Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

Danh mục bảng biểu, sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp dệt may ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là ngành giải quyết nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một trong những công ty thành viên của ngành dệt may Việt Nam. Hiệu quả hoạt động sả

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả chung của toàn ngành dệt may. Trên thực tế, bên cạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa phong phú, phát triển chưa đồng bộ giữa dệt và may, phải nhập nhiều nguyên liệu, quản lý còn chồng chéo…công ty còn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ trong ngành dệt may trong và ngoài nước. Vì vậy, công ty muốn phát triển một ngành có lợi thế này thì việc đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may là hết sức quan trọng và cần thiết. Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, được sự cho phép của nhà trường em đã và đang thực tập tại Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Trước tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh hiện tại của công ty, em đã chọn đề tài : “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề thực tập gồm ba phần : Chương I : Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Chương III : Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. 1. -Tên công ty : Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan -Tên giao dịch quốc tế : Hoang Thi Loan textile&garment joint stock company. -Tên viết tắt : HALOTEXCO. 2. -Trụ sở giao dịch chính : Số 33, Nguyễn Văn Trỗi, P.Bến Thuỷ,TP Vinh, Nghệ An. -Điện thoại : 038.855149-551553-856642 -Fax : 038.855442 -Website : http:// www.htltex.com.vn -Email : htltex@hn.vnn.vn -Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần. -Vốn điều lệ : 16.000.000.000 đồng. -Ngân hàng giao dịch chính : Ngân hàng công thương Bến Thuỷ, TP Vinh, Nghệ An. Ngành và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu : Sản xuất kinh doanh-Xuất nhập khẩu ngành dệt may : sợi, vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim và các dịch vụ thương mại khác… II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan hiện nay, tiền thân là công ty dệt kim Hoàng Thị Loan và Nhà máy sợi Vinh sát nhập lại. Công ty đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, với những bước thăng trầm trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước. Có thể chia quá trình phát triển của công ty thành các giai đoạn sau: 1.Giai đoạn 1985-1992: Nhà máy sợi Vinh được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, bắt đầu đi vào sản xuất từ ngày 19/05/1985, nguyên là nhà máy thuộc liên hiệp các xí nghiệp dệt do Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ, giúp đỡ xây dựng và thiết bị toàn bộ. Những ngày đầu thành lập quy mô của nhà máy còn rất nhỏ, chủ yếu là sản xuất và kinh doanh sợi các loại. Sản lượng sợi hàng năm của nhà máy thời kỳ đó là 1.500 tấn/năm, số lượng công nhân là 1.100 người. Năm 1985 Nhà máy đầu tư một dây chuyền nồi cọc của Đức và 100 máy khâu của Nhật. Thời kỳ này dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh hưởng không chỉ đến năng suất lao động mà còn ảnh hưởng đến chất lượng lao động và môi truờng sinh thái. Trình độ quản lý thấp, lại chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên hiệu quả không cao. Tuy vậy , tập thể nhà máy đã phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong những năm đầu đầy khó khăn và thử thách này. 2. Giai đoạn 1993-2003: Tháng 10/1993 Nhà máy được sát nhập vào Công ty dệt may Hà Nội và trở thành nhà máy thành viên của công ty dệt may Hà Nội. Dưới sự quản lý điều hành, sự quan tâm, truyền thống, uy tín, thương hiệu của Công ty dệt may Hà Nội, Nhà máy đã ngày càng được củng cố, ổn định và phát triển. Năm 2001, Nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền OE của Italia. Sản lượng sợi của nhà máy do đó cũng được tăng lên và đạt tới 5.000 tấn/năm, doanh thu 200 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân người lao động là 1.200.000 đồng/người/tháng. Nhà máy đang ngày một đi lên. 4.Giai đoạn 2004 đến nay: Thực hiện quá trình đổi mới doanh nghiệp, Nhà nước đã có quyết định sát nhập Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan vào Nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty dệt may Hà Nội và đổi tên thành Công ty dệt may Hoàng Thị Loan (QĐ số 785-HĐQT ngày 24/09/2004 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty dệt may Việt Nam). Như vậy, Công ty dệt may Hoàng Thị Loan hôm nay đã có thế và lực mới, với doanh nghiệp có doanh thu xấp xỉ 250 tỷ đồng/năm và có 1.300 lao động đang là một trong những công ty có quy mô trung bình khá trong ngành dệt may Việt Nam. Công ty dệt may Hoàng Thị Loan ( HALOTEXCO) là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập với Tổng công ty dệt may Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quyết định khác của pháp luật. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty dệt may Hoàng Thị Loan được chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty dệt may phê chuẩn. Tổng công ty dệt may Việt Nam uỷ quyền cho Công ty dệt may Hà Nội quản lý,điều hành HALOTEXCO trong lộ trình thực hiện công ty mẹ, công ty con. Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức. Bảo đảm ổn định chính trị trật tự an ninh, an toàn trong công ty, bảo đảm môi trường sinh thái trên địa bàn hoạt động. Sản phẩm của Công ty dệt may Hoàng Thị Loan đựoc sản xuất trên dây chuyền thiết bị đồng bộ từ sợi đến may thêu và đóng gói sản phẩm. Qua một chặng đường phát triển và trưởng thành, Công ty đã luôn luôn cải tiến sản phẩm, giới thiệu và cập nhật những mẫu mã mới mang tính cách tân tiến và những ý tưởng sáng tạo độc đáo được khách hàng ưa chuộng . Công ty có những mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn, sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ… Đến ngày 16/11/2005 Căn cứ vào quyết định số 3795/QĐ-BCN về phê duyệt phương án và chuyển Công ty dệt may Hoàng thị Loan thành Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan. Đầu năm 2006 Công ty thành lập thêm Nhà máy may thời trang và mạnh dạn đầu tư thêm 150 máy khâu nữa. Hiện nay Công ty có tất cả 3 nhà máy thành viên: Nhà máy sợi, Nhà máy may, Nhà máy may thời trang. Sản lượng sợi hiện nay của công ty là 8.600 tấn/năm, sản lượng may là 1.800.000 sản phẩm, lao động có 1.200 người. Sứ mệnh lịch sử của cán bộ công nhân viên toàn công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đến năm 2010 : “Chúng ta vinh dự là những người chủ, những người lao động trong doanh nghiệp mang tên thân mẫu Bác Hồ, hãy suy nghĩ và hành động để đến năm 2010, Công ty trở thành nhà sản xuất và kinh doanh dệt may hàng đầu Việt Nam”. Chính sách chất lượng của công ty : “Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền, phát ”. III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 1.Tình hình thực hiện kế hoạch . 