Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------
nguyễn văn điệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn thị dương nga
Hà nội – 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan
148 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Điệp
lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập, rèn luyện là nhờ sự dạy dỗ động viên và dìu dắt nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa sau Đại học, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng gia đình và toàn thể bạn bè. Nhân dịp này em xin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến BGH, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo đã chỉ dẫn, dạy dỗ cho em những kiến thức vô cùng quý giá để em có thể trưởng thành một cách vững vàng.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn kinh tế lượng, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Dương Nga là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND cùng toàn thể bà con nhân dân xã Phù Lãng đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Cảm ơn tất cả bạn bè gần xa đã chia xẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn này.
Cuối cùng con muốn giành lời cảm ơn đặc biệt nhất đến với bố mẹ, anh em và những người thân đã giành cho tình yêu thương và nguồn động viên an ủi lớn nhất.
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Điệp
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ viii
Danh mục các sơ đồ viii
Danh mục các chữ viết tắt
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
HTX
: Hợp tác xã
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
UBND
: Uỷ ban nhân dân
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
SL
: Sản lượng
CC
: Cơ cấu
BQ
: Bình quân
NN
: Nông nghiệp
TCN
: Thủ công nghiệp
ĐVT
: Đơn vị tính
Tr.đ
: Triệu đồng
TSCĐ
: Tài sản cố định
GT
: Giá trị
Ng.đ
: Nghìn đồng
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam 9
2.2. Sản lượng vải và thép khi chưa có thương mại quốc tế 10
2.3 Sản lượng vải và thép khi có thương mại quốc tế 10
2.4 Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam 12
2.5 So sánh chất lượng/Công nghệ về Gốm theo Quốc gia 42
3.6 Tình hình đất đai của xó Phù Lãng năm 2005 - 2007 48
3.7 Tình hình dân số - lao động của xã Phù Lãng năm 2005-2007 50
3.8 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Phù Lãng năm 2005-2007 53
3.9 Kết quả phát triển kinh tế xã Phù Lãng năm 2005-2007 55
3.10 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng năm 2007 58
4.11 Đặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm gốm Phù Lãng 74
4.12 Tình hình phát triển nghề gốm Phù Lãng năm 2005-2007 75
4.13 Giá trị sản xuất của sản phẩm gốm Phù Lãng năm 2005-2007 77
4.15 Tình hình cơ bản của chủ hộ năm 2007 79
4.16 Điều kiện kinh tế của các nhóm hộ điều tra năm 2007 82
4.17 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra 83
4.18 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra 86
4.19 Chi phí sản xuất gốm của nhóm hộ năm 2007 90
4.20 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ điều tra 92
4.21 Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng 99
4.22 Giá một số sản phẩm cạnh tranh ở thị trường tiêu thụ 100
4.23 Giá thành sản xuất một số sản phẩm ở Phù Lãng và Bát Tràng 101
4.24 Đặc điểm, tính chất, dịch vụ đi kèm của gốm Phù Lãng và Bát Tràng 103
4.25 Thị trường tiêu thụ trong nước của gốm Phù Lãng và Bát Tràng 106
4.26 Thị trường xuất khẩu của gốm Phù Lãng và Bát Tràng 107
4.27 Khung hành động chiến lược 116
Danh mục đồ thị
STT
Tên đồ thị
Trang
3.1. Số lượng cơ sở sản xuất gốm theo quy mô năm 2007 59
4.2. Sự biến động sản xuất gốm ở Phù Lãng từ năm 2005-2007 76
4.3 Giá trị sản lượng ngành gốm Phù Lãng qua 3 năm 77
4.4 Tổng vốn bình quân một hộ điều tra 84
4.5. Giá trị sản lượng của các nhóm hộ năm 2007 88
4.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ 93
Danh mục Sơ đồ
STT
Tên sơ đồ
Trang
3.1 Mô hình kim cương 62
4.2 Các công đoạn chính sản xuất gốm 66
4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm gốm của các cơ sở sản xuất 94
4.4 Mô hình kim cương cho gốm Phù Lãng 110
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam chiếm tới 73% dân số của cả nước, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp. Bởi vậy, việc phát triển công nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH- HĐH đất nước.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ”... Khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn..., phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề... Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài nông thôn...”[9] Do đó, trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, cụ thể: Một khoản đầu tư trên 11000 tỷ đồng dự kiến sẽ được rót cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.[31]
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, các làng nghề, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác như: Các sản phẩm chịu sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại...hết sức gay gắt ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.
Phù Lãng là một xã thuộc huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh xa xưa vốn là một trong ba trung tâm gốm của miền Bắc, đó là: Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội) cùng có tuổi đời trên 600 năm và cũng là một làng nghề tiêu biểu trong 62 làng nghề truyền thống của tỉnh. Sản phẩm của làng nghề đó là đồ gốm Phù Lãng.
Trong quá trình phát triển nghề truyền thống, gốm Phù Lãng đã trải qua những bước thăng trầm, nhiều lúc tưởng như không thể phát triển, song nó vẫn tồn tại duy trì và kết quả là hiện nay gốm Phù Lãng đã có mặt ở một số thị trường xuất khẩu như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc...Mặc dù vậy, mới chỉ có một số rất ít nhà sản xuất gồm Phù Lãng tham gia các thị trường này, còn lại số đông là các hộ sản xuất nhỏ lẻ các sản phẩm có giá trị hàng hóa thấp. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cũng như cơ hội của các sản phẩm gốm khi gia nhập WTO đang là vấn đề được chính quyền địa phương và các hộ sản xuất phải quan tâm tới. Mục tiêu cuối cùng phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống này, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Vậy hiện tại khả năng cạnh tranh của gốm Phù Lãng như thế nào? Và làm thế nào để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của gốm Phù Lãng?
Để góp phần giải đáp những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :”Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”
Nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển làng nghề, giữ gìn các văn hóa cổ truyền và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu đề tài để nhằm đưa ra cách nhìn đầy đủ về sức cạnh tranh sản phẩm từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu làng nghề gốm Phù Lãng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về làng nghề, sản xuất gốm và năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa
Đánh giá thực trạng sản xuất gốm Phù Lãng trong thời gian qua
Đánh giá năng lực cạnh tranh của gốm Phù Lãng
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của gốm Phù Lãng
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chính của làng nghề, của các hộ làm gốm ở xã Phù Lãng theo quy mô khác nhau.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Đề tài chủ yếu đi sâu điều tra, khảo sát các hộ sản xuất gốm trên địa bàn xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Điều tra một số hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động sản xuất, năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề.
Về thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2007 đến tháng 8/2008 với số liệu điều tra nghiên cứu tập trung trong 3 năm (2005-2007)
2. Cơ sơ lý luận và thực tiễn
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ...
2.1.1.1. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia [28]
Năng lực cạnh tranh đã trở thành một trong những quan tâm của chính phủ và các ngành sản xuất trong mỗi quốc gia. Theo M. Porter, có nhiều cách giải thích vì sao một số quốc gia thành công và một số thất bại khi cạnh tranh trên quốc tế. Mặc dù các cách giải thích này thường mâu thuẫn nhau, và không có một lý thuyết chung nào được chấp nhận.
Một số cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lãi suất...Tuy nhiên một số quốc gia lại có mức sống dân cư tăng lên mặc dù bị thâm hụt ngân sách cao như Nhật, Italia và Hàn Quốc (Micael, 1985). Một số khác cho rằng năng lực cạnh tranh là một hàm số của lao động dồi dào với mức lương thấp. Tuy vậy một số nước như Đức, Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển lại có mức thu nhập rất cao trong khi họ thiếu lao động và giá nhân công rất cao.
Kết quả của năng lực cạnh tranh của quốc gia là sự tăng trưởng ổn định của năng suất và cải thiện mức sống của dân cư nước đó.
Micheal E. Porter với mô hình Kim cương (Diamond Model) trong phân tích lợi thế cạnh tranh lại cho rằng các yếu tố (các mũi nhọn của kim cương) tạo nên sự cạnh tranh của một quốc gia gồm có (i) chiến lược, cơ cấu công ty/doanh nghiệp, sự cạnh tranh; (ii) điều kiện cầu; (iii) các điều kiện nguồn lực cho sản xuất và (iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các yếu tố trên có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tuy nhiên yếu tố chính phủ và sự thay đổi cũng được đưa vào ảnh hưởng đến cả bốn yếu tố trên. Mô hình này thường để phân tích đánh giá sức cạnh tranh của môt quốc gia trong một ngành công nghiệp nhất định, hoặc sức cạnh tranh của một địa phương cho một ngành sản xuất nhất định.
Trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M.Porter (1990), chúng ta thấy ông đã tập trung vào việc giải thích những vấn đề trên. Với lý thuyết này, M.Porter cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế. Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh cuả một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không phải chỉ thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc chính phủ tạo ra. Với cách nhìn nhận như vậy, M.Porter (1990) cho rằng bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là :
1.Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách cuả quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới một phần là do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước, luôn suy nghĩ và hành động mang tính chiến lược.
2.Các điều kiện về phía cầu: Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chẳng hạn như ngành chế biến thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Hoa Kỳ là những người đòi hỏi tốc độ và sự thuận tiện nhất thế giới.
3.Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ trợ. Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí và chất lượng. Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô. Ví dụ như ngành sản xuất máy tính của Hoa Kỳ là ngành đầu đàn vì các công ty có nhiều sáng kiến trong ngành công nghiệp bán dẫn, vi xử lý, hệ thống điều hành và dịch vụ vi tính
4.Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động, vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành và của các quốc gia. ở đây chúng ta nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực trời cho ban đầu. Chẳng hạn như ngành sản xuất thép ở ấn Độ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ không có tài nguyên về sắt hoặc than, mà bởi vì họ có công nghệ sản xuất tốt.
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà người ta tìm thấy bốn yếu tố cơ bản trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà chính phủ nên tập trung nỗ lực của họ nhằm để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
2.1.1.2. Năng lực cạnh tranh của một ngành sản xuất và của doanh nghiệp
Một trong các yếu tố trọng tâm chúng ta quan tâm là giải thích vì sao các công ty trong một nước lại có thể cạnh tranh một cánh thành công với các công ty nước ngoài trong cùng một ngành sản xuất. Hay ngành công nghiệp của nước này lại thành công hơn so với nước khác khi tham gia trên thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một ngành chịu ảnh hưởng của sự cộng tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành đó.
Vậy để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành chắc chắn phải có lợi thế cạnh tranh dưới dạng (i) chi phí thấp hơn hoặc (ii) tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm mà có thể được bán với giá cao hơn.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp/hãng là khả năng doanh nghiệp/hãng đó có thể duy trì và củng cố vị trí của nó trên thị truờng nội địa và quốc tế. Năng lực cạnh tranh liên quan đến các vấn đề về nguồn lực và chất lượng của các nguồn lực này, và cách thức tổ chức sử dụng chúng.
