Tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu trong h.động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần Du lịch & Thương mại (TKV): MỤC LỤC
2.3. Thực trạng hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty trong thời gian qua 48
2.3.1. Quy trình dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty 48
2.4.2 Kết quả hoạt động đấu thầu của công ty thời gian qua 54
2.4.3 Chủng loại và chất lượng máy móc thiết bị mà Công ty thường cung cấp: 62
2.4. Ưu điểm và hạn chế trong hoạt động dự thầu của Công ty: 62
2.4.1 Ưu điểm 62
2.4.2 Nhược điểm 64
2.5. Một số nguyên nhân dẫn đến trượt thầu trong đấu thầu cung cấp máy móc thiết ... Ebook Nâng cao khả năng thắng thầu trong h.động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần Du lịch & Thương mại (TKV)
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu trong h.động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần Du lịch & Thương mại (TKV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị của Công ty 65
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phẩn Du lịch và Thương mại – TKV 69
3.1. Định hướng phát triển của ngành than trong thời gian tới: 69
3.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới (2008- 2010) 70
3.2.1. Mục tiêu tổng quát: 70
3.2.2 Mục tiêu cụ thể: 70
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV 73
3.3.1. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu 74
3.3.2. Nâng cao tiềm lực tài chính 75
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên 76
3.3.4. Xây dựng chính sách marketing thích hợp, mở rộng thị trường, tăng cường và quảng bá về hình ảnh, uy tín của Công ty. 78
3.3.5. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 78
3.3.7. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán 81
3.3.8. Củng cố và nâng cao các mối quan hệ kinh tế 81
3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 82
KẾT LUẬN 84
LỜI NÓI ĐẦU
Để quán triệt nguyên tắc " HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ", nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với thực tế, có được cái nhìn tổng hợp, giúp cho sinh viên chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường, hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.
Hoạt động đấu thầu đã trở nên khá phổ biến và đang phát huy những hiệu quả tích cực trong việc tìm kiếm những nhà thầu có năng lực thực hiện các dự án một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Đấu thầu không những tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực của mình, nó còn gián tiếp tiết kiệm các nguồn lực cho nền kinh tế. Do đó, hoạt động đấu thầu được Chính phủ rất quan tâm và đầu tư phát triển, và dự báo trong những năm tới sẽ là một trong những phương thức kinh doanh được áp dụng rộng rãi.
Mặc dù Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2006 và đã phát huy những hiệu quả nhất định. Tuy vậy công tác tham gia đấu thầu ở các doanh nghiệp vẫn còn những vấn đề bất cập làm giảm khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV em đã sử dụng vốn kiến thức ít ỏi của mình tìm hiểu, phân tích công tác dự thầu ở Công ty. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào hiệu quả trong hoạt động dự thầu của Công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao khả năng thắng thầu trong hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần Du lich và Thương mại- TKV”
Đề tài gồm các phần:
Chương I: Lý luận chung về đấu thầu và khái quát về Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại- TKV
Chương II: Thực trạng hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại- TKV.
Chương III:Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thắng thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại- TKV
Kết luận và Hướng phát triển
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.Nguyễn Thị Liên Hương và sự giúp đỡ của các Cô, chú, anh, chị trong Công ty em đã hoàn thành báo cáo chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Liên Hương và các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại-TKV.
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Thu Thủy
Chương I: Lý luận chung về đấu thầu và khái quát về Công ty
Cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
. Lý luận chung về đấu thầu:
1.1.1. Các khái niệm
+ Mặc dù hoạt động đấu thầu đã diễn ra ở Việt Nam trong một thời gian dài, nhưng trước đó hoạt động này chỉ mới được điều chỉnh theo Nghị định Chính phủ số 88/1999 NĐ- CP ban hành về Quy chế đấu thầu và các Nghị định sửa đổi số 14/2000/NĐ- CP và số 66/2003/NĐ- CP. Mãi tới năm 2005 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu. Theo đó, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Ý nghĩa của việc đấu thầu là làm tăng tính cạnh tranh của các nhà thầu góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Đấu thầu quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:
i) Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:
Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;
Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
ii) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
iii) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
+ Hoạt động đấu thầu: là toàn bộ các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu
Hoạt động đấu thầu có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, trong đó các chủ thể chủ yếu là Bên mời thầu và Nhà thầu
+ Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
+ Nhà thầu: là các cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện và tư cách hợp pháp để tham gia đấu thầu và chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu. Có thể phân loại nhà thầu theo một số tiêu thức sau:
Theo tư cách pháp lý: nhà thầu là cá nhân và nhà thầu là tổ chức
Theo tính chất của gói thầu: nhà thầu tư vấn, nhà thầu cung cấp, nhà thầu xây dựng, nhà thầu EPC ( Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp. Loại Hợp đồng xây dựng của gói thầu này thông thường là loại Hợp đồng chìa khóa trao tay, việc thực hiện gói thầu chỉ thông qua một nhà thầu. Nhà thầu EPC là nhà thầu xây dựng tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC. Hồ sơ mời thầu thông thường phải bao gồm cả ba phần thiết kế (E - Engineering), cung cấp thiết bị vật tư (P - Procurement) và xây lắp (C - Construction)).
Theo quốc tịch của nhà thầu: nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài.
Các hình thức đấu thầu
1.1.2.1. Theo tính chất công việc được thực hiện trong chu trình thực hiện dự án đầu tư, có thể chia ra các hình thức đấu thầu như sau:
+ Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: là loại hình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc tư vấn từ chuẩn bị dự án ( lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi), tư vấn thực hiện dự án ( khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự án, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị) cho đến tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính.. và các dịch vụ tư vấn khác.
+ Đấu thầu mua sắm hàng hóa: là loại hình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện việc cung cấp các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và các thiết bị cần thiết khác phục vụ cho quá trình thực hiện dự án.
+ Đấu thầu xây lắp: là loại hình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình...của dự án đầu tư.
+ Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: là loại hình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc của dự án. Loại hình đấu thầu này thường được áp dụng đối với các dự án thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay, BT(xây dựng- chuyển giao), BOT( xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO( xây dựng- chuyển giao- kinh doanh).
1.1.2.2. Theo cách lựa chọn nhà thầu:
Theo quy định hiện nay có bảy hình thức lựa chọn nhà thầu. Tuy vậy, xét theo tính cạnh tranh, có thể phân loại thành ba nhóm
Nhóm 1: có tính cạnh tranh cao nhất là hình thức đấu thầu rộng rãi
Nhóm 2: có tính cạnh tranh, nhưng không cao bao gồm đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh.
Nhóm 3: không có tính cạnh tranh bao gồm các hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, cũng như tạo sự công bằng cho các nhà thầu và tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động đấu thẩu, Chính phủ cần có những chính sách và quy định nhằm khuyến khích hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế các hình thức đấu thầu thuộc nhóm hai và ba kể trên.
1.1.3. Trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu
Quy trình thực hiện đấu thầu về cơ bản gồm sáu bước như sau:
B1: Chuẩn bị đấu thầu
Sơ tuyển nhà thầu: Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu, là công việc bắt buộc phải tiến hành nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu những gói thầu có giá trị cao, quy mô lớn. Cụ thể là những gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu EPC có giá trị gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên; và gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên.
Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm:
- Lập hồ sơ mời sơ tuyển
Thông báo mời sơ tuyển
Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển
Thông báo kết quả sơ tuyển
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển (theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định) bao gồm:
Tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật,
Tiêu chuẩn về năng lực tài chính;
Tiêu chuẩn về kinh nghiệm.
- Thời gian sơ tuyển tối đa là 30 ngày đối với đấu thầu trong nước và 45 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ đến thời điểm có kết quả.
Lập hồ sơ mời thầu: được lập theo mẫu do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng loại gói thầu các nhau, nhưng về cơ bản, hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau đây:
Ø Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
- Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Ø Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Ø Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
Mời thầu: căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu mà chủ đầu tư tiến hành mời thầu theo hai hình thức sau:
Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với đấu thầu rộng rãi. Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ. Phải đăng tải thông tin trên tờ báo Đấu thầu của Bộ KH- ĐT ba kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu đối với đấu thầu trong nước, đồng thời phải đăng tin trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi trong nước đối với đấu thầu quốc tế.
Gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.
B2: Tổ chức đấu thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển. Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu
Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu: bên mời thầu tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Đối với nhà thầu, nếu muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu phải có gửi văn bản đề nghị tới bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
Mở thầu: phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo đúng thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu và phải có chữ ký xác nhận của đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự lễ mở thầu. Hồ sơ được mở theo thứ tự chữ cái tên nhà thầu và theo trình tự như sau:
Kiểm tra niêm phong
Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin sau:
Tên nhà thầu
Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ
Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có)
Các thông tin khác có liên quan
B3: Đánh giá hồ sơ dự thầu
Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu:
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu.
- Phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
- Tuân theo trình tự do luật này quy định.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
Trình tự đánh giá bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ và đánh giá chi tiết những hồ sơ đã qua vòng đánh giá sơ bộ. Thủ tục tiến hành đánh giá chi tiết về cơ bản bao gồm đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, đánh giá về mặt kỹ thuật và xác định giá đánh giá.
Ø Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
Ø Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện như sau:
- Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.
Làm rõ hồ sơ dự thầu:
- Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.
- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước và 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày mở thầu đến thời điểm chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xét duyệt.
B4: Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
Căn cứ vào hình thức đấu thầu, nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định đối với hình thức đấu thầu đó sẽ được xét duyệt trúng thầu. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thầm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định và xét duyệt.
Đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu
- Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC:
Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ
- Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”
- Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu:
- Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mòi thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng chính phủ thì thời gian thẩm định tối đa là 30 ngày đối với các nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Phê duyệt kết quả đấu thầu:
- Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
- Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Hình thức hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
- Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
Thông báo kết quả đấu thầu:
- Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.
- Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.
Các mốc thời gian chính trong quá trình đấu thầu:
- Thời gian sơ tuyển : tối đa 30 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối đa 45 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).
- Thông báo mời thầu: tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành Hồ sơ mời thầu.
- Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu : tối thiểu 15 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối thiểu 30 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).
- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu; Có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày.
- Mở thầu : tiến hành ngay sau thời điểm đóng thầu (điều 33).
- Thời gian đánh giá Hồ sơ dự thầu : tối đa 45 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối đa 60 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).
- Thời gian thẩm định :
+ Tối đa 20 ngày cho việc thẩm định từng nội dung kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
+ Tối đa 30 ngày cho việc thẩm định từng nội dung kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu (đối với các dự án, gói thầu do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
B5: Thông báo kết quả đấu thầu
Ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu tham dự thầu. Riêng đối với nhà thầu trúng thầu, còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
B6: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Việc thương thảo, hoàn thiện để ký kết hợp đồng phải thực hiện dựa trên các nội dung căn cứ theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu
+ Các nhân tố khách quan:
- Hành lang pháp lý
- Môi trường cạnh tranh
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Thị trường các yếu tố đầu vào
- Quyền lực bên mời thầu
+ Các nhân tố chủ quan:
Năng lực kỹ thuật của nhà thầu
Năng lực tài chính của nhà thầu
Uy tín, kinh nghiệm của nhà thầu
Nguồn nhân lực
Các mối quan hệ về kinh tế của nhà thầu với các chủ thế khác tỏng nền kinh tế.
Khái quát về Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
Công ty cổ phần du lịch và thương mại than Việt Nam trực thuộc Tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam, là công ty con của Vinacoal . Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty:
Ø Tên công ty
- Tên tiếng việt : Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV
- Tên tiếng Anh : vinacoal tourism and trading joint stock company
- Tên giao dịch quốc tế: VTTC
- Công ty có biểu tượng riêng: Quả địa cầu mầu trắng đường kinh tuyến và vĩ tuyến mầu đen, trên quả địa cầu có bản đồ nước việt nam và chim hạc màu đỏ, hàng chữ vttc màu xanh đậm.
Ø VTTC là công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Cơ quan trực tiếp giữ cổ phần chi phối của Nhà nước tại Công ty là Tổng công ty Than Việt Nam.
- Công ty là doanh nghiệp thành viên của tổng công ty than việt nam theo quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định 64/ 2002/ NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngoài các quy định trong Điều lệ này, Công ty có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ do Tổng công ty than Việt Nam quy định đối với những công ty cổ phần do Tổng công ty than Việt Nam giữ cổ phần chi phối từ 50% vốn điều lệ.
- Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật việt nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước. Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.
- Công ty có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Ø Trụ sở của Công ty:
- Địa chỉ : số 1 Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại: +(84) (4) 5180079
- Fax: +(84) (4) 8510413
- Email: vttc@fpt.vn
- Website: : vinacoaltour.com.vn.
Ø Giám đốc điều hành là đại diện theo pháp luật.
- Công ty có các phòng, trung tâm, chi nhánh, văn phòng đại diện, xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng trực thuộc Công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày thành lập (trừ trường hợp Công ty chấm dứt hoạt động trước thời hạn).
Công ty cổ phần du lịch và thương mại than Việt Nam (mà tiền thân là công ty Du Lịch Than Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 2778/QĐ-TCCB ngày 26/09/1996 của Bộ Công nghiệp trên cơ sở đề án số 1623 TVN/TCNS ngày 19/7/1996 của tổng công ty Than Việt Nam. Ban đầu công ty kinh doanh các ngành nghề: dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, kiều hối đổi tiền, tư vấn đầu tư phát triển du lịch, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tiêu dùng và đời sống và các dịch vụ kinh doanh khác.
Tháng 3/2000, được sự cho phép của Tổng công ty Than Việt Nam tại công văn số 590/CV-CTT ngày 13/3/2000 và công văn số 709 ngày 27/3/2000, công ty được phép tham gia kinh doanh than.
Tháng 11/2001 công ty du lịch Than Việt Nam được đổi tên thành công ty du lịch và thương mại Than Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: nhận uỷ thác và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng.
Đến ngày 27/10/2004 công ty du lịch và thương mại than Việt Nam được cổ phần hoá theo quyết định số 104/2004/QĐ-BCN do Bộ Công Nghiệp ban hành và đổi tên thành Công ty cổ phần du lịch và thương mại than Việt Nam. Với chức năng và nhiệm vụ chính là:
* Kinh doanh Du lịch lữ hành trong và ngoài nước; Kinh doanh khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch; Dịch vụ xuất nhập cảnh và dịch vụ du học sinh du học nước ngoài.
* Kinh doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác và xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ du lịch, sản xuất và đời sống.
* Chế biến, kinh doanh than, xuất khẩu than và khoáng sản.
* Sản xuất, gia công, lắp ráp thiết bị, dụng cụ sản xuất và tiêu dùng.
* Môi giới, tư vấn, kinh doanh bất động sản.
* Vận chuyển đất đá, than, vật liệu, hàng hoá, máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống.
* Dịch vụ tắm và bể bơi; sản xuất và kinh doanh nước giải khát, kinh doanh bia.
* Dịch vụ đại lý xăng dầu.
* Kinh doanh vật tư, thiết bị y tế, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm) và dược phẩm, muối vô cơ.
* Dịch vụ cho thuê thiết bị và bốc xúc, san gạt đất đá, than, khoáng sản.
* Kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản và nông sản.
* Khai thác, kinh doanh cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng.
* Kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ô tô.
1.2.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Công ty là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, doanh thu chủ yếu từ hai mảng chính là thương mại và du lịch.
Về thương mại, Công ty chủ yếu nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị phục vụ cho ngành than và các ngành công nghiệp khác. Các công ty trong nước mà Công ty nhập khẩu và bán máy móc lại phần lớn là các đơn vị trong Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam. Máy móc thiết bị được nhập khẩu đa phần từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và các nước khác thuộc liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện xuất khẩu than sang các thị trường ngoài nước mà Trung Quốc là thị trường đem lại nhiều doanh thu nhất. Hiện tại trường hoạt động kinh doanh thương mại trong nước của Công tới 90% là thương mại trong ngành. Công ty đang nỗ lực và cố gắng đẩy mạnh thị trường ra ngoài ngành để tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới cũng như đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường.
Về dịch vụ, Công ty chủ yếu kinh doanh du lịch và khách sạn. Các hoạt động du lịch của Công ty rất phong phú từ du lịch tham quan thắng cảnh, đến du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch lễ hội, du lịch tham quan kết hợp học tập và khảo sát thị trường…diễn ra trên phạm vi rộng, cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty có hai khách sạn trực thuộc sự quản lý của Công ty là khách sạn Vân Long và Khách sạn Biển Đông cùng hoạt động với hệ thống liên kết các khách sạn trong tập đoàn TKV, với trang thiết bị tiện nghi và sự phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên ở đây hàng năm đã thu hút hàng ngàn lượt người tới nghỉ ngơi.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Ngoài Ban quản lý điều hành và các phòng trực thuộc Công ty, Công ty hiện có các chi nhánh tại Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đắk Nông; các khách sạn Biển Đông tại trung tâm Du Lịch Hạ Long và Khách sạn Vân Long tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. Theo chiến lược phát triển của Vinacomin, công ty đang triển khai dự án đầu tư khách sạn, du lịch sinh thái tại Lâm Đồng và Đăk Nông với mô hình thánh lập Công ty cổ phần tại Tây Nguyên, cung cấp các dịch vụ cho khu công nghiệp khai thác Bouxit và sản xuất Alumin của Vinacomin. Các đơn vị trực thuộc công ty:
1. Chi nhánh I Hà Nội:
226 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội, Điện thoại:(04)5180077;
Fax:(04) 5180598.
Email: chinhanh1hn@yahoo.com
2. Trung tâm Du lịch Lữ hành Quốc tế:
226 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội,
Điện thoại:(04) 5185226/ 5180076/ 5185485;
Fax: (04)8510413.
Email: vttc@fpt.vn; dulichvttc@yahoo.com
3. Chi nhánh Quảng Ninh:
Số 95A Đường Lê Thánh Tông - TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Điện thoại: (033) 624028 / 623312; Fax: (033) 821329.
Email: cnthanqninh@yahoo.com4. Khách sạn Biển Đông:
Vườn Đào, Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Điện thoại : (033) 846677; Fax: (033) 847116.
Email: biendonghtqn@hn.vnn.vn
5. Khách sạn Vân Long:
Km 4 Đường Trần Phú, Thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Điện thoại : (033) 62253; Fax: (033) 864143.
Email: vanlonghtqn@yahoo.com
6. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
Số 75/04 Hoàng Sa, Phường ĐaKao, Quận I, TP Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (08) 9103684 - Fax: (08) 9101044.
Email: cnmn@hcm.vnn.vn
7. Chi nhánh Đăk Nông:
Số 80 Quốc lộ 14, Phường Nghĩa Tân, Thị xã Gia Nghĩa,Tỉnh ĐăkNông;
Điện thoại: (050) 545749 Fax: (050) 545765.
Email: cnmn@hcm.vnn.vn.
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty:
Chú ý:
: lãnh đạo trực tiếp
: kiểm soát toàn công ty
: quản lý nghiệp vụ chuyên môn
Phòg tổ chức lao động
Phòg hành chính tổng hợp
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Khối các phòng ban
Khối các đơn vị trực thuộc
KS Biển Đông
KS Vân Long
CN Đăk Nông
CN Quảng Ninh
CN TP Hồ Chí Minh
CN I Hà Nội
P. Điều hành hướng dẫn
Phòg thị trường du lịch
Phòg Xuất nhập khẩu II
Phòg Xuất nhập khẩu I
Phòg dịch vụ đào tạo
Phòg kế toán tài chính
Phòg Kế hoạch đầu tư
Phòg thi đua, văn hóa
Mô hình tổ chức hoạt động của công ty.
