A. LỜI MỞ ĐẦU
I.Sự cần thiết, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Hiện nay, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang còn rất non trẻ và chưa thực sự phát triển như ở các quốc gia khác trên thế giới; song cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao đồng thời nhận thức của họ cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, nhu cầu mua bán hàng hóa qua mạng ngày càng lớn cả về số lượng hàng hóa lẫn giá trị giao dịch. Do đó, có thể nói rằng t
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử ở Công ty cổ phần Giải pháp Phần mềm Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thời gian tới thương mại điện tử Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa; đặc biệt cùng với sự phổ cập ngày càng rộng rãi của Internet chính là nền tảng để dịch vụ thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử phát triển mạnh trong tương lai gần. Trên cơ sở đó cho thấy rằng việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhận định trên, em đã chọn viết chuyên đề thực tập với đề tài: “Nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử ở Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình”. Trong quá trình thực tập tại PeaceSoft, em đã có điều kiện nghiên cứu về phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) của công ty. Việc nghiên cứu bao gồm thực trạng sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được trong quá trình ứng dụng tại PeaceSoft.
II. Ý nghĩa của chuyên đề
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em xin đề cập tới thực trạng sự an toàn và độ tin cậy của dịch vụ thanh toán trực tuyến của công ty trong quá trình triển khai áp dụng, đồng thời đưa ra một số đánh giá về những kết quả đã đạt được và một số vấn đề còn tồn tại. Trên cơ sỏ phân tích và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình.
III. Cấu trúc của chuyên đề thực tập
Kết cấu của bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận được chia thành 3 chương:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty.
Chương II: Đánh giá thực trạng sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử tại công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử ở Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM HÒA BÌNH (PEACESOFT SOLUTIONS CORPORATINON / PEACESOFT)
1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty:
Tên đầy đủ:
Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Hoà Bình.
Tên giao dịch:
PeaceSoft Solutions Corporation / PeaceSoft.
Loại hình:
Liên doanh với nước ngoài theo hình thức Cổ phần.
Ngày thành lập:
16 tháng 4 năm 2001.
Vốn điều lệ:
11.000.000.000 VNĐ (Mười một tỷ đồng).
Trụ sở chính:
Tòa nhà 17T10, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT & Fax: 04-251-2484 (5 lines).
Văn phòng đại diện:
Tầng 2, tòa nhà văn phòng Thủy Tiên, 128 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. ĐT & Fax: 08-292-0210.
Hỗ trợ khách hàng:
Đường dây nóng 1900-585-888.
GPKD / MS thuế:
0103007937 / 0101148316, đăng ký tại Hà Nội.
Website / Email:
www.peacesoft.net / peace@peacesoft.net
Lĩnh vực hoạt động:
- Cung cấp các giải pháp phần mềm, website & cổng thông tin (Portal) cỡ vừa & lớn, các hệ thống thông tin địa lý trực tuyến (web-GIS);
- Cung ứng thiết bị phần cứng, mạng & tích hợp hệ thống trong các dự án CNTT;
- Dịch vụ tư vấn trọn gói tin học hóa tổng thể;
- Phát triển & vận hành dịch vụ Thương mại điện tử (ChợĐiệnTử) & Thương mại di động.
Nhân sự:
Tổng số 84 cán bộ trong đó 57 người làm việc tại miền Bắc,27 người làm việc tại văn phòng đại diện miền Nam, 82% nhân sự có trình độ Đại học trở lên với tuổi đời trung bình là 25.
Ý nghĩa Logo:
Logo của công ty ngoài 4 cánh màu xanh hòa bình xung quanh thể hiện mong muốn toàn cầu hóa, bên trong là chữ PSS đại diện cho "PeaceSoft Solutions", trong đó chữ S ở giữa được cách điệu thể hiện bờ biển nước Việt Nam và cũng là ngọn lửa đỏ của sức trẻ luôn khao khát ý chí phấn đấu vươn lên.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ 16/4/2001, Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesfot) là công ty đầu tiên tại Việt Nam nhận được vốn đầu tư từ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures (Mỹ) vào đầu năm 2005. Theo ông Nguyễn Hòa Bình - Tổng giám đốc Peacesoft, đối với các công ty công nghệ trẻ mới khởi nghiệp vốn sẵn có ý tưởng, đội ngũ tâm huyết nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện những dự định của mình thì tài chính là yếu tố quan trọng nhất khi hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm. Công ty đã khai trương ChoDienTu.vn vào tháng 8/2005. Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG (Mỹ) và hãng di động lớn thứ ba Nhật Bản Softbank là hai trong số các nhà đầu tư của Peacesoft. Trang web đăng khoảng 64.000 sản phẩm, từ điện thoại di động cho đến mỹ phẩm, đồ vật của người nổi tiếng. Một trong những vật kỳ dị mà nó rao bán là một hòn đá giống như một miếng thịt luộc với giá bất ngờ đến 9 USD (hơn 100 nghìn đồng). Đến năm 2006 công ty mở thêm văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007 khép lại với hàng loạt sự kiện đáng ghi nhớ của ChợĐiệnTử. Nhiều chương trình từ thiện, chương trình thúc đẩy bán hàng qua mạng và năm 2007 cũng là năm gặt hái nhiều giải thưởng danh giá. Từ tháng 06/2008, PeaceSoft chính thức bắt tay với Tập đoàn eBay phát triển Mạng xã hội mua sắm eBay - ChợĐiệnTử và được Tập đoàn CNTT & Viễn thông hàng đầu Nhật Bản SoftBank chọn làm đối tác chiến lược ở Việt Nam vào tháng 09/2008.
PeaceSoft là một doanh nghiệp CNTT trẻ với bề dày kinh nghiệm chuyên môn và phát triển kinh doanh; hiện là công ty Việt Nam đầu tiên liên doanh với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG (hàng đầu thế giới về Truyền thông & CNTT) đến từ Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư triển vọng. Hiện tại, Peacesoft đang đi đầu trong nhiều hướng công nghệ mới tại Việt Nam như: Thương mại Điện tử (ChoDienTu.vn, eBay.ChoDienTu.vn, 4mua.vn); Thanh toán trực tuyến (NganLuong.vn); Hội nghị trực tuyến; NET; Cổng thông tin; GIS mã nguồn mở…Trong gần 8 năm hoạt động, công ty đã từng bước đi lên, dần dần khẳng định được năng lực và vị thế của mình, hiện nay Peacesoft đang đứng trong top các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, là một doanh nghiệp trẻ năng động rất có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa.
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng đã giành được rất nhiều thành tích và giải thưởng, tiêu biểu như:
- Top 100 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Châu Á năm 2007 do tạp chí Red Herring 100 Asia bình chọn.
- Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2006”: 1 trong 149 thương hiệu tiêu biểu toàn quốc do Hội Doanh nghiệp trẻ VN xét chọn;
- 1 trong 4 “Giải pháp CNTT hay NHẤT 2006” do cộng đồng Người tiêu dùng, Doanh nghiệp & Tạp chí PC-World Việt Nam bình chọn;
- 1 trong 3 “Phần mềm ưu việt NHẤT Việt Nam” và được gắn biểu tượng 5 sao đẳng cấp quốc tế do Hiệp hội phần mềm VN (VINASA) và Bộ Bưu chính Viễn thông đánh giá và xét tặng;
- Cúp “Sao Khuê 2006” dành cho giải pháp TMĐT xuất sắc nhất do VINASA và Bộ Thương Mại trao tặng;
- Giải thưởng “Quả cầu vàng CNTT 2003” và danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu CNTT Việt Nam 2003” do Thủ tướng Phan Văn Khải trao tặng;
- Giải A “Tuổi trẻ sáng tạo hướng tới tương lai 2002” do TW Đoàn và Bộ KHCN xét tặng;
- Sáu giải trong suốt 5 năm cuộc thi Sản phẩm phần mềm “Trí Tuệ Việt Nam” 2000, 2001, 2002 và 2004;
- Đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi lập trình toàn cầu Microsoft Imagine Cup các năm 2001, 2004, 2005 tại Hàn Quốc, Brazil và Nhật Bản;
- Tham gia sâu trong nhiều hoạt động Khoa học & Công nghệ quốc tế: xuất bản sách, gửi bài bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế, báo cáo tại hội thảo, tham dự triển lãm... tại Nhật, Brazil, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam;
- Đầu năm 2008, sau nhiều khâu thẩm định khắt khe, 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là Visa và Master cũng đã công nhận trang web chodientu.vn được đóng dấu chất lượng an toàn để người tiêu dùng trên toàn cầu có thể thoải mái giao dịch bằng thẻ mà không lo sợ các nguy cơ về bảo mật. Từ ngày 1/1/2008, người mua hàng tại www.chodientu.vn có thể thanh toán bằng thẻ Tín dụng (Credit) hoặc Ghi nợ (Debit) Quốc tế với các thương hiệu VISA, MASTER, JCB, AMEX, DINERS và có tác dụng ngay lập tức sau khi người mua đặt lệnh thanh toán.
- Và nhiều thành tích nổi bật khác…
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của cơ sở
- Cung cấp các giải pháp phần mềm, website & cổng thông tin (Portal) cỡ vừa & lớn, các hệ thống thông tin địa lý trực tuyến (web-GIS);
- Cung ứng thiết bị phần cứng, mạng & tích hợp hệ thống trong các dự án CNTT;
- Dịch vụ tư vấn trọn gói tin học hóa tổng thể;
- Phát triển & vận hành dịch vụ Thương mại điện tử (ChợĐiệnTử) & Thương mại di động.
1.2 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ bộ máy công ty có thể được mô tả như hình dưới đây:
Sơ đồ 1.1:
Bộ máy quản lý của công ty
Phòng Kế toán-HC-NS
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kỹ thuật chợ điện tử
Phòng Marketing
Phòng Giao dịch & CSKH
Phòng Kinh doanh
Trưởng phòng đại diện chi nhánh TP HCM
Văn phòng đại diện TP HCM
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Thiết kế
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Dự án
Phòng Phát triển thị trường
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
a. Ban giám đốc
- Giám đốc: là người điều hành, tổ chức và quyết định mọi hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc: là người hỗ trợ, giúp đỡ cho giám đốc và là người điều hành trực tiếp với các phòng ban.
b. Các phòng ban
Ø PHÒNG KẾ TOÁN - HC- NS
Bộ phận kế toán
+ Kế toán trưởng: tổ chức công tác kế toán của Ban quản lý theo theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán , chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp; ký các chứng từ kế toán và các giao dịch với ngân hàng; giao dịch với các tổ chức tài chính để khai thác nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các hoạt động của dự án.
+ Kế toán tổng hợp:
Mã số công việc:
- Chịu trách nhiệm về giá thành kế hoạch, giá thành thực hiện, và tất cả các số liệu Báo cáo tổng hợp.
- Kiểm tra, xem xét toàn bộ số liệu kế toán.
- Lập và kiểm tra các báo cáo tổng hợp, báo cáo Tài chính.
- Theo dõi định mức sản phẩm và tính giá thành thực hiện cho toàn bộ các sản phẩm.
- Theo dõi tình hình nộp ngân sách và đối chiếu với cơ quan thuế.
- Nghiên cứu các văn bản chính sách chế độ mới áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hướng dẫn, huấn luyện nhân viên kế toán chi tiết về nghiệp vụ kế toán cũng như cách hạch toán vào phần mềm.
- Tư vấn, hỗ trợ trưởng phòng trong công tác quản lý nhân sự thuộc cấp.
- Một số công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng.
+ Kế toán chi tiết:
Tiến hành hạch toán các chứng từ theo nội dung kinh tế phát sinh, thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên.
Bộ phận hành chính & nhân sự
- Tổ chức tuyển dụng lao động.
- Quản lý lao động:
+ Chấm công và giám sát việc tuân thủ nội quy làm việc, quy định, chính sách, thực hiện việc xử lý vi phạm theo quy trình.
+ Thực hiện các việc liên quan đến Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…v..v
+ Tổ chức giới thiệu, giải thích, chứng minh tính hiệu quả và ý nghĩa của các chính sách, nội quy, quy định.
