Trang 1
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTMCP & CƠ SỞ
LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP:
1.1.1. Bản chất của NHTMCP:
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với họat động thường
xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu và cung cấp các dịch vụ tài chính.
NHTMCP là ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ng
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM trong thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Về bản chất, NHTMCP cũng là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, có
các đặc điểm giống như những doanh nghiệp khác như được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật nhưng do hàng hoá kinh doanh là loại hàng hoá đặc
biệt: tiền tệ, kim loại quý, giấy tờ có giá trị... có tính lưu chuyển cao và chịu sự
kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước nên NHTMCP được xem là loại hình doanh
nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp.
Xét về hoạt động kinh doanh, NHTMCP có một số đặc trưng là: (i) hàng hoá kinh
doanh là tiền tệ, là loại hàng hoá có tính xã hội hóa cao, dễ chuyển đổi thành các
loại hàng hoá khác; loại hàng hoá đặc biệt này được kiểm soát lưu hành với số
lượng có hạn; (ii) hoạt động của ngân hàng được đặt trên nền tảng của sự tín nhiệm
và hết sức mẫn cảm với những biến động của nền kinh tế; (iii) khách hàng có thể
vừa là nhà cung cấp đầu vào (gửi tiền) cho ngân hàng vừa là người sử dụng sản
phẩm (tín dụng, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại hối, giấy tờ có giá...) của ngân
hàng; (iv) thị trường kinh doanh có tính chất của thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo; (v) kinh doanh ngân hàng luôn đòi hỏi phải tiếp cận ứng dụng các công nghệ,
kỹ thuật hiện đại nhằm tăng cường tính an toàn và tiện nghi cho khách hàng; (vi)
công nghệ ngân hàng là công nghệ đặc biệt: công nghệ biến đổi cơ cấu thời hạn của
Trang 2
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
các đồng tiền; (vii) hoạt động ngân hàng mang tính quốc tế do phải thực hiện các
quan hệ giao dịch với nước ngoài và phải thực hiện các thông lệ, tập quán quốc tế...
nên cũng chịu ảnh hưởng của các diễn biến, tác động thay đổi của nền kinh tế thế
giới; (viii) là thành phần thuộc "trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro" trong nền
kinh tế ;(ix) là phương tiện nối dài tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nên
bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống các văn bản pháp quy nhằm
thực thi các chính sách của Nhà nước như mức vốn tối thiểu, giới hạn lĩnh vực kinh
doanh, ấn định lãi suất, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ DTBB, hạn mức tín dụng...
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP (Hình 1a):
NHTMCP được thành lập và được điều phối bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật
Doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan của pháp luật VN. Theo đó, Đại
hội đồng (đại biểu) cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của NHTCMP; bên dưới
là các cơ quan: HĐQT, BKS, BĐH và hệ thống tổ chức các đơn vị chức năng,
nghiệp vụ: Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Công ty trực thuộc, đơn vị
sự nghiệp... hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ...
1.1.3. Chức năng, vai trò của NHTMCP:
1.1.3.1. Các chức năng của NHTMCP:
• Trung gian tín dụng: là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân
hàng; đóng vai trò "đi vay để cho vay" nhằm thực hiện huy động, tập
trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các nhu cầu trong xã hội
nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh
tế.
• Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: trong việc
quản lý tiền tại tài khoản của các chủ tài khoản thanh toán, NHTMCP đã
đảm bảo cho khách hàng tiền được cất giữ an toàn, việc thu chi thanh
toán được tiện lợi, nhanh chóng thông qua việc cung cấp các công cụ lưu
thông tín dụng: séc, uỷ nhiệm chi/thu, thẻ thanh toán... tiết kiệm cho
khách hàng rất nhiều chi phí và thời gian.
Trang 3
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
• Cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ của
Nhà nước: trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân quỹ, ngân
hàng có điều kiện thuận lợi về kho quỹ và thông tin, quan hệ với khách
hàng nên có thể cung cấp thêm các dịch vụ như cấp chứng thư bảo lãnh,
thư tín dụng (L/C), tư vấn đầu tư, giữ hộ tài sản, phát hành chứng khoán,
trái khoán cho khách hàng... Với các hoạt động phát hành hoặc mua bán
chứng khoán, trái khoán cho khách hàng hoặc cho mình trên thị trường
tiền tệ thì NHTMCP đã tham gia vào việc thực thi các chính sách tiền tệ
của Nhà nước.
1.1.3.2. Vai trò của NHTMCP:
Vai trò của NHTMCP được xác định trên cơ sở các chức năng và các nhiệm vụ cụ
thể của nó trong từng giai đoạn. Bởi chức năng là tính vốn có của NHTMCP và vai
trò của nó chính là sự vận dụng các chức năng đó vào hoạt động thực tiễn. Do đó,
vai trò của NHTMCP thay đổi cùng với sự phát triển của nền KT-XH và phụ thuộc
vào các hoạt động chủ quan của các cơ quan quản lý. Vai trò của NHTMCP được
thể hiện ở hai mặt:
• Vai trò thực thi chính sách tiền tệ: vai trò này được hoạch định bởi
NHTW thông qua các công cụ: lãi suất, DTBB, tái chiết khấu, thị trường
mở, hạn mức tín dụng... làm cầu nối tác động chính sách tiền tệ đến khu
vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế; đồng thời tiếp nhận các phản hồi
để chính phủ, NHTW có những chính sách điều tiết phù hợp với từng tình
hình cụ thể.
• Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô: Điều tiết vĩ mô là chức
năng của NHTW nhằm phân bổ các nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát
triển kinh tế theo định hướng đề ra với chính sách tiền tệ là công cụ của
chính sách can thiệp bằng kinh tế vào nền kinh tế. Tuy nhiên, NHTW
không trực tiếp giao dịch với công chúng mà phải thông qua hệ thống
định chế tài chính trung gian, trong đó có NHTMCP. Do vậy, bằng
Trang 4
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
nghiệp vụ tạo tiền gắn liền với công cụ quản lý vĩ mô của NHTM (tỷ lệ
DTBB, lãi suất...), trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình,
NHTMCP đã góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của NHTW thông
qua chính sách tiền tệ.
Tóm lại, với chức năng và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hiện đại,
NHTMCP tham gia giúp nền kinh tế:
9 Giảm thiểu chi phí lưu thông, vận chuyển tiền trong quá trình thanh toán,
tăng hiệu quả sử dụng vốn, không để cho vốn bị ứ đọng hoặc cất trữ
không sinh lợi.
9 Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển qua việc tập trung vốn và phân bổ
nguồn lực, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp giúp mở rộng sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế. Đồng thời, góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá
cả, ổn định đời sống, trật tự xã hội và tạo công ăn việc làm...
9 Mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và giao lưu quốc
tế thông qua các hoạt động tín dụng, đầu tư và thanh toán quốc tế.
1.1.4. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTMCP:
1.1.4.1. Nghiệp vụ tạo vốn - nghiệp vụ nợ:
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các
nguồn vốn của NHTMCP gồm có:
♦ Nghiệp vụ vốn tự có và các quỹ, trong đó:
Vốn điều lệ là số vốn ban đầu phải lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu do Nhà nước
quy định (theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03/10/1998) mà NHTMCP phải
có để được phép hoạt động. Vốn này được hình thành do sự góp vốn từ các pháp
nhân Nhà nước và tư nhân hoặc cá nhân trong và ngoài nước. Mức vốn điều lệ
nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của nó chủ yếu được dùng
để trang bị cơ sở vật chật, kỹ thuật, thành lập công ty con hoặc hùn vốn, liên doanh,
cho vay...
Trang 5
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Các quỹ ngân hàng, bao gồm: (1) Quỹ được trích từ lợi nhuận ròng của ngân hàng:
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% LNR), quỹ dự trữ đặc biệt dùng bù đắp rủi ro
kinh doanh (10% LNR), quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi; (2) Các Quỹ không hình thành từ lợi nhuận ngân hàng: Quỹ khấu hao cơ
bản TSCĐ, Quỹ khấu hao sửa chữa lớn và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
tài chính.
Toàn bộ các nguồn vốn trên (vốn điều lệ, các loại quỹ) của ngân hàng gọi là vốn tự
có; đây là yếu tố tài chính quan trọng nhất. Nó vừa cho thấy quy mô của ngân hàng,
vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng.
Vì vậy, quy mô vốn tự có của ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn
cũng như quy mô tài sản có.
♦ Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng: Đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt
động NHTMCP; thường chiếm tỷ trọng trên 65% tổng nguồn vốn. Nguồn
vốn tiền gửi gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi định kỳ.
♦ Nguồn vốn đi vay: Nghiệp vụ này thường thực hiện theo thương vụ nhằm
đảm bảo an toàn thanh khoản trong một thời gian nhất định. Vốn đi vay
gồm có: (1) Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ tiền gửi; (2) Vốn vay của NHNN khi NHNN nhận cho vay,
chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc qua nghiệp vụ hoán đổi có
kỳ hạn (SWAP) với NHTMCP; (3) Vốn vay của các NHNNg.
♦ Nguồn vốn tiếp nhận: Đây là nghiệp vụ tiếp nhận vốn từ NHNN cho các
chương trình của chính phủ hoặc từ các tổ chức kinh tế của các quốc gia
và chính phủ khác hoặc của các định chế tài chính quốc tế.
♦ Các nguồn vốn khác: Phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, cung
cấp dịch vụ: môi giới, thanh toán, đại lý kiều hối, phát hành chứng khoán
cho khách hàng, ký quỹ mở L/C, bảo lãnh, khoản phải trả.
1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - nghiệp vụ có:
Trang 6
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Nghiệp vụ thiết lập dự trữ: là nghiệp vụ duy trì khả năng thanh toán thường xuyên
của khách hàng và bản thân ngân hàng; gồm: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN
(gồm DTBB và số dư dùng thanh toán liên ngân hàng).
Nghiệp vụ tín dụng: là nghiệp vụ sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập
chủ yếu cho NHTMCP. Nghiệp vụ này khá đa dạng về phương thức, với 4 loại hình
cơ bản: (1) Cho vay; (2) Bảo lãnh; (3) Chiết khấu; và (4) Tín dụng thuê mua.
Nghiệp vụ đầu tư: là nghiệp vụ ngân hàng chủ động đầu tư trên thị trường chứng
khoán, trái khoán chính phủ/công ty hoặc hùn vốn, liên doanh và doanh nghiệp.
1.1.4.3. Nghiệp vụ trung gian - nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
9 Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý cho ngân hàng hoặc khách hàng;
9 Thanh toán và thu/chi hộ cho khách hàng;
9 Dịch vụ ủy thác: quản lý tài sản, chuyển dịch tài sản, hàng hoá... theo ủy
thác của khách hàng;
9 Dịch vụ phát hành, mua bán hộ chứng khoán cho doanh nghiệp;
9 Dịch vụ cho thuê két sắt; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ tư vấn...
1.2. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
1.2.1. Khái niệm về kinh tế thị trường và vài nét đặc trưng của nền kinh tế thị
trường:
1.2.1.1. Khái niệm về thị trường và cơ chế thị trường:
Có nhiều định nghĩa về thị trường, nhưng nhìn chung có thể hiểu: thị trường là nơi
diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với
nhau để xác định giá cả hàng hoá và sản lượng.
Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực và quy luật
chi phối sự vận động của thị trường. Theo P.A Samuelson và W.Nordhaus, cơ chế
thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, người tiêu dùng và nhà kinh
doanh tác động lẫn nhau để xác định 3 vấn đề: sản xuất cái gì? Như thế nào? Và cho
ai? Cơ chế thị trường không phải là sự hỗn hợp mà là một trật tự kinh tế.
Trang 7
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Như vậy, nói đến thị trường và cơ chế thị trường là nói đến hàng hoá, giá cả hàng
hoá, người bán và người mua. Trong hệ thống thị trường, mỗi hàng hoá, mỗi loại
dịch vụ đều có giá cả của nó. Giá cả là phương tiện tín hiệu của xã hội, chỉ cho
người sản xuất biết cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho
ai? Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên
biến đổi và ngược lại.