1.1. Thuận lợi : Được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty- Công ty dệt may Hà Nội trong việc sát nhập Nhà máy sợi Vinh và Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan đã khắc phục được một số khó khăn cho phần dệt may, việc làm cho các nhà máy khá đầy đủ. Thị trường của công ty đã dần dần được ổn định, sản phẩm của Công ty tiêu thụ tốt. Điện, nước và các vật tư cho sản xuất được cấp đầy đủ do đó quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Nhờ sự sáng tạo, năng động của ban lãnh đạo Công ty mà uy tín của Công ty đã bước đầu được khẳng định. Mặc dù Công ty cổ phần mới được thành lập song tập thể cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết, thi đua lao động sản xuất và công tác với tinh thần trách nhiệm ngày càng cao của người làm chủ. 1.2.Khó khăn : Mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty – Công ty dệt may Hà Nội song tình hình tài chính của Công ty vẫn đang còn nhiều khó khăn, do sản xuất kinh doanh nhiều năm trước đây thua lỗ kéo dài ( đây được xem như là khó khăn bao trùm, chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ). Diễn biến thị trường các năm qua khá phức tạp, các chi phí đầu vào liên tục biến động tăng trong khi giá bán sản phẩm có xu hướng giảm gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh. Nguyên phụ liệu thường không đồng bộ và kịp thời làm cho các nhà máy bị động trong bố trí sản xuất, dẫn đến năng suất lao động thấp. Xuất hiện nhiều đơn hàng nhỏ lẻ. 2.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong 5 năm trở lại đây, Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan đã thu được kết qủa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù chưa cao nhưng đó cũng là kết quả đáng khích lệ trong việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đổi mới các phương thức quản lý và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm TT Chỉ tiêu Đơn vị TH năm 2002 TH năm 2003 TH năm 2004 TH năm 2005 TH năm 2006 1 Gía trị SXCN trđ 123.500 156.009 221.380 248.400 263.485 2 Doanh thu (không VAT ) trđ 84.724 117.027 133.694 244.000 259.750 3 Các khoản nộp ngân sách trđ 1.219 1.716 2.072 3.025 3.695 4 Sản phẩm sản xuất chủ yếu Tấn 7.605 9.069 10.727 10.550 10.820 a. Sợi: 6.275 7.074 8.291 7.700 8.000 b. Vải 1.330 1.995 2.436 2.850 2.820 5 Thu nhập bình quân 1000 đồng 952 1.218 1.367 1.425 1.500 6 Lợi nhuận trđ -652 203 500 1.019 2.783 7 Tổng chi phí trđ 85.376 116.824 133.194 242.981 256.967 8 Vốn CSH trđ 6.000 8.700 13.000 16.000 16.700 ( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 123.500 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã lên đến 263.485 triệu đồng. Sau 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng gấp đôi, đây là con số không nhỏ trong quá trình hoạt động của công ty. Doanh thu chưa tính VAT của công ty cũng tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn năm 2004-2005, từ 133.694 triệu đồng lên 244.000 triệu đồng. Đây là giai đoạn mà công ty có sự biến đổi lớn, Công ty dệt may Hoàng Thị Loan được thành lập do sự sát nhập của Nhà máy sợi Vinh và công ty dệt kim Hoàng Thị Loan làm cho doanh thu của công ty tăng vọt một cách nhanh chóng. Xét về lợi nhuận, năm 2002 là năm mà công ty gặp khó khăn nhất, trong năm này công ty không những làm ăn không có lãi mà còn bị thua lỗ đến 652 triệu đồng. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty không hề nao núng mà quyết tâm cùng toàn thể công nhân viên ra sức vực công ty dậy. Tinh thần đoàn kết của các thành viên trong công ty cuối cùng cũng được đền đáp, lợi nhuận từ năm 2003 trở đi bắt đầu tăng lên không ngừng, cứ năm sau tăng gấp đôi năm trước. Đây là một kết qủa tốt có ảnh hưởng sâu rộng đến công ty ở cả hiện tại và cả tương lai sau này, công ty sẽ ra sức cố gắng để những năm sau có thể đạt được kết quả cao hơn những năm trước đó. Sự gia tăng của giá trị sản xuất công nghiệp, của doanh thu và của lợi nhuận cũng làm cho thu nhập bình quân của người lao động thay đổi. Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 100 ngàn. Năm 2002 là 952 ngàn đồng, năm 2003 là 1.218 ngàn đồng, năm 2004 là 1.367 ngàn đồng, năm 2005 là 1.425 ngàn đồng và đến nay thu nhập của người lao động là 1500 ngàn đồng. Với mức thu nhập còn thấp như vậy đời sống của anh chị em trong công ty vẫn chưa thể cải thiện nhiều được. Ban lãnh đạo cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý cho người lao động, tiền lương, tiền thưởng phải đúng với công sức mà họ đóng góp vào công ty nhằm giúp họ đảm bảo cuộc sống, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động trong công việc. Nguyên nhân làm cho giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận tăng lên qua các năm là do sản lượng sợi và vải của công ty sản xuất mỗi năm nhiều hơn. Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 sản lượng vải và sợi của công ty tăng 3.122 nghìn tấn. Tuy nhiên đến năm 2005 sản lượng có xu hướng giảm xuống, cụ thể sản lượng vải thì vẫn tăng lên còn sản lợng sợi giảm xuống từ 8.291nghìn tấn xuống còn 7.700 nghìn tấn. Và đến năm 2006 sản lượng bắt đầu tăng trở lại nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại. Đây cũng là một vấn đề khó khăn mà ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa nhằm tìm biện pháp nâng cao sản lượng vải và sợi trong những năm tới. Một số chỉ tiêu tài chính khác : Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (D). D = 203 / 117.027 = 0,0017 D = 500 / 133.694 = 0,0037 D = 1.019 / 244.000 = 0,0042 D = 2.783 / 259.750 = 0,0107 Tỷ số này cho biết, cứ một đồng doanh thu thu được thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003, cứ một đồng doanh thu có 0,0017 đồng lợi nhuận, năm 2004 là 0,0037 đồng, năm 2005 là 0,0042 đồng đến năm 2006 tăng lên là 0,0107 đồng . Tỷ suất này rất thấp, qua đây ta thấy rằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao. Xảy ra vấn đề này là do hiệu quả sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh còn thấp, chi phí tăng nhưng giá bán tăng chậm, do đó doanh thu tăng nhưng lợi nhuận công ty thu được vẫn không cao. Để ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Tỷ suất lợi nhuận / chi phí (C). C = 203 / 116.824 = 0,0017 C = 500 / 133.194 = 0,0038 C = 1.019 / 242.981 = 0,0042 C = 2.783 / 256.967 = 0,0108 Tỷ số này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm. Năm 2003, cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu về được 0,0017 đồng lợi nhuận, năm 2004 thu được 0,0038, năm 2005 thu được 0,0042, và cho đến năm 2006 tỷ số này cao hơn hẳn so với những năm trước đó. Điều đó chúng tỏ công ty đang ngày càng có kế hoạch việc sử dụng chi phí hợp lý trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm. Công ty cần duy trì và thực hiện tốt hơn nữa những biện pháp đã đề ra nhằm tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (V). V = 203 / 8.700 = 0,0233 V = 500 / 13.000 = 0,0385 V = 1.019 / 16.000 = 0,0637 V = 2.783 / 16.700 = 0,1666 Tỷ số này cho biết, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003, cứ một đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0233 đồng lợi nhuận, năm 2004 thu được 0,0385 đồng, năm 2005 thu được 0,0637 đồng và cho đến năm 2006, tỷ số này bắt đầu tăng vọt, trong năm này công ty bỏ ra một đồng vốn thì thu về được 0,1666 đồng lợi nhuận. Có thể nói, năm 2006 là năm mà công ty có những sự thay đổi rõ nét nhất, vốn công ty đưa vào sản xuất kinh doanh đã phát huy được hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn chưa cao