Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng của vpbank tại Thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan của thời đại hiện nay, xu thế này đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Để bắt nhịp cùng xu thế chung đó, Việt Nam đã tiến hành nhiều công cuộc đổi mới đến nay, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế như: Gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, và đặc biệt là trở thành thành viên thứ 108 của tổ chức

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng của vpbank tại Thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương mại Thế giới WTO, đây là một bước ngoặt đặc biệt quan trọng. Điều này khiến cho không chỉ môi trường kinh tế vĩ mô phải chuyển mình, đổi mới mà còn đang thay đổi cả diện mạo của các doanh nghiệp, mà đặc biệt phải kể tới các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Trong bối cảnh này, các ngân hàng thương mại đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và có nhiều biến đổi trong những năm gần đây nhờ tranh thủ được các điều kiện về vốn, công nghệ, nhân lực, khoa học quản lý …nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức mới về năng lực cạnh tranh. Hệ thống ngân hàng Việt Nam như những mắt xích quan trọng để kết nối và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ thực hiện vai trò truyền thống của mình là phân phối đầu tư, làm dịch vu thanh toán, quản lý tài chính ,mà còn là nơi truyền tải các thông tin kinh tế, có ảnh hướng lớn đến những thay đổi của nền kinh tế vĩ mô. Ngành ngân hàng là nơi xuất phát những vấn đề về tài chính của các doanh nghiệp cũng như chính phủ các nước, mang nhiệm vụ bình ổn thị trường tiền tệ, kiểm soát nguồn tiền, ngoại hối, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là công cụ đắc lực để giải quyết lạm phát và các vấn đề vĩ mô khác, là nơi trung chuyển giao dịch tài chính cho các doanh nghiệp, là công cụ thanh toán của các công ty xuất nhập khẩu. Để phát triển một các bền vững trong quá trình hội nhập, vấn đề đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu cho các ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, VPbank luôn được đánh giá là ngân hàng có dịch vụ với chất lượng cao, năng lực cạnh tranh có nhiều bước tiến, so với các ngân hàng thương mại trong nước thi uy tín và vị thế của VPbank cũng đã bước đầu được thiết lập một các vững chắc. Trong bối cảnh hội nhập, thị trường liên tiếp được mở rộng, khách hàng không ngường tăng cả về số lượng lẫn yêu cầu dịch vụ, nhiệm vụ được đặt ra cho VPbank là không ngừng mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng, xây dụng uy tín vững mạnh để có sức cạnh tranh với không chỉ các ngân hàng thương mại trong nước mà còn các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại thị trường Việt Nam. Cạnh tranh là yếu tố tất yếu, là xu hướng chắc chắn phải diễn ra, vì vậy buộc bản than VPbank phải trực tiếp nhìn nhận và nỗ lực mới có thể đứng vững và hòan thành các chiến lược phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank tại thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới” vừa có ý nghĩa về thực tiễn cũng như lý luận, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của VPbank trên thị trường cung ứng dịch vụ ngân hàng. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng của VPbank trên thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập WTO ngày càng sâu rộng và khủng hoảng tài chính toàn cầu. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng của VPbank trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua, thông qua các chỉ tiêu đo lường và mô hình đánh giá. Từ đó rút ra ưu điểm, tồn tại của bản thân ngân hàng trong cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2003-2008. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPbank trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hội nhập WTO. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng và đánh giá được năng lực cạnh tranh của Vpbank trên thị trường Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu Để phù hợp với nhiệm vụ của khóa luận và năng lực nghiện cứu của bản thân, đề tài chỉ chú trọng nghiên cứu trong phạm vi như sau: - Lĩnh vực: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tức ý chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,... Ngược lại ngân hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. - Về phạm vi không gian: Trên thị trường Việt Nam - Về thời gian: Số liệu phân tích đánh giá từ năm 2003-2008, định hướng và giải pháp đến hết năm 2012. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng các phụ lục, bố cục của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Phân tích thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPbank trong giai đoạn 2003-2008. Chương III: Định hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPbank trên thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.Do đó mục tiêu của chương I là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Chương I này xây dựng khung lý thuyết để phân tích tình hình cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM trong nền kinh tế hiện nayở chương II. Chương này sẽ tiếp cận từ khái niệm đến phân loại các ngân hàng thương mại, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngân hàng thương mại, luận giải sự thiết yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong điều kiện mới. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái niệm và phân loại các ngân hàng thương mại Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí. Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng là một sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại là tổ chức thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả tiền, huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Điểm khác ngân hàng thương mại và NHNN (ngân hàng Trung ương) là NHNN không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực, ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến. Có ba cách phân loại ngân hàng thương mại, theo hình thức sở hữu, theo chiến lược kinh doanh và theo quan hệ tổ chức.Cụ thể là: + Theo hình thức sở hữu: Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại liên doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Chi nhánh ngân hàng nước ngoài + Theo chiến lược kinh doanh mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng bán buôn Ngân hàng bán buôn và bán lẻ + Theo quan hệ tổ chức: Ngân hàng hội sở Ngân hàng chi nhánh Phòng giao dịch Chức năng và các hoat động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Các chức năng của ngân hàng thương mại: Chức năng trung gian tài chính: Vay tiền của người gửi và cho các công ty và cá nhân vay lại. Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản “nợ” của ngân hàng. Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản “có” của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có của ngân hàng thương mại. Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ cộng với lợi nhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty… Chức năng tập trung vốn của nền kinh tế Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay. Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…) Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại  trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp     Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt. Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Bảng 1.1: Quá trình tạo thành tiền của các ngân hàng (giả định) Đơn vị: Triệu đồng TT Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc 1 Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 2 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000 3 Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000 ... ... ... Tổng Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Nguồn: Tạp chí ngân hàng Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:     Hình 1.1 Chức năng của các ngân hàng hiện đại - Hoạt động huy động vốn: + Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân + Phát hàng chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và giấy tờ khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. + Nghiêp vụ nhận tiền gửi: bằng cách mở các loại TKTG ko kỳ hạn, có kỳ hạn, có thông báo, Tk tiết kiệm, TK ký quỹ, phát hành giấy tờ có giá. * Ko kỳ hạn: ko thỏa thuận kỳ hạn, rút bất kỳ lúc nào, tiện lợi nhanh chóng khi thanh toán, có hoặc ko có số dư, lãi suất thấp, rút tiền ko cần báo trước, là tk duy nhất mà chủ tk đc thực hiện các công vụ thanh toán. * Có kỳ hạn: mục đích hưởng lãi, thạn rút tiền đc quy định, ko đc sử dụng các công cụ t.toán: séc, UNC, lệnh chi tiền…, mang tính chất bất thường, đột suất * Có thông báo: mục đích hưởng lãi, có số dư có, ko xác định thời hạn nhưng có thề rút tiền nhưng phải thông báo theo thỏa thuận, ko đc sử dụng các công cụ tính toán, lãi suất cao, NH chủ động vì được thông báo rút tiền của khách hàng. *Tiết kiệm: hưởng lãi, số dư có, thường là dài hạn và có mục đích cụ thể, ko đc sử dụng công cụ tính toán. * Ký quỹ: mục đích đảm bảo cho nghĩa vụ of k.hàng, có số dư có, thời hạn phụ thuộc vào thời hạn phải hoàn thành nghĩa vụ, chỉ đc rút tiền khi đã thực hiện nghĩa vụ, nếu CTK ko thực hiện thì NH thực hiện nghĩa vụ. + Vay vốn của các tổ chức tín dụng - Hoạt động tín dụng: Thực hiện quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế cũng như các các nhân + Cho vay: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động của NHTM, gồm cho vay ngăn hạn và cho vay dài hạn, trung hạn. Hay dựa vào mục đích của tín dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu + Bảo lãnh bao gồm bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu .. + Chiết khấu + Cho thuê tài chính trong điều kiện phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng theo quy định của Chính phủ. - Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại tiến hành mở tài khoản cho khách hàng ký gửi tiền. Qua nghiệp vụ này một mặt ngân hàng huy động được vốn từ khách hàng, mặt khác có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác mà thanh toán là 1 trong các dịch vụ phổ biến được sử dụng nhiều nhất gồm: + Thanh toán bằng ủy nhiệm chi + Thanh toán bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu + Thanh toán bằng thẻ ngân hàng + Thanh toán bằng thư tín dụng + Thanh toán bằng séc - Các hoạt động khác: + Tài trợ xuất nhập khẩu: Vai trò của ngân hàng trong việc tài trợ các doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là vô cùng to lớn, dựa vào quy mô vốn, tính linh hoạt và nhanh nhạy của ngân hàng mà hoạt động này luôn có chỗ đứng với các doanh nghiệp. Dựa vào quy mô vốn, tính linh hoạt và nhanh nhạy của ngân hàng mà hoạt động này luôn có chỗ đứng với các doanh nghiệp.. NHTM hỗ trợ về mặt tài chính và về mặt giấy tờ để doanh ghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Các hình thức gồm có như: Mớ L/C thanh toán hàng nhập khẩu; Bảo lãnh và tái bảo lãnh; chấp nhận hối phiếu; cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.. + Kinh doanh ngoại hối: Sử dụng công cụ tiền để trao đổi và mua bán, thu đổi ngoại tệ + Góp vốn và mua cổ phần: + Tham gia thị trường tài chính: Như kinh doanh chứng khoán, môi giới đầu tư cho các doanh nghiệp + Ủy thác và nhận ủy thác: Làm đại lý các lĩnh vực liên quan đến tài chính và tiền tệ, quản lý tài sản cho các doanh nghiệp: Ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hàng đầu tư.. + Dịch vụ bảo hiểm + Tư vấn tài chính + Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp + Bảo quản vật quý giá: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 1.2.1. Khái niệm và bản chất của cạnh tranh Cạnh tranh : Là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Có nhiều định nghĩa về cạnh tranh khác nhau nữa như trong lý thuyết cổ điển của Adam Smith : “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Đến chủ nghĩa tư bản, Các Mác có quan điểm rằng “cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, phấn đấu gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch. Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam thì cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ, đó là con đường cũng như là phương thức để giành lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể nền kinh tế. Khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm và nhiều giác đọ khác nhau nhưng bản chất của cạnh tranh luôn được thể hiện đó là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh trên cùng một thị trường hàng hóa nào đó nhằm giành giật khách hàng, nâng lợi nhuận lên cao nhất có thể. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Các chủ thể khi tham gia vào thị trường luôn muốn tối đa hóa lợi ích của mình, lợi nhuận thị phần luôn là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp. Cạnh tranh là động lực kinh tế, là phương thức vận động của thị trường, không có cạnh tranh thì không có sự phát triển. 1.2.2. Mô hình phân tích cạnh tranh Nói đến cạnh tranh là nói đến mô hình 5 áp lực nổi tiếng của nhà kinh tế Micheal Porter, mô hình này chỉ rõ ảnh hưởng của các đối tượng lên doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh giữa các môi trường nói chung: Hình 1.2 Mô hình cạnh tranh của Micheal Porter Nguồn: Sách Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập - PGS.TS Nguyễn Thị Quý- NXB LLCT, 2005 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost). Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc  đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.  Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công.... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ; Nhà phân phối Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: Quy mô; Tầm quan trọng; Chi phí chuyển đổi khách hang; Thông tin khách hàng Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau + Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. +Những rào cản gia nhập ngành : là những  yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn : Kỹ thuật; Vốn; Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...; Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Ví dụ sản phẩm thay thế của bia, rượu là một hàng hóa ( hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các nhu cầu giống như bia). Một số hàng hóa có thể thay thế được bia rượu : Uống cafe, uống trà, chơi thể thao ..Qua đó chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay  cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở  như Linux hay như ở Việt Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễn phí  nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động, các công việc trên máy tính. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ + Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... + Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền) Áp lực từ các bên liên quan mật thiết Đây là áp lực không được đề cập trực tiếp ngay trong ma trận nhưng trong quyển sách " Strategic Management & Business Policy" của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger có ghi chú về áp lực từ các bên liên quan mật thiết.: Chính phủ; Cộng đồng; Các hiệp hội; Các chủ nợ, nhà tài trợ; Cổ đông; Complementor  ( Tạm hiểu là nhà cung cấp sản phẩm bổ sung cho một hoặc nhiều ngành khác: Microsoft viết phần mềm để cho các công ty bán được máy tính, các doanh nghiệp khác có thể soạn thảo văn bản để bán được hàng ...) 1.2.3. Phân loại các hoạt động cạnh tranh 1.2.3.1 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong cùng một lĩnh vực, cùng một loại sản phầm, dịch vụ. Cạnh tranh giữa các ngành: Hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh nghiệp khác nhau cạnh tranh ở các lĩnh vực kinh doanh, các ngành kinh tế khác nhau. 1.2.3.2 Căn cứ vào hình thái cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo: Là loại cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương tụ nhau về phẩm chất, chức năng, mẫu mã trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo: Là loại cạnh tranh trong đó một hoặc một vài tập đoàn lớn, công ty lớn thống trị độc quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm trong các lĩnh vực như ô tô, dầu khí, công nghệ,…Ngày nay loại hình cạnh tranh này càng trở nên phổ biến do sự tiến bộ vượt bậc cũng như sự vững mạnh về tài chính của các tập đoàn. Tuy nhiên trong thị trường này thì các loại sản phẩm không đồng nhất với nhau mà được phân loại cao thấp chất lượng khác nhau. 1.2.3.3 Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia Cạnh tranh giữa những người bán: đây là loại hình cạnh tranh chiếm phần lớn trên thị trường. Nền kinh tế càng phát triển, khoa học công nghệ càng tiến bộ thì cuộc cạnh tranh này càng mạnh mẽ và quyết liệt với nhiều cấp độ hình thức và phương pháp khác nhau. Để tranh giành thị trường nội địa và quốc tế, nâng cao thị phần và lợi nhuận các doanh nghiệp đều phải điều chính chiến lược cạnh tranh của mình cho phù hợp để chiếm được thị trường của đối thủ. Cạnh tranh giữa những người mua: Cuộc cạnh tranh này chỉ diễn ra khi cung nhỏ hơn cầu, nhưng hiện nay ít gặp trường hợp này, khi mức độ chênh lệch này tăng lên thfi cuộc cạnh tranh càng gay gắt. Điều này được biểu hiện là hàng hóa khan hiễm, giá cả tăng cao. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà người mua càng cần mua những hàng hóa theo nhu cầu thị hiếu của mình, để có được sản phẩm đó, họ sẵn sang trả với mức giá cao hơn để nhận được quyền sở hữu.._. Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Biểu hiện của cuộc cạnh tranh này là việc mua rẻ bán dắt trên thị trường, người mua luôn mong mua được giả thấp nhất có thể nhưng người bán vì sự hấp dẫn của lợi nhuận lại mong bán được giá cao. Kết quát cảu qua strinfh này là hai bên phải thỏa thuận thống nhất với nhau. 1.2.3.4 Căn cứ mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước: Loại hình cạnh tranh có sự tham gia của nhà nước trong việc định hướng, điều phối, giới hạn, chỉnh sửa bằng các thể chế, quy định, luật và chính sách. Cạnh tranh tự do: Là môi trường cạnh tranh không có sự tham gia của nhà nước vào điều chỉnh, điều tiết. 1.2.3.5 Căn cứ vào phạm vi địa lý Cạnh tranh trên phạm vi từng quốc gia: cuộc cạnh tranh này gồm: cạnh tranh giữa các doanh nhiệp trong nước ; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhưng trong phạm vi khuôn khổ 1 quốc gia. Cạnh tranh trên phạm vi quốc tế: Là loại hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên các quốc gia khác nhau. 1.2.3.6 Căn cứ vào chiến lược cạnh tranh Cạnh tranh trực diện : Trong hình thức cạnh tranh này cá doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp, công khai ganh đua, đấu tranh với nhau giảnh được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Cạnh tranh không trực diện: Là loại cạnh tranh mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể hiện sự ganh đua, đấu tranh công khai với nhau mà qua strinh cạnh tranh diễn ra ngầm nhằm giành được những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa. 1.2.4 Các công cụ cạnh tranh 1.2.4.