Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại 1

Tài liệu Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại 1: ... Ebook Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại 1

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Công ty xây lắp thương mại I với gần 40 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình bảo vệ cũng như xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp. Thước đo cho sự thành đạt trong kinh doanh ngành xây dựng đó là chất lượng công trình, giá trị xây lắp của Công ty qua từng năm. Ngày nay khi xu thế toàn cầu hoá diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trên cuộc sống, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra khốc liệt hơn, không nằm ngoài xu thế đó, để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác phải thay đổi chiến lược kinh doanh, vận động nội tại, Công ty xây lắp thương mại I luôn tìm cho mình hướng đi đúng trong xu thế phát triển. Và khi đấu thầu trở thành phương thức hữu hiệu nhất để chọn ra được nhà thầu có đủ những mong muốn của Chủ đầu tư thì mỗi Doanh nghiệp cũng tự ý thức được những gì là cần để có được kết quả mong muốn khi tham gia tranh thầu. Ý nghĩa của điều nay thật to lớn bởi nó quy định kết quả kinh doanh của công ty, cũng là sự tồn tại và phát triển của Công ty. Qua giai đoạn thực tập tổng hợp, với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Công ty, tôi đã thu thập những dữ liệu cần thiết để đi sâu vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu và quyết đinh lựa chọn đề tài: Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại I Mong góp một phần nhỏ kiến thức để phân tích và đưa ra những ý kiến của mình góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty thông qua những giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty. PHẦN I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I 1.1 Thông tin chung về công ty. Tên công ty: Công ty Xây lắp Thương mại I Tên giao dịch quốc tế: Building Installing Company (B.I.C ) Cơ quan chủ quản: Bộ Thương Mại Địa chỉ: 605 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (844.4) 9712584 & 9716636 Fax: (844.4) 8621116 Đại diện doanh nghiệp: Tổng giám đốc - Kỹ sư Đỗ Công Toàn Tài khoản: 710A – 00101 Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng – Hà Nội Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 585/TM/TCCB ngày 28/05/1993 do Bộ Thương Mại cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108838 ngày 12/07/1997 do Bộ Xây Dựng cấp Công ty Xây lắp thương mại I là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tổ chức hoạt động và chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật quy định. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty xây lắp thương mại I tiền thân là công ty Xây lắp Nội thương khu nam sông Hồng, gọi tắt là công ty Xây lắp Nội thương I, được thành lập theo quyêt định 217/QĐ-NT ngày 18/04/1969 của Bộ Nội thương, trụ sở đóng tại Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nhiệm vụ công ty lúc đầu chủ yếu là tổ chức thi công xây lắp các công trình cơ bản của ngành Nội thương, công ty Xây lắp Thương mại I đã góp một phần đáng kể vào cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc và trực tiếp xây dựng nhiều cửa hàng bách hoá, cửa hàng lương thực, thực phẩm, các cụm kho chứa hàng phục vụ kháng chiến và dân sinh. Kể từ khi thành lập, công ty đã phát triển qua những giai đoạn sau: 1.2.1 Giai đoạn 1969-1972 1.2.2 Giai đoạn 1973-1978 1.2.3 Giai đoạn 1979-1987 1.2.4 Giai đoạn 1988-1993 1.2.5 Giai đoạn 1993-1998 Giai đoạn này, đất nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực và thế giới tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Năm 1993 Công ty Xây lắp Thương mại I trực thuộc Bộ Thương Mại. Sự chuyển đổi này làm cho thế và lực của công ty tăng thêm song cũng đòi hỏi không ít thách thức to lớn. Sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo Công ty, sự toàn tâm toàn ý của cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm của Bộ Thương Mại, sự cổ vũ động viên của các địa phương nơi công ty thi công xây lắp, sự giúp đỡ của các đơn vị thi công là động lực to lớn cho công ty vươn lên tầm cao hơn. Trong giai đoạn này, phương châm chiến lược của công ty là củng cố chữ “Tín” bằn những công trình đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên công nghệ xây lắp của công ty đã được khẳng định bằng công trình khách sạn Thuỷ Tiên đạt tiêu chuẩn chất lượng 3 sao, công trình khách sạn 4 sao Bảo Sơn, trụ sở báo đầu tư nước ngoài, trụ sở Uỷ ban kế hoạch tỉnh Lạng Sơn. Công ty cũng được giao nhiệm vụ đó là thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi và giao thông. Ngoài ra công ty đã được Bộ Thương Mại quan tâm phê duyệt dự án đầu tư khôi phục, cải tạo nâng cấp xi măng Nội thương. Bằng tinh thần cố gắng phát huy nội lực, Công ty đã đổi mới dây truyền công nghệ đầu tiên đạt tiêu chuẩn song hoàn toàn làm trong nước. Mặt khác, ngoài sản phẩm xi măng PC 30, Công ty còn thêm sản phẩm xi măng đặc chủng. Từ tháng 7/ 1993 Bộ Thương Mại giao cho công ty quản lý nhà các khu của Bộ, mặc dù địa bàn rộng, có nhiều phức tạp song công ty đã hoạt động đi vào nề nếp, công tác sửa chữa nâng cấp nhà được nâng lên. Hoạt động đối ngoại của công ty đã mở rộng ra những hướng phát triển mới trong liên doanh liên kết, kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang tạo cho công ty những bước phát triển nhanh hơn. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh của Công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giai đoạn 1998-2005 Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Công ty trên dưới một lòng nhất trí cùng quyết tâm góp sức lực và trí tuệ cùng đưa Công ty phát triển, hoà mình vào dòng chảy chung của đất nước. Các chỉ tiêu hiệu quả không những giữ vững mà còn nâng cao hơn trước, hứa hẹn những kết quả tốt của các giai đoạn tiếp theo. Đây là thời kỳ phát triển mạnh và vững chắc của Công ty Xây lắp Thương mại I. 1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. 1.3.1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. a. Về nhiệm vụ xây lắp Mục tiêu là phát triển nhiệm vụ xây lắp theo định hướng kết hợp mở rộng công tác tiếp thị nhận thầu xây lắp với việc tìm kiếm được cơ hội đầu tư xây dựng dự án nhà ở, cơ sở sản xuất khu công nghiệp để chủ động hoạt động nhiệm vụ xây lắp cho những năm sau: Trong năm công ty xây lắp đã triển khai xây dựng được hoạt động một số dự án: + Công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công trình vừa và nhỏ Thanh Trì – Hà Nội với giá trị 80 tỷ đồng. + Nhà ăn Học viện Chính trị Quốc gia. + Đối với các công trình nhận thầu xây lắp sẽ tập trung vào một số thị trường trọng điểm: Thái Bình, Nam Định, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An… + Trong năm 2003 công ty đã bàn giao một số công trình như: Chờ Kỳ Lừa tỉnh Lạng Sơn, trụ sở văn hoá tỉnh Bắc Kạn, trụ sở tài chính tỉnh Thái Bình… Để thực hiện nhiệm vụ xây lắp công ty đã và đang đầu tư tạo khả năng cho việc tổ chức thi công tốt, năng lực tổ chức thi công đã được nâng cao một cách đáng kể, công trình thi công với kỹ thuật tốt, mỹ thuật đẹp và chủ động được việc thực hiện tiến độ thi công, tạo uy tín khách hàng trên thương trường. Giá trị doanh thu đạt 94 tỷ đồng hoàn thành 134 % kế hoạch so với thực hiện năm 2003 đạt 154 tỷ đồng. b. Nhiệm vụ sản xuất. Trong năm 2003 công ty xây lắp thương mại I đã xây dựng thêm 2 đơn vị sản xuất là: Xí nghiệp thép Trường Giang và xưởng cơ khí xây dựng. Công ty đã chính thức đưa dây chuyền sản xuất của xí nghiệp thép Trường Giang đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2004 và bước đầu đã có hiệu quả. Nhiệm vụ sản xuất của công ty có bước phát triển mới tuy nhiên do biến đổi đột biến của thị trường công ty không khắc phục hết nên việc đầu tư tại xí nghiệp Xi măng dự kiến ban đầu công ty đưa dây chuyền sản xuất từ tháng 1 năm 2004 