Tài liệu Nâng cao quản lý chất lượng các dự án xây dựng ở Việt Nam: ĐỀ ÁN
NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
1. Thông tin khái quát về đề án.
1.1. Tên đề án: Nâng cao quản lý chất lượng các dự án xây dựng ở Việt Nam.
1.2. Địa điểm thực hiện: Trên phạm vi toàn quốc trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực có nhiều các công trình xây dựng mà các Ban quản lý dự án đang quản lý các công trình xây dựng trên, cụ thể là các khu công nghiệp, khu đô thị và các dự án lớn v.v...
1.3. Đề án thuộc lĩnh vực xây dựng
1.4. Cơ quan điều hành dự án: B... Ebook Nâng cao quản lý chất lượng các dự án xây dựng ở Việt Nam
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao quản lý chất lượng các dự án xây dựng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ Xây dựng
1.5. Chủ đề án: Vụ Quản lý chất lượng - Bộ Xây dựng
1.6. Tổng giá trị đề án dự kiến: 500.000 USD Mỹ
Trong đó: - Vốn ODA: 500.000 USD Mỹ
- Vốn đối ứng: 100.000.000 VNĐ
1.7. Phân loại đề án ODA (dự án ODA không hoàn lại)
1.8. Thời gian thực hiện và kết thúc dự án: 18 tháng
Bắt đầu từ quý I/2008.
2. Lý do xây dựng đề án:
2.1. Đề xuất:
- Các sự cố về chất lượng công trình do sai sót trong quản lý cả về khâu thiết kế và thi công trong những năm gần đây xảy ra ở một số hạng mục công trình lớn trong nước ngày càng ra tăng gây nên sự chú ý và lo lắng đối với nhân dân cả nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Đặc biệt là các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thíêt kế cần có sự quản lý chất lượng công trình một cách chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Cạnh tranh là đặc trưng của cơ chế thị trường. Các Tổng công ty và các công ty xây dựng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh với cả nước ngoài trong việc đảm bảo chất lượng thi công xây dựng công trình nhất là trong điều kiện phát triển hiện nay của nước ta. Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Chúng ta cần hoàn thiện nền kinh tế thị trường đi đôi với thực hiện CNH - HĐH đất nước, do đó riêng về mặt xây dựng phải đáp ứng được sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nhà nước đã và đang đầu tư một tỷ trọng vốn xây dựng rất lớn đặc biệt là thời kỳ CNH - HĐH. Trước mắt chúng ta phải tăng cường xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở thành thị và nông thôn, các khu công nghiệp, các hệ thống giao thông trong nước và xuyên quốc gia, nhiều công trình thủy lợi và nhiều hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, xây dựng các đô thị, sân bay, bến cảng v.v... Muốn đạt hiệu quả tốt trong các dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả những dự án có vốn đầu tư nước ngoài) thì phải thường xuyên nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng bắt đầu từ khâu lập quy hoạch, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, đền bù di dân, khảo sát thiê kế, thi công xây dựng và đưa các dự án vào sử dụng, khai thác. Điều đó đã được Chính phủ khẳng định trong các Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 07/2/2005 về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 39/2005/QĐ - TTg ngày 28/2/2005 về việc hướng dẫn thi hành điều 121 của Luật Xây dựng (Luật xây dựng số 16/2003/QH1)v.v... cũng như nhiều văn bản liên quan khác của nhà nước.
Các tổ chức quản lý dự án (Ban QLDA) chỉ được thành lập khi được giao nhiệm vụ là chủ dự án các công trình xây dựng cho đến khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, sau đó Ban quản lý dự án hết nhiệm vụ và tự giải thể. Đội ngũ cán bộ của ban quản lý dự án phần lớn chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm quản lý, không chuyên sâu và còn nhiều sơ hở với loại hình công việc quản lý xây dựng như: các thủ tục về XDCB (xin cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng, KSTK, tổ chức đấu thầu, chọn thầu, giám sát chất lượng công trình, chất lượng quản lý dự án v.v...).
Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vấn đề bất cập trong quản lý xây dựng như trong đấu thầu, chọn thầu kèm theo những hiện tượng tiêu cực do tăng giá, hạ giá, do thông đồng giữa A - B và thiết kế để giảm giá, nâng giá và ăn bớt vật liệu hoặc đưa vật liệu không đúng chủng loại theo thiết kế vào công trình làm cho công trình kém chất lượng, dẫn đến xảy ra sự cố lún, nứt, điển hình gần đây là sự cố Hầm chui Văn Thánh (TP. Hồ Chí Minh), ượng đài ở Điện Biên Phủ v.v... nhiều dự án chậm chễ trong việc triển khai đầu tư nhất là các dự án có vốn nước ngoài. Hầu hết các dự án kết thúc đưa vào sử dụng, khai thác đều không đúng tiến độ quy định.
Muốn khắc phục được thì việc đầu tiên là phải nhanh chóng tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án bằng cách đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt trong đó phải chú ý đến đội ngũ cán bộ quản lý về chất lượng công trình có đủ năng lực trong việc giám sát đơn vị thi công để đảm bảo chất lượng công trình được tốt hơn.
2.2. Các mục tiêu của đề án:
- Các mục tiêu cơ bản: Tăng cường năng lực về quản lý xây dựng bằng cách đưa công tác đào tạo, huấn luyện trong lĩnh vực quản lý xây dựng trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng công trình thành một việc làm thường xuyên, có nề nếp và luôn luôn đổi mới để theo kịp trình độ quản lý khu vực và thế giới.
- Các mục tiêu cụ thể: Nâng cao kiến thức, chuyển giao các nghiệp vụ kỹ thuật tiêu biểu của khu vực và thế giới bằng cách đào tạo trong cả nước và biên soạn những tài liệu cần thiết cho công tác đào tạo. Lấy Vụ quản lý chất lượng Bộ Xây dựng là cơ quan chỉ đạo thực hiện.
- Cung cấp những thiết bị, phương tiện cần thiêt để phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện phổ cập trong cả nước, đặc biệt phục vụ hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng thiết kế thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung của dự án:
3.1. Tình hình quản lý dự án ở Việt Nam và sự cần thiết phải có đề án.
Chúng ta đều biết rằng: quản lý dự án là một công việc trí tuệ, một hoạt động chất xám rất cần thiết và cũng rất cụ thể cho những công việc hết sức cụ thể. Quản lý dự án nó bao gồm toàn bộ công việc hết sức phức tạp nó cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản trong các trường đại học gồm nhiều ngành nghề khác nhau cụ thể như: Kiến trúc, xây dựng, thiết bị, điện, nước và các ngành kinh tế khác v.v... đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải giỏi về chuyên môn được đào tạo, có đủ kinh nghiệm trong công việc quản lý ở các lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài ra còn có đủ phẩm chất đạo đức, trung thực với nghề nghiệp.
Quản lý dự án là quản lý vốn đầu tư công trình một cách chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình để đưa công trình vào thi công đúng tiến độ, hoàn thành công trình đúng tiến độ, muốn vậy người quản lý phải quản lý thật tốt từ các khâu KSTK, lập dự án, tổ chức phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, chọn thầu để tìm ra đơn vị có đủ điều kiện và năng lực thi công xây dựng công trình, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình, tỏo chức nghiệm thu khối lượng thanh toán cho đơn vị thi công, nghiệm thu bàn giao công trình đưa công trình vào sử dụng và quyết toán công trình hoàn thành đúng theo quy định của nhà nước.
Hoạt động của ban quản lý dự án không thể tách rời 4 loại hình hoạt động có quan hệ hữu cơ: Nghiên cứu dự án, xử lý thông tin, thực hiện dự án đưa dự án vào sử dụng. 4 loại hình trên hình thành một cơ sở dữ liệu thông tin phong phú. Hướng đích là các ban quản lý dự án phải nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của công tác quản lý dự án. Đồng thời tổ chức việc đào tạo nội bộ dưới mọi hình thức linh hoạt để nâng cao trình độ kiến thức, nghề nghiệp cũng như tổ chức những lớp học chuyên đề cho các cơ quan, đơn vị quản lý được xem như biện pháp tốt nhất để tạo dựng hình ảnh cho đơn vị mình. Trong giám sát thi công thực hiện dự án là một phần tác nghiệp rất quan trọng của Ban QLDA cán bộ giám sát đòi hỏi phải có trình độ, phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc nghiêm túc thì công trình mới đảm bảo chất lượng và ngược lại.
