Nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê Xuất khẩu của Việt Nam

Lời mở đầu Vào những năm cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế quốc tế trở lên đặc biệt sôi động. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tích tụ và tập chung tư bản ở quy mô cực kỳ lớn, nổi bật là làn sóng siêu sát nhập các công ty ( đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2001). Quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sôi động trên phạm vi toàn thế giới ..... Đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước nhảy vọt các nền kinh tế ngà

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê Xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y càng đan xen và có phần phụ thuộc vào nhau, quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn lên . Toàn cầu hoá kinh tế tỏ ra có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế , các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ xung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính vì thế xu thế toàn cầu hoá ngày càng cuốn hút vào nó nhiều dân tộc,q uốc gia có trình độ phát triến kinh tế , chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện và trong nhiều năm tới toàn cầu hoá chưa phải là công cụ tối ưu cho tất cả , chưa phải là một môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Các quốc gia, các dân tộc và các chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế không phải vì mục tiêu toàn cầu hoá, mà trước hết là tìm kiếm trong đó những lợi ích cho chính mình. Họ đều có ý định, hành động để thay đổi, tác động tới quá trình này theo hướng có lợi cho mình. Những lợi ích đó lại rất khác nhau, phức tạp đan xen và đầy mâu thuẫn, mức độ lợi thiệt của mỗi chủ thể trước hết phụ thuộc vào thế, lực và cách thức tham gia của từng chủ thể đó. Vì thế xu hướng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà thông qua quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau giữa các nước, trong sự mâu thuẫn, sung đột giữa toàn cầu và liên khu vực giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch. Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành là chủ thể của hội nhập kinh tế với thế giới, sức mạnh về kinh tế của mỗi quốc gia quyết định bởi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với kiến thức cơ bản học tập ở trường và thực tiễn khách quan thực tập tại VINACAFEI - Hà Nội em chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam “. Mục đích của đề tài : - Hệ thống một cách khái quát về những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh. - Đánh giá tình hình xuất khẩu cà fê của Việt Nam trong thời gian qua. - Đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu hoạt động của ngành cà fê Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình xuất khẩu cà fê Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghệ chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành đem lại cho đất nước trong những năm qua . Để hoàn thành tốt bài luận văn này em đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau : - Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử . - Phương pháp lô gic. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Nội dung đề tài : Chương I : Cơ sở lý luận chung về việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường . Chương II : Thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà fê Việt Nam trong thời gian qua. Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới . Trong quá trình tiến hành bản luận văn này em đã nhận được sự động viên, tham gia, đóng góp ý kiến của các cô chú ở VINA CAFEI - Hà Nội, cùng các bạn bè và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp em. Qua đây em xin trân trọng gửi lời cảm ơn, trân thành đến tất cả mọi người đã có những đóng góp thiết thực và to lớn trong việc hoàn thành bản luận văn này. Do năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn có hạn, bản luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em mong được sự chỉ dẫn góp ý và thông cảm. Chương I Cơ sở lý luận chung về việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. I/ Những lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 1. Kinh tế thị trường là gì : Các nhà kinh tế học hiện đaị dựa trên cơ chế vận hành đã đưa khái niệm như sau : Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường - trong nền kinh tế này sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Do thị trường quyết định. Kiểu tổ chức kinh tế này tồn tại ở các nước tư bản từ thế kỷ XV và ngày nay là hình thức kinh tế chung của hầu hết các nước trên thế giới. Như vậy nói tới nền kinh tế thị trường về thực chất là nói tới cơ chế thị trường. Vậy thế nào là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là 1 cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường, trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản nhất của nó là cung cầu và giá cả thị trường. 2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường. Nhìn vào bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, dù là kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, tây âu, Nhật hay kinh tế thị trường sơ khai như ở Việt Nam hiện nay đều có những nhân tố cơ bản là hàng, là tiền, là bán, là mua, là cung, là cầu. Nhân tố thứ nhất của thị trường là hàng hoá. Về khái niệm, hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người có khả năng thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của người ta, được trao đổi mua bán trên thị trường. Một là : hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người. Như chúng ta đã biết điều kiện thứ 2 của sản xuất hàng hoá là ( Sự tách biệt về kinh tế của ngươì sản xuất do sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định) thì chỉ có những vật nào mà người ta chiếm hữu mới được trao đổi theo nguyên tắc hàng hoá. Người ta chỉ có thể mua bán những cái gì mà họ chiếm hữu chứ không thể mua bán cái mà họ không có. Trong đối tượng chiếm hữu của con người, có những sản phẩm do lao động của con người tạo ra, nhưng cũng có những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra những con người đã chiếm hữu được, được thừa nhận là của họ. Sản xuất càng phát triển, đối tượng chiếm hữu của con người ngày càng đa dạng, từ chiếm hữu những vật tự nhiên, đến những vật do lao động của con người tạo ra, từ chiếm hữu tư liệu sản xuất đến chiếm hữu giá trị, trong nền kinh tế hiện đại việc chiếm hữu trí tuệ ngày càng phổ biến và quan trọng. Hai là : Đã là hàng hoá thì đối tượng đó phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, hay nói một cách khác nó phải có giá trị sử dụng, hay có 1 công dụng nhất định cần cho con người mới cần đến nó và mua bán nó. Không ai muấn mua 1 vật vô ích với họ, 1 sản phẩm hỏng để không thể thoả mãn được 1 nhu cầu nào của họ. Cần thấy rằng nhu cầu của con người rất đa dạng những có thể chia thành 2 loại cơ bản là nhu câù tiêu dùng và nhu cầu cho sản xuất. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như : Cơm ăn áo mặc, nhà ở giày dép, phương tiện đi lại và các dịch vụ như sách báo, phim ảnh ..... Từ đây nó lại được chia thành các nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần của con người. Theo đà phát triển của nền văn minh thì cả nhu cầu tiêu dùng vật chất và nhu cầu tiêu dùng tinh thần đều tăng song nhu cầu tinh thần có xu hướng tăng nhanh hơn. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xúât bao gồm các nguồn lực của sản xuất như : Sức lao động, đất đai, vốn và dịch vụ sản xuất như bảo hiểm, tài chính .... Từ đó có thể khái quát các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu như sau: Hàng hoá tiêu dùng dịch vụ Tiêu dùng Dịch vụ Vật chất Tinh thần Hàng hoá Nhu cầu Đất đai ,sức lao động ,vốn Hàng hoá các yếu tố đầu vào và dịch vụ Sản xuất , dịch vụ sản xuất Dịch vụ sản xuất Dịch v Tuỳ theo đặc tình giá trị sử dụng, một vật có thể đáp ứng một số nhu cầu nhất định, nhưng khi sử dụng một vật có thể đáp ứng được 1 loại nhu cầu cụ thể. Sự phát triển đa dạng của các laọi hình giá trị sử dụng, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và phạm vi phong phú của nhu cầu. đồng thời bản thân nhu cầu lại tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều loại hình giá trị sử dụng mới. Ba là : đã là hàng hoá, thì đối tượng chiếm hữu phải được trao đổi theo nguyên tắc bồi hoàn, tức là mua bán trên thị trường. điều này có nghĩa là phải tính đến giá trị của hàng hoá. Đứng về phía người sản xuất, giá trị là lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá. Đó là những chi phí mà người ta bỏ vào sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trên thị trường. Về mặt cơ cấu giá trị hàng hoá bao gồm 2 bộ phận lao động vật hoá, tức là những chi phí vật chất bởi vào sản xuất hàng hoá và lao động sống, tức là hao phí sức lực cho quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá. Nếu ký hiệu lao động vật hoá là C, lao động sống là V + M thì trị giá hàng hoá bằng C +V+ M . Nhân tố thứ 2 của kinh tế tị trường là tiền tệ. Tiền tệ là hàng hoá đặt biệt tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung, phục vụ cho quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. Nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Sự phân tích về nguồn vốc và bản chất của tiền tệ đã được Mác trình bày một cách rõ ràng trong bộ tư bản, và được các nhà kinh tế học đương đại tiếp tục bổ xung và hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhờ có tiền mà hàng hoá vận động thông suất từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng, tạo nên quan hệ hàng tiền trong nền kinh tế thị trường, vì vậy A SMITH đã nói tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông hàng hoá. Nhân tố cơ bản khác của kinh tế thị trường là hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng. Nếu như các nhân tố và quan hệ tiền hàng là khách thể của kinh tế thị trường. Thì nhân tố và quan hệ hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng là nhân tố chủ thể của thị trường. Đối với hộ kinh doanh là người sản xuất và cung ứng hàng hoá trên thị trường hàng tiêu dùng. Vì vậy trên thị trường này họ là người bán hay sức cung. Song để có nguồn lực sản xuất hàng hoá tiêu dùng họ phải mua chúng trên thị trường yếu tố. Vì vậy ở thị trường này họ là sức cầu . Ngước lại đối với hộ tiêu dùng họ là người đi mua hàng hoá tiêu dùng. Vì vậy trên thị trường hàng tiêu dùng họ là sức cầu. Song để có tiền mua hàng tiêu dùng dịch vụ, họ phải có một hàng hoá nào đó bán trên thị trường yếu tố. Vì vậy trên thị trường yếu tố họ là sức cung. Họ cung sức lao động, nếu họ là công nhân, cung cấp đất, nếu họ là địa chủ, cung cấp vốn, nếu họ có vốn. Với vai trò khác nhau như vậy các chủ thể tham gia, các thị trường vốn tách biệt với nhau được nối liền với nhau tạo thành vòng vận động thông suất. Thị trường hàng tiêu dùng T T Cung Cầu Hộ tiêu dùng Hộ kinh doanh H H Thị trường yếu tố Cung H H T Cầu T Cần khẳng định rằng hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng là những nhân tố quyết định thị trường mà các nhà kinh tế học gọi là các thượng đế. Họ tiêu dùng là người quyết định thị trường, là thượng đế vì họ là người trả tiền cho hàng hoá đảm bảo cho các nhà kinh doanh chuyển hàng thành tiền. Vì vậy người ta nói người tiêu dùng bỏ phiếu tín nhiệm hàng hoá bằng đô la. Song kỹ thuật cũng là 1 ông vua khác trên thị trường vì nhu cầu của người tiêu dùng bị hạn chế bởi kỹ thuật sản xuất. Nếu có tiền mà kỹ thuật không cho phép thì cũng không thể có hàng hoá cung cấp cho thị trường. 