Tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá: ... Ebook Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thị trường xây dựng đang không ngừng phát triển, khối lượng đầu tư và xây dựng hiện nay đang tăng rất nhanh. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư và xây dựng ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Lịch sử phát triển ngành xây dựng cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới đã chứng minh: Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành xây dựng, là một trong những phương pháp quản lý dự án có hiệu quả.Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chi phí và tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗi dự án. Ở nước ta hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước hoàn thiện. Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù của nó là tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao.Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, bất kỳ một công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh.Tuy nhiên, trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng cao khả năng trúng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá trong tham gia đấu thầu xây lắp phải được quan tâm thực hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá, Em nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết đối với Công ty, do đó Em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá”.
Với mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Công ty.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty.
Chương 2 : Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty.
Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng thượng mại và dịch vụ văn hoá.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hoài Dung và các cán bộ của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá đã tận tình giúp đỡ Em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Tuy nhiên, chuyên đề này của Em vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng hy vọng cũng đã đáp ứng được phần nào vấn đề nêu ra và mang tính thiết thực đối với tình hình hoạt động của Công ty hiện nay.
CHƯƠNG 1
Tổng quan về công ty cổ phần Xây Dựng – Thương Mại và
Dịch Vụ văn hoá
I. Giới thiệu về công ty.
1.Vị trí của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá
Tên viết tắt: CTS
Tên giao dịch quốc tế: Trade and culture services Joint stock Company
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.Hiện tại vốn điều lệ của công ty là: 3.659.100.000VNĐ.
Trong đó:
+ Vốn nhà nước chiếm 20%, tương ứng với 731.820.000VND và 731.280 cổ phần.
+ Vốn của các cổ đông chiếm 80%, tương ứng với 2.927.280.000VND và 2.927.280 cổ phần.
Tài khoản giao dịch: số 102010000018898 tại chi nhánh ngân hàng Công thương II Quận hai bà Trưng HN.
Trụ sở của công ty là: Số 128C- Đại La- Phường Đồng Tâm- Quận Hai Bà Trưng- HN
Điện thoại: (04)8693963
Fax: (0408693963
Công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hoá được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 1986, cơ sở tiền thân ban đầu là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, đến nay công ty đã có 2 chi nhánh, 4 xí nghiệp và các đội trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư, kinh doanh đất, sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hoá tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, trong thi công và trong điều hành sản xuất. Ngày nay, công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn hoá tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp, đang lao động sáng tạo và miệt mài học tập, bằng bàn tay khối óc và trí tuệ của mình xây dựng đơn vị thực sự vững mạnh trong và ngoài nước tín nhiệm
2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
Về xây dựng cơ bản
+ Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình XD dân dụng, văn hoá- thông tin và ngành khác; tu bổ, phục chế các di tích.
+ XD các công trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thi và nông thôn.
+ Trang trí nội thất, ngoại thất, tạo cảnh quan kiến trúc; lắp đặt điện, nước, thiết bị công trình.
+ Lập dự án, tư vấn giám sát, thiết kế công trình.
+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật tư, vật liệu XD.
-Về thương mại và dịch vụ:
+ Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân.
+Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dậy nghề, giới thiệu việc làm.
+ Tư vấn khai thác cá nguồn vốn cho các dự án đầu tư.
+ Kinh doanh cho thuê văn phòng.
+ Tổ chức cá hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và du lich theo quy định của pháp luật,
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.Lịch sử hình thành của công ty.
Tiền thân là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt Nam.Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa ra đời do thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tách cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp ra khỏi quỹ lương quản lý nhà nước. Uỷ ban phát thanh truyền hình Việt Nam phải tổ chức lại đội công trình trực thuộc văn phòng uỷ ban gồm 27 người: 1 trung cấp xây dựng và 26 thợ từ bậc 4 đến bậc 7/7.
2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1986 đến năm 1993.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo khởi đầu từ nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đưa nước ta bước sang thời kỳ phát triển mới.Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thực sự là động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế.
Trong khoảng thời gian này công ty Xây Dựng và Sửa Chữa nhà cửa hoạt động dưới hình thức là DNNN.
Công ty thành lập ngày 21 tháng 2 năm 1986 theo quyết định số 54/QĐ- PTTH do ông Trần Lâm chủ nhiệm uỷ ban phát thanh truyền hình ký. Năm 1988 chuyển sang Bộ thông tin do uỷ ban phát thanh truyền hình giải thể. Năm 1991 chuyển sang Bộ văn hoá thông tin thể thao và du lịch do sát nhập 4 Bộ.Thành lập lại DNNN tại quyết định số 301/QĐ-BVHTT ngày 25 tháng 3 năm 1993 do ông Vũ Khắc Liên- thứ trưởng ký và thông báo số 60/TB-VPCP ngày 11 tháng 3 năm1993 của văn phòng chính phủ.
Giai đoạn 2:Từ năm 1993 đến năm 2005.
Công ty vẫn hoạt động dưới hình thức là DNNN. Trong thời điểm này, kiện toàn tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư thiết bị mới, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt có sự năng động sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường- Là phương thức của công ty bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.
Giai đoạn 3: Từ năm 2005 đến nay.
Trước tình hình các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá và để công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo công ty sau nhiều lần hợp bàn đã đi đến thống nhất: Để duy trì sự ổn định và phát triển của công ty phải tiến hành cổ phần hoá công ty Xây Dựng và sửa chữa nhà cửa thành công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá. Trước quyết tâm cao của Đảng uỷ, lãnh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa chấp thuận. Đây là một thách thức mới đối với công ty đồng thời cũng là cơ hội để công ty có toàn quyền quyết định đối với hoạt động của mình.
Sau một năm tích cực chuẩn bị cổ phần hóa ngày 10-3-2006 công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hóa chính thức đại hội đồng cổ đông công ty lần thứ nhất. Đại hội đồng cổ đông công ty lần 1 đã thông qua điều lệ công ty, tổ chức bộ máy và quyết định chương trình hoạt động của công ty.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây.
1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty trước giai đoạn cổ phần hoá.
