LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 là một đơn vị công ty thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, vừa mới hoàn thành xong quá trình cổ phần hóa, chính vì thế mà nguồn đầu tư và hỗ trợ từ nhà nước gần như không còn nữa như trước nữa, thay vào đó là Công ty gần như hoàn toàn tự tìm các nguồn đầu tư để có thể phát triển và mở rộng Công ty. Và trong quá trình tự hòa nhập với xu thế mới Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 đã dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt độn
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực thiết bị máy móc tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của Công ty, ngày càng đem lại nhiều hiệu quả trong SXKD.
Để hoàn thành quá trình thực tập cuối khóa, em đã chọn thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1, cùng với những kiến thức đã được học từ chuyên ngành “Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng” , cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Công Hoa, cùng toàn bộ các anh chị, cô chú trong công ty em đã hoàn thành một cách tốt nhất cơ bản về việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động của một công ty.
Với những gì đã tiếp thu được trong thời gian qua, em đã có sự nhìn nhận tổng quan về Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 thể hiện qua nội dung của chuyên đề tốt nghiệp:
“NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT BỊ MÁY MÓC TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SÓ 1”
Chuyên đề của em bao gồm 4 phần:
Phần I: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY.
Phần II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1
Phần III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT BỊ MÁY MÓC TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SÓ 1
Từ những tài liệu về báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, nguồn lao động được cung cấp, cùng với những tài liệu khác liên quan đến Công ty, các tài liệu tham khảo từ giáo trình, các bài báo, các nghiên cứu về công nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị, các chú trong Công ty em đã hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này, đó là quá trình quan sát, thực hành và tổng hợp của bản thân em sau khi đã kết hợp giữa kiến thức thực tế và lý thuyết đã được học.
Do thời gian thực tập chưa dài, kiến thức thực tiển còn hạn chế, nên không thể tránh được những thiếu sót, vì vậy em rất mong sự góp ý, bổ xung của các anh chị, các cô chú trong Công ty, cũng như ý kiến của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Công Hoa để chuyền đề có thể hoàn thiện và tính ứng dụng thực tiễn cao hơn.
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CPCK CHÍNH XÁC SỐ 1
1. Khái quát về Công ty
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần cơ khí chinh xác số 1
Tên tiếng Anh : Precision Equipment Joint Stock Company No.1
Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần – Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam
Địachỉ:275đườngNguyễnTrãi-ThanhXuân-HàNộiĐiệnthoại:84-04-8584387/8584348/8581694Fax: 84-04-8584387
Các sản phẩm chính:- Các loại quạt điện mang nhãn hiệu Hoa Sen, máy tự biến áp 1000VA, chấn lưu đèn ống, đèn cao áp, đồng hồ vol, tủ sấy điện.- Các loại bơm thuỷ lực, phụ tùng linh kiện thuỷ lực.- Các sản phẩm cơ khí tiêu dùng độ chính xác cao, phụ tùng máy động lực, động cơ xăng 4CV, 9CV...
2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty
2.1 Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của Công ty
Trong thời gian đầu mới thành lập, ra đời năm 1959 Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 là phân xương máy chiếu bóng, với nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa máy chiếu bóng. Sau một thời gian hoạt động, theo chủ trương chương và theo quyết định số 1091/CL-CB ngày 04/12/1978 của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim đã quyết định đổi tên thành Công ty cơ khí chính xác số 1.
Công ty cơ khí chính xác số 1 là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ công nghiệp nặng. Công ty ra đời là sự kế thừa của 2 đơn vị: phần lớn của nhà máy cơ khí Điện ảnh và phân xưởng thuỷ lực của nhà máy chế tạo công cụ số 1 sát nhập lại. Công ty đăng kí kinh doạnh 108506 ngày 10/6/1993 do trọng tài kinh tế sở kế họach Hà Nội cấp.
Công ty sau một thời gian tiến hành cổ phần hoá theo chủ chương của nhà nước, ngày 01/04/2004 công ty đã thực hiện xong và chính thức mang tên Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp. với số vốn điều lệ ban đầu được thành lập là 8 tỷ trong đó nhà nước chiếm 51% tưng ứng 4,2 tỷ còn lại 49% là do các cán bộ cổ đông trong Công ty.
Với bề dày lịch sử phát triển của mình gần 50 năm, mặc dù trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước vững mạnh. Từ chổ ban đầu cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu, cán bộ kĩ thuật còn ít, máy móc thiết bị chưa đầy dủ và đồng bộ. Đến nay công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật giỏi về chuyên môn, cơ sở vật chất tương đối hiện đại, từng bước khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường, đáp ứng được trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm đầu mới thành lập, từ một xí nghiệp nhỏ đi lên, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sản xuất kỹ thuật chưa ổn định, chưa có phưng án phù hợp với khả năng và nhiệm vụ của công ty. Một số danh mục của sản xuất lúc đó dưới dạng đơn chiếc, nhu cầu thị trường chưa tập trung, nhiều sản phẩm do công ty sản xuất, lắp ráp tên thị trường đa số sanr phẩm chưa có giá trị cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Lúc này doanh thu chỉ đạt từ 1,5 – 2 triệu đồng/năm, tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, vốn cố định không đáng kể. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã tìm được loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thi trường , đó là các loại quạt điện : quạt cây jiplai ; quạt lỡ ; quạt lững…và một số sản phẩm khấc như càng để xe máy , khung xe máy, chân chống…
Năm 1996 nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mới, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Với cơ chế mới, “cơ chế thị trường” là sự thử thách lớn lao, những thách thức và cơ hội đan xen và chuyển hóa lẫn nhau. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thay đổi thích hợp, chấp nhận những nguyên tắc của thị trường, phải tự hoạch toán kinh tế, tự lo công ăn việc làm, tự đào tạo và thu hút nhân lực có trình độ để thích ứng với thị trường chứ không làm theo chỉ tiêu pháp lệnh như trước đây. Trong hoàn cảnh đó, công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng , nguồn vốn, tài sản…,tài chính cạn kiệt, nhà xưởng lâu đời, máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu, công nhân thiếu việc làm. Tuy nhiên, cùng với những khó khăn trên, cơ chế thị trường cũng đem lại những điều kiện thuận lợi, những nhân tố mới như nguồn thu hút vốn, chủ động sáng tạo trong sản xuất, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu khách hàng…tạo điều kiện cho công ty phát triển. Với sự nhạy bén linh hoạt, công ty đã nhanh chóng tự thay đổi mình nắm bắt cơ hội, thích ứng với cơ chế mới dần đưa công ty ngày càng phát triển.
Với phương châm tự thay đổi mình, lấy chất lượng, giá cả làm đầu và giữ uy tín đối với khách hàng. Công ty đã thực hiện một loạt chính sách, nhằm củng cố đổi mới công ty. một mặt công ty tiến hành đổi mới, hiện đại máy móc thiết bị. Mặt khác, thay đổi tinh giảm bộ máy quản lý một cách hợp lý, sử dụng các biện pháp kinh tế , khuyến khích lao động, thực hiện tiết kiệm, tổ chức lại lực lượng lao động, đào tạo lại cán bộ quản lý, thu hút và có chính sách giữ lại những cán bộ có chuyên môn trình độ cao nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Bằng tất cả những cố gắng trên, công ty đã từng bước khẳng định mình và tìm được chổ đứng trên thị trường, tăng nguồn vốn , nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty cơ khí chính xác số 1
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cơ khí chính xác số 1 là lắp ráp các loại Quạt như : quạt cây 400; quạt jiplai; quạt điều khiển tư xa…, ngoài ra công ty còn sản xuất sản phẩm khác như : bơm thuỷ lực ; càng để xe máy , khung để xe máy, … và các sản phẩm liên quan đến máy móc thiết bị công nghiệp. Từ năm 1962 – 1978 công ty chuyên sản xuất máy chiếu phim và phụ tùng máy chiếu. Từ năm 1979 – 1995 công ty chuyên sản xuất quạt điện, máy bơm thuỷ lực, các phụ tùng xe máy như càng xe máy, chân chống, khung xe…hiện nay các mặt hàng chủ yếu của công ty là : quạt điện Hoa sen các loại ; bơm thuỷ lực BRA các loại ; khung xe máy ; phụ tùng xe máy (như : càng xe, chân chống, …) và các loại sản phẩm cơ khí khác.