- Giải quyết chế độ:
Tổ chức thực hiện chế độ đối với người lao động trong các trường hợp chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao đông….v..v
- Văn thư & lưu trữ:
+ Soạn thảo các văn bản, thông báo quyết định hành chính.
+ Tổ chức & sắp xếp lưu trữ hồ sơ, văn bản, công văn..v.v. khoa học đúng theo quy định của công ty và của pháp luật.
- Công tác hành chính:
+ Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản và vật tư tiêu hao.
+ Thực hiện tốt việc liên hệ & truyền đạt thông tin của BGĐ đến các bộ phận và ngược lại.
+ Tổng hợp các thông tin, báo cáo cần thiết theo yêu cầu của BGĐ.
- Công tác tổ chức:
+ Thực hiện tốt công tác hậu cần cho các buổi họp, tổng kết, hội thảo trong công ty.
+ Tổ chức tốt sinh hoạt văn hoá - thể thao cho toàn công ty.
Bộ phận lễ tân
- Trực tổng đài điện thoại công ty: nhận và xử lí thông tin các cuộc gọi đến.
- Gọi điện đến các nơi được yêu cầu.
- Đón tiếp khách đến giao dịch tại công ty.
- Giao, nhận văn thư bên ngoài và trong nội bộ.
- Lập kế hoạch công tác và đặt vé cho Ban Giám đốc Công ty theo yêu cầu.
- Quản lý, mua sắm đồ dùng văn phòng.
- Các công việc văn phòng khác.
Ø PHÒNG KỸ THUẬT CĐT
Phát triển các hệ thống dịch vụ TMĐT của eBay/ChợĐiệnTử và công cụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam; quản lý, bảo vệ, đảm bảo chất lượng hoạt động, nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng CNTT (trên 20 máy chủ và thiết bị mạng) cho hệ thống dịch vụ TMĐT của eBay/ChợĐiệnTử và các công cụ thanh toán trực tuyến tại thị trường Việt Nam:
- Tham gia thiết kế và lập trình phát triển website Cổng TMĐT ChợĐiệnTử.vn; xây dựng và triển khai các sản phẩm dự án lớn cho đối tác và khách hàng trên nền tảng công nghệ Web-Portal của ChợĐiệnTử.vn;
- Nghiên cứu các công nghệ về Thương mại Điện tử trong và ngoài nước, Portal/CMS, SMS, web-GIS, thanh toán trực tuyến, bảo mật dữ liệu, các hệ thống phân tán…
- Hỗ trợ đồ họa cho website Cổng TMĐT ChợĐiệnTử.vn;
- Thiết kế giao diện các phần mềm & website TMĐT cho Công ty và các Khách hàng;
- Phát triển các sản phẩm đồ họa dùng cho mục đích Maketing như: Poster, Banner quảng cáo, Logo, Brochure, Catalogue, giấy tờ văn phòng (Letter head, Name card...);
- Tham mưu cho GĐKT trong việc quy hoạch và bảo mật kỹ thuật hệ thống mạng, máy chủ của website Cổng TMĐT ChợĐiệnTử.vn;
- Triển khai, quản trị, bảo vệ an toàn và đảm bảo sự hoạt động ổn định cho hệ thống máy chủ các dịch vụ (bao gồm Web, Email, CSDL...) của công ty và các khách hàng;
Ø PHÒNG MARKETING
- Xây dựng và phát triển các chương trình Affiliate (ads.chodientu.vn, banner exchange, cộng tác viên v.v..)
- Phụ trách quản lý và triển khai hoạt động quảng bá qua các công cụ search (Search Engine Marketing)
- Phối hợp với kỹ thuật, triển khai các giải pháp SEO (Search Engine Optimization)
- Xây dựng, lên kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng của ChợĐiệnTử
- Tham gia vào xây dựng thiết kế hệ thống ma trận đo lường cho các hoạt động kinh doanh và marketing, kiểm soát chất lượng hoạt động của hệ thống báo cáo, thống kê;
- Tổng hợp các chỉ số tài chính, tiến hành tổng hợp, thống kế, phân tích các chỉ số và báo cáo hiệu quả hoạt động của tòan bộ hoạt động kinh doanh và marketing và trên từng dòng sản phẩm, dịch vụ, thị trường;
Ø PHÒNG GIAO DỊCH & CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Là bộ phận tiếp xúc với khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc tham gia các hoạt động giao dịch mua bán trên chợ điện tử, giải quyết các thư khiếu nại của khách hàng (giải quyết những thắc mắc cho KH, phản ánh của KH về những bất cập còn gặp phải khi tham gia giao dịch trên chợ, về đánh giá uy tín, về vấn đề thanh toán…) , hỗ trợ khách hàng mở shop bán hàng trên chợ và upload các sản phẩm của họ lên trang web của chợ. Mục đích hoạt động của phòng là thu hút thêm khách hàng mới, duy trì các khách hàng trung thành đến với chợ điện tử. Các hoạt động giao dịch và chăm sóc khách hàng của công ty chủ yếu phần lớn là thực hiện qua mạng internet và qua điện thoại.
Ø PHÒNG KINH DOANH
Trưởng phòng kinh doanh (Sales manager):
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động phát triển thị trường, đảm bảo mục tiêu sức ép phát triển thị trường;
- Đưa ra chiến lược phát triển thị trường cho từng thị trường trọng điểm khác nhau;
- Tổ chức nhân sự, tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên;
- Tổ chức và triển khai các chương trình đào tạo (quy mô lớn, nhỏ);
- Phối hợp với bộ phận Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển thị trường;
- Giám sát và đánh giá công việc;
Nhân viên kinh doanh:
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ Website gian hàng trực tuyến, quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ khác trên Cổng TMĐT ChợĐiệnTử.Com; đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng; triển khai hợp đồng, quản lý & chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Ø PHÒNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
- Tìm kiếm và thiết lập danh sách những doanh nghiệp tiềm năng có thể tham gia bán hàng trực tuyến trên website ChợĐiệnTử.vn theo các tiêu chuẩn do công ty đề ra;
- Tiếp cận, thuyết phục, tư vấn và đào tạo cho doanh nghiệp cách ứng dụng TMĐT trong kinh doanh bán hàng; hướng tới mục tiêu họ chủ động tham gia bán hàng trực tuyến thường xuyên tại ChợĐiệnTử;
- Chào bán các dịch vụ TMĐT và quảng cáo trực tuyến trên website ChợĐiệnTử.vn cho các doanh nghiệp có nhu cầu;
- Lập kế hoạch và triển khai phát triển thị trường, xây dựng và phát triển quan hệ với các nhà cung cấp, đặc biệt là kể từ sau khi chợ điện tử hợp tác với eBay thì nhân viên phát triển thị trường còn có thêm nhiệm vụ là tiếp cận với các khách hàng ở Mỹ là những người có nhu cầu bán sản phẩm trực tuyến, thuyết phục họ upload sản phẩm lên website ebay.chodientu.vn, công việc này được tiến hành qua mạng internet.
Ø PHÒNG DỰ ÁN
- Xây dựng, lên kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động phát triển đấu giá tại ChợĐiệnTử;
- Xác định và tiếp cận thị trường, phát triển kế hoạch kinh doanh cho bộ phận dự án vừa và nhỏ;
- Cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho các tổ chức và doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Tìm kiếm, xây dựng quan hệ và chăm sóc khách hàng tiềm năng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh;
- Thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm và chỉ tiêu sản lượng đã cam kết theo từng quý;
- Xây dựng chiến lược mục tiêu sản phẩm, theo dõi và nâng cấp sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm và đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả;
Ø PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
- Test phần mềm;
- Tổng kết và báo cáo kết quả Test;
- Đưa ra các trợ giúp để giải quyết các vấn đề liên quan đến Test;
- Tính toán và phân tích các metrics liên quan đến hoạt động Test;
- Quản lý hoạt động test dự án;
- Đảm bảo chất lượng phần mềm;
- Lập kế hoạch test, đào tạo tester, kiểm soát chất lượng test;
- Định hướng phát triển, mở rộng hoạt động test;
- Quản lý nhân sự;
Ø PHÒNG THIẾT KẾ
- Tham gia thiết kế và lập trình phát triển website Cổng TMĐT ChợĐiệnTử.vn; Xây dựng và triển khai các sản phẩm dự án lớn cho đối tác và khách hàng trên nền tảng công nghệ Web-Portal của ChợĐiệnTử.vn;
- Nghiên cứu các công nghệ về thương mại điện tử trong và ngoài nước, Portal/CMS, SMS, web-GIS, thanh toán trực tuyến, bảo mật dữ liệu, các hệ thống phân tán…
Chi nhánh văn phòng đại diện ở TP HCM cũng có cơ cấu tổ chức tương tự như trụ sở chính của công ty với chức năng tương tự nhưng tinh gọn hơn do qui mô nhỏ hơn.
1.2.3 Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng, các phòng và bộ phận được sắp xếp dàn trải theo chiều ngang. Mô hình trên là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh cũng như đặc điểm về nhân sự của công ty.
1.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
1.3.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty
1.3.1.1 Thiết kế Website
Với dịch vụ website trọn gói, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi tin tưởng gửi gắm bộ mặt trực tuyến của doanh nghiệp mình cho sản phẩm ưu việt và đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của PeaceSoft.
Nhằm phục vụ nhu cầu của các tổ chức - doanh nghiệp vừa & nhỏ, PeaceSoft cung cấp giải pháp trọn gói giúp thiết lập và duy trì website doanh nghiệp trên Internet từ A-Z.
Dịch vụ cung cấp bao gồm:
- Tư vấn lên ý tưởng và cấu trúc nội dung: chuyên viên của PeaceSoft cùng thảo luận với KH về thông tin chung của tổ chức, các yêu cầu cũng như mong muốn thể hiện website, và cùng lên các bản nháp về nội dung và hình thức ngay trên máy trước khi ký HĐ thiết kế;
- Xây dựng phần mềm & giao diện: website của KH được xây dựng dựa trên sản phẩm E4Web/E4Portal của PeaceSoft đã được Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN (VINASA) và Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) trao cúp "Sao Khuê" và biểu tượng 5 sao - chứng nhận phần mềm ưu việt nhất VN, đạt tiêu chuẩn quốc tế; bao gồm những thành phần chức năng phổ biến như: tin tức, tài liệu HTML, sự kiện, lịch làm việc, thăm dò dư luận, diễn đàn, thư viện ảnh, quản lý quảng cáo, tài nguyên download... cùng các module chức năng TMĐT như: bày bán hàng hóa, thông tin sản phẩm, giỏ mua hàng, thanh toán...
- Khu vực quản trị: quản trị các trang Web, quản trị Module chức năng, quản lý người dùng, quản trị nội dung các module...
- Đăng ký tên miền (Domain): giúp KH chọn tên miền có ý nghĩa và phù hợp đặc thù của mình, đại diện đăng ký tại nhà cung cấp quốc tế (com, net, org...) hoặc tại Việt Nam (com.vn, vn...);
- Thuê chỗ máy chủ (Hosting): website của KH được vận hành với dung lượng lưu trữ lớn và tốc độ truyền dẫn dữ liệu cao tại Trung tâm dữ liệu (Data Center) của PeaceSoft tại Việt Nam với hàng chục máy chủ đến từ IBM với cấu hình mạnh nhất hiện nay;
- Thiết lập dịch vụ Email chuyên nghiệp dạng ten@congty.com, thiết lập truy xuất từ Mail client hoặc qua Web;
- Bảo trì, phòng chống Virus & Hacker;
- Dịch vụ cập nhật thông tin Website: những KH thiếu nhân sự vận hành website có thể sử dụng dịch vụ này để được trợ giúp cập nhật làm cho website của mình luôn sống động; chỉ cần gửi thông tin và hình ảnh qua email hoặc tài liệu in, chúng sẽ được xử lý & đưa lên mạng với chất lượng kỹ thuật tốt nhất.
