Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) VN chi nhánh Quang Trung

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động “cho vay tiêu dùng” cách đây khoảng 20 mươi năm về trước còn là khái niệm "khá mới" đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng Việt Nam, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động này đã trở thành xu hướng của nhiều Tổ chức tín dụng, nhất là các Tổ chức tín dụng ngoài nhà nướccổ phần. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngâ

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) VN chi nhánh Quang Trung , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển. Nếu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trung bình tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên dư nợ cho vay khoảng hơn 35% thì tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỷ trọng này chỉ hơn 5%. Nhận thức được điều này, trong những năm qua BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trung nói riêng đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng mình. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung” đã được chọnsửa lại cú pháp . Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung Kết hợp với lý thuyết đã được học và những tìm hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung trong thời gian thực tập đã hoàn thiện văn nói chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Khi xem xét Ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúngvăn nói cung cấp thì Ngân hàng có thể hiểu là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Một trong các dịch vụ tài chính quan trọng nhất của Ngân hàng là cho vaycho vay. Cho vay là một hình thức cấp tín dụcho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho Khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Các hình thức cho vay rất đa dạng. Căn cứ theo thời hạn vay - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Căn cứ theo số lượng các bên tham gia - Cho vay trực tiếp là các khoản vay ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp là các khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại khế ước, chứng từ. - Cho vay hợp vốn là các khoản vay được thực hiện từ 2 tổ chức cho vay trở lên để cho vay 1 dự án đầu tư với những điều kiện và điều khoản tương đương, sử dụng hồ sơ chung và được quản lý bởi một đầu mối chung Căn cứ theo mục đích sử dụng - Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. - Cho vay kinh doanh là các khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cho vay thanh khoản là khoản cho vay đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Khách hàng - Cho vay Nhà nước là khoản vay tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước 1.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay chia theo mục đích sử dụng vốn. Cụ thể, cho vay tiêu dùng là một hình thức tài trợ tiêu dùng cho cá nhân và hộ gia đình. Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người vay sử dụng tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập với việc sử dụng tiền vay. Do vậy, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau: Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay là cá nhân và hộ gia đình, những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng hoàn trả trong tương lai. Mục đích sử dụng Mục đích sử dụng vốn vay là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như là mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng… còn những mục đích sinh lợi khác đều không nằm trong cho vay tiêu dùng. Nguồn trả nợ thường từ thu nhập người vay: lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tiền cho thuê nhà… Nguồn trả nợ phải mang tính ổn định và hợp pháp. Ngoài ra, nếu khoản vay được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản hình thành từ tiền vay thì nếu khách hàng không trả được nợ thì những tài sản trên sẽ là nguồn trả nợ thứ hai. Trong khi nguồn trả nợ chính của cho vay kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng. Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn đinh, có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để Ngân hàng quyết định cho vay. Quy mô khoản vay Ngoài các khoản vay mua bất động sản còn hầu như các khoản cho vay tiêu dùng đều có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn. Do mỗi quyết định tiêu dùng người tiêu dùng đều đã có một khoản tích lũy từ trước và thông thường giá trị các vật dụng tiêu dùng là không lớn so với các vật dụng dùng trong sản xuất kinh doanh nên giá trị các món vay tiêu dùng nhỏ. Tuy nhiên, đối tượng tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nên số lượng các khoản vay nhỏ lẻ gộp lại là rất lớn. Thời hạn vay Thời hạn cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn và trung hạn. Với những món vay thông thường có giá trị nhỏ (nằm viện, đi du lịch, sửa chữa nhà…) nhằm mục đích chi trả ngay và họ có thể tích lũy trong một thời gian ngắn nên thời hạn cho vay không dài chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, với những món vay có giá trị lớn (mua ô tô, mua nhà…) thì thời hạn vay dài hơn thường là trung hạn. Trong khi hình thức cho vay kinh doanh, nếu vì mục đích tài trợ cho vốn lưu động thường là ngắn hạn, còn tài trợ cho các dự án chủ yếu trung dài hạn . Rủi ro So với các khoản cho vay vì mục đích khác, cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao nhất. Ngoài việc chịu tác động của nhân tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nó còn chịu tác động từ bản thân khách hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên: Thứ nhất, do cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì của nền kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng: có nhiều hàng hóa để lựa chọn hơn, thu nhập dân cư tăng lên…, dân cư lạc quan về tương lai dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Khi nền kinh tế giảm sút thì xu hướng tiêu dùng cũng giảm theo. Trong khi nền kinh tế luôn luôn biến động. Thứ hai, do nguồn tài chính để trả nợ chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập người vay nên nó phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng công việc, chỗ ở của khách hàng. Một sức khỏe không đảm bảo và sự không ổn định về chỗ ở hay công việc cũng mang đến rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra, thông tin cá nhân quan trọng của khách hàng (như triển vọng công việc, tình trạng sức khỏe…) dễ dàng bị giữ kín. Trong khi với các doanh nghiệp tình trạng này dễ kiểm soát hơn như là gửi kèm đơn xin vay với các giấy tờ xác nhận tình hình tài chính đã được kiểm toán. Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình thường không dễ dàng vượt qua các khó khăn tài chính so với doanh nghiệp. Chi phí Do số lượng các khoản vay lớn nhưng giá trị nhỏ nên cần nhiều nguồn nhân lực điều tra thông tin khách hàng và quản lý các khoản cho vay. Ngoài ra, khả năng hoàn trả bị gián đoạn do bệnh tật, thất nghiệp nên chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất so với các khoản vay có mục đích khác. Lãi suất Lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng đều cao hơn các khoản vay khác của Ngân hàng. Điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại hình cho vay của Ngân hàng. Ngoài một số đặc điểm trên, cho vay tiêu dùng còn có một số những đặc điểm khác như thường chỉ vay một lần, khác với các khoản cho vay kinh doanh có nhu cầu phát sinh theo chu kì kinh doanh và lặp lại. 1.1.2.2 Hình thức cho vay tiêu dùng * Căn cứ vào mục đích cho vay Cho vay bất động sản là những khoản vay nhằm mục đích mua mới hoặc sửa chữa, xây dựng nhà ở, căn hộ và có thể là đất đai. Cho vay tiêu dùng thông thường là các khoản vay nhằm mục đích tiêu dùng ngoài bất động sản như đi học, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, đi du lịch, mua ô tô… Cho vay tiêu dùng thông thường khác cho vay bất động sản một số điểm: + Quy mô trung bình của một món vay thường ít hơn nhiều so với cho vay bất động sản. + Kì hạn thường ngắn, trong khi cho vay bất động sản có kì hạn dài nhất trong danh mục cho vay tiêu dùng của Ngân hàng từ 15 đến 25 năm. + Rủi ro thấp hơn so với cho vay bất động sản do cho vay bất động sản có thời hạn dài nên việc định giá tài sản đảm bao gồm đánh giá giá trị và tình trạng của tài sản là trọng tâm của món vay. Việc định giá giá trị tài sản đảm bảo phải tuân theo tiêu chuẩn của Chính phủ và của ngành. Ngoài ra còn xem xét khả năng vật thế chấp có thể bán được dễ dàng trên thị trường vì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản khi nguồn trả nợ của Khách hàng không đủ. Điều này sẽ bù đắp phần náo những tổn thất về tài chính cho Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng thông thường căn cứ theo phương thức thanh toán có một số các hình thức sau: Cho vay trả góp là các khoản cho vay được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Các khoản vay này thường được trang trải cho những nhu cầu đắt tiền như mua sắm ô-tô, mua nhà, du họcthuyền… hoặc trang trải các khoản nợ….. Cho vay trả một lần là các khoản vay ngắn hạn, dùng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Phần lớn các khoản loại này được dùng chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua các dụng cụđồ dùng, vật dụng gia đình, sửa chữa ô-tô và nhà ở. Cho vay theo thẻ tín dụng là các khoản vay mà người sử dụng thẻ tín dụng có thể vay trả một lần hoặc nhiều lần vì họ có thể tính tiền mua hàng vào tài khoản thẻ tín dụng của mình. Khách hàng có thể thanh toán hết trước khi hóa nàoKhông cần thêm ý này . Hoặc họ có thể trả dần tiền mua hàng nhưng phải chịu một mức phí tài chính hàng tháng dựa trên lãi suất năm. Thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụng thường xuyên và quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu. * Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. Với phương thức này, các quyết định cho vay thường đảm bảo chất lượng và an toàn do được thực hiện trực tiếp n bởi cán bộ tín dụng của ngân hàng. Nhưng do giá trị khoản vay không lớn nên chi phí cho hoạt động này khá cao. Cho vay tiêu dùng gián tiếp là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng. Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau: Cho vay truy đòi toàn bộ Khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu hàng hóa, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng. Cho vay truy đòi hạn chế Trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào các điều khoản đã thỏa thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ. Cho vay miễn truy đòi Sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc các khoản nợ có được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho các ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ được mua cũng được lựa chọn kĩ càng. Chính vì vậy, các công ty bán lẻ mà ngân hàng lựa chọn thường rất đáng tin cậy mới áp dụng phương pháp này. Cho vay có mua lại Khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ của mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được sử dụng trong một thời hạn nhất định. Ưu điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp đối với ngân hàng: - Giảm được chi phí trong hoạt động cho vay do giảm được chi phí tìm hiểu thông tin người tiêu dùng như , chi phí về nhân lực (cán bộ tín dụng), thời gian… Tăng doanh thu cho vay tiêu dùng do tăng hình thức cho vay tiêu dùng khiến khách hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của ngân hàng hơn. Đồng thời tăng số lượng khách hàng biết đến sản phẩm do sử dụng cả nguồn khách hàng của công ty bán lẻ. Với những công ty bán lẻ có quan hệ khách hàng tốt thì cho vay tiêu dùng gián tiếp còn an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. Ngoài một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng cũng gặp phải một số nhược điểm: Việc sàng lọc khách hàng chưa thật sự chính xác do ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đã được công ty bán lẻ bán chịu. Kĩ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp, và đòi hỏi trình độ cao nên đội ngũ cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn cao. Những tiêu thức phân loại cho vay tiêu dùng ở trên chỉ mang tính tương đối nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Nó đưa ra một cái nhìn toàn diện về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như thấy được hình thức đa dạng của hoạt động này. 1.1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng Quy trình cho vay tiêu dùng giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó sẽ góp phần giúp Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay tiêu dùng gồm 5 bước. Cụ thể như sau: Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hồ sơ tín dụng cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng tiến hành tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay sao cho đầy đủ và đúng quy định của bản hướng dẫn thực hiện quy chế vay của ngân hàng. Cụ thể là cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý phù hợp với nội dung hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay. Bước 2: Thẩm định các điều kiện cho vay tiêu dùng Thẩm định cho vay tiêu dùng là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay tiêu dùng vì nó sẽ quyết định chất lượng tín dụng có cao hay không. Cụ thể từng bước như sau: Thứ nhất, đánh giá khách hàng và người bảo lãnh nếu có. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng: khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (chứng minh thư, hộ chiếu…). Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay. Thứ hai, thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán +Xác định mức thu nhập. Khi khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng quan tâm nhiều nhất là nguồn trả nợ. Đối tượng cho vay tiêu dùng chủ yếu là khách hàng cá nhân nên nguồn trả nợ ở đây chủ yếu là lương, ngoài ra các thu nhập khác (tiền thuê nhà…). Nên xác định mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là rất cần thiết. + Xác định sự ổn định về việc làm và nơi cư trú Sự không ổn định về việc làm và nơi cư trú sẽ ảnh hưởng đến sự không ổn định trong nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Từ đó dẫn đến việc khách hàng khó đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn. + Thẩm định tài sản bảo đảm Tài sản bảo đảm là sự đảm bảo tốt nhất của khách hàng trong việc thanh toán khoản vay của mình đủ và đúng hạn. Đó cũng chính là nguồn trang trải tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả nợ được. Khi đó ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản, nên cán bộ tín dụng rất chú ý đến triển vọng của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó chất lượng bảo vệ và quản lý tài sản của người đi vay cũng được xem xét khi đánh giá tài sản đảm bảo. Vì khi tài sản đảm bảo không được duy trì tốt thì ngân hàng sẽ khó lấy lại được toàn bộ số tiền đã cho vay khi bán. + Xác định số dư các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tiến hành cho vay tiêu dùng và tại các Tổ chức tín dụng có liên quan sẽ cho biết gián tiếp mức thu nhập và sự ổn định thu nhập của khách hàng. Đồng thời đó cũng được đánh giá là nguồn trả nợ cho khoản vay của khách hàng. Qua các thông tin mà khách hàng cung cấp cùng với nguồn thông tin của ngân hàng sẽ tiến hành thỏa thuận với khách hàng phương thức và nhu cầu vay thực sự của khách hàng trong đó có tính đến khả năng nguồn vốn của ngân hàng hiện tại. Đồng thời cán bộ tín dụng phối hợp với phòng Nguồn vốn để có một mức vay hợp lý nhất. Bước 3: Xét duyệt và kí hợp đồng tín dụng Sau quá trình đánh giá, thẩm định nếu cán bộ tín dụng thấy đủ điều kiện cho vay sẽ lập tờ trình đề nghị xét duyệt cho vay ghi rõ kiến nghị của mình (mức cho vay, thời hạn, lãi suất…) kèm theo hồ sơ tín dụng có liên quan cho trưởng phòng tín dụng xem xét lại. Sau đó tờ trình được trình ban tín dụng xét duyệt. Khâu quyết định cho vay do ban tín dụng thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay hay không. Trong trường hợp cần thiết, ban tín dụng có thể yêu cầu bộ phận tái thẩm định hồ sơ vay. Sau khi tờ trình được duyệt, cán bộ tín dụng lập hợp đồng tín dụng cùng với hợp đồng bảo đảm tiền vay. Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng Cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân, sau đó tiến hành giải ngân. Trong quá trình giải ngân cán bộ tín dụng phải tiến hành theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích, duy trì tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ (đúng tiến độ không, quá trình sản xuất kinh doanh có gì thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ…) đồng thời phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để phục vụ. Qua quá trình này, ngân hàng sẽ thu thập thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản vay bị đe dọa, ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay… khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Qua bước này, ngân hàng có thể kịp thời ngăn chặn các khoản tín dụng xấu. Bước 5: Thu nợ và xử lý phát sinh Khi khoản vay đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành thu đủ vốn và lãi số tiền khách hàng vay. Trong trường hợp khoản vay không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ, đúng hạn cho thấy sự trục trặc trong hoạt động của khách hàng. Khi đó ngân hàng tiến hành xem xét. Nếu khách hàng cố tình lừa đảo, dây dưa không trả nợ hoặc làm ăn yếu kém không còn phương cứu vãn thì ngân hàng sẽ thanh lý (các biện pháp thu hồi khoản nợ) như: phong tỏa, bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi… Nếu khách hàng có khó khăn về tài chính song vẫn cương quyết khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác như gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm. Sau khi tiến hành thu nợ và xử lý các phát sinh ngân hàng sẽ tiến hành tất toán khoản vay, giải tỏa hợp đồng bảo đảm tài sản, thanh lý. Quy trình cho vay tiêu dùng tùy từng Ngân hàng sẽ khác nhau về nội dung từng bước, nhưng tuần tự các bước vẫn như ở trên. 1.2 Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm “Năng lực” là khả năng điều kiện khách quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Như vậy, năng lực cũng có thể hiểu là tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp trong một sản phẩm nói riêng và bản thân doanh nghiệp nói chung. Một năng lực cạnh tranh tốt là yếu tố rất quan trọng để một doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. “Năng lực cạnh tranh” được hiểu là khả năng doanh nghiệp đáp ứng, chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận. Các đối thủ cạnh tranh ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cùng loại với doanh nghiệp của mình. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ ưu nhược điểm của mình như thế nào để có sự điều chỉnh thích hợp để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt-kinh doanh tiền tệ. Vì thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại chính là khả năng tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường, trên cơ sở thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng để đạt được một số lượng lợi nhuận nhất định. “Khả năng tự duy trì lâu dài có ý chí trên thị trường” có nghĩa là khả năng ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh có lãi trên thị trường tiền tệ trong thời gian lâu nhất có thể. Từ đó suy rộng ra, nói “năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại” là nói đến điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Từ việc ngân hàng nhận thức được nhưng điều trên sẽ tận dụng cơ hội để tăng cường điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, giảm lùi được thách thức nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, năng lực cạnh tranh của ngân hàng được thể hiện qua một số các chỉ tiêu sau: 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng chính là Thị phần cho vay tiêu dùng. Thị phần cho vay tiêu dùng phản ánh mức độ cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với toàn bộ thị trường hoặc so với các ngân hàng khác. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể sau: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng tăng hay giảm qua từng thời kì. Một lượng khách hàng tăng và ổn định qua các năm chứng tỏ hoạt động này thu hút được khách hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình có nét khác biệt, tạo ưu điểmlợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Từ đó sẽ thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong sản phẩm Dư nợ cho vay tiêu dùng/Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm. Đó là một chỉ tiêu tích lũy qua các thời kì. Chỉ tiêu này cho biết số tiền khách hàng nợ vay tiêu dùng so với số nợ khách hàng vay của ngân hàng chiếm bao nhiêu. Từ đó cho biết phần nào Ngân hàng cho vay tiêu dùng nhiều hay ít so với hoạt động cho vay; biết được sự quan tâm ở mức độ nào của ngân hàng đến hoạt động này. Một sự quan tâm thích đáng bao giờ cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, còn mMuốn biết sự quan tâm đó có hiệu quả hay không thì phải thể hiện qua doanh thu từ lãi và lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngoài ra cũng cần xem xét dư nợ cho vay tiêu dùng theo các căn cứ mục đích hay thời gian/dư nợ cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu cho ta biết, ngân hàng hiện đang chú trọng đến loại hình nào. Doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay Doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng là số tiền mà ngân hàng thu về từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Tương tự như chỉ tiêu trên, một tỷ lệ cao sẽ phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động này. Trên đây chỉ là một số các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá. Mô hình SWOT được sử dụng nhằm xác định thị trường mục