Đặc biệt trong những năm gần đây công ty còn mở rộng hơn nũa các khách hàng sản xuất xe máy sắp xếp chuyên môn hóa một số dây chuyền nhằm cung cấp ổn định với những khách hàng cũ: CIRI, TMT, Duy Thịnh, LI HONG KINH,…tiếp thị và cung ứng cho khách hàng mới là : SUPHAT, VINACIXD, XNKCH…
Xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh của Công ty là vậy, chức năng nhiệm vụ của Công ty CP cơ khí chính xác số 1 là :
- Quá trình lắp ráp và sản xuất do công ty phụ trách và chịu trách nhiệm về quy cách phẩm chất của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. sản xuất đông cơ phụ tùng cơ khí, quạt điện.
- Sản xuất các sản phẩm quang học, nhựa, cao su và các sản phẩm điện cơ khí tiêu dùng.
- Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải đường bộ và kinh doanh xe gắn máy.
- Sản xuất kinh doanh bơm thuỷ lực, bơm nước và các phụ kiện lắp đặt nghành nước.
- Sản xuất các phụ tùng, linh kiện xe máy, và các sản phẩm cơ khí thiết bị máy móc theo đơn đặt hàng của khách.
Từ nhiệm vụ chính trên thì hiện nay Công ty sản xuất 4 ngành hàng chính là:
- Quạt điện và linh kiện 85.000 – 100.000 chiếc/năm, ngoài quạt điện còn sản xuất các linh kiện như Motor, lồng và một số linh kiện nhựa cung cấp cho thị trường.
- Khung xe máy và phụ tùng xe máy : khung xe máy sản xuất từ 40.000 – 70.000 chiếc/năm và 50 – 60 nghìn bộ phụ tùng các loại.
- Bơn thủy lực từ 3.000 – 4.000 chiếc/năm
- Sản phẩm cơ khí khác : tủ, két sắt, giá kệ, hàng bưu điện, khuôn giá,….4 – 5 tỷ đồng/năm.
Trong các sản phẩm trên, khung xe và phụ tùng xe đang chiếm tỷ trọng khá lớn 60 – 65% giá trị tổng sản lượng.
2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty CP cơ khí chính xác số 1
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm bộ máy quản lý ( ban lảnh đạo Công ty và các phòng ban nghiệp vụ ) và hệ thống các phân xưởng.
2.3.1. Bộ máy quản lý của công ty
Mô hình bộ máy quản lý của công ty dựa trên mô hình trực tuyến - chức năng, mọi vấn đề hoạt động của Công ty đều được sự giúp sức của các phòng chức năng.
Hội đồng quản trị: do hội đồng cổ đông bầu và lập ra chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông về tình hình hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị quyế định những vấn đề chung của công ty.
Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm pháp lý , chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc: phó giám đốc kĩ thuật - sản xuất và phó giám đốc hành chính
Phó giám đốc kĩ thuật: chỉ đạo công tác kĩ thuật, mặt bằng sản xuất, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chỉ đạo công tác định mức kinh tế - kỹ thuật, điều động lao động nội bộ, quản lý kỷ luật lao động…
Phó giám đốc hành chính: chỉ đạo công tác văn thư hành chính, chỏ đạo công tác xây dựng cơ bản, công tác quản trị, vệ sinh công nghiệp, công tác y tế, công tác bảo vệ, tự vệ, phòng chống cháy nổ, công tác kho tàng…
Văn phòng giám đốc: có nhiệm vụ tiếp khách, ngoại giao, tiếp nhận công văn, tổ chức hội nghị. Theo dõi giám sát phần xây dựng cơ bản của công ty, của hàng giới thiệu sản phẩm và bán lẻ sản phẩm được triển khai dọc theo cổng của công ty. Ngoài ra còn có bộ phận quản trị , y tế có nhiệm vụ chăm lo đời sống sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Phòng tổ chức lao động: quản lý và điều hành toàn bộ công tác tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, tổ chức lao động và công tác tiền lương. Xây dựng các định mức lao động , hình thức trả lương và tính lương, lập báo cáo tiền lương theo quy định.
Phòng kỷ thuật: thiết kế sản phẩm, chọn lọc mẫu mã trên thị trường được ưu chuộng. từ đó xây đựng quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật ban đầu. đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất , tích cực phát triển các sáng kiến đồng thời không ngừng bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, nâng cao tay nghề cho công nhân. quản lý các kho tàng, khuôn mẫu và giá lắp dụng cụ, kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm.
Phòng kế hoạch sản xuất: lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cảu công ty. kế hoạch sản xuất của từng loại trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch. đồng thời khai thác thị trường, tìm kiếm việc làm, kí kết hợp đồng sản xuất và cung ứng vật tư, lao động, quản lý kho, bán thành phẩm của công ty.
Phòng kinh doanh ( phòng tổng hợp): tạo thị trường tiêu tụ sản phẩm, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá tiêu thụ, quản lý kho thành phẩm, làm công tác văn thư đống dấu, thực hiện bán lẻ sản phẩm…
Phòng kế toán tài chính: quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty ( công tác giám sát đồng tiền ) đồng thời quản lý các loại vốn và tài sản của công ty theo giá thành sản phẩm, thực hiện theo chế độ, chính sách kế toán hiện hành và theo quy định của công ty. Lập báo cáo kế toán theo quy định định kỳ và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty như giá thành, hiệu quả, lợi nhuận…đảm bảo chế độ thu nộp ngân sách, bảo toàn và phát triển vốn.
Phòng bảo vệ: có chức năng bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, làm công tác tự vệ, công tác quốc phòng, bảo vệ tài sản của công ty và của khách đến quan hệ công tác. Phòng bảo vệ có chức năng duy trì việc mang, mặc và chấp hành giờ giấc lao động của công nhân.
2.3.2 Hệ thống sản xuất của công ty
Tổ chức sản xuất của công ty có 8 phân xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Phân xưởng gò dập: gồm các dây chuyền rèn, dập, hàn nhiệt luyện. chức năng của phân xưởng là tạo phôi, kết thúc quá trình bày được chuyển sang phần gia công cơ khí.
Phân xưỡng cơ khí I: có chức năng gia công, cắt gọt các chi tiết cơ khí, đồng thời có thể có lắp ráp hoàn chỉnh một số sản phẩm cơ khí như bơm thuỷ lực, bơm nước…
Phân xưởng cơ khí II: có chức năng sản xuất khuôn mẫu, giá lắp và dao cụ, phối hợp sản xuất chi tiết đồng bộ và gia công ngoài.
Phân xưởng cơ khí III: gia công cắt gọt các chi tiết phụ tùng xe máy như chân xe máy, xương tay sách…
Phân xưởng lắp ráp: gồm lắp ráp I và lắp ráp II, có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh các chi tiết, phụ tùng ở cácphân xưởng như : quạt điều khiển từ xa, quạt treo tường, jiplai… các bán thành phẩm tự chế và mua ngoài được đưa vào phân xưởng để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau khi kiểm tra chất lượng nếu đủ tiêu chuẩn các sản phẩm này sẻ được nhập kho thành phẩm.
Phân xưởng sơn tĩnh điện: là phân xưởng sơn một số bán thành phẩm, khung xe máy, hộp đựng xích xe máy…
Phân xưởng động cơ: sản xuất mô tơ quạt, mô tơ máy bơm nước.
Phân xưởng cơ điện: là phân xưởng phụ có chức năng cung cấp điện năng, lắp đặt thiết bị và bảo dưỡng sản xuất thiết bị, bảo trì sửa chữa máy móc thết bị cho các bộ phận và cho các phân xưởng sản xuất
Hội đồng quản trị
P.giám đốc hành chính
Giám đốc
Kho bán thành phẩm
Kho thành phẩm
P.bảo vệ đời sống
P.giám đốc kĩ thuât sx
Phòng kế hoạch
Phòng kĩ thuật
P.tổ chức lao động
P.tài chính
P.tổng hợp
P.quản trị
Px gò dập
Px.cơ khí I
Px cơ khí II
Px cơ khí III
Px lắp ráp
Px sơn tĩnh điên
Px động cơ
Px cơ điện
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cơ khí chính số 1
Và tại mỗi phân xưởng lại tổ chức thành các tổ sản xuất và các kho riêng của từng phân xưởng.