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ Cốt yếu trong công việc kinh doanh thu lợi nhuận chính là ở yếu tố sản phẩm, dịch vụ, đây chính là điều tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp cung nhu nhân tố chính của nguồn thu nhập doanh nghiệp. Theo Micheal Porter có những các tạo ưu thế cạnh tranh sau: Cost Leadership: Hình thức này chủ yếu cạnh tranh bằng giá. Các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất nhưng với mức chi phí thấp nhất có thể. Khi đó giá của sản phẩm được bán ra cũng hạ tới mức thấp nhất, doanh nghiệp hy vong có thể bán được nhiều hàng hơn với mức giá trung bình và thu lợi nhuận nhiều hơn. Vì sản xuất càng nhiều sản phẩm thfi chi phí càng giảm đi, lợi nhuận cằng tăng lên. Differentiation: Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm mà các daonh nghiệp khác khó mà bắt chước hay cạnh tranh được. Sự khác biệt này có thể chỉ ở một khâu trong giai đoạn kinh doanh sản phẩm nhu cách phân phối chảng hạn, hay chính từ bản thân sản phẩm (chất lượng, thương hiệu…) Concentration: Tập trung nguồn lực cho một dòng hay một loại sản phẩm mục tiêu, một phân đoạn thị trường. Các chiến lược này chủ yếu hoạt động cạnh tranh này dựa trên 3 mảng chính: Chất lượng, bao bì hoặc nhãn mác, uy tín của sản phẩm dịch vụ 1.2.4.2 Cạnh tranh bằng giá Mức chênh lệch giá lớn hơn mức chênh lệch giá trị sử dụng sẽ đem lại lợi ích hơn cho người tiêu dùng và nhờ vậy sức cạnh tranh lớn hơn. Giá là yếu tố quan trọng trong kinh doanh do nó tác động trực diện vào nhận thức của người tiêu dùng. Công cụ giá cả cũng hay được sử dụng trong các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp như vào giai đoạn đầu của sản phẩm để tìm cách thâm nhập thị trường. thăm dò và tạo lợi thế. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả như: chi phí thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, khối lượng hàng hóa…Thực tế cho thấy là hạ giá càng nhiều thì càng bán được nhiều sản phẩm, như vậy cũng giành được càng nhiều lợi thế cạnh tranh. Có 3 chính sách sử dụng công cụ “ giá ” để tăng lợi thế cạnh tranh như sau: Chính sách định giá thấp: là chính sách mà doanh nghiệp định giá sản phẩm hay dịch vụ của mình thấp hơn so với giá thị trường. Điều này làm tăng tấc độ tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nhưng lợi nhuận thu lại không cao. Chính vì vậy chính sách này thường được áp dụng cho thời kỳ đầu của sản phẩm, sản phẩm mới không phải vì mục đích lợi nhuận hàng đầu mà để xâm nhập thị trường, tăng khối lượng và số lượng hàng bán hoặc gây ấn tượng với người tiêu dùng. Chính sách định giá cao : Là chính sách mà doanh nghiệp định giá bán cho sản phẩm, dịch vụ cao hơn mức giá của sản phầm và thị trường. Chính sách này thường được sáp dụng khi các đối thủ cạnh tranh không nhiều, môi trường cạnh tranh độc quyền, cho sản phẩm mới, sản phẩm đặc biệt , người tiêu dùng chưa có đủ kiến thức để đánh giá, so sánh, tham chiếu với các loại sản phẩm khác của các công ty khác. Sau đến một giai đoạn nào đó, doanh nghiệp sẽ hạ dần mức giá khi độ hấp dẫn đã giảm đi. Chính sách ổn định giá: Là chính sách mà doanh nghiệp sẽ giữ mức ổn định giá cho sản phẩm của minh trên một phân đoạn thị trường. Nhưng chính sách này ít được sử dung hay thời gian sử dụng ngắn do sự cạnh tranh là diễn ra không ngừng, chu kì của sản phẩm cũng thay đổi theo thời gian. 1.2.4.3 Cạnh tranh thông qua hoạt động Marketing Trong điều kiện môi trường kinh tế hiện nay, khi các công cụ cạnh tranh truyền thống đang trở nên ít hiệu quả thì hoạt động Marketing vẫn giữ được sự sôi động và vai trò đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tác động của hoạt động này là không thể giới hạn, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nó lại càng trơ nên đa dạng và phong phú. Sử dụng chiến thuật phối hợp 4P trong tiếp thi: Product( sản phẩm); Price( Giá cả); Place( không gian tức sự phân phối); Promotion( lợi ích- sự thể hiện hay còn gọi là cá hoạt động bổ trợ, khuyến mãi) Bốn khâu này được thể hiện lợi thế cạnh tranh qua một hình thức gọi là quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị. Hiện nay hình thức này trở nên sâu rộng và vô cùng hiểu quả trong việc kết nối sản phầm với người tiêu dùng. 3 hoạt động này có ảnh hưởng đến thị hiếu và tiềm thức của người tiêu dùng, thay đồi nó theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Để tối đa hóa lợi ích của Marketting, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến các yếu tố như nội dung và phương tiện, công cụ để thực hiện chúng, làm nổi bật lên sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, và cho doanh nghiệp. Về nội dung phải đảm báo được các hứa hẹn về lợi ích khí sử dụng sản phẩm, sự ưu việt của sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng đặc biệt, thay đổi thị hiếu của họ về hình ảnh của doanh nghiệp, cuả sản phẩm. Các phương tiện Marketing phải đảm bảo được tính phổ biến rộng rãi đến toàn bộ thị trường, sự nhanh chóng và tính chính xác về thông tin, khi đó sẽ tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc sử dụng các công cụ Marketing cần linh hoạt, chủ động và chính xác, cần chú ý tới các yếu tố của phân đoạn thị trường mà mình tập trung vào nhu; văn hóa, thói quen tiêu dùng, thị hiếu, chính trị, luật pháp…và đặc biệt là đặc tính của sản phẩm. 1.2.4.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối Thiết lập một hệ thống kênh phấn phối phù hợp hiểu quả là bước quan trong để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong xu thế mở rộng thị trường nội địa và quốc tế hiện nay, kênh phân phối cũng thể hiện nét văn hóa riêng của doanh nghiệp, góp phần quảng bá sản phẩm, thúc đẩy nhu cầu thu thập thông tin của khách hàng, tạo động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi sự am hiểu thị trường, và thị hiếu của khách hàng, khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối, sự tinh tường trong việc chọn các kênh chủ lực, vị trí không gian các kênh, các dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Phải hiểu được lợi thể của mình thì các doanh nghiệp mới có thể khai thác được nó và điểu khiển được theo sự biến động của thị trường. Kênh phân phối là yếu tố liên kết giữa yếu tố quản lý, sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ. Bên cạnh đó, kênh phân phối cũng bị ảnh hưởng bởi pháp luật, các chế định của xã hội, thói quen của người tiêu dùng 1.2.4.5 Cạnh tranh qua uy tín của doanh nghiệp Cạnh tranh là môi trường vô cùng khắc nghiệt và thay đổi liên tục, mục đich của sự tăng tisnhc ạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp cũng là tăng được lòng tin của khách hàng, giữ chỗ đứng trong long khách hàng. Chính vì vậy uy tisnc ủa doanh nghiệp là vôc ùng quan trọng. Không phải chỉ các doanh nghiệp lớn mới có uy tín, hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì giảm uy tín, điều đó chỉ đúng một phẩn nhỏ. Uy tín dựa phần lớn vào sản phẩm. Giữ vững và nâng cao nó là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm luôn cam kết thực hiện đúng các quy đinh với khách hàng, gia tăng giá trị, tạo lòng tin với khách hàng là con đường duy nhất để đạt mục đích này. Doanh nghiệp cần phải giữ lấy uy tín với khách hàng trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm. Doanh nghiệp cần liên tục đầu tư cho chất lượng sản phầm, chất lượng cung ứng, nâng cao sự thích nghi với mọi loại khách hàng khác nhau, thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi đối tượng với tinh thần phục vụ hoàn hảo. 1.2.5 Các chiến lược cạnh tranh Mỗi công ty tự xác định vị trí cho mình trong lĩnh vực đang hoạt động bằng cách tận dụng các ưu thế sẵn có của mình. Michael Porter cho rằng các ưu thế của một doanh nghiệp bất kỳ sẽ luôn nằm ở một trong hai khía cạnh: lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm. Bảng 1.2 Các chiến lược chung trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định Chiến lược Khác biệt hóa sản phẩm: Đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh Chiến lược Tập trung: Chiến lược tập trung hướng tới một mảng thị trường tương đối hẹp, ở đó, doanh nghiệp cố gắng giành lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp hoặc khác biệt hóa sản phẩm bằng cách áp dụng lý thuyết “nhu cầu của một nhóm có thể được thỏa mãn tốt hơn bằng cách hoàn toàn tập trung vào phục vụ nhóm đó”. Kết hợp các chiến lược chung: Sử dụng kết hợp linh hoạt các chiến lược trên 1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được hoặc sự thu hút khách hàng trên thị trường so với các đôi thủ khác vì vậy khi thị phần tăng lên hay lượng khách hàng nhiều lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao. ( theo ) Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v..... ( theo ) NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.