Các hãng đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua hành động đổi mới: công nghệ mới và cách thức quản lý, làm việc mới. Kết quả của sự đổi mới này là thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, phương pháp tiếp thị mới, hay một cách thức mới trong đào tạo. Đôi khi sự đổi mới thường liên quan tới các ý tưởng thậm chí không phải là mới, và luôn liên quan đến các đầu tư vào kỹ năng, kiến thức, tài sản, nguồn lực và thương hiệu sản phẩm.
Trong một số trường hợp, sự đổi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh qua việc nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới hay một phân khúc thị trường mà các đối thủ khác không để ý tới. Nếu doanh nghiệp nắm bắt nhanh hơn cơ hội này thì sự đổi mới này đã tạo ra tính cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó.
Một khi doanh nghiệp/công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới, nó có thể duy trì lợi thế này bằng cách cải tiến không ngừng vì sự đổi mới này thường bị các đối thủ các làm theo. Ví dụ các công ty của Hàn Quốc đã kịp thời nắm bắt khả năng của các đối thủ ấn Độ trong sản xuất hàng loạt các đồ điện tử, hay các công ty của Braxin đã có thể lắp ráp và thiết kế giày bình thường để cạnh tranh với các đôi giày của Italia. Do vậy cách thức duy nhất duy trì lợi thế cạnh tranh là nâng cấp lợi thế này, chuyển sang các loại sản phẩm/dịch vụ tinh tế hơn và phức tạp hơn.
2.1.1.3. Phân biệt lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh [34]
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Adam Smith trong tác phẩm của mình " Của cải của các dân tộc" xuất bản lần đầu tiên năm 1776 đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế và lợi ích của nó đối với các quốc gia. Nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn (có hiệu quả hơn) so với nước B và nước B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với nước A, thì lúc đó, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia. Trong trường hợp này, mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối (đây là lợi thế mà quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn (hoặc năng suất lao đông cao hơn) một cách tuyệt đối so với quốc gia khác và nhập khẩu mặt hàng có đặc điểm ngược lại) về sản xuất từng loại mặt hàng cụ thể. Nhờ có chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi thương mại mà cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.
a. Các giả thiết của mô hình
Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với các giả thiết sau đây:
* Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng
* Thương mại hoàn toàn tự do
* Chi phí vận chuyển là bằng không
* Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia
*Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường
* Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không đổi
b. Lợi ích từ chuyên môn hóa và trao đổi
Thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải ở mỗi nước được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam
Sản phẩm
ấn Độ
Việt Nam
Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)
2
6
Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)
5
3
Khi chưa có thương mại, thế giới bao gồm hai thị trường biệt lập với hai mức giá tương quan (hay tỷ lệ trao đổi nội địa) khác nhau. Mỗi nước đều sản xuất cả hai mặt hàng để tiêu dùng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ấn Độ là nước có hiệu quả cao hơn (lợi thế tuyệt đối) trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn vị thép, nước này chỉ cần 2 giờ công lao động. Ngược lại, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải vì để sản xuất một đơn vị vải Việt Nam chỉ cần 3 giờ công lao động, trong khi đó ấn Độ lại cần đến 5 giờ công lao động. Khi đó, theo quan điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, ấn Độ nên tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa sản xuất vải, và hai nước thực hiện trao đổi hàng hóa với nhau để thu được lợi ích.
Động cơ chủ yếu của thương mại giữa hai nước là ở chỗ, mỗi nước đều mong muốn tiêu dùng được nhiều hàng hóa với mức giá thấp nhất. Do giá vải ở Nhật cao hơn giả vải ở Việt Nam (tính theo chi phí lao động) nên ấn Độ có lợi khi mua vải từ Việt Nam thay vì tự sản xuất trong nước. thương mại còn có thể làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối.
Bảng 2.2. Sản lượng vải và thép khi chưa có thương mại quốc tế
ấn Độ
Việt Nam
Thế giới
Thép
Vải
Thép
Vải
Lao động
60
60
60
60
Năng suất lao động (giờ công/đv sản phẩm)
2
5
6
3
Khối lượng sản phẩm
30
12
10
20
Thép
40
Vải
32
Thực vậy, giả sử ấn Độ và Việt Nam mỗi nước có 120 công lao động, và số lượng lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất thép và vải. Trong trường hợp tự cung, tự cấp, ấn Độ sản xuất và tiêu dùng 30 đơn vị thép và 12 đơn vị vải, còn Việt Nam sản xuất và tiêu dùng 10 thép và 20 vải.
Khi lao động phân bố lại trong mỗi nước, cụ thể là tất cả 120 lao động ở ấn Độ tập trung vào sản xuất thép và 120 lao động Việt Nam vào ngành sản xuất vải, thì sản lượng của toàn thế giới là 60 thép và 40 vải.
Bảng 2.3 Sản lượng vải và thép khi có thương mại quốc tế
ấn Độ
Việt Nam
Thế giới
Thép
Vải
Thép
Vải
Lao động
120
0
0
120
Năng suất lao động (giờ công/đv sản phẩm)
2
5
6
3
Khối lượng sản phẩm
60
0
0
40
Thép
60
Vải
40
Rõ ràng là, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, sản lượng của toàn thế giới tăng lên không chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước như trong trường hợp tự cung tự cấp mà còn dôi ra một lượng nhất định. Vì vậy, mỗi nước có thể tăng lượng tiêu dùng cá nhân cả hai mặt hàng và do đó trở nên sung túc hơn.
Tóm lại, lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa và trao đổi giữa các quốc gia, mà còn được coi là công cụ để các nước gia tăng phúc lợi của mình. Mô hình thương mại nói trên có thể giúp giải thích cho phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể là, nếu một quốc gia không có được điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng càphê, chuối... thì buộc phải nhập khẩu các sản phẩm này từ nước ngoài. Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cần dựa trên một khái niệm có tính chất khái quát hơn - đó là khái niệm về lợi thế so sánh do David Ricardo đưa ra lần đầu tiên năm 1817.
Lý thuyết lợi thế so sánh
a. Khái niệm về lợi thế so sánh
Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng khác nhau (hay nói cách khác, sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối), thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Trong mô hình lợi thế tuyệt đối ở trên, thép được sản xuất rẻ hơn ở ấn Độ so với ở Việt Nam do sử dụng thời gian lao động ít hơn. Ngược lại, vải được sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn ở ấn Độ tính theo số lượng lao động được sử dụng. Tuy nhiên, nếu một nước, chẳng hạn, ấn Độ có hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai mặt hàng, theo quan điểm lợi thế tuyệt đối thì ấn Độ có lợi thế khi xuất khẩu cả hai mặt hàng. Thế nhưng, đây không thể là một giải pháp dài hạn, bởi lẽ ấn Độ không hề mong muốn nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ Việt Nam. Điểm quan trọng ở đây không phải là hiệu quả tuyệt đối mà là hiệu quả tương đối trong sản xuất vải và thép: ấn Độ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng chỉ có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn; ngược lại, Việt Nam bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức bất lợi nhỏ hơn. Một cách khái quát, lợi thế so sánh là lợi thế mà một quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thể hiện tương quan thuận lợi hơn những mặt hàng khác xét trong mối quan hệ với quốc gia bạn hàng và nhập khẩu những mặt hàng có đặc điểm ngược lại. Cụ thể là, một quốc gia thuận lợi (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất cả hai mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn. Ngược lại, một quốc gia bất lợi (không có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có độ bất lợi nhỏ hơn.
b. Mô hình đơn giản của Ricardo về lợi thế so sánh
Trở lại mô hình thương mại giữa ấn Độ và Việt Nam ở phần trước với các giả thiết cơ bản của mô hình vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải có sự khác biệt theo Bảng dưới đây:
Bảng 2.4 Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam
Sản phẩm
ấn Độ
Việt Nam
Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)
2
12
Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm
5
6
Các số liệu cho thấy, ấn Độ cần ít thời gian lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng, nhưng điều này không cản trở quan hệ trao đổi thương mại có lợi cho cả hai nước. Cụ thể là, tỷ lệ về chi phí lao động để sản xuất thép ở ấn Độ so với Việt Nam chỉ bằng 1/6, trong khi đó tỷ lệ tương ứng đối với sản xuất vải là 5/6. Điều đó chứng tỏ : ấn Độ có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng mức độ thuận lợi về sản xuất thép lớn hơn mức độ thuận lợi về sản xuất vải nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép. Với cách lập luận tương tự, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức độ bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức độ bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải.
Lợi thế so sánh của mỗi nước có thể được xác định thông qua so sánh các mức giá cả tương quan của thép và vải. Giá cả tương quan giữa hai mặt hàng là giá cả của một mặt hàng tính bằng số lượng mặt hàng kia. Trong mô hình Ricardo giá cả tương quan được tính thông qua yếu tố trung gian là chi phí lao động. Trên cơ sở các số liệu trong bảng trên có thể tính được các mức giá tương quan của thép và vải như trong bảng dưới đây. Giá tương quan của thép và vải ở ấn Độ và Việt Nam tương ứng là:
1 thép = 0,4 vải và 1 thép = 2 vải
1 vải = 2,5 thép và 1vải = 0,5 thép
Sản phẩm
ấn Độ
Việt Nam
Thép (1 đơn vị)
0,4v
2v
Vải (1 đơn vị)
2,5t
0,5t
Như đã chỉ ra ở trên, xét theo giác độ tuyệt đối thì ấn Độ có hiệu quả hơn Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng nước này chỉ có lợi thế so sánh về thép, và điều này có thể thấy được qua so sánh giá tương quan của thép ở ấn Độ so với ở Việt Nam, cụ thể là thép ở ấn Độ rẻ hơn so với Việt Nam. Tương tự, vải ở Việt Nam rẻ hơn so với ấn Độ nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải. Nếu mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn trong việc sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi với nhau thì cả hai đều trở nên sung túc hơn.
Thực vậy, nếu ấn Độ chuyển 5 giờ công lao động từ ngành vải sang sản xuất thép thì sẽ có 2,5 đơn vị thép được làm ra và khi bán 2,5 đơn vị thép này sang Việt Nam với mức giá quốc tế là 1 thép = 1 vải thì ấn Độ sẽ thu về 2,5 đơn vị vải, nhiều hơn 1,5 đơn vị vải so với trường hợp tự cung tự cấp. Tương tự, nếu Việt Nam dùng 12 giờ công lao động để sản xuất 2 đơn vị vải thay vì sản xuất 2 đơn vị thép và bán sang ấn Độ đổi lấy 2 đơn vị thép thì Việt Nam sẽ có lợi 1 đơn vị thép.
