Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

1 MỤC LỤC Trang Mở đầu....................................................................................................................... 1 Chương 1 : Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ........................................................................................ 3 1.1. Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh............................................3 1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược.................

pdf67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.............................................3 1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược ...................................... ..5 1.2. Tổng quan về ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.........…… 10 1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai .....................................................10 1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai….11 1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai................................................12 Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ............................................................ 17 2.1. Môi trường kinh doanh...............................................................................17 2.1.1. Khách hàng .........................................................................................17 2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng...................20 2.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai..............23 2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ................23 2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai ...........................................................................................29 2.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ .................................................................37 2.3. Dự báo nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam Bộ đến năm 2015 ........…..40 2.3.1. Phương pháp dự báo............................................................................41 2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015 .......................................41 2.4. Ứng dụng ma trận đánh giá kết quả dự báo nhu cầu của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai.................................................................................42 2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)........42 2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh ...............................................44 2 Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ................................................... 46 3.1. Quan điểm khi đề ra giải pháp chiến lược ................................................46 3.2. Các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................................46 3.2.1. Lập ma trận SWOT ............................................................................ .46 3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai ..............................................49 3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC...................................................51 3.3. Các giải pháp vĩ mô .....................................................................................56 3.3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường .............................56 3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại ......................57 3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản..........................57 3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ .... .......................................................................................................................58 Kết luận ................................................................................................................... 60 Tài liệu tham khảo Phụ lục 3 MỞ ĐẦU 19 năm đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách mở cửa thị trường trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở mức cao so với thế giới (trung bình đạt 8%/năm, riêng năm 2004 đạt 7,7%). Theo dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giữ vững ở mức cao. Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP ; khi tốc độ tăng GDP nhanh thì tỷ lệ đầu tư cho ngành này cũng tăng nhanh và ngược lại. Việc tăng vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản có liên quan đến việc tăng khối lượng tiêu thụ VLXD, trong đó đá xây dựng chiếm khối lượng tương đối lớn. Trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, bệnh viện … phải đi trước một bước để làm nền tảng phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu sử dụng đá xây dựng cũng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng cũng như chất lượng. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá đầu tư khai thác mỏ đá mới hoặc nâng cao công suất khai thác chế biến, đầu tư máy móc thiết bị mới, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên đá xây dựng rất lớn như Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển tự phát này đã dẫn đến tình trạng sản xuất dư thừa đá xây dựng, giá bán ngày càng giảm bất hợp lý. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp này đã gây nên lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn không thể tái tạo. Tìm kiếm hướng đi chung cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm cần thiết và cấp bách. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài : «Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015». 4 Mục đích nghiên cứu : Mục đích của đề tài là phân tích môi trường sản xuất - kinh doanh, thực trạng các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác đá cũng như đề ra các biện pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đề tài này tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn : Công ty Xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa, Công ty cổ phần Đá Hóa An, Công ty Đồng Tân (chiếm trên 70% sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá trong tỉnh). Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : Ý nghĩa của đề tài là nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây : - Phép duy vật biện chứng ; - Phương pháp thống kê ; - Phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Kết cấu luận án : gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai. Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai. Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, theo Fred R. David : «Chiến lược là những phương tiện đạt đến những mục tiêu dài hạn», còn Alfred Chadler thì cho rằng chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và là sự vạch ra một quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nhưng tựu trung bao gồm các nội dung sau : - Xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức - Đưa ra và lựa chọn các phương án thực hiện - Triển khai và phân bổ các nguồn lực thực hiện mục tiêu đó. 1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược Căn cứ vào phạm vi, hướng tiếp cận chiến lược, sự kết hợp sản phẩm và thị trường, chiến lược kinh doanh được chia làm nhiều loại khác nhau. a) Căn cứ vào phạm vi chiến lược : - Chiến lược tổng quát đề cập đến mục tiêu chung, những vấn đề trọng tâm có ý nghĩa lâu dài quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp. - Chiến lược đặc thù đề cập đến các chiến lược cụ thể về giá cả, sản phẩm, phân phối … cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát. b) Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược : - Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt : việc hoạch định chiến lược là không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối : bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua sự phân tích đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh. 6 - Chiến lược sáng tạo tấn công : tiếp cận theo cách cơ bản là luôn nhìn thẳng vào vấn đề được coi là phổ biến nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận để khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Chiến lược khai thác các mức độ tự do : cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. c) Căn cứ vào sự kết hợp của sản phẩm và thị trường : - Chiến lược tăng trưởng tập trung : là chiến lược chuyên sâu vì chúng đòi hỏi những nỗ lực tập trung, để cải tiến những vị thế cạnh tranh của công ty đối với những sản phẩm hiện có. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là : + Thâm nhập vào thị trường : là làm tăng thị phần cho các sản phẩm hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn. Thâm nhập thị trường gồm có việc tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi rộng rãi, hoặc gia tăng các nỗ lực quảng cáo. + Phát triển thị trường : là đưa những sản phẩm hiện có vào những khu vực địa lý mới do môi trường phát triển thị trường đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn. + Phát triển sản phẩm : nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hiện tại. Phát triển sản phẩm thường đòi hỏi những chi phí nghiên cứu và phát triển lớn. - Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập : cho phép công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc các đối thủ cạnh tranh. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là : + Kết hợp về phía trước : liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ. + Kết hợp về phía sau : là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của các nhà cung cấp của công ty. Chiến lược này đặc biệt thích hợp khi các nhà cung cấp hiện tại của công ty không thể tin cậy được, quá đắt hoặc không thể thỏa mãn đòi hỏi của công ty. + Kết hợp theo chiều ngang : là tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty. 7 - Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa : thích hợp cho những doanh nghiệp không thể hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng trong ngành sản xuất hiện nay với những sản phẩm, thị trường hiện tại. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là : + Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm : là thêm vào những sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau. + Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang : là thêm vào những sản phẩm mới không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có. + Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp : là thêm vào những sản phẩm mới không liên hệ gì với nhau. - Chiến lược suy giảm : thích hợp khi một doanh nghiệp cần tập hợp lại để cải thiện hiệu suất sau một thời gian phát triển nhanh, khi những cơ hội và phát triển dài hạn không sẵn có trong một thời kỳ và những cơ hội khác hấp dẫn hơn những cơ hội đang theo đuổi. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là : + Liên doanh + Thu hẹp bớt hoạt động + Cắt bỏ bớt hoạt động + Thanh lý. 1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược 1.1.2.1. Nghiên cứu môi trường hoạt động của ngành Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu. - Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô : + Yếu tố chính phủ và chính trị : các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngành như Luật Khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường, hệ thống thuế khóa ... + Yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý : thái độ của dân chúng đối với chất lượng đời sống, quan điểm của người lao động về nghề nghiệp trong xã hội … 8 + Yếu tố tự nhiên : vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp … + Yếu tố công nghệ và kỹ thuật : trình độ công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ, khả năng ứng dụng công nghệ mới ... + Yếu tố kinh tế : tình hình kinh tế trong nước và thế giới, lạm phát, lãi suất, thu nhập, xu hướng chi tiêu của dân chúng … - Các yếu tố thuộc môi trường vi mô : + Đối thủ cạnh tranh : phải nhận định được tất cả những đối thủ cạnh tranh và xác định được mặt mạnh và mặt yếu cũng như những nguy cơ, đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ. + Khách hàng (người tiêu dùng): phân tích nhu cầu của khách hàng hiện tại, xu hướng thay đổi trong tương lai từ đó có những biện pháp đối phó phù hợp để thỏa mãn khách hàng. + Nhà cung cấp : cần phải phân tích để có sự hiểu biết sâu sắc về nhà cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp, bao gồm người cung cấp vật tư, thiết bị, cộng đồng tài chính và nguồn lao động. + Đối thủ tiềm ẩn mới: cần phải chú ý các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới xâm nhập, phải bảo vệ vị trí cạnh tranh nhằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài. + Sản phẩm thay thế : doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. - Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ ngành : bao gồm các nguồn lực của doanh nghiệp : + Con người. + Vốn. + Kỹ thuật – công nghệ, uy tín nhãn hiệu hoặc các yếu tố quyết định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phải phân tích mặt mạnh, yếu so với đối thủ và quyết định thực hiện chiến lược nào trên cơ sở tính toán chi phí và kết quả mang lại khi áp dụng chiến lược đó. 9 1.1.2.2. Xác định các mục tiêu phát triển của ngành Nghiên cứu mục tiêu của ngành làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược. Chiến lược cấp công ty thường chú trọng các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn một cách rõ ràng, chi tiết. Các mục tiêu dài hạn thường áp dụng trong chiến lược cấp ngành. Các mục tiêu đặt ra phải phù hợp với thực tế nhưng có tính thách thức và có thể đo lường được. Các mục tiêu phải xác định được thời điểm khởi đầu, kết thúc và có những căn cứ để xác định những thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực. 1.1.2.3. Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, từ đó xây dựng các phương án chiến lược (Hình 1). Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài Hình 1. Các yếu tố hình thành chiến lược cạnh tranh 1.1.2.4. Xây dựng ma trận a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) : cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế - xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Ma trận EFE được triển khai theo năm bước (Bảng 1): - Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty (tối thiểu là 5 yếu tố chủ yếu). - Phân loại tầm quan trọng : từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0. Những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp Các giá trị cá nhân của nhà quản trị Những cơ hội, nguy cơ môi trường Các mong đợi của xã hội CHIẾN LƯỢC Kết hợp Kết hợp 10 - Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này ; 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. - Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng. - Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của các yếu tố. Số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng bằng 1 cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài ; tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường bên ngoài ; tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tích cực ; tổng số điểm quan trọng bằng 4 cho thấy công ty đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Bảng 1. Mẫu ma trận EFE Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1……. ……. 5……. Tổng cộng b) Ma trận hình ảnh cạnh tranh : nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm đặc biệt của họ so với công ty của chúng ta. Ma trận hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận EFE ở chỗ nó bao gồm các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công và các mức phân loại của công ty cạnh tranh. Trong ma trận này các mức phân loại đặc biệt của những công ty cạnh tranh được so sánh với công ty mẫu (Bảng 2). Bảng 2. Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố thành công Mức quan Công ty mẫu Công ty cạnh tranh 1 Công ty cạnh tranh 2 trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1……. 2……. 3……. Tổng cộng 11 c) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh, yếu quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Cách phát triển ma trận IFE theo năm bước, giống như ma trận EFE. d) Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT ) : ma trận này nhằm mục đích kết hợp các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ đã được đánh giá từ ma trận EFE và IFE trước đó, từ đó thiết lập ma trận SWOT qua 8 bước sau (Bảng 3): - Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ; - Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ; - Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ; - Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ; - Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO; - Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WO ; - Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược ST ; - Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WT. Bảng 3. Mẫu ma trận SWOT O- Những cơ hội 1………. 2………. ............... T- Những nguy cơ 1………. 2………. ............... S- Những điểm mạnh 1………. 2………. ............... Các chiến lược SO : Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST : Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh W- Những điểm yếu 1………. 2………. ............... Các chiến lược WO : Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội Các chiến lược WT : Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực một cách chủ động và phân bổ hợp lý cho các đối tượng cần được ưu tiên. Từ những cơ hội, rủi ro của môi 12 trường bên ngoài kết hợp với những mặt mạnh, yếu của nội tại doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà chiến lược phản ứng chủ động hơn, hệ thống và khách quan trong việc đưa ra quyết định của mình. Ứng dụng lý thuyết chiến lược kinh doanh vào điều kiện cụ thể của mình chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai nói riêng và ở miền Đông Nam Bộ nói chung sẽ gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn. 1.2.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI 1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai - Vị trí địa lý : tỉnh Đồng Nai là tỉnh nằm ở khu vực Miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên 5.864 km2 : bao gồm TP. Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện : Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. - Dân cư : tỉnh Đồng Nai có dân số khá đông : gần 2,2 triệu người, mật độ trung bình 375 người/km2, bao gồm nhiều dân tộc : Kinh, Hoa, Châu Ro, Ê- đê, Chăm… - Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu tứ giác kinh tế là TP.Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh Đồng Nai nằm cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Bình Dương khoảng 15 km và cách Bà Rịa -Vũng Tàu khoảng 85 km. Khu tứ giác kinh tế này có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước, các ngành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng đầu tư để làm đầu tàu phát triển kinh tế cho cả khu vực. - Kinh tế - xã hội : là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến 2004 tăng bình quân trên 15%/năm, riêng năm 2004 tăng 19,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng cơ bản của tỉnh tăng bình quân trên 27%/năm. Tính đến hết năm 2004, tỉnh Đồng Nai có 16 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch. Tổng diện tích các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai là 4.805 ha, có trên 600 dự án đầu tư của 26 nước trên thế giới với số vốn đăng ký lên đến 7.161 triệu USD. 13 - Về giao thông : tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, các đường giao thông này đã và đang được sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Về đường thủy, sông Đồng Nai là đường giao thông rất quan trọng nối liền tỉnh Đồng Nai với các sông thuộc TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các phương tiện vận tải thủy có trọng tải lớn khi lưu thông trên sông này, thuận lợi trong việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Đồng Nai và các vùng lân cận. Khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây Nhà nước đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A…làm tăng nhu cầu đá xây dựng nhưng khu vực ĐBSCL lại không có mỏ đá xây dựng, vì vậy sông Đồng Nai là đường giao thông thủy quan trọng để vận chuyển đá xây dựng đến các tỉnh ĐBSCL với chi phí thấp. 1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai 1.2.2.1. Quản lý Nhà nước của ngành sản xuất – kinh doanh đá xây dựng - Trước khi có Luật Khoáng sản (trước ngày 01/09/1996) : đứng trước nhu cầu cấp thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh, ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đã hình thành và phát triển từ những năm đầu của thập niên 1980. Trong giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1996, Bộ Công nghiệp nặng (sau này là Bộ Công nghiệp) đã cấp phép thăm dò và khai thác 10 mỏ đá xây dựng với sản lượng hàng năm đạt khoảng hơn 2 triệu m 3 đá các loại. Ngày 02/12/1992, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2186/ QĐ.UBT thành lập Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản trực thuộc Sở Công nghiệp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong lúc Luật Khoáng sản chưa được ban hành, công tác quản lý tài nguyên – khoáng sản trên địa bàn tỉnh được chi phối bởi Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28/07/1989. - Khi có Luật Khoáng sản (sau ngày 01/09/1996) : Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1996 quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Luật Khoáng sản cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát 14 triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Các chính sách về khoáng sản được cụ thể hóa bằng các quy định của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đang từng bước nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, gắn hoạt động sản xuất - kinh doanh khoáng sản với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành đến hết năm 2004, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 30 mỏ đá xây dựng (của 19 doanh nghiệp) đã được cấp giấy phép khai thác (Phụ lục 4). 