Nguồn: phòng ké hoạch đầu tư
1.2.4. Chức._. năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty
Ø Chức năng nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông Công ty:
Là Công ty cổ phần nên Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường.
Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ thảo luận và thông qua Điều lệ Công ty, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cử Giám đốc điều hành, thông qua phương án hoạt động của Công ty khi thành lập.
Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề: báo cáo tài chính, báo cáo của Ban kiểm soát về tình hình Công ty, báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của các kiểm toán viên, kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường có quyền ra quyết định bằng cách thông qua nghị quyết về các vấn đề: phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm, mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông gắn liền với mỗi loại cổ phần đó với điều kiện là mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi tham khảo ý kiễn của cố đông tại đại hội.
Ø Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những cán bộ quản lý khác của Công ty, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động, mục tiêu chiến lược trên cơ sở mục đích chiện lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chể đó và quyết định mức lương của Phó Giám đốc Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức Công ty; quyết định thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Công ty như: xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đạidiện, trạm, phòng ban… trực thuộc Công ty; thực hiện các khiếu nại của Công ty về cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty trong các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó; đề xuất các loại cổ phiểu có thể phát hành và tống số cổ phiếu phát hành theo từng loại; thực hiện việc phát hành trái phiếu; quyết định giá bán trái phiếu cổ phiếu và các loại chứng khoán chuyển đổi; đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức.
Ø Chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát Công ty
Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và quý trước khi trình HĐQT; thảo luận và đề xuất các giải pháp đối với những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề liên quan đến kiểm toán; xem xét thư quản lý của kiểm toán viên đọc lập và ý kiến phản hồi của Ban Giám đốc Công ty, xem xét báo cáo của Công ty về hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi HĐQT chấp thuận; xem xét kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của Ban Giám đốc Công ty.
Ø Chức năng và nhiệm vụ của các phòng trong Công ty
Các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc HĐQT và thực hiện các chức năng riêng của mình, cụ thể như sau:
# Phòng Hành chính - Tổng hợp ( HCTH):
Công tác hành chính
Công tác văn thư, lưu trữ.
Lễ tân, tổ chức các hội nghị, các chuyến công tác của lãnh đạo; tổ chức đón, tiếp khách trong nước và nước ngoài.
Truyền thông, quan hệ công chúng và báo chí.
Quản trị hệ thống mạng, tài sản thuộc Cơ quan công ty quản lý.
Các công việc khác liên quan đến hành chính.
Công tác Tổng hợp
Tổng hợp công việc hàng tuần, tháng, và lập trình lịch công tác tuần, tháng của Lãnh đạo Công ty ( Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng), viết báo cáo sơ kết, tổng kết …
Ghi biên bản, nghị quyết hội nghị, mở sổ sách theo dõi nội dung các cuộc họp chung và chuyên ngành của lãnh đạo Công ty.
Các công việc khác liên quan đến công tác tổng hợp báo cáo.
Công tác nghĩa vụ quân sự; Bảo vệ môi trường.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.
# Phòng Tổ chức Lao động ( TCLĐ):
Công tác Tổ chức và Cán bộ:
Đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, các phòng thuộc Cơ quan Công ty.
Xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; quy chế cán bộ, quy chế làm việc của HĐQT và của Giám đốc Công ty; thẩm định quy định của các đơn vị trực thuộc.
Quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá cán bộ theo phân cấp quản lý.
Các nghiệp vụ khác liên quan đển công tác tổ chức cán bộ.
Công tác lao động tiền lương.
Xây dựng và đăng ký với Tập đoàn TKV và cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Kế hoạch sử dụng lao động.
+ Đơn giá tiền lương.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế về lao động tiền lương (Quy chế tuyển lao động, Quy chế trả lương).
Các công việc khác liên quan đến lao động, tiền lương và chế độ của người lao động.
Công tác thanh tra Thủ trưởng
Phối hợp cùng thường trực thi đua khen thưởng làm công tác khen thưởng.
Công việc khác do Giám đốc Công ty giao.
# Thi đua, văn hóa, thể thao ( TĐVH):
Xây dựng quy chế, quy định thi đua khen thưởng và quy chế hướng dẫn kiểm tra thực hiện tại các đơn vị của Công ty và Cơ quan Công ty.
Tổ chức tổng hợp, lập và triển khai chương trình, kế hoạch thi đua thực hiện nhiệm vụ SXKD toàn Công ty và Cơ quan Công ty, xây dựng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
Tổ chức theo dõi, đánh giá các phong trào hoạt động thi đua trong Công ty và tổ chức xét duyệt các danh hiệu thi đua, khen thưởng những điển hình tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất và quản lý.
Tổng hợp, lập báo cáo về công tác thi đua, tuyên truyền.
Thực hiện một số công việc khác liên quan đến công tác thi đua khen thưởng; Văn thể.
Nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Công ty giao.
# Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính ( KTTC):
Công tác Kế toán – Tài chính:
Trực tiếp tổ chức, thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của Công ty và Cơ quan Công ty.
Xây dựng quy chế và chỉ đạo, quản lý, giám sát và hướng dẫn các đơn vị xây dừng và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và chỉ đạo các phòng kế toán đơn vị trực thuộc phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị.
Theo dõi quản lý các nguồn vốn, tài sản của Công ty đồng thời xây dựng các biện pháp sử dụng vốn để kinh doanh có hiệu quả.
Tham mưu cho HĐQT , Giám đốc và trực tiếp thực hiện các công việc trong lĩnh vực công tác nêu trên, nghiên cứu giải quyết việc tạo nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh và phát triển Công ty.
Thực hiện hạch toán tài chính kế toán, lập báo cáo tài chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Công ty.
Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, tài chính, thống kê và các báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện việc đảm bảo lưu trữ tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán theo Luật kế toán và quy định của Công ty và báo cáo kế toán, tài chính…theo đúng quy định của pháp luật.
# Phòng Kế hoạch - đầu tư (KHĐT):
a.Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xây dựng kế hoạch (trực tiếp và/ hoặc tổng hợp) kinh doanh quý, năm và dài hạn của Công ty, Cơ quan công ty.
Xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các định mức tổng hợp; Chủ trì tính toán khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc, soạn thảo các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng phối hợp kinh doanh và một số hợp đồng khác.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng phối hợp kinh doanh; thực hiện chi phí khoán và giá thành sản phẩm.
Thực hiện báo cáo trong đó có báo cáo thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý năm và 5 năm; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý.
Phân tích các hoạt động SXKD, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác kế hoạch và kiểm soát chi phí.
b.Công tác Đầu tư- Xây dựng
Xây dựng quy chế về quản lý ĐTXDCB, quản lý tổng hợp công tác đầu tư xây dựng của Công ty, bao gồm: công ty quy hoạch; kế hoạch; đơn giá, dự toán, quyết toán, hướng dẫn các thủ tục, nghiệp vụ đầu tư, đề xuất và lập các dự án đầu tư, công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu, chọn thầu.
Chủ trì thẩm định và giám sát các dự án đầu tư theo phân cấp của HĐQT và hướng dẫn của Tập đoàn và nghiệm thu công trình.
Thực hiện báo cáo thực hiện đầu tư theo quy định và đột xuất theo yêu cầu quản lý.
Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc, thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới và sửa chữa lớn theo đúng quy định.
Các nghiệp vụ khác liên quan đến công ty tác đầu tư.
c.Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao.
# Phòng Dịch vụ - Đào tạo (DTĐT):
a.Công tác đào tạo
Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển nguồn lực của Công ty; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo và đề xuất chủ trương, chính sách liên quan tới công tác đào tạo nhân lực ở Công ty.
Xây dựng quy chế, kế hoạch đào tạo và hướng dẫn thực hiện quy chế, quy trình, quản lý nghiệp vụ về đào tạo nhân lực, theo dõi và kiểm tra thực hiện quy chế.
Chủ trì tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thi nâng ngạch, nâng bậc, thi thợ giỏi cho người lao động, cán bộ.
Thống kê báo cáo tình hình, kết quả đào tạo theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
CÁc nghiệp vụ khác liên quan đến công tác đào tạo.
b.Công tác Dịch vụ đào tạo:
Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, liên doanh liên kết với các Trung tâm đào tạo và các Trường để mở các lớp, các khoá đào tạo.
c.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.
# Phòng xuất nhập khẩu I & II:
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có cac chức năng, nhiệm vụ sau:
Chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường, khai thác đơn hàng kinh doanh trong nước và nước ngoài theo lĩnh vực được phân công.
Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho trong và ngoài ngành.
Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ kinh doanh trình Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh thương mại theo phân cấp phê duyệt, đảm bảo đúng luật và có hiệu quả.
Soạn thảo hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng.
Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại theo đúng luật của Nhà nước và các quy định của Tập đoàn, Công ty.
Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh thương mại toàn Công ty theo yêu cầu của cấp cói thẩm quyền, cung cấp số liệu cho phòng KHĐT tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD theo định kỳ, theo yêu cầu quản lý.
Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến kinh doanh thương mại và Giám đốc Công ty giao.
# Phòng Thị trường Du lịch:
Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển thị trường kinh doanh du lịch, khách sạn của Công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước.
Đàm phán ký kết, thực hiện, thanh quyết toán hợp đồng đầu ra (bán dịch vụ)
Tiếp nhận tour và các dịch vụ khác từ phòng Điều hành - Hướng dẫn để xây dựng hoàn thiện chương trình tour.
Tổng hợp số liệu thực hiện kế hoạch của phòng Thị trường và phòng Điều hành hướng dẫn để cung cấp cho các phòng có liên quan làm báo cáo thực hiện kế hoạch theo định kỳ.