Lợi nhuận là động lực chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy hệ thống
thị trường luôn phải dùng lỗ & lãi để quyết định 3 vấn đề trung tâm của hoạt động
kinh tế.
Một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường là nền kinh tế thị trường.
1.2.1.2. Những quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường:
a/ Quy luật Giá trị: Theo kinh tế học Marxist, ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó
có hoạt động của quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi
hàng hoá phải trên cơ sở hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết.
b/ Quy luật Cung - Cầu: là mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cung với cầu
và việc hình thành giá cả.
¾ Cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ doanh nghiệp mang
bán ra thị trường với giá cả nhất định. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến
cung:
9 Công nghệ: tiến bộ công nghệ sẽ giúp các hãng tăng cung ở mỗi mức
giá.
9 Chi phí đầu vào: giảm giúp các hãng tăng cung ở mỗi mức giá và
ngược lại.
9 Sự điều tiết của chính phủ: bằng biện pháp kinh tế hoặc hành chính
mà có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế cung.
9 Giá cả, độ dài của thời gian cung ứng, sự dễ dàng và dồi dào hàng hóa
thay thế (ở đầu vào) đều có quan hệ tỷ lệ thuận với cung.
Trang 8
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
¾ Cầu là biểu hiện của nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường được
bảo đảm bằng lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu:
9 Giá cả hàng hóa và dịch vụ quan hệ tỷ lệ nghịch với cầu.
9 Thu nhập, tiền dùng để mua hàng của người tiêu dùng tỷ lệ thuận với
cầu.
9 Quy mô thị trường, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tỷ lệ thuận với cầu.
9 Số lượng và sự gần gũi của các thứ hàng hóa thay thế có thể sử dụng.
9 Thời gian: Cầu về một loại hàng hóa có xu hướng tăng lên theo thời
gian.
c) Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động
lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế
thị trường. Vì vậy, cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.
d) Quy luật tối đa hoá lợi nhuận: Động lực chủ yếu chi phối, điều tiết mọi hoạt
động kinh tế có lợi nhuận. Vì vậy có thể nói, thu lợi nhuận tối đa là quy luật kinh tế
chi phối các quy luật kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại:
Thứ nhất, nó thông qua sự tác động qua lại của người tiêu dùng và người sản xuất
mà mỗi một hoạt động tuỳ theo lợi ích của từng phía làm cho độ thoả mãn của
người tiêu dùng và lợi nhuận của người sản xuất được tối đa hoá.
Thứ hai, những tác động này có trong một thị trường tự do mà giá cả độc lập như
người trung gian. Ở đây, người tiêu dùng và sản xuất được tự do lựa chọn, Nhà
nước không can thiệp vào. Sự tối đa hoá lợi ích của các bên không bị biến dạng.
Thứ ba, cạnh tranh là động lực cơ bản của tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh là để bảo đảm rằng, cái mà người tiêu dùng muốn có được sản xuất ra
một cách hiệu quả nhất.
Thứ tư, lợi nhuận đóng vai trò hợp nhất trong nền kinh tế thị trường.
Trang 9
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Thư năm, khác với kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong nền kinh tế thị trường, giá
cả của sản phẩm phụ thuộc vào cung và cầu sản phẩm đó trên thị trường; do đó, nó
thể hiện mục tiêu của người tiêu dùng và người sản xuất.
Thứ sáu, nền kinh tế năng động: Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch nhanh trên mọi
phương diện về thành phần kinh tế, ngành kinh doanh, quan hệ đầu tư, tiết kiệm,
tiêu dùng...trong và ngoài nước.
Thứ bảy, khả năng tích tụ và tập trung tư bản cao: Xu hướng sáp nhập, mua lại
giữa các công ty, tổ chức kinh doanh ngày càng tăng trên thế giới, đã và đang hình
thành nên những tập đoàn đa và xuyên quốc gia khống chế những ngành kinh doanh
nhất định làm các doanh nghiệp nhỏ hơn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về vốn,
kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và sự đa dạng hoá để phân tán rủi ro..
Thứ tám, nền kinh tế không có ranh giới địa lý: Do phát triển của khoa học kỹ thuật
và nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, ngày nay nền kinh tế thị trường hiện đại đang hướng
tới mục tiêu khu vực hoá và toàn cầu hoá nhằm khai thác tối đa các lợi thế của các
nền kinh tế để tối đa hoá lợi nhuận. Đặc biệt với sự phát triển của các thị trường
vốn, qua các hình thức chứng khoán mà các tập đoàn kinh tế trên thế giới đã “đặt
chân” của mình vào kiểm soát nhiều công ty ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực khác
nhau một cách dễ dàng hơn.
Thứ chín, tăng tính chuyên môn hoá: Nền kinh tế thị trường hiện đại có khuynh
hướng chia nhỏ các lĩnh vực kinh doanh thành những phân ngành nhỏ hơn; Trong
đó, thị trường tài chính ngày càng phát triển và có tính tách khỏi nền kinh tế thực
với sự hình thành và phát triển của các thị trường sản phẩm tài chính phát sinh như
thị trường mua bán quyền chọn mua, chọn bán hoặc mua bán dựa trên các chỉ số...
Thứ mười, nền kinh tế có tính phụ thuộc lẫn nhau: Từ yêu cầu khai thác tối đa lợi
thế cạnh tranh và tăng tính chuyên môn hoá đã dẫn đến việc phân công lao động
trên thế giới ngày càng rõ rệt. Từ đó tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng vô hạn mà mỗi quốc gia không thể “tự cung tự cấp” được.
Trang 10
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Thực tế chứng minh, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á hay sự trì trệ của nền
kinh tế Mỹ đều có những ảnh hưởng nhất định đến các nền kinh tế còn lại.
Thứ mười một, tiền tệ hoá nền sản xuất hàng hóa: Mục đích của nhà sản xuất kinh
doanh là sản xuất giá trị dưới hình thái tiền. Với sự tham gia của đồng tiền thực hiện
chức năng lưu thông tư bản tạo nên 2 mảng kinh tế song hành: nền kinh tế ảo là nền
kinh tế tài chính – ngân hàng có tính chất bôi trơn, kích thích phát triển nền kinh tế
hàng hóa và dịch vụ – nền kinh tế thực là khu vực sản xuất.
Thứ mười hai, nền kinh tế tiền tín dụng: Cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước
Châu Á vừa qua và một số quốc gia trước đây là minh chứng cho sự tách rời giữa
nền kinh tế thực và nền kinh tế ảo do khả năng mở rộng tiền tín dụng nhanh hơn
nhu cầu thực của nền kinh tế thực dẫn đến tình trạng nền kinh tế rơi vào trạng thái
“bong bóng xà phòng” và sẽ bùng nổ thành khủng hoảng khi đạt mức tới hạn.
Thứ mười ba, nền kinh tế ở thì tương lai: Tính giả tạo của nền kinh tế thể hiện qua
khối lượng tư bản giả hay cổ phiếu trên thị trường thứ cấp cao hơn số tư bản lưu
thông thực sự trong hoạt động kinh tế nhiều lần với tốc độ cao. Những hợp đồng
mua bán lựa chọn, hợp đồng tiền tệ, hàng hóa tương lai có bảo chứng để thực hiện
chức năng chuyên môn hoá, phân công lao động, khai thác và tận dụng nguồn lực,
phân tán rủi ro được bổ sung và thay thế bằng hình thức kinh doanh các chỉ số giá
cả không được bảo chứng nên khi có sự lệch nhau giữa nền kinh tế thực và dự báo
thì khủng hỏang có thể sẽ xảy ra.
Thứ mười bốn, thông tin hóa đời sống kinh tế: Cùng với phát triển của lĩnh vực
truyền thông, khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng được rút ngắn thông qua hệ
thống máy tính, viễn thông cung cấp những thông tin cập nhật, đa dạng cho mọi
người làm tính phổ biến của thông tin ngày càng tăng.
Thứ mười lăm, pháp luật hoá cơ chế thị trường: Các chính phủ ngày càng gặp nhiều
khó khăn trong việc hợp tác đưa ra những quy tắc chung cho kinh doanh toàn cầu
khi các tập đoàn kinh tế, tài chính đã đạt mức phức tạp chưa từng có trong lịch sử
về phạm vi kinh doanh, mức vốn...
Trang 11
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
1.2.2. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trong quá trình
cạnh tranh khi cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với chi phí bỏ
ra thấp hơn thu nhập được thanh toán. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển, các
doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng qua nhiều biện pháp
khác nhau như: nghiên cứu thị trường, cải tiến công nghệ nâng cao chất lưọng sản
phẩm, cải tiến phương thức bán hàng, phương thức tiếp thị, quản trị vốn, nhân lực...
một cách có hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí giá thành, tăng lợi nhuận và đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp là một cuộc đua
không dứt, không gián đoạn về thời gian và không có điểm đích cuối cùng.
Tóm lại, ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó tất yếu có cạnh tranh vì cạnh tranh
sẽ làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả trong việc phân bổ hợp lý các nguồn
lực có hạn trên thị trường, làm cho thị trường sôi động, nhạy bén có hiệu quả.
1.2.3. Các hình thức cạnh tranh:
1.2.3.1. Cạnh tranh hoàn hảo:
Theo các nhà kinh tế như David Berg, Paul A. Samuelson, cạnh tranh hoàn hảo (hay
cạnh tranh hoàn toàn) chỉ có thể tồn tại với 4 điều kiện sau: (1) Trong một ngành có
nhiều nhà kinh doanh với thị phần nhỏ bé; (2) Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh có tính
đồng nhất; (3) Người tiêu dùng có được những thông tin hoàn hảo để biết rằng
những sản phẩm cùng loại của những nhà sản xuất khác nhau là giống nhau; và (4)
Các doanh nghiệp tự do gia nhập rút lui khỏi ngành kinh doanh.
1.2.3.2. Cạnh tranh không hoàn hảo:
Xảy ra khi trong thị trường tồn tại một doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá
cả thị trường dù rằng không phải là tuyệt đối vì vẫn có những đối thủ cạnh tranh
khác tham gia vào thị trường. Có các loại cạnh tranh không hoàn hảo sau:
Trang 12
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
¾ Cạnh tranh độc quyền: có nhiều người bán tự do tham dự và rút lui khỏi
ngành, có sản phẩm phân biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất
lượng... có khả năng thay thế nhưng không thay thế hoàn toàn.
¾ Độc quyền nhóm: độc quyền theo nhóm người bán hoặc nhóm người
mua.
¾ Độc quyền đơn: là hình thái đặc biệt của thị trường độc quyền nhóm. Độc
quyền đơn được phân thành hai loại: (i) Độc quyền có tính tự nhiên: hình
thành do bí quyết công nghệ, tích tụ và tập trung tư bản. (ii) Độc quyền
pháp định: là do Nhà nước tạo ra các công ty độc quyền.
1.2.4. Tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế :
1.2.4.1. Tác động của cạnh tranh tới họat động kinh tế
Ưu điểm:
9 Đáp ứng nhu cầu xã hội với mức giá cả chi phí thấp nhất.
9 Khuyến khích cải tiến công nghệ, phát minh khoa học và ứng dụng
vào sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tối đa nhu cầu
khách hàng.
9 Góp phần vào việc cơ cấu kinh tế và phân bổ các nguồn lực trong xã
hội một cách hợp lý và hiệu quả.
Nhược điểm:
9 Thiếu hoặc không thể kiểm soát, cạnh tranh thị trường sẽ làm cơ cấu
nền kinh tế hình thành một cách tự phát, không có lợi cho tăng trưởng.
9 Cạnh tranh thị trường thiếu sự kiểm soát của Nhà nước dễ dẫn đến
tình trạng phát triển tự do, được thị trường tự điều tiết có thể hình
thành nên môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành viên
của thị trường.
1.2.4.2. Tác động của độc quyền đến hoạt động kinh tế:
Ưu điểm:
Trang 13
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
9 Độc quyền tự nhiên là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản
được sàng lọc qua quá trình cạnh tranh về công nghệ, chất lượng, giá
thành tạo nên những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế có khả
năng trở thành những lợi thế của quốc gia trong điều kiện cạnh tranh
đang mở rộng theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá.