1.2.2.2. Khái quát ngành khai thác đá ở Đồng Nai Đến năm 2004, ngành khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai có 19 doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng trên địa bàn tỉnh (Phụ lục 4), trong đó : - Loại hình DNNN : có 09 doanh nghiệp ; - Loại hình Doanh nghiệp cổ phần : có 03 doanh nghiệp - Loại hình Doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) : có 07 doanh nghiệp. 1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai - Đá xây dựng được xem là khoáng sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Các mỏ đá xây dựng nằm rải rác ở khắp nơi trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa và các huyện Thống Nhất, huyện Xuân Lộc… với tổng trữ lượng trên 437 triệu m3 (Phụ lục 1). - Sản xuất đá xây dựng : tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa (chiếm khoảng 75% sản lượng sản xuất đá của toàn tỉnh). Các mỏ đá lớn ở Biên Hòa nằm gần đường giao thông thủy và bộ, gần thị trường tiêu thụ nên chi phí vận chuyển thấp, vì vậy, các mỏ đá ở Biên Hòa có lợi thế so sánh hơn các mỏ đá khác trong tỉnh. - Đa số các mỏ ở tỉnh Đồng Nai thuộc mỏ đá lộ thiên nên rất thuận tiện khi khai thác, Ưu điểm lớn nhất của việc khai thác đá lộ thiên là chi phí bốc đất thấp do lớp tầng phủ mỏng, độ an toàn cao hơn so với khai thác đá hầm lò. - Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai: 15 Nhìn vào bảng 4, chúng ta thấy rằng trữ lượng đá xây dựng phân bố tương đối đều trong tỉnh Đồng Nai : tại huyện Xuân Lộc là 151,966 triệu m3 (chiếm 34,77%), huyện Thống Nhất là 131,711 triệu m3 (chiếm 30,13%), TP.Biên Hòa là 46,642 triệu m3 (chiếm 10,67%) đứng thứ ba trong toàn tỉnh. Bảng 4. Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Huyện, Thành Phố Tên mỏ đá Trữ lượng (triệu m3) Tỷ lệ (%) 1. Bửu Long 10 2. Tân Hạnh 10,197 3. Bình Hóa 9,413 4. Hoá An 7,579 5. Tân Bản 5,553 Biên Hòa 6. Long Bình Tân 3,9 Cộng Biên Hòa 46,642 10,67% 7. Phú Hiệp 0,2 8. Thanh Tùng 1 0,3 9. Thanh Tùng 2 10 10. Đông Bắc 0,4 Định Quán 11. Nam Đông Bắc 2 Cộng Định Quán 12,9 2,95% Cẩm Mỹ 12. Cẩm Tiên 2,5 Cộng Cẩm Mỹ 2,5 0,57% 13. Suối Trầu 1 5,581 14. Suối Trầu 2 1 15. Cẩm Đường 5 16. Long An 0,729 17. Phước Bình 2 Long Thành 18. Gò Xã Hoàng 2 Cộng Long Thành 16,31 3,73% Nhơn Trạch 19. Hang Nai 1,022 Cộng Nhơn Trạch 1,022 0,23% Tân Phú 20. Phú An 44 Cộng Tân Phú 44 10,07% 21. Sóc Lu (1) 5,654 22. Sóc Lu (2) 22,651 23. Sóc Lu (3) 10 24. Sóc Lu (4) 86,973 Thống Nhất 25. Sóc Lu (5) 6,433 Cộng Thống Nhất 131,711 30,13% 16 26. Trảng Bom 1 10,32 27. Trảng Bom 2 1,8 Trảng Bom 28. Sông Che 0,2 Cộng Trảng Bom 12,32 2,82% 29. Cây Gáo 3,725 30. Bình Hòa 7,5 Vĩnh Cửu 31. Thiện Tân 6,515 Cộng Vĩnh Cửu 17,74 4,06% 32. Xuân Bắc 0,3 33. Xuân Trường 0,4 34. Xuân Thành 0,4 35. Chứa Chan 140 36. Đồi Mai 0,591 37. Xuân Hòa 1 0,2 38. Xuân Hòa 2 4 Xuân Lộc 39. Núi Le 6,075 Cộng Xuân Lộc 151,966 34,77% Toàn tỉnh Đồng Nai 437,111 100% - Chất lượng mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai : Bảng 5. Loại đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Stt Loại đá Trữ lượng (triệu m3) Tỷ lệ (%) 1 Anderittobazan 3,9 0,9% 2 Andezit 15,079 3,5% 3 Bazan 36,277 8,3% 4 Cát bột kết 6,515 1,5% 5 Cát kết acko 10 2,3% 6 Gabrodioxit 0,6 0,1% 7 Geanit 2 0,5% 8 Geanodioxit-geanit 54 12,4% 9 Granit 147,066 33,7% 10 Granodioxit 4 0,9% 11 Tranchiandezit 132,511 30,3% 12 Tufdaxit 25,163 5,7% Cộng 437,111 100% 17 Nhìn vào bảng 5, chúng ta thấy đá xây dựng ở Đồng Nai không chỉ dồi dào về trữ lượng mà còn đa dạng về chủng loại, trong đó có Granit là loại đá xây dựng có trữ lượng cao nhất 147,066 triệu m3 (chiếm 33,7%), Tranchiandezit có trữ lượng là 132,511 triệu m3 (chiếm 30,3%), Geanodioxit-geanit có trữ lượng 54 triệu m3 (chiếm 12,4%). Riêng tại TP. Biên Hòa có loại đá xây dựng phổ biến nhất đó là Tufdaxit chiếm 54% trữ lượng đá ở TP. Biên Hòa (Phụ lục 1). - Chất lượng mỏ đá phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tính chất cơ lý hóa của mỏ. Tính chất cơ lý của đá xây dựng đang được khai thác tại các mỏ lớn : Hóa An, Tân Bản, Tân Hạnh thuộc TP.Biên Hòa như sau : * Đặc điểm thạch học của đá : theo bả._.n đồ địa chất 1:50.000 cụm tờ Đông TP.Hồ Chí Minh (Ma Công Cọ - 1993), phần lớn khu vực có các mỏ đá thuộc hệ triat thống trung Anizi - Hệ tầng Châu Thới (T2act), cho thấy có một loại Tufdaxit. Tufdaxit có đặc điểm thạch học khá đồng nhất. Tuy nhiên dựa vào thành phần thạch học, kiến trúc cấu tạo và một số đặc điểm khác có thể phân ra 3 kiểu : Tufdaxit hạt đều, hạt không đều và hạt rất không đều. Hàm lượng chủ yếu là SiO2 chiếm 62,58% - 65,22% và Na2O chiếm 6,85 % - 8,41%. - Dựa vào chỉ tiêu phân loại của Liên Xô cũ (TC GOST – 2867 – 64) so sánh với các chỉ tiêu cơ lý của đá được trình bày ở Bảng 6, chúng ta có một số nhận xét như sau: + Cường độ kháng nén trung bình toàn mỏ của đá Tufdaxit ở trạng thái bảo hòa nước là 920 kg/cm2, ở trạng thái tự nhiên 1.019 kg/cm2 được xếp vào nhãn 800 : loại trung bình đến cao, đạt tiêu chuẩn cho bê tông và lót đường ô tô. + Độ mài mòn được xếp vào nhãn dưới 20, đạt chất lượng tốt cho xây dựng đường ô tô và đường sắt. + Thể trọng trung bình 2,7 g/cm3, dùng tốt cho bê tông. + Độ nén dập trong xi lanh được xếp vào nhãn dưới 10, đạt chất lượng tốt cho xây dựng đường ô tô và đường sắt. + Độ rỗng trung bình 0,94% thuộc loại đá có độ rỗng thấp nhất, đạt yêu cầu làm VLXD nói chung. + Độ hút nước 0,08%, thuộc loại đá có độ hút nước thấp nhất có chất lượng tốt. + Đá có độ nứt nẻ thấp – trung bình. 18 Kết luận : Loại đá Tufdaxit là đá xây dựng có chất lượng cơ lý tốt, hoàn toàn có thể khai thác để sản xuất VLXD nói chung. Bảng 6 : Tính chất cơ lý mỏ đá xây dựng thuộc TP.Biên Hòa Stt Các chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Thể trọng g/cm3 2,67 2,72 2,70 2 Tỷ trọng g/cm3 2,70 2,74 2,72 3 Độ rỗng % 0,55 1,26 0,94 4 Độ ẩm % 0,51 1,73 1,23 5 Độ hút nước % 0,04 0,01 0,08 6 Cường độ kháng nén khi : kg/cm2 - Trạng thái tự nhiên - 871 1.497 1.019 - Trạng thái bảo hòa nước - 807 1.343 920 7 Cường độ kháng kéo khi - Trạng thái tự nhiên - 142 185 157 - Trạng thái bảo hòa nước - 129 168 143 8 Cường độ kháng cắt khi : - Trạng thái tự nhiên - 261 369 296 - Trạng thái bảo hòa nước - 233 332 269 9 Độ nén dập trong xilanh Cỡ hạt : 10 – 20 mm % 3,2 4,0 3,64 Cỡ hạt : 20 – 40 mm % 4,1 5,0 4,52 10 Độ mài mòn ở cỡ hạt : Cỡ hạt : 10 – 20 mm % 4,3 6,0 5,6 Cỡ hạt : 20 – 40 mm % 4,3 5,8 5,1 Tóm lại, Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế năng động nhất cả nước, tốc độ phát triển công nghiệp và xây dựng luôn đạt ở mức cao, trong thời gian tới tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ nhanh hơn, do đó nhu cầu đá xây dựng càng tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. - Đồng Nai là tỉnh có trữ lượng mỏ đá xây dựng lớn ở khu vực Nam Bộ, chất lượng đá tốt, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, đặc biệt là giao thông đường sông trong việc vận chuyển đá xây dựng cung ứng cho TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh ĐBSCL. 19 - Ngành khai thác đá xây dựng ở Đồng Nai có từ rất sớm, có bề dày kinh nghiệm và uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Chương 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 2.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1.1. Khách hàng Theo Philip Kotler : «Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể mua căn cứ trên nhận thức của mình về chất lượng, dịch vụ, giá trị. Giá trị dành cho khách hàng là giá trị giữa tổng giá trị dành cho khách hàng và chi phí khách hàng chi trả». Philip Kotler giới thiệu «mô hình giai đoạn» của quá trình mua hàng. Theo mô hình này, khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn, nhưng trong thực tế có thể bỏ qua hay đảo lại một số giai đoạn (Hình 2) : Hình 2. Mô hình 5 giai đoạn của quá trình mua hàng 2.1.1.1. Phân khúc khách hàng theo đặc tính sử dụng sản phẩm Đối với sản phẩm đá xây dựng, chúng ta có thể phân khúc theo đặc tính sử dụng của khách hàng như sau : - Nhóm khách hàng 1 : bao gồm hộ gia đình và các nhà thầu xây dựng nhỏ (còn gọi là khách hàng mua lẻ). Đây là nhóm khách hàng không biết rõ lắm chất lượng sản phẩm đá, họ quyết định mua căn cứ chủ yếu vào giá cả tại mỏ hay tại chân công trình phải thấp. Vì vậy, Ý thức mua hàng Tìm kiếm thông tin Quyết định mua hàng Đánh giá các phương án Hành vi hậu mãi 20 họ sẽ quyết định mua đá ở những mỏ hoặc cửa hàng VLXD nào nằm gần công trình của họ. Các doanh nghiệp lớn không quan tâm nhiều đến loại khách hàng này bởi vì họ mua với khối lượng ít, không thường xuyên và yêu cầu doanh nghiệp phải đảm nhận giao hàng tận nơi cho họ. Phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền ngay khi nhận hàng. Nhóm khách hàng này thường mua những loại sản phẩm rất thông dụng như : đá 1x2, đá 4x6, đá 5x7 hoặc đá mi. - Nhóm khách hàng 2 : Các công ty xây dựng, giao thông lớn, trạm bê tông tươi, bê tông nhựa nóng. Khách hàng này biết rất rõ chất lượng đá của từng doanh nghiệp dựa trên kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. Nơi mua hàng thường do chủ đầu tư chỉ định. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá lớn, có năng lực cung cấp và uy tín sẽ thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ nhóm khách hàng này. Tồn tại song song hai phương thức giao hàng là giao tại kho nơi bán và tại công trình nơi mua. Đối với loại khách hàng này, giá cả thường không ảnh hưởng lắm khi họ đã quyết định mua. Các doanh nghiệp lớn dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này về giá bán và thanh toán bởi vì họ mua với khối lượng lớn và thường xuyên. Họ mua chủ yếu là đá 1x2, đá 4x6, đá 5x7 hoặc đá mi đặc biệt là đá 0x4 (chuyên dùng trong ngành giao thông). - Nhóm khách hàng 3 : các cửa hàng bán VLXD (khách hàng bán sỉ). Loại khách hàng này là các đại lý bán VLXD tập trung chủ yếu tại nơi sản xuất, nhiều nhất tại các bến bãi dọc bờ sông Đồng Nai và tại nơi tiêu thụ (tỉnh Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL). Quyết định mua hàng của doanh nghiệp sản xuất đá nào là tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng của họ. Họ sẵn lòng chấp nhận giá bán ra thấp nhưng tăng được khối lượng lớn đá bán ra. Như nhóm khách hàng 2, các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến loại khách hàng này bởi vì họ mua với khối lượng lớn và thường xuyên. Các doanh nghiệp dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này chủ yếu là bán giá thấp và cho thanh toán trả sau. 2.1.1.2. Phân khúc khách hàng theo nguồn vốn đầu tư - Nguồn vốn đầu tư của Chính Phủ và nguồn vốn đầu tư của nước ngoài : loại khách hàng này ưu tiên sử dụng sản phẩm đá của các doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao, chất lượng sản phẩm đá tốt, ổn định và có uy tín. Đối với khách hàng loại này, giá cả không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mua của họ. 21 - Nguồn vốn đầu tư các doanh nghiệp trong nước : ưu tiên sử dụng sản phẩm đá có giá bán thấp hơn. 2.1.1.3. Phân khúc khách hàng theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ - Địa bàn tiêu thụ số lượng lớn và thường xuyên : bao gồm các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai … chủ yếu là các công trình hạ tầng có quy mô vừa và lớn, các nhà máy sản xuất bê tông tươi, bê tông nhựa ... - Địa bàn tiêu thụ khối lượng ít, không thường xuyên : bao gồm các khu dân cư không tập trung, các hộ gia đình, các công trình nhỏ, lẻ … Hình 3. Kênh phân phối đá xây dựng của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Tóm lại, khách hàng của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai là rất đa dạng (Hình 3), có nhu cầu cao về khối lượng và đa dạng về chủng loại sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của họ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng nhóm khách hàng để chủ động đáp ứng kịp thời. 2.1.1.4. Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư máy nghiền sàng đá hiện đại nên chất lượng sản phẩm đá được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp vẫn còn sử dụng một số máy nghiền sàng cũ, công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm đá có tỷ lệ hạt thoi, dẹt cao, công suất thấp chỉ phù hợp cho các công trình có quy mô nhỏ, không đòi Sản phẩm đá xây dựng Kênh bán lẻ Kênh bán sỉ Các công ty xây dựng, giao thông lớn, trạm bê tông tươi, bê tông nhựa nóng Đường bộ Đường thủy Các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh Khu vực Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh 22 hỏi nhiều về khối lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhu cầu về chất lượng cũng như khối lượng cho các công trình quy mô lớn như cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông – Tây, cầu Cát Lái… (TP.Hồ Chí Minh), sân bay quốc tế Long Thành, mở tuyến đường mới từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh ĐBSCL… chắc chắn sẽ phải đòi hỏi khắc khe về chất lượng và một khối lượng lớn sản phẩm đá. Do đó, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư trang bị máy nghiền sàng đá hiện đại, công suất lớn là rất quan trọng và cần thiết. 2.1.1.5. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ hỗ trợ Sản phẩm đá xây dựng rất cần thiết trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên vì thế xem nhẹ dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp nào mang lại càng nhiều giá trị tăng thêm cho khách hàng thì càng nhiều sản phẩm được bán ra. Đối với sản phẩm đá, khách hàng thường có nhu cầu dịch vụ hỗ trợ như sau : - Dịch vụ tư vấn : bên cạnh việc cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất đá xây dựng cần phải tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm đá của khách hàng và tư vấn cho họ chọn đúng loại sản phẩm. - Dịch vụ vận chuyển : luôn đáp ứng kịp thời và giao hàng đúng hạn, kể cả vận chuyển tận chân công trình khi khách hàng có yêu cầu. - Dịch vụ thanh toán : đặc biệt đối với những khách hàng lớn, uy tín trong thanh toán và qua nhiều năm hợp tác mua bán, các doanh nghiệp bán giá thấp hơn hoặc ưu đãi trong thanh toán để giữ khách hàng. 2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng 2.1.2.1. Các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Các doanh nghiệp khai thác đá tập trung chủ yếu ở các mỏ lớn trong tỉnh Bình Dương nằm ở huyện Thuận An và huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, bao gồm bảy doanh nghiệp, với trữ lượng các mỏ là 91 triệu m3. Sản lượng sản xuất năm 2004 của các doanh nghiệp này trên 4,6 triệu m3, chiếm 31% tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ. Sản lượng đá của các doanh nghiệp này cung cấp cho tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL (Phụ lục 6). - Có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất tỉnh Bình Dương. Một là, Công ty Khai thác và xuất khẩu khoáng sản, với sản lượng năm 2004 trên 2 triệu m3, 23 chiếm tỷ lệ 46% sản lượng sản xuất đá tỉnh Bình Dương, thị trường tiêu thụ đá chủ yếu của doanh nghiệp này ở tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Hai là, M&C với sản lượng năm 2004 trên 1,5 triệu m3, chiếm tỷ lệ 33% sản lượng sản xuất đá toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ gần 10% sản lượng sản xuất các doanh nghiệp ở Nam Bộ, thị trường của M&C là Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL do có lợi thế vận chuyển về đường sông (Phụ lục 6, 8). - Về chất lượng sản phẩm đá ở Bình Dương : giống như các mỏ ở TP.Biên Hòa - Đồng Nai, kết cấu đá là một loại Tufdaxit, do núi lửa phun trào tạo thành có chất lượng tốt (xem mục 1.2.3. - Chất lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai) - Sản lượng sản xuất lớn và có thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL nên M&C của tỉnh Bình Dương được xem là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai. Để đánh giá một cách đúng đắn, sau đây chúng tôi giới thiệu sơ lược Công ty Vật liệu và xây dựng Bình Dương (M&C) : - Văn phòng đặt tại : đường ĐT743, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, Bình Dương. - M&C là DNNN, trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, được thành lập 31/12/1975. Ngành nghề kinh doanh : sản xuất đá, cát xây dựng, gạch ngói cao cấp, xây dựng các công trình và kinh doanh cầu đường. Với phương châm «hướng tới sự thỏa mãn ngày càng cao của khách hàng», M&C không ngừng nỗ lực sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Thế mạnh và thuận lợi của M&C : có lợi thế chủ yếu về trữ lượng mỏ lớn, vị trí mỏ thuận lợi tiêu thụ bằng đường bộ và đường sông, chất lượng mỏ tốt, quy mô khai thác lớn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành khai thác đá. - Thị trường tiêu thụ : về đường bộ, chủ yếu trong phạm vi bán kính từ 40 – 50 km, bao gồm : tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh ; về đường sông, đá xây dựng được tiêu thụ tại các tỉnh ĐBSCL thông qua bến bãi bốc dỡ đá Bình An trên sông Đồng Nai (cách mỏ khoảng 4 km) chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ. - Phương thức thanh toán : M&C áp dụng phương thức thanh toán ngay khi nhận hàng là chủ yếu, ngoài ra còn áp dụng các phương thức sau : thanh toán trước nhận hàng sau, đối với một số khách hàng quen có thể cho nợ gối đầu tối đa là 30 ngày. 24 - Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : ngành sản xuất - kinh doanh chủ yếu của M&C là khai thác và chế biến đá và khai thác cát xây dựng. Bên cạnh đó, M&C còn nghiên cứu phát triển các sản phẩm VLXD như gạch ngói cao cấp và kinh doanh cầu đường. - Năng lực khai thác : mỏ Bình An có diện tích 50 ha, trữ lượng còn lại khoảng 20 triệu m3 đá. Bảng 7. Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 đến năm 2004 Năm Sản lượng đá xây dựng các loại (m3) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 2001 476.000 32.749 7.247 2002 1.200.000 78.663 16.586 2003 1.419.355 91.274 18.879 2004 1.541.694 96.141 19.885 (Nguồn : Báo cáo sản lượng – doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 – 2004) Sản lượng sản xuất – kinh doanh của M&C tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2004 trên 1,5 triệu m3 (Bảng 7), tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu khá cao và ổn định từ 20% – 22%/năm. Đây là doanh nghiệp có lợi thế về đường bộ và đường sông, đã và đang là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai. 2.1.2.2. Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh - Doanh nghiệp khai thác đá duy nhất nằm ở quận 9, TP.Hồ Chí Minh là Xí nghiệp khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức, với trữ lượng của mỏ Long Bình đến 21 triệu m3, sản lượng sản xuất năm 2004 của các doanh nghiệp này là 180.000 m3, chiếm 1% tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ (trừ tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp này chỉ cung ứng cho khách hàng khu vực lân cận với khối lượng nhỏ, không đủ năng lực cung ứng đá cho các công trình lớn (Phụ lục 2, 5). - Sản lượng sản xuất thấp và có thị trường tiêu thụ trong phạm vi hạn hẹp nên Xí nghiệp khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức không phải là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai. 2.1.2.3. Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu 25 - Các doanh nghiệp khai thác đá của tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí xa với thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai. Sản lượng đá sản xuất chỉ cung cấp cho nhu cầu thị trường trong tỉnh nên các doanh nghiệp này không phải là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai. Tóm lại, các doanh nghiệp khai thác đá nằm ngoài tỉnh Đồng Nai có năng lực sản xuất thấp (TP.Hồ Chí Minh), nguồn tài nguyên đá xây dựng ở các tỉnh này không lớn (Bình Dương), vị trí mỏ nằm xa thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai (Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh). Vì vậy, các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để gia tăng năng lực sản xuất của mình. 2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT-KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI 2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất - kinh doanh đá xây dựng 2.2.1.1. Quy trình khai thác, chế biến đá xây dựng Để thực hiện công việc khai thác, chế biến đá xây dựng cần tuân theo trình tự sau (Phụ lục 10): - Bóc đất tầng phủ, xử lý đá mồ côi, dọn vệ sinh bề mặt tầng khai thác ; - Khoan nổ mìn phá đá ; - Xúc và vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền sàng ; - Nghiền sàng đá ; - Xuất đá cho khách hàng hoặc tồn kho dự trữ. Nhìn vào Phụ lục 10, chúng ta nhận thấy quy trình khai thác, chế biến đá phải qua các công đoạn khác nhau và sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành khai thác. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực sản xuất đá thì điều kiện cần là phải trang bị máy móc hiện đại, công suất lớn. 2.2.1.2. Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Bảng 8. Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai từ 2001 đến 2005 (ước) Sản lượng Năm đá (m3) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 ước 2005 - Biên Hòa 3.738.251 6.121.076 6.013.449 7.319.727 7.700.000 - Các huyện còn lại 771.062 1.062.443 1.732.884 2.603.932 2.170.000 Toàn tỉnh 4.509.313 7.183.519 7.746.333 9.923.659 9.870.000 26 Tỷ lệ (%) BiênHòa/ Toàn tỉnh 83% 85% 78% 74% 78% Nhìn vào bảng 8, sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai liên tục tăng, từ 4.509.313 m3 (năm 2001) lên 9.923.659m3 (năm 2004) và 9.870.000 m3 (ước năm 2005). Trong đó, sản lượng của các mỏ đá ở thành phố Biên Hòa luôn chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 74 đến 85% sản lượng sản xuất trong toàn tỉnh Đồng Nai. Sở dĩ sản lượng sản xuất đá xây dựng ở TP.Biên Hòa chiếm tỷ trọng cao là do các nguyên nhân sau đây : - Vị trí mỏ thuận lợi : các mỏ nằm gần thị trường tiêu thụ như các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung… của TP.Biên Hòa, tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đa số các mỏ nằm gần sông Đồng Nai, khoảng 2,5 - 6 km, nên rất thuận tiện vận chuyển đá tiêu thụ bằng đường sông Đồng Nai, xuôi về sông Sài Gòn và đi về các tỉnh ĐBSCL bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt với cước phí vận chuyển thấp. Đây là lợi thế so sánh của các mỏ đá ở Biên Hòa so với các mỏ đá ở các huyện khác trong tỉnh. - Chất lượng mỏ tốt : đá có chất lượng rất tốt, phù hợp với yêu cầu của ngành xây dựng và giao thông, đặc biệt là các công trình lớn đòi hỏi khắc khe về chất lượng (xem mục 1.2.3. - Chất lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai). - Trữ lượng mỏ lớn : các mỏ đá ở TP.Biên Hòa có tổng diện tích trên 100 ha và đá có độ khối lớn, đặc sít và đồng đều cao. Trữ lượng mỏ khoảng 46,642 triệu m3 đá nguyên khai (tương đương khoảng 70 triệu m3 đá nguyên liệu) chiếm trên 10% tổng trữ lượng mỏ đá xây dựng toàn tỉnh Đồng Nai. - Quy mô của các doanh nghiệp khai thác lớn : trên địa bàn TP.Biên Hòa tập trung nhiều doanh nghiệp khai thác có quy mô lớn so với trong tỉnh và khu vực Nam Bộ, đó là các công ty : BBCC, DHA, Công ty Đồng Tân (Phụ lục 4). 2.2.1.3. Đặc điểm khai thác, chế biến đá xây dựng a) Nhu cầu công nghệ sản xuất hiện đại, vốn đầu tư lớn Chất lượng đá thành phẩm phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính là chất lượng mỏ đá và công nghệ chế biến đá. Nhìn chung, các mỏ đá ở tỉnh Đồng Nai có chất lượng tốt, vì thế các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư thiết bị khai thác và chế biến hiện đại là cần thiết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong tỉnh mạnh dạng đầu tư máy 27 nghiền sàng đá hiện đại, có năng suất lớn từ 200 – 300 tấn/giờ. Thiết bị này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ hạt thoi, dẹt không đạt yêu cầu, ngoài ra còn làm giảm chi phí xử lý đá quá cở, tức làm giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, thiết bị hiện đại có vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian hoàn vốn dài. b) Yêu cầu an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất Vấn đề an toàn lao động trong hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng luôn được các doanh nghiệp xem hàng đầu do sử dụng khối lượng lớn và thường xuyên các chất dễ cháy nỗ như dầu gasoil và đặc biệt là thuốc nổ, việc khai thác mỏ phải tuân thủ đúng quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên (theo TCVN 5178-90). Để thực hiện và đảm bảo an toàn lao động, các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện an toàn lao động cho công nhân về phương pháp nổ mìn phá đá, vận hành máy chuyên dùng, phương án phòng chống cháy nổ. Hoạt động sản xuất đá xây dựng làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt dân cư gần mỏ như : bụi đá, khói thải, tiếng ồn do hoạt động của máy nghiền sàng đá, xe tải ; chấn động do nổ mìn . Vì vậy để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên, các doanh nghiệp có các giải pháp sau : - Gắn hệ thống phun sương tại các máy nghiền sàng đá, sử dụng xe tưới nước đường, trồng cây xanh xung quanh mỏ nhằm hạn chế khuếch tán bụi ra môi trường và tiếp xúc của công nhân với các bụi nhỏ. - Áp dụng phương pháp nổ visai làm giảm chấn động. c) Sản xuất đá xây dựng mang tính thời vụ Các công trường xây dựng trong khu vực Miền Đông Nam Bộ, TP.Hồ Chí Minh và ĐBSCL hoạt động tối đa vào mùa khô và cầm chừng vào mùa mưa. Việc khai thác, chế biến và tiêu thụ đá xây dựng cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết : vào mùa khô các doanh nghiệp phải tập trung sản xuất tăng ca và mùa mưa phải tổ chức giãn ca (công suất máy móc thiết bị chỉ đạt từ 40 - 60%). d) Sử dụng máy móc thiết bị của chủ gia công Do hoạt động khai thác, chế biến đá qua nhiều công đoạn, phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị (xem Phụ lục 10) và việc sản xuất mang tính thời vụ cho nên hầu hết doanh nghiệp phải sử dụng thiết bị từ bên ngoài để phục vụ sản xuất. Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho chủ gia công hàng tháng phụ thuộc vào khối lượng công 28 việc và đơn giá giao khoán được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chủ gia công. Việc sử dụng thiết bị của chủ gia công, doanh nghiệp có các ưu điểm và nhược điểm sau : Ưu điểm : - Doanh nghiệp không phải bỏ vốn đầu tư thêm máy móc mới ; - Hạn chế sự lãng phí công suất khi nhu cầu thị trường giảm và có thể nhanh chóng gia tăng công suất khi nhu cầu tăng ; - Đơn giản hóa công tác quản lý ; chuyển trách nhiệm bảo quản, duy tu cho chủ gia công. Nhược điểm : - Các máy móc thiết bị của chủ gia công thường kém hiện đại, công suất thấp, làm giảm chất lượng sản phẩm và gây lãng phí tài nguyên. - Doanh nghiệp giảm đi tính chủ động trong việc điều hành sản xuất đặc biệt khi nhu cầu thị trường tăng. 2.2.1.4. Đặc điểm kinh doanh đá xây dựng a) Đá xây dựng là hàng hóa tiêu dùng trong nước : đá xây dựng chỉ được cung cấp cho thị trường trong nước. Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu đá xây dựng của mình ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam ; vì vậy đá xây dựng trong nước chưa bị cạnh tranh từ nước ngoài. b) Đá xây dựng là loại hàng hóa không được bảo hành : khác với các sản phẩm thông thường khác là đá xây dựng không được các doanh nghiệp sản xuất đá bảo hành. Khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm cao hay thấp chủ yếu bằng kết quả kiểm nghiệm của tổ chức độc lập, bằng ngoại quan và kinh nghiệm. c) Đá xây dựng là loại vật liệu xây dựng thông thường nhưng không thể thay thế được trong ngành xây dựng cơ bản hiện nay. Nguồn mỏ nguyên liệu để sản xuất đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn rất lớn, do đó hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu đá xây dựng trong tương lai. d) Cước phí vận chuyển đá xây dựng đến nơi tiêu thụ : theo các công trình thăm dò địa chất khoáng sản khu vực Nam Bộ, các mỏ đá xây dựng phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương và ven TP.Hồ Chí Minh. Các tỉnh ĐBSCL thì hầu như không có mỏ đá xây dựng. Do đó, đá xây dựng được sản xuất ở Miền Đông Nam Bộ 29 được tiêu thụ tại các tỉnh ĐBSCL để phục vụ cho nhu cầu xây dựng và giao thông trong thời gian qua là rất lớn. Do đá xây dựng có tỷ trọng lớn (từ 1,4 – 1,6 tấn/m3) nên cước phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Thực tế, cước phí vận chuyển một tấn đá thành phẩm trung bình từ 1.000 – 1.500 đồng/km bằng đường bộ và từ 300 – 600 đồng/km bằng đường sông. Chính vì đặc điểm này mà những mỏ đá nằm gần sông có lợi thế cạnh tranh rất lớn về chi phí lưu thông. e) Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh đá xây dựng : trong 6 năm gần đây, từ năm 1998 đến 2004, các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư thiết bị (BBCC, DHA, Công ty Đồng Tân), mở rộng mỏ (Công ty Xuất nhập khẩu Biên Hòa, BBCC, Công ty Đồng Tân) đẩy mạnh sản xuất đá xây dựng làm cung vượt so với cầu, mặc dù nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng đáng kể. Chính đều này đã làm giá bán sản phẩm đá giảm trong thời gian qua và đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất đá như sau : - Một số doanh nghiệp xuất bán đá bằng cách khoán trên đầu xe vận chuyển, không qua cân định lượng và xuất bán vượt khối lượng quy định (ví dụ : xuất bán 1,2 m3 nhưng chỉ thu tiền 1 m3). - Xuất bán không đúng chủng loại hàng thực tế đã xuất. Ví dụ : xuất bán đá 0x4 nhưng ghi trên hóa đơn và thu tiền bán đất tầng phủ với giá bán thấp hơn. Sự cạnh tranh không lành mạnh này đã làm thất thoát tiền thuế của Nhà nước như thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp khắc phục dứt điểm. Vì vậy, để môi trường cạnh tranh lành mạnh và giảm thất thoát tiền thuế của Nhà nước cần sự quản lý chặt chẽ, kiên quyết hơn từ phía cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2.2.1.5. Chất lượng sản phẩm đá xây dựng ở Đồng Nai a) Chất lượng của đá xây dựng thành phẩm Chất lượng sản phẩm đá xây dựng là loại đá cứng chắc, đúng quy cách, lẫn rất ít tạp chất và có cường độ bền nén cao từ 1.000 – 1.400 kg/cm3, có tỷ lệ hạt thoi, dẹt thấp là những đặc tính chủ yếu rất được khách hàng ưa chuộng. Chất lượng sản phẩm đá xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và công nghệ chế biến đá xây dựng (tức là công nghệ sản xuất của máy xay đá). 30 Theo kết quả phân tích chất lượng đá thì các mỏ đá Hóa An, Bình Hóa, Tân Bản, Tân Hạnh có chất lượng cao nhất, rất phù hợp sử dụng cho các công trình đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng. Sản phẩm đá xây dựng do các công ty : BBCC, DHA, Đồng Tân khai thác trên địa bàn thành phố Biên Hòa chủ yếu là đá Tufdaxit (Bình Hóa, Tân Hạnh, Tân Bản) và Andezit (Hóa An) và chế biến theo công nghệ hiện đại nên đạt chất lượng cao. Căn cứ theo kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, đá xây dựng thành phẩm của các doanh nghiệp tại TP.Biên Hòa đều đạt chất lượng theo TCVN 1771 :1987 (Bảng 9) : Bảng 9 : Chất lượng đá xây dựng thành phẩm (quy cách đá 1x2 và 0x4) Tên chỉ tiêu Mức chất lượng theo TCVN 1771 :1987 Kết quả thử nghiệm của đá 1x2 Kết quả thử nghiệm của đá 0x4 Nhậ n xét Khối lượng thể tích xốp không lèn chặt (kg/m3) Min 800 1.400 1.400 Đạt Độ mài mòn trong tang quay (%) Max 25% 13,8 14,2 Đạt Hàm lượng bụi, bùn, sét, bẩn (%) Max 1,0 0,2 0,2 Đạt Hàm lượng hạt thoi dẹt Max 35 11,3 0,9 Đạt Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa Max 10 0 0 Đạt Độ bám dính bê tông với nhựa đường (cấp) Không quy định 4 4 - b) Chủng loại và công dụng đá xây dựng thành phẩm Sau khi khai thác từ mỏ, đá nguyên liệu được chế biến theo các quy cách phù hợp với yêu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (xem Bảng 10) : Bảng 10. Chủng loại và công dụng đá xây dựng thành phẩm Chủng loại sản phẩm Công dụng Đá hộc - Làm bờ kè các công trình kiên cố. Đá 1x1, 1x2 (10-16, 10-22, 10-28) - Dùng để đổ bê tông xây nhà. - Là nguyên liệu để sản xuất bê tông nhựa nóng làm đường giao thông. Đá 2x4, 4x6, 5x7 - Đổ cột bê tông, đúc móng nền, làm nền đường. Đá 0x4 - Làm nền đường các công trình giao thông. Đá mi, đá bụi (sản phẩm phụ khi xay đá 1x1, - Nguyên liệu để sản xuất bê tông nhựa nóng làm đường giao thông. 