Mục Lục
I: Mở Đầu
1: Lý do chọn đề tài
2: Nhiệm vụ của đề tài
3: Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5: ý nghĩa lý luận và thực tiễn
II: Nội Dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
I- Quan điểm chủ nghĩa Mác- LêNin về phẩm chất và năng lực cán bộ.................
II- Tư tưởng Hồ Chí Minh.......................
III- Yêu cầu về phẩm chất, năng lưc của cán bộ lãnh đạo
IV- Yêu cầu của cán bộ quản lý trong cơ chế thị trường hiện nay
Chương II: Thực trạn
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong Doanh nghiệp quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp quân đội
I: Khái quát về tình hình, hoạt động của công ty xây lắp 665
II: Thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong công ty.
Chương III:Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp trong công ty xây lắp 665
I- Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp .........................
II- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý kinh tế .........
III- Thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch cán bộ .......
IV- Đổi mới khâu xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ trong thời kỳ mới ....................
V- Đổi mới khâu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý....................................
VI- Đổi mới hoàn thiện chính sách đối với cán bộ doanh nghiệp quân đội ................
VII- Đổi mới cơ quan tham mưu về công tác cán bộ ..............
VIII- Kết luận
I: Mở Đầu
1: Lý do chọn đề tài :
Lao động sản xuất và làm kinh tế là một trong những vụ chính trị cơ bản, lâu dài gắn liền với bản chất, truyền thống của Quân Đội nhân dân Việt Nam. Trong gần 57 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, quân đội ta luôn quan tâm đến việc xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm đổi mới, nhiệm vụ lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế của quân đội đã có bước phát triển mới về quy mô, tổ chức, lực lượng và định hướng phát triển . Các cơ sở công nghiệp kinh tế quốc phòng đã từng bước được kiện toàn, xắp xếp lại thành hệ thống nhà máy, xí nghiệp, công ty, Tổng công ty ... theo mô hình doanh nghiệp của Nhà nước
Các doanh nghiệp quân đội đã được đầu tư, chuyển đổi để đủ khả năng hoà nhập và tồn tại, phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
Vượt lên những thử thách khắc nghiệt của cơ chế kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp quân đội đã có sự đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết khó khăn, nâng cao sức mạnh chiến đấu, củng cố an ninh quốc phòng và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Những kết quả quan trọng đó đều gắn liền với phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ .
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những vận hội, thời cơ mới cùng với nhiều khó khăn thử thách lớn. Nhiệm vụ trong giai đoạn mới rất nặng nề, đòi hỏi phải có một đội ngũ ngang tầm, góp phần thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Cán bộ và công tác cán bộ hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ.
Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã xác định: Xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức, tài là điều kiện quyết định để chuẩn bị cho Đảng và dân tộc ta đi vào thế kỷ XXI, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giành những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, khẳng định những mặt mạnh cơ bản, đồng thời chỉ rõ những mặt yếu kém đang tồn tại trong đội ngũ cán bộ. Trong đó đáng chú ý nhất là tình trạng : Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chủ nghĩa xã hội, có người phản bội Đảng và lợi ích cuả nhân dân. Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, tham nhũng, buôn lậu ... Điều đáng lo ngại là những biểu hiện tiêu cực đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, giảm niềm tin của nhân dân.
Ngoài những điểm yếu chung nói trên, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu cụ thể của từng loại cán bộ mà khi đề cập đến việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp quân đội, phải hết sức quan tâm. Đó là:
- Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang: Một bộ phân chủ yếu là tronglực lượng làm kinh tế,... lợi dụng chức vụ, quyền hạn nghề nghiệp để buôn lậu, sách nhiễu, gây hậu quả nghiêm trọng .
- Cán bộ quản lý kinh doanh: Kinh nghiệm còn ít, năng lực hạn chế, tổ chức kinh doanh còn kém hiệu quả, quan hệ với nước ngoài sơ hở, mất cảnh giác. Không ít cán bộ chưa quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng, nặng nề về kinh doanh đơn thuần, một số tham nhũng, thoái hoá, lãng phí của công, làm giàu phi pháp.