Từ ví dụ đơn giản trên, có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như sau: "Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất ra với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia."
Như vậy, các giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết về lợi thế so sánh không thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa các quốc gia, không có lợi thế kinh tế theo quy mô, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các quốc gia. Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và sự chuyên môn hoá dựa vào nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho một quốc gia đạt được sự thịnh vượng. Trong một thế giới mà thị trường phân khúc, có sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về công nghệ, hàng rào bảo hộ ngày càng tăng,...dường như lý thuyết lợi thế so sánh không đủ để giải thích tại sao các công ty lại thành công trên thị trường thế giới và đạt được mức tăng trưởng cao. Khi đó,người ta dùng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh đề cập đến một cách tiếp cận mới nhằm để trả lời những câu hỏi sau: Tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong khi một số doanh nghiệp khác thì thất bại trong một ngành? Chính phủ cần phải làm gì để cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế?
2.1.1.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các yếu tố quyết định
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn.
Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.
Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự khác biệt của sản phẩm.
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
- Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí:
- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm.
- Tính cạnh tranh về giá cả.
- Khả năng thâm nhập thị trường mới.
- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh ngày càng phong phú hơn.
Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn định, giá cả sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm.
2.1.1.5 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là: đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều, số lượng cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Nhưng cũng chính nhờ sự cạnh tranh._., mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng xuất lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi ngành, doanh nghiệp đều phải tự mình vận động để đứng vững trong cơ chế này. Cơ chế thị trường mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Hiên nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song cũng buộc các doanh nghiệp có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, hội nhập kinh tế chính là khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
Thách thức hàng đầu khi hội nhập kinh tế thế giới là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào thuế quan bảo hộ cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Chính vì vậy, các ngành;doanh nghiệp phải không ngừng tăng vốn đầu tư, luôn đổi mới công nghệ, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh. Thách thức nữa là hàng hóa và dịch vụ sẽ ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức về thị trường cả trong nước và ngoài nước, nắm bắt tập quán, luật kinh doanh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao nó sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong việc:
Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Kích thích sản xuất phát triển ổn định
Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.[29]
2.1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa
Dựa vào các tiêu chí sau:
Thị phần sản phẩm đó trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, thị phần càng lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm đó càng mạnh.
Để tồn tại và có sức cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp phải chiếm được một phần của thị trường, qua đó đánh giá được sức cạnh tranh sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như điểm mạnh điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Vị thế tài chính: có tầm quan trọng tối cao trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp. Khả năng nguồn tài chính mạnh được đánh giá bằng năng lực cạnh tranh. Đó là: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay, mức dự trữ và hiệu suất lợi tức cổ phần doanh nghiệp, các hệ số thanh khoản, các hệ số hoạt động, các chỉ số sinh lợi...
Khả năng nắm bắt thông tin: doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ các thông tin, bao gồm các thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ cùng loại, thông tin về tình hình cung cầu và giá cả, thông tin về công nghệ mới thích hợp, thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh,....
Chất lượng sản phẩm và bao gói: người tiêu dùng khi mua hàng trước hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. trong điều kiện hiện tại, chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng”. Đó cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng, giữ gìn tạo dựng chữ tín tốt nhất, khi tiếp cận hàng hóa cái mà người tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì mẫu mã, vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó, làm cho người tiêu dùng quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn.[15]
Hàng hóa dù đẹp và bền đến đâu cũ sẽ bị lạc hậu trước những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó, người sản xuất phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện về chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng, độc đáo, hấp dẫn người mua. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ uy tín sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật hàng giả lẫn lộn.
Giá cả sản phẩm và dịch vụ: giá phải đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Bảng giá đưa ra cần phải trả lời được câu hỏi rất cơ bản: với giá đó thì người tiêu dùng chấp nhận được không?
Kênh phân phối: được coi là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, sản phẩm và giá cả là hai yếu tố quyết định những giá trị cơ bản giành cho khách hàng ở khâu sản xuất còn phân phối là yếu tố đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng và cách đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, thông qua những dịch vụ khách hàng. Trong xu thế tiêu dùng hiện tại, giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng, nếu mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng chiếm lĩnh thị trường, tức là quyết định thắng lợi trong cạnh tranh.
Truyền tin và xúc tiến: tùy theo mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khác nhau mà các doanh nghiệp có chi phí này cao hay thấp. Khi xem xét tỷ lệ chi phí cho marketing so với tổng doanh thu ta thấy, chỉ tiêu này cao mà doanh nghiệp vẫn duy trì mở rộng được thị phần so với mục tiêu đã đề ra thì có nghĩa là việc đầu tư cho marketing là hiệu quả.
Năng lực nghiên cứu và phát triển(R&D): bao gồm cân nhắc về các thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm mới, nghiên cứu và triển khai được tổ chức ra sao (theo định hướng thị trường hay theo công nghệ), R&D hữu hiệu cho phép có được sứ mạnh trong đổi mới cong nghệ, có ưu thế trong giới thiệu sản phẩm mới thành công, cải tiến cập nhật liên tục sản phẩm. Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem như là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế về sự khác biệt: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm, lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
2.1.1.7. Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm
* Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất.
- Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, tăng trưởng nhanh phu thuộc vào khả năng của khu vực tài chính trong việc huy động và phân bố có hiệu quả tín dụng vào sản xuất các sản phẩm. Ngoài ra lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng sản xuất sản phẩm chủ lực.
- Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển các sản phẩm chủ lực. Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực.
- Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của các sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu với bên ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.
- Bối cảnh quốc tế như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trở thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến các mặt thuận lợi, những cơ hội cũng như những thách thức cho cạnh tranh của các sản phẩm.
* Các nhân tố thuộc môi trường vi mô:
- Các nhà cạnh tranh tiềm tàng với quy mô sản xuất, sự khác biệt của sản phẩm, quy mô vốn, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường là nguy cơ cạnh tranh cần xét tới.
- Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ, quy mô đối thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính khác biệt sản phẩm.
- Áp lực từ sản phẩm thay thế có cùng công năng phụ thuộc vào mức giá, nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
- Áp lực từ nguồn cung cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh
- Áp lực từ phía khách hàng buộc tập trung thỏa mãn khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàng cao.
2.1.2. Những vấn đề chung về Sản phẩm gốm
2.1.2.1. Khái niệm
Có những khái niệm khác nhau về sản phẩm gốm như:
- Sản phẩm gốm là những sản phẩm được làm từ những loại đất sét khác nhau và được nung trong lò gốm
- Sản phẩm gốm là những sản phẩm do những người thợ thủ công ở các làng nghề bằng đôi bàn tay khéo léo của mình sản xuất ra và được nung tới nhiệt độ 1100oc
- Sản phẩm gốm là những sản phẩm được sản xuất cơ bản bằng thủ công, có xương gốm bằng đất sét, được nung trong lò tới 11000c và phục vụ vào những mục đích khác nhau của con người.
2.1.2.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm gốm
Hầu hết, đồ gốm đều được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm bằng đất sét trắng hoặc đỏ và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay hoặc bằng khuôn đúc, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác tại địa phương theo kinh nghiệm cổ truyền.
ở những làng nghề khác nhau thì sản xuất ra những đồ gốm có những nét đặc trưng riêng: có loại cốt đầy, chắc và khá nặng, thô mộc, trầm ấm. Có loại cốt mỏng thanh, nhẹ. Lớp men phủ bề mặt cung có những nét khác nhau, có loại thì thô sần, có loại thì hào nhoáng bóng bẩy. Về mầu men cũng được sử dụng khác nhau. Có vùng sử dụng mầu nâu, da lươn, xanh ngọc,... Có vùng sử dụng loại men rạn, men tinh, men xám,...[2]
Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm như sau:
- Gốm mỹ nghệ bao gồm: tranh gốm, gạch trang trí, lọ hoa, tượng, đốn ngủ, chậu cây cảnh,...
- Gốm gia dụng bao gồm: chum, vại, chậu, bát, đĩa, âu, lọ, vò, ấm, chén...
- Gốm tín ngưỡng bao gồm: bát hương, bình hương, tiêu quách...
- Gốm xây dựng: ống nước, gạch men,...[1]
2.1.3 Lý luận về làng nghề
2.1.3.1 Quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề
+ Quan niệm về làng nghề
Làng nghề (còn gọi là làng thủ công nghiệp): là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn.
Hiện nay, cả nước có trên 2000 làng nghề truyền thống: làng nghề dệt Vạn Phúc, làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ...Trong đó trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 62 làng nghề: làng nghề gốm Phù Lãng, làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, làng nghề đúc đồng Đại Bái,..[18]
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: làng nghề là một hình thức sản xuất đặc thù trong nông thôn. Đại bộ phận người dân trong các làng nghề là sản xuất phi nông nghiệp. Họ tận dụng được thời gian rảnh rỗi, nông nhàn bằng các công cụ sản xuất giản đơn nên làng nghề thường phát triển các nghề thủ công. Đây là hình thứ phân công lao động xã hội trong nông thôn. Theo xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội thì các nghề thủ công của các làng nghề dần dần tách khỏi nông nghiệp và trở thành các hoạt động kinh tế độc lập của hộ gia đình[10]. Như vậy, làng nghề được hình thành trên cơ sở phát huy nội lực kinh tế(nhất là vốn, lao động, kinh nghiệm quý báu của cha ông) của hộ nông dân và hợp tác kinh doanh trong cộng đồng dân cư nông thôn, tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển ngành nghề với nông nghiệp để phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Làng nghề phát triển là một bộ phận cấu thành của sự phát triển kinh tế ở nông thôn, là một trong số giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu và làm cân đối nền kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
Khi nghiên cứu về làng nghề, một số nhà kinh tế cho rằng: việc phát triển làng nghề là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nó không chỉ là việc của bản thân các làng nghề mà là sự nghiệp chung cho con người hiện đại hóa đất nước.
Việc khôi phục và phát triển các làng nghề hiện nay cần phải có cuộc điều tra, khảo sát về hiện trạng và tiềm năng của các làng nghề trong cả nước, trên cơ sở đó mới tìm ra các giải pháp hữu hiệu.
+ Phân loại làng nghề
Theo sự hình thành làng nghề
Làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với sản phẩm độc đáo riêng của mình và được nhiều người biết đến. Giá trị của sản phẩm truyền thống và của sản phẩm phục chế bao gồm cả chi phí vật chất, yếu tố tinh thần giữ gìn sản phẩm truyền thống của quê hương và cả kinh nghiệm đúc rút qua nhiều thế hệ, yếu tố lành nghề trong sản phẩm.
