Tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của Công ty cổ phần cơ khí 120: MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất và phổ biến nhất cho chủ đầu tư có thể lựa chọn được cách thức và công nghệ thi công hiệu quả với giá thành phù hợp đặc biệt đối với các công trình có quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp. Qua hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ có sự lựa chọn một cách khách quan và chính xác nhất nhà thầu có các tiêu chuẩn phù hợp nhất với yêu cầu đề ra để thi công công trình.
Muốn thắng thầu Công ty phải có khả năng có ưu thế ... Ebook Nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của Công ty cổ phần cơ khí 120
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của Công ty cổ phần cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về nguồn lực, biện pháp và kỹ thuật thi công tốt, đồng thời phải biết thể hiện một cách rõ ràng, hiệu quả, chi tiết trong hồ sơ dự thầu về những phương pháp thi công, cách tính giá thành, tổ chức quản lý thi công, kiểm tra, kiểm soát…. Trên thị trường xây dựng đấu thầu chính là cách phổ biến nhất hiện nay để bên mời thầu có thể lựa chọn ra Công ty sẽ tiến hành thi công công trình. Tổ chức công tác tham dự thầu trong công ty một cách có hiệu quả đó chính là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để công ty có thể khẳng định được những ưu thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được uy tín và chất lượng của những công trình do công ty thi công trong thời gian qua.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần cơ khí 120, nhận thấy đấu thầu cung ứng kết cấu thép của công ty là hoạt động nổi bật. Vì vậy em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120”. Đây là vấn đề được công ty rất quan tâm. Xong do thời gian thực tậpkhông nhiều và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em còn gặp nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để em có thể củng cố thêm kiến thức chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, tiến sĩ Trần Hoè và các cô, các bác, các chú và các anh chị trong công ty cổ phần cơ khí 120 đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bản chuyên đề này.
nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chuơng:
Chương I: Đại cương về kết cấu thép và yêu cầu dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép.
Chương II: Thực trạng dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120.
Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120.
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP VÀ YÊU CẦU DỰ THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM KẾT CẤU THÉP
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP
1. Khái niệm Kết Cấu Thép
Kết Cấu Thép dùng để chỉ những kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng làm bằng thép hoặc bằng kim loại khác nói chung. Đó là loại kết cấu công trình quan trọng trong nền xây dựng hiện đại, đặc biệt đối với xây dựng công nghiệp. Kết Cấu Thép được tạo nên bởi những cấu kiện khác nhau: các thanh, các tấm; chúng liên kết với nhau tạo nên những kết cấu và công trình đáp ứng nhiệm vụ sử dụng.
2. Ưu điểm và khuyết điểm của Kết Cấu Thép
2.1. Ưu điểm
Kết Cấu Thép có những ưu điểm sau khiến nó được sử dụng rộng rãi trong công trình xây dựng:
Thứ nhất, Khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao
Kết Cấu Thép có khả năng chịu lực lớn do vật liệu thép có cường độ lớn, lớn nhất trong các vật liệu xây dựng. Độ tin cậy cao là do cấu trúc thuần nhất của vật liệu, sự làm việc đàn hồi và dẻo của vật liệu thép gần sát nhất với các giả thiết tính toán. Sự làm việc thực tế của Kết Cấu Thép phù hợp với lý thuyết tính toán.
Thứ hai,. Trọng lượng nhẹ
Kết Cấu Thép nhẹ nhất trong số các kết cấu chịu lực: bê tông cốt thép, gạch đá, gỗ. Để đánh giá phẩm chất “nhẹ” của một vật liệu, người ta thường dùng hệ số c là tỷ lệ giữa trọng lượng riêng và cường độ tính toán của nó: c
. Đối với thép c=3,7. 10-41/m2
. Ta có thể lấy một ví dụ minh họa: một vì kèo 18 m bằng thép nặng 1,5t, trong khi một vì kèo tương tự bằng bê tông cốt thép nặng tới 8t.
Thứ ba, Tính công nghiệp hóa cao
Do ở sự sản xuất vật liệu ( thép cán) hoàn toàn trong nhà máy, và sự chế tạo kết cấu thép được làm chủ yếu trong các nhà máy chuyên ngành, hoặc ít ra thì cũng dùng những loại máy móc thiết bị chuyên dụng. Kết Cấu Thép thích hợp nhất với điều kiện xây dựng công nghiệp hóa.
Thứ tư,. Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp
Do trọng lượng nhẹ, việc vận chuyển và lắp ráp Kết Cấu Thép dễ dàng và nhanh chóng. Kết Cấu Thép dễ sửa chữa, thay thế, tháo gỡ, di chuyển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kết cấu trong thời kỳ chiến tranh, như việc sơ tán các nhà máy, khôi phục sửa chữa cầu, nhà máy…
Thứ năm,. Tính kín
Vật liệu và liên kết Kết Cấu Thép có tính kín không thấm nước, không thấm khí, nên thích hợp nhất cho các công trình bể chứa chất lỏng, chất khí; điều này khó thực hiện đối với các vật liệu khác.
2.2. Khuyết điểm của Kết Cấu Thép
Đồng thời Kết Cấu Thép cũng có những khuyết điểm hạn chế việc sử dụng.
Thứ nhất,. Bị xâm thực
Trong môi trường không khí ẩm, nhất là trong môi trường xâm thực, thép bị gỉ, từ gỉ bề mặt cho đến phá hoại hoàn toàn, có thể chỉ sau vài ba năm. Bởi vậy, tránh dùng thép ở những nơi ẩm ướt, nơi có các chất ăn mòn. Luôn luôn có lớp bảo vệ cho thép: sơn phủ lớp bọc, chi phí bảo dưỡng Kết Cấu Thép là khá cao. Thép có thành phần hợp kim chống gỉ tốt hơn; hợp kim nhôm chịu gỉ tốt nhất.
Thứ hai,. Chịu lửa kém
Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ t= 500- 600oC , thép chuyển sang dẻo, mất khả năng chịu lực, kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Độ chịu lửa của Kết Cấu Thép thậm chí kém cả kết cấu gỗ dán. Bởi vậy, đối với những công trình nguy hiểm về mặt phòng cháy như: kho chất cháy, nhà ở, nhà công cộng, thép phải được bọc bằng lớp chịu lửa (bê tông, tấm gốm, sơn phòng lửa…)
3. Phạm vi ứng dụng
Do các đặc điểm nói trên, Kết Cấu Thép thích hợp với những công trình lớn (nhịp rông, chiều cao lớn, chịu tải trọng nặng), các công trình cần trọng lượng nhẹ, các công trình cần độ kín không thấm nước. Phạm vi ứng dụng của kết cấu rất rộng, có thể chia làm các loại công trình sau:
Thứ nhất, Nhà công nghiệp
Khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn và dầm thép.
Thứ hai, Nhà nhịp lớn
Là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khá lớn trên 30-40m, như nhà biểu diễn, nhà thi đẩu thể dục thể thao, nhà triển lãm, nhà chứa máy bay…dùng Kết Cấu Thép là hợp lý nhất. Có nhữn trường hợp nhịp đặc biệt lớn, ví dụ trên 100m thì Kết Cấu Thép là duy nhất áp dụng được.
Thứ ba, Khung nhà nhiều tầng
Đặc biệt các loại nhà kiểu tháp ở các thành phố. Nhà trên 15 tầng thì dùng khung thép có lợi hơn khung bê tông cốt thép.
Thứ tư, Cầu đường bộ, cầu đường sắt
Làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt được nhịp rất lớn, trên 1000m.
Thứ năm, Kết cấu tháp cao
Như các loại cột điện, cột ăngten vô tuyến, tháp trắc đạc, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt tương tự như tháp khoan dầu. Sử dụng thép ở đây có lợi vì kết cấu nhẹ, dễ vận chuyển, dễ dựng lắp.
Thứ sáu, Kết cấu bản
Như các loại bể chứa dầu, bể chứa khí, các thiết bị của lò cao, của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu. Đây là phạm vi ứng dụng đặc biệt có lợi, nhiều khi là duy nhất của Kết Cấu Thép, vì tính kín không thấm của Kết Cấu Thép, vì khả năng làm việc trong những điều kiện bất lợi về nhiệt độ và áp suất.
Thứ bảy, Các loại kết cấu di động
Như cần trục, cửa van, gương ăngten parobol…cần trọng lượng nhẹ để có thể di chuyển nâng cất được.
Ngày nay Kết Cấu Thép còn được ứng dụng trong công trình của một số ngành công nghiệp hiện đại như dàn khoan dầu trên biển, kết cấu lò phản ứng hạt nhân…
Nói chung, đối với nhiều nước trên thế giới, thép lầ vật liệu quý và hiếm, vì thép cần dùng cho mọi ngành của nền kinh tế quốc dân. Do đó trong những trường hợp có thể, người ta vẫn tìm cách thay thế thép bằng những vật liệu khác như bê tông cốt thép, gỗ dán. Ở nước ta, phần lớn thép xây dựng là phải nhập ngoại nên việc sử dụng Kết Cấu Thép hay bằng vật liệu khác lại càng phải được cân nhắc, so sánh trong từng trường hợp cụ thể. Xét riêng về mặt giá vật liệu thì Kết Cấu Thép đắt hơn kết cấu bê tông cốt thép khoảng ba lần: một đơn vị thể tích thép đắt hơn một đơn vị thể tích bê tông khoảng 70 lần, trong khi cường độ thép cao hơn bê tông khoảng hơn 20 lần. Tuy nhiên, nếu xét toàn diện giá thành xây dựng, kể cả hiệu quả kinh tế của việc thi công nhanh thì nhiều trường hợp dùng Kết Cấu Thép có lợi hơn ngay cả với những công trình nhỏ. Nhà nước ta chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng thép trong kết cấu xây dựng; việc chọn dùng vật liệu nào là do người thiết kế và thi công quyết định trong từng trường hợp trên cơ sở so sánh toàn diện các phương án thiết kế.
4. Yêu cầu đối với Kết Cấu Thép
Khi thiết kế Kết Cấu Thép, cũng phải đạt được các yêu cầu sau đây như đối với mọi loại kết cấu khác.
4.1. Yêu cầu về sử dụng
Đó là yêu cầu cơ bản nhất đối với người thiết kế.
- Kết Cấu Thép phải thỏa mãn các yêu cầu chịu lực đề ra do điều kiện sử dựng: phải đảm bảo độ an toàn như kết cấu phải đủ độ bền, độ cứng, đủ sức chịu mọi tải trọng sử dụng.
- Kết cấu phải đảm bảo độ bền lâu thích đáng của công trình. Hình dạng cũng như cấu tạo của kết cấu phải sao cho tiện bảo dưỡng, tiện kiểm tra và sơn bảo vệ.
- Đẹp cũng là một yêu cầu sử dụng, đặc biệt quan trọng đối với nhà công cộng có kết cấu lộ ra ngoài. Kết Cấu Thép dễ có hình dạng hài hòa, thanh thoát.
4.2. Yêu cầu về kinh tế
Thể hiện ở các mặt:
Tiết kiệm vật liệu. Thép cần được sử dụng một cách hợp lý, đúng chỗ; thay thế thép bằng vật liệu khác khi có thể được. Việc tiết kiệm vật liệu còn đạt được bằng cách chọn giải pháp kết cấu hợp lý, dùng phương pháp tính toán tiên tiến
Tính công nghệ khi chế tạo. Kết cấu được thiết kế sao cho phù hợp với việc chế tạo công xưởng và việc sử dụng những thiết bị chuyên dùng hiện có, do đó làm giảm công chế tạo.
Lắp ráp nhanh. Kết Cấu Thép được chế tạo trong nhà máy, phải có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi dựng lắp, bằng cách chia thành từng đơn vị vận chuyển hay để nguyên cả kết cấu. Sau đó, kết cấu phải có thể được khuếch đại và lắp ráp nhanh chóng tại công trường với những thiết bị sẵn có; liên kết khi dựng lắp phải dễ dàng thuận tiện.
Một vấn đề quan trọng để đạt các yêu cầu này là điển hình hóa Kết Cấu Thép. Điển hình hóa có nhiều mức độ: điển hình hóa từng cấu kiện như xà gỗ, dầm, dàn; điển hình hóa cả kết cấu như cột điện, bể chứa, nhịp cầu, khung nhà… điển hình hóa có những mặt lợi giống như đối với các kết cấu khác, đó là:
Về mặt thiết kế, tránh được thiết kế lặp lại; có thể nghiên cứu các dạng kết cấu tối ưu, lợi về các mặt vật liệu và giá thành.
