Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

Mục lục Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp..............14 Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA......................31 Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty………………………….....32 Bảng 2.3 Thực trạng kinh doanh công ty SONA giai đoạn 2005 - 2008………………………………………………………………………….38 Bảng 2.4 Doanh thu và lãi trước thuế giai đoạn 2005-2008………….39 Bảng 2.5 Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2005-2008…39 Bảng 2.6 So sánh chỉ tiêu năng l

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực cạnh tranh …………………………...42 Danh mục từ viết tắt TT Ký hiệu Nghĩa Tiếng anh Tiếng việt 1 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn kinh tế hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3 CĐ Cao đẳng 4 C.ty Công ty 5 CNKT Công nhân kỹ thuật 6 ĐD Đại diện 7 ĐH Đại học 8 ĐT Đầu tư 9 GENERALEXIM Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam 10 LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội 11 PGĐ Phó giám đốc 12 SONA International manpower supply and trade company Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại 13 TĐCM Trình độ chuyên môn 14 T.cấp Trung cấp 15 TVDH Tư vấn du học 16 UBND Uỷ ban nhân dân 17 VNĐ Đơn vị tiền tệ việt nam (đồng ) 18 VPĐD Văn phòng đại diện 19 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 20 XKLĐ Xuất khẩu lao động 21 XNK Xuất nhập khẩu Lời mở đầu Tính tất yếu Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của thời đại. Đó là một quy luật mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng phải tuân theo bởi chống lại điều đó chính là đã tự gạt mình ra khỏi thị trường kinh tế thế giới rộng lớn, gạt bỏ mọi cơ hội của thời đại và tự gây khó khăn, rào cản cho chính mình. Hội nhập kinh tế sẽ giúp các khoảng cách, rào cản giữa các quốc gia được san bằng. Các biện pháp cản trở sự xâm nhập của hàng hoá sẽ bị xoá bỏ biến thế giới trở thành một thị trường chung rộng lớn cho tất cả các quốc gia có thể tham gia. Trong thị trường chung này, các quốc gia nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển cũng sẽ có tiếng nói chung đóng góp vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Mọi chủ thể tham gia sẽ có quyền bình đẳng với nhau. Các mâu thuẫn xung đột sẽ được giải quyết thông qua quá trình đàm phán, thoả thuận giữa các bên nhằm hạn chế các xung đột. Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 80, kể từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ là nền kinh tế chung của nhân loại. Quá trình hội nhập đó được đánh dấu bằng những điểm nhấn như việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC… và mới đây nhất chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006. Quá trình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế đã đem đến nhiều cơ hội đên cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức được đặt ra khi đối thủ cạnh tranh của chúng ta là những công ty, tập đoàn nước ngoài với quy mô lớn, tác phong chuyên nghiệp. Để có thể tìm cách nắm bắt những cơ hội ấy và vượt qua mọi khó khăn thách thức thì các công ty của Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong một thế giới ngày càng phát triển hiện nay nếu chúng ta dừng lại đồng nghĩa với sự thụt lùi so với các công ty khác. Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam nói chung và những công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nói riêng là phải tiến hành những công việc gì để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA” làm đề tài cho chuyên đề của mình sau một thời gian thực tập tại Công ty. 2. Mục đích - Tìm hiểu những lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu, phương thức đánh giá năng lực cạnh tranh. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. Qua đó đề xuất một số giải pháp với công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: lĩnh vực XK hàng hóa của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. Phạm vi: chuyên đề chỉ đề cập đến lĩnh vực hoạt động XK hàng hoá của Công ty, và trong khoảng thời gian 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, phân tích số liệu , thu thập báo cáo, nghiên cứu tài liệu. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Hiện nay, cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, bao gồm cả cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, một quốc gia hay một khu vực, một nhóm liên quốc gia; sự khác biệt đó là đối với đối tượng sử dụng khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường còn với quốc gia đó chính là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và gia tăng phúc lợi xã hội. Có nhiều khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp được sử dụng trong các chương trình giảng dạy như: • Theo K.Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” • Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) thì cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. • Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua. Từ các khái niệm nêu trên có thể thấy rằng cạnh tranh chính là sự cố gắng nhằm giành lấy các điều kiện thuận lợi hơn các đối thủ khác trong một môi trường cạnh tranh, từ đó đạt được các mục tiêu đã đề ra. 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu thức sau: ♦ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh giữa người mua và người bán: loại hình cạnh tranh này hình thành dựa trên cở sơ thoả thuận giá cả của hàng hoá. Trong đó, người mua muốn mua được hàng hoá với giá thấp nhất, còn người bán thì mong muốn có thể bán với giá cao nhất. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: loại hình cạnh tranh này được hình thành dựa vào quan hệ cung-cầu trên thị trường. Trong trường hợp khi cung thấp hơn cầu rất nhiều thì cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, giá hàng hoá sẽ tăng cao do người mua phải chấp nhận giá để có thể mua được hàng. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những người cung cấp hàng hoá nhằm giành được khách hàng và thị trường. Cuộc cạnh tranh này sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá hạ xuống và chất lượng, mẫu mã của hàng hoá không ngừng được cải tiến theo thị hiếu của người tiêu dùng. Người bán nào không đủ năng lực sẽ bị đào thải khỏi thị trường. ♦ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp, nhà máy trong một ngành. