LỜI MỞ ĐẦU
Với vị trí là một ngành kinh tế tổng hợp, là cầu nối trong hoạt động của các doanh nghiệp ngân hàng là một tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng với hàng nghìn chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới có tác động đến sự phát triển của tất cả các lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế. Chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay là tạo ra và cung cấp các dịch vụ tài chính mà thị trường có nhu cầu, trong đó tín dụng là một tr
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những dịch vụ ngân hàng quan trọng nhất. Việc cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cho nền kinh tế đã đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế và đổi mới ở bất cứ quốc gia nào. Khoản mục tín dụng đối với hầu hết các ngân hàng luôn chiếm khoảng 70 % giá trị tổng tài sản đồng thời là khoản mục tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập của ngân hàng. Chính vì thế NHTM chỉ có thể phát triển bền vững khi ngân hàng đó đạt được hiệu quả trong hoạt động tín dụng , do vậy nâng cao hiệu quả tín dụng là vấn đề phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu trong hoạt động đầu tư, cho vay bởi vì hoạt động tín dụng có hiệu quả thì ngân hàng mới giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận đảm bảo hai mục tiêu quan trọng sinh lời và an toàn. Nâng cao hiệu quả tín dụng là yêu cầu bức xúc, là chủ trương định hướng trong hoạt động của các ngân hàng hiện nay.
Trong thời gian được tạo điều kiện thực tập tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam tại phòng khách hàng 1, bước đầu tiếp xúc với thực tế các nghiệp vụ tín dụng, em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề này có phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2002-2005, chỉ đưa ra một cách khái quát những lý luận chung về hiệu quả tín dụng ngân hàng, thực trạng việc nâng cao hiệu qủa tín dụng và đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả tại SGD I –NHCT Việt Nam . Bố cục chuyên đề gồm ba chương:
Chương một: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương hai : Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam .
Chương ba :Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam.
Mặc dù đã được tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS Cao Cự Bội và từ phía SGD I – NHCT Việt Nam trong quá trình thực hiện chuyên đề, song do kiến thức thực tế còn hạn chế nên chuyên đề còn không tránh khỏi có sai sót. Em mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và ban lãnh đạo ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương một : HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, khoản mục này thường chiếm khoảng 70% tổng tài sản- điều đó phản ánh đặc trưng hoạt động của ngân hàng. Với qui mô như vậy, tín dụng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các chiến lược hoạt động của ngân hàng như dự trữ, vay, đầu tư… tín dụng cũng là nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.
Khái niệm:
Nghiên cứu bản chất tín dụng Mark chao rằng: tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị ( dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật ) trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và được hoàn trả khi đến hạn với một lượng giá trị lớn hơm giá trị ban đầu. Khoản dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Khác với các quan hệ kinh tế khác sự chuyển nhượng trong qua hệ tín dụng chỉ là sự chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản trong một thời nhất định mà không hề có sự chuyển nhượng quyền sở hữu giữa người đi vay và người cho vay.
Hoạt động tín dụng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những qunan hệ hàng hoá- tiền tệ. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường khi quá trình sản xuất và lưu thông ngày càng phát triển thì tín dụng thương mại không còn đáp ứng được đòi hỏi về vốn ngày càng lớn, đa dạng và phức tạp của các chủ thể kinh tế. Bởi vậy tín dụng ngân hàng đã ra đời, phát triển và ngày càng trở thành nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế. “Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế trong đó ngân hàng ( TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho ngân hàng ( TCTD) khi đến hạn thanh thanh toán”. Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng thì: “Hoạt động tín dụng là việc các TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” và “Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”
Một đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tiền tệ tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng khác như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng có thể là tài sản cố định, hay có khi là uy tín như trong các hình thức bảo lãnh…
1.1.2. Vai trò tín dụng:
Ø Tín dụng là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả:
Vai trò quan trọng của tín dụng là đáp ứng vốn có hiệu quả và kịp thời để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực tế luôn có sự chênh lệch về thời gian cũng như về khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh daonh tiếp theo với lượng tiền thu được từ việc tiêu thụ hàng hoá của chu kỳ sản kinh doanh trước đó. Điều này dẫn tới việc luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lúc thừa lúc thiếu. Ngay cả việc thu chi ngân sách nhà nước cũng thường xuyên có sự chênh lệch giữa thời gian thu chi. Vì vậy khi nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời dư thừa cùng với các nguồn tiết kiệm nhàn rối từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách nhà nước….đã được NHTM tận dụng huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nhiệp khác đang trong tình trạng thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng và cho yêu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước trong lúc chưa có nguồn thu kịp thời….Như vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần điều hoà vốn một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Ø Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:
Thông qua việc các ngân hàng thương mại tập trung và ưu tiên cho vay một lượng vốn rất lớn cho các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn đã góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng GDP, tăng cường hội nhập quốc tế.
Ø Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và lưu chuyển tiền tệ thông qua việc tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư kinh doanh. Đôi khi doanh nghiệp có khả năng tiếp cận những cơ hội đầu tư kinh doanh tốt nhưng doanh nghiệp lại thiếu vốn đầu tư mà buộc phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đó. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng nguồn tài chính thu hẹp, quá trình mở rộng không thực hiện được. Tín dụng ngân hàng lúc này có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội để các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển thực hiện các cơ hội kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Ø Tín dụng là công cụ thúc đẩy chế độ hạch toàn kinh doanh, tăng cường quản lý tài chính, tăng tích luỹ đối với doanh nghiệp. Các tổ chức kinh tế khi vay vốn họ rất cân nhắc hiệu quả vốn vay mang lại- họ chỉ vay vốn khi biết rằng có lãi. Mặt khác khi ngân hàng cho vay, trước đó, họ phải thực hiện công việc phân tích tín dụng: phân tích các khả năng tài chính, năng lực tài chính…qua các báo cáo tài chính. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường hạch toán kinh tế, quản lý tài chính và tích luỹ vốn.
Ø Tín dụng thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế.
Trông nền kinh tế luôn tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức : thứ nhất các cá nhân và tổ chức tạm thời có một lượng tiền nhàn rỗi do đó họ có nhu cầu gửi tiền nhằm thực hiện các mục tiêu về an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm. Trong khi đó một số cá nhân và tổ chức khác lại có nhu cầu sử dụng vốn. Điều tất yếu là tiền sẽ được chuyển từ nhóm một sang nhóm hai nếu cả hai cùng có lợi. Khi hai đối tượng này tiếp xúc với nhau chắc sẽ tạo ra quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy vậy, quan hệ tín dụng trực tiếp gặp nhiều giới hạn về quy mô, thời gian, không gian…điều này đã tạo điều kiện làm nảy sinh các trung gian tài chính. Như vây bằng tín dụng ngân hàng, NHTM đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó khuyến khích tiết kiệm đồng thời làm giảm phí tổn tín dụng cho người đàu tư ( làm tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư.