Làng nghề mới được hỡnh thành do yêu cầu của phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống người dân, trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương nhất là nguồn lao động. [18]
Theo chủng loại sản phẩm
Làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng: làng gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng Kỵ...
Làng nghề sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp: làng rèn sắt Đa Hội,...
Làng nghề chế biến nông lâm sản: láng rượu Vân, tương Bần, kẹo La Phù,...Hiện nay các làng nghề này đang gặp khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vấn đề đảm bảo nguyên liệu sạch cho sản xuất, công nghệ bảo quản lâu dài, việc dùng hóa chất đúng quy định,...cũng là vấn đề nan giải cần giải quyết.
2.1.3.2. Đặc điểm phát triển các làng nghề
Đặc điểm về sản phẩm: sản phẩm thường mang tính chất thủ công, có nét đặc sắc riêng mà các sản phẩm khác không thể có về giá trị nhân văn cao (bí quyết nhà nghề) và bản sắc dân tộc. Sản phẩm mang tính chất truyền thống từ đời này sang đời khác. Hình thức sản phẩm đẹp, chất lượng tốt hơn các nơi khác cùng sản xuất ra loại sản phẩm đó. Chính đặc điểm này đã giúp sản phẩm của các làng nghề tồn tại, phát triển lâu dài và đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đặc điểm về kỹ thuật: Công cụ và công nghệ mang tính chất tiểu thủ công, quy trình sản xuất được truyền lại dưới dạng kinh nghiệm, hao tốn nhiều lao động, chủ yếu lao động đơn giản và bàn tay khéo léo của nghệ nhân qua kinh nghiệm lâu đời. Tuy cùng một loại sản phẩm nhưng ở mỗi địa phương, thậm chí mỗi nghệ nhân lại tạo ra sản phẩm có nét độc đáo riêng. Trong vài năm gần đây, sự phát triển của công nghiệp đã cơ giới hóa được một số khâu của quá trình sản xuất ngoài những khâu cần bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Máy móc đã thay thế sức người làm cho năng xuất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm hạ. Đó là sự vận dụng kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại.
Đặc điểm về nguyên liệu: nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ở các làng nghề thường không có sẵn mà hầu hết phải đi mua từ bên ngoài. Trong những năm gần đây, nhờ hệ thống giao thông phát triển và cơ chế quản lý thị trường hợp lý, thông thoáng nên việc cung ứng nguyên liệu, vật liệu trở nên kịp thời, linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Khi quy mô của sản xuất được mở rộng, nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm đòi hỏi sử dụng phải hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Đặc điểm về lao động: lao động chủ yếu là lao động trong gia đình, bao gồm cả người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động. Lao động chủ yếu là không được đào tạo kỹ thuật qua trường lớp mà thường vừa học vừa làm. Người học nghề phải tự quan sát học hỏi kết hợp với bác thợ cả hay nghệ nhân dạy bảo qua hình thức truyền miệng.
Đặc điểm về tổ chức sản xuất: chủ yếu là sản xuất nhỏ theo quy mô hộ gia đình, HTX thủ công. Ngoài ra còn một số hình thức khác như công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,...
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng, có khuynh hướng cho xuất khẩu, giá bán cao do sản phẩm tinh xảo đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm làng nghề càng có điều kiện xuất hiện ở thị trường ngoài nước. Song thị trường nước ngoài yêu cầu rất khắt khe về chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm nên sản phẩm làng nghề cần được quan tâm đầu tư cao hơn nữa.
2.1.3.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển nông thôn
Tạo việc làm cho người lao động
Người nông dân sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, nên thời gian sản xuất thường kéo dài hơn thời gian thật sự lao động. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp có những lúc nhàn rỗi, dư thừa lao động. Khi sản xuất các sản phẩm của làng nghề sẽ tạo cho người lao động có việc làm trong thời điểm này. Từ đó lao động được sử dụng triệt để hơn trong gia đình. Có những làng nghề thu hút trên 60% lực lượng lao động ở nông thôn tham gia vào hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhờ đó, tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đạt khoảng 80%. Đặc biệt một số làng nghề truyền thống còn sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận.
Tăng thu nhập cho hộ gia đình
Ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm làng nghề sẽ có thêm nguồn thu cho hộ. Chính vì vậy phát triển làng nghề sẽ tăng thu nhập cho hộ. Từ đó tăng mức sống cho người dân nông thôn. Theo Ông Vũ Quốc Tuấn chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam thì thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000đ đến 1500.000đ/ tháng, cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất thuần nông.[30]
Khai thác vốn kỹ thuật của dân
Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của hộ. Tạo việc làm cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. các lao động chính thì trực tiếp sản xuất, các lao động phụ thì có thể làm các công đoạn bổ trợ cho sản xuất. Nhờ có phát triển ngành nghề truyền thống mà các quy trình sản xuất của ông cha từ xưa để lại không bị mai một mà ngày càng được cải tiến phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn
Kinh tế nông thôn cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp, chiếm khoảng trên 70%. Đa số là các hộ thuần nông, bên cạnh đó là có một số hộ kiêm ngành nghề và một số ít hộ làm dịch vụ. Theo đường lối của Đảng, phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế của địa phương, của vùng.
Tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông thôn ly nông nhưng không ly hương và làm giầu trên quê hương mình, làm giảm bớt làn sóng nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả nặng nề.
Thay đổi tập quán tư duy sản xuất
Khi người dân làng nghề tham gia sản xuất, sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa. Họ không còn tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp của người nông dân. Bởi vậy, mà người dân các làng nghề trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn trong việc bố trí sản xuất.
Tăng đóng góp cho ngân sách địa phương
Phát triển sản xuất ngoài tăng thu nhập cho chính hộ gia đình còn tăng thêm thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách cho địa phương bằng việc đóng thuế, giải quyết việc làm, du lịch làng nghề...
Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc
Vì làng nghề cổ truyền tạo nên những sản phẩm truyền thống với trình độ kỹ, mỹ thuật cao, kết tinh tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ, nhiều sản phẩm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn phản ánh một cách sinh động lối sống và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người Việt và được truyền từ đời này sang đời khác.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Sản xuất đồ gốm trên thế giới
Trung Quốc
Nghề gốm sứ Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, người Trung Quốc thường gọi nghề gốm sứ là nghề “ đốt lò”, cái lõi làm đồ gốm phần lớn là hình vòng, các đồ gốm thường là chum, hũ, ấm, chõ đồ cơm...
Thời cổ mọi người đã thích nằm loại gối bằng gốm cho mát, gối gốm còn là của hồi môn, trẻ em cũng thường gối đầu, trên gối thường có mấy chữ “ gối sống lâu”. Vào thời nhà Tống và nhà Đường(thế kỷ 7- 13) trở lại đây, có các loại gối gốm ba mầu, gối tráng men có hoa văn, gối tráng men trắng.
Đĩa cá vùng sơn Đông: chiếc đĩa vẽ hình con cá xanh là sản phẩm lò nung sứ dân gian, trông đơn giản, dày dạn, dung tích tương đối lớn. Chiếc đĩa có hình con cá này vẽ bằng tay, con cá hình tròn này phù hợp với tạo hình, tuy nhiên tạo hình, công vẽ, lên màu, đều nung trên các lò khác nhau, dưới sự hoàn thành của các thợ khác nhau, cho nên hình con cá trên mỗi đĩa cũng khác nhau.
Bình cổ Giới Thủ: chủ đề là hình ảnh các nhân vật trong cốt truyện tuồng truyền thống, đó là các hình quan văn quan võ, vẽ trên diện tích rộng của lõi bình mầu đỏ. Chiếc bình trông đơn giản, miệng bình thẳng, cổ hơi hẹp, bụng bình to, không có những chi tiết rườm rà như loại gốm nung trong lò quan phủ, trông đơn giản và gần gũi.
Sứ Thanh Hoa: thịnh hành vào thời nhà Nguyên(1206- 1368), phục vụ hai đối tượng quan lại và thường dân. Đồ gốm có công nghệ cầu kỳ thường có mặt trong các nhà quan lại thương gia, đồ sứ thô thường dùng trong các nhà thường dân. Đồ sứ Thanh Hoa dân dã trông hoạt bát, mộc mạc, nét vẽ phóng khoáng tự nhiên. Hình ảnh đề tài đồ sứ Thanh Hoa rất rộng, với hình ảnh phản ánh đời sống xã hội và nhân vật trong tục ngũ, non nước chim muông thú vật, hoa lá quả cành, thơ từ văn chư, phù hiệu tốt lành, một số truyền thuyết, tình tiết tiểu thuyết, các nhân vật tuồng truyền thống được đưa vào trang trí cho đồ sứ một cách khéo léo, trông mới mẻ và độc đáo.
Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước có nghệ thuật gốm sứ phát triển nhất. Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng người làm nghề gốm mà còn thể hiện ở số lượng lớn những người yêu thích nghệ thuật này. Môn nghệ thuật lấy hồn từ thiên nhiên, đất đai làm nguồn sáng tạo. Dưới bàn tay của những con người này, nghệ thuật gốm sứ Nhật đã cho thấy sự phát triển vô cùng phong phú về thể loại. Không kể đến những đồ gốm sứ ứng dụng trong công nghiệp, chúng ta có thể thấy sự phát triển đa dạng của các phong cách gốm ở những nhà làm gốm cá nhân mang bản sắc sáng tạo riêng, hoặc những nghệ nhân làm gốm thiên nhiên về ứng dụng hoặc sáng tạo trên cơ sở kỹ thuật và hình dạng gốm truyền thống, hay những nhà làm gốm chú tâm vào hình khối không quan trọng tính ứng dụng...Nghệ thuật làm gốm chỉ lấy các chất liệu từ đất, tuy nhiên những dòng gốm độc đáo theo từng vùng trên cơ sở phát huy chất liệu riêng có của vùng đó lại rất phát triển. Các lò gốm có thể tìm thấy ở khắp các nơi trên đất Nhật Bản, nhiều nhất là vùng Kanto cho đến miền Tây. Nơi đây có nguyên liệu đất tốt, và có thể kiếm cây làm nguyên liệu rất dễ dàn. Đất và đá là nguyên liệu gốm, mang đặc trưng thổ nhưỡng của từng vùng, nhiệt độ lò và phong cách biểu hiện tác phẩm cũng khác nhau, kỹ thuật làm đồ gốm sứ luôn phát huy những đặc trưng này được tôi luyện, mài giũa qua thời gian và trở thành nét truyền thống.
