MỤC LỤC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1. Cạnh tranh
1.1. Khái niệm cạnh tranh
1.2. Năng lực cạnh tranh
2. Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của doanh nghiệp cạnh tranh
2.1. Lợi thế cạnh tranh
2.2. Lợi thế so sánh
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
3.1. Tính chất cạnh tranh
3.2. Khu vực hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu
3.3. Chất lượng quản lý vĩ mô
3.4. Cơ sở hạ tầng
3.5. Chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp
3.6. Yếu tố kỹ t
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng
3.7. Nhân tố quản trị
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM
1. Khái quát về ngành da giầy Việt Nam
1.1. Sự hình thành của ngành da giầy Việt Nam
1.2. Đặc điểm và vai trò của ngành
1.3. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam
1.3.1.Thị trường EU
1.3.2.Thị trường Mỹ
1.3.3.Thị trường các nước Đông Nam Á
1.3.4.Các thị trường khác
2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành da giầy vn
2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành
2.2.1. Các yếu tố tác động đến chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
2.2.2. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.2.3. Các yếu tố tác động đến tốc độ cung ứng sản phẩm
2.3. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của ngành da giày
2.3.1. Điểm mạnh về năng lực cạnh tranh
2.3.2. Điểm yếu về năng lực cạnh tranh
2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM
1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010
1.1.Mục tiêu của ngành da giầy đến năm 2010
1.2.Phương hướng phát triển
2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam
2.1 Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn
2.2 Đổi mới công nghệ và thiết bị máy móc
2.3 Phát triển nguồn nguyên liệu
2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.5 Phát triển hệ thống kênh phân phối
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp da giầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hang có giá trị xuất khẩu cao nhất, chỉ đứng sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Kim ngách xuất khẩu của ngành đạt tốc độ phát triển cao, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Đài Loan và Italia.Tuy nhiên, xuất phát từ nội tại sản xuất nhiều năm qua,ngành da giầy Việt Nam còn nhiều tồn tại chưa khắc phục được. Tuy là 1 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn,nhưng các doanh nghiệp ngành da giầy chủ yếu sản xuât và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được vùng nguyên liệu,bị hạn chế về vốn và công nghệ. Khoảng 60% nguyên vật liệu và hóa chất của ngành vãn phải đi nhập khẩu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó,cạnh tranh về giá luôn diễn ra gay gắt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu giày trên thế giới mà điển hình là các nước Châu Á, nơi có tiềm năng lớn nhất về công nghiệp sản xuấ giày. Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm có giá trị thấp được hưởng nhiều ưu đãi từ các nước thành viên WTO .Hiện nay, dù Việt Nam đã là thành viên của WTO, xong ngành da giầy Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan,…do họ có ưu thế về vốn, công nghệ,đặc biệt là chủ động về nguồn nguyên liệu.
Đối với thị trường nội địa, sản phẩm giầy dép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đang phải canh tranh gay gắt với giầy da nhập lậu từ Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế hơn về vốn, kinh nghiệm quản lý sản xuất và kỹ thuật công nghệ…Vì vầy, các sản phẩm của họ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước về chất lượng, giá trị.
Do đó, vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp giầy da việt nam là naamg cao sức cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng những chiến lược phát triển sản phẩm có chất lượng cao, tạo dựng uy tín, thương hiệu trong tâm trí người tiêu dung, phát triển hệ thống thiết kế mẫu mã, đổi mới công nghệ sản xuất, chủ động trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh…vv. Nhà nước và doanh nghiệp cần hợp tác với nhau trong kế hoạch hành động lâu dài để có thể giải quyết các vấn đề nan giải của ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu để nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng tồn tại trên thị trường quốc tế.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1. Cạnh tranh
1.1.Khái niệm cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, ct là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia.Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực.Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến tranh giành, khống chế lãn nhau, tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí đổ vỡ lớn. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế tiêu cực, cần duy trì môi trường ct lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý ct không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay, ct chuyenr từ quan điểm đối kháng xang ct trên cơ sở hợp tác, ct không phải khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lãn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp ct hiện đại không phải chủ yếu là triệt tiêu lẫn nhau mà trên cơ sở ct bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ ct quá nhiều thì việc tiêu diết đối thủ khác là điều không dễ dàng.
1.2. Năng lực ct
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực ct. Xong khi đưa ra khái niệm năng lực ct cần lưu ý rằng, quan niệm năng lực ct phải phù hợp với bối cảnh, điều kiện và trình độ phát triển trong từng thời lỳ. Đồng thời, năng lực ct cần thể hiện khả năng đua tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ về thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hang hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sang tạo sản phẩm mới. Năng lực ct của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức ct phù hợp, bao gồm cả phương thức truyền thống và hiện đại., không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà còn dựa vào lợi thế cạnh tranh.