9 Độc quyền pháp định: đây là đặc thù của Nhà nước trong thời đại
ngày nay cần phải khống chế một số ngành quan trọng như dịch vụ
công cộng, công nghiệp quốc phòng... để bảo vệ quyền lợi của cộng
đồng trong xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định về chính trị
xã hội của đất nước.
Nhược điểm:
9 Độc quyền có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp khống chế sản lượng
để bán giá cao, hạn chế tiêu dùng, khủng hoảng giả tạo, gây sốt giá...
9 Độc quyền không tạo áp lực doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, sử
dụng các nguồn lực hiệu quả làm tổn thất cho xã hội về tổng thể.
9 Độc quyền sẽ thủ tiêu cạnh tranh, làm trì trệ sản xuất kinh doanh vì
không tạo động cơ buộc doanh nghiệp phải cải tiến sản xuất, dịch vụ
và thậm chí ngăn cản khoa học phát triển và ứng dụng vào thực tiễn.
9 Độc quyền dễ dẫn tới việc tùy tiện trong định giá bán gây thiệt hại lợi
ích người tiêu dùng.
1.2.5. Vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và độc quyền có tính khách quan và tất
yếu. Để duy trì ưu điểm của cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường,
Nhà nước cần phải được tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và giới
hạn cạnh tranh và độc quyền ở mức không cho tồn tại cạnh tranh vô chính phủ và
độc quyền tuyệt đối. Nhà nước thực hiện mục tiêu trên thông qua việc:
Trang 14
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
¾ Xây dựng và thực hiện Chính sách cạnh tranh: là các biện pháp của Nhà
nước nhằm khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giám sát
(hoặc chống lại) độc quyền; bao gồm:
- Kiểm soát hành vi lạm dụng của các hãng có vị thế khống chế thị
trường;
- Kiểm soát sự sáp nhập để ngăn ngừa quá trình độc quyền hoá;
- Kiểm soát và ngăn chặn các hành vi thoả thuận giữa các hãng nhằm
hạn chế cạnh tranh; và
- Kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh.
¾ Xây dựng và áp dụng nghiêm Luật cạnh tranh, chống độc quyền
¾ Điều chỉnh hoạt động cạnh tranh thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô:
- Kế hoạch hoá
- Chính sách tài chính: (giảm) chi tiêu chính phủ và giảm (tăng) thuế.
- Chính sách tiền tệ: hoạt động thị trường mở, chính sách lãi suất chiết
khấu; và tỷ lệ DTBB của các ngân hàng.
1.3. CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG:
Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gắn liền với sự hình thành và
phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta và thực sự trở nên rõ nét từ khi hệ
thống ngân hàng VN chuyển sang hệ thống ngân hàng 2 cấp sau hai pháp lệnh
NHNN VN và Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực
từ ngày 01/10/1990.
1.3.1. Điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng:
Hiến pháp 1992, Chương II – Chế độ kinh tế, Điều 28 quy định: “Mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ
quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”.
Trang 15
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Như vậy, việc chống lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh bất hợp
pháp và bảo hộ người có quyền lợi hợp pháp đã được Nhà nước xác định là một
nguyên tắc Hiến định. Đồng thời, Bộ luật Dân sự và Hình sự VN đều có quy định
rõ các tội danh: Tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả; Tội kinh doanh trái phép; Tội
lừa khách hàng; Tội lưu hành sản phẩm kém chất lượng; Tội xâm phạm quyền tác
giả, quyền sáng chế, phát minh...
Trong khi ở các nước phát triển đã có Luật cạnh tranh từ khá lâu như: Anh (1948),
Mỹ (1890), Đức (1909).. Tính đến tháng 10/2001, VN chưa từng có một Bộ luật
quy định cụ thể về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh nói chung và kinh doanh
ngân hàng nói riêng mà luật này mới chỉ trong giai đoạn dự thảo lần 1 được Bộ
Thương mại phối hợp với UNDP và UNCTAD tổ chức hội thảo góp ý tại Hà Nội và
TP.HCM vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/2001 vừa qua.
Tuy nhiên, Luật các TCTD VN có hiệu lực ngày 01/10/1998 đã có đề cập đến vấn
đề cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Điều 16 như sau:
Các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp.
Nghiêm cấm hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các TCTD và lợi ích
hợp pháp của các bên.
Hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm:
- Khuyến mãi bất hợp pháp.
- Thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của TCTD khác và của khách
hàng.
- Đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ;
- Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Và đây là văn bản Luật cụ thể duy nhất điều chỉnh quan hệ cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh ngân hàng.
1.3.2. Các lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng:
Trang 16
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Trong kinh doanh tài chính, các ngân hàng và định chế phi ngân hàng cạnh tranh lẫn
nhau trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính dựa vào các ưu thế của mình về các
phương diện sau:
• Tính đa dạng của các loại sản phẩm dịch vụ: phương thức, thời gian, đối
tượng huy động/cho vay; các hình thức, phương tiện thanh toán khác
nhau...
• Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ tài chính: lãi suất tiền gởi; lãi suất cho
vay, chiết khấu, phí dịch vụ ...
• Sự tiện nghi, thoả mãn khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng:
9 Mạng lưới phục vụ theo vùng kinh tế, địa bàn dân cư... (số lượng chi
nhánh, phòng giao dịch, đơn vị liên kết... phân bố về mặt địa lý).
9 Cơ sở vật chất, phòng ốc, trang thiết bị phục vụ khách hàng: mặt bằng
thoáng, rộng, an ninh, lịch sự, khang trang, sạch sẽ.
9 Quy trình nghiệp vụ đơn giản, nhanh gọn dễ tiếp cận, sử dụng.
9 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (tốc độ xử lý và tính chính
xác).
9 Quan hệ giao tiếp, quan hệ cá nhân giữa khách hàng và cán bộ, nhân
viên ngân hàng phát triển tốt, trong sáng, văn minh, lịch sự... Ngân
hàng thấu hiểu và nỗ lực hết mình phục vụ yêu cầu của khách hàng.
• Uy tín và nổi tiếng: lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng phụ thuộc
vào các yếu tố như: lịch sử hình thành và phát triển, tính hiệu quả và ổn
định trong hoạt động; Năng lực tài chính (vốn tự có, vốn hoạt động...) Số
lượng khách hàng quan hệ giao dịch; Công tác phục vụ khách hàng, quan
hệ công chúng (public relation) tốt...
• Các hoạt động hỗ trợ, bổ sung khác: cung cấp tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ
miễn phí; Các chương trìn._.h khuyến mãi phát triển dịch vụ, phát triển
khách hàng..
Trang 17
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Trong điều kiện kinh doanh ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt vượt khỏi
phạm vi quốc gia, lan rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế đòi hỏi các ngân hàng
phải nhận thức rõ hơn tính hiệu quả và hiệu năng trong hoạt động của mình để cạnh
tranh thành công. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh dựa vào phân tích các phương
diện sau:
Hiệu quả hoạt động tài chính:
9 Phân tích tài sản Có: Cơ cấu tài sản Có; Tỷ trọng tài sản Có sinh lợi.
9 Phân tích hoạt động tín dụng: Cơ cấu; Quy mô; Chất lượng tín dụng.
9 Hoạt động kinh doanh khác: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, bảo
lãnh...
9 Phân tích tài sản Nợ: Cơ cấu tài sản Nợ.
9 Phân tích hoạt động huy động vốn: Cơ cấu vốn huy động; Khả năng
huy động vốn, Hiệu quả sử dụng vốn huy động.
9 Phân tích vốn tự có: Độ an toàn vốn tự có; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(chỉ số COOK).
9 Phân tích khả năng sinh lợi: tỉ suất lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Có
(ROA) và tỉ suất Lợi nhuận ròng/Tổng vốn tự có (ROE).
9 Phân tích khả năng thanh toán: tính thanh khoản, khả năng chi trả...
Quá trình hoạt động điều hành kinh doanh: xem xét các yếu tố: (1)
quản trị; (2) mối liên hệ thị trường và khách hàng; (3) nguồn nhân lực; (4)
xác lập và tập trung thực hiện mục tiêu cụ thể; (5) hệ thống công nghệ.
Tiền lực cạnh tranh: đánh giá khả năng tiếp cận, sao chép và đổi mới
công nghệ nhằm liên tục tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới thoả mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng.
1.3.4. Tác động của cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh ngân hàng trong
giai đoạn hiện nay:
Trang 18
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
1.3.4.1. Đa dạng hoá các loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng :
Với sự phát triển, hỗ trợ của công nghệ thông tin, điện tử tin học... giúp cho các
ngân hàng trên thế giới có điều kiện đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm
phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng, qua đó khai thác thị trường để thu lợi.
1.3.4.2. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng:
Ngoài việc tham gia thị trường của ngân hàng mới được thành lập, NHNNg và các
định chế phi ngân hàng: công ty tài chính, Công ty chứng khoán, chuyển tiền kiều
hối, Công ty vàng bạc đá quý, quỹ tiết kiệm bưu điện... sản xuất ra các sản phẩm
dịch vụ tương tự thay thế tạo sức ép cạnh tranh tăng lên trong kinh doanh dịch vụ
tài chính.
1.3.4.3. Tự do hóa tài chính:
Quá trình tự do hoá hiện đang là khuynh hướng chung của thế giới nhằm phục vụ
cho quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế làm cho các chính phủ ngày
càng mở rộng hoạt động của ngành cung cấp dịch vụ tài chính tự do hơn nữa nghĩa
là giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh tài chính.
1.3.4.4. Cổ phần hoá ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước:
Nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ tài chính cho công
chúng cũng như ngân hàng hoá đời sống kinh tế, hiện nay nhiều quốc gia đang tiến
hành cổ phần hóa các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước.
1.3.4.5. Gia tăng phí tổn huy động vốn:
Tự do hoá tài chính cũng đồng nghĩa với sự gia tăng cạnh tranh trong việc huy động
vốn tiền gửi – là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng nên hoạt động huy động vốn
sẽ ngày càng khó khăn hơn và càng gần hơn với lãi suất cho vay, đầu tư của các
ngân hàng làm cho các ngân hàng phải tìm cách tăng quy mô hoạt động nhằm
hưởng lợi thế kinh tế do quy mô.
1.3.4.6. Đổi mới công nghệ:
Trang 19
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Xu hướng đổi mới công nghệ của các ngân hàng hiện nay đang là vấn đề quan trọng
và tốn chi phí không nhỏ để thay đổi hoạt động ngân hàng theo hướng tự động hoá
nhằm giảm chi phí nhân viên trong việc thu, chi tiền cho khách hàng.
1.3.4.7. Toàn cầu hoá kinh doanh ngân hàng:
Nhằm giảm rủi ro và tăng cường tính cạnh tranh của các ngân hàng cũng như gia
tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí, hiện nay các ngân hàng hàng đầu trên thế giới hiện
đang thực hiện quá trình sát nhập, mua lại không chỉ trong từng quốc gia mà còn
thực hiện những vụ sát nhập xuyên quốc gia nhằm tạo nên những đế chế về tài
chính mới, thậm chí thoát khỏi mọi luật lệ.
1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
Mức độ phát triển tài chính góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các chính
sách hạn chế tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm cơ hội cho các ngân hàng. Tương tự
như vậy, các chính sách hạn chế khả năng của khu vực tài chính – ngân hàng để đáp
ứng các yêu cầu của nền kinh tế sẽ làm giảm triển vọng phát triển kinh tế bền vững.
Các chính sách của chính phủ duy trì sự kiểm sóat “trực tiếp” đối với họat động
ngân hàng có xu hướng làm giảm khả năng và các động lực đổi mới và do vậy giảm
lợi thế so sánh của các ngân hàng trong nước. Một khuôn khổ đảm bảo an tòan,
quản trị kinh doanh, giám sát phù hợp và các chính sách khuyến khích thị trường là
những yếu tố quan trọng để họat động ngân hàng đạt kết quả tốt trong dài hạn.
Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân
hàng trong nước hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, có quy định quyền sở
hữu rõ ràng, công tác thanh tra giám sát an tòan với mức độ độc lập cao, chế độ báo
cáo và kiểm tóan minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các họat
động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nước và nước ngòai) phát triển.