Làm đầu mối cho toàn Công ty trong công tác du lịch lữ hành. Nghiên cứu đề xuất dự án kinh doanh du lịch, khách sạn, các tour du lịch lữ hành mới trong nước và quốc tế; Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về quản lý, điều hành, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty.
Nhiệm vụ khác có liên quan đến kinh doanh du lịch và Giám đốc Công ty giao.
# Phòng Điều hành- Hướng dẫn:
Khai thác thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào(mua dịch vụ)
Xây dựng và hoàn chỉnh chương trình tour ( sau khi có ý kiến tham giam của phòng Thị trường).
Tổ chức các tour du lịch cho khách theo hợp đồng đã ký; tiếp thị khai thác và kinh doanh phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Tổ chức quản lý hướng dẫn khách du lịch, tổ chức làm thủ tục ( kể cả xuất nhập cảnh) cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Mở sổ sách theo dõi, quản lý hồ sơ từng tour đã thực hiện theo quy định của ngành về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và các văn bản khác có liên quan.
Thống kê cập nhật và quản lý hồ sơ, làm vida, hộ chiếu và dịch vụ khác.
Nhiệm vụ khác có liên quan đến kinh doanh du lịch và Giám đốc Công ty giao.
Ø Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Công ty
Các đơn vị trực thuộc công ty cũng có chức năng và nhiệm vụ giống như Công ty tuy nhiên quy mô hoạt động của các đơn vị này nhỏ hơn tuỳ theo khả năng của mình. Chức năng nhiệm vụ chính là:
* Kinh doanh Du lịch lữ hành trong và ngoài nước; Kinh doanh khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch.
* Kinh doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác và xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ du lịch, sản xuất và đời sống.
* Môi giới, tư vấn, kinh doanh bất động sản.
* Vận chuyển đất đá, than, vật liệu, hàng hoá, máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống.
* Dịch vụ tắm và bể bơi; sản xuất và kinh doanh nước giải khát, kinh doanh bia.
* Dịch vụ đại lý xăng dầu.
1.2.5. Các đặc điểm cơ bản về hoạt động kinh doanh của Công ty
Ø Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh:
Thế mạnh vượt trội của Công ty là kết hợp giữa thương mại và du lịch. Hàng năm, Công ty đã đưa hàng vạn khách đi du lịch ( trong và ngoài nước) kết hợp tham quan, nghỉ ngơi, học tập, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là tìm kiếm đối tác đầu tư; cung cấp thiết bị, dây chuyền công nghệ khai thác, chế biến than, nhiệt điện,… cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam , trong đó có nhiều nhà đầu tư và cung cấp thiết bị từ thị trường Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Nga, Thụy Điển, Thụy Sỹ…Công ty còn là đầu mối để đưa các nhà sản xuất và cung cấp vật tư, thiết bị, các bạn hàng sang tham quan, trao đổi, tìm hiểu để đầu tư kinh doanh vào thị trường Việt Nam nói chung và tập đoàn Vinacomin nói riêng, kết hợp du lịch các danh thắng ở Việt Nam.
Ø Đặc điểm về nhân lực:
Bộ máy quản lý và điều hành của công ty gồm có: Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Ban lãnh đạo điều hành gồm có: Giám đốc, 02 Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Giám đốc hiện tại (theo số liệu năm 2007) là ông Trần Văn Thành. Từ khi thành lập cho đến nay, số lượng lao động trong Công ty không ngừng tăng lên điều đó phần nào phản ánh quy mô và sự lớn mạnh, phát triển theo thời gian của Công ty.
Bảng 1.1 : Tình hình lao động của Công ty
Đơn vị: người
STT
Tên tổ chức
Tổng số
Phụ nữ
Trình độ
Thạc sỹ
Đại học
Trung cấp
1
2
3
4
5
6
7
Ban giám đốc
Phòng TCLĐ
Phòng TCKT
Phòng KHĐT
Phòng HCTH
Phòng TM
Phòng Du lịch
3
4
7
4
13
12
13
1
3
5
2
5
5
10
1
2
4
7
4
13
12
13
Tổng cơ quan công ty
56
31
1
55
0
1
2
3
4
5
6
KS Vân Long
KS Biển Đông
Chi nhánh I HN
Chi nhánh QN
Chi nhánhHCM
Chi nhánh ĐN
63
30
89
34
10
4
44
22
47
12
6
1
15
10
30
8
8
4
48
20
59
26
2
Tổng các đơn vi
230
132
0
75
155
(Nguồn: phòng Tổ chức lao động)
Năm 2002 toàn công ty có 241 người năm 2003 tăng 115%, năm 2004 116%, năm 2005 là 121%, năm 2006 là 125% so với năm 2002 và đến năm 2007 số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên tới 293 lao động. Hầu hết các cán bộ công nhân viên của công ty đều có trình độ đại học và trên đại học, riêng các chức vụ từ trưởng phòng trở lên thường có từ hai bằng đại học. Cụ thể, trưởng phòng XNK I Nguyễn Thanh Tùng đã tốt nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội và có thêm bằng đại học ngoại ngữ; Phó giám đốc Nguyễn Đoan Trang từng tốt nghiệp đại học Mỏ, và đã lấy bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh. Bên cạnh mảng thương mại với một đội ngũ nhân lực có đầy đủ chuyên môn, năng động sáng tạo, mảng dịch vụ cũng có một đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, tận tụy với khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, hàng năm công ty luôn có kế hoạch tuyển thêm nhân sự. Không chỉ dừng ở đó, Công ty luôn chú trọng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ lao động, thường xuyên tổ chức mời giảng viên về trực tiếp giảng dạy hay gửi nhân viên đi học các khóa đào tạo phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của công việc. Bên cạnh đó, Công ty luôn có chế độ đãi ngộ, lương thưởng phù hợp, khuyến khích tạo sự an tâm và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời công ty cũng đã tổ chức tốt, xử lý vi phạm kỉ luật nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong quá trình lao động hay có kết quả làm việc không tốt.
Ø Đặc điểm về tài chính:
Là một doanh nghiệp thương mại, làm trung gian giữa người mua và người bán, cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của Công ty có những đặc điểm riêng khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản.
Bảng 1.2: Cơ cấu tài sản của Công ty
Cơ cấu tài sản
Đơn vị tính
2004
2005
2006
TSCĐ/Tổng TS
%
12,90
13,52
11,53
TSLĐ/Tổng TS
%
87,10
86,48
88,47
( Nguồn Phòng tài chính kế toán )
1.2.6. Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây
Ø Báo cáo tài chính của công ty
Bảng 1.3 : Báo cáo tài chính của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng tài sản
46.511,947
76.012,689
83.379,855
98.954,498
116.007,617
Tổng nợ phải trả
35.543,507
56.321,482
72.084,804
85.011,880
99.896,451
Vốn lưu động
35.059,490
58.366,63
73.769,283
86.479,813
99.402,08
Doanh thu
177.922,000
271.833,380
372.440,030
503.420,819
558.529,623
Lợi nhuận trước thuế
147,365
576,838
1.657,918
3.880,810
5.848,953
Lợi nhuận sau thuế
100,208
454,080
1.657,918
3.880,810
5.036,009
( Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của công ty là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu hay mục tiêu tăng trưởng, phát triển.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy doanh thu năm 2004 tăng 153% so với năm 2003, doanh thu năm 2005 tăng 137% và doanh thu năm 2006 tăng 116% so với năm 2005. Đây là một kết quả vô cùng đáng khích lệ, nó cho thấy sự lớn mạnh của công ty trên con đường phát triển. Mặc dù mức tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng trưởng của hoạt động thương mại của công ty, tuy nhiên do những điều kiện khách quan mà hoạt động du lịch trong những năm gần đây chưa đạt mức tăng trưởng như đã đặt ra. Trong những năm tiếp theo công ty cần phải khắc phục những khó khăn này một cách triệt để và hiệu quả nhất. Nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty.
Ø Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV là công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch kết hợp với kinh doanh thương mại là xuất khẩu than và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ ngành than. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
Bảng 1.4 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
1.Doanh thu
177.922
271.833,38
372.440,03
499.484,60
553.656,23
- Khách sạn+ du lịch
16.838
24.456,11
29.459,16
38.165,19
42.190,74
- Thương mại + than
157.901
244.005,81
337.818,55
460.599,22
511.254,70
- Khác
3.183
3.371,46
5.162,32
720,19
210,80
2. Giá trị sản xuất
11.640
25.123,98
32.884,26
43.609,59
52.852,01
- Khách sạn+ du lịch
5.457
7.106,8
7.491,61
8.726,61
10.730,77
- Thương mại+ than
5.770
15.240,98
21.599,71
34.782,08
41.961,89
- Khác
413
2.776,2
3.792,94
100,90
159,35
3. Lợi nhuận
146,42
576,32
1.657,92
3.178,44
5.948,21
4. Nộp ngân sách
7.677
15.251,09
22.379,04
23.168,82
19.184,90
(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính)
Có thể nhận thấy rằng, doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Chỉ trong vòng năm năm doanh thu của Công ty đã đạt mức tăng trưởng trên 311%(từ 177.992 triệu đồng năm 2003 lên tới 533.656,23 triệu đồng năm 2007), không những thế tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của Công ty cũng tăng cao qua các năm. Mặc dù không phải là mảng chủ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng hoạt động thương mại lại luôn đóng góp phần lớn trong doanh thu của toàn Công ty. Cụ thể:
Bảng 1.5: Doanh thu hoạt từ hoạt động thương mại qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
157.901,00
244.005,81
337.818,55
460.599,22
511.254,70
DT TM/Tổng DT(%)
88,74%
89,76%
90,7%
92,2%
92,3%
( Nguồn Phòng kế toán tài chính )
Điều đó chứng tỏ hoạt động thương mại của Công ty đã được tiến hành có hiệu quả và đang trên đà phát triển.