Hiện nay ở Việt Nam số lượng các công trình xây dựng cũng như quy mô xây dựng ngày càng nhiều và lớn, độ phức tạp của công trình ngày càng cao, có nhiều dự án vốn nước ngoài. Do không đủ năng lực quản lý nên chủ đầu tư phải thuê tư vấn nước ngoài quản lý giám sát thi công. Có những dự án chủ đầu tư cũng có thể thuê quản lý từ A đến Z (từ khi thi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao) cũng có chủ đầu tư chỉ thuê tư vấn quản lý riêng phần giám sát thi công.
Tóm lại việc chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý hay không thuê tuỳ thuộc vào năng lực quản lý của ban QLDA đó và tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của dự án. Nếu như ban QLDA có đủ điều kiện, đủ năng lực quản lý xuyên suốt mà không phải thuê tư vấn là điều tốt nhất vì không phải trả một khoản kinh phí rất lớn cho tư vấn, giảm đầu tư dự án, có lợi cho nhà nước v.v...
Muốn làm được điều này thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ cho Ban QLDA rất cần thiết. Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ quản lý xây dựng có tính chuyên nghiệp ở các Bộ, các ngành khác nhau. Khi có dự án xây dựng thì ta đã có sẵn đội ngũ cán bộ này đem lắp ghép lại thành Ban QLDA để quản lý có tính chuyên nghiệp và chuyên sâu. Tránh tình trạng các Bộ, các ngành hiện nay khi có dự án thì mới đi tìm cán bộ ở chỗ này, chỗ kia, trình độ cán bộ quản lý chắp vá không đồng đều, có người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm quản lý, thậm chí còn chưa hiểu việc, có người chưa làm dự án bao giờ. Với đội ngũ cán bộ như vậy thì không bao giờ chúng ta quản lý dự án tốt được.
Dư luận của nhân dân hiện nay và theo đánh giá của Quốc hội thì tỷ lệ thất thoát trong xây dựng cơ bản chiếm từ 30 - 40%. Vậy thất thoát ở đâu, ở khâu nào đó là một câu hỏi mà trách nhiệm của những người làm công tác quản lý phải trả lời trước dư luận. Chúng ta không thể không phủ nhận được những thất thoát trong XDCB đang hàng ngày xảy ra ở các dự án. Từ các khâu: Quy hoạch, lập dự án, thiết kế thi công và tổ chức thi công... ở khâu nào cũng có những kẽ hở để xảy ra thất thoát và tham nhũng. Quy hoạch mà không sát thực, không bám vào điều kiện thực tế sẽ gây ra lãng phí rất lớn cho cả một quá trình thực hiện dự án sau này. Lập dự án không đúng với yêu cầu sử dụng, thực tế nhiều dự án ở nước ta khi xây dựng dự án với quy mô rất lớn để phục vụ theo yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư nhưng khi dự án được xây dựng xong thì nhu cầu sử dụng chỉ cần 1/2 quy mô của dự án dẫn đến tình trạng lãng phí rất lớn cho nhà nước.
Khu thiết kế cũng gây ra lãng phí không nhỏ trong việc tính toán thiết kế, sửa đổi thiết kế thực tế nhiều dự án, thiết kế không cần thiết phải thiết kế ở cấp quá an toàn hoặc thiết kế quá nhiều những công năng khác nhau không cần cho việc sử dụng sau này. Khâu tổ chức thi công từ việc lập hồ sơ thầu, đấu thầu cũng còn nhiều bất cập, chưa thực sự minh bạch, nhiều đơn vị thi công còn lợi dụng cơ chế thị trường lấy lợi nhuận là hàng đầu mà coi nhẹ chất lượng công trình, có những đơn vị trúng thầu nhưng khi thi công lại là đơn vị khác, hiện tượng mua bán hợp đồng giữa các đơn vị thi công còn đang xảy ra. Tất cả những hiện tượng nêu trên đã làm cho giá thành công trình đội lên gây lãng phí, thất thoát rất lớn trong ngành XDCB.
