MỞ ĐẦU
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt nam nhanh chúng trưởng thành , có điều kiện để tiếp nhận đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, tạo ra bước nhảy mang tính chất “đốt cháy giai đoạn” Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp của chúng ta làm quen Với “luật chơi” quốc tế và vững vàng trong quan hệ quốc tế, chiếm lĩnh thị trường. Trong cơ chế đổi mới của đất nước nói riêng và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung, các doanh nghiệp phải chủ thực hiện
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Liên hợp thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự chủ động phương thức làm ăn của chính mình để có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh, đồng thời phải quan tâm vào quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nhằm phát huy nguồn nội lực và tận dụng nguồn ngoại lực để có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất và đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tất cả các hoạt động kinh tế đều vận động theo các quy luật tất yếu như quy luật cạnh tranh, quy luật gia cả, quy luật cung cầu… Điều này cho thấy chỉ có những doanh nghiệp nắm bắt, vận dụng được các quy luật kinh tế thì doanh nghiệp đó mới phát triển và tồn tại trên thị trường. Trước tầm quan trọng trong lý luận về lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường và thực trạng tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Liên Hợp thực phẩm, cần trọn những giải pháp hợp lý trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty .Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm, dưới sự giúp đỡ của các cán bộ tại các phòng ban của Công ty, em đó hiểu biết thêm về công tác thực tế của Công ty. Em đó chọn chuyên đề “ Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm ”
Chương I : Lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm
Chương III : Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm
CHƯƠNG I
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
I.Lợi nhuận cửa doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế có tên riêng ,có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định riêng của phát luật nhằm thực hiện mục đích kinh doanh.Doanh nghiệp có thể do bất cứ thể nhân hay phát nhân nào tiến hành không phân biệt hình thức sở hữu doanh nghiệp ,không bao gồm kinh tế hộ gia đình ,hộ cỏ thể và những người buôn bán nhỏ . Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức . Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp người ta chia doanh nghiệp thành ba loại :
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp
Đặc trưng cơ bảncủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
+ Mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận . Để tồn tại và đạt hiệu quả kinh doanh như mong đợi , doanh nghiệp phải cải tiến bộ máy tổ chức sản xuất , áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật , sử dụng chi phí có hiệu quả , tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận .
+ Tự chủ về tài chính , tự chủ về sản xuất kinh doanh . Hiện nay , các doanh nghiệp không còn được nhà nước bản hộ trong kinh doanh nữa , điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh , không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường.
+ Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị các quy luật trong nền kinh tế thị trường chi phối như quy luật cung cầu , quy luật giá trị , quy luật cạnh tranh.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1. Khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp
- Khái niệm : Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh , là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp sử dụng các công nghệ để kết hợp , chế biến các yếu tố đầu vào nhằm sản xuất ra các sản phẩm đưa vào khâu lưu thông . Tại khâu lưu thông luồng tài chính sẽ đi vào doanh nghiệp dưới hình thức doanh thu. Sau khi đó bù đắp các chi phí đó chi và nộp vào ngân sách nhà nước , doanh nghiệp thu về lợi nhuận sau khi bổ sung vào các quỹ của doanh nghiệp và chia lợi tức cho chủ đầu tư.
- Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm :
+ Thứ nhất , lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh , là khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu tiêu thụ sản phẩm , hàng hóa dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ đó tiêu thụ và thuế theo quy định của phát luật ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ). Bộ lợi nhuận này là phần cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp , do vậy có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
+ Thứ hai , lợi nhuận từ hoạt động khác : Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp của phát luật ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ). Các hoạt động khác bao gồm hoạt động tài chính và hoạt động bất thường . Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm : Thu nhập từ hoạt động tham gia góp vốn Liên doanh , đầu tư mua bán chứng khóan , cho thuê tài sản cố định , lãi tiền gửi , tiền cho vay .
2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận chính là phần lao động thặng dư vựợt quá lao động tất yếu do người lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất được do bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu và toàn bộ chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó . Để xác định lợi nhuận người ta có thể sử dung phương pháp tính toán trực tiếp hoặc phương pháp sản lượng hoà vốn .
- Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này thì lợi nhuận của doanh gnhiệp được xác định bằng tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có doanh thu đó .
+ Đối Với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức :
Lợi nhuận từ hoạt = Doanh thu - Trị giá vốn - Chi phí bán - Chi phí quản lý
động kinh doanh thuần hàng bán hàng doanh nghiệp
Trong đó doanh thu thuần được xác định :
Doanh thu = Tổng doanh thu - Khoản giảm giá - Trị giá hàng - Thuế giảm thu
thuần bán hàng hàng bán bán bị trả lại ( nếu có )
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức :
Lợi nhuận hoạt = Doanh thu từ hoạt - Chi phí hoạt - Thuế gián thu
động tài chính động tài chính động tài chính ( nếu có )
Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức :
Lợi nhuận bất = Doanh thu bất - Chi phí bất - Thuế gián thu
thường thường thường ( nếu có )
Như vậy tổng lợi nhuận là :
Lợi nhuận trước = Lợi nhuận từ + Lợi nhuận hoạt + Lợi nhuận bất
thuế TNDN hoạt động DN động kinh doanh thường tài chính
Lợi nhuận sau thuế được xác định :
Lợi nhuận sau = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập phải nộp
thuế TNDN TNDN trong kỳ
Cách xác định lợi nhuận theo phương pháp này tương đối dễ tính , do đó được áp dụng rộng rói trong các doanh nghiệp .
- Phương pháp sản lượng hoà vốn :
Theo phương pháp này thìlợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo công thức sản lượng hoà vốn .
Giả sử tại mức sản lượng Q doanh nghiệp có tổng doanh thu bẳng tổng chi phí thi ta có PQ = 0
Trong đó : g là giá bán đơn vị sản phẩm
v là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
F là tổng chi phí cố định
Mục đích của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp phấn đấu để có lãi . Muốn vậy doanh nghiệp phải có mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng hoà vốn . Vậy số lượng sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ để đạt được lợi nhuận tương ứng là : F + PQ’
Q’ = -----------
g - v
Trong đó : PQ’ = Q’(g-v)- F
Phương pháp này giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được trong kỳ Với quy mô kinh doanh và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp .
II. Các chỉ số đo lợi nhuận của doanh nghiệp
1.Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong cung một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp Với nhau . Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả .
Như ta đó biết , lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất, cũng không dùng để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Bởi vì lợi nhuận là kết qủa tài chính cuối cùng , nói chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , có nhân tố chủ quan , có nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau , hơn nữa các điều kiện kinh doanh khác nhau cũng là cho lợi nhuận doanh nghiệp không giống nhau...Mặt khác các doanh nghiẹp co quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ khác nhau . Cho nên để đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận còn phải dùng chỉ tiêu tỷ xuất lợi nhuận hay còn gọi là mức doanh lợi.
2.Tỷ xuất lợi nhuận vốn
Tỷ xuất lợi nhuận vốn là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế đạt được Với vốn sử dụng bình quân trong kỳ ( gồm VCĐ + VLĐ ) hoặc vốn chủ sở hữu.