31 1x2, 4x6,.. ) - Là nguyên liệu để sản xuất gạch block. - San lấp mặt bằng. - Đá 1x2 có nghĩa là lọt mắc lưới sàng 20mm và nằm trên mắc lưới sàng 10mm. Trong thực tế, các doanh nghiệp chế biến cho ra quy cách thông dụng như : đá 10-16 ; 10-22 ; 10-28 … tùy theo yêu cầu của khách hàng. - Đá mi được chế biến theo quy cách thông dụng như : 5-10 ; 5-13 và đá bụi 0-5. Đây là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chế biến đá. Trong thực tế, tỷ lệ sản phẩm phụ thu được khoảng 20 – 30% theo khối lượng khi chế biến đá 1x2. Trên thị trường hiện nay sử dụng phổ biến nhất là sản phẩm đá 1x2 dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông tươi và bê tông nhựa nóng, đá 0x4 được sử dụng nhiều trong ngành giao thông. 2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai 2.2.2.1. Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng lớn ở Đồng Nai Toàn tỉnh Đồng Nai có tất cả 19 doanh nghiệp khai thác đá, với sản lượng sản xuất năm 2004 trên 9,9 triệu m3 đá xây dựng (Phụ lục 4), chiếm 67% sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ. Trong đó, có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất là : a) Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC) - Trụ sở chính : K4/79C, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa,TP.Biên Hòa, Đồng Nai. - Lịch sử hình thành : Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp khai thác đất Biên Hòa được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-UB, ngày 03/12/1983 của UBND TP.Biên Hòa. Ngày 20/03/1988, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được thành lập trên cơ sở sát nhập 03 Xí nghiệp: khai thác đất Biên Hòa, khai thác cát Biên Hòa và khai thác đá Tân Thành theo quyết định số 397/QĐ-UB của UBND TP.Biên Hòa. Ngày 13/03/1991, UBND TP.Biên Hòa tiếp tục ra quyết định số 282/QĐ-UB sát nhập Xí nghiệp quốc doanh gạch ngói Biên Hòa vào Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa. Ngày 12/11/1996, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được đổi tên thành Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa theo quyết định số 5425/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai. 32 BBCC là DNNN trực thuộc UBND TP.Biên Hòa, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập. Ngày 26/09/2003, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3480/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp chế biến đá Tân Bản (trực thuộc Công ty Xuất nhập khấu Biên Hòa – BIHIMEX) vào BBCC. Ngày 27/07/2004, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3386/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp khai thác đá Thiện Tân trực thuộc Công ty Công trình Giao thông vận tải Đồng Nai v._.đến 74%). Các DNNN bố trí lao động chưa hợp lý, dư thừa lao động làm tạp vụ nhưng thiếu lao động sản xuất trực tiếp ; hầu hết lao động tại các doanh nghiệp tư nhân có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo. - Công nghệ sản xuất đá chưa đồng bộ. - Giá bán và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai còn cao so với các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. - Tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Công tác marketing tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Như vậy, tìm giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tình Đồng Nai trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách. Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. QUAN ĐIỂM KHI ĐỀ RA GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC Các chiến lược đề ra phải phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo chủ trương : - Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 49 - Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. - Phù hợp tình hình chung của ngành như : cung - cầu, định hướng phát triển chung theo quy hoạch ngành khai thác VLXD, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào các khâu chủ yếu như khai thác, sản xuất … đáp ứng nhu cầu xã hội về VLXD. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI Các giải pháp chiến lược để năng cao năng lực sản xuất – kinh doanh các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai được lập theo ma trận SWOT, ma trận được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các chương 1 và 2 (Khung 1). 3.2.1. Lập ma trận SWOT Khung 1. Sơ đồ SWOT Các cơ hội (O) 1) Nhu cầu về sản phẩm đá tiếp tục tăng mạnh ở khu vực Nam Bộ trong thời gian sắp tới 2) Nhiều công trình có nhu cầu lớn về đá xây dựng, chất lượng cao, sản phẩm đa dạng 3) Nhà nước khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi (thông qua Quỹ phát triển sản xuất Đồng Nai) 4) Cự ly vận chuyển xuống phương tiện Các đe dọa (T) 1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và mở rộng việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư … làm nguồn khai thác đá mỏ bị thu hẹp. 2) Những quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản, về an toàn, môi trường và sử dụng vật liệu nổ ngày càng chặt chẽ và chi phí phục hồi môi trường sau khi khai thác nhiều hơn 3) Chi phí đền bù đất, nhà cửa, cây cối cho dân để thành lập, mở rộng mỏ khai thác ngày càng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp 4) Việc bán hàng (đá) không qua cân định lượng (bán theo xe) của đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp 5) Các đối thủ cạnh tranh tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị có công suất lớn, hiện đại để nâng cao sản lượng 6) Giá nhiên liệu, điện có xu hướng ngày càng tăng ảnh hưởng hoạt động sản xuất – kinh doanh 7) Ô nhiễm môi trường do bụi khói 50 đường sông của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương xa hơn. phát sinh từ việc sản xuất đá làm ảnh hưởng cuộc sống người dân xung quanh mỏ. Các điểm mạnh (S) 1) Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác 2) Sản phẩm đá có chất lượng cao và uy tín trên thị trường 3) Có bến bãi bốc dỡ đá dọc sông Đồng Nai nên việc giao hàng cho khách hàng rất chủ động, thuận lợi và nhanh chóng với chi phí vận chuyển xuống sà lan thấp 4) Có mối quan hệ thân thiện và lâu dài với nhiều đơn vị vừa là khách hàng tiêu thụ sản phẩm vừa là nhà cung ứng máy móc thiết bị, vật tư và dễ dàng huy động sản xuất khi nhu cầu sản phẩm đá tăng 5) Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hiện đại, có đủ năng lực đáp ứng cho thị trường 6) Nhiều mỏ đá nguyên liệu có trữ lượng lớn và chất lượng tốt Đặc điểm riêng của BBCC : 7) Sản phẩm đá đa dạng đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 8) Khả năng về vốn và tài chính lớn, đủ khả năng đáng ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. 9) Việc khép kín qui trình sản xuất làm tăng chủng loại sản phẩm cung ứng ra thị trường (bê tông nhựa nóng, công trình giao thông xây dựng) và làm tăng kênh tiêu thụ đá. 10) Chất lượng sản phẩm được kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Kết hợp S-O : 1. S1→ S8,S10 + + O1→ O4 : Tăng cường hơn nữa đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị phần → Chiến lược thâm nhập thị trường. 2. S1,S4,S5,S6,S8 + O1→ O4 : Tìm kiếm mỏ mới có chất lượng tốt. 3. S1 → S8+O2 : Đáp ứng yêu cầu khách hàng bằng chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng → Chiến lược phát triển sản phẩm. Kết hợp S-T : S1, S5 + T7 : Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. S1, S3, S4, S5 + T6 : Tiết kiệm nhiên liệu , điện : Giảm giá thành sản phẩm. Các điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T 51 1) Cơ cấu tổ chức nặng nề, chồng chéo, nhiều bộ phận thừa nhưng các bộ phận khác lại thiếu người nên hoạt động kém hiệu quả. 2) Thiếu bộ phận marketing để nghiên cứu thị trường, đặc biệt là tổng nhu cầu của thị trường về VLXD. 3) Máy móc thiết bị phần lớn phải thuê ngoài nên khó có thể hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất. 4) Một số máy nghiền sàng cũ, lạc hậu, năng suất thấp, cho ra sản phẩm có chất lượng kém, không ổn định nhưng chi phí sản xuất cao hơn máy có năng suất cao. 5) Trình độ và năng lực điều hành của một số cán bộ quản lý còn yếu về nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh khi thị trường mở rộng 6) Mỏ khai thác ngày càng sâu, cự ly vận chuyển xa hơn, hiệu quả kinh tế không cao 7) Chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm còn cao 8) Đa số các doanh nghiệp có vốn ít nên việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại gặp khó khăn. W1,W4+O1,O2 : Chú trọng công tác đào tạo nhân viên marketing, đặc biệt nâng cao trình độ cán bộ chủ chốt → Chiến lược hội nhập về phía trước. W1,W7+T2,T3,T6 : Chiến lược cắt giảm chi phí (Chiến lược suy giảm) W1,W2+T5 : Sắp xếp lại tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả → Chiến lược sắp xếp lại tổ chức. Từ các tổng hợp và phân tích ở khung 1, chúng ta rút ra được các giải pháp chiến lược áp dụng cho ngành đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 là : 3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai Căn cứ vào ma trận SWOT được trình bày ở khung 1, chúng ta rút ra các giải pháp chiến lược cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai trong những năm tiếp theo được trình bày như sau : 3.2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 52 Cần tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị phần, cần triển khai các nội dung sau : - Huy động vốn để đầu tư máy móc thiết bị, từ các nguồn sau : + Vốn tự có của doanh nghiệp. + Vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai với lãi suất ưu đãi. + Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức. + Vay ngân hàng. - Tăng cường nỗ lực tiếp thị : + Mở rộng có chọn lọc các kênh phân phối tại các đại lý VLXD ở các tỉnh ĐBSCL và TP.Hồ Chí Minh qua việc ưu đãi về giá bán, ưu đãi trong thanh toán, giới thiệu khách hàng mua sản phẩm. + Giới thiệu sản phẩm qua pa-nô, áp phích, báo, đài, in catalogue, khuyến mãi. + Tổ chức Đại hội khách hàng truyền thống hàng năm để tìm hiểu những thắc mắc, ý kiến đóng góp của khách hàng. + Thu thập thông tin từ thị trường và làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng. 3.2.