1.3.1.2 Tư vấn thương mại điện tử
Đây chính là lĩnh vực hoạt động chủ chốt của công ty. Qua kinh nghiệm xây dựng và vận hành thành công ChợĐiệnTử, đội ngũ chuyên gia TMĐT lâu năm ở PeaceSoft nắm được với đặc thù kinh doanh, quy mô và thị trường của khách hàng thì áp dụng hình thức TMĐT nào là hiệu quả và tiết kiệm nhất; làm thế nào để sản phẩm của của doanh nghiệp dễ tiếp cận thị trường và khách hàng tiềm năng nhất với chi phí thấp nhất. Peacesoft là một trong những công ty đi tiên phong và thấu hiểu TMĐT và Marketing trực tuyến nhất Việt Nam!
Dịch vụ tư vấn ứng dụng TMĐT của PeaceSoft bao gồm:
- Khảo sát sản phẩm, thị trường & nhu cầu ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp;
- Đề xuất loại hình ứng dụng TMĐT phù hợp nhất nên sử dụng. VD: xây dựng website hay mở gian hàng trực tuyến, tham gia cổng TMĐT nào là phù hợp, các tính năng mà website KH cần có là gì...
- Xây dựng lộ trình thực hiện chi tiết & hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện cụ thể;
- Lường trước các nguy cơ trong ứng dụng TMĐT và cách hạn chế rủi ro. VD: hacker, lừa đảo trực tuyến, nhân sự không phù hợp, các rào cản kỹ thuật...;
Bên cạnh đó Marketing trực tuyến là một phần không thể thiếu đối với TMĐT, PeaceSoft giúp khách hàng:
- Hoạch định nguồn lực, đánh giá & lựa chọn hình thức e-Marketing phù hợp và tiết kiệm nhất. VD: sử dụng quảng cáo trực tuyến hay Email Marketing, quảng cáo ở đâu là hiệu quả nhất, làm sao được biết đến nhiều hơn trên Google...
- Tư vấn giúp khách hàng lên nội dung và ngân sách các chương trình Marketing và hỗ trợ trong quá trình thực hiện chúng;
- Hỗ trợ phát triển bán hàng hiệu quả thông qua Cổng TMĐT ChợĐiệnTử;
1.3.1.3 Tư vấn trọn gói CNTT
² Dịch vụ tư vấn dự án của PeaceSoft bao trùm tất cả các khâu của một dự án ứng dụng CNTT cỡ vừa - lớn và mang tính chiến lược đối với tổ chức, bao gồm:
- Khảo sát thực trạng và quy trình nghiệp vụ, tìm kiếm những điểm khả ứng CNTT, lên ý tưởng & lập dự án khả thi;
- Kết hợp với chủ đầu tư tìm kiếm nguồn vốn (nếu cần thiết);
- Xây dựng hồ sơ mời thầu & trình tự đấu thầu, tìm kiếm các đơn vị có năng lực tham gia dự thầu;
- Mời các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực cùng tham gia vào khâu thẩm định & đánh giá hồ sơ dự thầu từ các nhà thầu;
- Giám sát thi công, đảm bảo chất lượng công trình.
² Một số kết quả tư vấn thành công tiêu biểu của PeaceSoft gồm có:
- Dự án tin học hóa tổng thể ngành Y tế thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, trị giá gần 5 tỷ VNĐ;
- Dự án xây dựng Hệ thống thông tin Thị trường lao động, Bộ LĐTB&XH;
- Dự án xây dựng Cổng thông tin Bắc Bộ;
² Ngoài ra dịch vụ tư vấn của PeaceSoft còn thể hiện trong quá trình thực hiện dự án với khách hàng như: lựa chọn giải pháp nào cho phù hợp, sản phẩm cần có những chức năng gì, cần lường trước những khó khăn hay rủi ro nào, quy trình bảo mật cần thiết lập ra sao, chuẩn thông tin cần xây dựng thế nào cho chuyên nghiệp... Phí tư vấn được tính như sau: tính thông qua hợp đồng dự án tư vấn trọn gói; miễn phí tư vấn trong các dự án mà PeaceSoft thi công; tư vấn theo vụ việc, tính phí theo giờ tư vấn.
Bằng sự dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng CNTT và quản lý dự án, cùng với tinh thần trách nhiệm cao, công ty Peacesoft luôn cam kết đem lại những lời khuyên và sản phẩm có chất lượng cao và tiết kiệm nhất giúp đem lại những hiệu quả ưng ý nhất từ ứng dụng CNTT đến cho khách hàng.
1.3.2 Đặc điểm về thị trường
1.3.2.1 Đặc điểm của thị trường TMĐT ở Việt Nam
a. Khái quát chung về TMĐT và phương thức TTTT trong giao dịch TMĐT
Ø Về thương mại điện tử
² Khái niệm
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch(nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). . TMĐT là phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Nó cho phép một công ty cho dù là nhỏ nhất có thể đưa các sản phẩm hoặc thông điệp của mình ra tòan cầu với chi phí thấp nhất.
² Các đặc trưng của TMĐT
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả moi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nghiệp dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê... mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực – đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa dịch vụ trên mạng máy tính.
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo, America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các trang web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.
² Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT gồm: thư điện tử; thanh toán điện tử; bán lẻ hàng hóa hữu hình; trao đổi dữ liệu điện tử; truyền dung liệu (trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery)). TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
² Vai trò của TMĐT
- Đối với doanh nghiệp: thu thập được nhiều thông tin về thị trường và đối tác; giúp giảm chi phí sản xuất, bán hàng và tiếp thị; tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ với các đối tác; tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
- Đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng tham gia vào TMĐT cũng có lợi là không mất thời gian và chi phí để đi cửa hàng, phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng hơn vì có thể truy cập vào nhiều website, tiếp cận trực tiếp với nhiều nhà cung cấp hàng hóa khác nhau trong và ngoài nước.
- Đối với Chính phủ: nhờ có TMĐT với tốc độ truyền tải thông tin nhanh hơn, Chính phủ sẽ có thể kịp thời giải quyết nhiều việc ở các vùng xa xôi, cắt giảm và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong các cơ quan nhà nước. Việc công khai đưa lên mạng các chính sách, quy định sẽ giúp cho việc giao dịch giữa Chính phủ với nhân dân và với các doanh nghiệp được thuận tiện hơn, tốc độ phổ biến thông tin nhanh hơn đồng thời Chính phủ cũng nhanh chóng nắm bắt các phản hồi từ phía doanh nghiệp và người dân để từ đó hoàn thiện tốt hơn các chính sách, quy định, giảm phiền hà. Ngoài ra, nhờ có TMĐT việc giao dịch giữa Chính phủ các nước sẽ nhanh hơn và tiết kiệm được chi phí.
Ø Về phương thức thanh toán trực tuyến (thanh toán điện tử) trong giao dịch TMĐT
² Khái niệm
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điêp điện tử (electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt, các thông điệp này thực hiện việc tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Ví dụ: trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng… thực chất đều là thanh toán điện tử.
² Các lĩnh vực của thanh toán trực tuyến
Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới, đó là:
È Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
Trao đổi dữ liệu điện tử tài._. chính (Financial Electronic Data Interchange) gọi tắt là FEDI chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.
È Tiền mặt Internet
Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet. Hình thức này còn có tên là “tiền mặt số hóa” (digital cash), hoạt động dựa trên công nghệ đặc thù tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, phạm vi áp dụng trong một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau. Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ rồi dùng mạng Internet đó thanh toán cho người bán hàng. Thanh toán tiền Internet đang trên đà phát triển nhanh với những ưu điểm như sau:
- Có thể dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp không đáng kể);
- Không đòi hỏi phải có một quy chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các chủ thể thanh toán là vô danh;
- Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.
È Túi tiền điện tử
Túi tiền điện tử (electronic purse) – còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt Internet, hiện nay loại thẻ phổ biến của hình thức này là thẻ thông minh. Thẻ thông minh (smart card) (còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card)) nhìn bề ngoài giống như thẻ tín dụng nhưng ở mặt sau của thẻ thay cho dải từ là một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu giữ tiền số hóa, tiền này được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ và chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc có thư yêu cầu được xác thực là đúng (như xác nhận thanh toán hóa đơn).
È Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking) và giao dịch chứng khoán số hóa (digital securities trading)
Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm có các hệ thống nhỏ như sau:
- Hệ thống thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiot, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, hỏi đáp thông tin;
- Hệ thống thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị, các doanh nghiệp);
- Hệ thống thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng;
- Hệ thống thanh toán giữa các hệ thống ngân hàng với nhau.
b. Đặc điểm của thị trường TMĐT ở Việt Nam
Ø Các mặt tích cực
Theo mạng Visa, Việt Nam là nước đứng thứ ba về tốc độ phát triển thương mại điện tử trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ; với doanh số bán đạt 600 tỷ USD trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 44% năm 2008, có tiềm năng đạt 1 tỷ USD vào năm 2015 (so với thị trường TMĐT Trung Quốc với gần 20 tỷ USD năm 2008); có hạ tầng công nghệ thông tin, thanh toán, vận chuyển…đang tiếp tục hoàn thiện nhanh; các dịch vụ trực tuyến đang bùng nổ về nội dung, tốc độ phát triển cùng các player tham gia thị trường. Tính đến năm 2007, đã có 92% doanh nghiệp có kết nối Internet, trong đó 82% dùng dịch vụ ADSL. Hiện nay những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử đã xuất hiện liên tục. Mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và mang lại doanh thu khá lớn. Có thể thấy tâm lý và thói quen mua sắm đã bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của TMĐT. Hiện tại ở Việt Nam lượng người dân sử dụng Internet đã đạt tỷ lệ 24,9/100 dân. Với con số 20,2 triệu người dân trong nước sử dụng Internet và hơn 30% doanh nghiệp có website đã tạo ra nhu cầu về một giải pháp thanh toán toàn diện, cho phép khách hàng thẻ có thể thanh toán trên các kênh điện tử (internet, điện thoại di động). Tỷ lệ dân số trẻ đang là một thuận lợi không nhỏ thúc đẩy thanh toán trực tuyến phát triển, cái may mắn đó của chúng ta với việc đối tượng mua sắm chủ yếu là giới trẻ có trình độ tiếp cận công nghệ tốt nên rào cản trước mắt khi tiếp cận với hình thức thanh toán mới này là trình độ và nhận thức của người sử dụng dịch vụ sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Sau đây là bảng số liệu thống kê tiềm năng người dùng Internet tại Việt Nam:
Biểu đồ 1.1
Số liệu thống kê tiềm năng người dùng Internet tại Việt Nam
Trong thời gian qua, việc triển khai áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến ở nước ta đã đạt được một số thành công đáng kể như: hình thành một số cổng thanh toán trực tuyến hoạt động có hiệu quả tiêu biểu nổi lên các cổng thanh toán sau: cổng thanh toán OnePay, cổng thanh toán Đông Á, thanh toán điện tử F@st MobiPay, Ví điện tử MobiVi, ví điện tử Payoo, ví điện tử VnMart, ví điện tử netCASH – PayNet; đã tiến hành triển khai thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua các kênh Internet Banking/Mobile banking/SMS Banking ở một số ngân hàng (Đông Á, Vietcombank, Techcombank, SHB, BIDV, ACB…). Khi ghé thăm một số trang web mua bán, người tiêu dùng tại Việt Nam hiện có thể thực hiện thanh toán bằng nhiều hình thức. Từ trước đây, trong giao dịch TMĐT thường phổ biến các hình thức thanh toán là trả tiền mặt khi giao hàng, chuyển khoản qua ngân hàng, gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế; và gần đây đang dần dần phổ biến hình thức thanh toán mới- thanh toán trực tuyến. Cụ thể như sau:
È Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền.
È Chuyển khoản ngân hàng: Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Cách thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau, không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro nhất định cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
È Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế: trong trường hợp người mua hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể dùng cách này. Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền; tùy dịch vụ của từng ngân hàng, mức phí có thể là vài chục nghìn đồng.
