Nâng cao khả năng cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ viễn thông & dịch vụ điện thoại di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế

Tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ viễn thông & dịch vụ điện thoại di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế: ... Ebook Nâng cao khả năng cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ viễn thông & dịch vụ điện thoại di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ viễn thông & dịch vụ điện thoại di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NÓI CHUNG VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NÓI RIÊNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. BẢNG TỪ VIẾT TẮT DSL( Digital subcriber line ) : Đường thuê bao số OFTA( Office of the Telecommunication Authory) : Cơ quan quản lý thông tin của Hong Kong MVNO ( Mobile Virtual Network Operator ) : Khai thác mạng di động ảo ITU ( International Telecommunication Union ) : Liên minh viễn thông quốc tế IMT -2000 ( International Mobile Telecommunication – 2000) :Thông tin di động quốc tế – 2000 CDMA ( Code division multiple access ):Di động và vô tuyến cố định. TDMA ( Time Division Multiple Access ) NTT ( Nippon Telegraph and Telephone ) VTI :Công ty Viễn thông quốc tế VTN: Công ty viễn thông liên tỉnh VDC: Công ty điện toán và truyền số liệu. PTO: Tổ chức Bưư chính Viễn thông GIS (Global Information Society ): Xã hội thông tin toàn cầu LỜI NÓI ĐẦU Đứng trước xu thế toàn cầu hoá và dưới đường lối đúng đắn của Đảng, Ngành dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Sơ khai là một ngành với nhũng điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, dịch vụ viễn thông còn rất lạc hậu. Cho đến nay, ngành Viễn thông Việt nam đã hoà nhập với mạng thông tin toàn cầu, đóng góp vào GDP 0,2% năm 1991 và đến nay đã lên tới con số 10,5%. Đặc biệt số lượng thuê bao dịch vụ điện thoại di động đã thay đổi một cách nhanh chóng, từ 4.060 thuê bao năm 1993 lên tới 1.200.000 thuê bao tính đến hết tháng 3 năm 2005. Trước xu thế hội nhập ngày càng mở rộng, ngành dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói chung đang bước vào giai đoạn cạnh tranh rất lớn. Đứng trước những thách thức như vậy, dịch vụ Viễn thông Việt nam phải có một chiến lược phát triển phù hợp cũng như có những giải pháp để nâng cao cạnh tranh, đưa ngành Viễn thông lên một tầm cao hơn nữa. Với tính nhạy cảm của đề tài, bài viết tập trung nghiên cứu về những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ trên con đường hội nhập quốc tế của Việt nam. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Như Bình trong thời gian qua đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành bài viết này. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NÓI CHUNG VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NÓI RIÊNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. I. Lý luận 1. Đặc điểm của dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO Trong Hiệp định này các dịch vụ Viễn thông được chia làm hai loại- đó là dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng trong đó các dịch vụ cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn xét từ góc độ kinh tế, kỹ thuật cũng như chủ quyền an ninh quốc gia. Bưu chính cũng như viễn thông vốn là ngành phục vụ việc trao đổi thông tin. Thời kỳ đầu nó được dùng cho công tác an ninh – quốc phòng, về sau phát triển sang phục vụ cả cho cơ quan nhà nước các cấp. Mói cho đến sau này ngành bưu chính – viễn thông chủ yếu vẫn được coi là một cơ quan sự nghiệp thông tin liên lạc của Nhà nước, do Nhà nước tổ chức, Nhà nước đài thọ và phục vụ cho sự nghiệp công ích. Đến thế kỷ thứ 17-18, khoa học kỹ thuật bắt đầu phát triển, chủ nghĩa tư bản dần dần hình thành, giao lưu kinh tế – văn hoá tăng lên, thì thông tin bưu chính, viễn thông ngày càng được nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng. Máy điện thoại di động là một máy thu phát vô tuyến điện loại gọn nhỏ, có thể bỏ túi áo, xách tay, để trên ô tô. Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến (không dây) rất tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Khách hàng vẫn thông tin liên lạc bình thường với máy điện thoại cố định, với máy điện thoại di động trong nước hoặc quốc tế trong khi đi lại bất kì ở nơi nào trong phạm vi phủ sóng của hệ phát thanh vô tuyến điện. 2.Thể chế thương mại quốc tế liên quan đến dịch vụ Viễn thông(GATS) 2.1. Giới thiệu về GATS: Đãi ngộ quốc gia của Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS) bao hàm những nội dung Ý nghĩa của đãi ngộ quốc gia là đối xử bình đẳng giữa công dân trong nước và công dân nước ngoài. Trong ngành dịch vụ, đãi nộ quốc gia là khi một công ty nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ trong phạm vi một nước thì không thể tồn tại sự phân biệt giữa công ty bản địa và công ty nước ngoài. Theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, một nước đã cam kết cụ thể cho phép người nước ngoài tiếp cận thị trường dịch vụ, thì sẽ sẽ phải áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Với những ngành mà nước đó chưa cam kết cụ thể, thì nước đó không phải áp dụng đãi ngộ quốc gia. Mặc dù trong cam kết, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ cũng cho phép có thể có một số hạn chế với đãi ngộ quốc gia. Điều này khác biệt lớn với những biện pháp áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia dành cho hàng hoá. Đãi ngộ quốc gia với hàng hoá là khi một sản phẩm đến lãnh thổ của một nước, được hải quan cho thông quan, thì sản phẩn sẽ được đãi ngộ quốc gia, mặc dù nước nhập khẩu chưa có bất kỳ một cam kết nào. 2.2. Nội dung của Hiệp định liên quan đến dịch vụ viễn thông Hiện nay trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO, các dịch vụ viễn thông được chia làm hai loại - đó là các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng trong đó các dịch vụ cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn xem xét từ góc độ kinh tế, kỹ thuật cũng như chủ quyền an ninh quốc gia. Nói chung trong thời gian tới mở cửa thị truờng Viễn thông ở các quốc gia, các tổ chức khu vực đều dựa trên nguyên tắc của WTO về dịch vụ Viễn thông trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ. Các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trên cơ sở tiến hành tự do hoá thương mại về dịch vụ và hệ thống truyền tải viễn thông. Nội dung : * Thừa nhận tính đặc trưng của lĩnh vực dịch vụ thông tin Viễn thông và, đặc biệt, vai trò kép của lĩnh vực này với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế riêng biệt và một phương tiện vận tải thiết yếu với các hoạt động kinh tế khác. Chi tiết hoá những quy định trong Hiệp định về các biện pháp có tác động đến việc tiếp cận và sử dụng mạng lưới vận tải và dịch vụ viễn thông công cộng. * Xây dựng các nguyên tắc đa biên liên quan đến tiếp cận thị trường nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu được quy định trong nước được: + Xây dựng các chuẩn mực khách quan và minh bạch, như là năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ. + Không nặng nề hơn mức cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ, do vậy mới thúc đẩy được quá trình tự do hoá các dịch vụ kế toán một cách có hiệu quả. * Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và làm như vậy sẽ khuyến khích sự hợp tác với các tổ chức quốc tế có liên quan. * Tiếp cận và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin viễn thông công cộng với những điều khoản và điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử. * Các thành viên khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác kỹ thuật. * Thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế để có một tính tương thích toàn cầu và tính phối hợp thao tác trong dịch vụ mạng thông tin viễn thông. 