Từ thực trạng trên, Đảng ta đã dánh giá: Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi cuả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới đã trở thành một đòi hỏi bức thiết.
Đối với quân đội, tăng cường và nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, trong lực lượng làm kinh tế nói riêng luôn là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng quân đội về chính trị trong mọi thời kỳ cách mạng. Hiện nay, hoạt động kinh tế của quân đội được tiến hành trong điều kiện mới . Khác với doanh nghiệp nhà nước khác, hoạt đông của doanh nghiệp quân đội có những đặc thù: vừa phải chấp hành những yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, vừa bị chi phối bởi quy luật kinh tế . Chính vì vậy đội ngũ cán bộ tại các doanh nghiệp chụi nhiều tác động trực tiếp hơn bởi những biến động kinh tế - xã hội khi đất nước thực hiện mở cửa và chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn vừa đòi hỏi phải kịp thời nghiên cứu, tổng kết, rút kinh ngiệm để có sự điều chỉnh, tìm giải pháp ... nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực đặc thù của quân đội. Đồng thời cũng đặt những yêu cầu cao hơn đối với lực lượng này nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Về mặt lý luận, đây là vấn đề mới mẻ, chưa được tổng kết, nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện.
Kinh nghiệm vừa qua cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ làm kinh tế và những dự báo về tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cho thấy vai trò quyết định của việc nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp quân đội đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế của quân đội .
Những yêu cầu trên là cơ sở để hình thành đề tài: Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp quân đội
2: Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ những cơ sở lý luận và yêu cầu khách quan phải nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý trong các doanh nghiệp quân đội
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp quân đội
Đề xuất những giải pháp cơ bản và kiến nghị một số vấn đề cụ thể nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, quản lý trong doanh nghiệp
3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a- Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian có hạn, chuyên dề đi sâu nghiên cứu phẩm chất, năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp quân đội , trực tiếp là 2 đối tượng tiêu biểu : Giám đốc và Bí thư Đảng uỷ
b- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp quân đội, trong đó gắn với thực tiễn là công ty xây lắp 665
4: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt nam về công tác cán bộ trong lĩnh vực xây dựng quân đội, đường lối kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế và nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nghiên cứu phân tích các tài liệu, các báo cáo tổng kết liên quan của công ty xây lắp 665
5: ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Góp phần trực tiếp xây dựng, củng cố các doanh nghiệp quốc phòng vững mạnh toàn diện . Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để giúp người lãnh đạo, chỉ huy các cáp tham khảo, vân dụng trong công việc chỉ đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội . Phục vụ cho nghiên cứu, bổ sung các chủ trương biện pháp trong quá trình tiến hành đổi mới công tác cán bộ doanh nghiệp quân đôi, đề xuất những vấn đề cụ thể
Chương I
Cơ sở lý luận
I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về phẩm chất, năng lực cán bộ
Cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, xác định được tiêu chuẩn của người cán bộ là vấn đề quan trọng đầu tiên trong công tác cán bộ, đồng thời nó cũng là cơ sở để từng cán bộ rèn luyện, phấn đấu và hoàn thiện mình .
Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản khi đề cập đến tiêu chuẩn của người cộng sản, Mác và Ănghen viết: Về mặt thực tiễn của người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong tất cả các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận cổ vũ tất cả các bộ phận khác. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, những tiến trình và kết quả chung của phong trào cộng sản ...
Nếu xét ở khía cạnh người lãnh đạo thì tiêu chuẩn trên cũng là tiêu chuẩn của người cán bộ. Tiêu chuẩn đó thể hiện : Về mặt thực tiễn, cán bộ là người có bản lĩnh, gương mẫu, có sức tập hợp và cổ vũ tập thể... Về mặt lý luận, cán bộ là người có trình độ hiểu biết, có tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt được quy luật...