nhưng mãi đến tháng 10 năm 2004 công ty mới vận hành chạy thử. Dây chuyền sản xuất thép của Xí nghiệp thép Trường Giang dự kiến ngày 1 tháng 3 năm 2004 đưa vào sản xuất nhưng mãi đến tháng 11 năm 2004 mới đưa vào sản xuất vì thế nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 chỉ đạt 47% kế hoạch. c. Nhiệm vụ kinh doanh Công ty có bước phát triển mới về hoạt động nên hoạt động kinh doanh thương vụ lãi khá cao (30 tỷ đồng). Giá trị doanh thu đạt 150,4 tỷ đồng đạt 91% kế hoạch Mục tiêu công ty là mở rộng bạn hàng có quan hệ nhiều năm như: Cộng hoà Ukraina và Liên bang Nga, đã xây dựng được mặt hàng nhập khẩu như phôi thép, thép cuộn, thép hình các loại và một số thiết bị máy móc. 1.3.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp do vậy sản phẩm của công ty là những công trình cơ sở hạ tầng mang đặc thù riêng: + Các khu công nghiệp + Các loại văn phòng làm việc + Các loại khách sạn cao cấp + Các loại nhà xưởng công nghiệp + Các loại nhà ở cao tầng và dịch vụ + Bệnh viện + Các công trình công cộng + Siêu thị và chợ + Các trường học + Các loại kho tàng + Hạ tầng cơ sở khu dân cư + Các loại đường giao thông + Các công trình thuỷ lợi. 1.3.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 1.3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty Xây lắp Thương mại I được sắp xếp theo 2 cấp: Giám đốc công ty và Giám đốc điều hành xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc có 3 phó giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty vực của công ty. BỘ THƯƠNG MẠI Sơ đồ tổ chức công ty Xây lắp Thương mại I-Bộ Thương Mại Công ty Xây lắp Thương mại I Phßng KÕ ho¹ch Kinh doanh Chi nh¸nh I Hµ TÜnh Chi nh¸nh II L¹ng S¬n X.N.X.D. II Hµ Néi Chi nh¸nh III Hµ Nam Chi nh¸nh V Nam §Þnh Chi nh¸nh IV Gia L©m Trung t©m kinh doanh VLXD Chi nh¸nh TPHCM X.N.X.D. §øc Giang X.N. Xi m¨ng Néi th­¬ng X.N Qu¶n lý nhµ HN X.N vËt liÖu x©y dùng §éi XD II Hµ Néi NhiÖm vô C. Ty Khèi ®a diÖn Khèi x©y l¾p Khèi x©y l¾p Khèi kinh doanh X©y l¾p S¶n xuÊt Kinh doanh VLXD XuÊt nhËp khÈu Kinh doanh vµ qu¶n lý n­íc Chi nh¸nh I Chi nh¸nh II Chi nh¸nh III Chi nh¸nh IV Chi nh¸nh V Chi nh¸nh TPHCM XÝ nghiÖp XD I XÝ nghiÖp XD II §éi X. Dùng II XÝ nghiÖp VLXD XÝ nghiÖp xi m¨ng Néi th­¬ng XÝ nghiÖp qu¶n lý nhµ Trung t©m kinh doanh VLXD Trung t©m VLXD vµ Th­¬ng m¹i II Gi¸m ®èc C«ng ty Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kü thuËt thi c«ng Phßng tæ chøc hµnh Ban dù ¸n 1.3.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. a. Giám đốc công ty Được cơ quan Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung trước toàn công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có thẩm quyền điều hành cao nhất trong Công ty, phụ trách công tác đầu tư, quản lý tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh thi đua, khen thưởng. b. Phó giám đốc công ty Giúp giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Công ty và giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. c. Phòng kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ của xã hội, khả năng hoạt động của Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời các mặt hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tham mưu cho giám đốc công ty các phương án, kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh xuất nhập khẩu để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch quý, năm của công ty. - Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ định mức kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện. - Thực hiện công tác quản lý thiết bị, phương tiện, lập kế hoạch sửa chữa, lập hồ sơ lý lịch theo dõi. - Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động. d. Phòng tài chính kế toán - Tham mưu quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý bảo toàn vốn và tài sản trong Công ty. - Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán trong Công ty, phản ánh kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện công tác quyết toán hàng quý, hàng năm. - Quản lý khai thác và sử dụng vốn, tài sản của Công ty có hiệu quả, đúng với chế độ chính sách quy định của Nhà nước và Công ty. - Lập kế hoạch thu, chi tài chính tín dụng ngân hàng và quản lý tiền mặt. - Theo dõi quản lý các khoản nộp Nhà nước, nộp nội bộ, công nợ thanh toán khách hang chủ công trình, cán bộ, công nhân viên. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, công tác tài chính kế toán thống kê, kịp thời uốn nắn lệch lạc và đề xuất biện pháp xử lý những sai phạm tài chính, thất thu vốn, tài sản của Công ty, của Nhà nước. e. Phòng tổ chức hành chính - Tham mưu quản lý công tác tổ chức cán bộ, nhân sự lao động tiền lương- công tác hành chính ở Công ty. - Quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân viên chức toàn Công ty. - Tham mưu công tác đề bạt, bãi miễn cán bộ, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật toàn Công ty. - Tham mưu việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, giải quyết cán bộ công nhân viên thôi việc, hưu trí, mất sức, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. - Tham mưu cho giám đốc Công ty về việc điều hành nhân sự cho phù hợp với tình hình thực tế các đơn vị trực thuộc. * Về công tác lao động tiền lương - Thực hiện báo cáo tình hình quỹ lương quý, tháng, năm. - Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc chi trả lương, khen thưởng theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. - Thường xuyên nắm bắt diễn biến về lao động và sử dụng lao động của các đơn vị cơ sở. - Công tác văn thư lưu trữ: Tiếp nhận công văn, báo trí đưa đến quản lý, ấn chỉ các con dấu, đánh máy in các tài liệu. - Công tác quản trị hành chính, phục vụ sinh hoạt, nơi làm việc, hội họp trong Công ty. - Quản lý phương tiện xe phục vụ công tác theo yêu cầu của lãnh đạo phòng ban đơn vị. f. Phòng kỹ thuật thi công - Tiếp nhận, kiểm tra tài liệu dự toán, hồ sơ thiết kế. - Kết hợp với các đơn vị xây lắp lập biện pháp thi công, tiến độ xây lắp các công trình mà Công ty ký hợp đồng. - Lập dự toán thi công theo từng hạng mục công trình. - Hướng dẫn đơn vị xây lắp thực hiện đầy đủ văn bản pháp quy trong thi công. - Kiểm tra giám sát chất lượng công tác xây lắp theo quy định công nghệ đã được phê duyệt theo tiến độ và kế hoạch được giao. - Nghiệm thu khối lượng, chất lượng các hạng mục công trình. - Lập dự trù và quyết toán đầu tư. - Thực hiện mọi nhiệm vụ thiết kế Công ty giao. 1.3.4. Đặc điểm dây truyền công nghệ xây lắp của Công ty Công ty với nhiều đơn vị trực thuộc và trong số đó có những đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán như một doanh nghiệp độc lập (Xí nghiệp xi măng) với các trang thiết bị dây truyền phục vụ sản xuất khá phong phú: + Dây truyền sản xuất xi măng đen: 3 dây truyền. + Dây truyền khai thác sản xuất đá: 4 dây truyền. + Thiết bị và máy làm đất: 11 loại thiết bị và máy. + Thiết bị vận chuyển và nâng hàng: 11 loại thiết bị. + Máy móc thiết bị thi công: 44 loại máy móc thiết bị. + Thiết bị dụng cụ kiểm tra: 8 loại dụng cụ. 1.3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất thi công xây lắp Với tính chất sử dụng các loại nguyên vật liệu ngành xây dựng khá là cồng kềnh và đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận, nguyên vật liệu của Công ty là những sản phẩm của các ngành công nghiệp khác đã qua chế biến như: + Xi măng, cát, sắt thép, đá, vôi vữa, gạch, ngói, đất, … + Các loại đồ trang trí nội thất, ngoại thất, … 1.3.6. Đặc điểm về lao động tiền lương Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với nhiều đơn vị trực thuộc bao gồm các đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập và những đội công trình trực thuộc các đơn vị xây dựng trực thuộc. Công ty có một số lượng lao động khá lớn với sự đa dạng trong các ngành nghề đào tạo, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, Công ty chủ yếu quản lý tập trung vào những đối tượng đã vào biên chế, gắn bó với sự hình thành và