3.Cạnh tranh và khuôn khổ pháp lý trong quản lý viễn thông. 3.1.Xu hướng về chính sách cạnh tranh trong Viễn thông. Tổng quan Từ cuối nhũng năm 1980 đến cuối nhũng năm 1990, các nước châu á có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra một lượng cầu lớn đối với các dịch vụ Viễn thông, do đó các nước Châu á đã thực hiện nới lỏng, phân cấp các qui định về phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trong khu vực từ tháng 7/1997 đã ảnh hưởng đến ngành Viễn thông Châu á. Tốc độ tăng trưởng giảm xuống làm cho nhu cầu về các dịch vụ Viễn thông cũng giảm xuống. Phần này dựa trên những thuật ngữ cơ bản như “ cạnh tranh “, “tư nhân hoá “ và “ cơ sở hạ tầng viễn thông tiên tiến” để mô tả các xu hướng về môi trường viễn thông ở Châu á. Gần đây có nhiều thay đổi trong lĩnh vực Viễn thông. Các công nghệ mới như là Internet và GMPCS đã được đưa vào thị trường do vậy cần có các chính sách, quy định và các tổ chức chiu trách nhiệm trong vấn đề khai thác. Vấn đề tự do hoá và bãi bỏ các quy định cũ đã được đưa ra đối với thị trường viễn thông mới. Các vấn đề mới nảy sinh đối với các nước thành viên như là cam kết của họ đối với WTO và đã mở rộng đến phạm vi quốc gia quan tâm về viễn thông. các nước thành viên đã tự mình có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng các thách thức mới như là chia sẻ khai thác kinh doanh và những quy định về viễn thông. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông. Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề “ kéo cầu “ hay “đẩy cung “, cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động cã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra một vấn đề có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS ). Viễn cảnh này đã là chủ đề trenh luận trong giai đoạn 1995 – 1999, ban đầu là những nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay, những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này mọi hình thức hoạt động văn hoá xã hội, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII ). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phả đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi để đảm bảo GIS mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của nó. Việc truy nhập các dịch vụ mới sẽ đòi hÁi không chỉ đối vấn đề cân bằng mà còn đòi hÁi đối với vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Các vấn đề mới như là truy nhập quốc tế và tính cân bằng, thương mại quốc tế và xuyên suốt các biên giới đối với thông tin và các chính sách thương mại nội địa đang nổi lên để thực hiện viễn thông cho hầu hết các lĩnh vực không kiểm soát được. Tốc độ thay đổi trog lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập cho các khu vực vùng sâu vùng xa đó là các công nghệ mới như Cellular, vệ tinh, cáp quang va DSL và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có sự khác biệt như độ thoả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm mất sự cân bằng giữa các nước. 3.2.Cạnh tranh và khuôn khổ pháp lý 3.2.1.Các nguyên nhân thúc đẩy cạnh tranh Các nước đều nhận thức được rằng muốn thúc đẩy phát triển viễn thông cần phải có sự tham gia của nguồn vốn tư nhân. Mở cửa thị trường là phương thúc cơ bản để thu hút các nguồn vốn tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân mới có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và cạnh tranh với nhau. Tự do hoá và phân cấp quản lý là chìa khoá để cạnh tranh trong thị trường viễn thông, trong chiến lược phát triển và thúc đẩy quá trình phân phối hoặc phân phối lại các dịch vụ viễn thông. Có ít nhất hai lý do liên quan với mức độ cạnh tranh trong công nghiệp viễn thông Lý do thứ nhất rất rõ ràng. Đó là lợi ích kinh tế và các lợi ích khác đem lại cho khách hàng nhờ truy nhập đến các ssản phẩm và dịch vụ mới. Các sản phẩm mới như kết nối điện thoại vô tuyến điện đang thay thế dần các sản phẩm cũ và cung cấp các dịch vụ cao cấp như điện thoại vô tuyến, điện thoại di động và truyền số liệu tốc độ cao .Một số dịch vụ mới hơn đặc biêt có lợi cho khách hàng đang sống và làm việc ở các vùng hẻo lánh. Ví dụ, tru y nhập Internet đã chứng tÁ khả năng tạo ra các ngành kinh doanh mới. Thứ hai, có lợi ích kinh tế đáng kể khi ứng dụng các công nghệ mới hiệu quả và kịp thời. Các lợi ích này bao gồm cả về vĩ mô và vi mô, cả động và tĩnh.Những trì hoãn không hợp lý trong triển khai công nghệ mới hoặc việc thay đổi hướng đầu tư do quản lý giá dẫn đến chức năng kinh tế không đạt hiệu quả tối đa để tạo thuận lợi cho khách hàng. Trong một số trường hợp, như đối với công nghệ di động tương tự – tế bào, triển khai chậm chạp dẫn đến việc ứng dụng công nghệ bị lỗi thời và khi được sử dụng rộng rãi thì kém hiệu quả. Những trở ngại trong triển khai công nghệ mới cũng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng và của ngành viễn thông và toàn bộ nền kinh tế.Trong nhiều trường hợp, các chi phí liên quan đến ảnh hưởng động đôi khi lại cao hơn các chi phí phúc lợi tĩnh. 3.2.2.Vai trò của nhà quản lý trong thị trường cạnh tranh Vai trò quan trọng của nhà quản lý Nhà quản lý có vai trò quan trọng trong việc hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh. Việc xây dựng các thể chế có ảnh hưởng đến cơ cấu của thị trường. Tại các nước có mô hình tổ chức theo kiểu châu Âu dưới dạng Tổ chức Bưu chính Viễn thông( PTO ) như Việt Nam và Nhật Bản , vai trò quan trọng nhất của nhà quản lý là xây dựng các điều kiện cạnh tranh giữa các nhà khai thác độc quyền của nhà nước và các nhà khai thác mới. Nhà quản lý Viễn thông cần: thiết lập và duy trì các điều kiện để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và lành mạnh, ngăn chặn những ảnh hưởng có hại từ các nhà khai thác lớn và chủ đạo. Việc định hướng tới thị trường viễn thông cạnh tranh làm tăng hiệu quả quản lý của nhà khai thác chủ đạo, các tổ chức độc quyền trước đây. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho dân chúng. Các vấn đề quan tâm của nhà quản lý Nhìn chung, nhà quản lý có hai nhệm vụ cơ bản. Thứ nhất là thiết lập một thị trường viễn thông có hiệu quả và lành mạnh. Thứ hai là xây dựng chính sách đảm bảo mang lại lợi ích từ sự phát triển viễn thông đến mọi người dân trong cả nước. Để hình thành một thị trường cạnh tranh trong ngành viễn thông, có một số vấn đề cơ bản mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm xem xét: +Đẩy mạnh việc tách hạch toán độclập các công ty trực thuộc Nhà quản lý phải tách nhà khai thác chủ đạo và các công ty trực thuộc của nó để tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả, công bằng và hợp lý hoá cơ cấu doanh nghiệp. + Thiết lập cấu trúc mạng mở Nhà quản lý phải xây dựng các điều kiện kết nối rõ ràng về cả hai mặt kỹ thuật và kinh tế. Để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và lành mạnh, các thành viên trực thuộc của nhà khai thác chủ đạo và các nhà khai thác mới phải được kết nối vào mạng đường trục với các điều kiện như nhau. + Giám sát việc bao cấp chéo Nhà quản lý cho phép các nhà khai thác chủ đạo tách biệt các loại chi phí trên mạng và cụ thể hoá mỗi chi phí. Nhà quản lý phải ngăn chặn việc bao cấp chéo cho các dịch vụ cạnh tranh từ các dịch vụ khác. Nhà khai thác chủ đạo cụ thể hoá các điều kiện cung cấp dịch vụ với các công ty thành viênvà dành cho các nhà khai thác mới điều kiện tương tự. +Bảo vệ thông tin quản lý của các nhà khai thác mới Nhà khai thác chủ đạo có thể lấy các thông tin quản lý của nhà khai thác mới thông qua đàm phán và kết nối. Nhà quản lý phải có các biện pháp giữ bí mật các thông tin này +Khai thác các thông tin và số liệu đã có Nhà khai thác chủ đạo