Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO: ... Ebook Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục bảng, biểu, hình vẽ Mở đầu Chương 1: Ý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hoá 1.1 Khái luận chung về cạnh tranh………………………………………..1 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh……………………………………….4 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh………………………………………….4 1.1.3 Phân loại cạnh tranh……………………………………………5 1.2. Sức cạnh tranh………………………………………………………...7 1.2.1. Khái niệm sức cạnh tranh…………………………………….10 1.2.2 Phân loại sức cạnh tranh………………………………………10 1.2.3 Những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh………………………....10 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm……...…...11 1.2.5 Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh……………………….12 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá VN trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế……………………………..14 Chương 2:Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát..……………………………………….………………..17 2.1. Giới thiệu về công ty…...………………………………………..…...19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………..…………...19 2.1.2 Cơ cấu bộ máy, chức năng và nhiệm vụ ………………….19 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh……………….20 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh thép của Tập đoàn Hòa Phát…………………………………………….21 2.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hòa Phát………………..……….22 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát……………………………………..…………………30 2.2.2 Các biện pháp mà công ty áp dụng để n âng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Phát……………………………...……37 2.2.3 Đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép HP……………….38 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát………………….…………...44 3.1 Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm………..……44 3.1.1 Cơ hội……………………………………………………..44 3.1.2. Thách thức………………………….…………………...44 3.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép HP…………………...………44 3.3 Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép HP………...46 3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp………...…...……………...46 3.3.2 Kiến nghị với nhà nước…………………………...………...49 Kết luận ……………………………………………………………………..53 Tài liệu tham khảo………………………………….……………………….55 Phụ lục……………………………………………………………………….56 Danh mục bảng, sơ đồ, hình vẽ: Bảng2.1: Doanh thu và tỷ trọng theo từng nhóm sản phẩm Bảng 2.2: Lợi nhuận gộp theo từng nhóm sản phẩm Bảng 2.3: Nguồn cung cấp các nguyên liệu này như sau: Bảng 2.4: Chi phí và doanh thu Bảng 2.5: Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được thựchiện Bảng 2.5: Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được thựchiện Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thép Hoà Phát Bảng 2.7: Thị phần của sản phẩm thép HP trên thị trường qua các năm Bảng 2.8: Thị phần của thép HP so với các đối thủ Bảng 2.9: Số liệu so sánh sản lượng tiêu thụ của HP so với một số đối thủ Bảng 2.10: sản phẩm thép HP so với các đối thủ cạnh tranh Bảng 2.11: Các công trình dự án đã tín dụng lựa chọn sản phẩm của công ty Bảng 2.12: Danh sách một số các đại lý cấp I như sau Bảng 2.13: Tình hình sản xuất thép của Việt Nam qua các năm Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy, chức năng và nhiệm vụ Hình 2.2: Hệ thống kênh phân phối của công ty Biểu đồ: So sánh giá thép Xây Dựng của VN và các nước trong khu vực 2003-2005 LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài: Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Đây là điều kiện cần thiết để các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Và một trong những con đường hữu hiệu thực hiện được điều đó chính là con đường hội nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, con đường mà 149/202 quốc gia khác đã lựa chọn, nhăm có được những thuận lợi hoá cho quá trình phát triển thương mại nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đảng và nước ta đã nhận thức được tâm quan trọng của việc hội nhập kinh tế thế giới, dần dần đưa nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng. Nhờ có cạnh tranh mà xã hội sẽ phát triển về mọi mặt, cạnh trạnh sẽ kích thích ý nghĩa ý trí vươn lên, ham muôn làm giàu, ham muôn tìm tòi khám phá cái mới. Qua đó sẽ thúc đẩy khoa học- kỹ thuật phát triển, làm cho mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Ngay từ rất lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng quan tâm đến ngành công nghiệp nặng và Thép là một trong những sản phẩm chủ đạo của ngành. Thép là một loại vật liệu phục vụ trong nhiều ngành và chú yếu cho các ngành công nhiêp và xây dựng, Thép được coi là sản phẩm chiến lược cho sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, để nhà nước ta thực hiện kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi tính đặc thù của sản phép mà thép là loại sản phấm không thể thiếu và không thể thay thế được. Vì vậy, mà lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Thép đã được nhà nước ta quan tâm đầu tư từ rất sớm, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, thậm chí đã có nhiều quốc gia coi đây là một lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, điển hình là Trung Quốc, Mỹ,… và Việt Nam cũng vậy. Theo đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước kinh doanh mặt hàng này, khiến cho tình hình cạnh tranh trong nước càng ngay ngắt. Hơn nữa, do các doanh nghiệp trong nước còn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất chưa nhiều, công xuất còn thấp, nên năng lực sản xuất còn yếu, sức cạnh tranh chưa cao. Vì thế cạnh tranh trong nước đã khó khăn nay với việc chúng ta đã gia nhập WTO, các chính sách bảo họ của nhà nước không còn nữa nên các doanh nghiệp trong nước phải tự sức mình đi những bước đi chập chững đầu tiên còn non nớt. Vì vậy mà nâng cao năng lực canh tranh cho sản phẩm Thép trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu là yêu câu cấp thiết và quan trọng cho sự phát triền của ngành thép nói riêng và cho nền kinh tế quốc gia nói chung. Hiện trong nước có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh lĩnh vực này và Hoà Phát cũng là một “Đại Gia” sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm thép xây dựng và dân dụng, với nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng cùng với những dây chuyền sản xuất, lò nung với công xuất gần triệu tấn/năm. Sản phẩm của Thép Hoà Phát đã và đang có được vị thế trên thị trường khắp các tỉnh của Việt Nam. Với lý do trên đây tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO ”, để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ♣ Mục đích : Phân tích, đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát để đề xuất những giải pháp pháp nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Pháp. ♣ Nhiệm vụ: > Hệ thống những lý chung về sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát > Phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát trên thị trường Việt Nam. > Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng đề tài nghiên cứu là đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép dân dụng và thép công trình của Hoà Phát. 4. Phạm vi nghiên cứu ♣ Sản phẩm: Các sản phẩm thép dân dụng và thép công trình của Hoà Phát. ♣ Thời gian: Giai đoạn 2004-2007 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đánh giá và căn cứ vào các số liệu, tài liệu trên các kênh thông tin cùng kết hợp với suy luận. 6. Kết cấu của Đề Án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm ba chương như sau: Chương I: Lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hoá Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát Chương III: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thép của công ty cổ phẩm tập đoàn Hoà Phát CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ Khái luận chung về cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, cạnh trạnh là yếu tố, là động lực quan trọng và không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng. Cạnh tranh thúc đẩy con người không ngừng suy nghĩ, sáng tạo, cạnh tranh sẽ liên tục đào thải những cái xấu và giữ lại những cái tốt đẹp hơn và vì thế cạnh tranh là sự phấn đấu không ngừng vươn lên giành lấy những vị trí cao hơn, bằng cách này hay cách khác áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra những lợi thế cao nhất, tạo ra sản phẩm mới, năng suất và hiệu quả cao nhất. Cạnh tranh chính là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế. Theo lý thuyết tiến hoá của Darwin:’ mọi sự vật không ngừng biến đổi để thích ứng với môi trường tự nhiên và cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển, nhờ di truyền mà thế hệ sau trội hơn thế hệ trước”, lý thuyết này