Đồ gốm Bizen, nguyên liệu là loại đất có nhiều thành phần sắt, không sử dụng men để phát huy tối đa đặc trưng của chất đất nơi đây. Từ thời Muromachi (1336- 1573) các tác phẩm gốm sứ Bizen đã được sử dụng trong nghệ thuật trà đạo và tới nay vẫn được sử dụng, gần như không có gì thay đổi. Giới hạn địa lý không bị bó hẹp. Oribe là loại gốm trước đây chỉ sản xuất tại vùng Seto và Mino, nhưng ngày nay mở rộng trên phạm vi nhiều vùng khác, tạo nên vẻ đẹp hiện đại mới cho Oribe quyện trong nét truyền thống của gốm sứ Seto – Mino...
Hàn Quốc
ở Hàn Quốc, vào thời đồ đá mới đã bắt đầu sử dụng đồ gốm, đến thời Tam Quốc đồ gốm đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống bình thường.
Đồ gốm Hàn Quốc ngày một phát triển tinh xảo với sự thể hiện của nhiều kiểu hoa văn phong phú, đa dạng sau này đến thời Cao Ly (918 – 1329) đồ sứ đã phát triển hoàn thiện và chính thức thay thế đồ gốm, với những phương pháp chế tác tương đối giống nhau, sản phẩm gốm sứ nói chung đều có ưu điểm như không thấm nước, bền và tiện dụng. Vào thời đại này đã có sự xuất hiện của sứ xanh và cũng bắt đầu từ đây đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của nền văn hóa gốm sứ. Đỉnh cao của sản phẩm gốm sứ giai đoạn này là nghệ thuật trạm khảm cùng sự xuất hiện tiêu biểu của sứ xanh.
Sau thời đại Cao Ly là đến thời Triều Tiên (1392 – 1910), tại thời điểm này đồ gốm sứ Hàn Quốc đã phát triển cao hơn với sự ra đời của sứ trắng và sứ cát xanh. Nếu so sánh với thời đại Cao Ly thì đồ gốm, sứ giai đoạn này có hoa văn giản tiện hơn và bề mặt thô ráp hơn. Sau đó, chính kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ tại thời kỳ này đã được truyền bá rộng rãi sang Nhật.
Ngày nay, vẫn còn rất nhiều làng nghề truyền thống sản xuất đồ gốm, sứ tại Hàn Quốc.
Sứ xanh: là nhưng sản phẩm sứ có bề mặt mang mầu xanh nhạt. Trong quá trình chế tạo, các nghệ nhân sử dụng chất phụ gia có chứa thành phần sắt trắng lên bề mặt sản phẩm có nổi mầu xanh nhạt như mầu ngọc. Thời cổ, người ta hy vọng có thể dùng sứ xanh để thay thế ngọc, những hoa văn trên đồ sứ xanh đều rất tinh tế, sống động, bề ngoài trông như thật và luôn là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Những bức họa về mây trời, đầm sen hay liễu rủ đều là biểu tượng về một thế giới vĩnh hằng của người Hàn Quốc cổ xưa.
Sứ trắng: màu trắng trong suốt được tạo nên bằng cách người ta quét một lớp phụ gia lên trên bề mặt đất sét màu trắng ban đầu. Quá trình chế tạo sứ trắng cũng như sứ xanh, khởi đầu từ thời Cao Ly nhưng đến thời Triều Tiên mới phát triển hưng thịnh. Gọi là sứ trắng bởi vì bản thân sản phẩm luôn mang một màu trắng tinh khiết, nhưng đôi khi người ta vẫn pha thêm màu xanh Lam hoặc mầu sữa. Sứ trắng là biểu trưng cho khí chất thanh tao hay cuộc sống thanh bần không màng danh lợi, kim tiền. Bởi thế, người ta hay gặp những bức họa hình rồng, hoa mẫu đơn, cây tùng, hoa mai hay con hạc trên các sản phẩm sứ trắng.
2.2.2 Sản xuất đồ gốm ở Việt Nam
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển đồ gốm ở Việt Nam
Thời nguyên thủy
Từ thời nguyên thủy con người đã biết chế tạo ra đồ gốm. Bắt nguồn từ sự quan sát những cục đất sét bị nung trong đống lửa hay đám cháy rừng, người ta nặn thử rồi đem nung... và cứ như thế người ta học dần cách làm các đồ vật bằng gốm: nồi nấu thức ăn, vò đựng lương thực và hạt giống,...
Thời kỳ Vua Hùng
Những tư liệu về sản xuất đồ gốm ở thời kỳ dựng nước ở nước ta, ngày nay thu thập được khá phong phú. Những di vật gốm đã góp phần quan trọng vào việc khám phá ra các giai đoạn phát triển của nền văn minh cổ xưa. Đồ gốm thời Hùng Vương gồm nhiều loại hình khác nhau. Chủ yếu là dùng trong sinh hoạt và một số dụng cụ sản xuất như các nồi hình cầu, đáy thường lồi hay lõm lên phía trên một ít hoặc đáy bằng, các loại vò, bình, chậu, bát đĩa, chì lưới, bàn xoa,...tất cả những loại đồ gốm này đều thuộc loại gốm thô. Chất liệu làm đồ gốm là đất sét pha cát khá mịn và vụn bã động vật. xương gốm thanh nhẹ nhưng dễ thấm nước và bở. Hiện nay những di tích về lò nung chưa phát hiện nhiều. Ở di chỉ khảo cổ xã Thiệu Dương(Thiệu Hóa) thuộc lưu vực sông Chu, sông Mã người ta đã phát hiện hai lò nung có kích thước lớn. Lò có miệng, thành và cửa, miệng lò tròn đường kính từ 1.5 đến 2m. Trong những lò này còn một số đồ gốm chưa nung hoặc nung dở dang nằm lẫn lộn với tro, than gỗ.
Thời An Dương Vương
Nghề làm đồ gốm đã mở rộng sang khu vực sản xuất các vật liệu xây dựng. Nhìn quy mô của thành Cổ Loa còn lại đến ngày nay, có thể nói lúc đó đã có những công trình thủ công lớn để cung cấp gạch ngói và các vật liệu khác.
Thời kỳ Bắc thuộc
Từ đầu thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Việt Nam bước vào thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm. Vào thời kỳ này nghề gốm tiếp tục phát triển. Ngoài loại gốm thô, đã xuất hiện gốm tráng men, nửa sành, nửa sứ.
Nghề nấu thủy tinh ở nước ta được phát triển từ thế kỷ 3. Lúc ấy người thợ thủ công Việt Nam đã chế tạo được các loại bình, bát bằng thủy tinh mầu tím, màu xanh rất đẹp. ở nhiều mộ cổ thuộc thời kỳ này người ta gặp những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh.
Thời kỳ phong kiến
Năm 1010 nhà Lý dời đô ra Thăng Long đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Trước hết là nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Chùa Một Cột xây dưng năm 1049 có hai ngọn tháp lớn lợp bằng ngói sứ trắng. Đồ sứ đã dùng khá phổ biến. Ngoài ấm chén, đĩa bát bằng sứ, người ta làm cả ngói sứ. Các đồ gốm sứ không nghững phong phú về loại hình mà còn được chế tạo tinh xảo. Nhưng sản phẩm này thường được tráng men nâu, men ngọc, men trắng ngà. Nhiều đồ gốm có trang trí hình khắc chìm hay nổi rất công phu, tỷ mỉ.
Thời đại ngày nay
Ngày nay, với cuộc sống hiện đại con người vẫn sử dụng đồ gốm làm vật dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: ấm chén bằng gốm, chum vại để đựng nước, niêu đất để nấu cơm - kho cá,...Đặc biệt sản phẩm gốm mỹ nghệ phát triển rất mạnh ở các làng nghề, đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại sản phẩm. Mỗi một sản phẩm là một cá thể được tạo ra bởi sự sáng tạo của bàn tay và khối óc của các nghệ nhân, tạo ra được những đường nét hấp dẫn nhưng vẫn mang đặc trưng chung của gốm cổ truyền, cùng với sự thăng hoa của tạo hóa, là sự tri ân giữa đất và người. Hiện nay, sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đem lại giá trị xuất khẩu rất lớn cho các làng nghề, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người sản xuất.
Như vậy, gốm rất gần gũi với đời sống con người, từ xa xưa người ta đã coi đó là đồ dùng hàng ngày lại đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí...Chúng ta có thể bắt gặp gốm ở bất kỳ đâu từ chốn cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân dã. Có lẽ rất ít thứ vật dụng nào lại chiếm được vị trí quan trọng như gốm, người ta dùng gốm làm vật dụng trong gia đình. Những chum, vại, chậu, bìn._.bsite này để có thêm thông tin. Có thể tải một đoạn phim trực tuyến (bằng nhiều ngôn ngữ), giới thiệu sâu về di sản Phù Lãng và các kỹ năng cũng như sản phẩm gốm để thu hút người mua và người tiêu dùng. Cần phải thành lập Hiệp hội gốm Phù Lãng để thông qua hiệp hội các nhà sản xuất của làng nghề nắm bắt được thông tin về các cuộc nghiên cứu, phát triển, xu hướng, tin tức và sự kiện về ngành gốm khắp thế giới. Sự phát triển của Bảo tàng Phù Lãng như đã đề xuất sẽ vừa bảo tồn và công bố tài năng và sản phẩm của người dân Phù Lãng, đó là một nghiệm vụ dài hạn.
Quảng bá với khách hàng nước ngoài
Xác định cơ sở khách hàng (không phải là người mua) hiện tại là một nhiệm vụ ngắn hạn quan trọng. Ai mua sản phẩm Phù Lãng ? Hiểu được ai là người tiêu dùng cuối trong những thị trường quốc tế khác nhau rất quan trọng để đáp ứng mong muốn và nhu cầu về mặt thiết kế, màu sắc, chất lượng và giá cả của sản phẩm người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có nhu cầu và khiếu thẩm mỹ khác nhau. Kiến thức về khách hàng cuối và cửa hàng họ mua sản phẩm, thương hiệu họ thích, sẽ giúp Phù Lãng xác định và phân biệt được người mua mục tiêu trong cùng cơ sở dữ liệu khách hàng. Khảo sát về người mua và người tiêu dùng để nhận diện tổng quan và khu vực cần phát triển. Một điều vô cùng quan trọng là hiểu được tại sao người tiêu dùng thích sản phẩm Phù Lãng để nâng cao và kế thừa các thành công, cần thiết phải biết khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng cách marketing các sản phẩm của Phù Lãng với những người mua quốc tế bằng các cơ sở dữ liệu khách hàng tương tự dựa vào các kết quả khảo sát, người mua ở Mỹ và các thị trường lớn khác (bao gồm Nhật bản, Hàn Quốc và Châu âu) nên được xác định vào chiến dịch quảng bá cho nhóm mục tiêu bằng cách gửi thư, internet hoặc đường khác, cố gắng xác định các khách hàng quốc tế chính để đem lại lợi nhuận cho ngành. Chiến dịch quảng bá cùng với việc cung cấp thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất phải nhấn mạnh truyền thống gốm sứ và lực lượng lao động có kỹ năng của Phù Lãng. Các hoạt động marketing nên thể hiện lợi thế cạnh trạnh để phân biệt Phù Lãng với những hãng cạnh tranh khác. Những nhà sản xuất cần trưng sản phẩm gốm Phù Lãng ở các cuộc triển lãm thương mại lớn và mời người mua đến thăm làng bằng cách tổ chức triển lãm “Ngày mở cửa hàng năm” cho những nhà xuất khẩu. “Ngày mở cửa hàng năm nên trưng bày những mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu khách đến xem, dựa trên các kết quả khảo sát về người mua. Có thể tổ chức chương trình khuyến mại cho các khách hàng hiện tại giúp họ hưởng chiết khấu.