đã có các thông tin và số liệu tích luỹ qua thời gian kinh doanh lâu dài. Nhà quản lý buộc nhà khai thác chủ đạo công khai các thông tin và số liệu của họ như thông tin về kỹ thuật cơ bản của mạng, thông tin về tiêu chuẩn hoá, các bỏo cáo nghiên cứu và phát triển. +Phân cấp quản lý tại cơ sở của khách hàng ( CPE) Nhà quản lý cần đơn giản hoá các quy địng về thiết bị tại cơ sở khách hàng và chỉ cần kiểm tra chủng loại để kết nối vào mạng. Việc đơn giản hoá này sẽ kích thích thị trường thiết bị tại cơ sở của khách hàng ( CPE ) 3.2.3.Những mặt trái của cạnh tranh Vốn tư nhân không kể trong nước hay nước ngoài sẽ được thu hút thông qua thị trường cạnh tranh. Hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân sẽ bị chi phối bởi lợi nhuận và họ thường không muốn tham gia vào các thị trường phi lợi nhuận. Ví dụ, khu vực nông thôn không có nhiều hộ gia đình có khả năng sử dụng dịch vụ viễn thông, các khu vực thành thị nghèo cũng khó có khả năng sử dụng dịch vụ viễn thông, việc cung cấp tới các vùng hẻo lánh lại đòi hÁi chi phí đầu tư lớn. Các khu vực này không mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Vấn đề là ai sẽ lắp đạt các cơ sở viễn thông ở các khu vực không có lợi nhuận. Chính phủ sẽ có trách nhiệm đảm bảo dịch vụ viễn thông được cung cấp tới mọi người dân và phải xem xét các biện pháp cung cấp dịch vụ tới các khu vực phi lợi nhuận. Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập chính là câu trả lời cho vấn đề này. Nhìn chung, khu vực kinh tế quốc doanh sẽ phải tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông khi đạt được một mật độ điện thoại nhất định. Các tổ chức chính phủ hoặc công cộng của các nước đang phát triển không thể tài trợ cho các dự án này bằng nguồn vốn của mình. Vì vậy, các dự án phát triển viễn thông phải sử dụng vốn nước ngoài. Tuy nhiên , Chính phủ cần kiểm soát nguồn vốn này theo chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. 3.3.Kinh nghiệm từ một số nước Mở cửa thị trường và khuyến khích cạnh tranh trong viễn thông Tại Nhật Bản, từ tháng 4/1985 bắt đầu giai đoạn một của quá trình cải cách viễn thông. Trong giai đoạn này, Nhật Bản tiến hành mở cửa thị trường viễn thông, bắt đầu có cạnh tranh và tư nhân hoá NTT. Năm 1995 là giai đoạn hai của quá trình cải cách với chính sách cạnh tranh tự do. Những nguyên tắc cạnh tranh bắt đầu được ban hành. Giai đoạn này tập trung vào chính sách xúc tiến kết nối và cơ cấu lại NTT. Tháng 7/1999, chính sách cạnh tranh được thúc đẩy xa hơn, chú trọng phổ biến và phát triển Internet, chuẩn bị cho môi trường truyền thông, xúc tiến và phát triển sử dụng radio. Từ tháng 6/2001, Nhật Bản có thêm chính sách mới cho khuyến khích cạnh tranh trong đấu thầu để xúc tiến cách mạng công nghệ thông tin và xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin. Uỷ ban giải quyết tranh chấp trong kinh doanh viễn thông và cơ cấu quỹ phổ cập dịch vụ được thành lập . NTT được mở rộng sự tự do trong điều hành kinh doanh. Nhờ chính sách khuyến khích cạnh tranh nên số nhà khai thác trong thị trường viễn thông đó tăng lên đáng kể. Vào tháng 1/1985 Nhật Bản có tổng số 87 nhà khai thác, đến tháng 6/2003 tổng số đó có 11.540 nhà khai thác, gấp 132 lần so với 18 năm trước đó. Cước phí dịch vụ viễn thông cũng giảm đều. Cước điện thoại đường dài và dịch vụ điện thoại quốc tế hiện nay chỉ còn bằng chưa đến 10% so với năm 1985. Thói quen sử dụng dịch vụ điện thoại di động cũng thay đổi. Đến tháng 11/2000, số thuê bao di động đó vượt số thuê bao cố định. Vào thời điểm này, số thuê bao di động đó đạt 62,8 triệu trong khi thuê bao cố định mới đạt 62,2 triệu. Số lượng thuê bao băng rộng đặc biệt là DSL đó tăng mạnh. Tháng 9/2003 đó có 12,29 triệu thuờ bao trong đó có hơn 9,2 triệu thuờ bao DSL. Sau 3 năm nữa giấy phép khai thác dịch vụ di động thế hệ thứ hai (2G) sẽ hết hạn ở một số nước. Các nhà quản lý sẽ phải xem xét cấp các giấy phép mới cho các nhà khai thác 2G, có tiếp tục chuyển sang nắm giữ kinh doanh 3G, bao gồm cả phổ tần số hay là chuyển nú cho các nhà khai thác mới. Các nhà quản lý cũng sẽ phải xem xét cần thiết có bao nhiêu nhà khai thác cạnh tranh với nhau trên thị trường của họ: Nói một cách đơn giản, có nhiều thành viên tham gia cạnh tranh có nghĩa là sự cạnh trạnh diễn ra càng mạnh, tuy nhiên thị trường sẽ như thế nào nếu có quá nhiều nhà khai thác. Chắc chắn là sẽ khởi động một cuôc chiến giữa các nhà tham gia khai thác 3G, khi mà họ cảm thấy phải trả quá nhiều cho giấy phép của mình, và một sự xâm nhập mới sẽ làm giảm giá trị đầu tư của họ. Tại khu vực châu Á - ThÁi Bình Dương, các nhà quản lý HongKong, OFTA, cấp giấy phép kinh doanh 2G có thời hạn ngắn hơn các loại giấy phép khác. Do mức độ thấp của mật độ dich vụ mobile data ở Hongkong OFTA muốn làm sôi động thị trường này bằng việc làm hội tụ các nhà khai thác 3G. Đề xuất của OFTA Hongkong là một trong những nơi có sự cạnh tranh cao trong thị trường viễn thông trên thế giới. Hongkong có 11 mạng 2G của 6 nhà khai thác dịch vụ trên số dân là 8,7 triệu người, mật độ gần như bóo hoà. OFTA đấu giá 4 giấy phép 3G vào năm 2002, chỉ có 4 nhà khai thác tham gia, và tất cả đều đang nắm giữ giấy phép 2G. Giấy phép 3G yêu cầu mỗi nhà khai thác cung cấp 30% dung lượng của nó cho dịch vụ MVNO (khai thác mạng ảo di động). Các nhà tham gia đấu thầu khai thác 3G sẽ đấu giá trên cơ sở trả tiền quyền khai thác: phần cố định tối thiểu 50 triệu $HK một năm trong 5 năm đầu và 5% tổng thu nhập cho các năm tiếp theo. Đề xuất của OFTA là: - Cấp mới 9 giấy phép 900 và 1800MHz 2G cấp cho 6 nhà khai thác 2G đang cung cấp dịch vụ GSM. Các nhà khai thác 2G sẽ được cho phép chuyển sang 3G. Giấy phép mới có giá trị như giấy phép 3G bao gồm cả yêu cầu cung cấp MVNO và tiền mua quyền khai thác. - OFTA thu lại giấy phép tần số cấp cho Hutchison khai thác mạng CDMA one và của CSL khai thác mạng TDMA. Cả 2 có dưới 40.000 thuê bao, theo OFTA không đáng được xem xét cấp mới Vì không phát triển được thị trường. - OFTA dự định thay thế phổ dùng cho TDMA sang dùng CDMA. Các giấy phép 3G mới yêu cầu cung cấp cho 50% dân số với tốc độ dữ liệu cao nhất đạt 2Mbps trong 3 năm và 25% hoặc 50% dung lượng là của dịch vụ số liệu. OFTA cũng không đưa ra loại công nghệ áp dụng nhưng thừa nhận rằng giấy phép có thể chỉ cấp cho công nghệ CDMA2000. Giấy phép mới cũng bao gồm yờu cầu về phạm vi cung cấp MVNO và mức phớ. - Nếu các nhà khai thác 2G không tham gia đấu giá dịch vụ 3G và giấy phép CDMA2000 thuộc về nhà khai thác dịch vụ mới, Hongkong sẽ có 7 mạng 3G, mỗi một mạng có thể chỉ có một MVNO: tổng số 14 nhà khai thác 3G hoặc mỗi mạng có 600.000 người dùng so với mỗi nhà khai thác 3G có 28-40 triệu người dùng ở Nhật. So sÁnh với Nhật/Hàn Quốc Hongkong có mức độ canh tranh thấp ở dịch vụ mobile data. Mỗi người Hongkong chỉ gửi trung Bình 11 SMS một tháng so với trên 200 SMS một tháng ở Nhật và Hàn Quốc. Không đến 1,5 % thuê bao di động ở HongKong truy nhập Internet so với 1/2 ở Hàn Quốc và xấp xỉ 80% ở Nhật. Các nhà khai thác 3G hiện nay sẽ triển khai mạng WCMA: Hutchison đó triển khai từ 1/2004 và 3 nhà khai thác khác triển khai sau 12 tháng. OFTA tin rằng bằng việc đưa ra tiêu chuẩn CDMA 2000, đó được sử dụng ở Nhật và Hàn Quốc sẽ tạo ra bức tranh mới cho thị trường ở đây. Tuy nhiên OFTA đó sai lầm khi xem xét nguyên nhân thành công của dịch vụ Mobile data tại Nhật và Hàn Quốc. Mobile data đó làm khởi sắc ở Nhật và Hàn quốc những mạng di động có tốc độ số liệu thấp như mạng 2G và 2.5G ở Hongkong hiện nay. Mật độ Mobile Internet ở Hàn Quốc đạt gần 40% nhiều gấp 30 lần mật độ ở Hongkong, trước khi triển khai CDMA 1x EVDO. ở Nhật, dịch vụ số liệu bắt đầu được phân chia cho các mạng PDC của DoCoMo, KDDI và