Công thức xác định : P
Tsv = -------
Vbq
Trong đó : Tsv là tỷ suất lợi nhuận vốn
P là lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Vbq là tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ ( gồm VCĐ + VLĐ ) hoặc vốn chủ sở hữu
VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền luỹ kế đó thu hồi
VLĐ = Vốn dự trữ sản xuất + Vốn sản phẩm dở dang , bán thành phẩm tự chế
+ Vốn thành phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân được sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Đấy là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng tài sản , vật tư , tiền vốn , thông qua đó kích thích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn .
3.Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận giá thành trước và sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so Với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.
Công thức tính : P
Tsg = --------- x 100%
Zt
Trong đó : Tsg Là tỷ suất lợi nhuận giá thành
P Là lợi nhuận giá thành trước và sau thuế của sản phẩm
Zt Là giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
4. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng :
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ Với doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ
Công thức xác định : P
Tst = ------- x 100%
T
Trong đó : Tst là tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ
P : là lợi nhuận trước hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
T : là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế . Nếu tỷ suất lợi nhuận này thất hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng Với giá thấp hơn hoặc so Với giá thành của doanh nghiệp cao hơn giá thành của các doanh nghiệp trong cùng ngành , thông qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất các mặt hàng có mức doanh thu cao đảm bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao .
Như vậy thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên ta có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , đồng thời có thể so sánh và đánh giá được chất lượng hoạt động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành Với nhau .
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhân nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong kỳ được xác định theo công thức :
Ztt = Zsx + CPBH + CPQLDN
Trong đó : Ztt là giá thành toàn bộ hàng hóa , dịch vụ
Zsx là giá thành toàn bộ sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
CPBH là chi phí bán hàng
CPQLDN là chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ công thức trên ta thấy ảnh hưởng của nhân tố giá thành tiêu thụ sản phẩn của doanh nghiệp bao gồm :
Giá thành sản xuất sản phẩm , hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ : là biểu hiện bằng tiền của những khoản chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp theo từng khoản mục , khoản chi phí này gồm có :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí về nguyên liệu , nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịc vụ của doanh nghiệp
- Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm chi phí tiền lương ,tiền công , các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo qui định như bản hiểm xã hội , kinh phí công đoàn , bản hiểm y tế của công nhân sản xuất
- Chi phí sản xuất chung : là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm : chi phí vật liệu , công cụ lao động nhỏ , khấu hao tài sản cố định phân xưởng , tiền lương , các khoản trích nộp theo quy định , chi ăn ca ,chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí khác bằng tiền phát sinh phân xưởng .
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi , các khoản mục chi phí này giảm xuống sẽ làm giá thành sản xuất hạ và trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống .
- Chi phí bán hàng : là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đảm bản cho quá trình tiêu thụ sản phẩm , hàng hóa được thực hiện . Các khoản này bao gồm : tiền lương của nhân viên bán hàng ,các khoản phụ cấp cho họ và các chi phí cho công tác đống gói , bản quản và các chi phí khác như chi phí điều tra nghiên cứu thị trường , chi phí quảng cáo tiếp thị .
- Chi phí quản lý doanh nghiệp : bao gồm chi phí cho bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp , các chi phí Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như : Chi phí công cụ lao động nhỏ , khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý doanh nghiệp , tiền lương và các khoản trích nộp theo lương của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp , chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phát sinh của doanh nghiệp như chi phí về tiếp tân , giao dịch .
Đối Với từng loài hình doanh nghiệp khác nhau thì tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp có khác nhau , nói chung loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ so Với tổng chi phí . Tuy nhiên nếu khoản chi phí này được tiết kiệm một cách hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa , dịch vụ góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhân tố này được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm . Nếu ta cố định giá bán đơn vị sản phẩm thì khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên hoặc giảm bao nhiêu thì kéo theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên hoặc giảm đi bấy nhiêu . Nhân tố này tác động thuận chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp và được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp và được coi là chủ quan của doanh nghiệp trong công các quản lý nói chung và công tác tiêu thụ nói riêng .
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm tiêu thụ . Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thị khả năng tiêu thụ càng lớn , tuy nhiên khối lượng sản phẩm phụ thuộc và các yếu tố sau : quy mô sản xuất , khả năng sản xuất của doang nghiệp . Mặt khác , khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ dựa vũ khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất mà còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường , chất lượng của công tác bán hàng , kết quả của công tác bán hàng ,kết quả của công tác ký hợp đồng tiêu thụ , việc vận chuyển hàng ,giao hàng , thanh toán tiền hàng . Vì vậy , không thể tăng khối lượng sản phảm sản xuất và tiêu thụ một cách tuỳ tiện mà phải dụa và các yếu tố nói trên . Nếu không doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng sản phẩm hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường , như vậy doanh nghiệp sẽ không thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Do đó trước khi dưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mức trong giới hạn công suất, doanh nghiệp phải nghiên cứu thăm dò thị trường thật kỹ lưỡng để đảm bản rằng mức sản lượng mà mình đưa ra là phù hợp.
- Chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng cầu sản phẩm nói riêng có tính chất quyết định đến vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong cơ chế hiện nay. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm ham công tác tiêu thụ sản phẩm, do đó ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ và tất yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh sắc bén giúp doanh nghiệp thắng lợi trước các đối thủ. Chất lượng sản phẩm cao sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, mà uy tín của doanh nghiệp chính là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như : chất lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ, chất lượng dịch vụ bán hàng, chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Các yếu tố này ảnh hưởng thuận chiều tới doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng của sản phẩm luôn là chiến lược quan trọng đối Với từng doanh nghiệp.
2. Nhân nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa , dịch vụ
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Như chúng ta đó biết, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ có giá bán cao hay thấp khác nhau. Nếu tỷ trọng của mặt hàng có giá bán cao, giảm tỷ trọng của mặt tăng. Nhìn chung việc thay đổi kết cấu mặt hàng chủ yếu do sự tác động của nhu cầu thị trường, trong trường hợp này doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất của mình sao cho thích ứng Với nhu cầu đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sao cho phù hợp Với thị trường đòi hỏi những làm công tác quản lý điều hành doanh nghiệp phải nhạy bén trong nghiên cứu điều tra thị trường cũng như nắm bắt được nhu cầu tương lai của người tiêu dùng..
- Nhân tố giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu như các nhân tố khác không đổi, giá bán sản phẩm sản xuất tăng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng, lợi nhuận tăng và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường, giá bán lại được hình thành khách quan từ quan hệ cung cầu và các điều kiện khác trên thị trường. Do vậy, giá bán sản phẩm là khu vực mà doanh nghiệp ít tác động đến được. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng các chính sách giá cả linh hoạt nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc áp dụng chính sách giá phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp.
IV. Sự cần thiết tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lợi nhuận đối Với doanh nghiệp nói riêng và Nhà nước nói chung.