3 Đặc điểm cơ bản của Công ty
3.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay được tiêu thụ trên thị trường là :
- Khung xe máy
- Phụ tùng, phụ kiện xe máy ( cọc lái; giàn chân chóng; ghi đông xe máy; càng xe máy Dream – wave )
- Bơm thuỷ lực
- Quạt điện các loại
- Các sản phẩm cơ khí, thiết bị công nghiệp khác
Nhìn chung, số lượng các sản phẩm tiêu thụ của công ty chủ yếu là quạt điện, khung xe máy, phụ tùng xe máy. Đối với quạt điện, do thị trường bảo hoà nên trong thời kì qua, sản lượng quạt điện tiêu thụ đã có phần giảm xuống, năm 2006 đã giảm đi khoảng 43,5% sản lượng quạt điện tiêu thụ so với năm 2002. Còn khung xe máy, phụ tùng phụ kiện xe máy, các sản phẩm cơ khí khác nhìn chung trong thời gian qua cũng tăng lên. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Công ty đã đưa vào danh mục sản phẩm của mình là phụ kiện xe máy như hộp đựng xích xe may…vì thế mà số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, đồng thời kéo theo giá trị sản xuất công nghiệp cũng như doanh thu bán hàng tăng lên qua các năm
bảng 1 : tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Sản phẩm
Đ.vị
2002
2003
2004
2005
2006
quạt điện các loại
Cái
120.000
122.000
62.000
75.000
80.000
Bơm thuỷ lực các loại
Cái
5.000
5.000
3.500
4.000
5.000
Khung xe máy dream – ware
Cái
52.000
73.000
60.000
70.000
phụ tùng phụ kiện xe máy
Bộ
45.000
44.000
60.000
70.000
80.000
Các sp cơ khí khác
trđ
2450
2110
7005
8082
Nguôn : phòng kế toán - tài vụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chỉ là thị trường nội địa, và chủ yếu là thị trường miền bắc nước ta, còn đối vói miền Trung và miền Nam thì những năm qua công ty đã bắt đầu nghiên cứu, tiếp cận thị trường, nhằm mở rộng địa bàn tiêu thụ. Tuy nhiên, Công ty trong những năm qua phần lớn là tập trung vào miền Bắc chủ yếu các tinh như Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng yên…chứ các thị trường khác hiện chưa thật sự được chú trọng phát triển. Bên cạnh đó Công ty củng cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh bởi vì nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần, do đó ngày càng có nhiều các Công ty cùng nghành ra đời, chưa kể những doanh nghiệp, công ty đã có thâm niên và kinh nghiệm. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải không ngừng tim hiểu thị trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường hiện tại và thị trường mục tiêu. Xác định được điểm yếu điểm mạnh của mình củng như của đối thủ cạnh tranh, để có những phương hướng chính sách thích hợp. Mặt khác, trong tương lai Công ty cũng nên hướng sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, mà gần nhất là các nước bạn láng giềng như Lao, Câmpuchia và các nước khác trong khu vực Asean.
3.2 Đặc điểm về quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất của công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tục, khép kín. Sản phẩm phải qua nhiều khâu sản xuất, ngoài ra một số chi tiết phải đặt gia công ngoài. Do đó quy trình sản xuất của công ty đòi gỏi các cán bộ sản xuất phải phối hợp tổ chức chặt chẻ và khoa học. sản phẩm sau khi sản xuất xong phải có dấu xác nhận đủ tiêu chuẩn của cộ phận KCS mới được nhập kho.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu :
Nguyên vật liệu
Tạo phôi
Gia công
Sơn mạ
Chi tiết
Quấn
Kho bán
Lắp ráp
Đóng gói
Kho
Tiêu thụ
Đầu tiên nguyên vật liệu đầu vào được mua ngoài đưa vào quy trình tạo phôi sau đó chuyển sang phân xưởng gia công cơ khí, ở đây các chi tiết sản phẩm được hình thành nhờ vào hệ thống máy mốc và tay nghề của công nhân ở trong công ty sản phẩm ở trong xưởng gia công cơ khí được chuyển sang phân xưởng sơn mạ điện. Ở phân xưởng sơn mạ này công ty đã có dây chuyền sơn mạ điện hiện đại với giàn sơn phun được lắp đặt theo công nghệ tiên tiến nhất đưa lại năng suất cao cho công ty, sản phẩm sau khi đượcc sơn mạ chuyển vào kho bán thành phẩm. Các chi tiết mua ngoài được nhập về kho bán thành phẩm cùng với bán thành phẩm để thực hiện quấn môtơ ở phân xưởng lắp ráp. Đến đây, sản phẩm được đóng gói, chuyển vào kho thành phẩm và đưa đi phân phối và tiêu thụ.
3.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng
Với đặc thù hình thức hoạt động sản xuất của Công ty là sản xuất và chế tạo các sản phẩm công nghiệp, nên Công ty chỉ nhập nguyên vật liệu về để sản xuất chứ không phải để bán do đó việc nhập kho đầu vào đầu ra là hoàn toàn khác nhau.
Công ty sản xuất các loại quạt điện, khung xe máy, máy bơm thủy lực và một số sản phẩm cơ khí khác nên đầu vài nguyên vật liệu chủ yếu là thép vít các loại, dây êmay, nguyên liệu điện, vòng bi, bao bì…phục vụ cho việc đóng gói, chi tiết phụ không tự sản xuất từ bên ngoài.
Hàng năm, giá trị nguyên vật liệu Công ty nhập về bình quân là 30,5 tỷ đồng, do yêu cầu về nguyên vật liệu không quá phức tạp do đó Công ty thường nhập mua từ các doanh nghiệp khác ở trong nước mà vẫn đảm bảo về chất lượng và số lượng, chức không phải nhập khẩu từ các nước khác có nền công nghiệp phát triển.
3.4 Đặc điểm về lao động của công ty
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản : tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến thù lao cho người lao động, hóp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, để ngày cầng đưa Công ty lớn mạnh, cạnh tranh được với các đối thủ trên thương trường.
Năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty và tình hình lao động của Công ty qua các năm(2002-2006) được tăng dần về trình độ (thể hiện trong bảng 2).
Trong năm 2003, do quá trình cổ phần hóa nên số lượng công nhân đã giảm đi 42 người, nhưng lại tăng thêm 24 người, do đó số lượng lao động trong công ty giảm đi 15 người.
Những năm tiếp theo, do Công ty tiến hành quá trình cổ phần hóa, công ty đã tiến hành xắp xếp lại sản xuất, cải tiến công tác tổ chức sản xuất định biên lao động. Sắp xếp gián tiếp phòng ban tinh giảm 20% và nâng cao việc điều hành, phân công rõ ràng chức năng và nhiệm cụ cụ thể cho từng phòng ban, đồng thời tăng cường công tác quản lý một cách chặt chẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất…Đến năm 2006, lao động trông công ty chỉ còn 310 người.
Trong cơ cấu lao động về giới tính của Công ty, do đặc thù về công việc nên số lượng nam luôn luôn cao hơn nữ, tỉ lệ nam trong Công ty bình quân trong 5 năm (2002 – 2006) chiếm 71%, con lại nữ chiếm 29%.
Về trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty : vì là công ty với nhiệm vụ sản xuất là chính nên số lượng công nhân kĩ thuật chiếm một số lượng lớn. Bình quân chiếm 76% lao động trong toàn Công ty. Trong khi đó, số lượng lao động có trình độ đậi học còn thấp, chỉ chiếm bình quân 10% lao động trong toàn công ty, hơn nữa lượng công nhân có trình độ kĩ thuật tay nghề cao vẫn chưa được nhiều, phần nhiều công nhân trong Công ty trước khi vào làm việc đều phải qua đào tạo lại. Trong thời gian từ 2002 – 2006, cơ cấu lao động trong Công ty biến đổi không lớn, chỉ chênh lệch nhỏ, riêng lao động phổ thông do đặc thù công việc chỉ là nhân viên phục vụ nên đã có xu hướng giảm.
Bảng 2: Cơ cấu về giới tính và trình độ của CBCNV tại công ty
Năm
Trình độ
2002
2003
2004
2005
2006
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số CBCNV
Nam
Nữ
340
205
135
100
60.3
39.7
320
200
120
100
62.5
37.5
300
185
115
100
61.7
38.3
280
177
103
100
63.2
36.8
310
165
85
100
66
34
Đại Học
30
8.8
30
9.4
31
10.3
32
11.4
40
16
Cao đẳng, THCN
26
7.6
25
23
28
25
công nhân kĩ thuật (chủ yếu thợ bậc 5 trở lên)
259
246
235
220
210
Phổ thông
25
19
13
10
5
Nguồn: Phòng tổ chức
Trong thời kỳ 2002 – 2006, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện rõ rệt. Tiền lương bình quân tăng lên từ 900 nghìn đồng/người/tháng năm 2002 đến 1.200 nghìn/người/tháng năm 2006 tăng lên 92.5%.