J-phone với tốc độ số liệu tối đa 9,6Kbps. CDMA one chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường di động của Nhật. Mạng tốc độ cao không được triển khai ở Nhật cho đến giữa năm 2002, trong khi vào thời gian này, mật độ mobile Internet đó có 60% tổng số người dùng. Công nghệ CDMA2000, do đó, không thể là viên đạn phù thuỷ cho mục đích của OFTA. Việc mở rộng dịch vụ Mobile data ở Nhật và Hàn Quốc được định hướng bằng phương tiện quan hệ với cán cân lớn của thị trường, số lượng nhỏ các nhà khai thác, lợi nhuận tốt của mạng 2G, có sự hợp tác giữa các nhà khai thác và sản xuất máy cầm tay, và sự cho phép mở rộng dịch vụ ứng dụng trên mobile của chính quyền. Nếu các nhà quản lý học được bất kỳ bài học nào về sự thành công của dịch vụ Mobile Data ở Nhật và Hàn Quốc, đó sẽ là thách thức với các thị trường nhỏ đối mặt với bản sao của thành công đó. Việc OFTA đề xuất tăng số lượng các nhà khai thác 3G ở Hongkong sẽ làm chật ních thị trường dường như đó dư thừa, sự ảnh hưởng của nó sẽ làm giảm quy mô của nhà khai thác vốn đó nhỏ. Bao nhiêu là quá nhiều? Phải thừa nhận rằng cạnh tranh là tốt và có nhiều nhà tham gia cạnh tranh còn tốt hơn nữa. Song các nhà quản lý, người chịu trách nhiệm thúc đẩy cạnh tranh để đem lại lợi ích cho xã hội cần phải xác định bao nhiêu nhà khai thác là đủ. Câu trả lời đơn giản là có điều gỡ đó tác động làm thay đổi sự tuần hoàn tự nhiên của dũng vốn đầu tư vào mạng di động. Khi bắt đầu triển khai mạng của mình, các nhà khai thác phải thực hiện đầu tư trước khi kiếm được lợi nhuận từ bất kỳ khách hàng nào. Trường hợp để có lợi nhuận thu được từ việc mở rộng dịch vụ mới, phải tăng vốn đầu tư, đầu tư mới này cần thiết cho việc mở rộng dung lượng do đòi hÁi của khách hàng. Trường hợp này còn dễ nhận thấy ở mạng 3G bởi Vì phổ tần số sử dụng cho khai thác 3G cao hơn, với đòi hÁi về dung lượng lớn, mật độ trạm phải dày đặc và do đó phí tổn đầu tư cao hơn rất nhiều . Do giá của mạng mobile hầu như không đổi và còn giảm, cường độ cạnh tranh có thể lái giá xuống thậm chí còn thấp hơn giá thành. Tăng số lượng nhà khai thác có thể làm rớt giá, điều này sẽ nhận thấy rõ rệt trên thị trường và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Thế nhưng lợi nhuận thu được trong một thời gian ngắn sẽ dần bị mất đi hoặc phải thay đổi theo hướng kéo dài thời gian kinh doanh, như đó trình bày ở trên do cạnh tranh đó làm mất đi sự đầu tư cho công nghệ mới và phát triển sản xuất. Điều này đó xảy ra ở Hongkong. Cạnh tranh ở mức độ cao đó làm giÁ voice nằm trong số nơi có giá rẻ nhất trên thế giới: theo số liệu ITU, 2002, 1 tháng dùng 300 phút đàm thoại giá ở Nhật là 80USD, trong khi ở Hongkong không đến 20USD, và dĩ nhiên cho đến nay giá còn thấp hơn do vẫn tiếp diễn cuộc chiến về giá. Một điều có thực là ở Hongkong thực hiện một cuộc gọi còn rẻ hơn gửi 1 SMS. Kết quả Hongkong không bao giờ phát triển được dịch vụ mobile data và các nhà khai thác 2G tập trung cho việc cố gắng tồn tại, không chú trọng đầu tư cho các dịch vụ tương lai với triển vọng không chắc chắn. Đó đến lúc, OFTA phải thấy được nhận định sai về mật độ thấp của dịch vụ mobiledata ở Hongkong: nguyên nhân chính là do trước đây đó cấp quá nhiều giấy phép cho các nhà khai thác. Lý thuyết thứ hai của OFTA cho rằng, bằng việc quy định mức độ cung cấp tối thiểu dịch vụ số liệu trong giấy phép khai thác 3G, các nhà khai thác mới có thể sẽ buộc phải đổi mới, và do đó làm cho các nhà khai thác cũ cũng sẽ phải đổi mới. Cách tiếp cận của OFTA là “ làm cho một nhà khai thác đổi mới, sau đó tất cả sẽ đổi mới”. Tuy nhiên các nhà khai thác sẽ chỉ đổi mới nếu hy vọng thực hiện được sự đầu tư có hiệu quả. Tăng số lượng các nhà khai thác, sự đổi mới dường như còn bị giảm đi. Vấn đề ở đây là, nếu số nhà tham gia cạnh tranh quá lớn, động cơ cho việc đổi mới có thể biến mất. Điều này gọi là hiệu ứng “Schumpeterian’. Do đó, một thị trường dịch chuyển từ độc quyền, sự đổi mới sẽ tăng với số lượng nhà cạnh tranh, đến một điểm nào đó, tăng các nhà cạnh tranh sẽ làm cho nó đi theo chiều hướng ngược lại. Quan hệ giữa số lượng nhà cạnh tranh với sự đổi mới theo hình chữ U ngược. Điều mạo hiểm là các nhà quản lý sẽ sai lầm khi đó làm cho thị trường hiện nay ở tỡnh trạnh chõn của chữ U trên đồ thị, mức độ thấp của đổi mới có nghĩa thị trường đang ở bên chân trái của chữ U (điểm A), khi có nhiều nhà cạnh tranh, sẽ thay thế sang bên chân phải của chữ U (ở điểm B), nghĩa là có quá nhiều nhà tham gia cạnh tranh. Dĩ nhiên, nếu các nhà quản lý nghĩ rằng thị trường ở điểm A nhưng thực ra nó lại ở điểm B, kết quả của việc cấp nhiều giấy phép thật là tàn khốc. Mức độ mạo hiểm của luật lệ không giống như tỡnh huống biến đổi trên. Nếu các nhà quản lý cho rằng thị trường ở điểm B trong khi thực ra nó ở điểm A, các nhà quản lý có thể từng bước sửa chữa sai lầm và khắc phục việc chậm đổi mới bằng việc cấp giấy phép cho nhà khai thác mới. Rõ ràng là lợi nhuận biến mất theo sự đổi mới với chu kỳ ngắn, những điều này giống như sự quá mức do giá thành quá cao và đi tới phá Vì mong muốn, nếu các nhà quản lý đó sai lầm khi cấp quá nhiều giấy phép khai thác. Những chứng cứ thị trường Hongkong đó ở sai vị trớ của trên chữ U là: Hongkong là một thị trường nhỏ, mức độ đổi mới sẽ chậm hơn các thị trường lớn. - Hongkong là một trong những thị trường có mức độ cạnh tranh và phân chia nhỏ trên thế giới. ở những nước mức độ phân chia nhỏ thấp hơn như Nhật, Hàn Quốc và Singapore, mật độ sử dụng dịch vụ dữ liệu lớn hơn. - Hongkong không chỉ là thị trường nhỏ, mức độ cạnh tranh cao, phân chia nhỏ đồng thời các nhà khai thác lớn cũng chỉ có thị trường chia nhỏ. Thực tế chỉ ra rằng những nhà khai thác lớn có sự đổi mới tốt hơn như ở thị trường di động của Nhật và Hàn Quốc. Nếu chấp nhận một thực tế là đó có quá nhiều giấy phép cho các nhà khai thác di động, đâu là con số tối ưu? Câu trả lời là khác nhau cho các thị trường khác nhau, điều cốt yếu phụ thuộc vào độ lớn của thị trường. Một điều lý thú là, qua kinh nghiệm ở cả thị trường lớn và nhỏ, bao gồm cả những biến đổi hiện tại ở một số nước, người ta đó đưa ra một giả thuyết con số đúng phải nhỏ hơn 5, có thể là 3 hoặc 4. Goldman Sachs khi so sánh sự chia sẻ thị trường ở các nước Châu Âu phản đối con số của phép đo “sức khoẻ tài chính” chống lại sự chia sẻ thị trường, giống như EBITDA hoạt động theo dũng chảy tự do của tiền tệ. Điều này phù hợp với phát hiện rằng các nhà khai thác có thị phần nhỏ hơn 25% thực hiện rất khó phép đo “sức khoẻ tài chính”. Goldman Sachs nhấn mạnh rằng, các nhà quản lý nên bỏ ý nghĩ ”nhiều nhà tham gia cạnh tranh có nghĩa nhiều sự cạnh tranh” và “để cho thị trường tự quyết định”, quan điểm này có vẻ là quan điểm của OFTA?: “ở đây có một nghi ngờ nhỏ là sự tiêu thụ tăng mang lại lợi nhuận khi mà giá cước di động bị giảm, từ đó đi đến quan điểm là với cước phí thu được không cung cấp đủ để đầu tư vốn cho cải thiện chất lượng, sự đổi mới sẽ chậm chạp, và cũng làm giảm lực lượng lao động. Chúng tôi cho rằng quan điểm đó được thông qua nhưngcó điều FCC chỉ mới xem ảnh hưởng làm suy yếu ở vài thị trường có sự cạnh tranh quá mức”. Những quan điểm này được xác nhận bởi sự giảm gần đây số nhà khai thác di động ở nhiều thị trường phát triển, trong nhiều trường hợp có tác dụng cổ vũ các nhà quản lý: - ở ý, Blu biến mất khÁi thị trường năm 2002, bỏn tài sản cho các nhà khai thác khác. - ở Pháp, phí giấy phép 3G năm 2001 giảm từ 5 tỷ Euro/1 giấy phép xuống 619 triệu Euro, giấy phép thứ 4 không được thực hiện bởi bất kỳ nhà khai thác nào. - ở Bỉ, Oniway rút khÁi thị trư._.