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1
Tổng giá trị sản lượng
130.081
145.278
162.146
2
Tổng doanh thu
110.587
125.347
141.345
3
Vốn kinh doanh
35.200
37.100
38.120
+ Giá trị quỹ sử dụng đất
1.656
1.656
1.656
+Vốn ngân sách cấp
18.198
19.294
18.944
+Vốn tích luỹ
15.346
16.150
17.520
4
Lợi nhuận trước thuế
7.450.
9.800
10.560
5
Lợi nhuận sau thuế
5.560
6.654
7.998
6
số lao động (người)
1758
1795
1826
7
Thu nhập bình quân ngưòi/ tháng
0,95
1
1.1
8
Các khoản nộp ngân sách. Trong đó
1.980
2.146
2.562
+Thuế giá trị gia tăng
357
367
458
+ Thuế thu nhập
doanh nghiệp
920
1.172
1.662
+ Thuế khác
613
607
439
9
Nợ phải trả
Nợ ngân sách
Nợ ngân hàng
1.478
2.025
2.154
10
Phải thu của khách hàng. Trong đó
85.467
90.275
110.246
Nợ khó đòi
847
1.054
1.249
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2005
1
Tổng giá tri sản lượng
180.035.
2
Tổng doanh thu
151.385
3
Vốn kinh doanh.Trong đó
40.531
+ Giá trị sd đất
1.656
+Vốn ngân sách cấp
3.035
+Vốn tích luỹ
12.140.
+Vốn góp cổ phần
23.710
4
Lợi nhuận trước thuế
12.490
5
Lợi nhuận sau thuế
9.700
6
Số lao động (người)
1858
7
Thu nhập bình quân người/tháng
1.2
8
Các khoản nộp ngân sách.Trong đó
2.790
+ Thuế thu nhập DN
1.892
+Thuế GTGT
418
+ Thuế khác
480
9
Nợ phải trả
Nợ ngân sách
Nợ ngân hàng
1.910
10
Nợ phải thu.Trong đó
97.167
Nợ khó đòi
1.467
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
2.Nhận xét
Qua hai bảng số liệu trên,ta thấy: Giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi cổ phần hóa thì hiệu quả kinh doanh tăng nhanh hơn.Nộp ngân sách cũng tăng lên rõ rệt.Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên cải thiện đáng kể. Công ty không ngừng đầu tư và phát triển. Trong năm tới công ty dự định sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn xã hội khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2006, lợi nhuận công ty thu về là 3.813.847.106 VND, thu nhập bình quân người lao động là 1300.000VND/người, nộp ngân sách là 2.356.916.300 VND.Tốc độ tăng trưởng của công ty khoảng 1.3 lần.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng từ 18.2% năm 2002 lên 35% năm 2006 trong cơ cấu tài sản lưu động (so các công trình vẫn đang trong quá trình thi công nên không thể quyết toán được), mặt khác nợ phải trả cũng tăng do đó hệ số thanh toán nhanh (=(tài sản lưu động+cáckhoản phải thu)/nợ ngắn hạn) ở mức thấp.
công ty tăng từ 18.2% năm 2002 lên 35% năm 2006 trong cơ cấu tài sản lưu động (so các công trình vẫn đang trong quá trình thi công nên không thể quyết toán được), mặt khác nợ phải trả cũng tăng do đó hệ số thanh toán nhanh (=(tài sản lưu động+cáckhoản phải thu)/nợ ngắn hạn) ở mức thấp.
Các khoản nợ phải thu của công ty ngày càng tăng và khá lớn, làm chậm vòng quay của vốn và làm giảm hiệu quả kinh doanh.Nợ khó đòi giảm từ 1.14% xuống 0.85% năm 2004, nhưng lại tăng lên 0.94% trong năm 2005 so với tổng nợ phải thu.Do đó công ty cần có những cách thức để thu được những khoản tiền này.
Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu
Ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm từ 1.39 vòng năm 2003 xuống 1.28 vòng năm 2004 và tăng lên 1.56 vòng năm 2005. Có sự biến động này là do đặc điểm của ngành xây dựng. Như vậy trong năm 2004 đã hoàn tất một số công trình.
kì thu nợ = 360 ngày(12 tháng) * Khoản phải thu/ Doanh thu.
Ta thấy kì thu nợ cũng biến động lúc tăng, lúc giảm và còn ở mức độ cao, năm 2003 kỳ thu nợ là 250 ngày, năm 2004 tăng lên là 280 ngày, nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống 230 ngày.
Qua biểu đồ xu hướng doanh thu và giá trị sản lượng qua 8 năm vừa qua, ta thấy doanh thu và giá trị sản lượng biến đổi theo chiều hướng khả quan hơn. Cả doanh thu và giá trị sản lượng đều tăng trong những năm qua, điều này chứng tỏ công ty đang trên đường phát triển và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai không xa.
Đến năm 2005 cả doanh thu và giá trị sản lượng đã tăng lên, nhưng năm 2006 thì doanh thu lại giảm.Có kết quả này là do lãnh đạo công ty đã quyết định chuyển doanh nghiệp sang cơ chế hoạt động mới- hình thức cổ phần hoá.Tuy nhiên đây chỉ là một sự biến động nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận thu về của doanh nghiệp vẫn tăng đều qua các năm.
Chương 2
Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần
Xây dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá.
I. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu xây lắp của Công ty.
1. Đặc điểm về sản phẩm và thi trường.
Là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng, sản phẩm của công ty khá đa dạng: các công trình xây dựng, các loại nguyên vật liệu, các dịch vụ tư vấn.Chúng là những hàng hoá có tính đặc thù, khác với các hàng hoá thông thường.
Nếu căn cứ vào bản chất tự nhiến của sản phẩm, cơ cấu ngành và quá trình sản xuất, những nhân tố quyết định nhu cầu, phương thức xác định giá thì nhìn chung có các đặc điểm sau:
+ Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý địa chất nơi công trình xây dựng. Mỗi sản phẩm xây dựng được tiến hành đơn chiếc, không thể sản xuất hoàn chỉnh từng sản phẩm xây dựng để sau đó mang ra thị trường bán hoặc trao đổi.Cùng một loại công trình tại những địa điểm và thời gian khác nhau thì phương pháp và các thao tác thi công là không giống nhau nên khó tiến hành việc thống nhất hoá, điển hình hoá các mẫu sản phẩm và các công nghệ chế tạo sản phẩm.