Từ nhứng yêu cầu trên có thể đưa ra khái niệm năng lực ct của doanh nghiệp như sau: “Năng lực ct của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế ct trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới thiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và hiệu quả”.
Như vậy, năng lực ct không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp và từng doanh nghiệp.
2. Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của doanh nghiệp cạnh tranh
2.1. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược khác nhau như chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung.
Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược này được hiểu là duy trì mức chi phí thấp nhất trong ngành hoặc trên thị trường. Những công ty theo đuổi chiến lược này cần có:
- Vốn để đầu tư cho những công nghệ giúp cắt giảm chi phí.
- Quy trình vận hành đạt hiệu quả cao.
- Nền tảng chi phí thấp (nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị…).
Rủi ro lớn nhất khi áp dụng chiến lược này là không phải chỉ có công ty của bạn tiếp cận được các nguồn lực giá rẻ. Vì thế, các đối thủ khác hoàn toàn có thể sao chép chiến lược của bạn. Điều quan trọng là liệu bạn có khả năng duy trì chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua đường trường hay không?
Chiến lược khác biệt hóa
Nội dung cốt lõi của chiến lược này là làm cho sản phẩm/dịch vụ của công ty khác biệt và hấp dẫn hơn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh (về hình thức, tính năng, độ bền, chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu…). Để áp dụng thành công chiến lược này, công ty cần có:
- Quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sản phẩm tốt
- Khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao
- Hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả, nhằm đảm bảo khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt và lợi ích mà nó mang lại.
Những công ty áp dụng chiến lược này phải rất nhanh nhạy trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Nếu không, họ sẽ mất một vài “mặt trận” cho các công ty theo đuổi chiến lược “Tập trung trên nền tảng khác biệt hóa” (Differentiation Focus) được mô tả dưới đây.
Chiến lược tập trung
Công ty theo đuổi chiến lược này chỉ tập trung vào những thị trường ngách (niche markets). Đó là những phân khúc thị trường nhỏ với đặc điểm riêng biệt. Lợi thế cạnh tranh của những công ty này được tạo dựng dựa trên việc thấu hiểu sâu sắc những đặc thù của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với những đặc điểm đó.
Tuy nhiên, việc tập trung vào một thị trường nhỏ phù hợp với nguồn lực của công ty vẫn chưa hẳn là an toàn, vì các công ty lớn với nguồn lực tốt hơn vẫn có thể tấn công vào những phân khúc này.
Trước nguy cơ đó, những công ty áp dụng chiến lược tập trung thường phải tiếp tục tạo ra những lợi thế khác (bằng cách cắt giảm chi phí hoặc khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ), nhằm mang đến nhiều giá trị cộng thêm cho khách hàng trong phân khúc của mình.
Vì thế, chiến lược tập trung còn được chia thành hai chiến lược con: “Chiến lược tập trung trên nền tảng chi phí thấp” (Cost Focus) và “Chiến lược tập trung trên nền tảng khác biệt hóa” (Differentiation Focus). Việc lựa chọn chiến lược nào là phụ thuộc vào năng lực cũng như điểm mạnh của công ty bạn.
Lời khuyên của Michael Porter là không nên theo đuổi nhiều chiến lược cùng lúc, bởi mỗi chiến lược đòi hỏi một cách tiếp cận rất khác nhau. Hãy thử dùng mô hình phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty bạn khi áp dụng mỗi kiểu chiến lược nói trên, để hiểu được chiến lược nào có khả năng thành công cao nhất. Đồng thời, cũng đừng quên kết hợp kết quả này với việc phân tích các tác lực cạnh tranh trong ngành hoặc trên thị trường.
2.2. Lợi thế so sánh
Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tấtcả nhữngngườicùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, … Bản thân lợi thế so sánh được kiểm nghiệm bởi sự thật là một nước, trong một khu vực nhất định có được giá thất hơn cả so với những nước còn lại trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Khi đó sự trao đổi giữa các quốc gia xem như là vô cùng có lợi ích do việc mua bán đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia tham gia vào quá trình. Vì thế có thể nhận ra rằng, khi xem xét lợi thế so sánh giữa các quốc gia thì ta thấy được cách sử dụng hiệu quả các lực lượng sản xuất của các quốc gia và nói rộng ra là của quốc tế.
Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
3.1. Tính chất cạnh tranh
Tính chất cạnh tranh có tác động to lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm kinh tế của từng ngành, chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước mà tính chất cạnh tranh khác nhau. Trong các ngành tạo ra lợi nhuận cao, khả năng thâm nhập dễ dàng thì tính chất cạnh tranh của ngành đó sẽ ngày càng nghiêm trọng, các đối thủ tiềm ẩn sẽ nhẩy vào để tranh giành lợi nhuận. Đến khi ngành đó bão hòa, lợi nhuận không còn nữa thì buộc các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh phải rời khỏi ngành để tìm cơ hội khác. Còn một số ngành khác được nhà nước bảo hộ như ngành điện, nước hay một số ngành cần vốn đầu tư lớn thì khả năng xâm nhập là tương đối khó,áp lực ct trong các ngành này nhỏ, lợi nhuận cao.
3.2. Khu vực hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu
Hội nhập toàn cầu đã tạo ra cho chúng ta cơ hội lớn được tiếp cận với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, hội nhập đặt ra một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Lộ trình gia nhập hoàn toàn vào WTO đòi hỏi chúng ta phải cam kết mở cửa ngày càng sâu, rộng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ; đang và sẽ tạo nên sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt trên thị trường Việt Nam. Trở thành thành viên của WTO, khi tất cả các quốc gia thành viên đều đã mở cửa thì năng lực cạnh tranh yếu của doanh nghiệp Việt Nam càng bộc lộ rõ khi “cọ sát” với các doanh nghiệp quốc tế. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh trong khi cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi nhanh, mạnh; kinh tế tri thức và dịch vụ mới đã phát triển rất nhanh trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường toàn cầu.
3.3. Chất lượng quản lý vĩ mô
Những thể chế, chính sách của nhà nước là tiền đề quan trọng cho hoạt động của dn. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các hạn chế hay khuyến khích đầu tư đối với hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề…Nó bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đát đai, công nghệ…nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào lẫn đầu ra cũng như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của dn nói chung và nâng cao sức ct của dn nói riêng.
Những chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và an toàn, kích thích dn mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào ngành, lĩnh vực, sản phẩm mới. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí…vv
Thể chế đất đai, vốn, công nghệ, lao động… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào kích thích và điều tiết việc sử dụng chúng hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho các dn giảm chi phí sử dụng đầu vào.
Các thể chế chính sách đối với dn có thể được đánh giá theo từng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, để đánh giá việc thực hiện thể chế, chính sách đối với các dn Việt Nam, Quỹ Châu Á và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh với 9 chỉ tiêu thành phần: về đăng ký kinh doanh, chính sách đất đai, tình hình thanh tra, chính sách phát triển, tính minh bạh, chi phí giao dịch, tính năng động của chính quyền.
3.4. Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục đào tạo…Đây là tiền đề quan trọng tác động mạnh đến hoạt động của dn, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Diễn đàn Kinh tế thế giới đã sử dụng tới 8 tiêu chí phản ánh kết cấu hạ tầng trong tổng số 56 tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực ct quốc gia.
Để đảm bảo cho dn hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.
3.5. Chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp
Lao động là một yếu tố có tính chất quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quan trọng trong sản xuất xã hội nói chung và trong ct kinh tế hiện nay. Mọt trong những nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ cho rằng vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ 21 là giáo dục và kỹ năng của người lao động.
Trong dn, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra hang hóa và dịch vụ. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất và thậm chí góp sức vào các sang chế, phát kiến… Do vậy, trình độ của lực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực ct của dn. Để nâng cao sức ct, dn cần chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động. Doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao tay nghề dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích người lao tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến…vv
3.6. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng
Thiết bị, công nghệ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực ct của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động tới tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Để có công nghệ phù hợp, dn cần có thong tin về công nghệ, chuyển giao công nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ.Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.