Tuy không đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng hoạt doanh thu từ hoạt động du lịch vẫn tăng đều qua các năm, chứng khẳng định sự hoạt dộng ổn định của mảng kinh doanh du lịch.
Bảng 1.6: Doanh thu từ hoạt động du lịch qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
DT du lịch
5.457
7.106,8
7.491,61
8.726,61
10.730,77
( Nguồn Phòng kế toán tài chính )
Như vậy, có thể thấy trong những năm tới, Công ty cần đầu tư hơn nữa vào để khai thác có hiệu quả hơn hoạt động dịch vụ du lịch của Công ty để góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
(lần)
2004
2005
2006
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
1
1,16
1,16
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1
1,05
1,08
Khả năng thanh toán nhanh
1
0,30
0,14
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất LN sau thuế/DT
1
1,99
3,92
Tỷ suất LN sau thuế/Tổng TS
1
1,99
3,92
Chương II: Hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
2.1. Đặc điểm hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty
2.1.1. Đặc điểm của máy móc, thiết bị:
Những sản phẩm mà Công ty tham gia đấu thầu để cung cấp chủ yếu là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác mỏ như : máy khoan, máy xúc, máy vá lốp, xe gạt, xe ủi, xe nâng, xe cẩu, xe trộn bê tông...và các loại phụ tùng thay thế. Đây là các thiết bị đặc chủng, có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi sự thích ứng trong các điều kiện khắc nghiệt (đường đất, đá, cua gấp; trơn trượt, độ dốc cao; chịu tải trọng lớn, môi trường có tính ăn mòn và mài mòn cao..), bên cạnh đó do đặc thù của môi trường làm việc trong các hầm lò, có khí mê tan rất dễ gây ra cháy nổ, do đó thiết bị còn phải đảm bảo tính an toàn cao.
Với đặc tính của loại máy công nghiệp, cùng những yêu cầu phức tạp về các thông số kỹ thuật, các sản phẩm này thường có giá trị lớn. Mỗi lô hàng thường chỉ có số lượng rất ít, một vài chiếc nhưng lại có giá trị lớn, trên 50.000USD. Mặt khác, do tính chất đặc chủng của sản phẩm, trên thế giới chỉ có ít nhà cung cấp, và các phụ tùng cần thiết để thay thế đều đòi hỏi là sản phẩm chính hãng. Với nguồn cung hạn chế như vậy làm cho giá cả sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên cũng do tính đặc chủng của máy móc thiết bị mà khách hàng của Công ty sẵn sàng trả mức giá cao, chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng, Công ty có thể đặt giá dựa trên chi phí không sợ phải chịu lỗ.
Hơn nữa, các sản phẩm loại này thường sản xuất với số lượng hạn chế hoặc chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng, do đó Công ty chỉ tiến hành nhập hàng khi có khách hàng có nhu cầu. Do vậy Công ty phải xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng để đảm bảo có nguồn cung cấp hàng ổn định khi có khách hàng có nhu cầu. Công ty chỉ tiến hành dự trữ với các mặt hàng có nhu cầu thường xuyên hoặc với phụ tùng và với các loại lốp mà công ty là nhà phân phối chính.
Ngoài sản phẩm chính là máy mỏ, thiết bị khai thác mỏ và các loại phụ tùng, công ty còn kinh doanh các dây chuyền máy móc trọn bộ cung cấp cho các nhà máy mới thành lập và máy móc, thiết bị cho nhà máy nhiệt điện. Công ty đã cung ứng toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của ba nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn và Cẩm Phả.
2.1.2. Đặc điểm về thị trường và nhà cung cấp
Thị trường tiêu thụ thường là các công ty hoạt động trong ngành, mà chủ yếu là các công ty, các mỏ thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam như: Cao Sơn, Hà Tu, Cọc Sáu, Cửa Ông, Đông Bắc, Hà Lầm, Nam Mẫu,... Đây là các bạn hàng lâu năm từ khi công ty còn là công ty nhà nước có quan hệ làm ăn khá tốt đẹp. Công ty là nhà phân phối độc quyền đối với một số loại thiết bị và phụ tùng ( là đại lý phân phối lốp đặc chủng cho hãng Michelin của Pháp), nên có lợi thế nhất định như được quyết định giá. Thị trường của công ty khá ổn định, luôn có được các đơn hàng từ phía các công ty và các đơn vị trong ngành Than và Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra, Công ty còn chủ động tìm kiếm đối tác là các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị sử dụng trong các ngành công nghiệp nhưng không có kiến thức chuyên môn.
Do điều kiện Việt Nam chưa có những nhà sản xuất máy móc công nghiệp uy tín, Công ty thường tìm kiếm nguồn hàng từ bên ngoài, chủ yếu từ các nước: Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Châu âu… Giá trị nhập khẩu hàng năm của công ty từ các thị trường này đều tăng. Đặc biệt là năm 2006 giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 135%, từ Mỹ tăng 137%, từ Pháp tăng 142%, từ Tây Ban Nha tăng 138% so với năm 2005. Doanh thu từ việc bán máy móc thiệt bị, vật tư này cho các đơn vị trong ngành Than ngày càng tăng. Các nhà cung cấp chính của công ty là Komatsu, Kawasaki, Yokohama, Hitachi (Nhật Bản), Tamrock, Pengpu, Cummins( Trung Quốc), Michelin (Pháp), Deawoo(Hàn Quốc), Rema Tip Top(Đức) ,...
Cụ thể tình hình nhập máy móc thiết bị theo thị trường của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu từ các thị trường chính của Công ty
Đơn vị: tỉ đồng
Thị trường
2003
2004
2005
2006
2007
Nhật Bản
26,546
32,185
42,654
57,653
76,198
Mỹ
8,340
11,234
15,659
21,530
36,872
Pháp
16,948
39,987
54,123
90,145
117,563
Tây Ban Nha
7,325
9,677
15,139
21,009
26,953
Tổng giá trị
59,159
93,083
127,575
190,337
257,586
Nguồn: Phòng thương mại
Năm 2007 Công ty nhập nhiều máy móc thiết bị nhất từ Pháp, tổng giá trị nhập khẩu đạt 117,563 tỷ đồng gấp hơn 1,5 lần so với giá trị máy móc nhập khẩu từ thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Công ty là Nhật Bản. Giá trị nhập khẩu từ Pháp liên tục tăng trưởng qua các năm cho thấy thị trường này trong tương lai vẫn sẽ là một trong những thị trường chính trọng điểm của Công ty.
Đứng thứ hai sau Pháp là Nhật Bản, đây cũng là một thị trường quan trọng của Công ty. Giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản giai đoạn 2003-2007 lần lượt là : Năm 2003: 26,546 tỷ đồng; năm 2004: 32,186 tỷ đồng; năm 2005 : 42,654 tỷ đồng; năm 2006: 57,653 tỷ đồng; năm 2007 : 76,198 tỷ đồng.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của công ty.
* Các bộ phận tham gia vào hoạt động đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị:
- Ban giám đốc : Ban giám đốc chịu trách nhiệm giám sát, đồng thời ra quyết định có tham gia dự thầu hay không dựa trên thông tin do phòng xuất nhập khẩu trình lên.
- Phòng xuất nhập khẩu : Phòng xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đấu thầu của công ty. Phòng xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các khâu trong hoạt động đầu thầu : Thu thập thông tin, lập hồ sơ dự thầu, tham gia đấu thầu, và thực hiện gói thầu.
Phòng xuất nhập khẩu sau khi thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch trình xin ý kiến ban giám đốc, ban giám đốc quyết định có tham gia dự thầu hay không. Sau khi ban giám đốc đồng ý tham gia dự thầu, phòng xuất nhập khẩu lập hồ sơ dự thầu và tiến hành các công việc tiếp theo.
* Các loại hình đấu thầu mà công ty tham dự :
Công ty tham gia ba loại hình đấu thầu : Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, đấu thầu cạnh tranh hạn chế và chỉ định thầu.
- Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi : Công ty cũng quan tâm đến hình thức này, tuy nhiên xác suất trúng thầu khi tham gia đấu thầu cạnh tranh rộng rãi chưa cao. Thông tin về các gói thầu này được thu thập qua báo chí, công ty vẫn chưa chú trọng đến các thông tin từ internet.
- Đấu thầu cạnh tranh hạn chế : Các gói thầu đã trúng của công ty chủ yếu thuộc hình thức này. Do bên mới thầu là khách hàng quen thuộc của công ty. Một phần khác là do các gói thầu này là máy móc chuyên dụng ngành than.
- Chỉ định thầu : Hình thức này công ty cũng có tham gia nhưng rất ít. Chủ yếu là các gói thầu do tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam chỉ định thầu cung cấp thiết bị cho các mỏ mới ở Đak Nông.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty
2.2.1. Các nhân tố khách quan:
+ Hành lang pháp lý: các Nghị định của Chính phủ, hay các chính sách quy định khác của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đấu thầu, vì nó tạo ra khuôn khổ hành làng lang pháp lý, tạo tính thống nhất để hoạt động dự thầu diễn ra một cách hiệu quả. Nếu hệ thống các quy định tốt, các chính sách có tính thực tiễn cao, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đấu thầu diễn ra một cách hiệu quả và lành mạnh, giảm các nguy cơ về tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp các văn bản hành chính được ban hành mà có sự chồng chéo lẫn nhau, không có sự phân cấp quản lý rõ ràng giữa các cơ quan chủ quản cũng như trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan trong họat động đấu thầu, sẽ tạo cơ hội cho tham nhũng phát triển. Chính vì vậy, sự ra đời của Luật Đấu thầu được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 10, khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2005 thay cho Quy chế đấu thầu trước đây đưa ra nhiều quy định mới, chặt chẽ hơn, chế tài xử lý các vi phạm trong đấu thầu cũng chi tiết và rõ ràng hơn, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ trong lĩnh vực đấu thầu nhằm quản lý, sử dụng đồng vốn của Nhà nước hiệu quả nhất, kế thừa những nội dung phù hợp của QCĐT hiện hành, hạn chế những tồn tại, khẳng định sự công khai, minh bạc trong đấu thầu, tăng cường sự giám sát cộng đồng, hạn chế tình trạng tiêu cực, sử dụng tiền Nhà nước như một thứ “tiền chùa” trong hoạt động đấu thầu.