Ø Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM
Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời cuả ngân hàng. Mà trong đó tín dụng luôn là khoản mục lớn nhất chiếm khoảng 70% tài sản sinh lời của NHTM. Do vậy các hình thức tín dụng ngân hàng đang ngày càng được đa dạng hoá, kết hợp với việc mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ mới gia tăng các tiện ích… một mặt đảm bảo tính an toàn trong hoạt động đồng thời tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Ø Tín dụng ngân hàng là công cụ của Nhà nước để điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế.
Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là tạo phương tiện thanh toán. Bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán- tạo ra M1 tức là đã tạo ra một khả năng cung ứng tiền tệ. Và ngược lại khi các NHTM thu hẹp tín dụng lượng cung ứng tiền sẽ giảm xuống. Do đó tín dụng ngân hàng được Nhà nước sử dụng như là một công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước. Đó là các chính sách về lãi suất, dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở, hạn mức tín dụng …
1.1.3.Đ ăc trưng của tín dụng ngân hàng:
-Thứ nhất trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng ngân hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn khách hàng. Đó là các rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn. Những rủi ro này gây tổn thất cho ngân hàng. Nguyên nhân gây rủi cho ngân hàng có thể thuộc về chính bản thân ngân hàng : do quản lý yếu kém, không có khả năng đánh giá chất lượng các khoản vay, cố tình làm sai.., do các thay đổi bất thường trên thị trường vượt qua khả năng dự tính cuả ngân hàng như thay đổi về lãi suất, tỷ giá, thay đổi trong các quyết định cuả Chính phủ. Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là từ phía khách hàng: khách hàng có thể làm ăn kém hiệu quả thua lỗ, chây lười hay cố ý sử dụng sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng, ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, hạn chế nó ở mức thấp nhất bằng việc thực hiện thắt chặt quản lý tín dụng, xây dựng chính sách và qui trình phân tích tín dụng , trích lập quĩ dự phòng, duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, trao đổi lãi suất, sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi lãi suất, quyền chọn…
- Thứ hai trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Lượng tiền mà NHTM sử dụng để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế hầu như không phải bằng nguồn vốn tự có của bản thân ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính : Vốn của chủ ( vốn tự có) và vốn nợ. Khác với nhiều loại hình doanh nghiệp khác, vốn của chủ ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn nợ sẽ là nguồn chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu là từ nguồn vốn nợ. Nguồn vốn nợ này hình thành từ nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng, là nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, nguồn tiền vay, vốn tài trợ từ các tổ chức, Chính phủ nước ngoài…
1.1.4. Các hình thức tín dụng của ngân hàng :
Tập hợp các phương thức cấp tín dụng được sắp xếp theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định được gọi là hình thức tín dụng. Có các hình thức tín dụng cơ bản sau theo từng tiêu thức sau:
- Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia theo các loại:
ØChiết khấu thương phiếu:
Thương phiếu được hình thành trong quá trình mua bán chịu giữa người mua chịu và người bán chịu. Người bán hay người thụ hưởng có thể giữ thương phiếu cho đến hạn sẽ được người mua hay người phải trả thanh toán; hoặc trong nhiều trường hợp người bán ( người thụ hưởng) có thể xin chiết khấu thương phiếu trước hạn tại ngân hàng. Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Đến hạn ngân hàng có quyền đòi tiền từ người mua (người phải trả), nếu người phải trả không trả ngân hàng có quyền truy đòi đối với các bên có ký tên trên thương phiếu.
ØCho vay : Cho vay là phương thức mang lại nhiều lợi nhuận nhất so với các nghiệp vụ khác, đồng thời cũng là hình thức phổ biến và truyền thống trong nghiệp vụ tín dụng. Cho vay là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ giao một khoản tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định.
Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay:
1.Thấu chi: Đây là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng (người vay) được phép chi trội (vượt ) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định, trong một khoảng thời gian xác định . Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, có thể cấp cho cả các cá nhân và doanh nghiệp trong các khoảng thời gian khác nhau. Thấu chi là hình thức cho vay dựa trên cơ sở thu chi của khách hàng không có sự phù hợp về thời gian và qui mô do đó đã tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán một cách chủ động, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên hình thức này chỉ được áp dụng cho những khách hàng có độ tin cậy, thu nhập đều đặn với chu kỳ ngắn.
2. Cho vay trực tiếp từng lần: Cho vay trực tiếp từng lần là một hình thức cho vay chủ yếu và tương đối phổ biến của NHTM. Đối tượng áp dụng là những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Những khách hàng này chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại để kinh doanh, vốn vay của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh tức là chỉ đến khi có nhu cầu mang tính thời vụ hoặc cần mở rộng sản xuất kinh doanh họ mới vay vốn ngân hàng. Do vậy, mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay trực tiếp từng lần là nghiệp vụ cho vay tương đối đơn giản, tiền vay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo.
3. Cho vay luân chuyền: Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Trong nhiểu trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá có thể thiếu vốn, do vậy cần vay vốn từ ngân hàng và sẽ trả nợ khi doanh nghiệp bán được hàng. Đầu kỳ luân chuyển hàng hoá doanh nghiệp làm đơn xin vay luân chuyển, lúc này ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ.. Người vay cam kết rằng các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu từ bán hàng đều dùng vào tài khoản tiền vay rồi mới được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Do vậy ngân hàng sẽ cho vay dựa trên các chứng từ hoá đơn nhập hàng mà khách hàng gửi đến..
Cho vay luân chuyển thường được áp dụng với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ đều đặn, ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên đối với ngân hàng.
4. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì tromg một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là số dư tối đa tại thời điểm tính. Nếu hạn mức tín dụng được tính cho cả kỳ thì doanh nghiệp có thể vay làm nhiều lần nhưng số dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Nếu hạn mức tín dụng tính cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuối kỳ thì khách hàng phải trả nợ để dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức. Hạn mức tín dụng sẽ được xác định tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. Mỗi lần khách hàng muốn vay vốn chỉ cần trình bày phương án vay sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ hàng hoá dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không cố định trước ngày trả nợ, ngân hàng sẽ thu nợ khi khách hàng có thu nhập chính điều này đã tạo ra tính chủ động cho khách hàng trong việc quản lý ngân quỹ nhưng cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay do các lần vay không có sự tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể. Cho vay theo hạn mức tín dụng được sử dụng cho các khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.
