Nâng cao lợi nhuận của Tổng Công ty chè Việt Nam (59tr)

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận được coi là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng suất lao động vừa là chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp nâng cao lợi nh

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao lợi nhuận của Tổng Công ty chè Việt Nam (59tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận luôn là một trong những giải pháp nâng cao lợi nhuận luôn là một trong những công việc quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp nếu muốn đứng vững thì không còn cách nào khác ngoài việc phải tìm những biện pháp hữu hiệu để tăng lợi nhuận. Những biện pháp này phải được nhìn nhận một cách tổng thể, phải xuất phát từ những yếu tố chủ quan và khách quan. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự tìm được con đường đi đúng hướng. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam cùng với quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, em nhận thấy trong những năm qua vấn đề lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của Tổng công ty và luôn là vấn đề bức xúc đối với Tổng công ty. Chính vì vậy, em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty chè Việt Nam" cho chuyên đề thực tập của mình . Bài viết bao gồm những nội dung chính: Chương I: Một số lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng lợi nhuận tại Tổng công ty chè Việt Nam Chương III: Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty chè Việt Nam B. Nội dung Chương 1: Một số lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp I. Lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Khái niệm về lợi nhuận 1.1. Theo lý thuyết kinh tế Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng từ đó đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Theo sự phát triển của nền kinh tế chính trị học, có những khái niệm về lợi nhuận khác nhau. - Các nhà kinh tế học cổ điển trước Karl Mark cho rằng có ba loại thu nhập là: tiền lương giành cho người lao động, lợi nhuận giàn cho nhà Tư Bản và địa tô giành cho nhà địa chủ. Theo họ nhà Tư Bản sẽ nhận được khoản thu nhập gọi là lợi nhuận, nó tỷ lệ với nhữngkhoản mà họ ứng trướcc dưới dạng tiền và với lượng vốn cố định khác nhau trong hoạt động sản xuất. Họ quan niệm rằng"Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận" - Theo Adam Smith, lợi nhuận là "khoản khấu trừ thứ hai" vào sản phẩm của lao động - Còn theo Davit Ricardo, "Lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công" Karl mark thì khẳng định, chỉ có hai giai cấp: người lao động và nhà Tư Bản. Tương ứng với hai giai cấp này là hai loại thu nhập: tiền lương và giá trị thặng dư - Giá trị thặng dư là chênh lệch giữa giá trị mới do lực lượng lao động kết tinh trong hàng hoá. Lợi nhuận cũng như lãi vay và địa tôchỉ là những hình thái biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận chẳng qua cũng chỉ là khoản chênh lệch giữa giá trị của hàng hoá và chi phí sản xuất Tư Bản chủ nghĩa. Do giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất Tư Bản chủ nghĩa có một khoản chênh lệch nêu sau khi bán hàng,nhà Tư Bản không những bù đắp được đủ số Tư Bản đã từng bỏ ra mà còn thu được một số tiền lời ngay bằng với giá trị thặng dư, số tiền này gọi là lợi nhuận. - Các nhà kinh tế học hiện đại như Paul A.samuelon và William D.Nordhaus lại cho rằng: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một doanh nghiệp và chi phí. Như vậy, xét về mặt lương, các định nghĩa đều thống nhất rằng: Lợi nhuận là số thu dôi ra so với chi phí bỏ ra. 1.2. Theo góc độ kế toán Những khái niệm về lợi nhuận trên đây được các nhà kinh tế học xây dựng trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc của lợi nhuận của cải, của con người trong phương thức sản xuất Tư Bản chủ nghĩa. Khi khoa học kế toán ra đời, lợi nhuận được nhìn theo một góc độ thuần tuý số học. Lợi nhuận của doanh nghiệp lúc này được tính theo từng bước quy chuẩn theo từng hệ thống kế toán mỗi nước. Lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi toàn bộ những chi phí do bộ phận kế toán tính toán nhưng tổng chi phí lúc này không tính đến chi phí cơ hội., 2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận Ngay khi có hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hoá, lợi nhuận trong kinh doanh đã là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế. Theo sự phát triển của kinh tế chính trị học có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của lợi nhuận. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng "Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, do sự lừa gạt mà có. Còn lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trừ công nghiệp khai thác vàng bạc đều không tạo ra lợi nhuận" Chủ nghĩa trọng năng lại khẳng định: nguồn gốc của sự giàu có của xã hội là thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng không phải là trong sản xuất tiểu nông nghiệp mà là trong sản xuất nông nghiệp Tư Bản chủ nghĩa. - Adam - Smith là người đầu tiên trong số các nhàkinh tế học cổ điển đã nghiên cứu khá toàn diện về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. ông xuất phát từ quan điểm, giá trị trao đổi của mọi hàng hoá là do lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định để từ đó đặt nền tảng cho các lý thuyết về kinh tế thị trường. Theo A.Smith: nếu chất lượng của lao động chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó càng lớn thì giá trị và giá trị trao đổi của nó cũng càng lớn . ông khẳng định giá trị của một hàng hoá có tiền lương, địa tô và lợi nhuận. Theo A.Smith, lợi nhuận của nhà Tư Bảm được tạo ra trong quá trình sản xuất là hình thái biểu hiện khác của giá trị thặng dư, tức phần giá trị do lao động không được trả công tạo ra. Nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ Tư Bản đầu tư để ra trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Lợi nhuận là nguồn gốc của các thu nhập trong xã hội và cả mọi giá trị trao đổi. - Đ.Rocacđô và những người kế tục đã xây dựng học thuyết kinh tế của mình trên cơ sở những tiền đề và phát triển của A.Smith Đ.Ricacđô cũng hoàn toàn dựa vào lý luận giá trị lao động để phân tính chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh Tư Bản chủ nghĩa. Đ.Ricacđô đã khẳng định: lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị hàng hoá sản phẩm lao động phân thành các nguồn thu nhập tiền lương, địa tô, lợi nhuận. ông kết luận:"Lợi nhuận chính là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công; lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân. Đ.Ricacđô coi lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công giá trị hàng hoá do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn tiền công, số chênh lệch đó chính là lợi nhuận. ông thấy được quan hệ mâu thuẫn giữa tiền lương làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại tiền lương tăng làm cho lợi nhuận giảm, còn giá trị hàng hoá không thay đổi. ông nhận thấy sự đối lập giữa tiền lương và lợi nhuận, tức là sự đối lập lợi ích kinh tế của công nhân và các nhà Tư Bản. Kế thừa những nguyên lý đúng đắn, khoa học của những nhà lý luận tiền bối, C.Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để về nguồn gốc bản chất của lợi nhuận lao động, lấy sản xuất Tư Bản chủ nghĩa làm đối tượng nghiên cứu phân tích, C.Mác đã phát hiện và làm rõ toàn bộ quá trinhf sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa Tư Bản - điều mà các vị tiền bôi của ông chưa làm được . C.Mác đã khẳng định: - Về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra giá trị thặng dư, là kết quả của lao động không được trả công, do nhà Tư Bản chiếm lấy, là quan hệ bóc lột và nô dịch lao động trong xã hội Tư Bản chủ nghĩa. Khi truy tìm nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận, C.Mác viết: "Giá trị thặng dư được quan niệm là toàn bộ con đẻ của tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận và "giá trị thặng dư (là lợi nhuận) là phần giá trị dôi ra của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá" Vượt trên tất cả các nhà lý luận trước đây C.Mác đã phân tích tất cả các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận, sự hình thành lợi nhuận và sự vận động của quy luật lợi nhuận bình quân, xuyên qua các quan hệ kinh tế là các quan hệ chính trị - xã hội của phạm trù lợi nhuận. Là nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp công nhân, sự nghiên cứu về kinh tế của C.Mác là cơ sở, là phương tiện để vạch rõ những mâu thuẫn đối kháng đẩy chủ nghĩa tư bản đến chỗ tất yếu bị diệt vong, xây dựng học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Lợi nhuận được xem như một cực đối lập với tiền lương trong cơ chế phân phối thu nhập tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: giá cả sức lao động biểu hiện ra dưới hình thái chuyển hoá là tiền công, nên ở cực đối lập, giá trị thặng dư biểu hiện ra dưới hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Trong doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, để theo đuổi mục tiêu của lợi nhuận tiền trả cho việc thuê sức lao động có xu hướng giảm sút. Mác tóm tắt như sau: "tiền công và lợi nhuận là tỷ lệ nghịch với nhau. Giá trị trao đổi của tư bản, tức là lợi nhuận tăng lên theo tỷ lệ mà giá trị trao đổi của lao động tức là lao động tiền công giảm xuống và ngược lại. Lợi nhuận tăng lên theo mức độ mà tiền công giảm xuống và giảm xuống theo mức độ tiền công tăng lên" và "lợi nhuận tăng lên không phải vì tiền công đã sụt xuống vì lợi nhuận tăng lên". 3. ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận 3.1. ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế và với nhà nước. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của đơn vị. Nếu kinh doanh có lãi, chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức hợp lý, cải tiến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi phí, hạ giá thành, đầu tư đúng hướng vào thị trường mục tiêu. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng uy tín, gọi vốn kinh doanh, vốn đầu tư phát triển sản xuất. Mặt khác, nó tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của đơn vị mà doanh nghiệp có cơ sở để tái sản xuất mở rộng để tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân. Ngược lại, nếu kinh doanh thua lỗ sẽ làm giảm thu nhập người lao động, doanh nghiệp không duy trì được sản xuất và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân là điều khó tránh khỏi. Nói tóm lại lợi nhuận có tác động rất lớn đến quản lý kinh tế tài chính và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, là cơ sở để lập phương án phân phối lợi nhuận, đồng thời là căn cứ để phát triển sản xuất doanh nghiệp. Thông qua kết quả kinh doanh, nhà nước nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó có chính sách hợp lý điều chỉnh các quy chế quản lý, bổ sung các chính sách xã hội có liên quan đồng thời cũng xem xét các nguồn thu (nộp ngân sách, tính khấu hao tài sản cố định, thu các loại thuế cho hợp lý). Đối với các tổ chức kinh tế, các đối tượng có liên quan (như ngân hàng, chủ nợ…) cũng là những đối tượng quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lẽ đó chính là cơ sở, là căn cứ để đảm bảo việc thanh toán công nợ và các quan hệ khác trong cung cấp nguyên liệu, hợp đồng kinh tế. 3.2. Vai trò của lợi nhuận Thông qua ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận ở trên ta thấy lợi nhuận doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, xã hội cũng như người lao động. - Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận là mục tiêu là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, có hiệu quả, tăng chất lượng sản phẩm giảm chi phí… các doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng. Nguồn cơ bản để doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động là lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi là nguồn để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi… từ đó doanh nghiệp có thể giải quyết từng bước nhu cầu vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên . - Đối với xã hội: Doanh nghiệp là đơn vị kế toán cơ bản quyết định sự thành bại của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả của nền kinh tế. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở đó nó phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, đầu tư… cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Thêm vào đó lợi nhuận có mối quan hệ với các chỉ tiêu đầu ra và chính sách quốc gia. Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Lợi nhuận của doanh nghiệp một phần sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc, thuế. Đây là cơ sở để tiến hành tái sản xuất mở rộng, củng cố tiềm lực quốc phòng, duy trì quản lý hành chính, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân. II. Phương pháp xác định và đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Phương pháp xác định Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất - kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng bao gồm ba hoạt động chính sau: - Hoạt động sản xuất kinh doanh - Hoạt động tài chính - Hoạt động bất thường Cũng từ các hoạt động chính, lợi nhuận của doanh nghiệp thường được cấu thành từ ba bộ phận sau: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp do các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng như môi trường kinh doanh khác nhau. Điều này được thể hiện như sau: Thứ nhất: Có sự khác nhau giữa cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường với doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tài chính, tín dụng… Với doanh nghiệp thông thường, hoạt động sản xuất kinh doanh tách biệt với hoạt động tài chính. Do đó cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp thông thường gồm ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Trong ba bộ phận trên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khác với doanh nghiệp thường, lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tài chính chỉ bao gồm lợi nhuận tài chính và lợi nhuận bất thường. Trong đó lợi nhuận tài chính chiếm tỉ trọng lớn nhất. Thứ hai: Trong các môi trường kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp cùng loại có sự khác biệt về tỉ trọng trong các bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của mình. Chẳng hạn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường cơ cấu gồm ba bộ phận. Khi nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ cao, hoạt động tài chính, thị trường chứng khoán diễn ra sôi nổi, hiệu quả thì tất yếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng được phát triển. Lúc này, tỉ trọng lợi nhuận hoạt động tài chính sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế thị trường ở trình độ thấp, hoạt động tài chính, thị trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ rất hạn chế. Vì vậy, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, cơ cấu lợi nhuạn của doanh nghiệp thông thường gồm ba bộ phận: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. 