Hiện nay Công ty có hơn 310 người, sau cổ phần hóa thu nhập của người lao động đã được cải thiện, mức thu nhập đang đựoc tăng dần theo sự phát triển của công ty. Lực lượng lao động đã từng bước trẻ hóa, trước cổ phần tuổi bình quân của CBCNV từ 44 – 45, đến nay đã giảm xuống 35 – 38 ( bình quân cùng với sự tăng lên của tiền lương) các chế độ đãi ngộ của Công ty cũng rõ rệt và hiệu quả hơn, những cán bộ, kĩ sư tay trình độ tay nghề cao được đề bạt, thăng chức…Điều đó đã thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc của người lao động trong Công ty, đưa Công ty ngày càng phát triển.
Qua tình hình trên, ta có thể thấy công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 đã từng bước chuyển hóa mình một cách nhanh chống, tạo được niềm tin cho khách hàng, đồng thời tạo tiền đề cho hướng mở rộng ra thị trường nước ngoài. Sự thành công đó một phần do sự định hướng rõ ràng của ban lãnh đạo công ty, sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Tổng Công ty, một phần do anh em cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng lòng cùng phấn đấu vì sự phát triển của Công ty. thành quả đó cho thấy sự hội nhập chuyển mình của Công ty trong xu thế mới, cơ chế cạnh tranh thị trường.
PHẦN II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1
1. Cơ cấu máy móc thiết bị
Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 là một doanh nghiêp công nghiệp sản phẩm của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường, nên Công ty luôn luôn đẩy mạnh công tác đổi mới máy móc thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường, vì thế các sản phẩm của công ty hiện đang được sản xuất bởi những công nghệ máy móc thuộc vào hàng hiện đại nhất của Công ty.
Hiện nay Công ty đang sử dụng những loại máy móc thiết bị như sau:
Máy cưu cuốn dây đồng; Máy cưu, máy cắt, máy gập; Máy dập; Máy mài; Máy tiện; Máy khoan; Máy phay; Máy ép thủy lực; Lò Máy búa; Máy cà răng; Máy hàn
Nhìn vào số loại máy móc trên, ta có thể thấy được sự đa dạng về mặt chủng lọai của Công ty, theo đó là sự đa dạng về sản phẩm được sản xuất của Công ty.
Bảng 3:Tình hình máy móc thiết bị trong Công ty CPCKCX Số 1
TT
Loại máy móc thiết bị
Số lượng
GTCL(31/12/2006)
Mức độ hiện đại (BQ)
1
Máy quấn dây đồng
6
177
tb
2
Máy cưa,cắt,gập
6
126.945
tt
3
Máy dập
12
300.609
tt
4
Máy mài
6
163.142
lh
5
Máy tiện
30
712.14
lh
6
Máy khoan
3
18.836
tt
7
Máy phay
20
573.054
lh
8
máy bao
5
85.8277
lh
9
Máy ép thủy lực
4
49.7315
lh
10
Lò
5
58.86
lh
11
Máy búa
5
123.32
lh
12
Máy hàn
40
586.861
tt
13
Máy nén khi
3
40
lh
14
Máy cà răng
5
9.999
lh
15
Thiết bị khác
8
212.465
lh
16
Thiết bi vay đầu tư
20
3058.454
tb
17
Thiết bị chưa dùng
1
0
tt
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
nhìn vào bảng kê khai máy móc thiết bị đang được sử dụng, ta thấy máy móc thiết bị lạc hậu chiếm khoảng 10 loại (với số lượng 61 chiếm 44,85% tổng số lượng máy móc thiết bị hiện có của Công ty), máy móc trung bình chiếm 2 loại (với số lượng 22 chiếc chiếm 16.17% tổng số máy móc thiết bị), máy móc vào loại tiên tiến chiếm khoảng 5 loại (với số lượng 53 chiếc chiếm 38.97%). để thấy rõ hơn, ta nhìn vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Số máy móc trên được phân loại theo các tiêu chí sau:
Bảng 4: Phân loại theo nhóm thiết bị đến hết 12/2006
Đơn vị: Triệu đồng
Loại máy móc thiết bị
giá trị
% giá trị
nhóm máy móc thiết bị sản xuất
4.805
94,28
nhóm MMTB vận tải và truyền dẫn
286
5,61
nhóm MMTB quản lý
5,3
0,11
Tổng
5096.3
100%
Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ
Như vậy ta có thể thấy máy móc thiết bị hiện có của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất (chiếm 94,28%), số lượng máy móc quản lý chỉ chiếm phần nhỏ (chiếm 0,11%) chứng tỏ trang thiết bị cho công tác điều hành đang yếu, điều này phần nào làm cho hoạt động quản lý ko nhanh nhạy, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy máy móc thiết bị của Công ty nhìn chung là ở mức trung bình khá, với phần lớn là máy móc thuộc loại trung bình và tiên tiên, song máy móc lạc hậu vẫn chiếm lượng lớn gần nữa tổng máy móc thiết bị, và bên cạnh đó một số máy móc tuy tiên tiến nhưng hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao, nhiều máy móc hầu như là chưa được sử dụng, điều đó làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty có phần bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên với tầm nhìn chiến lựoc của mình Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, số lượng máy móc thiết bị được đổi mới ngày càng nhiều đặc biệt sau khi Công ty tiến hành cổ phần hóa, đa số máy móc được nhập từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như Nhật, Nga, Mỹ, Đức, Trung Quốc…và một số máy móc mua tại Việt Nam. Hơn nữa số máy móc lạc hậu đang dần được thanh lý triệt để, điều đó đang làm cho công suất máy móc thiết bị được nâng cao rõ rệt.
Hiện nay, sau khi cổ phần hóa thì việc mua sắm máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu là từ nguồn vốn tự có của Công ty, được huy động từ cán bộ công nhân trong Công ty là chính, bên cạnh nguồn vốn vay từ Tổng công ty và vay ngân hàng. Tuy khó khăn nhưng việc đầu tư mua sắm nâng cao năng suất máy móc thiết bị của Công ty là mục tiêu mà Ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng trong thời gian tới. nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành tốt mục tiêu mà Tổng công ty đã giao, phấn đấu đưa Công ty lớn mạnh sánh ngang các doanh nghiệp khác trên thị trường.
2. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
2.1 Về mặt số lượng
Để đánh giá tình hình sử dụng về mặt số lượng ta có thể sử dụng hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng (Hsl) như sau:
Số máy móc thiết bị đang làm việc thực tế
Hsl =
Số máy móc thiết bị hiện có
Hệ số này cho biết trong một năm bao nhiêu thiết bị máy móc hoạt động, những máy móc nào không hoạt động. Hệ số này càng tiến tới 1 thì hiệu quả dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian càng cao.
Với đặc thù riêng vốn có của nghành, sản phẩm của Công ty chủ yếu là các phụ tùng, linh kiện máy, sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác, khách hàng do đó máy móc thiết bị của Công ty nếu không đựợc khai thác triêt để thì hiệu quả đem lại rất thấp, những máy móc thiết bị không hoạt động vẫn được tính khấu hao vì thế sẻ gây lãng phí và tốn kém cho Công ty. Điều này cho thấy những thời điểm mà Công ty đơn đặt hàng không nhiều thì máy móc thiết bị sẻ không được sử dụng hết, vì thế có thực trạng là có những máy móc thiết bị hầu như là không sử dụng.
Bảng 5: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng
TT
Loại máy móc thiết bị
Số lượng thự tế(cái)
Số lượng sử dụng(cái)
Hsl
1
Máy quấn dây đồng
6
4
0,6
2
Máy cưa,cắt,gập
6
4
0,6
3
Máy dập
12
8
0,6
4
Máy mài
6
6
1
5
Máy tiện
30
20
0.6
6
Máy khoan
3
3
1
7
Máy phay
20
15
0,75
8
máy bao
5
5
1
9
Máy ép thủy lực
4
4
1
10
Lò
5
4
0,8
11
Máy búa
5
5
1
12
Máy hàn
40
35
0,85
13
Máy nén khi
3
3
1
14
Máy cà răng
5
4
0,8
15
Thiết bị khác
8
6
0,75
16
Thiết bi vay đầu tư
20
18
0,9
17
Thiết bị chưa dùng
1
0
0
Nguồn: Phòng kế toán
Từ khi tiến hành cổ phần hóa, Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 đã tích cực đầu t._.ư mua sắm, mở rộng danh mục máy móc thiết bị, vì thế đến nay lượng máy móc tiến tiến và hiện đại ngày một được tăng lên, làm cho hoạt động sản xuất của Công ty được nâng cao, số lượng máy móc không sử dụng cũng được hạn chế, chính vì thế mà Công ty ngày càng thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị trường sản xuất.
Nhìn vào bảng hệ số ta thấy nhìn chung máy móc thiết bị tại Công ty được sử dụng chưa thục sự đạt hiệu quả cao, số lượng máy móc được sử dụng chỉ đạt tương đối 66%, trong khi đó vẫn còn nhiều máy móc trong tình trạng không được sủ dụng.
