hàng và sẽ thuyết phục được họ sử dụng dịch vụ vận tải container của Gemadept vì chính những lợi ích mà họ sẽ nhận được. Và do vậy Gemadept tạo được những lợi thế nhất định trong cạnh tranh trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải container.
3.3.2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
Để các giải pháp có thể thực hiện được và thu được hiệu quả cao trong thực tiễn cần có các điều kiện sau:
1. Công ty cần phải dành một nguồn vốn lớn để đầu tư mua sắm các phương tiện phục vụ quá trình vận tải container và đổi mới công nghệ. Có nghĩa là lĩnh vực vận tải container của Gemadept cần phải được đầu tư và là lĩnh vực hoạt động chiến lược, nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài của công ty. Vì thực tế là hiện nay do đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như bất động sản và tài chính nên tất yếu có sự chia sẻ nguồn lực giữa các lĩnh vực. Thật khó để các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của một lĩnh vực hoạt động nào đó có thể áp dụng thành công vào thực tiễn khi mà công ty không chú trọng phát triển và không dành cho nó những sự đầu tư nhất định.
2. Công ty phải tăng cường ngân sách để đầu tư, khai thác và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện tốt giải pháp về nguồn nhân lực và các giải pháp khác đã nêu ở trên thì công ty cần phải tăng ngân sách cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các giải pháp nêu ra dù có khả thi đến mấy thì có thể vẫn sẽ không mang lại hiệu quả do yếu tố con người, vì con người cụ thể trong công ty sẽ trực tiếp tiến hành các giải pháp đó. Vì thế, họ phải có trình độ và năng lực tốt thì mới có thể đảm đương được công việc. Hơn thế nữa, những người giỏi họ cần phải được đối xử đúng với khả năng của mình, đúng với những gì họ đem lại cho công ty. Công ty phải tạo được động lực cho người lao động, có như thế mới phát huy hết khả năng của họ. Công ty có thể phải bỏ ra một lượng ngân sách lớn hơn cho nguồn nhân lực nhưng đó là việc cần thiết phải thực hiện.
3. Công ty phải xây dựng được một nền văn hóa của riêng mình. Văn hóa công ty thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như giờ giấc, thái độ cử chỉ, cách giao tiếp, mối quan hệ giữa những con người trong công ty. Văn hóa công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, tinh thần làm việc của người lao động, trách nhiệm của họ đối với công việc. Công ty nên xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc trưng. Thông qua sự đặc trưng về văn hóa đó công ty có thể hướng người lao động hành động theo mục tiêu đề ra một cách dễ dàng hơn, vì khi là một thành viên trong một nền văn hóa, hành vi của các cá nhân luôn bị chi phối bởi những đặc trưng của nền văn hóa đó.
3.3.3. Những kiến nghị về phía Nhà nước
3.3.3.1 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách
3.3.3.1.1. Các chính sách nhằm tăng cường năng lực kinh doanh cho đội tàu biển quốc gia
Hiện nay các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container đều muốn trẻ hóa đội tàu của mình nhưng lại không đủ vốn do việc đầu tư vào đội tàu tốn rất nhiều tiền. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển có điều kiện nâng cao năng lực của đội tàu. Cụ thể, Nhà nước cần có chính sách bảo lãnh cho các công ty vận tải container vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước để mua tàu với lãi suất ưu đãi.
Giảm thuế suất giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp vận tải biển còn ở mức 2-5%.
Bỏ mức thuế 5% đối với loại tàu biển nhập khẩu mà các cơ sở đóng tàu trong nước chưa có điều kiện làm được. Có thể trong 5 năm đầu tiên sau khi mua tàu từ nước ngoài về mà loại tàu này chưa đóng được ở trong nước thì cần giảm 15-25% thuế thu nhập doanh nghiệp để giúp các công ty, hãng tàu tăng năng lực cạnh tranh.
3.3.3.1.2. Các chính sách nhằm dành thị phần vận tải cho đội tàu biển quốc gia
Đối với những hàng hóa được mua bằng nguồn vốn của chính phủ như hàng cho công trình của Nhà nước, hàng viện trợ…thì có quy định buộc chủ hàng này phải ký hợp đồng vận chuyển với đội tàu của Việt Nam.
Miễn giảm một số thuế và phí cho việc vận tải container của đội tàu Việt Nam qua các cảng của Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện phát triển cho đội tàu quốc gia.
Có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mua FOB, bán CIF thay vì tình trạng phổ biến hiện nay là mua CIF bán FOB qua đó giành quyền vân chuyển về cho đội tàu quốc gia.
3.3.3.1.3. Các chính sách nhằm đào tạo và sử dụng con người cho vận tải biển
Nhà nước ban hành các chính sách và cơ chế phù hợp để khuyến khích các Trung tâm huấn luyện và đào tạo thuyền viên hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo, các trường đại học và trung học hàng hải với cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty vận tải biển trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra có thể nới rộng hạn ngạch hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo tiêu chuẩn mỗi lần đi biển sang nước ngoài của sỹ quan, thuyền viên.
3.3.3.1.4. Các chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển
Nhà nước cần tiến hành bổ sung, sửa đổi các quy định về các hình thức vận tải tiên tiến như vận chuyển bằng container cho phù hợp với sự phát triển của ngành vận tải biển quốc tế và Việt Nam. Sửa đổi các quy định về cảng biển, giải quyết tranh chấp hàng hải, tố tụng hàng hải… cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế ở Việt Nam. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh vận tải container.