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau, và kết quả của cạnh tranh sẽ dẫn đến sự phát triển của kỹ thuật sản xuất Cạnh tranh giữa các ngành: diễn ra giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Quá trình này sẽ dẫn đến sự phân bổ lại vốn đầu tư giữa các ngành, các dòng vốn sẽ di chuyển từ những ngành có lợi nhuận thấp sang những ngành có lợi nhuận cao. ♦ Căn cứ vào tình chất cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán khác nhau, trong đó không có người bán nào có đủ sức mạnh để khống chế giá cả của thị trường. Các sản phẩm được bán ra tương đồng với nhau. Do đó để cạnh tranh với các đối thủ khác thì người bán phải tìm cách giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, tạo ra được sự khác biệt so với những người bán khác nhằm chiếm lĩnh thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm sẽ gắn liền với hình ảnh và tên tuổi công ty. Do đó để có thể tiêu thụ được sản phẩm thì nguời bán cần phải tiến hành các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ kèm theo, ưa đãi về giá cả. Cạnh tranh độc quyền: trong trưòng hợp này giá cả trên thị trường sẽ không được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sẽ chỉ do một hoặc một ít người bán và họ sẽ khống chế giá cả. ♦ Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh phù hợp với luật pháp, với đạo đức kinh doanh, với các chuẩn mực xã hội. Các biện pháp cạnh tranh được xã hội chấp nhận và tiến hành công khai. Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào các hoạt động vi phạm pháp luật ( như buôn lậu hay trốn thuế). Đây là loại hình cạnh tranh vi phạm vào đạo đức kinh doanh và bị lên án. 1.1.3 Các công cụ cạnh tranh ♦ Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chính là một công cụ rất quan trọng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nó phản ánh sự thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, dẫn tới việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác. Trong điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và mức sống của người dân càng ngày càng được nâng cao thì giá cả đã không còn là yếu tố hàng đầu nữa mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Do đó để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác thì doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi, phát triển kỹ thuật và công nghệ của mình. Trường hợp này dẫn đến sự phát triển chung của cả ngành sản xuất và đem đến lợi ích cho người tiêu dùng khi ngày càng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. ♦ Cạnh tranh bằng giá sản phẩm Giá cả chính là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Các yếu tố có thể kiểm soát: là các yếu tố có thể tính được bằng tiền như các yếu tố đầu vào, giá thành nguyên, nhiên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí lưu động, tiền lương công nhân … • Các yếu tố không thể kiểm soát: là các yếu tố như quan hệ cung cầu trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước. Giá cả của hàng hoá được các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán hàng hoá của mình trên thị trường. Các chính sách định giá mà một doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: – Chính sách định giá thấp Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán hàng hoá thấp hơn so với giá thị trường. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, tình hình sản xuất và các biến động của thị trường mà có thể chia thành các cách sau: • Định giá bán thấp hơn giá thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận một mức lãi thấp hơn. Phương pháp này thường được áp dụng khi doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường hoặc trong các chiến dịch cạnh tranh với đối thủ. • Định giá bán thấp hơn giá thị trường và thấp hơn cả giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận bị lỗ. Cách này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mới khai trương hoặc nhân dịp khuyến mại. Tuy nhiên, nếu sử dụng không thích hợp sẽ dễ dẫn đến bị kiện do bán phá giá. – Chính sách định giá cao Đây là mức giá cao hơn mức cân bằng trên thị trưòng và cao hơn rất nhiều so với giá trị sản phẩm. Thường được áp dụng trong các trường hợp: • Đây là một sản phẩm mới vừa được tung ra thị trường, chưa có sự phản hồi từ phía khách hàng, do đó có thể áp dụng giá cao và điều chỉnh dần. • Doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường độc quyền ( có một hoặc một ít nhà cung cấp), áp dụng mức giá cao để thu được lợi nhuận độc quyền siêu ngạch. • Sản phẩm được tung ra nhằm mục đích phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, có nhiều đặc điểm tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại. • Sản phẩm không được chế tạo hàng loạt mà chỉ có số lượng rất ít hoặc duy nhất, chỉ có thể cung cấp thông qua đặt hàng trước. • Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng ( ví dụ thuốc lá), do đó áp dụng giá cao để giảm số người sử dụng và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế. – Chính sách định giá theo giá thị trường Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quan hệ cung cầu của thị trường và giá cả của các doanh nghiệp khác mà quy định giá bán sản phẩm của mình. Do không có sự hấp dẫn về giá nên trong trường hợp này các doanh nghiệp cần phải xúc tiến hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. – Chính sách giá phân biệt Cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp sẽ áp dụng các mức giá khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau: • Phân biệt theo lượng mua: khi khách hàng mua sản phẩm với số lượng càng lớn thì giá càng giảm hoặc mức chiết khẩu tăng. • Phân biệt theo chất lượng sản phẩm: cùng một loại sản phẩm sẽ được chia thành các mức chất lượng khác nhau nhằm phục vụ các tầng lớp khách hàng khác nhau. • Phân biệt theo phương thức thanh toán: với phương thức thanh toán ngay giá cả sẽ thấp hơn so với trả chậm. Giữa phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, trả bằng hàng hoá cũng sẽ có sự khác biệt về giá. • Phân biệt theo thời gian: đối với thời gian khác nhau, giá cả áp dụng cho sản phẩm sẽ thay đổi. ♦ Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm Để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của mình doanh nghiệp có thể tiến hành một số hoạt động như: tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia vào các liên kết kinh tế… Trong môi trường kinh tế hiện nay, mỗi một doanh nghiệp không những cần sản xuất tốt mà còn phải biết phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Có thể phát triển tốt mạng lưới này thị khả năng tiêu thụ sản phẩm mới có thể gia tăng. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp được chia thành 4 loại như sau: Bảng 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp (A) Người tiêu dùng Người bán lẻ Người sản xuất (Doanh nghiệp) (B) Người bán lẻ Đại lý (C) (D) Bán lẻ Đại lý Bán buôn (A): Kênh trực tiếp ngắn, từ tay người sản xuất đến thẳng tay ngưòi tiêu dùng. (B): Kênh trực tiếp dài, hàng hoá qua tay người bán lẻ. (C): Kênh gián tiếp ngắn, hàng hoá phân phối qua đại lý của doanh nghiệp sau đó mới đến tay những người bán lẻ. (D): Kênh gián tiếp dài, hàng hoá thông hệ thống đại lý, qua tay hệ thống những người bán buôn rồi mới đến hệ thống bán lẻ, phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm còn khá mới mẻ, lần đầu tiên được đề cập đến là ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985):”Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được ra đời; tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được sử dụng. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng các khái niệm này gắn kết với các quan niệm sau: • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một quan niệm rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sử dụng. Quan niệm này có sự hạn chế là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Quan niệm này mang tính định tính, không thể lượng hoá các yếu tố làm thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Michael Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Hạn chế của quan niệm này là chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Quan điểm này được khá nhiều tác giả của Việt Nam sử dụng. Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, tác giả Nguyễn Hữu Thắng đưa ra khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh không chỉ là một chỉ tiêu đơn lẻ, duy nhất mà mang tính tổng hợp, bao gổm nhiều chỉ tiêu cấu thành. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 1.2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, thường được sử dụng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đầu ra của doanh nghiệp, cho dù là cạnh tranh trong nước hay quốc tế. Chỉ tiêu này bao gồm 2 tiêu chí thành phần đó là thị phần và tốc độ gia tăng thị phần của doanh nghiệp. Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn thì đồng nghĩa với doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp khác và ngược lại. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hoặc là số lượng sản phẩm tiêu thụ được của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường, được tính qua công thức: Tp = D/D° * 100% Trong đó : Tp: thị phần của doanh nghiệp D : Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp D° : Tổng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ trên thị trường Công thức này có ưu điểm là tại một thời điểm nhất định, nó sẽ phản ánh rõ vị thế cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng có thể tính toán được. Trong trường hợp doanh nghiệp bé, mặt hàng cần xác định có thị phần quá ít hoặc trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó có thể tính được thị phần của mình tại thị trường nước ngoài. Mặt khác, chỉ tiêu này chỉ phản ánh được năng lực cạnh tranh tại một thời điểm trong quá khứ. Vì vậy, để có thể thấy được sự biến chuyển của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo tời gian, người ta thường xem xét sự biến đổi chỉ số thị phần của doanh nghiệp qua một số năm, thường là 3-5 năm. 1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tồn tại thông qua hoạt động sản xuất và bán sản phẩm của mình. Đó có thể là hàng hoá tiêu dùng, máy móc hoặc là những sản phẩm vô hình và các dịch vụ mà công ty cung cấp. Do đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, đến khả năng duy trì thị phần, duy trì và mở rộng quy mô doanh nghiệp, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh cao thì mới có thể có được năng lực cạnh tranh cao. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: • Chất lượng sản phẩm: ngày nay, khi mức sống của con người càng ngày càng được nâng cao, có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì giá cả không còn là yếu tố đầu tiên khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, thay vào đó sự quan tâm chuyển sang chất lượng của sản phẩm. Khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ một thêm tiền để mua một sản phẩm có chất lượng tốt hơn, sử dụng được lâu hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Điều này đòi hỏi cần phải có các cải tiến về kỹ thuật, tiến hành áp dụng các công nghệ tiên tiến. • Giá cả sản phẩm: khi mức sống nâng cao thì giá cả không còn là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới sự lựa chọn của khách hàng, tuy nhiên nó vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn. Cùng một sản phẩm, cùng một mục đích sử dụng, cùng một mẫu mã và chất lượng tương đồng với nhau, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ là lợi thế, sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thông qua các vụ kiện chống bán phá giá hay là việc các sản phẩm của Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thể thấy được một sản phẩm có giá thấp có lợi thế cạnh tranh như thế nào. Muốn giảm giá, doanh nghiệp cần phải có sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý sản xuất tốt và tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất và phát sinh. • Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: đây là chỉ tiêu phản ánh việc cung cấp hàng hoá cho khách hàng đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm, chất lượng phù hợp với đặt hàng ban đầu. Đây là một chỉ tiêu định tính. phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. • Sự khác biệt về sản phẩm: hiện nay, cùng một mục đích sử dụng sẽ có rất nhiều loại sản phẩm của các công ty khác nhau. Nếu chất lượng và giá cả của các sản phẩm này là khá tương đồng với nhau thì sản phẩm nào tạo ra được sự khác biệt, sự độc đáo sẽ có khả năng tiêu thụ tốt hơn. Như cùng một sản phẩm về sữa tươi, chúng ta có thể thấy trước đây phần lớn là các hộp sữa 180ml. Thời gian sau, có sự xuất hiện của hộp sữa 120ml, có khả năng tiêu thụ khá tốt bởi vì nó có thể tích phù hợp cho trẻ em, và những người chỉ muốn sử dụng ít sữa hơn hộp lớn 180ml. Đối với các sản phẩm khác cũng vậy, có thể tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm của mình, doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá hơn. • Dịch vụ đi kèm: các dịch vụ đi kèm với sản phẩm bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, hoạt động bảo trì và bảo hành sản phẩm. Dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, nhờ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng hoá. 1.2.2.3 Năng suất các yếu tố sản xuất Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chí phí trên đơn vị sản phẩm. Do đó, năng suất các yếu tố sản xuất là sự lượng hoá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, được thể thiện thông qua các chỉ tiêu cụ thể như sau: • Năng suất lao động: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình dộ tổ chức sản xuất – kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Năng suất lao động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động trung bình trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. • Hiệu suất sử dụng vốn: là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp • Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản: là tỷ số giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản hay tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. • Năng