+ Chịu ảnh hưởng của những đặc điểm địa lý, văn hoá- xã hội: Sản phẩm xây dựng bao giờ cũng gắn liền trên một địa điểm, địa phương nhất định nên nó phải thích ứng với mọi điều kiện cụ thể của địa phương đó về khí hậu thời tiết, môi trường phong tục tập quán của địa phương dẫn tới việc chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như khảo sát, thiết kế, phương pháp thi công và ảnh hưởng đến kinh tế kỹ thuật. Đặc điểm thi công xây dựng là không ổn định, ảnh hưởng lớn đến chuyên môn hoá cũng như nâng cao năng suất lao động. Gây không ít khó khăn về ăn ở, đi lại, quản lý và bố trí sử dụng lao động.
+ Là loại được xây dựng và sử dụng tại chỗ, vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài. Đặc biệt đối với các công trình lớn, do thời gian thi công và chi phí sản xuất lớn nên vốn của chủ đầu tư và nhà thầu bị ứ động tại công trình, doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, những biến động của giá cả. Điều này đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý sản xuất.
+ Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu và kiến trúc giống nhau, chi phí sản xuất sản phẩm cũng có sự khác nhau về lao động sống, lao động quá khứ. Vì thế việc xác định chi phí sản xuất cũng như xác định giá cả sản phẩm có nhiều khó khăn hơn so với nghiên cứu, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả của các sản phẩm hàng hoá công nghiệp. Khả năng xây dựng các mức chi phí cho sản phẩm xây dựng bị hạn chế rất nhiều.
+Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị máy thi công và lực lượng lao động phục vụ thi công mỗi công trình rất khác nhau, thay đổi theo tiến độ thi công. Hoạt động xây dựng do nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động ngành nghề khác nhau đồng thời trên một mặt bằng và không gian khá rộng lớn. Trong đó có nhiều công việc vận chuyển nặng nhọc. Các hoạt động được tiến hành chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy công ty phải chú ý phối hợp tiến độ giữa các công đoạn, đơn vị, giữa các mùa thời tiết để đảm bảo chất lượng, tránh đào bới đục phá, làm lại và tránh lãng phí thời gian do phải chờ đợi nhau hoặc do khó khăn về thời tiết .
+ Sản phẩm liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế chế tạo sản phẩm và cả về phương diện sử dụng công trình.
+ Phần lớn các công trình nằm rải rác khắp nơi do đó sản xuất không ổn định, tính linh động cao.
Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt trong công tác đấu thầu, như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực của Công ty tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc làm. Gây ảnh hưỏng lớn đến năng lự trong đấu thầu cũng như khả năng trúng thầu của Công ty.
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh mạnh. Các công ty xây dựng đã phát triển cả về chất lượng và yêu cầu mỹ thuật công trình. Địa bàn hoạt động của công ty thường trên địa bàn thành phố Hà Nội và Bắc ninh.Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhà nướcquản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao trong lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi, tạo dựng cho đượ uy tín lớn trên thị trường trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của Công ty. Có được bộ máy chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới sẽ tạo ra những thế mạnh vô cùng to lớn không chỉ trong hoạt động đấu thầu mà trong toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hóa, thay mặt nhà nước quản lý hoạt động của công ty và chịu sự phát triển của Công ty theo nhiệm vụ được giao.
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, các kỳ họp của Hội đồng xét và quyết định hay nghị quyết cho tổng giám đốc thực thi trong quá trình điều hành mọi hoạt động của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ngườI chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy giúp việc của Công ty và con dấu của Công ty để thực hiện nhiệ vụ của Hội đồng.
Quyết định 457 BXD/TCLĐ cũng quy định rất rõ về quyền lợI và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị trước Nhà nước, Bộ Xây dựng và trước pháp luật về mọi quyết định, nghị định của Hội đồng quản trị về những nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công đảm nhiệm.
Ban kiểm soát: Hội đồng quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp cho hội đồng thực hiện kiểm tra, giám sát giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, chấp hành điều lệ Công ty, nghị quyết, nghị định của hội đồng quản trị.Quyết định 457 BXD/TCLĐ còn qui định rõ về số lượng, cơ cấu thành viên, tiêu chuẩn, quyền lợi và chế độ của thành viên Ban kiểm soát để thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2.2. Giám đốc và bộ máy giúp việc:
Giám đốc công ty (nguyễn Văn Hiển) là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý chỉ đạo điều hành chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời cùng với kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Giúp việc cho Giám đốc có Phó Giám đốc xây dựng, phó Giám đốc hạ tầng và phó giám đốc vật liệu xây dựng quản lý phòng cơ giới, có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời điều hành hoạt động kinh doanh khi Giám đốc đi vắng. Trong Công ty có 3 phó giám đốc, bao gồm:
Phó giám đốc xây dựng: Trực tiếp quản lý phòng KCS và phòng xây dựng.
Phó giám đốc hạ tầng.
Phó giám đốc vật liệu xây dựng quản lý phòng cơ giới.
Giúp việc Hội đồng quản trị và giúp việc Giám đốc trong việc tham mưu quản lý, điều hành công việc cụ thể là bộ máy văn phòng, các ban chuyên môn nghiệp vụ. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và biên chế lao động của văn phòng và ban chuyên môn nghiệp vụ do giám đốc quyết định theo phưong án phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty.
Tổng giám đốc trực tiếp quản lý 4 phòng ban:
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng kế hoạch.
Phòng Kế toán tài chính.
Văn phòng.
Căn cứ vào nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ được giao các trưởng và phó phòng nghiệp vụ là ngườI chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các phó giám đốc việc điều hành hoạt động và kết quả công tác của phòng chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các phòng ban được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết và gắn bó hữu cơ với nhau, công viêc các phòng ban này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các phòng ban khác.
2.3. Đơn vị thành viên của Công ty.
Là đơn vị trực thuộc Công ty có quyền tự chủ kinh doanh theo cấp của Công ty chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty. Công ty chịu trach nhiệm cuốI cùng về các nghĩa vụ về tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.
Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
PHÓ GIÁM ĐỐC HẠ TẦNG
P.KH KỸ THUẬT DỰ THẦU
P.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH -KT
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P.TỔNG HỢP
Công trường xây dựng số 4
Công trường xây dựng số 3
Đội xây dựng số 4
Đội xây dựng số 3
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 1
Công trường xây dựng số 2
Công trường xây dựng số 1
Xí nghiệp xây dựng số 4
Xí nghiệp xây dựng số 3
Xí nghệp xây dựng số 2
Xí nghiệp xây dựng số 1
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY
BAN AN TOÀN
P.DỰ ÁN
P.K.T THI CÔNG
P.KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG
P.KD THƯƠNG MẠI
PHÓ GIÁM ĐỐC XÂY DỰNG
PHÓ GIÁM ĐỐC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị có vai trò vô cùng lớn trong ngành xây dựng. Chủ đầu tư luôn mong muốn công trình được đảm bảo chất lượng cao. Mà chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bi sử dụng để thi công.(Bên cạnh sự phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu sử dụng)
Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của Công ty.
Đơn vị:Chiếc
TT
Chủng loại
2003
2004
2005
1
Máy ủi
37
40
40
2
Máy xúc lật
11
12
12
3
Máy đào bánh lốp
07
09
10
4
Máy đào bánh xích
27
31
31
5
Ô tô tự đổ
125
125
125
6
Máy san
08
08
08
7
Đầm rung WS 500
02
02
02
8
Đầm SAK AI
03
03
03
9
Đầm lốp
03
03
03
10
Máy lu
14
14
14
11
Máy khoan đá
17
17
17
12
Máy nén khí
16
16
16
13
Máy đóng cọc
21
21
21
14
Máy đóng cọc rung
04
04
04
15
Máy đóng cọc bản nhựa
01
01
01
16
Máy ép cọc cừ KGK 130
01
01
02
17
Máy khoan cọc nhồi
02
03
05
18
Trạm trộn bê tông
05
06
06
19
Trạm trộn cấp phối
02
02
02
20
Trạm trộn bê tông nhựa
02
02
02
21
Máy trộn bê tông
15
15
15
22
Máy rải bê tông nhựa
02
02
02
23
Xe bơm bê tông
04
04
04
24
Máy nghiền đá
05
06
07
25
Máy cắt bê tông
03
03
03
26
Bơm cố định
03
03
03
27
Xe vận chuyển bê tông
06
06
06
28
Cần cẩu tháp
(MC80, K31E…)
05
05
05
29
Cần cẩu (ADK, Krupp…)
12
13
15
30
Máy căt tôn
02
02
02
31
Các thiết bị phụ
57
60
65
32
Sản xuất khác
14
16
16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá 3 năm 2003-2005)
Với gần 500 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2003-2005, Công ty có thể đáp ứng moi nhu cầu của các công trình về thiết bị thi công, đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật yêu cầu. Việc nâng cao năng lực thiết bị kỹ thuật của công ty có liên quan nhiều đến hoạt động đấu thầu và xây lắp. Công ty cần xác định đúng mức độ trang bị cơ giới, các loại máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của từng công trình và có các biện pháp quản lý, đại tu sửa chữa kịp thời để nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị.
4. Đặc điểm về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong xây dựng cơ bản là những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thi công, là yếu tố quyết định đến chất lượng, giá cả sản phẩm đến khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng. Mỗi một công trình lại đòi hỏi một loại nguyên vật liệu khác nhau và do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng ở các địa bàn khác nhau nên về nguyên vật liệu của Công ty phải huy động ở nhiều địa phương khác nhau nơi có công trình. Những nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho thi công ở công trường gồm các loại đá, sắt, thép, xi măng. Các loại vật liệu này tuỳ thuộc vào từng công trình nhưng thường có khốí lượng rất lớn.
Tuỳ từng loại, từng địa điểm mà Công ty lựa chọn các nhà cung ứng khác nhau để có được chi phí thấp nhất. Nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên thực thể công trình và thường chiếm khoảng 60-80% giá trị công trình. Trong cơ cấu giá thành, cơ cấu vốn lưu động với chức năng là tài sản lưư động, giá trị nguyên vật liệu cũng chiếm khoảng 60%. Như vậy nguyên vật chiếm một vị trí quan trọng trong thiết kế, đấu thầu và thi công công trình. Nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính, vật lỉệu phụ, nhiên liệu phụ tùng cần cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Các loại vật liệu sử dụng phục vụ cho thi công thường được mua từ bên ngoài về nhập kho. Riêng đối với một số vật liệu như đá, cát, sỏi sử dụng trực tiếp ngay tại công trình nhưng cuối tháng kế toán đội hay chủ công trình phải về phòng vật tư làm thủ tục nhập xuất cho công trình.
Hoạt động cung ứng và tồn kho: Khi Công ty có nhu cầu về vật tư thi công thì sẽ có cán bộ phụ trách công việc tìm hiểu thị trường vật tư nghiên cứu và đệ trình cho việc ký kết các hợp đồng mua vật tư. Việc kiểm tra các sản phẩm mua vào được tiến hành trong quá trình mua, nhập hàng theo thống nhất giữa Công tty và nhà cung ứng. Để tránh sử dụng nhầm lẫn trong quá trình lưu kho, sản xuất và quản lý một cách khoa học các loại vật tư thiết bi trong kho, Công ty quy định các kho vật tư của Công ty và các kho tạm tại công trường phải được sắp xếp khoa học, áp dụng hệ thống ký hiệu, tên, quy cách khiến cho việc sắp xếp, bảo quản, xuất nhập kho thuận lợI, dễ dàng nhận biết định dạng, nguồn gốc khi cần thiết. Số liệu thống kê luôn được coi trọng giúp cho việc quản lý rõ ràng, khi cần thết phải có ngay.
5. Đặc điểm về lao động.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc cơ bản sáng tạo nên các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh bất cứ chủ đầu tư nào cũng muốn được cộng tác với nhà thầu có đội ngũ cán bộ nhân viên có trinh độ học vấn cao, công nhân lành nghề. Đây là điều kiện tốt nhất để Công ty nâng cao uy tín đối với chủ đầu tư , tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
5.1. Tình hình lao động trong Công ty.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng thường không ổn định, thây đổi theo mùa vụ, thay đổi theo số lượng các công trình và phải làm ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc cần rất nhiều lao động và có lúc cần ít lao động, khi đó số lượng lớn lao động phải nghỉ việc. Do vậy việc thực hiện chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là một nhân tố quan trọng nhất quyết định Công ty có thắng thầu hay không. Công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, có trình độ cao thì Công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công trình lớn. Năng lực nhân sự của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Năng lực nhân sự của Công ty.