3.3.3.2. Nhà nước cần tiến hành gia nhập các công ước quốc tế quan trọng
Tính cho đến nay Việt Nam đã tham gia 8 Công ước quốc tế về hàng hải và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc năm 1982 (Luật biển – UNCLOS 1982). Chúng ta đã thực hiện tốt các điều ước, công ước đã gia nhập. Trong các Công ước đã tham gia đáng chú ý là Công ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và đi ca của thuyền viên (STCW – 78 và sửa đổi 95), thỏa thuận Tokyo về kiểm soát Nhà nước tại cảng (Tokyo MOU), các hiệp định của ASEAN, và đặc biệt là hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành Hàng hải nói chung và vận tải container nói riêng trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần nhanh chóng tham gia một số Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO):
Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải – SAR 1979.
Công ước quốc tế về việc trấn áp các hành động phi pháp gây nguy hại cho an toàn hàng hải – SUA 1988.
Công ước quốc tế về tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hải – FAL 1965.
Công ước quốc tế về việc giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải 1976.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu – FUND 1992.
Công ước quốc tế về cứu hộ cứu nạn – SALVAGE 1989.
Và một số điều ước về tư pháp quốc tế như:
Công ước về việc bắt giữ tàu biển ARREST 1999.
Công ước về cầm cố và cầm giữ hàng hải – LIENS & MORTGAGES 1993.
Công ước quốc tế 1924 và Nghị định thư 1968 về vận đơn đường biển.
Trên cơ sở các điều ước quốc tế đã tham gia, điều quan trọng là Việt Nam phải luật hóa để đảm bảo việc thi hành.
KẾT LUẬN
Có thế nói vai trò của dịch vụ vận tải container rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Nó là một mắt xích không thể thiếu được trong xu hướng tự do hóa thương mại trên toàn thế giới hiện nay. Quá trình container hóa tiếp tục đóng vai trò thiết yếu cho sự tăng trưởng về thương mại quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Nhờ vào sự phát triển của thương mại cũng như ngành sản xuất tiêu dùng, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng container đã tăng lên đáng kể. Điều này làm cho container hóa trở thành một hệ quả tất yếu của những thay đổi trong xu hướng thương mại quốc tế.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế phát triển vũ bão của vận tải container. Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong phát triển các ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ vận tải container nói riêng, chính vì vậy các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều hơn với áp lực ngày một lớn hơn. Để có thể đứng vững trên thị trường, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân Gemadept phải tự nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh cho chính mình.
Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept” đã hệ thống hóa lý luận một số vấn đề về sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container, phân tích và đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept. Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept góp phần vào sự phát triển của công ty cổ phần Gemadept nói riêng và của ngành vận tải biển Việt Nam nói chung.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty cổ phần Gemadept đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thị Thanh Hà đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và có những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài có thể hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách:
1. PGS. TS Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (tập 1 và tập 2), NXB Thống kê.
2. PGS. TS Nguyễn Thị Hường (2005), Giáo trình kinh doanh quốc tế (tập 1 và tập 2), NXB Lao động – Xã hội.
3. PGS. TS Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, NXB Giao thông – Vận tải (GTVT).
4. PGS. TS Đinh Ngọc Viện (2002), Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập, NXB GTVT.
5. Hội thảo Bộ Giao thông – Vận tải (2001), Vận tải hàng container quốc tế và việc phát triển bến container.
6. Đề án Bộ Giao thông – Vận tải (2003), phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải, NXB GTVT.
7. Báo cáo tổng hợp Bộ Giao thông – Vận tải (2002), Quy hoạch vận tải biển Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, NXB GTVT.
8. Cục hàng hải Việt Nam (2002), Định hướng phát triển – chiến lược phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020, NXB GTVT.
Tài liệu công ty:
Các tài liệu từ các phòng:
1. Phòng nhân sự.
2. Phòng Sales & Marketing.
3. Phòng Khai thác tàu.
4. Phòng Kế toán.
5. Phòng Hành chính.
Các trang web tham khảo chủ yếu:
- (Công ty tư vấn vận tải biển Clarkson Research).
- (Công ty cổ phần Gemadept).
- (Tổng cục thống kê).
- (Cục hàng hải Việt Nam).
- (Bộ giao thông vận tải).
- (Tạp chí chủ hàng Việt Nam).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1.1
Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn ISO
5
1.2
Đặc điểm chính của một số loại tàu container chuyên dụng
21
2.3
Sản lượng vận tải container các tuyến của Gemadept từ 2004 đến 2007
52
2.4
Các chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ vận tải container
57
2.5
Giá cước một số tuyến vận tải của công ty cổ phần Gemadept
60
2.6
Tổng trọng tải tàu của một số tuyến trong khu vực
65
2.7
Sản lượng vận tải container của một số công ty trên thị trường
65
2.8
Mức giá vận tải container tuyến Kaoshung (TW) của công ty tháng 11/2007
67
3.9
Chỉ tiêu vận tải container đến năm 2012 của công ty
83
3.10
Giá tàu container đóng mới và giá tàu container đã qua sử dụng
86
3.11
Giá thuê tàu container định hạn
87
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1
Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu năm 2006
39
2.2
Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu năm 2012
40
2.3
Mô hình bộ máy quản trị
44
2.4
Biểu đồ tăng trưởng nhân sự qua các năm của công ty
50
2.5
Biểu đồ tăng trưởng sản lượng vận tải container của Gemadept
54
2.6
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu vận tải container của Gemadept
55
2.7
Biểu đồ về sự thay đổi tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của vận tải container trong công ty cổ phần Gemadept
55
2.8
Biểu đồ thị phần dịch vụ vận tải container của Gemadept trên thị trường năm 2007
62
2.9
Biểu đồ sự biến động của thị phần dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept từ năm 1998 – 2007
62
3.10
Biểu đồ tỷ trọng lượng container vận tải các tuyến trên thế giới năm 2006
82
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26371.doc