Nâng cao hơn nữa công tác quản lý và chất lượng giảng viên của bộ môn kết cấu-Khoa xây dựng trường đại học xây dựng Miền Trung

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 35 NÂNG CAO HƠN NỮA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN CỦA BỘ MÔN KẾT CẤU - KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG ThS. Nguyễn Văn Hải Trưởng Bộ môn Kết cấu, trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học đang là một yêu cầu cấp bách. Trong bài báo này, tác giả phân tích thực trạng, tiềm năng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và chất lư

pdf4 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hơn nữa công tác quản lý và chất lượng giảng viên của bộ môn kết cấu-Khoa xây dựng trường đại học xây dựng Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng giảng viên của bộ môn Kết cấu, khoa Xây dựng, trường Đại học Xây dựng Miền Trung góp phần vào mục tiêu chung đổi mới chất lượng giáo dục đại học. Từ khóa: thực trạng, tiềm năng, giải pháp quản lý dạy môn kết cấu 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển mình trong những bước phát triển mới - bước phát triển của một thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và với một nền kinh tế tri thức được toàn cầu hóa thì vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo đang ngày càng thu hút sự chú ý của xã hội. Câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Đại học đang là trăn trở của những người làm công tác giáo dục cũng như của tất cả những ai quan tâm đến tương lai đất nước. Trong các yếu tố làm nên chất lượng giáo dục Đại học, có hai yếu tố cơ bản là công tác quản lý giáo dục và chất lượng giảng viên. Cũng giống như mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi tế bào mạnh khỏe sẽ góp phần làm nên một xã hội phát triển, phồn vinh. Để một trường Đại học phát triển thì các Phòng, Khoa, Trung tâm, Bộ môn phải mạnh về con người, cơ sở vật chất, tư duy, quản lý. Trong phạm vi bài tham luận, tác giả xin trình bày một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Đó là nâng cao hơn nữa công tác quản lý và chất lượng giảng viên của Bộ môn Kết cấu - Khoa Xây dựng – Trường ĐH Xây dựng Miền Trung. Đây phải là một việc làm mang tính thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới. Việc đổi mới này không chỉ dừng lại ở đổi mới cách làm việc của Bộ môn, mà còn đổi mới tư duy từ mỗi người giảng viên. Có như vậy thì mới thực sự góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục Đại học. 2. Công tác quản lý Bộ môn Trong trường Đại học, Bộ môn (BM) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động dạy và học. Người trưởng Bộ môn được ví như “Cánh tay nối dài của lãnh đạo nhà trường” trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy và học. Công tác lãnh đạo, quản lý của BM là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của BM, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục (GD) của nhà trường. Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý BM, tôi nhận thấy việc đổi mới quản lý BM là khâu đột phá trong đổi mới GD và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. 2.1. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của Bộ môn Đây là nhiệm vụ trọng tâm nên ngay từ cuối năm học trước, BM căn cứ theo kế hoạch của Nhà trường đề ra kế hoạch cụ thể, có tính khả thi cho năm học tới. Trước khi Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 36 lập kế hoạch quản lý, BM cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, yêu cầu của năm học để rà soát đội ngũ giảng viên, xem xét chỗ mạnh chỗ yếu, năng lực của GV, nắm bắt những vấn đề bất cập của đội ngũ để có kế hoạch giao việc và bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần phải biết được kế hoạch cá nhân cụ thể của mỗi giảng viên để bố trí cho phù hợp. Sau đó tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch bằng cách bố trí sắp xếp theo mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Công việc - người - nguồn lực, đồng thời phối hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ, từng hoạt động trong BM theo lịch trình đã xác định. Tiếp theo là công tác chỉ đạo thực hiện, chủ yếu chú trọng phát huy vai trò tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích, động viên nỗ lực cống hiến, sáng tạo của anh, chị em GV trong BM. 2.2. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy - Quán triệt GV trong BM về các đề cương, nội dung chương trình giảng dạy. Các thay đổi, chỉnh sửa đề cương nếu có theo chỉ đạo của Nhà trường, Khoa để GV nắm bắt kịp thời đảm bảo giảng dạy theo đúng đề cương chương trình. - Trong khi thực hiện kế hoạch phải xác định những nội dung cần được ưu tiên: Tổ chức dạy học, đánh giá theo đúng chuẩn chương trình đào tạo và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra; yêu cầu GV chú trọng đưa công nghệ thông tin một cách phù hợp vào tiết dạy. - Phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh, hỗ trợ GV thực hiện tốt kế hoạch. Hàng tuần, ký và kiểm tra giáo án, kế hoạch lên lớp để của GV BM. - Trong mỗi học kỳ, BM tiến hành dự giờ 2 lần/1GV. Xác định mục tiêu của dự giờ không dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá mà phải chú trọng đến việc tư vấn và sự phát triển chuyên môn. Lên kế hoạch cụ thể, chú ý tính dân chủ để GV trong BM có thái độ tích cực khi dự giờ và được dự giờ. - Xây dựng kế hoạch dự giờ khoa học, có thể là thông báo trước hay đột xuất. Sau khi dự giờ cần nhất là phải có hoạt động tư vấn, phân tích giờ dạy để chỉ ra ưu, nhược điểm để GV có biện pháp khắc phục, sửa chữa. - Vào đầu mỗi tháng, BM tiến hành họp giao ban cùng với sinh hoạt chuyên môn. Trong cuộc họp đó, BM tổng kết công tác tháng vừa qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho tháng tiếp theo. Sinh hoạt chuyên môn được BM xem là nhiệm vụ quan trọng, đây là dịp mà các GV trong BM có dịp ngồi lại với nhau, cùng trao đổi và thống nhất các