È Thanh toán trực tuyến: Một số website tại Việt Nam đã có hình thức thanh toán trực tuyến giúp cho việc mua hàng và thanh toán đơn giản, tiện lợi.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khách háng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect24 Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
Bên cạnh đó, mặc dù năm 2009 có thể khiển doanh thu của các cổng thanh toán giảm sút do khó khăn kinh tế nói chung, song chính nhu cầu cắt cắt giảm chi phí và thời gian mua hàng sẽ trở thành một động lực thúc đẩy người dân tiếp cận phương thức thanh toán trực tuyến vừa đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Những lợi ích mà thanh toán trực tuyến mang lại sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán trực tuyến phát triển hơn nữa.
Ø Các mặt hạn chế
Theo thống kê của Bộ Thương mại tại trustvn.gov.vn, trong nước có tới 87 trang web hoạt động theo hình thức C2C (customer to customer). Các website 1001shoppings.com,chodientu.vn,aha.com.vn,vietco.com,sieuthihangchatluong.com... là những sàn giao dịch hoạt động có hiệu quả nhất theo xếp hạng của Bộ Thương mại. Tuy nhiên, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) Trần Hữu Linh cũng cho biết quá nửa số địa chỉ nằm trong danh sách nói trên đang trong tình trạng "đắp chiếu" hoặc "nằm chơi", "hoạt động C2C của Việt Nam còn rất sơ khai", ông Linh kết luận.
Theo nhận định của một số chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp đa phần chỉ dừng ở mức độ giới thiệu, quảng bá sản phẩm. TMĐT cá nhân chỉ đơn giản là các hình thức “quảng cáo, rao vặt” chứ chưa có được B2B (Business to Business), B2C (Business to Customer) hay C2C (Customer to Customer) theo đúng nghĩa. Bên cạnh đó, chỉ so sánh với các nước trong khu vực, mức ứng dụng NCTT của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn lạc hậu; hoạt động liên ngân hàng cũng đã được triển khai thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả cho tất cả các ngân hàng trên khắp cả nước dẫn đến khó thực hiện giao dịch tại các địa bàn khác nhau và thậm chí gặp khó khăn trong thực hiện các giao dịch điện tử ở các chi nhánh khác nhau của cùng một ngân hàng.
Lướt qua hầu hết các website và sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay thì hầu hết khách hàng truy cập vào vẫn chỉ dừng lại ở xem hàng và tham khảo giá mà chưa có động tác mạnh tay hơn là click vào giỏ đặt hàng và thanh toán. Điều đó có nghĩa rằng, khách hàng vẫn còn chưa thực sự an tâm khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến hoặc đã tin tưởng nhưng không biết làm thế nào để có thể mua hàng trực tuyến. Thực tế thách thức lớn nhất trong TMĐT ở Việt Nam là làm sao để cân bằng lợi ích của các bên tham gia giao dịch; việc người Việt Nam chưa tự tin trong giao dịch điện tử có nhiều nguyên nhân, không chỉ là thói quen hay tâm lý, mà còn là doanh nghiệp cũng chưa tạo được niềm tin cho người sử dụng. Giao dịch truyền thống được xem là bất bình đẳng giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng thì trong môi trường TMĐT điều đó còn thể hiện rõ hơn. Hiện tại, nếu so sánh với các trang web TMĐT có uy tín của nước ngoài, chỉ cần đặt hàng, phía bán hàng sẽ nhanh chóng liên lạc, thì ở nhiều trang TMĐT trong nước muốn mua hàng phải chờ đợi và có thể gặp những rắc rối phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hóa, chi phí… nhưng lại không thể giải quyết tranh chấp. Ở các nước, mua hàng qua mạng luôn rẻ hơn mua hàng trực tiếp nhưng ở Việt Nam hiện nay, khách hàng phải trả giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường… Trên lý thuyết, do tiết giảm được khá nhiều chi phí mặt bằng, nhân sự, giá hàng hóa được bày bán trên mạng phải thấp hơn 20-30% so với kênh truyền thống. Thế nhưng thực tế, giá hàng hóa bán ở các trang TMĐT Việt Nam đôi khi còn cao hơn sau khi cộng các chi phí phát sinh, nhất là chi phí vận chuyển.
Thông tin giữa doanh nghiệp TMĐT và công ty dịch vụ thanh toán trực tuyến được đảm bảo an toàn bằng chữ ký số và xác thực địa chỉ mạng. Tuy vậy, thanh toán trong TMĐT Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về chi phí và an toàn trong giao dịch. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, một phần vì phí giao dịch quá cao trong khi người mua chưa chấp nhận chi trả khoản phí này. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, chi phí cho mỗi giao dịch khoảng 3-4% giá trị đơn hàng. Thêm nữa, số người sử dụng thẻ tín dụng ở nước ta chưa nhiều trong khi nhiều tính năng của thẻ ATM vẫn chưa được khai thác đúng mức. Hiện tại vẫn còn rất ít các doanh nghiệp TMĐT áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trong khi chủ yếu vẫn là hình thức chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt khi giao hàng, chuyển tiền qua bưu điện.
Theo số liệu của Cục TMĐT&CNTT (Bộ Công Thương), mặc dù Việt Nam có hơn 20 triệu lượt người sử dụng Internet song chỉ có khoảng 3% tổng số trên thực hiện các giao dịch thanh toán qua mạng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện vẫn chưa có một mô hình phù hợp đặc điểm tiêu dùng của người Việt. Các khó khăn tiêu biểu mà các đối tượng tham gia thanh toán trực tuyến đều gặp phải đó là: sự khó khăn trong việc quyết toán thuế đối với các chứng từ có liên quan tới công nghệ; bên cạnh đó không thể không kể tới các trở ngại khi nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp, hệ khung thanh toán điện tử còn bất cập, vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng và cuối cùng là hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.3.2.2 Về thị trường chính và khách hàng chính của công ty
a. Về thị trường chính của công ty
- Thị trường đầu ra: các đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà công ty hướng tới gồm:
+ Người Việt Nam có thu nhập khá, ổn định, có hiểu biết về internet và TMĐT;
+ Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tham gia TMĐT để giới thiệu hàng hóa/sản phẩm hoặc dịch vụ của mình; tìm hiểu, nghiên cứu và mở rộng thị trường; xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng; mở kênh tiếp thị trực tuyến; tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu; tìm cơ hội xuất khẩu…
+ Ngoài ra công ty cũng chú trọng hướng tới một thị trường đặc biệt hơn đó là các du khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.
- Thị trường đầu vào: là các dịch vụ và sản phẩm có thể triển khai được trên mạng; đối với công ty PeaceSoft tập trung chú trọng vào các loại hình dịch vụ và sản phẩm như sau:
+ Về dịch vụ: các phần mềm và dịch vụ máy tính; thiết kế và bảo trì trang web; các dịch vụ đấu giá.
+ Về sản phẩm: điểm mạnh của công ty là tập trung vào các mặt hàng điện tử, hàng công nghệ cao, ngoài ra thị trường đầu vào mà công ty hướng tới còn là rất nhiều các chủng loại sản phẩm như sách, đĩa CD, phim ảnh, quần áo, đồ trang sức, mỹ phẩm, dược phẩm…
b. Các khách hàng chính của công ty
Ø Các trường đại học:
PeaceSoft đã thiết lập và duy trì mối quan hệ vững chắc, lâu bền và tin cậy dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chu đáo với nhiều các khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có các gương mặt tiêu biểu của các tổ chức và doanh nghiệp lớn.
Một số khách hàng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
+ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (NEU): Tư vấn & cung cấp giải pháp Cổng thông tin điện tử tích hợp trên Internet và trong Intranet;
+ Đại học Sư phạm: Phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập;
+ Dự án Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục: Tư vấn & triển khai dự án;
+ Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Cổng thông tin;
+ Đại học Thủy Lợi Hà Nội: Cổng thông tin;
+ Đại học Văn hóa Hà Nội: Trang Web thông tin thư viện.
Ø Các Bộ, Ban ngành:
PeaceSoft đã thiết lập và duy trì mối quan hệ vững chắc, lâu bền và tin cậy dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chu đáo với nhiều các khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có các gương mặt tiêu biểu của các tổ chức và doanh nghiệp lớn.
Một số khách hàng thuộc khối chính phủ, bộ, ban, ngành:
+ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV): Dự án Cổng thông tin giải trí cho các chương trình truyền hình;
+ Sở Y tế Hà Nội (HHS): Tư vấn tin học hóa tổng thể toàn ngành; Cung cấp thiết bị & tích hợp hệ thống; Triển khai phần dịch vụ hành chính công; Cung cấp giải pháp Cổng thông tin;
+ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA): Tư vấn tổng thể, triển khai giải pháp Cổng thông tin thị trường lao động & phân tích CSDL việc làm;
+ Bộ Y tế (MOH), Sở Y tế và các tỉnh - thành Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Tuyên Quang, Học viện Quân y: Tư vấn & cung cấp thiết bị & giải pháp bản đồ trực tuyến phòng chống thảm họa;
+ Bộ Nông nghiệp: Hệ thống Đánh giá và Quản lý chất lượng hàng nông sản;
+ Hội Địa -Tin học Việt - Nhật (JVGC): Giải pháp Email Robot hỗ trợ thu thập dữ liệu từ xa qua XML email và một số giải pháp web-GIS ứng dụng trong lĩnh vực lịch sử và khảo cổ;
+ Microsoft Việt Nam (MSVN): Giải pháp DEMO Chính phủ điện tử trên nền các sản phẩm công nghệ của Microsoft;
+ Báo Lao Động: Cổng thông tin việc làm;
+ Báo Giáo dục TP.HCM: Báo điện tử;
+ Báo Thương mại (Bộ Thương Mại): Cổng thông tin du lịch;
+ Tạp chí Thế giới Vi tính (PCWorld Vietnam): Cổng thông tin hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm công nghệ Mua gì? - Ở đâu?;
c. Các đối tác của công ty
Ø Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG (US) :
Được thành lập từ năm 1964, IDG (Mỹ) là Tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, truyền thông, nghiên cứu thị trường và tổ chức các sự kiện lớn cho các doanh nghiệp. Vào năm 2007, doanh số của IDG vào khoảng 3,02 tỉ USD với hơn 13,640 nhân viên trên toàn thế giới.
DG Ventures là một chuỗi quỹ đầu tư mạo hiểm có mạng lưới toàn cầu đang quản lý hơn 2 tỷ đô la. Trong 15 năm qua, các quỹ này đã đầu tư vào hơn 220 công ty. Hệ thống IDG Ventures gồm 6 quỹ đầu tư hoạt động độc lập ở Bắc Mỹ và châu Á. Mỗi quỹ đầu tư đại diện cho tập đoàn của mình là International Data Group (IDG) - tập đoàn truyền thông công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, được toàn quyền quyết định việc đầu tư. Dựa trên nền tảng vững chắc của IDG - kết hợp giữa lĩnh vực xuất bản toàn cầu, nghiên cứu thị trường (IDC), tổ chức sự kiện và hội thảo cùng với bề dày kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển các công ty mới khởi sự; mỗi quỹ đầu tư của IDG Ventures sẽ giúp các công ty hiểu hơn về thị trường cũng như thúc đẩy họ tiến nhanh hơn trong quá trình cạnh tranh. Với các quỹ đầu tư có trụ sở tại Boston, San Francisco, Ấn Độ, Hàn Quốc, nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc và Việt Nam, hệ thống IDG Ventures đã đem đến tầm nhìn mang tính toàn cầu và sự am hiểu thị trường địa phương góp phần tạo điều kiện cho các công ty phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến giai đoạn mang tầm vóc quốc tế.
IDG chính thức đầu tư vào PeaceSoft từ tháng 03/2005 vào việc phát triển Cổng Thương mại Điện tử CHỢĐIỆNTỬ.VN.
Ø SoftBank (Japan):
Softbank là Tập đoàn Tin học số 1 Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm, Internet, điện thoại di động, máy dịch ngôn ngữ điện tử, xuất bản tạp chí tin học. Cuối những năm 90 thế kỷ XX, Tập đoàn này được định giá trên 100 tỉ USD trên thị trường chứng khoán.