Trình tự hội nhập quốc tế tối ưu tùy thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống tài
chính ngân hàng. Tự do hóa tài khỏan vốn mang lại nhiều lợi ích về mặt tiếp cận
các nguồn vốn, nhưng từ cuộc khủng hỏang tài chính Châu Á cho thấy việc tự do
Trang 20
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
hóa như vậy cũng tạo ra các rủi ro ở các nước có họat động thanh tra hệ thống ngân
hàng yếu kém và công tác quản trị doanh nghiệp thiếu hiệu quả. Hệ quả là phải điều
chỉnh các vấn đề này trước khi tiến hành tự do hóa tài khỏan vốn cho các luồng vốn
ngắn hạn chảy vào. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển cho
thấy sự tham gia thị trường của các NHNNg không gây tác động lớn đến sự luân
chuyển vốn ngắn hạn.
Hội nhập quốc tế với nguyên tác chung là tiến tới đối xử quốc gia, đối xử tối huệ
quốc và thực hiện các chính sách khuyến khích cạnh tranh. Cho phép các ngân hàng
con và các chi nhánh NHNNg tham gia với lộ trình phù hợp (đặc biệt là đối với dịch
vụ ngân hàng bán lẻ), đồng thời cho phép thực hiện sáp nhập và mua lại các ngân
hàng trong nước. Khuyến khích sử dụng các yêu cầu về vốn tối thiểu căn cứ theo
mức độ rủi ro là bằng với các yêu cầu về vốn quy định trong thỏa thuận Basel I.
Tăng cường năng lực thanh tra tại chổ và giám sát từ xa, phối hợp giữa các cơ quan
thanh tra. NHTW cần nghiên cứu tách biệt giữa trách nhiệm đối với chính sách tiền
tệ và thanh tra, giám sát khu vực ngân hàng.
Trì hõan để có thời gian cho các ngân hàng trong nước cải cách bằng cách hạn chế
sự tham gia của NHNNg là một chiến lược không phù hợp từ khi các cam kết về cải
cách là chắc chắn. Một khi đã cho phép NHNNg vào họat động thì việc hạn chế sự
tham gia trên cơ sở nguồn gốc quốc gia sẽ giảm áp lực cạnh tranh. Những hạn chế
làm tăng chi phí tương đối của các NHNNg trong quá trình tham gia thị trường có
thể tạo ra lợi thế cho các ngân hàng trong nước nhưng lại dẫn đến họat động kém
hiệu quả và mức độ cạnh tranh thấp trên thị trường.
Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao. Do vậy, sở hữu
Nhà nước chi phối trong các ngân hàng cần được nắm giữ ở mức phù hợp sao cho
không ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nếu các ngân
hàng có sở hữu Nhà nước chi phối thì các ngân hàng này cần phải có khả năng họat
động như một pháp nhân độc lập.
Khái quát về “Hoạt động kinh doanh NHTMCP và cơ sở lý luận của cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường” là cơ sở để nghiên cứu và đề ra các giải pháp nâng
Trang 21
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
cao năng lực cạnh tranh cho NHTMCP. Tuy nhiên để các giải pháp mang tính thực
tiễn, khả thi, thì việc xem xét, phân tích thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh
của các NHTMCP tại TP.HCM trong điều kiện hiện nay là cần thiết.
Trang 22
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG & NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM
2.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM
2.1.1. Quá trình phát triển của hệ thống NHTMCP tại TP.HCM
Trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là thời kỳ sôi động ở TP.HCM
cũng như trong cả nước trong việc khiển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
lần VI (1986) và lần VII (1991) về đổi mởi nền kinh tế đất nước. Chuyển đổi nền
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN.
Vào thời điểm đó, hoạt động tiền tệ – ngân hàng được xác định có vai trò là mũi
nhọn, động lực góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới. Nghị quyết TW 3 (khóa VI),
Quyết định 218/HĐBT (1987) và Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng đã chỉ đạo chủ trương chuyển hoạt động ngân hàng từ cơ chế bao
cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Thực hiện chủ trương đó, hệ thống
NHNN được tách ra và thành lập các ngân hàng chuyên doanh, từng bước vừa
nghiên cứu vừa làm, đi từ thí điểm, thực nghiệm để xây dựng mô hình tổ chức và
xây dựng cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh đối với ngân hàng là nhiệm vụ
mới mẻ và gặp không ít khó khăn.
Mở đầu từ TP.HCM cùng với việc xây dựng các ngân hàng chuyên doanh thì Nhà
nước đã thí điểm xây dựng NHTMCP, đầu tiên là NHTMCP Sài Gòn Công Thương
(1987) và kế tiếp là NHTMCP Xuất nhập khẩu (1988). Đó bước khởi đầu đổi mới
tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Hình thành
mạng lưới ngân hàng thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, tách khỏi hệ thống
NHNN (một cấp) tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần.
Trang 23
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Cũng trong thời kỳ này đã có sự bộc phát hình thành một hệ thống các HTX tín
dụng và các tổ chức doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh khác, cùng hoạt động,
kinh doanh tiền tệ rộng khắp trên địa bàn TP.HCM với gần 200 cơ sở. Trong lúc
tiền Đồng VN đang ở thời kỳ lạm phát cao, trình độ quản lý kinh doanh yếu kém,
chưa có hành lang pháp lý và sự hoạt động của các tổ chức này đã vượt quá tầm
kiểm soát của Nhà nước. Chính vì vậy mà hệ thống này chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn, đến cuối năm 1989 và đầu năm 1990 đã bị đổ vỡ, tan rã để lại hậu quả rất
xấu về kinh tế xã hội, phải mất rất nhiều công sức, của cải vật chất để khắc phục
hậu quả này.
Đến tháng 05/1990, Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính ra đời
đã tạo hành lang pháp lý đầu tiên cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đánh dấu
một bước ngoặt mới trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống
ngân hàng VN. Từ đó từng bước hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, phân định rõ
chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.
Trên cơ sở đó, ở địa bàn TP.HCM đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện việc điều
chỉnh hoạt động của các NHTMNN và các NHTMCP. Thành lập các NHTMCP
trên cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng và thành lập thêm một số NHTMCP mới.
Trong một thời gian ngắn tổ chức và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, các NHTMCP
hình thành và hoạt động cùng với các NHTMNN tạo điều kiện phát huy tính cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường; qua đó góp phần thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Tính đến 1/1/2007 hệ thống NHTM VN gồm 32 NHTMCP, 5 NHTMNN, 5 NHLD,
35 chi nhánh NHNNg.
Năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc
kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ
USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn
mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các NHTM, nhất là NHTMCP đã có những bước
tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh....
Trang 24
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Tổng tài sản của các NHTM VN đã đạt xấp xỉ gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 33%
so cuối năm 2005 và lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP). Vốn tự có
đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 36% so cuối năm 2005 và về cơ bản đã chuyển toàn bộ các
NHTMCP nông thôn thành NHTMCP đô thị, ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất
cũng đạt đến 250 tỷ đồng. Nhờ đó đã nâng tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn ngành
đạt xấp xỉ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (8%).
Chất lượng tài sản đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ tồn đọng tính trên cùng một
chuẩn mực kế toán đã giảm từ khoảng 5% cuối năm 2005 xuống còn 3,5% cuối năm
2006. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã
được áp dụng và hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh
toán và chuyển tiền... Năm 2006 là năm các NHTM đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ
lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17%- 18%. Một số NHTMCP đạt trên mức 30%.
Tuy nhiên, hoạt động của mỗi NHTMCP cũng có những kết quả rất khác nhau, có
ngân hàng đã và đang hoạt động rất tốt với hiệu quả kinh doanh và uy tín cao nên có
khả năng cạnh tranh cao với các loại hình sở hữu ngân hàng khác, tuy nhiên cũng có
NHTMCP hoạt động rất yếu kém, không đủ sức cạnh tranh trong kinh doanh và
đang trong tình trạng được “kiểm soát đặc biệt”, xử lý để vực dậy hoặc phải thu hồi
giấy phép hoạt động để thanh lý giải thể hoặc phá sản theo đề án củng cố, sắp xếp
NHTMCP đã được chính phủ phê duyệt.
2.1.2. Tình hình họat động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn
TP.HCM năm 2006
Sau hơn một thập niên hình thành và phát triển, hệ thống NHTMCP đã có những
đóng góp nhất định trong việc phát triển nền kinh tế. Với sự tham gia kinh doanh
của hệ thống NHTMCP theo chủ trương đa dạng hoá loại hình sở hữu kinh doanh
ngân hàng nhằm thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, đáp ứng
cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; đồng thời thực hiện việc tự
do hoá, tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng
cho nền kinh tế. Tuy gặp nhiều khó khăn khi gia nhập ngành trong điều kiện chuyển
Trang 25
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhưng hệ thống NHTMCP
cũng tạo nên những kết quả đáng kể như sau:
2.1.2.1. Hoạt động Tài sản Nợ (Nguồn vốn):
Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của NHTMCP, số tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trên
tài sản Nợ đều tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của chúng không biến động
nhiều. Trong đó, các nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn là: vốn huy động tiền gửi bình
quân qua các năm từ 2001-2006 khỏang 70%, Vốn và các quỹ khỏang 10%.
Vốn tự có & các quỹ:
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn tự có, các NHTMCP đã tích cực kêu gọi
góp vốn cổ phần với mức vốn tăng mạnh vào mỗi năm. Trong đó dẫn đầu vẫn là
Sacombank. Trong năm 2006, các NHTMCP trên địa bàn đã thực hiện tăng vốn
theo đúng phương án tăng vốn đã được đại hội cổ đông thông qua. Kết thúc năm
2006, vốn điều lệ của các NHTMCP trên địa bàn đạt 13.033 tỷ đồng. Hiện nay -
năm 2007, đang có một số NHTMCP đang xin NHNN chấp thuận nguyên tắc cho
kêu gọi góp vốn để tăng vốn điều lệ như Sacombank, ACB, OCB, Eximbank…
Huy động vốn:
Hoạt động ngân hàng VN kể từ khi chuyển sang cơ chế ngân hàng 2 cấp, với sự
xuất hiện của hệ thống NHTMCP nhằm đa dạng hoá các loại hình sở hữu kinh
doanh về tiền tệ – ngân hàng đã kích thích khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế ngày càng tăng. Mức huy động vốn tăng trưởng liên tục qua các năm từ
năm 1990 đến nay với mức độ khác nhau phản ánh sự điều tiết của Nhà nước thông
qua các chính sách tiền tệ và chủ trương “mở cửa” khiến các luồng vốn đầu tư nước
ngoài chảy vào VN ngày càng nhiều. Kết thúc năm tài chính 2006, huy động vốn tại
khu vực TP.HCM quy đổi ra VNĐ là 285.503 tỷ đồng tăng 51,2% so với năm 2005
(chỉ tiêu định hướng là 22-24%).
Phân tích nguồn vốn huy động theo lọai tiền tệ (Bảng 2a): Huy động vốn bằng
ngọai tệ năm 2006 chiếm 30,8% trên tổng huy động vốn và tăng 46,8% so với năm
2005. Vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ lệ cao và giữ ở mức ổn định từ 67-
Trang 26
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
69% trong tổng nguồn vốn huy động trong các năm gần đây. Năm 2006 tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn huy động VNĐ cao hơn so với huy động bằng ngọai tệ: huy động
vốn ngọai tệ tăng 46,8%, bằng VNĐ tăng 53,2%.
Phân tích nguồn vốn huy động theo tính chất tiền gửi (Bảng 2b): Nguồn vốn huy
động từ tiền gửi của TCKT và cá nhân năm 2006 là 147.258 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
cao nhất 51,6% trong tổng nguồn huy động, tăng 48,6% so với năm 2005; kế tiếp là
nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 113.529 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,8%,
tăng 36% so với năm 2005; và nguồn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá
chiếm 8,6% tăng 294,6% so với năm 2005
Nguồn vốn huy động năm 2006 tăng nhanh được xác định do các yếu tố khách quan
sau: thị trường bất động sản đóng băng nên nguồn vốn được tập trung vào ngân
hàng; giá vàng tăng giảm thất thường nên nhiều nhà đầu tư chuyển sang gửi vàng
vào ngân hàng; thị trường chứng khóan với số lượng hàng hóa chưa nhiều trong khi
giá biến động tăng giảm thường xuyên nên đa số người dân không mạo hiểm đầu tư;
kết hợp với yếu tố lãi suất ngân hàng tăng nên đầu tư gửi vào ngân hàng vẫn là an
tòan và hiệu quả nhất.