3.7. Nhân tố quản trị
Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực ct của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt:
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hành các công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ này không đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường,…đến kiến thức về xã hội, nhân văn. Ở nhiều nước, trình độ và năng lực của giám đốc doanh nghiệp nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nói chung không chỉ được đo bằng bằng cấp mà còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp, tầm nhìn xa trông rộng, óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc xắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng không những bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
II.THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM
1. Khái quát về ngành da giầy Việt Nam
1.1. Sự hình thành của ngành da giầy Việt Nam
Nghề thuộc da và nghề làm giầy dép,hài hia Việt Nam đã có lịch sử hơn năm thế kỷ,do tổ sư là các vị đi sứ học được nghề ở Trung Quốc đưa về truyền tụng lại cho làng mình ở Hoàng Diệu,Gia Lộc,Hải Dương.Sau đó,các làng nghề thủ công này lan truyền cả nước,mãi đến năm 1910 ở phía Bắc (Hà Nội) và trong thập kỷ 1950, 1960 ở Sài Gòn các chủ tư bản gốc Pháp và Hoa lập ra các nhà máy thuộc da, chế biến đồ da sản xuất giầy, chủ yếu bằng thủ công kết hợp cơ giới để phục vụ trang phục cho quân đội viễn chinh.Trước năm 1987, da giầy nội địa Việt Nam chủ yếu do lực lượng thợ thủ công đảm nhận với một máy may cũ kỹ,một cái búa,một chiếc kìm gò với đôi bàn tay thủ công.Song lực lượng này cũng bị mai mọt dần do sai lầm về phát triển làng nghề truyền thống.Cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp quốc doanh đã xuống cấp sản xuất da giầy vải cho quân đội.Từ năm 1987, ngành da giầy Việt Nam được hình thành để gia công mũ da cho Liên Xô và bằng máy của Liên Xô, không có them nhà máy da giầy mới nào.
Sau năm 1990, hầu hết máy móc nhà xưởng bị hư hỏng lạc hậu,chỉ phù hợp cho sản xuất mũ da,giầy và da giầy thủ công cổ điển nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giầy Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu.Nhò chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam,thuộc da và nhất là ngành sản xuất giầy dép để xuất khẩu có sự phát triển vượt bậc. Năm 1992, ngành da giầy đã xuất khẩu được 5 triệu USD và lien tục tăng trưởng. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu da giầy sau 10 năm đã tăng 369,2 lần, đạt tốc đọ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hang chủ lực khác. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu da giầy đứng thứ 4 thế giới.
1.2. Đặc điểm và vai trò của ngành
Ngành da giầy là ngành có hàm lượng chế biến cao, đơn giản về kỹ thuật,tỷ suất đầu tư cao, vận tốc đổi mới kỹ thuật sản xuất chậm mặc dù luôn phải thay đổi kiểu dáng và mẫu mã thời trang. Ngành công nghiệp da giầy có thể phát triển được trên mọi vùng kinh tế trọng điểm, hoặc các vùng kinh tế khác, không đòi hỏi quy mô sản xuất lớn, ít phụ thuộc vào biến động toàn cầu về năng lượng và nhiên liệu, là động lực cho một số ngành sản xuất nguyên liệu như chăn nuôi, thuộc da, nhựa dẻo, cao su, giả da, hóa chất, dệt, cơ khí…vv.Sản phẩm da giầy ngày càng có thị trường lớn trên thị trường nội địa, phục vụ cho việc ăn mặc của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu thời trang của mọi người. Hiện nay, ngành công nghiệp da giầy của Việt Nam đang phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tồng kim ngach xuất khẩu. Với khoảng trên 400 doanh nghiệp, ngành da giầy đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút trên 600.000 lao động. Kim ngạch xuất khẩu của nda giầy vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hang năm. Nó thự sự đóng vai trò mũi nhon trong các ngành công nghiệp xuất khẩu như dầu thô, gạo, hải sản và may mặc…đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng của nền kinh tế vn. Đây cũng là ngành sử dụng khối lượng lao động lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, bình ổn nền kinh tế xã hội của đất nước.
1.3. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam
Xuất khẩu giầy dép các loại của Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá bất chấp khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu da giày của Việt Nam tập trung chủ yếu ở nhóm sản phẩm giày da cao cấp và giày da thể thao các loại do nhu cầu lớn của Hoa Kỳ và EU và đa dạng hoá thị trường khác thuộc châu Mỹ, châu Á... Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta trong tháng 6 đạt trên 451,6 triệu USD, tăng 10,5% so tháng 6/07, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng đầu năm lên 2,27 tỷ USD, tăng 16,3% so cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang các thị trường truyền thống vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá.Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giầy vn bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về giầy da là rất lớn. Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được sẽ được xuất khẩu xang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70% thị phần, Mỹ chiếm 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần. vn là nước đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Indonexia về xuất khẩu giầy da vào EU.
1.3.1.Thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu.
Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu được bình thường hóa vào ngày 22-10-1990, quan hệ thương mại Việt Nam-EU không ngừng phát triển. Tiến trình đó được thúc đẩy thêm bởi việc ký kết các hiệp định thương mại song phương như Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU ngày 15-12-1992, và đặc biệt là Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam - EU ngày 17-7-1999 đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nước ta và EU. Ngày nay, Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu được của nhau. Mới đây, EU đã công nhận và cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá.