Trước năm 2004, mặc dù Công ty vẫn tham gia các hoạt động đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị, nhưng với danh nghĩa là một thành viên trực thuộc của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, do đó sau khi chính thức trở thành công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập vào năm 2004, Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung, và hoạt động đấu thầu n._.ý dẫn đến chi phí quản lý cao. Vì vậy mà mức giá dự thầu thường cao hơn so với các công ty tư nhân. Mặc khác do những biến động về giá cả trên thị trường cũng như những chi phí phát sinh bất ngờ không lường trước được thường dẫn đến giá cả tăng cao.
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu là những người trẻ, tuy nhiệt tình và năng động, nhưng thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình tham gia đấu thầu. Do đó không tránh khỏi việc mắc phải những sai sót nhất định trong lập hồ sơ dự thầu, tiến hành dự thầu, thực hiện gói thầu. Đáng lưu ý nhất là đội ngũ nhân viên tham gia đấu thầu chưa có nhiều quan hệ, lại rất dễ mắc phải các sai sót trong cư xử với người khác, nên không tranh thủ được cảm tình của bên dự thầu, cơ quan chức năng và cả các đối thủ cùng tham gia dự thầu.
Công ty chưa có bộ phận marketing chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin thị trường cũng như chưa có những hoạt động quảng cáo về Công ty. Do vậy công ty chưa kiếm được nhiều cơ hội dự thầu, chủ yếu chỉ mới tham gia được các gói thầu của các công ty trong ngành chưa tìm kiếm thêm được cơ hội bên ngoài. Nhiệm vụ tìm kiếm thông tin và tìm hiểu thị trường vẫn do các cán bộ phụ trách việc tham gia đấu thầu đảm nhiệm do đó hiệu quả làm việc chưa cao. Cũng do chưa có bộ phận marketting nên uy tín và hình ảnh của Công ty chưa được quảng bá một cách rộng rãi.
+ Nguyên nhân khách quan:
Các hành vi tiêu cực trong đấu thầu vẫn tồn tại và phát triển, điển hình là hiện tượng thông thầu. Mặc dù Luật đấu thầu ra đời với mục đích tạo ra những căn cứ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu cũng như nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Tuy vậy, các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu vẫn diễn ra hết sức mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy, một phần là vì trong Luật Đấu thầu, chưa quy định cụ thể các chế tài xử phạt đối với các hình thức vi phạm pháp luật trong đấu thầu. Chế tài không đủ nghiêm khắc sẽ không răn đe được những kẻ ham lợi.
Quy chế đấu thầu chưa thống nhất, liên tục sửa đổi và bổ sung nên khó áp dụng và hiệu quả pháp lý chưa cao. Việc thay đổi liên tục trong quy chế đấu thầu gây ra nhiều bất cập. Do vậy rất khó cho công ty trong tham gia dự thầu từ khâu lập hồ sơ dự thầu cho đến tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu, làm thế nào để lập được bộ hồ sơ dự thầu đúng tiêu chuẩn, nội dung xét đấu thầu như thế nào để thực hiện đấu thầu tốt nhất, có nhiều cơ hội trúng thầu nhất trong khi quy chế đấu thầu liên tục được sửa đổi. Nếu công ty không kịp thời cập nhật thì có thể sẽ phải làm lại hồ sơ dự thầu hoặc không trúng thầu.
Các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa còn phức tạp, rườm rà: hiện tượng các nhân viên hải quan nhũng nhiễu, gây khó khăn trong việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp nhằm nhận được đút lót vẫn xảy ra phổ biến. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính mặc dù đang được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp gây mất thời gian cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Phụ thuộc vào tiến độ sản xuất và giao hàng từ phía nhà cung cấp: Công ty là doanh nghiệp thương mại, chỉ đóng vai trò trung gian. Muốn có hàng để cung cấp cho bên mời thầu, Công ty phải tiến hành mua từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất nước ngoài. Do đặc điểm của loại hình máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp thường sản xuất với số lượng ít, và chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhiều khi Công ty không thể giao hàng ngay mà phải chờ nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng phải vận chuyển trong một thời gian dài mới có thể đến được Việt Nam, những yếu tố bất ngờ có thể phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phẩn Du lịch và Thương mại – TKV
3.1. Định hướng phát triển của ngành than trong thời gian tới:
Bộ Công nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2025. Theo đó, chiến lược xác định phát triển ngành than trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, bao gồm: thăm dò, khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, chế biến, phân phối và xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu than cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.
- Về lĩnh vực thăm dò than, chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức 300m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng.Đến năm 2015, thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010, gia tăng trữ lượng than xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46-51 triệu tấn than nguyên khai, đến năm 2010 khoảng 50-55 triệu tấn, đến 2020 khoảng 57-62 triệu tấn và đến năm 2025 khoảng 63-68 triệu tấn. Phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới 30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.
- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015, 55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58-61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050.
- Về xuất khẩu than hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu; đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu.
- Về thị trường than, phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.
3.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới (2008- 2010)
3.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển toàn diện công ty thành một công ty cổ phần đồng bộ các dịch vụ như: ăn, nghỉ, điều dưỡng, vận chuyển, vui chơi, giải trí… tạo được sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ. Tăng trưởng hàng năm từ 15 – 20%. Năm 2010 trở thành một công ty cổ phần du lịch có uy tín trong và ngoài nước và là một doanh nghiệp du lịch mạnh, đứng trong top ten của làng du lịch Việt Nam, góp phần đưa ngành kinh doanh du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tập đoàn kinh tế đa ngành than Việt Nam, nâng vị thế của Tập đoàn than Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể:
* Mục tiêu kinh doanh du lịch lữ hành và khách sạn
Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển du lịch quốc tế dựa trên nền tảng những gì đã làm được và đạt được trong những năm qua. Đồng thời phải nâng lên một bước kể cả chất và lượng, đẩy du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn, kinh doanh tăng trưởng cao. Cụ thể là phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Có một đội ngũ cán bộ thị trường, hướng dẫn, điều hành, marketing giỏi và thành thạo cả chuyên môn và ngoại ngữ, đảm đương được cả 3 nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt nam, khách du lịch Việt Nam tham quan khảo sát học tập ở nước ngoài và khách du lịch nội địa.
- Phát triển, xây dựng, củng cố toàn diện với tất cả các loại hình sản phẩm du lịch cho mọi tầng lớp xã hội kể cả trong nước và quốc tế.
- Phát triển đồng bộ đủ mạnh để cạnh tranh với các công ty du lịch trên địa bàn, khu vực, trên phạm vi cả nước kể cả các công ty du lịch quốc tế 100% vốn nước ngoài và các công ty liên doanh về kinh doanh du lịch quốc tế và kinh doanh du lịch nội địa.
- Mở rộng cổ phần hoá các khách sạn theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
- Xây dựng mới và tham gia liên doanh, góp vốn cổ phần một số khách sạn và điểm du lịch trong và ngoài ngành than.
- Xây dựng khách sạn phối hợp lữ hành ở Hạ Long, kết hợp đa dạng hoá dịch vụ du lịch mỏ, địa chất, đảo biển thành một trung tâm dịch vụ ăn, nghỉ, hội họp, du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá.
- Dự kiến năm 2010 đạt khoảng 26.000 lượt khách du lịch. Trong đó:
+ Đi nước ngoài : 4.000 lượt khách
+ Nội địa : 20.000 lượt khách
+ Nước ngoài vào Việt Nam : 2.000 lượt khách.
+ Cở sở dịch vụ ăn, nghỉ tại Đăk Nông, Lâm Đồng dự kiến vào năm 2010 có khoảng 180- 200 phòng nghỉ, trong đó trên 50% đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, hệ số sử dụng phòng đạt trên 65%.
* Mục tiêu kinh doanh thương mại
- Giữ vững thị trường trong ngành, đồng thời phát triển kinh doanh ngoài ngành. Đáp ứng cung cấp nhiên liệu vật tư cho khai thác quặng bôxit tại tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng và các địa bàn khác. Mở rộng thêm kinh doanh hàng hoá phục vụ du lịch như hàng lưu niệm, thủ công, mỹ nghệ và hàng tiêu dùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại trên cơ sở phát huy năng lực và uy tín của đội ngũ thương mại, đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn để hỗ trợ cho phát triển du lịch trong lúc nguồn lực du lịch công ty chưa đủ mạnh..
- Dự kiến doanh thu năm 2010 trên 650 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt trên 50 tỷ đồng.
* Mục tiêu kinh doanh khác:
Khai thác thế mạnh của Tập đoàn đồng thời liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để đầu tư vào cơ sở vật chât phục vụ sản xuất kinh ngày càng hiệu quả hơn.
TT
Các chỉ tiêu
2008
2009
2010
1.
Doanh thu
466,44
552,44
669,21
- Du lịch
42,86
51,73
64,86
- Thương mại
419,86
496,92
600,48
- Khác
3,72
3,79
3,87
2.
Giá trị sản xuất
42,57
48,02
58,25
- Du lịch
9,35
9,81
11,17
- Thương mại
29,50
34,42
43,21
- Khác
3,72
3,79
3,87
3.
Lợi nhuận
2,50
3,50
5,00
4.