Hướng tới thị trường nội địa
Người tiêu dùng Việt nam sẽ có nhiều nhu cầu hơn và tinh tế hơn vì họ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn các sản phẩm chất lượng khi các thị trường mở. Sản phẩm Phù Lãng trong thị trường nội địa sẽ phát triển khi thu nhập tăng
Không nên đưa các sản phẩm chất lượng kém vào thị trường địa phương vì người tiêu dùng Việt nam sẽ cho rằng chất lượng Phù Lãng rất kém. Không rõ ràng xác định việc sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp được phân phối qua toàn bộ nhà sản xuất hay đây là hậu quả phổ biến của một số nhà sản xuất có kỹ năng và kiểm soát chất lượng ở mức độ thấp hơn. Nếu là vì lý do sau thì nên khuyến khích một vài nhà sản xuất này chuyển hướng tập trung vào các ngành công nghiệp liên quan hoặc hỗ trợ. Trong chiến lược ngắn hạn và trung hạn, các sản phẩm có chất lượng thấp hơn có thể đóng gói và dán nhãn bán hàng “seconds”để tăng doanh thu trong khi không tạo phảm cảm cho hình ảnh chất lượng thấp. Ví dụ như có thể đánh dấu hàng “Seconds” bằng một nhãn giấy.
Hiện nay những nhà sản xuất Phù Lãng nhỏ quá phụ thuộc vào những nhà bán buôn không có chuyên môn về đồ gốm hoặc tập trung vào các nhà sản xuất hay kiểu dáng cụ thể nào đó. Vì những người bán buôn không hiểu sản phẩm nên hạn chế khả năng người tiêu thụ phân biệt các nhà sản xuất Phù Lãng và tìm những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của họ. Do người bán buôn không có chuyên môn nên họ không tạo ra nhu cầu cho những sản phẩm đặc biệt và họ chỉ bán bất cứ thứ gì tiêu thụ tốt. Nhiều nhà bán buôn giảm giá để thu hút khách hàng và cạnh tranh với nhau, khiến cho giá bán và lợi nhuận thấp và không ổn đinh. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều khi họ bán lỗ. Bán hàng có hệ thống và tiện lợi qua hệ thống phân phối ổn định của các nhà buôn chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ tăng doanh thu bán hàng cho những nhà bán lẻ, duy trì tính ổn định về giá và phát triền hơn nữa về thương hiệu. Phù Lãng nên gần gũi hơn với người mua Việt Nam trong thị trường nội địa. Để giới thiệu thêm cho thị trường nội địa về các nhà sản xuất và chất lượng Phù Lãng, nên mở Phòng trưng bày sản phẩm gốm Phù Lãng ở Hà nội và TP Hồ chí minh. Một phòng trưng bày sạch sẽ, phân loại theo thương hiệu của nhà sản xuất sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về các thương hiệu khác nhau ở Phù Lãng và giúp xây dựng thương hiệu lâu bền. Người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm có chất lượng cao. Một phòng triển lãm sạnh sẽ, dán nhãn và trưng bày gọn đẹp (hàng hóa nên được xếp gọn) sẽ quảng bá Phù Lãng như một nhà sản xuất của các sản phẩm chất lượng.
4.4.2.2 Nâng cao Chất lượng
Phải xác định các vấn đề kỹ thuật như sau :
1) Nguyên liệu làm khuôn, chi phí và độ bền của khuôn ;
2) Cần thiết có sản phẩm/men bóng, sáng hơn ;
3) Quá trình nung nhanh hơn ;
4) Màu sắc đẹp hơn ;
5) Lò nung tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng lò nung hiệu quả, phương pháp xác định khi nào sản phẩm hoàn thành
6) Cần trao đổi thông tin với các trường đại học chất lượng, cần có sự tham gia của sinh viên trong làng.
Người sản xuất cần đặt việc hạn chế khuyết điểm trên bề mặt sản phẩm làm ưu tiên hàng đầu để tạo chất lượng tốt hơn cho thị trường xuất khẩu và giảm chi phí nung sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Qua tìm hiểu có sự chênh lệch lớn giữa các sản phẩm chất lượng kỹ thuật tốt nhất và thấp nhất ở Phù Lãng. Nâng cao hiệu quả của quy trình có thể nâng cao chất lượng và giảm sản phẩm lỗi. Điều quan trọng để giải quyết vấn đề này là cần có sự hiểu biết tốt hơn về các nguyên vật liệu và các quy trình được sử dụng trong làng. Hiêu biết và quy trình tốt hơn sẽ giúp giải quyết tốt các vấn đề và tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn. Các nhiệm vụ đề xuất ngắn hạn bao gồm gửi nguyên vật liệu và mẫu sản phẩm tới trường Đại học có chuyên ngành gốm sứ để phân tích và đưa ra khuyến nghị. Thiếu tiêu chuẩn hóa quy trình sẽ dẫn đến giảm chất lượng và tính đồng bộ sản phẩm, điều này rất quan trọng để thu hút và duy trì những công ty mới. Có một nhu cầu cấp bách cho Phù Lãng về thiết bị phân tích cơ bản để giám sát sự biến đổi quy trình, nâng cao tính đồng bộ.
ở Phù Lãng có xu hướng sao chép các thiết kế hiện có, cơ bản vì làng cung cấp sản phẩm theo hợp đồng và đáp ứng nhu cầu của người mua. Điều này không khuyến khích tính sáng tạo và hạn chế việc kinh doanh ; người mua có thể ngại đặt hàng ở Phù Lãng vì họ sợ các thiết kế của họ sẽ bị sao chép. Cần có chủ trương giảm việc sao chép bằng cách nâng tiêu chuẩn và từ chối mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất sao chép các thiết kế hiện có. Cần xác định một số nhà sản xuất chất lượng thấp và động viên họ chuyển hướng sang các hoạt động liên quan và hỗ trợ trong ngành
Ví dụ: khi du lịch phát triển, sẽ có nhiều cơ hội ở Phù Lãng về hướng dẫn du lịch, bán thực phẩm và sản phẩm khác, giáo viên dạy nghề gốm và các xưởng sản xuất hướng tới khách du lịch, v.v
Các hãng sản xuất và gia đình không sản xuất hoặc không thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nên được khuyến khích chuyên môn hóa vào ngành công nghiệp hỗ trợ để giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm Phù Lãng như: sản xuất khuôn đúc, bao bì đóng gói, dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ khác
4.4.2.3 Khuyến khích năng lực sáng tạo của lực lượng lao động
Đây là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết ở Phù Lãng. Ngày càng nhiều thợ gốm lành nghề trong làng chuyển vào miền Nam, thậm chí ra Bát Tràng làm việc để có thu nhập cao hơn. Những thợ lành nghề này rất quan trọng đối với việc duy trì di sản của làng Phù Lãng và họ có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo. Điều cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn này là tạo một môi trường làm việc thu hút và khuyến kích những thợ thủ công đó làm việc tại làng mình với đúng ngành nghề gốm truyền thống. Các kỹ năng và truyền thống làm gốm ở Phù Lãng là sức mạnh chính của ngôi làng và cần phải được bảo tồn. Mức độ kỹ năng của nghệ nhân Phù Lãng là rất cao, tuy nhiên mức độ kỹ năng ở đây vẫn còn chênh lệch quá lớn giữa những người làm nghề trong làng. Cần phải duy trì các kỹ năng ở cấp độ cao và các kỹ năng còn kém thì cần phảm khắc phục.
Thiết bị phân tích để kiểm tra chất lượng và tính đồng bộ của các sản phẩm Phù Lãng là một giải pháp nâng cao chất lượng cần thiết. Phù Lãng không nên phụ thuộc vào việc kiểm tra tiến hành ở nườc ngoài mà có thể tự tiến hành được trong chính ngôi làng này. Cần phải đẩy mạnh mối liên kết với các cơ sở đào tạo và kỹ thuật để hỗ trợ các thiết bị kiểm tra. Cần dạy tiếng Anh, kỹ năng marketing và dịch vụ chăm sóc khách hàng đi đôi với kỹ năng kỹ thuật, nhằm nâng cao khả năng của lực lượng lao động phục vụ người mua và khách du lịch nước ngoài.
Về lâu dài, cần phát triền trung tâm đào tạo thường xuyên để đánh giá các học viên và xây dựng một chương trình cấp bằng kỹ năng cho toàn bộ thợ thủ công Phù Lãng. Một số học viên có thể đăng ký tham gia học các kỹ năng cơ bản trước khi học nghề với các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, trong khi các thợ thủ công khác có thể nâng cao kỹ năng hiện có của họ. Cần lưu ý rằng trung tâm đào tạo này không được xây dựng để thay thế chương trình đào tạo cấp bằng đại học, mà cung cấp cơ hội phát triển kỹ năng ở những lĩnh vực nhất định với chi phí thấp.
4.4.2.4 Liên kết với các cơ sở thiết kế, R&D và giáo dục
Việc phát triển mối quan hệ với các nguồn lực bên ngoài về mặt thiết kế và kỹ thuật sẽ giúp làng nghề tiếp cận được với những nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị và sáng tạo thiết kế mới nhất, đồng thời cung cấp nguồn lực nhà tư vấn và thu hút sinh viên.
Trước mắt, làng nghề nên phát triển mối quan hệ lâu dài với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực gốm sành, gốm sứ. Ví dụ như:
+ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà nội
+ Đại học Bách Khoa Hà nội
+ Một số trường của nước ngoài có chuyên ngành gốm
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội sẽ cung cấp cả về lý thuyết và chuyên môn thực tế cùng với môi trường sáng tạo để mở rộng khả năng thiết kế trong làng. Đây là trường đào tạo nhiều ngành mỹ thuật trong đó có gốm sứ và có một xưởng gốm thuận tiện cho việc đào tạo, thử nghiệm thiết kế và ra mẫu đầu tiên.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, kết hợp với một trường đại học quốc tế có thể cung cấp khả năng kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế lò nung, xây dựng, tiêu chuẩn hóa và vận hành.