ờng năm 2002, bỏn tài sản cho các nhà khai thác khác. - ở Thụy điển, Orange rút khÁi thị trường 3G vào năm 2002, do áp lực của sự yờu cầu trong giấy phép và điều kiện thị trường. - ở úc, nhà khai thác đứng thứ 5, One.Tel đó bỏn thÁo và rỳt khÁi thị trường vào năm 2001, chỉ còn 4 nhà khai thác. - ở Ireland, 4 giấy phép 3G được phát ra, nhưng chỉ có 3 giấy phép được bỏ thầu. - ở Nauy, một nhà khai thác đó trả lại giấy phép 3G vào năm 2002. - ở Malaysia, các nhà quản lý quyết định chỉ 3 giấy phép 3G là đủ, nhưng chỉ có 2 được thực hiện. Nếu cấp giấy phép cho nhiều mạng không phải là câu trả lời cho hiện tượng mật độ dịch vụ số liệu trên mạng di động thấp ở Hongkong, thì đâu là nguyên nhân? Kinh nghiệm ở Nhật và Hàn Quốc chỉ ra rằng thành công trong việc phát triển thị trường số liệu được đặc trưng bởi “vòng tròn thoả mãn” liên quan đến việc việc cung cấp và xây dựng yêu cầu xung quanh dung lượng, chứ không chỉ là công nghệ. Khi dung lượng tốt được cung cấp đủ, mật độ mobile data sẽ tăng; và quay lại vấn đề, để có thể đáp ứng được dung lượng lớn, cần phải có tiền để đầu tư phát triển. Dung lượng, ở cả hai mặt nhà cung cấp và nhu cầu của người dùng, là chỡa khoá lÁi “vòng tròn thoả mãn”. ITU khuyến nghị: ‘Có một cơ hội to lớn để phát triển mobile Internet, tuy nhiên, cần phải cung cấp dịch vụ và các ứng dụng mà người dùng muốn có và họ có thể thanh toán được. ở tất cả các cuộc tranh cói về Mobile Internet, quan điểm đơn giản này lại hay bị bỏ qua.” Singapore đó tiếp cận bằng dựng phương pháp đấu giá để tạo ra quỹ phát triển nội dung và và thói quen sử dụng dịch vụ số liệu cho người sử dụng. Singapore bây giờ đó có mật độ mobile data đứng thứ 3 ở châu Á - ThÁi Bình Dương sau Nhật và Hàn quốc. Kết luận Các nhà quản lý nên xem xét học tập kinh nghiệm về thị trường mobile data ở Nhật và Hàn Quốc. Nhưng khi thời hạn giấy phép 2G kết thúc, cần thiết phải cẩn thận khi các nhà quản lý dựng giấy phép phổ tần số như là điểm chốt trong việc thực hiện ý đồ của mình. Các nhà quản lý, cũng như các nhà khai thác phải thay đổi tư duy và thiết lập chương trình lâu dài cho sự phát triển dịch vụ dữ liệu. II.Thực trạng cung cấp dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng ở Việt nam 1.Dịch vụ Viễn thông nói chung 1.1.Hiện trạng khai thác 1.1.1.Tổng quan Dưới VNPT, có 5 đơn vị thành viên chính là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm khai thác cung cấp các dịch vụ viễn thông ở Việt nam: VTN ( công ty viễn thông liên tỉnh ), VTI ( công ty viễn thông quốc tế ),VDC ( công ty điện toán và truyền số liệu ), VMS ( công ty thông tin di động ) và GPC ( công ty dịch vụ viễn thông ) 1.1.2.Phân loại các dịch vụ cung cấp theo nhà khai thác 1.2.Dịch vụ điện thoại 1.2.1.Các dịch vụ trong nước Dịch vụ điện thoại được cung cấp như trong bảng sau: Hạng mục Dịch vụ Hạng mục chi tiết dịch vụ Ghi chú 1 Liên quan đến chỉ cuộc gọi -Quay số rút gọn -Quay đến địa chỉ số cố định Tự động 2 Hoàn thiện cuộc gọi -Hoàn thiện cuộc gọi tới khi không có trả lời Tự động 3 Chuyển cuộc gọi -Chuyển cuộc gọi bận -Chuyển cuộc gọi Tự động 4 Nhận dạng cuộc gọi -Hiện đường ây chủ gọi -Nhận dạng cuộc gọi có mục đích xấu Tự động 5 Tính cước cuộc gọi -Tính cước bên bị gọi Tự động 6 Hội nghị -Điện thoại hội nghị -Điện thoại đồng thời cả ba bên Tự động 7 Hạn chế cuộc gội -Hạn chế chuyển cuộc gọi -Ngăn cuộc gọi ra ngoài Tự động 8 Dịch vụ ưu tiên -Ra khẩn cấp -Khẩn -An ninh quốc gia Nhân công 9 Dịch vụ diện thoại có giấy mời -Người gọi yêu cầu người được gọi đến nói chuyện ở máy công cộng Bỏn tự động 10 Thuê kênh -Bưu điện thuê các kênh 1.2.2.Dịch vụ mới Những dịch vụ mới sau đây đang phát triển -Di động và vô tuyến cố định WLL (CDMA) -Hội nghị thấy hình -Thương mại điện tử 1.3.Dịch vụ viên thông cho nông thôn vùng sâu vùng xa Tỉ lệ mật độ điện thoại cho các vùng huyện, xã được thực hiện thông qua việc điều tra khảo sát thực tế. Kết quả điều tra cho thấy có một sự chênh lệch rất lớn mật độ điện thoại giữa các vùng thành thị và nông thôn, có những nơI chênh lệch nhau đến hàng chục lần. Nguyên nhân của sự khác biệt đó có thể xem xét trên những khía cạnh sau: -Sự khác biệt giữa nhu cầu của vùng đô thị và vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa -Chi phí xây dựng ở vùng sâu, vùng xa lớn -Những khó khăn về xây dụng do vị trí địa lý 2.Dịch vụ điện thoại di động nói riêng 2.1.Dịch vụ điện thoại di động mạng tế bào (CMTS) Hiện nay dịch vụ điện thoại di động mạng tế bào do 6 doanh nghiệp cung cấp và sắp tới sẽ có thêm 1 doanh nghiệp nữa Tên công ty Loại hệ thống Ghi chú VMS (MobiFone) Công ty Thông tin di động (VMS) hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VNPT và Comvik, công ty của Thuỵ Điển. VMS cung cấp dịch vụ GMS mạng tế bào với tên mạng là “ MobiFone”. GMS GPC(VinaFone) Công ty dịch vụ viễn thông (hoặc công ty di động, Nhắn tin và có điện thoại thẻ(GPC) , là công ty thành viên của VNPT. Mạng có tên là VinaFone, cung cấp dịch vụ GMS mạng tế bào trên toàn đất nước. Mạng VinaFone cung cấp những dịch vụ không chỉ ở những vùng có lợi nhuận cao, mà còn ở các vùng thu lãI suất thấp trên toàn quốc. GMS Công ty điện bthoại di động Sài Gòn (Call Link) Công ty điện thoại di động Sài Gòn là công ty liên doanh giữa bưu điện thành phố Hồ Chí Minh với công ty điện thoại Singapore có mạng “Call Link”, cung cấp dịch vụ tương tự tế bào ở thành phố Hồ Chí Minh Analog AMPS/ D-AMPS Vietel Vietel được cấp phép năm 1996, có kế hoạch cung cấp mạng tế bào trên toàn quốc CDMA (800 MHZ) Saigon Postel Saigon Postel được cấp phép năm 1996, có kế hoạch cung cấp dịch vụ di động mạng tế bào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sau đó trên toàn quốc. CDMA (800 MHZ) S-Fone Xin giấy phép hoạt động năm 2000, dịch vụ hoạt động bắt đầu thời điểm 2002. Hiện nay bang tần phủ sóng ở các khu vực như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Phủ Lý, Ninh Bình, Thái Nguyên… Hanoi Telecom Hanoi Telecom đang trong quá trình cấp phép, chưa hoạt động. VP Telecom VP Telecom đang trong quá trình cấp phép, chưa hoạt động 2.2.Hiện trạng dịch vụ Vùng dịch vụ của dịch vụ điện thoại di động mạng tế bào Nhà cung cấp dịch vụ Vùng dịch vụ Ghi chú MobiFone Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lỗ, Văn Điển,……. Tu thang 6/1998 Tổng số tỉnh vầ thành phố: 98 VinaFone Hà Nội, Hà Tây, Lào cai… Từ cuối thang 6/1997 Tổng số tỉnh và thành phố : 52 Call Link Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rỵa Vòng Tàu, Sông Bé Hầu hết các tỉnh là, đặc biệt là tại trung tâm các tỉnh là vùng phủ sóng của dịch vụ di động mạng tế bào như đã nói trên. Số thuê bao: Xu hướng tăng thuê bao hàng năm Năm 1993 1994 1995 1996 1997 6/1998 10/1998 6/1999 Số thuê bao 4.060 10.000 25.830 59.000 108.200 167.500 234.032 266.293 Cho đến tháng 3 năm 2005 thì số đăng ký thuê bao này đã tăng đến 11.200.000 người với mật độ 13,8 máy/ 1 người (Bưu điện Hà nội ). 