khẳng định cạnh tranh xuất hiện trong bất kì lĩnh vực nào, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của mọi sự vật. Ở đây, cạnh tranh được hiểu là cạnh tranh kinh tế và theo từ điển kinh tế :Cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua và tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực và ưu thế về sản phẩm và khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích cao nhất. Như vậy, cạnh tranh là nhằm giành lấy lợi ích cho mình, tức là ở đâu có lợi ích thì ở đó có cạnh tranh. Hay nói cánh khác: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường, các chủ thể cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích cho mình.Trong cạnh tranh các đối thủ ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế cho mình. Thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, tiêu thụ sản phẩm,… Và qua đó thu về lợi nhuận cao nhất. Trong cuộc chiến tranh giành này sẽ có người được, người thua, người thua thì bại luỵ, còn người thắng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa. Như vậy, cạnh tranh là quá trình đào thải chắt lọc những gì tốt đẹp hơn,… Trên thực tế có nhiều cách hiểu về cạnh tranh, nhưng chung tựu lại cạnh tranh là bao gồm các chủ thể là các đối thủ cạnh tranh và mục tiêu của cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, các biện pháp cạnh tranh có thể bằng áp dụng công nghệ, bằng kinh nghiệm, bằng chất lượng, hay khuyếch chương sản phẩm,… nhưng bằng cách nào cũng phải tuân theo những quy luật của thị trường. Vai trò của cạnh tranh. Đối với nền kinh tế. Cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ “tự do kinh tế”, nhờ cạnh tranh mà xã hội đã phát phiển về mọi mặt, cạnh tranh kích thích ý trí vươn lên, ham muốn làm giàu, ham muốn tìm tòi khám phá cái mới, nhờ đó mà thúc đẩy khoa học- kỹ thuật phát triển, làm cho mọi ngành kinh tế , mọi doanh nghiệp càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn, từ đó tạo nên một nền kinh tế quốc gia ngày càng có được những vị thế cao hơn . Trong cạnh tranh sẽ có thắng có thua, có được có mất, và dù có muốn hay không thì cạnh tranh vẫn luôn luôn hiện hữu trong mọi sự vật của cuộc sống. Thực tế, Việt Nam chúng ta đã cho thấy, không có cạnh tranh sẽ không có một đất nước Việt Nam phát triển như ngày hôm nay. Thật vậy, trước những năm 1986, sống trong cơ chế bao cấp mọi thứ đều do nhà nước quản lý, phân phối “công bằng”_ chế độ tem phiếu, người “làm nhiều” và người “làm ít” đều được hưởng chế độ “ngang nhau” khiến cho con người và toàn xã hội lúc bấy không có động lực cạnh tranh. Xoá bỏ cơ chế này, người làm nhiều hưởng nhiều ,người không làm sẽ không được hưởng, những gì tốt đẹp được giữ lại, những cái xấu bỏ đi, có như vậy xã hội mới tiến bộ và phát triển như ngày nay. Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được sự cần thiết phải có cạnh tranh, chủ trương nới lỏng và dần xoá bỏ các rào cản thương mại, cho các nước được đầu tư kinh doanh mạnh hơn ở thị trường Việt Nam, do đó tính cạnh tranh trên thị trường Việt Nam sẽ phong phú hơn, có nhiều sản phẩm mới hơn. Cạnh tranh sẽ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh càng mạnh thì mẫu mã, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hoá sẽ càng được cân đối và phù hợp hơn, nhiều dịch vụ hậu mãi tốt hơn và do đó nhu cầu của con người càng được đáp ứng cao hơn, đời sống xã hội an sinh càng được nâng cao. Ngoài ra bên cạnh đó, cạnh tranh còn có tác dụng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, làm cho các quan hệ xã hội trong sáng hơn,công bằng hơn và minh bạch hơn, qua đó thúc đẩy xã hội phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Đối với Doanh nghiệp. Xét trên phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện để các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thương trường, cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện được mình và phấn đấu lên một tầm cao hơn. Như vậy, canh tranh là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, khi xã hội và con người càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao hơn, tính cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn, phương thức cạnh tranh càng phong phú hơn cho ra đời những phẩm mới tốt hơn, đáp ứng nhu cầu con người cao hơn. Như vậy, rõ ràng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và chính con người trong doanh