1.1. Xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau: = - Trong đó doanh thu thuần là chênh lệch giữa tổng doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. = - - Doanh thu bán hàng: có ý nghĩa đối với toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, nó đảm bảo trang trải các khoản chi phí; thực hiện tái sản xuất và các nghĩa vụ với nhà nước. Doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Đó là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho khách hàng. - Các khoản giám trừ doanh thu + Chiết khấu bán hàng: là số tiền thưởng tính trên tổng doanh thu trả cho khách hàng do đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. + Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, hàng không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời hạn… + Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại do người bán không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. + Các khoản thuế phải nộp: là các loại thuế theo luật định như VAT, tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… áp dụng cho các loại hàng hoá thuộc phạm vi chịu thuế. Vậy: = - - - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: Là chi phí ứng với lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong kỳ được xác định bằng công thức: = + + - Giá vốn hàng bán được xác định: + Đối với doanh nghiệp sản xuất: = + + Đối với doanh nghiệp thương mại = + 1.2. Xác định lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu chi về hoạt động tài chính bao gồm: - Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh - Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Lợi nhuận về cho thuê tài sản - Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. - Lợi nhuận cho vay vốn - Lợi nhuận do bán ngoại tệ. Công thức: = - 1.3. Xác định lợi nhuận bất thường Lợi nhuận bất thường là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hay có dự tính đến nhưng ít có khả năng xảy ra như: tài sản dôi thừa tự nhiên, nợ khó đòi đã xử lý này đòi được, nợ bằng chủ được cơ quan thẩm quyền cho ghi vào lãi, thanh lý nhượng bán tài sản cố định, hoàn nhập dự phòng, phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho… Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quản đơn vị hay do khách quan đưa tới. Công thức: = - Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: - Thu nhập về nhượng bán, thanh lý TSCĐ - Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ - Thu các khoản nợ không xác định được chủ - Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Chi bất thường là những khoản chi phí và những khoản lỗ do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị gây ra như: - Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ - Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán -Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng - Bị phạt thuế, truy thu thuế - Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ… Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong lợi nhuận doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và thuộc các môi trường kinh doanh khác nhau. Việc xem xét kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc cho ta thấy được các khoản mục tạo nên lợi nhuận và tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng lợi nhuận; từ đó xem xét, đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra các mặt tích cực cũng như tồn tại trong từng hoạt động để đề ra quyết định thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Phương pháp đánh giá 2.1. Theo phương pháp tuyệt đối Sau khi xác định lợi nhuận của doanh nghiệp, tình hình lợi nhuận củadn được đánh giá bằng cách so sánh giữa lợi nhuận của kỳ phân tích và lợi nhuận của kỳ gốc về mức độ và tỷ lệ gia tăng. 2.2. Theo phương pháp tương đối Theo phương pháp này, đánh giá lợi nhuận thông qua các tỷ suất lợi nhuận 2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn Tỷ suất lợi nhuận vốn là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi với tổng nguồn vốn trong kỳ. Các xác định: = x 100 Tỷ suất lợi nhuận vốn là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư không phân biệt nguồn hình thành. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về qui mô sản xuất. Ta có thể thay đổi mẫu số của công thức bằng vốn cố định, lưu động của doanh nghiệp để xác định tỷ suất lợi nhuận tương ứng. 2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Công thức: = x 100 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, khi họ quyết định bỏ vốn vào đầu tư. Nó cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng là một trong số các mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp. 2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận giá thành Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ giữa lợi nhuận thu được so với giá thành của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong thời kỳ công thức xác định. = Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận của chỉ tiêu chi phí sản xuất. Cho biết cứ 100 đồng nhà đầu tư bỏ ra đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp biết được ưu nhược điểm trong việc tăng giảm giá thành từ đó có các biện pháp quản lý giá thành hợp lý. 2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu bán hàng thuần của doanh nghiệp Công thức xác định = x 100 Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp khác cùng ngành. Ngoài bốn chỉ tiêu trên nêu ra, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như tỷ suất lợi nhuận giá trị tổng sản lượng, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư … để đánh giá chất lượng từng hoạt động cụ thể hoặc đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch và thực hiện sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Mỗi chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có ưu nhược điểm khác nhau vì vậy cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu nhằm giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá một cách chính xác và toàn diện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận. Việc phân tích các chỉ số doanh lợi ở trên cho thấy hình ảnh tương đối đầy đủ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nhưng có khiếm khuyết là yếu tố thời gian không đề cập. Các chỉ số này là hình ảnh chụp nhanh ở một thời điểm nhưng có thể những biến chuyển thăng trầm của thời gian làm thay đổi cả bộ mặt của cả một thời điểm theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi. Do đó, sẽ là thiết xót nếu không nghiên cứu yếu tố thời gian trong việc phân tích các chỉ số về mức doanh lợi. Phương pháp biểu được sử dụng để chỉ rõ xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, phương pháp này có thể được diễn tả như: trục hoành biểu thị thời gian, trục tung sẽ là chỉ số doanh lợi cần nghiên cứu. Như thế trên biểu đồ sẽ có hai đường biểu diễn theo thời gian. Qua biểu đồ ta có thể đánh giá được xu hướng của từng chỉ tiêu doanh lợi. Hiện nay, ngoài các phương pháp sử dụng để đánh giá tình hình doanh nghiệp ở trên, người ta còn sử dụng một phương pháp khá phổ biến đó là phương pháp phân tích tài chính Dupont, phương pháp phân tích điểm hoà vốn. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Chất lượng sản phẩm - dịch vụ Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Co nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, doanh nghiệp mới có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn liên quan đến lợi ích chung của toàn xã hội. Chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 2. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm nguyên vật liệu, nhiên liệu… để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ và thu tiền về, tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Trước hết doanh nghiệp thu là nguồn quan trọng để đảm trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất đơn giản cũng như có thể tái sản xuất mở rộng, là nguồn để doanh nghiệp có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, là nguồn có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Trường hợp, doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra nghĩa là doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả bị thua lỗ, không có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh và tất yếu sẽ đi tới phá sản. 3. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất- kinh doanh, nhất thiết doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. - Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất sản phẩm. Nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận, tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và có thể doanh nghiệp bị thua lỗ nếu như nó quá lớn mà doanh thu không bù đắp được. Chính vì thế doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này, hạn chế tới mức thấp nhất để có thể làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. 4. Vốn kinh doanh Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp. Sản xuất - kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định như là một tiền đề bắt buộc, là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn để nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đồng thời phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nhằm góp phần tăng doanh thu đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó doanh nghiệp khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thương trường. Chương 2 Thực trạng lợi nhuận tại Tổng Công ty chè Việt Nam I. Giới thiệu chung về Tổng Công ty chè Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và phát triển Cùng với một số măt hàng khác như cà phê, hạt điều, lạc... chè là một sản phẩm chiến lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Nhằm tăng cường tập trung, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng, phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của đất nước, Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam thành lập năm 1974 trên cơ sở hợp nhất các nhà máy xuất khẩu của trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc. Nhiệm vụ của Liên hiệp Xí nghiệp này là chế biến chè xuất khẩu theo kế hoạch Nhà nước giao cho. Tháng 3 và tháng 6 năm 1979, Chính phủ ra quyết định 75/TTg và Quyết định 224/TTg về thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất 2 khâu trồng và chế biến giao cho các nông trường chè của địa phương trên cơ sở Trung ương quản lý thóng nhất. Đến tháng 3 năm 1987, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra quyết định số 28/NN-TCCB/QD thành lập Công ty XNK chè thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Đây là Công ty thương mại làm nhiệm vụ XNK sản phẩm và các thiết bị ngành chè, thỏa mãn tốt các nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường thế giới đồng thời nhập khẩu vật tư hàng hóa, thiết bị, chuyển giao công nghệ... phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm. Ngày 3/5/1989, thực hiện chủ trương phân phối công bằng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, để nâng cao khả năng kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các Công ty chè, Công ty XNK chè sát nhập với Xí nghiệp vật tư vận tải chè thuộc Bộ nông nghiệp theo quyết định số 236/NN-TCCB/QĐ thành Công ty XNK và đầu tư phát triển chè. Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm và ủy quyền ký quyết định thành lập các Tổng Công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 7/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 394/NN-TCCB/QĐ thành lập Tổng Công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các Xí nghiệp thuộc liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Tổng Công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Tea Corporation (Vinater corp). Trụ sở giao dịch chính đặt tại 46, Tăng Bạt Hổ - Hà Nội. Tài khoản VND số 361-111 004020 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tài khoản ngoại tế số 362-111004020 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tháng 6/1996 Tổng Công ty Chè Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô ban đầu gồm 36 đơn vị thành viên với tổng số lao động là 22.500 cán bộ công nhân viên - Vốn._. pháp định : 101.867,5 triệu đồng. - Vốn kinh doanh : 101.867,5 triệu đồng. + Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng + Vốn lưu động : 27.262,2 triệu đồng + Vốn XD cơ bản : 5.601,0 triệu đồng + Vốn phát triển SX: 846,7 triệu đồng. 2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Chè Việt Nam Với mô hình quản lý mới từ ngày thành lập, chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty đã được mở rộng hơn trước đây. Ngoài chức năng sản xuất kinh doanh, hoạt động của Tổng Công ty chuyển mạnh sang thực hiện các chức năng dịch vụ. Hoạt động của Tổng Công ty chè bao gồm: 2.1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất chất lượng cao. 2.2. Ngành nghê kinh doanh chủ yếu - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát. - Sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu. - Sản xuất bao bì các loại - Chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ chuyên ngành chè. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. - Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, dân dụng. - Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng. - Bán buôn, bán lẻ, đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật. - Xuất nhập khẩu bao gồm: + Xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ. + Nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện và hàng tiêu dùng. 2.3. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ Nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển ngành sản xuất chè đạt tiêu chuẩn quốc tế, tìm ra và nhân loại các giống chè tốt, phù hợp với thị trường quốc tế để phục vụ sản xuất. 2.4. Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật 2.5. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh chè. Bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có sẵn, để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, Tổng Công ty chè đã thành lập ra các bộ phận như trung tâm thông tin, trung tâm đấu giá chè Việt Nam, trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, trung tâm văn hóa chè Việt Nam, viện nghiên cứu chè, các công ty giao nhận trong và ngoài nước, các xí nghiệp dịch vụ cho sự phát triển chè. 3. Tổ chức quản lý Tổng Công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước nên mô hình tổ chức quản lý được tổ chức trong luật doanh nghiệp Nhà nước. Mô hình tổ chức và quản lý quy định trong luật doanh nghiệp Nhà nước đã được cụ thể hóa trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam, ban hành theo Quyết định số ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty chè Việt Nam. Tổng Công ty chè do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng Giám đốc điều hành, bao gồm 13 phòng, 2 chi nhánh và 1 trạm. Cơ chế hoạt động của Tổng Công ty: - Hội đồng quản trị quản lý hoạt động, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao (theo điều kinh doanh, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam). - Tổng Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty, trực tiếp điều hành hoạt động và là người có quyền hành cao nhất trong Tổng Công ty. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị (theo điều 19, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam). - Ba phó Giám đốc là những người giúp việc cho Tổng Giám đốc, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện (theo điều 19, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam). - Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị (theo điều 18, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam). Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tài sản A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 468.652 251.692 I. Tiền 196.119 5.848 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 153 III. Các khoản phải thu 214.313 166.104 IV. Hàng tồn kho 55.245 74.446 V. Tài sản lưu động khác 1.463 2.957 VI. Chi sự nghiệp 1.512 2.184 B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 39.793 81.086 I. TSCĐ 7.456 16.935 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26.783 58.817 III. Chi phí XDCB dở dang 5554 4.566 IV. Chi phí trả trước dài hạn 7.68 Tổng cộng tài sản 508.445 332.778 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 384.948 196.971 I. Nợ ngắn hạn 304.285 116.053 II. Nợ dài hạn 79.598 79.739 III. Nợ khác 1.065 1.179 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 123.497 135.807 I. Nguốn vốn - quỹ 116.970 131.834 II. Nguồn kinh phí khác 6.527 3.973 Tổng cộng nguồn vốn 508.445 332.778 II. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Tổng Công ty Chè Việt Nam 1. Tình hình tài sản - nguồn vốn Trước hết ta lập bảng sau: Bảng 1: Tài sản - nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 2003/2002 (±) (%) 1. Tài sản lưu động 468.652 251.692 -216.960 -46,3 2. Tài sản cố định 39.793 81.086 41.293 103,7 A. Tổng tài sản 508.445 332.778 -175.667 -34,5 3. Nợ phải trả 384.948 196.971 - 187.977 - 48,7 4. Vốn chủ sở hữu 123.497 135.807 12.310 9,9 B. Tổng nguồn vốn 508.445 332.778 - 175.667 - 34,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Tổng Công ty qua hai năm có sự biến động lớn. Cụ thể, tài sản lưu động năm 2003 giảm 216.960 triệu đồng tức 46,3% so với năm 2002, nhưng ngược lại tài sản cố định năm 2003 tăng 41.293 triệu đồng tức 103,7% so với năm 2002. Dẫu vậy tổng tài sản năm 2003 giảm 175.667 triệu đồng (34,5%) so với năm 2002. Đây là điều đáng buồn với Tổng Công ty vì tình hình kinh doanh bị thu hẹp nên qui mô bị giảm sút. Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2003 giảm 187.977 triệu đồng (48,8%) so với năm 2002. Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 12.310 triệu đồng (9,9%). Do đó tổng nguồn vốn gảim 15.667 triệu đồng (34,5%). Qua bảng trên thấy được rằng qui mô hoạt động kinh doanh của năm 2003 bị giảm sút rất lớn so với năm 2002. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chè Việt Nam được thể hiện một cách khái quát nhất qua bảng sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 2003/2002 (±) (%) Tổng doanh thu 247.777 44.775 - 202.502 - 81,8 1. Doanh thu thuần 247.777 44.775 - 202.502 - 81,8 2. Giá vốn hàng bán 191.114 35.767 - 155.347 - 81,3 3. Lợi nhuận gộp 56.163 9.008 - 47.155 - 83,9 4. Doanh thu hoạt động tài chính 25.030 7.781 - 17.249 - 68,9 5. Chi phí hoạt động tài chính 16.715 7.406 - 9.309 - 55,7 6. Chi phí bán hàng 44.749 6.921 - 37.828 - 84,5 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.148 7.125 - 11.023 - 60,7 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.579 - 4.660 - 6.239 - 395 Nhìn vào bảng trên thấy được rằng hoạt động kinh doanh năm 2003 bị giảm sút nghiêm trọng so với năm 2002. Tổng doanh thu giảm 202.502 triệu đồng tương đương 81,8% so với năm 2002. Đây là một điều đáng buồn. Với kết quả là năm 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ tới 4.660 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do thị trường chè xuất khẩu bị giảm mạnh, đặc biêt thị trường lớn nhất IRĂC bị gián đoạn do có chiến sự... đã làm cho doanh thu xuất khẩu chè giảm, đồng thời đẩy các loại chi phí lên cao, dẫn đến kết quả kinh doanh của năm 2003 bị thua lỗ. 3. Tình hình sử dụng vốn Vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong các biện pháp để nâng cao lợi nhuận và nó càng trở nên đặc biêt quan trọng trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và sử dụng vốn rất thiếu hợp lý. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về tình hình sử dụng vốn của Tổng Công ty 3.1. Vòng quay của tiền: Cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay của tiền = - Năm 2002: 1,26 - Năm 2003: 7,46 Theo số liệu thì vòng quay của tiền có sự biến động lớn. Năm 2002 tiền quay được 1,26 vòng nhưng sang năm 2003 số vòng quay của tiền đã tăng lên đến 7,46 vòng. Đây là một điều tốt trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Vòng quay dự trữ Vòng quay dự trữ là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Tổng Công ty. Thông qua phân tích tỷ số này người phân tích sẽ thấy được dự trữ của Tổng Công ty quay được bao nhiêu vòng trong một năm và xu hướng biến động của tỷ số này qua các năm. Vòng quay dự trữ = - Năm 2002: 4,47 - Năm 2003: 0,6 Năm 2003 vòng quay dự trữ giảm sút nghiêm trọng so với năm 2002. Năm 2003 dự trữ chỉ quay được 0,6 vòng trong khi năm 2001 dự trữ quay được những 4,47 vòng. Vòng quay dự trữ giảm là do dự trữ tăng nhanh trong khi doanh thu lại giảm. Nguyên nhân chính là do bị mất thị trường IRĂC, hàng không tiêu thụ được vì thế làm tăng dự trữ đồng thời doanh thu tiêu thụ chè xuất khẩu bị giảm. 3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản 3.