5. Cho vay gián tiếp: Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các trung gian. Cho vay gián tiếp được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán…do đó cho vay qua trung gian sẽ có thể tiết kiệm được chi phí cho vay. Cho vay gián tiếp có hai loại:
- Ngân hàng cho vay gián tiếp thông qua các tổ, đội, hội nhóm như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người mù…các tổ chức này sẽ đứng ra đảm bảo vay vốn cho các thành viên với mục đích phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu. Đối tượng của hình thức cho vay này không chỉ là những người buôn bán nhỏ, hộ gia đình…mà còn có thể là các doanh nghiệp lớn với trung gian là các tổng công ty.
- Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của chu kỳ sản xuất. Người bán lẽ sẽ tập trung các hoá đơn chứng từ đề nghị ngân hàng thanh toán, sau đó ngân hàng sẽ thu nợ của khách hàng.
6. Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức tín dụng trong đó khách hàng được phép hoàn trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận.
Hình thức cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn trung và hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền như mua ô tô, mua nhà… ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Tuy nhiên đây là hình thức cho vay có độ rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, nếu thu nhập của người đi vay bất ổn do ốm đau, mất việc…sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Do đó cho vay trả góp thường có lãi xuất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
ØBảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là việc ngân hàng sẽ cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện thay cho khách hàng của mình các nghĩa vụ tài chính khi khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ như cam kết với đối tác.
Bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín. Ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh. Do đó bảo lãnh được ghi vaò tài sản ngoại bảng, đó là giá trị mà ngân hàng cam kết trả thay khách hàng của mình. Phần bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện thay cho khách hàng của mình các nghĩa vụ tài chính lúc đó sẽ được ghi vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn.
Bảo lãnh thường có ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên hưởng bảo lãnh. Trong đó ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là bên được bảo lãnh, người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba. Bảo lãnh có các loại sau:
Bảo lãnh bảo đảm dự thầu.
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn trả vốn vay( bảo lãnh vay vốn).
Bảo lãnh đảm bảo thanh toán.
Bảo lãnh của ngân hàng tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro giữa các bên liên quan. Trước hết do mối liên hệ giữa khách hàng và ngân hàng buộc khách hàng phải thực hiện các cam kết đã ký đồng thời góp phần giảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ ba khi tổn thất xảy ra. Bảo lãnh cũng góp phần tạo điều kiện ở rộng các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, thanh toán.
ØCho thuê ( thuê- mua tài sản ): Cho thuê bắt nguồn từ việc một số doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị, nhà cửa có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài có nhu cầu tiêu thụ để tăng doanh thu và giảm hao mòn của tài sản, trong khi đó có những người mua không đủ tiền mua hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản do đó đã nảy sinh nhu cầu cho thuê và đi thuê. Cho thuê là việc các ngân hàng thương mại bỏ tiền mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Và sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do vậy tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng sẽ thu hồi để bán hay cho người khác thuê.
Cho thuê có hai hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tài chính. Việc cho thuê nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thì gian ngắn còn cho thuê tài chính đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng lâu dài và người đi thuê có quyền mua lại tài sản khhi hết hợp đồng thuê. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho thuê chủ yếu là cho thuê tài chính.
Trong hoạt động cho thuê của ngân hàng thì tài sản cho thuê thường là tài sản cố định, những tài sản này ngân hàng không cam kết cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng tài sản cũng như không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với tài sản cho thuê. Khi người đi thuê không thực hiện đúng hợp đồng ngân hàng sẽ có quyền thu hồi lại tài sản. Lãi suất cho thuê thường cao do phải bao gồm các chi phí liên quan đến tìm kiếm người cung cấp, mua trang thiết bị, chi phí dàn xếp, và do rủi ro mà ngân hàng gặp phải vì đây là những tài sản mang tính đặc chủng, khó bán, chi phí thu hồi cao. Để quản lý hoạt động cho thuê ngân hàng thương mại có thể lập các phòng cho thuê hoặc có rất nhiều ngân hàng đã chuyên môn hoá nghiệp vụ cho thuê bằng việc lập ra các công ty cho thuê.
-Phân loại theo thời hạn tín dụng bao gồm các loại:
Ø Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trử xuống nhằm tài trợ :
+ Tài trợ cho Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước bằng việc ngân hàng sẽ mua trái phiếu do kho bạc phát hành.
+Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tín dụng tài chính , các công ty tài chính, quĩ tín dụng … nhằm đáp ứng thanh khoản.
+ Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ cho các nhu cầu vốn phát triển thêm cho sản xuất kinh doanh, cho vay xuất nhập khẩu, thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
ØTín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn là loại hình tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Đối với loại hình tín dụng này khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung hạn để phục vụ việc mua sắm trang thiết bị tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cho các dự án, công trình có qui mô vừa và nhỏ. Ngân hàng còn cấp tín dụng trung hạn đối với người tiêu dùng nhằm thoả mãn các yêu cầu mua sắm một số hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, ô tô, các phương tiện khác…
Ø Tín dụng dài hạn: đây là loại hình tín dụng có thời hạn trên 5 năm tài trợ cho các mục đích sau:
Nhà nước vay dài hạn để đầu tư nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi mà khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp còn chưa cao thì các doanh nghiệp có qui mô lớn còn hạn chế và chủ yếu là các daonh nghiệp Nhà nước thì vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế là rất quan trọng. Nhà nước thường vay dài hạn để đáp ứng việc phát triển các ngành nghề chiến lược, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như sân bay, cầu đường, hải cảng… các dự án phát triển.
Doanh nghiệp sử dụng tín dụng dài hạn để m ua sắm các thiết bị máy móc có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, đầu tư cho các chương trình dự án mang tính chiến lược.
Việc phân chia tín dụng theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với ngân hàng bởi vì nó liên quan mật thhiết đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản từ đó ngân hàng sẽ cân đối cơ cấu nguồn một cách hợp lý.
- Phân loại theo sự bảo đảm tín dụng:
Ø Tín dụng không có sự đảm bảo ( tín chấp). Về nguyên tắc mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo. Tuy nhiên ngân hàng chỉ ghi vào trong hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi thu nợ khi khách hàng không hoàn trả nợ. Tín dụng không có đảm bảo là loại tín dụng không cần tài sản đảm bảo mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng. Vì vậy hình thức này được cấp cho các khách hàng có uy tín, khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc, các món vay tương đối nhỏ so với nguồn vốn của người vay hoặc các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu không cần có tài sản đảm bảo.
Ø Tín dụng có tài sản đảm bảo: Đối với loại tín dụng này khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Tín dụng có đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng của mình phải ký hợp đồng đảm bảo, ngân hàng sẽ kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo về các nội dung như quyền sở hữu, giá trị thị trường, khả năng bán tài sản, khả năng tài chính của bên bảo lãnh… để có thể giám sát và bảo quản tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản khi khách hàng không trả nợ
Phân loại theo độ rủi ro:
Tín dụng phân theo độ rủi ro bao gồm các khoản tín dụng có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Để phân loại ngân hàng phải nghiên cứu để xây dựng các tiêu thức phân chia theo từng thang bậc xếp loại tín dụng có dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao.