so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Trong những năm tới, công ty cần cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn của mình. Bên cạnh các khoản công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản trả cho người lao động, công ty cũng không thể quên được nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Hằng năm công ty trích ra một khoản để nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước, năm 2002 công ty nộp cho Nhà nước 1.219 triệu đồng và cho đến năm 2006 công ty nộp 3.695 triệu đồng. Nhìn vào sơ đồ Lợi nhuận - Nộp ngân sách ở dưới ta có thể thấy, so với lợi nhuận thì các khoản mà công ty phải nộp cho nhà nước cao hơn rất nhiều. Năm 2002, công ty làm ăn thua lỗ tới 652 triệu đồng nhưng cũng phải nộp cho Nhà nước 1.219 triệu đồng, đây là một khoản phải trả không nhỏ với tình hình của công ty lúc đó. Những năm tiếp theo mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã bắt đầu có lãi nhưng các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên không kém. Công ty muốn bù đắp được mọi chi phí, muốn thực hiện được những chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo đạt hiệu quả cao thì cần phải có chiến lược gia tăng sản phẩm tiêu thụ nhằm làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh hơn nữa. Sơ đồ 1: Lợi nhuận và Các khoản nộp ngân sách CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm về sản phẩm. Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một doanh nghiệp sản xuất. Bản thân tên công ty đã khái quát được sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Hiện nay công ty đang sản xuất 2 sản phẩm chủ yếu là sợi tổng hợp và vải dệt kim. Trong nhiều năm qua 2 sản phẩm này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, giúp Công ty đứng vững và sẵn sàng đương đầu với rất nhiều đối thủ trong cùng ngành dệt may. - Sợi tổng hợp : Là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may. Trong những năm đầu thành lập, sợi là sản phẩm chính của công ty. Dây chuyền sản xuất sợi từ chỗ còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ chỉ phục vụ đủ cho phân xưởng dệt, đến nay công ty đã có dây chuyền tiên tiến, tự động hoá 100%, sản phẩm sợi được xuất bán cho nhiều đơn vị trong nước. Hiện nay công ty đang sản xuất các loại sợi như sợi đơn cọc, sợi OE, sợi xe và một số loại sợi khác. Sợi đơn nồi cọc là loại sợi được kéo trên dây chuyền cổ điển - dây chuyền có cọc. Sợi OE là loại sợi được kéo trên dây chuyền không cọc. Sợi xe là loại sợi gồm có 2, 3,… sợi được chập lại với nhau. - Sản phẩm vải dệt kim : Sản phẩm vải của công ty hầu hết được sản xuất là để tiêu dùng trực tiếp trong và ngoài nước. Các sản phẩm may từ vải dệt kim như: Aó Poloshirt, T-Shirt, Aó cao cổ, Aó sơ mi, Đồ lót, Đồ thể thao, Bộ đồ trẻ em, đồ phụ nữ, Aó Jacket… Để có thể từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, một đòi hỏi tất yếu với sản phẩm đầu ra của công ty là phải đảm bảo chất lượng cao và ổn định. 2.Đặc điểm về vốn Vốn điều lệ của công ty : 16.000.000.000 đồng Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một công ty cổ phần nên nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ số vốn góp của các cổ đông sáng lập. Ngoài ra lượng vốn của Công ty còn được huy động từ việc đi vay của ngân hàng giao dịch chính là ngân hàng công thương Bến Thuỷ. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty đang đứng trước một vấn đề hết sức khó khăn đó là tình trạng thiếu vốn. Đây là vấn đề không chỉ của riêng công ty mà hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều đang ở trong tình trạng này. Vấn đề này càng trở nên khó khăn khi sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan lại chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất, khối lượng hàng lớn, thời gian khách hàng thanh toán hết số tiền mua hàng dài sẽ dẫn đến tình trạng vòng quay của vốn bị chậm lại, công ty sẽ không có đủ vốn để thực hiện chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo một cách có hiệu quả, khả năng cạnh tranh của công ty do đó cũng bị giảm đi nhanh chóng. Việc đảm báo thu hồi nhanh lượng vốn lưu động để đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ vòng quay vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra cho công ty. Bảng 2 : Danh sách cổ đông sáng lập. Đơn vị : triệu đồng STT Tên cổ đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 Tổng công ty dệt may Việt nam Số 25, Bà Triệu,Q.Hoàn Kiếm,TP Hà Nội 640.000 2 Công ty dệt may Hà Nội Số 1,Mai Động,Q.Hoàng Mai,TP Hà Nội 250.000 3 Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Tân Châu 217 Hoàng Hoa Thám,P.13,Q.Tân Bình,TP Hồ Chí Minh 20.900 4 Công ty TNHH dệt may Châu Giang Xóm 7,Xã Nhân Hậu,Huyện Lý Nam,tỉnh Hà Nam 7.000 5 Phạm Thị Mậu Số 20,Ngõ 203,Trường Chinh,phường Phương Mai,Q.Thanh Xuân,TP Hà Nội 10.000 6 Chu Trần Trường Số 77,Ngõ 19,Lạc Trung,Q.Hai Bà Trưng,TP Hà Nội 10.000 7 Phan Xuân Hợi Khối 3,Phường Bến Thuỷ,TP Vinh, tỉnh Nghệ An 7.827 8 Nguyễn Viết Cúc Khối 3,Phường Bến Thuỷ,TP Vinh, tỉnh Nghệ An 6.432 9 837 cổ đông khác ……………………………. …………. (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) 3.Đặc điểm về thị trường . Trước đây thị trường tiêu thụ của công ty được xác định cụ thể theo phân bổ của Nhà nước và tương đối ổn định, sợi chủ yếu được cung cấp cho các công ty thành viên trong tổ hợp công ty mẹ con của dệt may Hà Nội và các công ty khác của ngành dệt may trong nước. Nhưng kể từ ngày Công ty dệt may Hoàng thị Loan sát nhập vào Nhà máy sợi Vinh và trở thành Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan hiện nay thì đặc điểm thị trường của công ty đã có sự thay đổi rõ nét. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất-kinh doanh của mình và đặc về sản phẩm đã quyết định đến đặc điểm thị trường của công ty. - Thị trường sợi bao gồm : Công ty dệt may Châu Giang-Hà Nam, Hợp tác xã dệt may Duy Trinh, Nhà máy dệt DENIM, Dệt Hà Đông… - Thị trường may nội địa bao gồm tất cả các đơn vị trong cả nước. - Thị trường may xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nga, Đức, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và khối Đông Âu. Bảng 3 : Lượng sợi tiêu thụ cho các khách hàng qua một số năm Đơn vị : Tấn TT Khách hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Dệt Denim 2800 2910 3105 2 Dệt Hà đông 800 620 700 3 Duy Trinh 1950 2105 2150 4 Châu Giang 630 410 430 5 Bảo Long 1080 1200 1305 6 Song Hoàng 520 250 275 7 Nam Tiến 291 205 235 ( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư ) Trong những năm gần đây, ba khách hàng lớn của Công ty gồm có Nhà máy dệt Denim, hợp tác xã dệt may Duy Trinh và Công ty dệt Bảo Long. Số lượng sợi mà công ty cung cấp cho ba khách hàng này tăng dần qua các năm. Năm 2004 Công ty tiêu thụ được 2800 tấn sợi cho Nhà máy dệt Denim, năm 2005 là 2910 tấn ( tăng 3,9%), năm 2006 là 3105 tấn (tăng 6,7%). Lượng sợi tiêu thụ cho Hợp tác xã dệt may Duy Trinh năm 2004 là 1950 tấn, năm 2005 lên tới 2105 tấn ( tăng 7,9% so với năm trước), và đến năm 2006 lượng sợi tiêu thụ không biến đổi mấy, chỉ đạt 2150 tấn. Ngoài việc cung cấp sợi cho các khách hàng lớn Công ty còn cung cấp cho các khách hàng khác khi họ co nhu cầu đặt hàng. Hy vọng trong những năm tới Công ty có thể tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nữa để nhằm ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. 