Đối Với doanh nghiệp
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường lợi nhuận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Chính vì thế lợi nhuận vừa được coi là mục tiêu lại vừa được coi là đòn bẩy đối Với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đều có chung mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, mà doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Do vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động và mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không có lợi nhuận đồng nghĩa Với việc doanh nghiệp không đạt mục đích trong kinh doanh.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp từ cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chi phí tăng doanh thu sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Chính vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp . Lợi nhuận tạo ra sự thúc đẩy doanh nghiệp phát triển , muốn vậy doanh nghiệp phải năng động hơn trong kinh tế thị trường ,phát huy tinh sáng tạo , tính tự chủ trong kinh doanh , tiếp kiệm chi phí .
Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiện hại về rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh , là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mỏ rộng ,khuyến kích lợi ích vật chất trong lao động , có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể trích lập các quỹ như : quỹ khen thưởng phóc lợi , quỹ đầu tư phát triển , quỹ dự phòng tài chính .
Lợi nhuận cao giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường , nhất là trong điều kiện hiện nay chúng ta đang từng bước thực hiện cổ phầm hóa doanh nghiệp , đưa doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khóan . việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khóan cộng Với tỷ suất lợi nhuận cao sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong công tác huy động vốn , mở rộng quy mô kinh doanh . Lợi nhuận là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối Với nhà nước thông qua các khoản thuế .
Đối Với nhà nước
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế , nếu các doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ làm cho cả nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt chưng tỏ nền kinh tế của quốc gia suy yếu , trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp xã hội không đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu đó làm cho nền kinh tế nước ta lỳc đó chao đảo , doanh nghiệp làm ăn thua lỗ , không có tài chính để tái sản xuất và thúc đẩy lao động , năng xuất lao động không cao , điều đó làm cho nhà nước không thu tiền về mà còn phải bù lỗ cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thi trường các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả , đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách tạo nguồn kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý hành chính và thúc đẩy đầu tư cho các công trình phóc lợi xã hội , thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước , ngoài các khoản thuế phải nộp khác , doanh nghiệp phải trích từ lợi ích lợi nhuận kinh doanh của mình ra để đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp , khoản tiền này chiếm tỷ trọng lớn số tiền mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước.
Khi nguồn thu ngân sách được đảm bản thì nguồn kinh phí cho bộ máy quản lý tài chính tài trợ nhiều hơn dẫn đến hiệu quả trong điều hành vĩ mô nền kinh tế . Hơn thế nữa , nhà nước sẽ có nguồn kinh phí để thực hiện nguồn kinh phí để thực hiện các dự án , công trình phóc lợi xã hội , nâng cao đời sống của nhân dân và ngược lại , qua số tiền mà các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách , nhà nước đầu tư và cơ sở hạ tầng mang lại điều kiện và môi trường kinh doanh thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận .
2. Thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng trưởng thành , có diều kiện để tiếp nhận đầu tư , học hỏi kinh nghiệp , tạo ra bước nhảy mang tính chất ‘đốt cháy giai đoạn ’đó là cơ hội để doanh nghiệp của chúng ta làm quan Với luật chơi quốc tế và vững vàng trong quan hệ quốc tế , chiếm lĩnh thị trường .
Tuy nhiên , cũng phải tỉnh táo Nhìn nhận , dự tiến nhanh , song doanh nghiệp của chúng ta còn rất non yếu cần phải khắp phục rất nhiều những diểm yếu có tính cơ bản để khẳng định trên trường quốc tế . Hiện nay Với chính sách của đảng và nhà nước , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển , Với sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp , các doanh nghiệp đó mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị , cho nên các loại sản phẩm đó đa dạng hóa , chất lượng ngày càng nâng cao , tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa trên thị trường khu vực và thế giới . Với cách làm đó nhiều doanh nghiệp đó trụ vững và phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả , sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường . Hiện nay nhiều sản phẩm mang thương hiệu : Bia hà nội , khóa Việt Tiệp , kim khí Thăng Long ...đó có chỗ đứng trên thị trường . Tất cả các doanh nghiệp đó tạo được uy tín ,thương hiệụ đều là các doanh nghiệp chọn giải pháp đầu tư có hiệu quả ,đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm ....
Các doanh nghiệp dân doanh ra đời đó và đang phát huy lợi thế , góp phần thúc đẩy đầu tư , kinh doanh và cạnh trên thị trường , số doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập nhiều , nhưng số doanh nghiệp thật sư hoạt động còn thấp , kém hiệu quả , cạnh tranh chưa nhiều do đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển chung của đất nước .
3. Sự cần thiết tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận : Theo lý luận về lợi nhuận , thì lợi nhuận có vai trò to lớn đối Với cả nền kinh tế , lợi nhuận thúc đẩy cho toàn bộ xã hội phát triển , các doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu đòi hỏi lợi nhuận thu lời phải tối đa trên số vốn doanh nghiệp đó bỏ ra .
- Xuất phát từ hoạt động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay so Với mặt bằng chung của thế giới , hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta đang đạt được hiệu quả tốt , sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới đó có sức thu hút đáng kể , tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên vốn và doanh thu dó được đảm bản , hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và vẫn còn đầu tư tràn lan dẫn đến lợi nhuận không cao.Từ lý luận và tình hình thực tế đặt ra buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao lợi nhuận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM
I. Đặc điểm chung của công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP LHTP
Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm có trụ sở nằm cạnh đường quốc lộ số 6, thuộc Phường Quang Trung, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Công ty được chính thức thành lập theo Quyết định số 467 ngày 28/10/1971 của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tây.
Tên giao dịch : Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm
Trụ sở : 267 - Đường Quang Trung - TP Hà Đông - Hà Tây
Điện thoại : 0343 824230 - fax : 0343 827836
Tên giám đốc : Bà Nguyễn Thị Phượng
Trong những năm đầu thành lập, Công ty chỉ sản xuất bánh mỳ, mỳ sợi và bánh bích quy. Đến năm 1980 do sự biến động của thị trường, Công ty đó chuyển sang sản xuất một số mặt hàng mới như bánh phồng tụm, bánh phở khô, lạc bọc đường. Các sản phẩm này của Công ty không những chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước ở Đông Âu như Liên Xụ cũ, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức...Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nề kinh tế tự tỳc, tự cấp sang nền kinh tế thị trường thìCông ty đó phải đương đầu Với rất nhiều khó khăn như : Các mặt hàng truyền thống không còn phù hợp, việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra rất chậm, thị trường xuất khẩu thì giảm sút liên tục và dừng hẳn vào năm 1990.
Từ đó Công ty đó tìm cho mình một hướng đi mới và chính sự thay đổi này đó từng bước đưa Công ty đến những thay đổi như ngày nay. Ngoài việc cải tiến các mặt hàng cũ trước Đấy, Công ty đó đưa vào sản xuất thêm các mặt hàng mới như bia, nước giải khát có ga. Công ty đó tận dụng những thiết bị sẵn có, cải tạo nâng cấp nhà xưởng và lắp đặt hoàn thiện thiết bị làm bia có công suất 1000 lít/ngày, sau đó cải tạo nâng công suất lên 500.000 lít/năm.