Softbank tham gia góp vốn với rất nhiều tập đoàn tin học khác như: Microsoft, Yahoo, Novell, CyberCash, Comdex, ZiffDavis. Mới đây nhất, Soft bank đã làm tốn bao nhiêu giấy mực của giới truyền thông về việc bỏ ra tới 12,8 tỉ Euro, tương đương với 15,5 tỉ USD để mua toàn bộ hệ thống kinh doanh của Vodafone tại Nhật Bản. Với phi vụ này, Tập đoàn Softbank đã trở thành Tập đoàn kinh doanh phần mềm lớn của Nhật Bản với hơn 1.000 nhân viên ở Nhật và hơn 500 nhân viên ở Mỹ. Năm 1996, Softbank bỏ ra 100 nghìn USD để mua lại quyền được sử dụng hệ thống Yahoo tại Nhật Bản. Sự xuất hiện của hệ thống Yahoo trên đất đã thổi một luồng gió mới vào thị trường Internet nước này. Tập đoàn NTT Docomo trước kia gần như độc quyền một mình một thị trường, nay đã gặp phải đối thủ xứng đáng. Softbank đầu tư phát triển Internet băng thông rộng, tốc độ Internet rất nhanh, khiến cả nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn sôi sục mở tài khoản sử dụng Internet. Và Softbank đã nhanh chóng chiếm tới 1/3 thị phần với hàng triệu thuê bao.
Mặc dù mới xuất hiện, thời gian đầu lại tốn kém thuê đường truyền của các công ty khác, nhưng Softbank đã nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng nhờ tiện ích và nhất là sự phong phú của các dịch vụ. Đặc biệt, qua Internet tốc độ cao do Softbank phục vụ, khách hàng có thể sử dụng điện thoại giá rẻ. Và đây chính là một độc chiêu để Softbank cạnh tranh với các đối thủ của mình trên thị trường viễn thông vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, Softbank có một đội ngũ kỹ thuật viên tài ba, đã phát minh ra loại modem riêng dùng cho băng thông rộng. Chính nhờ modem này mà khách hàng của Softbank có thể được tiếp cận với hàng trăm kênh truyền hình kỹ thuật số, hay các kênh video chất lượng cao. Softbank còn đi đầu trong khai thác kinh doanh lĩnh vực giải trí bằng các phương tiện công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Softbank còn triển khai các hoạt động marketing bài bản và thường xuyên. Để thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo, Softbank không chỉ dùng những tờ rơi hay băng rôn, mà còn có những chiến dịch tặng khách hàng modem băng thông rộng, thực hiện dịch vụ lắp đặt miễn phí. Chỉ hơn 3 năm sau, từ 100.000 USD đầu tư ban đầu, Yahoo tại Nhật Bản đã được định giá tới 14 tỉ USD ở thời kỳ đỉnh cao của thời kinh tế dot.com vào năm cuối cùng của thế kỷ XX. Từ kinh nghiệm đầu tư với Yahoo, cùng với tham vọng lớn, dần dần Softbank đã trở thành nhà đầu tư cho rất nhiều công ty, tập đoàn khác. Softbank còn được coi là “bà đỡ” của nhiều công ty tin học khi mới ra đời. Tập đoàn Alibaba.com của tỉ phú Trung Quốc mới nổi Jack Ma là một ví dụ tiêu biểu khi Softbank đã mạnh dạn đầu tư 20 triệu USD cho Jack Ma thành lập công ty. Ngoài ra, Softbank đã tham gia góp vốn vào 500 công ty tin học và công nghệ cao.
Hiện nay, Softbank là cổ đông lớn của 4 trong số 12 tập đoàn kinh doanh Internet lớn nhất thế giới. Với 2 đại gia, trong đó là GeoCities và ZDNet. Sau khi mua lại Công ty Vodafone Nhật Bản, Softbank đã có ngay được trên 15 triệu thuê bao cùng hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng lưới điện thoại di động. Chiến lược phát triển và mục tiêu trở thành số 1 của Softbank trong lĩnh vực điện thoại di động
Softbank chính thức đầu tư tư vào PeaceSoft từ tháng 09/2008 vào việc phát triển Cổng Thương mại Điện tử CHỢĐIỆNTỬ.VN.
Ø eBay(US):
Thành lập năm 1995, tập đoàn eBay kết nối hàng trăm triệu người trên toàn thế giới mỗi ngày, cho phép họ có thể khám phá những cơ hội mới và đổi mới cùng nhau. Tập đoàn eBay làm được điều này bằng cách cung cấp những sàn Internet cho sự lựa chọn thương mại, thanh toán và truyền thông toàn cầu. Ngày từ lúc khởi đầu, tập đoàn eBay đã mở rộng để sở hữu một số trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới như eBay, PayPal, Skype, StubHub, Shopping.com và một số trang web khác.
Hiện nay có hơn 200 triệu người sử dụng eBay trên toàn cầu, và 80 triệu trang đăng hàng trực tuyến vào mọi thời điểm. eBay hiện diện tại 40 thị trường trên toàn thế giới và cung cấp sân chơi cho cả người bán và người mua.
Tiền thân là một trang web bán các bộ sưu tập và hàng độc, eBay đã phát triển thành một thị trường nơi mà bạn có thể mua bán hầu như mọi thứ. Từ các vật phẩm thông dụng như điện thoại di động, DVD, sách cho đến quần áo, bộ sưu tập và cả xe hơi. Mua bán trên eBay vui và dễ dàng, và bạn sẽ không thể nào biết điều bạn sẽ khám phá. Món hàng đắt giá nhất từng được bán trên eBay cho đến nay là một máy bay trực thăng tư nhân trị giá 4,9 triệu đô.
Tập đoàn eBay chính thức bắt tay hợp tác chia sẻ thương hiệu và lợi nhuận cùng CHỢĐIỆNTỬ.VN vào tháng 06/2008.
1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức nhân sự PeaceSoft: tổng số nhân sự của PeaceSoft hiện là 84 người, trong đó có 57 người làm việc ở Hà Nội, 27 người làm việc ở chi nhánh miền Nam với tuổi đời trung bình là 25 - độ tuổi vừa chín tới và tâm lý làm việc ổn định cho công việc trong ngành công nghiệp CNTT. Ở công ty không có khái niệm phân biệt tuổi tác mà chỉ có sự phân chia thứ bậc dựa trên năng lực làm việc và khả năng đóng góp lợi ích cho tập thể.
Công ty có tỷ lệ nhân viên nam và nhân viên nữ tương đối cân bằng, đa số các nhân viên đều tốt nghiệp đại học, với tuổi nghề từ 2-7 năm, là một đội ngũ những con người trẻ đầy tinh thần sáng tạo và hết mình vì công việc. Tất cả các nhân viên trong công ty đều sử dụng thành thạo máy vi tính và mạng internet.
Các nhân viên luôn được tạo điều kiện làm việc trong một môi trường năng động, nhiều thử thách, có cơ hội được đào tạo nâng cao nghiệp vụ thường xuyên; được làm việc cùng với những chuyên gia hàng đầu Việt Nam và đối tác nước ngoài đến từ các tập đoàn hàng đầu thế giới; được tham gia vào môi trường văn hóa sôi nổi, với nhiều hoạt động thường xuyên. Nhân viên làm việc có chế độ tăng lương cơ bản định kỳ, tạo sự ổn định trong công việc, được hưởng Bảo hiểm Xã hội theo qui định và nhiều phúc lợi khác, có cơ hội thăng tiến không giới hạn cho người có năng lực, tâm huyết và ý định gắn bó lâu dài.
Mọi vị trí - kể cả cao nhất - luôn chờ đón những người có năng lực và phù hợp nhất thử sức phát triển công ty. Một cán bộ mới trở thành nhà quản lý với hàng chục nhân viên, có tổng thu nhập hấp dẫn chỉ sau 6 tháng nỗ lực cống hiến là một kịch bản được đón chào tại PeaceSoft - một công ty có một môi trường văn hóa công ty rất lành mạnh và vui vẻ!
1.5 Đặc điểm về phương tiện cơ sở vật chất
Mọi công việc trong công ty hầu như tất cả đều được thực hiện trên máy vi tính, mạng internet và mạng LAN trong nội bộ công ty. Mỗi nhân viên đều được trang bị một máy vi tính riêng và một bộ bàn ghế để thuận tiện cho công việc của từng người.
Ngoài ra còn có các phương tiện cơ sở vật chất như: quạt điện, điện thoại bàn, máy fax, máy in, két đựng tiền, máy điều hòa, bàn ghế, đèn thắp sáng, các dụng cụ văn phòng phẩm, đồ dùng tiếp khách phục vụ nước nôi cho nhân viên…
Văn phòng công ty có khoảng 20 máy chủ (server), các máy chủ có chức năng là hệ thống vận hành hoạt động của chodientu.vn, ebay.chodientu.vn, nganluong.vn, 4mua.vn; hệ thống Server khách hàng dành cho dự án ngoài của Peacesoft, trong đó gồm các máy chủ có chức năng như: Webserver, Database server, Stogare server, Backup server, Server Firewall và Loadblancing server. Hệ thống server của Peacesoft luôn được đầu tư nâng cấp về cả phần cứng, hệ thống bảo mật và dịch vụ dành cho server. Công ty luôn tạo điều kiện về trang thiết bị, về PC laptop dành cho nhân viên cũng như hệ thống mạng, phần mềm quản lý, phần mềm chuyên dụng…
1.6 Đặc điểm về tài chính
Tổng vốn điều lệ của công ty là 11.100.000.000 (mười một tỷ đồng một trăm triệu đồng). Là công ty liên doanh với nước ngoài, công ty được hỗ trợ đầu tư vốn từ đối tác nước ngoài, ngoài ra trong cơ cấu vốn còn có sự đóng góp của các cổ đông công ty (trong số các cổ đông có bao gồm cả các nhà đầu tư). Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 11.100.000.000 (mười một tỷ) với mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phiếu. Tất cả nguồn vốn này được Công ty sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả. Tình hình tài chính của công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán và bảng phân tích dưới đây:
Biểu 1.1
Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN
STT
CHỈ TIÊU
SỐ CUỐI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
1
A. Tài sản ngắn hạn (1 = 2 + 3 + 4 + 5 + 6)
21.896.902.066
7.366.469.805
2
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3.507.309.674
1.019.644.212
3
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
7.450.000.000
4.317.450.369
4
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
7.537.472.062
1.776.000.000
5
IV. Hàng tồn kho
188.194.399
3.999.000
6
V. Tài sản ngắn hạn khác
3.213.925.931
249.376.224
7
B. Tài sản dài hạn (7 = 8 + 12 + 13 + 14)
8.420.876.135
6.720.254.066
8
I. Tài sản cố định (8 = 9 + 10 + 11)
7.334.519.602
6.321.434.534
9
1. Nguyên giá
7.931.469.908
6.631.907.826
10
2. Giá trị hao mòn lũy kế
(596.950.306)
(310.473.292)
11
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
-
-
12
II. Bất động sản đầu tư
-
-
13
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
14
IV. Tài sản dài hạn khác
86.356.533
398.819.532
15
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
30.317.778.201
14.086.723.871
NGUỒN VỐN
STT
CHỈ TIÊU
SỐ CUỐI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
1
A. Nợ phải trả (1 = 2 + 3)
7.728.323.938
2.841.536.826
2
I. Nợ ngắn hạn
7.528.323.938
2.636.736.826
3
II. Nợ dài hạn
200.000.000
204.800.000
4
B. Vốn chủ sở hữu (4 = 5 + 10)
22.582.440.731
11.245.187.045
5
I. Vốn chủ sở hữu (5 = 6 + 7 + 8 + 9)
22.582.440.731
11.238.273.376
6
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
11.100.000.000
11.100.000.000
7
2. Thặng dư vốn cổ phần
5.732.490.093
-
8
3. Vốn khác của chủ sở hữu
5.609.680.000
-
9
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
140.270.638
138.273.376
10
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
7.013.532
6.913.669
11
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
30.317.778.201
14.086.723.871
Biểu 1.2
Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
STT
CHỈ TIÊU
SỐ CUỐI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
1
I. Cơ cấu tài sản
2
1. Hệ số đầu tư TSCĐ = TSCĐ/Tổng TS
0.242
0.449
3
2. Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng khấu hao lũy kế/Nguyên giá
(0.075)
(0.047)
4
II. Cơ cấu vốn
5
Hệ số tự tài trợ = VCSH/Tổng NV
0.745
0.798
6
III. Khả năng thanh toán
7
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSNH/Nợ ngắn hạn
2.909
2.794
8
2. Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH-tồn kho)/Nợ ngắn hạn
2.884
2.792
9
3. Khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền/Nợ ngắn hạn
0.466
0.387
10
IV. Cơ cấu nợ của doanh nghiệp
11
1. Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản
0.007
0.015
12
2. Tổng nợ dài hạn/Vốn CSH
0.009
0.018
Từ bảng trên ta có thể nhận xét về tình hình tài chính của công ty năm 2008 như sau:
² Về cơ cấu tài sản: Hệ số đầu tư tài sản cố định của công ty lúc cuối năm giảm đi từ 0,449 xuống còn 0,242 chứng tỏ trong năm công ty đã ít đầu tư hơn vào TSCĐ; Hệ số hao mòn TSCĐ lúc cuối năm tăng lên từ 0,047 lên 0,075, điều này là đương nhiên vì công ty vẫn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như bình thường.