4.Đặc điểm về lao động. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan có nguồn lao động khá dồi dào. Lao động của công ty chủ yếu là nữ, chiếm khoảng 80% trong tổng số lao động. Lao động nữ giới hầu hết làm các khâu chính còn nam giới chỉ tập trung ở khâu sửa chữa, dịch vụ, bảo vệ, hành chính. Bảng 4 : Cơ cấu lao động và trình độ lao động của Công ty. Đơn vị : Người TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Số lượng CBCNV 1190 1295 1482 2 Lao động trực tiếp 1125 1236 1422 3 Lao động gián tiếp 55 55 55 4 Tỷ lệ nữ (%) 80 80 80 5 Cán bộ hành chính 55 55 55 6 Công nhân SX 1135 1240 1427 7 Đại học 35 35 35 8 Cao đẳng 68 69 68 9 Trung cấp 85 88 88 10 Thợ bậc cao 105 142 155 ( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính) Ở bảng trên ta có thể thấy số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm cả về mặt cơ cấu lẫn số lượng. Tính đến năm 2007 Công ty có tất cả 1482 lao động. Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên lao động trực tiếp của Công ty chiếm một con số khá cao, năm 2004 có 1125 người, năm 2005 có 1236 người và năm 2007 là 1422 người. Trong khi đó lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 55 người qua các năm. Là công ty dệt may nên lao động ở đây yêu cầu phải có tay nghề cao, có đầu óc quan sát tốt và phải thật sự nhạy bén trong mọi thao tác. Hiện nay số lao động có trình độ đại học vẫn chỉ dừng lại ở con số 35 người, cao đẳng là 68 người, và trung cấp là 88 người, số lao động còn lại chủ yếu được đào tạo từ các trường học nghề ngắn hạn. Bậc thợ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm đầu ra, càng có nhiều thợ bậc cao thì sản phẩm tạo ra có chất lượng càng cao. Thợ bậc cao của Công ty năm 2005 là 105 người, năm 2006 là 142 người và năm 2007 là 155 người. Thật ra đây là một con số không nhỏ đối với một công ty dệt may. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Cũng như tất cả các doanh nghệp khác, Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan luôn nhận thức được điều này và luôn xem nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Chính vì nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của bất kỳ một tổ chức nào nên Quản trị nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong công ty cũng như trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu công ty không quản lý tốt nguồn nhân lực của mình, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Trên thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, công ty muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với công ty. Đứng trước tình hình đó, công ty luôn quan tâm chăm lo cho sức khoẻ và đời sống người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng suất lao động của mình, sử dụng các biện pháp tạo động lực, các khuyến khích tài chính và phi tài chính để người lao động nỗ lực hơn trong công việc và gắn bó hơn với công ty. Đó là tất cả lợi thế mà công ty phải thực hiện và phát huy vì nó không những giúp công ty phát triển ổn định mà ngày càng đi lên vững chắc. 5.Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề quá phức tạp song lại đòi hỏi phải được cung ứng đầy đủ, kịp thời và đúng chủng loại để đảm bảo chất lượng thành phẩm, từ đó mới có thể tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Do sản phẩm của công ty là sợi và vải dệt kim nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông và xơ. Trong cấu thành giá trị sản phẩm: Bông chiếm 50%, xơ chiếm 40%, vật tư nguyên liệu khác chiếm 10%. Bảng 5 : Một số chỉ tiêu cơ lý của bông và xơ TT Loại bông và xơ Độ dài (mm) Độ dày (Tex) Độ bền tương đối (cN/Tex) Độ dãn đứt (%) Độ ẩm tiêu chuẩn (%) 1 Bông 25-45 0,1-0,2 17-37 6-9 8-12 2 Lanh(Xơ kỹthuật) 500-700 4,0-10 33-40 2-3 12 3 Len mịn 50-80 0,3-1,0 15-19 30-50 17 4 Len thô 50-200 1,2-3,0 11-15 25-35 15 5 Tơ tằm (tơ kén) - 0,3-0,4 30-34 15-20 11 6 Xơ Vitxcô 34-120 0,2-0,7 12-17 15-25 12 7 Xơ Amooniac đồng 65-90 0,3-0,7 11-13 27-34 12,5 8 Xơ Triaxetat 65 0,3-0,4 10-12 22-39 4,5 9 Xơ Lapxan(PE) 36-90 0,2-0,7 22-40 35-60 1 10 Xơ Nitron 36-95 0,2-0,8 20-30 30-45 2 11 Xơ Capron(PA) 65-110 0,3-1,0 32-46 40-60 5 ( Nguồn : Phòng KCS ) Xơ có khối lượng riêng trung bình khoảng 1,38g/cm3, độ bền tương đối cao hoặc cao hơn so với sự bền, độ bền nhiệt cao, chỉ giảm độ bền sau 160°C, chịu đựng tốt trước tác dụng của ánh sáng. Tuy nhiên loại xơ PE có một số nhược điểm : ít hút ẩm ( độ ẩm là 1%), sợi có độ cứng lớn dễ tạo ra hiện tượng vón cục. Sử dụng xơ PE dưới dạng pha trộn với các loại xơ thiên nhiên (bông, lanh, len) để kéo sợi, tạo ra chế phẩm dệt có độ bền cao và ít màu. Trong tất cả các loại xơ hoá học thì xơ PE là rẻ nhất. Trước đây công ty dùng xơ Đài Loan nhưng mấy năm gần đây công ty mua xơ ở Đồng Nai. Nguồn bông do thị trường trong nước cung cấp hầu như không đáng kể (Đắc Lắc, Đồng Nai) nên chủ yếu phải nhập ngoại từ các nước Mêhicô, Liên Xô… Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp nên diện tích và sản lượng bông tuy có tăng nhưng không đáng kể. Mặt khác do người nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác, hạn hán kéo dài đã làm nhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìn hécta, không cho thu hoạch. Do những đặc điểm trên nên giá mua vào nguyên vật liệu cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường bông, xơ trong nước và thế giới. Công ty buộc phải có một lượng dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách ổn định, điêù này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 6. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một doanh nghiệp công nghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượng lớn. Quy trình sản xuất sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc và rất phức tạp. Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ tổng quát Bông Sợi Sợi Dệt Vải dệt kim Vải dệt kim SP may dệt kim Xuất thân là một xí nghiệp cũ, lâu đời, ít được đầu tư đổi mới trang thiết bị. Công ty có khoảng 60 máy vi tính với mạng Lan, Internet và phần mềm quản lý bán hàng, khoảng 550 máy khâu các loại cùng với 300 máy phụ trợ. Hệ thống thiết bị của công ty gồm 2 mảng : Một là thiết bị phục vụ sản xuất cho nhà máy sợi có tất cả 38.000 cọc sợi và 2.000 hộp sợi OE, công suất của dây chuyền nồi cọc là 800 tấn/năm, của dây chuyền OE là 700 tấn/năm; nhà máy may và nhà máy may thời trang có 550 thiết bị sản xuất. Hai là mảng thiết bị phụ trợ gồm có 1 hệ thống cung cấp nhiên liệu cho là bằng hơi quá nhiệt sử dụng lò hơi đốt than, 1 hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Bảng 6 : Danh mục máy móc thiết bị của công ty TT Tên thiết bị Số lượng (chiếc Xuất xứ Năm sử dụng Hãng SX Nước SX I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thiết bị sản xuất sợi Máy xé trộn Máy xé 6 trục Máy xé nằm Máy xé mịn Băng tải chuyền bông Chải thô Lọc bụi Xé kiên tự động Ghép Trung Quốc Ghép VOUK Máy sợi thô Máy sợi con Máy sợi con OE Máy ống Máy đậu Máy xe Thiết bị may Máy bằng 1 kim Máy bằng 2 kim Máy bằng ziczac Máy xén các loại Máy chần viền Máy chần chun Máy viền đăng ten Máy khuyết Máy đính cúc Máy cắt các loại 9 2 4 3 4 37 7 1 2 22 8 81 9 15 5 24 336 30 4 202 104 15 6 11 11 20 Textima Marzoli Textima Trutzschler Marzoli Marzoli Marzoli Trutzschler Marzoli Marzoli Textima Sihlafhorst ._.Sihlafhorst Majed Textima Juki, Protex Juki, Protex Toyota,Brother Juki, Yamato Yamato,Protex Kansai,Suriba Pegasus,Kansai Juki,Protex Juki,Protex Sulee,MACK CHDC Đức Italia CHDC Đức CHDC Đức Italia Italia Italia CHDC Đức Trung Quốc Italia Italia CHDC Đức CHDC Đức CHDC Đức Balan CHDC Đức Nhật, TQ Nhật, TQ Nhật Nhật Nhật, TQ Nhật, TQ Nhật Nhật, TQ Nhật, TQ Nhật, HK 1985 1999 1985 2000 1999 1999 2000 2000 2000 2000 2000 1985 2000 1985 1985 1985 1990 1990 1992 1990 1995 1995 2000 1990 1990 1990 ( Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư ) Thiết bị sản xuất sợi chủ yếu được nhập từ CHDC Đức và Italia, thiết bị may chủ yếu được nhập từ Nhật và Trung Quốc. Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty đều được sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX nên đến bây giờ rất cũ kỹ, lạc hậu và bị khấu hao gần hết. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lao động không cao, làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty trong mấy năm qua. Hiện nay công ty đang cố gắng đầu tư, đổi mới nhằm tạo tính đồng bộ cho dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, hầu hết xưởng cơ khí nằm trong công ty đến nay đều không phát huy được hiệu quả, do không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của công ty. Vì vậy, công ty lại phải nhập khẩu những phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài tới 80%, trị giá hàng chục triệu USD mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may của công ty là do : Một là, trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá lạc hậu, không được đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty về chất lượng và thời gian giao hàng. Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vào Việt Nam từ Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ. Điều này luôn là vấn đề uy hiếp tâm lý công ty, công ty không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng vì sợ không cạnh tranh nổi với các sản phẩm của TrungQuốc. Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao nên sản xuất phụ tùng không có hiệu quả. Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư. 7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh. 7.1.Môi trường kinh tế Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Thật vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta ngày càng đi lên như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng của dân cư trong nước. Thành phố Vinh tuy chỉ là một thành phố nhỏ nhưng mấy năm gần đây liên tục phát triển không ngừng, đời sống của người dân được tăng lên một cách rõ rệt, cũng nhờ đó mà công ty càng có nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy là nhà máy sợi và nhà máy may nay công ty đã mở rộng quy mô và cho ra đời nhà máy may thời trang vào đầu năm 2006 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng địa phương, trong nước và nước ngoài. Không chỉ có vậy, thị trường nguyên liệu ngày càng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài nguồn vốn góp của các cổ đông, công ty còn được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay dồi dào và ổn định từ Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ - Ngân hàng giao dịch chính của công ty. Với nhịp độ phát triển như vậy, công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên mọi thị trường. 7.2.Môi trường công nghệ Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực hoạt động trong công ty. Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng đến chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Hơn nũa, sự thay đổi công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khoa học công nghệ, ban lãnh đạo công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đang cố gắng từng bước áp dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất vào phương pháp sản xuất nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty. Nếu không làm được điều này công ty sẽ không bao giờ có thể đứng vững trên thị trường đầy biến động. Bằng chứng cho thấy, mấy năm vừa qua công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền OE của CHDC Đức, máy móc thiết bị cũng thường xuyên được đầu tư mới từ Đức, Italia, và Nhật… Nhờ có sự đổi mới đó mà năng suất lao động và sản luợng tăng lên thấy rõ, sản phẩm của công ty dưới sự tác động của khoa học công nghệ đã được cải tiến nhiều về kiểu dáng cũng như chất lượng, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. 7.3.Môi trường tự nhiên Khí hậu luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các doanh nghiệp và Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan cũng không nằm ngoài số đó. Thành phố Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn của những đợt gió Lào và nắng nóng kéo dài trong mùa hè. Với đặc điểm khí hậu như vậy công ty luôn cố gắng đưa ra những sản phẩm được dệt từ những loại sợi tốt nhất, mát nhất phục vụ người tiêu dùng trong thành phố, nhằm giúp họ giảm được sự nóng bức trong mùa hè. Bên cạnh việc phục vụ cho người tiêu dùng trong thành phố, công ty cũng không thể bỏ qua các thị trường khác, công ty liên tục thiết kế, sản xuất và tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp cho từng mùa. Sản phẩm của công ty do đó ngày càng được phong phú và đa dạng hơn. 7.4.Môi trường luật pháp và chính trị Công ty Cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan có môi trường kinh doanh tương đối trong sạch và vững mạnh. Trong mấy năm vừa qua, nhiều chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước đã có những tác động tích cực đến ngành dệt may của công ty. Chính sách pháp luật Nhà nước đối với công ty khá ổn định, thuế các loại đều được chuẩn mực hoá. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp ở nước ta được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. Những đặc điểm về môi trường kinh doanh trên đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, dần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành cũng như các doanh nghiệp ở các nước bạn. 8. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh khá gay gắt với một số đối thủ để tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình như Tổng công ty dệt Phong Phú, sợi Phú Bài, sợi Nha Trang… Đây là những Công ty lớn ở Miền Nam, hàng năm cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm tương đối lớn với chất lượng ổn định, thương hiệu và uy tín của các Công ty này được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Không những thế, trong nhiều năm qua công ty luôn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Hàng dệt may của các nước ASEAN đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc, uy tín trên thị trường thế giới. Ngay cả với Indonesia thì hàng dệt kim của công ty vẫn còn thua kém rất nhiều. Một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm khác đối với hàng dệt may của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan nói riêng đó chính là Trung Quốc.Trung Quốc vốn đã sản xuất và xuất khẩu tơ lụa từ hàng nghìn năm nay, hiện là nhà cung cấp lớn nhất về vải lụa tơ tằm (chiếm 2/3 sản lượng của thế giới ). Ngay từ năm 1998, Trung