Việt Nam đang trở thành điểm thu hút lớn đối với du học sinh của các nước. Phát triển các du khách này thành một nhóm trọng điểm sẽ là phương thức hữu hiệu cho các nhà sản xuất Phù Lãng để nhận được các phản hồi về sản phẩm (thiết kế, chất lượng, giá cả và trưng bày), kỹ năng bán lẻ và các kinh nghiệm chung cho Phù Lãng từ các nhà doanh nghiệp tiềm năng.
Tiến hành các khóa du học nước ngoài và tiếp nhận các du học sinh đến với nước mình là một phương pháp tốt giúp các nhà sản xuất nắm bắt được các sáng kiến mới nhất về xu hướng trong ngành công nghiệp gốm sứ quốc tế.
Các nhiệm vụ dài hạn bao gồm hợp tác hơn nữa với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu để phát triển các chương trình của nhà tư vấn địa phương và các sinh viên thực tập. Các nhà sáng chế có thể dành thời gian thậm chí cư trú tại Phù Lãng để gặp các nhà sản xuất và cung cấp những hiểu biết về mặt kỹ thuật. Các nhà tư vấn cũng có thể làm giảng viên khách mời và tổ chức các hội thảo tại trung tâm đào tạo Phù Lãng.
Các tổ chức sinh viên sẽ cung cấp kinh nhiệm giá trị về ngành nghề cho những sinh viên về kỹ thuật và thiết kế gốm sứ. Những kinh nghiệm này cũng sẽ khuyến khích những sinh viên mới tốt nghiệp dùng kỹ năng và nhiệt huyết của họ để giúp sức cho sự phát triển xa hơn của sản phẩm gốm Phù Lãng.
4.4.2.5 Phù Lãng – Điểm đến du lịch
Phù Lãng là một làng nghề truyền thống thuộc huyện Quế Võ có quốc lộ 18 chạy qua, thuộc tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, rất thuận lợi cho khách du lịch đến Hạ Long - Việt Nam ghé qua làng nghề. Làng nghề nên đẩy mạnh phát triển về du lịch và quảng bá Phù Lãng với thế giới.
Điều quan trọng là làng nghề nhận ra cơ hội gia tăng lượng khách du lịch đến với Việt Nam hàng năm. Khách du lịch đến Phù Lãng càng nhiều và làng nghề nên giữ vững xu hướng này và phát triển ngành gốm theo hướng thu hút khách du lịch đến đây, làm phong phú các hiểu biết của khách du lịch về Phù Lãng. Nếu được quản lý tốt, ngành du lịch phát triển sẽ không chỉ tăng doanh thu bán hàng cho khách du lịch qua mạng lưới bán lẻ mà còn cung cấp nguồn thu nhập cho các gia đình không tham gia vào sản xuất gốm. Sự phát triển bền vững về du lịch nên là mục tiêu để ngành du lịch không phá hủy các di sản hay môi trường tự nhiên của Phù Lãng và các nhà sản xuất không bị tách khỏi công việc chính của họ. Để Phù Lãng có hiểu biết về các khách du lịch và khách du lịch hiểu biết về Phù Lãng thì trước hết, làng nghề nên phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Khi tiến hành các công việc thu hút khách du lịch, làng nghề nên nắm bắt được ai là khách du lịch hiện tại của họ và ai là khách du lịch tiềm năng để xác định các nhu cầu của những khách du lịch này và cách đáp ứng họ. Do đó, nhiệm vụ trước mắt nên bắt đầu bằng việc tiến hành khảo sát các khách thăm quan hiện tại ở Phù Lãng để biết được cách khách du lịch khám phá về Phù Lãng, tại sao họ đến, họ có thấy hứng thú với việc tìm hiểu, thăm quan của mình ở đây không, họ thích những gì và không thích những gì ở Phù Lãng, đóng góp của họ về sự phát triển và các đề xuất để thu hút thêm khách nước ngoài. Dựa theo kết quả của khảo sát này, các ý tưởng bổ sung cho việc tăng cường du lịch và có thể xác định cách để quảng bá Phù Lãng.
Để quảng bá hình ảnh Phù Lãng và để khách thăm quan tìm hiểu thêm về lịch sử của làng này, nên xây dựng một cuốn sách quảng cáo giới thiệu Phù Lãng – Điểm đến du lịch. Lịch sử về ngôi làng này nếu được trình bày lôi cuốn sẽ có thể làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm trong suy nghĩ của khách hàng, những người không biết về lịch sử vẻ vang của Phù Lãng.
Cuốn sách quảng cáo này nên có thêm bản đồ, lịch sử về làng, thông tin về quá trình sản xuất gốm và các ảnh của các nghệ nhân đang làm việc. Để thu hút khách du lịch, nên quảng bá cuốn sách quảng cáo này cho họ trước khi họ đến Phù Lãng.
Làng nghề nên thành lập danh sách liên hệ với những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có (như khách sạn, đại lý du lịch, quán cà phê...) ở Hà nội để giới thiệu cuốn sách quảng cáo này và kiểm tra tính hiệu quả của nó trong việc thu hút khách du lịch và phổ biến thông tin. Khi sách quảng cáo đã được xây dựng, mức phân phối của nó sẽ ngày càng lớn hơn để bao gồm các công ty hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên khắp quốc gia và các đại lý du lịch thế giới gửi khách hàng đến Việt Nam. Làng nghề nên thành lập một danh sách liên hệ với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để được trợ giúp. Nên để sách quảng cáo này ở các cửa hàng tại Phù Lãng.
Trong khi các du khách đến Phù Lãng để hưởng thú vui mua sắm đồ gốm thì nhiều du khách muốn được xem quá trình sản xuất đồ gốm (bao gồm: sơn, tráng men,...). Làng nghề nên xác định một nhà sản xuất mà du khách có thể quan sát các nghệ nhân ở các công đoạn sản xuất khác nhau mà không ảnh hưởng đến công việc của họ. Nhiều du khách cũng muốn được hiểu biết nhiều hơn về lịch sử của Phù Lãng và sản xuất gốm ở Việt Nam. Cần có các đĩa giới thiệu về quá trình sản xuất gốm, nói về việc khai quật đồ gốm ở mọi miền đất nước nên được bán ở Phù Lãng.
Công việc trung hạn bao gồm triển khai các biện pháp thu hút du khách. Nên trình bày cho khách du lịch những lớp đồ gốm với thời lượng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sở thích và lượng thời gian của du khách. Các biện pháp tiềm năng bao gồm lớp học hai hoặc ba giờ về làm gốm giúp du khách tự tạo sản phẩm riêng của họ bằng chính đôi tay mình (với chi phí rẻ), hoặc là cung cấp những sản phẩm gốm để du khách có thể trang trí hàng loạt đồ gốm chưa được tráng men). Trong các trường hợp này, đồ gốm có thể được nung qua đêm và chuyển cho du khách tại khách sạn ở Hà nội hoặc ở Phù Lãng.
Làng nghề nên duy trì mối quan hệ với những nhà hoạt động trong lĩnh vực du lịch để tiếp thị các hoạt động của họ. Mọi tài liệu marketing nên bao gồm bản đồ chi tiết của Phù Lãng để du khách có thể tìm được nơi họ định tới trong làng. Để bản đồ này trở nên hữu ích, các tên của đường Làng nên được ghi rõ và phải ghi tên đường ở Phù Lãng. Khi du khách đi bộ qua làng, cố tìm địa điểm nào đó, họ sẽ phụ thuộc vào các biển hiệu của đường Làng để giúp họ tìm đường.
Cần phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nhu cầu của du khách. ít nhất phải có một nhà hàng phục vụ ăn uống nhỏ, bao gồm các món của Việt Nam và nước ngoài (du khách có thể khám phá và thưởng thức các hương vị khác nhau). Các nhà đầu tư nên xây dựng nhà khách hoặc khách sạn nhỏ để du khách có thể nghỉ lại qua đêm khi họ tham dự lớp học 2-3 ngày về gốm sứ và những người mua thăm quan cùng các cố vấn kỹ thuật có thể nghỉ lại khi họ công tác ở đây.
Kế hoạch dài hạn bao gồm xây dựng khách sạn và thành lập trung tâm và bảo tàng du lịch di sản Phù Lãng. Khi du khách đến thăm quan những di tích lịch sử, họ thích được ngắm các bảo tàng thể hiện lịch sử của nơi đó và so sánh với hiện tại. Trong trường hợp của Phù Lãng, trung tâm du khách nên có phòng trưng bày hấp dẫn thể hiện quá trình, từ bắt đầu đến kết thúc, của sản xuất gốm. Nên có phòng trưng bày về lịch sử Phù Lãng và sản xuất gốm ở Việt Nam, giải thích quá trình sản xuất và thiết kế đã phát triển như thế nào qua thời gian. Một phòng trưng bày nhỏ hơn giải thích các câu chuyện về một vài thiết kế tiêu biểu và phòng trưng bày khác có thể tập trung vào màu sắc sử dụng trong tráng men và phương thức sản xuất truyền thống. Có thể bao gồm cả thuyết trình cùng với đồ trưng bày cho du khách về lịch sử của Phù Lãng hoặc lịch sử sản xuất gốm ở Việt nam. Trung tâm du khách cũng cung cấp nguồn đáng tin cậy về thông tin cơ bản như giải thích phương tiện vận chuyển, đặt thuê phòng và ăn uống. Cần đào tạo cho những người trực tiếp tiếp xúc với du khách một cách kỹ càng để đảm nhiệm các công việc của họ, bao gồm cả đào tạo Tiếng Anh.
4.4.2.6 Quy hoạch Tổng thể Làng nghề
Để đạt hiệu quả trên quy mô toàn quốc, ngành gốm sứ Phù Lãng phải phát triển theo nhóm tự nhiên. Khi các ngành công nghiệp hoàn thiện thành các nhóm, toàn bộ lợi ích chuỗi cung ứng: các mối quan hệ được thắt chặt, tính ổn định được nâng cao, hợp tác được tăng cường. Hợp nhất thành một khối, Phù Lãng sẽ sung sức hơn để phát triển ngành gốm. Người thực hiện nhiệm vụ này nên ở Phù Lãng và hiểu toàn bộ thành phần của chuỗi cung ứng.
Phát triển một tổ chức chung giữa các cơ sở sản xuất để tăng cường mối quan hệ, quảng bá quan hệ của làng nghề như dấu mốc về chất lượng và quảng bá các sản phẩm của Phù Lãng.
