Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB

Mục lục Một số kí hiệu viết tắt NHNN : Ngân hàng nhà nước NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Incombank : Ngân hàng công thương Việt Nam Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Techcombank : Ngân hàng kĩ thương Việt Nam TCTD : Tổ chức tín dụng Lời Mở Đầu Trong xu thế toàn cầu hóa nói chung và kinh tế VN nói riêng đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập sâu hơn vào t

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường quốc tế, ngành NH giữ vai trò rất quan trọng, là một trong những kênh huy động và điều hòa nguồn vốn của nền kinh tế, đồng thời là công cụ quan trọng ổn định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của Nhà nước. Sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Dưới sức ép mở cửa tự do tài chính, để không tụt hậu với thế giới, đảm bảo là tổ chức trung gian tài chính mang tính huyết mạch của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, gắn kết với chiến lược hoạt động của mỗi ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng vừa chuyển đổi hình thức từ cổ phần nông thôn lên cổ phần đô thị, còn đang trong quá trình chiếm lĩnh thị trường về các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các điều kiện cơ bản về vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý…còn hạn chế. Do đó nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh là thực sự cấp thiết giúp SHB tồn tại, phát triển, tạo vị thế trong hệ thống NHTM đang ngày càng tăng về số lượng của Việt Nam và sự thâm nhập ngày càng rộng của các ngân hàng quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB “ làm đề tài cho Chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm ba Chương lớn: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP Sài Gòn Hà Nội. Chuyên đề chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong phạm vi nhỏ là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Cao Thuý Xiêm và sự giúp đỡ từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chương I Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB tiền thân là Ngân hàng CP Nông Thôn Nhơn ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/11/1993. Vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 400 triệu đồng. 20/1/2006: Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 93/QĐ - NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông Thôn sang NHTMCP đô thị, tạo thụân lợi cho SHB nâng cao tiềm lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB. Với mục tiêu trở thành một ngân hàng TMCP bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015, Ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua 16 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2000 tỉ đồng tương đương 125 triệu USD, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại hầu hết thành phố lớn trên toàn quốc, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng đa dạng từ cá nhân đến tổ chức, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua SHB luôn giữ được tỉ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. SHB đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng, đối tác… mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giới chuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý: TOP 20 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam; Top 30 sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tin và dùng; Thương hiệu mạnh Việt Nam 3 năm liên tiếp 2007,2008,2009; Sao vàng Đất Việt 2 năm; Top 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất Thị trường chứng khoán Hà Nội; Ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc 2009 (Ngân hàng Wachovia B NewYork trao tặng); NH tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2010 (Tạp chí Global finance bình chọn) Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộ trình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam cùng tiềm lực tài chính mạnh của các cổ đông tiềm năng, với quyết tâm của các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên sẽ là những nhân tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bền vững, thực hiện được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam và Tập đoàn tài chính lớn mạnh năm 2015. Bộ máy cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Các Uỷ ban, Tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ. Trong đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị ngân hàng, giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Ban kiểm sát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Các Uỷ ban do hội đồng quản trị thành lậplàm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Tổng giám đốc, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị , trước pháp luật về hoạt động hằng ngày của ngân hàng. Các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của NHNN. Sơ đồ : Bộ máy tô chức hoạt động của SHB Các hoạt động kinh doanh cơ bản Huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được SHB chú trọng để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn tuân thủ các qui định về an toàn vốn và thanh khoản trong kinh doanh NH. Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm 2006 tăng 290 % so với năm 2005; mức tăng lần lượt là 1055% năm 2007; 186,76% năm 2008. Tổng số dư huy động vốn đến 31/12/2009 đạt 24.514,6 tỉ đồng, tăng 12.871,4 tỉ, tương đương 109,6% so với 2008, đạt 133% kế hoạch 2009. Trong đó huy động từ thị trường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) đạt 14.486,9 tỉ đồng, tăng 4.978,8 tỉ đồng, tương đương 52.4% so với cuối 2008. Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2006-2009 của SHB Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Nguồnvốn huy động 0.770 100% 9.895 100% 11.743 100% 24.614 100% Thị trường I 0.368 48% 2.804 28% 9.508 81% 14.487 58.9% Thị trường II 0.402 52% 7.091 72% 2.235 19% 10.127 41.1% (Nguồn : Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ SHB) Trong năm 2009, SHB đã thực hiện chiến lược đấy mạnh huy động vớn thị trường I bằng nhiều chương trình huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn: Tiết kiệm siêu hấp dẫn; gửi tiền có tiền nhận liền niềm vui… Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn thị trường I chưa cao, kém so với các NHTM khác: ACB tính đến tháng 14/5/2009 đạt 101000 tỷ; Sacombank tính đến tháng 4/2009 đạt 63000 tỷ đồng; Habubank đạt 19961 tỷ đồng năm 2009. Nguồn vốn huy động không kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân rất thấp do các đơn vị không chủ động yêu cầu khách hàng giao dịch qua tài khoản SHB khi cho vay . Hoạt động tín dụng Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững. Năm 2006 tổng dư nợ đạt 492,984 triệu đồng, tăng 114,5%. Năm 2007, 2008 tăng mạnh. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 6.576,1 tỉ đồng, tương đương tăng 105 % so với 2008, đạt 116% kế hoạch 2009. Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2006-2009 của SHB Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (Tỷ đồng ) Tỷ trọng Tổng dư nợ 0.492 100% 4183,5 100% 6252,67 100% 12.828,7 100% Cho vay ngắn hạn 0.285 58% 2.510,1 0.6 3.894,57 62% 7.555,6 59% Cho vay trung dài hạn 0.207 42% 1.673,4 0.4 2.358,10 38% 5.273,1 41% ( Nguồn : Phòng quản lý tín dụng SHB ) Về chất lượng tín dụng : Nhóm 1 : 12.449,7 tỉ đồng, tương đương 97,04% tổng dự nợ Nhóm 2: 56,4 tỉ đồng, tương đương 0,44% tổng dư nợ Nhóm 3: 28,1 tỉ đồng, tương đương 0,22% tổng dư nợ Nhóm 4: 148,9 tỉ đồng, tương đương 1,16% tổng dư nợ Nhóm 5: 145,7 tỉ đồng, tương đương 1,14% tổng dư nợ Nợ quá hạn (từ nhóm 2 -> nhóm 5): 379 tỉ đồng, chiếm 2,96% tổng dư nợ. Nợ xấu (từ nhóm 3 -> nhóm 5): 322,6 tỉ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Trong đó Nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn; Nhóm 2 là nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ; Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; Nhóm 4 là nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; Nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Trong hoạt động tín dụng SHB chủ động được nguồn vốn , đảm bảo thanh khoản , thẩm định kiểm tra kiểm soát trước và sau khi vay , thu hồi nợ quá hạn . Đẩy mạnh cho vay các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định : than , cao su … Bên cạnh đó nợ quá hạn, nợ xấu tại một số đơn vị có xu hướng gia tăng. SHB chưa xây dựng được chính sách phát triển khách hàng tín dụng phù hợp, hạn chế sự cạnh tranh và tính chủ động của các đơn vị kinh doanh. Việc đánh giá tài sản đảm bảo còn sai lệch với quy chế, quy định. Các hoạt động khác - Hoạt động thanh toán quốc tế : Bắt đầu phát sinh năm 2006 và bước đầu mang lại thu nhập, hoạt động TTQT của SHB luôn được ưu tiên. Năm 2007, SHB vẫn chưa được thanh toán quốc tế trực tiếp (theo quy định NHNN), do đó doanh thu chưa đạt cao. Tính đến năm 2009, SHB đã lập quan hệ đại lý với 154 ngân hàng trên thế giới. Doanh số TTQT đạt 373,4 triệu USD, tăng 143,6% so với 2008 . Tổng giao dịch đạt 2.337 giao dịch, tăng hơn 10 lần so với 2008. Thu nhập thường từ TTQT đạt 13.245 triệu đồng. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng khá thành công với một số sản phẩm đặc biệt như: chuyển tiền No Deduct, chuyển tiền đa tệ … Năm 2009, SHB được trao tặng danh hiệu “NH có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc” từ phía Ngân hàng uy tín Wachovia, NewYork. - Hoạt động kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng (thị trường II) và kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng. Thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ 2007 đạt 2467 triệu đồng, đến 2008 vượt bậc đạt 26023 triệu đồng. Năm 2009 đạt doanh số 1,1 tỉ USD, thu nhập thuần đạt 60,5 tỉ đồng. Năm 2009 đầy biến động, SHB vẫn kịp thời nắm bắt được cơ hội đầu tư và tích cực kinh doanh nguồn vốn trên thị trường II với doanh số giao dịch đạt gần 80.000 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ hoạt động này đạt 29,2 tỉ đồng. - Hoạt động thẻ : Sản phẩm thẻ hiện tại của SHB là thẻ Solid - thẻ ghi nợ nội địa có thấu chi . Phát hành từ năm 2007 , đến nay đã có 14538 thẻ được phát hành , tăng 45,13% so với 2008 , với số dư tiền gửi bình quân 1,9 triệu đồng/1 tài khoản thẻ và 185.429 giao dịch .Trong năm 2008 SHB đã liên kết với Vietcombank triển khai thực hiện khai thác dịch vụ thẻ ATM. Tuy nhiên hoạt động thẻ của SHB chưa thật sự phổ biến để cạnh tranh với các ngân hàng. Từ nay đến 2010 , SHB sẽ triển khai dịch vụ thẻ Visa, Master, và thẻ tín dụng với 800 điểm chấp nhận thẻ, 50.000 thẻ ghi nợ, 20.000 thẻ quốc tế và 950 thẻ ATM. Trải qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB đã có những chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó khăn và khẳng định được vị thế của mình trên thương trường , vững bước phát triển . Chương II Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM Cạnh tranh là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, trong mọi ngành và mọi lĩnh vực. Hội đồng chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới… Theo OECD, năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Ngân hàng là một ngành, một tổ chức sản xuất kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục phát triển đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như môi trường vĩ mô gồm kinh tế, văn hoá - xã hội, pháp luật; môi trường vi mô gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, khách hàng, các dịch vụ mới thay thế và các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng như năng lực tài chính, nhân lực, phát triển sản phẩm, quản lý tổ chức, công nghệ. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Các nhân tố bên ngoài Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế Năm 2009 nền kinh tế thế giới khá khả quan. Chính phủ nhiều nước thực hiện các gói giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng với tổng trị giá hơn 10.000 tỉ USD, tương đương 20% GDP 2008. Kinh tế Mỹ trên đà phục hồi. Các ngân hàng lớn tại Mỹ bắt đầu cải thiện hoạt động. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng cũng nhanh chóng vượt lên khó khăn để có những bước đột phá trong những tháng cuối năm và là một trong số ít quốc gia châu Á có tăng trưởng dương với mức tăng trưởng GDP 2,5%, trên mức trung bình khu vực. Các chương trình kích cầu dựa trên gói cứu trợ 14.000 tỷ đồng của chính phủ cũng được triển khai mạnh mẽ như: hỗ trợ 4% lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp trả lương 0% qua VDB; cho vay tín chấp các DNVN qua bảo lãnh VDB… Những yếu tố này đã tác động mạnh tới ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB. SHB đã triển khai có hiệu quả các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, nhờ đó tăng thêm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng, cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng phù hợp, chọn lọc thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng uy tín về quan hệ giao dịch tại SHB. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán đầu 2009 giảm, bất động sản đóng băng, vàng biến động liên tục, không hấp dẫn nhà đầu tư. Do đó ngân hàng thương mại thu hút được nguồn vốn huy động trong dân. Nhờ đó SHB tạo được mức tăng trưởng huy động vốn khá cao. Tuy nhiên năm vừa qua SHB cũng gặp không ít khó khăn. Do lãi suất cơ bản không tăng trong 1 thời gian khá dài từ tháng 2 đến tháng 11, trong khi lãi suất huy động thị trường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) của các NHTM tăng mạnh, có lúc lên tới 20-30% gây ra chênh lệch đầu ra so với đầu vào thấp. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng của SHB giảm khoảng 1,51%/năm (không đủ bù đắp chi phí kinh doanh). Thị trường ngoại tệ liên tục xảy ra tình trạng khan hiếm USD, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nền kinh tế chưa thật sự phát triển, các doanh nghiệp còn khó khăn, do đó nguy cơ nợ xấu rất cao và các khoản vay mới khó thực hiện trong bối cảnh này. Môi trường văn hoá – xã hội – dân số Dân số Việt Nam tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85,789 triệu người, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội là 6,4 triệu người; TP Hồ Chí Minh là 7,1 triệu người… những nơi hầu hết các Ngân hàng đóng trụ sở chính và các chi nhánh quan trọng. Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, tăng dân số ở những khu đô thị, khu công nghiệp dẫn đến số lượng cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng nhanh. Các chi nhánh, phòng giao dịch của SHB đều được thiết lập trong những khu kinh tế trọng điểm đó và rất có tiềm năng phát triển. Nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh diễn ra cũng làm tăng nhu cầu cần dịch vụ ngân hàng. Kèm theo liên kết, hợp tác với nước ngoài đòi hỏi thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, số lượng người sống và làm việc ở ngước ngoài tăng lên nên dịch vụ ngân hàng này đang ngày càng gia tăng. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, mức sống người dân tăng lên và quá trình toàn cầu hoá sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sử dụng những nhu cầu dịch vụ ngân hàng khác nhau, giúp SHB có nhiều cơ hội kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, văn hoá tiêu dùng của người dân sẽ thay đổi phù hợp. Hiện nay tốc độ cuộc sống được đẩy nhanh, sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn được người tiêu dùng ưa thích hơn cả. Hoạt động với khẩu hiệu ˝Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp˝, các dịch vụ ngân hàng của SHB đều đáp ứng được các tiêu chí đó. Xét trong nền kinh tế hiện nay, gửi tiết kiệm cũng là kênh an toàn cho người dân, và đối với các doanh nghiệp cũng cần vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về tính ổn định. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng cao, đặc biệt hơn khi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc năm 2007. Bộ máy điều hành của chính phủ trong những chính sách kinh tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, xét về hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam tuy đã được Chính phủ cải cách nhiều lần theo hướng thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thủ tục hành chính phức tạp. Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật các tổ chức tín dụng 2004. Trong khi văn bản luật này còn thể hiện nhiều bất cập. Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật phá sản… Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng vẫn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trong Luật chưa thực hiện được. Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa rõ ràng, minh bạch, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện cho ngân hàng nói chung và SHB nói riêng như Luật không quy định rõ những nghiệp vụ nào tổ chức tín dụng đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, nghiệp vụ nào phải thành lập công ty; việc góp vốn đầu tư thành lập công ty con và các loại hình công ty khác để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác chưa được quy định rõ ràng, nhất là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và công ty con; một số vấn đề như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độc quyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán… chưa được quy định cụ thể… Hiện nay Nhà nước đang đưa ra các phương án sửa đổi Luật các TCTD cho phù hợp với hoạt động ngành tài chính nước ta. Bên cạnh đó cũng có một số cải cách của Chính phủ nhằm giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn như Quy định 13/2008/QD-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại đã xử lý một số bất cập, đối xử bình đẳng giữa NHNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh và 100% nước ngoài. Do đó tạo được sự bình đẳng trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho SHB mở rộng hoạt động, cạnh tranh lành mạnh. Chính sách kinh tế của Chính phủ trong những năm qua, đặc biệt là năm 2009 được đánh giá là linh hoạt và kịp thời. 6 tháng đầu năm 2009, NHNN đã