3.Cạnh tranh trong dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ thông tin di động nói riêng 3.1.Trong dịch vụ Viễn thông nói chung Bưu chính cũng như viễn thông vốn là ngành phục vụ việc trao đổi thông tin. Thời kỳ đầu nó được dùng cho công tác an ninh – quốc phòng, về sau phát triển sang phục vụ cả cho cơ quan nhà nước các cấp. Mói cho đến sau này ngành bưu chính – viễn thông chủ yếu vẫn được coi là một cơ quan sự nghiệp thông tin liên lạc của Nhà nước, do Nhà nước tổ chức, Nhà nước đài thọ và phục vụ cho sự nghiệp công ích. Đến thế kỷ thứ 17-18, khoa học kỹ thuật bắt đầu phát triển, chủ nghĩa tư bản dần dần hình thành, giao lưu kinh tế – văn hoá tăng lên, thì thông tin bưu chính, viễn thông ngày càng được nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng. Bưu chính, viễn thông từ chỗ chủ yếu là làm nhiệm vụ phục vụ đó bắt đầu chuyển sang làm một phần việc kinh doanh, nhưng nói chung Nhà nước vẫn nắm và giữ vai trò chủ đạo; ngành bưu chính – viễn thông dần dần trở thành một cơ quan sự nghiệp có thu, lấy thu bù chi, lỗ hay lãi là việc của Nhà nước. Riêng về viễn thông, chủ yếu là điện bỏo rồi điện thoại, đó phát triển trước ở Mỹ, vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dần dần hình thành các công ty chuyên doanh tư nhân. Dù cho có sự phát triển sâu rộng như hiện nay, dịch vụ viễn thông đó triển khai cạnh tranh toàn diện, nhưng do tính chất và đặc điểm của nó, ngành bưu chính ở Mỹ vẫn là doanh nghiệp của Nhà nước. Còn ở nhiều nước phát triển khác, cả Anh, Pháp, Đức, Nhật v.v cho đến gần đây Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản, bảo đảm nhiệm vụ phục vụ phổ cập và công ích, như điện thoại cố định, bưu phẩm – thư tín, trong cả nước (trõ Tân Tây Lan đó thực hiện cổ phần hoá, tư nhân hoá bưu chính, viễn thông). Theo cách làm của Mỹ, một số trong các nước này cũng bắt đầu thực nghiệm việc cải cách bưu chính và viễn thông, nhưng bưu chính vẫn chưa có thay đổi lớn, còn lĩnh vực viễn thông thì việc cổ phần hoá, tư nhân hoá, phát triển cạnh tranh vẫn gặp nhiều khó khăn. Mỹ đó phải thay đổi chính sách - luật pháp nhiều lần, đó hạn chế được độc quyền, khuyến khích cạnh tranh, nhưng cũng đó và đang làm cho nhiều công ty lớn nhỏ phải điêu đứng (như World Com, Qwest, AT&T v.v). Các doanh nghiệp viễn thông chủ chốt của các nước Anh, Pháp, Đức, ý, Tõy Ban Nha, Nhật Bản v.v, trong môi trường cạnh tranh gay go, quyết liệt, không thực sự Bình đẳng, đó bị thua lỗ nặng, nợ nần chồng chất, các chính phủ và Liên minh Châu Âu phải đứng ra giải quyết, như đi đôi với duy trì và phát triển cạnh tranh, đó đổi mới chính sách quản lý, chấn chỉnh thị trường cạnh tranh, hạ giảm chi phí vận hành, hỗ trợ tài chính cho các công ty có nguy cơ phá sản tiếp tục duy trì hoạt động phục vụ, Vì nếu không sẽ gây tổn hại lớn cho kinh tế – xã hội. Nói như thế không có nghĩa là cứ duy trì độc quyền, bóp nghẹt cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông, kể cả trong nền kinh tế thị trường. Do tính đặc thù của nó mà việc xử lý vấn đề chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh trong ngành bưu chính – viễn thông là có sự khác biệt. Trước hết đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, có quan hệ mật thiết với vấn đề bảo vệ an ninh – quốc phòng, đạo đức xã hội, Nhà nước cần dùng nhiều và cần nắm chắc, không thể để cho các kẻ thù lợi dụng làm nhiều điều có hại đối với đất nước. Hai là thông tin bưu chính, viễn thông được coi như là cơ sở hạ tầng, rất cần thiết cho kinh tế – xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tiếp đến nữa là thông tin nói chung (trõ thông tin chuyên dùng nội bộ) là phải toàn trình, phải thông suốt trong toàn xã hội, từ người này đến người khác, trong một khu vực, trong một đất nước và ra cả quốc tế, cho nên trong trường hợp có nhiều mạng thì các mạng phải kết nối với nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau mới có thể bảo đảm thông tin được, như vậy là trong lĩnh vực thông tin dự có cạnh tranh, thì cạnh tranh đó không phải là tuyệt đối mà phải vừa là cạnh tranh vừa hợp tác. Đất nước ta cho đến năm 1995, trõ thông tin chuyên dùng của một số ngành như Quân đội, An ninh, Điện lực, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không v.v, chỉ có thông tin bưu chính, viễn thông của ngành Bưu điện là thông tin công cộng, do Nhà nước đảm nhiệm. Nó là độc quyền một cách tự nhiên, do Nhà nước và xã hội giao. Nú đó có vai trò lịch sử, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng, vào thắng lợi của công cuộc Chống Pháp – Chống Mỹ cứu nước, xây dựng cơ sở ban đầu của kinh tế – xã hội trên đất nước ta. Sự độc quyền trong thời kỳ lịch sử đó là cần thiết. Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đó hy sinh phấn đấu phục vụ cách mạng, phục vụ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước thắng lợi trước đây; ngành Bưu điện nói chung và Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) thời kỳ còn là độc quyền đó đi đầu trong công cuộc đổi mới, vươn lên từ nghèo nàn lạc hậu, thông tin rất yếu kém, gặp nhiều khó khăn, phải tự lo tháo gỡ, vận dụng các điều kiện cho phép để kiếm nguồn đầu tư phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin ngang tầm với khu vực, phục vụ được khá tốt cho kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân, được Đảng và Nhà nước đó đánh giá cao, tặng thưởng huân chương Sao vàng cao quý. Từ năm 1995 đến nay, Chính phủ đó cho phép thành lập hàng chục doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh dịch vụ bưu chính, viễn thông với Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông. Kinh doanh cạnh tranh dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh và phát hành bỏo chí (Luật Bỏo chí đó cho phép các bỏo tự phát hành từ trước), đó có Công ty cổ phần Dịch vụ bưu chính, viễn thông Sài Gũn (Saigon Postel hay SPT), Công ty Điện tử – Viễn thông Quân đội (Viettel); kinh doanh cạnh tranh dịch vụ điện thoại cố định (là dịch vụ viễn thông cơ bản) đó có SPT, Viettel và nay lại còn có thờm Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom); kinh doanh cạnh tranh dịch vụ thông tin di động, ngoài Mobifone, Vinaphone, cũng đó có SPT, nay sắp có của Viettel và không lâu nữa sẽ có thờm của Công ty Viễn thông Hanoi (HanoiTel); về kinh doanh cạnh tranh dịch vụ Internet, đó cấp phép cho hàng chục công ty và trên thực tế đó thực hiện là 7 công ty (đó là chưa kể đến vài ngàn đại lý bỏn lại dịch vụ này); kinh doanh cạnh tranh dịch vụ điện thoại Internet nói chung và điện thoại IP trong nước và “quốc tế” nói riêng, cũng đó có hàng chục công ty; kinh doanh cạnh tranh dịch vụ thông tin di động vệ tinh và vô tuyến sóng ngắn, thì có Công ty Điện tử – Viễn thông Hàng hải (Vishipel); kinh doanh cạnh tranh dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hoá và thư tín thương mại thì có Công ty Liên doanh Chuyển phát nhanh TNT của Bộ Thương mại v.v. Như vậy là hầu hết các dịch vụ bưu chính, viễn thông ở Việt Nam đều đó có từ hai đến ba doanh nghiệp trở lên tham gia kinh doanh cạnh tranh, trong đó có một số dịch vụ mà các doanh nghiệp mới chiếm thị phần không nhỏ, như điện thoại IP của Viettel, Internet của FPT, di động vệ tinh và vô tuyến sóng ngắn của Vishipel v.v. Chỉ có điều là các doanh nghiệp mới làm chưa lâu, chưa có kinh nghiệm, trình độ mọi mặt còn có hạn, đặt biệt là đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới còn rất ớt (chưa đến 2% so với mạng lưới của VNPT), chủ yếu là thuê cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh ảo (để tạo doanh thu và kiếm lợi nhuận) mạng lưới của Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông, thì khú mà có thể nõng thị phần lờn đến 30% như mong muốn và được chính phủ chấp thuận. Và đó kinh doanh ảo, thuờ mướn trang thiết bị sẵn có mà nói là để chống độc quyền, phát triển dịch vụ, làm lợi cho người dùng, thì đó là nghịch lý, khú thực hiện là điều đương nhiên, bởi chủ mạng cũng còn thiếu đầu tư, trang thiết bị để kinh doanh, phục vụ. Mặt khác việc không có mạng riêng mà phải thuê kênh, thuê cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh bỏn lại dịch vụ như một đại lý, thì không thể gọi là nối mạng, đòi ăn chia cước ngang bằng, không trả cước sử dụng trang thiết bị được. Trong khi Singapore đưa công nghệ thông tin di động CDMA vào sử dụng đến 3 năm không kết nối được với mạng di động toàn cầu, do tuyệt đại đa số dùng kỹ thuật GSM, không phát triển được phải bỏ, thì SPT lại đưa vào, cũng do chưa kết nối được (các nước đó thử nghiệm nhưng còn rất tốn kộm), đối tác chậm đầu tư trang thiết bị thêm để mở rộng vùng phủ sóng, chỉ mới liên lạc được ở trung tâm một số thành phố lớn, cho nên dù đó hạ cước đến mức