Tuy nhiên thực tế sản phẩm của Công ty lại rất thiếu những máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại. Ở đây là sự dư thừa máy móc đã lạc hậu và đã hao mòn gần hết, gần như không thể đưa vào sử dụng được, và những máy móc tiến mới được mua sắm lại chưa phù hợp với năng lựa hiện tại của Công ty.
2.2 Về mặt thời gian
Là một doanh nghiệp nên lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của Công ty, vì thế việc khai thác triệt để các yếu tố nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty là thiết yếu mà ban lãnh đạo đã đề ra.Trong đó việc khai thác triệt để thời gian làm việc của máy móc thiết bị sẻ góp phần không nhỏ co việc đạt được lợi nhuận cao cho Công ty.
Để đánh giá về mặt thời gian tình hình sử dụng máy móc thiết bị ta sử dụng hệ số sử dụng MMTB về mặt thời gian:
Thời gian làm việc thực tế
Htg =
Thời gian làm việc theo chế độ
Hệ số này cho biết trong một năm máy móc thiết bị hoạt động bao nhiêu giờ, phải ngừng bao nhiêu giờ. Hệ số này tiến tới 1 thì hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian càng cao.
Tình hình sử dụng máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của Công ty. Hoạt động sản xuất của Công ty, máy móc thiết bị đòi hỏi làm việc tối đa là 8 tiếng 1 ngày, mà các sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng nên có những lúc nhiều máy móc thiết bị không hoàn toàn được sủ dụng hết, vì thế hiệu quả đem lại la chưa cao.
Công tác tính đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức thời gian quy định cho mỗi loại sản phẩm.
Bảng 6: Tình hình sử dụng MMTB về mặt thời gian
TT
Loại MMTB
Số giờ làm việc thực tế
Số giờ làm việc theo chế độ
Htg
1
Máy quấn dây đồng
750
1248
0,60
2
Máy cưa,cắt,gập
750
1248
0,60
3
Máy dập
900
2496
0,36
4
Máy mài
580
1248
0,47
5
Máy tiện
2010
6240
0,32
6
Máy khoan
190
624
0,30
7
Máy phay
1500
4160
0,36
8
máy bao
500
1040
0,48
9
Máy ép thủy lực
300
832
0,36
10
Lò
500
1040
0,48
11
Máy búa
500
1040
0,48
12
Máy hàn
3500
8320
0,42
13
Máy nén khi
160
624
0,25
14
Máy cà răng
300
1040
0,29
15
Thiết bị khác
600
1664
0,36
16
Thiết bi vay đầu tư
2100
4160
0,50
17
Thiết bị chưa dùng
0
208
0
Nguồn: Phòng kế hoạch
Nhìn vào bảng hệ số sử dụng máy móc thiết bị ta thấy hiện nay Công ty khai thác tối đa là 60% thời gian sử dụng máy móc thiết bị. việc máy móc thiết bị không được khai thác một cách triệt để thời gian sử dụng theo quy định chủ yếu là do máy móc đã quá củ kỹ và lạc hậu không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mặt khác số lượng đơn hàng của Công ty không phải lúc nào củng thường xuyên nên máy móc thiết bị không sử dụng hết là điều không tránh khỏi. Hơn nửa có những mặt hàng trước đây hiện giờ Công ty đã gần như không sản xuất, nên số máy móc trước đây phục vụ cho việc sản xuất đó giờ không được sử dụng, gây ra lãng phí không đáng có. Bên cạnh đó có khá nhiều máy móc thiết bị hỏng hóc đang chờ sửa chữa, bảo dưỡng chính vì thế gây nên sự tạm ngừng của một số dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng tiến độ kế hoạch cung ứng hàng cho khách hàng.
Các yếu tố trê đã vô hình dung tạo ra thời gian chết, gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Mặc dù thấy rõ những hạn chế và nguyên nhân trên, nhưng do điều kiện khách quan nên Công ty vẫn chưa có biện pháp nhằm khắc phục, tuy nhiên Công ty cũng đã có những thay đổi về mặt hàng sản xuất, như chuyển sang sản xuất các thiết bị phụ tùng xe máy và cũng đã có những dấu hiệu khả quan, các máy móc thiết bị mới được mua sắm được sử dụng gần như là triệt để, thời gian chết là không có, cho thấy sự nhanh nhạy của Công ty. Nhưng chính điều đó lại gây ra sự lãng phí với máy móc thiết bị sản xuất cho các mặt hàng trước kia của Công ty, vì thê Công ty nên có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên, hạn chế tối thiểu thời gian chết của máy móc thiết bị.
2.3 Về mặt công suất
Trong thời gian qua Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại có công suất lớn, phù hợp với những sản phẩm mà Công ty chuyển đổi, tuy vẫn có những máy móc chưa phát huy hết công suất.
Có những máy móc đã khấu hao hết và lạc hậu mặc dù Công ty vẫn tận dụng nhưng hiệu quả đem lại là không cao, công suất là rất thấp. những máy móc hiện đại thì trình độ công nhân chưa cao nên việc sử dụng tối đa công suất là chưa đạt được, và những máy móc hỏng hóc thì việc sử dụng gần như là không có.
Để đánh giá về mặt công suất tình hình sủ dụng máy móc thiểt bị ta dùng hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị:
Công suất thực tế sử dụng
Hcs =
Công suất tối đa có thể sử dụng
Hệ số này càng gần tới 1 thì chứng tỏ Công ty sử dụng công suất càng hiệu quả nếu Hsc = 1 chứng tỏ Công ty đã khai thác hết công suất máy móc thiết bị.
Từ công thức tính hệ số công suất ta có
Bảng 7: Tình hình sử dụng MMTB vê mặt công suất
TT
Loại MMTB
Công suất thực tế sử dụng(kwh)
Công suất tối đa có thể sử dung(kwh)
Hcs
1
Máy quấn dây đồng
5.5
9.2
0,6
2
Máy cưa,cắt,gập
6
10
0,6
3
Máy dập
4.25
6.5
0,65
4
Máy mài
8
9
0,89
5
Máy tiện
7
8.5
0,82
6
Máy khoan
11
11.5
0,95
7
Máy phay
5.5
7.25
0,76
8
máy bao
3.5
8.1
0,43
9
Máy ép thủy lực
5.25
7.5
0,7
10
Lò
0
0
0
11
Máy búa
6.5
10.5
0,62
12
Máy hàn
11.25
12
0,94
13
Máy nén khi
4.25
6.5
0,65
14
Máy cà răng
6.5
8.5
0,76
15
Thiết bị khác
4
7.5
0,53
16
Thiết bi vay đầu tư
9.75
11
0,88
17
Thiết bị chưa dùng
0
0
0
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào bảng trên ta thấy hiện nay Công ty khai thác trung bình khoảng 65% công suất tối đa có thể sử dụng, sự ổn định và cân bằng công suất giữa các máy móc thiết bị là tương đối chênh lệch chẳng hạn như công suất cao nhất có Hsc là 0,95(máy khoan) trong khi đó công suất thấp nhất có Hcs là 0,43( máy bào). Có những máy móc mà công suất sử dụng gần như bằng không, điều này xuất phát từ sự lac hậu của phần lớn máy móc mà Công ty hiện có, chính là sự chênh lệch về trình độ tiên tiến của máy móc thiết bị trong Công ty. Sự chênh lệch này sẻ gay nên sự lãng phí và đẩy nhanh tốc độ hao mòn hữu hình (khi sử dụng quá mức cho phép đối với 1 số máy móc), vì vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
3. Công tác khấu hao, sửa chữa
3.1 Công tác tính khấu hao
Việc tính khấu hao có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng, tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh của từng công ty mà từ đó lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhất. Việc tính toán hợp lý công tác khấu hao giúp cho doanh nghiệp sử dụng tốt nhất việc quản lý nguồn vốn, và sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 áp dụng phương pháp tính khấu hao đều cho từng loại máy móc thiết bị.
