Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế: ... Ebook Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế

doc115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành, nghề của đât nước. Mức tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, GDP ngày càng cao, khối lượng đóng góp của các ngành nghề vào GDP ngày càng lớn và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng và thành phần kinh tế khác nói chung với thị trường rộng mở, đầu tư nước ngoài sẽ tốt hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh mà các đối thủ sẽ hơn hẳn chúng ta về cả vốn, công nghệ, cả trình độ quản lý.... Hiện nay, với 6 nhà cung cấp cùng nhau chia sẻ thị trường thông tin di động Việt Nam. Bằng các chiến lược, chính sách chương trình khác nhau đã và đang làm nên một cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường vô cùng sôi động và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn khi có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Công ty thông tin di động VMS MobiFone, đơn vị dẫn đầu ngành thông tin di động Việt Nam, mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất Việt Nam, với lịch sử 14 năm hoạt động và phát triển, cũng đã và đang nỗ lực hết minh để củng cố địa vị của mình trên thị trường. Nhưng, chúng ta đang sống trong môi trường hội nhập và phát triển. Vị trí giành được hôm nay nhưng có thế sẽ bị đối thủ giành giật mất vào ngày mai. Nhất là khi phải đối mặt cùng các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư mà từ lâu đã coi Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Từ thực tiễn thị trường, sau một thời gian thực tập tại công ty thông tin di động VMS MobiFone, tôi quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh, phân tích khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ hiện tại và tương lai, Từ đó, có những đề nghị về phương hướng phát triển và giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế Phương pháp nghiên cứu: Để có thể thu thập thông tin làm cơ sở đưa ra những giải pháp, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích kinh doanh, dự báo, đọc tài liệu.. Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề của mình tôi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS trên thị trường đồng thời đề nghị những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh này trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone. Trong phạm vi của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, các vấn đề về cạnh tranh mà em có thể nghiên cứu chỉ ở trong một phạm vi nhất định. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thấy cô đê em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình hơn nữa. Chương I Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006. Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế giới có những sự kiện nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thông qua quy chế bình thường vĩnh viễn với Hoa Kì( PNTR).... Bên cạnh đó, cũng có không ít các yếu tố khó khăn tác động không thuận đến sản xuất và đời sống dân cư: Ở trong nước là ảnh hưởng của bão số 1, bão số 6, bão số 9 và các bất thường về thời tiết khác; dịch bệnh trong nông nghiệp..., trên thị trường quốc tế, giá cả nói chung, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, xã hội ổn định. Có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2006 như sau: Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp: - Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%. - Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước tính đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%). Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn, chủ yếu do giảm số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Đầu tư - Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%. -Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%. - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD. Thương mại -Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên. Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5% - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). -Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trướ Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%.Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu USD). Bưu chính, Viễn thông 2006 tiếp tục là năm sôi động. Trên thị trường thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thử nghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng 11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và đa dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới bưu chính được củng cố. Ước tính đến hết tháng 12/2006, trên cả nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thời điểm năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4% thị phần với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuê bao di động). Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng ước tính đạt 1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyển sang sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL). Ước tính đến cuối năm 2006, cả nước có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông). Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 ước tính đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2006 đã khép lại với nhiều những sự kiện quan trọng, cả trong nước và quốc tế. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam là xu hướng toàn cầu hoá đang trở nên phổ biến trên thế giới thì mở cửa, hội nhập và cạnh tranh là vấn đề đang trở nẻn ngày càng khách quan hơn. Cùng với xu thế đó, ngành bưu chính viễn thông mà cụ thể là lĩnh vực thông tin di động đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Các nhà cung cấp mới xuất hiện, các dịch vụ đưa ra ngày càng đa dạng đang làm cho cuộc chiến cạnh tranh giữa các mạng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 2. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa vị trí của Việt Nam lên một tầm cao mới khẳng định vị thế đất nước ta, dân tộc ta đối với cộng đồng quốc tế, là một minh chứng hùng hồn về quyết tâm và nghị lực của nhân dân ta xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, ổn định về chính trị, công bằng, gắn kết về xã hội, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xứng đáng là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng thực hiện các cam kết chung với cộng đồng quốc tế. Thêm vào đó là chủ trương cải cách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, tích cực xây dựng phát triển kinh tế theo xu hướng đa dạng hoá đa phương hoá đã tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều những cơ hội và thách thức: Các cơ hội khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.: Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt của nước ta có thể nói đã thay đổi hoàn toàn, được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vào hàng nhanh nhất trên thế giới, Việt Nam đang từng ngày từng giờ nỗ lực vì sự phát triển phồn thịnh quốc gia. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đựoc đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có nguồn nhân lực dồi dào, thì trường tiêu thụ rộng lớn với dân số hơn 83 triệu người , có thành phần là dân số trẻ, sức mua lớn, khả năng tiêu thụ hàng hóa là rất lớn, thêm vào đó là các chính sách khuyến khích đầu tưmỏ cửa thị trường của nhà nước, xu thế hội nhập càng mở ra cho nước ta nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn, uy tín trên thế giới đến với Việt Nam. Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng đã có mặt ở Việt Nam, và số lượng sẽ ngày càng tăng lên kể từ năm 2007 này khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thì chúng ta cũng có nhiều cơ hội được tiếp xúc, sử dụng tận dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại của nước ngoài nhằm rút ngắn quá trình hiện đại hóa, các dây chuyền hiện đại sẽ đưa lại những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Song song với việc hiện đại hóa quy trình sản xuất thì vốn cũng là một lợi thế khi chúng ta hội nhập. Thị trường Việt Nam rộng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, nên các dự án đầu tư lớn khó lòng thực hiện nếu không có sự đầu tư từ nước ngoài, việc thu hút vốn từ bên ngoài sẽ giúp Việt Nam không chỉ giảm bớt các khoản nợ nước ngoài mà còn có cơ hội thực hiện các dự án lớn. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng lớn mở ra cơ hội đầu tư lớn hơn cho mọi người, cho các doanh nghiệp cho cá nhân và cho xã hội. Việc gia nhập WTO cũng như gia nhập các tổ chức diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cơ hội được thế giới biết đến Việt Nam với những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu câu khách hàng đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được chơi trong 1 sân chơi với các anh lớn mà ở đó sự bình đẳng được tôn trọng tuyệt đối. Cạnh tranh bình đẳng , đầu tư bình đẳng và cơ hội dành cho tất cả các doanh nghiệp là như nhau. Đối với ngành viễn thông, thì công nghệ là yếu tố sẽ được nhiều nhất. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được tiếp xúc vơí các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Đây là một yếu tố rất quan trọng để ngành viễn thông nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đem lại cho khách hàng chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao, đem lạio nhiều các dịch vụ tiện ích, các dịch vụ giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Các thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam: Trên thực tế, các cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, còn các thách thức thì đã là rất hiện thực. Khi đã trở thành thành viên của WTO, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ khốc liệt hơn hiện nay rất nhỉều, đặc biệt với phần kinh doanh dịch vụ,vì theo cam kết, thị trường dịch vụ không có hạ tầng mạng sẽ mở rộng hơn so với cam kết trong BTA. Bên nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức vốn góp lên cao hơn, khả năng kiểm soát của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn... đây cũng là nguy cơ mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Quy mô mạng lưới của chúng ta còn nhỏ bé, năng lực của doanh nghiệp còn chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thôn còn yếu. Cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của các đối tác sẽ tạo nên một áp lực ghê gớm đối với hoạt động dịch vụ vốn còn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước. Hệ thống luật pháp cũng là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động. Hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, thêm vào đó là các thông lệ điều ước quốc tế. Gây cho các doanh nghiệp không ít các khó khăn. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế, đã đem laị cho các doanh nghiệp Việt Nam noí chung và các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông nói riêng nhiều các cơ hội để tăng khả năng kinh doanh trong thời đại mới nhưng đồng thời cũng đưa lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng trỏ nên khốc liệt hơn. II. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp Khái niệm cạnh tranh Có nhiều quan điểm khác nhau diễn đạt khái niệm cạnh tranh. Khó khăn không chỉ ở chỗ nó được diễn đạt khác nhau mà còn vì không có sự nhất trí rộng rãi đối với các khái niệm này. Cạnh tranh là khái niệm được sử dụng rộng rãi, trên cả bình diện vi mô và vĩ mô. Cạnh tranh không chỉ ở trong doanh nghiệp mà còn cạnh tranh giữa các ngành, các quốc gia, khu vực. Trên mỗi phương diện lại xem xét cạnh tranh trên góc độ khác nhau, sử dụng các tiêu chí khác nhau để đánh giá về khả năng cạnh tranh. Nhưng xét trong phạm vi 1 doanh nghiệp, thì cạnh tranh cuối cùng cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn, trong khuôn khổ luật pháp và định hướng quốc gia. Cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người ta không coi là một quá trình cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong nền kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá bán được nghiên cứu một cách nghiêm túc thì khi đó vấn đề mới được đặt đúng vị trí vốn có của nó. Vào đầu những năm 20 của thế kỷ 20, nhiều nhà kinh tế học đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu để vượt qua sự tách bạch giữa độc quyền thuần tuý và cạnh tranh không hoàn hảo. - Cạnh tranh độc quyền, theo nghĩa rộng , có thể hiểu là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hoá khác biệt cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường với một số lượng các nhà cung cấp nhất định, cạnh tranh độc quyền tạo cơ sở cho các doanh nghiệp có thêm những phương pháp để xây dựng chiến lược Marketing khác nhau phù hợp với vị trí của mình trên thị trường đồng thời ohù hợp với hình thái thị trường. Nhà kinh tế học áo Schumpeter( 1883-1950) đưa ra luận điểm về cạnh tranh bằng sản phẩm mới, bằng kỹ thuật mới, bằng nguồn cung ứng mới, theo ông, đổi mới chính là sự phá huỷ mang tính sáng tạo. Các nhà tư tưởng mang trường phái trọng nông là những người đầu tiên phát hiện ra ý ngĩa của cạnh tranh thông qua việc nghiên cứu biến động về giá cả. Họ cho rằng, giá cả tự nhiên bao gồm lao động chứa trong sản phẩm và địa tô, nếu có bất thường nào đó xảy ra thì giá thị trường này có thể chênh lệch với giá tự nhiên trong một thời gian ngắn. Khi đó, cạnh tranh sẽ hoạt động tích cực để điều chỉnh cho giá thị trường trở về giá tự nhiên. Adam Smith là người đã tiếp thu và hoàn thiện nội dung này và bổ sung vào đó các yếu tố cạnh tranh của bên cầu, và như vậy, ông được coi là người đầu tiên đưa ra luận điểm tương đối đầy đủ hoàn thiện về lý thuyết cạnh tranh.C. Marx định nghĩa: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo cuốn từ điển kinh doanh(xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: Sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng 1 loại về phía mình Trong Đại từ điển tiếng Việt có ghi: Cạnh tranh là 1 khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đơn giản hoá, có thể hiểu cạnh tranh là một sự ganh đua giữa 1 nhóm người mà sự nâng cao vị thế của người này sẽ làm giảm vị thế của người kia. Điều kiện cho sự cạnh tranh trên 1 thị trường là : có ít nhất 2 chủ thể quan hệ đối kháng và có sự tương ứng giưa sự cống hiến và phần được hưởng của mỗi thành viên trên thị trường… Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghịêp của tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế( OECD) đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: Là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau: là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp , đồng thời đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa. Nó trở thành động lực, và là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong cuốn sách “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá của tác giả Trần Siêu, đưa ra khái niệm cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế như sau: Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong 1 lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất hiệu quả và hiệu quả cao nhất. Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm ( hàng hoá và dịch vụ ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật , kinh tế chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả của cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. 1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vì trí của nó một cách lâu dài và có ‎ ys chí trên thị trường cạnh tranh , đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra . Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường thì phải có một tiềm lực đủ mạnh và sử dụng các nguồn lực đang có một cách hiệu quả để có thẻ cạnh tranh được trên thị trường, đó chính là sức cạnh tranh của doanh nghiệp( hay còn được gọi là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp) Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh nghiệp phải luôn luônn đưa ra các phương án , các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất , nâng cao hiệu quả quản l‎ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút được khách hàng , mở rộng thị trường. Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là thị phần mà doanh nghiệp đã chiếm được. Thị phần càng lớn thể hiện rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh , doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh , doanh nghiệp phải chiếm giữ được thị trường bất kể nhiều hay ít, chính điều này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua đó, ta cũng có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nâng cao khả năng cạnh tranh là một điều tất yếucủa mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt một chu trình chất lượng và đảm bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp Để tăng cường khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không thể không chú ‎ đến các yếu tố về giá và các dịch vụ sau bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ. 2. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Với mỗi quan điểm về cạnh tranh thì lại có các tiêu thức khác khau để đánh giá về khả năng cạnh tranh nhưng xét trên góc độ nghiên cứu về cạnh tranh của doanh nghiệp thông tin di động thì có thể đánh giá khả năng cạnh tranh theo các tiêu thức sau: Chỉ tiêu định lượng: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: - Lợi nhuận là một yếu tố căn bản để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi tổng chi phí của doanh nghiệp Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận: Là chỉ tiêu định lượng tổng quát đánh gía sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận có thể được tính theo các cách sau: + M= (P/ DT)*100 Trong đó: + M : Tỷ suất lợi nhuận + P : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp + DT: Doanh thu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu. + M = (P/V)*100 Trong đó : + V : Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Chỉ tiêu này tính trên vốn kinh doanh phản ánh cứ mỗi đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận + M = ( P/CF)* 100 Trong đó: + CF : Tổng chi phí của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận được tính trên chi phí kinh doanh cho thấy doanh nghiệp cứ bỏ ra một đồng chi phí thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận Sự tăng giảm của tỷ suất lợi nhuận hàng năm thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. - Phạm vùng phủ sóng: được đánh giá qua các tiêu thức sau: + Số lượng trạm thu phát sóng + Diện tích vùng phủ sóng Phạm vi vùng phủ sóng càng rộng , số lượng trạm thu phát sóng càng nhiều, chứng tỏ quy mô đầu tư của doanh nghiệp càng lớn. - Thị phần và số lượng thuê bao: Thị phần là số phần trăm thị trường doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Đối với doanh nghiệp Thông tin di động, thị phần được đo bằng số lượng thuê bao doanh nghiệp phát triển được. Số lượng thuê bao thì đựơc đánh giá qua 2 tiêu thức là số lượng thuê bao đang hoạt động và số lượng thuê bao trên mạng. - Lãi suất trên mỗi một thuê bao: Lãi suất trên mỗi thuê bao được đánh giá qua hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng tiêu dùng nhiều dịch vụ của doanh nghiệp thì lãi suất trên mỗi thuê bao cao và ngược lại. Sự tiêu dùng nhiều hay ít của khách hàng thể hiện trên sản lượng đàm thoại và các sản lượng giá trị gia tăng của dịch vụ theo thời gian. Với chi phí cố định không thay đổi, tỷ lệ tổng doanh thu trên tổng số thuê bao cũng thể hiện rõ nét chỉ tiêu này. - Chất luợng mạng lưới: được đánh giá qua 2 chỉ tiêu + Tỷ lệ ngẽn mạng: là tỷ lệ số cuộc gọi không thực hiện được trên tổng số cuộc gọi đã thực hiện + Tỷ lệ rớt cuộc gọi: Là số phần trăm số cuộc gọi đang thực hiện thì bì ngắt giữa chừng trên tổng số cuộc gọi đã thực hiện. Đối với các doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể đo được chính xác nhờ các thiết bị chuyên dùng. Chỉ tiêu định lượng: - Chăm sóc khách hàng: Công tác chăm sóc khách hàng là dịch vụ hậu mãi, chỉ tiêu này là chỉ tiêu định tính vì nó đuợc đánh giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về dịch vụ mà mình dang sử dụng. Mỗi khách hàng có cảm nhận riêng biệt về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, song, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm có những đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc khách hàng. Sự đầu tư này có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của khách hàng về hình ảnh của doanh nghiệp. - Trình độ nhân viên: Có thể đánh giá trình độ của nhân viên qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không thể phản ánh một cách đầy đủ. Trình độ của nhân viên còn thể hiện qua việc đào tạo của doanh nghiệp. Mặt khác , trình độ của nhân viên còn thể hiện ở nhận thức được giáo dục, về thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng của mỗi người. - Tâm lý tiêu dùng của khách hàng: Tâm lý tiêu dùng của khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới một loạt khách hàng( hay nhóm hàng) khác. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu liên quan như: Chất lượng mạng lưới , vùng phủ sóng, các dịch vụ giá trị gia tăng… Tuỳ theo từng loại khách hàng mà các chỉ tiêu này được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn đối với những người th ường xuyên đi lại thì chỉ tiêu vùng phủ sóng rất quan trọng. Đối với khách hàng thường xuyên đi lại trong vùng thì chỉ tiêu chất lượng mạng lưới lại là yếu tố quan trọng hơn. 3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng mở rộng như hiện nay thì cạnh tranh trở thành một điều tất yếu khách quan khẳng định vai trò ngày càng trở nên quan trọng. Cạnh tranh được coi là động lực của sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. 3.1 Đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì cạnh tranh trở nên cần thiết vì: Cạnh tranh được coi như cái sàng để lựa chọn và đào thải các doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Cạnh tranh đưa lại cho khách hàng các loại sản phẩm tốt hơn , đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác phải ngày càng hoàn thiện mình, đưa ra các loại hình dịch vụ có chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, cung ứng các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn. Trong xu thế hội nhập và phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn hơn các doanh nghiệp trong nước cả về vốn, kỹ thuật, công nghệ… thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nướccàng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề làm như thế nào để cạnh tranh khi mà đối thủ hơn mình về mọi mặt… 3.2 Đối với người tiêu dùng Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng cao hơn, số lượng chủng loại nhiều hơn, mẫu mã phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh sẽ có các tác dụng sau: Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm mà theo họ là phù hợp với yêu cầu và khả năng chi trả của họ Cạnh tranh làm cho lợi ích của người tiêu dùng tăng lên, chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả màn ngày càng tốt hơn. Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải nâng cao hơn các hoạt động xúc tiến, nhờ đó người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn từ sản phẩm mà họ được cung cấp. Họ không chỉ đựơc cung cấp đơn thuần là sản._. phẩm mà còn được cung cấp nhiều hơn thế, như các chính sách về bảo hành , bảo hiểm , chăm sóc khách hàng, khuyến mại, giúp khách hàng hiểu hơn về nhóm sản phẩm mà họ đang sử dụng , từ đó họ tìm được cho mình sự lựa chọn tốt nhất đối với sản phẩm. 3.3 Đối với nền kinh tế Cạnh tranh được coi là linh hồn của nền kinh tế. Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu ngày càng phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh , tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài. Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có tầm nhìn nhận đúng hơn về nền kinh tế thị trường, vào hội nhập và phát triển, rút ra bài học thực tiễn bổ xung vào l‎ luận kinh tế thị trường của nước ta. Bên cạnh những tác dụng tích cực , cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả , buôn lậu trốn thuế .. gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích cảu nhà nước và của người tiêu dùng. Phát huy những yếu tố tích cực , hạn chế những mặt tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước , doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân. III, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung Các nhân tố thuộc về doanh ngiệp Yêú tố về sản phẩm Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gian sản xuất kinh doanh đều phải trả lời 3 câu hỏi: sản xuất cái gi? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Và như vậy doanh nghiệp đã xây dựng cho mình chính sách về sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có chính sách về sản phẩm cho dù doanh nghiệp đó kinh doanh sản phẩm hữu hình hay vô hình. Vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết là làm như thế nào để sản phẩm của mình đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thị trường , doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu của thị trường bằng cách cải tiến các thông số của sản phẩm, thực hiện việc hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, phát huy thế mạnh các loại sản phẩm mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh đồng thời tìm kiếm các sản phẩm mới. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm không chỉ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, bảo đảm doanh thu có lãi mà còn là biện pháp tốt để phân tán rủi ro trong kinh doanh khi cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Cùng với đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp trọng tâm,tập trung vào các sản phẩm mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có uy tìn chất lượng, hoặc các loại sản phẩm chuyên biệt sử dụng để cung cấp riêng cho 1 đối tượng khách hàng hay một vùng miền nào đó nhất định. Trong phạm vi này, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh và như vậy doanh nghiệp cũng có thể xây dựng được cho mình một bức tường rào chắn hiệu quả hơn so với đối thủ Một chiến lược mà doanh nghiệp cúng rất cần thiết phải làm đó là thực hiện sự khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại , tìm ra các tính năng, các nét độc đáo riêng cho sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, tối ưu là một trong những vũ khí quan trọng bậc nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng Đã có một thời , người ta coi yếu tố giá cả là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì họ cho rằng khách hàng luôn yêu thích các sản phẩm có chất lượng cao mà giá lại hạ. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, nếu sản phẩm có giá rẻ thì không thẻ có chất lượng cao được. Khách hàng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của sản phẩm vì thế yếu tố giá trong cạnh tranh đã nhường chỗ cho các yếu tố vè chất lượng. Tiêu chí của ngưòi tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm bây giờ là sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Chât lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những điều kiện kỹ thuật là những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Một khi chất lượng không còn được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mất khách hàng mất thị trường , nhanh chóng đi tới chỗ bị suy yếu và phá sản, Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng sản lượng bán hàng đồng thời thu hút đựoc khách hàng gắn bó lâu dài với sản phẩm, mở rộng thị trưóng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Yếu tố giá cả Giá cả của một sản phẩm trên thị trường đã được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Giá cả đóng vai trò quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh , “ khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất và cùng một loại sản phẩm có mức giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Giá cả được thể hiện như một vũ khí cạnh tranh thông qua việc đánh giá của sản phẩm: định giá thấp , định giá ngang thị trường hay chính là chính sách giá cao. Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra những giải pháp giảm gía thành lợi nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút được khách hàng và tăng sản lưọng tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận( lợi nhuận siêu ngạch) Để chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách phù hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. Tổ chức hoạt động bán hàng: Bán hàng là khâu hoạt động cuổi cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng là hoạt động đưa sản phẩm tới tay của khách hàng, bán được hàng thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, bù đắp đựoc chi phí và thu lợi nhuận. Để sản phẩm của doanh nghiệp đến được với khách hàng , doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động bán hàng khoa học có hiệu quả, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Xây dựng được một hệ thống bán hàng tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần có được của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán như khuyến mại , quảng cáo, chăm sóc khách hàng, hoạt động sau bán, các dịch vụ hậu mãi… đây là một hình thức cạnh tranh phi giá cả , gây sự chú ý và càng ngày thì đây càng được coi là công cụ để cạnh tranh có hiệu quả. Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng là khâu tối quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đây chính là biện pháp để doanh nghiệp sử dụng để nâng cao hình ảnh, thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng. Trước đây, công cụ này ít đựơc quan tâm, có thể do môi trường cạnh tranh chưa thực sự gay gắt, tuy nhiên , trong những năm gần đây thì đây được coi là tất yếu nếu doanh nghiệp muốn lôi kéo thêm sự chú ý của khách hàng đối với doanh nghiệp mình. Để thu hút đựoc sự quan tâm chú ý của khách hàng, doanh nghiệp cần linh hoạt các hoạt động dịch vụ, đơn giản hoá các thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các nguồn lực: Nhân lực: Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kennichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng đúng được các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ…một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố nên quan tâm là: Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo: liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Để có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, một con người phải có thể hội tụ đủ các yếu tố: tố chất- kiến thức- kinh nghiệm. Tố chất là yếu tố bẩm sinh, kiến thức do học tập, ngiên cứu mà có, kinh nghiệm do quá trình tích luỹ cá nhân trong lao động mà thành. Sự khác biệt về các yếu tố trên hình thành nên những cá nhân có khả năng khác nhau: Người quản lý, người tham mưu, người sáng tạo, ngưòi thừa hành… Một doanh nghiệp có sức mạnh về con ngưòi là doanh nghiệp có khả năng và thực hiện lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng ngưòi trong một thể thống nhất theo yêu cầu của công việc. Chiến lược con ngưòi và phát triển nguồn nhân lực: Liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưỏng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường. Chiến lược này liên quan không chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động: + Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp + Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo + Có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết Vốn: là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng( nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào khả năng kinh doanh, khả năng phân phối(đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu hay phân phối quảng cáo …. đều phải tính đến thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có đủ khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ gía thành, giá bán sản phẩm và tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị phần của doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá, thu được lợi nhuận nhiều hơn. Công nghệ: Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ lảm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều.Với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, theo đó, giá thành sản phẩm hạ, kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớ. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất. Tóm lại, các nhân tố thuộc về doanh nghiệp tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: Sản phẩm, giá cả, tổ chức bán hàng, dịch vụ khách hàng, và các nguồn lực của doanh nghiệp. Các nhân tố này, nếu được lượng hoá thì chúng chính là yếu tố để đánh giá, đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với môi trường kinh doanh đó là các yếu tố ngoài doanh nghiệp và do vậy , nó chịu sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố này: Phát triển kinh tế: Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Nền kinh tế được ổn định sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên. Mặt khác, nền kinh tế phát triển mạnh có ý nghĩa là khả năng tích tụ tư bản lớn, và như vậy- tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được các cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và sức cạnh tranh cũng tăng lên. Tuy nhiên , nếu nền kinh tế liên tục phát triển một cách quá nóng thì cũng đặt ra nhiều vấn đề. Khi đó , các doanh nghiệp sẽ ồ ạt xuất hiện trên thị trưòng, mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này ngưòi đó sẽ thắng. Và ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng cao thì sẽ làm cho giá cả tăng, sức mua của người dân giảm, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, do đó sự cạnh tranh cũng sẽ trở nên khốc liệt hơn. Môi trường chính trị pháp luật: Đây là môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trị và pháp luật là cơ sở là nền tảng cho các doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất kinh doanh . Hệ thống luật pháp rõ ràng, môi trường chính trị ổn định sẽ là những điều kiện thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Ổn định về chính trị đem lại sự lành mạnh hoá xã hội, ổn định về kinh tế tạo hành lang thông thoáng cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật quy định và cho phép những lĩnh vực, hoạt động và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể tiến hành và những lĩnh vực , hình thức, hoạt động , loại hình dịch vụ…. doanh nghiệp không thể tiến hành để sản xuất kinh doanh. Vì thế, nếu những quy định này rõ ràng thì sẽ tạo ra một sân chơi thông thoáng, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ được lành mạnh hơn. Khả năng thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp tiềm ẩn: Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị phần của các công ty khác. Để hạn chế mối đe doạ này, các nhà quản lý thường dùng các biện pháp như: Mở rộng khối lượng sản xuất của công ty để giảm chi phí Dị biệt hoá sản phẩm( khác biệt hoá sản phẩm) Mở rộng các dịch vụ bổ xung Mở rộng khả năng cung cấp vốn Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối… Nhân tố khách hàng: Khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đang hoạt động kinh doanh có thể coi là có hiệu quả. Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ theo mục đích của sử dụng sản phẩm. Có khách hàng lựa chọn theo chất lượng sản phẩm, theo giá cả , đôi khi theo cả các chính sách hậu mãi mà doanh nghiệp có thể đem lại cho khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng đều mong muốn được cung cấp các loại hàng hoá có chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Một nhóm khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của doanh nghiệp cũng là mối quan tâm của các nhóm khách hàng khác.. vì vậy, doanh nghiệp cũng cần tập trung chú ý đến các nhóm khách hàng tiềm năng, để duy trì và phát triển thêm nhiều khách hang mới. Các yếu tố thuộc về văn hoá xã hội: Các yếu tố thuộc về văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các thị trường luôn bao gồm cả con người thực với số tiền họ đang sử dụng trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ. Có thể xem như: Thị trường = Khách hàng + Túi tiền của họ. Các thông tin về môi trường này cho phép doanh nghiệp có thể hiều biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Các tiêu thức dùng để sử dụng để nghiên cứu bao gồm: quy môi dân số( bao gồm quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu), xu hướng vận động( dạng của nhu cầu và sản phẩm đáp ứng); hộ gia đinh và xu hướng vận động - điều này ảnh hưởng tới chất lượng và quy cách sản phẩm khi thoả mãn nhu cầu của gia đình; sự dịch chuyển của dân cư va xu hướng vận động, thu nhập và phân phối thu nhập của người tiêu thụ, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc chủng tộc, sắc tộc , tôn giáo văn hoá…. Các yếu tố về địa lý sinh thái: Trong xu thế hội nhập nền kinh tế hiện nay đây đang được coi là yếu tố rất đáng quan tâm, nó thể hiện khả năng thích ứng của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn quốc tế rất gắt gao. Các yếu tố này không chỉ liên quan đến sự phát triển bền vững của quốc gia mà còn liên quan đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chịu sự tác động của các yếu tố về môi trường địa lý sinh thái thì cũng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trừong để đảm bảo sự ổn định lâu dài của mình. Các yếu tố cạnh tranh thuộc nội bộ ngành: Các yếu tố thuộc nội bộ ngành thường là các yếu tố gây nên sự cạnh tranh găy gắt nhất. Đối với cùng một loại sản phẩm được cung cấp như nhau, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có mẫu mã chất lượng tốt mà giá cả lại phải chăng. Ngoài ra các chế độ hậu mãi cúng là một cách để thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo cho được sự khác biệt giữa thứ hàng hoá dịch vụ mà mình cung cấp cho thị trưòng với các sản phẩm cùng loại. Ngày nay, với bất kì sản phẩm nào, khi 1 nhà cung cấp đưa ra thị trường thì ngay lập tức sẽ có nhiều sản phẩm tương tự ra đời, và như vậy, cần hoàn thiện sản phẩm đẻ sản phẩm đó đứng vững và phát triển trên thị trường. Bên cạnh đó cần quan tâm đến các hoạt động xúc tiến như quàng cáo, khuyến mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng… nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, đó cũng là một cách để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng Đặc điểm nổi bật và dễ nhận thấy của VMS MobiFone là một công ty kinh doanh dịch vụ- dịch vụ thông tin di động. Một ngành còn non trẻ và khá mới mẻ so với lịch sử phát triển của các ngành khác trên thế giới (mới hơn 10 năm) nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở Việt Nam, từ chỗ chỉ có 2 nhà cung cấp là Công ty thông tin di động MobiFone và Công ty dịch vụ viễn thông VinaFone đến nay đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: Công ty thông tin di động VMS MobiFone, công ty dịch vụ viễn thông VinaFone, công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile, S Phone, công ty viễn thông điện lực EVN Telecom và một thành viên vừa mới ra mắt thị trường vào đầu năm 2007 vừa qua HT Mobile. 