Qua các hội nghị hội thảo đa số nhận xét: Sai sót về thiết kế là nguyên nhân chính của sự cố công trình xây dựng. Các nghị định, thông tư của Chính phủ, của Bộ Xây dựng đã đề cập đến vấn đề đảm bảo chất lượng thiết kế nhưng còn chung chung, chưa thật cụ thể và thực tế các công ty tư vấn thực hiện cũng chưa thật nghiêm túc. Cán bộ thiết kế hầu hết mới ra trường chưa có đủ kinh nghiệm, tay nghề còn non. Việc sử dụng quy phạm thiết kế không thống nhất, nhiều kỹ sư thiết kế hình như chỉ thực hiện thiết kế theo tài liệu ghi chép học ở trường mà chưa chịu nghiên cứu các tài liệu theo tiêu chuẩn nước ngoài để mở rộng kiến thức.
Đối với chủ đầu tư và Ban QLDA (đặc biệt là dự án nhóm A) rất cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban QLDA. Ban QLDA có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hồ sơ thiết kế, chọn thầu, đấu thầu để tổ chức nghiệm thu thiết kế, trình thẩm định phê duyệt thiết kế theo quy định của pháp luật do vậy đội ngũ cán bộ của Ban QLDA phải có đủ trình độ để am hiểu những công việc trên. Trong thực tế nhiều cán bộ của các Ban QLDA không am hiểu sâu về chuyên môn nên thường trông chờ vào cơ quan thẩm định của nhà nước. Đối với công tác thẩm định của các cơ quan nhà nước cũng cần đòi hỏi một đội ngũ cán bộ giỏi, công tâm và có đủ kinh nghiệm và đã trưởng thành từ thực tế, đảm bảo đúng nguyên tắc thẩm định thiết kế thì việc thẩm định thiết kế mới có chất lượng tốt được. Thực tế công tác này ở các Bộ, ngành còn nhiều bất cập do trình độ không đồng đều, xa rời thực tế, phần lớn chỉ dựa vào các cơ quan tư vấn thiết kế mà không làm hết trách nhiệm của mình.
Việc tạo hành lang pháp lý và chấp hành các điều kiện của hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và điều tiết hành vi của các đối tượng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, đồng thời phải đẩy mạnh sự phát triển thường xuyên của công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp xây dựng thông qua các tổ chức nghề nghiệp và học thuật cho các cán bộ kỹ thuật. Tất cả cần thiết đòi hỏi phải nhanh chóng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng thông qua đào tạo, huấn luyện thường xuyên trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng, thường xuyên đổi mới để tránh tụt hậu so với khu vực và thế giới.
3.2. Nội dung của đề án.
3.2.1. Sưu tầm tài liệu.
+ Tài liệu cơ bản của đề án được thu thập qua:
- Nguồn thông tin được cung cấp từ các cơ quan tổng hợp của nhà nước, các công ty tư vấn, trường đại học xây dựng, đại học kiến trúc, các Ban quản lý dự án, các cuộc tiếp xúc để khai thác các thông tin cần thiết.
- Công tác thực địa ở một số hiện trường xây dựng lớn của các ngành: giao thông đường bộ một số khu công nghiệp, khu đô thị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số công trình thuỷ lợi ở miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long.
- Tổng hợp các báo cáo hàng năm về công tác chất lượng thiết kế, năng lực của các tổ chức tư vấn, các ban quản lý dự án công trình và các tài liệu tiêu chuẩn, quy phạm liên quan đến nội dung công việc của đề án.
3.2.2. Các đối tượng cần sự tài trợ.
+ Sự tài trợ thông qua Bộ Xây dựng và Vụ Guản lý chất lượng - Bộ Xây dựng được Bộ Xây dựng giao trách nhiệm thực hiện cho các Ban QLDA.
Vụ Guản lý chất lượng là tổ chức được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Xây dựng có các nhiệm vụ:
- Thảo các văn bản, tiêu chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng công trình và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trong cả nước.
- Từng bước hiện đại hoá tiêu chuẩn, quy trình quy phạm thiết kế xây dựng phù hợp với các nhu cầu của nhà nước.
- Tổ chức hệ thống thẩm định thiết kế từ trung ương đến địa phương.
- Tổ chức việc đào tạo kỹ thuật, đội ngũ làm công tác quản lý, thẩm định kiểm tra, giám sát công việc của tư vấn.
Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo phổ biến rộng rãi công nghệ kiểm tra chất lượng trong phạm vi cả nước.