Trong điều kiện mới để tồn tại và phát triển, thàng 07-1993 Công ty đó vay vốn đầu tư thêm dây chuyền sản xuất nước giải khát có ga công suất 2 triệu lít/năm và dây chuyền sản xuất bánh bích quy có công suất 1.000 tấn/năm. Đồng thời, tháng 09-1993 Công ty đầu tư nâng công suất bia lên 5 triệu lít/năm.
Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty đã đưa vào sản xuất thêm một số mặt hàng mới như: rượu, nước hoa quả, bánh kem xốp, bánh lương khô và một số loại kẹo.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đó 3 lần được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 vào năm 1993; hạng 2 vào năm 1995 và hạng nhất vào năm 2000. Qua những lần tham dự hội chợ và giới thiệu sản phẩm tại triển lãm Giảng vừ Công ty được tặng 2 huy chương và một bằng khen về chất lượng.
Những thành tựu trên của Công ty chứng tỏ sự trưởng thành và ngày càng khẳng định được chỗ đứng của Công ty trong thị trường hiện nay.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty
Chức năng: Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây, chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất ra các mặt hàng lương thực thực phẩm để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh .
Nhiệm vụ: Là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập nên Công ty có nhiệm vụ tự bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm tự bản quản và phát triển vốn, có nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, chủ động học tập, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty còn chú trọng đến an toàn lao động, bản vệ môi trường và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty : Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: bia, rượu, nước giải khát có ga, bánh mứt kẹo các loại. Phần lớn các sản phẩm của Công ty đều là các sản phẩm mang tính thời vụ, chẳng hạn như: bia, nước giải khát thì tiêu thụ chủ yếu vào mùa khô, con rượu và bánh mứt kẹo thì được tiêu thụ vào dịp tết là chủ yếu. Chính đặc điểm này đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu và đội ngũ lao động cũng như doanh thu, lợi nhuận và các khoản phải nộp giữa các tháng trong năm của Công ty.
Tuy nhiên nếu tính trung bình trong một năm thì sản phẩm bia của Công ty vẫn có doanh thu và các khoản phải nộp Nhà nước là lớn nhất. Thông thường doanh thu của bia chiếm trên 70% tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng của Công ty. Do vậy em chỉ đi vào trình bày về sản phẩm bia của Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm.
2.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất bia tại Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm là một quy trình công nghệ sản xuất bia Liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất, bao gồm nhiều bước chế biến khác nhau.
Quy trình công nghệ sản xuất bia
Malt, gạo...
Làm sạch
Tạp chất
Xay nghiền
Hơi nước
Dịch hóa, đường hóa
Nước ngưng
Nước đóng 78oC
Lọc dịch đường
Bó malt
Hơi nước
Dịch đường
Hoa houplon
Đun hoa
Nước ngưng
Lắng trong
Bó hoa
Lạnh nhanh
._.
Xả cặn
Giống men
Lên men
Xác men
CO2
Lọc trong
Bia hơi TP
Rửa chai
Chiết chai
Hơi nước
Thanh trùng, dán nhãn
Bia chai TP
2. 3.Đặc điểm nguyên vật liệu và năng lượng
Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần LHTP là bia hơi và bia chai các loại, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường rộng lớn trong và ngoài tỉnh Hà Tây, nên phải sử dụng một lượng nguyên, nhiên, vật liệu tương đối lớn. Đặc thù NVL chính của Công ty là sản phẩm nụng nghiệp và công nghiệp chế biến, chúng được mua từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là của những hợp tác xã lương thực và của những hộ nụng dân Với khối lượng lớn như: gạo, đường... Đặc biệt Với NVL chính để sản xuất bia là Malt, Hoa houblon,...Do đó cần phải quản lý chặt chẽ và xem xét từ đơn vị đối tác tới đơn vị ủy thác, đơn vị vận chuyển để nguyên vật liệu đến kho của Công ty được an toàn, đảm bản về số lượng, quy cách, phẩm chất mà chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó Công ty còn bản quản dự trữ nguyên vật liệu một cách phù hợp.
Ví dụ:
Kho Malt, Hoa houblon phải để ở những nơi có hệ thống điều hòa không khí tốt, nhằm đảm bản độ ẩm, tránh mối mọt. kho gạo, đường phải thóang, rộng mát không được để quá lâu và xếp chồng cao. Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu, đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ, trách nhiệm cao trong công việc, đỏi hỏi Công ty phải có một hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn, phù hợp cho việc xuất nhập, bản quản dự trữ nguyên vật liệu sát đúng với thực tế, hạn chế hư hỏng, thất thóat, đảm bản tốt chất lượng, không gây ứ đọng vốn lưu động.
Phân loại vật liệu :
Để giúp cho Công ty quản lý và hạch toán được chính xác, kế toán vật liệu đó tiến hành phân loại vật liệu, trên sơ sở công dụng của từng thứ vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Công ty đó tiến hành phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu chính : Malt, gạo tẻ, đường, hoa houblon, khí CO2, men.
- Vật liệu phụ bao gồm các hóa chất: Hóa chất nấu, hóa chất lọc, hóa chất tẩy rửa, hóa chất vệ sinh công nghiệp.
- Nhiên liệu: Than đỏ, điện, xăng, dầu dùng để vận hành thiết bị nhà nấu...
- Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng chi tiết, dùng để sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như: vòng bi, dây curoa, bu lông...
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Dùng để lắp đặt, sửa chữa các công trình xây dùng cơ bản của Công ty như: xi măng, gạch, tôn, sắt thép...
- Vật liệu khác: Bom bia, và chai, can, tộc, là thiết bị dùng để đóng sản phẩm.
Công tác quản lý vật liệu :
Toàn bộ các vật liệu trên được chia và quản lý theo các kho sau:
- Kho 1: Là kho chứa các vật liệu chính, vật liệu phụ
- Kho 2: Là kho chứa phụ tùng thay thế và công cụ dụng cụ
Hai kho trên đều được Công ty bố trớ những điều kiện và chế độ bản quản rất tốt, phù hợp Với quy cách đặc điểm của từng loại vật liệu. Khi được xuất ra Khái kho đưa xuống phân xưởng sản xuất, người quản lý chịu trách nhiệm bản quản vật liệu ngay tại phân xưởng tránh hư hỏng, mất mát.
2.4 .Đặc điểm về lao động tại công ty
Số lượng người lao động trong doanh nghiệp: Số lượng lao động 302 người.
- Lao động gián tiếp : 30 người
- Lao động trực tiếp : 250 người
- Lao động thuê ngoài : 22 người
Nguồn lao động chủ yếu là công nhân viên trong Công ty. Khi lượng công việc quá lớn, công nhân trực tiếp trong công ty không đủ thì doanh nghiệp phải
thuê lao động Bên ngoài thường là từ các Công ty khác hoặc từ các doanh nghiệp tư nhân.