Một số thuận lợi ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động ngày càng tăng của hệ thống
NHTMCP:
9 Nền kinh tế phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng khá và tương
đối rõ nét ở tất cả các ngành, các lĩnh vực
9 Hoạt động kinh doanh của NHTMCP ngày càng đi vào nề nếp và có
hiệu quả... góp phần làm tăng uy tín với dân chung trong giao dịch, ký
thác. Điều này thể hiện qua tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng
trong tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP ngày càng tăng và luôn
ở mức cao hơn mức bình quân NHTM TP.HCM
9 Quan hệ khách hàng được xây dựng ổn định, lâu dài với các chính
sách riêng.
Trang 27
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
9 NHNN từng bước thực hiện tự do hoá trong điều hành lãi suất thông
qua lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất huy động của
NHTMCP được điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu thị trường
tiền tệ và yêu cầu khách hàng.
9 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng ngày càng được
nâng cấp. Đồng thời, trình độ đội ngũ nhân viên NHTMCP ngày càng
nâng lên, có tính chuyên nghiệp hơn... giúp việc xử lý tác nghiệp được
nhanh chóng, chính xác.
9 Mạng lưới giao dịch được mở rộng, đều khắp tại các vùng kinh tế
trọng điểm nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng và thu hút vốn nhàn rỗi.
9 Các sản phẩm ngân hàng ngày càng được cải tiến. Các hình thức huy
động và đối tượng huy động được đa dạng hoá... tăng tính tiện nghi
cho khách hàng.
9 Việc tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng và khả năng quản lý,
kiểm soát của NHNN ngày càng cao và chặt chẽ... giúp người gửi tiền
an tâm.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHTMCP cũng gặp một số khó khăn:
9 Hoạt động của các NHTMCP chưa thực sự “đều tay” về nhiều mặt:
vốn điều lệ; trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán
bộ, nhân viên; quan điểm nhận thức khi tham gia điều hành kinh
doanh ngân hàng; cơ sở vật chất kỹ thuật; mạng lưới giao dịch; sản
phẩm, loại hình tiền gửi; dịch vụ hỗ trợ...
9 Một vài NHTMCP có hiệu quả kinh doanh thấp, hoạt động đang trong
tình trạng bị kiểm soát đặc biệt đã ít nhiều làm giảm uy tín của toàn hệ
thống.
9 Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn có lãi suất thấp (Tiền gửi thanh
tóan, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, vốn ủy thác...) chiêm tỉ trọng
thấp; trong khi nguồn vốn lãi suất cao (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có
Trang 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
kỳ hạn) có tỷ trọng lớn làm chi phí đầu vào cao, làm giảm khả năng
cạnh tranh trong sử dụng vốn, giảm lợi nhuận kinh doanh.
9 Môi trường kinh doanh càng ngày càng khó khăn. Ngoài việc cạnh
tranh trong ngành; còn phải cạnh tranh với các hình thức huy động
của các tổ chức phi ngân hàng khác như: bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm
bưu điện, Công ty tài chính... ngày càng tăng. Các yêu cầu, đòi hỏi
của khách hàng ngày càng cao,khắt khe hơn.
9 Sản phẩm tiền gửi của một vài NHTMCP còn nghèo nàn, mạng lưới
giao dịch chưa đủ rộng, chưa tạo được tính hấp dãn khách hàng tiền
gửi.
9 Cơ sở vật chất, công nghệ trong thanh toán dù có được cải tiến nhưng
hầu hết vẫn chưa đạt yêu cầu về tính tiện nghi, tốc độ xử lý, tính chính
xác...
9 Quan hệ giữa lãi suất huy động – lạm phát và sự điều tiết của Nhà
nước (chủ yếu qua tỷ lệ DTBB) làm phí tổn huy động vốn tăng, tăng
rủi ro lãi suất...
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (Tài sản Có):
Hoạt động sử dụng vốn của NHTMCP từ năm 2000 đến nay chủ yếu là cho vay với
tỷ trọng trên 50%. Tỷ trọng sử dụng vốn vay có giảm qua mỗi năm nhưng vẫn tăng
lên về số tuyệt đối.
Kết thúc năm họat động 2006, dư nợ tín dụng đạt 229.747 tỷ đồng, tăng gần 30,7%
so với năm 2005 (chỉ tiêu định hướng là 24-26%). Như vậy tổng dư nợ tín dụng
chiếm 80,5% tổng nguồn huy động (chỉ tiêu này năm 2005 là 93%). Bộ phận vốn
còn lại được ngân hàng sử dụng hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư
giấy tờ có giá, dự trữ thanh khỏan, tiền gửi ngọai tệ ở nước ngòai để thanh tóan….
Tỷ trọng này giảm theo xu hướng đa dạng hóa đầu tư gắn liền với trình độ quản trị
vốn tại một số ngân hàng ngày càng cao.
Trang 29
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Phân tích dư nợ tín dụng theo lọai tiền tệ (Bảng 2c): Tổng dư nợ bằng ngọai tệ năm
2006 là 70.003 tỷ đồng, chiếm 79,6% tổng nguồn vốn huy động bằng ngọai tệ. Tốc
độ tăng trưởng dư nợ bằng ngọai tệ thấp hơn tốc độ tăng trường dư nợ bằng VNĐ:
dư nợ tín dụng bằng ngọai tệ tăng 12,2%, bằng VNĐ tăng 40,9%. Tỷ trọng dư nợ
tín dụng ngọai tệ so với tổng dư nợ tương đối ổn định và chiếm khỏang 32,5-
33,31%. Diễn biến của nguồn huy động và cho vay bằng ngọai tệ chịu tác động bởi
các yếu tố thị trường. Đặc biệt là diễn biến của tình hình lãi suất ngọai tệ trên thị
trường trong và ngòai nước.
Phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn nợ (Bảng 2d): Tổng dư nợ cho vay trung dài
hạn trên địa bàn thành phố vào cuối năm 2006 đạt 90.096 tỷ đồng, tăng 23,1% so
với năm 2005 và chiếm 39,2% trong tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó tổng huy
động vốn trung dài hạn đạt 40.000 tỷ đồng. Như vậy các ngân hàng đã sử dụng
48.252 tỷ đồng từ nguồn vốn ngắn hạn, chiếm 22% so với tổng nguồn vốn huy động
ngắn hạn. (Tỷ lệ này phù hợp với mức quy định được phép sử dụng tỷ lệ vốn huy
động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của NHTW từ 30-40%, tùy theo lọai hình
ngân hàng). Cơ cấu tín dụng giữa cho vay trung dài hạn và cho vay ngắn hạn trên
địa bàn tiếp tục duy trì ở mức 60-61% đối với cho vay ngắn hạn và 39-40% đối với
cho vay trung dài hạn. Đây là cơ cấu hợp lý, phù hợp được với cân đối nguồn vốn
huy động giữa vốn trung dài hạn và vốn ngắn hạn. Và là cơ cấu được các ngân hàng
trên địa bàn duy trì liên tục trong thời gian qua.
Đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng trên địa bàn: Dư nợ tín dụng, phân lọai
theo các nhóm, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tính đến 31/12/2006 được
thể hiện trên Bảng 2e, như vậy nợ xấu (gồm nhóm III, IV, V) chiếm 2,21% so với
tổng dư nợ cho vay. Trong đó nợ liên quan vụ án Minh Phụng – Epco về cơ bản đã
xử lý xong bằng quỹ dự phòng rủi ro, chuyển ngọai bảng để tiếp tục theo dõi thu
hồi. Về cơ bản chất lượng tín dụng trong năm 2006 đã từng bước cải thiện với chấ
lượng ngày càng cao.
Với sự tham gia kinh doanh tiền tệ của hệ thống NHTMCP đã tạo thêm một kênh
cấp vốn và làm đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm giúp cho các thành phần
Trang 30
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ dàng tiếp cận được nguồn
vốn ngân hàng để phát triển kinh doanh, qua đó phát triển nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động sử dụng vốn của khối NHTMCP tại TP.HCM có
thể nhận thấy rằng tỷ trọng vốn sử dụng cho vay là chủ yếu nhằm mang lại thu nhập
cho ngân hàng, nhưng bên cạnh đó, chất lượng tín dụng chưa tốt với tỷ lệ nợ xấu
còn cao ở một số ngân hàng. Hơn nữa, việc sử dụng vốn hơn mức cần thiết vào các
hoạt động không có hiệu quả cao như: các khoản phí thu, tiền gởi NHNN và TCTD
khác, tài sản có khác... sẽ ít nhiều ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của NHTMCP.
2.1.2.3. Những kết quả đạt được:
(i) Năng lực tài chính và khả năng kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn ngày
càng cao, gắn liền với quá trình tăng trưởng liên tục về vốn điều lệ của các
NHTMCP trên địa bàn. Đến 31/12/2006 tổng vốn điều lệ của các NHTMCP trên
địa bàn đạt 13.033 tỷ, tăng 2 lần so với năm 2005. Trong đó có 01 NHTMCP đạt
mức vốn điều lệ trên 2.000 tỷ đồng; có 04 ngân hàng vốn điều lệ trên 1.000 tỷ;
08 ngân hàng có vốn điều lệ từ 500 tỷ trở lên và 05 ngân hàng có vốn điều lệ
dưới 500 tỷ đồng.
(ii) Kết quả kinh doanh đạt cao: Đây là kết quả nổi bật trong năm 2006. Trong đó
nhiều ngân hàng hòan thành sớm về chỉ tiêu lợi nhuận. Kết thúc năm họat động
2006 tổng lợi nhuận (trước thuế) của các ngân hàng trên địa bàn tăng 24,95% so
với năm 2005. Kết quả đạt được này do nhiều yếu tố. Song đánh giá chung, kết
quả lợi nhuận tăng trưởng cao trong năm gắn với yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất: Quy mô các họat động dịch vụ ngân hàng không ngừng mở rộng
và tăng trưởng. Đặc biệt quy mô về huy động vốn và cho vay vốn tăng
trưởng cao. Kết quả là tổng thu nhập từ các họat động dịch vụ, họat động
kinh doanh đạt cao: tổng thu nhập tăng 42,5% so với năm 2005. Thu nhập
tăng trưởng cao, kéo theo kết quả kinh doanh tăng, lợi nhuận tăng là kết quả
tất yếu đạt được về phương diện hạch tóan kế tóan.
Trang 31
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
- Thứ hai: Chất lượng tài sản có từng bước được cải thiện so với năm 2005 và
những năm trước đây. Trong đó chất lượng tín dụng được đảm bảo, đã tạo
điều kiện cho quá trình khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, sử dụg vốn sinh
lãi. Bên cạnh đó việc sử dụng tài sản có của các ngân hàng để sinh lời đã có
chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa đầu tư (họat động trên thị
trường liên ngân hàng; đầu tư chứng khóan; cho thuê tài chính; góp vốn liên
doanh; tiền gửi…) đã góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng hạn chế rủi
ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả này
về mặt quản trị cũng gắn liền với nguyên nhân có sự cải thiện, sự tiến bộ và
nâng cao về trình độ quản lý, quản trị của các NHTM trong họat động kinh
doanh: năng động và nhạy bén với thị trường hơn, có kế họach kinh doanh và
chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường hơn.
- Thứ ba: Yếu tố môi trường: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế ngày
càng hòan thiện và phát triển. Với tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế tiếp tục duy trì ở tốc độ cao ( trên 8%); các ngành, các lĩnh vực kinh
tế phát triển; họat động của các doanh nghiệp ngày càng hiệu quả - là điều
kiện thuận lợi cho họat động ngân hàng phát triển phát triển trong mối quan
hệ ngân hàng – khách hàng và nền kinh tế.