nghiệp, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn, tạo doanh nghiệp mạnh hơn, phát triển hơn. Phân loại cạnh tranh Căn cứ vào phạm vi * Cạnh tranh nội bộ ngành: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, cùng hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để thu được lợi ích cho mình. Trong cuộc chiến cạnh tranh này, sẽ có kẻ được người thua, bên thua nhẹ sẽ phải thu hẹp sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường tiềm năng khác đẻe hoạt động sản xuất và kinh doanh hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh mặt hàng khác , nặng thì có thể dẫn đến phá sản, thua lỗ; Còn đối với bên thắng sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất , kinh doanh mặt hàng đó, mở rộng sang thị trường mới, đầu tư sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. * Cạnh tranh giữa các ngành Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, để tồn tại, phát triển và thu được lợi ích nhiều nhất cho mình. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ thúc đẩy các ngành cùng nhau phát triển, buộc các ngành còn non yếu phải tìm hướng đi cho mình cùng các biện phát thích hợp để phát triển nếu không sẽ bị các ngành khác “bóp khệt và thui chui”không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, cạnh tranh giữa các ngành sẽ tạo ra sự vận động, di chuyển vốn đầu tư và lợi nhuận giữa các ngành. Trong cạnh tranh ngành này sẽ có ngành dần dần chiếm tỷ trọng ít đi nhưng cũng có ngành lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Ví dụ như, đối với Việt Nam trong nên kinh tế thị trường ngành nông nghiệp tỷ trọng đã dần dần giảm xuống, chuyển dịch sang ngành cộng nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng ngày càng cao. Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường * Cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó mọi sản phẩm tương tự nhau về quy cách, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, còn giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào cung cầu trên thị trường, tức giá cả do cung cầu điều tiết, quyết định, người bán sản phẩm phải tuân theo giá cả trên thị trường. Như vậy, người bán phải căn cứ vào thị trường để giá cả. Ở thị trường này có đặc điểm nổi bật là các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và tự do rút lui khỏi thị trường. trên thị trường này, các doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành và thu hút khách hàng. * Cạnh tranh không hoàn hảo Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường mà phaàn lớn các sản phẩm là không đồng nhất nhau, có nhiều chùng loại, chất lượng sản phẩm khác nhau. Trên thị trường này hàng hoá phong phú và đa dạng, các doanh nghiệp có đủ sức mạnh cạnh tranh sẽ có thể tự quyết giá cả cho sản phẩm của mình, điều này dẫn đến độc quyền. Đây là loại thị trường rất phổ biến hiện nay, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được chia làm hai hình thức: ♣ Độc quyền nhóm : Là hình thức cạnh tranh mà ở đó một số doanh nghiệp cùng đáp ứng nhu cầu cho một số loại sản phẩm và dịch vụ. Hành vi của các doanh nghiệp này tác động với nhau và chi phối, ảnh hưởng đến nhau. Nếu các doanh nghiệp muốn giảm giá để thu hút khách hàng, hiện tượng này chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền, các doanh nghiệp khác cũng đồng loạt giảm giá thành và rồi doanh nghiệp đó cuối cùng cũng phải giảm giá. Nên việc giảm giá trên thị trường này chỉ được áp dụng khi cần thiết phải thu hút khách hàng. Đơn cử như trường hợp của hãng dầu gội Rejoi, để thu hút sẹ tiêu dùng của khách hàng hãng đã giảm giá sản phẩm đến 50% và sau đó phản ứng lan truyền đã xẩy ra, hàng loạt các hãng sản xuất khác như:Pentine, sunlkui, cũng giảm gia theo. Ngược lại các doanh nghiệp có thể tự ý tăng gi, muốn vậy, các doanh nghiệp buộc phải có cho sản phẩm của mình những lợi thế vượt trội nếu không khách hàng sẽ không lựa chọn sản phẩm của mình mà tìm đến khách hàng khác với giá rẻ hơn. Trong hình thức cạnh tranh độc quyền nhóm các doanh gnhiệp để thu hút khách hàng thường hay sử dụng các biện pháp quảng cáo, chính sách giá hấp dẫn, chất lượng tốt, các dịch vụ hậu mãi trong và sau bán hàng, kênh phân phối,….. ♣ Cạnh tranh mang tính chất độc quyền: Đầu thế kỉ XX, thời kì này chuyển đổi từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Ở thời kì này, việc tích tụ và tập trung sản xuất đạt tới đỉnh cao, dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn độc quyền. Các công ty độc quyền luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch, độc quyền nhờ mua với giá độc quyền rẻ và bán với giá độc quyến cao. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, ở các nước phát triển , cạnh tranh độc quyền phát triển mạnh, họ cấu kết với chiónh phủ để giữ được vị trí lâu dài, cạnh tranh độc quyền đã gây ra những bất ổn trong xã hội: Trao đổi bất bình đẳng, thất nghiệp tăng, phân cách giàu nghèo, lợi nhuận tập trung vào một số nhỏ nhà Tư Bản và nó kìm hãm sự sáng tạo. Ở thị trường này các doanh nghiệp được quyền quyết định giá và đổi lại các doanh nghiệp phải có các sản phẩm ưu thế hơn hẳn sản phảm của các đối thủ cạnh tranh khác, sản phẩm của doanh nghiệp phải là các sản phẩm hiếm, độc đáo thoả mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng. 1.2. Sức cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua, tranh đấu giữa hay nhiều chủ thể tham gia, vậy sức cạnh tranh chính là khả năng để các chủ thể khẳng định được vị thế của mình và duy trì vị thế nào đó trên thị trường. 1.2.2 Phân loại Sức cạnh tranh là khả năng cạnh tranh, là yếu tố tạo nên sự phát triển, năng lực cạnh là khả năng khẳng định vị thế của mình. Có ba cấp độ cạnh tranh: Sức cạnh tranh của nền kinh tế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.2.1 Sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về sức cạnh tranh: Sức cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có 1.2.2 Phân loại 1.2.2.1 Sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. hiệu quả, làm cho các quốc gia và khu vực phát triển bền vững . Theo một cách hiểu khác của Mỹ: Sức cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi mức sống của dân chúng có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài. Sức cạnh tranh của quốc gia là khả năng quốc gia đó nâng cao mức sống cho nhân dân với tốc độ cao và bền vững, được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc Gia. Yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh quốc gia là môi trường kinh tế vĩ mô, nền tảng kinh tế vi mô, trình độ hoạt động của các doanh nghiệp, chất lượng môt trường kinh doanh và năng suất sản xuất quốc Gia. Theo M.Portor, ở cấp độ quốc gia, khái niệm sức cạnh tranh trên có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia, năng xuất sản xuất là yếu tố chủ yếu quyết định sự phát phiển bền vững của mỗi nước. Vì vậy, nó cũng là yếu tố cơ bản quyết mức bình quan đầu người của mỗi nước. 1.2.2.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp thì năng lực cạnh tranh nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường nhờ áp dụng chiến lược mà có được. Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 1.2.2.3 Sức cạnh tranh của sản phẩm: Là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị trường ,hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm đươc tính bằng thị phần sản phẩm đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm đó, giá cả sản phẩm, tốc độ cung cấp dịch vụ đi kèm ,uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, … 1.2.3. Những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh Sản phẩm là sự kết tinh của sức lao động mà doanh nghiệp đã tạo ra, năng lực canh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó được tiêu thụ nhiều và nhanh khi trên thị trường có nhiều sản phẩm cùng ddược chào bán. Sức cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Giá cả, chất lượng, kênh phân phối, thương hiệu,… 1.2.3.1 Chất lượng Là tập hợp các đặc tính, tính năng của sản phẩm, làm thoả mãn nhu caàu của khách hàng. Một sản phẩm tốt có chất lượng cao là sản phẩm có càng nhiều tính năng và công dụng, thẩm mỹ, kỹ thuật, các công dụng này có tính bù trừ. 1.2.3.2 Giá cả Giá cả sản phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm. Khi trình độ khoa học-kỹ thuật phát triển thì giá trị chất lượng của sản phẩm phẩm sẽ đồng đều nhau và lúc đó giá cả sẽ trở nên haáp dẫn, giá cả là yếu tố quyết định sức tiêu thụ của hàng hoá. 1.2.3.3 Nguồn cung NVL Đây sẽ là yếu tố góp phần vào làm gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm khi sản phẩm đã đảm bảo về chất lượng, giá cả hợp lý, nhưng khả năng cung ứng sản phẩm kém thì khả năng tiêu thụ của sản phẩm sẽ giảm hay sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. 