( theo tạp chí ngân hàng ) 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mạị trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng luôn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong đó có 2 nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng và nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ngân hàng. Phân tích 2 nhóm nhân tố này cho ta thấy được mức độ và sự ảnh hưởng của chúng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung. Trong phần này ta tập trung nêu rõ các nội dung của các nhân tố và phân tích ảnh hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng. 1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong ngân hàng Các nhân tố thuộc bản thân dịch vụ ngân hàng: Những yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng hình thành nên những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế, hạn chế của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng trên thị trường, cũng từ đó mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh: Chất lượng dịch vụ được biểu hiện trên sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Trên thị trường các loiaj hàng hóa dịch vụ ngày càng có chức năng và công dụng tương tụ như nhau, giá cả cũng không chênh lệch nhau nhiều, như vậy yếu tốc chất lượng lại càng được chú trọng và trở than vũ khí cnahj tranhc ủa các ngân hàng. Mặt khác các dịch vụ là hàng hóa đặc biệt, rất khó định hình, không thể sờ hay xem trước được, chỉ trong quá trình tiêu thụ khách hàng mới biết được chất lượng của nó tốt hay không.Chất lượng càng cao thì sức cạnh tranh càng lớn. Chính vì vậy, các ngân hàng ngay từ những bước đầu hình thành các gói dịch vụ nên chú ý làm sao cho phục vụ được các khách hàng một các tốt nhất, nhanh chóng nhất, với các thủ tục đơn giản nhất, coi yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ và trách nhiệm của ngân hàng. Số lượng dịch vụ và cơ cấu dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố mà các ngân hàng cần tính đến. Cơ cấu là sự phân chia tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng trong tổng lợi nhuận hoặc trong phân chia nguồn vốn đầu tư. Số lượng càng đa dạng, phong phú, phù hợp, dịch vụ nào càng được đầu tư nhiều càng thu hút được nhiều khách hàng.Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng luôn là múc tiêu của các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay các ngân hàng không ngừng tung ra các sản phẩm mới, để tăng them độ đa dạng xóa bỏ tình trạng đơn điệu và làm mới bản thân trong long khách hàng. Phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh chính là mức giá của dịch vụ đó so với mặt bằng chung trên thị trường và khả năng chi trả của đối tượng khách hàng mà gói dịch vụ đó nhắm tới. Mặt khác giá luôn được người tiêu dùng quan tâm đến hàng đầu, được đối chiều so sánh nhiều nhất trong các yếu tố nên có sức ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nếu đưa ra một chính sách giá hợp lý, giá cả càng thấp thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ càng cao, nếu phí dịch vụ quá cao sẽ gây bất lợi cho ngân hàng trong việc tiếp cận đa số các loại khách hàng. Tiềm lực tài chính: Ngân hàng là nơi hoạt động kinh doanh chủ yếu tronh lĩnh vực tài chính tiền tệ, chính vì vậy tiềm lực tài chính hỗ trợ rất nhiều trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng nào có tiềm lực tài chính vững mạnh đương nhiên có nhiều nguồn lực và điều kiện đầu tư, phát triển các dịch vụ. Từ đó mà khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao. Có tiềm lực tài chính là có khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh, ổn định hoạt động sản xuất, khả năng thực hiên các biện pháp cải tiến hỗ trợ sản phẩm, đồng thời cũng có uy tín trên thị trường, chỗ đứng trong lòng khách hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính nhỏ, điều đó cũng có nghĩa là khó giành được vị thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh yếu, dịch vụ thiếu sự đa dạng, khó có thể phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng. Tiêm lực tài chính có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ, cung cấp nguồn lực đầu vào có sức mạnh lớn, tác động đến nhiều mặt của ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng tiềm lực tài chính như thế nào để đem lại lợi thế cho ngân hàng, hạn chế nhwuxng rủi ro lại là một vấn đề khác. Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng và thực trang của tiềm lực tài chính sẽ giúp cho ngân hàng có những chính sách con đường để gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa dịch vụ của mình. Nhân tố con người: Gồm đội ngũ quản trị viên cấc cấp và nhân viên...Yếu tố này thể hiện qua khả năng, ý thức, trình độ chuyên môn của nhân sự. Đội ngũ lao động chính là sức sống là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp nói chung cũng như mỗi ngân hàng nói riêng. Yếu tố này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua năng suất lao động, sự sáng tạo, trách nhiệm...Trong ngân hàng yếu tố này tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Chất lượng nhân sự tốt, trình độ cao, gắn bó với ngân hàng, tinh thần làm việc và trách nhiệm lớn sẽ đem lại hiệu quả cũng như năng suất lao động cho ngân hàng. Từ đó cũng tác động đến chi phí sản xuất, giá thành dịch vụ, chất lượng dịch vụ..thông qua một loạt các biểu hiện như thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn, khả năng thích ứng, đội ngũ nhân viên chính là hình ảnh trực diện của mỗi ngân hàng. Ngược lại nếu nguồn nhân lực có chất lượng kém sẽ tác động tiêu cực và gây ra nhiều hạn chế đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm sút năng lực cạnh tranh, tổn hại văn hóa doanh nghiệp. Phân tích nhân tố này giúp cho doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức hợp lý, giao đúng người, đúng việc, hình thành chiến lược cạnh tranh từ ben trong doanh nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Mạng lưới phân phối: Hệ thống phân phối của một ngân hàng thương mại thể hiện ở số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, và sự phân bố chúng theo phạm vi lãnh thổ. Tính hợp lý trong việc phân bố các chi nhánh, ban ngành giúp cho hoạt động ngân hàng được thông suốt, việc quản lý, giám sát được dễ dàng. Nếu có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao do có thẻ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu thị trường hơn. Mặt khác sự sắp xếp hệ thông phân phối còn giúp khuếch trương hình ảnh, tạo ra sự khác biệt và ghi dấu hình ảnh ngân hàng. Hoạt động Marketting: Trong nền kinh tế thị trường thì các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo mang một sức mạnh to lớn. Bất cứ sản phẩm dịch vụ nào dù có tốt đến đâu, hay như thế nào mà người tiêu dùng không được biết thì cũng vô nghĩa. Nhiệm vụ của hoạt động này là xác định được chính xác nhu cầu thị hiếu của khách hàng, cách thức đáp ứng nó một cách hiệu quả đồng thời đưa thông tin ban đầu về dịch vụ đến nhận thức khách hàng. Để có thể luôn luôn đổi mới, luôn giữ vững thị phần trên thị trường các ngân hàng phải có chiến lược marketing năng động, đúng hướng. Việc chiếm lĩnh khối lượng lớn thị phần cũng là biểu hiện của năng lực cạnh tranh cao Nguồn lực vật chất kĩ thuật: Đối với mỗi ngân hàng thì nguồn lực vật chất kĩ thuật mà cụ thể là sự áp dụng khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để ngân hàng có thể thể hiện năng lực cạnh tranh của mình. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đem lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng, nhưng cũng buộc họ phải chấp nhận cuộc đua không kém tàn khốc này. Dịch vụ ngân hàng đa số được thực hiên nhờ vào kĩ thuật số hóa, tù khâu quản lý dữ liệu đến các khâu giao dịch nói chung. Một chu trình khép kín với ứng dụng công nghệ cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của năng lực cạnh tranh, là một động lực và điểm mạnh lớn cho ngân hàng trên thị trường. Ngược lại nếu năng lực công nghệ có hạn cũng kiềm chế sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường tài chính đầy biến động. 1.3.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ngân hàng Hoạt động kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào cũng chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt trong một nền kinh tế đầy biến động như hiện nay thì sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lại càng rõ rệt. Chính vì vậy, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, gay gắt thì nghiên cứu nhưng ảnh hưởng của các nhân tố này càng quan trọng. Môi trường kinh tế: Bao gồm xu thế phát triển của nền kinh tế, sự ổn định và tăng trưởng cao hay không, phản ánh lượng cẩu của nền kinh tế nhiều hay ít…phân tích để cho thấy những ảnh hưởng của nền kinh tế đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Xu thế phát triển phần nào giúp ngân hàng đoán trước được những cơ hội đến đi trước đón đầu, và những thách thức để chuẩn bị đối mặt, vượt qua.Điều này phản ánh khả năng hiện tại, tiềm năng cũng như con đường phát triển của ngân hàng. Một môi trường kinh tế ổn định, phát triển bền vững se dẫn tới mức cấu tăng lên, sức mua của người dân cũng tăng lên, cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, ngân hàng. Cũng chính vfi sức hút từ mức lợi nhuận đó mà các ngân hàng có chiều hướng đầu tư nhiều hơn, tính cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Tỷ giá hối đoái, lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng. Tỷ giá hối đoai biến động không lường trước được có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dẫn đên mức khan hiếm ngoại tệ, nhiều rủi ro. Lãi suất tăng cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, làm suy giảm sức cạnh tranh của ngân hàng, ngân hàng có trường vốn thì mơi có thể có nhiều hay mở rộng các hoạt động được.Lãi suất tăng cao làm ít doanh nghiệp muốn vay vốn hay e ngại trước môi trường kinh tế quá nóng, ngân hàng ít có những cơ hội đầu tư, chi phí kinh doanh tăng lên, ảnh hưởng hay làm chệch hướng chiến lược kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh khi trên thị trường giá cả là yếu tố chủ yếu để so sánh. Việc nghiên cứu những biến động hay dự báo một môi trường kinh tế nhất định của mỗi quốc gia có ý nghĩa quan trọng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng nó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Môi trường chính trị luật pháp: Gồm hệ thống luật pháp, các chính sách quy định của Chính phủ, ban ngành địa phương, các thông lệ tập quán quốc tế. Những điều chính của chính phủ là những điều kiện không thể bỏ qua và bắt buộc phải làm theo. Một ngân hàng nói chung sẽ bị đào thải nếu đi ngược lại những quy định