Ø Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
Ø Tín dụng vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đó là khách hàng chậm tiêu thụ hàng hoá, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính, gặp thiên tai, rủi ro…
Ø Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: đây là các khoản nợ đã quá hạn nhưng khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.
Ø Nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ quá hạn đã lâu, khả năng trả nợ kém, các khoản thế chấp có giá trị nhỏ, mất giá..
- Phân theo mục đích:
Cho vay tài trợ các dự án: Đó là các khoản vay phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm các tài sản cố định…nhằm thực hiện các dự án. Để được vay vốn người vay phải xây dựng các phương án của dự án một cách đầy đủ các thông tin chi tiết về nội dung, mục đích , kế hoạch, quá trình thực hiện đầu tư…ngân hàng sẽ dựa vào việc đánh giá, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án để đánh giá hiệu quả như NPV, IRR, PI…dự án để xem xét có quyết định cho vay hay không.
Thông thường các khoản vay tài trợ cho các dự án là các khoản tín dụng trung và dài hạn
Ø Cho vay tiêu dùng: Là một hình thức tín dụng sử dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế đang có nhều bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao gắn liền với nhu cầu vèhàng háo tiêu dùng lâu bền có giá trị lớn như nhà cửa, đất đai, xe, phương tiện vận tải…vì thế tiêu dùng đang trở thành một trong những xu hướng phát triển và trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Việc cho vay tiêu dùng đã góp phần giúp đời sống nhân dân được nâng cao, tăng khả năng được đào tạo, giúp họ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc tốt hơn.
Nền kinh tế phát triển càng đòi hỏi khả năng đáp ứng của tín dụng đối với toàn bộ nền kinh tế, là nhu cầu của từng khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp, các công ty tài chính còn là nhu cầu của quốc gia….Vì vậy các NHTM đã và đang không ngừng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, hoàn thiện từng hình thức nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng lợi nhuận cũng như tính an toàn của mình.
1.2 Hiệu quả tín dụng
1.2.1 Khái niệm hiệu quả tín dụng
Cũng như các doanh nghiệp khác trong quá trình thực hiện kinh doanh, ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung trong đó có nâng cao hiệu quả tín dụng. Hiệu quả tín dụng phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng, bao gồm hai yếu tố khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. Hiệu quả tín dụng đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế đó là các khoản lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng bởi vì khi ngân hàng có được lợi nhuận từ việc cấp tín dụng có nghĩa việc cấp tín dụng có hiệu quả, cũng có nghĩa khách hàng của ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh, thu được lợi nhuận trả được nợ cho ngân hàng. Đối với xã hội hiệu quả của hoạt động tín dụng sẽ góp phần thực hiện các chính sách hay mục tiêu phát triển kinh tế cảu nhà nước, tạo ra môi trường thuận lợ cho mọi thành viên phát triển.
1.2.2 Các chỉ tiêu dư nợ tín dụng
Để xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng NHTM đã đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá, do phần lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là hạot động cho vay vì vậy xét đến hiệu qủa tín dụng - hiệu quả cho vay là xét đến các hiệu quả về qui mô, chất lượng và lợi nhuận mà hoạt động đó mang lại cho ngân hàng.
1.2.1.1 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng
+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp =
T ỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh qui mô tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng và hiệu qủa kinh doanh của ngân hàng.
+ Ch ỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng =
Chỉ tiêu trưởng dư nợ tín dụng dùng để phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp qua các năm. Chỉ tiêu này được xem xét về việc mở r ộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, tín dụng của ngân hàng có sự tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu sau từng năm. Nếu ngân hàng có sự tăng trưởng với tốc độ tăng cao có nghĩa quy mô tín dụng được mở rộng.
+ Ch ỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng có TS ĐB =
Hầu hết mọi khoản vay của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo bởi vì tài sản đảm bảo hạn chế việc mất vốn của ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng của ngân hàng không hoàn trả được nợ lúc đó ngân hàng sẽ bán các tài sản đảm bảo để bù đắp tổn thất đó. Vì vậy để tăng hiệu quả tín dụng ngân hàng cần chú ý tới các tài sản đảm bảo và cố gắng cho vay đối với những khoản có tài sản đảm bảođồng thời hạn chế việc cho vay đối với các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu về nợ quá hạn:
Các NHTM đều có nợ quá hạn, đó là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi quá hạn (Điều 2 khoả._.n 5 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) tức là các khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đến hạn ghi trên hợp đồng tín dụng, khoản nợ này có thể là một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi hay cả gốc và lãi.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng cũng như đánh giá hiệu quả tín dụng của NHTM. Một khi NHTM có quá nhiều khoản nợ quá hạn, ngân hàng đó có nguy cơ không được hoàn trả các khoản đã cho vay, gây mất vốn, ảnh hưởng tới cả việc thanh toán các khoản vốn đã huy động và gây mất niềm tin trong dân chúng làm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của ngân hàng dẫn đến hiệu quả kinh doanh , hiệu qủa tín dụng thấp. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng thấp càng tốt.
+ Tỷ lệ nợ khó đòi: Là các khoản nợ quá hạn đã qúa một kỳ gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ khó đòi cho biết khả năng thu nợ trong tổng nợ quá hạn là được bao nhiêu % nó cho phép NHTM có thể đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đôi lúc không thể tránh khỏi những rủi ro trong kinh doanh gây nên tình trạng không trả được nợ hoặc không trả được nợ đúng hạn, đôi khi lại do nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân doanh nghiệp. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay khối doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lơn, các doanh nghiệp này hoạt động dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nước với qui mô cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả thường được vay vốn theo sự chỉ định của Nhà nước vì vậy khả năng trả nợ ngân hàng thường kém. Bên cạnh đó có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy rất năng động trong nền kinh tế mới, làm ăn hiệu quả ngày càng cao nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế, nhất là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt dẫn đến những rủi ro khong thể tránh được và việc không thể trả nợ cho ngân hàng là điều có thể xảy ra. Để tránh điều này, các NHTM đã và đang chủ động trong việc thực hiện một qui trình phân tích tín dụng một cách nghiêm túc, cẩn thận đồng thời yêu cầu mọi khoản tín dụng đều cần tới tài sản đảm bảo.
1.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng
+ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng =
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng cho biết % thu nhập có được từ tín dụng trên tổng thu nhập từ tất cả các hoạt động của ngân hàng, cho biết mức đóng góp vào thu nhập của ngân hàng từ tín dụng .
Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng do vậy tỷ lệ thu nhập của NHTM phải cao. Tuy nhiên đây chỉ là con số tương đối. Khi xét đến tỷ lệ thu nhập từ hoạt động mang lại trên tổng thu nhập phải có sự so sánh, tính toán về các chi phí đã bỏ ra để có được thu nhập này so với các hoạt động khác. Nếu như tỷ lệ thu nhập cao mà chi phí bỏ ra rất lớn đều đó không có nghĩa hoạt động tín dụng có hiệu quả. Do vậy các NHTM phải tìm cách nâng cao thu nhập đồng thời phải giảm các chi phí liên quan.
Điều cần chú ý khi tính toán chỉ tiêu này là để sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng các ngân hàng phải thống nhất đó là thu nhập trước thuế hay cùng là thu nhập sau thuế.
+ Mức sinh lời vốn tín dụng =
Mức sinh lời vốn tín dụng là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả tín dụng và cho biết khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Mức sinh lời vốn tín dụng cho biết cứ một đồng dư nợ tín dụng bình quân sẽ tạo ra mấy đồng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Khi mức snh lời vốn tín dụng càng cao có nghĩa là khả năng sinh lời từ tín dụng càng lớn- hiệu quả tín dụng càng cao. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ môt doanh nghiẹp nào cũng là tăng lợi nhuận, tăng giá trị tài sản chủ sở hữu, NHTM cũng vậy. Nhưng tỷ lệ sinh lời cao không có nghĩa là ngân hàng đang an toàn trong hoạt động. Do vậy ngân hàng cần phải có sự xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác nhất là các chỉ tiêu an toàn vốn.
1.2.2.3 Chỉ tiêu về tỷ lệ mất vốn:
Một trong những chỉ tiêu được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng là tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xoá nợ cho kỳ báo cáo trên dư nợ bình quân kỳ báo cáo. Tỷ lệ mất vốn cho biết về những khoản vay bị mất và khoản vay bị mất thực sự của NHTM. Để giải quyết nợ quá hạn NHTM có thể áp dụng chính sách xoá nợ. Nếu như một khoản nợ quá hạn không còn được tiếp tục theo dõi mà được xoá nợ thì điều này có nghĩa là khoản nợ đó không có khả năng thu hồi được nữa, ngân hàng sẽ bị mất một khoản vốn. Việc xoá nợ của NHTM làm cho các khoản nợ quá hạn giảm xuống, tức tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. Khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm có nghĩa là hiệu quả tín dụng tốt nhưng thực tế không phải vậy mà do là NHTM đó đã bị mất đi một số vốn. Do đó để đánh giá một chính xác hiệu quả tín dụng tỷ lệ mất vốn cần phải được xem xét đồng thời với các chỉ tiêu trên.
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng
Ø Đối với ngân hàng
Đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận: Hai mục tiêu lớm nhất trong hoạt động của ngân hàng là an toàn và lợi nhuận. Nâng cao hiệu qủa tín dụng sẽ giúp ngân hàng thực hiện được hai mục tiêu đó. Thu nhập chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là từ tín dụng, do vậy để có được mức thu nhập cao buộc các khoản tín dụng phải thực sự có hiệu quả, các khoản tín dụng sau khi cấp cho khách hàng sử dụng phải được quay trở lại ngân hàng với lượng lớn hơn ban đầu. Mặt khác, tín dụng cũng là hoạt động mang rủi ro lớn nhất, tuy nhiên ngân hàng phải chấp nhận rủi ro tín dụng, đó là điều không thể tránh khỏi ngân hàng chỉ có thể hạn chế ở mức nào đó. Khi hoạt động tín dụng được nâng cao hiệu quả sẽ góp phần giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi hạn chế tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu. Như vậy hiệu quả tín dụng được nâng cao không những tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Quản lý tốt hơn quá trình cấp tín dụng cho khách hàng: Để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Việc quản lý thường xuyên này giúp ngân hàng có những xử lý kịp thời khi khoản tín dụng đã cấp gặp trở ngại, tạo khả năng thu hồi vốn và lãi cao
Ø Đối với doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả tín dụng giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình đầu tư một cách nghiêm túc. Doanh nghiệp có thể tiếp cận với ngân hàng để vay vốn. Khi ngân hàng đã cấp tín dụng cho khách hàng của mình nếu ngân hàng không thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản tín dụng này thì khách hàng có thể sử dụng vốn vay sai mục đích , đầu tư vào một danh mục đầu tư có tính rủi ro cao với kỳ vọng đem lại thu nhập lớn. Việc này sẽ gây lên việc vốn ngân hàng cho vay có thể gặp rủi ro, khả năng hoàn trả khó khăn, gây ra nợ quá hạn, nợ khó đòi. Muốn nâng cao hiệu quả tín dụng các ngân hàng phải thực hiện một qúa trình giám sát, kiểm soát vốn vay nghiêm túc, thường xuyên không để xảy ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích đã được ký kết.
- Lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả tín dụng trước khi quyết định cấp một khoản tín dụng, ngân hàng phải thực hiện việc phân tích tín dụng một cách chặt chẽ. Chỉ khi khách hàng đáp ứng được các yêu cầu mang tính khắt khe của ngân hàng thì ngân hàng mới cấp tín dụng cho khách hàng. Mặt khác trong qúa trình khách hàng sử dụng vốn vay, ngân hàng vẫn thường xuyên giám sát các hoạt động của doanh nghiệp điều này góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh, trung thực.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: ngân hàng có hiệu quả tín dụng cao đồng nghĩa với việc vốn vay mà ngân hàng cho vay được trả đầy đủ và đúng hạn, điều này bắt buộc khách hàng phải có hiệu quả trong hoạt động đầu tư, tạo ra thu nhập để trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.
Ø Đối với xã hội
Nâng cao hiệu quả tín dụng góp phần thúc đây kinh tế phát triển: Khi hoạt động tín dụng có hiệu quả có nghĩa vốn vay mà ngân hàng cung cấp được khách hàng sử dụng có hiệu quả, tăng giá trị của cải, giá trị tích luỹ, nền kinh tế thực sự tăng trưởng. Các cá nhân tổ chức vay vốn ngân hàng cũng phải tự mình hoàn thiện quá trình tham gia hoạt động của mình trên thị trường nhằm sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận, trả nợ đầy đủ cho ngân hàng.
Góp phần tạo môi trường hoạt động an toàn, phát triển kinh tế một cách lành mạnh. Hoạt động tín dụng ngân hàng có hiệu quả làm giảm bớt những thiệt hại xảy ra cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế. Tạo môi trường an toàn ổn định cho các thành viên phát triển
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng :
1.2.2.1 Các nhân tố chủ quan:
-Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Ø Cán bộ nhân viên ngân hàng .