Về mặt chế tạo: có thể chế tạo hàng loạt lớn những cấu kiện, do đó tạo điều kiện sử dụng những thiết bị chuyên dùng, tăng được năng suất lao động và giảm thời gian chế tạo. Việc dựng lắp cũng nhanh chóng dễ dàng hơn do có thể sử dụng những thiết bị dựng lắp thích hợp cho loại kết cấu được dùng lặp nhiều lần, hoàn thiện được quá trình lắp.
Ở nước ta, đã có nhiều bộ thiết kế điển hình Kết Cấu Thép, áp dụng trong cả nước hoặc trong từng ngành như: vì kèo mái nhà, cột đường dây tải điện, cầu khẩu độ nhỏ, bể chứa dầu…
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đấu thầu khái niệm
Theo luật đấu thầu được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 định nghĩa: “ đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại điều 1 của luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Điều 1 luật đấu thầu: phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hó, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:
1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;
đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của nhà thầu
2.1. Lựa chọn gói thầu phù hợp
Đây là quá trình mà các nhà thầu thu thập thong tin về các gói thầu để quyết định về việc có tham gia vào quá trình đấu thầu gói thầu đó hay không. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, các nhà thầu đánh giá về khả năng thắng thầu của công ty, các yếu tố để thực hiện gói thầu đó, cách phân bổ nguồn lực để thực hiện gói thầu, chi phí cho các máy móc thiết bị và con người tham gia vào quá trình đấu thầu đó. Từ đó nhà thầu đánh giá xem lợi nhuận thu được khi thực hiện gói thầu này
Một gói thầu được xem là khả thi với nhà thầu là gói thầu mà phải phù hợp với các nguồn lực của nhà thầu như: nhân lực, tài chính, công nghệ…. Bên cạnh đó gói thầu phải đảm bảo được là khi thực hiện phải đem lại một khoản lợi nhuận cho nhà thầu
Khả năng thắng thầu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này, doanh nghiệp phải trên cơ sở tính toán cẩn thận các yếu tố để đảm bảo khả năng thắng thầu là cao nhất.
2.2. Nhân tố giá
Giá cả là một trong những yêu cầu chính của bên mời thầu đối với nhà thầu.
Giá dự thầu là giá nhà thầu mong muốn đạt được trên cơ sở những tính toán về chi phí bỏ ra và dự kiến lợi nhuận thu được khi thực hiện gói thầu
Giá dự thầu được lập trên cơ sở bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu, các quy định hiện hành của nhà nước và tại địa phương nơi thi công công trình.
2.2.1. Đặc điểm của giá dự thầu
Nhà thầu trên cơ sở tính toán phần công việc của hồ sơ mời thầu tiến hành định giá gói thầu. giá dự thầu của nhà thầu căn cứ vào giá dự toán của bên mời thầu. song thông thường giá các nhà thầu đưa ra phải thấp hơn giá dự toán của bên mời thầu.
Giá dự thầu của các nhà thầu khác nhau thường khác nhau song mức độ chênh lệch về giá giữa các nhà thầu thường không quá lớn và gần với giá dự toán của bên mời thầu. Trừ trường hợp nhà thầu phá giá hoặc một vài lý do nào khác…
Các nhà thầu định giá gói thầu trước khi thi công công trình. Hay nói cách khác các nhà thầu tính giá gói thầu trên cơ sở tính toán trên thiết kế thi công. Do vậy, việc tính toán đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra dự toán chính xác về giá cả thị trường, biến động có thể xảy ra và ảnh hưởng của nó tới giá trị thực của gói thầu trong tương lai.
2.2.2. Nội dung của giá dự thầu
Trên cơ sở bảng tiên lượng của bên mời thầu và những phân tích của nhà thầu, nhà thầu tiến hành lập giá từng hạng mục công việc.
Mỗi hạng mục công việc được tính bao gồm các yếu tố:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí chung
- Lãi định mức
- Thuế VAT đầu ra
Giá dự thầu là tổng giá của từng hạng mục công việc trong toàn bộ gói thầu.
2.2.3. Vai trò của giá dự thầu đối với khả năng thắng thầu của nhà thầu:
Giá dự thầu là một trong những điều kiện quan trọng để bên mời thầu xét duyệt hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Vì bên mời thầu sẽ quan tâm đến những nhà thầu nào đạt các điều kiện về pháp lý, kỹ thuật… mà giá bỏ thầu thấp nhất. Và bản thân giá dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng để xét giá cho các nhà thầu.
Những gói thầu có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao thì với giá bỏ thầu thấp thì khả năng thắng thầu của nhà thầu rất cao.
Với những gói thầu có quy mô lớn, bên mời thầu chỉ xét giá dự thầu của những nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật. Sau khi chọn ra những nhà thầu đạt yêu cầu kỹ thuật, thông thường bên mời thầu xét nội dung tài chính của các nhà thầu này. Và nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Song với các hồ sơ dự thầu này thì giá dự thầu chiếm tỷ trọng cao trong tổng điểm đánh giá. Do vậy nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp khả năng thắng thầu sẽ rất cao.
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu
Giá dự toán của các nhà thầu thay đổi do những biến động của thị trường như: sự lên giá, xuống giá của nguyên vật liệu, nhân công, sản phẩm nguyên vật liệu thay thế nguyên vật liệu cũ…
Thứ hai, chính sách của nhà nước về định mức giá… các quy định của địa phương về thi công công trình, về yêu cầu kỹ thuật, môi trường, xã hội quanh khu vực thi công công trình có tác động không nhỏ tới giá dự toán công trình. Đồng thời, những tác động đó ảnh hưởng tới giá dự thầu của nhà thầu. Bên cạnh đó, những biến động thị trường, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến giá dự thầu của nhà thầu.
2.2.5. Chiến lược kinh doanh của nhà thầu để có khả năng thắng thầu
Để có giá dự thầu vừa bảo đảm lãi cho nhà thầu, vừa thỏa mãn điều kiện thấp nhất, các nhà thầu cần có chiến lược kinh doanh phù hợp
Trước hết, việc thu thập thông tin về các cuộc đấu thầu là rất quan trọng. Nhà thầu tìm kiếm thông tin về gói thầu ( địa điểm xây dựng, quy mô gói thầu, yêu cầu kỹ thuật của công trình,…) để tính toán chi phí dự kiến cho gói thầu; thông tin về chủ đầu tư ( khả năng tài chính, nguồn vốn sử dụng cho công trình,…) nhằm xem xét khả năng thanh toán của chủ đầu tư, từ đó so sánh về dự kiến lãi thu được đối với các gói thầu có khả năng thắng thầu.
Đặc biệt nhà thầu phải thường xuyên cập nhật thông tin về giá cả của nguyên vật liệu, nhân công sử dụng trong gói thầu để có biện pháp ứng phó trước sự tăng giảm giá cả các yếu tố đầu vào đó. Nhà thầu nên có mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp nhằm tránh rủi ro cũng như tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp. Đồng thời việc tìm kiếm nhiều nhà cung cấp sẽ giúp nhà thầu có nhiều cơ hội mua được hang hóa rẻ nhất và tốt nhất. Từ đó góp phần giảm chi phí hạ giá thành gói thầu.
Nhà thầu có thể tiến hành bỏ thư giảm giá nhằm đảm bảo bí mật về giá dự thầu và hạ giá thành, từ đó góp phần tăng khả năng thắng thầu.
2.3. Xây dựng hồ sơ mời thầu tốt
2.3.1. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu
“Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ các tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Do đó để có thể dự thầu một cách hiệu quả thì các nhà thầu cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu trước khi tham gia đấu thầu.
a) Nghiên cứu các nội dung của hồ sơ mời thầu
nhà thầu cần nghiên cứu chi tiết nội dung của hồ sơ mời thầu để có thể lập hồ sơ dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và đánh giá khả năng tham dự thầu của mình. Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau:
Thư mời thầu
Mẫu đơn dự thầu
Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Các yêu cầu về công nghệ, thiết bị, hàng hóa, tính năng, kỹ thuật, nguồn gốc,…
Biểu giá
Tiêu chuẩn đánh giá
Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Mẫu bảo lãnh dự thầu
Mẫu thỏa thuận hợp đồng
Mẫu thực hiện hợp đồng
b) Nghiên cứu các chỉ dẫn đối với nhà thầu
Chỉ dẫn đối với nhà thầu là nôi dung quan trọng đối với hồ sơ mời thầu với mục đích cung cấp cho nhà thầu những thông tin cần thiết về gói thầu, những yêu cầu đối với gói thầu, yêu cầu về năng lực nhà thầu. Các nhà thầu phải xem xét kỹ nội dung chỉ dẫn đối với nhà thầu trước khi quyết định tham gia một gói thầu, nhằm đánh giá sơ bộ khả năng tham dự thầu, khả năng thắng thầu của doanh nghiệp là bao nhiêu. Và nếu tham gia dự thầu thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là bước đầu tiên, nó giúp cho các nhà thầu chuẩn bị tốt hồ sơ dự thầu:
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu
Các tài liệu cần chuẩn bị
Thời hạn nộp hồ sơ
Các yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, nguồn gốc thiết bị, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường, loại giá dự thầu (FOB,CIF…), đồng tiền bỏ thầu, nguồn tài chính, loại hợp đồng, điều kiện thanh toán, các vấn đề khác như tín dụng người mua, tín dụng người bán và thời hạn trả nợ nêu trong hồ sơ mời thầu cũng cần được các nhà thầu nghiên cứu khi tham gia dự thầu.
c) Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
tùy theo quy mô và tính chất của từng gói thầu mà xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Để có thể thắng thầu trong các cuộc đấu thầu mà doanh nghiệp tham dự thì các nhà thầu phải quan tâm đặc biệt đến các tiêu chuẩn đánh giá của hồ sơ dự thầu để từ đó lập nên hồ sơ dự thầu sao cho hợp lệ và đạt hiệu quả cao. Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu bao gồm những nội dung chính sau:
* Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu
- Năng lực sản xuất kinh doanh: sản phẩm sản xuất kinh doanh chính, số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà thầu
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.
- Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.
Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét trên 2 tiêu thức “đạt” hoặc “không đạt” đối với 3 nội dung trên để xác định khả năng tham dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu mà đạt cả 3 nội dung trên được xem là đủ năng lực, kinh nghiệm để tham dự thầu.
* Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
- yêu cầu về mặt kỹ thuật:
+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung ứng, số lượng, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật.
+ Đặc tính kinh tế kỹ thuật, tên hãng và nước sản xuất, năm sản xuất.
+ Khả năng lắp đặt thiết bị, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật
Khả năng cung cấp tài chính
Các nội dung khác như điều kiện hợp đồng; chuyển giao công nghệ; đào tạo…
Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là một trong những khâu đầu tiên, là một bước quan trọng mà các nhà thầu không thể bỏ qua. Hồ sơ mời thầu là cơ sở, là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là điều kiện để công ty quyết định xem có tham gia dự thầu hay không thông qua tình hình thực tế của công ty. Đồng thời nó là nhân tố quan trọng quyết định tới khả năng thắng thầu của công ty và việc thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
2.3.2. Xây dựng hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu là tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc lập hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu mà bên mời thầu cung cấp. Hồ sơ dự thầu được lập luôn phải đáp ứng những nội dung, những hướng dẫn đã được nêu trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu so với quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp hồ sơ dự thầu nào đạt tiêu chuẩn và thắng thầu. Vì vậy, hồ sơ dự thầu cần phải được xem xét kỹ lưỡng, lập một cách chi tiết, cẩn thận và phù hợp với hồ sơ mời thầu.
a) Nội dung của hồ sơ dự thầu
Nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu bao gồm:
* Các nội dung về hành chính, pháp lý:
- Đơn dự thầu hợp lệ ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền)
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
- Bảo lãnh dự thầu
* Các nội dung về kỹ thuật
- Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa và chứng chỉ của nhà sản xuất
- Tổ chức lắp đặt, đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
* Các nội dung về thương mại, tài chính
- Giá dự thầu kèm theo bản thuyết minh và biểu giá chi tiết
- Điều kiện giao hàng
- Điều kiện tài chính ( nếu có)
- Điều kiện thanh toán
b) Một số điểm cần lưu ý khi lập hồ sơ dự thầu
* Trước yêu cầu của bên mời thầu trong hồ sơ mời thầu, để lập được hồ sơ dự thầu các nhà thầu thường chú ý đến các nội dung sau:
- Nghiên cứu yêu cầu của chủ đầu tư
+ Yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật (chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, xuất sứ,…)
+ Nghiên cứu tiêu chuẩn xét thầu, phương thức xét thầu,…
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
Ngoài việc nhận thức rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân công ty, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để đề ra đối sách cho phù hợp và lập được hồ sơ dự thầu hiệu quả, ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.