suất yếu tố tổng hợp: là nang suất của các yếu tố ngoài vốn và lao động, thường được hiểu là năng suất của yếu tố khoa học, công nghệ. Chỉ số này phản ánh trình độ công nghệ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2.2.4 Một số chỉ tiêu khác • Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp: hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tê ngày càng phát triển thì càng kéo theo nhiều biến động, nhiều thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có khả năng thích ứng cao và đổi mới nhanh chóng. Trước hết, doanh nghiệp phải thích ứng được với sự thay đổi về giá cả, nhu cầu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của thị trường cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp phải tiến hành các thay đổi, cải tổ lại bộ máy của mình để có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường, không ngừng gia tăng sức cạnh tranh để có thể duy trì và phát triển thị phần. Bên cạnh đó, việc hội nhập sẽ dẫn đến những thay đổi trong chính sách của chính phủ, sẽ không còn nhiều sự bảo hộ của chính phủ cho các doanh nghiệp trong nước, không còn những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài. Môi trường kinh doanh sẽ thay đổi không ngừng, các đối tác, đối thủ kinh doanh cũng sẽ thay đổi. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt, nhanh chóng có sự điều chỉnh hiệu quả. Đây chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào không từ thay đổi mình cho phù hợp với các yêu cầu của thị trường sẽ bị các quy luật thị trường đào thải. • Khả năng thu hút nguồn lực: khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo điều kiện cho hoạt động sản xuất – kinh doanh được tiến hành bình thường mà còn thể hiện năng lực cạnh tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Thông qua thu hút các đầu vào có chất lượng cao như nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, công nghệ hiện đại, nguyên, nhiên vật liệu … mà doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả sản xuất- kinh doanh. Đây là một tiền đề nhằm đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. • Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp: nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt, nhưng đồng thời với cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau thì sự liên kết, hợp tác cũng không ngừng phát triển. Trong điều kiện các nước đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh không cao thì liên kết chính là một giải pháp có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi xâm nhập thị trường nước ngoài hoặc đảm bảo duy trì thị trường trong nước, nếu một doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ thì sức cạnh tranh kém, nguồn lực ít sẽ dẫn đến sự thua kém đối với các doanh nghiệp nước ngoài và dễ dàng bị đào thải. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp liên kết thành các tập đoàn, các hiệp hội thì sẽ tạo ra được sức cạnh tranh to lớn. Chính vì vậy, khả năng liên kết, hợp tác được coi là tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời cũng là một tiêu chí định tính của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh 1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp ♦ Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp Có thể nói rằng năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt: – Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: được hiểu không chỉ là học vấn đơn thuần của một cá nhân, mà nó là tổng thể các kiến thức mà cá nhân đó lĩnh hội được. Những kiến thức này không chỉ bó hẹp trong phạm vi công việc, ngành nghề mà nó là tổng hợp các kiến thức về các ngành nghề khác nhau, từ các kiến thức về kinh doanh doanh nghiệp tới các kiến thức về ngân hàng, tài chính, pháp luật … Trước đây, khi nhắc đến trình độ của một cá nhân, thường người ta chỉ đề cập đến kiến thức, tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì có nhiều kỹ năng đang được đánh giá cao hơn cả trình độ chuyên môn. Đó chính là những ký năng về quản lý, sắp xếp công việc, thời gian, kỹ năng giao tiếp, phảt triển mối quan hệ cộng đồng. Những ký năng này tác động rất lớn tới hiệu quả công việc và được gọi là kỹ năng “mềm”. Do đó, ngày nay nó được xếp vào một trong những tiêu chí quan trọng khi đưa một cá nhân lên vị trị lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ quản lý chính là những người đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp và đưa ra các phương pháp để thực hiện. Chính vì vậy, trình độ của họ có tác động rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược. lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp … Các yếu tố này không chỉ tác động đến năng suất sản xuất mà còn tác động tới giá thành, chất lượng, uy tín của doanh nghiệp. – Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: được thể hiện qua việc sắp xếp, bố trí cơ cấu bộ máy quản lý cũng như phân định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận. Việc xây dựng một bộ máy quản lý theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu quả có ý rất quan trọng; đảm bảo cho các quyết định được hình thành nhanh chóng và chính xác, làm giảm chi phí quản lý và các chi phí trong sản xuất. Nhờ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. ♦ Công nghệ, thiết bị và trình độ kỹ thuật Công nghệ, thiết bị cũng như trình độ kỹ thuật được áp dụng có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ tiên tiến giúp cho việc rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; là yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Công nghệ còn tác động tới tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hoá, tự động hoá của doanh nghiệp. ♦ Trình độ lao động trong doanh nghiệp Trong quá trình phát triển, sản xuất của con người, lao động chính là yếu tố có tính quyết định nhất, có vai trò quan trọng trong cạnh tranh kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng nền kinh tế tri thức, Trong một doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Lao động cũng chính là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá quy trình sản xuất và đóng góp những sáng chế, cải tiến kỹ thuật .. giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó, trình độ của lao động có tác động lớn tới độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng tới năng._. suất và chi phí của doanh nghiệp, là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ♦ Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là quy mô vốn và khả năng huy động vốn; nó còn bao hàm cả khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Trước hết, năng lực tài chính gắn liền với vốn – là một yếu tố sản xuất cơ bản và cũng là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, cần phải huy động vốn kịp thời để đáp ứng các nhu cầu về vật tư, thiết bị, thuê nhân công, tổ chức bộ máy, hệ thống phân phối sản phẩm. Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên nếu doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, năng lực tài chính còn đồng nghĩa với việc sử dụng, quản lý vốn một cách hiệu quả. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc sử dụng vốn có hiệu quả cũng sẽ giúp cho quay vòng vốn nhanh, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào quá trình mở rộng sản xuất của công ty. ♦ Năng lực marketing của doanh nghiệp Năng lực marketing trước hết là khả năng nắm bắt được các nhu cầu, biến đổi của thị trường, từ đó xác định mục tiêu và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Hoạt động Marketing còn giúp điều tra ý kiến khách hàng, từ đó tiến hàng cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần. Bên cạnh đó, các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình tới đông đảo khách hàng, tác động trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm. ♦ Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc một doanh nghiệp có một sự vượt trội về công nghệ, kỹ thuật sẽ chiếm được lợi thế rất lớn trong cạnh tranh. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển đang rất được coi trọng, đặc biệt là tại các công ty, tập đoàn lớn. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò qua trọng trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, nó còn góp phần vào việc sáng tạo ra các sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã, hoàn thiện hơn nữa sản phẩm đã có để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ♦ Thị trường Có thể nói rằng thị trường gắn liền với sự tồn tại của một doanh nghiệp, nếu không có thị trường thì cho dù doanh nghiệp rất lớn mạnh cũng không thể duy trì sự hoạt động của mình. Đầu tiên, thị trường chính là nơi mà các doanh nghiệp có thể mua các yếu tố đầu vào, đó là nguyên, nhiên vật liệu, sức lao động, công nghệ trong sản xuất. Các yếu tố đầu vào này có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất, giá thành và chất lượng của sản phẩm. Nếu thị trường có thể cung cấp thuận lợi các yếu tố đầu vào với mức giá phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, hạ giá, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thị trường cũng chính là nơi tiêu thụ các sản phẩm cho doanh nghiệp, nếu không có một thị trường tiêu thụ ổn định thì doanh nghiệp sẽ không thể duy trì được hoạt động sản xuất của mình và dẫn đến phá sản. Thị trường còn chính là nơi cung cấp các thông tin về yêu cầu của khách hàng, các biến động của nền kinh tế, từ đó thị trường đóng vai trò là công cụ định hướng, hướng dẫn các hoạt động của doanh nghiệp thông qua quy luật cung – cầu, sự biến dộng về giá cả. Các phản hồi từ thị trường sẽ là tiền đề cho định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Để các doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển sản xuất và phát huy được các yếu tố từ thị trường thì Nhà nước cần phải có những biện pháp can thiệp thích đáng để ổn định thị trường. Thông qua các chính sách và biện pháp thích hợp, Nhà nước cần tạo lập một thị trường cạnh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh… Điều quan trọng là tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh tích cực, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp, bên cạnh đó gia tăng sức cạnh tranh làm sức ép cho doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh… tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. ♦ Thể chế, chính sách Thể chế , chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, khu vực … ; các chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường. Như vậy thể chế, chính sách có tác động điều tiết tới cả các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra của doanh nghiệp. Do đó, đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. ♦ Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục – đào tạo … Đây là các tiền đề rất quan trọng, chúng có tác động mạnh mẽ tới quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng của sản phẩm. Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt; đòi hỏi cần có sự đầu tư đúng mức của nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. ♦ Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng của cạnh tranh khốc liệt thì các mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ cũng phát triển rất mạnh mẽ. Thực tế, khi trình độ sản xuất ngày cang hiện đại thì sự hỗ, trợ, phụ thuộc cho nhau càng lớn. Như một sản phẩm có thể được chia ra sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau hay sản phẩm của doanh nghiệp này sẽ sử dụng các phụ tùng, linh kiện được sản xuất bởi doanh nghiệp khác. Các nghành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất của doanh nghiệp có phát triển tốt thì doanh nghiệp mới có thể rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Hiện nay, ở Việt Nam các ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển, do đó có rất nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài có than phiền về vấn đề này. Để có thể phát triển ngành công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước thì chính phủ cần phải có những chính sách, chủ trương thích hợp khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. ♦ Trình độ nguồn nhân lực Trong mọi lĩnh vực thì con người luôn là yếu tố quyết định, chính vì vậy trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, và sự gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Hiện này, chúng ta đang chuyển sang một nền kinh tế tri thức, và yếu tố quyết định sự lớn mạnh của một doanh nghiệp không còn là anh có bao nhiêu vốn mà là nhân viên của anh có năng lực như thế nào thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện qua kiến thức, các kỹ năng, thái độ đối với công việc của ngườì lao động. Để có thể nâng cao trình độ nguồn nhân lực thì chính phủ cần phát triển các cơ sở đào tạo – giáo dục, có các chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của quốc gia. Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA. 2.1 Sơ lược về Công ty SONA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên đầy đủ của công ty là : Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại Tên giao dịch quốc tế: International manpower supply and trade company Tên giao dịch viết tắt: SONA Trụ sở chính: Số 34- Đại Cồ Việt- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. * Biểu tượng: Trước năm 1992: Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 449/LĐTBXH và Quyết định số 244/LĐTBXH ngày 11/6/1991 với tên gọi là Công ty dịch vụ lao động với nước ngoài (Overseas Labor Service Company), tên viết tắt là SONA. Giữa năm 1992, Nhà nước có chủ trương thay đổi nghị định 268, xoá bỏ mô hình cũ và thay thế bằng nghị định 388/HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ vào nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, thông báo số 160/TB ngày 25/5/1992 của VPCP và theo quy chế doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 11/12/1997, theo quyết định số 1501/LĐTBXH công ty đổi tên thành Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại, tên giao dịch quốc tế là: International Manpower Supply and Trade Company, tên viết tắt là SONA. Hiện nay công ty SONA có trụ sở tại 34 Đại Cồ Việt- Hà Nội, hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp và dưới sự quản lý của Bộ Thương Mại và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Khi mới được thành lập, Công ty dịnh vụ lao động nước ngoài chỉ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài và đào tạo nghề, tiếng bản địa cho họ. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi thành lập, Công ty dịnh vụ lao động ngoài nước đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực. Công ty đã xây dựng được uy tín và thị trường riêng của mình, được nhiều đối tác tin cậy. Đến năm 1998, Bộ lao động thương binh và xã hội đã quyết định đổi tên công ty thành Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại, với tên viết tắt là SONA cùng với việc đổi tên công ty thì công ty đã được phép hoạt động trong cả lĩnh vực kinh doanh thương mại. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 112373 ngày 17 tháng 01 năm 1998 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp thì Công ty được phép kinh doanh trong các lĩnh vực sau: Cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Xuất khẩu: nông sản, lâm sản chế biến, mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp và gia dụng, hàng dệt may, hải sản, vật liệu xây dựng và dược liệu. Nhập khẩu: Các sản phẩm bằng cao su, gốm, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất, phương tiện vật tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, vật tư vật liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Kinh doanh hoá chất, kinh doanh khoáng sản, kinh doanh các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay. Công ty Dịch vụ lao động với nước ngoài (nay là: Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại) là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ban hành theo quyết định số 193/LĐTBXH- QĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Công ty đã chủ động xin ý kiến của Bộ, của Cục để thực hiện sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của công ty bằng các quy chế , quy định, nội quy phù hợp với quy định của pháp luật, của nhà nước, của Bộ và của Cục. Tổ chức bộ máy công ty phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ Giám đốc đến các bộ phận, phòng ban, với bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông tin được truyền đi nhanh chóng chính xác tạo ra một kíp làm việc hiệu quả. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 136 người; trong đó có 71 người là nữ; 65 người là nam có trình độ chuyên môn ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp…Trình độ cấp bậc ở từng bộ phận tỷ lệ giữa số lượng cán bộ quản lý so với lực lượng trực tiếp kinh doanh về cơ bản là hợp lý. Đội ngũ cán bộ lâu năm có bề dày kinh nghiệm, gắn bó và tâm huyết với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại, kết hợp đội ngũ cán bộ trẻ với sự nhiệt tình, năng động đã tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hoà trong Công ty. Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA Đơn vị : người Các chức danh Số lượng Phân theo TĐCM, lành nghề Phân theo độ tuổi Tổng Nữ CĐ-ĐH T. cấp CNKT <30 30-50 >50 1. Ban Giám đốc 3 0 3 - - - - 3 2. Văn phòng C.ty 17 3 9 3 5 9 5 3 3. Phòng TC-KT 9 5 8 1 - 4 4 1 4. Phòng XKLĐI 13 7 11 1 1 8 4 1 5. Phòng XKLĐ II 11 3 8 2 1 8 3 - 6.T.Tâm ĐT&HNLĐ 28 24 18 7 3 15 8 5 7. Phòng XNKHH 8 5 6 2 - 5 3 - 8. P.Đại lý vé máy bay 8 5 7 1 - 5 2 1 9. Phòng TVDH 9 6 7 1 1 4 2 3 10. Chi.N TP HCM 17 9 12 2 3 10 5 2 11. VPĐD tại Đ.Loan 4 4 4 - - 3 1 - 12.VPĐD tại Malaysia 5 0 5 - - 4 1 1 13. ĐD tại Lybi 2 0 2 - - - 1 - 14. ĐD tại Hàn Quốc 1 0 1 - - - 1 - 15. ĐD tại Dubai 1 0 1 - - - 1 - Tổng cộng % so với tổng 136 71 102 20 14 75 41 20 100 52,2 75 14,7 10,3 55,1 30,2 14,7 Nguồn : Văn phòng công ty SONA (Số liệu nguồn nhân lực sử dụng là tính đến cuối tháng 12/2007. Do năm 2008, C.ty đã không còn phòng đại lý vé máy bay nên phần sau của chuyên đề sẽ không đề cập đến phòng này) Bộ máy quản lý của Công ty có dạng cơ cấu trực tuyến- chức năng- tham mưu. Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, giám đốc giữ vai trò quan trọng, chỉ đạo đến các cơ quan thành viên, các phòng. Giám đốc là người đại diện hợp pháp cho Công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước. Bên cạnh còn có 3 phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. ● Phó giám đốc kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ. ● Phó giám đốc xuất khẩu lao động. ● Phó giám đốc đào tạo và hướng nghiệp lao động. Bộ máy quản lý công ty được tổ chức như sau : Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Bộ LĐTB&XH Giám Đốc PGĐ kinh doanh PGĐ đào tạo PGĐ cung ứng nhân lực Phòng tài chính kế toán Trung tâm ĐT hướng nghiệp lao động Phòng tư vấn du học Phòng kinh doanh XNK hàng hoá Văn phòng công ty Phòng xuất khẩu lao động I&II Chi nhánh ở T.p Hồ Chí Minh Nguồn : Văn phòng công ty Giám đốc: Hiện nay đứng đầu là ông Lê Quang Đạt, Giám đốc công ty do Bộ trởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, quản lý và điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, cục quản lý với nước ngoài và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của công ty. Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác thị trường, chế độ tài chính kế toán, các hoạt động tổ chức hành chính, các kế hoạch và tổng hợp các báo cáo các hoạt động thanh tra, khiếu kiện, khen thưởng và kỷ luật có liên quan đến toàn bộ hoạt động của Công ty SONA. Phó Giám đốc cung ứng nhân lực: Phó Giám đốc cung ứng nhân lực giúp Giám đốc về thị trường xuất khẩu lao động, quản lý lao động ở nước ngoài, du học ở nước ngoài và các công tác khác của công ty khi được phân công hoặc uỷ quyền. Phó Giám đốc cung ứng nhân lực trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện hợp đồng về xuất khẩu lao động và hợp đồng về du học tự túc ở nước ngoài đồng thời theo dõi và quản lý lực lượng lao động ở nước ngoài. Phó Giám đốc đào tạo: Phó Giám đốc đào tạo giúp Giám đốc về công tác đào tạo, kinh doanh dịch vụ và các công tác khác của công ty khi được phân công hoặc uỷ quyền. Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các công tác khác có liên quan đến đào tạo, hoạt động đại lý vé máy bay và các hoạt động dịch vụ của phòng kinh doanh dịch vụ. Phó Giám đốc kinh doanh: Phó Giám đốc kinh doanh giúp giám đốc về công tác thị trường kinh doanh thương mại và các công tác khác của công ty khi có sự phân công uỷ quyền. Trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh thương mại. Phòng xuất khẩu lao động I & II: Trước đây là phòng thông tin và cung ứng lao động có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực khai thác thị trường cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài nước tổng hợp và phân tích thị trường lao động, có khả năng cung ứng nhân lực của công ty, tổ chức thực hiện các hợp đồng cung ứng nhân lực do công ty ký kết với đối tác nước ngoài. Trung tâm đào tạo giáo dục hướng nghiệp lao động: Là một Trung tâm được thành lập tháng 03/2000 có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu lao động của công ty gồm: đào tạo, giáo dục, định hướng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, và hướng nghiệp cho người lao động. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.. Được thành lập năm 1996. Nhiệm vụ của phòng là tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hàng hoá trong và ngoài nước. Phòng tài chính kê'toán: Khi mới thành lập có tên là phòng Kế toán tài vụ có chức năng tham mưu, cung cấp thông tin và kiểm tra kế toán, giúp giám đốc quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực kế toán tài vụ. Phòng Tư vấn du học: Chức năng và nhiệm vụ của phòng là tham mưu giúp giám đốc quản lý , tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ đưa học sinh, sinh viên và những đối tượng khác có nhu cầu đi học tại nước ngoài. Văn phòng Công ty: Chức năng nhiệm vụ là tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương, hành chính quản trị. Phòng kinh doanh dịch vụ và đại lý bán vé máy bay: Là đơn vị trực thuộc Công ty có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực bán vé máy bay. Chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, tìm kiếm và mở rộng thị phần bán vé máy bay. Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: Là đơn vị trực thuộc Công ty tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong tất cả các lĩnh vực mà Công ty được quyền kinh doanh. Như vậy với mô hình bộ máy được tổ chức như hiện nay đã tạo ra được sự năng động, hiệu quả trong hoạt động của công ty. Và công ty không ngừng hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với từng thời kỳ. 2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động − Cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Năm 1993, trong xu thế chuyển đối chung của nền kinh tế, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động như một hoạt động kinh tế xã hội đối ngoại mũi nhọn, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định thành lập Công ty dịch vụ lao động ngoài nước với tên giao dịch quốc tế SONA với chức năng chính là xuất khẩu lao động và cung cấp các dịch vụ văn hoá, tinh thần cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1997, chỉ sau 5 năm kể từ ngày thành lập, SONA đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu về xuất khẩu lao động của Việt Nam và song song với bước phát triển đó Công ty đã mở rộng phạm vi chức năng hoạt động như đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, kinh doanh dich vụ, tư vấn du học, đại lý vé máy bay… và trên cơ sở những tiền đề vững chắc đó, Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và xã hội đã đổi tên Công ty Dịch vụ lao động ngoài nớc thành Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại với tên giao dịch quốc tế - SONA. Bắt đầu với việc cung cấp lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước Đông Âu, cho đến nay công ty SONA đã cung ứng 20.000 lao động đi các nước và các lãnh thổ trên thế giới như: Libya, Arập Xê Út, Các tiểu vương quốc thống nhất, Qatar, Kuwait, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Với quan hệ tốt với tất cả các Sở lao động thương binh xã hội trong cả nước, SONA có một nguồn lao động dồi dào đủ để cung cấp cho các đối tác ngoài nước. SONA cung ứng lao động cho các thị trờng lao động quốc tế với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú từ lao động giản đơn như lao động phổ thụng, giúp việc gia đình đến những lao động có nghề như: thợ hàn, thợ điện, thợ tiện, thợ ốp lát thợ xây dựng, thợ lắp ráp đường ống …. đến chuyên gia của các ngành công nghiệp mũi nhon như công nghệ tin học, công nghệ sinh học – Đào tạo, dạy nghề cho người lao động Từ một bộ phận bồi dưỡng ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài tới nay Trung tâm Đào tạo, Giáo dục và Hướng nghiệp lao động của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) đã không ngừng phát triển và mở rộng thêm những trung tâm trực thuộc và các trung tâm cộng tác viên, tổ chức các lượt lao động tham gia các khoá đào tạo ngoại ngữ, tay nghề và giáo dục định hướng đảm bảo chất lượng tốt được chủ sử dụng nước ngoài các thị trường Đài Loan, Malaysia, Libia, Palau, Nhật bản, Hàn Quốc….đánh giá cao về chất lượng lao động các mặt: nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong nghề nghiệp, tư chất, kỷ luật, thể lực Đào tạo lao động xuất khẩu: Phục vụ nhiệm vụ hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty bao gồm các nội dung đào tạo sau: • Đào tạo ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật . • Đào tạo nghề: Hàn, Mộc, Vi tính, ... • Giáo dục hướng nghiệp cho lao động đi làm việc tại các nước: Đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động. Đào tạo dạy nghề dài hạn: Nhằm cung cấp lao động có nghề cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp tại Việt Nam. Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. SONA áp dụng một hệ thống các biện pháp hỗ trợ người lao động bắt đầu từ khâu hoàn tất thủ tục phía Việt Nam đến quá trình sống và làm việc ở nước ngoài. Hệ thống hỗ trợ này giúp cho ngời lao động tiếp cận thị trường lao động quốc tế và đảm bảo an toàn khi làm việc tại nước ngoài. Công ty SONA đã thiết lập hệ thống văn phòng đại diện của công ty tại những nước có số lượng lớn lao động của công ty làm việc như: Đài Loan, Malaysia, Lybia, Qatar, Dubai và Hàn Quốc để giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn của người lao động khi làm việc tại nước sở tại. Xuất khẩu: SONA là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2008 đạt hơn 22 triệu USD. Công ty hàng năm được Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Thương mại, UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Hiện nay, công ty xuất khẩu các mặt hàng: • Các sản phẩm nông sản như hạt điều, cà phê, gạo, cao su. • Lâm sản chế biến, sản phẩm từ gỗ như các hàng thủ công mỹ nghệ. • Một số mặt hàng khác như: mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp và gia dụng, hàng dệt may, hải sản, vật liệu xây dựng và dược liệu. Nhập khẩu: Các sản phẩm bằng cao su, gốm, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất, phương tiện vật tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, vật tư vật liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Kinh doanh hoá chất, kinh doanh khoáng sản, kinh doanh các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay. Tư vấn du học toàn cầu: Công ty SONA đã được phép của Bộ Giáo dục - Đào tạo tại công văn số: 3187/DH ngày 17/4/2002 và của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội tại Quyết định 1550/2003/QD BLDTBXH ngày 25/10/2003 cho phép công ty: "Tư vấn cho công dân Việt Nam đi du học nước ngoài theo chế độ tự túc”. Công ty thực hiện các nghiệp vụ sau: Tư vấn miễn phí bất kỳ trường nào, ngành nào bạn muốn - từ hệ Vừa học vừa làm, Học nghề đến Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài - phù hợp với trình độ và khả năng tài chính của bạn. Cung cấp thông tin mới nhất về nước đến, trường, ngành học, chi phí học tập, ăn, ở, thủ tục hồ sơ, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại. Trợ giúp Visa và giải quyết có hiệu quả các thủ tục nhập học theo quy định của trường, nước bạn trong thời gian sớm nhất. Sinh viên được tư vấn bởi Công ty SONA có tỷ lệ đạt Visa nhập cảnh cao. 2.2 Thực trạng kinh doanh XK hàng hoá của Công ty SONA giai đoạn 2005-2008 Báo cáo tài chính của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2005-2008 như sau Bảng 2.3 Thực trạng kinh doanh công ty SONA giai đoạn 2005-2008 2005 2006 2007 2008 Vốn 54,167,441,332 88,873,425,351 131,864,514,422 409,191,160,598 Doanh thu 55,792,717,254 92,218,145,886 137,981,668,688 426,891,022,609 Lãi truớc thuế 1,625,275,922 5,722,795,211 6,117,154,266 17,699,862,011 Nguồn: Phòng kế toán công ty Đơn vị: VNĐ Thông qua bảng số liệu trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong giai đoạn 2005 – 2008 vừa qua, Công ty SONA đã thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá. Năm 2005, mức doanh thu của Công ty chỉ là 55.79 tỷ VNĐ với lãi trước thuế đạt 1.62 tỷ VNĐ thì số liệu tương ứng năm 2008 là 426.89 tỷ VNĐ và 17.7 tỷ VNĐ. Như vậy, chỉ sau 4 năm, mức lãi của Công ty SONA đã tăng 10.9 lần, đây là một mức tăng khá cao. Cụ thể tốc độ tăng lãi suất của công ty là 352 % năm 2006, 107 % năm 2007 và 289 % năm 2008. Mức tăng trung bình đạt 249 %/ năm trong giai đoạn vừa qua. Có thể nhận thấy rõ hơn sự hiệu quả kinh doanh của Công ty SONA thông qua biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận trước thuế sau: Bảng 2.4 Doanh thu và lãi trước thuế giai đoạn 2005-2008 Nguồn: Phòng kế toán công ty Đơn vị: 100,000 VNĐ Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty SONA trong giai đoạn 2005-2008 đó là: cao su, cà phê, hạt điều, hàng tiêu dùng, đá, tinh bột khoai mì, cụ thể số lượng xuất khẩu của các mặt hàng này được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.5 Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2005-2008 Tên Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Cao su Tấn 1,049 993 1727 257 Cà phê Tấn 815 21 Đá m2 1,433 30,398 165,475 Hạt điều LB 207,200 840,000 905,800 974,600 HTD Thùng 51,272 61,975 48,902 19,603 TBKM Tấn 1,667 513 760 Nguồn: Phòng kế toán công ty Trong đó: HTD = Hàng tiêu dùng TBKM = Tinh bột khoai mì LB = pound = 454 g 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty SONA 2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh ♦ Công ty Intimex Hồ Chí Minh Lĩnh vực hoạt động: Công ty Intimex Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh thương mại tại thị trường nội địa. Trong quá trình phát triển của công ty, lĩnh vực xuất khẩu luôn là hoạt động kinh doanh trọng tâm. • Xuất khẩu: công ty xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, sắn lát và một số mặt hàng nông sản khác. • Nhập khẩu: Intimex chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất,xây dựng, điện tử - gia dụng, các loại máy móc, hàng thực phẩm và tiêu dùng. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. • Kinh doanh nội địa: công ty Intimex Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng việc thiết lập các mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị … Đánh giá: Công ty Intimex Hồ Chí Minh là một công ty lớn, nằm trong số 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với mức độ tăng trưởng kim ngạch và doanh thu bình quân từ 20 – 50%/ năm. Đặc biệt, công ty là một trong những công ty hàng đầu vế xuất khẩu cà phê và hồ tiêu với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 302 triệu USD, doanh thu hàng năm đạt hơn 7,200 tỷ đồng. ♦ Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam ( tên giao dịch là GENERALEXIM) Lĩnh vực hoạt động: Generalexim hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm. • Xuất khẩu: chủ yếu là các sản phẩm nông sản như: cà phê, hạt tiêu, gạo, lạc nhân, hành đỏ, hạt điều, chè, hoa hồi, quế, sắn lát,các loại đậu...; các sản phẩm gỗ; hàng may mặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ... • Nhập khẩu: các thiết bị công nghiệp (máy cán thép, băng tải...), máy móc, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng (sắt, thép, nhôm, đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y...), các loại hoá chất (theo quy định nhà nước cho phép), hàng tiêu dùng. • Sản xuất: công ty có xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng. • Dịch vụ: làm đại lý mua và bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh; XNK uỷ thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất... Đánh giá: Generalexim là một công ty lớn kinh doanh đa ngành nghề. Đây là một ưu điểm khi công ty có thể lưu chuyển vốn linh hoạt qua các hoạt động kinh doanh khác nhau khi có biến động của thị trường. Khi có một hoạt động lâm vào bế tắc, công ty có thể chuyển hướng sang hoạt động khác để có thể duy trì sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, tiến hành kinh doanh đa nghành nghề cũng kéo theo những bất lợi. Quy mô kinh doanh phát triển nhanh sẽ gặp khó khăn khi khả năng quản lý của công ty không theo kịp. Mặt khác, việc mở thêm các hoạt động kinh doanh mới sẽ đòi hỏi có nhiều vốn và có nhiều rủi ro hơn các hoạt động đã tiến hành; điều này còn có thể dẫn đến mất dần sự chuyên môn hoá và làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các hoạt động chính của công ty. 2.3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty SONA ♦ Các chỉ tiêu định lượng Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty SONA và một số công ty cạnh tranh, ta có bảng so sánh sau: Bảng 2.6 So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh SONA Generalexim Intimex Hồ Chí Minh Vốn kinh doanh 176,320,822,261 445,158,221,736 694,781,015,770 Tổng doanh thu 555,697,758,424 1,085,726,413,837 5,202,517,735,571 Lợi nhuận trước thuế 6,828,945,816 40,410,641,269 21,823,193,091 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) TSLN trước thuế/vốn kinh doanh 3,873% 9.078% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22209.doc
Tài liệu liên quan