Mac - Anghen coi cán bộ là những người trung thành và tiêu biểu cho giai cấp vô sản. Họ không chỉ là người giành được cương vị có tín nhiệm, không chỉ bằng tài năng, bằng những kiến thức lý luận mà còn phải có lòng trung thực và tính kiên quyết.
Như vậy từ hơn hai trăm năm nay, Mác và Ănghen đã coi cán bộ là đầy tớ của dân với những tiêu chuẩn tiêu biểu: Có bản lĩnh, gương mẫu, có trình độ hiểu biết, có khả năng nắm bắt quy luật, có sức tập hợp, có tinh thần cầu thị, dũng cảm thừa nhận sai lầm ... Có thể coi đây là những phác thảo đầu tiên về tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng
Tiếp thu những tư tưởng của Mác và Ănghen, Lênỉn rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ. Lênin coi tiêu chuẩn của người cán bộ là sự hội tụ của hai yếu tố : phẩm chất đạo đức và tri thức- năng lực. Hai yếu tố này phải được thống nhất và không thể thiếu yếu tố nào đối với người cán bộ . Lênin cho rằng người cán bộ phải có phẩm chất cao quý- lòng trung thành với sự nghiệp và có năng lực.
Lòng trung thành của người cán bộ được thể hiện không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn. Lênin chỉ rõ : Muốn trở thành người trung thành với Đảng, mà chỉ tự xưng như vậy thì chưa đủ mà còn phải tiến hành toàn bộ công tác thực tiễn theo đúng những nghị quyết, sách lược của Đảng
Lênin coi năng lực của người quản lý chính là năng lực tổ chức. Lênin đã vạch ra đầy dủ cấu trúc của năng lực tổ chức, những thuộc tính cần thiết mà bất cứ người cán bộ quản lý lãnh đạo nào cũng cần phải có . Đó là sự minh mẫn và tài sắp xếp công việc, tính cởi mở, sự sắc xảo về trí tuệvà óc tháo vát thực tiễn , có khả năng hiểu biết mọi người , kỹ năng tiếp xúc với con người .
Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt, Lênin đòi hỏi họ phải là những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc ság suốt vag có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung hành với chủ nghia xã hội, vừa có năng lực, lặng lẽ tổ chức công tác chung vững chắc và nhịp nhàng, chỉ có những người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo quản lý, sau khi đã thử họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhiệm từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất . Ngoài những yêu cầu trên, người cán bộ lãnh đạo quản lý phải có nhiệt tình cách mạng cao
Từ những luận điểm của Mác Ănghen và Lênin, chúng ta có thể khái quát được những tiêu chuẩn cơ bản để nhận biết về phẩm chất năng lực của người cán bộ cách mạng là:
- Cán bộ là đầy tớ của dân
- Có lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng
- Có bản lĩnh vững vàng, trí tuệ sáng suôt và tháo vát
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, khiêm tốn, sống trong sáng
- Có quan hệ mật thiết với quần chúng. Có năng lực hiểu biết về con người
- Có năng lực giải quyết mọi vấn đề trong tổ chức thực tiễn
- Có tri thức sâu rộng và giàu kinh nghiệm
II: Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phẩm chất và năng lực cán bộ
1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất và năng lực cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề phẩm chất và năng lực cán bộ. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta Người sớm ý thức đươc vấn đề cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu . Người đặc biệt quan tâm và giành nhiều công sức cho đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ để họ thực sự trở thành người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, có đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ dược giao, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.