Công tác đũa tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực : Thường là do các cán bộ trong Công ty giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn thực hiện. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên trực tiếp sản xuất trong Công ty đều là những người có chuyên môn giỏi, lành nghề....
Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động :Công ty có bộ phận tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Đôn đốc, kiểm tra công tác huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên theo quy định, tổ chức các cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật hàng năm, hội thi nâng cao bậc lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng tại các bộ phận trong công ty, để duy trì tốt công tác quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lượng công trình tạo uy tín tốt nhất đối Với chủ đầu tư và khách hàng.
- Ngoài ra Công ty còn có phòng hành chính y tế có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các bộ phận thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác phòng chống nóng, rét, dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Quản lý, chăm sóc sức kháe của cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức kháe và giải quyết các thủ tục, chế độ về y tế cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2.5. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận :
Công ty cổ phần LHTP là một doanh nghiệp Nhà nước, kế toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân. Bộ máy quản lý của Công ty có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý, giám sát của lãnh đạo Công ty.
Cùng với sự phát triển kinh tế, Công ty đó không ngừng đổi mới nâng cao công nghiệp sản xuất và hoàn thiện bộ máy quản lý, phong cách làm việc. Nhờ đó bộ máy quản lý của Công ty ngày càng được tinh lọc, gọn nhẹ, làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Ban lãnh đạo Công ty bao gồm một giám đốc và ba phó giám đốc, có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành đều đặn và hiệu quả.
- Giám đốc là thủ trưởng cao nhất của đơn vị, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp lý Với các tổ chức kinh tế và đối Với Nhà nước.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt do mình phụ trách. Cụ thể là:
+ Phó giám đốc sản xuất: Có trách nhiệm chỉ huy và tổ chức hoạt động hàng ngày và phải chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Trực tiếp chỉ huy các phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện và phòng kỹ thuật.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất, Liên doanh, Liên kết đến công tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ, tổ chức hoạt động marketing. Trực tiếp chỉ huy các phòng vật tư, phòng kinh doanh dịch vụ...
+ Phó giám đốc tài chính: Phụ trách những vấn đề Liên quan đến hoạt động tài chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu chiến lược cho Công ty, nhằm đưa ra các chiến lược mục tiêu thích hợp Với từng giai đoạn và từng thời điểm của Công ty. Trực tiếp chỉ huy các phòng kế hoạch tổ chức lao động tiền lương, phòng hành chính y tế, phòng kế toán...
Mô hình bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty cổ phần LHTP
HỘI ĐỒNG QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC
PGĐ TÀI CHÍNH
PGĐ SẢN XUẤT
PGĐ KINH DOANH
Phòng
Kế
hoạch
TCLĐ
Phòng kế tóan
Phòng
Hành chính
Y tế
Phòng kỹ thuật
Phòng xưởng sản xuất
Phòng xưởng cơ điện
Phòng bảo vệ
Phòng vật tư tiêu thụ
Phòng kinh doanh dịch vụ
II. Hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty
Thị trường bia, nước giải khát của Công ty hiện nay chủ yếu là thị trường thành phố Hà Đông và các địa phương trong tỉnh Hà Tây. Sản phẩm của Công ty có giá cả phù hợp với sức mua của thị trường, chất lượng đạt yêu cầu, đó cạnh tranh được với những Công ty khác và đó chiếm được phần lớn phân khúc thị trường tại đấy. Công ty vẫn phải tiếp tục có những chiến lược phù hợp để có thể giữ vững và nâng cao vị thế của Công ty đối với đối thủ trực tiếp là Công ty bia Hà Nội. Ngoài ra Công ty nên khai thác thêm nhu cầu nước giải khát không còn phục vụ các đối tượng khách hàng như: Trẻ em, phụ nữ, người già..
Công ty cổ phần Liên Hợp thực Phẩm là doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa mặt hàng chủ lực là bia , sản phẩm chính của công ty bao gồm bia chai , bia hơi . Hiện nay , sản phẩm bia ở thị trường Việt Nam hình thành cấp chất lượng : như Bia cao cấp , trung bình . Sản lượng bia của công ty thuộc cấp chất lượng phổ thông , đối tượng phục vụ chính là những người có thu nhập vừa , sản phẩm bia của Công ty có chất lượng cao nên chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng . Công ty đang mở rộng và bắt đầu xâm nhập vào các tỉnh miền núi , hiện nay công ty có khoảng 300 khách hàng và khoảng 40 đại lý phân bổ rải rác khắp các tỉnh miền Bắc .
Công ty hiện nay có thể xúc tiến bán hàng bằng cách tài trợ cho các nhà hàng, quán giải khát bảng hiệu có logo của Công ty, cốc chén, quần óa của nhân viên bán hàng nhằm khuếch trương thương hiệu. Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại. Mở thêm các đại lý bán lẻ ở các địa phương trong tỉnh Hà Tây
Đấy là những điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường ,tăng doanh thu , tăng lợi nhuận
III. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty một số năm qua
1. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2004, năm 2005 và năm 2006 và giữa thực tế năm 2006 Với kế hoạch năm 2006
* Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2006, năm 2005 và năm 2004
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp , là chỉ tiêu chất lượng , tập hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt đốngản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng cao , nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận của công ty , ta có thể xem xét qua bảng sau :
Bảng1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng doanh thu
01
28.461.539.176
32.348.737.201
35.994.171.531
3.645.434.330
11.2%
Các khoản giảm trừ(4+5+6+7)
03
9.305.793.307
8.283.059.416
9.611.721.761
1.328.662.345
16%
+ Chiết khấu
04
119.198.100
+ Giảm giá
05
2.809.600
7.831.060
+ Hàng bán bị trả lại
06
36.336.600
18.328.300
16.278.600
-2.049.700
-105
Thuế TTĐB, XK phải nộp
07
9.147.499.007
8.264.371.116
9.587.612.301
1.323.241.185
16%
1.Doanh thu thuần: (01- 03)
10
19.155.745.869
24.065.677.785
26.382.449.770
2.316.781.985
90%
2.Giá vốn hàng bán
11
20.071.615.595
20.449.012.707
377.397.112
10%
3.Lợi nhuận gộp (10-11)
20
19.155.745.869
3.994.062.190
5.933.437.063
1.939374873
48%
4.Doanh thu hoạt động TC
21
10.000.000
26.488.024
5.Chi phí tài chính
22
247.290.624
- trong đó : lãi vay phải trả
23
6.chi phí bán hàng
24
2.113.074.018
2.615.639.151
3.887.855.025
1.272.215.874
48%
7.Chi phí quản lý DN
25
1.296.547.532
901.704.015
1.007.895.659
106.191.644
10%
8.LN thuần từ hđ KD
30
15.756.124.319
476.719.024
716.883.779
240.164.755
50%
9.Thu nhập khác
31
17.261.966.928
247.393.659
143.977.609
-103.416.050
40%
10.Chi phí khác
32
103.814.458
95.272.100
210.477.700
115.205.600
120%
11.LN khác (31- 32)
40
17.158.470
152.667.559
-66.500.091
12.Tổng LN tr.t (30+40+50)
50
32.914.276.789
629.386.583
650.383.688
20.997.105
3%
13.Thuế TNDN phải nộp
51
14.LN sau thuế (60 - 70)
60
32.914.276.789
629.386.583
650.383.688
20.997.105
3%
Nhìn vào bảng 1 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần Đấy, ta có thể nhận thấy một số điều cơ bảng sau đây:
Nhìn chung Công ty làm ăn có lãi , tuy nhiên ta thấy rằng mặc dự tổng doanh thu của công ty ngày càng tăng nhưng lợi nhuận thì không cao .