Thu nhập B/q
3,64
4,00
4,60
5.
Lao động B/q
300
310
310
6.
Nộp ngân sach
23,13
27,38
33,16
Bảng 3.1: Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2008- 2010:
( Nguồn Phòng kế hoạch đầu tư)
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
Thực tế từ trước đến nay, có hai phương pháp cơ bản và bao trùm để thắng thầu:
* Phương pháp tiêu cực bao gồm nhiều giải pháp đa dạng, đa chiều nhưng có thể phân loại thành hai nhóm chính:
- Nhờ mối quan hệ thân quen: ví dụ Nhà thầu là bà con họ hàng thân thiết với người có thẩm quyền quyết định của Chủ dự án, hoặc họ thân quen với cấp trên của Chủ đầu tư, hoặc họ quen với những người có tiếng nói mà chủ đầu tư khó có thể từ chối vì nhiều nguyên nhân (không muốn mất ghế…).
- Nhờ mua chuộc: chi phần trăm cho người có thẩm quyền quyết định, mua tổ chấm thầu, mua người mở thầu…
Với cơ chế luật pháp ngày càng chặt chẽ như hiện nay, nếu muốn đều xuôi đuôi lọt, đảm bảo an toàn người ta phải tìm cách hợp thức hóa mọi thủ tục đấu thầu để người ngoài nhìn vào thấy hoạt động rất quang minh chính đại, và phòng hợp có thanh tra kiểm tra, các cơ quan kiểm tra đó cũng không thể phát hiện được. Có nhiều cách để thực hiện các hành vi đó (làm hồ sơ chân gỗ, các mẹo vặt khi bán Hồ sơ thầu để giới hạn nhà thầu mua theo đúng ý đồ, các mẹo khi mở thầu để luôn có giá thấp nhất, các mẹo làm hồ sơ dự thầu và chấm thầu để người nhà luôn trúng, các mẹo đặt ra các tiêu chí đánh giá trong HSMT để chỉ người nhà mới lọt cửa…)
* Phương pháp tích cực cũng bao gồm nhiều giải pháp đa dạng, đa chiều nhưng có thể phân loại
- Tìm hiểu kỹ đối thủ: dân gian có câu “ biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, để từ đó đưa ra các giải pháp dài hạn và ngắn hạn thích hợp như đầu tư con người, đầu tư công nghệ mới, maketting... Ví dụ trong đấu thầu xây dựng, Vinaconex 9 chuyên làm ván khuôn trượt cho silo ống khói, công ty Phan Vũ đầu tư mạnh vào công nghệ cọc bêtông ly tâm…nên họ thường có rất ít đối thủ và luôn thắng thầu dự án lớn. Do đó, sau khi đã nghiên cứu kỹ đối thủ và phân tích năng lực của mình, nếu Công ty không nắm chắc phần thắng trong đấu thầu, tốt nhất là không nên tham thầu để giảm thiểu những chi phí không đáng có.
- Giải pháp chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa trong công tác đấu thầu: cách làm hồ sơ thầu, các mẹo thuật để luôn đạt điểm cao nhất về kỹ thuật mặc dù thực tế khi thi công không được như vậy, các mẹo thuật để ước lượng giá bỏ thầu của nhà thầu đối thủ, các mẹo thuật để bỏ giá thầu hợp lý và thấp nhất nhưng không lỗ…Thực tế diễn ra như vậy, nhưng ai cũng biết một điều rằng, một phương pháp đúng đắn và tích cực mới là nền tảng cho sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Do đó, hướng phát triển của Công ty sẽ hướng theo sự phát triển bền vững. Để nâng cao khả năng thắng thầu, Công ty cần khắc phục những điểm yếu của mình và tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh khai thác và phát huy những ưu điểm của mình. Sau đây là một số biện pháp Công ty có thể thực hiện nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong hoạt động dự thầu cung cấp máy móc, thiết bị:
3.3.1. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu
Để nâng cao hiệu quả trong công tác lập hồ sơ dự thầu, Công ty nên thực hiện những biện pháp sau:
- Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong hồ sơ dự thầu. Một sự chuẩn bị tốt cần phải có thời gian và các thông tin, tài liệu cần thiết. Do đó, Công ty phải luôn chủ động để kịp thời nắm bắt thông tin về các cuộc đấu thầu để có nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị tham gia dự thầu. Thời gian để hoàn thiện một hồ sơ dự thầu là từ khi thông báo mời thầu được đăng tin cho đến thời điểm đóng thầu, khoảng thời gian này không dài, trong khi đó khối lượng công việc cần tiến hành để hoàn thiện hồ sơ dự thầu là rất nhiều và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận trong Công ty. Hiện tại, một hoặc một số nhân viên thuộc phòng xuất nhập khẩu sẽ đảm đương toàn bộ công việc từ khâu tìm kiếm thông tin cho đến khâu hoàn thiện hồ sơ tham dự đấu thầu. Thay vào đó, Công ty nên tiến hành chuyên môn hóa công tác tham gia đầu thầu. Phân chia công việc thành nhiều phần và giao cho từng bộ phận chuyên trách. Ví dụ, việc chuẩn bị hồ sơ liên quan đến yếu tố kỹ thuật sẽ do những người nắm vững chuyên môn về máy móc thiết bị đảm nhiệm, trong khi đó việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đế mặt tài chính nên để bộ phận kế toán thực hiện.
- Công ty cần tổ chức các buổi họp tổng kết định kỳ để rút ra những bài học, kinh nghiệm trong công tác đầu thầu để tránh lặp lại những sai lầm không đáng có, nâng cao hiệu quả đấu thầu.
3.3.2. Nâng cao tiềm lực tài chính
Một nguồn tài chính dồi dào sẽ tạo ra sức mạnh, làm tăng tỷ lệ thành công của Công ty. Bởi lẽ, khi Công ty có nguồn vốn lớn, là một chỉ tiêu làm tăng độ tin cậy của đối tác đối với về khả năng thanh toán của Công ty, mặt khác, Công ty có thể tham gia nhiều gói thầu trong cùng một thời gian với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, với nguồn lực tài chính dồi dào, Công ty có thể đưa ra những ưu đãi tài chính như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán... đối với khách hàng, đó cũng là một trong những lợi ích mà khách hàng sẽ cân nhắc khi quyết định có lựa chọn Công ty hay không.
Để nâng cao tiềm lực tài chính Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Sử dụng đồng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Muốn có vốn lớn, trước hết phải biết sử dụng vốn một cách hiệu quả, nếu không biết cách sử dụng và lãng phí vốn thì nguồn vốn dù lớn đến đâu cũng sẽ nhanh chóng mất đi. Để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, trước tiên phải lập kế hoạch sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình sử dụng vốn và xử lý ngay những trường hợp sử dụng không đúng mục đích nhằm tránh thất thoát vốn.
Tăng cường thu hồi vốn: trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là chuyện phổ biến và cần thiết. Bởi lẽ, muốn bán được nhiều hàng, cần phải cho bán chịu. Tuy vậy, phải duy trì một tỷ lệ nợ hợp lý, nếu Công ty cho nợ quá nhiều nguồn vốn bị ứ đọng, sẽ không có tiền để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Cần tăng cường thu hồi vốn để đẩy nhanh vòng quay của vốn, có như vậy Công ty mới có thể tăng doanh thu.
Tăng cường huy động vốn: trong trường hợp cần nguồn vốn lớn mà khả năng của Công ty không cho phép, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: bán cổ phiếu, vay tiền từ cán bộ công nhân viên…
Xây dựng và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các tổ chức tín dụng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vay vốn, đứng ra bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.. nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất.
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên
Để nâng cao hiệu quả công việc, phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và làm việc với thái độ tích cực, say mê. Muốn vậy, Công ty phải xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
Về chính sách bồi dưỡng và đào tạo nhân viên: để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, thích ứng và ứng dụng những kiến thức cũng như kỹ năng mới phục vụ cho công việc, Công ty phải luôn tạo điều kiện cho các nhân viên có điều kiện được học tập, tham dự các buổi tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến công việc nhằm tăng cường hiệu quả hoàn thành công việc được giao của nhân viên. Công ty cần dành ra một phần ngân quỹ để dành cho việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, bởi vì trong nền kinh tế tri thức ngày nay, việc học là lâu dài và cần thiết không những để đáp ứng nhu cầu công việc mà còn để nâng cao hiệu quả công việc.
Về chính sách nguồn nhân lực: Công ty cần có những chính sách khuyến khích tinh thần làm việc cho công nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân viên. Các biện pháp đòn bẩy kinh tế và phi kinh tế luôn luôn hữu hiệu. Cần xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, khen thưởng thích đáng đối với những nhân viên có đóng góp tích cực cho Công ty, cũng như quy chế phạt thích đáng với những trường hợp làm việc không nghiêm túc và gây tổn thất cho Công ty. Thêm nữa, một chính sách rõ ràng về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp sẽ tạo động lực và mục tiêu cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả hơn. Trong hoạt động đấu thầu nói riêng, cần phân chia trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân đối với mỗi gói thầu thông qua các kế hoạch khoán chỉ tiếu, khen thưởng nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đất nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, vì vậy ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố phục vụ đắc lực trong công việc. Công ty cần khuyến khích nhân viên học thêm ngoại ngữ để giao dịch với khách hàng nước ngoài hiệu quả hơn.
Trình độ quản lý của cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong việc phân công và phối hợp giữa các bộ phận, giữa các nhân viên để hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách hài hòa, đạt hiệu quả cao. Mặt khác, cán bộ quản lý là người phê duyệt quyết định có tham gia đấu thầu hay không, do đó để có những quyết định chính xác, đúng đắn cán bộ quản lý phải là người có năng lực, có trình độ, có trực giác kinh doanh nhạy bén. Việc đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý cũng là một việc rất quan trọng mà Công ty cần có sự quan tâm thích đáng.