* Yêu cầu về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp. Do vậy, các cán bộ làm công tác lập hồ sơ dự thầu phải hết sức cẩn trọng khi lập hồ sơ dự thầu.
Tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu được xem xét trên cơ sở các nội dung sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất đối với thiết bị phức tạp và có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu tổ chức nhà thầu ký hoặc của người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền.
- Sự hợp lệ của bảo lãnh dự thầu
- Biểu giá chào, biểu phân tích một số đơn giá chính (nếu có)
- Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
- Các phụ lục, các tài liệu kèm theo khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- Các yêu cầu khác ( nếu có)
c) Một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hồ sơ dự thầu
* Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan phải kể đến trước tiên đó là các quy chế liên quan đến hoạt động đấu thầu. Nó tạo thành một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu. Những quy định, quy chế đấu thầu là những văn bản hướng dẫn các nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ dự thầu.
Sự biến động trên thị trường tài chính như việc tăng, giảm lãi suất tín dụng và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới các quyết định có tham gia dự thầu hay không và trong quá trình lập hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp. Nếu lãi suất tín dụng tăng lên ảnh hưởng đến việc xác định giá dự thầu, ảnh hưởng tới mức lãi của doanh nghiệp và do đó có thể doanh nghiệp sẽ từ bỏ ý định tham gia dự thầu của mình.
* Nhân tố chủ quan
- Thứ nhất, đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật
Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu phải phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư hoặc bên mời thầu: đặc tính kinh tế kỹ thuật, tên hãng, tên nước sản xuất, năm sản xuất; khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ lắp đặt,…
- Thứ hai, đó là giá dự thầu:
Về mặt lý luận hay thực tiễn, bên mời thầu là người mua, do đó luôn có xu hướng muốn mua được những sản phẩm có chất lượng và giá cả phải chăng. Vì vậy, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp sẽ giành được ưu thế. Nếu giá bỏ thầu cao hơn mức giá trần hoặc cao hơn mức giá bỏ thầu của các nhà thầu khác mà cùng cung ứng sản phẩm có cùng chất lượng thì nhà thầu đó cũng khó được chấp nhận hơn. Do đó, để nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu, các nhà thầu nên xác định một mức giá bỏ thầu hợp lý có khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Giá bỏ thầu không thể không tính đến mức giá của đối thủ cạnh tranh.
- Thứ ba, đó là năng lực về tài chính
Trong đấu thầu, để có được hiệu quả cao yêu cầu doanh nghiệp cần có một lượng vốn tương đối lớn và ổn định, đặc biệt là vốn lưu động do sản phẩm có giá trị lớn. Trong hồ sơ dự thầu, năng lực tài chính được trình bày khá rõ và thường được chủ đầu tư xem xét trên các mặt:
+ Khả năng tài chính của nhà thầu
+ Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của nhà thầu. Việc làm rõ nguồn vốn để thực hiện hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hồ sơ dự thầu.
- Thứ tư, đó là nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hồ sơ dự thầu, nó được thể hiện:
+ Trình độ nghiệp vụ, năng lực, bằng cấp và kinh nghiệm của các cán bộ lập hồ sơ dự thầu như các cán bộ lập giá dự thầu, các cán bộ kỹ thuật, các cán bộ phòng Marketing,…
+ Số lượng, chất lượng lực lượng lao động cũng là chỉ tiêu quan trọng để chủ đầu tư đánh giá trong quá trình xét thầu.
Ngoài ra có một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ dự thầu là kinh nghiệm đã triển khai các hợp đồng tương tự của công ty trong những năm gần đây, chất lượng triển khai các hợp đồng đó như thế nào. Tài liệu về kinh nghiệm của nhà thầu chính là bằng chứng thực tế của nhà thầu thể hiện được năng lực thực sự của mình. Kinh nghiệm nhà thầu là một tiêu chuẩn rất quan trọng trong xét thầu.
2.4. Năng lực của nhà thầu
Có thể nói với mỗi nhà thầu, yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định khả năng thắng thầu với mỗi gói thầu mà họ tham gia. Đó là khả năng cung ứng vốn, máy móc thiết bị, nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu, khả năng huy động kịp thời các nguồn lực nhằm đảm bảo tiến độ thi công đúng thời hạn trong hồ sơ mời thầu. Điều quan trọng nhà thầu phải thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu.
Với những gói thầu lớn và phức tạp thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Bên mời thầu chỉ chấp nhận những hồ sơ dự thầu có điểm kỹ thuật đạt từ 70% trở lên để xét duyệt đánh giá, từ đó tìm ra nhà thầu trúng thầu trong số những nhà thầu tham gia dự thầu. Như vậy có thể nói yếu tố máy móc thiết bị, công nghệ sẽ quyết định nhà thầu đủ điều kiện tham dự thầu hay không.
Bên cạnh đó phải kể đến yếu tố nhân lực trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng nên trình độ người sử dụng công nghệ cũng phải tăng tương ứng. Do vậy nhà thầu nào có đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi sẽ góp phần không nhỏ trong thang điểm của nhà thầu.
2.5. Các nhân tố khác
Uy tín của nhà thầu trên thị trường là rất quan trọng. Những cuộc đấu thầu lớn, bên mời thầu tiến hành sơ tuyển. Nhà thầu qua sơ tuyển mới được tiếp tục tham dự thầu. Hoặc bên mời thầu lập danh sách ngắn mời một số nhà thầu tham gia đấu thầu. Như vậy việc tạo lập tên tuổi của nhà thầu trên thị trường được nhiều nhà thầu rất chú trọng.
Hiện nay, chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trên thị trường.
Đặc biệt sự cạnh tranh của các đối thủ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu. Với những gói thầu nhiều nhà thầu tham dự tính cạnh tranh càng cao. Do vậy việc tìm hiểu thông tin về các nhà thầu khác rất quan trọng đối với mỗi nhà thầu.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG ._.DỰ THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM KẾT CẤU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 120
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 120
1. Tổng quan về công ty cổ phần cơ khí 120
1.1. Tên và địa chỉ doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Cơ khí 120
- Tên giao dịch tiếng anh: 120 Mechanical Joint-Stock Company
Địa chỉ trụ sở chính: số 609 – Trương Định – Hoàng Mai – Hà Nội
Số điện thoại: 04.864 7370 / 04.664 1690
Số Fax: 04. 864 7370
Công ty được thành lập theo: Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 3346 /QĐ – BGTVT ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Bộ GTVT.
Quyết định đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Cơ Khí 120, số 2391/ QĐ – BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cơ khí 120 là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân và thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.
Công ty cổ phần cơ khí 120 có lịch sử hình thành khá lâu, tiền thân của Công ty cơ khí 120 được thành lập từ tháng 7 năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, là cơ sở phục vụ kháng chiến chống Pháp của nhà giao thông công chính. Đến năm 1993, Công ty cổ phần cơ khí 120 được chính thức thành lập theo quyết định số 1044/TTCB-LĐ ngày 27/05/1993 của bộ GTVT.
Thành phần: Nhà máy cơ khí 120
Mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25
Nhà máy cơ khí trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT
Số đăng ký kinh doanh: 108513
Mã số thuế: 001045241
Vốn kinh doanh: 4.204.000.000đ
Trong đó:
+ Vốn cố định: 3.502.000.000đ( Ba tỷ năm trăm lẻ hai triệu đồng)
+ Vốn lưu động: 702.000.000đ(Bảy trăm lẻ hai triệu đồng)
Nguồn hình thành:
+ Vốn ngân sách cấp: 3.438.000.000đ
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 392.000.000đ
+ Vốn vay: 374.000.000đ
Nghê kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất, sửa chữa phương tiện, thiết bị GTVT MS: 0105
+ Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác MS:0107
+ Dịch vụ khác.
- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần một ngày 21/09/1998 và quyết định số 1465/TCCB-LĐ ngày 15/06/1998 của bộ GTVT
Đổi tên thành: Công ty cơ khí 120
Tên giao dịch quốc tế: Michanical Compay 120
Cơ quan chấp nhận đăng ký : Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần hai ngày 12/03/2002 và quyết định số 3564/QĐ-GTVT
Bổ sung ngành nghề kinh doanh:
+ Xây lắp công trình công nghiệp
+ Lắp ráp xe gắn máy dạng IKD và các phương tiện GTVT
+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị GTVT
Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần ba ngày 03/12/2002 và quyết định số 3728/QĐ-GTVT ngày 07/12/2002 của bộ GTVT.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất kết cấu thép
+ Sửa chữa thiết bị GTVT, sản phẩm công nghiệp
+ Lắp ráp kinh doanh xe máy
Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần bốn ngày 21/07/2005 và quyết định số 3346/QĐ-GTVT ngày 04/11/2005 của bộ GTVT
Đổi tên thành: Nhà máy cơ khí 120
Bổ sung ngành nghề kinh doanh:
+ Xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô, xe máy
Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
- Đang ký thay đổi kinh doanh lần năm ngày 31/07/2007 và quyết định số 2391 của bộ Giao Thông Vận Tải, đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí 120.
2. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần cơ khí 120
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Ban
kiểm soát
Phó giám đốc
kỹ thuật- sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng tổ chức- lao động
Phòng kỹ thuật- KCS
Phòng kế toán- tài chính
Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình
Xưởng sản xuất dây chuyền CNC
Xí nghiệp mạ kẽm nhúng nóng
Xí nghiệp kết cấu thép
Phòng KH-ĐĐ
Phòng xây dựng cơ bản
Phòng TCHC Ban bảo vệ
Thuyết minh sơ đồ tổ chức sản xuất
1. Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:
- Xây dựng chính sách chất lượng của công ty chỉ định đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý sản xuất.
- Ban hành các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn mối quan hệ giữa các phó tổng giám đốc, các đơn vị thuộc hệ thống quản lý sản xuất.
- Đảm bảo tiềm năng sẵn có của mỗi nguồn lực cho việc thực hiện hệ thống sản xuất.
- Theo dõi tính hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất, thực hiện các biện pháp khen thưởng và kỷ luật.
- Đảm bảo hệ thống quản lý sản xuất sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong quá trình sản xuất.
- Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng, phải được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng
2. Phó giám đốc sản xuất và kỹ thuật
- Phụ trách về lĩnh vực kế hoạch sản xuất, công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Phụ trách công tác kỹ thuật công nghệ ứng dụng trong sản xuất.
- Đề xuất với giám đốc các vấn đề có liên quan đến sản xuất và kỹ thuật công nghệ.
3. Các phòng ban và nhà máy
3.1. phòng kế hoạch- điều độ
- Xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh ngắn và dài hạn của công ty.
- Tổ chức lập hồ sơ đấu thầu công trình, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh.
- Tiến hành thanh lý các hợp đồng.
- Thực hiện chế độ báo cáo về sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất nội bộ hàng tháng, hàng quý, năm.
- Điều độ sản xuất bảo đảm đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư.
- Cấp phát vật tư theo định mức, nhập thành phẩm để xuất xưởng.
- Xây dựng và điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm.
3.2. Phòng tài chính kế toán:
- Thực hiện đúng các chế độ và quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ, kế toán, hạch toán và các chế độ khác theo quy định về tài chính của nhà nước.
- Thanh toán, trả lương cho cán bộ- công nhân viên trong công ty.
3.3. Phòng tổ chức lao động
- Chăm lo phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo chiến lược phát triển kinh doanh.
- Quản lý hồ sơ và cán bộ, công nhân viên trong nhà máy.
- Ký kết các hợp đồng tuyển dụng lao động.
- Chăm lo đến điều kiện làm việc, sinh hoạt và sản xuất của cán bộ- công nhân viên trong công ty.
- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động vệ sinh công nghiệp.
- Thực hiện các chế độ hiện hành của nhà nước đối với người lao động( Nâng bậc lương, chế độ nghỉ phép, nghỉ hưu, ốm đau, thai sản…..)
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, báo cáo việc thực hiện quỹ tiền lương. Xây dựng định mức lao động, trả lương cho cán bộ- công nhân viên trong công ty.
- Theo dõi và quản lý tình hình sử dụng lao động trong nhà máy.
3.4. Phòng kỹ thuật-KCS:
- Nghiên cứu, thiết kế hoặc tính toán triển khai chi tiết các sản phẩm được ký kết trong các hợp đồng kinh tế.
- Tính toán và lên dự trù định mức vật tư, vật liệu các loại để sản xuất các sản phẩm trên.
- Để xuất và xây dựng các phương án công nghệ, phương án thiết kế đồ gá nhằm phục vụ sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh trước khi giao hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở một số nguyên công quan trọng trong quá trình sản xuất.
- Lập hồ sơ hoàn công cho các loại sản phẩm xuất xưởng.
3.5. Xí nghiệp kết cấu thép:
- Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép các loại theo tiến độ sản xuất do phòng kế hoạch vật tư đề ra theo bản vẽ kỹ thuật do phòng kỹ thuật- KCS cung cấp.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra với công ty và với khách hàng.
3.6.Xí nghiệp mạ kẽm nhúng nóng:
- Tiến hành thực hiện các sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo tiến đô, chất lượng sản phẩm mạ theo kế hoạch của phòng vật tư điều độ.
3.7. Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình:
- Tự tìm kiếm khách hàng, tự hạch toán đối với sản phẩm sửa chữa xe máy công trình các loại.
- Tùy từng thời điểm có thể chế tạo các sản phẩm kết cấu thép các loại theo tiến độ sản xuất do phòng kế hoạch vật tư đề ra và theo bản vẽ kỹ thuật do phòng kỹ thuật- KCS cung cấp.
- Xây lắp các công trình công nghiệp, công trình giao thông và xây dựng.
3. Năng lực của công ty cổ phần cơ khí 120
3.1. Năng lực cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Cơ khí 120
Nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, và đối với công tác đấu thầu nói riêng, nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quyết định đến khả năng thắng thầu của công ty.
Tổng số cán bộ- công nhân viên trong công ty: 450
Trong đó:
Xí nghiệp Kết cấu thép: 250
Xí nghiệp Mạ kẽm nhúng nóng: 60
Xí nghiệp Sửa chữa Xe máy Công trình:60
Khối quản lý gián tiếp, dịch vụ: 35
Xí nghiệp Xây dựng dân dựng và Công nghiệp: 45
Bảng 1: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty
TT
Cán bộ
Số lượng
Theo thâm niên
<8 năm
<13 năm
<18 năm
I
Đại học
60
1
Kỹ sư xây dựng
5
3
2
2
Kỹ sư cầu đường
5
2
3
3
Kỹ sư cơ khí
12
6
3
3
4
Kỹ sư chế tạo máy
7
5
2
5
Kỹ sư điện
4
2
1
1
6
Kỹ sư máy XD, ô tô
8
3
3
2
7
Kỹ sư kinh tế xây dựng
5
3
2
8
Cử nhân tài chính kế toán
3
2
9
Cử nhân kinh tế
5
2
2
1
10
Kỹ sư công nghệ hàn
6
4
2
1
- Cao đẳng
5
- Giao thông
5
2
3
- Trung cấp
30
1
Giao thông
7
7
2
Xây dựng
6
4
2
3
Cơ khí
7
2
5
4
Kinh tế xây dựng
10
5
5
Bảng 2: Công nhân kỹ thuật của Công ty
TT
Công nhân
Số lượng
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc7
1
Thợ tiện
15
3
5
2
5
2
Thợ đóng gói
11
7
3
1
3
Thợ hàn
45
9
18
10
4
4
4
Thợ mạ
18
8
5
3
2
5
Thợ nề
5
5
6
Thợ sữa chữa
8
1
7
7
Thợ cơ khí
5
5
5
8
Thợ lắp dựng
9
4
9
Thợ lái cẩu,ô tô
3
3
3
10
Thợ rèn
7
2
2
11
Thợ sơn
3
3
1
12
Thợ máy
1
3
13
Thợ điện
4
1
14
Thợ bào
1
1
15
Thợ cắt dập
2
2
16
Thợ cơ
3
3
17
Thợ nguội
8
8
18
Thợ lắp ráp
21
5
7
6
3
19
LĐ phổ thông
30
Bảng 3: Công nhân kỹ thuật huy động cho công trình của Công ty
STT
Công nhân kỹ thuật
Số lượng
Bậc thợ
2
3
4
5
6
7
1
Lái cẩu, ô tô
3
3
2
Lái máy xúc, máy ủi, lu
8
5
2
1
3
Thợ sữa chữa máy thi công
6
1
3
2
4
Thợ vận hành máy thi công
4
2
2
5
Thợ gò hàn, cơ khí
25
4
8
5
4
4
6
Thợ mộc
7
2
2
3
7
Thợ điện, thợ nước
4
3
1
8
Kỹ thuật lắp máy
5
5
9
Thợ nề
5
5
10
Thợ bê tong
7
4
3
11
Thợ sắt
20
5
10
5
12
Thợ mộc, cốp pha
7
3
4
13
Thợ hoàn thiện
21
5
6
4
3
3
14
Lao động phổ thông
30
15
Tổng cộng
152
9
31
40
23
11
8
3.2. Năng lực sản xuất của công ty
Bảng 4: năng lực sản xuất của công ty cổ phần cơ khí 120
STT
Tích chất công trình
(chủng loại hàng hóa )
Công suất sản xuất
1
Sản xuất dầm cầu thép các loại
GTĐP cho các địa phương(Theo thiết kế định hình của Bộ GTVT)
40 nhịp/năm
(2000 tấn )
2
Sản xuất các cấu kiện thép cho các công trình Giao thông
1000 tấn/năm
3
Sản xuất các loại cột thép và phụ kiện cho đường dây và trạm biến áp từ 35kV- 500kV, cột thông tin, truyền hình
8000 tấn/năm
4
Mạ kẽm nhúng nóng, mạ điện phân các loại cột thép và phụ kiện
6500 tấn/năm
5
Sản xuất các loại Bulong cho cột thép và cấu kiện thép công trình giao thông
1000 tấn/năm
6
Sửa chữa, cải tạo xe máy công trình, đóng mới thùng xe các loại
200 xe/năm
7
Sản xuất khung xe gắn máy và lắp ráp xe gắn máy dạng IKD trên dây chuyền được nhà nước công nhận chứng chỉ
50000 xe/năm
3.3. Năng lực máy móc thiết bị
Máy móc là công cụ để thực hiện các hoạt động theo sự điều khiển của con người, cùng với nguồn nhân lực, máy móc là những vật dụng không thể thiểu đối với một doanh nghiệp, đặc biệt, với một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí như công ty cổ phần cơ khí 120 thì sự hiện đại, chuyên nghiệp của máy móc nói lên năng lực thi công công trình. Trong tham dự thầu, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để công ty được lựa chọn.
Năng lực máy móc thiết bị được thể hiện qua số lượng, chủng loại, độ hiện đại, giá trị còn lại, tính phù hợp với điều kiện cụ thể của máy móc, thiết bị.
Bảng 5: Danh sách máy móc, phương tiện và thiết bị chế tạo
Mô tả thiết bị loại, kiểu, nhãn hiệu
Trọng tải, công suất
Số lượng
Đặc tính
Kthuật
Năm
SX
Nước
SX
I. Phục vụ vận chuyển:
1. Cần cẩu dàn cầu trục 5T
5 tấn
02
2000
2. Cần cẩu Ôtô 5T
12.5 tấn
02
2000
3. Xe nâng hạ
5 tấn
01
2005
4. Cẩu Ôtô Katô-250
250 tấn
01
2004
5. Cẩu dàn DEK-631
63 tấn
01
2000
6. Ôtô vận tải KPAZ-Sơmi
16 tấn
01
2000
7. Xe Ôtô Kamaz-Sơmi
16 tấn
01
2000
8. Xe lu D399
9. Cầu cổng
5 tấn
01
2002
II. Phục vụ chế tạo
1. Dây chuyền cắt đột đóng dấu thép hình điều khiển số (CNC)
01
F32
2004
T.Quốc
2. Máy cắt đột HF 633
60 tấn
08
2002
T.Quốc
3. Máy cắt tôn NG8
500 A
08
2003
4. Máy cắt ống F400
45 KW
02
5. Máy hàn bán tự động 300-500A
450 A
03
2003
6. Máy hàn điện 1 chiều
20-60mm
02
2005
7. Máy cắt tự động
XC 350
02
d ÷ 60 ly
2005
Hàn Quốc
8. Máy hàn CO2, bán tự động
18 KVA
02
2004
9. Máy hàn tự động
60 tấn
02
2002
10. Máy cắt đột liên hợp
PX 10
08
2002
11. Máy cắt hơi bán tự động
25tấn/ng
02
d8 - d40
2004
12. Máy lốc tôn
200 tấn
01
H-200tấn
2003
Nhật
13. Máy cán, uốn I
01
2000
T. Quốc
14. Máy nén khí
55 KW
01
2000
15. Máy cân bằng động
01
2000
16. Lò tôi cao tần
20 KW
01
2000
17. Máy uốn ống
65 tấn
01
2004
18. Kích nâng thuỷ lực
5 tấn
01
2000
19. Tời điện
03
2000
20. Máy bơm nước
150 m3/h
01
2004
III. Phục vụ gia công
1. Máy tiện C616-0435
55 Kv
01
2002
T.Quốc
2. Máy tiện 1K62-2078
60 KW
03
2003
T.Quốc
3. Máy tiện TP616N-88238
100 KW
02
2002
T.Quốc
4. Máy tiện 16K-20
15 KW
04
2000
T.Quốc
5. Máy tiện 1M63
15 KW
03
2000
6. Máy khoan lỗ
15 KW
04
2000
7. Máy khoan đứng 2A-C40
3m - 15KW
04
F12- F30
2002
8. Máy bào thuỷ lực 7M37-2510
08
2003
9. Máy cán ren
01
F12-F45
2000
10. Máy khoan từ
3 KW
12
2001
Nhật
11. Máy dập
250 tấn
02
F1732
2000
Nhật
12. Máy búa
250-400 Kg
02
2000
T.Quốc
13. Máy phay 6P82-1259
15 KW
01
2000
H.Quốc
14. Máy hàn một chiều EXM 340
25
2004
T.Quốc
15. Máy khoan cần 2H55N 1804
01
2004
16. Máy mài mặt phẳng
01
2002
17. Máy mài tròn
30 KW
01
2002
18. Máy uốn thép
80 tấn
08
2001
Nhật
19. Đồ gá hàn (Thụy Điển)
01
2000
IV. Các phương tiện khác
1. Trạm biến áp
300-500KV
02
2002
2. Hệ thống sơn tĩnh điện
01
2000
3. Hệ thống mạ kẽm nhúng nóng phun dầu có trợ dung, điều chỉnh nhiệt độ
35 KW
01
L = 12m
R = 1m
S = 1m
2002
V. Các thiết bị phục vụXD
1. Máy trộn bê tông
VN
01
2003
2. Cần cẩu bánh lốp
02
2002
3. Xe lu rung cải tiến
02
4. Xe tải
02
VI. Kiểm tra chất lượng
1. Máy xúc
0.73m2/gầu
02
2002
2. Máy trộn bê tông
Q= 250lít
08
2001
3. Máy đầm bàn
08
2001
4. Máy đầm dùi
10
2001
5. Ván khuôn thép
100 m2
02
2001
6. Máy ép thuỷ lực
50 - 70 tấn
10
2002
7. Máy hàn điện
23 KW
02
2002
8. Cẩu tự hành ADK
12,5 tấn
04
2001
9. Máy kinh vĩ và thuỷ bình
02
2000
10. Máy cắt uốn thép
20
2000
11. Xe cải tiến
VIII.Thiết bị lắp dựng cột
1. Tời Liên Xô 10T
10 tấn
10
2000
Liên Xô
2. Chạc tó 12m thép Mỹ
20
F133x5,5
2001
Mỹ
3. Cáp lụa f115 Nhật
300 m
20
2000
Nhật
4. Tăng đơ
5 tấn
75
2001
5. Cáp lụa neo thanh chính
Dài 300 m
30
F13
6. Cáp chằng thanh bụng
Dài 300 m
30
F13
7. Cáp chằng giữ điều chỉnh
Dài 100 m
50
F11,5
8. Cáp treo dài 3m tết 2 dầu
3 m
30
F22
9. Pa Lăng
5 tấn
25
2002
Nhật
10. Dây néo (để tăng giữ dây néo)
40
11. Cáp tời
Dài 400 m
10
F15,5
12. Múp
3 tấn
35
13. Múp
5 tấn
15
14. Dây thừng dù
1000
F8
15. Hố thế
5 tấn
30
16. Bộ đàm chạy Pin
25
17. Khoá CK - 6
200
18. Khoá CK - 8
270
19. Khoá CK - 12
275
20. Tăng đơ
3 tấn
100
3.4. Năng lực tài chính của công ty
Trong một hồ sơ tham gia dự thầu, việc nhà thầu giải trình khả năng tài chính của mình. Đây là một nội dung quan trọng, vì dựa vào đó, bên mời thầu mới có thể đưa ra quyết định, nhà thầu này có đủ khả năng hoàn thành công trình hay không. Một nhà thầu không có đủ khả năng về tài chính sẽ không thể hoàn thành công trình đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng được.