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm Đáp ứng yêu cầu khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng. - Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng về loại sản phẩm cần được đáp ứng. - Áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm đúng quy cách, đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp nhu cầu sử dụng của khách hàng. - Tổ chức Đại hội khách hàng truyền thống hàng năm nhằm tìm hiểu những thắc mắc, ý kiến đóng góp của khách hàng. - Giao hàng đến tận chân công trình khi khách hàng yêu cầu. - Chú trọng công tác khảo sát, thăm dò mỏ để gia tăng trữ lượng đáp ứng nhu cầu về sản lượng, chủng loại sản phẩm đá cung ứng ra thị trường. 3.2.2.3. Chiến lược cắt giảm chi phí - Các doanh nghiệp cần rà soát để cắt giảm chi phí nhất là chi phí gia công sản xuất đá. - Bán hoặc thanh lý một số máy móc thiết bị, máy nghiền sàng cũ có năng suất thấp và cho sản phẩm kém, sử dụng nhiều lao động. Điều này sẽ làm tăng lượng tiền để tập trung đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại có hiệu quả hơn. 53 - Doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống bến bãi và phương tiện bốc dỡ đá để giảm chi phí phải thuê ngoài và chủ động trong việc giao hàng. 3.2.2.4. Chiến lược sắp xếp lại tổ chức - Các doanh nghiệp cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức, chọn lọc và thuyên chuyển nhân viên tạp vụ (thừa) sang bộ phận sản xuất (thiếu). - Tinh giảm những người có năng lực kém, thuyên chuyển, bố trí lại nhân viên làm việc kém hiệu quả. - Đề ra chính sách khen thưởng, động viên, đào tạo... hợp lý nhằm nâng cao năng lực làm việc, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. 3.2.2.5. Chiến lược hội nhập về phía trước - Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác marketing bằng cách tuyển chọn, đào tạo và có chể độ đãi ngộ nhân viên một cách xứng đáng. - Cần xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. - Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Hệ thống quản lý chất lượng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như : giảm chi phí sản xuất, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong công ty, vì vậy ISO mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. - Đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ quản lý trong điều kiện mới là hết sức quan trọng trong chiến lược này. 3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC Ngoài việc áp dụng các giải pháp chiến lược chung cho các doanh nghiệp cùng ngành ở tỉnh Đồng Nai, BBCC là công ty sản xuất – kinh doanh đá xây dựng hàng đầu, có thể lựa chọn các giải pháp chiến lược ưu tiên cho mình. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM). Ma trận QSPM cho phép chúng ta có thể đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế để từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp. Lựa chọn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) – nhóm S-O Theo khung 1, nhóm SO có hai chiến lược có thể thay thế là phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. Dùng kỹ thuật ma trận QSPM để lựa chọn một cách khách quan chiến lược thay thế nào là tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn (Khung 2). 54 Nhìn vào khung 2 chúng ta thấy, tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược thâm nhập thị trường (190) lớn hơn chiến lược phát triển sản phẩm (169). Như vậy, BBCC nên ưu tiên áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Khung 2. Ma trận QSPM – nhóm S-O Các yếu tố quan trọng Chiến lược có thể thay thế Cơ sở Phân loại Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm của số điểm AS TAS AS TAS hấp dẫn Lựa chọn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) – nhóm W-T Theo khung 1, nhóm W-T có hai chiến lược có thể thay thế là cắt giảm chi phí và sắp xếp lại tổ chức. Dùng kỹ thuật ma trận QSPM để lựa chọn một cách khách quan chiến lược thay thế nào là tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn (Khung 3). Khung 3. Ma trận QSPM – nhóm W-T Chiến lược có thể thay thế Các yếu tố quan trọng Phân loại Cắt giảm chi phí Sắp xếp lại tổ chức AS TAS AS TAS Tổng cộng 157 171 Nhìn vào khung 3 chúng ta thấy, tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược sắp xếp lại tổ chức (171) lớn hơn chiến lược cắt giảm chi phí (157). Như vậy, BBCC nên ưu tiên áp dụng chiến lược sắp xếp lại tổ chức. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ Bên cạnh các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp, Nhà nước cần áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai. 3.3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường 55 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai đã và đang diễn ra gay gắt. Nhiều doanh nghiệp xuất bán hàng không qua cân định lượng mà chỉ ước lượng theo xe hoặc theo mét khối để giao hàng nhiều hơn so thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc xuất bán hàng không đúng chủng loại sản phẩm. Do đó, để ổn định và đưa hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai vào nề nếp, chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau : - Một là, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng phải trang bị và sử dụng cân định lượng đã được kiểm định theo quy định. - Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục thuế Đồng Nai cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất – kinh doanh đá xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Ba là, đối với các doanh nghiệp bị phát hiện có sai phạm thì tùy mức độ sai phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp : phạt tiền, đình chỉ khai thác hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản. - Bốn là, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh lân cận nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản. 3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại Việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại) để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. 3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản 3.3.3.1. Về quyền thăm dò đối với khu vực cấp giấy phép khai thác Qua thực tế 8 năm thi hành Luật Khoáng sản đã phát sinh một số vấn đề bức xúc trong công tác quản lý : - Tại điểm 2 điều 32 trong Luật Khoáng sản, có quy định 9 quyền cơ bản của tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản, trong đó có quyền “được phép thăm dò trong khu vực đã được phép cấy giấy phép khai thác khoáng sản”. Tuy nhiên, Nghị định số 76/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khoáng sản và các văn bản dưới luật 56 không đề cập, hướng dẫn cụ thể các tổ chức cá nhân thực hiện quyền hợp pháp này. Do vậy trong thực tế doanh nghiệp muốn thăm dò thêm phần sâu, các thủ tục phải bắt đầu lại từ đầu rất nhiêu khê và tốn kém rất nhiều thời gian. Vì vậy, Luật Khoáng sản sửa đổi cần được bổ sung thêm điểm 1 - Điều 41 như sau : Đối với trường hợp thăm dò phần sâu trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác không cần lập thủ tục để cấp giấy phép thăm dò. 3.3.3.2. Về giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường Theo Luật Khoáng sản, doanh nghiệp chỉ được phép khai thác trong khuôn khổ công suất cho phép. Điều này sẽ dẫn đến một số khó khăn sau đây: Doanh nghiệp muốn tăng công suất khai thác phải làm lại các thủ tục: lập đề án nâng công suất, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế kỹ thuật trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt rồi mới trình lên UBND tỉnh cấp lại giấy phép với công suất mới. Những công việc này thường gây cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Có trường hợp, khi nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên thị trường tăng lên đúng vào lúc mỏ cung ứng loại vật liệu xây dựng đó hết hạn ngạch khai thác thì sẽ đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm loại VLXD thông thường đó. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng là các công trình đành phải ngưng thi công chờ năm sau xây dựng tiếp. Trường hợp khác, khi doanh nghiệp khai thác và tiêu thụ hết sản phẩm trước thời hạn của năm thì toàn thể công nhân phải nghỉ chờ việc, đợi hạn ngạch của năm sau mới đi làm. Các trường hợp này sẽ gây khó khăn trong quản lý kinh tế - xã hội. Như vậy, việc sử dụng hạn ngạch “công suất khai thác” không phản ảnh đúng như tinh thần của Luật Khoáng sản là khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản (điểm 1 - Điều 5) và của Luật Doanh nghiệp là tạo điều kiện cho doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Do đó, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh bị phạt do phải “xé rào” khai thác vượt quá công suất trên giấy phép khai thác nhưng vẫn tái phạm. Vì vậy, trước khi Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp qui sao cho thông thoáng để các doanh nghiệp dễ thực thi hơn. 57 Có như vậy mới thúc đẩy được nền công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước chỉ nên sử dụng công cụ “hạn ngạch công suất” để quản lý theo kế hoạch, quy hoạch và nguồn tài nguyên quốc gia đối với khoáng sản quý hiếm có giá trị cao như kim loại vàng, thiếc, đồng, nhôm, sắt… hoặc đá quý, than đá…còn đối với nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường Nhà nước chỉ nên quản lý theo quy hoạch vùng nguyên liệu khai thác sao cho phù hợp với quy hoạch chung, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác, chế biến và cung ứng sản phẩm theo nhu cầu xã hội. Do đó, xin đề nghị bỏ “hạn ngạch công suất” đối với khoáng sản làm VLXD thông thường. 