² Về cơ cấu vốn: Hệ số tự tài trợ lớn chứng tỏ công ty có khả năng độc lập và tự chủ về tài chính mạnh.
² Về khả năng thanh toán: Ở cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2008, công ty đều có các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh >1, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền nằm trong khoảng (0,3 – 0,5); bên cạnh đó các hệ số này đều có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy công ty đang trong tình trạng rất an toàn về khả năng thanh toán và đang hoạt động kinh doanh rất tốt, tuy nhiên vì vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên lợi nhuận mang lại như vậy chỉ mới là bước đầu và chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.
² Về cơ cấu nợ: 2 hệ số tổng nợ dài hạn/tổng tài sản và hệ số tổng nợ dài hạn/vốn CSH ở cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2008 đều thấp và đều có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ AN TOÀN VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM HÒA BÌNH
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.1. Tình hình về hiệu quả hoạt động trong từng lĩnh vực
2.1.1.1 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty
Những sản phẩm tiêu biểu liên quan đến lĩnh vực TMĐT và có sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến của PeaceSo._. Bán
2.1 Ðăng sản phẩm có quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba và khi có thông báo hợp lý của bên thứ ba với Chợ điện tử?
Xóa tin đang vi phạm
2.2 Ðăng sản phẩm trong danh sách sản phẩm cấm bán
Xóa tin đăng bán và khóa tài khoản trong 30 ngày
2.3 Nội dung đăng tin không trung thực
Xóa tin đăng bán
2.4 Nội dung đăng tin có tính chất khiêu dâm hoặc có chứa hành động khiêu dâm.
Xóa tin đăng bán và khóa tài khoản trong 30 ngày
2.5 Nội dung tin đăng tỏ ra trách nhiệm pháp lý cho chúng tôi hoặc gây mất toàn bộ hoặc một phần những dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ mang cho chúng tôi hoặc các nhà cung cấp khác.
Xóa tin đăng bán và khóa vinh viễn tài khoản
2.6 Không chuyển hàng cho người mua khi người mua đã chuyển tiền mua hàng
Khóa tài khoản trong vòng 15 ngày
2.7 Không chuyển hàng cho người mua và khi người mua đã chuyển tiền mua hàng và vi phạm 2 lần trong vòng 30 ngày.
Khóa tài khoản trong vòng 45 ngày
2.8 Chuyển hàng chậm cho người mua đã thanh toán tiền mua hàng sau 5 ngày kể từ ngày người bán nhận hóa đơn và trung gian nhận được tiền của người mua. Và: Vi phạm 3 lần trong vòng 30 ngày
Khóa tài khoản trong vòng 15 ngày
2.9 Bán sản phẩm "khác biệt hoàn toàn nội dung mô tả"Và: vi phạm 3 lần trong vòng 30 ngày
Khóa tài khoản trong vòng 60 ngày
2.10 Người bán Ðảm bảo vi phạm khi giao dịch với người mua
Phạt theo quy định chung về người bán và phạt tiền theo quy định riêng của Chương trình Người bán đảm bảo và bảo hiểm giao dịch
III. Khác
3.1 Điểm uy tín bị âm 4 (- 4)
Khóa tài khoản vĩnh viễn
3.2 Ðánh giá xấu “không xác đáng” thành viên giao dịch
Xóa đánh giá và khóa tài khoản trong 15 ngày
3.3 Spam tin đăng/lời nhắn/bình luận sản phẩm/chat
Xóa tin spam
3.4 Bình luận nhảm gây rối hoạt động bán hàng của người bán như chê bai không có cơ sở, cản trở thành viên khác đặt giá...
Xóa bình luận/nhận định và khóa tài khoản từ 15 ngày đến vĩnh viễn tùy mức độ vi phạm
3.5 Tiến hành những hành động phá hoại khác qua đó gây hậu quả xấu đến hoạt động, lợi ích, tài sản của thành viên khác
Khóa tài khoản từ 15 ngày đến vĩnh viễn tùy mức độ vi phạm
3.6 Sử dụng các công cụ/ Chương trình phá hoại gây ảnh hưởng xấu đến việc vận hành của website ChợĐiệnTử.
Khóa vĩnh viễn tài khoản/IP/Chứng minh thư...và chịu trách nhiệm pháp lý nếu có
3.7 Cố tình gây spam, thông tin rác (viết bình luận, tin nhắn...) để tính điểm mua coupon giảm giá
Khóa tài khoản 15 ngày đến vĩnh viễn tùy mức độ vi phạm
3.8 Phát hiện các giao dịch ảo hay những giao dịch mà không có bằng chứng chứng thực (để đánh giá uy tín và kiếm điểm giao dịch)
Khóa tài khoản 15 ngày đồng thời xóa điểm giao dịch
Khi bị khóa tài khoản, các sản phẩm của người bán (gồm cả đấu giá và mua ngay) sẽ tự hết hạn và không còn hiển thị trên sàn giao dịch. Do đó các giao dịch hay phiên đấu giá liên quan tới những sản phẩm này đều sẽ bị hủy bỏ. Các đặt giá liên quan đến giao dịch vi phạm của thành viên này cũng bị xóa bỏ. Những vi phạm khác phát sinh nhưng chưa được liệt kê trong bảng này sẽ được PeaceSoft thẩm lý, xác minh và xử lý tùy mức độ vi phạm mà không cần phải thông báo trước. Các giao dịch trên ebay.chodientu.vn cũng có thể gặp phải các tình huống vi phạm như trên và đều xử lý theo quy định.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế lớn nhất của dịch vụ TTTT trong giao dịch TMĐT tại PeaceSoft hiện nay đó chính là sự mới lạ và chưa thực sự là phương thức thanh toán quen thuộc với người dùng TMĐT Việt Nam. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho PeaceSoft là phải làm sao có thể đưa dịch vụ này thâm nhập được thị trường TMĐT, củng cố lòng tin của khách hàng, thu hút và duy trì các khách hàng trung thành đến với dịch vụ của công ty
Hạn chế thứ hai: TTTT là một hình thức hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam và xuất phát từ sự “non trẻ” đó mà kéo theo rất nhiều thử thách cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có PeaceSoft. Các thử thách đó là: phải đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng và cho giao dịch thanh toán trước tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng và tinh vi hơn (bây giờ có thể chưa gặp các sự cố hay các trường hợp khiếu nại khó xử lý song tương lai thì hoàn toàn có thể), bên cạnh thực tế hệ khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện và chặt chẽ; thử thách thứ hai đó chính là làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ trong điều kiện về hạ tầng công nghệ của PeaceSoft nói riêng cũng như của Việt Nam vẫn đang còn đáp ứng được yêu cầu (hạ tầng công nghệ gồm có: công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ Internet, công nghệ điện tử, công nghệ điện lực, nhân lực được đào tạo và tổ chức hệ thống đào tạo, tiêu chuẩn công nghệ). Tại PeaceSoft đã có cổng thanh toán NgânLượng.vn đủ mạnh, được tổ chức VeriSign chứng nhận và cấp chứng chỉ mã hóa 256 bit nên không thể bị lấy trộm và giải mã thông tin trên đường truyền; song do ảnh hướng tác động của đặc điểm hạ tầng công nghệ ở Việt Nam nói chung nên các mảng như công nghệ viễn thông, công nghệ Internet vẫn chưa thật sự tốt.
Hạn chế thứ ba cũng là do dịch vụ TTTT còn mới mẻ nên ở PeaceSoft cũng chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đa phần mọi người mặc dù đã có kiến thức nền tảng chắc chắn rồi song vẫn còn chưa có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đo đó đa phần các nhân viên hoạt động trong mảng TTTT của công ty đều phải vừa làm vừa tìm hiểu, học hỏi và rút kinh nghiệm. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo PeaceSoft là phải có một phương thức quản lý và lãnh đạo công ty phù hợp với tính chất đặc thù của lĩnh vực TTTT này.
Được biết, kế hoạch trong tương lai website ebay.ChợĐiệnTử.vn không chỉ mua hàng từ ebay mà còn cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam có thể bán hàng trên đó, để làm được điều đó thì bắt buộc công cụ thanh toán của người bán Việt Nam phải đủ sức để đối tác có thể tin cậy mà giao dịch chứ hiện tại điều này là chưa thể được. Từ nhận định trên đặt ra nhiệm vụ cho dịch vụ TTTT tại PeaceSoft phải làm được đó là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ để nhanh chóng thâm nhập và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, cũng như có thể đối phó với những tình huống xấu phát sinh.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ AN TOÀN VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM HÒA BÌNH
3.1.Định hướng chung
Khởi nghiệp từ bàn tay trắng với những sáng lập viên trẻ trung và tâm huyết; PeaceSoft hiểu rõ sức mạnh của con người, coi con người là tài sản trung tâm và giá trị nhất. Công ty đặt mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp như một gia đình, ở đó các thành viên đến từ nhiều phương trời sẽ là những anh em thương yêu đoàn kết, cùng nhau nỗ lực hết mình và để tự hào và có một cuộc sống giàu mạnh vì sự phát triển lớn mạnh của một thực thể xã hội mang tên PeaceSoft mà mình có một phần trong đó.
Tập thể PeaceSoft nỗ lực hàng ngày nhằm xây dựng một môi trường văn hóa trẻ trung, hòa đồng, nhiệt huyết, cầu tiến, hết mình trong công việc để hướng tới phong cách chuyên nghiệp và chất lượng hoàn hảo hơn nữa. Toàn thể Công ty luôn đề cao giá trị chất lượng bằng tinh thần làm việc trách nhiệm, chu đáo và sự khắt khe với chính bản thân mình trong quá trình phục vụ khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất.
Hội đồng cổ đông, các nhà đầu tư và ban lãnh đạo PeaceSoft thấu hiểu rằng: CNTT - một ngành công nghiệp trẻ nhất - và Internet - công cụ liên kết xã hội lớn nhất trong lịch sử - đang ngày càng len sâu và đóng vai trò quan trọng hơn trong từng ngóc ngách của đời sống xã hội; đã và sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho con người hơn bất kỳ nền công nghiệp truyền thống nào khác.
Ban lãnh đạo Công ty luôn xác định nhìn nhận rằng: hiện tuy chỉ là giai đoạn phát triển đầu tiên nhưng các dịch vụ trực tuyến Internet đã cho thấy rõ sức mạnh xã hội cũng như nguồn lợi khổng lồ mà nó có thể mang lại cho các nhà đầu tư. Vì vậy, trở thành một nhà cung cấp dịch vụ GTGT trên nền Internet hàng đầu ở Việt Nam là chiến lược phát triển của PeaceSoft.