(iii) Các họat động ngân hàng tiếp tục phát triển. Trong đó dịch vụ thẻ ATM đã
và đang mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng và ngân hàng. Đối với ngân
hàng, sự khai thác tiền gửi trên tài khỏan thẻ, mặc dù tính họat kỳ cao. Song việc
linh họat hóa trong sử dụng nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng
sử dụng hiệu quả nhờ lãi suất tiền gửi thấp. Đối với khách hàng người dân, đặc
biệt các đối tượng là cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí… thẻ ATM đã và
đang dần trở thành phổ biến trong việc sử dụng để thanh tóan, rút tiền mặt. Giảm
đáng kể các chi phí liên quan đến việc chi trả tiền mặt đối với doanh nghiệp và
các tổ chức bảo hiểm. Trong năm 2006 tổng số thẻ ATM phát hành đạt
1.022.171 thẻ, tăng 70,8% so với năm 2005.
Trang 32
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
(iv) Mô hình giao dịch một cửa; hệ thống mạng lưới phát triển rộng khắp với trên
697 đơn vị TCTD (bao gồm hội sở; sở giao dịch; chi nhánh; phòng giao dịch và
quỹ tiết kiệm) đã đem lại những sự thuận lợi nhất cho khách hàng khi đến giao
dịch với khách hàng: không mất nhiều thời gian đi lại; thủ tục nhanh chóng, tiện
lợi. Đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy mở rộng và tăng trưởng nguồn vốn
huy động và dư nợ tín dụng trên địa bàn.
2.2. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHTMCP:
Hiện nay, do trong quá trình củng cố, sắp xếp để lành mạnh hoá và nâng cao năng
lực hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM VN nói chung và của các NHTMCP
nói riêng nên NHNN đang hạn chế thành lập NHTM mới, hoặc mở thêm chi nhánh
của NHTM hiện hữu, nhất là đối với các NHTM chưa đạt yêu cầu về các chỉ số an
toàn hoạt động.
Vì vậy, có thể nói, các NHTMCP hiện đang hoạt động trong môi trường thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo, có một số tính chất độc quyền do rào cản thâm nhập
ngành của NHNN quy định, với vị thế độc quyền thuộc._.guồn nhân lực trong tổng thể chiến lược
phát triển ngân hàng, đồng thời căn cứ mức độ phát triển quy mô, mạng
lưới và phát triển các nghiệp vụ hàng năm đề ra kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực...
3.2.9.2. Hiện đại hoá công nghệ NHTMCP:
Một là, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng, tạo sự hoạt động toàn diện
ngân hàng hiện đại. Hai là, xây dựng cơ sở kỹ thuật hiện đại để hội nhập quốc tế,
trước hết là công tác thanh toán kế toán, thông tin và điều hành.
Kỹ nghệ ngân hàng hiện đại được tiến hành dựa trên thành tựu công nghệ thông tin
với các computer hiện đại và đường truyền dẫn liên thông quốc tế. Thực hiện
chương trình này tuỳ theo khả năng của mỗi NHTMCP, nhất là vốn, để có các
Trang 78
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
phương án khả thi phù hợp, trong đó cần tập trung vào các chương trình ứng dụng
như: Hệ thống thanh toán nội bộ của mỗi NHTMCP; Nối mạng thanh toán quốc tế
(SWIFT); Hệ thống thanh toán liên ngân hàng; Hệ thống xử lý tài khoản thanh
toán... Quá trình hiện đại hoá, vi tính hoá sẽ được mở rộng trong tất cả các nghiệp
vụ khác như thông tin phòng ngừa rủi ro, lập ngân hàng dữ liệu, thông tin phục vụ
quản lý điều hành..
3.2.9.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức NHTMCP hợp lý:
Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, có khả năng vận hành nhịp nhàng, NHTMCP mới
có khả năng phát huy tối đa mọi nguồn lực, đồng thời đạt được mục tiêu chiến lược
cạnh tranh của ngân hàng mình.
Các nguồn lực trong ngân hàng gồm: vốn, công nghệ, nhân lực... người thiết kế cơ
cấu tổ chức giỏi là người biết rõ điểm yếu và điểm mạnh của từng nguồn lực cũng
như nắm rõ mục tiêu cạnh tranh.
Hậu quả của cơ cấu tổ chức không hợp lý sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí các
nguồn lực do sự phân công, phân nhiệm giữa các phòng ban bị chồng chéo, quá
trình cung ứng dịch vụ không thông suốt do chức năng giữa các bộ phận không rõ
ràng, thời gian cung ứng dịch vụ bị kéo dài do phải qua nhiều khâu trung gian
không cần thiết, không khí làm việc nặng nề do thiếu sự hợp tác giữa các bộ phận...
tất cả sẽ tác động xấu, làm giảm đi sức cạnh tranh của NHTMCP.
3.2.9.4. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, định chế tài chính quốc tế :
Hợp tác, liên kết trong các hoạt động như: kêu gọi góp vốn cổ phần; ủy thác vốn
đầu tư; đào tạo nghiệp vụ mới, hiện đại; trao đổi nghiệp vụ, làm đại lý... nhằm nâng
vốn tự có, vốn hoạt động; Học tập kinh nghiệm quản trị điều hành ngân hàng hiện
đại; Phát triển dịch vụ ngân hàng và đổi mới công nghệ; Tạo thương hiệu, uy tín và
mở rộng quan hệ khách hàng;
3.2.9.5. Thành lập các công ty con, đơn vị phụ thuộc:
Trong điều kiện năng lực cho phép, các NHTMCP nên thành lập các công ty con
phụ thuộc như: Công ty chứng khoán; Công ty kinh doanh vàng bạc và đá quí;
Trang 79
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Trung tâm thẻ ngân hàng; Trung tâm kinh doanh, tư vấn và môi giới giao dịch bất
động sản... nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nghiệp vụ, phân tán rủi ro kinh doanh, thu
hút tăng nguồn vốn lãi suất thấp, tăng tỷ trọng thu nhập kinh doanh dịch vụ...
3.3. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh:
Với một chính sách cạnh tranh hợp lý sẽ có tác dụng giúp cho các NHTMCP có cơ
hội cạnh tranh một cách bình đẳng với các TCTD khác, đồng thời cũng đưa ra
những thách thức, đặc biệt là đối với các NHTMCP yếu kém phải cố gắng hết sức,
tự vươn lên khẳng định mình để tồn tại. Qua đó từng bước nâng cao năng lực cạnh
tranh của các NHTMCP (hình 3p)
Chính sách cạnh tranh phải bao gồm các biện pháp của Nhà nước nhằm khuyến
khích cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giám sát (hoặc chống lại) độc quyền.
Như vậy, chính sách cạnh tranh sẽ chủ yếu hướng vào những vấn đề: (1) Chống các
biện pháp cạnh tranh không lành mạnh; (2) Chống các biện pháp hạn chế cạnh tranh
trên thị trường; (3) Chống việc lạm dụng vị thế độc quyền hoặc khống chế thị
trường của một (một nhóm) NHTM, doanh nghiệp; và (4) giảm các qui định về việc
gia nhập, rút lui (ngân hàng, chi nhánh...) khỏi thị trường.
Mô hình chính sách cạnh tranh có hiệu dụng thường được xây dựng trên 3 nền tảng
chính là điều chỉnh các hành vi trên thị trường; điều chỉnh cấu trúc thị trường; và
giám sát các hành vi lạm dụng để thu lợi bất chính.
Một chính sách cạnh tranh hoàn chỉnh phải bao gồm nội dung khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền. Do nhiều lý do chủ quan và khách quan,
việc hạn chế và kiểm soát độc quyền trong hoạt động ngân hàng ở VN hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, có thể lựa chọn phương án ưu tiên các biện pháp
khuyến khích cạnh tranh hơn là những biện pháp kiểm soát độc quyền. Trước mắt,
cần tập trung vào những biện pháp sau: (1) Thống nhất quan điểm đánh giá vai trò
cạnh tranh trong nền kinh tế, xoá bỏ tư tưởng phân biệt đối xử trong quản lý kinh
doanh tiền tệ - ngân hàng; (2) Chính phủ sớm ra một Nghị quyết về khuyến khích
Trang 80
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền; (3) Rà soát lại và hạn chế bớt các
lĩnh vực DNNN độc quyền kinh doanh; (4) Tuyên truyền nhận thức đúng đắn về
cạnh tranh; (5) Rà soát lại các qui định để từng bước xoá bỏ những qui định mang
tính phân biệt đối xử; (6) Giao nhiệm vụ nghiên cứu chính sách cạnh tranh nói
chung và soạn thảo Luật Cạnh tranh nói riêng cho cơ quan chức năng cụ thể trình
Quốc hội thông qua; (7) Nới lỏng các điều kiện gia nhập và rút lui (ngân hàng, chi
nhánh) khỏi thị trường; (8) Thúc đẩy tiến trình cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống NHTM
VN và NHTMCP; (9) Xây dựng qui định cụ thể, chặt chẽ và giao một cơ quan
chuyên trách giám sát các hành vi khống chế thị trường; (10) Khuyến khích thành
lập các hiệp hội người tiêu dùng, củng cố hiệp hội ngân hàng để phát hiện kịp thời
các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường; (11) Cải thiện môi trường thông tin
pháp luật và kinh tế theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, nhanh chóng cải cách
thủ tục hành chính; và cuối cùng, (12) Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống qui
định hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.3.2. Nâng cao vai trò của NHTMCP trong hoạt động cạnh tranh
Với vai trò là "Ngân hàng của các ngân hàng", NHNN phải hướng tới mục tiêu quản
lý và điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của các NHTM theo đúng pháp luật, đúng
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh
toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Với chức năng là "trung tâm", NHNN phải hướng các NHTM vào hoạt động cạnh
tranh lành mạnh nhằm: (1) Ổn định sức mua của đồng nội tệ; (2) Nâng cao hiệu quả
hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng; (3) Thúc đẩy các NHTM
không ngừng cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên
ngân hàng; (4) Xây dựng một hệ thống Ngân hàng VN hiện đại, đủ sức đáp ứng mọi
nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nâng cao vị trí, vai trò của ngân
hàng VN trên trường quốc tế; (5) Thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
Trang 81
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Muốn vậy, NHNN phải đổi mới một số hoạt động sau: (1) Tăng cường giám sát,
kiểm tra hoạt động của các NHTM; (2) Xây dựng một đội ngũ thanh tra có chất
lượng, có trình độ, có trách nhiệm cao đủ sức thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao quyền
hạn cho cán bộ thanh tra, đặc biệt là tính độc lập trong công tác thanh tra; (3) Tiên
phong trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, xây dựng các chương trình
ứng dụng cho công tác giám sát hoạt động kịp thời và có hiệu quả cao; (4) Chủ
động nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các qui chế, qui định về nghiệp vụ tín dụng, huy
động vốn, thanh toán phù hợp với tình hình KT-XH trong từng thời kỳ và yêu cầu
đổi của kinh tế thị trường; (5) Phải thể hiện tính chủ động, khách quan, trung thực
trong công tác thanh tra, kiểm tra, trong giải quyết các vấn đề tranh chấp khách
hàng giữa các NHTM trên địa bàn.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN:
Nhằm bảo đảm cho hệ thống NHTM duy trì hoạt động kinh doanh lành mạnh, ổn
định và có hiệu quả; với mục đích bảo vệ người gởi tiền, tránh cho nền kinh tế khỏi
những chấn động và khủng hoảng do hệ thống tiền tệ và ngân hàng gây ra; đồng
thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp, cạnh
tranh không lành mạnh và những hành vi tiêu cực gây thất thoát, lãng phí trong đầu
tư vốn. Phương thức thanh tra cần được đổi mới, từ thanh tra vụ việc đến các
phương pháp tiên tiến như giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ. Thanh tra NHNN theo
dõi sát tình hình hoạt động của các NHTM nhằm phân tích thông tin, xếp loại và
ngăn chặn, xử lý kịp thời các diễn biến phức tạp trong hoạt động kinh doanh và
cạnh tranh. Muốn công tác thanh tra được tốt hơn, cần có đội ngũ thanh tra, cơ chế
hoạt động hữu hiệu, được trang bị hệ thống làm việc hiện đại và chế độ đãi ngộ
xứng đáng.