3. Quy luật cung cầu - quy luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường. A. Mar Shall nói thị trường là nơi gặp gỡ giũa cung và cầu. Cung và cầu là sự khái quát hoá hai lực lượng cơ bản của thị trường, là người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng, của 2 khâu trong quá trình tái sản xuất là sản xuất và tiêu dùng. Về sức cầu : Sức cầu là hình thức biểu hiện của nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trên thị trường được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Nói cách khác cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau. Có thể có nhu cầu về hàng hoá song nếu không có tiền đảm bảo theo giá cả nhất định của hàng hoá đó thì sẽ không xuất hiện cầu. Cầu hàng hoá phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá. Giữa giá cả và số lượng đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu số lượng sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng thì giá trị sản phẩm hàng hoá đó ngày càng giảm xuống. Từ đó giữa cầu và giá có mối liên hệ sau đây : Nếu giá cả hàng hoá thấp thì người mua sẽ mua 1 khối lượng hàng hoá nhiều hơn và ngước lại. Đường cầu được biểu diễn như sau : P Đường cầu D Q Cầu hàng hoá phụ thộc vào nhu cầu mua sắm. Nếu nhu cầu mua sắm lớn thì có khả năng tăng cầu và ngược lại. Vì nhu cầu của các chủ thể kinh tế và cường độ nhu cầu của họ khác nhau, nên mỗi chủ thể kinh tế cần phải biết sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sao cho với quy mô thu nhập nhất định có thể thoả mãn nhu cầu cao nhất và có hiệu quả nhất. Nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hoá là khả năng mua sắm của các chủ thể kinh tế. Đến lượt nó khả năng mua sắm lại phụ thuộc không chỉ vào giá cả, mà còn phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người. Sự đột biến của thu nhập và giá cả tác động đến sự thay đổi của cầu, song theo nhiều hướng khác nhau. Giá cả hàng hoá tăng lên làm cho cầu hàng hoá giảm. Ngược lại thu nhập tăng làm tăng cầu. Một vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sức cầu là phân tích sự co giãn của cầu. Về khái niệm, sự co giãn của cầu là sự biễn đổi của cầu dưới ảnh hưởng biến đổi của giá. Nếu ký hiệu sự thay đổi của cầu là Dd/ d, sự thay đổi cuả giá là Dp / p, k là hệ co giãn của cầu thì k = Dd / d : Dp /p. Có 3 trường hợp về hệ số k k> 1, trong trường hợp 1 sự thay đổi nhỏ về giá dẫn đến sự thay đổi lớn về cầu. k <1, trong trường hợp 1 sự thay đổi lớn về giá dẫn đến sự thay đổi nhỏ về cầu. k = 1 trong trường hợp 1 sự thay đổi về giá dẫn đến sự thay đổi tương ứng về cầu. Việc nghiên cứu phân tích hàng hoá thuộc loại k như thế nào là có ý nghĩa quan trọng đối vơí doanh nghiệp để họ đưa ra giá cả vừa đảm bảo được cầu của thị trường, tiêu thụ được hàng hoá không bị ứ đọng, vừa đảm bảo thu nhập, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về sức cung . Cung là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các chủ doanh nghiệp mang bán trên thị trường với giá cả nhất định. Giữa cung và sản xuất có mối liên hệ với nhau. Song không phải là 1. Ví dụ : năm 1998, nông dân việt Nam sản xuất ra 29 triệu tấn lương thực, song không mang hết ra thị trường, như vậy sản xuất lớn hơn cung. Hoặc có những loại hàng hoá, nhờ có nhập khấu mà cung lớn hơn sản xuất. Giữa cung và giá có một mối liên hệ với nhau. Nhìn chung khi giá cả hàng hoá tăng lên sẽ kích thích sản xuất, do đó tăng cung. Vậy quan hệ giữa cung và giá cả là quan hệ tỷ lệ thuận P Đường cung S Q Cũng như cầu cung cũng thay đổ dưới tác động của giá cả hàng hoá. Tuy vậy, nó có đặc điểm khác biệt với cầu, khi giá cả thay đổi sẽ làm cho cầu thay đổi. Còn đối với cung điều này chưa hẳn đã xảy ra. Sở dĩ như vậy là vì, ngoài tác động của giá cả hàng hoá, cung còn đồng thời phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan như thuộc tính giá trị sử dụng, giới hạn khả năng sản xuất, quy mô sản xuất doanh nghiệp, tài phán đoán cuả chủ doanh nghiệp, vì vậy khi xem xét sự thay đổi cuả cung cần phải phân tích cụ thể các trường hợp sau đây: Thứ nhất : Do đặc tính giá trị sử dụng của các loại hàng hoá. Với loại nông phẩm không dự trữ được phải bán với loại giá thì mặc dù giá cả có thể tăng lên, song cũng không thể làm cung tăng lêm được. Có thể giải thích bằng ví dụ vì sao rau giáp vụ ở thành phố lại đắt. Ngược lại đối với hàng công nghệ phẩm thì cung co giãn theo giá. Nếu giá hạ thì nhà kinh doanh sẽ kìm hàng lại chờ khi giá tăng sẽ tung ra thị trường. Thứ hai : Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nếu mọi khả năng sản xuất cuả doanh nghiệp đã được tận dụng, tức ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất, thì dù cho giá có thể tăng thế nào nữa, thì doanh nghiệp cũng không thể mở rộng sản xuất thêm để tăng cung. Ngược lại nếu doanh nghiệp còn tiềm lực, vốn, lao động và tài nguyên ... Thì khi giá tăng, họ có khả năng để khai thác và tăng cung . Thứ ba : Quy mô doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp nhỏ, sức cung thường thay đổi hơn so với doanh nghiệp lớn. Vì khi giá tăng doanh nghiệp nhỏ vận động nhanh hơn để ứng sử kịp thời và tăng cung. Thứ tư : Kinh nghiệm và tài phán đoán của chủ doanh nghiệp. Ví dụ trong trường hợp giá cả hàng hoá đang tăng, chủ doanh nghiệp phán đoán rằng đó chỉ là sự tăng lên tạm thời còn trong tương lai sẽ giảm xuống. Do đó họ lập tức đưa hàng hoá ra bán trên thị trường, làm tăng cung lên. Song nếu chủ doanh nghiệp cho rằng trong tương lai, giá cả hàng hoá còn tăng lên nữa, thì họ sẽ kìm hàng lại, không đưa ra tiêu thụ. Do vậy mặc dù giá cả tăng nhưng cung không thay đổi. Ngoài giá cả, nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi cung. Nếu thu nhập thấp, doanh nghiệp ít vốn, ít tiền dự phòng, các chủ doanh nghiệp phải bán hàng trong mọi trường hợp. Trong trường hợp này, chỉ một sự thay đổi nhỏ của thu nhập cũng làm cho cung thay đổi lớn. Ngược lại, nếu thu nhập cao, doanh nghiệp trường vốn, sẵn tiền dự phòng thì các doanh nghiệp chỉ bán hàng trong điều kiện có lợi cho mình. Trong trường hợp này dù có sự thay đổi lớn về thu nhập cũng không làm cho cung thay đổi nhiều hay sức cung cứng rắn. Cân bằng thị trường được thực hiện khi số cầu cân bằng với số cung. Cung và cầu về hàng hoá và giá cả thị trường của hàng hoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Gía cả thị trường là giá cả thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường. Trong cơ chế thị trường người mua đại diện cho sức cầu còn người bán đại diện cho sức cung. Người mua muốn mua giá cả hàng hoá thấp, còn người bán muốn giá cả hàng hoá cao. Vì vậy giá cả thị trường là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Giao điểm giá cả giữa người mua và người bán gọi là giá cả cân bằng, ở điểm giá cả cân bằng, cung và cầu về số lượng hàng hoá cân bằng với nhau, hay số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua bằng số lượng sản phẩm mà người bán cần bán. P S P0 M D Q0 Q Cung và cầu luôn vận động, biến đổi trên thị trường. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu về số lượng hàng hoá với giá cả hình thành quy luật cung - cầu. Quy luật này có tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, biến đổi dung lượng và cơ cấu thị trường và quyết định giá cả thị trường . II. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. 1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu: 1.1 Khái niệm : Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Thực chất xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cũng rất dễ đưa đến những hậu quả khó lường hết được vì nó phải đối đầu với toàn bộ hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất khẩu. Đây là một hoạt động nằm trong sự kiểm soát của các quốc gia xuất khẩu, cùng một mặt hàng do vậy khả năng khống chế của mỗi quốc gia riêng biệt là vô cùng khó khăn. Xuất khẩu, đó là việc bán sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài, nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, bởi vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá được vận chuyển ra ngoài quốc gia và đặc biệt là quan hệ buôn bán với người nước ngoài. Do vậy các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế phải tuân thủ các thông lệ quốc tế hiện hành. 2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò không thể thiếu trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất khẩu phản ánh một hình thức của quan hệ xã hội và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của mỗi quốc gia, do đó chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn về vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia qua những điểm sau : - Thông qua xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như được tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. - Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động . - Tăng thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho đất nước phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị tiên tiến thay thế cho những thiết bị cũ lạc hậu còn đang sử dụng để phục vụ chọ phát triển kinh tế của đất nước. -Xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh. Nhưng có cạnh tranh đã thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao tạo ra năng lực sản xuất mới. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất khẩu xuất phát từ thị trường thế giới thì nó sẽ đóng góp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm : + Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển ổn định. + Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại . + Thông qua xuất khẩu Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới. Do vậy buộc các doang nghệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng yêu cầu cao hơn và đòi hỏi khắt khe hơn. + Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành có liên quan phát triển . 2. Cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường . Môi trường vận động của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự ganh đua này khác với những cuộc ganh đua ở các lĩnh vực khác như trong văn hoá thể thao. Ganh đua trong lĩnh vực này là cuộc ganh đua một lần và có điểm kết thúc. Còn ganh đua kinh tế diễn ra thường xuyên liên tục, không có điểm dừng. Trong cuộc ganh đua này ai dừng lại sẽ bị thất bại trên thị trường. Một tính chất khác của ganh đua kinh tế là có tính chất quyết liệt, sống còn, không thể có cạnh tranh hoà bình, dễ chịu, êm ả. Người thất bại trong cạnh tranh là bị loại bỏ khỏi thị trường. Vì vậy có nhà kinh tế học gọi nó như là cuộc chiến tranh kinh tế và muốn chiến thắng trong cạnh tranh họ phải tìm ra kỹ thuật tấn công. Có 2 loại cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh trong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông . Cạnh tranh trong sản xuất là cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. Nó bao gồm cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các công ty cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Như đã nói ở trên,yêu cầu của giá trị trong sản xuất, dựa vào chi phí lao động xã hội cần thiết. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp nào có chi phí lao động cá biệt nhỏ hơn mức hao phí xã hội cần thiết sẽ có được siêu lợi nhuận. Để có siêu lơị nhuận, các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động làm cho chi phí sản suất nhỏ hơn so với doanh nghiệp khác. Điều đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng xuất lao động xã hội tăng lên, tạo điều kiện giảm trị giá và giá cả hàng hoá trên thị trường. Như vậy cạnh tranh trong nội bộ ngành chính là động lực cho sự phát triển, tiến bộ kỹ thuật. Không có cạnh tranh trong nội bộ, không có sáng kiến, cải tiến thì bản thân ngành đó và do đó toàn bộ nền kinh tế bị chì trệ. Nói 1 cách khác muấn có sự phát triển phải tạo ra sức cạnh tranh trong nội bộ ngành. Khác với cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh ngiệp sản xuất ở những ngành khác nhau nhằm tìm kiếm nơi đầu tư có lợi ( Có thị xuất lợi nhuận cao). Rõ ràng giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác như nhu cầu, tâm lý, tính chất quan trọng hay không quan trọng khác nhau nên cùng 1 lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ xuất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng những người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ xuất lợi nhuận thấp, có xu hướng dịch chuyển nguồn lực sang sản xuất kinh doanh tại những ngành có tỷ xuất lợi nhuận cao hơn. đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là ở những ngành trước kia có tỷ xuất cao sẽ thu hết các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng do đó cưng ứng hàng hoá vượt quá cầu của nó nên làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống, điều đó làm giảm tỷ xuất lợi nhuận. Ngược lại ở những ngành trước đây có tỷ xuất lợi nhuận thấp khiến cho 1 số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, cung nhỏ hơn cầu của nó. điều này làm tăng giá cả của hàng hoá và tăng tỷ xuất lợi nhuận của ngành này. Việc dịch chuyển nguồn lực và kéo theo nó sẽ là sự biến đổi tỷ xuất lợi nhuận giữa các ngành cứ diễn ra như vậy cho tới khi 1 số vốn đầu tư nhất định, dù đầu tư vào ngành nào cũng có tỷ xuất lợi nhuận ngang nhau mà người ta gọi đó là tỷ xuất lợi nhuận bình quân. Đó là tỷ số % giữa tổng số giá trị sản phẩm thặng dư và tổng số vốn ứng ra của toàn xã hội.nếu ký hiệu P’ là tỷ suất lợi nhuận bình quân ,C+V là vốn ứng ra, m là giá trị sản phảm thặng dư, thì Việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận bình quân (P) Và giá cả sản xuất sẽ là: Psản xuất=K+P (K là chi phí sản xuất) Như vậy cạnh tranh giữa các ngành đã thực hiện dịch chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác dẫn đến sự cân bằng cung cầu sản phẩm các ngành và bình quân hoá tỷ xuất lợi nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việc đầu tư giữa vốn các ngành khác nhau. điều đó tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển. Cùng với việc cạnh tranh trong sản xuất còn có cạnh tranh trong lưu thông. Lưu thông là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá. Vì vậy cạnh tranh trong lưu thông gồm có cạnh tranh giữa người bán và người mua, giữa người bán với người bán và giữa người mua với người mua. Cạnh tranh giữa người bán với người mua chính là sự tác động qua lại giữa sức cung và sức cầu trên thị trường. Sự cạnh tranh này dẫn đến hình thành giá cả cân bằng trên thị trường. Cạnh tranh giữa người bán với người bán lại có tác động khác. cùng 1 loại hàng hoá có nhiều người bán. Nếu với 1 giá cả nhất định, người này không bán thì có thể người khác sẽ bán hàng hoá đó với giá đó. Vì vậy giữa những người bán cạnh tranh để bán thường làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống. Cạnh tranh giữa người mua với người mua lại có tác động ngược lại và làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Với các loaị cạnh tranh và tác động của chúng như vậy thì cạnh tranh là điều kiện không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Nó tạo ra môi trường hoạt động bình thường cho sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển. Tuy vậy cần thấy rằng các tác động của cạnh tranh chỉ diễn ra trong điều kiện nền kinh tế hoạt động theo trật tự tự nhiên, theo nguyên tắc tự do. Nguyên tắc này bị vi phạm, bị lấn áp của tình trạng độc quyền thì cạch tranh sẽ không tạo ra được môi trường cho sự phát triển nữa. 3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu. Trong hoạt động ngoại thương, nhất là để đẩy mạnh công tác xuất khẩu, chúng ta phải có nhiều biện pháp để nâng cao cạnh tranh của các hàng hoá. Như vậy ta phải hiểu như thế nào là khả năng cạnh tranh của một hàng hoá, những quan điểm chung nhất của vấn đề này được phát hiện như sau : Khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá là khả năng chiếm lĩnh thị trường, giữ vững và phát triển thị trường hàng hoá đó. Từ quan điểm này cho ta thấy rằng một số hàng hoá làm được thị trường chấp thuận càng nhiều thì khả năng cạnh tranh của hàng hoá đó càng cao. Sự chiếm lĩnh, giữ vững và phát triển thị trường của một hàng hoá là do những ưu điểm của nó được thể hiện ở nhãn hiệu, giá thành, chất lượng, số lượng... Tuỳ từng loại hàng hoá mà ta xem xét tới các yếu tố này. Có thể một hàng hoá có giá thành rẻ ( Do tiền công lao động thấp ) nhưng chưa chắc đã được người tiêu dùng chấp nhận vì chất lượng và sự phù hợp của nó không cao. Để hiểu rõ sức mạnh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tôi xin đưa ra 3 chỉ số của cái gọi là lợi thế so sánh biểu thị ( RCA) để tính cho hàng xuất khẩu của ta. Chỉ số thứ nhất gọi là hệ số xuất khẩu hàng hoá so với tổng thương mại ( nx(ij)) hệ số này cho biết tỷ trọng của xuất khẩu hàng j trong toàn bộ trao đổi hàng hoá đó của nước i. Hệ số này theo cách nó được xây dựng, chỉ đưa lại cách nhìn khái quát đối với hướng dịch chuyển lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Chỉ số thứ 2 gọi là hệ số hoạt động xuất khẩu ( ep ( i j) ) thể hiện tỉ trọng xuất khẩu của mặt hàng j của một quốc gia i trong tổng xuất khẩu. Chỉ số thứ 3 gọi là hệ số chuyên môn hoá xuất khẩu ( e s ( i j ) ) tỉ số này cho biết tỉ trọng của hàng hoá đó trong tổng xuất khẩu của hàng hoá đó của thế giới. Trong phân tích RCA không cho thấy rõ những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, nhưng từ đó sẽ thấy được những lĩnh vực mà ở đó ta có thể gặp khó khăn do đó chúng ta phải có giải pháp can thiệp nhất định. 4. Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng, lợi nhuận là động lực của cạnh tranh và chi phối hoạt động của kinh tế thị trường. Trong thời kỳ đầu phát triển của kinh tế thị trường, các nhà kinh tế học trọng thương thấy rằng “ Kinh tế học là khoa học về của cải thương mại và nhiệm vụ của nó là bán nhiều mua ít “. Thời kỳ đầu sản xuất phát triển A. SMITH nhà kinh tế học Anh đã khẳng định lợi nhuận là động lực của các nhà kinh doanh. Ông nói: “ Mỗi kinh tế nhân hoạt động thấy tư lợi, chỉ biết tư lợi và làm theo tư lợi “. Mác cũng đồng ý với các nhà kinh tế học trước mình, khi trích câu nói “ nhà tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không ._.có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, giống như giới tự nhiên ghét sợ chân không. Lợi nhuận thoả đáng người ta sử dụng tư bản ở khắp nơi. Lợi nhuận 50 % tư bản hăng máu lên, lợi nhuận 100 % tư bản không biết sợ là gì và lợi nhuận 300 % thì chẳng 1 tội ác nào mà tư bản không giám tới, dù có bị treo cổ cũng không sợ “ Trong cuốn kinh tế học PASAMUENSON viết : Các nhà kinh doanh chuyển nguồn lực của mình vào những nơi sản xuất hàng hoá mà xã hội cần thiết hơn đồng thời từ bỏ những nơi sản xuất hàng hoá mà xã hội không có nhu cầu. Kinh tế thị trường dùng lợi nhuận, lỗ lãi giải quyết các vấn đề cơ bản sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? điều đó có nghĩa các nhà kinh doanh chỉ sản xuất ra cái gì mang lại cho họ nhiều lợi nhuận nhất. Chính vì thế mà họ có thể sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người song cũng có thể sản xuất ra vũ khí, súng ống đạn dược, những thứ tiêu huỷ đời sống con người, điều đó cũng do lợi nhuận chi phối. Nhà kinh doanh sản xuất như thế nào, dùng các công cụ sản xuất nào, công nguyên liệu nào cũng do lợi nhuận chi phối. Nếu sản xuất cũng không mang lại cho nhà kinh doanh nhiều lợi nhuận hơn thì họ sử dụng công cụ thủ công. Còn nếu phải cần máy móc công nghệ hiện đại mới tạo ra cho họ lợi nhuận nhiều hơn thì họ sẽ sử dụng máy móc công nghệ mới. Trong kinh tế thị trường, ai trả cho nhà kinh doanh nhiều lợi nhuận nhất họ sẽ sản xuất sản phẩm cung ứng cho người đó. Trong thời đại ngày nay khi mà xu thế hội nhập quốc tế cũng như liên khu vực diễn ra ngày 1 nhanh chóng thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng như từng tế bào trong nền kinh tế có 1 ý nghĩa cực kỳ to lớn. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh, để tạo ra và chi phối các cơ hội đang xuất hiện, để kiểm tra không gian cạnh tranh mới. Sự sáng tạo và phát triển của tương lai mang đến đầy khó khăn thử thách hơn là đuổi kịp nó, ở đây công ty phải tìm ra 1 bản đồ riêng của chính mình . Mục tiêu không chỉ đơn giản là đuổi kịp sự đổi mới, quy trình sản xuất cuả đối thủ cạnh tranh và bắt chước phương pháp của họ mà nhằm phát triển 1 quan điểm độc lập về các cơ hội của ngaỳ mai, làm thế nào để khai thác được chúng. Mở đường mang lại lợi nhuận ích hơn là đạt đến tổ chức nào đó, người ta không thể đạt đến tương lai trước tiên bằng cách để cho ai đó đánh dấu tìm đường Như vậy cạnh tranh sẽ dẫn đến kết quả là làm cho giá cả có xu hướng ngày càng giảm, số lượng hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng, phù hợp với mong muấn của người tiêu dùng cao hơn. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải dành 1 phần lợi nhuận thích đáng để hiện đại hoá, đầu tư cho R/D và hạ chi phí sản xuất cảu doanh nghiệp. Để đứng được lâu dài trên thị trường của các daonh nghiệp phải đấu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại, không ngừng đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm và tăng năng xuất của lao động. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp. Điều này đã tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải giảm các chi phí, tối ưu hoá sản xuất đầu vào trong sản xuất kinh doanh. điều này 1 mặt cũng phù hợp với yêu cầu của xã hội, song bên cạnh đó cũng làm cho 1 số doanh nghiệp bị phá sản và nạn thất nghiệp sẽ chắc chẵn xảy ra. Có thể nói cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp 1 cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng cùng với lợi ích của xã hội. Cạnh tranh trên thị trường là cơ chế hai đầu. Một mặt nó đẩy các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản, mặt khác nó tạo môi trướng tốt cho 1 số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phát triển - cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, sự dụng lãng phí những nguồn lực xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Như vậy cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như của từng doanh nghiệp. Với cách hiểu như vậy ta thấy vai trò đặc biệt của nhà kinh doanh trong việc làm tăng sự giàu có của xã hội. Nhà kinh doanh có tài, sẽ sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận, trước hết cho bản thân họ và qua đó làm tăng sự giầu có của xã hội. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi là vấn đề hàng đầu trong việc chuẩn bị nguồn lực cho nền kinh tế hiện đại. 5. Các công cụ và thủ đoạn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Các doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ phổ biến trong quá trình cạnh tranh sôi động hiện nay là: Thứ nhất, chất lượng hàng hoá. Trên thương trường nếu nhiều hàng hoá có công dụng như nhau giá cả bằng nhau thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hoá nào có chất lượng cao hơn. Do đó, đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng của hàng hoá phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng đơn vị sản xuất, từng ngành, từng vùng và từng quốc gia. Thứ hai, giá cả hàng hoá. Hai hàng hoá có cùng công dụng, chất lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hoá nào có giá rẻ hơn. Giá cả hàng hoá được quyết định bởi giá trị hàng hoá. Song sự vận động của giá còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Mức sống còn thấp, người tiêu dùng tìm mua những hàng hoá có giá rẻ. Thực tế cho thấy hàng tiêu dùng của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Các nhà sản xuất đã thực hiện một chiến lược kinh doanh là làm ra hàng hoá có khả năng thanh toán thấp về phía mình. Trong kinh doanh để cạnh tranh về giá, một số doanh nghiệp chấp nhận ít lời, bán giá thấp nhưng dùng số nhiều để thu lại. Ngược lại, khi mức sống cao hơn người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều đến hàng hoá có chất lượng tốt, chấp nhận mức giá cao. Thứ ba, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại. Sức cạnh tranh của hàng hoá của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá cá biệt của họ thấp hơn giá trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòio hỏi các doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực để tăng năng suất lao động, hạ chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hoá nhằm làm cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn giá trị xã hội. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động, hợp lý hoá sản xuất, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại và trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tiễn đã chứng minh các doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển được cần có dây chuyền công nghệ mới, hiện đại có phương pháp tổ chức khoa học. Thứ tư, là thông tin. Một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp. Thông tin về thị trường mua bán, thông tin về tâm lý thị hiếu khách hàng, về giá cả, đối thủ cạnh tranh... có ý nghĩa quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Đầy đủ thông tin và xử lý thông tin đúng, một mặt giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, mặt khác qua thông tin có thể tìm ra và tạo ra lợi thế so sánh của doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị và đưa ra đúng thời điểm những sản phẩm mới thay thế để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá. Thông tin đủ, đúng hoặc bưng bít thông tin có thể thúc đẩy thị trường một cách tích cực hoặc tạo ra những nhu cầu giả tạo, hành vi cạnh tranh sai trái làm biến dạng thị trường. Vì thế không ngạc nhiên khi tình trạng quảng cáo sản phẩm hiện nay của các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, chi phí cho hoạt động quảng cáo, giới thiệu, trưng bày sản phẩm chiếm tỉ trọng nhất định trong chi phí chung của doanh nghiệp. Thứ năm, phương thức phục vụ và thanh toán trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương thức phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng. Ai nắm bắt được công cụ này sẽ thắng trong cạnh tranh. Bởi vì, công cụ này tạo ra được tiện lợi cho khách hàng. Phương thức phục vụ và thanh toán trước hết được thể hiện ở 3 giai đoạn của quá trình bán hàng: Trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng. Trước khi bán hàng, các doanh nghiệp thực hiện các động tác như: quảng cáo, giới thiệu, hướng dẫn thị hiếu khách hàng, các hoạt động triển lãm, trưng bày hàng hoá. Những động tác này nhằm hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là nghệ thuật, chào mời khách hàng, lịch sự, ân cần và chu đáo. Sau khi bán hàng, phải có các dịch vụ như bao bì và giao hàng đến tận tay người tiêu dùng và các dịch vụ bảo hành sửa chữa hàng hoá... Những dịch vụ này tạo ra sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Sau nữa, phương thức phục vụ trên sẽ phát huy tác dụng khi đảm bảo được các yêu cầu sau: các dịch vụ phải nhanh, chính xác... phương thức thanh toán phải linh hoạt, đa dạng bao gồm các loại như: thanh toán một lần, thanh toán chậm, bán trả góp, bán có thưởng, thanh toán linh hoạt khi trả bằng ngoại tệ. Thứ sáu, tính độc đáo của sản phẩm. Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thương trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt vòng đời của nó rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp là thường xuyên cải tiến mọi mặt sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, liên tiếp tung ra thị trường những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa đủ sức tạo ra tính độc đáo của sản phẩm mới thì có thể sử dụng nhãn hiệu của một sản phẩm đang được uy tín trên thị trường thông qua hình thức liên doanh. Sự thay đổi thường xuyên về mẫu mã nhãn hiệu hàng hoá cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Thứ bảy, chữ tín là công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: qui ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng, hay việc thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu... Những hành vi này sẽ thực hiện tốt hơn khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, giúp cho quá trình buôn bán diễn ra nhanh chóng tiện lợi. Mặt khác, công cụ này còn tạo cơ hội cho nhiều người ít vốn có điều kiện tham gia kinh doanh, do đó mở rộng được thị phần hàng hoá... tạo sức mạnh cho doanh nghiệp. Những ưu điểm đó giải thích vì sao trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài quôc doanh thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh linh hoạt hơn, có nhiều bạn hàng hơn. Tuy nhiên sử dụng công cụ này đòi hỏi các chủ thể cạnh tranh phải có bản lĩnh. Bởi vì có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như tình trạng chụp giật, bể hụi, đối tác làm ăn có ý đồ đen tối. Thứ tám, sự mạo hiểm rủi ro. Trong kinh doanh lợi nhuận doanh nghiệp thường tỷ lệ thuận với sự mạo hiểm rủi ro trong kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh có khuynh hướng đầu tư kinh doanh (kể cả đầu tư nghiên cứu khoa học) vào những mặt hàng mới, lĩnh vực mới mà rủi ro ở đó thường cao. Đây là khuynh hướng khách quan vì nó hy vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai. Mặt khác nó giảm được áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sự mạo hiểm chấp nhận rủi ro nhằm thu được lợi nhuận lớn bằng cách đi đầu trong kinh doanh là công cụ cạnh tranh cực kỳ hiệu quả, nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm trong quá trình cạnh tranh. Việc sử dụng hiệu quả công cụ này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài năng và bản lĩnh. Như vậy, các công cụ cạnh tranh mà các doanh nghiệp hiện nay sử dụng có thể khái quát lại như sau: Lấy chất lượng, rẻ, thông tin, nhanh, mới, nhiều, linh hoạt , lòng tin, nổi tiếng, thúc đẩy liên doanh, độc đáo, mạo hiểm và bán chịu để thắng trong cạnh tranh. Vì cạnh tranh là một qui luật trong nền kinh tế thị trường mà ở đó các chủ thể kinh tế tìm mọi biện pháp - cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình. Với nghĩa đó cạnh tranh bao gồm cả những thủ đoạn trong hoạt động kinh doanh. Thực tiễn cạnh tranh trên thương trường cho thấy các doanh nghiệp dùng các thủ đoạn như sau: Một là, dùng tài chính để thao túng. Đây là thủ đoạn khá phổ biến được áp dụng ở các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính lớn, mục đích là dùng sức mạnh tài chính để loại đối phương ra khỏi cuộc chơi độc chiếm thị trường. Động tác phổ biến là bán phá giá. VD: Coca cola ở Việt Nam. Hai là, sử dụng sự liên kết để thao túng thị trường. Mục đích của thủ đoạn này là các doanh nghiệp thực hiện sự liên kết nhằm khống chế thị trường, thu lợi nhuận độc quyền cao. Thủ đoạn này bao gồm liên kết về giá nhằm bóp chẹt người tiêu dùng, liên kết về vùng tiêu thụ hay cùng nhau phân chia thị trường, liên kết về chất lượng hàng bằng cách cùng nhau giảm chất lượng hàng hoá do đó giảm chi phí đầu vào mà vẫn giữ được nguyên giá cũ, liên kết về cung cấp hàng hoá bằng thủ đoạn thống nhất không cung cấp hàng hoá cho một tổ chức thương mại nào đó nhằm gây áp lực về giá bán... Ba là, móc ngoặc với quan chức nhà nước để lũng đoạn thị trường. Đây là thủ đoạn mà các doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội đầu tư tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi trong sản xuất kinh doanh thông qua hành vi mua chuộc hối lộ các quan chức nhà nước. VD: Vụ Tân Trường Sanh và Minh Phụng Epco. Bốn là, lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Pháp luật nhà nước dù được xây dựng đồng bộ, đầy đủ nhưng vẫn còn những kẽ hở. ở lĩnh vực thiếu luật hoặc luật chưa hoàn thiện thì ở đó xuất hiện tình trạng tiêu cực hay luật rừng. Khi văn bản không đồng bộ hoặc chồng chéo thì các doanh nghiệp tìm kiếm cách thức tạo ra lợi nhuận, lợi thế nhằm tháo gỡ khó khăn đưa doanh nghiệp vươn lên. Các thủ đoạn hiện nay thường thấy là lợi dụng sơ hở trong qui định mức thuế đối với các nhóm hàng, đặc biệt là đối với những qui định ưu đãi các mặt hàng xuất nhập khẩu, các mặt hàng tái xuất tạm nhập. Lợi dụng sơ hở trong nghiệp vụ ngân hàng để thế chấp cho vay, bảo hiểm... Các thủ đoạn trên được sử dụng mạnh mẽ hơn nhất là ở những nước vừa mới bước vào nền kinh tế thị trường với một hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Năm là, sử dụng các thủ đoạn phi kinh tế khác. ở nước ta mấy năm gần đây các thủ đoạn phi kinh tế trong cạnh tranh diễn ra theo mức độ từ thấp đến cao thể hiện ở các hoạt động sau đây: Thứ nhất, thông tin sai lệch về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tính năng của sản phẩm hàng hoá của bên đối thủ cạnh tranh. Thông tin sai lệch này thực hiện qua hai kênh: kênh không chính thức, bằng cách tung tin đồn thất thiệt được rỉ tai một cách có chủ ýđến người tiêu dùng và kênh chính thức thông qua quảng cáo rầm rộ, một mặt vừa khuyếch trương hàng hoá của mình, mặt khác quảng cáo so sánh bôi nhọ sản phẩm cạnh tranh. Thứ hai, làm giả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với chất lượng thấp, tạo ra những khuyết tật mà hàng thật không có để làm mất uy tín sản phẩm tiến tới loại trừ đối phương. Thứ ba, sử dụng gián điệp kinh tế để ăn cắp một công nghệ, chiến lược đầu tư phát triển của đối phương... nhằm tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Thứ tư, dùng bạo lực để loại trừ đối thủ cạnh tranh từ bỏ quyết định kinh doanh nào đó, ở mức thấp là đe doạ, gây khó khăn trong cạnh tranh, ở mức cao hơn là phá huỷ tài sản doanh nghiệp đối phương, thậm chí thủ tiêu đối phương. III . Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam . Không thiếu những lý giải về cạnh tranh cũng như những yếu tố quyết định của cạnh tranh dẫn đến thành công hay thất bại của một số ngành, công ty của một quốc gia. ở đây tôi cố gắng giải thích sự thành công của các ngành, các công ty trong môi trường thương mại quốc tế. 1. Lợi thế so sánh Những lý giải phổ biến nhất của lý thuyết về lợi thế so sánh là sự khác nhau giữa các quốc gia trong sự thiên phú tự nhiên về các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, khí hậu, tài nguyên, vốn... Quốc gia nào giành được lợi thế so sánh ở những ngành sản xuất rộng rãi các yếu tố mà quốc gia đó có được ưu thế hơn, quốc gia đó sẽ xuất khẩu các mặt hàng này và nhập khẩu những hàng hoá không có lợi thế so sánh. Trên cơ sở này làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia đó dựa vào chi phí sản xuất thấp. 2.Năng xuất. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xác định bởi năng xuất nền kinh tế quốc gia đó, nó được đo bằng giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất được trên một đơn vị lao động, vốn và nguồn lực và nguồn lực vật chất của nước đó. Năng xuất qua đó xác định tính cạnh tranh của nước đó trên trường quốc tế. 3. Các cơ sở kinh tế vĩ mô. Ngày nay các cơ sở kinh tế vĩ mô và chính trị cho việc phát triển và khả năng cạnh tranh kinh tế được nhận thức một cách khá rõ. Mỗi môi trường chính trị và một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định kéo theo nền tài chính vững mạnh, có sự tăng trưởng hợp lý về tiền tệ và tín dụng, một mức nợ có thể kiểm soát được, lạm phát tương đối thấp, giới hạn và vai trò thích hợp của chính phủ trong nền kinh tế cùng với sự mở cửa với các thị trường quốc tế là các yếu tố để thúc đẩy tăng trưởng. Thêm vào đó, lý thuyết tăng trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của tích luỹ trong nước và một tỷ lệ đầu tư quốc gia cao vào vốn vật chất con người và cơ sở vật chất. Vai trò chính của các biến số kinh tế vĩ mô là hình thành ra bối cảnh, những khả năng cạnh tranh ở các ngành và các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, các chính sách hợp lý ở tầm vĩ mô là những điều kiện, điều đó cần thiết đối với sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên một loạt chính sách kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải chuyển thành các chính sách kinh doanh có kết quả và có sức cạnh tranh. Ba yếu tố kinh tế vĩ mô có thể liên hệ đặc biệt với tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh và kiểm soát trong tương lai. - Việc tài trợ bên ngoài và nợ nhà nước : duy trì một chiến lược vốn thận trọng, đặc biệt hạn chế việc vay vốn bên ngoài không có các điều kiện ưu đãi. Tăng cường khả năng quản lý nợ nước ngoài. - Tích luỹ trong nước: thể hiện việc phát huy tiềm năng quan trọng đối với tích luỹ của khu vực tư nhân bằng việc cải tiến khuyến khích tiết kiệm, khôi phục lòng tin đối với khu vực tài chính cải tiến cách tiếp cận hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Huy động nguồn tiết kiệm bổ sung của chính phủ thông qua việc cải tiến quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước, hoàn thành chương trình cải cách thuế, hợp lý hoá hệ thống đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước đối với ngân sách nhà nước và cải tiến quản lý các dự án đầu tư công cộng. - Tỷ giá hối đoái : nâng cao khả năg cạnh tranh vè giá cả và qua đó xuất khẩu và cán cân thương mại cân bằng duy trì một mức tỷ giá hối đoái thực tế và có sức cạnh tranh. Tổng kết các tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đối với cạnh tranh điều quan trọng cần nhấn mạnh là vai trò của việc thay đổi các chính sách vĩ mô, tạo ra được môi trường cạnh tranh trong các ngành và doanh nghiệp. Ví dụ các chính sách kinh tế vĩ mô khuyến khích tỷ lệ đầu tư cao là có lợi, nhưng không chỉ đó thôi sẽ không tạo ra việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu xuất nếu đầu tư không thích thích hợp, nếu không có khả năng và các thể chế làm cho đầu tư có hiệu quả và không nên có các biện pháp khuyến khích và ép buộc đủ mạnh để tạo ra một trật tự thị trường. Những sự bóp méo về trị giá hối đoái và giá cả được khắc phục gạt bỏ trở ngại đối với năng xuất và cạnh tranh cao. Nhưng một môi trường cạnh tranh hiệu quả, các thể chế quản lý có chất lượng cao phải được đặt đúng chỗ để thực sự nâng cao năng xuất và cạnh tranh. Sự thận trọng đối với một mức nợ nước ngoài phụ thuộc vào nguồn vốn được đầu tư vào đâu. Xem xét trên khía cạnh điều chỉnh mức nợ tổng thể còn ít quan trọng hơn so với việc cải thiện môi trường kinh doanh, chiến lược và sự vận hành của các doanh nghiệp. Vì thế các chính sách hỗ trợ ở tầm vĩ mô là các điều kiện tiên quyết và cần thiết đối với tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh. Tuy nhiên đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để có thể mang lại hoạt động kinh doanh có hiệu qủa. Khi đó cải thiện cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi song song và độc lập có trong chính sách vĩ mô và chính sách riêng đối với các doanh nghiệp. 4. Họat động và chiến lược của công ty. Mặc dù các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp tạo tiềm năng cho cải thiện cạnh tranh, năng xuất chỉ được nâng cao với các doanh nghiệp cải thiện được năng lực của mình ở cấp các công ty và các ngành tương ứng. Một trong những cơ sở chính của năng xuất và khả năng cạnh tranh chính là chất lượng của các hoạt động và chiến lược của công ty. 4.1 Hiệu qủa hoạt động. Các công ty trên thế giới thành công là do đã không ngừng cố gắng cải thiện tình hình của mình qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động, áp dụng qui trình công nghệ mới, xử dụng nhiều nguồn cung ứng mới và khác nhau, giới thiệu và phân phối sản phẩm đúng lúc có những biện pháp về chất lượng và năng xuất. Các biện pháp đó được các công ty thực hiện liên tục vì có như vậy doanh nghiệp mới có sản phảm chất lượng cao nhất và chi phí suất thấp, tỷ lệ phế phẩm thấp và mức độ thoả mãn khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm tồn tại và thu hút được khách hàng, lợi nhuận thoả đáng trong tương lai. ở phần lớn các công ty Việt Nam người ta chưa thấy rõ những lỗ lực hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm. Các công ty còn xa mới đạt đến hoạt động tối ưu. Nhièu công ty dường như phó mặc hoặc ít quan tâm tới việc cải thiện không ngừng những hoạt động cuả mình, điều tất yếu để có thể đạt tới chuẩn mực quốc tế. Các công ty Việt Nam thường đổ nỗi cho máy móc lạc hậu cộng với thiếu vốn song đây không phải trở ngại chính trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Các công ty có khả năng cạnh tranh là những đơn vị có khả năng trong việc tìm kiếm các phương thức quản lý hoạt động mới tốt hơn bằng cách hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường dịch vụ khách hàng. Máy móc hiện đại gần như luôn có hiệu quả xem xét trên giác độ kỹ thuật, song để có hiệu quả trên giác độ kinh tế thì phải xem xét tới chi phí của nó. Chắc chắn máy móc hiện đại là cần thiết trong trường hợp nhưng thiết bị mới không phải là yếu tố quyết định chính khả năng này trong phần lớn các trường hợp nó chỉ góp phần nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nếu không quản lý có hiệu quả, kỹ năng tiếp thị năng động nhạy cảm, đào tạo có chất lượng và 1 cơ cấu kích thích tốt . Doanh nghiệp quốc tế thành công luôn cố gắng cung cấp nhiều giá trị nhiều hơn cho khách hàng bằng cách tập chung thoả mãn khách hàng phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và phân phối sản phẩm. Song các nhà quản lý Việt Nam ít khi nhận thấy tầm quan trọng vào việc tập trung vào khách hàng và tiếp thị sản phẩm cuả mình. Nhiều công ty hầu như thụ động trong việc tiếp cận với thị trường và định hướng khách hàng, nhiều công ty còn rất hiếm chủ động tìm kiếm khách hàng mới, nắm bắt và tham gia vào các hoạt động tiếp thị năng động trong nước hay quốc tế hoặc thử nghiệm mẫu sản phẩm mới, công ty thường dựa vào khách hàng mới để tiếp cận và tìm kiếm hoạt động mới. Điều đó có nghã là Công ty liên tục sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng giảm . Những sản phẩm đến lượt nó phải chịu ảnh hưởng cuả những người bán hàng quốc tế hùng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay theo sự phá giá tiền tệ của một số nước đối thủ cạnh tranh. Nếu kiểu cách tiếp cận thụ động này còn tiếp diễn, các công ty Việt Nam rất có thể bị bế tắc trong việc sử dụng các sản phẩm giá trị thấp và phạm vi cải tiến bó hẹp. Về vấn đề chất lượng sản phẩm cuả các công ty Việt Nam nói chung là thấp, phần lớn các nhà doanh nghiệp giải thích do công nghệ máy móc và thể chế .Song kinh nghiệm quốc tế còn cho thấy rằng nó phụ thuộc lớn vào nhà quản lý ( Tìm nguồn đầu vào ra, quy trình quản lý chất lượng , tổ chức .....) Bên cạnh đó các công ty Việt Nam còn yếu kém cả về tiếp thị sản phẩm quốc tế. Như vậy trở ngại của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam do: Thứ nhất : Môi trường kinh doanh manh mún, kém phát triển, một cơ cấu kích thích bóp méo, sự hỗ trợ của chính phủ đối với nhiều công ty và sức ép cạnh tranh hạn chế. Thứ 2 : Do bên trong, từ đó cần thiết phải có một quy trình liên tục xem xét và xây dựng các hoạt động của công ty để mang lại giá trị cho khách hàng và cả vận hành, hậu cần, tiếp thị, phân phối, dịch vụ cũng như các hoạt động hỗ trợ như hệ thống chất lượng, trang bị, đào tạo và nâng cao công nghệ để có thể đạt được điều đó công ty cần tiếp cận ba vấn đề chủ yếu sau : + Thông tin tốt hơn về công nghệ, sản phẩm, thị trường . + Hỗ trợ chuyên môn từ các nhà cung cấp, khách hàng và các tư vấn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, các chương trình tiếp thị và quy trình sản xuất phối hợp với thực tế tốt nhất của quốc tế . + Các nhà quản lý chuyên nghiệp có thái độ và xác định trách nhiệm của họ hướng vào lợi nhuận và thị trường. 4.2. Chiến lược công ty. Mặc dù nâng cao hiệu quả hoạt động là bước đầu tiên hướng tới nâng cao cạnh tranh nhưng như thế chưa đủ công ty cần có chiến lược. Các công ty Việt Nam có chiến lược để cố gắng tồn tại trong ngắn hạn hoặc chưa có chiến lược riêng phát triển công ty, ý tưởng chuẩn bị một chiến lược kinh doanh thực sự gặp phải thái độ hoài nghi từ một vài công ty. Nhiều công ty cảm thấy tầm nhìn là ngắn hạn, thị trường qúa mất ổn định, tài chính dài hạn dành cho chiến lược đầu tư không có và chiến lược thực hiện do ảnh hưởng lớn của chính phủ, từ thị trường và những thay đổi của chính sách thường tác động đến điều kiện tiến hành kinh doanh. Thái độ này là dễ hiểu vì thực tế ở Việt Nam các công ty thường không mấy xem xét nhiều tới chiến lược. Những thay đổi mạnh mẽ và ý tưởng mới thường bị phản đối vì các phương thức kinh doanh cổ điển vẫn hoạt động khá tốt, các thói quen còn thường là cố hữu bắt rễ sâu trong các tổ chức ở Việt Nam ở nhiều nơi. Tuy vậy các doanh nghiệp thành công đầu tiên là đã thay đổi cách thức kinh doanh cũ dịch chuyển mục tiêu và mở rộng khả năng kinh doanh của mình ở trong nước và quốc tế. Chiến lược kinh doanh riêng là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy cần xây dựng chiến lược tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từ chiến lược, tạo nên một công cụ cạnh tranh cho cuộc chiến dai dẳng. Trên thị trường, những chiến lược như thế không thể đề nghị từ bên ngoài . Cơ sở xây dựng các chiến lược ở các công ty Vệt Nam thời gian qua là đặt cơ sở hoạt động của mình vào mức lương thấp, bắt chước mẫu thiết kế sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, không nghiên cứu vào nghiên cứu triển khai, tiếp thị hay đào tạo mà công ty coi chính phủ như là một tác nhân quan trọng đến kết quả kinh doanh của họ và nỗ lực tìm kiếm càng nhiều ưu tiên càng tốt ( Giấy phép hạn nghạch, bảo hộ ). Sản phẩm xuất khẩu đều là những sản phẩm nhiều lao động dựa vào tài nguyên thiên nhiên và chủ yêú được xuất tới thị trường phát triển, công ty chưa tạo ra được vị thế cạnh tranh khác biệt và mang tính chất dài hạn, thường có ít hoặc không có nhãn hiệu quốc tế, thường dựa vào các khách hàng và đối tác để đầu tư và thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thị, phân phối. Thách thức của các công ty Việt Nam là làm sao tạo ra được biểu tượng, nhãn hiệu của riêng mình, giao dịch trực tiếp với khách hàng và kiểm tra các kênh phân phối quốc tế. Các công ty Việt Nam sẽ không thể cải tiến sản phẩm, thu nhiều lợi nhuận hoặc cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững nếu nó không kiểm soát được phân phối và tiếp cận trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Nếu không các công ty sẽ chậm trễ trong việc nắm bắt các xu hướng thị trường và những trung gian buôn bán sẽ là kẻ chiếm phần lớn lợi nhuận. Các chiến lược khác nhau đòi hỏi đầu tư lâu dài không chỉ ở thiết bị mà cả ở tài sản khác: Con người, phát triển nghiên cứu, tư vấn quản lý, phát triển thị trường. 