- Trực tiếp tổ chức thẩm tra thiết kế những dự án được giao.
- Thương trực cho hội đồng khoa học của Bộ khi có tranh chấp về chất lượng thiết kế.
- Phổ biến các luật lệ, các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan.
- Giúp Bộ thực hiện quản lý nhà nước về các chính sách quản lý xây dựng.
3.2.3. Nội dung cụ thể của đề án.
a. Yêu cầu của thị trường đối với các ban quản lý dự án trong tương lai:
Xem xét tình hình các Ban quản lý dự án hiện nay (về nhân sự, trang thiết bị, kỹ thuật, nghiệp vụ...) sự đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của đất nước.
Có phương pháp luận về việc tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý xây dựng, trong đó nêu rõ vai trò, vị trí của công tác huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng thiết kế, chất lượng công trình, phương pháp tiến hành và vai trò của Vụ quản lý chất lượng xây dựng trong lĩnh vực này.
b. Nâng cao kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ cho một số cán bộ chủ chốt để làm cán bộ tổ chức huấn luyện, chuyển giao công nghệ sau này.
Đào tạo nước ngoài, thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn về lý thuyết và thực hành tại một số Ban QLDA lớn và một số tổ chức đào tạo khác.
Tham quan, khảo sát về nghiệp vụ, kỹ thuật, về hoạt động và công tác kiểm tra, thẩm định thiết kế và nghiệp vụ quản lý thiết kế đối với các Ban quản lý dự án.
Dự hội thảo về các chuyên đề quốc tế và trong nước.
c. Đào tạo phổ cập ở trong nước.
- Biên soạn, biên dịch tài liệu.
- Mở các lớp đào tạo, huấn luyện ngắn ngày.
- Mở các cuộc hội thảo.
- Chỉ đạo việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được trong công tác quản lý từ đó mở rộng ra.
d. Mở lớp bồi dưỡng anh văn và chuẩn bị cử người đi học.
đ. Trang bị cho Vụ quản lý chất lượng một số thiết bị văn phòng để in ấn tài liệu đào tạo, huấn luyện và tổ chức giảng dạy.
- Trang thiết bị văn phòng.
- Phương tiện đi lại, vận chuyển phục vụ công tác đào tạo huấn luyện giảng dạy.
- Các trang thiết bị khác v.v...
e. Quản lý dự án.
- Mời 02 cố vấn giàu kiến thức, kinh nghiệm của nước ngoài giúp đỡ (thời gian 05 tháng/người).
- Tuyển chọn đơn vị trúng thầu đó giúp đỡ cho công việc tiến hành.
3.3. Nguồn vốn.
- Vốn ODA: 500.000 USD Mỹ
- Vốn đối ứng trong nước (đáp ứng của các tổ chức tham gia dự án trong nước) 100.000.000đ Việt Nam.
Cụ thể:
- Chi thuê tổ chức đào tạo quốc tế: 250.000 USD Mỹ
(Tổ chức đào tạo đã được tuyển chọn) chịu trách nhiệm nội dung giảng dạy, biên soạn tài liệu, giáo sư, lớp học, phương tiện đi lại, hướng dẫn đại biểu, ăn, ở, người phục vụ...).
- Chi cho 02 cố vấn (10 tháng) : 50.000 USD Mỹ
- Chi cho 30 học sinh đã học : 80.000 USD Mỹ
- Chi cho các đoàn tham quan học hỏi : 10.000 USD Mỹ
- Mua sắm phương tiện, trang thiết bị : 40.000 USD Mỹ
- Mở các lớp đào tạo trong nước : 50.000 USD Mỹ
- Hoạt động của ban điều hành dự án : 20.000 USD Mỹ
- Các chi phí khác: mua sắm, : 100.000.000VNĐ
Chuẩn bị trụ sở, nơi làm việc v.v...
3.4. Kế hoạch triển khai.
Dự kiến trong 18 tháng, bắt đầu từ quý I/2008.
Giai đoạn 1.
- Tiến hành điều tra một số sự cố điển hình đã xảy ra ở các công trình xây dựng.
Tổng hợp tình hình hoạt động của các ban quản lý dự án và một số tư vấn trong nước và quốc tế có uy tín sử dụng số liệu đã điều tra đề ra phương pháp luận và lập kế hoạch thực hiện tiến độ của dự án.