Tư tưởng khoa học và có tính phương pháp luận của Hồ Chí Minh về phẩm chất năng lực được thể hiện sâu sắc cơ bản ở quan niệm và cấu trúc : Đức –Tài trong nhân cách người cán bộ . Phẩm chất và năng lực theo tư tưởng của Người là hai mặt thống nhất quyện vào nhau trong nhân cáh người cán bộ cách mạng. Từ đó Người chỉ dẫn hết sức sâu sắc, đầy đủ về tiêu chuẩn người cán bộ . Những tiêu chuẩn này được thể hiện
a- Phẩm chất đạo đức của người cán bộ
Theo quan điểm Hồ chí Minh,: Đức là gốc, là cái nền tảng của người cán bộ cách mạng . Người ví rằng : Cũng như sông thì phải có nguồn thì mới có nước, không có nguòn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo dức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Hồ Chí Minh đề cao đạo đức không có nghĩa là Người xem nhẹ năng lực của người cán bộ mà ở đây, trong mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực ( Đức - Tài) thì đức là cái gốc, cái dược ưu tiên và có ý nghĩa quyết định trước hết đối với người cán bộ.
Mặt “Đức” trong nhân cách người cán bộ ở đây rất rộng, nó bao gồm chữ : Tín, nhân, cần kiệm, liêm chính và được phản ánh trong cả ba mối quan hệ mà theo Người đó là : Đối với mình, đối với công việc và đối với người khác
Trong tác phẩm’ Đường cách mệnh” tư tưởng Hố Chí Minh về đạo dức cách mạng bao gồm những nội dung: cần kiệm, chí công, vô tư, cả quyết sửa lỗi mình, không hiếu danh kiêu ngạo, nói thì phải làm , phải giữ vững chủ nghĩa, dám hy sinh, ít ham muốn về vật chất
Trong ‘Sửa đổi lề lối làm việc”, tư tưổng Hồ Chí Minh được thể hiện ở : Nhân, nghiã, trí, dũng, liêm.... Và Người đã khái quát: Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ ở công việc gì đêu không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đĩch xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Chính vì vậy, Người xác định rõ vị trí của người cán bộ không phải là những ông quan cách mạng, mà là công bộc của dân . Đây là tư tưởng xuyên suốt trong phẩm chất đạo dức của người cán bộ. Người thường nhắc nhở cán bộ, cảnh báo về nguy cơ của tệ quan liêu, hách dịch, rời xa quần chúng .... Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ hiểm nguy, không sợ cực khổ . Song đến khi có quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ , phạm vào tham ô, lãng phí, không tự giác mà biến thành người có tội với cách mạng . Do vậy muón trở thành người cán bộ cách mạng chân chính thì phải thường xuyên và tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoàn cảnh. Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà nó là kết quả của sự khổ luyện, đòi hỏi người cán bộ có ý chí cao, có cái tâm trong sáng, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến hết mình cho cách mạng .
Người yêu cầu người cán bộ phải thực hành liêm khiết trong nhân dân, chống chủ nghĩa cá nhân
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng thể hiện sự bao quát, đầy đủ các mối quan hệ xã hội cơ bản . Từ mối quan hệ với tổ quốc, đến nhân dân đến mối quan hệ với tập thể cá nhân , nó cũng phản ánh con đường biện chứng của quá trình rèn luyện, hình thành phẩm chất đạo đức của người cán bộ , từ tình cảm đến nhận thức, trách nhiệm và tiến tới xây dựng ý chí cách mạng . Theo Ngưới đạo đức gắn liền với năng lực. Chính nhờ có đạo đức cách mạng mà mỗi người cán bộ tự hoàn thiện mình và hình thành năng lực . Vì vậy đạo đức cách mạng là nền tảng vững chắc để từ đó, người cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ cuả mình.
b- Năng lực, trình độ người cán bộ
Hồ Chí Minh đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức , đồng thời cũng rất coi trọng mặt Tài trong nhân cách của người cán bộ .Người cán bộ , ngoài mặt Đức ra còn phải đòi hỏi có Tài, tức là phải có năng lực, kỹ thuật lãnh đạo con người để đạt được mục tiêu đề ra . Người chỉ rõ : Năng lực không ro bẩm sinh, mà nó được hình thành nhờ giáo dục, tự giáo dục và rèn luyện, học tập tu dưỡng của bản thân chính người cán bộ.