phát triển của Công ty. Dưới đây là danh sách cán bộ công nhân viên thuộc biên chế Công ty: 1/ KỸ SƯ số lượng (người) Xây dựng dân dụng và công nghiệp 34 Kiến trúc sư 04 Kỹ sư kinh tế 07 Kỹ sư cơ khí 03 Kỹ sư cầu đường 02 Kỹ sư thuỷ lợi 03 Kỹ sư máy xây dựng 01 Kỹ sư điện 01 Kỹ sư tự động hoá 01 Kỹ sư hoá 04 Cử nhân kinh tế 34 Cử nhân luật 05 2/ TRUNG CẤP KỸ THUẬT Xây dựng các ngành 18 Kinh tế 22 Ngành khác 15 3/ THỢ LÀNH NGHỀ Thợ từ bậc 5 trở lên 172 Mặt khác, Công ty luôn chú trọng quan tâm tới đời sống của người lao động, điều này có thể thấy qua số liệu cụ thể về tiền lương mà Công ty chi trả cho công nhân viên theo năm. Tình hình thu nhập của công nhân viên chức trong công ty (đơn vị đồng/ tháng. Chỉ tiêu 2005 2004 1.Tổng quỹ lương 2.387.517.524 2.265.337.226 2.Tiền thưởng 26.711.000 14.565.000 3.Tổng thu nhập 2.414.228.524 2.279.902.226 4.Tiền lương bình quân 1.127.251 1.069.564 5.Thu nhập bình quân 1.139.862 1.076.441 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Thu nhập bình quân của công nhân viên năm 2005 tăng 63421 đồng/tháng so với năm 2004, ứng với tốc độ tăng là 5,89%. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi có vậy thì đới sống của công nhân viên chức mới được cải thiện, họ gắn bó chặt chẽ với Công ty hơn và yên tâm vào công việc của mình. 1.3.7. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Công ty Xây lắp thương mại I là công ty nhà nước, do vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty là chủ yếu được nhà nước cung cấp, ngoài ra bằng các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường, Công ty cũng tự tìm cho mình những nguồn cung cấp vốn khác để bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty Tổng cộng nguồn vốn 108.851.600.000 Vốn chủ sở hữu 5.838.333.000 Vốn nợ 103.013.267.000 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 31/12/2004 Để biết được chi tiết hoá các chỉ tiêu, ta xem xét ở bảng sau: Chỉ tiêu Tài sản A.Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn 94.406 I. Tiền mặt 2.476 II. Phải thu 39.395 III.Tồn kho 49.780 IV.Tài sản lưu động khác 2.954 B. Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn 14.246 I. Tài sản cố định 13.521 II.Chi phí xây dựng dở dang 705 Tổng tài sản 108.852 Vốn A.Nợ phải trả 103.013 I .Nợ ngắn hạn 95.759 II. Nợ dài hạn 6.005 III. Nợ khác 1.249 B. Vốn chủ sở hữu 5.839 I . Vốn quỹ 5.788 II. Nguồn vốn kinh doanh khác 50 Tổng cộng 108.870 Trích từ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2004 - Nguồn phòng tài chính kế toán. Đơn vị tính: triệu đồng 1.3.8 Đặc điểm thị trường kinh doanh, khách hàng Thị trường truyền thống của BIC là Thành Phố Hà Nội. Tại thị trường này tập trung nhiều xí nghiệp, đội xây dựng: + Xí nghiệp xây dựng II Hà Nội + Xí nghiệp xây dựng I Đức Giang + Xí nghiệp VLKD Thanh Trì – Hà Nội + Đội xây dựng II Minh khai – Hà Nội Và các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng + Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng và thương mại I + Cửa hàng vật liệu xây dựng II Hà Nội + Chi nhánh IV Gia Lâm + Xí nghiệp quản lý nhà Hà Nội Địa bàn hoạt động xây lắp của Công ty trải dài từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Lạng Sơn. Nhiều khu vực Công ty thường xuyên tiến hành thi công xây lắp công trình và có chi nhánh, xí nghiệp đại diện là: + Chi nhánh I Hà Tĩnh + Chi nhánh II Lạng Sơn + Chi nhánh III Hà Nam + Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh + Chi nhánh V Nam Định + Xí nghiệp xi măng Nội thương Kim Bảng – Hà Nam + Đội xây dựng Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn Hiện giờ Công ty đang thi công các dự án: - Dự án đầu tư xây dựng nhà để bán và cho thuê khu nam đường Trần Hưng Đạo - Phủ Lý – Hà Nam - Dự án đầu tư nhà chung cư cao tầng A13 Mai Động - Bộ Thương Mại – Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ngõ 469 Minh Khai - Bộ Thương Mại – Hà Nội. Bên cạnh việc tiến hành thi công các dự án, công trình. Công ty luôn tìm kiếm