chuyển hướng điều hành từ ưu tiên kiểm soát lạm phát sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế. Và 6 tháng cuối năm 2009, trước tình hình suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, giá cả có xu hướng tăng lên, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, rất linh hoạt và chủ động. Với những chính sách đúng đắn như: giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7%/năm; tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm; ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận đối với việc cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; điều chỉnh nới rộng tỷ giá giữa VNĐ và USD từ ±3 - ±5, thị trường tài chính ổn định. Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn và năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng được nâng cao, tạo môi trường cho SHB phát triển. Dựa vào điều chỉnh của NHNN, SHB tăng giảm lãi suất huy động, cho vay phù hợp, điều tiết lượng vốn theo hướng nới lỏng thận trọng, linh hoạt. Năm 2010, mức tăng trưởng tín dụng NHNN giới hạn chỉ ở mức 25%, đây là một bài toán khó đối với các ngân hàng nói chung và SHB nói riêng: Tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn Áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài, mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau. Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10.2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 NHTM quốc doanh, 40 NHTMCP). Những NHTM lớn như Ngân hàng công thương Việt Nam Incombank, Ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương… có thời gian hoạt động khá lâu, tiềm lực tài chính mạnh, trong khi SHB là một ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, bắt đầu hoạt động như 1 ngân hàng bán lẻ từ năm 2006, khó để bắt kịp các ngân hàng lớn. Vốn điều lệ của SHB so với một số ngân hàng lớn còn rất nhỏ. Khối các TCTD nước ngoài tại Việt Nam gồm 45 chi nhánh của 33 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 8 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; ngoài ra còn có 56 văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam. Dù thị phần của khối ngân hàng này còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ, nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm. Bên cạnh đó là 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các ngân hàng đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đã rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các ngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánh dành cho SHB sẽ càng bị thu nhỏ. Cùng với rất nhiều công ty tài chính, ngân hàng kế hoạch sắp được thành lập và đi vào hoạt động với lợi thế đi sau, học hỏi từ những ngân hàng lớn đi trước, công nghệ hiện đại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang ngày càng đa dạng, tiếp cận trực tiếp đến mọi tầng lớp dân cư, làm cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Đòi hỏi SHB phải tạo được sự khác biệt, xây dựng được lối đi riêng, cải tiến công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm… để trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó. Khách hàng Khách hàng là người cung cấp đồng thời là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Khách hàng với vai trò người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch… mong nhận lãi sất cao. Trong khi với vai trò là người vay vốn, mong trả chi phí vốn nhỏ hơn thực tế. Điều này gây ra mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận và giữ chân khách hàng, gây áp lực đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách lãi suất phù hợp làm vừa lòng khách hàng. Lãi suất huy động của SHB hiện tại là 10,49%, khá cao so với các ngân hàng, nhưng chưa có sự linh hoạt lãi suất với các kì hạn khác nhau và lượng tiền gửi khác nhau. Lãi suất cho vay là 12%, tương đương mức lãi suất cho vay trên thị trường. Bảng 3: Lãi suất của một số NHTM ( Tính đến 10/12/2009) Ngân hàng Lãi suất tiết kiệm Lãi suất cho vay 12 tháng 24 tháng 36 tháng Ngắn hạn Trung,dài hạn SHB 10.49 10.49 10.49 12 12 Incombank 10,2-9,15-9,25-9,35 10.4 10.4 12 12 ACB 10,33-10,31-10,28-10,26-10,23-10,13 10,43-10,41-10,38-10,36-10,33-10,23 10,48-10,46-10,43-10,41-10,38-10,28 12 12 Agribank 10,2-9,72 10,2-9,3 11.8-12 12 Vietcombank 10.46 10.49 10.49 12 12 BIDV 10,1-9,66-10,1-9,66 10.4 10.4 12 12 Sacombank 10,2-10,14 10,32-10,14 10,32-10,14 12 12 ( Nguồn: Tổng hợp từ các Ngân hàng thương mại ) Khách hàng thường tín nhiệm với những ngân hàng lớn, lâu đời, có uy