Năng lực tài chính của công ty được thể hiện ở một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp
Đơn vị tính: VND
Số TT
Chỉ tiêu
Số liệu số sách kế toán
Số liệu xác định lại
Chênh lệch
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4)-(3)
A
TÀI SẢN ĐANG DÙNG
82.248.613.917
82.637.855.129
389.241.212
І
TSCĐ và đầu tư dài hạn
25.183.177.591
25.916.066.995
732.889.404
1
Tài sản cố định
14.503.208.959
15.236.098.363
732.889.404
2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
-
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
10.679.968.632
10.679.968.632
ІІ
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
57.065.436.326
56.721.788.134
(343.648.192)
1
Tiền
1.013.460.035
1.013.460.035
-
- Tiền mặt tại quỹ
849.524.762
849.524.762
-
- Tiền gửi Ngân hàng
163.935.273
163.935.273
-
- Tiền đang chuyển
-
2
Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
3
Các khoản phải thu
10.415.060.162
10.415.060.162
-
4
Vật tư, hàng hoá tồn kho
45.590.087.662
45.237.200.147
(352.887.515)
5
Tài sản lưu động khác
46.828.467
56.067.790
9.239.323
ІІІ
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
-
-
-
ІV
Giá trị sử dụng đất (TSCĐ-VH)
B
TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG
C
TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ
1.293.789.352
1.293.789.352
-
1
Tài sản cố định
1.293.789.352
1.293.789.352
-
2
Tài sản lưu động
-
-
-
D
TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ PHÚC LỢI, KHEN THƯỞNG
TỔNG GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP (A+B+C+D)
83.542.403.269
83.931.644.481
389.241.212
Trong đó giá trị thực tế của Doanh nghiệp (Mục A)
82.248.613.917
82.637.855.129
389.241.212
E1
NỢ PHẢI TRẢ THỰC TẾ
74.579.399.220
74.579.399.220
-
E2
SỐ DƯ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI
-
E3
NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP
-
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DN
7.520.595.944
7.909.837.156
389.241.212
Bảng 7: Tài Sản Chủ Yếu Của Doanh Nghiệp.
Đơn vị tính: đồng
TT
Loại tài sản
Nguyên giá
Đã khấu hao
Giá trị còn lại
I
TSCĐ ĐANG DÙNG
24.020.333.180
8.784.234.817
15.236.098.363
A
Nhà cửa, vật kiến trúc
11.453.659.497
5.234.147.606
6.219.511.891
B
Máy móc thiết bị
9.205.658.317
2.359.149.287
6.846.509.030
C
Phương tiện vận tải
2.983.106.378
1.065.070.989
1.918.035.389
D
TSCĐ khác
377.908.988
125.866.935
252.042.053
II
TSCĐ CHỜ THANH LÝ
1.969.184.438
675.395.086
1.293.789.352
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
-
-
-
2
Máy móc thiết bị
-
-
-
3
Phương tiện vận tải
-
-
-
4
TSCĐ khác
1.969.184.438
675.395.086
1.293.789.352
Bảng 8: Đất đai
Chi tiết về các diện tích Nhà máy đang sử dụng và quản lý như sau:
Số TT
Địa chỉ
Diện tích (m2)
Thời gian sử dụng
Mục đích sử dụng
Ghi chú
1
Xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
26.424
20 năm kể từ ngày 01/01/1996
Sản xuất, sửa chữa phương tiện, thiết bị giao thông vận tải
Hợp đồng thuê đất số 270-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ
2
Xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
721
10 năm kể từ ngày 01/01/1996
Hợp đồng thuê đất số 269-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ
3
Xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên
148.613
35 năm kể từ ngày 13/05/2005
Xây dựng Nhà máy sản xuất kết cấu thép và phụ tùng ô tô
Đất thuê theo hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận QSD đất số T00798 QSDD
4
Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên
7.708
35 năm kể từ ngày 13/05/2005
Xây dựng Nhà máy sản xuất kết cấu thép và phụ tùng ô tô
Đất thuê theo hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận QSD đất số T00797 QSDD
Bảng 9: tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Tên tài sản
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tống số tài sản có
41.635.917
80.621.621
84.247.257
76.518.480
89.402.546
2
Tài sản có lưu động
29.531.628
62.803.328
57.737.142
55.238.207
61.513.003.
3
Tổng số tài sản nợ
41.635.917
80.621.621
84.247.257
76.518.480
89.402.546
4
Tài sản nợ lưu động
29.531.628
62.803.328
57.737.142
55.238.207
61.513.003
5
Giá trị lãi ròng
688.000
815.000
980.000
1.050.000
1.112.000
6
Vốn lưu động
7.200.000
7.500.000
7.700.000
7.980.000
8.100.000
7
Doanh thu
54.000.000
64.005.247
77.013.757
43.987.140
53.335.414
Bảng 10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007
( Đơn vị: VND)
STT
Khoản mục
2004
2005
2006
2007
BCTC
BCTC
BCTC
BCTC
1
Vốn Nhà nước
8.599.359.887
7.909.837.156
8.736.521.792
8.796.521.792
2
Tổng doanh thu
64.018.860.183
77.025.063.712
43.987.140.079
53.335.415.348
3
- Doanh thu từ hoạt động SXKD
63.570.739.255
76.668.997.750
43.983.446.849
53.335.415.348
4
- Doanh thu hoạt động tài chính
13.612.242
11.307.168
3.693.230
4.712.000
5
- Doanh thu khác
434.508.686
344.758.794
0
0
6
LN trước thuế
203.946.157
277.003.860
146.998.775
172.253.000
7
Nộp ngân sách
167.836.248
403.152.961
2.142.414.512
1.876.719.016
8
Trong đó thuế TNDN
57.104.924
87.330.940
41.159.657
48.230.840
9
LN sau thuế
146.841.233
189.672.920
105.839.118
124.022.160
10
Nợ phải trả
72.463.874.952
74.579.399.220
65.899.959.110
59.175.945.685
11
Nợ phải thu
5.756.170.114
10.415.060.162
10.618.521.796
10.382.795.488
12
Quỹ khen thưởng + phúc lợi
109.777.575
148.618.753
199.204.676
149.204.676
13
Thu nhập bình quân
1.173.586
1.324.579
1.100.000
1.800.000
4. Các công trình nổi bật mà công ty đã thực hiện trong những năm vừa qua
Bảng 11: Bảng các công trình nổi bật
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên công trình
Khối lượng (Tấn)
Tên chủ công trình
Thời gian thực hiện
Năm khởi công
Năm H.thành
1
Sản xuất chế tạo cột điện
ĐZ500kV Bắc Nam
1.800
Tổng Công ty
Điện lực VN
1992
1993
2
Gia công SX cột thép
*ĐZ110KV Sơn La - Tuần Giáo
*ĐZ110KV Tuần Giáo - Đ.Biên
*ĐZ220KV T Bạch-Vật Cách
489
167
500
Cty XL điện 1
Cty XL điện 4
Cty XL điện 1
6/1996
8/1996
10/1998
1/1997
1/1997
4/1999
3
Sản xuất chế tạo cột thép
*ĐZ110KV Nội Bài - Sóc Sơn
*ĐZ220KV Phả Lại - HPhòng II
189
347
Cty XL điện 4
Cty XL điện 4
3/1997
8/1998
9/1997
6/1999
4
Chế tạo, xây dựng móng và lắp dựng cột TH125m Hạ Long
189
Ban QLDA mạng PHQG
11/1998
10/1999
5
SX phụ kiện 110KV Hải Dương
137
Công ty XLĐ4
8/1999
10/1999
6
SX và mạ cột thép ĐZ220 KV
+ Đà Nẵng-Dốc Sỏi
+ Đà Nẵng- H Khánh
421 421
Công ty XLĐ3 nt
9/1999 10/1999
7
SX và mạ cột thép ĐZ110 KV Quận 3 - An Đồn
211
Công ty XLĐ3
8/1999
2/2000
8
Chế tạo, xây dựng móng và lắp dựng Cột TH N.Bình-T.Bình
632
Ban QLDA mạngPHQG
12/2001
4/2002
9
Phụ kiện mở rộng ngăn lộ trạm 500Kv-Đà nẵng
74
Ban QLDA CT điện MTrung
5/2001
10
Dầm cầu Bailey
632
Bộ GTVT
5/2001
11
Dầm cầu GTĐP H13-L30m
632
Bộ GTVT
12/2000
12
Phụ kiện thép đường dây 35kv Sơn tây-Hoà lạc
126
Cty XL và sản xuất CN
7/2001
13
Vòm thép hầm đường HCM
1.263
CtyXD-SĐ số 6
9/2001
14
Ống thép cộc nhồi N.Máy XM N.Bình
126
Cty XDựng-CT ngầm S.Đà 10
11/2001
15
Ctạo khung xe gắn máy
684
16
Cột thép mạ kẽm DZ110kV Tằng loỏng - Lào cai
474
Cty Xây Lắp
Điện 4
10/2001
12/2002
17
Cột thép mạ kẽm ĐZ110kV Đ.Xuân - T.Ba
145
Cty Xây Lắp
Điện 4
03/2002
09./2002
18
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm nhúng nóng ĐZ 220kV NĐịnh - TBình
1.089
Ban QLDA các CT Điện MBắc
3/2002
9/2002
19
Chế tạo xây dựng móng và lắp dựng Cột T.Hình H=125m Phan Thiết
136
Ban QLDA mạng PHQG
7/2002
2/2003
20
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm nhúng nóng ĐZ 220kV BGiang-TNguyên
1.417
Ban QLDA các CT Điện MBắc
04/2003
11/2003
21
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm nhúng nóng ĐZ 110kV NDương-LSơn
719
Ban QLDA các CT Điện MBắc
04/2003
09/2003
22
Sản xuất chế tạo cột thép ĐZ500kV Hà Tĩnh - Thường Tín
508
Ban QLDA các CT Điện MBắc
12/2003
07/2004
23
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm
ĐZ 220kV Sesan3-Pleiku
899
Ban QLDA các CT Điện MTrung
3/2004
8/2004
24
SX và lắp dựng 6 cột Ăngten thép
130
Ban QLDA
Ptriển điện lực
07/2004
9/2004
25
Sản xuất Ctạo cột thép ĐZ110kV
1.754
Cty điện lực 1
05/2004
08/2004
26
Sản xuất chế tạo cột thép ĐZ500kV - Trạm cắt Nho Quan
540
Cty Xây Lắp
Điện 4
04/2004
07/2004
27
Chế tạo tháp Ăngten PT -truyền hình VH75 Sìn Hồ - LChâu
62
Ban QLDA
Phát Thanh
08/2004
11/2004
28
Chế tạo tháp Ăngten phát thanh -truyền hình VH75 Dung Quất
125
Cty Viễn Thông QĐội
10/2004
01/2005
29
Chế tạo tháp Ăngten PT -truyền hình VH107 ĐăkNông
112
Ban QLDA
Phát Thanh
01/2005
05/2005
30
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm
ĐZ 220kV Đồng Hới - Huế
1.099
Ban QLDA các CT Điện MTrung
01/2005
06/2005
31
150m cầu bailley
Khu Quản lý đường bộ IV
06/2005
12/2005
32
Đóng mới 02 bộ phà ghép 25tấn
1.200
Khu quản lý đường bộ II
4/2005
6/2006
33
SX và Ctạo cột thép mạ kẽm
ĐZ 110kV Đại Ngãi - Trần đề
209
Ban QLDA các CT Điện Miền Nam
05/2005
08/2005
34
Thi công xây lắp cột 02 cột Anten tự đứng 45m và 49m
Bưu điện tỉnh Cao Bằng
11/2005
12/2005
35
Gia công chế tạo tháp anten phát sóng truyền hình cao 125M Lai Châu
148,6
CTCP Cung ứng ĐT&XL SIC
10/2006
12/2006
36
SX 01 cột anten tự đứng cao 75M cho trạm phát sóng FM-10kW tại Bà Nà - Đà Nẵng
95,5
CTy TNHH NN MTV công trình Viettel
1/2007
3/2007
37
Sản xuất 01 bộ dầm DTĐP-30
43
Cty CPĐT&XD Thành An
12/2006
4/2007
38
Sản xuất 03 bộ dầm DTĐP-30
129
Cty CPXD& QLCTGT KonTum
12/2006
3/2007
39
Chế tạo tháp anten H=65m huyện đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng
33
CTy TNHH NN MTV công trình Viettel
4/2007
5/2007
Tổng cộng:
20.107
Bảng 12: Các hợp đồng mang tính chất tương tự
(Các hợp đồng trong các năm 1999 - 2007)
TT
Tên công trình
Khối lượng (Tấn)
Tên chủ công trình
Thời gian thực hiện
Năm khởi công
Năm H.thành
1
Chế tạo, xây dựng móng và lắp dựng cột TH125m Hạ Long
189
Ban QLDA mạng PHQG
11/1998
10/1999
2
Chế tạo, xây dựng móng và lắp dựng Cột TH N.Bình-T.Bình
632
Ban QLDA
mạngPHQG
12/2001
4/2002
3