3.3.4. Xây dựng chính sách marketing thích hợp, mở rộng thị trường, tăng cường và quảng bá về hình ảnh, uy tín của Công ty.
Hiện nay Công ty chưa có một bộ phận marketing chuyên trách việc nghiên cứu điều tra thị trường, tìm kiếm thông tin, cũng như xây dựng các chính sách marketing nhằm quảng bá và xây dựng thương hiệu cho Công ty. Do đó mặc dù hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị ngành than đã lâu nhưng Công ty chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho mình, và việc tìm kiếm, phân tích thông tin về thị trường, về sản phẩm, về đối thủ chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động đấu thầu. Vì vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng một bộ phận marketing phụ trách các hoạt động liên quan đến việc marketing cho Công ty. Từ việc xây dựng và thực hiện các chính sách marketing cho Công ty, đến việc tìm kiếm phân tích các thông tin phục vụ cho công tác đầu thầu, chăm sóc khách hàng, củng cố quan hệ với các đối tác…
- Tìm kiếm các đối tác mới, tạy.o nguồn hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Xây dựng uy tín của công ty, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đảm bảo khả năng huy động vốn và năng lực tài chính của công ty.
3.3.5. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm công ty cung cấp là yếu tố cực kì quan trọng trong đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị, quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty khi tham dự đấu thầu.
Chất lượng sản phẩm mà Công ty cung cấp phụ thuộc vào năng lực và kỹ thuật của nhà sản xuất. Mặt khác chất lượng hàng hoá mà công ty cung cấp còn phụ thuộc vào việc nhân viên công ty có tìm hiểu được thông tin, có được các nguồn hàng tốt, phong phú và có giám sát được chất lượng máy móc thiết bị khi tiến hành nhập hàng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần:
Không ngừng cập nhật thông tin về các kỹ thuật mới về máy móc thiết bị phục vụ ngành than trên thế giới.
Tìm hiểu và nghiên cứu các nhà sản xuất có uy tín, kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất để khi cần có thể huy động nguồn hàng một cách nhanh nhất.
Nâng cao năng lực của nhân viên công ty nhằm kiểm tra, giám định chính xác các đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị, đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Bảo dưỡng, bảo quản tốt thiết bị, máy móc trong quá trình lưu kho chờ tiêu thụ.
3.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hoạt động đấu thầu mặc dù đã rất quen thuộc ở Việt Nam nhưng chỉ mới diễn ra theo hình thức truyền thống. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với một phương thức đấu thầu hiện đại hơn (dù đã xuất hiện từ lâu trên thế giới), đó là đấu thầu qua mạng. Tuy mới được triển khai nhưng hoạt động đấu thầu qua mạng đã tỏ ra có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Đấu thầu qua mạng tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đấu thầu quốc tế, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Hiện nay một số website chuyên về đấu thầu đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệ ip có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với hình thức đấu thầu qua mạng. Ví dụ trang web , cung cấp thông tin đấu thầu, xét duyệt, chọn lựa nhà thầu, kết quả trúng thầu, tài liệu và hồ sơ thầu, mua sắm công qua mạng, vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT VN kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, cổng Phát triển toàn cầu DG cho ra mắt ngày 7/8/2007 tại Hà Nội, trang web với các nội dung như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý...Theo dự án đấu thầu qua mạng ở Việt Nam thì dự án này sẽ được triển khai qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1: đảm bảo hệ thống đăng tải thông báo mời thầu tập trung, dịch vụ đăng ký và mở thầu trực tuyến, chữ ký số, đào tạo và tập huấn về đấu thầu qua mạng (với giá trị ước tính khỏang 22 triệu USD). Giai đoạn 2: thực hiện thêm chức năng thanh toán điện tử, bảo đảm điện tử và giai đoạn 3 sẽ thực hiện việc nâng cấp các kho dữ liệu điện tử, mở rộng diện dịch vụ. Như vậy trong tương lai đấu thầu qua mạng sẽ là một xu thế tất yếu. Bởi lẽ, nó không những tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu, mà còn góp phần giảm thiểu tham nhũng, tạo ra công bằng cho mọi doanh nghiệp và tăng tính minh bạch trong đấu thầu. Do đó, Công ty cần chủ động nắm bắt xu thế này và có sự chuẩn bị về nhân lực và trình độ để tiếp cận phương thức mới đầy hiệu quả này. Cụ thể:
Công ty cần triển khai nghiên cứu cách thức tham gia đấu thầu qua mạng như thế nào, cách thức tìm kiếm thông tin, gửi hồ sơ dự thầu…để thích ứng và nắm bắt những kỹ thuật cần thiết khi tham gia đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó, các cán bộ phụ trách công tác đấu thầu cần tự nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động đấu thầu qua mạng đang diễn ra trên thế giới như thế nào để kịp thời trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Công ty cần đầu tư phát triển website của mình, đây là một kênh quảng cáo cho hình ảnh Công ty rất hữu ích với chi phí rất thấp. Hiện nay, website của Công ty chỉ mới ở mức cung cấp một số thông tin cơ bản về Công ty, trong đó cũng không đề cập đến hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty, một bộ phận tạo ra một phần doanh thu không nhỏ.
Công ty cũng cần đầu tư những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc như nâng cấp, thay mới những trang thiết bị đã cũ, lạc hậu, thay mới những máy tính đã lỗi thời có tốc độ xử lý thông tin chậm…
3.3.7. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất mới có thể thu hút và lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không những phải thỏa mãn tốt những nhu cầu của khách hàng, mà còn biết nắm bắt và đón đầu những nhu cầu đó để thỏa mãn kịp thời. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán thể hiện một thông điệp rõ ràng từ phía doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp luôn quan tâm tới lợi ích của khách hàng lên trên hết và luôn tìm cách nâng cao lợi ích của khách hàng ngay cả khi đã bán xong sản phẩm. Công ty có thể thực hiện các dịch vụ sau bán như:
- Tiến hành lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các khách hàng của công ty khi thắng thầu.
- Hướng dẫn vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị cho các công ty, các mỏ. Cử nhân viên của công ty đến tận các mỏ để theo dõi và hướng dẫn việc sử dụng máy móc.
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố với máy móc công ty cung cấp.
- Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ.
- Tư vấn cho các khách hàng về thiết bị, phụ tùng thay thế.
- Tổ chức dịch vụ tư vấn các giải pháp kỹ thuật liên quan đến máy móc thiết bị ngành than.
3.3.8. Củng cố và nâng cao các mối quan hệ kinh tế
Công ty không thể kinh doanh một mình trên thị trường, mà chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan pháp luật, khách hàng…Vì vậy, Công ty phải không ngừng củng cố và thiết lập mở rộng các mối quan hệ kinh tế để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi hơn. Các mối quan hệ kinh tế rất cần thiết và là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Giả sử, trong trường hợp Công ty đang thiếu vốn để nhập khẩu một lô máy móc thiết bị, với mối quan hệ lâu năm của Công ty với một tổ chức tín dụng nào đó, tổ chức này sẵn sàng tạo mọi điều kiện để Công ty thực hiện giao dịch kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Cũng như vậy, trong quá trình kinh doanh, Công ty không tránh khỏi những thủ tục hành chính liên quan tới luật pháp, nếu có những mối thân quen, các cán bộ chính quyền sẽ bớt hạch sách nhũng nhiễu và tạo điều kiện để Công ty làm thủ tục một cách nhanh chóng nhất.
3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Luật Đấu thầu đã đi vào hoạt động hơn hai năm và đã góp phần tạo ra những hiệu quả nhất định đó là tăng cường tính côngkhai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tăng cường sự phân cấp trong thực hiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, khắc phục các tồn tại hiện hữu lạm dụng các hình thức đấu thầu kém cnạh tranh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước trong hoạt động đầu tư cũng như khắc phục những tình trạng quy định chồng chéo về đấu thầu. Tuy vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong đấu thầu cần được Chính phủ quan tâm và giải quyết
Năng lực của các cơ quan quản lý và Chủ đầu tư còn yếu kém là do chưa thực sự nắm vững những quy định trong Luật, thiếu kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm.
Sự lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, hoặc đưa ra những yêu cầu nhằm hạn chế sự tham dự của các nhà thầu vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương do công tác chỉ đạo giám sát của các cấp có thẩm quyền của địa phương chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện hợp đồng sau đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập.
Để tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển của Nhà nước, cần thực hiện những biện pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu và các Nghị định.
Tổ chức tốt việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật và có các biện pháp xử lý thích đáng.
Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu: công khai về các thông tin liên quan đến hoạt động đấu thầu.
Tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật.
Cần kiểm tra, theo dõi năng lực chuyên môn, sự độc lập về tài chính của các nhà thầu để đảm bảo thực hiện được các gói thầu.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại- TKV em nhận thấy Công ty là một điển hình thành công trong mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ khi thực hiện kinh doanh hạch toán độc lập với Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, với sự lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty cùng sự đoàn kết đồng lòng của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, Công ty luôn làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước,đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các anh chị trong Công ty,đặc biệt là chú Nguyễn Ngọc Cơ và các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu II. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ công nhân viên trong Công ty và cô giáo Ths.Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ những nội dung tôi viết trong bài báo cáo này hoàn toàn dựa trên nghiên cứu và tìm hiểu của tôi, không hề có sự sao chép từ bất kỳ cuốn sách hay tài liệu tham khảo nào khác. Những số liệu trong bài viết đều bám sát tình hình thực tế hoạt động của Công ty và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Mai Thị Thu Thủy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nxb Thống kê.
Các website về đấu thầu:
dauthau.mpi.com.vn
mot.gov.vn
vi. wekipedia.og
vinanet.com.vn
và các website khác.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11515.doc