của pháp luật Mặt khác môi trường chính trị luật pháp ổn định hay không đều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong môi trường đó. Ngân hàng không thể tiến hành nhiều chiến lược hay phát triển nhiều dịch vụ mới khi môi trường chính trị luôn luôn biến động, các thể chế chính sách thay đổi thường xuyên và bất ngờ. Một môi trường luật pháp minh bạch, chặt chẽ cũng tạo nên một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các ngân hàng, ai cũng có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nẵm vững những quy định của luật pháp, hiểu được quy luật biến động của môi trường chính trị sẽ giúp các ngân hàng tránh được những rủi ro không đáng có, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Môi trường văn hóa xã hội: Gồm trình độ văn hóa, chuẩn mực đạo đức, cơ cấu dân số, phong tục tập quán, thói quen mua sắm tiêu dùng, phân hóa xã hội của đoạn thị trường mà mình muốn nhắm tới. Môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen tiêu dùng, thị hiếu hay những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Mỗi ngân hàng có thể dùng nhũng yếu tố văn hóa làm lợi thế hay đặc trưng riêng cho dịch vụ của mình. Dịch vụ phù hợp với môi trường văn hóa xã hội sẽ được người tiêu dùng đón nhận và có tính cạnh tranh lớn hơn. Khi hàng hóa dịch vụ đánh đúng vào thị hiếu của khách hàng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên. Dịch vụ đưa ra càng phục vụ, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, phục vụ trên nhiều phân đoạn thị trường thì năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ đó đang được cải thiện đáng kể. Việc hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả cao cũng không thể bỏ qua yếu tố này. Môi trường khoa học công nghệ: Gồm năng lực công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị, sáng kiến phát minh, tốc dộ phát triển của khoa học, các yếu tố này tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng hoạt động trên nền tảng hỗ trợ của công nghệ số. Nhiều nhà quản trị cấp cao cho rằng, năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng nằm ở khâu quyết định chính sự đầu tư cập nhật cho công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, các công nghệ mới không ngừng ra đời với nhiều cải tiến đến chóng mặt, ngân hàng nào không có đủ điều kiện hay không chịu khó đầu tư cập nhật những trang thiết bị, phát minh mới phục vụ cho công việc của minh chắc chắn sẽ bị tụt hậu do suy giảm năng lực cạnh tranh. Khoa học công nghệ càng hiện đại giúp cho chất lượng dịch vụ càng được nâng cao,chi phí giảm đi đáng kể, năng lực cạnh tranh cũng được cải thiện. 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng 1.3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng Các chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể đo lường biểu hiện bằng con số được. Để đánh giá hay xây dựng một chiến lược cạnh tranh hiệu quả , đưa ra các giải pháp phù hợp ta phải xây dựng được hệ thống hàng loạt chỉ tiêu để nhìn vào đó đối chiếu, xem xét và điều chỉnh. Các chỉ tiêu định lượng này cụ thể hóa năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ hay ngân hàng đó thông qua các con số cụ thể. Phân tích năng lực cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh: Thị phần doanh nghiệp = Nhu cầu thị trường doanh nghiệp/ Tổng nhu cầu thị trường. Thị phần chiếm lĩnh này cho ta thấy khả năng chấp nhận của thị trường đối với loại hàng hóa dịch vụ cụ thể, nhất định nào đó. Thị phần chiếm lĩnh càng cao thì có nghĩa là hàng hóa dịch vụ đó có sức cạnh tranh càng lớn. Nhưng việc đo lường chính xác chỉ tiêu này lại gặp trở ngại khó khăn đối với những thị trường quá lớn. Thị phần chiếm lĩnh được khác hẳn với thị trường nỗ lực marketing của mỗi ngân hàng. Đôi khi phải chia nhỏ các phân đoạn thị trường để thu thập được những con số chính xác. Chính vì vậy thị phần chiếm lĩnh thể hiện quy mô tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng điều khiển thị trường của ngân hàng. Phân tích năng lực cạnh tranh thông qua số lượng khách hàng qua các năm Chỉ tiêu này chỉ ra mức độ ưa chuộng của dịch vụ trên thị trường, mức độ hài lòng của khách hàng, khả năng đáp ứng được nhu cầu, sức tiêu thụ so với đối thủ cạnh tranh. Điều dễ hiểu là dịch vụ có được ưa chuộng thì lượng khách hàng cũng lớn. Số lượng khách hàng càng nhiều, càng tăng cao thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ đó càng tăng. Nhưng để giành được khối lượng khách hàng lớn, tăng qua các năm thì cần chú trọng khai thác các công cụ khác, phát huy lợi thế của mình nhằm lôi kép khách hàng, thu hút những khách hàng mới, giữ chân các khách hàng tiềm năng. Phân tích sức cạnh tranh thông qua số lượng và doanh thu từ dịch vu qua các năm Phân tích sức cạnh tranh thông qua mức chênh lệch giá cả sản phẩm với đối thủ cạnh tranh qua các năm Doanh thu từ dịch vụ cụng với mức giá của dịch vụ có quan hệ mật thiết tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ đó. Giá của dịch vụ cao hay thấp phải so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Khi một dịch vụ là độc quyền, khách hàng chỉ có một sự lựa chọn duy nhất thì dù có phải trả bao nhiêu, mức giá đó vẫn là phù hợp. Nếu cùng một giá trị sử dụng, cùng một tính năng, chất lượng như nhau, nếu đặt giá dịch vụ quá cao, khách hàng sẽ từ chối sử dụng dịch vụ đó. Số lượng dịch vụ phản ánh mức độ đa dạng hóa của ngân hàng. Ba yếu tố số lượng, doanh thu và giá cả dịch vụ có mối quan hệ qua lại. Doanh thu = (số lượng dich vụ tiêu thu x đơn giá của dịch vụ). Doanh thu càng cao, số lượng dịch vụ càng nhiều, giá càng rẻ năng lực cạnh tranh càng tăng lên. Nhung nếu số lượng nhiều hay giá dịch vụ cao thì doanh thu đã cao khi khách hàng không ưa chuộng loại hình dịch vụ đó. Vì vậy ngân hàng cần chú ý phát triển các loại hình dịch vụ của mình, đưa ra mức giá hợp lý mới có thể thu nhiều lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh. Phân tích sức cạnh tranh thông qua tiềm lực tài chính qua các năm: Độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn có vai trò quan trọng đối với người gủi tiền và người giũ tiền. Độ an toàn vốn có cao thi mới thu hút được nhiều khách hàng, tổ chức, các nhân tham gia gửi tiền, đầu tư vào ngân hàng, như vậy kéo theo khả năng huy động vốn của ngân hàng tăng cao, thể hiện tính cạnh tranh vượt bậc. Ngược lại, một ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhưng kém độ an toàn thì cũng ít có khả năng cạnh tranh hon các ngân hàng khác.Chỉ tiêu hệ số an toàn vốn CAR: CAR: CAR= (Vốn chủ sở hữu / tài sản có rủi ro) x 100% Vốn chủ sở hữu chính là vốn điều lệ và các quỹ. Tài sản rủi ro là tài sản nội bảng và ngoại bảng được điều chỉnh theo hệ số rủi ro tương ứng. Chỉ tiêu huy động vốn cho biết mức độ chủ động về nguồn vốn hay khả năng thực hiện các dịch vụ về tín dụng, thanh toán, đầu tư của ngân hàng. Chất lượng tài sản có thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, hay trên tổng vốn huy động…Ngân hàng có vốn lơn nhưng tỷ lệ nợ xấu cao, tức là phần lớn vốn đều là nợ khó đòi hay nợ trả chậm thi tức là tính thanh khoản của ngân hàng chưa cao, giảm uy tín và năng lực cạnh tranh. Khả năng sinh lời : tỷ suất lợi nhuận trên tống tài sản có, lãi suất sẵn sang trả cho khách hàng…Khả năng sinh lời lớn sẽ mang lại tính cạnh tranh cao do thu hút được nhiều khách hàng. 1.3.2.2 Các chỉ tiêu định tính Phân tích NLCT thông qua chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh: Gồm độ chính xác và an toàn của các giao dịch, thời gian thực hiện giao dịch, mức độ thuận tiện cho khách hàng.. để có thể biết được mức độ thỏa mãn khách hàng và khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của các khách hàng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn thì chất lượng dịch vụ lại đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nếu chất lượng dịch vụ tốt, thái độ phục vụ chu đáo thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ đó sẽ được tăng lên vì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, số lượng dịch vụ được tiêu thu cũng cao hơn. Năng lực công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với ngành ngân hàng. Ngày nay khi máy móc đã thay thế được con người trong nhiều khâu sản xuất hàng hóa, tác động trực tiếp vào chất lượng dịch vụ thì công nghệ lại càng trở nên quan trọng. Một loạt các hệ thống cần sử dụng đến công nghệ như: hệ thống thanh toán cá nhân di động ATM, hệ thống ngân hàng bán lẻ, hệ thống ký đặt lệnh nhanh… đều góp phần to lớn trong việc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng. Năng lực công nghệ của ngân hàng chính là năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Quá trình xử lý, thực hiện các thao tác nếu được sự hỗ trợ triệt để của công nghệ sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Khả năng tiếp cận khách hàng Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, cả thế giới là ngôi nhà rộng lớn, nền kinh tế mọi quốc gia đang cố gắng đi đến những cái chung nhất, xóa bỏ mọi rào cản thì cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì._.hành bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPbank. Đẩy mạnh hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapore cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo nguồn cán bộ lâu dài cho VPbank. Hàng năm VPbank vẫn dành một lượng ngân sách lớn để tập huấn, đào tạo và gửi cán bộ ra nước ngoài. Xây dựng đội ngũ nhân viên trung thành, có tài năng và am hiểu nghiệp vụ, thị trường kinh doanh. Xây dụng hình ảnh ngân hàng gần gũi , thân thiện với công chúng. Đưa cổ phiếu VPbank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hoắc sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 3.