thấp nhất vẫn không có bao nhiêu (chỉ khoảng 50.000 so với gần 4 triệu hộ dùng GSM của VMS và Vinaphone) người sử dụng, thì lại cho rằng tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông không cho sử dụng mạng chung, gây khó dễ trong việc kết nối, lấy cước cao sử dụng mạng v.v Những người không am hiểu về chuyên môn, dễ tưởng nhầm là doanh nghiệp mới bị chèn ép, cạnh tranh không công bằng v.v. Về tâm lý mà nói, doanh nghiệp đó từng độc quyền khó tự nguyện nới lỏng lũng đoạn thị trường, tạo điều kiện phát triển cạnh tranh. Đó là nói chung, còn dưới chế độ cách mạng do Đảng lãnh đạo, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những cÁn bộ có trÁch nhiệm ở Bộ Bưu chính – Viễn thông, cũng như ở VNPT cũng hiểu và quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, nên đó có sự phân biệt vừa bảo vệ độc quyền của Nhà nước trên một số lĩnh vực, dịch vụ cần thiết, vừa phải chống độc quyền của doanh nghiệp (trõ phần được Nhà nước giao thay mặt để thực hiện, như phát hành bỏo Đảng, bưu phẩm công, và thư tín phổ thông, điện thoại phục vụ phổ cập và phục vụ yêu cầu công ích v.v), tạo điều kiện khuyến khích mở rộng kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tư tưởng và hành động phải chống độc quyền, khắc phục các biểu hiện và việc làm mang tính độc quyền, mặt khác vừa chấp nhận cạnh tranh, nâng cao ý thức và tớch cực làm tốt việc cạnh tranh, vừa không gây cản trở các hành vi cạnh tranh công khai và lành mạnh. Đối với Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, nói chung có hai nhận thức và quan điểm khác nhau. Một là muốn chống độc quyền một cách triệt để, phát triển thị trường cạnh tranh tự do, không cho tồn tại cơ chế chủ đạo thông tin quốc gia, chia nhỏ Tổng Công ty thành nhiều công ty chuyên kinh doanh cạnh tranh một số lĩnh vực dịch vụ, trong đó cơ bản nhất là thành lập doanh nghiệp độc lập kinh doanh mạng lưới (truyền dẫn và chuyển tiếp) đường trục (và quốc tế), nói là để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh dịch vụ có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật đó có một cách công bằng và tiện lợi, cạnh tranh ngang ngửa với nhau. Có người còn cho đây là cách làm phổ biến ở các nước, nhưng thực tế không phải như thế, đây là một thông tin không thực. ở Mỹ, ở Nhật, ở Đức, ở Pháp, ở Anh, ở ý, ở Tõy Ban Nha …, và cả ở Trung Quốc nữa đều không làm như thế. ở Mỹ, AT&T, MCI, Sprint đều có mạng riêng để kinh doanh dịch vụ viễn thông đường dài và quốc tế. Luật Viễn thông (sửa đổi) năm 1996 đó lại cho phép các công ty kinh doanh cả các dịch vụ õm thoại, dữ liệu và hình ảnh; nội hạt, đường dài và quốc tế, và không có điều nào buộc phải chia tách kinh doanh mạng lưới với kinh doanh dịch vụ. ở Nhật, NTT có mạng riêng kinh doanh dịch vụ nội hạt và đường dài ở trong nước; KDD có mạng riêng kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế. Viễn thông Đức, Viễn thông Pháp, Viễn thông Anh, Viễn thông ý, Viễn thông Tây Ban Nha …, đều có mạng riêng, kinh doanh cả dịch vụ điện thoại nội hạt, lẫn dịch vụ thông tin đường dài và quốc tế. ở Trung Quốc, ChinaTelecom dù chia đôi ở phía Nam và phía Bắc vẫn quản mạng cố định nội hạt, đường dài và quốc tế, kinh doanh hầu hết các dịch vụ viễn thông (trõ thông tin di động); China Unicom kinh doanh dịch vụ dữ liệu, Internet và thông tin di động, ChinaMobile cũng có mạng riêng, nhưng kênh đường dài và quốc tế vẫn thuê dùng của ChinaTelecom ở phía Nam và ChinaNet ở phía Bắc v.v. Dù có đòi hÁi việc chia tách như thế để tiện dụng, đẩy mạnh cạnh tranh, nhưng không có cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông của nước nào làm được việc chia tách đó. Muốn cạnh tranh và thắng được phải có đầu tư phát triển, mạnh lên, chứ không phải cần có sự can thiệp từ các phía làm cho đối tác yếu đi để mình có thể thắng lợi trong cạnh tranh, đòi hÁi đó là hết sức vô lý. Trong khi ở các nước để bảo đảm có sức cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thông lớn nhỏ còn sÁp nhập lại để lớn mạnh hơn, thậm chí là lập các công ty viễn thông đa quốc gia để cạnh tranh trong nước và quốc tế, thì sẽ là trái qui luật nếu Nhà nước ta không rõ ràng, chiều theo ý muốn chủ quan của một số doanh nghiệp mới mà chia tách Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành nhiều công ty chuyên doanh nhỏ. Làm như thế thì Đảng và Nhà nước ta sẽ mất công cụ và chỗ dựa về thông tin quốc gia, phục vụ tốt mọi yêu cầu cần thiết và ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy ra. Đó là chưa nói đến yêu cầu phải nâng sức cạnh tranh của nước ta về mặt bưu chính và viễn thông trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập, sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài, lớn mạnh hơn của chúng ta rất nhiều, tham gia cạnh tranh, nếu không có một doanh nghiệp bưu chính – viễn thông lớn mạnh không ngừng thì làm thế nào có thể đương đầu nổi với sự cạnh tranh chênh lệch đó. Vì vậy, nếu xuất phát từ yêu cầu nâng sức cạnh tranh về bưu chính, viễn thông của đất nước, thì cần phải tăng cường Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, chứ không phải là làm ngược lại, làm yếu Tổng Công ty, làm như thế là Vì lợi ớch chung của quốc gia chứ không phải là Vì doanh nghiệp này mà không quan tâm đến sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Trung Quốc cũng đó và đang làm như thế. Đồng thời với việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh ảo, kinh doanh các dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (hiện có khoảng 3000), Trung Quốc chỉ cho phép tồn tại có 6 tập đoàn, đó là Tập đoàn Thông tin vệ tinh (Chinasat), 2 tập đoàn kinh doanh cạnh tranh dịch vụ thông tin di động (ChinaMobile và China Unicom) và 3 tập đoàn (là ChinaTelecom, ChinaNet và RailTel) cựng với ChinaUnicom kinh doanh cạnh tranh tất cả các dịch vụ còn lại, chủ yếu là điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế (trong đó có điện thoại Internet, điện thoại VoIP), thông tin dữ liệu và dịch vụ Internet v.v. Trung Quốc đang trong tiến trình xây dựng quốc gia mạnh về viễn thông, đó tập trung sức xây dựng phát triển các tập đoàn viễn thông nói trên để đủ sức cạnh tranh thị trường quốc tế, nhờ đó đó có 2 tập đoàn viễn thông của Trung Quốc (đó là ChinaTelecom và ChinaMobile) được nằm trong 24 công ty công nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin các nước Forbes xếp trong 500 tập đoàn kinh tế mạnh nhất toàn cầu. Ở nước ta trong xu thế phát triển hiện nay, việc chống độc quyền khuyến khích kinh doanh cạnh tranh các loại dịch vụ bưu chính, viễn thông nói chung là cần thiết. Tuy nhiên trong việc này, cần có nhận thức đúng và làm đúng, nếu không sẽ lợi bất cập hại, bởi lẽ dịch vụ bưu chính, viễn thông, như trên đó nờu, là có đặc thù của nó, nó không giống như một số ngành sản xuất và kinh doanh dịch vụ khác, nên chống độc quyền không phải là tuyệt đối và cạnh tranh cũng không thể là phát triển vô hạn độ. Như dịch vụ bưu chính đúng nghĩa của nó, tức bưu phẩm, công văn, thư tín phổ thông nói chung thì có một tổ chức làm mới bảo đảm được, không thể có nhiều nhà kinh doanh cùng tham gia chuyển phát một bức thư từ nơi này đến nơi khác trong cả nước và ra quốc tế, và ăn chia cước phí trên cùng một con tem. Vả lại đây là các dịch vụ mang tính phổ cập và công ích trong cả nước, theo Công ước của Liên minh Bưu chính thế giới không thể lấy cước cao, để mọi người dùng đều có thể chi trả được, thậm chí lỗ cũng phải làm, chỉ có doanh nghiệp nhà nước được giao đảm nhiệm, Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ thích hợp, còn các doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh chỉ kinh doanh ở khu vực xét thấy có lợi, chủ yếu là kinh doanh cạnh tranh các dịch vụ không phải là công