1.2.3.4 Thương hiệu và uy tín Đây là yếu tố mang tính chất tổng hợp từ nhiều yếu tố, được hình thành trong cả quá trình, là sự cố gắng, là mục tiêu chiến lược doanh nghiệp cần đạt được. Uy tín của doanh nghiệp trước tiên được xây dựng từ chất lượng sản phẩm, từ các dịch vụ khuyễn mãi, hoat động Marketing,…Từ đó thoả mãn mức độ hài lòng cho khách hàng. Qua đó, tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm 1.2.4.1 Chỉ tiêu định lượng a. Qua thị phần Thị phần tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường qua các năm so với đối thủ cạnh tranh. Đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức đọ chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, để đáng giá khả năng cạnh tranh thị phần là phần trăn chiếm lĩnh trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại khác qua từng thời kì. > Thị phần của sản phẩm trên toàn thị trường: Là tỉ lệ phần trăm lượng sản phẩm chiếm lĩnh trên toàn thị trường so với các sản phẩm cùng loại khác trong cùng ngành qua từng thời kì xác định. Thị phầm sp = DT của DN về sp x 100% theo thời kì Tổng DT của ngành tỷên thị trường hay = Lượng bán sp x 100% Tổng lượng bán của sp trên thị trường Thị phần của sản phẩm càng cao thì thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường so với sản phẩm phẩm cùng ngành cang cao. Tức mức độ tiêu dùng sản phẩm trên thị ttrường trong từng thời kì càng cao, hay chứng tỏ sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh kết quả tương đối, do phụ thuộc vào chiónh xác của thông tin thông kee trên thị trường. > Thị phần của sản phẩm trên thị trường lựa chọn.: Là mức độ tiêu thụ sản phẩm trên phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Để tận dụng tối đa khả năng tiêu thụ trên thị trường, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một thị ttrường mục tiêu mà ở đó khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp là cao nhất. Thị phần của sp = DT sp trên thị trường lựa chon x 100% Trên thị trường lựa chọn DT của sp trên toàn thị trường b. Sản lượng tiêu thụ so với đối thủ cạnh tranh Là khối lượng mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác qua từng thời kì. Đây sẽ là chỉ tiêu tính toán đơn giản hơn và có độ chính xác cao hơn. Vì chỉ tiêu này chỉ tính trên sản lưpợng , không phụ thuộc vào giá cả. 1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính a. Mức độ tương quan giữa giá cả, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ Hai yếu tố chi phối đến quyết định mua hàng của khách hàng là giá cả và chất lượng. Khi XH càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng càng cao. Nếu khả năng chi trả của khách hàng cao thì chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố quyết định đến hành vi mua của khách hàng, nếu khả năng chi trả thấp thì yêú tố về giá cả sẽ là yếu tôe quyết định. b. Mức độ hài lòng của khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng. Khi hai yêu tố chất lượng và giá cả là tương đối thì mẫu mã, kiểu dáng sẽ là yếu tố đẻ khách hàng cân nhắc. Mẫu mã, kiếu dáng sẽ tạo nên nét riêng biệt và hấp dẫn cho sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có nhu cầu về mẫu mã, kiểu f\dáng riêng, doanh nghiệp cần phải thận trọng khi thiết kế, tránh gây nên những cú sốc về văn hoá. 1.2.5 Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Có thể nói sản phẩm là đứa con về tinh thân và vật chất của doanh nghiệp,khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đứa con này có khoẻ mạnh, phát triển hay không sẽ phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5.1 Nâng cao sức cạnh tranh thông qua chất lượng. Chất lượng sản phẩm là giá trị mà sản phẩm đó đem lại, nó bao gồm cá tính năng công dụng như: độ bên, sự tiện ích,… mà sản phẩm đó có. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là nâng cao các tính năng công dụng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về vốn, kỹ thuật, sự sáng tạo,.. Đối với các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh ,Nhật,… có đủ điều kiện để áp dụng chiến lược về chất lượng để thu hút, bành trướng thị trường, nhưng còn đối với các quốc gia đang phát triẻn như VN thì khó có điều kiện áp dụng, bên cạnh giải pháp về chất lượng còn có b\nhiều giải pháp khác phù hợp hơn với từng điều kiện của mỗi nước. 1.2.5.2 Giải pháp về giá cả Giá cả là yếu tố hết sức nhậy cảm, có ảnh hưởng trựcc tiếp đến sự cạnh của sản phẩm. Giá cả sản phẩm không chỉ đơn thuần phụ thuộc vài giá thanhf của sản phẩm mà còn chịu tác tác động từ nhu cầu của thị ttrường, mà nhu cầu của thị trường thì thường xuyên biến động, chịu chi phối từ thị yếu của người tiêu dùng,… Các nhà sản xuất cần phải căn cứ vào đó để định giá sản phẩm cho hợp lý, có những chiến lược về giá để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. * Chiến lược giá “Hớt váng sữa” : Đây là chiến lược định giá cao cho sản phẩm trên phân đoạn thị trường cụ thể. Chiến lược này chỉ áp dụng tại những thị trường có thu nhập cao, sức mua mạnh, sản phẩm của doanh nghiệp có những đặc tính nổi bật, thu hút thị yếu và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Để áp dụng được chiến này, doanh nghiệp cần phải tự tạo nên chất lượng, tính năng của sản phẩm. Thông thương các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này ở giai đoạnh đầu của chu kì sống sản phẩm khi mà trên thị trường các đối thủ cạnh tranh còn chưa biết đến nhiều về sản phẩm. * Chiến lược định giá thấp hơn thị trường: Với chiến lược này doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm ra thị trường có giá rẻ hơn đối thủ. Nhưng với chiến lược này doanh nghiệp cần phải cân đối được chi phí sản xuất, phải giảm chi phí. tận dụng tối đa năng suất sản xuất, khai thác lợi thế theo quy mô, … 1.2.5.3 Cạnh tranh thông qua hệ thông phân phối marketing. a. Hệ thống phân phối: Đây là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hệ thống phân phối có tốt thì hàng hoá mới được trung chuyển đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và như vậy hàng hoá nhanh được tung ra thị trường, khách hàng không phải đợi chờ lâu. Điều này có lợi cho khách hàng và đặc biệt tránh được tình trạng vỡ kế hoạch của khách hàng. Hàng hoá được lưu thông nhanh sẽ thúc đẩy ngược lại sản xuất n\mạnh hơn. doanh nghiệp có kênh phân phối tốt, doah thu của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 20-30%. Để có được kênh phân phối hiệu quả, doanh nghiệp cần một mạng lưới cung cấp phù hợp với từng thị trường, mạng lưới phân phôi sẽ căn cứ vào đặc điểm khu vực địa lý, nhu cầu thì trường,… b. Hoạt động Marketin, quảng cáo. Đây là cách thức tạo nên ấn tượng cho hình ảnh của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Hoạt động Marketing là hoạt động xúc tiến quảng cáo, hình ảnh thương hiệu của cty và cho chất lượng của sản phẩm đẻ người tiêu dùng gần xa đều biết đến. Trước kia, khi mà vai trò của hoạt động marketing chưa được nhận thức thì hoạt động Mar dương như không có vai trò quan trọng, nhưng ngày nay, tâm hiểu biết của con người nâng lên, các hoạt động xã hoọi trở nên phong phú, đa dạng phức tạp hơn, thì hoạt động Mar ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình. c. Phương pháp gia tăng dịch vụ hậu mãi, dịch vụ sau bán hàng Cảm giác và nhận thức là hai yếu tố rất quan trọng, nó chi phối quyết định đến hành vi mua của khách hàng. Nếu khách hàng được chào đón với thái độ vui vẻ từ người chủ hàng, khách hàng được tôn trọng và đón tiếp nhiệt tình thì chắc chắn người chủ đó đã tạo nên ấn tương tốt cho khách hàng. Qua đó sẽ thu hút được sự chú ý, quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên tổ chức các buổi trao tặng các vật phẩm nhân dịp lễ, xây dựng các dịch vụ bảo hành tạo sự yên tâm thoài mái cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá VN trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Được thành lập vào ngày 1-1-1995, WTO là thành quả của các cuộc đàm phán Uraguay từ 1986- 1994, WTO được hình thành nhằm tạo nên một diễn đàn thương mại hợp tác tổ chức quốc tế khác. WTO đặt ra ba mục tiêu(1) Thúc đẩy đầu tư thương mại hàng hoá và dịch vụ,(2) Giải quyết các bất đồng, tranh chấp giữa các nước trong khuôn khổ của hệ thông thương mại đa phương, (3) Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm.. Để thực hiện các mục tiêu trên WTO phải tuan theo các nguyên tắc (1) ”Nguyên tắc tối huệ quốc”, và quan hệ thương mại bình thường, nguyên tắc này được hiểu là các thành viên dành ưu đãi bình đẳng với nhau.(2)Nguyên tắc”nguyên tắc đối xử quốc gia”, được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử như hàng hoá cùng loại trong nước.(3)”Nguyên tắc cạnh tranh công bằng”, tức là các doanh nghiệp trong và ngoài nưóc thuộc các nước thành viên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26444.doc