Quốc đã xuất khẩu tới 40 tỷ USD hàng dệt may. Trung Quốc có lợi thế giá nhân công rẻ lại tự túc được nguyên liệu do có diện tích trồng bông rất lớn và có truyền thống về ngành dệt từ lâu đời. So với nước ta, gía cả lao động trong ngành dệt may ở Trung Quốc thấp hơn, hàng dệt may của Trung Quốc có mẫu mã đẹp hơn lại chịu cải tiến liên tục, chất lượng tốt hơn, gía cả phải chăng. Hiện nay, hàng lậu Trung Quốc đã tràn ngập khắp thị trường Việt Nam, làm cho hàng hoá Việt Nam khó có thể cạnh tranh được ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ từ nhiều năm nay nên đã chiếm lĩnh được thị trường quan trọng này. Hơn thế nữa, Trung Quốc gia nhập WTO sớm hơn Việt Nam cho nên lại càng có nhiều điều kiện để chiếm lĩnh thị trường dệt may thế giới. Trước những đối thủ cạnh tranh đó, công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan phải đối phó như thế nào để sản phẩm của công ty mình có được chỗ đứng trên thị trường? Câu hỏi này phải luôn được đặt ra cho ban lãnh đạo, tập thể người lao động trong công ty cùng suy nghĩ để có được câu trả lời tốt nhất. 9. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty 9.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Hệ thống sản xuất của công ty gồm có 3 nhà máy : - Nhà máy sợi : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc công ty giao trong các lĩnh vực tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của nhà máy sợi. Hệ thống máy móc thiết bị của nhà máy khá lạc hậu và đã được sử dụng trong nhiều năm. Các máy móc thiết bị này chủ yếu được viện trợ từ CHDC Đức, Italia và Tiệp Khắc. - Nhà máy may : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc công ty giao trong các lĩnh vực tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của nhà máy may. Máy móc thiết bị của nhà máy may chủ yếu được viện trợ từ Nhật và Trung Quốc. Công nghệ sản xuất vẫn còn ở mức trung bình. Những năm gần đây công ty đã đầu tư thêm nhiều loại máy mới nhằm tăng năng suất sản xuất cho nhà máy. - Nhà máy may thời trang : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc công ty giao trong các lĩnh vực tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của nhà máy may thời trang. Đây là nhà máy mới được thành lập đầu năm 2006 nên có hệ thống dây chuyền sản xuất khá tiên tiến, máy móc thiết bị khá hiện đại và được đầu tư mới hoàn toàn. 9.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan được tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy quản lý gồm có : Một giám đốc : Phụ trách phòng Kế toán tài chính, Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu và Tổ thiết kế thời trang. Giám đốc là người điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm chung về tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, là người đại diện thực hiện mọi giao dịch của công ty. Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty. Ba phó giám đốc : Trực tiếp điều hành và quản lý các lĩnh vực được phân công. + Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, phụ trách phòng kế hoạch vật tư, phụ trách nhà máy may và nhà máy may thời trang. + Phó giám đốc phụ trách tài chính, phụ trách phòng tổ chức hành chính, phòng đời sống và trạm y tế. + Phó giám đốc phụ trách phòng kỹ thuật đầu tư, phòng KCS và phụ trách nhà máy sợi. Dưới phó giám đốc là các phòng chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng và chịu sự giám sát của các phó giám đốc. Có 8 phòng ban : Phòng kế hoạch vật tư : Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế hoạch vật tư tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực : Công tác kế hoạch hoá và điều hành sản xuất. Công tác quản lý kho tàng và cung ứng vật tư Công tác tiêu thụ sản phẩm. Quản lý điều hành tổ bốc xếp vận chuyển Chủ trì báo cáo tình hình sản xuất kinh doanhvà các hoạt động của công ty trong hội nghị sơ kết, tổng kết tháng, quý, 6 tháng, năm. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực: Khảo sát, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công ty ( Công tác Marketing, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu…). Các thủ tục về xuất nhập khẩu : Mở tín dụng L/C, thủ tục hải quan, thủ tục vận chuyển, giao nhận quốc tế, nội địa. Kinh doanh hàng nội địa ( Công tác Marketing, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, các đại lý) và kinh doanh dịch vụ thương mại khác. Quảng bá và giới thiệu thương hiệu, sản phẩm của công ty ở trong nước và quốc Phòng kỹ thuật đầu tư : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực: Công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ. Công tác quản lý thiết bị. Công tác định mức kinh tế kỹ thuật. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác kỹ thuật an toàn và môi trường. Công tác ISO 9001-2000. Quản lý điều hành 2 tổ trực tiếp sản xuất : Điện động lực và tổ cơ khí ống giấy. Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực: Công tác tổ chức pháp chế. Công tác lao động-tiền lương, đào tạo, hồ sơ chế độ. Công tác quản trị hành chính văn phòng. Thường trực thi đua công ty. Công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thường trực hội đồng dân số-kế hoạch hoá gia đình công ty. Công tác an ninh quốc phòng, Phòng cháy chữa cháy, Phòng chống bão lụt. Phòng kế toán tài chính : Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế dộ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, tình hình sử dụng các nguồn vốn của đơn vị, phản ánh các chi phí trong quá trình sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,kế hoạch thu-chi tài chính, kỷ luật thu nộp,phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng tham ô,lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế của công ty. Phòng quản lý chất lượng ( KCS): Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực : Công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm. Công tác kiểm soát quá trình sản xuất. Xây dựng và áp dụng hệ thống ISO đối với KCS. Trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Phòng đời sống : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực : Quản lý nhà ăn và tổ chức tốt bữa ăn, nước uống cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Tổ chức phục vụ cơm khách, tiệc phục vụ hội nghị của công ty. Thực hiện nhiệm vụ sủa chữa, xây dựng nhỏ và thường xuyên trong công ty. Quản lý và chăm sóc mặt bằng, cây xanh, cây cảnh và thực hiện vệ sinh môi trường của công ty. Tổ thiết kế thời trang : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực : Nghiên cứu xu hướng may mặc và tiêu dùng trên thị trường. Thiết kế nhiều loại quần áo đa dạng về chủng loại và mẫu mã theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty trong việc cải tiến sản phẩm cũ và cho ra đời những sản phẩm mới. II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 1.Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may nên thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty được thể hiện thông qua thực trạng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, thực trạng về giá cả, thực trạng về phương thức phục vụ và thanh toán. 1.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan lựa chọn sản phẩm và chất lượng sản phẩm làm một trong những vũ khí cạnh tranh của mình. Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của Công ty và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh. 1.1.1.Sản phẩm. Trong những năm đầu mới thành lập, sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi tổng hợp. Từ khi sát nhập với công ty dệt may Hoàng Thị Loan cho đến nay ngoài các loại sợi như sợi đơn nồi cọc, sợi đơn OE, sợi xe công ty còn sản xuất ra các sản phẩm may dệt kim và may khác để phục vụ cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Bảng 7: Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 % 1. Sản phẩm sợi Tấn 7700 8000 103,90 - Sợi đơn nồi cọc Tấn 3900 4100 105,13 - Sợi đơn OE Tấn 3800 3900 102,63 - Sợi xe Tấn 600 700 116,67 2. Sản phẩm may dệt kim 1000SP 2450 2820 115,10 3. Sản phẩm may khác 1000SP 50 50 100,00 4. Sản phẩm may quy đổi 1000SP 2000 2200 110,00 5. Sản phẩm may xuất khẩu 1000SP 1300 1467 112,85 Trong đó gia công cho Hano 1000SP 700 733 104,71 ( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư ) Sợi đơn nồi cọc bao gồm các loại như sợi 100% cotton chải thô NE 10-40, sợi T/C chải thô NE 16-46, sợi CVC chải thô NE 10-30, sợi 100% polyester 20-60. Sợi đơn OE bao gồm sợi 100% cotton chải thô NE 6-30, sợi T/C chải thô NE 6-30. Sợi xe gồm sợi xe chập 2, chập 3 và chập 4. Tổng sản lượng sơị năm 2006 là 8000 tấn tăng 3,9% so với năm 2005 trong đó sợi đơn nồi cọc đạt 4100 tấn, tăng 5,13% , sợi đơn OE đạt 3900 tấn tăng 2,63% và sợi xe đạt 700 tấn tăng tới 16,67% . Sản lượng sợi tăng dần qua các năm cho thấy năng lực sản xuất sợi cũng được tăng lên. Năm 2006 công ty sản xuất được 2820 nghìn sản phẩm may dệt kim tăng 15,1% so với năm 2005. Các mặt hàng may dệt kim chủ yếu mà Công ty sản xuất ra gồm có Áo Polo Shirt, T Shirt, quần áo thể thao, các loại váy, đồ lót, quần áo thời trang trẻ em và người lớn …Tất cả các sản phẩm may đều được đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và kích cỡ. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng may khác như khăn, tất…Với cơ cấu 80% bán nội địa, 20% xuất khẩu, hàng năm Công ty tung vào thị trường nội địa một khối lượng sản phẩm khá lớn nhưng cũng không bỏ qua thị trường xuất khẩu. Sản phẩm may phục vụ cho thị trường xuất khẩu năm 2005 là 1300 nghìn sản phẩm, năm 2006 lên tới 1467 nghìn sản phẩm, tăng 12,85% trong đó Công ty nhận gia công cho Hanosimex năm 2005 là 700 nghìn sản phẩm và năm 2005 là 733 nghìn sản phẩm. 1.1.2.Chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng mà ban lãnh đạo Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đề ra : “ Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền phát ”. Từ những năm mới thành lập cho đến nay, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn hăng say làm việc và không quên đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu. Có thể nói rằng, đối với Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, chất lượng sản phẩm đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Bảng 8: Một số chỉ tiêu chất lượng sợi Chỉ tiêu NE 20 Cott NE 20 PE NE 23 PE NE 40 PE NE 42 PE NE 20 83/17 NE 46 83/17 Độ săn K(x/m) 727 641 633 778 874 639 919 Độ không đều độ săn H (%) 2,88 3,47 2,95 2,56 3,75 3,47 4,04 Độ bền sợi đơn P(%) 455 921 796,5 391,2 380,4 875 304,2 Độ bền tương đối P(gl) 15,46 31,32 30,96 26,59 26,96 29,11 23,75 Hệ số biến sai độ bền CVp(%) 8,46 8,95 11,02 10,89 13,4 8,66 12,62 Độ không đều USTER(%) 12,22 9,73 9,61 11,87 12,15 10,17 13,65 ( Nguồn : Phòng KCS ) Chất lượng sợi được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như độ săn, độ bền sợi đơn, độ không đều, hệ số biến sai độ bền… Trong tất cả các loại sợi mà công ty sản xuất, sợi NE 46 83/17 có độ săn cao nhất là 919x/m, tiếp đến sợi NE 42 PE có độ săn 874x/m. Mặc dù có độ săn cao nhất nhưng độ bền sợi đơn của sợi NE 46 83/17 lại thấp nhất, chỉ đạt 304,2% và độ không đều lại cao chiếm 13,65 %. Còn sợi NE 23 PE là loại sợi ngược lại hoàn toàn so với sợi NE 46 83/17, độ săn của sợi NE 23 PE thì thấp nhất (633x/m), độ bền sợi đơn khá cao (796,5%) và độ không đều lại thấp nhất (9,61%). Không thể chỉ dựa vào một chỉ tiêu để kết luận về chất lượng của một loại sợi mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu trên và tính chất cơ lý của từng loại thì mới kết luận chính xác được. Có thể thấy rằng chất lượng sợi của Công ty không đồng đều, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đưa sợi vào sản xuất, các sản phẩm vải dệt kim và sản phẩm may mặc cũng sẽ không đạt yêu cầu về chất lượng nếu sản phẩm sợi có chất lượng không tốt bởi sợi không chỉ là sản phẩm mà nó còn đóng vai trò là nguyên liệu trong quá trình sản xuất vải và sản phẩm may mặc của Công ty. Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch cụ thể về chất lượng sợi và vải dệt kim đồng thời theo dõi tình hình thực hiện để kịp thời đưa ra những phương án chất lượng thích hợp khi cần thiết. Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 KH TH KH TH I.Chất lượng sp sợi: - Cấp 1 % >98 99,2 >98 99,83 - Cấp 2 % 1,5 1,55 1,58 1,61 - Cấp 3 % <0,2 0,1 <0,2 0,06 II.Chất lượng sp vải dệt kim : Loại 1 % 98 99,54 98 99,62 Loại 2 % 2,5 0,73 2 0,46 Tái chế lần 1 % <5 5,3 <5 4,8 Tái chế lần 2 % 0 0,18 0 0,16 ( Nguồn : Phòng KCS ) Chất lượng sản phẩm sợi cấp 1 Công ty đề ra theo kế hoạch cho năm 2005 và 2006 là trên 98%, năm 2005 Công ty thực hiện được 99,2% và năm 2006 đã lên tới 99,83%. Trong hai năm đó Công ty đều thực hiện vượt mức kế hoạch và đang có xu hướng tăng dần trong những năm tới. Chất lượng sản phẩm sợi cấp 2 cũng tăng và vượt mức kế hoạch nhưng không đáng kể còn sản phẩm sợi cấp 3 đang giảm dần theo kế hoạch và có khả năng mất hẳn, nhường chỗ cho sản phẩm sợi cấp 1 và cấp 2. Tình hình này cho thấy chất lượng sản phẩm sợi đang ngày càng được nâng cao, đây là một điều đáng mừng cho phòng KCS nói riêng và toàn Công ty nói chung. Ban lãnh đạo Công ty cần cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ nhân viên phòng KCS và tập thể công nhân sản xuất Nhà máy sợi phát huy hết khả năng làm việc của mình, cho ra đời những sản phẩm sợi có chất lượng cao hơn nữa. Sản phẩm vải dệt kim loại 1 cũng đạt yêu cầu khá cao so với kế hoạch đặt ra. Năm 2006 chất lượng vải dệt kim loại 1 đạt 99,62% tăng hơn so với năm 2005 (99,54%). Tuy nhiên, vải dệt kim tái chế lần 1 và lần 2 vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề. Công ty đặt ra kế hoạch không có vải dệt kim tái chế lần 2 nhưng trong quá trình thực hiện, vải dệt kim tái chế lần 2 vẫn chiếm 0,18% trong năm 2005 và chiếm 0,16% trong năm 2006. Đây là vấn đề mà phòng KCS phải phối hợp với các phòng ban có liên quan để tìm ra phương án nhằm làm giảm triệt để sản phẩm tái chế lần 2, một mặt nhằm nâng cao chất lượng vải các loại, mặt khác góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc sản xuất vải của Công ty. Hiện nay Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở cả hiện tại lẫn tiềm ẩn. Hai đối thủ lớn nhất mà Công ty đang gặp không ít trở ngại là Công ty Dệt Phú Bài và Công ty dệt Phong Phú. Hàng năm hai công ty này cung ứng cho thị trường nội địa một khối lượng sản phẩm rất lớn, đặc biệt là khu vực thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều nhu cầu về sợi và may mặc nhất cả nước. Không những vậy, với lợi thế về số lượng và chất lượng vượt trội, sản phẩm của