Một trong những đặc tính của sản phẩm ngân hàng là hình thức dịch vụ mang hình thái phi vật chất mà cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm phải được tiến hành một cách đồng thời với sự tham gia của 3 yếu tố: Khách hàng- Nhân viên ngân hàng – cơ sở vật chất trang thiết bị. Do đó nhân viên ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả của ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng của NHTM. Khi mà ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt thực hiện nhuần nhuyễn chính xác các công việc nghiệp vụ của mình thì ngân hàng sẽ có kết quả cao trong hoạt động và ngược lại. Hoạt động tín dụng là một rong những hoạt động cơ bản của ngân hàng, kết quả của hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới tòan bộ mọi hoạt động khác của ngân hàng do vậy trình độ của cán bộ nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng nhất định trong cơ cấu tổ chức cán bộ của NHTM. Nhân viên tín dụng ngân hàng là đôi ngũ trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tín dụng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu… cho các khách hàng, xử lý các qui trình tín dụng từ việc xem xét hồ sơ cho vay, phân tích tín dụng, giải ngân, thu nợ, xử lý các rủi ro liên quan. Đội ngũ nhân viên có trình độ cap thì các hợp đồng tín dụng sẽ được xử lý tốt, ngân hàng có được một khoản cho vay thành công tránh được rủi ro và mang lại lơị nhuận cho ngân hàng. Trong đó có thể nói nhân viên giao dịch với khách hàng là hình ảnh của NHTM, bởi sản phẩm của ngân hàng mang hình thái phi vật chất khách hàng chỉ có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm sau khi đã sử dụng nó do thế trước hết để xem xét có nên sử dụng sản phẩm dịch vụ nào đó cuả ngân hàng không thông thường khách hàng sẽ lựa chọn theo cảm tính như thương hiệu, mức độ phổ biến…đặc biệt là thông qua thái độ tiếp xúc của nhân viên ngân hàng- nhân viên giao dịch. Nâng cao trình độ nghiệp vụ năng lực cho cán bộ công nhân viên đang trở thành một nhu cầu chính đáng và cần thiết đối với toàn bộ hệ thống NHTM, là một trong những`chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Nhà nước.
Ø Chiến lược kinh doanh : Là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Mỗi NHTM có một chiến lược kinh doanh khác nhau trong hoạt động của mình bảo đảm cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả nâng cao vị thế của mình trong hệ thống tài chính. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng. Khi ngân hàng có một chiến lược tín dụng phù hợp dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh tốt, đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Nếu ngân hàng có một chiến lược kinh doanh tốt,có tính thực tiễn cao mà trong đó lại có chiến lược tín dụng không phù hợp thậm chí mâu thuẫn về mục tiêu đạt được ngân hàng sẽ gặp bế tắc trong việc lựa chọn mục tiêu cần hướng tới. Mặt khác trường hợp ngân hàng có một chiến lược tín dụng tốt nhưng chiến ược kinh doanh không đúng đắn thì hiệu qủa tín dụng cũng bị hạn chế.
Do vậy, người lãnh đạo của ngân hàng phải đề ra được một chiến lược kinh doanh dài hạn một cách phù hợp, linh hoạt dựa trên quan hệ tổng thể với các chiến lược kế hoạch khác.
Ø Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng là các vấn đề liên quan tới việc cấp tín dụng như các chính sách về khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và phí suất, thời hạn, các tài sản đảm bảo và các tài sản có vấn đề…Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên mỗi NHTM có một chính sách tín dụng riêng phù hợp với cơ cấu, mục tiêu, của mình trong từng giai đoạn. Thực chất chính sách tín dụng là chính sách khách hàng của NHTM. Chính sách tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Ø Qui trình phân tích tín dụng:
Tín dụng là hoạt động sinh lời cao nhất nhưng cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro cao nhất cho NHTM. Do vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng phải xem xét, ước lượng khả năng sinh lời và rủi ro trước và trong khi tài trợ đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Nội dung của phân tích tín dụng là thu thập các thông tin, phân tích và xử lý các thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý về khả năng tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả dự án,…của khách hàng trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Hiệu quả tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc và việc có thực hiện tốt không chỉ ở các bước thực hiện và sự phối hợp giữa các bước trong quá trình phân tích tín dụng. Quá trình phân tích tín dụng phải được tiến hành một cách nghiêm túc để loại bỏ những khoản vay xấu gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng đồng thời trong môi trường cạnh tranh gia tăng giữa các ngân hàng quá trình này cần có sự nhanh gọn, tiết kiệm chi phí.
Ø Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng ảnh hưởng tới hiệu qủa tín dụng. Nếu NHTM có được những thông tin tín dụng tốt ngân hàng có thể đánh giá phân tích khách hàng một cách chính xác trong quá trình phân tích tín dụng lựa chọn những khoản vay tốt, an toàn đồng thời loại bỏ những khoản vay có vấn đề. Nắm bắt kkịp thời chính xác các thông tin tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được các cơ hội tốt trong kinh doanh, phòng tránh những rủi ro trong hoạt động. Thông tin có thể đến với ngân hàng qua việc phỏng vấn trực tiếp đối với khách hàng, thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay hay có thể mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua trung gian ( qua báo chí, cơ quan quản lý, bạn hàng, trung tâm tư vấn). Việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng một cách hoàn thiện là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh cao hiện nay đặc biệt là đối với NHTM - một trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ rất nhạy cảm với nhiều yếu như chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội, chiến tranh và tâm lý…khi mà một sự biến động trong hệ thống ngân hàng sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải nâng cao trình độ phân tích xử lý đánh giá một cách chính xác các thông tin đó để ra các quyết định phù hợp.
Ø Vấn đề kiểm tra, thanh tra. Rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM do vậy ngân hàng không thể loại bỏ nó mà chỉ có thể phòng tránh. Cho nên ngân hàng phải thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát tất cả các hoạt động của mình. Quá trình kiểm tra thanh tra phải được thực hiện liên tục thường xuyên cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng. Đối với khách hàng , ngân hàng thực hiện kiểm tra , kiểm soát hồ sơ vay vốn, các thông tin báo cáo, sử dụng vốn vay…của khách hàng trước và trong khi cho vay. Còn đối với bản thân ngân hàng đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các khoản tín dụng, công tác huy động vốn, loại bỏ những tiêu cực có thể xảy ra trong chính bản thân ngân hàng. Kiểm tra kiểm soát góp phần làm tăng hiệu quả tín dụng của ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng thực hiện được mục tiêu an toàn bên cạnh mục tiêu sinh lợi.
ØCơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là cách thức bố trí xây dựng các phòng ban chuyên trách. Việc tổ chức các phòng ban hợp lý, bố trí đúng người đúng việc giúp ngân hàng đạt được hiệu qủa trong mọi hoạt động bởi nhân tố con người luôn là nhân tố trung tâm quan trọng hàng đầu của mọi qúa trình sản xuất. Mặt khác sự phối hợp giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng nhuần nhuyễn càng làm tăng thêm hiệ quả công việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý tốt các khoản vốn huy động, cho vay. Mà hiệu quả tín dụng lại chịu nhiều ảnh hưởng từ công tác quản lý khoản tín dụng đó của ngân hàng. Do vậy cơ cấu tổ chức cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng.