3.3.4. Giải pháp chấn chỉnh, củng cố hệ thống NHTMCP:
Dựa vào việc đánh giá tổ chức và hoạt động của các NHTMCP và theo kinh nghiệm
của một số nước trong khu vực, giải pháp chấn chỉnh, củng cố hệ thống NHTMCP
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh có thể được thực hiện thông qua một số phương
thức sau:
Trang 82
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
3.3.4.1. Quốc hữu hoá các NHTMCP và tái đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước cho
một số NHTMCP có khả năng phục hồi được sau đó cổ phần hoá.
Ngày 12/4/1999, Thống đốc NHNN VN đã ban hành chỉ thị số 02/1999/CT-
NHNN5 về việc NHTMNN tham gia góp vốn và cử người quản trị, kiểm soát, điều
hành các NHTMCP nhằm củng cố nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh
tranh của NHTMCP. Tuy nhiên hiện nay các NHTMNN đang có số vốn điều lệ còn
hạn chế và đã góp vốn, đầu tư vào khá nhiều NHTMCP, Công ty bảo hiểm và kinh
doanh khác... Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung vốn điều lệ cho NHTMNN nhằm thực
hiện góp vốn vào NHTMCP. Đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ cho các DNNN hoạt động
trong các lĩnh vực, ngành nghề khác góp vốn vào NHTMCP. Việc quốc hữu hoá
không nhất không nhất thiết biến NHTMCP thành NHTMNN mà chỉ nhằm lành
mạnh hoá NHTMCP sau đó thực hiện cổ phần hoá để thu được giá trị cao hơn.
3.3.4.2. Có các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ gọi thêm vốn cổ phần, tăng vốn điều
lệ và cơ chế xoá nợ khó đòi:
Việc tăng năng lực cạnh tranh của NHTMCP cần bắt đầu từ việc lành mạnh hoá và
tăng năng lực tài chính của các NHTMCP. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách
khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia góp vốn vào
các NHTMCP thông qua các hình thức hỗ trợ như: miễn giảm thuế thu nhập đối với
người góp vốn; cho NHTMCP vay bằng những nguồn vốn ưu đãi từ các định chế tài
chính quốc tế nhằm tạo tỷ lệ "nguồn vốn sống" giúp NHTMCP tái cơ cấu lại nguồn
vốn kinh doanh của mình; được ưu tiên rút vốn, hoàn trả vốn theo tỷ lệ rủi ro nếu
NHTMCP gặp khó khăn có thể phải giải thể hoặc phá sản...
3.3.4.3. Cổ phần hoá NHTM quốc doanh:
Cổ phần hoá các NHTMNN nhằm tăng cường tính năng động và vốn của ngân
hàng; tăng tính đối trọng với NHNNg, đảm bảo năng lực cạnh tranh của ngân hàng
trong nước nói chung và NHTMCP nói riêng trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trang 83
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Ngoài ra việc cổ phần hoá sẽ góp phần làm cho các ngân hàng tự chủ hơn trong quá
trình kinh doanh. Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần đa số hoặc khống chế trong các
ngân hàng này là đã đủ quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hoá các NHTMNN. Năm 2007 hoàn tất cổ phần hoá
Ngân hàng Ngoại thương VN và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long, dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng vào đầu quý III/2007. Đồng thời
tiến hành ngay việc cổ phần hoá các NHTMNN còn lại, trước hết là Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển VN và Ngân hàng Công thương VN, trên cơ sở Nghị định 187 sửa
đổi và thay đổi phương thức chỉ đạo cổ phần hóa. Dự kiến việc cổ phần hóa hai
ngân hàng này sẽ hoàn tất vào cuối quý IV/2007 hoặc quý I/2008.
3.3.4.4. Đóng cửa, sáp nhập các NHTMCP yếu kém:
Đến nay, sắp hết hạn nâng vốn điều lệ nhưng một số NHTMCP vẫn chưa đạt được
vốn pháp định theo qui định nên sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động. Các NHTMCP
yếu kém này sẽ phải chọn một trong những phương án thực hiện sau: (1) Sáp nhập
vào một NHTMCP mạnh khác; (2) Hợp nhất hai hay nhiều NHTMCP lại với nhau
để hình thành một TCTD cổ phần mới; (3) Bán lại giá trị NHTMCP cho một TCTD
khác; (4) Giải thể: NHTMCP không hội đủ điều kiện sẽ phải thực hiện việc thanh lý
các quan hệ giao dịch và tiến hành các thủ tục giải thể theo luật định, giao trả giấy
phép hoạt động cho NHNN. Đây là một quy định bắt buộc phải thực hiện đối với
mọi ngân hàng. Nếu không thực hiện được các yêu cầu này bắt buộc bị rút giấy
phép hoạt động, hoặc sáp nhập với ngân hàng lớn hơn. Hơn nữa, việc sáp nhập, hợp
nhất hay mua lại giữa các ngân hàng đang được NHNN tính tới từ khi lộ trình mở
cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thực hiện. Đây là điều bình thường
trong hoạt động kinh doanh, nó còn mở ra một tương lai cho các ngân hàng nhỏ và
vừa của VN giúp họ giành thị phần trong sự đổ bộ ào ạt của các tập đoàn tài chính
NHNNg.
3.3.5. Các Kiến nghị về các cơ chế, chính sách khác có liên quan hỗ trợ cho
NHTMCP:
Trang 84
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
- Kiến nghị với UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan
nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ban ngành
trong việc công chứng; đăng ký giao dịch đảm bảo: tháo gỡ khó khăn về thủ tục;
về thời gian và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan.
- Kiến nghị với UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan phối
hợp chặt chẽ, đảm bảo thực hiện tốt các quy định về Bảo đảm tài sản nợ vay và
xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của các TCTD theo quy định của pháp luật, nhằm
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản (phát mãi tài
sản; thi hành án) theo hướng nâng cao vai trò chủ động của các TCTD đúng theo
quy định pháp luật, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ vay
góp nâng cao chất lượng họat động tín dụng ngân hàng.
- NHNN cần nghiên cứu ban hành quy định về phát hành và thanh tóan thẻ cho
phù hợp với tình hình mới. Đồng thời ban hành các quy định chế tài về hành vi
gian lận thẻ; về bảo mật thông tin. Tập huấn phổ biến những quy định về phòng
chống gian lận thẻ nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng trong họat động dịch vụ này.
- Kiến nghị NHNN điều chỉnh lại quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày
16/6/2005 quy định định mức vay đối với 01 khách hàng của phòng giao dịch.
NHNN có thể xem xét nới rộng quy định này tại các địa bàn lớn như TP.HCM,
Hà Nội.
- Liên quan đến quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN về trích lập dự phòng rủi ro.
Theo đó các khỏan bảo lãnh cam kết cho vay và chấp nhận thanh tóan phải trích
lập dự phòng rủi ro chung. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đối với các
khỏan bảo lãnh ký quỹ (có khỏan bảo lãnh ký quỹ 100%) thì việc trích lập theo
tòan bộ số dư nợ bảo lãnh là chưa hợp lý. Kiến nghị NHTW xem xét khi trích
lập dự phòng chung đối với các khỏan bảo lãnh thì chỉ trích lập dự phòng rủi ro
trên phần dư nợ bảo lãnh sau khi đã trừ đi phần ký quỹ.
Trang 85
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
- Kiến nghị NHNN tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: thông tin đa
dạng và phong phú hơn; chi tiết hơn với các thông tin về tình hình tài chính
doanh nghiệp; thông tin ngành và đặc biệt có độ chính xác và cập nhật cao hơn.
Trang 86
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
PHẦN KẾT LUẬN
Để đứng vững và đi lên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng cần
nâng cao năng lực một cách tòan diện: nâng cao năng lực tài chính, phát triển nguồn
nhân lực, hiện đại hóa công nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và quản trị, mở rộng
đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng….
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng cũng như việc xây dựng
các chiến lược kinh doanh nói chung còn khá mới mẻ đối với NHTM VN; hơn nữa,
đa phần hoạt động của các NHTMCP còn nặng tính manh mún nên sẽ gặp khá
nhiều khó khăn trong hoạt động cạnh tranh.
Những đề xuất nêu trong luận văn là những giải pháp mang tính gợi mở, định
hướng chung với mục đích phần nào giúp các NHTMCP xem xét, chọn lọc để có sự
cụ thể hoá trong áp dụng triển khai nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của
mình. Từ đó có thể chủ động hơn trong hội nhập cũng như biến thách thức trong
quá trình hội nhập thành những cơ hội giúp ngân hàng phát triển ổn định trong
tương lai.
Trang 87
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTMCP & CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hình 1a: Cơ cấu tổ chức NHTMCP
Trang 88
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG & NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM
Bảng 2a: Phân tích nguồn vốn huy động theo lọai tiền tệ
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tăng/giảm so
năm 2005
Tiền gửi VNĐ
128,961 68.28%
197,554 69.2% 53.2%
Tiền gửi ngọai tệ
59,915 31.72%
87,979 30.8% 46.8%
Tổng cộng 188,876 100.00% 285,533 100.0% 51.2%
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Bảng 2b: Phân tích nguồn vốn huy động theo tính chất tiền gửi
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tăng/giảm
so năm
2005
Tiền gửi của TCKT
và cá nhân 99,069 52.45% 147,258 51.58% 48.64%
Tiền gửi tiết kiệm 83,543 44.23% 113,529 39.76% 35.89%
Phát hành giấy tờ
có giá 6,264 3.32% 24,716 8.66% 294.57%
Tổng cộng 188,876 100.00% 285,503 100.00% 51.16%
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Bảng 2c: Phân tích dư nợ tín dụng theo lọai tiền tệ
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tăng/giảm
so năm 2005
Dư nợ bằng VNĐ 113,371 64.50% 159,744 69.53% 40.90%
Dư nợ bằng ngọai tệ 62,388 35.50% 70,003 30.47% 12.21%
Tổng cộng 175,759 100.00% 229,747 100.00% 30.72%
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Trang 89
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Bảng 2d: Phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn nợ
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tăng/giảm so
năm 2005
Dư nợ ngắn hạn 102,553 58.35% 139,651 60.78% 36.17%
Dư nợ dài hạn 73,206 41.65% 90,096 39.22% 23.07%
Tổng cộng 175,759 100.00% 229,747 100.00% 30.72%
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Bảng 2e: Tình hình nợ quá hạn, phân lọai theo nhóm
Phân lọai nợ theo nhóm Tỷ lệ so với tổng dư nợ (%)
Nhóm I 91,91
Nhóm II 5,88
Nhóm III 1,08
Nhóm IV 0,26
Nhóm V 0,88
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Bảng 2f: Vốn điều lệ đến cuối năm 2006 của các NHTMCP tại TP.HCM
STT NGÂN HÀNG VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng)
1 NHTMCP An Bình 1,131
2 NHTMCP Gia Định 210
3 NHTMCP Nam Việt 500
4 NHTMCP Nam Á 550
5 NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM 500
6 NHTMCP Phương Nam 1,290
7 NHTMCP Phương Đông 567
8 NHTMCP Sài Gòn 600
9 NHTMCP Sài Gòn Công Thương 689
10 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín 2,089
11 NHTMCP Thái Bình Dương 189
12 NHTMCP Việt Hoa 72.91
13 NHTMCP Việt Á 500
14 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu 1,212
15 NHTMCP Á Châu 1,100
16 NHTMCP Đông Á 880
17 NHTMCP Đệ Nhất 300
TỔNG CỘNG 12,380
Nguồn: Báo cáo Thường niên của các NHTMCP tại TP.HCM
Trang 90
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 2a: Phân tích nguồn vốn huy động theo lọai hình TCTD
Thị phần huy động tại TP.HCM
41.62%
0.36%40.06%
2.72%
15.08% 0.16%
Khối NHTMNN
Cty cho thuê tài chính
Khối NHTMCP
Khối NHLD
Khối NHNNg
Cty Tài Chính
Thị phần cho vay tại TP.HCM
32.46%
2.32%
42.00%
3.51%
18.95% 0.76%
Khối NHTMNN
Cty cho thuê tài chính
Khối NHTMCP
Khối NHLD
Khối NHNNg
Cty Tài Chính
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Hình 2b: Phân tích họat động tín dụng theo lọai hình TCTD
Nguồn: Báo cáo NHNN TP.HCM
Trang 91
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP
Hình 3a: Các bước trong việc hoạch định chiến lược
Xác định ý
định kinh
doanh của
NHTMCP
Đề ra các
mục tiêu và
chỉ tiêu
Phác thảo hồ
sơ/kế hoạch
kinh doanh
Hoạch định kinh
doanh và những
chiến lược hoạt
động cụ thể
Cấp độ chi nhánh, đơn
vị kinh doanh
Cấp độ Hội sở NHTMCP
Hình 3b: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh
Tiềm lực cạnh
tranh của ngân
hàng (mạnh-yếu)
Cơ hội và thách thức (khách
hàng, đối thủ cạnh tranh, công
nghệ, khoa học kỹ thuật...)