tham gia dự thầu nhiều công trình khác tại nhiều tỉnh thành khác nhằm mở rộng thị phần, khẳng định và nâng cao vị thế uy tín của Công ty. PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I 2.1 Sơ lược về quy trình đấu thầu 2.1.1 Tầm quan trọng của đấu thầu trong xây dựng cơ bản Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của nhiệm vụ đấu thầu. Để thực hiện các công việc của quá trình xây dựng cơ bản, có rất nhiều phương thức mà chủ đầu tư có thửê chọn cho mình: đấu thầu, giao thầu, tự làm… Mỗi phương thức lại có những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhâu. Tuy nhiên đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất mang tính hiệu quả cao cũng như có thể tạo ra sự cạnh tranh công bằng với những đơn vị dự thầu. Sự ra đời và phát triển của phương thức đấu thầugắn với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hang hoá. Tổ chức đấu thầu thực chất là tổ chức sự cạnh tranh, do vây kết quả của sự cạnh tranh công bằng thì luôn mang lại lợi ích tối ưu cho các bên tham gia cũng như lợi ích cho xã hội. Đấu thầu được thực hiện dưới nhiều hình thức và đồi hỏi bảo đảm nhũng nguyên tắc nhất định. Về hình thức Xét theo nội dung các công việc cần thực hiện đấu thầu, có: đấu thầuđể thực hiện nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị Xét theo pham vi tham gia đấu thầu có đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế Dù theo hình thức nào, trong đấu thầucũng có những chủ thể cơ bản sau: Chủ đầu tư Các đơn vị sản xuất kinh doanh Về nguyên tắc - Công bằng: mọi nhà thầu được mời thầu đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thong tin được cung cấp từ chủ đầu tư. - Bí mật: mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kiến trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị, hố sơ dự thầu… - Công khai: trừ những công tình dặc biệt thuộc bí mật quốc gia, nguyên tắc công khai phải được quán triệt trong cả giai đoạn gọi thầu và giai đoạn mở thầu. - Có năng lực: Cả chủ đầu tư và nhà thầu phải có năng lực kinh tế kĩ thuật thực hiện những cam kết - Pháp lí: Các bên tham gia quá trình đấu thầuphải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của nhà nước về nội dung và trình tụ đấu thầu, cũng như những cam kết được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. mọi vi phạm sẽ bị xử lí theo pháp luật. 2.1.2 Quy trình tổ chức đấu thầu và dự thầu Mỗi loại đấu thầu, dự thầu có những nội dung cụ thể riêng, nhưng về cơ bản tuân thủ theo quy trình sau: Gồm 3 giai đoạn: sơ tuyển; nhận đơn thầu; mở thầu và đánh giá đơn thầu. a. Giai đoạn sơ tuyển. Với những công trình lớn , có yêu cầu kĩ htuật phức tạp, để phòng ngùă những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đấu thầuvà thực hiện nhiệm vụ đầu tư, chủ đầu tư có thể tổ chức việc sơ tuyển. Chỉ những nhà thầu nào đã vượt qua giai đoạn nay mới được tham gia tiếp giai đoạn sau của quá trình đấu thầu Những công việc chính trong giai đoạn này bao gồm: Mời các nhà thầu dự sơ tuyển Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển Phân tích các hồ sơ, lựa chọn và thong báo danh sách ứng thầu b. Giai đoạn nhận đơn thầu Lập tài liệu mời thầu Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu Lập hố sơ dự thầu c. Giai đoạn mở thầu và đánh giá đơn thầu Mở thầu Đánh giá và xếp hạng nhà thầu Xét duyệt kết quả đấu thầu Thông báo kết quả trúng thầu và kí kết hợp đồng mỗi bước công việc lại đòi hỏi những kĩ năng nghề nghiệp riêng và phải bảo đảm những tiêu chí mà các bên tham gia thoả thuận. 