3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ Xuất phát từ nguồn tài nguyên khoáng sản có giới hạn, không thể tái tạo và tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề rất gay gắt trên địa bàn trong thời gian qua, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ. Mục tiêu của Hiệp hội là nhằm kiểm soát các doanh nghiệp về giá cả, bảo vệ tài nguyên môi trường, ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại đến lợi ích chung của các doanh nghiệp thành viên, hỗ trợ về công nghệ khai thác, huấn luyện đào tạo công nhân đối với các doanh nghiệp có nhu cầu… Việc thành lập Hiệp hội cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước, sự hợp tác tích cực các ban ngành liên quan giữa các tỉnh để có biện pháp chế tài thích hợp để tránh trường hợp doanh nghiệp khai thác đá “xé rào” làm tổn hại đến lợi chung của Hiệp hội. KẾT LUẬN Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc cung ứng các loại đá xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế năng động nhất trong cả nước và các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn không tránh được một số nhược điểm như trang bị máy móc chưa đồng bộ, một số máy móc thiết bị còn lạc hậu, cạnh tranh không lành mạnh, 58 trình độ lao động còn thấp, trình độ quản lý chưa cao, chưa lựa chọn được chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước chưa thực hiện nghiêm minh, các điểm chưa phù hợp trong văn bản Nhà nước chưa được điều chỉnh kịp thời. Để khắc phục được những nhược điểm nói trên và đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh của toàn ngành đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu đá xây dựng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Bộ từ nay đến năm 2015 rất lớn về số lượng và khắt khe về chất lượng, cần áp dụng các giải pháp chủ yếu sau đây : Các giải pháp chiến lược cần triển khai : - Chiến lược thâm nhập thị trường - Chiến lược phát triển sản phẩm - Chiến lược sắp xếp lại tổ chức - Chiến lược cắt giảm chi phí - Chiến lược hội nhập về phía trước. Các giải pháp vĩ mô : - Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường - Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại - Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản - Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ. Phụ lục 1. Bảng thống kê các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Stt Tên mỏ đá xây dựng Địa điểm Loại đá Cường độ kháng n - độ nguyên khối (1) (2) (3) (4) (5) 1 Phú An Xã Phú An, Huyện Tân Phú Geanodioxit-geanit 59 2 Phú Hiệp Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán Granit Kém 3 Thanh Tùng 1 Xã Phú Hiệp, Huyện Định Quán Gabrodioxit Kém 4 Thanh Tùng 2 Xã Phú Hiệp, Huyện Định Quán Geanodioxit-geanit 933-1550 kg/cm 5 Đông Bắc Huyện Định Quán Bazan 6 Nam Đông Bắc Huyện Định Quán Geanit Cao 7 Xuân Bắc Xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Lộc Gabrodioxit Thấp 8 Cây Gáo Thị Trấn Vĩnh An Huyện Vĩnh Cửu Bazan 1152-1258 kg/cm 9 Sóc Lu(2) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 1244-1595 kg/cm 10 Sóc Lu(3) Xã Quang Trung Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 11 Xuân Trường Xã Xuân Trường Huyện Xuân Lộc Tranchiandezit 12 Sóc Lu (1) Xã Quang Trung Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 1351-1541 kg/cm Trang 1/3 (1) (2) (3) (4) (5) 13 Sóc Lu (4) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 14 Xuân Thành Huyện Xuân Lộc Tranchiandezit 15 Sóc Lu (5) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 985-1432 kg/cm 16 Bình Hòa Xã Bình Hòa, Huyện Vĩnh Cửu Andezit 17 Thiện Tân xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu Cát bột kết 500-1130 kg/cm 18 Trảng Bom 2 Thị Trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom Bazan 19 Trảng Bom 1 Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom Bazan 598-1181 kg/cm 20 Bửu Long Phường Bửu Long, TP. Biên Hòa Cát kết acko 21 Tân Hạnh Xã Tân Hạnh, TP. Biên Hòa Tufdaxit 805-1850 kg/cm 22 Bình Hóa Xã Hóa An, TP. Biên Hòa Tufdaxit 770-1294 kg/cm 23 Chứa Chan Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc Granit 24 Hoá An Xã Hóa An, TP Biên Hòa Andezit 60 25 Tân Bản Phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa Tufdaxit 920-1019 kg/cm 26 Sông Che Xã Đồi 61, Huyện Trảng Bơm Bazan Trang 2/3 (1) (2) (3) (4) (5) 27 Núi Le Huyện Xuân Lộc Granit Trung bình 28 Đồi Mai Huyện Xuân Lộc Granit Cao 29 Long Bình Tân Phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa Anderittobazan - 30 Cẩm Tiên Huyện Cẩm Mỹ Bazan - 31 Xuân Hòa 1 Xã Xuân Hòa Huyện Xuân Lộc Granit - 32 Xuân Hòa 2 Xã Xuân Hòa Huyện Xuân Lộc Granodioxit - 33 Suối Trầu 1 Xã Suối Trầu Huyện Long Thành Bazan 1139 -1335 34 Suối Trầu 2 Xã Suối Trầu Huyện Long Thành Bazan - 35 Cẩm Đường Xã Cẩm Đường, Huyện Long Thành Bazan - 36 Long An Xã Long An, Huyện Long Thành Bazan 800 - 1010 37 Phước Bình Xã Phước Bình, Huyện Long Thành Bazan - 38 Gò Xã Hoàng Xã Long An Huyện Long Thành Bazan - 39 Hang Nai Xã Phước An, Huyện Nhơn Trạch Bazan Cộng (Nguồn: Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai) Trang3/3 Phụ lục 2. Bảng thống kê mỏ đá xây dựng ở TP.Hồ Chí Minh 61 Stt Tên mỏ đá xây dựng Địa điểm Loại đá Cường độ kháng nén - độ nguyên khối Trữ lư (triệu Đến 31/1 1 Long Bình Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM Andezit 1.153 – 2.049 kg/cm3 25 (Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường TP.Hồ Chí Minh) Phục lục 3. Bảng thống kê các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương Stt Tên mỏ đá xây dựng Địa điểm Loại đá Trữ lượ (triệu m Đến 31/12 1 Định Thành TT Dầu Tiếng, Bến Cát Cát kết 2 Giốc Cầy Lạc An ,Tân Uyên Cát kết 3 Kỳ Lân Thường Tân, Tân Uyên Cát kết 4 Thường Tân Thường Tân, Tân Uyên Cát kết 5 Núi Châu Thới Bình An, Thuận An Cát kết 6 Đông An Tân Đông Hiệp, Thuận An Đá phun trào 7 Núi Nhỏ Bình An, Thuận An Đá phun trào 8 Bình An Bình An, Thuận An Đá phun trào Cộng (Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương) Phụ lục 4. Các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai Đvt: mét khối 62 S Tên và địa chỉ của Giấy phép khai thác Sản tt Tên doanh nghiệp mỏ đá xây dựng Số Ngày cấp Năm 2001 Năm 2002 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Công ty Khoáng sản Đồng Nai Núi Le (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc) 4572/QĐ. UBT 18/12/’98 3.920 10.550 Công ty Khoáng sản Đồng Nai Núi Sóc Lu (xã Quang Trung và Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) 3241/QĐ. UBT 29/09/’97 71.200 106.700 2 Công ty Đồng Tân Đồng Tân (ấp II, xã Tân Hạnh, Biên Hòa) 914/QĐ. QLTN 16/09/’95 476.000 1.200.000 Công ty Đồng Tân Suối Trầu (ấp III, xã Suối Trầu, huyện Long Thành) 3505/1998/ QĐ.QLTN 25/09/’98 Chuẩn bị khai thác Chuẩn bị khai thác 3 Công ty Khai thác đá Đồng Nai Núi Sóc Lu (xã Quang Trung và Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) 84/QĐ. UBT 11/01/’00 95.250 132.548 Công ty Khai thác đá Đồng Nai Đồi Chùa (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) 1229/QĐ. UBT 16/05/’00 Chuẩn bị khai thác Chuẩn bị khai thác Công ty Khai thác đá Đồng Nai Đồi Khỉ (núi Sóc Lu, Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) 2764/QĐ. UBT 19/10/’00 19.987 24.888 4 Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa Ấp Bình Hóa, xã Hóa An (TP.Biên Hòa) 44QĐ/ QLTN 27/01/’94 861.871 1.008.764 Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa Xã Hóa An (TP.Biên Hòa) 204/QĐ. CT.UBT 16/01/’03 1.056.988 1.281.177 Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa Tân Bản (phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) 873/QĐ. QLTN 27/03/’96 385.000 1.435.000 Trang 1/3 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa Thiện Tân II (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cữu) 26/QĐ. UBT 06/01/’99 268.945 358.836 5 Công ty cồ phần đá Hóa An Xã Hóa An (TP.Biên Hòa) 256/QĐ. CT.UBT 22/01/’01 958.392 1.094.135 Công ty cổ phần đá Hóa An Suối Trầu (huyện Long Thành) 3321/QĐ. UBT 22/09/’97 6.600 3.200 6 Công ty cổ phân Đầu tư và Xây dựng Cao su Sóc Lu (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) 3138/QĐ. UBT 13/09/’97 121.500 60.000 7 Công ty TNHH Quán Quân TT.Vĩnh An, huyện Vĩnh Cữu 3502/QĐ. UBT 29/09/’97 Ngưng khai thác Ngưng khai thác 8 Công ty TNHH XD-TM Hồng Phát Xã Long An, huyện Long Thành 550/1999/ QĐ.UBT 12/02/’99 Bốc đất Bốc đất 63 9 Xí nghiệp khai thác đá Vĩnh Hải Thiện Tân I (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cữu) 4407/QĐ. UBT 01/12/’97 75.150 140.630 10 Công ty Xây lắp Hóa chất Sóc Lu (xã Gia Kiệm, h.Thống Nhất) 3503/QĐ. UBT 29/09/’97 33.137 35.157 11 Công ty xây dựng và sản xuất VLXD (thuộc TCT Xây dựng số 1) Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom 790/QĐ/Q LTN 10/08/’95 54.137 64.277 12 Xí nghiệp khai thác đá và sản xuất VLXD Mai Phong ấp 8, xã Gia Canh, huyện Quán 4612/QĐ. UBT 18/12/’98 5.000 Ngưng khai thác Xí nghiệp khai thác đá và sản xuất VLXD Mai Phong ấp 8, xã Gia Canh, h.Định Quán 1106/QĐ. UBT 12/04/’02 13 Xí nghiệp sản xuất VLXD Xuân Thành Xã Xuân Thành, h.Xuân Lộc 4610/QĐ. UBT 18/12/’98 16.236 5.676 14 Công ty cơ khí và khai thác cát đá sỏi-TP.Hồ Chí Minh Hang Nai, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch 4611/QĐ. UBT 18/12/’98 Chuẩn bị khai thác 119.981 Trang 2/3 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 15 Công ty TNHH Hiệp Phong ấp 2, xã Tân Hạnh, Biên Hòa 2763/QĐ. UBT 18/10/’00 Bốc đất 102.000 16 Công ty Cơ khí và Xây dựng Tân Định Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom 1104/QĐ. CT.UBT 12/04/’02 - Chưa khai thác 17 Công ty TNHH An Phú Bình Hóa (xã Hóa An, TP.Biên Hòa) 2029/QĐ. CT.UBT 22/01/’01 - Bốc tầng phủ 18 Công ty Công trình Giao thông 610 ấp Miễu, xã Phước Tân, huyện Long Thành 513/QĐ. CT.UBT 26/02/’01 - Đang đền bù 19 Công ty CP xây dựng và sản xuất VLXD Đồng Nai Hang Nai (xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) 113/QĐ. UBT 13/01/’03 - - Công ty CP xây dựng và sản xuất VLXD Đồng Nai Huyện Trảng Bom - - Công ty CP xây dựng và sản xuất VLXD Đồng Nai Xã Phước Tân, huyện Long Thành - - Cộng 4.509.313 7.183.519 (Nguồn : Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai) 64 Trang 3/3 Phụ lục 5. Các doanh nghiệp khai thác đá ở TP. Hồ Chí Minh Đvt: mét khối S Tt Tên doanh nghiệp Tên và địa chỉ Giấy phép khai thác Sản của mỏ đá xây dựng Số Ngày cấp Năm 1 Xí nghiệp khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức Long Bình (phường Long Bình, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh) 216/UB-GP 08/08/2000 (Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh) Phụ lục 6. Các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Bình Dương Đvt: mét khối S Tên doanh nghiệp Tên và địa chỉ của mỏ đá xây Giấy phép khai thác tt dựng Số Ngày c 1 Công ty vật liệu và xây dựng Bình Dương (M&C) Bình An, Thuận An 193/GP-UB 30/7/19 2 Công ty khai thác và xuất khẩu khoáng sản Tân Đông Hiệp, Thuận An 1110/QĐ-QLTN 26/10/19 3 Công ty khai thác và xuất khẩu khoáng sản Bình An, Thuận An 165/GP-UB 7/5/19 4 Công ty Xây dựng Bình Dương Tân Đông Hiệp, Thuận An 462/GP-UB 18/12/19 5 Công ty Trung Thành Thường Tân, Tân Uyên 2484/QĐ-QLTN 9/9/19 6 Công ty thương mại tổng hợp Thuận An Bình An, Thuận An 40/GP-UB 25/2/19 7 Xí nghiệp khai thác cát đá sỏi TP.HCM Bình An, Thuận An 78/GP-UB 3/3/19 Cộng 65 (Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương) Ph? l? c 7. Th? ph?n c? a các doanh nghi?p khai thác đá ? t?nh Đ?ng Nai năm 2004 Các công ty khác 29% Công ty Đ?ng Tân 14% BBCC 45% DHA 12% 66 Không (Gởi Sở, Ban ngành, Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh) Không đạt (Cục Địa chất - Khoáng sản) Không đạt (thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường) (thuê đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện) Tìm mỏ nguyên liệu Khảo sát Kiểm tra mỏ có triển vọng không Lập tờ trình xin chủ trương thăm dò Lập đề án thăm dò Bộ Tài nguyên - MT xem xét Cấp phép thăm dò Tiến hành thăm dò và lập báo cáo kết quả thăm dò Hội đồng phê duyệt trữ lượng Lập dự án đầu tư Lập báo cáo ĐTM và trình phê chuẩn Ngừng khảo sát Có Đạt Đạt Phụ lục 9. Quy trình cấp giấy phép khai thác mỏ đá ở tỉnh Đồng Nai 67 (từ 500.000 m3/năm trở lên (Bộ Tài nguyên-MT), dưới 500.000 m3/năm (UBND tỉnh phê duyệt) Giấy phép khai thác mỏ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1642.pdf
Tài liệu liên quan