Người yêu cầu cán bộ phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực. Muốn không ngừng nâng cao năng lực, Người chỉ rõ: Một mặt cán bộ phải thường xuyên tích luỹ kinh nghiệm qua hoạt động thực tiễn, mặt khác phải không ngừng học tập qua trường lớp, qua tiếp thu kinh nghiệm của người khác và đề cao sự tự học tập của bản thân .
Về năng lực của người cán bộ, Người coi đức tính ham học hỏi, không dấu dốt, không chủ quan tự mãn, không nản chí, thường xuyên tư phê bình và phê bình..... Đó là những phẩm chất thuộc tiêu chuẩn hàng đàu về năng lực củ người cán bộ
2- Quan điểm của Đảng ta về phẩm chất và năng lực cán bộ.
Nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất năng lực người cán bộ, Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng đến vấn đề này và coi đó là một trong những khâu then chổt trong toàn bộ hoạt động của Đảng ở mọi giai đoạn của cách mạng.
Phẩm chất và năng lực là chuẩn mực, thước đo dể đánh giá người cán bộ. Đây cũng là những yêu cầu quan trọng nhất của quá trình đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện và xây dựng đội ngũ cán bộ , đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng. Đảng ta xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vân mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong quá trình xây dựng Đảng.
Qua từng thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ có tính chất bước ngoặt, tiêu chuẩn, nội dung về phẩm chất năng lực của cán bộ được thay đổi điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá cho phù hợp với những bước phát triển của cách mạng. Nhưng bao giờ tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực cán bộ vẫn được xem xét trên quan điểm coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc
Theo quan điểm của Đảng ta, tiêu chuẩn cơ bản của người cán bộ trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cuả nhà nước
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng vàkiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bố mật thiết với nhân dân , được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị , quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đấp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
3-Quan điểm của Đảng ta về phẩm chất, năng lực của cán bộ trong quân đội nhân dân Việt Nam
Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng, Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội phải quán triệt yêu cầu quan trọng nhất là: Đảm bảo cho Đảng nắm chắc quân đội trong mọi tình huống, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng, nâng cao chất lượng của đội ngũ Đảng viên, củng cố hệ thống lãnh đạo và hệ thống chỉ huy làm nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, có năng lực hành động và chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội trong mọi hoàn cảnh.
Bước vào thời kỳ mới , xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới có một vị chí rất quan trọng . Nó là nhân tố quyết định sức mạnh của quân đội, la lực lượng nòng cốt để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc, gữ vững ổn định chính trị đất nước. Đồng thời xác định yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới là: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu của quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, đảm bảo cho quân đội luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, của Nhà Nước, của nhân dân .
Nghị quyết số 94 của Đảng ỷ quân sự trung ương cũng xác định cụ thể những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của cán bộ quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước là: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, kiên định với mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN
- Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, giữ gìn bí mật quân sự , trung thực, thẳng thắn, không cục bộ bản vị, không tham vọng cá nhân, không tham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng . Có phong cách dân chủ tập thể, chính quy, giữ gìn đoàn kết thống nhất, gắn bố với quần chúng nhân dân đựoc nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ kiến thưc lý luận chính trị, quân sự, nắm vững và sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng vào xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng nề quốc phòng toàn dân. Có trình độ khoa học công nghệ quân sự và những kiến thứ cần thiết về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật, có trình dộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ theo yêu cầu của mõi chức danh. Có năng lực trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn, biết làm việc một cách chủ động, tự lực, sáng tạo và có hiệu quả.
III- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và việc nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, lãnh đạo quản lý doanh nghiệp quân đội.
Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 đã cụ thể hoá tiêu chuẩn của 4 loại cán bộ, trong đó có cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang và cán bộ quản lý kinh doanh. Như vậy cán bộ quản lý doanh nghiệp quân đội phải hội đủ các tiêu chuẩn cuả hai loại cán bộ trên. Và cũng có nghĩa là cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội cũng cần phải đat được những yêu cầu cụ thể về phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý doanh mghiệp nhà nước.
Trên cơ sở quán triệt các tiêu chuẩn đó, phẩm chất và năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội có thể khái quát thành hai yếu tố sau:
- Bản lĩnh chính tri, phẩm chất cách mạng
- Năng lực tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp
Hai yếu tố chủ yếu hình thành tiêu chuẩn người cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội nêu trên không tách biệt, không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước. ở đây muốn nhấn mạnh đến những yêu cầu, những biểu hiện đặc thù nổi trội ở đội ngũ cán bộ này. Những yêu cầu và đặc thù nổi trội ấy được hình thành từ cơ sở, môi trường mà họ đã trải nghiệm và trưởng thành từ chức năng và phương thức hoạt động của một loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm rất riêng so với doanh nghiệp nhà nước hiên nay. Hai yếu tố đó quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời ở mỗi cán bộ chủ trì doanh nghiệp. Nếu xem xét tách rời các yếu tố đó thì rất khó đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ trong đánh giá, nhận xét cán bộ.
- Bản lĩnh chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội là phẩm chất xã hội chủ đạo trong mỗi nhân cách, phản ánh mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc. Đó là phẩm chất chính trị đã phát triển cao làm cho người cán bộ có đủ khả năng tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo những suy nghĩ, hành vi chính tri của mình, có lòng tin sắt đá vào chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị, quân sự của Đảng. Không dao động trước bất kỳ tác động bất lợi nào. Đây là những đức tính đã trở thành truyền thống , bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ.
Là nhữnh đối tượng chịu sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng nên bản lĩnh chính trị của cán bộ lãnh dạo, quản lý doanh nghiệp quân đội không thể tách khỏi bản lĩnh của tổ chức chính trị nơi họ công tác nói riêng và bản lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung. Bản lĩnh chính trị của Đảng có tác dụng quy định, chỉ đạo sự tồn tại , vận động và phát triển bản lĩnh chính trị của các đối tượng nói trên. đồng thời bản lĩnh chính trị của cán bộ cũng là sự cụ thể hoá bản lĩnh chính trị của Đảng cho phù hợp với hoạt động sản xuất quốc phòng, phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Là phẩm chất chủ đạo nên bản lĩnh chính trị chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển các phẩm chất dạo đức, tâm lý khác của con người.
Phẩm chất cách mạng của cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội gắn liền với những nội dung trong phẩm chất cách mạng cuả quân đội nhân dân Việt Nam, với cốt lõi là bản chất cách mạng của giai cấp công nhân kết hợp những phẩm chất cách mạng truyền thống, được biểu hiện ở những nét dặc trưng cả về tâm hồn, đạo dức, tác phong và trong hoạt động thực tiễn. Phẩm chất cách mạng của cán bộ trong doanh nghiệp quân đội được xem là sự tổng hợp phẩm chất xã hội cơ bản của nhân cách cán bộ. Phẩm chất cách mạng phản ánh chất lượng và giá trị của cán bộ ở trình độ giác ngộ về giai cấp, hiểu biết sâu sắc về tính nhân văn, nhân đạo của đời sống xã hội chủ nghĩa.
Khi đát nước ta bước vào thời kỳ dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phẩm chất cách mạng của cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp quân đội được bổ sung thêm những nét mới như: Tăng cường hơn nữa tính tự giác, năng động, tự chủ cao trong hành vi, lối sống. Nét trí tuệ và sự phong phú của tâm hồn, tư duy, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động ... Các mặt đạo lý, công lý, nhân lý dều có diều kiện phát triển và hoàn thiện.