Chế tạo xây dựng móng và lắp dựng Cột T.Hình H=125m Phan Thiết
136
Ban QLDA mạng PHQG
7/2002
2/2003
4
SX và lắp dựng 6 cột Ăngten thép
130
Ban QLDA
Ptriển điện lực
07/2004
9/2004
5
Chế tạo tháp Ăngten PT -truyền hình VH75 Sìn Hồ - LChâu
62
Ban QLDA
Phát Thanh
08/2004
11/2004
6
Chế tạo tháp Ăngten phát thanh -truyền hình VH75 Dung Quất
125
Cty Viễn Thông QĐội
10/2004
01/2005
7
Chế tạo tháp Ăngten PT -truyền hình VH107 ĐăkNông
112
Ban QLDA
Phát Thanh
01/2005
05/2005
8
Thi công xây lắp cột 02 cột Anten tự đứng 45m và 49m
Bưu điện tỉnh Cao Bằng
11/2005
12/2005
9
Gia công chế tạo tháp anten phát sóng truyền hình cao 125M Lai Châu
148,6
CTCP Cung ứng ĐT&XL SIC
10/2006
12/2006
10
SX 01 cột anten tự đứng cao 75M cho trạm phát sóng FM-10kW tại Bà Nà - Đà Nẵng
95,5
CTy TNHH NN MTV công trình Viettel
1/2007
3/2007
11
Chế tạo tháp anten H=65m huyện đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng
33
CTy TNHH NN MTV công trình Viettel
4/2007
5/2007
12
Chế tạo cột điện 110 - 220 kVTân Định - Bến Cát
1183
13
Chế tạo cột điện 110 - 200 kVÔ Môn - Thốt Nốt
1830
14
Chế tạo cột điện 550 kV
Phú Lâm - Ô Môn
Tổng Cộng
4476
II. THỰC TRẠNG DỰ THẦU CUNG ỨNG SẢN PHẨM KẾT CẤU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 120
1. Quy trình triển khai công tác tham gia dự thầu của công ty cổ phần cơ khí 120
1.1. Lựa chọn gói thầu phù hợp
Để đảm bảo khả năng thắng thầu, trước khi tham gia dự thầu, công ty cổ phần cơ khí 120 tiến hành nghiên cứu thị trường đấu thầu cung ứng sản phẩm kết cấu thép để tìm xem gói thầu nào phù hợp với công ty. Thông qua nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin liên quan tới các gói thầu, công ty cổ phần cơ khí 120 đã tiến hành xem xét, lựa chọn gói thầu nào phù hợp với tiếm lực của công ty để có quyết định tham gia dự thầu hay không dự thầu, bảo đảm hiệu quả khi tham dự thầu. Trong quá trình tìm hiểu các gói thầu, công ty cổ phần cơ khí 120 đã quan tâm, chú ý tới những vấn đề sau:
Công ty tiến hành nghiên cứu thông báo mời thầu của bên mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tivi, trên các trang web của bộ, ngành,…
Yêu cầu của chủ đầu tư được nêu trong hồ sơ mời thầu: cần cung cấp loại thiết bị gì, số lượng bao nhiêu, những tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, yêu cầu của chủ đầu tư đối với năng lực của nhà thầu như thế nào,…
Năng lực của đối thủ cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp sản phẩm kết cấu thép
Tình hình cung cấp sản phẩm kết cấu thép trên thị trường.
Công ty đã tiến hành tìm kiếm các thông tin trên đây qua những kênh thông tin khác nhau như:
Thông qua thư mời thầu của bên mời thầu gửi cho công ty.
Công ty thu lượm thông tin thông qua các tổ chức trung gian chuyên cung cấp các thông tin về đấu thầu. Đối với hình thức này thì công ty đã phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để có được những thông tin mình cần.
Ngoài ra, công ty còn thông qua các mối quan hệ kinh tế để tìm hiểu về các gói thầu. Công ty đã và đang xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp và các mối quan hệ này đã giúp ích nhiều cho công ty khi tham gia dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép.
Như vậy có rất nhiều cách khác nhau mà công ty đã sử dụng để có được các thông tin về các gói thầu mà công ty quan tâm. Với việc sử dụng hợp lý các kênh thông tin đó, công ty đã đưa ra được những quyết sách hợp lý và chính xác, lựa chọn được gói thầu phù hợp với khả năng của công ty, tránh gây lãng phí tiền của, công sức của công ty.
1.2. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công ty khi tham gia dự thầu. Nhận thức được điều đó, công ty đã làm công tác chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu khá tốt.
Sau khi bên mời thầu có thông báo mời thầu và công ty đã tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan tới gói thầu thì công ty đã tiến hành mua hồ sơ mời thầu. Trong hồ sơ mời thầu do bên mời thầu cung cấp đã ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung và các yêu cầu đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu. Các nội dung thường có trong hồ sơ mới thầu đó là: các yêu cầu về công nghệ, vật tư, thiết bị, tính năng kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, biểu giá, tiêu chuẩn đánh giá, một số chỉ dẫn đối với nhà thầu,…
Sau khi có được hồ sơ mời thầu, công ty tiến hành nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng các nội dung đặt ra trong đó để làm cơ sở cho bước lập hồ sơ dự thầu.
Để quá trình lập hồ sơ dự thầu diễn ra nhanh chóng, kịp tiến độ và đạt hiệu quả cao, công ty đã phân rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận một phần cụ thể thuộc chuyên môn của mình, tránh được tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, hai hoặc ba bộ phận cùng làm một phần, có phần lại không có ai làm, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Hồ sơ._.giúp người lao động thấy phấn khởi khi làm việc. Công ty có thể tổ chức các cuộc thi đua dân chủ khiến cho người lao động cố gắng, tạo cơ hội cho các cán bộ nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến trong công việc… thỏa mãn nhu cầu thăng tiến, tự khẳng định mình, phát huy tính năng động sáng tạo trong người lao động. Từ đó, người lao động sẽ dốc hết sức mình làm việc và cống hiến cho công ty.
Chính sách quản lý nguồn nhân lực hết sức quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm thu hút và tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc và trong thực tiễn. Các giải pháp trên cần thực hiện từ từ, không nên nóng vội, đòi hỏi công ty thực hiện từng bước, áp dụng các biện pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
Thực hiện hiệu quả hai chính sách trên sẽ giúp công ty có một đội ngũ cán bộ lành nghề, có chất lượng, có kỹ năng nghiệp vụ giỏi. Với đội ngũ lao động như thế sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả. Cán bộ trong công ty yên tâm công tác, gắn bó, cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Đội ngũ lao động có trình độ là tài sản vô giá của công ty. Các biện pháp như trên cũng thu hút được những lao động giỏi về công ty và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công việc.
Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác dự thầu được nâng cao, giúp cho công tác chuẩn bị đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu có chất lượng tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu thầu và khả năng thắng thầu của công ty sẽ cao hơn.
2. Nâng cao năng lực tài chính
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề về vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kinh doanh của công ty. Trong hoạt động đấu thầu, bên mời thầu bao giờ cũng có những yêu cầu báo cáo về tài chính trong hồ sơ mời thầu. Tiềm lực tài chính ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình xét thầu. Đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu khi xét tuyển, nó thể hiện được tiềm lực của công ty. Với tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện để các nhà thầu thực hiện hợp đồng sau khi đã trúng thầu. Một nhà thầu không đủ khả năng về tài chính cũng sẽ bị loại ra khỏi quá trình xét thầu. Bên cạnh đó, khi tham gia bất kỳ một gói thầu nào, thông thường bao giờ cũng phải nộp một khoản bảo lãnh dự thầu và khi thắng thầu phải có một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nên nếu công ty có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể tham gia một lúc nhiều gói thầu. Nếu có một tiềm lực tài chính mạnh, công ty có thể đưa ra những điều kiện tài chính như giá cả, thời hạn thanh toán, ưu đãi, tín dụng cho nhà đầu tư,… Đây là những yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các nhà thầu.
Để công ty có khả năng tham gia được nhiều gói thầu có giá trị lớn thì công ty cần phải nâng cao tiềm lực tài chính của mình. Với tình hình này đặt ra yêu cầu đối với công ty là cần có biện pháp để không ngừng thực hiện các hoạt động huy động vốn, nâng cao khả năng tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng tố các yêu cầu của bên mời thầu, trúng được nhiều gói thầu có lợi khi tham gia dự thầu.
2.1. Tăng cường huy động vốn
Tăng cường huy động vốn là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính cho công ty
Thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết làm tăng giá cả, giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Tăng phần tích lũy của công ty để dần dần nâng cao tiềm lực tài chính.
Huy động thêm vốn góp của các thành viên trong công ty.
Duy trì, mở rộng các mối quan hệ đối với ngân hang, các tổ chức tín dụng nhằm tạo ra uy tín trong quan hệ tín dụng để huy động được tối đa nguồn vốn vay. Ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong quá trình tham dự thầu và thực hiện hợp đồng khi trúng thầu. ngoài ra khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng là nguồn vốn vô cùng quan trọng của công ty, nó bổ sung thêm vốn lưu động, giúp công ty có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh khi có thời cơ. Ngân hàng là nơi huy động vốn phục vụ cho công tác tham dự thầu.
2.2. Tăng cường thu hồi vốn
- Công ty cần giảm thiểu ứ đọng vốn, tăng vòng quay của vốn, giảm bớt thời gian chết của vốn. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty
- Công ty phải thường xuyên hạch toán các khoản nợ của khách hàng, có các biện pháp cứng rắn với những khách hàng không thanh toán khoản nợ của công ty. Đối với khách hàng chiếm dụng vốn của công ty thì công ty cần đưa ra một khoản lãi suất tín dụng hợp lý và cần có thời gian rõ rang để thu hồi nợ. Công ty cần nhanh chóng thu hồi vốn nhanh nhất có thể để tiếp tục tiến hành kinh doanh.
- Công ty cần thực hiện tốt công tác sổ sách kế toán, tài chính, báo cáo tài chính hàng tháng nhằm kiểm soát được các khoản thu chi, tránh thất thoát vốn và có những biện pháp kịp thời thu hồi vốn còn tồn đọng.