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA VPBANK Để có thể phát triển ngày càng vững mạnh, VPbank cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Do đố, việc đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh về cung ứng dịch vụ ngân hàng của Vpbank là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, Vpbank cần có những kiến nghị với các cơ quan Chính phủ để tạo được những đìều kiện phát triển cần thiết cho hoạt động cạnh tranh của mình. 3.4.1. Giải pháp về phía bản thân Vpbank Tận dụng các yếu tố nội lực là nhân tố hết sức quan trọng và cốt lõi để có thể đưa doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Do đó, các định hướng và giải pháp cho hoạt động kinh doanh của VPbank đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Có thể thấy những giải pháp mà VPbank cần làm được trong giai đoạn tới bao gồm: 3.4.1.1. Cải tổ hệ thống mạng lưới chi nhánh Mạng lưới ngân hàng rộng khắp sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi để tạo điều kiện cho VPbank tiếp cận thị trường và khách hàng, Ngày nay, mạng lưới ngân hàng đóng vai trò then chốt trong cạnh tranh giữa các ngân hàng, đây chính là yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Trên thực tế, mạng lưới chi nhánh của VPbank phân bố không đồng đều trên thị trường, chưa khai thác được tiềm năng thực sự của thị trường nhỏ, trong khi đó tại các trung tâm lớn, mật độ chi nhánh lại quá lớn. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng thuộc các tầng lớp khác nhau của xã hội. Do vậy yêu cầu tiên quyết đặt ra là VPbank cần bố trí và sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh của mình sao cho phù hợp hơn. Để thực hiện được định hướng đó, VPbank cần tiến hành nghiên cứu và rà soát lại thị trường, thái độ và nhu cầu của khách hàng trong việc lựa chọn các ngân hàng để có chiến lược cạnh tranh phù hợp. Do vậy, việc thu thập thông tin về những vấn đề đó cần phải được tiến hành một cách có hệ thống và định kỳ. Hướng tới một mạng lưới lan toả, rộng khắp trên nhiều địa bàn, các khu vực tỉnh, thành phố và thậm chí là vùng nông thôn của Việt Nam để có thể tận dụng được các tiềm năng còn bị bỏ ngỏ. VPbank cũng cần nghiên cứu, triển khai hệ thống thẻ ATM để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng, phù hợp với định hướng một nền kinh tế phi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước. Phát triển mạng lưới ATM bao hàm những khía cạnh như tính hiệu quả, tiện dụng và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau với chi phí thấp và tiện ích đối với người sử dụng. 3.4.1.2. Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”. Trên thực tế, dịch vụ bán lẻ của VPbank còn ở mức hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của thị trường rộng lớn với hơn tám mươi triệu dân tai Việt Nam, vì thế sức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cũng chủ dừng lại ở mức đáng kể. Việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ với các các dịch vụ khác của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng dựa trên nền tảng là hệ thống công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển của thị trường. Cần phối hớp với các bộ phận, phòng ban khác nhau như bộ phận tín dụng, bộ phân chăm sóc khách hàng, bộ phận ngoại hối…. để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng trung thanh và củng cố mối gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng. VPbank cần tăng cường chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cập nhật, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, lợi ích cũng như cách thức sử dụng sản phẩm. Sớm hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng , chủ động tìm đến khách hàng và từ đó xác định, phân khúc nhóm khách hàng để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Quá trình triển khai chiến lược cũng cần lộ trình cụ thể và có các chỉ tiêu cụ thể cho từng chi nhánh và đề ra các biện pháp nhằm khuyến khich hợp lý. Việc triển khai chiến lược về cung ứng dich vụ bán lẻ của ngân hàng cần phải được thống nhất giữa Hội sở và các chi nhánh. Luôn luôn có hệ thống phản hồi nhằm phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực và hạn chế những mặt yếu và tránh lặp lại những sat sót trong toàn hệ thống ngân hàng. Để nâng cao được sức cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, việc đẩy mạnh triển khai chiến lược bán lẻ cần phẩn gắn liền với việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng để đảm bảo ổn định mức phí dịch vụ, lãi suất. Ngoài ra, chiến lược bán lẻ của VPbank cần phải gắn liền với sự kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược của VPbank trong từng giai đoạn của từng thời kỳ phát triển. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng, đòi hỏi VPbank luôn phải kiểm tra, rà soát lại mục tiêu của mình, các phương án kinh doanh để đạt được mục đích cuối cùng là khả năng cung ứng dịch vụ tốt và gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Việc đẩy mạnh triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ hàng đầu là hết sức cần thiết trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ của VPbank. Điều này sẽ giúp VPbank có những bước đi vững chắc trên thị trường, luôn định hình được hướng đi và sứ mệnh của mình trong trung và dài hạn. Việc tự tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh riêng sẽ giúp VPbank tận dụng được cơ hội của môi trường kinh doanh để khai thác tối đa sức mạnh nội lực và hạn chế những khó khăn trong quá trình phát triển. 3.4.1.3. Cải tiến công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một nghiệp vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Với công tác quản trị rủi ro tốt sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro trong quá trình kinh doanh, đứng vững trước những biến động của thị trường, ngăn ngừa những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới hoạt động cung cấp dịch vụ ra thị trường của ngân hàng. Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, “quản trị rủi ro được xem là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển tốt nhất đối với các ngân hàng thương mại cổ phần” Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được những sai sót, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra những biện pháp phù hợp để chấn chỉnh. Dựa trên hệ thống này, VPbank có thể hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ về kinh doanh tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, tín dụng …. Khi xây dựng chiến lược hoạt động, một yêu cầu được đặt ra là việc phân tích nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển của thị trường tín dụng, thị trường vốn, trong đó có tính đến tình hình quốc tế. Cải tiến các mô hình quản trị rủi ro thị trường, hướng vào khía cạnh tiên tiến, hiện đại. Để tránh nguy cơ rủi ro trong tài chính, nên thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. VPbank nên chấn chỉnh, đổi mới căn bản quy trình cũng như cơ chế cấp tín dụng. Dựa trên nền tảng này sẽ đảm bảo cho VPbank thực hiện tốt quá trình nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng sức cạnh tranh trong khâu bán lẻ bởi theo định hướng đây chính là khâu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cung ứng dịch vụ của VPbank. 3.4.1.4. Phát triển nguồn lực con người. Đội ngũ người lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nâng cao sức mạnh cạnh tranh về cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Bởi đây là yếu tố quyết định lớn lao tới chất lượng dịch vụ và khả năng thu hút khách hàng. Việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ nhân viên vì thế trở nên là một trong những giải pháp hàng đầu để gia tăng sức cạnh tranh của VPbank. Do đó, các cán bộ quản trị ngân hàng cần phải có kế hoạt đào tạo hợp lý, có chương trình tuyển dụng nhân tài, có khả năng, cũng như có chính sách khuyến khich để tạo động lực cho người lao động phát huy tối đa khả năng của mình. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho người lao động ý thức làm việc tốt trên cơ sở xây dựng văn hoá VPbank. Cụ thể trên các khía cạnh sau: Đẩy mạnh việc chuẩn hoá quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo tính thống nhất quy trình giữa các bộ phận, chi nhánh của VPbank trong cùng một lĩnh vực cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện cho các nhân viên trong việc thực hiện các nghiệp vụ của minh, tránh trùng lặp cũng như bỏ sót trong các công đoạn. Đối với cán bộ quản lý, cần tăng cường trương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật với các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý điều hành ngân hàng, kiến thức công nghệ thông tin, phân tích, dự báo, quản trị rủi ro với hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, tài sản có…. theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở rộng khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt đối với những nguồn lực mới, VPbank cần tích cực xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn hoá bao gồm cả hệ thống tiêu chuẩn cũng như cách thức thi tuyển để chọn lọc được những người có đủ phẩm chất, đạo đức đáp ứng được nhu cầu của công việc. Song song với đó, để giữ chân được nhân tài cũng như khuyến khích người lao động phát huy khả năng của mình cho sự phát triển của ngân hàng, VPbank cần xây dựng một hệ thống lương thưởng phù với chế độ đãi ngộ hợp lý và cạnh trạnh, phù hợp với năng lực của người lao động. Hướng tới mục tiêu người lao động “sống bằng lương, giàu bằng thưởng”. Nâng cao chất lượng nhân sự sẽ góp phần tạo được uy tín cho VPbank đồng thời sẽ tạo ra thế và lực cho VPbank trong việc mở rộng thị trường, phát triển sâu hơn vào thị trường ngân hàng. Bởi đây là đội ngũ sẽ cùng tham gia chèo lái con thuyền VPbank đền sự thành công. Góp phần đưa VPbank trở thành một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. 