Nguyên giá MMTB
Mức khấu hao MMTB =
trong năm Số thời gian sử dụng
Từ công thức tính khấu hao trên ta có bảng tính khấu hao sau:
Bảng 8: Bảng trích khấu hao MMTB năm 2006 Công ty CPCK chính xác số 1
TT
Loại MMTB
Nguyên giá
Trích khấu hao
GTCL(tính đến hết năm 2006)
1
Máy quấn dây đồng
203
22,44
74,4
2
Máy cưa,cắt,gập
144,84
14,405
60,6
3
Máy dập
331,203
41,47
121,325
4
Máy mài
186,971
20,15
65,108
5
Máy tiện
814,98
87,92
6,45
6
Máy khoan
21,857
2,597
12,021
7
Máy phay
76,657
70,826
16,02
8
máy bao
98,363
10,607
0
9
Máy ép thủy lực
54,31
3,514
0
10
Lò
67,452
7,275
0
11
Máy búa
141,325
15,241
0
12
Máy hàn
674,321
81,04
784,214
13
Máy nén khi
40,4
40,54
0
14
Máy cà răng
23,98
13,514
0
15
Thiết bị khác
240,52
23,345
6,471
16
Thiết bi vay đầu tư
4011,88
915,755
2.341,112
17
Thiết bị chưa dùng
117,898
0
117,898
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào bảng tính khấu hao ta thấy trong những năm gần đây và tính đến 31/12/2006 thì giá trị nguyên giá MMTB nhìn chung có tăng lên, và giá trị khấu hao của MMTB lại giảm. Nguyên nhân là vì Công ty đang đầu tư mua sắm thêm MMTB phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, và có nhiều MMTB cũ , lạc hậu khấu hao đã hết nhưng vẫn được hoạt động và không được tính khấu hao.
Do đặc thù hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu phụ thuộc nhiều vào đơn đạt hàng của đối tác chính vì thế mà không phải lúc nào MMTB cũng trong tình trang hoạt động, có những thời điểm nhiều máy móc thiết bị gần như không hoạt động, do đó vô hình dung làm cho MMTB bị hao mòn một cách lãng phí, làm giảm hiệu quả sản xuất của Công ty.
Hiện nay, quỹ khấu hao của Công ty hầu như chỉ được dùng cho việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định, và sủa chữa hỏng hóc nhưng chủ yếu là đầu tư mua sắm, nên đã hạn chế rất lớn đến việc sử dụng quỹ khấu hao cho hợp lý, đúng mục đích.
Hàng năm Công ty đều cho kiểm kê và tính toán định giá lại tài sản hiện có của Công ty, từ đó đưa ra định mức khấu hao hợp lý cho MMTB, điều này cho thấy sự quan trọng của việc tính khấu hao, việc tính toán chính xác sẻ giúp Công ty có nhiều ứng dụng phù hợp với quỹ khấu hao. Thường thì cuối năm Công ty mới cho kiểm kê và đánh giá lại tài sản.
3.2 Công tác bảo quản sửa chữa MMTB
Việc bảo quản sửa chữa máy móc thiết tại Công ty được giao cho từng tổ sản xuất, của từng phân xưởng, nhưng phòng kĩ thuật vẫn là bộ phận chịu trách nhiệm chính. Trong từng phân xưởng, từng tổ sản xuất, họ trực tiếp sử dụng MMTB để sản xuất nên họ có trách nhiệm phải bảo quản bảo dưỡng, bảo dưỡng theo chu kì. Phòng kỹ thuật đóng vai trò là người quản lý trực tiếp công tác sửa chữa, thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn và vừa cho toàn bộ máy móc thiết bị. mặt khác phòng kỹ thuật còn là nơi tiến hành công tác xây dựng và lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty và lên kế hoạch cho từng tháng, từng quý, năm và tiến hành phân cấp quản lí đến từng bộ phận có liên quan.
- Công tác bảo dưỡng thường xuyên: tất cả máy móc thiết bị của Công ty đều được bảo dưỡng một cách thường và theo kế hoạch đã được lên sẳn. công tác này bao gồm: lau chùi thiết bị, vệ sinh, kiểm tra đầu máy, dầu thủy lực, kiểm tra tổng thể và chi tiết khả năng làm việc của các cơ cấu, bộ phận điều chỉnh phù hợp, bơm mở bôi trơn và bảo quản các thiết bị có dấu hiện khô, đang tạm ngừng hoạt động.
Việc bảo dưỡng này thường được tiến hành sau khi kết thúc ngày làm việc, hay khi kết thúc giai đoạn làm việc. Thường thì người trực tiếp vân hành máy móc thiết bị sẻ đảm nhận công việc này.
- Sửa chữa nhỏ: thường là các công tác sửa nhưng hỏng hóc nhỏ, nhẹ thời gian sửa chửa ngắn, dụng cụ sửa chửa chỉ là dụng cụ thông thường và không quá phức tạp. người thực hiện là đại đa số công nhân vận hành máy.
- Sửa chữa lớn, trung tu đại tu: là việc sửa chữa những hư hỏng nặng, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng máy, có thể là thay thế mới hoàn toàn. Trong trường hợp này phải có văn bản báo cáo và dự toán chi phí cho việc sữa chữa hay thay thế trình lên Công ty xem xét và thực hiện.
Ngưởi thực hiện thường là các nhân viên phòng kỹ thuật hoặc là thuê ngoài.
Vì hoạt động sản xuất của Công ty là theo dây chuyền và được thực hiện tại nhà máy, nên hầu như các hỏng hóc đều được Công ty tiến hành sữa chữa và bảo dưỡng ngay tại nhà máy, do các nhân viên phòng kỹ thuật thực hiện.
4. Đầu tư máy móc thiết bị
Việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thi trường, từ đó mở rộng quy mô và đem lại doanh thu tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới là việc làm tất yếu của mỗi doanh nghiệp. doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh được, muốn sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nghành, muốn tồn tại, phát triển, trụ vững trong nền kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải tiến trang thiết bị và dây chuyền sản xuất.
Trong thời gian gần đây Công ty chưa có kế hoạch rõ ràng cho việc mua sắm đầu tư thêm trang thiết bị, tuy nhiên vẫn có một số thiết bị được mua sắm mới, song hiệu quả đem lai chưa thật sự như mong muốn. Điển hình là việc mua sắm moto quấn quạt điện, nhưng do nhu cầu đã bão hòa nên giờ đây Công ty không sản xuất quạt điện nữa, nên gây ra sự lãng phí trong việc mua sắm máy móc thiết bị, hơn nữa còn tạo ra sự hao mòn vô hình rất lớn gây nên tổn thất lớn cho Công ty.
Để phản ánh tình hình đầu tư và đổi mới trang thiết bị ta sử dụng hai hệ số chủ yếu là hệ số đầu tư và hệ số hao mòn.
Ta có số liệu về tình hình mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2002- 2006
Bảng 9: Tình hình mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Vốn đầu tư mua sắm MMTB
Trđ
8650,041
327,077
545,529
66,19
80,25
2. Doanh thu
Trđ
32.550
30.800
41.000
41.400
43.470
3. Hệ số đầu tư(3 = 1/2)
0.266
0.011
0.013
0.002
0.0018
4.Nguyên giá
Trđ
1997,431
308,794
483,311
66,193
78,65
5. Giá trị còn lại
Trđ
347,3076
65,0825
5,9021
11,5886
15.324
6. Hệ số hao mòn(6= 5/4)
Trđ
0,174
0,211
0,012
0,175
0,194
Nguồn: Phòng kế toán
Hệ số đầu tư máy mỏc thiết bị được đánh giá bằng tỷ số giữa chi phí đầu tư cho MMTB với tổng doanh thu của Công ty. Hệ số này trong những năm qua (2002 – 2006) là không cao, thấp dần từ 0,266 năm 2002 đến năm 2006 chỉ còn 0,0018 tương ứng 80,25 triệu đồng. Điều đó cho thấy vốn phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị là tương đối hạn chế. việc mua sắm hạn chế cũng dễ thấy rõ vì hiện Công ty đang trong quá trinh Cổ phần hóa nên việc huy động các nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, hơn nữa lợi nhuận đem về cho Công ty trong những năm gần đây vãn chưa thể đảm bảo cho việc sử dụng mua sắm những máy móc thiết bị tiên tiến, có giá trị lớn. chính điều đó đã hạn chế đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của Công ty.
Ta có biểu đồ thê hiện vốn đầu tư cho việc mua sắm
Biều 2: Vốn đầu tư mua sắm MMTB (2002 – 2006)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn cho việc mua sắm trong nhưng năm qua là tương đối giảm, trong đó năm 2002 là cao nhất với 86,5 tỷ, năm 2005 thấp nhất với số vốn mua sắm chỉ có 66.19 triệu đồng, điều này củng dễ hiểu vì năm 2002 Công ty chưa cổ phần hóa nên còn được Tổng công ty hỗ trợ, sau khi tiến hành cổ phần hóa thì việc mua sắm trang thiết bị Công ty gần như phải tự dùng nguồn vốn tự có, với việc cổ phần hóa chỉ mang tính chất nội bộ chứ chưa mở rộng ra phạm vi bên ngoài doanh nghiệp nên phần lớn nguồn vốn được huy động từ cán bộ công nhân viên chứ chưa huy động được từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài vì thế phần nào hạn chế trong việc tìm nguồn vốn cho Công ty, nên trong thời gian đầu Công ty gặp nhiều khó khăn vì vậy mà chưa mua sắm được nhiều máy móc thiết bị . Tuy gặp những khó khăn ban đầu nhưng doanh thu Công ty đạt được trong những năm qua là tăng qua các năm cho thấy sự ổn định và phương hướng phát triển của Công ty là hợp lý và phù hợp với xu thế hiện tại.