ØHoạt động huy động vốn.
NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọng của nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người có nhu cầu vay vốn. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tổ chức ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển các công cụ nợ mới.
Ø Cơ sở vật chất trang thiết bị. Cơ sở vật chất trang thiết bị cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đó là các công cụ, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tạo điều kiện thuận tiện thoải mái trong quá trinh thực hiện giao dịch với khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính thông dụng, sản phẩm đơn điệu do đó việc tạo ra các sản phẩm khác biệt, độc đáo là hết sức khó khăn. Vì vậy ngân hàng phải tìm ra các biện pháp khác để thay thế. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, đầy đủ hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
Các yếu tố thuộc về khách hàng
Ø Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp là khả năng đủ vốn để đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán các khoản vay vốn của ngân hàng. Vốn của doanh nghịêp có ảnh hưởng lớn đến khả năng vay vốn và trả nợ của doanh nghiệp. Nếu khách hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc vay vốn, tình hình tài chính lành mạnh, rõ ràng thì qui trình phân tích tín dụng của ngân hàng sẽ được tiến hành dễ dàng, chính xác và nhanh chóng hơn. Đồng thời khi có năng lực tài chính tốt thì khách hàng sẽ biết cách sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao do đó khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp cao tất yếu hiệu quả tín dụng vì thế cũng có kết quả tốt.
Ø Trình độ quản lý và năng lực sản xuất: Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn nhưng trình độ quản lý yếu kém, năng lực sản xuất hạn chế thì vốn sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí vốn, kém vị thế trên thị trường cạnh tranh. Các sản phẩm dịch vụ của nó tiêu thụ kém lợi nhuận mang lại thấp thậm chí là thua lỗ. Do thế khả năng trả nợ cho ngân hàng là hạn chế và nhiều khi là không đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có trình độ quản lý và năng lực sản xuất kinh doanh tốt thì các nguồn vốn doanh nghịêp huy động trong đó có vốn vay ngân hàng sẽ được sử dụng tối đa với iệu quả cao, gia tăng được đồng vốn hiện có tại doanh nghiệp. Mang lại một kết quả hoạt động kinh doanh tốt cho doanh nghịêp, vốn quay vòng nhanh khả năng trả nợ cho ngân hàng là rất cao, quá trình vay vốn lại được tiếp tục. Nhờ những doanh nghiệp này mà hoạt động tín dụng ngân hàng có hiệu quả cao đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lời.
Ø Sử dụng vốn đúng mục đích: Một nguyên tắc tín dụng ngân hàng là khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận , ký kết với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng. Để chạy theo lợi nhuận nhiều khách hàng đã đem đầu tư vốn vay của ngân hàng vào các danh mục đầu tư có độ rủi ro cao bởi khi độ rủi ro càng lớn lợi nhuận kỳ vọng đem lại càng lớn.Vì thế khoản vốn cho vay của ngân hàng là khoản cho vay không an toàn. Độ rủi ro tiềm ẩn gây ra khả năng hoàn trả cho ngân hàng là thấp làm hiệu quả tín dụng giảm, ngân hàng dễ bị mất vốn. Do vậy việc kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay đối với ngân hàng là rất quan trọng, góp phần hạn chế hiện tượng sử dụng vốn không đúng mục đích như đã thoả thuận.
Ø Kiến thức của khách hàng trong việc vay vốn: Khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng lại thiếu những kiến thức cơ bản trong việc vay vốn như không biết cách lập hồ sơ xin vay, lập phương án, lập các báo cáo tài chính, thiếu các giấy tờ pháp lý cần thiết… việc này đã gây lên tình trạng kéo dài trong việc thẩm định, đánh giá, xây dựng hợp đồng tín dụng, giải ngân, để hoàn thành các thủ tục vay vốn ngân hàng và khách hàng phải tốn kém về thời gian, chi phí đi lại xác minh, thiết lập hợp đồng làm giảm hiệu quả tín dụng.
Ngoài ra còn do những yếu tố khác về bản thân khách hàng như sự chây lười trong việc trả nợ, cố tình kéo dài thì gian trả nợ, không trả nợ đúng hạn, làm sai các báo cáo tài chính, gian lận trong viẹc thiết lập các giấy tờ liên quan.
1.2.2.2 Các nhân tố khách quan:
Ø Môi trường kinh tế:
Sự phát triển của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển cao, ổn định nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn, vòng quay vốn nhanh, đồng thời tính an toàn cho khoản vay cũng cao hơn. Khi nền kinh tế phát triển thì các thành viên của nó là các cá nhân tổ chức cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, tận dụng các cơ hội kinh kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận cao khả năng trả nợ ngân hàng là cao, doanh nghiệp lại càng có xu hướng mở rộng sản xuất vì thế nhu cầu vốn lại gia tăng…do vậy vốn nhàn rỗi được sử dụng một cách hiệu quả, vòng vay vốn nhanh. Hiệu quả tín dụng được nâng cao. Khi nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái đình trệ, cầu giảm qui mô sản xuất thu hẹp, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, hạn chế vay vốn, khả năng trả nợ ngân hàng cũng khó khăn do lợi nhuận thu được ít, hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm đáng kể.
Ø Môi trường chính trị- xã hội và luật pháp:
Hoạt động của NHTM có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, nhạy cảm với các tác dộng từ môi trường kinh tế- xã hội- chính trị và luật pháp. Nếu môi trường này ổn định sẽ tạo điều kiện an toàn cho các nhà đầu tư yên tâm thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất. Một xã hội ổn định sẽ hạn chế những biểu hiện tiêu cực như lừa đảo làm, ăn phi pháp. Chính trị ổn định góp phần tạo môi trường an toàn cho kinh tế phát triển bởi chính trị có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nền kinh tế, bất cứ sự biền động nào dù nhỏ đều gây lên những xáo trộn khó lường. Pháp luật là hành lang bảo vệ tốt nhất cho các hoạt động đầu tư trong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng. Hệ thống háp luật sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn bỉnh đẳng, bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho các chủ thể kinh tế, bắt buộc mọi chủ thể phải thực hiện. Một hệ thống pháp luật ban hành đồng bộ hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý an toàn lành mạnh, các văn bản pháp luật, qui chế tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng có hiệu quả, phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Ø Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật : Trong thời đại ngày nay những tiến bộ về khoa kỹ thuật được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực, trong ngành tài chính ngân hàng cũng vậy. Một ngân hàng có công nghệ tiến bộ sẽ tạo điều kiện tăng hiệu quả cho mọi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc xử lý các nghiệp vụ, dễ dàng đưa ra các quyết định một cách chính xác, quản lý theo dõi tài sản và nguồn vốn thuận tiện, kịp thời. Các khách hàng cũng dễ dàng thực hiện đúng các giao dịch theo qui định của ngân hàng, được tạo điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận với các dịch vụ sản phẩm của ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm cuả ngân hàng không hạn chế về thời gian không gian. Các thủ tục được tiến hành một cách nhanh gọn chính xác ít tốn kếm thời gian tiền bạc. Mặt khác công nghệ thông tin ngân hàng giúp cập nhật thông tin về khách hàng tốt hơn trong quá trình giám sát trong khi cho vay. Do vậy công nghệ ngân hàng có tác động làm tăng hiệu quả tín dụng cũng như các hiệu quả mọi công việc khác.