2.3. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
- Trước tiên khi tham gia dự thầu bất kỳ gói thầu nào dù lớn hay nhỏ, công ty cũng cần phải đánh giá, xem xét đến khả năng dự thầu và thắng thầu của công ty để đảm bảo không tốn kém tiền của công sức một cách lãng phí.
- Trước khi ký kết hợp đồng cần nghiên cứu kỹ khách hàng và nhà cung ứng nhằm giảm thiểu tối đa việc khách hàng chiếm dụng vốn của mình và rủi ro có thể gặp phải.
Để thực hiện được giải pháp này, công ty cần phải xây dựng được mối quan hệ tốt với ngân hàng, đảm bảo được uy tín, làm ăn hiệu quả, có đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi về đối ngoại,… Giải pháp này cần thực hiện ngay, liên tục để tránh tình trạng ứ đọng, rò rỉ vốn, đảm bảo công ty làm ăn hiệu quả nhất.
Nếu thực hiện tốt được giải pháp này, công ty có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, có khả năng tham gia những gói thầu có giá trị lớn.
3. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là công cụ thay thế sức lao động của con người và tăng năng suất lao động, tuy nhiên, sử dụng máy móc làm sao cho đạt hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề không dễ dàng. Ngày nay, những yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuần kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng công trình đòi hỏi phải có một trình độ máy móc thiết bị ngày càng hiện đại và đồng bộ, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu khi bên mời thầu xét thầu. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực máy móc thiết bị, công ty cần thực thi những biện pháp sau:
Thực hiện tốt việc quản lý, bảo dưỡng, tu sửa định kỳ đối với máy móc thiết bị, thực hiện việc đánh giá lại tài sản thường xuyên, đối với những máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu cần có biện pháp thanh lý, nhượng bán kịp thời.
Nên giao trách nhiệm cụ thể về sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị cho từng đơn vị, đội thực hiện thi công nhằm tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Công ty cũng cần xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể để đổi mới, nhập khầu và đưa vào sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công trình; cùng với đó, là kế hoạch đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân để sử dụng thành thạo máy móc thiết bị đó.
Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị bằng cách xây dựng thời gian biểu sử dụng máy móc thiết bị hợp lý, nhằm giảm thời gian máy chờ, tăng thời gian sử dụng máy móc thiết bị, bên cạnh đó, việc phân công sử dụng máy móc hợp lý giữa các công trình là cần thiết.
4. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu
Công tác lập hồ sơ dự thầu là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dự thầu của công ty. Nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và khả năng thắng thầu của công ty.
Hồ sơ dự thầu là căn cứ quan trọng nhất giúp cho bên mời thầu đánh giá, xác định nhà thầu tốt nhất cho mình. Việc đánh giá khách quan hồ sơ dự thầu của các nhà thầu là nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu.
Thông qua hồ sơ dự thầu, các nhà thầu tự thể hiện một cách rõ ràng nhất, nêu bật được những ưu điểm, năng lực của mình nhằm tạo được niềm tin cho bên mời thầu để có thể thắng thầu.
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu, nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu:
4.1. Chuẩn bị tốt công tác lập hồ sơ dự thầu
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác lập hồ sơ dự thầu. Công ty có thể lập một bộ phận chuyên trách có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản thực hiện công việc này để phối hợp với các phòng ban lập hồ sơ dự thầu. Các cán bộ sẽ thu thập thông tin về các dự án, gói thầu, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về nguồn cung ứng,…
- Tổ chức, phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để tạo thành một ekip trong lập hồ sơ dự thầu. Sự thống nhất, phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong ekip cũng góp phần nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu. Phải phân công công việc một cách rõ ràng, cụ thể giữa các thành viên và các thành viên phải tự chịu trách nhiệm về phần công việc của mình. Trong ekip đó, công ty có thể cử một cán bộ có năng lực điều phối, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tiến độ hoàn thành và chất lượng của hồ sơ dự thầu.
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong dự thầu, điều này giúp công ty tập trung được nguồn lực của mình một cách có hiệu quả vào mục tiêu đã đề ra. Trước khi tiến hành lập hồ sơ dự thầu, công ty cần có sự thống nhất về mục tiêu, chiến lược phù hợp đặc biệt với các thành viên tham gia công tác đấu thầu. Tuy nhiên, dù đưa ra chiến lược nào, công ty cũng phải tính toán đến những lợi ích đem lại so với những chi phí bỏ ra, chiến lược nào có hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình của công ty thì sẽ được lựa chọn.
- Xác định giá bỏ thầu hợp lý là công việc vô cùng quan trọng trong lập hồ sơ dự thầu. Công ty cần phải xem xét, tính toán kỹ, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để có thể xác định được chi phí phải bỏ ra và phải dự đoán được chi phí phát sinh, từ đó đưa ra giá bỏ thầu hợp lý, có khả năng cạnh tranh với các nhà thầu khác. Cần phải xác định giá dự thầu một cách linh hoạt, không thể đưa ra một mức giá quá cao so với mức giá của chủ đầu tư và đối thủ cạnh tranh, cũng như không thể đưa ra mức giá quá thấp ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
4.2. Nâng cao năng lực nhà thầu
Năng lực nhà thầu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ dự thầu.
Công ty cần tăng cường công tác huy động, thu hồi vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có. Ngoài ra, công ty cần tiến hành thực hiện dứt điểm các hợp đồng đã ký kết nhằm đẩy nhang vòng quay của vốn.
Nâng cao năng lực của các cán bộ tham gia lập hồ sơ dự thầu. Có thể nói yếu tố con người có tác động quyết định tới chất lượng của bộ hồ sơ dự thầu. Công ty sẽ có kế hoạch tuyển lao động một cách công khai, khách quan, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người tham gia vào quá trình lập hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó, công ty cần có chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động của các bộ phận trong từng phòng ban một cách thường xuyên, phát hiện những cán bộ có năng lực thực sự, những bộ phận cần tuyển dụng lại, bổ sung thêm để có biện pháp kịp thời, không làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty có thể dựa vào số lượng những công việc đã hoàn thành trong kỳ, số lượng và giá trị những sáng kiến đóng góp làm lợi cho công ty, các loại bằng cấp,…để đưa ra đánh giá một cách tương đối chính xác.
Các biện pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu và nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu là những giải pháp làm tăng tính cạnh tranh, nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Từ đó, công ty sẽ tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay.
Lập hồ sơ dự thầu tốt là yếu tố đảm bảo cho sự thành công, phát triển của công ty. Nó là cơ sở để tạo ra việc làm cho người lao động, đem lại lợi nhuận cho công ty.
Để thực hiện được tốt các biện pháp này không phải là việc đơn giản, một thời điểm là có thể xong, mà nó là một quá trình, cần một khoảng thời gian tương đối dài, cộng với sự nỗ lực của mọi thành viên trong công ty.
5. Tăng cường công tác Marketing, nghiên cứu thị trường
Hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như ngày nay. Thông qua hoạt động Marketing, công ty có thể gây dựng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm mà công ty cung ứng. Hơn nữa, thông qua hoạt động này, công ty cũng nắm bắt được những thông tin quý giá về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi của luật pháp, giá cả,… Những thông tin này hết sức cần thiết trong quá trình công ty tham dự thầu, xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả, nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường canh tranh gay gắt như ngày nay, các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu các thông tin về thị trường, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa,…ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Do vậy, công ty cần thành lập một bộ phận Marketing có tính chuyên nghiệp cao để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng cơ hội dự thầu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
5.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin
- Tìm hiểu và cập nhật các thông tin mới nhất về quy định, quy chế của nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu thầu.
- Nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, thu thập các thông tin về năng lực tài chính, kỹ thuật, giá bỏ thầu,… của đối thủ để từ đó đưa ra được chiến lược cạnh tranh hợp lý, đối phó kịp thời với mọi tình huống, góp phần tăng khả năng thắng thầu của công ty.
- Nghiên cứu các điều kiện về kỹ thuật cũng như chất lượng các loại sản phẩm mà bên mời thầu yêu cầu, thu thập các thông tin về sự biến động của giá cả, chủng loại sản phẩm đó để có thể đưa ra giá dự thầu hợp lý.
- Nắm bắt được thông tin từ chủ đầu tư, các thông báo mời thầu, đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội kinh doanh nào. Nghiên cứu tâm lý, sở thích của chủ đầu tư để có thể đưa ra các điều kiện phù hợp, tốt nhất nhằm tăng xác suất trúng thầu
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngân hàng, sự thay đổi lãi suất, các hình thức vay vốn để lựa chọn phương án vay vốn hiệu quả với lãi suất thấp, thời gian trả nợ phù hợp với chu kỳ kinh doanh, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những thông tin này phải được thường xuyên quan tâm, nó chi phối hoạt động kinh doanh của công ty.
Trên cơ sở phân tích những thông tin đó, bộ phận chuyên trách Marketing sẽ phối hợp với các phòng ban liên quan để hoạch định ra chiến lược dự thầu phù hợp.
5.2. Tăng cường công tác giới thiệu, quảng cáo công ty
Quảng cáo là một công cụ để nhằm giới thiệu một cách có hiệu quả về công ty, thiết lập và duy trì hình ảnh của công ty với các bạn hàng, với đối tác liên doanh. Quảng cáo chính là cầu nối giữa công ty và khách hàng và thị trường, vì vậy hoạt động này cần phải tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể đăng ký quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi, hội chợ triển lãm, dựng phim quảng cáo, đặc biệt trong thời này quảng cáo trên internet rất hiệu quả. Thông qua quảng cáo, công ty giới thiệu được sản phẩm, thành tích đã đạt được, trình độ kỹ thuật, trình độ chuyên môn.
Thông qua các buổi giao lưu, tổ chức hội nghị khách hàng để quảng cáo, gây dựng uy tín cho công ty cũng là biện pháp hữu hiệu, đồng thời qua đó thu thập được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng một cách chính xác. Từng bước công ty thiết lập và củng cố các mối quan hệ tốt đẹp với các chủ đầu tư, với đối tác và chính quyền.
Việc xây dựng trang web riêng cho công ty là một hình thức hiệu quả. Qua trang web, công ty có thể giới thiệu, cập nhật thông tin cho khách hàng, đồng thời trả lời các câu hỏi của khách hàng.
Tuy nhiên để quảng cáo có hiệu quả, bộ phận làm Marketing phải tuân thủ nguyên tắc là thu hút khách hàng, quảng cáo phải trung thực, gây ấn tượng, tôn trọng khách hàng, đưa ra những thông tin chính xác, chọn được hình thức quảng cáo, tần suất và thời gian thích hợp để đạt được hiệu quả cao với giới hạn chi phí cho phép.
Để thực hiện được giải pháp này, công ty cần tuyển dụng, đào tạo được đội ngũ cán bộ giỏi chuyên ngành Marketing, nhiệt tình, năng động. Đồng thời phải dự tính kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo.
Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ cho phép công ty chủ động trong tìm kiếm thị trường, mở rộng thị phần trên khắp cả nước, tăng khả năng thắng thầu so với các nhà thầu khác. Công ty có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh, dự đoán những nguy cơ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Công ty có thể nắm bắt được tâm lý, sở thích của chủ đầu tư, thông tin về đối thủ cạnh tranh, về đối tác liên doanh để từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn, có cơ sở xây dựng chiến lược dự thầu có hiệu quả. Công ty ngày càng ký thêm nhiều hợp đồng và từng bước hoàn thiện công tác dự thầu.
6. Củng cố, xây dựng các mối quan hệ kinh tế
Trong bất kỳ một hoạt động nào của xã hội, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động và kết quả đạt được. Đặc biệt trong hoạt động đấu thầu, việc củng cố, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ cũng có nghĩa là tăng cơ hội dự thầu và tăng khả năng thắng thầu của công ty. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, công ty muốn tồn tại và phát triển phải hoạt động trong môi trường kinh tế với hàng loạt các mối quan hệ đan xen, phức tạp.