Với số dân trên 400 triệu người, mức sống và nhu cầu giầy da lớn, trung bình 5 đôi giầy/người/năm, hang năm EU tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ đôi giầy da các loại, trong đó gần 60% giầy da nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Mức tăng trưởng nhập khẩu giầy da từ ngoài cộng đồng hàng năm là 10%.
Trong 6 tháng đầu năm nay, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu giày dép chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 1,26 triệu USD, tăng 17,75% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh đạt 281,38 triệu USD, tăng 10,6%; kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 200,68 triệu USD, tăng 14,95% so với cùng kỳ năm 2007. Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như Hà Lan (tăng 37,22%); Tây Ban Nha (tăng 59,61%)…Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang Bồ Đào nha tăng rất mạnh, tăng từ 139 ngàn USD của 6 tháng năm 2007 lên 2,2 triệu USD.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong 6 tháng cuối năm 2008 nhờ xuất khẩu sang EU sẽ còn thuận lợi. Tuy nhiên.bước sang năm 2009, Ủy ban châu Âu bãi bỏ ưu đãi thuế đối với da giày xuất khẩu của nước ta sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của ngành. Không được hưởng GSP sẽ khiến mỗi sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU chịu thêm từ 3 – 5% thuế. Do đó lợi thế cạnh tranh về giá của hàng da giày nước ta sẽ giảm. Tác động thứ 2 là hiện hợp tác với các đối tác nhập khẩu châu Âu đều dựa trên lợi thế về giá mặt hàng này. Nếu như lợi thế này không còn nữa thì một số đối tác có thể tìm các nhà cung cấp khác có lợi thế hơn.Vì vậy,ngành xuất khẩu giầy da vn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các nước khacsdo không còn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
1.3.2.Thị trường Mỹ
Mỹ là nước có nền công nghiệp phát triển, người dân có mức sống cao, là thị trường tiêu thụ lớn. Với 295 triệu dân, MỸ là nước có mức bình quân tiêu thụ giầy da tính theo đầu người cao nhất thế giới, khoảng 7 đôi/người/năm, là thị trường hấp dẫn của các nước xuất khẩu giầy, trong đó 98,4% là giầy da được nhập khẩu.
Bắt đầu từ đầu năm 1995, giầy da của vn đã được xuất khẩu xang Mỹ, song phải đến năm 2002, khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực thì xuất khẩu giầy da từ vn mới tăng lên nhanh chóng : năm 2000 đạt 7,3 triệu đôi, năm 2002 đạt 17,5 triệu đôi, năm 2003 đạt 30,5 triệu đôi, năm 2004 đạt 43,7 triệu đôi, tăng 43,5% về số lượng. Năm 2004, vn đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ 4 thế giới. Trong năm 2007, xuất khẩu vào Mỹ đạt 995 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1 năm 2008, xuất khẩu giầy da vào Mỹ tăng 25% so với năm 207, đạt 93,8 triệu USD, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của toang ngành. Tuy nhiên, thị phần của vn mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc. Việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO gần đây đã mở ra hy vọng tăng xuất khẩu vào Mỹ. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ lag thị trường xuât khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giầy da của vn và các sản phẩm xuất khẩu chính là giầy thể thao, giầy da nam nữ.
1.3.3.Thị trường các nước Đông Nam Á
Đây là khu vực thị trường có nhứng phong tục tập quán tương đối giống vn, cùng nằm ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì ở Châu Á chỉ có Nhật Bản có mức tiêu thụ giầy da bình quân theo đầu người cao, trên 3 đôi/người/năm. Hiện nay, Nhật Bản và vn dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, dự kiến năm 2010, giầy da của vn sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật và các nước Đông Nam Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ vn xang các thị trường này là giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2006, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 113 triệu USD, tăng 21% so với năm 2005.
Người Nhật thường được coi là khó tính, tiêu dùng ở mức cao, chất lượng và mẫu mốt thời trang đối với người Nhật quan trọng hơn giá cả.Chính vì vậy, để xuất khẩu xang Nhật cần những sản phẩm cao cấp về chất lượng, kiểu dáng phong cách, thời trang.
1.3.4.Các thị trường khác
Ngoài các thị trường xuất khẩu trên thị liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi, cũng là những thị trường mà ngành giầy da vn cần mở rộng xuất khẩu. Những thị trường này tuy không yêu cầu cao về mẫu mã chất lượng nhưng hàng vn vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này vì nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là có qua nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, do việc thanh toán còn nhiều bất cập, rủi ro đặc biệt là đối với liên bang Nga.
2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành da giầy vn
2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong thán._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6082.doc