Ø Chủ trương chính sách của Nhà nước:
Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong hành lang hẹp. Nhà nước đưa ra các qui định, qui chế, pháp lệnh, các điều luật buộc ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Trong đó cơ quan quản lý trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đưa ra các điều khoản bắt buộc các NHTM phải thực hiện như mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức tín dụng cung ứng… Do vậy các chính sách của ngân hàng Nhà nước cũng tác động trực tiếp tới họat động tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ để quản lý nền kinh tế. Một quyết định của ngân hàng Nhà nước sẽ thay đổi khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, tác động tới tiết kiệm và đầu tư từ đó mà cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
Các nhân tố khác: rủi ro trong hoạt động của khách hàng, ngân hàng. Khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh có thể không tránh khỏi những rủi ro như chính trị bất ổn, thiên tai bão lũ, cháy nổ, hàng bị đắm, rủi ro do đối tác không cung cấp hàng, trả tiền đúng hạn hay từ một qui định, do một chính sách nào đó của Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên mà hàng hoá chậm tiêu thụ, không được tiêu thụ…gây tồn thất cho khách hàng làm giảm khả năng vay vốn và trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể gặp các biến động xấu như khủng hoảng kinh tế, tỷ gái biến động, hoả hoạn, trộm cắp…gây mất mát cho ngân hàng hiệu quả nói chung bị ảnh hưởng. Đây là những nhân tố bất khả kháng nmà cả khách hàng và ngân hàng không thể kiểm soát.
Chương hai: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM.
2.1. Một vài nét khái quát về SGD I
Sở giao dịch I (SGD I) có tên giao dịch quốc tế là Industrial and commercial Bank of Vietnam- Trasaction Office N°1, có trụ sở tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Sở được chính thức mang tên Sở giao dịch I –NHCT Việt Nam từ sau quyết định số 134/QĐ-HĐQT- NHCT Việt Nam ngày 30/12/1998. SGD I có chức năng như một chi nhánh của NHCT Việt Nam thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động của một ngân hàng thương mại, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Nhiệm vụ quyền hạn của Sở là: Sử dụng có hiệu quả bảo toàn vốn và các nguồn lực của NHCT Việt Nam; tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; thực hiện các nghiệp vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam; là đầu mối cho chi nhánh NHCT phía bắc trong mọi nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua SGD I đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng kinh doanh, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. SGD I đang ngày càng có vị thế, vai trò đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế chung, trở thành điạ chỉ tin cậy đối với khách hàng.
Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Sở gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, và có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 8 quĩ tiết kiệm trực thuộc phòng khách hàng cá nhân. Trong đó các phòng nghiệp vụ tín dụng là: phòng khách hàng số 1( phòng giao dịch với khách hàng lớn), phòng khách hàng số 2 (giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ), phòng khách hàng cá nhân và phòng tài trợ thương mại.
Sơ đồ cơ cấu t ổ chức tại SGD I
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tài trợ thương mại
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng Khách hàng số 2
Phòng Kế toán giao d ịch
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Khách hàng số 1
Phòng Kế toán giao d ịch
Phòng Thông tin điện toán
Phòng thẻ
Phòng Tổng hợp tiếp thị
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng Kiểm tra nội bộ
2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng hoạt động tại SGD I-NHCT Việt Nam
Ø Tình hình huy động vốn qua các năm 2002- 2005 tại SGD I – NHCT Việt Nam.
Bảng: Tình hình huy động vốn tại SGD I-NHCT Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
S Ngvốn huy động
14.605
100
15.158
100
14.026
100
16.071
100
I.Phân theo đối tượng
1.Tiền gửi DN
10.817
74
10.981
72,4
9.918
70,7
10.399
64,71
1.1: - VNĐ
10.776
99,6
10.910
99,3
9.822
99
10.229
98
- Ngtệ qui VNĐ
41
0.4
71
96
1
170
2
2.1: - K kỳ hạn
9.446
87
9.355
85,2
8.436
85
9226
88,7
-Có kỳ hạn
1.341
13
1.626
1482
15
1173
11,3
2.Tiềngửi dân cư
3.728
25,5
3.628
24
3398
24,2
3908
24,3
2.1: - VNĐ
1.099
29,5
1.548
42,7
1418
41,7
1773
45,5
-Ngtệ quy VNĐ
2.629
70,5
2.080
57,3
1979
58,3
2135
54,5
2.2: Không kỳ hạn
72
0.2
41
19
0,5
6
0,2
Có kỳ hạn
3.565
98
3.587
98,9
3379
95
3902
99,8
3. Tiền gửi khác
60
0.5
549
3,6
710
5
1764
11
II.Phân theo loại tiền
1. VNĐ
11.934
81,7
12.958
85,5
11950
85
13709
85,3
2.Ngoại tệ quy
2.671
18,3
2.200
14,5
2076
15
2362
14,7
III. Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn
9.518
65
9.396
62
8455
60
9231
57,4
2. Có kỳ hạn
5.087
35
5.762
38
5570
40
6840
42,6
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2005)
SGD I nằm tại số 10 Lê Lai quận Hoàn Kiếm- một địa điểm thận lợi bởi đây là khu vực trung tâm kinh tế thương mại của Hà Nội nơi tập trung kinh doanh buôn bán tấp nập của Thủ đô với nhiều văn phòng đại diện, nhiều doanh nghiệp lớn và các hộ kinh doanh buôn bán lớn do đó nguồn tiền gửi rất dồi dào. Do vậy hiện nay SGD có khoản 8000 khách hàng mở tài khoản giao dịch, nguồn vốn huy động được ngày càng tăng. Tổng vốn huy động đến ngày 31/12/2005 đạt được 16071 tỷ đông tăng 2.046 tỷ đồng tức tăng 14,5% so với thời điểm cuối năm2004. Trong đó cụ thể như sau:
Phân theo đối tượng khách hàng:
Tiền gửi cuả doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động, chiếm từ trên 70% qua các năm 2002, 2003, 2004, và đạt 64,7% năm 2005. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, lãi suất thấp có số lượng lớn do vậy SGD đã đưa ra niều chính sách thu hút nguồn vốn này bằng c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36363.doc