2.2 Tình hình tham gia đấu thầu của Công ty xây lắp thương mại I 2.2.1. Thành tích đạt được Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Tổng doanh thu Tr. đồng 220.101 238.077 225.374 286.699 301.230 2 Doanh thu thuần Tr. đồng 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 3 Giá vốn hàng bán Tr. đồng 200.320 232.088 217.727 275.306 295.423 4 Nộp ngân sách Tr. đồng 10.014 11.109 10.036 16.078 18.823 5 Tổng quỹ lương Tr. đồng 10.867 9.034 11.160 12.200 14.000 6 Tổng lao động Người 850 850 850 850 850 7 Lương bình quân Đ/ ng/ tháng 750.000 783.000 710.000 942.000 1.200.000 8 Tỷ suất LN/ DT % 0.063 0,074 0,145 0,056 0.078 Nguồn: Phòng Kinh doanh Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây lắp thương mại I trong năm 2000 đến năm 2004 ta có thể nhận thấy một số điểm sau: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh nhìn chung là tốt trong 5 năm trở lại đây doanh thu công ty đã có bước tăng đáng kể so với những năm 1999 trở về trước. Đi sâu vào phân tích ta thấy doanh thu năm 2000 đạt 220.101 triệu đồng, đến năm 2001 doanh thu tăng 17976 triệu, đến năm 2002 doanh thu công ty giảm 12703 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn doanh thu năm 2000 là 5273 triệu. Như vậy, năm 2002 công ty làm ăn kém hơn năm 2001. Hai năm tiếp theo doanh thu Công ty liên tục tăng mạnh: Năm 2003 doanh thu tăng khoảng 27% so với năm 2002; Năm 2004 doanh thu Công ty đạt 301.230 triệu đồng tăng hơn 5% so với năm 2003. Để có sự lớn mạnh này chứng tỏ Công ty đã nỗ lực cả về mảng kinh doanh vật liệu xây dựng và thắng thầu nhiều dự án tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động. Mặt khác, chúng ta phải nói đến sự năng động trong đội ngũ quản lý của công ty trong việc tìm kiếm thị trường và đảm bảo chất lượng với sản phẩm của mình cho nên đã tạo được chữ tín với khách hang, tạo ra nhiều cơ hội để cho khách hàng lựa chọn và tin dừng sản phẩm cũng như các dịch vụ của Công ty nhằm mục đích tăng giá trị doanh thu của Công ty. Thứ hai, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh thì tổng lợi nhuận công ty cũng tăng khá nhanh, đây là một cố gắng lớn của Công ty nhằm tăng lợi nhuận, nhưng phải nói rằng mặc dù doanh thu ở mức khá cao nhưng lợi nhuận là tương đối thấp so với doanh nghiệp xây lắp khác. Qua bảng phân tích ta thấy giá vốn hàng bán ở 5 năm phân tích trên chiếm gần hết tổng doanh thu, doanh thu cao thì giá vốn bán hàng lại tăng. Năm 2002, tuy doanh thu có giảm 6% so với năm 2001 nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 7% chính vì vậy làm cho lợi nhuận gộp vẫn tăng so với năm 2001. Đến năm 2003 lợi nhuận gộp cũng tăng so với giá vốn hang bán. Qua phân tích ở trên, giá vốn hàng bán vẫn tăng, chính vì vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số giá vốn hàng bán tăng là do tính chất của nghề xây lắp nhưng phải nói đến sự quản lý kinh tế của công ty đó là vấn đề giảm chi phí đặc biệt là chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp đây chính là những cản trở lớn nhất để tăng lợi nhuận cho nên ban quản lý lãnh đạo công ty cần cơ cấu lại bộ máy quản lý và có biện pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu năm 2002 thấp nhưng lãi ròng cao nhất so với 4 năm còn lại. Năm 2003 tuy giảm so với năm 2002 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2001. Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 đã tăng so với năm 2000, 2001 và 2003 xong vẫn thấp hơn năm 2002 là 6.7%. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn quá chậm và chưa đều, điều này chứng tỏ lợi nhuận thu được không tuơng xứng với doanh thu, công ty phải có biện pháp để lợi nhuận gần bằng với doanh thu tức là tiết kiệm các khoản làm cho lợi nhuận giảm. Nếu làm được điều này thì tỷ suất lợi nhuận công ty sẽ cao, bởi để tăng lãi ròng công ty phải chú trọng đến nhiều yếu tố. Biểu đồ giá trị sản lượng qua các năm: đơn vị: triệu đồng Năm Giá trị sản lượng 1995 60.0 1996 75.2 1997 82.3 1998 90.7 1999 120.5 2000 160.4 2001 230.0 2002 255.5 2003 275.2 2004 270.9 2005 280.7 Nhận xét: Biểu đồ phản ảnh cụ thể mức giá trị sản lượng qua các năm, có thể dễ nhận thấy một điều là giá trị sản lượng của Công ty tăng theo chu kì rõ rệt, tuy nhiên thì trong mỗi giai đoạn lại có sự không ổn định ví dụ như năm 2004 giảm so với năm 2003, tuy nhiên thì không đáng ngại lắm do năm 2005 giá trị sản lượng lại đi vào xu thế tăng vượt mức năm 2003. Xem