Phát triển các sản phẩm phần mềm với chất lượng hoàn hảo theo định hướng ứng dụng Web 2.0 cho phép hoạt động như một dịch vụ trực tuyến, đồng thời duy trì một bộ máy nhân lực tư vấn - sản xuất - kinh doanh giỏi theo một cơ cấu tổ chức đặc biệt cho phép không ngừng mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lớn trên toàn quốc là con đường để PeaceSoft thực hiện thành công chiến lược đó.
Hiện nay, công ty đang có kế hoạch tiếp tục phát triển chodientu thành sàn thương mại điện tử trong nước, phát triển sàn thương mại điện tử ebay.chodientu.vn dành cho người Việt Nam với quốc tế và ngược lại; bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến giữa người mua và người bán thông qua cụ thể như vấn đề liên kết hợp tác với những ngân hàng, vấn đề quản lý tài khoản, nạp tiền chuyển tiền, thanh toán, vấn đề bảo mật hệ thống…
Với tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Thương Mại Điện Tử và Thanh Toán Trực Tuyến theo hình thức B2C và C2C trong nội địa Việt Nam và kết nối Việt Nam với thế giới bằng Thương Mại Điện Tử, góp phần gia tăng giá trị cho người mua, người bán và nhà sản xuất, đóng góp giá trị đáng kể vào phát triển nền kinh tế và đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán trực tuyến trong giao dịch TMĐT của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình
Khi mua hàng và thanh toán trực tuyến, yếu tố an toàn và bảo mật thông tin luôn được đưa lên hàng đầu. Dịch vụ TTTT trong giao dịch TMĐT tại PeaceSoft mới chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường và chưa xảy ra nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm được các giải pháp phòng ngừa thích hợp để có thể nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của phương thức thanh toán này, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.2.1 Duy trì các biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong giao dịch TMĐT của công ty
Ø Công ty cần thường xuyên trao đổi thông tin với các ngân hàng đối tác, các trung tâm an ninh mạng, cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm công nghệ cao và cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT để kịp thời phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng. Đặc biệt là các sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra trong TTTT như: tệ nạn người mua sử dụng thẻ giả hoặc đánh cắp tài khoản của người khác để thanh toán tiền hàng; khi NgânLượng.vn được tích hợp với các website bán hàng khác để làm công cụ thanh toán cho các website đó thì rất có thể gặp tình huống người mua thanh toán tiền cho một trang web lừa đảo (phishing); các tình huống nghiêm trọng như vậy thì cần phải có sự phối hợp của tất cả các cơ quan trên thì mới có thể giải quyết ổn thỏa được.
Ø Cần chú trọng hơn tới cơ sở pháp lý của các giao dịch điện tử, trong đó nổi cộm lên 2 vấn đề là cơ sở pháp lý của các hợp đồng điện tử và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.
² Về cơ sở pháp lý của các hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là nhân tố quan trọng trong hệ thống pháp luật về TMĐT và nó có ảnh hưởng đến các vấn đề pháp lý khác của TMĐT, đây được coi là nhân tố then chốt cho bất cứ một hệ thống pháp lý của bất cứ một quốc gia nào về TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần đảm bảo có sự sáng tỏ một loạt vấn đề trong hợp đồng điện tử như: chữ ký điện tử, văn bản điện tử, giao dịch điện tử, thời điểm giao kết hợp đồng, vấn đề chủ thể tham gia hợp đồng, thanh toán trong hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp…
² Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng
Trong giao dịch TMĐT, quy cách hàng hóa, chất lượng hàng hóa đều ở dạng số, người mua không có điều kiện biết được chất lượng hàng hóa trước khi mua. Cho nên sự rủi ro đối với người mua trong TMĐT sẽ cao hơn so với thương mại truyền thống, đó là chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức bất hợp pháp trên mạng. Công ty cần phải nghiên cứu và xây dựng một chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng một cách hợp lý và chặt chẽ hơn nữa.
Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong phần này đó chính là giải quyết các tranh chấp: sự phát triển nhanh chóng của TMĐT sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng các vụ tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử. Tranh chấp trong TMĐT thường xảy ra giữa các doanh nghiệp, cá nhân ở các vùng miền khác nhau trong một nước hoặc ở các quốc gia khác nhạu. Vì vậy, việc lựa chọn luật áp dụng, địa điểm và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là vấn đề không đơn giản, bởi nó đụng chạm đến các vấn đề phức tạp nhất của tư pháp quốc tế: như nơi ở thường trú, nơi diễn ra giao dịch, nơi có hàng hóa… trong khi đó những yếu tố này gần như không tồn tại trong thế giới ảo của TMĐT. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp TMĐT nói chung và Peacesoft nói riêng đó là phải có nền tảng kiến thức chắc chắn về TMĐT và các điều luật liên quan để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp, điều này sẽ đóng vai trò quan trong quyết định tới uy tín cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Ø Vấn đề thuế trong hợp đồng TMĐT: Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của TMĐT cũng tạo ra các mối quan ngại về thuế. Các cơ quan thuế thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và căn cứ tính thuế, thuế suất. Đặc biệt đối với các mặt hàng mua từ eBay chuyển về Việt Nam cần phải qua kiểm tra hải quan nên vấn đề này càng cần phải chú trọng. Trong trường hợp một công ty TMĐT ở một số nước có số lượng lớn khách hàng ở các quốc gia khác nhau thường tạo ra sự bất đồng giữa hai cơ quan thuế hai nước về thẩm quyền, ai được quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Đặc biệt rất khó xác định được cơ sở thường trú, địa điểm giao dịch, nơi tiêu thụ trong những trường hợp như vậy.
Ø Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Phần lớn đối tượng trong TMĐT là các ấn phẩm trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm có thể số hóa. Các chức năng và kỹ thuật công nghệ trong TMĐT có thể cho phép các chủ thể tham gia nhân bản không hạn chế số lượng các sản phẩm sở hữu trí tuệ với chất lượng không đổi, đồng thời cho phép chuyển, gửi không hạn chế về mặt số lượng các bản sao đến các địa chỉ trên toàn cầu trong khoảng thời gian nhanh nhất. Internet với các hacker được coi là máy copy khổng lồ, vi phạm thường xuyên quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa hoàn chỉnh, hiệu quả thấp. Đây thực sự là một thách thức đối với pháp luật để vừa bảo vệ được quyền lợi và khuyến khích chủ sở hữu trí tuệ, vừa bảo đảm cho sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Cần chú trọng đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin: Hàng ngày hàng giờ trên thế giới thông tin điện tử và Internet, số vụ tấn công của các hacker vào các Website ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn, ban đầu chỉ là để chứng tỏ mình, sau đó chuyển hướng nhằm mục đích trục lợi… Hiện nay, Bộ luật hình sự nước ta đã quy định một số hành vi bị coi là tội phạm như: hành vi sử dụng trái phép thông tin trên mạng, hành vi tạo ra và phát tán virus trên máy tính… Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa xử lý và truy tố hành vi của một hacker nào. Pháp luật cần bổ sung các quy định về an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin, đồng thời cũng kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3.2.2 Áp dụng quy trình vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn ISO
3.2.2.1 Áp dụng các nguyên lý của phương pháp quản lý chất lượng toàn diện
Thực ra PeaceSoft chưa cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện hoàn thiện thực sự, mà điều cần thiết để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ là ban lãnh đạo công ty cần phải có cách thức quản lý dựa trên các nguyên lý của phương pháp này - tức là luôn phải cải tiến liên tục và chú trọng vào 3 mảng: tập trung vào khách hàng, tập trung vào quá trình và toàn bộ tham gia. Thực tế, PeaceSoft cũng đã có để ý đến cách thức quản lý như thế này song vẫn cần phải chú trọng hơn nữa thì chất lượng dịch vụ TTTT mới được nâng cao hơn. Cụ thể như sau:
Ø Tập trung vào khách hàng
Nhiệm vụ đặt ra cho PeaceSoft hiện nay chính là phải thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành đến với dịch vụ thanh toán trực tuyến của công ty, đưa dịch vụ này ngày càng trở nên thân thuộc với người dùng TMĐT. Để làm được điều đó công ty cần phải xác định xem đối tượng khách hàng của mình là những ai và phân chia khách hàng ra làm nhiều loại khác nhau; trong quá trình cung cấp dịch vụ nhân viên phục vụ cần có tác phong lịch thiệp, tôn trọng, quan tâm và thân thiện; thông tin với khách hàng bằng ngôn từ của họ, lắng nghe ý kiến khách hàng, điều chỉnh cách giao tiếp đối với những nhóm khách hàng khác nhau và có nhu cầu khác nhau; nhân viên giao dịch cần cố gắng thấu hiểu khách hàng, nỗ lực tìm hiều nhu cầu của khách, ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người, tạo sự chú ý với từng cá nhân, nhận biết các khách hàng thường xuyên và trung thành của công ty.
Ngoài ra, công ty cần tìm hiểu và nắm bắt mức độ thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ của mình cũng như xu hướng thay đổi của nhu cầu khách hàng trong tương lai. Dựa vào các kết quả thu thập được để tổ chức các chương trình giao lưu với các người mua và người bán trên ChợĐiệnTử (có thể giao lưu trực tiếp hoặc tổ chức diễn đàn qua mạng), mở các hội chợ khách hàng, thông qua đó có thể phổ cập các kiến thức cần thiết về TMĐT và TTTT cho người dùng trên ChợĐiệnTử, ebay.ChợĐiệnTử, và NgânLượng.vn, việc làm này sẽ giúp cho người dùng có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ mình khi tham gia TTTT hay giao dịch TMĐT.
Ø Tập trung vào quá trình
Để thực hiện hoạt động thanh toán trực tuyến tại công ty cần phải có cả một quy trình bao gồm nhiều khâu khác nhau, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 bộ phận lớn là Ngân Lượng, ChợĐiệnTử, ebay.ChợĐiệnTử và sự phối hợp của các thành viên trong từng bộ phận đó. Do đó, ban lãnh đạo PeaceSoft cần phải xác định rằng không nên chỉ coi trọng mỗi kết quả đạt được mà còn cần phải châu sát chất lượng công việc của từng khâu khác nhau trong một quy trình, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên – có như thế chất lượng dịch vụ TTTT của công ty mới có nền tảng phát triển được.
Ø Toàn bộ tham gia
Toàn bộ tham gia có nghĩa là hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ TTTT của công ty yêu cầu phải có sự tham gia của tất cả các thành viên của PeaceSoft, của các nhà cung cấp (các ngân hàng, tổ chức tín dụng, và các đối tác khác…) và nhiều khi là cả sự hỗ trợ của khách hàng. Ban lãnh đạo công ty cần xác đinh tư tưởng cho toàn bộ nhân viên là luôn luôn phải hợp tác với nhau, nỗ lực hết mình vì công việc, không được thỏa mãn với những gì đã đạt được; ngoài ra tất cả nhân viên trong công ty (kể cả các nhân viên không làm việc cho mảng TTTT) cũng đều cần trang bị cho mình một số kiến thức căn bản về TTTT để đến khi có ai hỏi đến thì họ vẫn có thể trả lời được - đừng để xảy ra tình trạng một nhân viên làm trong một công ty cung cấp dịch vụ TTTT mà lại không biết tí gì về phương thức thanh toán này, và biết đâu cũng nhờ thế mà dịch vụ TTTT của công ty lại có thể thu hút thêm được một số khách hàng nữa. Để làm được điều này, PeaceSoft cần tổ chức riêng một chương trình đào tạo về TTTT cho nội bộ công ty. Bên cạnh đó, cần lựa chọn các nhà cung cấp sao cho việc hợp tác mang tính khả thi, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, chặt chẽ với họ. Ngoài ra, các biện pháp Marketing hợp lý để quảng bá rộng rãi dịch vụ TTTT của công ty kết hợp tổng hợp thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, thu thập ý kiến khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng rất cần thiết.