tiêu. Nguyên tắc của mô hình là tập trung vào kết quả nghiên cứu vào bốn nhóm: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunityies (Cơ hội), Threat (thách thức). Điểm mạnh được hiểu là bất cứ kỹ năng đặc biệt hay khả năng cạnh tranh có tác dụng giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu nhanh chóng. Ví dụ như thương hiệu mạnh, uy tín cao đối với khách hàng… Điểm yếu là những mặt hạn chế của bản thân ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu cụ thể. Hay có thể hiểu một cách đơn giản là việc thiếu một hay một số điểm mạnh ở trên. Cơ hội là bất cứ một yếu tố nào đó của môi trường bên ngoài là điều kiện tạo ra lợi thế cho ngân hàng Thách thức là bất cứ sự thay đổi nào đó của môi trường bên ngoài có thể gây cản trở hoặc tổn hại đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau khi đã xác định được 4 nhóm trên, ta đưa vào bảng SWOT như sau S W O T Sau đó lập ma trận SWOT tạo thành 4 chiến lược S W O SO WO T ST WT Tiếp theo, ta phân tích mô hình theo hai hướng từ trong ra ngoài (SWOT) hoặc từ ngoài vào trong (TOWS). Qua mô hình ta có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Từ đó rút ra nhận xét về năng lực cạnh tranh trong hoạt động này.về lý thuyết là như vậy, tuy nhiên theo anh em nên đi vào trực tiếp phân tích SWOT đối với tín dụng tiêu dùng. Ở đây em viết chung chung quá. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc ngân hàng thương mại Nhìn từ góc độ ngân hàng thương mại, nếu xét trên cung cầu của cạnh tranh thì có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Đó là lãi suất cho vay tiêu dùng, chất lượng dịch vụ và , tính độc đáo, khác biệt trong dịch vụ. 1.3.1.1 Lãi suất cho vay tiêu dùng Biểu hiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại có thể nhận thấy một cách dễ dàng nhất là qua lãi suất. Một lãi suất cho vay hấp dẫn là một lãi suất thu hút được nhiều khách hàng đến ngân hàng vay tiền. Điều đó không có nghĩa là phải định ra một lãi suất thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh mà quan trọng lãi suất đấy phù hợp với chiến lược, mục tiêu của ngân hàng và quan trọng vẫn thu được lợi nhuận. Như vậy, một lãi suất cho vay tiêu dùng phù hợp sẽ làm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cho ngân hàng. Nhìn chung lãi suất cho vay tiêu dùng dựa trên lãi suất cơ bản cộng với mức lợi nhuận cộng cận biên và phần bù rủi ro. Lãi suất cho vay tiêu dùng có thể được xác định theo mô hình tổng hợp chi phí như sau: Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự kiến + Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn + Lợi nhuận cận biên . 1.3.1.2 Chất lượng dịch vụ Nếu lãi suất là biểu hiện bên ngoài, rõ nét nhất về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thì chất lượng dịch vụ là yếu tố bên trong, quan trọng nhất trong bất cứ hoạt động dịch vụ nào. Một lãi suất có thể cao hơn so với các ngân hàng khác một chút nhưng chất lượng dịch vụ tốt thì khách hàng vẫn lựa chọn ngân hàng này. Ngân hàng cung cấp dịch vụ nên việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là điều tối quan trọng. Một chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút được khách hàng đến ngân hàng vay tiền. Đó là lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng nào cũng mong muốn nhưng không thể dễ dàng có nó trong ngày một ngày hai. Chính vì thế, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ thể hiện qua một số yếu tố sau: Trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi mối quan hệ tín dụng. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng và trình độ chuyên môn, đạo đức của nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng – người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ. Ban lãnh đạo ngân hàng là những người đưa ra những quyết định cuối cùng về định hướng phát triển chung trong từng hoạt động của ngân hàng. Vì thế, ban lãnh đạo phải thật sự là những người có tài, có tầm nhìn xa và nghệ thuật đối nhân xử thế. Nghĩa là phải kết hợp hài hòa, phát huy hết sức mạnh của mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng thể của ngân hàng. Khả năng nắm chắc chuyên môn, có đạo đức trong sáng và nhất là cách cư xử với khách hàng nhiệt tình, cởi mở là điều kiện cần thiết của một cán bộ tín dụng. Vì trong quá trình cung cấp dịch vụ cán bộ tín dụng là người thực hiện chiến lược cạnh tranh của ngân hàng, thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, gây thiện cảm với khách hàng trong quá trình giao dịch; đưa ra các ý tưởng mới hay cải tiến dịch vụ; truyền tải những tín hiệu thị trường từ thị trường, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng – ban lãnh đạo. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sinh lời. Nội dung chính sách tín dụng rất rộng, bao gồm các chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Chính vì chính sách tín dụng là định hướng của ban lãnh đạo ngân hàng về hoạt động tín dụng nên một chính sách tín dụng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ thu hút khách hàng đến vay, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Hoạt động phân phối Một hệ thống phân phối tốt là một hệ thống phân phối đa dạng làm sao để khách hàng có thể biết đến nhiều hơn đến các dịch vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng. Ngân hàng có thể phân phối theo phương pháp truyền thống như trực tiếp đến ngân hàng, qua các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm bán hàng, nơi đặt máy ATM…của ngân hàng. Hay qua các kênh phân phối trực tiếp như công ty bán lẻ, công ty địa ốc, sàn giao dịch bất động sản, công ty bảo hiểm… Dù ngân hàng sử dụng kênh phân phối nào thì cũng nhằm mục địch làm tăng sự hiện diện, có mặt hình ảnh ngân hàng trên thị trường, giảm khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng. Từ đó tạo sự quen thuộc, sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, tăng khả năng phục vụ tốt hơn… cho khách hàng. Vì thế sẽ tăng khả năng mở rộng thị phần, tăng năng lực cạnh tranh cho._. ngân hàng do khách hàng biết đến nhiều hơn so với các đối thủ khác. Hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông có thể qua quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng (tài trợ chương trình, sự kiện, trang web…), marketing trực tiếp (gặp gỡ, thư tín, điện thoại, thư điện tử), bán hàng trực tiếp (quá trình cung cấp dịch vụ hàng ngày, hội chợ road show). Một dịch vụ có chất lượng tốt mà thiếu khâu truyền thông đến khách hàng để khách hàng biết đến và sử dụng thì vô tình đã làm giảm số lượng khách hàng biết đến dịch vụ ngân hàng, đồng thời làm giảm chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống thông tin Ban lãnh đạo cần quan tâm đến hai luồng thông tin quan trọng là thông tin bên ngoài: đối thủ cạnh tranh, cơ chế quản lý của nhà nước về lãi suất cơ bản, chính sách tỷ giá, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, xu thế nền kinh tế… và thông tin bên trong ngân hàng: chiến lược của ban lãnh đạo, chất lượng phục vụ của khách hàng, mong muốn của cổ đông…Một hệ thống thông tin chất lượng – có khả năng phân tích mọi diễn biến của khách hàng một cách chính xác, đầy đủ, kíp thời là một nhân tố rất quan trọng trong tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Để từ đó có thể xây dựng