văn và bưu phẩm thư tín phổ thông (dịch vụ chủ đạo của bưu chính), như dịch vụ chuyển phát hàng hoá và thư tín thương mại (thuộc loại giao lưu vật phẩm – physical distrubution, logistics) chẳng hạn. Còn lĩnh vực viễn thông, có thể mở cửa cho kinh doanh cạnh tranh ở mức độ sâu rộng hơn, nhưng vẫn phải có sự khống chế nhất định, về số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh, về số lượng nhà kinh doanh một hay một số loại dịch vụ nào đó và về việc đầu tư xây dựng trang bị để kinh doanh có hiệu quả kinh tế – xã hội. Nói chung ở các nước, trõ các loại dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị và đại lý bỏn lại dịch vụ có thể phát triển kinh doanh rộng rói hơn; còn số nhà kinh doanh mạng cố định và dịch vụ thông tin đường dài và quốc tế, số nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản (như dịch vụ điện thoại nội hạt, dịch vụ thông tin di động …) trong cùng một khu vực không quá con số 5. Các doanh nghiệp cạnh tranh có thể có mạng lưới riêng của mình và cũng có thể thuờ mướn mạng lưới của doanh nghiệp khác (nếu được chấp thuận) để kinh doanh. Trường hợp có mạng riêng thì được quyền kết nối với các mạng lưới khác khi có yêu cầu và theo đúng qui định của luật pháp. Trường hợp chưa đủ điều kiện có mạng riêng, mà chủ yếu là thuê dùng mạng sẵn có, đặc biệt là mạng tiếp nhập thuê bao đầu cuối (mạng PSTN) và kênh truyền đường dài, thì coi như là ký sinh trên mạng sẵn có để kinh doanh ảo, không có vấn đề nối mạng; trường hợp này được coi như là một hộ dùng lớn kinh doanh lại dịch vụ viễn thông, phải trả cước phí dịch vụ mà không phải là ăn chia cước dịch vụ hay trả cước kết nối. ở nước ta hiện nay, chủ yếu mới có các mạng thông tin di động là có nối mạng với nhau (riờng giữa mạng CDMA của S-Fone với hai mạng GSM của Vinaphone và Mobifone còn có trục trặc do khÁc hệ kỹ thuật) và kết nối với mạng công dụng cố định (PSTN của VNPT), còn đối với các trung tâm dịch vụ điện thoại VoIP và thông tin Internet (ISP), sử dụng mạng PSTN, cũng không được coi là nối mạng. Việc chưa có đủ trang thiết bị để cho thuê sử dụng cung cấp dịch vụ thì không thể coi đó là ngăn chặn không cho kết nối mạng lưới. Còn về giÁ cước bưu chính, viễn thông cũng cần có sự nhỡn nhận đúng đắn, khách quan, để giải quyết sao cho phù hợp, có lợi cho người dùng và cho cả Nhà nước và doanh nghiệp. Cước bưu chính, viễn thông cũng là một phản ảnh của hoạt động kinh tế – xã hội, nú gắn kết với cuộc sống và luụn biến đổi theo sự biến đổi của kinh tế – xã hội. Cước bưu chính, viễn thông ở các nước cũng rất khác nhau, tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội và chính sách phát triển của từng nước mà có sự khác nhau. Nói chung giá cước cao hơn giá thành dịch vụ mới có thể bảo đảm duy trì hoạt động và phát triển phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt hơn. Nhưng trong điều kiện kinh tế và đời sống còn yếu kộm, thì mức cước các dịch vụ công ích và phục vụ phổ cập cho người dân, phải ở mức mà số đông có thể chấp nhận và chi trả được, Nhà nước có thể ấn định thấp hơn giá thành, đây là vấn đề chính sách kinh tế, Nhà nước chịu trách nhiệm và tỡm cách bự đắp thoả đáng cho doanh nghiệp được giao cung cấp các dịch vụ đó. Trước kia cước chuyển phát một thư thường trong nước bằng 2,4 lần tiền mua một tờ bỏo; để lắp đặt một máy điện thoại phải bỏ ra khoảng 6 tháng lương trung Bình. Nhưng từ ngày thực hiện đường lối đổi mới đến nay, tương đối mà nói, giá cước bưu chính, viễn thông đó giảm dần; nay một bức thư chỉ còn bằng 2/3 một tờ bỏo, đặt một máy điện thoại nói chung không đến 1/2 thu nhập trung Bình một tháng của người lao động. Cước một bức thư ở Việt Nam hiện nay là thấp nhất thế giới, chỉ khoảng một nửa so với ở Myanma, bằng 1/5 mức trung Bình trên thế giới và khoảng 1/15 so với mức cao như ở Đức, ở Nhật Bản v.v. Còn điện thoại nội hạt cũng vậy, nếu qui thành cước khoán tháng thì chưa đến 3 USD, trong khi mức trung Bình trên thế giới là khoảng 15 USD, có nước lấy cao đến xấp xỉ 30 USD một tháng. Mà thư và điện thoại nội hạt là hai dịch vụ chính của ngành Bưu chính, Viễn thông và là hai dịch vụ người dân sử dụng nhiều nhất. Cước điện thoại di động, cước thông tin Internet ở ta cũng vào loại thấp chứ không phải là cao; vào hàng rất thấp nếu so với các nước trong Tổ chức OECD, và cũng vào loại trung Bình trong các nước đang phát triển, kể cả các nước trong khu vực. Và cước các dịch vụ này trong mấy năm gần đây cũng đang hạ giảm rất nhanh. Dù có cạnh tranh, có khuyến khích sử dụng, các nhà kinh doanh cũng phải thu hồi vốn đầu tư và kinh doanh phục vụ có lãi nhất định để phát triển, chứ không thể hạ thấp quá mức. ở nước ta chỉ có cước điện thoại tự động chiều đi quốc tế là tương đối cao, nhưng không phải là cao nhất thế giới như có người đó nói; trước đây cao nhiều nhưng những năm qua đó giảm hẳn, tuy chưa có điều kiện đầu tư phát triển đầy đủ các tuyến quốc tế kỹ thuật hiện đại, hiệu suất cao, để đuổi kịp nhiều nước có nhiều điều kiện hơn ta. Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, cũng như nhiều doanh nghiệp của Nhà nước khác, cũng phải kinh doanh, không được thua lỗ mà phải có lãi để không là gánh nặng của Nhà nước, làm xấu hình ảnh kinh tế – xã hội của đất nước, để tái đầu tư phát triển phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt hơn, để đóng góp vào ngân sách Nhà nước, cũng là Vì lợi ớch của toàn xã hội. Việc một số người chỉ lấy lãi suất tương đối cao ở một dịch vụ kinh doanh nào đó mà kêu ca trong khi không xem xét đến lỗ, thậm chí lỗ rất lớn của một số dịch vụ khác, nhất là các dịch vụ công ích, phổ cập, phục vụ yêu cầu chính trị ở cả Trung ương và địa phương, ở nông thôn, miền nói, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, phải bù chéo, là không khách quan. Việc đem một doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh số ít dịch vụ chỉ ở đô thị, nơi đông dân, địa bàn hẹp, giá thành dịch vụ thấp, có lãi cao, với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nhiều dịch vụ, trong đó có dịch vụ phổ cập và công ích được giao phải đảm nhiệm, phục vụ trong cả nước, giá thành trung Bình cao, là điều bất cập. Một điều nữa cần phải nói ở đây là mục đích khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh về bưu chính, viễn thông của Đảng và Nhà nước là nhằm huy động nhiều nguồn lực xây dựng mạng lưới, phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, làm lợi cho kinh tế xã hội, chứ không phải là nhằm phát triển cạnh tranh đơn thuần; không hay hạn chế đầu tư về vật lực và tài lực, không thực sự thiết lập cơ sở hạ tầng mạng lưới, mà lợi dụng mạng lưới sẵn có của một doanh nghiệp để cạnh tranh với doanh nghiệp đó, thì là bất cập, không đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh bưu chính, viễn thông. Tuy nhiên Bộ Bưu chính – Viễn thông và Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam cũng còn không ớt bất cập cần gúp ý xây dựng để tỡm cách khắc phục. Cán bộ công nhân viên toàn Tổng Công ty cần thay đổi nhận thức và quan điểm trong tỡnh hình mới, không tiếp tục làm ăn theo kiểu cũ “một mình một chợ”, thực sự đi vào kinh doanh vừa cạnh tranh, vừa hợp tác một cách chân thành và Bình đẳng; thấy cho được nhiều yếu kém và tồn tại để vươn lên khắc phục, phục vụ cho kinh tế – xã hội và người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Phải cải cách thực sự, tổ chức lại việc kinh doanh, phục vụ và quản lý; không ngừng nõng cao chất lượng phục vụ và hạ giá thành dịch vụ; đi đầu trong việc đổi mới phục vụ, phục vụ nhiều dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta. Phải giáo dục động viên cán bộ công nhân viên tích cực học tậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0005.doc
Tài liệu liên quan