TT
Ngành nghề
2003
2004
2005
I
Kỹ sư
250
265
270
A
Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
105
110
110
B
Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi
85
90
90
C
Ngành nghề khác.
60
65
70
II
Công nhân kỹ thuật bậc 3 trỏ lên.
1240
1245
1300
A
Công nhân cơ giới.
556
558
570
B
Công nhân xây dựng
632
635
645
C
Công nhân kỹ thuật khác
52
52
85
III
Lao động khác
275
295
320
Nguồn:Phòng nhân sự.
Biểu đồ 1:Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2003-2005.
Năm 2003 :
Năm 2004
Năm 2005
Nhận xét: Lao động trong Công ty là hoàn toàn hợp lý và ổn định. Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động của Công ty ( năm 2003: 71%, năm 2004: 69%, năm 2005: 70%) là những lao động chính, trực tiếp tham gia vào thi công các công trình mà Công ty đã thắng thầu, những công nhân này được đào tạo chính quy, qua trường lớp nên tay nghề rất cao và nhiều kinh nghiệm. Trong đó công nhân cơ giới và công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất ( khoảng 65%). Đây là cơ cấu hợp lý và giá trị xây dựng chiếm khoảng 70% giá trị Tổng sản lượng. Đội ngũ kỹ sư chỉ chiếm 14%-15% trong cơ cấu lao động của Công ty nhưng là những cán bộ có trình độ học vấn cao, tư duy tốt, năng động… chủ yếu đã tốt nghiệp các trường ĐH có uy tín trong nước như Trường ĐH Xây Dựng HN, ĐH Kiến Trúc HN… Đội ngũ kỹ sư này có nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình, giám sát thi công, tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lược và kế hoạch cho Công ty.
5.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo.
Tuyển dụng: Khi phát hiện thấy nhu cầu về bổ sung lao động, đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính lên kế hoạch tuyển dụng và trình lên Giám đốc phê duyệt. Tiếp đó triển khai thực hiện, đó là: đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm để báo cáo Hội đồng quản trị; Thông báo tuyển dụng; nhận hồ sơ, tổ chức phỏng vấn, thi tuyển; báo cáo kết quả cho cấp lãnh đạo; ký hợp đông lao động ngắn hạn nếu đủ tiêu chuẩn, thử việc; Nếu đủ năng lực thì ký tiếp hợp đồng dài hạn 3-5 năm hoặc hợp đồng không xác định kỳ hạn. Công ty có các chế độ quy định trong hợp đồng lao động cũng như tuân thủ các yêu cầu theo luật định về mức lương cơ bản, số ngày nghỉ phép…
Đào tạo: Để không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới. Mặt khác, trong thời gian hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất mạnh, để tồn tại và phát triển được đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nội lực mạ._.nh. Trong đó quan trọng là nguồn nhân lực, vì vậy Công ty thấy rõ cần phải tiến hành đào tạo thường xuyên vớí các loại hình đào tạo sau:
- Gửi đi học: Đây là hình thức đào tạo doanh nghiệp cử ngưòi đi học các lớp, các khoá bên ngoài tại các viện, trường, cơ sở, trung tâm đào tạo.Trong thời gian học tập, Công ty cho cán bộ đi học được hưởng lương theo chế độ của Công ty và đồng có hỗ trợ về tiền học phí cũng như là tiền sinh hoạt phí. Khi kết thúc khoá học thì học viên phải nộp văn bằng, chứng chỉ cho phòng Tổ chức để quản lý, xem xét và có thể được bố trí công tác ngay, hoặc đề bạt lên chức vụ nếu thấy có đủ năng lực và kỹ năng làm việc.
- Đào tạo tại chỗ: Đó là hình thức cho mời ngưòi dạy về mở lớp ngay tại doanh nghiệp cho những cán bộ có nhu cầu theo học. Cuối kỳ có kiểm tra, Kết quả kiểm tra sẽ được gửi lên lãnh đạo xem xét quyết định, phục vụ cho công tác bố trí, sắp xếp lao động sau này.
- Đào tạo theo định kỳ: Đây là các cuộc thi nâng bậc do Công ty tổ chức . Theo đó, các công nhân viên tham gia học thi, kết quả sẽ dược xét để nâng bậc thợ, từ đó soát xét để làm cơ sở cho quyết định nâng lương, thưởng.
6. Đặc điểm về tài chính.
Bảng 5: Năng lực tài chính của Công ty.
Đơn vị tính:Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1.Tổng số tài sản có
189.200
192.000
204.726
2. Nguyên giá TSCĐ
38.570
42.629
45.276
3. Giá trị còn lại của TSCĐ
24.231
25.600
27.915
4. Tài sản có lưu động
132.210
138.245
140.351
5. Tổng tài sản nợ
139.240
159.500
163.000
6. Tổng số nợ lưu động
121.300
102.612
120.000
7. Lợi nhuận trước thuế
9.800
10.560
12.490
8. Nộp ngân sách
2.146
2.562
2.790
9. Lợi nhuận sau thuế
6.654
7.998
9.700
10. Vốn lưu động
28.230
25.489
31.249
11. Doanh thu
135.250
139.000
142.000
12. Doanh thu thuần
132.261
139.000
142.000
13.Tổng thu nhập
142.200
145.230
151.520
14. N.Vốn CSH
78.439
98.731
105.727
15. N.vốn KD
37.100
38.120
40.531
16. Tổng sản lượng
145.278
162.146
180.035
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm 2003-2005.
Năng lực tài chính của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dựng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của Công ty. Sức mạnh vốn và tài chính là tiêu chí để chủ đầu tư tin tưởng. Khả năng về vốn và tài chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu mạnh hay yếu. Nếu Công ty có khả năng mạnh về vốn, có đủ sức đảm bảo ứng vốn thi công ngay cả trong trường hợp chủ đầu tư không thanh toán trước thì uy tín trên thị trường và khả năng trúng thầu là rất lớn. Có được sức mạnh về vốn cho phép Công ty tiến hành các biện pháp, các chính sách marketing đòi hỏi sự tốn kém, nó đảm bảo chhi phí cho Công ty để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình đấu thầu. Thứ hai nó cho phép Cong ty mua sắm, nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, nó tạo sự tin tưởng cho chủ đầu tư với Công ty khi biết mình làm ăn với đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên.