ở Phù Lãng có rất nhiều nhà sản xuất nhỏ, một số nhà sản xuất có sản phẩm rất cao và thiết kế độc đáo, số khác lại có chất lượng thấp và sao chép các thiết kế. Các chủ sản xuất sẽ nâng cao môi trường làm việc và hỗ trợ các nghệ nhân tập trung vào chất lượng và kỹ năng. Khi cùng kết hợp mua nguyên vật liệu sẽ giảm chi phí và cùng hợp tác sẽ cùng phát triển và nâng cao cơ hội thành công.
Vì làng nghề Phù Lãng được hình thành bởi nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, nên sự hợp tác còn hạn chế, nỗ lực còn rời rạc. Sự chuyên môn hóa có thể giảm tình trạng này, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Nên khuyến khích các hãng từ sản xuất trực tiếp sang các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Các hãng nên tập trung vào các dịch vụ chuyên biệt như sản xuất khuôn, sản xuất bao gói, vận chuyển và dịch vụ đào tạo. Thêm vào đó, các hãng có thể chuyển từ sản xuất sang dịch vụ du lịch và các đề xuất khác đã trình bày ở trên.
Tất cả các giải pháp hành động phải đi đôi với quy hoạch tổng thể làng. Điều quan trọng là phải có liên kết và hiệp lực giữa các chiến lược; chiến lược về cạnh tranh chỉ là một phần của kế hoạch phát triển làng.
Ngành gốm Phù Lãng có lịch sử hàng nghìn năm. Truyền thống này đem lại cho Phù Lãng những nhà sản xuất tài năng và lành nghề, những người tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo. Đối với toàn bộ các nền công nghiệp Việt Nam, ngành gốm Phù Lãng có cơ hội lớn để tiếp cận với thị trường quốc tế, nhờ công cuộc đổi mới.
Các chiến lược trên được xây dựng để tăng cường sức mạnh hiện có của Phù lãng (về truyền thống và kỹ năng) và lợi dụng các cơ hội mới (thị trường mở và ngành du lịch phát triển). Phù Lãng thực hiện những đề xuất trên, hướng tới nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề. Tất cả các sáng kiến để được thành công cần sự chung sức của các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, nhà đầu tư vào Phù Lãng và thực hiện theo nguyên tắc chủ đạo đó là bảo tồn di sản của Phù Lãng.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Phù Lãng là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh với sản phẩm là gốm Phù Lãng. Cùng với quá trình đổi mới, phát triển các làng nghề theo chủ trương của Đảng và nhà nước, nghề gốm ở Phù Lãng những năm gần đây đã có sự thay đổi trong tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đa dạng chủng loại sản phẩm, đặc biệt là gốm mỹ nghệ nên hiện nay sản phẩm gốm Phù Lãng không những tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu thị trường nước ngoài.
Nhờ việc đa dạng hóa các loại sản phẩm mà những năm qua số hộ làm gốm tăng nên bình quân hàng năm là 9,88%, số lao động làm gốm tăng 14,91% trong đó số lao động có tay nghề cao ngày một nhiều. Tổng giá trị sản lượng tăng bình quân 41,8%/năm, các dịch vụ có liên quan đến nghề gốm cũng tăng. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phù Lãng đã làm cho đời sống nhân dân có sự chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, việc sản xuất gốm ở Phù Lãng hiện nay vẫn chưa có người dẫn dắt, chưa hình thành được hiệp hội sản xuất gốm của làng nghề, vẫn mạnh ai lấy làm, sản xuất mang tính thụ động, chủ yếu khách hàng là người đi tìm làng nghề chứ không phải là làng nghề đi tìm khách hàng. Chưa có chiến lược sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược phát triển thị trường,... Chưa chú trọng đến việc xây dựng phát triển thương hiệu, mặc dù làng nghề có lợi thế là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời. Do đó, sức cạnh tranh của sản phẩm gốm Phù Lãng trên thị trường hiện nay còn yếu. Thể hiện ở mức độ thâm nhập thị trường thấp, giá bán sản phẩm cao, chi phí sản xuất cao, tuy sản phẩm có sự khác biệt với các loại gốm khác.
Chiến lược của gốm Phù Lãng trong thời gian tới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cần tập trung vào các khía cạnh sau:
Thứ nhất: cần đầu tư trang thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất như xây dựng lò nung bằng gas, sử dụng bàn xoay có gắn mô tơ điện thay thế bàn xoay đạp chân, một số loại sản phẩm có thể dùng khuôn đúc để giảm thời gian sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ hai: tiếp tục đẩy mạnh sự liên kết với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học có liên quan đến ngành gốm để tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm, nhiều chủng loại sản phẩm tạo ra sự khác biệt của sản phẩm của làng nghề so với nơi khác.
Thứ ba: cần đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, thành lập hiệp hội sản xuất gốm của làng nghề, xây dựng được thương hiệu gốm Phù Lãng.
5.2 Kiến nghị
Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gốm Phù Lãng là việc bảo tồn và phát triển làng nghề, đó cũng giúp cho phát triển kinh tế nông thôn một cách vững chắc. Qua việc điều tra, đánh giá cho thấy: trong điều kiện hiện nay, để nghề gốm truyền thống của Phù Lãng phát triển đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH-HĐH, chúng tôi đưa ra các kiến nghị.
Đối với cơ sở sản xuất
Một là, các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải giữ được tính truyền thống, những nét độc đáo trong kỹ thuật, thể hiện tính nghệ thuật trên sản phẩm của mình, để tạo ra sự khác biệt với những sản phẩm của các làng nghề khác, làm cho khách hàng nhận biết được đó là sản phẩm gốm Phù Lãng.
Hai là, cần phải chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, hiện đại hóa trong khâu sản xuất, tăng tính bền của sản phẩm, tăng giá trị sử dụng sản phẩm, quan tâm tới việc đào tạo lớp người kế cận nối tiếp các thế hệ trong sản xuất sản phẩm truyền thống.
Ba là, các cơ sở sản xuất phải đảm bảo được các mục tiêu: tăng sản lượng sản phẩm, sản xuất một số sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ bóng, độ sáng, tính tiện dung khi sử dụng sản phẩm,...phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đối với chính quyền địa phương
Thứ nhất, cần coi trọng nghề gốm truyền thống như là nghề chính của làng, nghề làm vinh dự cho cả làng.
Thứ hai, cần xác định được sản phẩm nào có khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng, giá trị thẩm mỹ. Sau đó triển khai xây dựng các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu một cách phù hợp.
Thứ ba, quy hoạch xây dựng thành công làng gốm Phù Lãng trở thành một trọng điểm du lịch làng nghề ở Bắc Ninh và của cả nước.
Đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan
Có những chính sách khuyến khích giúp đỡ vốn với lãi suất ưu đãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông.
Khuyến khích các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu quan tâm tới công nghệ kỹ thuật sản xuất mới dựa trên công nghệ sản xuất cổ truyền để vừa đảm bảo được sản xuất tốt vừa bảo vệ được môi trường.
Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa các nhà tạo mẫu, sáng tác với các cơ sở sản xuất trong việc nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, phối hợp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tạo ra sức cạnh tranh mạnh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Lê Khánh Hội (2007) “ Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở xã Phù Lãng, huyện Quyế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Trường trính trị Nguyễn Văn Cừ
Trần Đình Luyện (2005) “ Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh – thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy” Báo cáo đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc ninh
Trương Minh Hằng “ Gốm sành nâu ở Phù Lãng” Viện khoa học xã hội Việt Nam, NXB khoa học xã hội
Đinh Văn Ân (2003) “ Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ Việt Nam”, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu kinh tế quản lý Trung ương
Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển (1999) Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Chu Văn Cấp (2003) “ Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Niên giám thống kê huyện Quế Võ các năm 2005, 2006, 2007
Báo cáo của UBND xã Phù Lãng về tình hình thực hiện kinh tế xã hội các năm 2005, 2006, 2007
Đảng cộng sản Việt Nam (2006) “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X” NXB chính trị quốc gia
Nguyễn Thúy Hà (2000), “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu trong phát triển làng nghề truyền thống ở xã Ninh Hiệp-Gia Lâm – Hà Nội”
Nguyễn Văn Lịch (2005), “Chính sách cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí kinh tế, tháng 4/2004
Viện sử học (2001), Lịch sử Việt Nam từ thời khởi thủy đến thế kỷ X, NXB khoa học xã hội, Hà Nội
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học thương mại – Hà Nội
Bùi Văn Vượng (1998), “Tinh hoa nghề nghiệp ông cha” NXB Thanh Niên, Hà Nội
Nguyễn Năng Phúc (2006), “Phân tích chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 8/2006
Bùi Văn Vượng (2000), “Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam”, NXB Thanh Niên, Hà Nội
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2002), “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB giao thông vận tải, Hà Nội Bùi Văn Vượng (1998), “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam” NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
Đinh Thị Hương (2004), “Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ vải lụa ở làng nghề Vạn Phúc – thị xã Hà Đông – tỉnh Hà Tây”, Luận án thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp I – Hà Nội
Hoàng Văn Hải (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí quản lý kinh tế, tháng 4/2004
Trương Quang Hùng, Phạm Thu Hương (2004), “Từ lợi thế so sánh đến lợi thế cạnh tranh”, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 2/2004
Nguyễn Bách Khoa (1999), “Giáo trình Marketing thương mại”, NXB giáo dục, Hà Nội
Trần Minh Ngọc (2000) “Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn đồng bằng sông hồng”, Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 9
Michael Poter (1985), “Lợi thế cạnh tranh”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
Nguyễn Bửu Quyền (2006), “Mục tiêu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải 5 năm 2006- 2010, Bản tin kinh tế, Số 111, tháng 3/2006
Lê Minh Quốc (1998), “Các vị tổ ngành nghề Việt Nam”, NXB trẻ, Hà Nội
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2000), “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam”, NXB Lao động, Hà Nội
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2002), “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, NXB giao thông vận tải, Hà Nội
Hải Đăng (2007), “Lợi thế cạnh tranh của quốc gia”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khóa 2006-2007
Đỗ Thị Huyền (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu”, Luận án thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp I – Hà Nội
Viet Nam Competitiveness Intiative (VNCI) (2003 May), Bat Trang ceramics competitiveness strategy, Final draft report, Ha Noi
Thương mại quốc tế (1998), Paul Krugman: Bản dịch của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh
management.net/methods_porter_điamon_model.html
Phụ lục
Một số hình ảnh minh hoạ
Nguyên liệu đất sét để sản xuất gốm
Nhiên liệu để nung gốm
Thợ gốm đang tô men vào sản phản phẩm
Những sản phẩm đã được phủ men
Đèn ngủ
Tranh gốm
Lọ hoa
Tượng gốm
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN VAN DIEP (NOP THU VIEN).doc