3.2.2.2 Kiểm soát nội bộ
Thường xuyên kiểm tra các giao dịch trên hệ thống để phát hiện các giao dịch bất thường. Khi có một giao dịch bất thường xảy ra cần phải nhanh chóng điều tra xác nhận, tìm hiểu kỹ vấn đề nảy sinh để có biện pháp giải quyết hợp lý. Bên cạnh việc xây dựng một nội quy chặt chẽ quy định các chế độ thưởng phạt áp dụng trong nội bộ công ty, PS cũng cần chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ các kiến thức và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao. Vấn đề này rất quan trọng bởi vì nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong giao dịch TMĐT cũng có thể xuất phát từ chính nhân viên trong công ty (không đủ trình độ cần thiết dẫn đến làm việc sai không đáp ứng được yêu cầu, hướng dẫn khách hàng làm sai so với quy trình khiến họ bị thiệt hại; hoặc nhân viên trong công ty lợi dụng chức quyền để gian lận làm ảnh hưởng tới uy tín công ty…).
3.2.2.3 Vấn đề an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin
Khi có nhân viên trong bộ phận bị sa thải, các tài khoản truy cập vào hệ thống mà nhân viên này quản lý trước đó được thay đổi và kiểm soát khắt khe vì nguy cơ để lộ thông tin trong trường hợp này là rất cao.
Trên đây mới chỉ đề cập đến bảo mật thông tin cho nội bộ công ty, bên cạnh đó còn cần phải coi trọng vấn đề bảo mật thông tin cho khách hàng. Thông thường, khi khách hàng mua hàng qua mạng, họ phải cung cấp những thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, bệnh án, sở thích, số tài khoản, địa chỉ IP máy tính… Đây là những thông tin rất nhạy cảm. Vì thế, PeaceSoft phải có cam kết bảo vệ dữ liệu của khách hàng, chú trọng vấn đề này sẽ tăng thêm niềm tin và cũng là nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Việc thiết lập các điều khoản phải dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực chung của mô hình kinh doanh trực tuyến, giúp cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng phải làm tăng thêm niềm tin của người tiêu dùng thì hoạt động TMĐT của công ty mới có môi trường tốt để hoàn thiện và phát triển.
Hàng ngày hàng giờ trên thế giới thông tin điện tử và Internet, số vụ tấn công của các hacker vào các website ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, ban đầu chỉ là để chứng tỏ mình sau đó chuyển hướng nhằm mục đích trục lợi, với sự tiến bộ nhanh chóng về trình độ kỹ thuật của các Hacker thì việc bẻ khóa các thuật toán bảo mật chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự thành công của TMĐT phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bảo mật thông tin của hệ thống, do đó mặc dù đã có 1 cổng thanh toán khá mạnh rồi song PeaceSoft vẫn phải luôn không ngừng cảnh giác với các tội phạm mạng kết hợp tăng cường hệ thống kỹ thuật của hệ thống.
3.2.3 Xây dựng và củng cố lòng tin của khách hàng
Đây chính là việc cần phải đặc biệt coi trọng nhất nếu như PeaceSoft muốn nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của dịch vụ TTTT trong giao dịch TMĐT của công ty.
Sự tin cậy, giống như tình yêu, là một cảm giác tinh tế khó nắm bắt, xây dựng nên thì khó mà mất đi thì rất dễ. Trong kinh doanh, tin cậy là yếu tố vô cùng cần thiết để thu hút và giữ khách hàng. Trong kinh doanh điện tử, thách thức lớn nhất đối với tất cả các công ty là tạo được sự tin tưởng ở khách hàng, đặc biệt đối với Việt Nam khi mà khách hàng còn rất thiếu niềm tin ở TMĐT thì đây chính là một điểm mấu chốt quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đến với TMĐT, khách hàng luôn phải lo ngại về nạn ăn cắp thông tin, các sự cố an ninh mạng và dịch vụ khách hàng ít ỏi.
Quá trình tạo dựng lòng tin của khách hàng tất nhiên là một câu chuyện dài và không dễ dàng gì; bởi lòng tin không thể đạt được đơn giản như kết quả của một chiến dịch Marketing đắt tiền hay một hình ảnh bóng lộn chớp nhoáng. Đúng hơn, đó là một cảm giác phải được nuôi dưỡng thường xuyên, liên tục. Đối với 1 tổ chức kinh doanh TMĐT, dù công ty đó là một nhà bán lẻ B2C, bán buôn B2B hay bất cứ một loại hình kinh doanh điện tử nào khác, nguyên tắc cơ bản để xây dựng lòng tin đều như nhau: lòng tin phải được tạo dựng dần dần, không thể nóng vội; nếu sau rất nhiều những liên hệ, giao dịch, nếu công ty làm khách hàng luôn hài lòng thì lúc đó công ty sẽ có được lòng tin của họ. Mặc dù việc nổi đình nổi đám hay tồn tại lâu dài trên Internet không có nghĩa là sẽ có lòng tin của khách hàng, nhưng điều đó cũng không hẳn là vô ích: khi mở một trang web bán hàng, các nhà quản lý đều phải cân nhắc xem cách bán hàng trên mạng quan trọng hơn hay việc phát triển thương hiệu để tạo lòng tin quan trọng hơn. Mặc dù cả hai điều trên đều được coi là rất cần thiết nhưng nhà kinh doanh nào nắm được cách xây dựng thương hiệu sẽ là người chiến thắng. Ebay và Amazon – hai công ty TMĐT lớn nhất hiện nay là những ví dụ kinh điển trong việc tạo lòng tin ở khách hàng. Đúng theo nguyên tắc chăm sóc liên tục, Amazon và eBay đã có được một số lượng đông đảo khách hàng trung thành không chỉ vì những thứ họ bán mà vì khách hàng thường xuyên hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của họ.
Một vấn đề quan trọng mà PeaceSoft cần phải chú trọng đó chính là cần phải xây dựng một chính sách chăm sóc và giải quyết các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời. Khi có vấn đề gì nảy sinh thì công ty cần phải phản ứng ngay lập tức; chẳng hạn nếu có vướng mắc trong một khâu giao dịch hay có dấu hiệu nghi ngờ gian lận thì những người phụ trách sẽ phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề ngay lập tức, công ty cần phải xây dựng một mạng lưới dịch vụ giải quyết nhanh chóng mọi phản hồi từ khách hàng. Chính tốc độ xử lý phản hồi của khách hàng của eBay và Amazon đã đưa hai công ty này lên vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng lòng tin của khách hàng. Đặc biệt trong khâu thanh toán thì lại cần phải hết sức chú trọng vấn đề này, các sự cố nảy sinh trong khâu thanh toán trực tiếp ảnh hưởng tới túi tiền của khách hàng nên càng phải đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Một khi có sự cố xảy ra thì phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời, ổn thỏa với một thái độ nhiệt tình và lịch sự thì khách hàng mới yên tâm quay lại với dịch vụ của công ty ở những lần sau.
Một nhân tố quan trọng nữa để chiếm lòng tin của khách hàng là sự tin cậy trong điều khoản bán hàng, dịch vụ khách hàng và đặc biệt là khả năng truy cập của website. Khách hàng thường tin tưởng hơn vào một website chạy nhanh, ổn định và có thể dự đoán được. Việc nắm được những cảm giác của khách hàng trên một trang web là một trong những yếu tố quan trọng để có được lòng tin của khách hàng. Tốc độ và sự ổn định là những yếu tố đầu tiên để gây được cảm tình của khách hàng; và vấn đề sau đó là làm sao hướng khách hàng đến với mục tiêu kinh doanh của trang web. Đốivới một công ty kinh doanh TMĐT như PeaceSoft cần phải sử dụng hệ thống Keynote để đo lường năng lực, tốc độ, sự ổn định và nhiều nhân tố khác liên quan đến hoạt động của website; việc đo lường các thông số truy cập sẽ giúp các nhà quản lý web biết được vị trí của mình trong các giao dịch TMĐT. Ngoài ra, website của công ty cũng phải thường xuyên nâng cấp công cụ tìm kiếm để giúp khách hàng có được nhiều thông tin hơn. Việc có nhiều thông tin sẽ đem lại sự tin tưởng bởi khi khách hàng tìm được nhiều lựa chọn khác nhau trên trang web của công ty, họ sẽ có cảm giác dịch vụ mà công ty cung cấp là rất chân thành và đáng tin cậy.
Ngoài ra, cũng giống như các phương thức thanh toán khác trong TMĐT, công ty cần phải khuyến cáo cả người mua và người bán cần phải trang bị cho mình những kiến thức TMĐT cần thiết, cũng như nắm vững các quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia giao dịch TMĐT. Những nội dung này có thể được cung cấp trong phần trợ giúp khách hàng ở trên trang web TMĐT của công ty. Mục hướng dẫn khách hàng cần phải được xây dựng một cách bài bản, tinh gọn và dễ hiểu.
Nói tóm lại, để duy trì sự phát triển của mình trong lĩnh vực TMĐT cũng như để phát triển dịch vụ TTTT của công ty, PeaceSoft cần phải tập trung xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, đảm bảo được tính ổn định và bền vững để tạo lòng tin với khách hàng. Các công ty kinh doanh điện tử bao giờ cũng phải cạnh tranh nhau rất mạnh, đặc biệt trong việc tạo dựng thương hiệu để có lòng tin của khách hàng; cho nên PeaceSoft cần phải đầu tư chăm chút hơn cho bộ phận chăm sóc khách hàng, cả về nhân lực và công nghệ. Hơn tất cả những điều nêu trên, các website được tin cậy không bao giờ lơ là hay hài lòng với danh tiếng của mình. Lãnh đạo công ty cần phải xác định tư tưởng rõ ràng cho toàn bộ nhân viên của mình, đó là: “Lòng tin của khách hàng phải được chăm sóc liên tục và không bao giờ được quên điều đó”. PeaceSoft cũng cần thường xuyên thu thập các phản ánh để cải thiện các trang web của công ty tốt hơn, và một điều quan trọng nữa là không nên tự cho là mình đã thành công!
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, trong giao dịch TMĐT, việc thanh toán nói chung cũng như thanh toán trực tuyến nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, phương tiện thanh toán chính là một trong ba rào cản lớn kìm hãm sự phát triển của TMĐT ở một thị trường mới nổi như Việt Nam. Thanh toán là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động TMĐT và nó có tác động mạnh mẽ tới quyền lợi của cả người bán, người mua và chính bản thân doanh nghiệp TMĐT. Bản chất của thanh toán trong TMĐT là các phương tiện điện tử tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán trực tuyến sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động (ATM); thẻ tín dụng các loại, thẻ mua hàng, thẻ thông minh. Với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ thanh toán điện tử, nhiều phương tiện thanh toán mới cũng đang hình thành như thanh toán qua vô tuyến nối mạng, thanh toán giữa các điện tử không tiếp xúc. Việc thanh toán trong TMĐT tuy thuận tiện song cũng không tránh khỏi rủi ro, nhất là thanh toán trong B2C, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi áp dụng quy trình thanh toán trực tuyến trong giao dịch TMĐT cần cân nhắc để tránh được các rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình. Cần chú trọng xây dựng lòng tin trong môi trường TMĐT, đặc biệt là những vấn đề như tuân thủ những điều khoản hợp đồng về giao hàng và thanh toán, tôn trọng bí mật của thông tin khách hàng, bảo vệ các giao dịch trước sự tấn công của tin tặc…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS.Nguyễn Đình Phan.2005.Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức.NXB Lao động xã hội.
PGS.TS.Vũ Ngọc Cừ,THS.Trịnh Thanh Lâm.2001.Thương mại điện tử.NXB Giao thông vận tải.
Website:
Website: https://nganluong.vn
Website:
Website:
Website:
Website: https://ebanking.dongabank.com.vn
Website:
11 Website:
12.Website:
13.Website:
14.Website:
15.Website:
16.Website:
17.Website: www.cntt.vn
18.Website: www.laodong.com.vn
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31388.doc