Biểu 3: Tình hình doanh thu của Công ty từ năm 2002 – 2006
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ sự tăng lên của doanh thu, cao nhất là năm 2006 với tổng doanh thu đạt 43,47 tỷ đồng tăng lên 33.54% so với năm 2002, năm 2002 và 2003 doanh thu đatk không thực cao vì do sự biến động của thị trường, và Công ty mới chuyển đổi sang cổ phần hóa, nhưng năm 2004 trở đi Công ty đã có nhiều sự tăng trưởng khá rõ rệt, cho thấy sự nhạy bén của ban lãnh đạo Công ty, chuyển đổi một số danh mục sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm phụ tùng xe máy đã đem lại kết quả rất khả quan, có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa trình độ tay nghề công nhân trong Công ty được nâng cao, thích ứng hơn với các thiết bị máy móc tiên tiến, vận hành tốt hơn đã làm cho năng suất MMTB tăng lên, vì thế hiệu quả đem lại củng tăng lên rõ rệt.
Để đánh giá đầu tư mua sắm MMTB ngoài hệ số đầu tư thì hệ số hao mòn MMTB củng có tầm quan trọng. hệ số hao mòn MMTB càng tiến gần đến 1 thì chứng tỏ MMTB càng được thay đổi nhiều. nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số hao mòn của Công tylà rất thấp chỉ đạt tối đa là 0,211 điều đó chứng tỏ việc đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị cho Công ty là rất ít, điều này sẻ anh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập, phát triển thị trường, đáp ứng nhiều nhu cầu khách hang. Với xu thế hiện nay nếu không có những thay đổi Công ty sẻ có gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp, uy thế của Công ty sẻ không được nâng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty sẻ không cao. Chính vì thế trong thời gian tới Công ty nên có những điều chỉnh, như thế mới mang lại nhiều thuận lợi, và thu về lợi nhuận cao hơn cho Công ty.
5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng máy móc thiết bị
Công tác sử dụng máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng MMTB tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 ta dùng các chỉ tiêu đánh giá sau đây:
5.1 Chỉ tiêu sức sản xuất máy móc thiết bị
Để đánh giá sức sản xuất MMTB ta dùng hệ số sử dụng (Hsd)
Tổng doanh thu
Hsd =
Tổng giá trị MMTB bình quân
Hệ số này cho biết cứ một đông máy móc thiết bị thì sẻ tạo ra bao nhiên đồng doanh thu.
Từ công thức tính Hsd ta có bảng sau:
Bảng 10: Tình hình sức sản xuất máy móc thiết bị
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh năm 2004 và 2005
So sánh năm 2005 và 2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Doanh thu(trđ)
41.000
41.400
43.470
400
0,967
2070
5
2.Giá trị MMTB(trđ)
7884,615
6133,33
5294,76
(1751,285)
22,2
(838,57)
(15,83)
3.Hiệu suất sử dụng MMTB(1/2)
5,2
6,75
8,21
1,55
29,8
1,46
21,62
Nguồn: Phòng kế hoạch
Biểu 4: Hiệu suất sử dụng từ năm 2004 – 2006
Nhìn vào bảng hệ số công suất và biểu đồ ta thấy hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị tăng lên rõ rệt. năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 1,55 tương ứng với tốc độ tăng là 29,8%, năm 2006, đã tăng lên 1,46 tương ứng 21,63%. Điều đó cho thấy mỗi năm trung bình cứ 1 đồng máy móc thiết bị tạo ra 7- 8 đồng doanh thu, một hiệu suất sử dụng khá là cao, nó thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty. Mặc dù việc đầu tư cho việc mua sắm trang bị máy móc thiết bị mới là rất hạn chế song hoạt động sản xuất của Công ty vẫn đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là sau khi cổ phần hóa, đến năm 2006 sau một thời gian tương đối dài làm việc thì công nhân trong Công ty đã thực sự nâng cao tay nghề và kinh nghiệm, một số công nhân đã được Công ty cho đi đào tạo lại và nâng cao hơn về trình độ kĩ thuật, chính vì thế việc vận hành máy móc thiết bị đã trơn tru hơn, sử dụng hiệu quả hơn và khai thác triệt để nhất công suất mà máy móc thiết bị có thể đem lại, đó là tín hiệu đáng mừng của Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa, để có thể đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty.
5.2 Chỉ tiêu sinh lợi và nộp ngân sách
Để đánh giá mức sinh lợi ta sử dụng chỉ tiêu
- Hệ số sinh lợi (Hln), hệ số này được xác định như sau:
Lợi nhuận
Hln =
Giá trị máy móc thiết bị
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị máy móc thiết bị thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số nộp ngân sách (Hns), hệ số này được xác định như sau:
Các khoản nộp ngân sách
Hns =
Giá trị MMTB
Hệ số này cho biết một đồng giá trị máy móc thiết bị thì đống góp vào ngân sách là bao nhiêu.
Bảng 11: Đánh giá khả năng sinh lợi và nộp ngân sách
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh năm 2004 và 2005
So sánh năm 2005 và 2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Lợi nhuận(trđ)
1.800
1.600
1.900
(200)
11,1
300
18,75
2.Các khoản nộp ngân sách(trđ)
1.546
2.759
2.877
1213
78,45
118
4,27
3.Giá trị MMTB(trđ)
7884,615
6133,33
5294,76
(1751,28)
22,21
(838,57)
13,67
4.Hln (1/3)
0,22
0,26
0,36
0,04
18,18
0,1
38,46
5.Hns (2/3)
0,19
0,44
0,54
0,25
131,57
0,1
22,72
Nguồn: Phòng kế toán
Từ số liệu về khả năng sinh lời và nộp ngân sách của Công ty, để thấy rõ hơn về các chỉ tiêu trên ta có biểu đồ đánh giá sau:
Biểu đồ 5:Khả năng sinh lợi và nộp ngân sách
Nhìn vào biểu đồ ta thấy hệ số sinh lời và hệ số nộp ngân sách là có tăng qua từng năm. Năm 2006 thì hệ số sinh lời của máy móc thiết bị là cao nhất 0,36 đạt hiệu quả nhất trong các năm gần đây, vì thế các khoản nôp ngân sách vì thế cũng tăng lên. Điều này củng dể hiểu vì sau khi tiến hành cổ phần hóa Công ty đã chuyển dần từ việc sản xuất theo đơn đặt hàng sang chủ động sản xuất sản phẩm để kinh doanh, danh mục sản phẩm cũng đa dạng hơn, vì thế hệ số lợi nhuận tăng lên đáng kể trong năm vừa qua. Các khoản nộp Ngân sách nhà nước hàng năm ( Thuế doanh thu, thuế đất, BHXH cho người lao động) bình quân hiện nay từ 3.000 – 3.500 triệu/năm.
Tồn tại trong giai đoạn hiên nay đồi hỏi các Công ty phải biết thích ứng với kinh tế thị trường. Để có thể nâng cao các hệ số này, tức là nâng cao hiệu quả họa động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì cần có những sự thay đổi tương đối. Không phải lúc nào củng rập khuôn máy móc, mà phải biết kết hợp thay đổi tùy vào điều kiện cụ thể và với nguồn lực hiện có của mình, phải không ngừng mua sắm đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, đồng thời nâng cao cả về chiều sâu là trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, cán bộ kĩ thuật đặc biệt là công nhân vận hành máy móc thiết bị có ý nghĩa then chốt và quyết định, đó là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quan trọng để Công ty có thể thực hiện tốt nhất những mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.