các tiêu chuẩn dịch vụ và nguyên tắc phục vụ khách hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ tốt sẽ làm khách hàng quay lại ngân hàng lần sau, là sự bảo đảm lâu dài cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một ngân hàng. 1.3.1.3 Tính độc đáo khác biệt Một nhân tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng chính là tính độc đáo khác biệt so với dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác. Sự độc đáo khác biệt là lợi thế riêng của ngân hàng, chỉ ngân hàng này mới có dịch vụ như thế, khiến cho khách hàng chú ý, quan tâm. Sự độc đáo này có thể từ dịch vụ ngân hàng cung cấp hoặc có khi từ bản thân ngân hàng, được gọi là ( văn hóa ngân hàng). Thứ nhất, đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng. Tính độc đáo phải mang lại lợi thế riêng cho ngân hàng. Lợi thế này không nhất thiết phải được tạo ra trong toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ hoặc trọn vẹn một kĩ thuật Marketing mà có thể chỉ ở một vài yếu tố, thậm chí ở một khía cạnh liên quan cũng mang lại sự độc đáo. Nhưng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp có đặc điểm là dễ bắt chước tức là khi một ngân hàng tung ra một dịch vụ mới nào đó thì một thời gian sau các ngân hàng khác cũng tung ra được một dịch vụ tương tự có chất lượng có khi tốt hơn, chưa kể đến chi phí dành cho các cuộc thử nghiệm. Một dịch vụ độc đáo có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường hoặc có thể là sản phẩm cũ nhưng thêm một vài yếu tố như đổi tên, màu sắc hay các yếu tố tiện ích như được sử dụng thẻ, làm thẻ không tính phíkhác… Thứ hai, văn hóa ngân hàng. Văn hóa ngân hàng thể hiện qua: trang phục của cán bộ công nhân viên, slogan của ngân hàng,… Một văn hóa riêng luôn tạo ra nét nổi bật, dễ nhớ cho khách hàng. 1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng thuộc khách hàng Khách hàng là thành phần vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì khách hàng vừa là người tham gia quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm nên việc nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là mang tính chất sống còn với ngân hàngrất quan trọng và là nhân tố nhân điểm cho sức cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm khác. Nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng và phong phú. Theo mô hình tháp nhu cầu của con người từ thấp đến cao là: nhu cầu sinh lý, an toàn, giao tiếp, địa vị, tự hoàn thiện. Nhưng nói chung sản phẩm của ngân hàng là dịch vụ thì có thể tóm tắt trong một số nhu cầu sau: Cách thức sử dụng dịch vụ dễ sử dụng, tiện lợi Cuộc sống bận rộn ngày nay làm cho mọi người khi dử dụng bất cứ hình thức dịch vụ nào cũng đòi hỏi phải thật dễ hiểu khi tìm hiểu, khi sử dụng. Đồng thời dịch vụ cũng phải tiện lợi, có ích giải quyết được vấn đề nào đó trong cuộc sống của họ. Thời gian nhanh chóng Thời gian luôn là yếu tố cần thiết nhất là đối tượng của khách hàng cho vay tiêu dùng chủ yếu công nhân viên chức, có thời gian eo hẹp. Thời gian ở đây có thể hiểu là thời gian khách hàng chờ đợi có được dịch vụ này, thòi gian giải quyết những phát sinh trong quá trình sử dụng… Đảm bảo tính an toàn, chính xác Do ngân hàng kinh doanh mặt hàng tiền tệ nên đòi hỏi dịch vụ phải có tính an toàn, bảo đảm cao và tính chính xác. Điều này sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng-đó cũng điều mà ngân hàng nào cũng cần để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra tùy từng đối tượng khách hàng sẽ có những cách thỏa mãn riêng. Những khách hàng VIP, lâu năm còn đi kèm theo các chính sách ưu đãi như về giá, dịch vụ khác kèm theo. Trong marketing có mô hình 3 cấp độ giá trị cũng đã chỉ ra rằng: sản phẩm dịch vụ dễ bắt chước giữa các ngân hàng, điều tạo ra được sự khác biệt với các ngân hàng khác hay là tăng tính cạnh tranh chính là giá trị đầy đủ. Đó chính là thõa mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng như chăm sóc tận tình không chỉ khi khách hàng mua dịch vụ mà cả trong quá trình sử dụng và sau sử dụng sản phẩm, tạo mối quan hệ lâu dài; sự thoải mái, được tôn trọng qua các buổi giao dịch…Em xem lại, đây là những nhân tố thuộc về Ngân hàng, chứ không phải khách hàng. Vì vậy việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng và hành vi của họ để cung ứng những sản phẩm phù hợp. 1.3.3. Các nhân tố khác Ngoài một số các nhân tố thuộc ngân hàng thương mại, khách hàng còn có một số nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô như kinh tế, văn hóa-xã hội, chính trị-pháp luật. Môi trường kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát…. là các yếu tố của môi trường kinh tế. Một môi trường kinh tế thuận lợi khuyến khích tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng như sự ra tăng khách hàng đến vay tiêu dùng. Qua đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởngMôi trường kinh tế ảnh hưởng đến sự đầu tư của nhà đầu tư. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ khuyến khích đầu tư trong đó có đầu tư bằng cách đi vay ngân hàngthu nhập của người dân. Đồng thời, người dân sẽ muốncũng ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm tiêu dùng, và từ đó hưởng lớn đến nhiều hơn nên nhu cầu có tiền để tiêu dùng sẽ tăngvay vốn tiêu dùng của người dân. Mức lãi suất chung của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng quyết định đầu tư của nhà đầu tư vì lãi suất chính là chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để có được số vốn mà mình cầnLãi suất cơ bản liên quan đến chính sách tiền tệ có tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. VìCụ thể: mức thế lãi suất cao sẽ hạn chế cho vay tiêu dùngcho vay hiện nay đang ở mức cao (một phần là do chính sách hạn chế tín dụng), làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tiêu dùng, mua sắm của người dân. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng quan tâm đến mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố để có sự điều chỉnh thích hợp. Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và sự đầu tư của các nhà đầu tư. Một tỷ lệ lam phát cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng và hạn chế đầu tư do giảm giá trị của đồng tiền. Vì thế mà hạn chế việc các cá nhân đến ngân hàng vay tiền. Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm các mặt hàng nhập khẩu của người dân cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Qua đó sẽ ảnh hường đến hành vi khách hàng đến ngân hàng vay tiền phục vụ mua sắm của mình, năng lực cạnh tranh giữa ngân hàng nội địa với các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài có địa điểm ở nội địa. Môi trường chính trị pháp luật Do nNgân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ - một hàng hóa có ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế. Do vậy nên nó cần có một hệ thống pháp luật nghiêm khắc được áp dụngchặt chẽ, đầy đủ. Ngân hàng không chỉ phải tuân theo các luật pháp chung của nhà nước mà còn phải tuân theo luật ngân hàng và các cam kết quốc tế. Một môi trườnghệ thống pháp luật khuyến khích dân cư tăng chi tiêu (như giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu lao động hay du học…) rõ ràng, khuyến khích cạnh tranh sẽ tạo làm tăng cơ hội cho ngân hàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Qua đó tạo một môi trường cạnh tranhhoạt động lành mạnh lớn hơn cho các ngân hàng. Môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả nước ngoài đầu tư vào nội địa, đồng thời sẽ làm người dân mua sắm ổn định hơn. Vì thế, sự ổn định về chính trị là sự đảm bảo cho sự ổn định hoat động của các tổ chức kinh tế trong đó có ngân hàng, tạo sự ổn định trong các hoạt động, chính sách cũng như số lượng khách hàng của ngân hàng. Từ đó tạo môi trường các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh với nhau, tạo lợi thế khác biệt với các ngân hàng liên doanh, hay nước ngoài có nền chính trị không ổn định. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV QUANG TRUNG 2.1 Tình hình hoạt động của BIDV Quang Trung 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quang Trung BIDV được thành lập vào 26/04/1957, là một doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, với chức năng chủ yếu ban đầu là cấp phát theo công trình và dự án nhà nước. Sau 51 năm không ngừng cố gắng BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín tại Việt Nam. BIDV có hoạt động kinh doanh đa năng trong lĩnh vực tiền tệ. Sự phát triển lớn mạnh của BIDV có thể nhận biết ngay qua số lượng các chi nhánh ngày càng mở rộng. Một trong những kết quả đó là sự khai trương BIDV Quang Trung, trên cơ sở phòng Giao dịch Quang Trung – Sở giao dịch. BIDV Quang Trung hoạt động theo giấy đăng kí kinh doanh số 0110000466 do Sở Kế hoạch Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/04/2005. Đó là chi nhánh cấp I thứ 76 thuộc khối NH của BIDV, có trụ sở tại tầng 1,2,34 Tòa nhà Đệ Nhất, 53 Quang Trung. Sự ra đời của Chi nhánh là một bước cụ thể hóa chiến luợc phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2005-2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Chi nhánh hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp sản phẩm - dich vụ ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp nghệ hiện đại để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nhiệm vụ là cung ứng vốn, dịch vụ cho khu vực dân doanh, cụ thể là các khách hàng cá nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung Ban giám đốc Khối các đơn vị trực thuộc Khối tín dụng Khối dịch vụ Khối quản lý nội bộ Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 3 Phòng giao dịch 2 Phong giao dịch 4 P. Thẩm định và quản lý dự án P. Tín dụng 2 P. Tín dụng 1 Tổ đầu tư chứng khoán Tổ quản lý giải ngân P. Khách hàng cá nhân P. Thanh toán quốc tế P. Tiền tệ kho quỹ P. Khách hàng doanh nghiệp P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch nguồn vốn P. Tài chính kế toán P. Điện toán (Nguồn: Báo cáo từ phòng tổ chức của BIDV Quang Trung) Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự STT Nội dung Đơn vị Số lượng 1 CBCNV lao động được đào tạo - Sau đại học Người 6 - Đại học, cao đẳng Người 164 - Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ Lượt 100 2 Cán bộ được chi nhánh tự tổ chức đi tham quan khảo sát nước ngoài Người 45 (Nguồn: Báo cáo công đoàn cơ sở BIDV Quang Trung) Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp chủ yếu của BIDV Quang Trung - Các sản phẩm dịch vụ dành cho dân cư: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm có định kì - Tín dụng dành cho cá nhân: cho vay kinh doanh hộ gia đình, cho vay cổ phần hóahỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ôtô, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá - Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân: thẻ ATM, thấu chi, thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền nội địa, … - Các sản phẩm tiền gửi dành cho ngân hàng: tài khoản tiền gửi thanh toán bằng nhiều ngoại tệ, tài khoản tiền gửi có kì hạn… - Tín dụng của doanh nghiệp: cho vay ngắn hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trung dài hạn và tài trợ dự án… - Dịch vụ ngân hàng trọn gói: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nội địa… Các sản phẩm dịch vụ của BIDV Quang Trung khá đa dạng đáp ứng được nhu cầu của dân cư trên địa bàn mà mình đảm tráchtrong và ngoài địa bàn. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung trong thời gian vừa qua Trong thời gian vừa qua, BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trung nói riêng đều có sự tăng trưởng cả số lượng và chất lượng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau: Hoạt động huy động vốn Với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, tất cả các mặt hoạt động của BIDV Quang Trung đều đạt kết quả khả quan. Mạng lưới khách hàng ngày càng được mở rộng bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với năm 2005 (%) 2007 So với năm 2006 (%) Tổng huy động vốn 1.992 2.910 46,08 5.100 75,26 1. Theo thời gian - Ngắn hạn 517,920 1.780 220,674 2.408 35,28 - Trung và dài hạn 1.474,080 1.130 23,3 2.692 138,23 2. Theo loại tiền - Ngoại tệ (đã quy đổi) 980 1979 101,94 1.200 39,36 - VNĐ 1012 931 8 3.900 318,9 Cơ cấu huy động 1.Tổng nguồn huy động/tổng tài sản 89% 93,71% 90,53% 2. Nguồn huy động từ VNĐ/tổng nguồn huy động 51% 68% 76,47% 3. Nguồn huy động ngắn hạn/tổng nguồn huy động 26% 28% 29,25% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Quang Trung) Nguồn vốn huy động của BIDV Quang Trung được hình thàng chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, các khoản ký cược, ký quỹ, giữ hộ, bảo lãnh và tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Hoạt động quản lý nguồn vốn Hoạt động điều hành nguồn vốn luôn đảm bảo cân đối, sử dụng vốn hàng ngày một cách phù hợp, sử dụng hạn mức thấu chi hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng chi trả theo đúng quy định với mức chi phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và theo dõi kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Đặt quan hệ với khách hàng VietNamAirlines, tTham gia đấu giá mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng, tiếp tục hoàn thiện các quy trình về huy động vốn, điều hành vốn, kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh; tham gia lớp tập huấn và triển khai chương trình Quản lý vốn tập trung của Trung ương. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với năm 2005 (%) 2007 So với năm 2006 (%) Dư nợ tín dụng 320 800 150 1223 52,87 1.Theo thời gian - Ngắn hạn 64 416 550 550 32,21 - Trung dài hạn 256 384 50 673 75,26 2. Theo loại tiền - VNĐ 90 360 300 840 133,3 - Ngoại tệEm lấy số liệu này ở đâu? 230 440 91,3 383 12,9 Nợ quá hạn 0,1 0 0 Cơ cấu tín dụng 1.Tổng dư nợ /tổng tài sản 14% 25,76% 30,9% 2.Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ 20% 52% 45% 3.Dư nợ VND/tổng dư nợ 28% 45% 68,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung) Hoạt động thẩm định Chi nhánh đã thực hiện thẩm định một số dự án lớn. Thực hiện thẩm định các tài sản đảm bảo phát sinh, tái thẩm định các tài sản đảm bảo của khách hàng cũ. Thực hiện tái thẩm định tờ trình cấp hạn mức tín dụng của Phòng tín dụng và tham gia ý kiến về các khoản vay của Phòng tín dụng, rà soát kiểm tra các hồ sơ tín dụng Trình Trình ương về cơ cấu nợ đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn Đệ Nhất và TungshingBáo cáo BIDV hội sở về các số liệu liên quan đến tín dụng, tài sản bảo đảm;, nghiên cứu sản phẩm L/C hàng nhập, quy trình xử lý tài sản đảm bảo cho LC hàng nhậpphối hợp với các phòng Tín dụng trong việc xây dựng quy trình,, sản phẩm mới... Giải quyết một số công việc liên quan đến dự án thuỷ điện Quế Phong: nghiệm thu, thanh toán cho công ty tư vấn Ucrin, hoàn tất các điều kiện mở L/C, hợp đồng tư vấn luật, đàm phán với khách hàng thay đổi các tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ góp vốn. Cập nhật file dữ liệu của khách hàng có dư nợ tại chi nhánh, cập nhật thông tin của khách hàng; Tham gia tập huấn và chấm điểm và xếp hạng tín dụng; tham gia khoá học Luật đấu thầu; tham gia chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Hoạt động dịch vụ Bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền thống, BIDV Quang Trung còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, thẻ ATM...Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dung , đặc biệt là mối quan hệ với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường khả năng thanh toán quốc tế;. đồng thời là việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình một cửa cũng đóng góp không nhỏ vào kết quả của hoạt động dịch vụ. Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So với năm 2005 (%) Năm 2007 So với năm 2006 (%) Thu dịch vụ 875 4500 414,28 11200 148,9 Thu phí từ thư tín dụng 145 206 42,07 1350 555,33 Thu dịch vụ thanh toán 820 2286 178,78 4500 96,85 Thu ngân quỹ 81 275 239,506 1000 263,63 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 875 1623 85,48 1900 17,06 Phí phát hành thẻ 69 75 8,69 150 100 Dịch vụ khác 10 35 250 2300 6471,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung) Dịch vụ khách hàng Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, Chi nhánh đã thực hiện tốt theo quy trình tư vấn phục vụ khách hàng; thực hiện đảm bảo các giao dịch nhanh chóng, chính xác phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, Chi nhánh cũng tiến hành tiếp thị và chào sản phẩm dịch vụ toàn diện với các công ty chứng khoán, tiếp cận và thực hiện các hợp tác toàn diện với các khách hàng lớn. Đối tượng khách hàng là cá nhân, Chi nhánh thực hiện chuyển tiền phục vụ cá nhân, Western Union, kiều hối với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động dịch vụ. Đồng thời, BIDV Quang Trung cũng thực hiện tốt công tác trả lương qua tài khoản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (theo chỉ thị của chính phủ) và cán bộ nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Hoạt động quản trị tài chính Trong năm qua, BIDV Quang trung đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Nếu trong năm 2005 dư nợ quá hạn là 100 triệu đồng, thì sang năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ nợ quá hạn gần như bằng không (tính đến thời điểm 31/12 hàng năm). Vì vậy cùng với việc mở rộng đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay được chú trọng đúng mức. Hoạt động quản lý, giám sát các bộ phận chức năng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở mức kiểm soát số liệu mà còn đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. BIDV Quang Trung đã thành lập phòng quản lý tín dụng chuyên quản lý rủi ro. Hiện nay, phòng quản lý rủi ro hoạt động khá hiệu quả với việc đi sâu vào đánh giá chi tiết từng khách hàng, từng ngành nghề và từng khoản vay chưa được thực hiện, do đó ngân hàng có khả năng dự báo, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hữu hiệu cũng như định vị được các cơ hội đầu tư tiềm năng. Như vậy, qua 3 năm trở thành chi nhánh cấp I của BIDV, Chi nhánh Quang Trung đã không ngừng cố gắng để có được kết quả như trên. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung 2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung trong thời gian vừa qua BIDV Quang Trung hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm-đa năng trên nền công nghiệp hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hình thức cho vay tiêu dùng Tuy chi nhánh mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 nhưng đã cung cấp cho thị trường một số các hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến như: cho vay ô-tô, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay cán bộ công nhân viên. Theo anh em nên trình bầy từng hình thức cho vay một, thì sẽ rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn cho người đọc Đối tượng áp dụng: dành cho các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc diện KT3 (người vay chỉ cần chứng minh là tạm trú ổn định từ 2 năm trở lên ở Hà Nội). Riêng đối với hình thức cho vay xuất khẩu lao động còn áp dụng cho các đối tượng ngoại tỉnh. Đối tượng cho vay Cho vay ô-tô: Chi phí mua xe ôtô, chi phí nộp thuế, chi phí mua bảo hiểm liên quan đến việc mua, đăng ký và lưu hành xe. Cho vay CBCNV: CBCNV làm việc tại các cơ quan/tổ chức có trụ sở tại Hà Nội, sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại BIDV và/hoặc ký thoả thuận hợp tác về cho vay CBCNV với ngân hàng. Cho vay XKLĐ: Chi trả cho các khoản chi phí: tiền đặt cọc, phí dịch vụ, vé máy bay lượt đi, chi phí đào tạo và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho việc người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Cho vay du học: Các nhu cầu tài chính liên quan đến du học của du học sinh (chứng minh khả năng tài chính, thanh toán tiền vé máy bay, học phí, tiền kí quỹ và tiền ăn, ở sinh hoạt trong suốt quá trình học.) Điều kiện vay Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết, thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ, hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Cho vay ô-tô, xe mua phải còn ít nhất 80% giá trị tại thời điểm ngân hàng định giá. Khách hàng cần mua bảo hiểm ô-tô Cho vay mua nhà: vốn tự có của khách hàng ít nhất là 30% giá trị nhà nếu vay vốn hình thành từ vốn vay Cho vay du học: Đối với nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính + Khách hàng phải tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu tài chính cần chứng minh. + Ngân hàng chỉ giải ngân bằng cách mở sổ tiết kiệm tại BIDV. Đối với nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học + Du học sinh đã trúng tuyển các chương trình đào tạo tại nước ngoài. + Đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp VISA. Phương thức vay vốn Khách hàng có thể trực tiếp đến ngân hàng vay hoặc thông qua người đại diện. Chi nhánh áp dụng các phương thức vay vốn sau: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kì phiếu hoặc giấy tờ có giá khác, cho vay theo hạn mức. Lãi suất cho vay Các số liệu này đã cũ rồi, không còn phù hợp với thời điểm hiện nay nữa. Có gì em tham khảo theo tài liệu anh gửi kèm để cập nhật lại. Dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV để ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận một lãi suất thích hợp. Cho vay ngắn hạn: áp dụng lãi suất cố định Cho vay dài hạn: áp dụng lãi suất thả nổi Lãi suất cho vay = lãi suất tiết kiệm 12 tháng + phí ngân hàng Tùy mỗi loại cho vay tiêu dùng có phí khác nhau nên lãi suất cũng khá khác nhau Cho vay ô-tô: tối thiểu 13,8% Cho vay mua, sửa nhà: khoảng trên 13% Cho vay CBCNV Cho vay ngắn hạn là 0,95% Cho vay trung dài hạn dao động trong 14,3%/năm Cho vay du học Lãi suất cho vay VND: 13,8%/năm Lãi suất cho vay USD = lãi suất SIBOR kỳ hạn 06 tháng + phí ngân hàng (tối thiểu 2.5%/năm) Cho vay XKLĐ: khoảng 14,6%/năm 3,6% nhưng không thấp hơn 13.2%/năm. Phương thức tính lãi Khách hàng có thể trả lãi định kì theo tháng hoặc đến cuối kì trả (với khoản vay ngắn hạn) tính theo dư nợ thực tế Phí trả nợ trước hạn Trong trường hợp khách hàng trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng trước 1/2 thời gian vay thì khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng phí trả nợ trước hạn. Khoản phí này được tính và thu một lần khi khách hàng thanh lý hợp đồng tín dụng nhưng không quá 2 triệu VND cho một khoản vay. Phí trả nợ trước hạn = Dư nợ còn phải trả theo kế hoạch (tính đến thời điểm thanh lý hợp đồng tín dụng) (x) số tháng còn phải trả (x) 0.05%. Đối với cho vay CBCNV có thể trả trước nợ mà không tính phi. Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng, nhưng tối đa: Cho vay ô-tô: 5 năm với taì sản bảo đảm là bất động sản, 3 năm với tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Cho vay mua, sửa chữa nhà + Mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 năm + Mục đích xây dựng mới nhà ở: đến 7 năm. + Mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp hoặc mua đất và xây dựng nhà ở thuộc qui hoạch mới hiện đại: đến 10 năm. + Mục đích mua nhà ở thuộc đô thị loại I, dự án quy hoạch hiện đại, nhà ở thuộc đối tượng chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn và các dự án này được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 (mười lăm) năm. Thời gian ân hạn không quá 18 tháng! Cho vay CBCNV: 3 năm. Với chức danh trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc có thể tới 5 năm Cho vay du học + Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính: 12 tháng. + Nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học: 7 năm Cho vay XKLĐ: 3 năm Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vay, khả năng trả nợ của khách hàng và cân đối nguồn vốn của ngân hàng mà ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một mức cho vay thích hợp Cho vay ô-tô Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay: + Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng chi phí (tổng chi phí: chi phí mua xe ôtô + lệ phí trước bạ + chi phí bảo hiểm) + Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị ngân hàng định giá. - Trường hợp Tài sản bảo đảm là tài sản bất động sản: + Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí + Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị ngân hàng định giá Cho vay mua, sửa nhà tùy thuộc vào tỷ lệ tài sản bảo đảm và vị trị nhà đất ở. TSBĐ bằng vốn vay không quá 60% giá trị đất ở TSBĐ bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm có thể vay 100% mệnh giá giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm TSBĐ khác thì không quá 70% giá trị đất ở Với khu vực nội thành có thể vay đến 4 tỷ. Cho vay CBCNV tùy thuộc vào chức vụ của người vay Với CBCNV là 100 triệu và lên tới 700 triệu nếu có chức danh trong Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. + CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 3 đến 5 triệu đồng 60% (x) thu nhập bình quân tháng (x) thời hạn cho vay + CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 5 triệu đồng trở lên: 70%( x) thu nhập bình quân tháng( x) thời hạn cho vay Cho vay du học + Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính: 90% nhu cầu tài chính cần chứng minh. + Nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học: 70% nhu cầu về tài chính liên quan đến du học (như: tiền vé máy bay, học phí, tiền ký quỹ và tiền ăn, ở sinh hoạt trong suốt quá trình học). Cho vay XKLĐ: Toàn bộ chi phí hợp lý liên quan đến việc xuất cảnh của Người lao động; trừ chi phí khám sức khỏe, chi phí đào tạo và chi phí ăn ở trong quá trình đào tạo. Tài sản bảo đảm Thế chấp hoặc bảo lãnh bằng Bất động sản (nhà, đất...) hoặc gGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà,, tài sản hình thành từ vốn vay. Cầm cố Giấy tờ có giá, ... bảo lãnh của bên thứ 3, hình thành từ vốn vay. Đối với cho vay CBCNV có thể không cần TSBĐ. Hồ sơ vay bao gồm các hồ sơ pháp lý và hồ sơ khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng.Tuỳ từng hình thức vay vốn mà Ngân hàng yêu cầu các hồ sơ khác nhau, thông thường bao gồm: Hồ sơ pháp lý: - Chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), hộ khẩu người vay vốn; - Giấy đăng ký kết hôn (đối với khách hàng đã lập gia đình); 2) Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: - Hợp đồng lao động (nếu có); - Các giấy tờ chứng minh khác: cổ phần, vốn góp, hợp đồng cho thuê nhà, ôtô, ....; 3) Hồ sơ Tài sản bảo đảm: - Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; - Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác; - Giấy đăng ký xe ôtô, phương tiện vận tải, ... 4) Hồ sơ liên quan đến mục đích vay vốn: - Hợp đồng mua bán nhà, mua bán ôtô; - Hồ sơ pháp lý v/v đi du học, xuất khẩu lao động, ... CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng cụ thể khi khách hàng đến ngân hàng. Bảng2.6 Quy trình cho vay tiêu dùng Khách hàng Phòng tín dụng Phòng thẩm định Giám đốc Phòng DVKH Nhu cầu tín dụng Yêu cầu bổ sung Yêu cầu KH bổ sung Thông báo cho KH Yêu cầu giải ngân của KH T.nhận và h.dẫn KH hoàn thiện hồ sơ Đ/v những khoản vay >500 triệu VND Thẩm định KH vay vốn Lập tờ trình cho vay Phát hành cam kết G. ngânvà Q.lý g. ngân Nhận lại hồ sơ đã duyệt phê duyệt K.tra, thu nợ, điều chỉnh k.hạn trả nợ Xử lý các phát sinh Thanh lý HĐ, giải toả TSBĐ Thẩm định KH vay vốn Nếu từ chối Xét duyệt Tờ trình Xét duyệt giải ngân Giải ngân Tất toán khế ước Chi nhánh đã áp dụng 4 hình thức cho vay tiêu dùng trên theo các bước trong quy trình cho vay tiêu dùng và đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 CVTD theo mục đích Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Ô-tô 6,35 18,9 8,069 12,6 Mua, sửa nhà 7,87 23,45 14,019 21,89 XKLĐ, du học 5,96 17,76 0,788 1,23 CBCNV 13,4 39,88 41,166 64,13 CVTD theo thời gian Ngắn hạn 13,946 41,23 38,707 60,44 Trung dài hạn 19,34 58,77 25,335 39,56 Tổng 33,58 64,042 (Nguồn: Báo cáo của BIDV Quang Trung năm 2006-2007) (nguồn: báo cáo tài chính từ phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) (nguồn: Báo cáo tài chính của Phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) (nguồn: Báo cáo của phòng tài chính- kế toán của Phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) 2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung Qua bảng số liệu và biểu đồ ở trên về hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh ta thấy: Thứ nhất, dư nợ cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay Qua các năm dư nợ cho vay tiêu dùng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, từ hơn 8 tỷ năm 2005 (chiếm 2,62% tổng dư nợ cho vay) đến hơn 33 tỷ năm 2006 (chiếm 4,19% tổng dư nợ cho vay). Đó là do thời điểm tháng 4/2005, Chi nhánh mới được thành lập nên còn nhiều lúng túngcác quy trình cho vay còn chưa hoàn thiện. Năm 2007, nhưng một năm, sau tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng khả quan hơn rất nhiều và vẫn giữ tốc độ ấy dư nợ cho vay tiêu dùngđã đạt những kết quả rất tốt, dư nợ lên tới hơn 64 tỷ (chiếm 5,24% tổng dư nợ). Xét về cơ cấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27635.doc
Tài liệu liên quan