Tổng hoà những yếu tố đó là đặc trưng cho phẩm chất cách mạng của cán bộ quân đội làm kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng của cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quân đội biểu hiện cụ thể ở những nội dung sau đây:
* Vững vàng, kiên định, nhạy cảm trước những biến động chính trị xã hội, cụ thể là việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho đúng với mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Từ mục tiêu đó từng loại hình doanh nghiệp cần xác định rõ nhiệm vụ của mình để lãnh đạo, định hướng sản xuất kinh doanh và làm các hoạt động khác đảm bảo cho sự tồn tai và phát triển của doanh nghiệp. Nhìn ở góc độ thực tiễn bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng cao thể hiện ở tính nhạy bén chính trị cần thiết để giả quyết một cách mau lẹ, chính xác những vấn đề phức tạp. Xen kẽ giữa mục tiêu chung của lực lượng bộ đội làm kinh tế còn có cả một hệ thống mục tiêu bộ phận . Bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng được thể hiện ở năng lực nhạy cảm chính trị, có nhãn quan nhìn xa, biết dự kiến, phát hiện kịp thời mọi khả năng, mọi tình hình biến động cuả xã hội, để không rơi vào bị động, lúng túng dao động. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thị trường là lĩnh vực mới mà quân đội chưa có nhiều kinh nghiệm.
* Phẩm chất cách mạng của cán bộ doanh nghiệp quân đội biểu hiện ở tính tích cực tham gia vào quá trình chính trị của họ trên những vị trí khác nhau. Tính tích cực được biểu hiện ở sự độc lập, chủ động sáng tạo, nỗ lực huy động toàn bộ năng lực tiềm tàngcủa doanh nghiệp trong hoạt động chính trị, xã hội nhằm thực hiện thắng lợi những mục đích yêu càu của nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, xây dựng bảo vệ tổ quốc. Cán bộ doanh nghiệp quân đội phải thể hiện tính độc lập, chủ động sáng tạo và nỗ lực cao trong vấn đề giải quyết khó khăn do thực tiến đặt ra. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp quân đội là mọi hoạt động của doanh nghiệp vừa phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, quy dịnh của Bộ quốc phòng, vừa phải thích ứng với cơ chế thi trường. Đồng thời sẵn sàng đi tiên phong thực hiện những nhiệm vụ khó khăn gian khổ, nhiều khi phải chấp nhận lợi ích kinh tế thấp để thực hiện chủ trương, chiến lược lớn mà các doanh nghiệp nhà nước khác không thể thay thế doanh nghiệp quân đội
IV- Yêu cầu của cán bộ quản lý doanh nghiệp quân đội trong cơ chế thị trường hiện nay
Về năng lực tổ chức, quản lý điều hành của cán bộ doanh nghiệp quân đội : Trước tình hình mới, đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chí.
- Hiểu biết sâu sắc quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Bám sát thực tiễn, nghiên cứu những ứng dụng, thành tựu khoa học quản lý và khoa học công nghệ để giải quyết thành công những yêu cầu nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế quân đội. Có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp, hiểu biết về kỹ thuật chuyên nghành, pháp luật và thông lệ quốc tế. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
- Năng lực tổ chức quản lý- điều hành doanh nghiệp còn yêu cầu người cán bộ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp quân đội phải có năng lực xử lý đúng đắn các mối quan hệ. Phải sử dụng chúng như một sức mạnh có thể thúc đẩy và chế ước lẫn nhau, kết hợp mặt ưu, hạn chế mặt nhược, tạo ra những quan hệ mới thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ. Biết phát huy và điều chỉnh điều hoà giữa tính tổ chức cao, kỷ luật sắt quân đội với tính khoa học, linh hoạt, sáng tạo và uyển chuyển trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Phát huy dược ưu thế về sức mạnh của tính cố kết thể hiện trong tình đồng chí, tình chiến binh- một truyền thống tốt đẹp trong các dơn vị quân đội đẻ xây dựng một tập thể của những người lao động đoàn kết thống nhất, chứa đựng trong đó những m._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33624.doc