Cụ thể lợi nhuận sau thuế của năm 2006 chỉ bằng 103,34 % so Với năm 2005
Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
32.914.276.789
- Năm 2004 : ----------------------- = 11,56 %
28.461.539.176
629.386.583
- Năm 2005 : ----------------------- = 0,19 %
32.348.737.201
650.383.688
- Năm 2006 : ----------------------- = 0,18 %
35.944.171.531
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chi phí mua nguyên, nhiên vật liệu ngày càng đắt, quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài (do phải nhập khẩu) và do chi phí bán hàng cũng ngày càng tăng. Để khắc ta có thể:
+ Cố gắng chủ động trong vấn đề nguyên, nhiên vật liệu: Tìm kiếm những nguồn hàng cung cấp nguyên liệu đảm bản, ổn định, cố gắng tìm và sử dụng những nguồn hàng trong nước có chất lượng, hạn chế nhập khẩu.
+ Xây dùng một hệ thống phân phối sản phẩm quy củ, hiệu quả: Tăng cường mở thêm các đại lý, có chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên và khích lệ khi tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tìm cách giảm chi phí chuyên trở...
Nhìn vào bảng ta cũng thấy lợi nhuận khác giảm , Đặc biệt hơn là năm 2006 giảm nhiều (- 43,56%) so Với năm 2005. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn của Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, nên Công ty phải đi vay vốn và chịu lãi suất cao. Công ty cần phải nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Nhà nước để lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhằm mục đích thu hút thêm vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình .
Bảng 2: Cân đối kế toán
Tài sản
Năm 2004
Năm 2005
Năm2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tuơng đối
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
7.090.783.368
10.578.997.044
9.419.096.155
-1.159.900.889
-10.96%
I. Tiền
531.767.366
824.906.329
461.733.446
-363.172.883
-44%
II. Đầu tư TC ngắn hạn
III. Khoản phải thu
2.032.369.311
2.327.412.611
1.170.453.425
-1.156.959.296
-49,7%
IV. Hàng tồn kho
3.812.477.306
3.734.289.719
3.690.751.399
-43.538.320
-116,5%
V. Tài sản lưu động
741.166.385
3.692.388.385
4.096.157.885
403.769.500
10,9%
B. TSLĐ và đầu tư dài hạn
11.579.098.553
18.787.296.753
26.886.670.910
8.099.374.157
43%
I. T ài sản cố định
11.579.089.553
18.636.371.553
26.886.670.910
8.250.299.357
44,3%
II. Đ ầu tư TC dài hạn
III. Chi phí XD CB dở dang
150.925.200
Tổng tài sản
18.669.869.912
29.366.293.797
36.305.767.065
6.939.473.268
23,6%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong năm 2006 tăng không đáng kể so Với năm 2005 . Đặc biệt từ hoạt động kimh doanh tăng lên đáng kể , năm 2005 là 476.719.024 Đ và năm 2006 lên tới mức 716.883.779 Đ . Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh khá thuận lợi và có hiệu quả .
Để đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua và so sánh tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2006 Với 2005 ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận .
Bảng 3: số liệu về tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
TSLN trước thuế trên doanh thu
1.94%
1.8%
- 0,14%
TSLN sau thuế trên doanh thu
1.94%
1.8%
- 0,14%
TSLN trên giá thành tiêu thụ
3.1%
3.18%
0,08%
TSLN trước thuế trên tổng tài sản
2,1%
1,79%
- 0,31%
TSLN sau thuế trên tổng vốn KD
3,2%
4,1%
0,9%
TSLN sau thuế VCSH
2,5%
3,4%
0,9%
Từ bảng số liệu trên ta thấy :
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2005 đạt 1,94% thì đến năm 2006 đạt 1,8% giảm 0,14% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ doanh thu tiêu thụ thì đem lại 1,8đ lợi nhuận trước thuế , giảm 0,14 đ so Với năm 2005 .
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2005 đạt 1,94% thì đến năm 2006 đạt 1,8% giảm 0,14% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ doanh thu tiêu thụ thì đem lại 1,8đ lợi nhuận sau thuế , giảm 0,14đ so Với năm 2005 .
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành tiêu thụ năm 2005 đạt 3,1% thìđến năm 2006 đạt 3,18% tăng 0,08% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ giá thành tiêu thụ thì đem lại 3,18đ lợi nhuận , tăng 0,08đ so Với năm 2005
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2005 đạt 2,1% thìđến năm 2006 đạt 1,79% giảm 0,31% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ vốn công ty bỏ ra thì đem lại 1,79đ lợi nhuận , giảm 0,31đ so Với năm 2005 .
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2005 đạt 3,2% thìđến năm 2006 đạt 4,1 tăng 0,9% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ vốn công ty bỏ ra thì đem lại 4.1đ lợi nhuận , tăng 0,9đ so Với năm 2005 .
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2005 đạt 2,5% thìđến năm 2006 đạt 3,4% tăng 0.9% so Với năm 2005 . điều này có nghĩa là trong năm 2006 cứ 100đ vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh thìđem lại 3,4đ lợi nhuận , tăng 0,9đ so Với năm 2005
Qua so sánh tổng quát về tình hình lợi nhuận của công ty năm 2006 so Với năm 2005 ta có thể thỏy được kờt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa được tốt . Huy vọng trong những năm tới ,công ty sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa góp phần đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty .
Tình hình thực hiệu lợi nhuận của công ty giữa thực tế năm 2006 Với kế hoạch năm 2006
Bảng 4: Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình thực hiện của công ty
Chỉ tiêu
Kế hoạch năm
2006
Thực tế năm
2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Giá thành sản xuất
19.326.180.000
20.449.012.707
1.122.832.707
5.8%
Chớ phí bán hàng và chi phí QLDN
3.288.437.600
4.895.750.684
1.607.313.084
48,8%
Doanh thu HĐKD
32.768.467.780
35.994.171.531
3.225.703.751
9,8%
Lợi nhuận HĐKD
658.760.630
716.883.779
58.123.149
8,8%
Đối Với bất một loại hình doanh nghiệp nào trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thìđều phải lập kế hoạch sản xuất . Thực tế cho thấy việc thực hiện sản xuất và việc kế hoạch là khác nhau , việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trước khi đi vào thực hiện rất có lợi vì khi đó chung ta mới có cơ sở để thực hiện nhưng mục tiêu đó đề ra trong kế hoạch .