Các mối quan hệ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh. Công ty phải củng cố mối quan hệ truyền thống và thiết lập ngày càng nhiều mối quan hệ, bao gồm:
Đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty cần phải xây dựng được chữ tín đối với họ thông qua việc trả nợ đúng hạn, đầy đủ,… Làm được điều này ngay từ buổi đầu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong những lần vay sau với lượng vay lớn hơn, kỳ hạn dài hơn, giúp công ty nâng cao được nguồn vốn, tạo sự tin tưởng từ phía chủ đầu tư và các đối tác làm ăn khác,…
Công ty cần tạo ra mối quan hệ tốt, sự tin tưởng của chủ đầu tư. Điều nay đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty. Những chủ đầu tư nào mà công ty đã có cơ hội làm việc thì cần chứng minh cho họ khả năng, thế mạnh của công ty, tạo ấn tượng tốt đối với họ.Công ty cần xây dựng một hình ảnh đẹp, nâng cao vị trí của công ty trong mắt của các chủ đầu tư, thông qua tổ chức thực hiện các gói thầu một cách có hiệu quả, đúng hợp đồng, đảm bảo lợi ích cho cả chủ đầu tư và doanh nghiệp.
Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật; thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan hải quan, cơ quan thuế,… để có thể có được sự giúp đỡ của các cơ quan, tạo điều kiện cho công ty tham gia dự thầu và thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất.
Công ty luôn tôn trọng và thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như giúp đỡ đối tác trong việc thực hiện hợp đồng thầu; luôn giữ quan hệ, duy trì thăm hỏi khách hàng, đối tác kinh doanh trong dịp lễ, tết, tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi làm việc.
Thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp công ty có thêm nhiều cơ hội dự thầu và từ đó tăng khả năng thắng thầu của công ty. Mặt khác, các mối quan hệ đó cũng giúp công ty nhanh chóng, thuận lợi trong khâu thanh toán, vận chuyển, cưng ứng hàng hóa,…giúp công ty quay vòng vốn nhanh, tạo hiệu quả trong kinh doanh.
7. Một số kiến nghị với nhà nước
7.1. Cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức phù hợp.
Như ta đã biết, sản xuất sản phẩm kết cấu thép loại hình đòi hỏi vốn lớn, do thời gian thực hiện thường kéo dài , nên vốn nằm khê đọng, chi phí về vốn lớn, mà các nhà thầu thường chỉ nhận đựơc tiền khi công trình đã hoàn thành, quyết toán và nghiệm thu sử dụng. Việc tăng giá cả VLXD và các chi phí khác sẽ làm cho giá thành công trình cao, thậm chí lạm phát không kiểm soát được sẽ làm cho nhà thầu lâm vào tình cảnh khó xử. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà trong nước và trên thế giới đang diễn ra một cuộc khủng hoảng thực sự về giá cả, thì thị trường vật liệu xây dựng cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Việc cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức đơn giá phù hợp, cũng như những cố gắng trong bình ổn giá cả là thực sự cần thiết đối với các nhà thầu.
7.2. Tăng cường công tác thanh tra giám sát, xử lý nghiêm minh những trưòng hợp vi phạm quy định về đấu thầu
Công tác quản lý xây dựng cơ bản nói chung và quản lý hoạt động đấu thầu nói riêng đang từng bước được hoàn thiện dựa trên nguyên tắc : cạnh tranh lành mạnh để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của công trình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cơ chế quản lý đấu thầu vẫn đang tồn tại nhiều kẽ hở để cho các nhà thầu lách luật; trong đó, có quy định về giá trúng thầu thấp nhất là lợi thế lớn nhất cho các nhà thầu khi tham dự thầu. Chính quy định này đã thúc đẩy việc phá giá trong đấu thầu mà kết quả là các công trình kém chất lượng được xây dựng và hoàn thành, đi vào sử dụng chưa được bao lâu đã bộc lộ ngay những khuyết điểm của nó.
Mặt khác, trên thực tế, vẫn còn những trường hợp mà việc tổ chức đấu thầu thực chất chỉ còn là “hình thức” ; Thật vậy, việc biết trước kết quả đấu thầu, nhà thầu nào sẽ trúng thầu đã được sắp xếp từ trước, điều này gây ra sự bất công trong lựa chọn nhà thầu, nhất là với những nhà thầu còn non trẻ, tiềm lực chưa mạnh.
Đứng trước những vấn đề trên, nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung luật cũng như các quy định về đấu thầu, trong đó quy định chặt chẽ việc xử phạt các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, để hoạt động đấu thầu thực sự là hiệu quả đúng như vai trò của nó.
7.3. Đồng bộ hoá các quy chế, chính sách trong công tác đấu thầu và các lĩnh vực có liên quan. Tiếp tục hoàn thiện quy chế đấu thầu
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý hoạt động đấu thầu nói riêng đang từng bước được hoàn thiện dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng yêu cầu.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý hoạt động đấu thầu hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều kẽ hở, cho các nhà thầu luồn lách, lợi dụng, cố tình làm sai quy chế. Theo quy định, các nhà thầu chào giá thấp nhất sẽ có nhiều cơ hội trúng thầu nhất; đã dẫn đến tình trạng các nhà thầu đua nhau hạ thấp giá dự thầu (nếu không, sẽ không trúng thầu), và kết quả là công trình được hoàn thành với chất lượng kém, gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình vận hành, sử dụng công trình. Do đó, đòi hỏi phải có các biện pháp để chống lại hiện tượng đang ngày càng phổ biến này, bằng một số giải pháp sau đây:
Quy định cụ thể cách tính giá dự thầu
Đơn giản hoá các thủ tục trong đấu thầu
Đổi mới cơ chế xét thầu trên cơ sở thống nhất hệ thống tiêu thức đánh giá hồ sơ dự thầu tạo ra sự công bằng cho các nhà thầu
Xây dựng các chế tài bắt buộc quy định về đấu thầu, giám sát thi công, nghiệm thu công trình và các khung xử phạt cụ thể đối với các vi phạm
Bên cạnh đó, việc sửa đổi, hoàn thiện quy chế đấu thầu cũng phải được tiến hành đồng bộ cùng với các chế tài khác có liên quan, nhằm tránh sự chồng chéo, khiến các nhà thầu không biết áp dụng theo quy định nào.
7.4. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu.
Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo một trật tự công bằng cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Nhà nước cần quan tâm đến việc quy định trách nhiệm cụ thể của một số chủ thể như sau:
Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công trình đối với xã hội, là tổ chức trực tiếp lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả chấm thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà hình thức đấu thầu trong quản lý hoạt động xây dựng cơ bản mới được đưa vào thực hiện trong những năm gần đây, các quy định của nhà nước còn tồn tại nhiều vướng mắc đang cần hoàn thiện. Để làm được điều đó, đòi hỏi chủ đầu tư phải thực sự là một tổ chức có cơ chế hoạt động thích hợp để hoàn thành nghĩa vụ mà nhà nước giao phó, phải được tăng cường năng lực để làm tốt công tác đấu thầu. Và điều quan trọng hơn, phải có những quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong các giai đoan của quá trình đầu tư.
Tư vấn : Tư vấn là người đại diện cho quyền lợi của chủ đầu tư, là người trợ giúp đắc lực cho chủ đầu tư trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình; Vai trò quan trọng của tư vấn thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư: Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, giám sát thi công… Chính vì vậy, chất lượng tư vấn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và hiêụ quả sử dụng vốn của dự án. Khi cơ quan tư vấn tính sai khối lượng dự toán sẽ gây khó khăn cho các nhà thầu khi lập giá dự thầu; cũng như sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành công trình; mà trên thực tế thì chưa có một quy định nào xử lý trong trường hợp tư vấn phạm sai lầm như trên. Mặt khác, việc tư vấn gây khó dễ cho các nhà thầu trong thi công để kiếm lợi riêng vẫn còn tồn tại trên thực tế. Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện dự án,cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn trong thi công công trình,cũng như có những chế tài xử phạt trong trường hợp tư vấn vi phạm quy định.
Nhà thầu: Ở đây, em muốn đề cập chủ yếu đến các nhà thầu nước ngoài. Trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay, đấu thầu quốc tế không còn là hiện tượng hiếm thấy, việc xuất hiện ngày càng nhiều nhà thầu nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính và công nghệ đã làm cho các nhà thầu trong nước gần như không còn cơ hội đối với những gói thầu lớn; cạnh tranh rộng rãi. Mặc dù đây sẽ là điều kiện để các nhà thầu trong nước ngày càng cạnh tranh, nâng cao năng lực của mình trong đấu thầu và nâng cao chất lượng công trình, nhưng khi kinh tế nước ta còn chưa phát triển,việc bảo hộ, để ra các quy định nhằm tạo lợi thế nhất định cho nhà thầu trong nước vẫn thực sự cần thiết
KẾT LUẬN
Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi nước đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Vào WTO cơ hội cho chúng ta cũng nhiều và thách thức cũng không ít trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đấu thầu cũng không ngoại lệ. Khi mở cửa các nhà thầu nứơc ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, vì vậy cạnh tranh trong lĩnh vực dự thầu cũng ngày càng gay gắt, quyết liệt và khó khăn hơn.
Công ty cổ phần cơ khí 120 là một công ty tham gia vào dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép từ rất lâu, nên kinh nghiệm rất nhiều. Cộng thêm sự nhận thức về sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt nên công ty đã không ngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Nên trong những năm qua, tỷ lệ trúng thầu của công ty tương đối cao, góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã chọn tên đề tài chuyên đề là “giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đầu thầu cung cấp sản phẩm kết cầu thép của công ty cổ phần cơ khí 120”. Đề tài của em đã nêu ra được các đặc tình của sản phẩm kết cấu thép, thực trạng dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty; trong đó em đã tiến hành phân tích số lượng các gói thầu công ty đã tham gia, xác suất trúng thầu cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu mà công ty đã tham gia. Phần cuối của chuyên đề em đưa ra các giải pháp để nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thắng thầu trong hoạt động đấu thầu của công ty. Những ý kiến đóng góp của em chỉ là sự nhìn nhận chưa cụ thể, chưa toàn diện, nhưng em hy vọng những đóng góp của em có thể giúp công ty hoàn thiện hơn hoạt động đấu thầu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kết cầu thép- nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2005- chủ biên: TS. Đoàn Định Kiến
Kết cấu thép- công trình dân dụng và công nghiệp- nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- chủ biên: PGS.TS Phạm văn Hội
Kết cấu thép- cấu kiện cơ bản- nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2006- chủ biên: PGS.TS Phạm văn Hội
Luật đấu thầu năm 2005 của quốc hội.
Giáo trình Marketing- nhà xuất bản trường đại học kinh tề quốc dân- chủ biên: PGS.TS Trần Minh Đạo.
Giáo trình Marketing thương mại- nhà xuất bản lao động xã hôi 2005- chủ biên: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang.
Trang web của công ty cổ phần cơ khí 120 www.cokhi120.net và các website có liên quan khác.
Tài liệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Các tài liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… của công ty.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty 29
Bảng 2: Công nhân kỹ thuật của Công ty 30
Bảng 3: Công nhân kỹ thuật huy động cho công trình của Công ty 31
Bảng 4: năng lực sản xuất của công ty cổ phần cơ khí 120 32
Bảng 5: Danh sách máy móc, phương tiện và thiết bị chế tạo 33
Bảng 6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp 37
Bảng 7: Tài Sản Chủ Yếu Của Doanh Nghiệp. 38
Bảng 8: Đất đai 39
Bảng 9: Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm của công ty 40
Bảng 10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007 41
Bảng 11: Bảng các công trình nổi bật 42
Bảng 12: Các hợp đồng mang tính chất tương tự (Các hợp đồng trong các năm 1999 - 2007) 46
Bảng 13: Số lượng gói thầu công ty tham dự trong những năm vừa qua 53
Bảng 12: tình hình dự thầu, trúng thầu và không trúng thầu của công ty trong những năm vừa qua 54
Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham gia dự thầu của công ty 56
Bảng 15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham dự thầu của công ty 58
Bảng 16: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2007 - 2015 68
Biểu đồ 1: Tỷ trọng số lượng gói thầu trúng và không trúng 55
Biểu đồ 2: Tỷ trọng gói thầu trúng theo giá trị 56
Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động đấu thầu 58
Biểu đồ 4: Tổng doanh thu và doanh thu từ hoạt động đấu thầu 59
Biểu đồ 5: Tỷ trọng lợi nhận từ hoạt động đấu thầu KCT 60
Biểu đồ 6: Tổng lợi nhuận và lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu 60
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20445.doc