6. Đánh giá năng lực máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1
Nước ta vốn xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu, có trình độ sản xuất công nghiệp thấp. so với các nước khác trên thế giới thì nướcta có nền kinh tế khá tụt hậu so với mặt bằng chung. Tuy nhiên trong nhưng năm qua cùng với sự nổ lực và cố gắng của nhiều doanh nghiệp, cùng với những cải cách kinh tế đã tạo cơ sở và tiền đề đưa nước ta có những bước phát triển nhanh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ngoạn mục trung binh trong những năm gần đây là 7,1%, năm 2006 vừa rồi là 8,0 % một con quá ấn tượng đố với thế giới, và đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Đặc biệt là nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới với việc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất WTO điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiêp. Nếu khai thác và có những điều hỉnh phù hợp với thị trường thì se có những bước tiến phát triển, và có lợi nhuận lớn. với những cơ hội và thử thách như vậy nên với mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự nhạy bén với thị trường, doanh nghiệp nào không tận dụng được cơ hội, vượt qua thử thách thì nhanh chóng sẻ bị đào thải ra khỏi thị trường. có những yếu tố là cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng là thách thức với doanh nghiệp khác, và ngược lại. trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì doanh nghiệp muốn tồn và phát triển, doanh nghiệp phải tự đánh giá mình, xác định những điểm yếu và điểm mạnh để đề ra kế hoạch và biện pháp nhằm phát huy thế mạnh hạn chế điểm yếu. Oông tác này được tiến hành ở mọi khía cạnh của doanh nghiệp, trong đó đóng góp không nhỏ là công tác quản lý và sủ dụng máy móc thiết bị, sao cho có thể sử dụng một cách hợp lý nhất và hiệu quả nhất máy móc thiết bị hiện có của Công ty.
6.1 Những thành tựu đạt được
Với lịch sử hoạt động từ lâu, trải qua bao nhiêu thăng trầm, với những khó khăn có thể tưởng chừng như Công ty không thể qua khỏi nhưng cung với sự cố gắng và nổ lực của chính mình , Công ty đã từng bước vượt qua và phát triển một cách vững mạnh, tạo thương hiệu mạnh và uy tín cho mình, doanh thu không ngừng tăng trong những năm gần đây, thể hiện ưu thế so với doanh nghiệp cạnh tranh cùng nghành. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao, tạo động lực rất lớn, khích lệ anh em trong Công ty nổ lực vì thành quả chung của Công ty.
Bảng 13: Giá trị sản xuất CN và doanh thu của Công ty
Khoản mục
2003
2004
2005
2006
Giá trị SXCN(Giá gốc 1994)
37.500
36.200
37.500
38.600
Tổng doanh thu
30.800
41.000
41.400
43.470
Doanh thu từ SXCN
30.800
41.000
41.400
43.470
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhìn vào bảng giá trị SXCN và tình hình doanh thu trong năm qua, ta thấy doanh thu tăng cùng tỷ lệ với giá trị SXCN, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng giá trị SXCN. Do đó ta thấy tầm quan trọng của máy móc thiết bị, đóng vai trò rất lớn trong việc thành công của Công ty, hiệu quả của hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị.
Với tình hình tài chính hiện nay của Công ty, mặc dù phải trang trải cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Công ty vẫn tích cực huy động nguồn vốn cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết mới nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất. Công ty đang huy động nguồn vốn trong cán bộ công nhân viên, từ nguồn khấu hao cơ bản, và vay vốn từ Tổng công ty để có vốn đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị. từ năm 2002 đến nay Công ty đã mua sắm khoảng 7-8 loại mới, với tổng số là 42 máy. Công ty chỉ đầu tư theo chiều rộng cho đồng bộ mà còn đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao trình độ của công nhân cho phù hợp với trình độ máy móc thiết bị.
Bên cạnh đó sau ba năm chuyển đổi hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần. tình hình SXKD của Công ty với sự đóng góp của việc đổi mới máy móc thiết bị thực sự phát triển toàn diện và có chất lượng:Chấn chỉnh đổi mới cộng tác tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng sản phẩm cơ khí khung xe phụ tùng phụ kiện xe máy, thiết bị bưu điện…đạt 80% giá trị doanh thu của Công ty.
Đầu tư thiết bị, khuôn mẫu, gá lắp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm và tính hiệu quả trong sản xuất ( chế tạo ống cổ phuốc, ống khung, bưởng treo máy, bộ bàn chân…). Năng suất dập bộ dàn chân tăng lên 300%, giảm định mức vật tư sản xuất khung xe 15%
Đẩy mạnh chế tạo sản phẩm mới, chuẩn bị tốt phương án sản phẩm cho các năm tiếp theo. Chế tạo thành công hộp xích xe máy kiểu Wave - Kiểu RS đã xuất hàng loạt lớn tiêu thụ ra thị trường. chế tạo thành công lõi cuộn giấy xuất khẩu, sản phẩm cơ khí nội thất theo đơn đặt hàng của hãng KIA…đang chế tạo mới các con lăn láp ráp vào dây chuyền băng tải lớn…tạo thế phát triển bền vững ở Công ty.
Nâng cao công tác quản lý sản xuất, lấy thị trường tiêu quyết định mục tiêu sản xuất. hạn chế hàng hóa tồn kho, rút ngắn chu kí sản xuất sản phẩm, tận dụng vật tư đưa và sản xuất, áp dụng các biện pháp mới nhằm giảm lãng phí ga, khí hàn, lãng phí sử dụng thiết bị, lãng phí điện năng, đặc biệt đã chế tạo mới hàng loạt bộ khuôn đột dập thay thế khuôn củ. mỗi tháng tiết kiệm được hơn 10 tấn vật tư sắt thép các loại.
Hoàn thiện quy chế quản lý, phát huy dân chủ
Tổng sản lượng và doanh thu đã tăng bình quân 115.82%, từ sản xuất và doanh thu trước đây bình quân 20 tỷ đồng/năm, sau 5 năm thực hiện kế hoạch đã tăng gấp đôi sản lượng. năm 2004 đạt hơn 41 tỷ đồng, năm 2005 đạt 41,4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 43,47 tỷ đồng.
Tuy hiện giờ lượng máy móc chưa thật sự đủ so với nhu cầu, có những máy móc khấu hao đã hết nhưng vẫn được sử dụng, nhưng với sự quản lý và vận dụng một cách hợp lí nên hiệu quả mang lại vẫn cao, năng suất máy móc thiết bị được duy trì ổn định và ngày càng tăng lên.
Về việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, Công ty củng rất chú trọng. Công ty đã có những sự phân công hợp lý, với chế độ bảo dưởng hàng tuần, hàng tháng và việc phân rõ trách nhiệm đối với từng bộ phận, đã góp phần kéo dài thời gian hoạt động của máy móc thiết bị, củng như phát hiện kịp thời các sự cố hỏng hóc để sửa chữa, nâng cao hiệu quả sản xuất trong việc sử dụng máy móc thiết bị.
6.2. Những tồn tại chủ yếu
6.2.1 Về công tác đổi mới MMTB
Mặc dù Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nhằm phục vụ cho hoạt đông sản xuất, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên việc mua sắm chưa thực sự đồng bộ, chủ yếu là mua bổ xung và tận dụng những máy móc thiết bị củ. điều này vô hình dung làm cản trở cho việc sản xuất hàng loạt sản phẩm của Công ty, nhiều lúcdây chuyền phải ngừng hoạt động do một số máy cũ bị hỏng phai mang đi sữa, các thiết bị máy móc nhập về từ nhiều nguồn khác nhau nên khi vận hành đôi khi gặp khó khăn, và không đạt hiệu quả như mong muốn …vì thế trong thời gian tới cần có sự đầu tư bổ xung, và chỉnh sửa hợp lí hơn.
Bên cạnh đó, khi chuyên giao công nghệ do trình độ công nhân vẫn còn hạn chế nên khi nhân công nghệ lại phải thuê chuyên gia bên ngoài làm tăng chi phí. Mặt khác, khi vận hành lại gặp khó khăn, gây châm trể cho hoạt động sản xuất, điều đó làm giảm rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
6.2.2 Công tác sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị
Hiện nay công tác bảo quản và sữa chữa được Công ty giao cho phòng kĩ thuật đảm nhiệm chính, và phân công rõ ràng đối với từng phân xưởng đảm nhận vận hành máy móc thiết bị, song hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Đôi khi chi phí cho hoạt đông này rất tốn kém, nhất là khi máy móc được đem đi sữa bên ngoài. Nguyên nhân là do trình độ tay nghề của cán bộ kĩ thuật và công nhân vận hành còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ kĩ thuật, chưa thật sự đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công việc cũng như thích ứng được với trình độ tiến tiến của một số máy móc thiết bị mới được mua về.
Hơn nữa do có nhiều trường hợp công nhân vận hành không báo cáo chính xác về tình trạng hổng hóc của máy móc, tự ý sữa chữa nhưng trình độ có hạn nên đã làm cho máy móc thiết bị không những không hoạt động trở lại mà còn bị hỏng hóc nặng thêm.
Việc bảo dưỡng, sữa chữa máy móc ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0179.doc