nội dung trong chương trình giảng dạy. - BM phải có mối liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo Khoa, Nhà trường để kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc. Để quản lý BM thành công hơn nữa, người Trưởng BM cần phải tập hợp, đoàn kết được GV trong BM mình quản ý. Cần tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của GV để kịp thời động viên, giúp đỡ để anh chị em hoàn thành tốt công việc. Kế hoạch năm học được xây dựng và tổ chức thực hiện hợp lý, tập trung được sự nổ lực, cố gắng của mọi thành viên vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Bên cạnh đó, lãnh đạo BM ngoài ý thức không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý còn phải là tấm gương về mọi mặt, đặc biệt là về tinh thần tự học, tự rèn luyện, luôn tự làm mới mình bằng cách tự học hỏi, rút Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 37 kinh nghiệm, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Là nơi để anh em tin tưởng, cởi mở, tâm tình. Là trung tâm gắn kết mọi thành viên trong tập thể, tạo nên sự đồng sức, đồng lòng, đồng thuận nhằm xây dựng tập thể lớn mạnh. 3. Xây dựng và nâng cao đội ngũ giảng viên của Bộ môn Quản lý con người là một công việc khó, quản lý con người trong giáo dục mà mỗi sản phẩm của họ là sự phát triển của một nhân cách lại càng khó hơn. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thầy cô giáo là yếu tố quan trọng. Bởi vậy, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài song nó cũng là vấn đề mang tính chiến lược vì nó quyết định trong việc đổi mới phương pháp giáo dục. 3.1.Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trong vấn đề này tập trung vào những việc: - Tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên chủ động tham mưu cho lãnh đạo BM các giải pháp về chuyên môn, về xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Tìm mọi cách khai mở các tiềm năng, tiềm lực trong giáo viên nhằm phát huy hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục. Quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi thành viên trong BM bằng việc động viên, khích lệ kịp thời, đặc biệt chú ý đến những thành công dù là rất nhỏ của những cán bộ giáo viên mà năng lực còn hạn chế. - Luôn tin tưởng và đánh giá đúng về năng lực của GV, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận với những phương pháp hay, mới trong giáo dục, để có hướng điều chỉnh phù hợp với tính tự chủ của mình. - Giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy học để bản thân luôn đổi mới cách dạy, cách học. Đặc biệt là nhận thức rõ: Dạy cho học sinh không chỉ dạy kiến thức về văn hóa mà cần rèn cho học sinh các kỹ năng ứng xử văn hóa, định hướng nghề nghiệp. - Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng, coi công tác này là then chốt để làm mới mình trong việc tiếp cận, khám phá và truyền thụ kiến thức phù hợp với đối tượng HSSV một cách hiệu quả. 3.2.Nâng cao chất lượng giảng viên Ngành xây dựng là một ngành rất cần tính thực tế, vì thế giáo viên muốn làm tốt công tác giảng dạy cần phải trang bị nhiều kiến thức thực tế tại công trường, đặc biệt là giáo viên trẻ. Nhà trường đã tổ chức một số chuyến tham quan công trường cho giáo viên và sinh viên trên mỗi học kỳ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của giáo viên. Các giáo viên tham gia đi làm bên ngoài nhiều sẽ truyền đạt kiến thức rất tốt cho sinh viên đặc biệt là kinh nghiệm của quý thầy cô trong tính toán hay thi công công trình thực tế. Vì thế, mỗi người giáo viên nếu có điều kiện cũng nên tham gia đi làm bên ngoài hoặc tự mình nâng cao trình độ kiến thức thực tế. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tài liệu học tập ngoại ngữ. Đây là một mặt có thể nói là rất hạn chế của GV. Chúng ta phải làm sao để mỗi giảng viên có thể đọc và dịch tài liệu tiếng nước ngoài nhằm đáp ứng như cầu nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ (chủ yếu là đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ) cho đội ngũ giảng viên trong BM là yêu cầu hết sức Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 38 cấp bách đáp ứng xu hướng phát triển của Nhà trường. Hiện nay, số lượng GV BM Kết cấu là 16 (1 TS, 2 NCS, 2 Ths, 3 Cao học, 6KS, 2CN), trong đó GV cơ hữu là 13. Nếu đem so sánh với số lượng GV trung bình của BM một trường Đại học vào khoảng 30 người thì ta chỉ bằng một nữa. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung khi trường chỉ vừa mới nâng cấp và BM cũng mạnh dạn đề ra mục tiêu để từng bước nâng cao trình độ và số lượng GV. Cụ thể: - Chỉ tiêu đặt ra là đến hết năm 2016: số lượng GV BM là khoảng 20 và tất cả giảng viên đứng lớp phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên. - Trong giai đoạn 2016-2000: dự kiển số lượng GV BM là khoảng 25-30 và phải có ít nhất 15% có trình độ tiến sĩ. 3. Kết luận và kiến nghị Đổi mới công tác quản lý BM và nâng cao chất lượng giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên và kiên trì của lãnh đạo, giảng viên BM cũng như của Khoa. Để đạt được điều này thì: - Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ quản lý từng bước tham gia các lớp bồi dưỡng về quản lý GD. - BGH, các tổ chức trong nhà trường phối kết hợp chặt chẽ, tạo sự đồng thuận cao trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá cán bộ, giảng viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Hữu Lam, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (CEMD) “Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức”, Đại học Kinh tế TPHCM. [2] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. [3] Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên - thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: Hội thảo khoa học –“Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam”. Báo Tuổi trẻ, ngày 23/12/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hon_nua_cong_tac_quan_ly_va_chat_luong_giang_vien_c.pdf
Tài liệu liên quan