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Một tỷ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Tổng Công ty là hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu tron một năm. - Năm 2002: 0,527 - Năm 2003: 0,178 Qua tính toán cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của Tổng Công ty thấp. Năm 2002 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra được 0,527 đồng doanh thu. Đến năm 2003 con số còn thấp hơn rất nhiều 0,178 đồng doanh thu. Nguyên nhân chính là do trong năm 2003 Tổng Công ty cấp tín dụng nhiều hơn cho khách hàng đồng thời lượng dự trữ của năm 2003 lại lớn hơn so với năm 2002 rất nhiều trong khi doanh thu thì lại giảm mặc dù đã mở rộng bán hàng sang nhiều thị trường nhưng thị trường chính của Tổng Công ty là IRAC bị giảm sút mạnh do chiến sự. 3.3.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Để hiểu rõ hơn tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực của Tổng Công ty thì ngoài việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cần phải phân tích thêm hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng tài sả cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. - Năm 2002: 6,21 - Năm 2003: 0,55 Số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 bị giảm mạnh. Năm 2002 một đồng tài sản cố định tạo ra được những 6,21 đồng doanh thu nhưng sang năm 2003 chỉ tạo ra được 0,55 đồng doanh thu. Nguyên nhân chính là do năm 2003 doanh thu giảm mạnh so với năm 2002. Trong khi đó tài sản cố định lại tăng. Vì thế hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 giảm mạnh so với năm 2002. 3.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ nguồn lực, chúng ta cần tính đến chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tài sản = Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu - Năm 2002: 0,486 - Năm 2003: 0,134 Năm 2002 một đồng tài sản đem lại 0,486 đồng doanh thu nhưng sang năm 2003 một đồng tài sản chỉ đem lại có 0,134 đồng doanh thu. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Nguyên nhân chính là do năm 2003 thị trường lớn nhất là IRAC gặp khó khăn làm cho hàng tiêu thụ bị giảm mạnh đẩy hàng tồn kho tăng lên. 3.5. Kỳ thu tiền bình quân Một chỉ tiêu rất quan trọng mà Tổng Công ty cần quan tâm là kỳ thu tiền bình quân bởi chỉ số này cho biết trung bình cứ sau bao nhiêu ngày Tổng Công ty mới nhận được tiền thanh toán của khách hàng kể từ khi xác nhận là có doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân = - Năm 2002: 312 - Năm 2003: 1.335 Trong năm 2002 trung bình Tổng Công ty nhận được tiền sau 312 ngày kể từ ngày xác nhận la có doanh thu. Năm 2003 tình hình trở nên xấu hơn, Tổng Công ty đã cấp tín dụng nhiều hơn cho khách hàng và sau tận 1.335 ngày kể từ ngày xác nhận là có doanh thu thì Tổng Công ty mới nhận được tiền. Qua số liệu trên cho thấy kỳ thu tiền bình quân của Tổng Công ty là quá dài và Tổng Công ty cần phải giảm chỉ tiêu này sao cho hợp lý. 4. Khả năng thanh toán Bảng 3: Khả năng thanh toán của Tổng Công ty Chỉ tiêu 2002 2003 1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,54 2,17 2. Khả năng thanh toán nhanh 1,36 1,53 3. Khả năng thanh toán tức thời 0,64 0,05 4.1. Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành = Qua bảng phân tích về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Tổng Công ty đều lớn hơn 1 cho biết các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải nhờ vào số tài sản lưu động hiện có của Tổng Công ty. Năm 2002 tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành là 1,54 sang năm 2003 khả năng thanh toán hiện hành của Tổng Công ty tăng lên đều 2,17. Như vậy năm 2003 số tài sản lưu động đảm bảo trang trải các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn năm 2002. Cụ thể, năm 2002 Tổng Công ty phải dùng tới 64,9% giá trị tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn nhưng sang năm 2003 Tổng Công ty chỉ dùng có 46% giá trị tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy Tổng Công ty đã sử dụng ít nợ hơn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có thể quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động vòng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn - Năm 2002: 164.367 triệu đồng - Năm 2003: 135.639 triệu đồng Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nắm bắt thời cơ thuận lợi của Tổng Công ty phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động vòng. 4.2. Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = - Năm 2002; 1,36 - Năm 2003: 1,53 Khả năng thanh toán nhanh qua 2 năm tăng từ 1,36 năm 2002 đến 1,53 năm 2003. Nguyên nhân chính là do nợ ngắn hạn giảm. Mặc dù dự trữ tăng làm giảm hiệu số (Tài sản lưu động - Dự trữ). Qua phân tích trên cho thấy tình hình thị trường nhanh của Tổng Công ty vẫn được coi là tốt vì các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải bởi các khoản phải thu và tiền của Tổng Công ty mà chưa cần phải dùng đến dự trữ do các tỷ số này vẫn lớn hơn 1. Tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn còn phụ thuộc vào các khoản phải thu của Tổng Công ty. 4.3. Khả năng thanh toán tức thời Một tỷ số khác khi phân tích cho thấy được khả năng thanh toán ngay lập tức của Tổng Công ty là khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời = - Năm 2002: 0,64 - Năm 2003: 0,05 Ta thấy khả năng thanh toán tức thời có sự biến động mạnh qua 2 năm. Năm 2002 là 0,64 sang năm 2003 con số này giảm mạnh chỉ còn 0,05. Nguyên nhân chính là do tiền biến động mạnh. Năm 2002 tiền tại quỹ là 196.119 triệu đồng nhưng sang năm 2003 tiền mặt tại quỹ chỉ còn 6.001 triệu đồng, một sự giảm sút lớn. Do năm 2003 Tổng Công ty cấp tín dụng cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền cho nên tiền mặt giảm sút mạnh. Chính vì thế mà tỷ số trên giảm mạnh vào năm 2003. Để có thể đánh giá xem khả năng thanh toán của Tổng Công ty có thực sự tốt cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về vấn đề ngân quỹ, cần xác định được mức ngân quỹ tối ưu. 5. Khả năng cân đối vốn 5.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết bao nhiêu tài sản của Tổng Công ty được tài trợ bằng nợ. Tỷ số nợ trên tổng tài sản = - Năm 2002: 0,76 - Năm 2003: 0,59 Qua kết quả tính toán cho thấy hệ số nợ có sự biến động lớn: tại năm 2002 là 0,76 nhưng giảm xuống 0,59 năm 2003. Nguyên nhân chính là do năm 2002 Tổng Công ty sử dụng nợ lớn chiếm tới 76% tổng tài sản, sang năm 2003 nợ chỉ chiếm 59% tổng tài sản. Cụ thể về số tuyệt đối năm 2002 nợ phải trả là 384.948 triệu đồng sang năm 2003 con số chỉ còn 196.971 triệu đồng giảm tới 187.977 triệu đồng, một sự biến động lớn. Chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh bị giảm sút. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thị trường năm 2003 bị thu hẹp cho nên mọi thứ hầu như đều biến động theo chiều giảm xuống. Đây chính là chính sách thích hợp mà Tổng Công ty đưa ra. Hạn chế rủi ro khi sử dụng nợ đặc biết trong hoàn cảnh thị trường có nhiều biến động, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy sự biến động chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2002 nợ ngắn hạn là 304.285 triệu đồng nhưng sang năm 2003 con số giảm xuống còn 116.053 triệu đồng. Nhưng nợ dài hạn hầu như không biến đổi xong còn tăng 141 triệu đồng. Chính vì thế làm cho tổng nợ giảm mạnh. Lý do nợ ngắn hạn giảm trong khi nợ dài hạn lại tăng vì kinh doanh khó khăn, nên Tổng Công ty hạn chế tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Nhưng Tổng Công ty lại tăng tài trợ đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đang ở trong giai đoạn của kế hoạch 10 năm phát triển ngành ché. Cho nên phải chuyển hướng sang đầu tư chiều sâu, đầu tư cho công nghệ mới, cho nhà xưởng máy móc mới. 5.2. Khả năng độc lập tài chính Một tỷ số khác cũng phản ánh khả năng cân đối vốn của Tổng Công ty, tỷ số tính khả năng độc lập tài chính. Khả năng độc lập tài chính = Tỷ số này cho biết được là bao nhiêu tài sản của Tổng Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. - Năm 2002: 0,24 - Năm 2003: 0,41 Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2003 vốn chủ sở hữu tăng 12.310 triệu đồng (9,9%), trong khi đó tổng tài sản lại giảm mạnh, giảm tới 175.667 triệu đồng. Năm 2003 vốn chủ sở hữu tăng là do tăng chuyển vốn từ hai đơn vị phụ thuộc về Tổng Công ty, các quỹ khác đều tăng. Cụ thể quỹ dự phòng tài chính tăng 6.993 triệu đồng do sự biến động về thị trường giá cả nên Tổng Công ty tăng quỹ dự phòng tài chính để hạn chế rủi ro cũng như giữ vững thị trường chè của ta. Nguồn vốn kinh doanh tăng. Năm 2002 là 45.422 triệu đồng sang năm 2003 là 68.212 triệu đồng tăng gần gấp đôi. III. Thực trạng lợi nhuận của Tổng Công ty Chè Việt Nam 1. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Tổng Công ty Chè Việt Nam 1.1. Phân tích chung Năm 2003, Tổng Công ty Chè Việt Nam triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh với rất nhiều khó khăn, thử thách và cả những thuận lợi. Những điều kiện này đã tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận. Nhìn chung cả hai năm 2002 và 2003 Tổng Công ty Chè Việt Nam làm ăn đều có lãi. Cụ thể tổng lợi nhuận năm 2002 đạt 1.781 triệu đồng, nhưng sang đến năm 2003 tổng lợi nhuận đạt đến con số rất cao là 12.17 triệu đồng tăng gần 7 lần so với năm 2002. - Nhưng xét về lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh thì lại khá. Năm 2003 do biến động về giá cả cộng với thị trường xuất khẩu chè lớn nhất bị gián đoạn cho nên kết quả là Tổng Công ty Chè bị lỗ tới 4.660 triệu đồng. Năm 2002 xuất khẩu chè gặp nhiều thuận lợi cho nên làm ăn có lãi với lợi nhuận thu về là 1.579 triệu đồng. Tuy kết quả còn hơi khiêm tốn nhưng cũng nói lên rằng năm 2002 sản lượng chè xuất khẩu tốt hơn năm 2003. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh. Năm 2002 là 8.314 triệu giảm xuống 376 triệu năm 2003. Nguyên nhân là do năm 2003 Tổng Công ty huy động nợ lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đó chi phí cho việc trả lãi vay lớn làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính giảm. - Riêng lợi nhuận từ hoạt động bất thường lại tăng đột biến. Năm 2002 là 201 triệu đồng nhăng sang năm 2003 con số đó là 16.834 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận của Tổng Công ty chủ yếu từ hoạt động bất thường trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận tài chính đều giảm. Điều này cho thấy trong năm 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty kém hiệu quả, việc huy động vốn đã không được tận dụng có hiệu quả. Đây cũng là một kết quả không làm vừa lòng toàn bộ Tổng Công ty và đòi hỏi phải có ngay biện pháp khắc phục kịp thời. Trên đây là diễn biến về con số tuyệt đối của lợi nhuận, để có được những kết luận chắc chắn chúng ta sẽ kết hợp với việc phân tích các tỷ số sinh lãi Bảng: Khả năng sinh lãi của Tổng Công ty Chỉ tiêu 2002 (%) 2003 (%) 1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 0,5% 2,7 2. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 1 8,9 3. Doanh lợi tài sản (ROA) 0,24 2,65 * Danh lợi tiêu thụ sản phẩm: phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Nhìn vào bảng khả năng sinh lãi của Tỏng Công ty ta thấy mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm 2003 tăng gấp mấy lần so với năm 2002. Mặc dù mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng đó không phải con số cho ta biết kết quả thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh chè năm 2003. Nhưng xét về tổng thể thì kết quả kinh doanh năm 2003 tốt hơn năm 2002. Xong Tổng Công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới các biện pháp hạ thấp chi phí và tăng doanh thu trong thời gian tới. * Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Phản ánh khả năng sinh lợi vốn của chủ và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục iêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. ROE = Năm 2003, ROE tăng mạnh so với năm 2002, tăng gấp 9 lần. Con số này làm cho chủ sở hữu rất hài lòng. Nguyên nhân cơ bản là do lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu. Vì vậy ROE tăng mạnh * Doanh lợi tài sản (ROA) Là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư ROA = Doanh lợi tài sản của Tổng Công ty tăng mạnh, tăng gấp 15 lần so với năm 2002. Nguyên nhân chính vẫn là do lợi nhuận tăng mạnh làm cho chỉ số này tăng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và tương đối ta có thể đi đến một kết luận khái quát rằng, xét về tổng thể thì kết quả là tốt. Tổng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Nhưng thực tế thì kết quả đó vẫn chưa làm cho Tổng Công ty hài lòng vì lợi nhuận thu được lại chủ yếu từ hoạt động bất thường, còn hoạt động chính thì kết quả đem lại không được khả quan. Nguyên nhân cũng là do thị trường xuất khẩu chè lớn nhất bị gián đoạn cho nên việc kinh doanh chè gặp khó khăn cũng thêm vào đó giá cả chè lại bấp bênh làm cho tổn thất rất nhiều cho việc kinh doanh chè. 1.2. Phân tích bộ phận cấu thành lợi nhuận của Tổng Công ty Chè Việt Nam Chúng ta đã biết lợi nhuận của một doanh nghiệp thông thường gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và từ hoạt động bất thường. Đối với Tổng Công ty chè Việt Nam bao gồm cả ba hoạt động trên. Nhưng hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh sản phẩm Chè. Còn hoạt động tài chính và hoạt động bất thường không tiến hành thường xuyên. Xong tỷ trọng về lợi nhuận của các bộ phận biến đổi thường xuyên qua các năm. Để hiểu rõ hơn, chúng ta đi cụ thể vào từng bộ phận một. 1.2.1. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Để cụ thể hóa vấn đề chúng ta đi chi tiết từng năm một * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 ỉChè xuất khẩu: - Tổng doanh thu : 176.616 triệu đồng - Giá vốn : 124.413 triệu đồng - Chi phí bán hàng : 43.363 triệu đồng - Chi phí quản lý doanh nghiệp : 16.134 triệu đồng - Doanh thu hoạt động tài chính : 25.030 triệu đồng - Chi phí hoạt động tài chính : 16.715 triệu đồng - Lợi nhuận: : 1.021 triệu đồng Nhìn vào kết quả trên ta thấy năm 2002 tình hình xuất khẩu chè đem lại kết quả khả quan, lợi nhuận thu về là 1.021 triệu đồng, con số hơi khiêm tốn nhưng nó cũng nói lên rằng một năm làm ăn có lãi và cụ thể là năm 2002 xuất khẩu được 14.507,6 tấn chè. Nếu đem so sánh với những năm trước thì năm 2002 xuất khẩu chè là thắng lợi nhất. Tuy vậy lợi nhuận đem lại không cao. Nguyên nhân là do giá vốn quá cao chiếm tới 70,4% doanh thu chè xuất khẩu cộng vào đó là chi phí bán hàng chiếm tới 24,5% doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vậy. Chính vì thế làm cho lợi nhuận xuất khẩu chè giảm. Cho nên Tổng Công ty cần chú ý đến việc quản lý các loại chi phí, giảm nó xuống thì lợi nhuận mới tăng lên được. ỉ Chè nội tiêu - Tổng doanh thu : 3.280 triệu đồng - Giá vốn: : 3.501 triệu đồng - Lợi nhuận : - 221 triệu đồng Ta thấy doanh thu chè nội tiêu rất thấp, nguyên nhân là do năm này Tổng Công ty chưa chú trọng đến thị trường nội địa, chủ yếu tập trung cho thị trường xuất khẩu, và lại giá thành và chi phí trong nước rất cao. ở trên ta thấy giá vốn cao hơn cả odanh thu nên lợi nhuận âm, kết quả là chè nội tiêu bị lỗ 221 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là: Tổng Công ty đã bỏ ngỏ thị trường trong nước gần như đánh mất chỗ dựa của người nhà, việc đầu tư sản xuất không được chú trọng. Chính vì thế tự đánh mất đi lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. * Ngoài việc xuất khẩu chè Tổng Công ty còn kinh doanh các loại dược liệu. Cụ thể như sau: - Tổng doanh thu : 1.194 triệu đồng - Giá vốn : 1.148 triệu đồng - Chi phí quản lý DN : 12 triệu đồng - Lợi nhuận : 34 triệu đồng Với việc đa dạng hóa các loại sản phẩm, ngoài thu nhập về xuất khẩu chè, các sản phẩm kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào thu nhập của Tổng Công ty cụ thể ở kinh doanh dược liệu đã đem lại thu nhập là 34 triệu đồng. * Ngoài chức năng xuất khẩu chè và các sản phẩm khác Tổng Công ty còn kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu như máy khoan, tủ lạnh, phụ tùng ô tô, thép, máy rải nhựa đường v.v... và đã đem lại khoản thu nhập không nhỏ. Cụ thể Hàng nhập khẩu: - Tổng doanh thu : 62.379 triệu đồng - Giá vốn : 60.474 triệu đồng - Lãi vay ngân hàng : 563 triệu đồng - Chi phí QLDN : 774 triệu đồng - Lợi nhuận : 568 triệu đồng * Góp thêm vào thu nhập của Tổng Công ty là mặt hàng kinh doanh vật tư bao bì, đóng góp tới 142 triệu đồng. Cụ thể: - Tổng doanh thu: 895 triệu đồng - Giá vốn: 744 triệu đồng - Chi phí QLDN: 9 triệu đồng - Lợi nhuận: 142 triệu đồng * Ngoài ra còn có thu nhập từ xưởng cơ khí Bình Minh, đã đóng góp 37 triệu đồng vào tổng thu nhập của Tổng Công ty. Cụ thể: - Doanh thu: 850 triệu đồng - Giá vốn: 785 triệu đồng - Chi phí quản lý: 29 triệu đồng - Lợi nhuận: 37 triệu đồng Qua trên ta thấy thu nhập chính là chè xuất khẩu song nó không phản ánh đúng thực lực của mình. Tổng doanh thu chè xuất khẩu tận 176.616 triệu đồng nhưng đem lại lợi nhuận mới có 1.021 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí cao. Chính vì vậy Tổng Công ty cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề quản lý chi phí để có thể tăng lợi nhuận cho những năm tiếp theo. Ngoài ra Tổng Công ty cần chú trọng hơn nữa đến thị trường chè nội tiêu, có thể nói đây là thị trường hứa hẹn cho thu nhập những năm tiếp đó. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 ỉ Chè xuất khẩu: - Tổng doanh thu: 15.225 triệu đồng - Giá vốn: 7.316 triệu đồng - Chi phí bán hàng: 6.602 triệu đồng - Chi phí quản lý doanh nghiệp: 6.800 triệu đồng - Doanh thu hoạt động tài chính: 7.782 triệu đồng - Chi phí hoạt động tài chính: 7.406 triệu đồng - Lợi nhuận: - 5.118 triệu đồng Nhận thấy rằng doanh thu chè xuất khẩu giảm đột ngột so với năm 2002. Nguyên nhân là do gián đoạn thị trường IRAC cho nên sản lượng chè xuất khẩu chỉ đạt 1.075 tấn. Đây là con số quá thất vọng cho Tổng Công ty. Chính vì thế mà kết quả đem lại không được khả quan, lợi nhuận âm, thua lỗ 5.118 triệu đồng. Nhìn ở trên ta thấy doanh thu chè không cao nhưng có một điều là chi phí lại quá cao chiếm tới trên 86% doanh thu. Do đó lợi nhuận bị âm lại là một điều đáng nói cho việc quản lý chi phí. ỉ Chè nội tiêu - Tổng doanh thu: 17.645 triệu đồng - Giá vốn: 17.582 triệu đồng - Chi phí quản lý: 168 triệu đồng - Chi phí bán hàng: 169 triệu đồng - Lợi nhuận: - 274 triệu đồng So với năm 2002 doanh thu chè nội tiêu tăng mạnh, tăng gấp gần 6 lần. Nói lên rằng Tổng Công ty bắt đầu chú trọng đến thị trường trong nước. Nhưng có điều rằng doanh thu chè nội tiêu tăng, song lợi nhuận đem lại giảm đi. Nguyên nhân chính vẫn là do chi phí và giá thnfh sản xuất quá cao. Trong đó giá vốn chiếm tới gần 99,7% doanh thu. Chính vì thế năm 2003 chè nội tiêu vẫn bị lỗ. Điều đáng nói là việc quản lý chi phí và giá thành sản phẩm vẫn chưa được chú trọng, mà nó là nguyên nhân trực tiếp làm cho lợi nhuận giảm. * Hàng hóa khác như dược liệu, nông sản... đã đóng góp vào tổng thu nhập là 708 triệu đồng. Cụ thể: - Doanh thu hàng hóa khác: 782 triệu đồng - Chi phí: 74 triệu đồng - Lợi nhuận: 708 triệu đồng * Hàng nhập khẩu: - Tổng doanh thu: 10.499 triệu đồng - Giá vốn: 10.164 triệu đồng - Chi phí quản lý: 110 triệu đồng - Chi phí khác: 156 triệu đồng - Lợi nhuận: 69 triệu đồng So với năm 2002 tổng doanh thu hàng nhập khẩu giảm đi 6 lần. Do đó kéo lợi nhuận giảm mạnh chỉ bằng 12% lợi nhuận năm 2002. ỉ Vật tư bao bì - Tổng doanh thu: 120 triệu đồng - Giá vốn: 213 triệu đồng - Lợi nhuận: - 93 triệu đồng So với năm 2002 vật tư bao bì giảm đi 1/8 về doanh thu, cộng với giá vốn quá cao. Cho nên bị thua lỗ tới 93 triệu đồng, từ đó kéo tổng thu nhập giảm xuống. ỉ Thiết bị cơ khí: - Tổng doanh thu: 464 triệu đồng - Giá vốn: 418 triệu đồng - Lợi nhuận: 46 triệu đồng Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 ta có thể thấy rằng hầu như mọi mặt đều giảm sút so với năm 2002. Nguyên nhân là do sự biến động lớn về thị trường làm cho xuất khẩu chè giảm sút mạnh, giá cả thị trường bấp bênh, cộng với chi phí sản xuất tăng làm cho thu nhập giảm mạnh. Đây là năm hoạt động sản xuất kinh doanh đầy khó khăn đối với Tổng Công ty Chè Việt Nam. 1.2.2. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính mà Tổng Công ty tiến hành là: tham gia góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, lãi vay gửi ngân hàng, bán ngoại tệ... Chính vì thế mà thu nhập hoạt động tài chính bao gồm thu nhập từ các hoạt động trên. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động tài chính là 7.782 triệu đồng, năm 2002 là 25.163 triệu đồng, vậy là giảm 17.381 triệu đồng tức là giảm 69,1%. Trong khi đó chi phí hoạt động tài chính có giảm nhưng giảm chậm hơn về doanh thu. Do đó lợi nhuận tài chính năm 2003 giảm mạnh. Cụ thể năm 2002, lợ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH385.doc