3.4.1.5. Đổi mới công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank. Ngày nay các ngân hàng thương mại cạnh tranh mạnh mẽ theo hướng chú trọng vào việc đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng và đi đôi với đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Để có thể cạnh tranh tốt trên khía cạnh đó, VPbank không thể không xây dựng một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, phù hợp với loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. VPbank cần có kế hoạch phát triển công nghệ ngân hàng hàng năm hoặc cần vạch ra một lộ trình cụ thể để phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong ba hoặc năm năm để đảm bảo một cơ sở hạ tầng, kỹ thuật vững chắc. Dựa trên nền tảng này có thể giúp VPbank luôn linh hoạt và chủ động trong việc đưa ra các dịch vụ chất lượng, có khả năng kiểm soát rủi ro tốt và chi phí thấp. Cần tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao như thẻ thanh toán, thẻ thông minh, phone banking, home banking. E-banking… Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ là phát triển công nghệ thông tin, vì thế cần phát triển kinh doanh và mở rộng các loại hình dịch vụ niứu theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tăng cường xử lý tự động trong tất cả quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh. Nhân tố này đóng vai trò tích cực tới hoạt động nâng cao sức cạnh trah về cung ứng dịch vụ ngân hàng. Bởi khi đó, VPbank có thể đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ diễn ra nhanh chóng, kip thời, chính xác, chất lượng cao với chi phí thấp. 3.4.3. Kiến nghị với cơ quan chính phủ và các bộ ban ngành. 3.4.3.1. Vế phía Chính phủ Trước hết, Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Nhà nước cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ khó được thực hiện. Quan trọng hơn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải có một chính sách nhất quán trong điều tiết hoạt động quản lý tiền tệ, tín dụng để các ngân hàng thương mại có định hướng hoạt động kinh doanh. Chính phủ cần công khai các công trình trọng điểm quốc gia cần vay vốn ngân hàng để tất cả các ngân hàng thương mại đều có cơ hội tham gia bình đẳng, công bằng. Hơn nữa, việc tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp sẽ góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đủ khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà. Thứ hai, nâng cao vai trò hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng thương mại cạnh tranh và hội nhập. Chính phủ cần đưa ra những chính sách hỗ trợ hợp lý, theo một lộ trình rõ ràng và cụ thể nhằm giúp đỡ các ngân hàng thương mại có thuận lợi trong cạnh tranh khi tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Có thể kể tới một số biện pháp như: Hỗ trợ chi phí xây dựng và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần cho quá trình áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế trong kinh doanh ngân hàng cho các ngân hàng thương mại Trợ giúp các khoản nợ xấu, nợ khó đòi do hậu quả của việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ ba, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tâng thủ đô phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế nói chung và sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng nói riêng. Việc quy hoạt và phát triển cơ sở hạ tầng là một đòi hỏi cấp bách nhằm tạo ra một đòn bẩy mạnh mẽ cho toàn nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc phát triển nhanh chóng và hợp lý hạ tầng đô thị sẽ tạo ra một cơ hội tuyệt vời, tạo đà cho sự phát triển nhảy vọt của các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Chính vị vậy, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án quy hoạch ưu tiên dành cho các phương tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, đường cao tốc, cáp treo, cầu vượt, hầm chui… nhằm đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các khu đô thị lớn tại Việt Nam. Trên nền tảng đó, với vị trí địa lý thuận lợi và một nền kinh tế, tài chính đang đạt được sự tăng trưởng ở mức cao và ổn định trong nhiều năm liên tục. Với việc nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng cơ sỏ hạ tầng, dịch vụ sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài, một trung tâm tài chính - ngân hàng của khu vực Châu Á. Điều đó sẽ tạo ra một cơ hội mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và vươn ra nền tài chính quốc tế. 3.4.3.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành một hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng, tạo môi trường thông thoáng cho các ngân hàng thương mại phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực canh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy, một yêu cầu không thể thiếu được đặt ra là việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp của ngân hàng cho phù hợp với yêu cầu của thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi Luật ngân hàng cần phải theo hướng hạn chế tối đa việc cấp giấy phép mà theo hướng ngân hàng nào đủ điều kiện thì được thực hiện mà không phải xin phép nhiều cấp, nhiều lần làm mất thời gian, lỡ cơ hội kinh doanh của các ngân hàng. Hoàn thiên khung pháp lý cho sự phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ tiền tệ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thành viên của thị trường tiền tệ. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, cũng như các quy định về việc chiết khẩu giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh được thực hiện căn cứ theo quy mô vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đang có xu hướng xây dựng mô hình hoạt động theo hướng các mảng hoạt động nghiệp vụ. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế để tạo điều kiện cho ngân hàng thưong mại được thành lập những chi nhánh theo loại hình nghiệp vụ (bán buôn, bán lẻ...). Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức của bộ máy ngân hàng nhà nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của quốc gia và trong việc giám sát, quản lý hoạt động của các trung gian tài chính. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cần tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện đề án cơ cấu đã dược Thủ tướng Chinh phủ đã phê chuẩn. Tăng cường năng lực quản trị ngân hàng hiện đại, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ/có, quản lý vốn, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý….Để công tác quản lý của ngân hàng nhà nước được tập trung và giảm chi phí về bộ máy của các tổ chức tín dụng, đề nghị ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện chế độ báo cáo theo hướng: Hội sở hoặc chi nhánh trung tâm của ngân hàng thương mại tại từng địa phương tự chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo trực tiếp cho chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố. Thứ ba, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ - tín dụng. Trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, một yêu cầu quan trọng đặt ra đố là việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát và thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu dùng nhằm hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Phát triển các công cụ tiền tệ nhằm đa dạng hoá các công cụ trên thị trường, mở rộng áp dụng các công cụ mới, nhất là các công cụ phái sinh nhằm ngăn ngừa rủi ro tiền tệ, hối đói. Trước mắt, cần có cơ chế thích hợp để quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế đổi với VND và ngoại tệ. Hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức tín dụng theo hướng làm rõ khái niệm về tiền gửi tiết kiệm, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục uỷ quyền, rút tiền gửi tiết kiệm, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức tín dụng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng được phép huy động vốn. Thứ tư, thiếp lập hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Hiện nay, trong nền kinh tệ đang tồn tại khá nhiều hệ thống thanh toán như hệ thống thanh toán của Ngân hàng nhà nước, hệ thống thanh toán của ngân hàng phát triển, hệ thống thanh toán của các trung tâm lưu ký chứng khoán…. các hệ thống thanh toán này chưa có sự kết nối với nhau. Để đảm bảo an toàn, thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế quốc dân phát triển và tiết kiệm chi phí cho xã hội, các hệ thống thanh toán phải được kết nối với nhau, trong đó lấy hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước làm trung tâm. Thứ năm, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước. Ngân hàng nhà nước các nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Hiện nay mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là đơn vị ngân hàng thương mại nhà nước là đơn vị tiên phong thực hiện tiến trình này. Đây là một bước đi quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng thương mại Việt Nam, nâng tính cạnh tranh và công bằng trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Có thể nói, qua phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh tại VPbank nói riêng cũng như trong hệ thống ngân hàng nói chung đã cho thấy một phác thảo khá rõ nét về những cơ hội và thách thức mà VPbank sẽ phải đương đầu trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt ở Việt Nam. Trong Chương III đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp làm cơ sở cho sự phát triển hoạt động kinh doanh hướng vào bán lẻ của VPbank cũng như những kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo cơ hội tốt hơn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình. KẾT LUẤN Năm 2008 là một năm vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế thế giới với sự hiện hữu của cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1929. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, hàng loạt định chế tài chính khổng lồ với các hệ thống phòng ngừa rủi ro tiên tiến và hiện đại nhất cũng không tránh khỏi những tổn thất ghê gớm, nhiều doanh nghiệp lớn đang trên bờ vực phá sản do đối mặt với khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng. Chín tháng đầu năm thế giới chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, vàng và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Những tháng cuối của năm, các nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng suy thoái: Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân giảm sút nghiêm trọng, trình trạng phá sản, quốc hữu hóa của các doanh nghiệp, ngân hàng lớn diễn ra ồ ạt đẩy tình trạng thất nghiệp lên cao. Kinh tế Việt Nam năm 2008 là một năm có nhiều biến động, bên cạnh những ảnh hưởng từ cuộc tài chính toàn cầu là những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Với những cảnh báo sớm từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2008 với nguy cơ lạm phát tăng cao buộc Chính phủ và các bộ ngành phải điều chỉnh chính sách nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất cơ bản được nâng lên (8 lần), tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, bắt buộc mua tín phiếu NHNN, biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư... Tất cả biện pháp này gây ra những cơn sốc cho thị trường tài chính tiền tệ với những đợt chạy đua tăng lãi suất kỳ lục. Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, ngành Ngân hàng năm qua đã gặp rất nhiều khó khăn và thay đổi thất thường: Các công cụ điều hành thị trường thay đổi liên tục (8 lần điều chỉnh tăng/giảm lãi suất cơ bản, 5 lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc); Chấm dứt cơ chế lãi suất thỏa thuận, quay trở lại cơ chế trần lãi suất; Ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt các công cụ, hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chứng khoán, bất động sản và cấm thu các loại phí dịch vụ liên quan đến tín dụng; Lãi suất huy động và lãi suất cho vay diễn biến chưa từng có: với nỗi ám ảnh về thanh khoản đã dẫn tới việc lãi suất cho vay trên thị trường liên hàng liên tục lập những kỷ lục mới, thị trường liên hàng nhiều lúc đóng băng do khủng hoảng lòng tin. Lãi suất cho vay tăng từng ngày rồi lại quay đầu giảm liên tiếp do áp lực của cơ chế trần lãi suất gây ra, nó đồng thời kéo lãi suất huy động giảm theo; Tỳ giá USD/VND biến động khôn lường, nhanh chóng chuyển từ thái cực này sang thái cực khác; Cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn do hệ thống ngân hàng đã có thêm 3 ngân hàng TMCP trong nước và một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài và rất nhiều các công ty tài chính đã được cấp phép hoạt động; Nợ xấu có xu hướng gia tăng mạnh do khó khăn chung của nên kinh tế, lãi suất cao, ảnh hưởng của thị trường chứng khoán, bất động sản ... đã khiến cho các khiếm khuyết của việc phát triển tín dụng nóng trong các năm vừa qua bộc phát; Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu: hạn mức tín dụng cho các Ngân hàng việt nam bị cắt giảm mạnh, các thiệt hại do việc kinh doanh các sản phẩm phái sinh tại nước ngoài mặc dù không được công bố nhưng đã tác động nhiều đến định hướng hoạt động của nhiều ngân hàng; Mục tiêu lợi nhuận của phần lớn các ngân hàng (nhất là các NH quy mô trung bình và nhỏ) không đạt được mục tiêu lợi nhuận, liên tục có các ngân hàng tuyên bố điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Nhiều ngân hàng sẽ lỗ trong hoạt động tín dụng. Lợi nhuận các ngân hàng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự biến động ngoài dự liệu của lãi suất cộng với việc phải tăng trích dự phòng rủi ro tín dụng. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank tại thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới” cho thấy: Việc hội nhập quốc tế đem lại những cơ hội cho hoạt động kinh doanh và phát triển của VPbank: việc liên kết quốc tế giúp VPbank tiếp thu được công nghệ, quản lý đào tạo và tranh thủ vốn của đối tác chiến lược nước ngoài. Bên cạnh đó là việc làm tăng hiệu quả trong chuỗi quản lý hệ thống cũng như đa dạng hoá sản phẩm dịch ngân hàng theo hướng đa dạng và chất lượng cao. Với đối tác chiến lược là OCBC, một ngân hàng Singapore với những điểm vượt trội trong hoạt động bán lẻ các dịch vụ ngân hàng, sẽ mang đến cho VPbank nguồn lực mới trong định hướng gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác trong khâu đào tạo, quản lý cán bộ là một nhân tố then chốt, quyết định đến sự thành, bại của doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân sự trẻ trung, nhiệt huyết và có trình độ, với sự giúp đỡ đào tạo từ OCBC, hiện nay VPbank trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhân tài trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Bên cạnh những cơ hội là không ít những thách thức rất lớn cho sự phát triển của VPbank: với sự phát triển và hội nhập nhanh chóng, bộ máy của VPbank đã bộc lộ ra những thiếu sót cần phải khắc phục như mạng lưới chi nhánh còn phấn bố chưa đồng đều khi các chi nhánh chủ yếu tập trung tại các khu đô thị lớn; hay việc thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh như tình hình nợ xấu còn ở mức cao do khâu cấp hạn mức tín dụng tràn lan, thiếu kiểm soát, thiếu hụt nguồn ngoại tệ thanh toán do sự mất cân đối về khách hàng xuất khẩu và nhập khẩu; cấu trúc và thể chế của ngân hàng tiểm ẩn nhiều rủi ro trước sự biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính – tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới; cách thức điều hành còn chưa hiệu quả, còn nhiều thiếu sót và thiếu đồng bộ. Vấn đề đặt ra là phải tìm những biện pháp phát huy các lợi thế, các cơ hội và hạn chế những trở ngại, điểm yếu đang tồn tại và sẽ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, gây ra những cản trở đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của VPbank. Chuyên đề đã đề xuất một hệ thống các giải pháp, bao gồm các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng của VPbank như: cải tổ hệ thống mạng lưới chi nhánh; Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”; Cải tiến công tác quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu thua lỗ hay các chi phí; Phát triển nguồn lực con người; Đổi mới công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank. Đồng thời đề án cũng đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Chính phủ và các bộ, ban, ngành nhằm khắc phục những thiếu sót để hoàn thiện cơ chế thị trường, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong cạnh tranh tại thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phẩn non trẻ, VPbank sẵn sàng cạnh tranh và tin tưởng vào sự phát triển, lớn mạnh của mình trên nền tảng của một thị trường như vậy. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tham khảo Giáo trình Kinh tế quốc tế / Chủ biên: PGS.TS Đỗ Đức Bình – TS. Nguyễn Thường Lạng. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội 2004. Giáo trình Kinh doanh quốc tế / Chủ biên : PGS.TS. Nguyễn Thị Hường. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2001. Luật cạnh tranh – NXB Chính trị quốc gia, 2005. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter - TS Dương Ngọc Dũng -, NXB Tổng hợp HCM, 2006. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập - PGS.TS Nguyễn Thị Quý -, NXB LLCT, 2005 Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương - LÊ VINH DANH, , NXB Chính Trị Quốc Gia, (1996) [32- 66] Tiền tệ - ngân hàng - NGUYỄN NINH KIỀU , NXB Thống Kê, (1998) Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô - TRẦN VĂN HÙNG, NGUYỄN TRÍ HÙNG, TRƯƠNG QUANG HÙNG, NGUYỄN THANH TRIỀU, CHÂU VĂN THÀNH, , NXB GIÁO DỤC, (1999) [156-162] & [166-177] Lý thuyết tài chính tiền tệ - GS. TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH, TS. SỬ ĐÌNH THÀNH, , NXB Thống Kê, (2001) [235-274] Tiền tệ, ngân hàng - GS.TS. LÊ VĂN TƯ, thị trường tài chính, NXB TK, 2001. Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM, KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ, , phần II, (2006) Ngân hàng thương mại - GS.TS LÊ VĂN TƯ, Nxb Tài Chính, [2004] Các bài nghiên cứu - Báo cáo tổng kết của NHNN VN và NHNN chi nhánh TP.HCM 2000, 2001, 2003, 2004, 2005. - Phát biểu của nguyên Thủ tương Phan Văn Khải và Thống đốc Lê Đức Thúy tại buổi lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập ngành ngân hàng VN. - Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ tháng 1-5 năm 2006. - Website Ngân hàng Nhà nước VN – Các báo và tạp chí Báo cáo thường niên của VPbank các năm 2004-2007 Báo cáo tài chính của bộ phận kiểm toán VPbank 2004-2007 Tạp chí ngân hàng trong năm 2006-2007 Thời báo kinh tế Việt Nam Các trang wed www.vpbank.com.vn www.sbv.gov.vn ( Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ) www.mof.gov.vn ( Trang web của Bộ Tài chính Cùng các trang wed của các bộ, ngành, số liệu của World bank Các báo cáo Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2004-2008 Báo cáo thường niên năm 2004-2008 Bản dự kiến kế hoạch 2009 của ban điều hành ngân hàng VPbank MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2512.doc
Tài liệu liên quan