5/. Môi trường kinh doanh Ngay cả khi các công ty Việt nam ngày càng có khả năng hoàn thiện chiến lược thực tiễn điều hành thì điều đó vẫn không đủ khả năng cạnh tranh của họ . Điều quan trọng là các chính sách , thể chế và cơ sở hạ tầng tạo nên môi trường kinh doanh và trong đó các công ty đang cạnh tranh . Các công ty khó có thể đạt được mức tăng trưởng bền vững về năng suất và năng lực cạnh tranh , do đó Việt Nam khó có thể từ một nước có nền kinh tế thấp nên trung bình và tiên tiến nếu như các khó khăn và hạn chế về môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang gặp phải không giảm đi được đáng kể trong thời gian có thể chấp nhận được . 5.1: Vấn đề thương mại : Trong khi khủng hoảng tài chính khu vực Châu á để lại nhiều nghi vấn về tính ưu việt của việc không hạn chế các dòng vốn và tự do hoá thị trường tài chính nội địa , đồng thời thiếu các luật lệ giám sát cần thiết thì vấn đề tự do hoá thương mại và mở cửa vẫn còn ý nghĩa nguyên vẹn . Việc tự do hoá thương mại giúp cho các nước nghèo tăng trưởng nhanh hơn và nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của họ . Trong môi trường thương mại toàn cầu sự phồn vinh của bất kỳ quốc gia nào và có cơ hội đem lại cho nhân dân nước đó sẽ được tối đa hoá nhờ tối thiểu hoá sự bảo hộ đối với thị trường nội địa của họ . Sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam vào cuối những năm 80 là một bộ phận cấu thành của quá trình cải cách kinh tế và vẫn tiếp tục là nhân tố trung tâm trong những năm đầu thế kỷ XXI . Đặc trưng chủ yếu của việc mở cửa nền kinh tế là sự mở rộng đa dạng hoá các hoạt động ngoại thương , quy mô lớn của các dòng đầu tư nước ngoài và sự hội nhập sâu sẵc với hệ thống thương mại quốc tế thông qua việc gia nhập ASEAN , APEC xin gia nhập WTO Hạn chế xuất khẩu : Việc rỡ bỏ hàng rào thương mại đối với hoạt động xuất khẩu đã được thực hiện khá nhanh chóng . Tuy nhiên thuế xuất từ mức 1 % đến 45 % vẫn đánh chủ yếu vào những mặt hàng cơ bản và “ chiến lược ‘. Còn có các hạng ngạch xuất khẩu đối với gạo và phụ thu đối với những loại hàng xuất khẩu như cà phê, việc gia nhập thị trường thương mại nước ngoài còn bị hạn chế với những yêu cầu về vốn lưu động , về trình độ tay nghề phù hợp và yêu cầu phải được sự chấp thuận của UBND._.sử dụng than hoặc dầu. Tuy nhiên cần triệt để loại bỏ những nhiên liệu ảm khói gây ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. * Xây dựng những nhà máy lớn hoàn chỉnh với công suất phù hợp: Theo tình hình sản xuất Ca phê hiện nay thì các tỉnh có trồng cà phê (Trừ 4 tỉnh Tây nguyên) được trang bị những nhà máy có công xuất 5000 - 10.000 tấn cà phê/năm là tương đối phù hợp. Những tỉnh trọng điểm cần được trang bị hiện nay là Sơn La, Quảng Trị. Yên Bái trong một vài năm tới cần trang bị nhà máy chế biến lớn ở các địa phương khác nhau: Nghệ An - Tuyên Quang - Lạng Sơn.... Với các công ty xuất khẩu lớn như VINACA Fe, Inexin Đắc Lắc... cần được trang bị những nhà máy hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu. * Tổ chức thực hiện: Các hộ gia đình có vườn cà phê từ 1 - 2 ha cần trang bị máy xay sát tươi với công xuất nhỏ. Đồng thời có bể ngâm ủ lên men nếu là chế biến ướt. Với những diện tích cà phê tường đối lớn (Khoảng 100 ha) của 1 làng, 1 xã hay một vùng nào đó thì có thể tổ chức thành trạm chế biến với các thiết bị máy sát tươi liên hoàn kiêm đánh nhớt, sân phơi, phương án tốt nhất là nên tổ chức thành HTX chế biến. - Với 1 tỉnh có diện tích khoảng 5.000 ha thì cần có một nhà máy hoàn chỉnh từ khâu phân loại sản xuất đóng bao. Nhà máy cần có tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng hợp với tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành. Nhà máy của tỉnh chủ yếu đảm nhiệm khâu xay sát khô cà phê vỏ hoặc cà phê thóc khô, nếu có trang bị sát tươi phải đảm bảo cà phê qua tuổi thu hái vận chuyển chế biến được trong ngày, không ủ đống gây ủng, thối. Đặc biệt cà phê sát tươi phải tổ chức ở nhưng nơi có đủ nguồn nước sạch. - Ngoài những doanh nghiệp đã được trang bị chế biến tốt tổng công ty cà phê Việt Nam cần quan tâm cung cấp công nghệ và trang bị cho các vùng không có nông trường nhưng khả năng thu mua đảm bảo như Khe xanh (Quảng Trị), Di Linh (Lâm Đồng...) Đối với công nghệ chế biến cà phê xay, rang và cà phê hoà tan, ngoài nhà máy cà phê Biên Hoà được nâng cao công xuất lên xấp xỉ 1000 tấn/năm. Chúng ta cần xây dựng thêm một nhà máy công xuất khoảng 1000 tấn /năm ở Hà Nội với vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. * Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến cà phê năm 2002. Tổng mức đầu tư: : 76.800. triệu đồng. Trong đó : - Cho tổng Công ty Việt Nam : 186.800 triệu đồng. - Cho các địa phương : 190.000 Triệu đồng Trong đó : - Cho chế biến cà phê nhân : 276. 800 triệu đồng. Cho chế biến cà phê hoà tan: : 100.000 triệu đồng. 2.2.3 Tổ chức bộ máy chỉ đạo và quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu. Hiện nay thị trường cà phê Việt Nam đang mở rộng, nhiều khách hàng đã đặt vấn đề mua cà phê tốt và có chất lượng cao hơn, đây chính là dịp để chúng t a đưa tiêu chuẩn cà phê Việt Nam vào thực tế xuất khẩu có hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề trong việc chế biến và tất nhiên chúng ta phải có một hệ thống quản lý công nghệ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm theo hướng sau: - Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật đến từng hộ nông dân. - Qua từng cong đoạn chế biến sản phẩm phải có can bộ kiểm tra chặt chẽ. 2.3. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng Đa dạng hoá sản phẩm có nghĩa Vinacafe thực hiện việc mở rộng danh mục sản phẩm gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm nhằm đảm bảo Vinacafe thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao cạnh tranh của Vinacafe bởi những lý do chủ yếu sau: - Tính đa dạng, phức tạp của nhu cầu thị trường đối với sản phẩm cà phê. - Tiến bộ khoa học, kinh tế phát triển làm xuất hiện những nhu cầu mới rút ngắn cho chu kỳ sống của sản phẩm vào tạo những khả năng sản xuất mới yêu cầu Vinacafe phân biệt tranh thủ nắm bắt để phát triển kinh doanh. - Đa dạng hoá sản phẩm giúp Vinacafe tận dụng đầyđủ các nguồn lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giúp Vinacafe phân tán được rủi ro trong kinh doanh như các tuyến sản phẩm có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau. - Khả năng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của Vinacafe là khá thuận lợi. Bởi lẽ đa dạng hoá sản phẩm một cách hợp lý sẽ không làm xáo trộn qúa trình sản xuất. Vinacafe chủ yếu thực hiện đa dạng hoá sản phẩm bằng cách thay đổi cách đóng gói mẫu mã hình thức, thay đổi tỷ lệ chất phụ gia của cà phê qua chế biến và tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến. Vinacafe có thể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo những hướng sau: *Hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm trong sự thích nghi với nhu cầu người tiêu dùng. Đây chính là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới nhờ sự đa dạng về kiểu cách mẫu mã, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thoả mãn thị hiếu, điều kiện tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng khác nhau. Việc hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm của Vinacafe được tiến hành bởi các hoạt động chủ yếu sau: - Sản xuất các loại cà phê mang hương vị đặc trưng vốn có của cà phê Việt Nam và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. - Cải tiến sản phẩm cà phê đen. Bởi lẽ gần như sản phẩm này đang ở giai đoạn suy thoái. Cải tiến sản phẩm này bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, làm nổi bật hương vị vốn có của cà phê Việt Nam, cải tiến bao bì mẫu mã thì sự ổn định của tuyến hàng này rất cao. - Tạo nên sự đa dạng hấp dẫn về mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm. Đối với từng loại sản phẩm xác định mục tiêu và đối tượng tiêu dùng chủ yếu là ai? Trên cơ sở đó đưa ra phương án về bao gói, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn đối với sản phẩm cà phê đen đối tượng tiêu thụ chủ yếu là dân nghiện cà phê có thời gian và các nhà hàng để gây sự chú ý của người tiêu dùng. Đồng thời mẫu mã phải làm nổi bật nhưng phải hài hoà trang nhã, phù hợp với tính chất của loại sản phẩm cao cấp này. - Đa dạng về bao gói sản phẩm theo các trọng lượng khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của từng loại khách hàng. * Nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới. Việc tung những sản phẩm mới ra thị trường với những đặc tính nổi bật sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Vinacafe, sản phẩm mới giúp Vinacafe tăng khối lượng xuất khẩu củng cố thị trường hiện tại tăng khả năng tấn công vào những giai đoạn mới của thị trường hoặc vươn ra thị trường mới vì nó mở rộng khả năng thoả mãn nhu cầu bằng những đặc điểm nổi bật. Trong thời gian tới việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Vinacafe có thể theo một số hướng chủ yếu sau: - Phát triển sản phẩm mới trên cơ sở cải tiến một số đặc tính của sản phẩm đang sản xuất. - Phát triển sản phẩm mới với những đặc tính nổi bật trên thị trường có thể là nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng an toàn cho sức khoẻ, tiện lợi cho cuộc sống. Việc phát triển sản phẩm mới với các đặc tính đó sẽ đem lại một số lợi ích sau: + Nâng cao khả năng thích nghi của Vinacafe với sự thay đổi của thị trường. Bởi lẽ trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết của con người về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm ngày càng cao, sự bận rộn của cuộc sống làm cho họ có khả năng và sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng cho phù hợp nhất. + Uy tín của sản phẩm của Vinacafe được nâng cao trên thị trường. + Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Vinacafe thường xuyên bởi lợi ích của nó đem lại. Nói tóm lại, đa dạng hoá sản phẩm là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vinacafe. Việc kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản phẩm là việc làm mang tính định hướng lâu dài, không chỉ đơn giản là biện pháp tình thế mang tính chất nhất thời. 2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Ngày nay giá không còn chiếm vị trí hàng đầu nhưng giá vẫn là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng caokhả năng cạnh tranh về giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với Vinacafe nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Trên thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá Vinacafe có thể thực hiện một số hoạt động chủ yếu sau: * Nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến. Chi phí chế biến là cơ sở để xác định chính sách giá của Vinacafe. Do đó nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến là lợi thế của Vinacafe trong việc xác định chính sách gía hợp lý, linh hoạt. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến có thể là việc áp dụng các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí chế biến một cách hợp lý. Vinacafe có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở dự trữ nguyên liệu hợp lý, sử dụng các loại phụ liệu trong chế biến phải tăng cường các biện pháp chống ẩm, hao hụt trong bảo quản và hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên liệu cho sát với thực tế áp dụng các phương pháp thưởng phạt vật chất để giảm tiêu hao do lãng phí như rơi vãi thất thoát mất trộm. - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở tăng cường năng suất lao động tiết kiệm chi phí tiền lương, tiền công. Tăng cường năng suất lao động có thể thực hiện bằng cách sắp xếp lại sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở giảm chi phí cố định bằng cách tăng nhanh sản phẩm sản xuất ra. Tăng tốc độ sản xuất sản phẩm sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành phẩm giảm. Hiện nayVinacafe mới đạt khoảng 40 - 60% công suất thiết bị. Do đó việc giảm chi phí chế biến trên cơ sở giảm chi phí cố định bằng cách tăng khối lượng sản phẩm chế biến là việc làm mang tính chất cấp thiết. Nói tóm lại, nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến có ý nghĩa tối thiểu hoá chi phí đầu vào một cách hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hạn chế tiêu hao do lãng phí trong quá trình chế biến cà phê. Quản trị chi phí chế biến có hiệu quả là cơ sở, điểm tựa vững chắc để Vinacafe xác lập chính sách giá hợp lý và hiệu quả. * Xác lập chính sách giá hợp lý cho từng loại sản phẩm. Sản phẩm của Vinacafe chưa đa dạng về chủng loại song trong đó có các sản phẩm cao cấp như cà phê hoà tan và các loại cà phê bình dân thông thường như cà phê đen, cà phê nguyên liệu đối với loại sản phẩm khác nhau cần xác lập chính sách giá khác nhau. Loại sản phẩm cao cấp, Vinacafe nên áp dụng chính sách giá cao. Chính sách giá cao sẽ khẳng định tính cao cấp của sản phẩm đồng thời thoả mãn tâm lý người tiêu dùng phô trương sự giàu sang. Loại sản phẩm mới có đặc tính nổi bật. Vinacafe nên áp dụng chính sách giá cao sau một thời gian dài, giảm giá dần. Bởi vì sản phẩm mới xuất hiện lần đầu người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng sản phẩm. Việc định giá cao sẽ thuyết phục họ về lợi ích của sản phẩm ngay cả ở mức giá cao. Loại sản phẩm thông thường bình dân Vinacafe nên áp dụng chính sách giá thấp hơn giá thống trị của thị trường. * Thực hiện phân biệt giá Vinacafe có thể thực hiện phân biệt giá bằng cách cùng một loại sản phẩm nhưng với các mức giá khác nhau thể hiện ở giá chiết khấu, bớt giá... Hiện nay Vinacafe đang thực hiện việc thay đổi giá theo khối lượng và phương thức thanh toán trong thời gian tới Vinacafe có thể thay đổi giá theo khu vực thị trường, giảm giá tạm thời vào lúc nhu cầu thấp. 2.5. Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê xuất khẩu . Đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường xuất khẩu cà phê theo hướng tập trung cho phép tăng khôi lượng cà phê xuất khẩu . Thực tế cho thấy , các nước càng có thị trường hẹp thì sự phụ thuộc vào lại càng tăng . Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mặt hàng cà phê Việt Nam bởi vì sản phẩm cà phê là chiến lược phát triển của chúng ta sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu. Vì vậy mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của ngành cà phê nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung . Mặc dù thị trường xuát khẩu của cà phê Việt Nam tương đối ổn định nhưng hầu nhơ chưa có khách hàng thường xuyên và có khách hàng dài hạn . Do vậy cần tạo ra thị trường ổn định đảm bảo cà phê đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước những biến động của thị trường. Do đó cần xác định đúng thị trường xuất khẩu, lựa chọn đúng sản phẩm xuất khẩu và lựa chọn hình thức xuất khẩu hợp lý. - Thị trường chủ yếu : Mỹ , Singapore , Pháp , Đức , Thuỵ Sỹ , Nhật, Hà Lan , Hồng Kông, Nga... - Thị trường chiến lược : Singapore , Hồng Kông ... - Thị trường Tiềm năng : Tây Âu ( Anh, Pháp , Đức ...) Bắc â ( Thuỵ Sĩ, Hà Lan ...) Nhật và đặc biệt là thị trường Mỹ - một thị trường mới khai thác . # Đức : Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thuận lợi hơn vì cà phê của ta đã có chỗ đứng vững chắc ở Đông Đức . Hiện nay Đức vẫn đang phát triển rất tốt các hiệp định liên doanh và tiêu thụ sản phẩm của ta . # Mỹ: Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận và tu chính án Jachson - Vanik đối với Việt Nam , chúng ta đã xuất khẩu một lượng lớn cà phê áng mỹ với xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy cần phải củng cố và phát huy vị trí của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường tiềm năng này. # Nhật: Đây là một trong những thị trường đầy triển vọng. Vì vậy cần tranh thủ xâm nhập thị trường vào thòi điểm khi chính sách bảo hộ của Nhật được nới lỏng để củng cố vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường này. # Nối lại quan hệ với thị trường Nga (Liên Xô cũ). Đông âu, đây là 2 thị trường lớn và rất có hiệu quả mà trước đây ta đã từng xuất khẩu sang với khối lượng lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới (Hiện nay có nhiều triển vọng cao). Tuy nhiên để có thể mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cà phê thì thông tin thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng Trong những năm qua, do công tác dự báo thị trường chưa tốt và không cập nhật nên khi chúng ta có hàng hoá để bán thì giá thị trường thế giới lại giảm. Khi giá cà phê tăng ta lại không có hàng để bán hoặc đã bán hết hàng. Vì vậy để tăng công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê xuất khẩu cần đặc biệt chú trọng đến công tác tiếp nhận thông tin, đồng thời đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường để tăng hiệu quả trong cạnh tranh và tăng giá trị cà phê xuất khẩu. 2.6. Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu tăng cường công tác quảng cáo bán chào hàng. - Mặt hàng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn rất đơn điệu, hầu hết là cà phê nhân sống, do vậy trong thời gian tới cần xây dựng ngành chế biến cà phê hạt hoặc cà phê hoà tan được chộn lẫn với cà phê chè và cà phê vối theo tỷ lệ hợp với nhu cầu người tiêu dùng góp phần làm cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thêm phong phú. - Mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Như chúng ta biết cà phê là một trong những đồ uống cao cấp do vậy rất cần cải tiến mẫu mã đa dạng phong phú cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng nhiều khi chất lượng sản phẩm tương đương nhau nhưng nếu mẫu mã đẹp hơn sẽ có sức thuýet phục hơn đối với khách hàng, đặc biệt là đối với đồ ăn thức uống, việc cải tiến mẫu mã sản phẩm sẽ làm nổi bật được đặc tính của nó đưa lại một hình ảnh đẹp, mọi sự ủng hộ thương mại hoá, đây là một yếu tố hết sức quan trọng vì thị trường tiêu thụ cà phê là các nước công nghiệp phát triển yêu cầu rất nghiêm ngặt về kích cỡ, mẫu mã bao bì sản phẩm, do vậy muốn nâng cao giá trị sản phẩm và tăng lượng cà phâ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường cà phê thế giới dẽ dàng thì đây là một trong những giải pháp tiêu thụ cần được quan tâm đúng mức. - Công tác tiếp thị, quảng cáo, bán chào hàng cần được tapạ trung điều tra nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cà phê để có thể tiếp cânj gần hơn với các thị trường thế giới, củng cố thường xuyên và liên tục mọi thông tin về sản xuất, tiêu thụ thị trường, giá cả cà phê thế giới trong toàn ngành cà phê để tranh thủ thời cơ thuận lợi. - Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các Hội chợ cà phê quốc tế cũng như các triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật trong nước. + Bán, chào hàng trong điều kiện cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt và hết sức quyết liệt thì chính sách quốc tế bán hàng được sử dụng như một công cụ đăc lực để cạnh tranh nhằm tăng hiêụ quả kinh doanh của các nhà xuất khẩu, chính sách xúc tiến bán hàng bao gồm tất cả các chính sách Makétinh có tác dụng thu hút sự chú ý của khách hàng tới 1 sản phẩm làm cho nó trở lên hấp dấn hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức cà phê quốc tế (ICO) Thì ngành cà phê của nước ta có điều kiện thuận lợi hơn để xúc tiến bán chào hàng và ký kết hợp đồng buôn bán cà phê với các nước. Vì vậy việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo bán, chào hàng để tăng nhanh hơn nữa cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tăng nhanh hơn nữa sản lượng cà phê xuất khẩu để thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. 2.7. Về sắp xếp tổ chức sản xuất của VINACAFE Kiên quyết tổ chức sắp xếp lại một cách tổng thể và cơ bản các thành viên trong tổng Công ty để khắc phục tình trạng chồng chéo, chia cắt trong tổ chức sản xuất, trong chức năng nhiệm vụ... Thành lập các công ty tài chính để thực hiện vai trò liên kết kinh tế trong nội bộ tổng công ty và đồng thời có các biện pháp đảm bảo đủ vốn đièu lệ cho đơn vị hoạt động tốt. Nghiên cưú các điều kiện để thành lập ngân hàng cà phê ( ngân hàng chuyên doanh của ngành). Quy định cụ thể trách nhiệm và mối quan hệ giữa tổng Công ty với chính phủ, Bộ ngành, địa phương. Hoàn thiện quy chế phân cấp hoặc uỷ quyền cho tổng Công ty và các đơn vị thành viên, vừa đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp vừa giữ vững được chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của Hội đồng quản trị để thực hiện tốt nhiệm vụ là đại diện trực tiếp cho chủ sở hưu tại doanh nghiệp trong quản lý mọi mặt hoạt động kinh doanh của tổng Công ty. Tăng cường hơn nữa vai trò của tổng Công ty trong việc xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển, tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động của các thành viên. Khuyến khích các hình thức hợp tác hoặc liên doanh liên kết các thành viên trong tổng Công ty để tạo sự gắn bó chặt chẽ và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách quản lý vĩ mô đảm bảo tính đồng bộ, tạo khuôn khổ pháp lý và mội trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của tổng công ty, như cơ cấu tạo vốn, cơ cấu xuất nhập khẩu, cải cách thuế, cải cách chính sách tín dụng, phát triển thị trường vốn nguyên tắc trích lập các quỹ, quản lý lao động chế độ chính sách cho người lao động. Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, chuyển dần từ mô hình tổng công ty chỉ gồm các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh cà phê sang tập đoàn đã sở hữu và kinh doanh đa ngành nhưng với yêu cầu là vẫn đảm bảo cổ phần chi phối của nhà nước để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu nghiên cứu vận dụng mô hình quan hệ công ty mẹ - Công ty con trong tổng Công ty. Giao cho Hội đồng quản trị thuê, chọn tuyển tổng giám đốc. Như chúng ta đã biết các tập đoàn kinh doanh quốc tế ra đời trên cơ sở của của qúa trình tích tụ và tâp trung sản xuất cao độ. Thông qua tích tụ sản xuất hoặc cũng có thể do các công ty do bị sát nhập hoặc thôn tính dẫn đến áp dụng tổng hợp các nguồn lực của tập đoàn, phối hợp chỉ đạo được các hoạt động của các thành viên đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD của tập đoàn, còn các tổng Công ty 91Việt Nam thành lập chủ yếu là thông qua việc hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước bằng biện pháp hành chính, dẫn đến việc sát nhập các Công ty lỗ lãi vào với nhau là mất động lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp làm cho tổng Công ty không đủ sức cạnh tranh và tổng Công ty Việt Nam. Đơn ngành, đơn sở hữu, tập đoàn quốc tế đa ngành, đa lĩnh vực, đã sở hữu, do đó làm cho tăng tính độc quyền sản phẩm. Mặt khác không tạo cho các doanh nghiệp thành viên có được sự bổ trợ hợp tác trong quá trình kinh doanh. Do vậy để tăng cạnh tranh của ngành cà phê trong qúa trình hội nhập quốc tế. 2.8. Ngoài những giải pháp cơ bản trên để mà khai thác được những lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế thì bản thân các thành viên trong ngành phải chủ động sáng tạo hạn chế những khó khăn phát triển, những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân các đơn vị có vai trò quyết định tới sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình , vai trò của cac doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt. - Biết khai thác và tận dụng những điều kiện yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài cho bản thân mình để phát triển. Phải biết chủ động tao ra những điều kiện và yếu tố cho bản thân mình để phát triển. Cả 2 mặt này phải phối hợp đồng bộ mới tận dụng được tối đa các nguồn lực kinh doanh mới đạt hiệu quả tối ưu phải nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, công ty phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực, điều hành quản trị đến tăng cường và cải thiện mọi mặt của hoạt động bên trong và bên ngoài đơn vị, biết làm cho Công ty luôn thích ứng với những biến động của thị trường... Với những giải pháp cơ bản. + Thâm nhập thị trường quốc tế, các công ty cần có một chiến lược kinh doanh lâu dài thể hiện tính động và tấn công Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tổ, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh kênh phân phối, mức giá, giới hạn thời gian, những diễn biến đối với người tiêu dùng, phong tục tập quán và cách thức thưởng thức cà phê, bởi vì cà phê là một hàng hoá đặc biệt có những chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, nhất là các chương trình trong tiến trình Việt Nam thực hiện tự do hoá thương mại khu vực ASEAN và sâu sa hơn là thành viên của WTO cho phép ta mở rông thị trường tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ, thay đổi cung cách quản lý, hàng hoá thâm nhập vào các nước dễ hơn. Song bên cạnh đó mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn, đối đầu với các doanh nghiệp vững mạnh hơn về mọi mặt thể chế còn yếu kém pháp luật chưa ổn định, cung cách làm ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, khả năng về công nghệ yếu chỉ mới như thế các Công ty mới phát triển được những cơ hội cần vận dụng hoặc tránh những đe doạ có thể xảy ra để có những đối sách hợp lý. + Phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, ngoại giao, ngoại thương quản trị viện trên cơ sở dự báo phân tích các khuynh hướng đổi mới về công nghệ, cung cách quản lý, nhu cầu thể chế....Tránh bị bất ngờ. + Măt hàng cà phê xuất khẩu còn đơn điệu về cơ cấu, chất lượng còn kém . Trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trên cơ sở nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng và nét độc đáo khác biệt của sản rphẩm cà phê Việt Nam phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng. Sự thật là một sản phẩm cà phê độc đáo tất nhiên hấp dẫn người tiêu dùng. Khách hàng sẽ bị thu hút hơn khi công ty có sản phẩm chất lượng ổn định, hương vị độc đáo...khác biệt với đối thủ cạnh tranh để có tính độc đáo của sản phẩm cần đầu tư cho các khâu quảng cáo tiếp thị, công nghệ đầu tư phát triển, hiểu rõ yêu cầu của thị trường, đầu tư cho sản xuất, tạo giống, cải tạo đất cộng với điều kiện của thiên nhiêu ưu đãi. + Cà phê là một mặt hàng nông sản nên để xuất khẩu được thì phải qua rất nhiều công đoạn sơ chế, do vậy chi phí trong các công đoạn này ảnh hưởng rất lớn dến giá thành xuất khẩu. Nên để giảm các chi phí này Công ty cần tăng cường công tác quản trị trong khâu mua nguyên liệu, khâu chế biến có các biện pháp thích ứng đối với cán bộ mua hàng kiểm định phân loại cà phê nguyên liệu, sự hợp lý trong quá trình vận chuyển... đồng thời trong chế biến ta phải có các biện pháp về công nghệ, tổ chức sản xuất, nhận sự làm cho chất lượng cà phê xuất khẩu của ta vừa cao vừa có giá thành thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh giá + Tăng cường hiệu lực của bộ máy tổ chức quản trị theo yêu cầu gọn nhẹ năng động và linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc điểm kinh doanh của ngành. Cần chú ý tốt các điều kiện của môi trường kinh doanh chức năng nhiệm vụ, trình độ năng lực, khí phách của các quản trị viên, các nhân viên để tổ chức bộ máy và phương pháp quản trị thích hợp. + Tăng cường mối quan hệ làm cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội trước hết là bạn hàng, tạo uy tín, tín nhiệm trên thị trường, liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học, với chính quyền của địa phương với thuế quan, hải quan, ngân hàng, các tổ chức quốc tế... kết luận Trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay việc giao lưu kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật gồm các mặt: Phát triển rất mạnh mẽ thì một số nướ c đóng cửa nền kinh tế sẽ không theo kịp các nước khác và dần dần sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Để không bị rơi vào tình trạng này đòi hỏi các nước phải mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào thị trường thế giới tạo nguồn ngoại tệ cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu cuả chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tham gia rộng rãi vào phân công lao động quốc tế. Cở sở của việc mở cửa nền kinh tế phải dựa vào nguồn lực trong nước là chủ yếu, đồng thời két hợp với nguồn lực từ ben ngoài theo xu thé phát triểm chung của thế giới Trên thị trường thế giới hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước. Vì vậy muốn đứng vững và ổn định trên thị trường quốc tế thì các nước phải tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh hợp thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy tăng sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu là việc làm hết sức cần thiết. Cà phê là một mặt hàng có thế mạnh, sức cạnh tranh cao và rất có triển vọng phát triển. Do đó để đảm bảo xuất khẩu cà phê có hiệu quả Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp đúng đắn và đồng bộ. Tạo dựng môi trường bên ngoài danh nghiệp ngành cần có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp hơn so với nhu cầu thế giới và pháp luật để từ đó nâng cao khả năng của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy trong bài viết này tôi mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới./. danh mục tài liệu tham khảo 1 . Kinh tế học T1 ,David Begg-S.Fischer-R.Dornbursch (NXB Giáo dục,Hà Nội 1994) 2. Kinh tế học P.A Samnelson-W.D.Nordhans (Viện quan hệ quốc tế 1989) 3. Kinh tế chính trị Mác - Lênin tập I (NXB Giáo dục - 2000) 4. Quản trị doanh nghiệp thương mại, PGS. TS Phạm Vũ Luận (Hà Nội 1999) 5. Kinh tế doanh nghiệp thương mại, TS. Phạm Công Đoàn TS. Nguyễn Cảnh Lịch (NXB Giáo dục, Hà Nội - 2001) 6. Quản trị Marketing, Philip Kotler (NXB Thống kê, Hà Nội 1999) 7. Quản trị bán hàng, James CoComer (NXB Thống kê Hà Nội 1998) 8. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ Chifford Banm Back, PhD ( NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1998) 9. Phân tích hoạt động kinh doanh, TS PHạm Văn Dược - Đăng Kim Cương (NXB Thống kê - Hà Nội 2001) 10.Doanh nghiệp Việt Nam và hành trang vào thế kỷ XXI, trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam - NXB Thống kê Hà Nội 2001. 11. Cạnh tranh cho tương lai, Thái Quang Sa - Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất Hà Nội 2001 12. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII 13. Nghị quyết TW 4 khoá VIII 14. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số trong năm 2001 và đầu năm 2002 15. Tạp chí Cộng sản các số trong năm 2000, 2001 và đầu năm 2002 16. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số trong năm 2000, 2001 và đầu năm 2002. 17. Báo cáo tổng kết các năm 1998 á 2001 của VICOFA Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3 I/ Những lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 3 1. Kinh tế thị trường là gì 3 2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường 3 3. Quy luật cung, cầu - qui luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường 6 II/ Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 9 1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 9 2. Cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường 11 3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu 13 4. Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 14 5. Các công cụ và thủ đoạn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 16 III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 20 1. Lợi thế so sánh 20 2. Năng suất lao động 20 3. Các cơ sở kinh tế vĩ mô 21 4. Hoạt động về chiến lược của công ty 22 5. Môi trường kinh doanh 25 6. Tổ chức hệ thống, bản sắc và tài sản vô hình của công ty 30 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 32 I/ Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Vinacafe ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 32 1. Khái quát chung về Vinacafe 32 2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam 36 II/ Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Vinacafe 41 1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch thu mua sản xuất xuất khẩu của Vinacafe 41 1.1. Xây dựng kế hoạch thu mua 41 1.2. Thực hiện kế hoạch thu mua của Vinacafe 42 2. Công tác tổ chức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Vinacafe 43 2.1. Công tác tổ chức xuất khẩu 43 2.2. Đặc điểm một số thị trường của Vinacafe 47 2.3. Kết quả xuất khẩu của Vinacafe trong thời gian qua 49 2.3.1. Chất lượng cà fê xuất khẩu 49 2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 51 2.3.3. Sản lượng và giá cả tập trung xuất khẩu 52 2.3.4. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 56 III/ Đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian qua 58 1. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng cho thuê xuất khẩu 58 2. Thành tựu đạt được 59 3. Những mặt tồn tại 60 Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới 63 I/ Phương hướng phát triển cà phê của Việt Nam 63 1. Những quan điểm cơ bản 63 2. Phương hướng và mục tiêu phát triển cà phê xuất khẩu 64 3. Lộ trình giảm thuế quan nhập khẩu của Việt Nam theo CEPT cho AFTA 66 II/ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 68 1. Về phía Nhà nước 69 2. Về phía ngành 76 Kết luận 92 Tài liệu tham khảo 93 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0397.doc
Tài liệu liên quan