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 là rất tốt , lợi nhuận kế hoạch năm 2006 là 658.760.630đ trong khi thực tế lại đạt được 716.883.779đ tăng 58.123.149đ tương ứng là 8,8% so Với kế hoạch . Đấy là một thành tích vượt bậc đối với công ty , tuy nhiên thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao hơn so với kế hoạch rất nhiều .
2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu tới lợi nhuận của công ty
2.1.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ tới lợi nhuận
Sản lượng tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp , trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ tăng hay giảm tỷ lệ thuận Với sự tăng giảm của khối lượng tiêu thụ . Mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tới lợi nhuận được xác định như sau :
Mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ tới lợi nhuận năm 2006 = Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng ( giảm ) thêm năm 2006x ( Giá bán đơn vị sản phẩm thực tế năm 2006 - Giá thành sản xuất đơn vị đơn vị sản phẩm năm 2005)
Tên sản phẩm
2005
2006
chênh lệch
số lượng
doanh thu
số lượng
doanh thu
số lượng
doanh thu
Bia (các loại)
8.739.869
28.307.067.701
9.552.413
32.295.152.764
812.544
3.988.085.063
Rượu vang
4.412
42.755.300
3.722
36.696.500
-690
-6.058.800
Nước giải khát
448.414
691.529.400
452.555
696.070.100
4.141
4.540.700
Bánh kem xốp
47.415
984.182.900
12.844
272.087.200
-34.571
-71.210.200
Mứt tết
11.156
338.778.400
8.113
303.534.340
-3.043
-35.244.060
Bánh trung thu
3.509
164.543.800
3.930
167.592.200
421
3.048.400
Bảng 5: Số lượng sản phẩm và doanh thu
Qua bảng 5 số liệu trên ta thấy Khối lượng Bia các loại tiêu thụ năm 2006 là 9.552.413 lít tăng 812.544 làm cho lợi nhuận giảm 6.058.800
Khối lượng Rượu vang tiêu thụ năm 2006 là 3.722 lít giảm 690 làm cho lợi nhuận tăng 3.988.085.063 đ
Khối lượng Nước giải khát tiêu thụ năm 2006 là 452.555 lít tăng 4.141làm cho lợi nhuận tăng 4.540.700đ
Khối lượng Bánh kem xốp tiêu thụ năm 2006 là 12.844 kg giảm 34.571làm cho lợi nhuận giảm 71.210.200đ
Khối lượng Mứt tết tiêu thụ năm 2006 là 8.113 kg làm giảm 3.043 cho lợi nhuận giảm 35.244.060đ
Khối lượng Bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 là 3.930 kg tăng 421 làm cho lợi nhuận tăng 3.048.400đ
Nguyên nhân làm cho sản lượng Bia các loại tăng là do chất lượng bia tốt ,công ty đó mở nhiều đại lý ở các tỉnh thành trên miền bắc , giá cả phù hợp Với mọi tầng lớp.
Một số mặt hàng khác giảm xuống là do thị trường ngày càng nhiều mặt hàng giống chủng loại cạnh tranh ,nhiều mặt hàng chỉ có tính thời vụ ,chỉ bán được vào các dịp lễ tết nên không có sức cạnh tranh mạnh và không mang lại lợi nhuận cao vì vậy công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm các loại và đó là nguồn lợi nhuận lớn nhất của công ty
2.2.Phân tích ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tới lợi nhuận
Giá thành là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí mà công ty bỏ ra trong kỳ kinh doanh ,trong điều kiện các nhân tố không đổi nếu giá thành sản xuất tăng làm cho lợi nhuận của công ty giảm và ngược lại , tức là lợi nhuận tác động ngược chiều Với giá thành sản xuất.
Trong năm vừa qua các mặt hàng như bia các loại có xu hương tăng là do công ty đầu tư đổi mới thiết bị khoa học công nghệ làm cho các công đoạn sản xuất sản phẩm được rút ngắn so với năm trước . Thêm vào đó việc quản lý cho các mặt hàng được làm tốt hơn . Nhưng ngược lại các mặt hàng như Mứt tết và Bánh kem xốp là mặt hàng chủ yếu bán vào các dịp lễ tết , đối Với mặt hàng này thì năm vừa qua giá thành đơn vị sản phẩm không tăng nhưng giá nguyên vật liệu trên thị có biến động tăng lên , quá trình vận chuyển nguyên vật liệu chưa quản lý thật tốt làm chi phí vận chuyển tăng lên , thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các ngoại tỉnh vì vầy chi phí bán hàng cao . Điều đó làm ảnh hưởng tới doanh thu của công ty và làm giảm lợi nhuận của công ty.
2.3.Phân tích ảnh hưởng của giá bán sản phẩm tới lợi nhuận
Giá bán sản phẩm tác động cùng chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp , nếu các nhân tố khác không đổi thì giá bán sản phẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược lại giá bán sản phẩm giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm , như vậy giá bán sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp .
Việc tăng giá của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá thành nguyên vật liệu ,tuỳ thuộc vào từng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm trên thị trường , sức cạnh tranh của từng sản phẩm ,chi phí sản xuất.....Để công ty có thể đưa ra quyết định tăng hay giảm giá thành sản phẩm mang về lợi nhuận tốt nhất cho công ty.
2.4. Phân tích ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Như vậy ta đó biết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty . Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm và ngược lại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm thìsẽ làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên .Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả quản lý và sử đông lao động , vật tư , tiền vốn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó đó là nhân tố chủ quan trong quá trình quản lý công ty
Trong hai năm qua ta thấy chi phí bán hàng năm 2005 là 2.615.639.151 đến năm 2006 là 3.887.855.025 như vậy năm 2006 tăng 1.272.215.874 so Với năm 2005 tương ứng 48,63% .Còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 là 901.704 đến năm 2006 là 1.007.895.659 như vậy năm 2006 tăng 106.191.644 so Với năm 2005 tương ứng 11,77% . Việc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do doanh thu tăng lên , tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ là 11,26% thấp hơn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng thị trường .