6 nhà cung cấp, với những mục tiêu, phương hướng và chiến lược cạnh tranh khác nhau đang cung nhau chia sẻ miếng bánh thị trường. Các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau dựa trên việc khai thác các lợi thế cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chính sau: Công nghệ Dịch vụ Vùng phủ sóng và chất lượng sóng Giá cước Công tác chăm sóc khách hàng…. Công nghệ: Trên thế giới hiện nay sử dụng phổ biến 2 loại công nghệ là GSM và CDMA với tỷ lệ GSM/CDMA khoảng bằng 80/20. Ở Việt Nam có 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ GSM là MobiFone, VinaFone và Viettel và 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA là S Phone, EVN và HT Mobile. Theo xu thế phát triển thị trường thì trong những năm qua thì GSM vẫn là công nghệ được sử dụng nhiều hơn,chiếm ưu thế hơn, số lượng các thuê bao của các mạng sử dụng công nghệ này cũng lớn hơn so với mạng sử dụng công nghệ CDMA rất nhiều. Dịch vụ: Cùng với sự đòi hỏi ngày cangg cao của người tiêu dùng , các nhà cung cấp đã và đang đưa ra nhiều loại hình dịch vụ, nhiều tiện ích nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Các dịch vụ phổ biến có thể thấy như kết nối tin nhắn, các dịch vụ trên nền tin nhắn, nhắn tin quốc tế, chuyểnn vùng quốc tế,GPRS, Wap, dịch vụ nhạc chuông cho người gọi, tải nhac chuông, hình ảnh….VMS MobiFone cũng đã đưa ra gần 30 loại dịch vụ phong phú, đa dạng. Nhiều tiện ích giúp khách hàng có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Chỉ tính riêng dịch vụ cộng thêm trên nển tin nhắn cũng đã có rất nhiều loại hình được cung cấp như dự báo thời tiết, tra kết quả sổ xố, bóng đá, các thông tin kinh tế xã hội, giải trí, học hành…và mới đây nhất là dịch vụ tra chứng khoán bằng tin nhắn giúp khách hàng biết đựơc những thông tin nóng hổi nhất từ các sàn giao dịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ cần một tin nhắn đơn giản, với chi phí thấp thuận tiện. Vùng phủ sóng: Vùng phủ sóng rộng với chất lượng ổn định là một trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn mạng thông tin di động. Nhờ có vùng phủ sóng rộng , khách hàng ở mọi miền đất nước có thể liên lạc kết nối với nhau mọi nơi. Hiện nay hầu hết các mạng di động đều đã hoặc tiến tới phủ sóng 64/64 tỉnh thành phố trên cả nước, phủ sóng toàn diện ba miền bắc trung nam, phủ sóng tới cả các cùng núi vùng sâu vùng sa, biên giới hải đảo, bảo đảm dù có đi đâu về đâu thì vẫn kết nối được với nhau. Do vậy đây là công tác được tất cả các mạng đặc biệt quan tâm. Chạy đua phủ sóng, nâng cao chất lượng các trạm thu phát sóng nhằm đảm bảo không chỉ gọi được ỏ mọi nơi mà chất lượng mạng cuộc gọi đảm bảo ổn định không ngẽn mạng, không rớt mạng đặc biệt vào các dịp lễ tết… Chăm sóc khách hàng: Công tác chăm sóc khách hàng được các mạng đặc biệt coi trọng. Bởi vì các điểm giao dịch là nơi thể hiện rõ ràng nhất bộ mặt của công ty. Hình thức điểm giao dịch cũng như thái độ của người làm dịch vụ thể hiện tiêu chí của công ty đối với các khách hàng của mình. Riêng MobiFone đã đưa ra 8 cam kết đối với khách hàng nhằm đưa lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, hài lòng nhất đối với khách hàng được sử dụng dịch vụ của MobiFone. Tám cam kết đối với khách hàng bao gồm: Đón tiếp mỗi khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện. Nếu có thể, gọi tên khách hàng; Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng; Cố gắng tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng hơn những mong đợi của khách hàng; Cung cấp thông tin đúng về tất cả các dịch vụ, sản phẩm của MobiFone và trả lời nhanh chóng, chính xác các câu hỏi của khách hàng; Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng dịch vụ, chúng ta phải có trách nhiệm trước khách hàng và giải quyết hoàn chỉnh các yêu cầu đó cho đến khi khách hàng hài lòng; Giữ lời hứa và trung thực; Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của chúng ta, cho dù chúng ta có lỗi hay không; Cảm ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng đóng góp ý kiến về việc cung cấp dịch vụ MobiFone./. . Đây cũng là công tác được tất cả các mạng quan tâm vơi mục tiêu hướng tới vì sự hài lòng của khách hàng Chương II Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone và khả năng cạnh tranh của công ty qua các thời kỳ Khái quát quá trình phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone Lịch sử hình thành và phát triển Công ty thông tin di động được thành lập ngày 16/4/1993 theo quyết định số 3231/QĐ-TCCB ngày 11/10/1997 của tổng cục trưởng cục bưu điện về việc thành lập doanh nghiệp nha nước công ty thông tin di động. Quyết định này nêu rõ: “ Công ty thông tin di động là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” ( nay là tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) và có tên giao dịch quốc tế là “VietNam Mobile Telecom Services.Co ( VMS)”. Mạng thông tin di động thống nhất lấy tên là MobiFone. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại 216 Trần Duy Hưng. Sau một năm thành lập, tháng 5/1994, mạng lưới thông tin di động GSM sử dụng thiết bị của hãng ERICSSON- nhà cung cấp thiết bị GSM hàng đầu thế giới- đã ra đơì và phục vụ thông tin di động cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh , Long Thành, Vũng Tàu, Biên Hoà gồm một tổng đài với dung lượng ban đầu khoảng 6400 thuê bao, 6 trạm thu phát sóng vô tuyến. Tháng 7/1994, công ty thông tin di động tiếp tục quản lý khai thác mạng lưới thông tin di động thử nghiệm tại Hà Nội, gồm một tổng đài dung lượng 2000 thuê bao, 7 trạm thu phát sóng vô tuyến. Đến cuối năm 1995, mạng thông tin di động đã được phủ sóng tại miền trung gồm một tổng đài với dung lượng ban đầu khoảng 3500 thuê bao, 10 trạm thu phát sóng vô tuyến. Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử phát triển của công ty thông tin di động VMS là việc ký hợp đồng kinh doanh với tập đoàn Comvik/Kennivik (CIV) của Thụy Điển theo hình thức hợp doanh BCC (Business Contract Co-operation) vào ngày 19/5/1995 với thời hạn thực hiện hợp đồng là 10 năm, tức là đến năm 19/5/2005. Trong hợp đồng này tỷ lệ vốn góp của VMS/CIV là 53/47. Với hình thức này, công ty VMS đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn, công nghệ và kinh doanh có hiệu quả. Sau khi kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với CIV, số lượng thuê bao của VMS đã tăng lên nhanh chóng. Ngày 101/08/1995 Chính phủ phê duyệt nghị định số 51/CP chính thức công nhận công ty thông tin di động Việt Nam- VMS trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển, hiện nay hệ thống thông tin động của công ty có 10 tổng đài MSC, 69 BSC, 2100 trạm BTS, phủ sóng 64/64 tỉnh thành phố cùng hệ thống cửa hàng giao dịch trên cả nước, chuyển vung quốc tế với 146 mạng, 56 nước trên thế giới. Quản lý trên 6 triệu thuê bao trên mạng.Cùng với sự phát triển nhanh của nhu cầu người tiêu dùng, của xã hội, công ty đã tập trung nhân lực và vật lực để đầu tư phát triển mạng lưới, chỉ tính riêng năm 2006 công ty đã: mở rộng dung lượng hệ thống IN lên 5000K, phát triển thêm 750 trạm thu phát sóng nâng tổng số trạm thu phát sóng trên toàn mạng lên 2100 trạm. Đưa vào khai thác MSC5, MSC6,MSC7 miền nam, nâng tổng dung lượng tổng đài trên toàn mạng lên 10MSC tương ứng với 6800K thuê bao. Mở rộng dung lượng hệ thống SMSC lên 2734K BHMS, trang bị và đưa vào khai thác hệ thống dịch vụ FunRing, USSD Gateway, MobiEZ, Web Portal, SIM 64K… Công ty đã đưa ra cho khách hàng nhiều loại dịch vụ, nhiều gói cước khác nhau phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả của khách hàng: Dịch vụ đầu tiên của công ty VMS là dịch vụ Mobifone (loại dịch vụ trả tiền sau) với chức năng gọi đi bình thường được chính thức đưa dịch vụ này vào ngày 10/05/1994. Tháng 10/1999 công ty đưa ra dịch vụ thứ hai là Mobicacrd (loại hình dịch vụ trả tiền trước) với chức năng ngày càng hấp dẫn hơn. Tháng 2/2002 công ty đưa ra loại hình dịch vụ thứ 3 là Mobi4U (là loại hình dịch vụ thông tin di động trả tiền trước tình cước thuê bao ngày Đến tháng 6/2003 Mobiplay là loại hình dịch vụ thứ 4 ra đời (loại hình dịch vụ trả tiền trước với chức năng gửi tin nhắn và nhân cuộc gọi Song song với việc phát triển các dịch vuh thông tin di động thì công ty cũng đã hình thành nhiều dịch vụ tiện ích, nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng, đưa đến cho khách hàng sự đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn… Như : + Tin nhắn và các dịch vụ trên nền tin nhắn ( tra cứu chứng khoán, bản tin thời tiết, nhắn tin quảng bá, nhắn tin ngắn, nhắn tin quốc tế, dự đoán kết quả bóng đá… + Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24 + Dịch vụ hộp thư thoại + Dịch vụ chuyển gói mạch + Dịch vụ hiển thị số gọi đến + Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi + Tải nhạc chuông hình ảnh + Kết nối Wap, GPRS…. Các dịch vụ giá trị gia tăng đang ngày càng được phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. VMS đang dần cung cấp tất cả các loại dịch vụ chủ yếu như 1 mạng thông tin di động đa chức năng trên thế giới. Vào tháng 5/2005, công ty thông tin di động đã chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh với tập đoàn Comvik/Kennivik . Và hiện nay, công ty đang hoạt động với danh nghĩa chỉ là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc VNPT( tập đoàn bưi chính viễn thông Việt Nam) chứ không còn là liên doanh nữa. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là: Tổ chức xây dựng, xây dựng và phát triển mạng lưới, quản lý, khai thác dịch vụ thông tin di động, kinh doanh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch được VNPT giao. Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng mạng lưới thông tin di động hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, kết hợp nối mạng Thông tin di động toàn cầu và khu vực, kết hợp nối mạng viễn thông cố định. - Cung cấp các loại hình thông tin di động đa dạng: Điên thoại, nhắn tin, fax, truyển số liệu, báo động, báo cháy, cấp cứu… phục vụ nhu cầu thông tin của ngành, của các cấp và nhân dân cả nước. - Xây dựng giá thành sản phẩm, định mức tiền lương trên cơ sở những quy định của nhà nước và của tập đoàn. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty thông tin di động là khai thácm cung cấp các loại hình dịch vụ Thông tin di động. Các loại hình dịch vụ này ngày càng đựơc đa dạng, phong phú thích ứng với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với khoa học công nghệ hiện đại và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty Thông tin di động VMS Mobi._.76 13.651.050 18.364.634 22.376.396 25.410.435 27.589.218 % tăng DT 139.3% 139.9% 134.5% 121.8% 113.6% 108.6% Tổng chi phí ( triệu đồng) 3.662.480 5.287.952 6.468.365 7.559.902 8.434.921 9.212.643 Lợi nhuận sau thuế 6.021.431 8.565.314 10.667.875 12.222.371 13.231.134 Nguồn: Phòng KH-BH và Marketing Công ty VMS Mobifone Tầm Nhìn: Giữ vững vị trí dẫn đầu tại Việt Nam, từng bước vuơn ra thị trường khu vực và thế giới, Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Sứ mệnh: Mang lại cho người tiêu dùng dịch vụ di động tiên tiến, hiện đại chất lượng tốt nhất ở mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế và đáng tin cậy. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các đối tác kinh doanh để hướng tới thành công chung. Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả để xây dựng một đại gia đình MobiFone phát triển bền vững. Góp phần xây dựng một xã hội và cộng đồng tốt đẹp, tươi sáng. Giá trị cốt lõi: Giá trị mang tính không gian và thời gian: Với việc ứng dụng công nghệ thông tin di động hiện đại, MobiFone luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, rút ngắn không gian nối liền khoảng cách, đưa mọi người tới gần nhau hơn. Giá trị mang tính hội tụ: Với chiếc điện thoại di động, khách hàng không chỉ liên lạc mà còn có thể truy cập Internet, xem TV, nghe Radio, chơi Game trực tuyến, đọc sách, thanh toán điện tử. MobiFone sẽ mang cả thế giới vào lòng bàn tay cho khách hàng. Giá trị mang tính vượt trội: MobiFone mang đến cho khách hàng sự tiếp cận và sử dụng công nghệ và dịch vụ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thông tin di động. Mục tiêu: Duy trì vị trí là Nhà khai thác thông tin di động số 1 Việt Nam (uy tín, chất lượng dịch vụ, thị phần) với thị phần chiếm 40%. Phát triển bền vững và chủ động hội nhập, hướng ra thị trường khu vực và thế giới. Kinh doanh đa ngành, trong đó lĩnh vực chủ yếu là thông tin di động. Khi trở thành công ty cổ phần, mang lại giá trị vượt trội cho các cổ đông. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VMS MobiFone Duy trì củng cố vị trí dẫn đầu Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tê, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đặt chân vào thị trường thông tin di động Việt Nam, khi mà các cam kết ra nhập WTO có hiệu lực, có nghĩa là chúng ta sẽ có thêm nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh. Có tiềm lực cả về công nghệ và tài chính. Sẽ có nhiều khó khăn thách thức hơn. Bằng nhiều những biện pháp khác nhau để vừa củng cố vừa tăng số lượng khách hàng đến với MobiFone, MobiFone đang xây dựng cho mình một hình ảnh một mạng di động tiên tiến hiện đại đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng , và đáp ứng đựơc sự đòi hỏi của công nghệ. Các biện pháp bao gồm: Mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới, cập nhật công nghệ: Như chúng ta đã biết, dịch vụ điện thoại di động mạng tính công nghệ kỹ thuật cao. Là dịch vụ cao cấp. Vì vậy chất lượng dịch vụ có một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ thông tin di động nói riêng là tổng hợp của tất cả các đặc tính của dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Do việc cung cấp thông tin di động là một công việc khó nắm bắt, nên việc nâng cao chất lượng dịch vụ phải thể hiện ở nhiều khâu thống nhất với nhau, chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ gồm một số biện pháp sau: Thứ nhất: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phaỉ được thực hiện ở ngay tại nơi tiếp xúc khách hàng và trực tiếp là nhân viên bán hàng với khách hàng. Điều này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Đây là điều rất cần thiết nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình. Bởi vì, điện thoại di động là sản phẩm cao cấp, vì vậy yếu tố chất lượng được đánh giá cao hơn yếu tố gía cả trong sự lựa chọn của khách hàng. Đó cũng là yếu tố tiên quyết cho cuộc cạnh tranh vì giá cước thông tin di động là do nhà nước quy định. Chất lượng dịch vụ bao gồm chất lượng, số lượng và mặt hàng được cung cấp cho người tiêu dùng. Ngoài phương thức tiêu thụ hàng hoá và trình đô hiện đại hoá các thiết bị phục vụ, thái độ phục vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Trong quá trình bán hoặc sau khi bán hàng, Công ty cần phục vụ chu đáo làm sao cho khách hàng đều cảm thấy hài lòng. Sau khi khách hàng mua, sử dụng dịch vụ của công ty nếu gặp phải vấn đề gì đó thì cần phải được giải quyết nhanh chóng và thoả đáng, điều này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và thoả đáng, điều đó làm tăng uy tín hình ảnh của khách hàng vào công ty. Chât lượng phục vụ này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhân viên bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng. Đây là điều hết sức quan trọng vì: Nhờ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nếu nhân viên bán hàng có phương pháp và thái độ thích hợp chân thành, cởi mở thì sẽ tăng cường sự hiểu biêt tin cậy lẫn nhau giữa người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ, từ đó khách hàng sẽ có sự tin tưởng hơn vào nhà cung cấp. Nhân viên bán hàng là người trao đổi trực tiếp với khách hàng nên qua đó mỗi bên có thể quan sát thái độ và đặc điểm của nhau để điêù chỉnh các chính sách cho phù hợp vì thái độ của khách hàng chính là thông tin phản hồi về kết quả cung cấp dịch vụ của công ty. Qua trao đổi với khách hàng có thể nhận được những ý kiến đánh giá đóp góp của khách hàng về dịch vụ của công ty cũng như ý kiến mà khách hàng đóng góp cho công ty. Nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng: Trình độ của nhân viên bán hàng là một yếu tố quan trọng để làm hài lòng khách hàng. Nhân viên bán hàng không chỉ cần có trình độ chuyên môn phù hợp, trình độ ngoại ngữ mà cần có một thái độ cởi mở, chân thành, tận tuỵ với khách hàng, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Nhân viên bán hàng còn cần phải có những yêu cầu sau: Hiểu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng( cả phần hữu hình và phần vô hình của dịch vụ), đồng thời thông hiểu các chính sách của công ty. Đây là yếu tố quan trọng để họ có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các loại dịch vụ mà công ty cung cấp. Có kiến thức về xã hội, nhất là về cách giao tiếp, Marketing, tâm lý khách hàng Nhanh nhẹn, tháo vát,có khả năng ứng xử, trình bày, thuyết minh và đặc biệt là có khả năng thuyết phục khách hàng. Thứ 2: Nâng cao chất lượng mạng lưới và chất lượng dịch vụ trên mạng. Chất lượng dịch vụ vùng phú sóng, chất lượng cuộc gọi, độ bảo mật. Để nâng cao chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi mạng lưới. Công ty cần phải tiến hành việc mở rộng vùng phủ sóng. Lắp đặt thêm các thiết bị kỹ thuật, tăng cường các trạm thu phát sóng, lắp đặt thêm các trạm BTS để tránh các sự cố xảy ra khi đàm thoại như rới cuộc gọi, ngẽn mạng, mất tín hiệu, nhiễu sóng, và tăng cường khả năng sử dụng điện thoại tại tất cả các vùng miền trên cả nước. Ngoài ra, VMS cần tiến hành thoả thuận với cục tần số để tiến hành khử nhiễu ở nhiều khu vực cung cấp dịch vụ. Đây là những biện pháp rất quan trọng mà VMS cần tiến hành vì chất lượng của cuộc gọi có ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng đến sự tin tưởng của khách hàng. Cần có sự phân bổ hợp lý các trạm BTS, vì ở những vùng trọng điểm. Tuy có nhiều vùng có nhiều trạm nhưng tình trạng nghẽn mạng vẫn xảy ra, nhưng tại nhiều nơi khác tuy có ít trạm hơn nhưng mà tình trạng này không xảy ra. Như vậy cần bố trí các trạm to nhỏ đan xen nhau để khắc phục tình trạng những vùng có mật độ quá dày như vậy.Trong năm 2007 này, VMS MobiFone dự kiến lắp đặt thêm 2000 trạm thu phát sóng mới, đồng thời nâng cao chất lượng các trạm thu phát sóng nhằm phủ sóng rộng rãi trên cả nước đến cả các vùng sâu, vùng sa… để mọi người đều có thể kết nối được với nhau, dù ở bất cứ nơi đâu. Giảm tình trạng ngẽn mạng, rớt mạng.. xảy ra vào các dịp lễ tết… Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng: Đối với các sản phẩm hàng hoá dịch vụ nói chung và các sản phẩm thuộc lĩnh vực thông tin di động nói riêng , chất lượng của nhân viên làm dịch vụ đối với khách hàng được coi giống như là thái độ của nhà cung cấp đối với các khách hàng. Thái độ của nhân viên niềm nở nhiệt tình đồng nghĩa với sự tôn trọng khách hàng được nâng cao, ngược lại , công tác tiếp xúc chăm sóc khách hàng không tốt thì sẽ dẫn đến một hình ảnh xấu của khách hàng vào doanh nghiệp, vào nhà cung cấp dịch vụ. Thái độ này được thể hiện qua thái độ của nhân viên chăm sóc khách hàng của các cửa hàng, show room, các điểm bán lẻ, của nhân viên trực trả lời điện thoại, của nhân viên thu cước, và của chính nhân viên làm cho doanh nghiệp. Rất nhiều khách hàng than phiền rằng, họ không nhận được thái độ phục vụ phù hợp của nhân viên mạng điện thoại này, mạng điện thoại kia, là ngay lập tức có ảnh hưởng đến những người xung quanh họ về hình ảnh của công ty. Đối với VMS MobiFone, dịch vụ khách hàng là một trong các yêu cầu của chính sách chất lượng của công ty. “ Bảo đảm giữ vị trí số một về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng” là một trong những cam kết mà Giám đốc Công ty VMS MobiFone Lê Ngọc Minh khẳng định nhân kỷ niệm 14 năm ngày thành lập công ty. Nhưng để đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất về điều này, thì công tác chăm sóc khách hàng cần phaỉ được quan tâm hơn nữa. Với 8 cam kết dành cho khách hàng, MobiFone hướng tới sự thoả mãn các yêu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo. Ngày càng đưa lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn, nâng cao chất lượng phục vụ. Chuyên nghiệp hoá đội ngũ bán hàng, làm tốt công tác hậu mãi cần được quan tâm hơn nữa, để đem lại sự hài lòng của người sử dụng sản phẩm dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tối ưu hóa bộ máy tổ chức bằng cách: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Trong thời kỳ mới, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của công ty. Bởi lẽ, con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Là một doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu ngành thông tin di động, công ty luôn tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nâng cao hơn trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý của các chuyên viên. Tăng cường công tác tuyển lựa đầu vào, để tìm cho công ty một đội ngũ lao động có kiến thức có chuyên môn, có tâm huýêt, mong muốn cống hiến vì sự lớn mạnh của công ty. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học để tăng cường nghiệp vụ, tiếp thu các công nghệ mới đối với các chuyên viên. Khuyến khích phát triển các đè tài nghiên cứu khoa học, các đề tài mang tính ứng dụng cao trong thực tế, khuyến khích nhân viên tự chau rồi, học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình để đem lại hiệu quả công việc ngày càng cao, thích ứng với các đòi hỏi của thời đại mới. Có chế độ đãi ngộ hợp lý với cán bộ công nhân viên: Đây là một trong những chính sách cần được quan tâm để giữ chân các cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ ở lại với công ty, họ làm việc và sẵn lòng cống hiến tài năng và trí tuệ của mình để phục vụ cho công ty. Các chế độ lương, thưởng, khuyến khích , các hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên cần được quan tâm hơn nữa để nhân viên cảm thấy gần gũi gắn bó với công ty, gắn bó với tập thể hơn nữa trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày để xây dựng đại gia đình VMS vững mạnh. Có chính sách thu hút nhân tài: Do yêu cầu của khối lượng công việc ngày càng tăng nên đội ngũ cán bộ cũng cần phải tăng theo. Bằng việc đưa ra các chính sách thu hút nhân tài như chế độ lương thưởng, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc sẽ giúo VMS thu hút thêm các nhân tài về phía mình để xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng có trình độ cao, có đủ sức để chèo lái con thuyền VMS, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhất là trong cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. - Nâng cao trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh): Có thể coi như tiếng anh là một thứ tiếng bắt buộc đối vơi nhân viên của VMS. Là một doanh nghiệp làm việc tiếp xúc, cung cấp cho thị trường sản phẩm thông tin là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao. Mà những công nghệ này không thể sản xuất tại Việt Nam mà là được chuyển giao từ nuớc ngoài. Do đó, để hiểu được các công nghệ đó thi ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong công việc. Cho nên, với các nhân viên , chuyên viên của VMS, ngoại ngữ cần được ưu tiên . Nhất là đối với các nhân viên trẻ, các nhân viên mơi vào thì đây phải là một yêu cầu bắt buộc để thực hiện việc hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài. Là những đôi tác thường xuyên tiếp xúc với VMS. - Bổ nhiệm có thời hạn, luân chuyển cán bộ : Điều này giúp cho các chuyên viên trong cùng một ngành dọc có thể phát huy được hêt tất cả các thế mạnh của mình, trong những khía cạnh khác nhau của cùng một lĩnh vực. Nhất là đối với các cán bộ quản lý. 2. Giải pháp về chính sách giá cả sản phẩm Chính sách giá có một tầm quan trọng lớn. Giá cả có ảnh hưởng to lớn đến khối lượng hàng hoá bán ra. Từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả luôn là tiêu chuẩn quan trọn tròn việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Chính vì vậy, chính sách giá cuả doanh nghiệp cần phải phù hợp với nhu cầu của thị trường để có thể tăng sức cạnh tranh, thu hút lôi kéo khách hàng đến với mình. Điện thoại di động , là một sản phẩmm cao cấp nên theo lý thuyết khách hàng sẽ đặt vấn đề chất lượng nên hàng đầu. Nhưng với môi trường cạnh tranh hiện nay, chất lượng là yếu tố luôn đựơc các nhà cung cấp cố gắng đảm bảo, thì vấn đề về giá cả là vấn đề đáng được quan tâm. Bởi trên thực tế, thu nhập của người Việt Nam còn thấp nên giá cả vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Chính Viettel, với việc lựa chọn đúng thời điểm đưa ra chính sách giá rẻ và họ đã thành công. Việc xác lập một chính sách giá đúng đắn đối với một doanh nghiệp để họ có thể có lãi và lãi cao là một điều hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp để họ có thể có lãi và lãi cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, giá cả lại chịu tác động của nhiều yếu tố. Chính vì vậy, nhiều khi doanh nghiệp không thể tự mình quyết định được mức giá cho phù hợp. Công ty VMS MobiFone là một điển hình, hiện nay, mức giá các gói cước , các dịch vụ của MobiFone đều do bộ Bưu chính viễn thông quy định. Chính điều này làm cản trở lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với công ty thông tin di động VMS MobiFone, công ty áp dụng hai chính sách giá đối với sản phẩm hàng hoá và đối với sản phẩm dịch vụ. Để thực hiện được chiến lược mở rộng thị trường của công ty trong thời gian tới, việc đưa ra giải pháp về chính sách giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận lớn cho công ty là sản phẩm dịch vụ thông tin di động, vì thế việc bán các hàng hoá( bán máy và các phụ kiện) chỉ là biện pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ . Do vậy chính sách giá đối với hàng hoá cần được áp dụng linh hoạt theo hiệu quả của sản phẩm dịch vụ. Chính sách giá bán máy phải gắn liền với việc tăng số thuê bao của công ty thông tin di động góp phần mở rộng thị trường của mình. Công ty cần thực hiện triệt để hơn chính sách bán giá máy rẻ hơn cho khách hàng nào mua máy kèm hoà mạng vàg quy định một thời gian tối thiểu cho khách hàng sử dụng. Thời gian tối thiểu này sẽ gắn khách hàng với công ty, quen với dịch vụ cuả công ty, mặt khác, khách hàng còn có tâm lý không muốn thay đổi số máy sau khi sử dụng 1 thời gian dài. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khuyến mại, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng các dịch vụ cộng thêm Hiện nay, trên thị trường thông tin di động Việt Nam,khi mà việc cạnh tranh bằng vùng phủ sóng, bằng chất lượng mạng, bằng giá cả không còn mang lại hiệu quả cao, vì các mạng đều coi đó là chuyện tất yéu phải xây dựng nếu còn muốn kinh doanh trên thị trưòng, thì cuộc cạnh tranh bằng các dịch vụ giá trị gia tăng các dịch cộng thêm đang trỏ thành một chính sách tỏ ra có hiệu quả. Bởi vì, trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, thì các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ cộng thêm mang lại các tiện ích rất lớn cho người sử dụng. Dù họ ở bất cứ nơi đâu, họ cần cung cấp thông tin gì, chỉ cần gọi điện hay nhắn tin là có thể có đầy đủ các thông tin họ cần. Tiện lợi, đơn giản, nhanh chóng là những điều mà khách hàng mong muốn có được từ các nhà cung cấp. Để dễ dàng có được những điều đó, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đã cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích, đầu số của các dịch vụ giá trị gia tăng này được tích hợp sẵn trong sim của nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động. Hiện nay, đã có nhiều dịch vụ được khách hàng quen thuộc biết tới, được cung cấp tại hầu hết các mạng điện thoại di động như tải nhạc chuông hình ảnh, nhạc chờ,các cuộc gọi nhỡ, các dịch vụ trên nền tin nhắn như dịch vụ thông tin bằng tin nhắn, tin quảng bá, tra cứu cước nóng, trả lời khách hàng, tra cứu kết quả bóng đá, tin tức….GPRS, MMS, hộp thư thoại, nhắn tin quốc tế…. Các dịch vụ này đã góp phần mang lại rất nhiều những ích lợi cho khách hàng và đang ngày càng trở thành một yếu tố không thể thiếu giống như điện thoại di động đã trở thành nhu cầu tất yếu của mọi công việc. Tuy nhiên, các dịch vụ mà các nhà cung cấp thì ngày càng tăng nhưng các dịch vụ mà khách hàng biết tới thì không nhiều, khách hàng chỉ biết đến một số dich vụ phổ biến, còn một số dịch vụ khác thì khách hàng không biết đến hoặc không rõ cách sử dụng. Nhiều khách hàng còn cảm thấy xa lạ với các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra. Do đó, không chỉ là việc cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng, tăng lên cả về số lượng, về lĩnh vực được cung cấp mà còn cần phải phổ biển các dịch vụ này đến với các khách hàng, tăng cường quảng bá, tiếp thị các dịch vụ này đến với khách hàng để họ biết, hiểu, sử dụng nhiều hơn các dịch vụ giá trị gia tăng đựơc cung cấp. Bằng nhiều cách khách nhau mà có thể quảng bá các nội dung này đến với khách hàng như phát hành các tờ rơi giới thiệu dịch vụ, đặt các loại tờ rơi này tại các điểm bán hàng chuyên, các điểm bán lẻ, phát miễn phí tại các điểm công cộng, làm quảng cáo giới thiệu dịch vụ….Đồng thời, cần phải đổi mới nội dung cho phù hợp với xu thế và thị hiếu tiêu dùng, quan tâm nhiều hơn đến sở thích của các nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cho phù hợp với nhu cầu của họ. Một trong những biện pháp để thu hút khách hàng hiện nay phổ biến và được tất cả các mạng thông tin di động quan tâm là các hình thức khuyến mại. Khuyến mại làm kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Khuyến mại quảng cáo là nhằm mục đích đánh vào tâm lý khách hàng, bằng cách đưa lại cho họ một phần lợi ích mà nhà cung cấp có được. Khách hàng sẽ cảm thấy rằng mình có được nhiều lợi ích , nhiều cơ hội hơn từ các chương trình khuyến mại quảng cáo mà nhà cung cấp đưa lại. Các chương trình khuyến mại chủ yếu hiện nay đang áp dụng là : tặng ngày sử dụng, tặng thêm tiền khi nạp tiền vào tài khoản, bốc thăm trúng thưởng….các hình thức này áp dụng đã đem lại nhiều kết quả nhưng cũng đã bộc lộ không ít những tồn tại. Có thể kể đến như, tặng tiền khi khách hàng mua sim mới, biện pháp này kích thích khách hàng mua sim mới nhiều hơn, đồng nghĩa với số lượng thuê bao gia tăng nhưng theo đó, cũng có nhiều thuê bao ảo xuất hiện, khi mà gọi hết số tiền đã có trong sim mới này họ đổi sim khác thay vì nạp thẻ bởi vì, số tiền có được khi mua sim mới nhiều hơn là khi nạp một thẻ nạp tiền mới. Có rất nhiều thuê bao ảo xuất hiện, tình trạng này làm cho doanh thu thực của nhà cung cấp giảm đi nhiều. Phải bằng các biện pháp khuyến khích các thuê bao đang hoạt động và đồng thời phát triển sim mới đối với các thuê bao lần đầu sử dụng điện thoại di động hay muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động. Để làm được việc này không phải là điều đơn giản khi mà trên thị trường tất cả các mạng di động cùng chạy theo cuộc chiến số lượng thuê bao, tất cả các mạng gia tăng và gia tăng khuyến mại. Khuyến mại để lôi kéo nhiều khách hàng về phía mình. Thực ra, các thuê bao trả sau, và một phần các thuê bao trả trước là những người không muốn thay đổi số điện thoại di động, họ là những khách hàng trung thành với nhà cung cấp. Bởi số điện thoại của họ gắn với các mối quan hệ của họ, đổi số gắn liền với việc thay đổi thông báo tới rất nhiều người. Đây không phải là việc làm mà nhiều người mong muốn. Do đó, các nhà cung cấp nên dành cho họ- nhũng thuê bao đang hoạt động những sự ưu đãi để họ đã là khách hàng trung thành thân thiết thì sẽ ngày càng trung thành với mạng. Khách hàng trung thành với sản phẩm nhưng họ cũng có xu hướng thay đổi sản phẩm nếu họ có đựoc một nhà cung cấp tốt hơn, dịch vụ có nhiều tính năng vượt trội hơn so với nhà cung cấp hiện có của họ. Do đó, cần phải quan tâm đến họ, thực hiện các chính sách khuyến mại thích hợp nhằm giữ họ lại với mạng thông tin di động của mình. Trong các dịp lễ tết, các mạng nên có các hình thức thưởng, tặng quà phù hợp với các thuê bao đang hoạt động và có những chương trình khuyến khích đối với các thuê bao mới, đặc biệt là các thuê bao trả sau. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu MobiFone MobiFone, một trong những thương hiệu mạnh Việt Nam. Từ lâu đã đựoc nhiều người sử dụng biết đến với tư cách là một mạng dẫn đầu trong ngành thông tin di động. So với các mạng có mặt trên thị trường, thì MobiFone có thể coi là cây đại thụ. Là doanh nghiệp được thành lập sớm nhất(năm1993) và luôn là một doanh nghiệp đứng ở vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, cũng có thể thâý, ngày càng có nhiều nhà cung cấp trên thị trường, họ ra sau, biết khai thác những lợi thế và tránh các sai lầm của các nhà cung cấp đi trước đó. Do vậy, để củng cố và phát huy vị thế có sẵn của mình là một điều mà phải làm liên tục, và cần phải đẩy mạnh hơn nữa hình ảnh của MobiFone trong mắt khách hàng. Theo lộ trình 3 năm, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì các công ty nước ngoài có thể vào Việt Nam dưới hình thức các công ty liên doanh. Khi đó, với sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật, chắc chắn các mạng sẽ còn phát triển mạnh hơn hiện nay rất nhiều, cuộc chiến cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn bhiện nay rất nhiều. Cho nên, ngay từ bây giờ, khi chúng ta vẫn còn bị hạn chế bởi số lượng các nhà cung cấp có mặt trên thị trường, và nhiều yếu tố còn bị ảnh hưởng kiểm soát bới các yếu tố luật pháp,thì chúng ta phải tăng cường công tác xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu hơn nữa. Trước hết, đã có thương hiệu mạnh, thì phải gìn giữ và phát huy nó. Trong trường hợp này, thì các biện pháp Marketing đóng một vai trò quan trọng. Các biện pháp như tài trợ chương trình, báo chí,truyền hình, các tham gia tài trợ các hoạt động xã hội, tổ chức các buổi giới thiệu chương trình hoặc kết hợp với việc tổ chức một chương trình nào đó…. để quảng bá hình ảnh của MobiFone. Xây dựng một hình ảnh một mạng thông tin di động chất lượng tốt, phục vụ chuyên nghiệp, đem lại sự hài lòng cho khách hàng là một việc mà các nhân viên của công ty luôn cần phaỉ nỗ lực để làm được . Trong xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các biện pháp củng cố hình ảnh, thương hiệu đã và đang được quan tâm nhưng cần được đa dạng hoá các hình thức tạo dựng hơn nữa để hình ảnh của MobiFone đi vào lòng khách hàng như là một người bạn đồng hành đáng tin tưởng tại mọi lúc mọi nơi. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Khi Việt Nam gia nhập WTO, theo lộ trình 3 năm, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường thông tin di động. Phá bỏ độc quyền trong cung cấp dịch vụ, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài VNPT phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hoá, việc này giúp làm giảm rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập. Bởi vì, cổ phần hoá giúp người lao động tăng quyền chủ động của mình, hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả hơn. Gia nhập WTO, thách thức đối với toàn ngành bưu chính viễn thông nói chung và với công ty VMS MobiFone là không nhỏ. Vì quy mô mạng lưới của chúng ta còn nhỏ, năng lực của doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế, sức cạnh tranh còn chưa cao. Cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của đối tác sẽ tạo nên một áp lực ghê gớm với hoạt động dịch vụ vốn còn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước. Không chỉ đối mặt với tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng chưa vững về luật pháp, đặc biệt là các thông lệ, điều ước quốc tế. Chúng ta cần tăng cường đội ngũ nhân lực, đồng thời phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh tạo động lực cho phát triển vừa tương thích với các quy tắc quốc tế, vừa phải bảo vệ tốt các doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Kết luận Năm 2007, năm đầu tiên của Việt Nam gia nhập WTO. Đã thấy có nhiều sự biến đổi trong nền kinh tế của đất nước, và chắc chắn sẽ có nhiều hơn những sự thay đổi do xuất hiện một số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước. Thị trường dịch vụ thông tin di động của Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấpVới 6 nhà cung cấp cùng chia sẻ miếng bánh thị trường, với những chính sách, các chương trình khuyến mại quảng cáo rầm rộ, sự lớn mạnh của các nhà cung cấp trẻ tuổi đã làm cho cuộc chiến trên thị trường thực sự trở nên sôi động. Trên thị trường hiện nay, tuy rằng có ít nhiều những sự phân cấp trong các mạng điện thoại di động, nhưng với các chính sách thu hút khách hàng của mình, các doanh nghiệp có thể đảo ngược tình thế. VMS MobiFone, với vị thế là mạng thông tin dẫn đầu ngành thông tin di động cũng đã và đang cố gắng để duy trì vị trí này trước sự lớn mạnh không ngờ của các nhà cung cấp trẻ tuổi. Trong bối cảnh mới, với vị thế mới sắp tới là một doanh nghiệp cổ phần chứ không chỉ là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông, chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn lao trong thời gian tới. Với thời gian thực tập ngắn ngủi, chỉ có 4 tháng, em đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề cơ bản của thị trường thông tin di động Việt Nam, của công ty thông tin di động VMS MobiFone, bằng các phương pháp nghiên cứu và phân tích để đánh giá về khả năng cạnh tranh của công ty hiện tại và trong tương lai, từ đó đề nghĩ những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động trong thời gian tới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các anh các chị trong phòng kế hoạch bán hàng và Marketing công ty thông tin di động VMS MobiFone. Em xin được chân thành cảm ơn tất cả các anh chị đặc biệt là anh Nguyễn Đình Chiên- phó phòng kế hoạch bán hàng và marketing và anh Nguyễn Ngọc Linh, đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Về phía khoa Thương mại trường Đại học Kinh tế quốc dân, em cũng xin được cảm ơn Giáo sư - tiến sĩ Đặng Đình Đào, người đã hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập,qua đây, em cũng mong nhận được sự chỉ bảo hơn nữa của các thâỳ cô, các anh chị để em hoàn thiện chuyên đề của mình hơn nữa. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS Hoàng Minh Đường- PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc – 2005-Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại - NXB Lao động xã hội. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang-2005- Giáo trình Marketing thương mại.- NXB lao động xã hội Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 10 năm ( 1994-2004).báo cáo tổng kết giai đoạn 2001-2005, báo cáo tổng kết năm 2006, báo cáo phương hướng hoạt động năm 2007 - công ty thông tin di động VMS MobiFone Đặc san tài liệu tham khảo của VNPT Bảng cam kết về dịch vụ hàng hoá của bộ thương mại về việc Việt Nam gia nhập WTO Báo cáo tuần, báo cáo tháng, phòng kế hoạch bán hàng và Marketing- công ty thông tin di động VMS MobiFone. Bàn về cạnh tranh toàn cầu. Chìa khoá nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Các Website: www.mobifone.com.vn www.vnpt.com.vn www.mot.com.vn www.vneconomy.com.vn.... Và một số trang khác. Phụ lục 1 Cam kết về lĩnh vực dịch vụ viễn thông khi Việt Nam gia nhập WTO Công ty nước ngoài muốn được cung cấp dịch vụ qua biên giới đối với các dịch vụ điện thoại, truyền dữ liệu, telex, điện báo phụ thuộc vào đường truyền bằng dây và di động trên mặt đất thì phải đạt được thoả thuận thương mại với một đối tác được thành lập tại Việt Nam, đồng thời phải được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế. Còn những dịch vụ viễn thông trên mà dựa vào vệ tinh quốc tế của Việt Nam được chính phủ Việt Nam cấp phép, trừ nhữn dịch vụ viễn thông được cấp cho: Những đối tượng kinh doanh ngoài khơi, trên biển, tổ chức của nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ dựa vào tiện ích hạ tầng , truyền thanh , truyền hình, tổ chức quốc tế chính thức, văn phòng đại diện ngoại giao, lãnh sự, công viên phần mềm, khu công nghệ cao.. được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất Đối với những dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng, ngay khi gia nhập, các công ty nước ngoài được liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông( được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không vượt quá 51% vốn pháp định. Sau 3 năm gia nhập, các công ty nước ngoài được liên doanh với bất kỳ đối tác Việt Nam nào với phần vốn góp không vượt quá 65% vốn pháp định. Đối với những dịch vụ phải dựa vào tiện ích hạ tầng, ngay khi gia nhập, các công ty nước ngoài được phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ( được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không vượt quá 49% vốn pháp định. Bên nào giữ 51% sẽ điều hành liên doanh. Đối với những dịch vụ viễn thông cơ bản, 3 năm sau khi Việt Nam gia nhập, các công ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất. Ngay khi gia nhập, các công ty cung cấp dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với bất kỳ đối tác nào, phần vốn góp không vượt quá 70% vốn pháp định. Các công ty cung cấp dịch vụ dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam( được cấp phép có thời điểm). Phần vốn góp không vượt quá 49% vốn pháp định. Những dịch vụ giá trị gia tăng như Email, thư thoại, thông tin mạng, phục hồi dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu điện tử, dịch vụ Fax giá trị gia tăng, lưu trữ, chuyển mã…được cam kết thực hiện tương tự như mục trên, phần vốn góp thay đổi theo từng lĩnh vực. Phụ lục 2 Dự báo thuê bao di động khu vực châu á thái bình dương ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31948.doc