Từ bảng trên, ta thấy doanh thu của công ty vẫn giữ nguyên mức ổn định với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7%. Nhưng tổng nợ là rất lớn, phần vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Hơn nữa vẫn còn nhiều những khoản phải thu và nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay Công ty đã đạt được thành tích như thế là có thể chấp nhận được và vẫn có thể coi là có thuận lợi vè tài chính trong đấu thầu.
Biểu đồ 2: Tổng sản lượng của Công ty giai đoạn 2003-2005.
2005
2004
2003
Bảng 6: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2003-2005.
Đơn vị: Triệu đồng.
TÀI SẢN
2003
2004
2005
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
121.995,5
149.599
154.825
I. Tiền
5.230
5.614
6.112
II. Các khoản tài chính đầu tư ngắn hạn
2.100
2.140
2.670
III. Các khoản phải thu
62.453
70.489
81.469
IV. Hàng tồn kho
43.762
62.156
53.174
V. Tài sản lưu động khác
8.450
9.200
11.400
VI. Chi sự nghiệp
0.5
-
-
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
38.007
41.961
46.042
I.Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Hao mòn luỹ kế
38.570
38.570
13.239
42.629
42.629
17.029
45.276
45.276
17.351
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
11.500
13.450
14.946
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2.256
2.891
3.161
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
20
20
20
Tổng cộng tài sản
160.002,5
191.560
200.867
NGUỒN VÔN
A.Nợ phải trả
81.563,5
92.829
95.140
Nợ ngắn hạn
55.810
60.450
59.785
Nợ dài hạn
23.568
28.264
31.257
Nợ khác
2.185,5
4.115
4.098
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
78.439
98.731
105.727
Nguồn vốn quỹ
67.235
91.572
95.470
Nguồn kinh phí
11.204
7.159
10.257
Tổng cộng nguồn vốn
160.002,5
191.560
200.867
Nguồn:Phòng tài chính
Từ bảng cân đối kế toán trên, về mặt Tài sản ta thấy Tài sản lưu động của Công ty là tương đối lớn và tăng đều trong 3 năm. Nhưng các khoản phải thu lại quá lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Công ty. Về Nguồn vốn, nợ phải trả của Công ty chiếm 51% Tổng nguồn vốn năm 2003; 48,5% năm 2004; 47,4% năm 2005 nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu, điều này tạo thuận lợi Công ty chủ động về vốn và phát triển trong những năm tới.
Về tài sản cố định, Công ty theo dõi tình hình tăng giảm qua nguyên giá và mức độ khấu hao. Số liệu cho thấy Công ty không ngừng thay mới máy móc thiết bị, tái đầu tư nên nguyên giá tài sản cố định không ngừng tăng, cùng với nó là mức độ khấu hao, như năm 2003 nguyên giá là 38.570 triệu đồng, khấu hao 13.239 triệu đồng thì đến năm 2004 nguyên giá đã tăng lên 42.629 triệu đồng và khấu hao lên tới 17.029 triệu đồng và năm 2005 nguyên giá là 45.276 triệu đồng cùng với khấu hao tăng lên 17.351 triệu đồng. Đồng thời ta thấy sức sinh lợi, sức sản xuất tương đối tốt.
Năng suất lao động của Công ty cũng tăng đều trong 3 năm chứng tỏ Công ty sử dụng lao động là hợp lý và tiết kiệm.
Ngoài ra, Công ty trong các năm qua cũng đă chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước, điều đó thể hiện qua việc Công ty đã có các bảng kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước. Đồng thời thì lợi nhuận của Công ty sau khi đã trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã được phân phối theo đúng chế độ hạch toán, đó là phân phốI cho người lao động qua các quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Một phần được đưa vào vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, quỹ đầu tư triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…
II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.
1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Lực lượng thứ nhất trong số 5 thế lực cạnh tranh của mô hình M.Porter là quy mô cạnh tranh trong số các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sản xuất. Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tại địa bàn Hà Nội.
Tổng công ty xây dựng Sông đà.
Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Công ty xây dựng Bạch Đằng.
Công ty xây dựng nhà Đống Đa.
Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng- Hà Nội.
Công ty xây dựng hàng không.
Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thi trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với Công ty có thể xét trên các mặt sau:
Cạnh tranh về giá bỏ thầu .
Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu. Chưa tính dến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp là nhà thầu có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao.Mối quan hệ giữa mức giá thầu và xác suất trúng thầu có thể biểu diễn trong sơ đồ sau đây:
Xác suất
trúng thầu
Mức giá dự thầu
Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa mức giá và xác suất trúng thầu.
Trong hầu hết các công trình mà Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tham gia, nếu có sự góp mặt của Công ty xây dựng 492- BQP thì đây là đối thủ cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực tài chính. Công ty xây dựng 492- BQP luôn có giá chào thầu thấp hơn so với Công ty xây dựng – thương mại và dịch vụ văn hoá, điều kiện tính dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn. Vì vậy, mà Công ty cần phải đưa ra mức giá bỏ thầu hợp lý và không nên đối đầu trực tiếp với các Đại gia.
Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu phải có thế mạnh riêng của mình. Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá với giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thế mạnh của Công ty, nhưng không phải vì thế mà Công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để thắng thầu, các đối thủ của Công ty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm các thông tin cần thiết để có cơ sở đưa ra các biện pháp thi công ưu việt nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư, vì vậy không phải công trình nào Công ty cũng là người đưa ra biện pháp và tiến độ tốt nhất.
Như vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham gia đấu thầu xây lắp thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với Công ty thể hiện trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ thuật.
2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Lực lượng thứ hai cần phân tích là phán đoán đối với doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe doạ cho các doanh nghiệp hiên tại. Vì vậy, các doanh nghiệp hiên tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì có càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trưòng và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Nhưng đối với ngành xây dưng thì khả năng gia nhập ngành là tương đối khó vì ngành này đòi hỏi vốn lớn.
Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở đây chủ yếu là các công ty đang hoạt động trong ngành, nhưng thường là các Công ty xây dựng tại các địa phương mà Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tham gia đấu thầu và các công ty tại địa bàn Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh (chi nhánh của Công ty ở trong đó) có tiềm lực tài chính, đội ngũ lao động…còn kém của Công ty. Cụ thể, các Công ty ngay trên địa bàn Hà Nội: Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp, Công ty xây dựng số 4 hà Nội, Công ty xâydựng 492-Bộ quốc phòng…
Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá chưa lường trrước dược, Công ty chỉ đương đàu với họ khitham gia đấu thầu công trình tại các địa phương. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ sở UBND tỉnh Vĩnh phúc thì do Công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc nên đã trượt thầu.Rút kinh nghiệm từ thất bại này, khi tham gia đấu thầu xây dựng tại tỉnh Bắc Ninh, Công ty đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ dầu tư và các cơ quan địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại địa phương… Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu sẽ dễ trúng thầu hơn.
Còn các Công ty là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty tại địa bàn Hà Nội, thì hiện tại họ yếu hơn ta về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực… nhưng nếu Công ty không tiếp tục nâng cao, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng như khả năng huy động vốn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên thì đến một lúc nào đó các Công ty này sẽ vượt lên trên Công ty và họ sẽ trúng thầu khi trực tiếp đối đầu với ta là điều tất yếu.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu thầu và tự nâng cao năng lực của Công ty mỗi ngày. Hiệu quả của liên danh là: một mặt năng lực của Công ty trong liên danh đã được nâng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng trúng thầu cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty
3. Các nhà cung cấp đầu vào.
Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp nguyên vật liệu cho thi công.Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá, vấn đề đầu vào có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thắng thầu của Công ty trên các mặt:
3.1. Ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu.
Nếu Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá có nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giá của Công ty sẽ thuận lợi hơn.Công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá cả trên thị trường. Như vậy khi tính giá cho thực hiện công trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại nguyên vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lý nhất.Ngược lại, nếu Công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên, Công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho thực hiện thi công ( thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào..) thì khi tính giá sẽ gặp những khó khăn nhất định như: Đưa ra giá dự thầu cao hay thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương. Như vậy, sẽ không có gì bảo đảm mức giá đưa ra là hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nàh cung cấp nguyên vật liệu có thể gây ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu của Công ty. Ở đây có nhiều khía cạnh cần được xét đến. Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty một cách ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên. Công ty đã bị đặt trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấp khác. Nếu Công ty chọn con đường thứ nhất thì khi lập dự toán giá thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà thầu khác, như vậy sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của mình. Nếu lựa chọn con đường thứ hai Công ty sẽ đối đầu với ruỉ ro: Một là sử dụng đơn giá của Nhà nước, có thể đơn giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là tìm nguồn cung cấp của nhà cung cấp thông qua bảng giá chào thầu của nhà cung cấp, Công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi là các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Công ty. Tóm lại, xét về giá cả cạnh tranh, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với Công ty có thể diễn ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.
3.2. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư. Nếu Công ty có các nguồn đầu vào cung cấp ổn định, luôn bảo đảm kịp thời khi cần thiết thì sẽ bảo đảm được tiến độ thi công, không những rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn được tiến độ thi công ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
Ngược lại, nếu như Công ty không có cơ sở để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn đầu tiên. Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn cung cấp vật tư không được cung cấp thương xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được bảo đảm như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tốI kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ thi công là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó kăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranhcủa Công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Vì vậy, chữ “tín” đối với Công ty là rất quan trọng.
Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến nhà thầu là rất lớn, nó có thể làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu.Vì vậy, điều cần thiết là Công ty phải bảo đảm hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định.
4. Khách hàng.
Theo phân tích của M.Porter, khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty ở chỗ: Khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn so với cùng một mức giá và Công ty phải đáp ứng được các yêu cầu đó nếu muốn trúng thầu. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua đem lại từ khối lượng mua lớn hoặc người mua nắm được những thông tin về Công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép cho Công ty. Ảnh hưởng từ phía khách hàng đối với khả năng trúng thầu của Công ty cũng rất lớn và nó luôn tồn tại.
Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty tham gia đấu thầu phải thực hiện những gì mà chủ đầu tư yêu cầu. Các yêu cầu này được thể trong hồ sơ mời thầu thônhg qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu Công ty không đáp ứng được yêu cầu đó thì khả năng nhà thầu được chọn trong trường hợp này là rất thấp.Tuy nhiên các yêu cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của công trình… Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Công ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp với thế mạnh của Công ty thì Công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Công ty trong gói thầu đó. Ngược lại nếu năng lưcj của Công ty không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu mà biện pháp mà Công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công… không mang tính cạnh tranh cao, không bảo đảm thắng lợi trong đấu thầu. Hoặc nếu Công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khác thì năng lực cạnh tranh của Công ty cũng giảm xuống.
Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng lực của Công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù hợp hay không của năng lực Công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do Công ty đề xuất như về tài chính, kỹ thuật…và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Công ty trong tham gia đấu thầu.
Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư và Công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giớI hạn trong 10 nhà thầu trở xuống ( trừ những dự án quốc tế có tính chất quan trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham gia đấu thầu, Công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các nhà thầu khác, Như vậy sức cạnh tranh của Công ty sẽ được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của Công ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Công ty là đơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác.
Khi nói đến quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu ta không thể bỏ qua các đối thủ có quan hệ tốt với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Công ty sẽ gặp khó khăn vóí đơn vị đó bởi vì chủ đầu tư có sự ưu tiên hơn cho đơn vị này mặc dù giải pháp do hai bên đề ra có thể là tương tự như nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết. Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể có những thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Công ty lại không có được những thông tin này là một bất lợi trong cạnh tranh.
Như vậy, khả năng trúng thầu của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Công ty với yêu cầu của chủ đầu tư: Mối quan hệ giữa Công ty với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp. Khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng, yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Công ty cần không ngừng nâng cao năng lực của mình, đông thời tănng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Công ty tham gia đấu thầu.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.
1. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty.