xét cụ thể hoá giá trị sản xuất xây dựng (đây là lĩnh vực chính của Công ty) ta có bảng kết quả năm 2005, là năm gần nhất trở lại đây. BẢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY DỰNG 2005 (Đơn vị: triệu đồng) TT CÁC CÔNG TRÌNH a b A TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, KINH DOANH NGHÀNH XÂY DỰNG 102877 B GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, XÂY LẮP THEO CÔNG TRÌNH: Trong đó : 9655 I CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở 600 1 Các công trình nhà dân ở TP Hồ Chí Minh 43 2 Cải tào nhà số 5 đường Chùa một cột 6736 3 Xây nhà chung C- Dự án 302 Dịch Vọng, Cầu Giấy 630 4 CT biệt thự 18 Lê Phụng Hiểu 100 5 Biệt thự cao cấp An Khánh 46 6 CT nhà số 48-50 Nguyễn Thái Học 490 II CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ KHO 490 1 CT nhà xưởng III CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ CỬA KHÁC 29474 1 Sửa chữa văn phòng hải quan TPHCM 1800 2 Trung tâm xúc tiến thương mại Nghệ An 2450 3 Khu công nghiệp bãi tắm Bình Minh 1300 4 Trạm phát lại truyền hình ba sao Hà Nam 383 5 Bến xe trung tâm Hà Nam 150 6 Bể bơi Nhà văn hoá thiếu nhi Nam Định 90 7 Sân vườn cây cảnh Học viện HCQG Hà Nội 250 8 Cải tạo phòng khách nhà A4 HVCTQG, Hà Nội 61 9 Nhà ăn HVCTQG Hồ Chí Minh 400 10 Cải tạo công ty cổ phần Tràng Tiền, Hà Nội 350 11 Trụ sở LĐTB-XH Bắc Kạn 2225 12 Trung tâm đào tào Đà Lạt 4000 13 Nhà hội trường công ty ĐTPT chè 525 14 Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn 2038 15 Công ty bao bì xi măng Bút Sơn 128 16 Công ty mở rộng mạng ngoại vi Bà Quẹo TPHCM 1000 17 Công trình 678 Bộ quốc phòng 6487 18 Công ty xây dựng khu nhà liên kế Q9-TPHCM 3607 19 Công ty lương thực Hà Nam Ninh 500 20 Sở y tế Nam Định 100 21 Hạt 1+4 Lạng Sơn 1500 22 Trung tâm y tế Nghĩa Hưng 72 23 Công ty số 6 Hàng Bún 8 24 Cục dự trữ quốc gia 50 IV CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG 63258 1 Cầu con ngựa –TPHCM 600 2 Khu nuôi trồng thuỷ sản Diễn Châu, Nghệ An 2550 3 Đường N1, Nam Định 740 4 Trường Nguyễn Phúc, Nam Định 640 5 Trường mầm non Văn Miếu, Nam Định 100 6 Trường dạy nghề tỉnh Lạng Sơn 1795 7 Công ty “cụm trường học” huyện Văn Lãng, Lạng Sơn 2958 8 Hạ tầng kỹ thuật cum công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì(trong hàng rào) 10000 9 Hàng rào HVCTQG 27 10 Trường tiểu học Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn 1670 11 Cầu đồng Khoen Trà Vinh 300 12 Trường tiểu học Đông Ngạc A- Từ Liêm 5140 13 Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì(ngoài hàng rào) 29000 14 Công ty Kè Hàng Rào 291 15 Trường học huyện Cao Lộc, Lạng Sơn 1770 16 Bệnh viện Thống Nhất-TP HCM 300 17 Công trình trụ sở sử lý rác CTMTĐM TP HCM 1200 18 Công ty ESTEC VINA 108 19 Hàng rào đường Trưng Trắc, công trình triểm lãm Thái Bình 220 20 CT cầu Ngỏ và đường GTNT, An Sơn-Bình Dương 400 21 Các CT trường học TP HCM 500 22 Cụm công nghiệp công ty cổ phần Thành phố Đẹp 500 23 CT văn phongf BQL, Thanh Trì, Hà Nội 1800 24 Cải tạo tường rào khu nhà A9 159 25 Đường tiền phong ở Hải Dương 460 Như vậy có thể thấy rằng trong tổng giá trị sản xuất, xây lắp theo công trình thì loại hình công trình Cơ sở hạ tầng là có giá trị lớn hơn cả: Đạt 63258 triệu đồng, gấp hơn 2 lần giá trị xây lắp của các công trình nhà cửa khác ( 29474 triệu đồng) và gấp hơn 6 lần giá trị xây lắp các công trình nhà ở (9655 triệu đồng). Đây cũng là thế mạnh của Công ty khi tham gia đấu thầu các công trình cơ sở hạ tầng do công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. với bề dày kinh nghiêm trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, Công ty đã hoàn thành và đang tiến hành một số công trình khá tiêu biểu thể hiện ở bảng dưới đây: Danh sách những công trình xây lắp trong 5 năm lại đây: Phụ lục 1 Một điều dễ nhận thấy là những công trình do Công ty xây dựng chủ yếu đạt loại khá và tốt, những cô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32420.doc
Tài liệu liên quan