Tổ chức & quản lý
(nhân sự, năng lực
điều hành)
Những đòi hỏi
của xã hội
Chiến lược,
cạnh tranh
Trang 92
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3c: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (bên trong và bên ngoài)
Các đối thủ tiềm năng
Người
cung cấp
Người
mua
Nguồn: Michael E.Porter - Competivive Strategy" New York Free Press, 1985.
Hình 3d: Ma trận SWOT trong phân tích chiến lược cạnh tranh
Những điểm mạnh - S
1.
2. Liệt kê những điểm mạnh
3
Những điểm yếu - W
1.
2. Liệt kê những điểm yếu
3.
Các chiến lược SO Các chiến lược WO Các cơ hội - O
1.
2. Liệt kê những cơ hội
3.
Sử dụng điểm mạnh để
tận dụng cơ hội
Vượt qua những điểm
yếu bằng cách sử dụng
có hiệu quả những cơ hội
Các chiến lược ST Các chiến lược WT Các mối đe doạ - T
1.
2. Liệt kê những mối đe doạ
Sử dụng điểm mạnh để
tránh đe doạ
Tối thiểu hoá yếu điểm
và tránh đe doạ
Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành
Cuộc cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện tại
Nguy cơ đe doạ từ những
người nhập ngành
Quyền lực
Thương lượng
Quyền lực
Thương lượng
Nguy cơ đe doạ của sản phẩm
và dịch vụ thay thế
Sản phẩm thay thế
Trang 93
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3e: Mô hình quan hệ giữa rào cản nhập ngành và xuất ngành
Lợi nhuận thấp,
ổn định
Lợi nhuận thấp,
mạo hiểm
Lợi nhuận cao,
ổn định
Lợi nhuận cao,
mạo hiểm
Rào
cản
rút
lui
Thấp
Cao
Rào cản gia nhập
Thấp Cao
Hình 3f: Chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael E.Porter
Nguồn
Chi
của lợi thế cạnh tranh
phí thấp Khác biệt hoá
Rộng
Chi phí thấp nhất
Khác biệt hoá
Ph
ạm
v
i c
ạn
h
tra
nh
Hẹp
Tập trung
Nguồn: Michael E.Porter "Competitive Advantage" New York, Free Press, 1985
Hình 3g: Chiến lược kinh doanh với các giai đoạn phát triển của ngành
Phôi thai Xây dựng thị phần Xây dựng thị phần
Tăng trưởng Tăng trưởng Tập trung
Cạnh tranh ác liệt Mở rộng thị phần Tập trung
Trưởng thành Duy trì và giữ vững lợi
nhuận
Thu hoạch hoặc từ bỏ
C
ác
g
ia
i đ
oạ
n
ph
át
tri
ển
c
ủa
n
gà
nh
Suy thoái Tập trung, giảm thiểu
đầu tư
Thay đổi hay từ bỏ
Nguồn: Charles W.L.Hill và Gareth R.Jones, Strategic Management, 1994
Trang 94
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3h: Ma trận SWOT của Sacombank
Những điểm mạnh - S
1. Là một trong những
NHTMCP hoạt động có
hiệu quả VN (EPS tăng
nhanh).
2. Lực lượng cán bộ điều hành
trẻ, năng động, đạo đức,
quản trị tốt.
3. Vốn điều lệ khá so với các
NHTMCP khác.
4. Nhân sự được đào tạo có
trình độ khá cao.
5. Mạng lưới giao dịch phủ
khắp địa bàn TP.HCM
6. Đi đầu trong lĩnh vực cho
vay phân tán tại phía Nam.
Những điểm yếu-W
1. Kinh nghiệm kinh
doanh còn hạn chế.
2. Tiềm lực vốn chưa đủ
mạnh.
3. Nguồn vốn kinh doanh
chủ yếu là vốn huy
động có lãi suất cao.
4. Kinh doanh dịch vụ và
sử dụng vốn vào phi tín
dụng còn hạn chế.
5. Mạng lưới chưa bố trí
đều khắp trong nước.
6. Chưa có nhiều khách
hàng công ty.
Các chiến lược - SO Các chiến lược - WT Các cơ hội - O
1. Được dư luận và NHNN
đánh giá là ngân hàng tốt.
2. Tiềm năng phát triển thị
trường khách hàng cá nhân
tại VN còn nhiều.
3. Hạn chế của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài về
cung ứng dịch vụ tại Việt
Nam.
1. Tiếp tục duy trì và chiếm
lĩnh thị phần trong lĩnh vực
cho vay phân tán.
2. Phát triển sản phẩm và dịch
vụ mới.
3. Phát triển công nghệ ngân
hàng, công nghệ tin học
nhằm giảm chi phí.
4. Thành lập công ty con để đa
dạng hướng kinh doanh,
giảm rủi ro.
1. Tranh thủ liên kết với
các NH lớn để trao đổi
nghiệp vụ, nhận vốn ủy
thác, học hỏi kinh
nghiệm.
2. Cơ cấu lại nguồn vốn,
tăng tỷ trọng nguồn vốn
lãi suất thấp.
3. Tiếp tục tăng vốn điều
lệ; chú ý đến các nhà đầu
tư thực sự.
Các chiến lược - ST Các chiến lược - WT Các mối đe doạ - T
1. Xu thế hội nhập với sự gia
tăng nhanh chóng của
NHNNg và các loại TCTD
khác tại Việt Nam.
2. Tiềm tàng rủi ro tín dụng
và đang trong quá trình xử
lý nợ xấu.
3. Kinh tế Việt Nam gặp khó
khăn do sự tác động suy
thoái kinh tế Mỹ và một số
nước trong khu vực.
1. Mở rộng hoạt động đều
khắp trong nước để chiếm
lĩnh trước thị phần, hướng
tới phát triển hoạt động ra
nứớc ngoài.
2. Hạn chế giao dịch với các
khách hàng yếu kém; tăng
cường quản lý rủi ro; lành
mạnh hoá tình hình tài
chính trong đó có việc bù
đắp bằng quỹ dự phòng rủi
ro.
1. Tránh đối đầu, đeo bán
đối thủ trong lĩnh vực
có hướng phát triển
nhưng chưa đủ lực tn
công.
2. Rút lui, thu hẹp đầu tư
các hoạt động không
hiệu quả.
Trang 95
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3i: Mô hình quản lý rủi ro tập trung
Rủi ro từ khách hàng
Khách hàng thua lỗ
Sản phẩm lỗi thời
Cạnh tranh tăng lên
Cầu thị trường giảm
Rủi ro hoạt động
Rủi ro thông tin
Rủi ro nhân sự
Rủi ro huy động vốn
Lãi suất vốn huy động
tăng.
Cấu trúc vốn huy
động biến đổi
Rủi ro tài chính
Chi phí vốn thay đổi
Tỷ giá biến động
Lạm phát
Nợ quá hạn
Mất khả năng thanh
tóan
Rủi ro thuế
Thuế thu nhập tăng
Thuế VAT tăng
Rủi ro pháp lý
Giới hạn về các giao
dịch và dịch vụ NH
Sự hỗ trợ của NHNN
kết thúc
Ngừng bảo hộ khu
vực ngân hàng trong
nước
HỘI ĐỒNG
QUẢN LÝ RỦI
RO
Hình 3j: Biểu đồ phân loại rủi ro
Tác động cao
Rủi ro thấp
Tác động cao
Rủi ro cao
Tác động thấp
Rủi ro thấp
Tác động thấp
Rủi ro cao
B A
D C
Tác
động
của
rủi
ro
Khả năng rủi ro phát sinh
Trang 96
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3k: Cấu trúc phòng marketing
Trưởng Phòng
marketing
Bộ phận quan
hệ đối ngoại
Các hoạt động
marketing cụ thể
Bộ phận hoạch
định chung
Ban phát
triển kinh
doanh
Ban hoạch định hoạt
động marketing
Ban quảng cáo Ban điều tra, khảo
sát thị trường
Khách
hàng cá
nhân
Khách
hàng tổ
chức
Quảng
cáo qua
các
phương
tiện
truyền
thông
đại
chúng
Các
hoạt
động
khuyến
mại đặc
biệt
Nghiên
cứu
khách
hàng
Nghiên
cứu đối
thủ
cạnh
tranh
Triển
khai sản
phẩm
mới
Mở rộng
tiêu thụ
sản phẩm
hiện có
Thị trường khách
hàng tổ chức
Thị trường khách hàng
cá nhân
Phân
loại
theo
ngành
nghề
Phân loại
theo sản
xuất,
thương mại
và dịch vụ
Phân loại
theo loại
hình sở
hữu tổ
chức
Phân
loại
theo qui
mô hoạt
động
Cá
nhân
kinh
doanh
Cá
nhân
tiêu
dùng
Cá
nhân
có
thu
nhập
cao
Trang 97
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3l: Bốn giai đoạn trong chiến lược kinh doanh
Thị trường hiện tại Thị trường mới
Sản phẩm hiện tại THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG
PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm mới PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM
ĐA DẠNG HOÁ
Hình 3m. Phát triển chiến lược định vị thị trường
Phân tích thị trường :
Qui mô
Vị trí
Khuynh hướng
Phân tích nội bộ:
Nguồn lực
Sức ép
Giá trị
Phân tích cạnh tranh:
Mạnh
Yếu
Vị thế
Xác định
và phân
tích phân
khúc thị
trường
Chọn
phân khúc
thị trường
mục tiêu
phù hợp
nhất để
kinh
doanh
Xác định
vị thế
mong đợi
trong thị
trường
Chọn lợi
ích cần
nhấn
mạnh tới
khách
hàng
Phân tích
khả năng
khác biệt
hoá có
hiệu quả
với đối
thủ cạnh
tranh
Kế hoạch hành động
marketing
Hình 3n. Những ý niệm cốt lõi của 4P
Product Sản phẩm mà khách hàng cần;
Price GIÁ TRỊ (value) khách hàng chấp nhận;
Place Làm cho khách hàng thuận tiện trong việc mua;
Promotion Thông tin hữu hiệu
Trang 98
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
Hình 3o. Giới hạn về giá trị của NHTMCP
GIÁ QUÁ GIÁ QUÁ
THẤP CAO
KHÔNG AI
MUA,
LỖ VỐN KHÔNG
BÁN ĐƯỢC
GIÁ VỐN GIÁ CỦA CÁC GIÁ ĐƯỢC
(COST) SẢN PHẨM NGƯỜI MUA
CẠNH TRANH CHẤP NHẬN
Hình 3p. Lược đồ biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của NHTMCP trên thị
trường
Nâng cao
vị trí
tuyệt đối
Đổi mới sản phẩm
Đổi mới công nghệ
Đổi mới nguồn cung ứng
Đổi mới hình thức tổ chức
Dìm
đối thủ
Nâng
cao vị
thế của
NH
TMCP
Những biện pháp cạnh
tranh không lành mạnh
Những biện pháp nâng cao
rào cản nhập cuộc (do tính
tự nhiên của ngành, do sự
thoả thuận của các Ngân
hàng, do quy định của Nhà
nước)
Giảm số
lượng
người
cung ứng
Chính
sách
cạnh
tranh
Chiến lược
cạnh tranh
của Ngân
hàng TMCP
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1094.pdf