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và dự đoán đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Và cũng như các Công ty xây dựng khác, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá cũng tuân theo quy trình đấu thầu sau:
Giai đoạn sơ tuyển.
-Nộphồ sơ pháp nhân của Công ty xin dự sơ tuyển
- Mua hồ sơ mời thầu.
Sơ đồ4: Trình tự đấu thầu trong nước.
Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu.
Soạn thảo tài liệu đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Các ứng thầu thăm công trường.
Sửa bổ sung tài liệu đấu thầu.
Nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu.
Mở và đánh giá đơn thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu.
Công bố trúng thầu và nộp bảo lãnh hợp đồng.
Ký hợp đồng giao thầu.
1.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ xây lắp của Công ty bao gồm:
Công ty thực hiện theo nghị định số 88/1999/NĐ_CP.
Các nội dung về hành chính, pháp lý.
Đơn dự thầu hợp lệ ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của Công ty.
Bảo lãnh dự thầu.
Các nội dung về kỹ thuật.
Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.
Tiến độ thực hiện hợp đồng.
Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.
Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
Các nội dung về thương mại, tài chính.
Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.
Điều kiện tài chính (nếu có)
Điều kiện thanh toán.
1.2. Lập phương án thi công cho gói thầu.
Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình”. Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí mặt bằng, các chuyên gia kỹ thuật lập hồ sơ, thiết kế các bản vẽ và lập phương án thi công cho công trình.
Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu của Công ty. Vì vậy việc lập các phương án thi công công trình cần phải thực hiện kỹ càng, cẩn thận, và phải tính dến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặt chẽ của phương án. Thường những dự án đấu thầu do Công ty tham gia sẽ có bản vẽ hoặc thiết kế sẵn của bên mời thầu. Công ty sẽ xem xét bản thiết kế này và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh, đây là cơ sở để nâng cao uy tín của Công ty đối với chủ đầu tư.
1.3. Công tác xác định giá bỏ thầu.
Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ dự thầu thì điểm cho giá thầu thường chiếm tỷ lệ 50%. Trong thực tế có những doanh nghiệp xây dựng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng nhưng đã quyết định không ký hợp đồng hoặc không thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nguyên nhân thực tế này có nhiều nhưng có một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là việc tính giá bỏ thầu xây dựng không hợp lý. Giá bỏ thầu hợp lý là mức giá phải vừa được chủ đầu tư chấp nhận nhưng phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và đạt được mức lãi như dự kiến của doanh nghiệp xây dựng. Do đó việc xác định giá bỏ thầu xây dựng một cách hợp lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với Công ty khi tham gia đấu thầu.
Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư và thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường căn cứ vào các định mức mà Nhà nước quy định. Do đó, khi lập giá dự thầu Công ty cũng phải căn cứ vào các định mức mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm xây dựng, phụ thuộc vào phương án thi công của Công ty. Vì vậy, không thể thống nhất cách tính giá dự thầu cho các công trình mà Công ty chỉ có thể dựa trên một nguyên tắc tính toán chung sau đó có điều chỉnh cho phù hợp với từng loại công trình. Việc tính giá bỏ thầu được tính cho công trình, từng công việc cụ thể sau đó tổng hợp lại thành giá bỏ thầu.
Về nguyên tắc, giá dự thầu đựơc tính toán dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu. Tính toán những khối lượng chính theo Bản vẽ TK- TC được giao so sánh với tiên lượng mời thầu, nếu phát hiện có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét và bổ sung.
Giá gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào đơn giá XDCB số 24/1999/QĐ- UB của thành phố Hà Nội. Dựa trên mặt bằng giá vật liệu chung tại thời điểm xây dựng đơn giá.
Nội dung chi tiết của giá dự thầu một công trình xây dựng của Công ty gồm các khoản mục sau:
Chi phí trực tiếp.
Chi phí chung.
Thu nhập chịu thuế tính trước.
a. Chi phí trực tiếp của các loại công tác.
Loại chi phí này bao gồm: Các loại chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí vật liệu.
Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ- kỹ thuật căn cứ vào bảng tiên lượng khối lượng công tác của chủ đầu tư, định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu địa phương có công trình để xác định giá chi phí vật liệu. Chi phí vật liệu trong giá dự toán bỏ thầu phụ thuộc vào khối lượng công trình xây lắp. Đồng thời nó cũng phu thuộc vào chi phí vận chuyển và chênh lệch giá vật liệu giữa thực tế và đơn giá định mức và Công ty cũng đã lập riêng một đớn giá để áp dụng việc chi đấu thầu của Công ty. Công ty xác định chi phí vât liệu:
VI= åQi x Dvi
Trong đó:
Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i.
Dvi: Chi phí vật liệu trong đơn giá của Công ty dự toán xây dựng của công việc xây lắp thứ i do Công ty lập.
Chi phí máy thi công.
Chi phí này được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ xây dựng ban hành ( quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998) . Trong đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy móc, thiết bị thi công được tính như chi phí nhân công. một số các chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca máy, thiêt bị thi công ( như xăng, dầu, điện năng…) chưa tính giá trị gia tăng đầu vào.
Công tác xác định chi phí máy thi công:
M= åQi x Dmi
Trong đó:
Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i.
Dmi: Chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của Công ty lập trên năng lực thực tế máy móc thiết bị của mình.
Chi phí nhân công.
Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu thuê nhân công ngoài dựa vào mặt bằng giá nhân công tại vị trí của công trình.
Chi phí nhân công (ký hiệu là NC) được tính theo công thức:
NC= åQi x Dni (1+ F/h1n+ F/h2n)
Trong đó:
Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i.
Dni: Chi phí nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc thứ i do công ty lập.
F1: Các khoản phụ cấp tính theo lương( nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn xây dựng hiện hành.
F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
H1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
H2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
b. Chi phí chung:
Loại chi phí này được tính theo tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công trong giá dự toán bỏ thầu cho từng loại công trình hoặc lĩnh vực xây dựng chuyên ngành theo quy định của Bộ xây dựng.
C= P x NC
Trong đó:
C: chi phí chung.
NC: Chi phí nhân công.
P: Định mức chi phí chung (%) cho các loại công trình.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước.
Trong giá trị dự toán bỏ thầu, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ phần trăm(%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung cho từng loại công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31929.doc