hai công ty nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình và gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu sang các nước. Do đó, để có được chỗ đứng vững chắc trên những thị trường đang nắm giữ và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới, Công ty cần phải gia tăng hơn nữa lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ đồng thời không ngừng cải tiến, đổi mới để cho ra đời những sản phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty. 1.2.Giá cả. Gía là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh và thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Cuối năm 2005 công ty trở thành công ty cổ phần đã đánh dấu một bước chuyển đổi lớn, cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt do đó ban lãnh đạo công ty đã tìm hiểu và đưa ra chính sách giá cả cho phù hợp. Những hàng hoá có cùng công dụng và chất lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng hoá nào có giá rẻ hơn. Để đạt được mức giá thấp ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình, bởi càng có nhiều khả năng hạ giá thì công ty càng có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh . Bảng 10: Đơn giá một số sản phẩm sợi Đơn vị: đ/kg TT Tên sợi 2004 2005 2006 1 NE 6 OE 25.016 24.022 23.158 2 NE 12 Cotton 22.795 24.500 24.049 3 NE 30 Cotton 29.126 35.005 30.016 4 NE 20 T/C 83/17 28.170 30.560 27.968 5 NE 45 T/C 65/35 36.523 37.016 35.449 6 NE 42/2 PE 37.129 36.359 34.249 7 NE 45/2 T/C 65/35 36.273 39.013 40.122 ( Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư ) Nhìn chung đơn giá của một số sản phẩm sợi đều có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là sợi NE 30 Cotton đơn giá năm 2004 là 28.170 đ/kg, năm 2005 tăng lên 30.560 đ/kg, giá tăng lên làm cho sản lượng của loại sợi này tiêu thụ không được nhiều do đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Đến năm 2006 công ty bước sang giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính sách giá mới làm cho đơn giá các loại sợi giảm xuống rõ rệt. Sản lượng sợi các năm sau nhiều hơn năm trước, đơn giá sợi lại giảm làm cho sản lượng sợi tiêu thụ gặp rất nhiều khả quan. Bảng 11 : Đơn giá một số sản phẩm may dệt kim Đơn vị : đ/sp TT Tên mã hàng 2005 2006 1 0501 F1-TN 2340CI 52.000 40.000 2 0506 F-AV 2340 76.000 70.000 3 0506-T1 F222201 20.000 22.000 4 0505-QLUTN 224NCFI 54.000 55.000 5 0505 FQLUTN 234NFI 117.000 120.000 7 0507-M222 17.000 18.000 ( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư ) Gía cả được quyết định bởi giá trị hàng hoá. Gía cả cao hay thấp, lên hay xuống còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm may dệt kim, do được đổi mới và cải tiến nhiều làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên thấy rõ do đó giá cả cũng được nâng lên cho phù hợp với chất lượng. Thực tế cho thấy phần lớn hàng dệt may của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam là do hàng Trung Quốc có nhiều mẫu mã đẹp, giá cả lại hợp lý hơn so với một số sản phẩm của nước nhà. Với mức sống không đồng đều của người dân hiện nay, để cạnh tranh về giá, công ty chấp nhận bán giá thấp đối với một số mặt hàng nhằm đảm bảo về doanh thu và lợi nhuận. Những mặt hàng mà Công ty chấp nhận bán với mức giá thấp hơn so với năm trước là Aó 0501 F1-TN 2340CI , Aó 0506 F-AV 2340 và một số loại khác bởi chu kỳ sống của chúng đang đứng trước sự suy thoái, nếu để tồn kho lâu ngày chúng sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi hạ giá để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty đã rất đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau : - Chi phí về kinh tế thấp. - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn. - Khả năng về tài chính tốt. Chỉ khi thực hiện đầy đủ 3 vấn đề trên thì Công ty mới đảm bảo được chiến lược hạ giá mà vẫn thu được lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình. Đặc biệt, chi phí về kinh tế thấp sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ do đó việc hạ giá bán sẽ trở nên đơn giản hơn. Trong năm vừa qua, công tác thực hiện định mức mà Công ty đã làm rất tốt. Bảng 12: Thực hiện định mức năm 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện ± 1. Nguyên liệu kg 8.241.311 8.240.082 -1.229 2. Phụ liệu kg 3.814.221 3.804.949 -9.272 3. Điện KWh 22.382.473 22.191.915 -190.558 4. Nước m³ 83.405 82.870 -535 ( Nguồn : Phòng Kỹ thuật đầu tư ) Thực hiện định mức về nguyên liệu, phụ liệu, điện, nước trong năm 2006 đều giảm so với kế hoạch. Cụ thể, định mức nguyên liệu giảm 1.229 kg, định mức phụ liệu giảm 9.272 kg, định mức sử dụng điện giảm 190.558 KWh và định mức sử dụng nước giảm 535 m³. Đây là những vấn đề mà Công ty cần đặc biệt quan tâm khi thực hiện chương trình cắt giảm chi phí kinh tế nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trong những năm tới Công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh này. 1.3.Phương thức phục vụ và thanh toán. Phương thức phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng vì nó tạo được sự tiện lợi cho khách hàng, do đó doanh nghiệp nào nắm được công cụ này thì sẽ nắm được phần thắng trong cạnh tranh. Phương thức phục vụ và thanh toán được thể hiện ở 3 giai đoạn của quá trình bán hàng : trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng. Hiện nay, Công ty có tất cả 3 cửa hàng ở Thành phố Vinh, 1 cửa hàng ở Hà Tĩnh, 1 cửa hàng ở Nghĩa Đàn và 1 cửa hàng ở Hà Nội. Trước khi tung sản phẩm mới vào thị trường, Công ty tìm cách tiếp cận khách hàng nhằm thu hút sự chú ý của họ vào sản phẩm thông qua các hình thức quảng cáo, giới thiệu, trưng bày, tham gia các hội chợ và triển lãm. Do sản phẩm của Công ty tập trung vào đối tượng khách hàng bình dân cho nên sử dụng hình thức quảng cáo tại các điểm bán hàng là phù hợp nhất, Công ty đã sử dụng những băng rôn, khẩu hiệu treo tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và trung tâm thời trang Halotexco ở Vinh. Hàng năm công ty trích ra một khoản kinh phí khá lớn để chi cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng : Năm 2004 : 2,12 tỷ đồng. Năm 2005 : 2,63 tỷ đồng. Năm 2006 : 3,11 tỷ đồng. Kinh phí cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng tăng dần qua các năm cho thấy ban lãnh đạo Công ty ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo trong việc đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm. Trong quá trình bán hàng, Công ty đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong việc thanh toán nhờ đó mà phương thức thanh toán trở nên linh hoạt và đa dạng hơn. Đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng ít, Công ty sử dụng phương thức thanh toán một lần còn đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn thì Công ty lại áp dụng phương thức thanh toán chậm (bán chịu), bán trả góp. Khi khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ Công ty cũng rất linh hoạt trong việc trao đổi. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong quá trình bán hàng đó chính là nghệ thuật bán của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng của Công ty rất tôn trọng, ân cần, chu đáo và nhiệt tình với khách hàng. Chính điều này đã làm cho khách hàng không những tạo được niềm tin v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31919.doc