Cử một đoàn cán bộ đi khảo sát nước ngoài để về tham gia lập kế hoạch dự án (1 tháng).
- Dưới sự chủ trì của cơ quan (ban quản lý dự án) tuyển chọn (có thể thông qua đấu thầu quốc tế) nhà thầu tổ chức đào tạo hoặc một tổ chức tư vấn có uy tín chịu trách nhiệm đào tạo đó cũng là sản phẩm của đề án.
Giai đoạn II: - Thống nhất chương trình kế hoạch, nội dung và sự chuẩn bị của nhà thầu đã được tuyển chọn và ấn định tiến độ.
- Lập kế hoạch cử người đi đào tạo nước ngoài (tuyển chọn chủ yếu từ các đơn vị ban quản lý dự án và các tổ chức tư vấn) về làm nòng cốt triển khai công tác giảng dạy trong nước.
- Mở lớp anh văn cấp tốc bồi dưỡng thêm cho người đi học.
- Mở một số cuộc hội thảo có liên quan đến tính chất thăm dò.
- Làm kế hoạch mua sắm thiê bị.
- Tiếp tục gửi cán bộ đi tham quan.
Giai đoạn III:
- Tuyển chọn (tiếng anh, đại học).
- Gửi cán bộ đi học nước ngoài (30 người có thể chia làm 2 đợt).
- Bắt đầu chuẩn bị các điều kiện để làm công tác đào tạo trong nước, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị, chuẩn bị trường lớp.
- Tìm cán bộ giảng dạy, viết giáo trình, dịch giáo trình và biên soạn.
Giai đoạn IV:
Soạn thảo các tài liệu chính thức cho công tác đào tạo, huấn luyện, tư vấn, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy kíên thức, bộ máy chỉ đạo công tác chỉ đạo huấn luyện.
+ Kế hoạch tiến hành ở các đơn vị quản lý dự án và tư vấn thiết kế (từ 01/1/2008 đến 31/3/2008).
- Chuẩn bị (từ 01/1/2008 - 15/1/2008).
- Chọn đơn vị.
- Gặp lãnh đạo các đơn vị để đặt vấn đề.
- Ra quyết định của Bộ
- Lập kế hoạch tiến hành - các đơn vị chuẩn bị số liệu cần thiết.
- Phổ biến nội dung, công việc tiến hành (từ 16/1/2008 - 20/1/2008).
Giám đốc dự án và chuyên gia cùng các tổ làm việc với các đơn vị thí điểm.
Nội dung:
+ Tình hình chung của đơn vị, đặc biệt nêu rõ mục đích tiến hành để đảm bảo chất lượng dự án.
+ Phổ biến nội dung làm thí điểm.
+ Thảo luận và chuẩn bị các hồ sơ thiết kế.
+ Tiến hành thí điểm (từ 21/1/2008 - 25/3/2008).
+ Xây dựng, bổ sung kế hoạch bảo đảm chất lượng của đơn vị.
+ Xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng của dự án.
+ Xây dựng các mức kiểm tra chất lượng của dự án.
+ Xây dựng các mức kiểm tra chất lượng (từ khâu thiết kế sơ bộ đến khâu thiết kế thi công và chuẩn bị bản vẽ hoàn công).
+ Phổ biến, sử dụng hướng dẫn thiết kế địa kỹ thuật.
+ Kết thúc, rút kinh nghiệm (từ 26/3/2008 - 31/3/2008).
Giai đoạn V:
Chiêu sinh và mở các lớp ngắn ngày trong nước.
Giai đoạn VI:
- Tổng kết, đánh giá thực hiện đề án.
- Thông qua kế hoạch triển khai tiếp tục sau khi đề án kết thúc.
3.5. Tổ chức thực hiện:
Thành lập ban điều hành gồm có: Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng.
- Đại diện ADB + Cố vấn + Vụ trưởng Vụ quản lý chất lượng - Bộ Xây dựng (giám đốc đề án). Giúp việc có một số thành viên đề án về phía Việt Nam là cán bộ của Vụ Quản lý chất lượng là cán bộ bán chuyên trách.