2.5. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh tới lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển cũng như phục vụ cho mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp và đạt được lợi nhuận tối đa , các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh của mình , một trong vấn đề cần quan tâm phát triển , nâng cao quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp . Đấy có thể là một bộ phận quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tinh hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm vừa qua
Sử dụng vốn cố dịnh của công ty
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty năm 2006 thấp hơn so vúi năm 2005. Phân tích cụ thể như sau
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ :
Phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu . Năm 2005 đem lại 1,307đ và năm 2006 đem lại 1,059đ . Mức giảm (-) 2,248đ tương ứng (-) 0,19% ,nguyên nhân giảm là do tỉ lệ tăng doanh thu (11,26%) lớn hơn tỉ lệ tăng nguyên giá TSCĐ (37,09%) . Mức tiết kiệm nguyên giá TSCĐ năm 2006 là
(35.994.171.531 : 1,307 – 33.981.746.400) = (-) 6.442.211.946,3 đồng
Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: 1000 đ
So sánh 2005 - 2006
Chỉ tiêu
2005
2006
Chênh lệch
%
1. Doanh thu
32.348.737.201
35.994.171.531
3.642.434.330
11,26
2. Lợi nhuận
629.386.583
650.383.688
20.997.105
3,34
3. Nguyên giá TSCĐ bq
24.751.972.710
33.981.746.400
9.229.773.690
37,29
4.Giá trị còn lại bq
15.227.868.200
22.761.521.230
7.533.653.030
49,47
5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5 = 1/3)
1,307
1,059
(-) 0,248
(-) 0,19
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (6 = 1/4)
2,124
1,581
(-) 0,543
(-) 0,26
7. Hàm lượng VCĐ
(7 = 4/1)
0,471
0,632
0,161
0,34
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (8 = 2/4)
0,041
0,029
(-) 0,012
(-) 0,29
9.sức sinh lời TSCĐ
(9 - 2/3)
0,025
0,019
(-) 0,006
(-) 0,24
10. Suất hao phíTSCĐ
(10 = 3/1)
0,765
0,944
0,179
0,23
Trong cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định : Phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng doanh thu . Năm 2005 là 2,124 và năm 2006 là 1,581. Mức giảm là 0,543 đồng tương ứng Với tỷ lệ giảm 0,26%. Giả sử hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2006 bằng năm 2005 , để đạt mức doanh thu năm 2006 thìphải giảm một lượng TSCĐ có trị giá là :
35.994.171.531
-------------------- = 16.946.408.442 đồng
2,124
Như vậy ,thực tế sử dụng TSCĐ Công ty sẽ không tiết kiệm được :
16.946.408.442 – 22.761.521.230 = (-) 5.815.112.788 đồng
Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng và giá trị còn lại tăng.
Theo bảng hàm lượng vốn cố định : Cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng vốn cố định. Năm 2005 là 0.471 và năm 2006 là 0,632. Mức tăng là 0,161 đồng tương ứng Với tỷ lệ tăng 0,34%.Như vậy để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 so Với năm 2005 Công ty sẽ lóng phí 0.037đ
Về tỷ suất lợi nhuận VCĐ : Phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD dem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận năm 2005 là 0,041 ,năm 2006 là 0,029,mức giảm là (-) 0,012đ tương ứng Với tỷ lệ giảm (-) 0,29%. Giả sử tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2006 bằng năm 2005 là 0,041 thìgiá tri TSCĐ phải huy động vào SXKD là :
650.383.688 : 0,041 = 15.863.016.780,4 đồng
Thực tế sử dụng VCĐ năm 2006 cho phép Công ty sẽ tiếp kiệm được :
15.863.016.780,4 – 22.761.521.230 = (-) 6.898.504.449,6 đồng
Nguyên nhân giảm tỷ suất lợi nhuận là do lợi nhuận năm 2006 tăng 20.997.105 đồng so Với năm 2005 và giá trị còn lại tăng
Số liệu trong bảng cho ta thấy sức sinh lời của TSCĐ : Phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận . Năm 2005 là 0,025 và năm 2006 là 0,019. Mức giảm là 0,006 đồng tương ứng Với tỷ lệ giảm 0,24%. Nếu sức sinh lời của TSCĐ năm 2006 bằng năm 2005 thìlượng nguyên giá TSCĐ bỏ vào SXKD phải là :
650.383.688 : 0,025 = 26.015.347.520 đồng
Thực tế sử dụng TSCĐ năm thứ 2 cho thấy công ty lóng phí
26.015.347.520 – 33.981.746.400 = (-) 7.966.398.880 đồng
Nguyên nhân giảm sức sinh lời TSCĐ là do lợi nhuận năm 2006 tăng 3,34% so Với năm 2005 và giảm nhanh hơn tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 37,29%
Trong khi suất hao phí TSCĐ : cho biết đẻ có 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ . Trong năm 2005 tăng 0,765% , năm 2006 tăng 0,944%. Mức tăng là 0,179 tương ứng Với tỷ lệ tăng là 0,23%.
Như vậy nguyên giá TSCĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 nhiều hơn 0,179 đồng so Với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 so Với năm 2005 tăng 3.642.434.330 đồng,tương ứng Với tỷ lệ 11,26%, trong khi đó nguyên giá TSCĐ năm 2006 tăng 37,29% so Với năm 2005. Tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu .
Tóm lại , TSCĐ có vai trò rất quan trọng Với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tăng lợi nhuận của công ty
Sử dụng vốn lưu động của công ty
Vốn lưu động của công ty cuối năm giảm so Với đầu năm là 1.159.900.885 đồng , tương ứng với tỷ lệ giảm 10,964%.Trong cơ cấu vốn lưu động ,vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ .Đầu năm chiếm 7,798% và cuối năm chiếm 4,902%
Hàng tồn kho cuối năm giảm 43.538.320 đồng so với đầu năm , tương ưng với tỷ lệ giảm 1,17% .các bộ phận trong hàng tồn kho đều giảm ,trừ công cụ và chi phí SXKD dở dang .Riêng bộ phận thành phẩm giảm mạnh , cuối năm giảm 80,67% so Với đầu năm .
Các khoản phải thu cuối năm giảm 1.155.959.186 đ so Với đầu năm . trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh Với tỷ lệ 65,68%
Các bộ phận hàng tồn kho giảm , các khoản thu chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty cuối năm giảm hơn đầu năm .
Sự bất hợp lý trong cơ cấu tài sản lưu động là lượng vốn bằng tiền chiếm khối lượng nhất nhỏ . Đầu năm là 824.906.329 đ tương ứng Với tỷ lệ 7,798% và cuối năm là 461.733.446đ ứng với tỷ lệ 4,902% .Rõ ràng lượng tiền nhỏ hơn rất nhiều so với hàng tồn kho ,các khoản phải thu và TSLĐ khác . Lượng tiền này không có để đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn nên không có khả năng sinh lời của vốn. Bộ phận TSCĐ của Công ty như đó phân tích cần phải xem xét việc đầu tư đổi mới nhưng bộ phận TSLĐ thiếu lượng tiền rất lớn và không có để đầu tư vào tài sản cố định .
Bảng 7: Tài sản lưu động
Đơn vị 1000 đ
TSCĐ
Đầu năm
Cuối năm
So sánh
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
I- tiền
824.906.329
7,798
461.733.446
4,902
-363.172.883
-44,03
1. Tiền mặt
422.625.580
3,995
272.365.656
2,892
-150.259.924
-35,55
2. Tiền gửi NH
402.280.719
3,803
189.367.790
2,010
-212.912.959
-52,93
II- Hàng tồn kho
3.734.289.719
35,299
3.690.751.399
39,184
-43.538.320
-1,17
1. Hàng di đg
2. Nguyên vật liệu
2.229.640.676
21,076
1.919.997.576
20,384
-309.643.100
-13,89
3. Công cụ dụng cụ
430872.100
4,073
824.067.700
8,749
393.195.600
91,26
4. Chi phí SXKD dd
786.459.200
7,434
891.149.400
9,461
104.690.200
13,31
5. Thành phẩm
287.317.743
2,716
55.536.723._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0126.doc