tín, mang lại sự đảm bảo an toàn như các NHTM quốc doanh và các ngân hàng TMCP danh tiếng như NH Á Châu, Techcombank, NH Sài Gòn Thường Tín… SHB là thương hiệu mới, danh mục dịch vụ còn hạn chế, sản phẩm chưa có sự khác biệt, do đó lượng khách hàng tìm đến ngân hàng chưa cao. Tuy nhiên khách hàng Việt Nam có mức độ trung thành chưa cao, một phần do họ quá nhạy cảm với lãi suất và các mức phí của ngân hàng. Đặc biệt trong thời kì bùng nổ lãi suất huy động, thường xuyên có sự di chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khi các ngân hàng thực hiện chạy đua lãi suất. Cũng tương tự với các khách hàng vay vốn, tình trạng vay ngân hàng này với lãi suất thấp để đáo hạn món vay với lãi suất cao hơn diễn ra một cách thường xuyên. Do đó SHB cần có chiến lược thu hút khách hàng với những ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, lãi suất và phí dịch vụ phù hợp để có thể lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của SHB. Hiện nay, khách hàng của SHB khá đa dạng, từ cá nhân đến tổ chức kinh tế, doanh nghiệpViệt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp quy mô lớn. Ngoài các công ty thành viên thuộc tập đoàn Than và khoáng sản và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, hai đối tác chiến lược, còn có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Lilama, Vinacafe, Tổng công ty xây dựng số 1… Khách hàng mục tiêu của SHB là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam). SHB đang dần được khách hàng ưa chuộng, nhận được nhiều giải thưởng do khách hàng bình chọn như Top 30 sản phẩm khách hàng tin và dùng năm 2009; Thương hiệu nổi tiếng 3 năm liền… Quá trình tiền tệ hoá trong nền kinh tế diễn ra sâu rộng hơn thì thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trở nên thường xuyên hơn đặc biệt tại các thành phố lớn và trong thời kì hội nhập. Khách hàng ảnh hưởng tới ngân hàng qua cầu về các sản phẩm dịch vụ, cầu tăng tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng dịch vụ, tiếp cận dễ dàng hơn với tầng lớp dân cư. Đây là cơ hội để SHB tìm kiếm khách hàng, tạo được sự tín nhiệm đối với dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ mới thay thế Nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các nhà đầu tư không chỉ gửi tiết kiệm vào ngân hàng, mà có khá nhiều kênh đầu tư như Thị trường chứng khoán, Bất động sản, Thị trường vàng … Thời điểm năm 2007, Thị trường chứng khoán bùng nổ, người dân và nhà đầu tư đổ xô kinh doanh chứng khoán, nguồn vốn huy động ngân hàng giảm, cho vay tăng nhưng đi kèm theo đó là rủi ro nợ xấu. Thị trường bất động sản luôn trong tình trạng nóng. Năm 2008 kinh tế rơi vào suy thoái, ngân hàng được ưa chuộng hơn bởi tính an toàn. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm lượng vốn chảy ra giảm đáng kể, thị trường chứng khoán, Bất động sản suy giảm. Thị trường vàng biến động liên tục. Tuy sang năm 2009, chính sách tiền tệ được nới lỏng, các thị trường này có cơ hội nổi lên, nhưng các dịch vụ ngân hàng cũng không mất đi vị thế. Đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hay đấu tư vàng mang lại lợ nhuận cao, nhưng đi kèm nhiều rủi ro, biến động liên tục. Do đó ngân hàng với các sản phẩm tiền gửi an toàn vẫn tạo được niềm tin cho đa số các nhà đầu tư. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng bắt đầu mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực tài chính như chứng khoán, bất động sản… Nhiều ngân hàng mở các công ty chứng khoán, công ty bất động sản riêng, các sàn giao dịch vàng…SHB đã thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội hỗ trợ kinh doanh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên lĩnh vực đầu tư của SHB vẫn còn hạn chế, cần mở rộng để tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác. Các nhân tố bên trong Năng lực tài chính Tiềm lực tài chính là nhân tố quan trọng, thiết yếu giúp ngân hàng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng quy mô. Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, một số chỉ tiêu tài chính như: mức độ an toàn vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản có và thị phần hoạt động. Bảng 4: Tình hình hoạt động tài chính của SHB từ năm 2006-2009 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 1. Quy mô vốn( Triệu đồng ) - Vốn điều lệ 500.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 - Tổng tài sản có 1.322.481 12.367.441 14.381.310 27.439._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25679.doc
Tài liệu liên quan