Thư ký đề án: Các cơ sở phương tiện làm người giúp việc trong công tác hành chính do Vụ quản lý chất lượng - Bộ Xây dựng đảm nhiệm (thư ký, đánh máy, in ấn, lái xe, người phục vụ...).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Như đã trình bày ở các phần trên, chất lượng công trình nằm trong tay những nhà tư vấn thiết kế xây dựng và trong tay những nhà quản lý dự án. Nếu nhà tư vấn thiết kế tư vấn không tốt, thiết kế dự án không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không đúng với quy phạm xây dựng. Người quản lý dự án (ban quản lý dự án) dù có quản lý tốt đến đâu thì dự án cũng không đem lại hiệu quả và kém chất lượng, ảnh hưởng tới việc sử dụng lâu dài sau này, thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng khôn lường và ngược lại các nhà tư vấn dù có làm tốt công tác tư vấn của mình mà các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) lại không quản lý dự án tốt để cho bên B thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, làm sai lệch thiết kế, vật liệu thi công không đảm bảo thì dự án sẽ không đảm bảo chất lượng, kém bền vững, làm lãng phí và thất thoát vốn đầu tư của nhà nước đồng thời cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy sự kết hợp giữa đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế và đội ngũ cán bộ ban quản lý dự án phải làm một và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tránh tình trạng cán bộ tư vấn thiết kế lại thông đồng với cán bộ thi công (bên B) để làm tổn hại đến dự án hoặc moi tiền của dự án để làm lợi cho đơn vị mình hoặc cá nhân mà ban quản lý dự án không biết. (Thực tế cũng đã xảy ra tình trạng này ở một số dự án trong nước trong thời gian gần đây).
Cán bộ tư vấn phải là những chuyên gia giỏi, độc lập nêu ý kiến, những kiến nghị của họ phải hoàn toàn vô tư, khách quan, không lệ thuộc áp đặt chủ quan nào. Ngược lại cán bộ quản lý dự án phải biết lắng nghe những ý kiến của tư vấn để sàng lọc, lựa chọn để rồi có ý kiến quyết định của mình. Chính vì vậy phải nâng cao năng lực quản lý xây dựng mà công việc trước hết cần quan tâm là tăng cường đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng dự án được xem là công việc thường xuyên.
Kiến nghị:
+ Việc hướng dẫn đảm bảo chất lượng dự án theo đúng qui phạm cần được giao cho một bộ phận độc lập nằm trong Bộ Xây dựng tiến hành.
+ Ngoài việc thẩm định dự án, thíêt kế, cần tổ chức các đoàn kiểm tra chất lượng công trình thường xuyên, nên giao cho Vụ Quản lý chất lượng - Bộ Xây dựng chủ trì.
+ Cần phải kiểm tra đăng ký hành nghề và làm các thủ tục đăng ký hành nghề bắt buộc đối với các kỹ sư xây dựng để có đủ pháp lý cho các kỹ sư làm việc khách quan.
+ Thành lập các trung tâm đào tạo để tiếp thu và chuyển giao những kiến thức mới về quản lý xây dựng trong đó công tác đào tạo phải được tiến hành thường xuyên.
- Đào tạo cán bộ đội ngũ cán bộ trong nước.
- Tập hợp các tư liệu và thành lập thư viện có đầy đủ các thông tin về công tác xây dựng cơ bản.
- Tổng hợp để phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án xây dựng để đúc rút ra những kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án sau.
Trên đây là một số ý tưởng về việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức tư vấn và ban quản lý dự án để phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước.
Ý tưởng của đề án cần được sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, có đóng góp của các tổ chức tư vấn trong nước, các ban quản lý dự án đang làm công tác quản lý các dự án ở Việt Nam. Kính mong được các thầy, cô giáo chỉ bảo để được nâng cao trình độ phục vụ công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996.
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
3. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia.
4. Luật xây dựng số 16/2003/QH1.
5. Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 24/1/2005 về Quy hoạch xây dựng.
6. Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
7. Nghị định số 209/NĐ - CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
8. Chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế các dịch vụ liên quan đến ngành xây dựng - Bộ xây dựng, 1999.
9. Điều cần biết khi sử dụng tư vấn - NXB Bộ Xây dựng - 1995.
10. Luật đấu thầu và hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng (Nghị định số 111/2006/NĐ - CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14075.doc